• Nguyễn An Ninh, năm lần bị bắt và bị cầm tù
1- Lần thứ nhất: 20/3/1926[60], bị bắt, bị kết án 18 tháng tù, v́ tội phá rối trị an, viết báo Chuông rè và truyền đơn xúi dân làm loạn, tổ chức mít tinh tại Xóm Lách, Vườn Xoài ngày 21/3/1926 -tổ chức chứ không tham dự, v́ bị bắt từ hôm trước- ở nhà bà Đốc Phủ Tài, d́ ruột Ninh, và đưa ra bản quyết nghị có ba ngàn người biểu quyết. Quyết nghị đ̣i Tám điểm, tương tự như Bản Thỉnh Nguyện Thư của Phan Văn Trường 1919. Bốn ngày sau, 24/3/1926, Phan Châu Trinh mất. Nguyễn An Ninh đă dặn ḍ nhóm Đặng Văn Kư, Huỳnh Đ́nh Điển, Phan Khôi lo liệu cho Phan Châu Trinh trước khi bị bắt - sẽ nói rơ hơn trong chương 20, phần viết về đám tang Phan Châu Trinh.
Ngày 7/1/1927, được ân xá, Ninh xin sang Pháp lo cho gia đ́nh Nguyễn Thế Truyền về nước[61]. Ngày 7/12/1927 Truyền và Ninh lên tàu Chantilly từ Marseille về Sài G̣n.
2- Lần thứ nh́: tháng 9/1928, bị kết án ba năm tù v́ tội lập Hội Kín Nguyễn An Ninh, dính líu gần 500 người bị bắt v́ tội "đảng viên". Phan văn Hùm cũng bị tù, được thả, viết cuốn sách nổi tiếng Ngồi tù khám lớn. Đến cuối năm 1930, Ninh được thả.
3- Lần thứ ba: 4/1936, bị bắt về tội viết báo La lutte - Tranh đấu, quy tụ nhóm Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Lê Văn Thử, Phan Văn Hùm, phá rối trị an, bị kết án 18 tháng tù, cùng với Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo. Tuyệt thực. Tháng 11/1936 được thả.
4- Lần thứ tư: 7/37 bị bắt trở lại, kết án 5 năm tù ở, 5 năm biệt xứ, về tội tổ chức biểu t́nh ở quận Càn Long "xúi giục dân chúng nổi loạn". Tháng 1/1939 được ân xá.
5- Lần thứ năm: Ngày 5/10/1939, đệ nhị thế chiến bùng nổ, bị bắt cùng với nhiều nhà chính trị khác đủ các khuynh hướng. Ninh bị kết tội phá rối trị an bằng cách hành động trong những cơ quan bí mật, tiếp xúc và xúi giục nông dân, thợ thuyền nổi lên chống chính phủ Pháp. Bị kết án: 5 năm tù. 10 năm biệt xứ và mất quyền công dân.
Lần này không thoát khỏi tử thần, nhà cách mạng Nguyễn An Ninh mất tại Côn Đảo ngày 14/8/1943, ở tuổi 43[62].
Bài diễn thuyết Cao vọng thanh niên tại hội Khuyến học Sàig̣n, đêm 15/10/1923 đánh dấu sự thành công đầu tiên của Nguyễn An Ninh như một nhà trí thức ái quốc 23 tuổi "mở màn cho cao trào cách mạng, mở mang dân trí, dân sinh, dân quyền, dân chủ cho ṇi giống Việt" như Phương Lan Bùi Thế Mỹ nhận xét.
Nguyễn An Ninh đă ảnh hưởng sâu xa đến lớp trẻ như Hồ Hữu Tường, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Họ coi Ninh là thần tượng, "noi gương" Ninh làm cách mạng chống Pháp, lập đảng Trốt-kít. Phan Khôi, dù lớn hơn Ninh 13 tuổi, cũng chịu ảnh hưởng của Ninh trong việc xây dựng một nền quốc học, thoát khỏi ảnh hưởng Khổng Mạnh, gần gụi với tinh thần khoa học Tây phương.
Tại Paris, Ninh vừa làm vừa học: viết bài khảo cứu về Đông Phương học cho các báo, hoặc làm người mẫu cho họa sĩ. Chơi thân với giới văn nghệ sĩ Pháp và nhóm Anarchiste - Vô chính phủ. Khi về nước, viết báo, lên khung, in báo, mặc áo dài, để tóc dài, đem báo rao bán trên đường Catinat. Nấu dầu cù là Nguyễn An Ninh đem bán khắp thôn quê kiếm sống và diễn thuyết, nói chuyện với quần chúng đói khổ về t́nh h́nh đất nước. Có lúc Ninh và Hùm cạo trọc đầu.
Tại Paris, hoạt động tích cực trong nhóm Người An Nam Yêu Nước, là một trong Ngũ Long, diễn thuyết và viết báo chống thực dân. Hồ Hữu Tường viết: "Tụi Tây ít khi phục bằng cấp (...) Ninh viết français hay lắm, tụi nó lác mắt. Chừng đó mới chịu phục (...) Khởi đầu, Ninh viết trong tờ Le Libertaire[63] là cơ quan anarchiste [64] Tây nó phục rồi, mới rủ Ninh đứng vào nhóm sáng lập tạp chí Europe (do J.R. Bloch làm giám đốc)... Vào tạp chí Europe, Ninh làm quen với Léon Werth. Sau Ninh rủ Léon Werth qua bên ḿnh. Về Pháp, Léon Werth viết cuốn Cochinchine để ca tụng Ninh là người trí thức độc nhứt kể cả Tây lẫn Việt, mà Werth gặp được ở Nam Kỳ"[65].
Phương Lan Bùi Thế Mỹ viết: "Năm 1922, vào mùa thu, sau khi kết nạp, t́m ṭi, học hỏi ở Ư và ở Anh, kết nạp đặng nhiều bạn đồng chí như lănh tụ Ấn Độ Nerhu, Ninh đă trở về đất nước phổ biến chí hướng phong trào ái quốc, cách mạng với dân tộc. Cái tài quan trọng nhứt là tài diễn thuyết và viết. Ninh đem từ Âu Châu về một lối văn mới, lời ít mà nói nhiều, câu văn gọn không rườm rà dài ḍng lê thê mà tối nghiă như lối nhà văn thâm nho"[66].
Lối viết thẳng và bộc trực này, cũng sẽ là lối viết của Phan Khôi, đặc biệt trong những văn bản cuối cùng, lập luận và văn phong của Phan Khôi chống Đấu tranh giai cấp có nhiều điểm giống Nguyễn An Ninh. Ninh viết về Đạo Phật, về Nietzsche, dịch 5 chương đầu cuốn Contrat social - Dân ước của Rousseau... Hành động quyết liệt nhưng tư tưởng trung dung, giao hoà Âu Á. Đó là Nguyễn An Ninh.
Nguyễn An Ninh tỏ ḷng ngưỡng mộ đặc biệt Lương Ngọc Quyến, có lẽ cái chết bi tráng của Ngọc Quyến đă gây dấu ấn sâu đậm trong An Ninh, khiến sau này Ninh cũng trở nên một nhà cách mạng can trường vào bậc nhất thế hệ ông. Trong 43 năm sống, một phần ba đời vào tù ra khám, nhưng không hề nhụt chí, tiếp tục tranh đấu bằng ng̣i bút cho đến chết.
Với cái nh́n rộng về t́nh h́nh thế giới, thâm hiểu cuộc cách mạng bất bạo động của dân Ấn Độ, Nguyễn An Ninh là khuôn mặt cách mạng hiện đại nhất của chúng ta. Một thần tượng trẻ trung, bụi đời, hippie, hóm hỉnh. Nhưng Nguyễn An Ninh c̣n là người anh cả nếu không muốn nói là cha đẻ của phong trào cách mạng thanh niên, chủ yếu nhóm Trốt-kít, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Huỳnh Văn Phương... những thanh niên học trường Tây, sử dụng ngôn ngữ Voltaire, dùng tinh thần cách mạng 1789 để chống thực dân Pháp tại Pháp và tại Nam Kỳ, trong suốt 25 năm, từ 1920 đến 1945, mới bị cộng sản tiêu diệt.
Bookmarks