Quản lư thị trường vàng: Mục tiêu mơ hồ, giải pháp chưa rơ
Thứ hai, 22/04/2013, 06:22 (GMT+7)
Qua 9 phiên đấu thầu, đến nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đă bán ra trên 10 tấn vàng với mục tiêu “b́nh ổn thị trường”. Tuy nhiên, không những không thu hẹp chênh lệch khoảng cách, đến nay giá vàng trong nước lại thiết lập kỷ lục mới khi cao hơn giá vàng thế giới khoảng 6,5 triệu đồng/lượng. Dư luận đặt câu hỏi, với cách thức đấu thầu vàng miếng như hiện nay, liệu cơ quan quản lư có đạt được mục tiêu b́nh ổn thị trường vàng? Phóng viên SGGP đă có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, xung quanh vấn đề này.
Chưa b́nh ổn thị trường
Ông Ngô Trí Long
- Phóng viên: Là một chuyên gia về thị trường giá cả, ông đánh giá thế nào về kết quả các phiên đấu thầu vàng miếng của NHNN?
>> PGS-TS NGÔ TRÍ LONG: Kết quả như vậy thể hiện mục tiêu b́nh ổn thị trường vàng thông qua các phiên đấu thầu vàng miếng là không thành công. Khoảng cách giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới sau các phiên đấu thầu ngày càng lớn. Trước khi NHNN tổ chức đấu thầu, giá vàng trong nước chỉ cao hơn giá vàng thế giới khoảng 2 - 3 triệu đồng/lượng. Ngay sau các phiên đấu thầu, dù NHNN đă đưa ra thị trường khối lượng vàng lên tới 10,1 tấn, nhưng giá vàng trong nước lại tăng cao hơn nhiều so với trước đây, có thời điểm chênh lệch tới 7 triệu đồng/lượng. Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 24 về quản lư hoạt động kinh doanh vàng, trên thị trường đă có sự xáo động khá mạnh do ảnh hưởng của chính sách mới. Chính v́ thế, có nhiều câu hỏi cần được đặt ra: Liệu có lợi ích nhóm hay không, liệu có hiện tượng đầu cơ hay không, liệu chính sách có khả thi hay không? Qua gần 1 năm thực hiện Nghị định 24, có thể trả lời các vấn đề nêu trên đều có.
- Thưa ông, trước đây chênh lệch giá trong nước và thế giới được cho là có bàn tay của giới đầu cơ. Nay NHNN đă độc quyền sản xuất, độc quyền cả việc định giá vàng, nhưng chênh lệch giá lại tăng lên. Có thể lư giải vấn đề này như thế nào?
Mục đích tổ chức các phiên đấu thầu vàng miếng của NHNN nhằm tăng cung để b́nh ổn thị trường. Nhưng mục tiêu này đă không đạt được, vậy nguyên nhân v́ sao? Mục tiêu đấu thầu vàng là b́nh ổn thị trường vàng, nhưng cơ quan quản lư lại rất mơ hồ về khái niệm “b́nh ổn thị trường”.
Đại diện NHNN khẳng định chỉ “b́nh ổn thị trường chứ không b́nh ổn giá”. Nói như vậy là không nắm được bản chất của “b́nh ổn thị trường” là ǵ. Thực chất b́nh ổn thị trường là b́nh ổn giá. Bất kỳ một thị trường hàng hóa nào, nếu muốn đánh giá sự ổn định của thị trường phải thông qua chỉ tiêu ǵ, đó chỉ có thể là chỉ số giá. Thông qua biến động giá cả thị trường, người ta có thể biết thị trường đó ổn định hay không ổn định. Như vậy, có thể thấy mục tiêu “b́nh ổn thị trường chứ không b́nh ổn giá” của NHNN rất mơ hồ. Và khi mục tiêu mơ hồ, sẽ có hành động và biện pháp mơ hồ, kết quả mơ hồ.
- Vậy mức giá mà NHNN xác định trong các phiên đấu thầu vừa qua có là mơ hồ không, thưa ông?
B́nh ổn thị trường là b́nh ổn giá, vậy đưa ra mức giá bao nhiêu là b́nh ổn? Thống đốc NHNN từng tuyên bố giá trong nước chênh lệch với giá thế giới khoảng 400.000 đồng/lượng là hợp lư - nghĩa là có thể coi đó là mức giá thị trường b́nh ổn. Nhưng thực tế qua 9 phiên đấu thầu, có thể thấy khả năng định giá và dự báo giá vàng của NHNN rất hạn chế, bất cập. Phiên đầu tiên NHNN đưa giá sàn cao hơn giá thị trường, vô h́nh trung đă kích động giá thị trường tăng lên. Kết quả phiên đấu giá này đă thất bại nặng nề. Trong 8 phiên sau, NHNN đă rút kinh nghiệm nên đưa ra giá sàn thấp hơn giá bán, cao hơn giá mua trên thị trường. Nhưng cách định giá như vậy cũng khiến thị trường thừa nhận mức giá đó là giá thị trường. Và mức giá đó vẫn luôn cao hơn nhiều so với giá thế giới. Vậy th́ làm sao có thể đưa giá vàng trong nước về sát giá vàng thế giới như Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu?
Hăy trả việc kinh doanh cho doanh nghiệp
- Nhưng cũng có một số ư kiến cho rằng, đến hết 30-6 khi các tổ chức tín dụng tất toán xong dư nợ huy động vàng, nhu cầu trên thị trường giảm xuống th́ chắc chắn giá sẽ giảm?
Tôi nghĩ quan điểm đó giống như “há miệng chờ sung”! Đúng là hiện nay nhu cầu vàng trên thị trường đang rất lớn v́ c̣n 12 tổ chức tín dụng chưa đủ điều kiện tất toán, trả cho dân số vàng trước đây đă huy động (theo quy định phải tất toán xong trước 30-6-2013). Do đó, NHNN đă lựa chọn giải pháp đấu thầu để tăng cung ra thị trường. Họ nghĩ rằng khi các tổ chức tín dụng tất toán xong giá vàng sẽ tự giảm xuống bởi nhu cầu không c̣n lớn. Nhưng với giá vàng, ngoài quan hệ cung - cầu, c̣n phụ thuộc lớn vào các yếu tố kinh tế vĩ mô. Nếu kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát tăng cao th́ nơi “trú ẩn” an toàn nhất đối với người dân là vàng. Trường hợp các tổ chức tín dụng đă tất toán xong, nhưng kinh tế vĩ mô vẫn bất ổn, lạm phát vẫn có nguy cơ bùng phát trở lại th́ chắc chắn vàng vẫn là mặt hàng dự trữ được nhiều người lựa chọn. Chính v́ thế, dự báo giá vàng tự giảm sau 30-6 chỉ là một giả định đặt ra, c̣n có khả thi hay không phải chờ xem.
- Đầu năm 2013, NHNN mua 11 tấn vàng từ việc cho phép các ngân hàng thương mại tạm xuất vàng phi SJC, nhập vàng nguyên liệu. Đây chính là nguồn để NHNN tổ chức các phiên đấu thầu, cung cấp vàng ra thị trường. Nay lượng vàng này đă sắp hết, vậy nếu sắp tới giá vàng vẫn không giảm th́ theo ông NHNN sẽ b́nh ổn thị trường vàng bằng cách nào?
Tôi nghĩ trường hợp đó NHNN sẽ phải tiếp tục nhập vàng về. Nhưng đây là một bài toán khó, bởi giá vàng thế giới hiện nay vẫn rất khó đoán định. Nếu dùng dự trữ quốc gia để nhập vàng về nhằm tăng cung cho thị trường th́ mức giá đưa ra sẽ không thể thấp được v́ phải bảo đảm an toàn nguồn vốn của nhà nước. Nhưng nếu vẫn với cách định giá như các phiên đấu thầu vừa qua chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu b́nh ổn thị trường như đă đề ra. Tôi nghĩ đă đến lúc NHNN phải tính đến việc thay đổi cơ chế quản lư nếu không muốn tiếp tục sa vào ṿng luẩn quẩn như vừa qua.
- Vậy theo ông cơ chế quản lư vàng nên thay đổi theo hướng nào?
Để thực sự b́nh ổn được thị trường vàng, NHNN không nên tiếp tục cơ chế quản lư “một ḿnh, một chợ”, điều tiết chủ yếu bằng biện pháp hành chính như vừa qua. Cách quản lư này Trung Quốc đă áp dụng cách đây 10 năm và đă thất bại. NHNN nên trở về với các nhiệm vụ cố hữu của một ngân hàng trung ương trong việc điều tiết chính sách tiền tệ và cải thiện t́nh trạng vĩ mô, không tham gia sản xuất kinh doanh. Hăy trả lại việc kinh doanh vàng miếng cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện sản xuất – kinh doanh th́ phải để họ tự hoạt động theo cơ chế thị trường. Nhà nước chỉ quản lư chất lượng (tuổi vàng), trọng lượng, nhăn hiệu như các doanh nghiệp đă đăng kư, cho phép nhiều thương hiệu cùng tồn tại thay v́ độc quyền.
Bên cạnh đó, nên thành lập sở giao dịch vàng quốc gia, chuyển hướng từ giao dịch vàng miếng sang giao dịch các sản phẩm khác của vàng (chứng chỉ vàng, vàng tài khoản...) trên một trung tâm giao dịch tập trung. Cho phép thành lập các quỹ tín thác bằng vàng như một công cụ tài chính quốc tế. Tạo lập một hệ thống phân phối trên thị trường cho phép người dân ở mọi vùng miền đều được hưởng lợi, có điều kiện giao dịch thuận lợi.
http://www.sggp.org.vn/thitruongkt/2013/4/316490/
Bookmarks