LỊCH SỬ LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ.
( Xin tham khảo h́nh ảnh lá cờ của VN qua các thời đại:
http://www.worldstatesmen.org/Vietnam )
Năm 1889,khi vua Đồng Khánh là một ông vua thân Pháp chết đi,th́ đất nước VN đă ch́m sâu vào ṿng nô lệ của Pháp,vua Thành Thái lúc bấy giờ mới 10 tuổi, được người Pháp đưa lên,họ nghĩ rằng đưa ông vua trẻ con lên th́ dễ dạy! nhưng những ǵ về sau th́ cho thấy không phải vậy.
Vua Thành Thái là con thứ 7 của vua Dục Đức,năm ông 4 tuổi th́ vua cha vị phế và chết trong tù,năm ông 9 tuổi th́ ông ngoại của ông là Thượng thư bộ hộ Phan đ́nh B́nh,v́ mắng vua Đồng Khánh là nịnh bợ và thân Pháp,nên cũng bị bỏ ngục và chết trong tù, kế đó là sự kiện vua Hàm Nghi khởi nghĩa chống pháp cùng với sự ra đời của phong trào Cần Vương,có lẽ v́ những sự kiện nầy đă làm cho ông có một ác cảm sâu xa với Pháp và những người thân Pháp.
Những năm đầu c̣n trẻ con, ông rất ham chơi,công việc triều chính th́ người Pháp cùng với 5 ông Phụ chính đại thần lo liệu,nhưng càng lớn lên,những sự cải cách trong ông càng ngày càng thấy rỏ, ông mặc âu phục,hớt tóc ngắn,học chử Nho và tiếng Pháp,lái xe hơi chở các bà cung phi vi hành ngoài đường phố xem dân chúng làm ăn,thích đọc các sách Tân thư của các nhà cách mạng Trung quốc,Nhật Bản,sai hoạ sĩ vẽ chi tiết của các cơ phận các khẩu súng Pháp,và càng ngày ông cành khinh các quan đại thần thân Pháp ra mặt.
Và người ta cũng không biết rỏ là do ai cố vấn và từ đâu,khi mới lên ngôi một năm (11 tuổi) nhà vua đă cho thay lá cờ cũ của triều đ́nh bằng lá cờ mới có màu vàng và ba sọc đỏ ở giửa,và chính lá cờ đó đă đi vào hồn dân Việt như là một biểu tượng bất khuất của tinh thần chống giặc ngoại xâm.
Năm 1907 (27 tuổi),lúc nầy tinh thần chống Pháp của ông đă bộc lộ công khai,bọn đại thần thân Pháp cùng Toàn quyền Pháp thấy là cần phải ra tay trước khi quá trể,nên đă họp lại,truất phế và quản thúc ông ở Vũng Tàu,9 năm sau, khi sự kiện con ông là Vua Duy Tân khởi nghĩa thất bại,th́ ông cùng con ông đều bị đày ra đảo Reunion ở châu Phi một lượt.
Người kế tiếp Pháp đưa lên là vua Duy Tân.
Vua Duy Tân cũng là một nhà vua trẻ,nhưng óc cầu tiến và tinh thần chống Pháp c̣n hơn vua cha,cũng dưới lá cờ Vàng ba sọc đỏ, năm 1916,khi nước Pháp đang c̣n vướng vào Đệ nhất thế chiến ở châu âu, ông bí mật liên lạc với các lănh tụ Việt Nam Quang phục hội là Thái Phiên và Trần cao Vân,móc nối với các tổ chức kháng chiến khác,trong có có các binh lính người Việt đi lính cho Pháp,toan làm một cuộc tổng khởi nghĩa,nhưng kế họach bị lộ và thất bại,các người lănh đạo cuộc khởi nghĩa bị chết chém,riêng vua Duy Tân th́ bị đày đi đảo Reunion cùng với vua cha.
Vua kế tiếp người Pháp đưa lên là Khải Định.
Cũng như vua Đồng Khánh, ông vua nầy là một người hoàn toàn theo Pháp,chỉ biết ăn chơi hưởng thụ,hoàn toàn không lo ǵ việc triều chính. Để cắt đứt với những tinh thần chống Pháp c̣n sót lại từ trước,người Pháp bắt ông phải bỏ đi lá cờ Vàng ba sọc đỏ và thay vào bằng một lá cờ khác.
Mặt dù vậy,các cuộc khởi nghĩa của các vị anh hùng trong nhân dân vẫn không giảm,từ Phan đ́nh Phùng với phong trào Cần vương,Hoàng hoa Thám với chiến khu Yên Thế, Đinh Công Tráng với chiến khu Băi sậy, Đội Cấn,Lương ngọc Quyến,Nguyễn Thái Học với Việt Nam quốc dân đảng,Trương từ Anh với Đại Việt cách mạng đảng v.v..tất cả đều vùng lên chống Pháp với một tấm ḷng yêu nước nồng cháy,không v́ vụ lợi cá nhân,không v́ một chủ thuyết ngoại lai nào cả.
Nhưng tất cả đều thất bại,và sau những sự thất bại ấy,th́ người CSVN đă xuất hiện,với đội ngủ cán bộ, kiến thức trang bị và yễm trợ từ những người CS quốc tế,với sự khôn khéo trong tuyên truyền,với những sự ma mănh trong thủ đoạn chính trị,họ đă dần dà kêu gọi hợp tác từ những đảng phái,phong trào chống Pháp khác,kết hợp lúc ban đầu,sau đó âm thầm thủ tiêu hết mọi đảng phái không CS khác,chiếm đoạt hết mọi thành quả kháng chiến mà toàn dân VN đă đóng góp,họ đă dùng một lá cờ màu đỏ,màu truyền thống của chủ nghĩa CS quốc tế.Lợi dụng tinh thần dân tộc dâng cao khi thế chiến thứ 2 chấm dứt,họ đă cướp lấy chính quyền từ tay chính phủ Trần trọng Kim,rồi bằng những thủ đoạn bỉ ổi,họ ra tay tàn sát tất cả các đảng phái,các phong trào chống pháp khác không CS một cách không thương tiếc !một số lớn người làm cách mạng bị thủ tiêu,số c̣n lại th́ chạy tứ tán,kẻ lên rừng,người xuống biển,kẻ trốn qua Lào,người trốn qua Hồng kông v.v..(Quư vị có thể đọc trong cuốn “Trong gọng kềm lịch sử” của ông Bùi Diễm th́ thấy rỏ hơn.)
Trong lịch sử VN,chưa lúc nào có một số lớn các tinh hoa của đất nước bị tàn sát như lúc nầy,chỉ điễm sơ qua như:Phan văn Hùm,Tạ thu Thâu,Nguyễn an Ninh,Hoàng Đạo,Khái Hưng,Phạm Quỳnh,Huỳnh phú Sổ,Ngô đ́nh Khôi,Trương tử Anh v.v..không làm sao kể cho hết!
Sau cơn tàn sát của người CS,những người làm cách mạng VN không CS -từ đây sẽ được gọi là người Việt Quốc Gia- bèn t́m cách tập họp lại dưới một nhân vật có đủ uy tín,để khôi phục lại phong trào đấu tranh dành độc lập cho đất nước,dù không được toàn vẹn,nhưng c̣n có ai uy tín hơn cựu hoàng Bảo Đại lúc bấy giờ,và thế là tập họp ban đầu của Quốc Gia Việt Nam -tiền thân của nước Việt-Nam Cộng Hoà -ra đời !
Và khi đă muốn thiết lập một thể chế,th́ quốc kỳ và quốc ca phải được nghĩ đến!
Và lá cờ Vàng ba sọc đỏ lại xuất hiện trở lại,người ta nói là đây là một lá cờ mới do hoạ sĩ Lê văn Đệ vẽ,và mọi người hoàn toàn im lặng,không ai nhắc tới sự hiện diện của nó từ gần 60 năm về trước,tại sao vậy ?
Ngay sau thế chiến thứ 2 chấm dứt,và sau cái chết của con ông-vua Duy Tân; tháng 5-1945 người pháp đồng ư cho cựu hoàng Thành Thái trở về VN với một điều kiện:không được làm chính trị,hay nói một cách khác:không được tiếp tục chống Pháp (nếu không nghe th́ hậu quả sẽ giống như là cái chết của cựu hoàng Duy Tân) và ông (và hoàng tộc) đă chấp nhận.
Cũng v́ lư do đó,khi những người quốc gia c̣n sống sót sau trận tàn sát của người CSVN ,tập hợp lại dưới chân cựu hoàng Bảo Đại, cùng nhau lập nên một nước Quốc gia Việt Nam,tiếp tục truyền thống đấu tranh của các bậc tiền nhân,mọi người đă cùng đồng tâm dựng lại lá cờ Vàng chính nghĩa khi xưa,nhưng cái khó làm làm sao đừng để người Pháp bị mất mặt,v́ thế nên mới có câu chuyện “sáng tác” lá cờ mới hoàn toàn giống lá cờ cũ!
Dĩ nhiên là người Pháp biết,nhưng chừng nào không cho lá cờ đó là lá cờ chống Pháp từ đời vua Thành Thái,Duy Tân th́ người Pháp không quan tâm.
Nhưng cái muốn nói ở đây là sau khi người Pháp cuốn gói rút lui sau năm 1956,những người làm công tác thông tin,tuyên truyền của 2 nền cộng hoà,quả thật đáng bị khiển trách,khi họ không dám công khai sự thật,và hậu quả là ngày nay,có nhiều người đă sống ở miền nam hoàn toàn không biết là lá Cờ Vàng ba sọc đỏ đă có từ năm 1890! nó làm cho chính nghĩa của VNCH vô t́nh bị suy yếu trầm trọng trước con mắt người dân trong nước và quốc tế!
Than ôi,bọn CS không có th́ bịa ra cho có để mà tuyên truyền,c̣n ta th́ có chính nghĩa sáng ngời,thế mà hoàn toàn không nói,không hay,không biết,thảo nào trong trong cuộc đấu tranh về chính trị,ta đă thua kéo theo cuộc đấu tranh quân sự!
LỊCH SỬ BÀI QUỐC CA VNCH:
Năm 1941,khi ở chính quốc,nước Pháp đă bị Đức chiếm đóng, ở VN quân Nhật đă tràn vào,cùng chia xẻ quyền hành cai trị VN với Pháp,v́ thế sự kềm kẹp của Pháp lúc nầy cũng nới lỏng,các tầng lớp thanh niên VN yêu nước có chiều hướng vùng lên bằng những h́nh thức đối kháng như âm nhạc,sách báo,trong không khí ấy,Lưu hữu Phước là một sinh viên mới ngoài 20 tuổi,từ miền nam ra Hà Nội du học,trong ḷng c̣n thơ thới,không vợ con,chưa theo đảng phái nào cả và ông đă sáng tác ra bài Tiếng gọi Sinh Viên..
Theo Lưu Hữu Phước, bài Tiếng Gọi Sinh Viên đă được sáng tác vào một đêm tháng tư năm 1941, lời đầu tiên của bài này,văn phong c̣n thô kệch, sau này được bạn bè của ông cùng nhau sửa lại.Lưu Hữu Phước kể tiếp: “bài hát bí mật của chúng tôi được anh em sinh viên lấy làm bài hát công khai. Anh em làm lại lời ca, và sau nhiều lần sửa đi sửa lại và đấu tranh với Sở kiểm duyệt, phong trào sinh viên đă có bài hát của ḿnh tức là bài Tiếng gọi sinh viên, khi phong trào lan rộng,bài hát được nhân dân tự động đổi là Tiếng gọi thanh niên”. Theo những tác giả khác trong đó có Giáo Sư Nguyển Ngọc Huy th́ hơi khác,dẫn theo lời của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, đương thời là Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương tức Đại Học Hà Nội, Giáo Sư Huy cho biết là nhân dịp Tổng Hội sinh viên tổ chức một đêm ca nhạc vào ngày 15 tháng 3 năm 1942 tại Đại Giảng Đường của nhà trường,nhằm lấy tiền giúp các bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện nơi các sinh viên y và dược khoa thực tập, tổng hội muốn chọn một bài ca làm Sinh Viên Hành Khúc với tiếng Pháp là Marche des Étudiants. Lưu Hữu Phưóc đă đưa cho Bác Sĩ Hoàn một số bản nhạc do ông soạn,và bài Tiếng Gọi Sinh Viên đă được lựa. Tiếp theo là một ủy ban duyệt lại lời ca gồm có các ông Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Phan Thanh Hoà, Huỳnh Văn Tiểng, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Tăng Nguyên. Lời ca mà người ta có sau này là của tập thể ủy ban sinh viên này. Mùa hè năm đó một đại lễ măn khoá đă được tổ chức tại nhà hát lớn của thành phố, có Toàn Quyền Decoux và các quan chức cao cấp Pháp-Việt đến dự, khi ban nhạc của Hải Quân Pháp cử hành bài Sinh Viên Hành Khúc này, tất cả mọi ngườ́, kể cả Toàn Quyền Decoux, đều đứng dậy. Lưu Hữu Phước trong hồi kư đă không nói tới những buổi lễ này,dù cho chúng là một niềm hănh diện cho ông. Ông cũng không nói tới hai người nữ sinh viên là Nguyễn Thị Thiều (sau này là vợ của Bác Sĩ Nguyễn Tú Vinh) và Phan Thanh B́nh (sau này là Bà Nguyễn Tôn Hoàn) là những ca sĩ đă tŕnh bày tác phẩm của ông đầu tiên trước công chúng. Phải chăng, khi viết hồi kư, ông đă sợ một điều bất ổn nào đó khi nói tới những vinh dự,mà phía những người không phải là Cộng Sản dành cho ông lúc bấy giờ,đối với bài Tiếng Gọi Sinh Viên rổi là Tiếng Gọi Thanh Niên, Tiếng Gọi Công Dân,rồi trở thành Quốc ca của phía Người Việt Quốc Gia,v́ thế tất cả đều không được ông nhắc tới trong hồi kư, ngay cả tên của Tổ Chức Thanh Niên Tiền Phong. Về phía Người Việt Quốc Gia, từ các nhà lănh đạo Thanh Niên Tiền Phong đến Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn-người đă đề nghị chọn Tiếng Gọi Sinh Viên làm quốc ca cho Chính Phủ Quốc Gia đầu tiên,do Cựu Hoàng Bảo Đại thành lập và lănh đạo,và những người liên hệ không thể không suy nghĩ kỹ càng và không có lư khi làm quyết định này. Lưu Hữu Phước không phải là tác giả duy nhất của bài Tiếng Gọi Sinh Viên và bài này khi được ra mắt công chúng không những đă trở thành sở hữu chung của tổ chức sinh viên hồi ấy,mà, dưới danh xưng chính thức là Sinh Viên Hành Khúc, c̣n là biểu trưng cho tinh thần và ưóc nguyện của toàn thể giới thanh niên đương thời. Từ Hà Nội nó đă được phổ biến mạnh mẽ ra toàn quốc, đặc biệt là ở Saigon và ở các tỉnh,song song với các phong trào thanh niên thể thao Ducoroy, Hướng Đạo…Phải đọc những hồi kư hay những lời kể lại của các nhân vật đă từng sống ở miền Nam và đă từng tham gia hay bị lôi cuốn vào phong trào này,như “Gió muà đông bắc” của Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu,”Nhớ quê hương”của Nguyễn Minh Hoài Việt,hồi kư của Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn,hay các bài viết sau này của Giáo sư Nguyễn ngọc Huy và Giáo sư Phạm hồng Đảnh hay của chính Lưu Hữu Phước,người ta mới thấy được sức lôi cuốn,tầm phổ biến và sự quan trọng của bài Sinh Viên Hành Khúc thời bấy giờ đối với toàn thể nhân dân Việt nam.
Nguyên văn lời hát bài SINH VIÊN HÀNH KHÚC:
Bài này có ba lời một điệu , mỗi lời gồm mười câu và bốn câu điệp khúc chung.
Lời I kêu gọi sinh viên Bắc – Nam, cả nước, cùng nhau kết đoàn, “đứng lên đáp lời sông núi”, “mở đường khai lối” cho đồng bào, dù cho thời thế khó khăn, chông gai đầy dẫy. Trên con đường mới, mở rộng tầm mắt ra bốn phương với tâm hồn trong sáng và can trường của tuổi thiếu niên. Nguyên văn như sau:
Này sinh viên ơi! Đứng lên dáp lời sông núi!
Đồng ḷng cùng đi, đi, đi mở đường khai lối.
V́ non sông nước xưa truyền muôn năm chớ quên,
Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
Dầu muôn chông gai vững ḷng chi sá.
Đường mới kíp phóng mắt nh́n xa bốn phương,
Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường.
và phần điêp khúc:
Sinh viên ơi! Sinh viên ơi!Ta quyết đi đến cùng!
Sinh viên ơí! Sinh viên ơi! Ta nguyền đem hết ḷng!
Tiến lên! Đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
Lời II nhắc lại lịch sử “hùng cường” trong cơi “Trời Nam” của dân tộc với những chiến thắng b́nh Chiêm, phá Tống, đánh đuổi quân Nguyên, kháng cự oai hùng của Hai Bà Trưng ở Hồ Tây, Lam Sơn Khởi Nghĩa của Lê Lợi, dẹp tan quân Thanh của Quang Trung và kêu gọi sinh viên đừng quên khí phách từ xưa được truyền lại của ṇi giống, mong mỏi có ngày đất nước vẻ vang. Nguyên văn như sau:
Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết c̣n chưa xóa!
Hùng cường Trời Nam ghi trên bảng vàng bia đá!
Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam Tiến luôn (mau tiến lên),
B́nh bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn.
Hồ Tây tranh phong oai son phần,
Lừng tiếng Sát Thát, Trần Quốc Tuấn.
Mài kiếm cứu quốc (nước) nhớ Người Núi Lam,
Trừ Thanh Quang Trung giết hàng bao đám.
Ṇi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền
(Trở lại điệp khúc)
Lời III kêu gọi sinh viên, v́ đường c̣n xa, phải noi gương người xưa, “cùng nhau gắng”, “đem ḷng son cho giống ḍng”, trong vị thế và khả năng của ḿnh “vun cây văn hoá”, “vững cầm tay lái”, “bền chí quyết gắng sức làm cho khắp nơi vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!”. Nguyên văn như sau:
Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
Hành tŕnh c̣n xa, anh em phải cùng nhau gắng!
Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
Ngày nay ta cũng đem ḷng son cho giống ḍng.
Là sinh viên vun cây văn hóa,
Từ trước sẵn có nhiều hoa lá.
Đời mới kiến thiết đáp ḷng những ai
Hằng mong ta ra vững cầm tay lái.
Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
(Trở lại điệp khúc)
Khi Quốc Gia Việt Nam được thành lập, Quốc trưởng Bảo Đại đă theo đề nghị của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn lấy bài Tiếng gọị Sinh Viên,đổi thành Thanh Niên Hành Khúc và trở thành bài Quốc ca Quốc Gia Việt Nam,và nội dung cũng được sửa lại như sau:
Này thanh niên ơi! Quốc Gia đến ngày giải phóng
Đồng ḷng cùng đi hy sinh tiếc ǵ thân sống.
V́ tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên.
Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
Dù cho phơi thây trên gươm giáo.
Thù nước lấy máu đào đem báo.
Ṇi giống lúc biến phải cần giải nguy.
Người thanh niên ta cố rèn tâm trí.
Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.
Điệp khúc:
Thanh niên ơi! Thanh niên ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
Thanh niên ơi! Thanh niên ơi! Mau làm cho cơi bờ!
Thoát cơn tàn phá, vẻ vang ṇi giống,
Xứng danh ngàn năm ḍng giống Lạc Hồng!
Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn giải thích sự lựa chọn này như sau:
“Khoảng năm 1947, trước khi trỏ về nước lập chính phủ mới, cựu hoàng Bảo Đại có mời tôi và một số đại diện tôn giáo, các chính khách như các ông Ngô Đ́nh Diệm, Đinh Xuân Quảng, Phan Huy Quát, Trần Văn Tuyên, Trần Quang Vinh, Trần Thành Đạt, BS Lê Văn Hoạch, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm, v..v…đến họp tại Hồng Kông. Trong buổi hội nghị này có bàn về sự lựa chọn quốc kỳ và bản quốc ca cho Việt Nam,tôi đề nghị chọn bản ‘Tiếng Gọi Sinh Viên’ làm quốc ca, v́ nó là linh hồn cuộc chống Pháp tại miền Nam Việt nam của Đoàn Thanh Niên Tiền Phong. Hội nghị đă chấp thuận và bản nhạc được đổi tên là Thanh Niên Hành Khúc với lời nhạc như trên.
Về thời điểm,Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn chỉ nói là vào khoảng năm 1947,và cũng không giải thích về sự thay đổi lời hát nhưng điều này không khó hiểu v́ thời cuộc Việt nam vào lúc này đă hoàn toàn thay đổi. Lực lượng của người Việt Quốc Gia đă được tập hợp lại dưới sự lănh đạo của Cựu Hoàng Bảo Đại và chính quyền Quốc Gia của một nước Việt Nam độc lập và thống nhất đang trên đà thành h́nh, việc lựa chọn Quốc Kỳ và Quốc Ca, những biểu tượng cho một chính thể mới, phải là một trong những việc làm đầu tiên cần được thực hiện. Cờ vàng với ba sọc đỏ đă do Vua Thành Thái dựng nên khi ông âm mưu khởi nghĩa chống pháp,trong một thời gian dài lá cờ nầy đă bị người Pháp xoá bỏ ,nay được tái lập là tượng trưng cho sự tiếp trục truyền thống chống ngoại xâm của cha ông là điều hợp lư, Thanh Niên Hành Khúc là tiếng kèn xuất quân của toàn thể thanh niên sinh viên học sinh Việt Nam trong giai đoạn mới là những lư do đă được nêu lên.
Bookmarks