Tôi xin hỏi các bác giữa 3 kịch bản trong bài dưới đây cái nào là nên làm nhất.
Bài báo viết lên quan điểm của một nhóm tư vấn ngoại quốc muốn đầu tư vào những nơi có lợi cho họ. Họ lấy sự ổn định ngắn hạn làm căn bản c̣n tương lai đất nước đó ra sao th́ không phải là điều họ phải quan tâm nhiều. Thật không lạ với cái nh́n ngắn hạn họ đă chọn kịch bản “ Vũ như cẩn”. Tuy vậy họ có nói lên sự sợ hăi là t́nh h́nh Việt Nam có thể xấu đi. Trong những tháng vừa qua, đă có sự h́nh thành của những phong trào công khai phản kháng chính quyền Cộng sản.
Kịch bản thứ hai, tôi gọi là kịch bản “ đợi Đảng diễn tiến ḥa b́nh”, là kịch bản nh́ nhằng nhất. Đất nước ta không thể tŕ hoăn thêm 10 năm nữa, đợi cho đám lănh đạo già nua chết hết để thay đổi. Và không có ǵ bảo đảm là con cháu tụi nó sẽ khá hơn.
C̣n lại kịch bản thứ 3, đó là con đường Cách mạng phải làm để loại trừ bọn cầm quyền Hà Nội.
'Ba kịch bản chính trị Việt Nam'
Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối diện với một nhiệm vụ khó khăn trong việc bảo vệ hệ thống độc đoán, giữa lúc áp lực đ̣i cải cách dân chủ đang ngày càng tăng cao.
Đây là nhận xét của hăng tư vấn ở London, Business Monitor International, được đưa ra trong bản phúc tŕnh mới nhất, dự báo t́nh h́nh kinh doanh của Việt Nam trong thời gian từ nay tới 2022.
Trong bản phúc tŕnh mới nhất, công bố cho quư hai năm 2013, công ty độc lập chuyên thu thập và đánh giá rủi ro chính trị và kinh doanh có trụ sở tại London nói rằng về ngắn hạn, mức độ rủi ro chính trị của Việt Nam là tương đối thấp, nhưng về mặt dài hạn lại gây quan ngại.
BMI đánh giá rằng câu hỏi lớn nhất mà chính trị Việt Nam đang gặp chính là những lời kêu gọi đ̣i phải dân chủ hóa, trong lúc về mặt chính sách ngoại giao th́ việc Trung Quốc ngày càng lớn mạnh sẽ đẩy Việt Nam gắn bó hơn với nhóm các nước Á châu có quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ.
Theo cách tính toán xếp hạng của BMI, Việt Nam đạt 76,9, tức trên trung b́nh trong khu vực đối với mức rủi ro chính trị ngắn hạn (73,2), đứng thứ chín. Đứng đầu là Singapore (94,8), tiếp theo là Brunei Darussalam (90,6).
Tuy nhiên, ở phần xếp hạng độ rủi ro dài hạn, theo BMI, Việt Nam chỉ đạt 57,7, dưới mức trung b́nh (62,6) và đứng thứ 15 trên tổng số 21 quốc gia khu vực. Trong bảng này, Nam Hàn được cho là an toàn nhất, đạt 84,2 điểm, với Miến Điện đứng chót (37,5).
BMI cũng đưa ra ba kịch bản cho khả năng thay đổi chính trị Việt Nam trong thời gian tới, gồm t́nh huống cơ bản, t́nh huống tốt nhất, và t́nh huống xấu nhất.
Kịch bản một: Chế độ kỹ trị
Theo kịch bản này, Đảng Cộng sản VN biến chuyển thành một chế độ kỹ trị, theo đó BMI dự đoán Đảng sẽ chuyển hướng để chính phủ nhắm vào việc duy tŕ mức tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo phân phối của cải một cách tương đối hợp lư cho toàn bộ dân chúng.
Với hướng đi này, BMI nhận định nhiều thanh niên vào Đảng nhằm thăng tiến trong sự nghiệp và phục vụ đất nước chứ không phải v́ lư tưởng cộng sản.
Do vậy, BMI dự đoán các cải cách kinh tế sẽ được tiếp tục, bất chấp những lời chỉ trích từ các thành viên lớn tuổi, bảo thủ trong Đảng.
Tuy nhiên, BMI đánh giá là trong kịch bản này, việc các nhà hoạt động đ̣i dân chủ và những người chỉ trích chính phủ có những giai đoạn bị đàn áp mạnh tay chính là chỉ dấu cho thấy việc tự do hóa chính trị vẫn là điều chưa được chấp nhận.
Kịch bản hai: Từng bước tự do hóa chính trị
Theo BMI, đây sẽ là t́nh huống tốt nhất, với việc Đảng Cộng sản áp dụng những chuyển biến nêu trong kịch bản một, đồng thời kết hợp với việc dần dần tiến tới tự do hóa chính trị, như mở rộng vai tṛ của Quốc hội, chấp nhận một cách dễ dàng hơn những ư kiến khác ở ngay trong cùng Đảng, tăng tính cạnh tranh chính trị trong các kỳ bầu cử, và cho truyền thông hoạt động cởi mở hơn.
Theo kịch bản này, BMI cho rằng Việt Nam sẽ đi từ hệ thống độc đảng sang hệ thống một đảng nắm quyền chi phối tương tự như mô h́nh ở các nước láng giềng Campuchia, Malaysia và Singapore, nơi chỉ có đảng cầm quyền là có cơ hội thực sự để chiến thắng trong các kỳ bầu cử.
Hiện đang có nhiều kêu gọi phải sửa đổi điều 4 Hiến pháp, qua đó thách thức sự lănh đạo độc quyền của Đảng Cộng sản
Nếu nh́n xa hơn, th́ những ǵ đă xảy ra ở Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản cho thấy mô h́nh hệ thống một đảng nắm quyền chi phối rốt cuộc cũng sẽ mở đường cho phe đối lập. Tuy nhiên, BMI nhận định trong trường hợp Việt Nam th́ con đường này có lẽ chỉ xảy ra sau hơn một thập niên nữa.
Kịch bản ba: Bạo loạn và đàn áp bạo lực
Là khả năng xấu nhất, với những bước đi sai lầm nghiêm trọng về mặt chính sách, dẫn tới một giai đoạn biến động kinh tế kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao và mức lạm phát chóng mặt khiến mức độ sung túc bị xói ṃn, theo BMI.
T́nh h́nh này sẽ thúc đẩy mạnh việc thay đổi thể chế, nhưng BMI đánh giá rằng trước các cuộc biểu t́nh rộng khắp trên đường phố và sự thách thức toàn diện về cơ chế độc đảng lănh đạo, một bộ phận trong Đảng sẽ ủng hộ việc dùng các lực lượng an ninh đàn áp người biểu t́nh để tiếp tục níu giữ quyền lực.
Tuy nhiên, theo BMI, việc đàn áp bạo lực các cuộc biểu t́nh đường phố như từng xảy ra tại Bắc Kinh hồi 1989 hay tại Miến Điện hồi 2007 sẽ dễ khiến nhiều người thiệt mạng, và dẫn tới việc bị cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt.
Mà nếu vậy, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải đương đầu với không chỉ t́nh trạng bị cô lập về mặt ngoại giao mà c̣n bị suy yếu kinh tế do ảnh hưởng tới việc xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của nước ngoài, BMI đánh giá.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...iew_viet.shtml
Bookmarks