Results 1 to 3 of 3

Thread: ‘Người nông dân cầm súng’ bị y án tử h́nh

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488

    ‘Người nông dân cầm súng’ bị y án tử h́nh


    Ông Đặng Văn Hiến " Người Nông Dân Cầm Súng" tại phiên ṭa phúc thẩm.

    Ṭa án Nhân dân cấp cao TPHCM hôm 12/7 giữ nguyên bản án tử h́nh đối với ông Đặng Văn Hiến, người nông dân đă nổ súng vào nhóm người mang hung khí đến san ủi vườn cây của ông trong một vụ tranh chấp đất đai kéo dài, khiến 3 người chết và 13 người bị thương vào năm 2016 ở huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

    Cập nhật thông tin sau phiên xử phúc thẩm, Luật sư Nguyễn Văn Quynh, người bào chữa cho ông Hiến và các nông dân khác, cho VOA biết:
    “Diễn biến phiên ṭa hôm nay và trong bối cảnh vụ án xảy ra, anh Hiến bị ṭa cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm hôm nay nhận định là có hành vi theo điểm n, Khoản 1, Điều 93, là t́nh tiết định khung tăng nặng, là có hành vi côn đồ. Chúng tôi hôm nay hoàn toàn bác bỏ hành vi đó, nhưng không được ṭa chấp nhận”.

    Vụ nổ súng “giữ đất” của nhóm nông dân xảy ra tại tiểu khu 1535, xă Quảng Trực, huyện Tuy Đức, vào ngày 23/10/2016, khi hơn 30 công nhân công ty Long Sơn vũ trang gậy gộc, khiên chắn, bao đá… đến cưỡng chế đất, san ủi, hủy hoại vườn cây của người dân để thực hiện các dự án nông lâm nghiệp.
    Tranh chấp đất đai giữa công ty Long Sơn và nhóm nông dân đă kéo dài từ hơn 8 năm trước, nhưng không được chính quyền xem xét giải quyết.
    Đến ngày 23/10/2016, chứng kiến nhóm công nhân của Công ty Long Sơn kéo đến san ủi vườn điều, cà phê, vốn là toàn bộ tài sản của ḿnh, ông Hiến và một số nông dân đă dùng súng tự chế bắn cảnh cáo. Nhưng nhóm công nhân Long Sơn vẫn tiếp tục ném đá, tấn công, khiến các nông dân phải bắn trả.
    Trong vụ nổ súng có 3 người chết tại chỗ và 13 người khác bị thương.
    Ông Đặng Văn Hiến sau đó đă bỏ trốn, nhưng theo lời khuyên của nhiều người, ông quyết định ra đầu thú để được “hưởng sự khoan hồng của pháp luật”.

    Rất đông người đi theo dơi phiên xử phúc thẩm "Người nông dân cầm súng chống bạo quyền" Đặng Văn Hiến.


    Trong phiên xử sơ thẩm hồi đầu năm nay ở Đăk Nông, rất đông người dân đi theo dơi vụ xét xử đă bày tỏ phẫn nộ, gây ra cảnh hỗn loạn sau khi ṭa tuyên tử h́nh ông Hiến và các mức án nặng cho nhóm nông nhân, những người mà theo họ đă bị “dồn đến bước đường cùng” mới phải dùng đến súng.
    Tại phiên phúc thẩm ngày 12/7, Hội đồng Xét xử (HĐXX) đă quyết định giảm án cho nông dân Ninh Viết B́nh từ 20 năm xuống c̣n 18 năm, nông dân Hà Văn Trường từ 12 năm xuống 9 năm, Phó Giám đốc Công ty Long Sơn Nghiêm Xuân Thiên Sửu từ 6 năm xuống c̣n 4 năm, Trưởng quản lư Công ty Long Sơn Phạm Công Thiện từ 4 năm xuống c̣n 2 năm, ông Đoàn Văn Diện-người bị kết tội Che giấu tội phạm- từ 9 tháng tù giam xuống 9 tháng tù treo.
    Nhưng HĐXX nói các chứng cứ luật sư đưa ra đối với trường hợp của ông Hiến là “không mới” và “không có t́nh tiết giảm nhẹ” nên giữ nguyên mức án tử h́nh. Luật sư của ông Hiến phủ nhận điều này và nói:
    “Không. Rất nhiều, rất nhiều cái mới, nhưng ṭa lập luận rằng do tính chất nghiêm trọng của vụ án nên xét thấy mức án mà ṭa cấp sơ thẩm tuyên h́nh phạt cao nhất đối với Hiến là có căn cứ, nên cấp phúc thẩm không chấp nhận những t́nh tiết mới”.
    LS. Quynh dẫn chứng một số t́nh tiết mới, mà theo ông là “có giá trị giảm nhẹ”, như việc tiếp tục khắc phục hậu quả cho các nạn nhân, và thực tế là chính thân nhân, gia đ́nh của các nạn nhân cũng đă làm đơn xin miễn án tử h́nh cho ông Hiến.
    Luật sư bào chữa cũng lặp lại quan điểm cho rằng ông Hiến và các nông dân khác đă phạm tội “trong trạng thái tinh thần kích động mạnh”, bị dồn nén lâu đến mức không thể chịu đựng và không mang tính chất côn đồ.
    “Trong cuộc tranh luận tại phiên phúc thẩm ngày 12/7, Hội đồng Xét xử cũng ghi nhận rất rơ là có sự kích động mạnh về tinh thần”, LS. Quynh cho biết thêm.
    Người bào chữa cho ông Hiến nói mức án tử h́nh đối với ông Hiến là “quá nặng” và “quá nghiêm khắc”, và cho biết ông và gia đ́nh ông Hiến đă quyết định làm đơn ngay để gửi cho Chủ tịch nước xin được ân xá.

    Sau vụ nông dân Đoàn Văn Vươn nổ súng, đây là vụ án “nông dân cầm súng” được nhiều người quan tâm nhất, giữa bối cảnh ngày càng có nhiều vụ cưỡng chế đất đai gây bức xúc trên cả nước, dẫn đến hành vi mang tính “bùng nổ” của người dân.
    Sau khi ông Hiến bị bắt, người dân ở tiểu khu 1535 đă thay nhau chăm sóc gia đ́nh ông, vốn là hộ có hoàn cảnh khó khăn nhất, với con trai chưa tṛn 2 tuổi ngày ông bị bắt đi. Một người dân nói với báo chí rằng “Nếu chú ấy phải chết, chúng tôi sẽ góp tiền nuôi hai đứa con của chú ấy đến khi trưởng thành”.
    Tin cho hay trong phiên ṭa phúc thẩm, nhiều người thân của ông Hiến đă khóc và quỳ xuống xin HĐXX xem xét lại bản án, trong khi hàng trăm người vây quanh cửa ra vào pḥng xử, buộc các lực lượng chức năng phải đưa bị cáo ra ṭa bằng cổng sau.
    VOA

  2. #2
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Người nông dân cầm súng bị; y án tử h́nh và nỗi ám ảnh dành cho quê tôi ..!

    .. Thức giấc nửa đêm.. để rồi lam man trên mạng.. khi đọc tin này cá nhân lăo hủ thấy thật bàng hoàng.. thương cho người nông dân chấn chất sống dưới chế độ bạo quyền.. Khi anh nông dân Đặng văn Hiến ngă xuóng vời loạt đạn từ ṇng súng của các ngụi Công an.. chẳng khác ǵ chính những người công an này đang hất đổ cái cốc nước đầy máu lên trên nền đất quê hương.. Xin dè dặt mà gơ rằng ;

    Kẻ kết tội là bọn cường quyền nhất quyết phải giết anh Hién v́ tay đă chót đưa ra nhận lấy cái phong b́ mất rồi, nay ăn nói không xong nên đă ngoảnh mặt đi !! Vụ việc này sẽ đem lại không biết bao nhiêu oán hờn truyền kiếp.. và;
    ..... đừng có quên rằng X́ dầu cũng đang nơm nớp lo sợ cho cái đập nước Tam Hiệp trên sông Dương Tử, c̣n xứ Bắc Hà cũng có con đập nước Sơn la cao vót.. xưa kia đă ví von như quả bom nguyên tử lơ lửng trên đất Bắc..
    .... nếu chẳng may.. chắc nó sẽ cuốn trôi.. cuốn phăng đi ngay cả.. cái toà lăng mộ Ba đ́nh của vị Chủ Tịch một ngày nào đó.. và lúc đó ḷng dân phẫn nộ th́ ngay cả chỗ đội cái nón kết màu xanh lá cây cũng không c̣n chỗ treo trên cái cổ của áo xanh áo vàng.. và ngay cả đám ăn theo..
    .... Hăy thức thời kẻo muộn ./.

  3. #3
    tran truong
    Khách

    Vụ án Nọc Nạng

    Sau Đoàn văn Vươn nay đến Đặng văn Hiến . Từ Hải Phòng nay về tới Đắc Nông . Cũng chuyện đất đai , bò từ Bắc vào Trung rồi Nam .
    Sự việc có khác chỉ khác ở bản án của toà Kankouru .

    Miền Bắc thì nhà nào chẳng là nhà liệt sĩ . Không một cũng hai , có khi ba bốn bằng liệt sĩ là đằng khác . Còn đổ vào Nam , sau vĩ tuyến 17 , ngăn chia rõ ràng hai thể chế chính trị , thì bản án phải nặng nề thêm , khắc nghiệt và vô nhân hơn . Thế thôi .

    Lật lại trang sử xưa , thời thuộc Pháp , tức là thời miền Nam gọi thuộc địa Pháp . Xin được tóm gọn vụ án đất đai trong vùng thuộc địa , coi Pháp nó xử như thế nào , áp dụng luật ra sao ? Quyền luật sư , biện hộ ? .... Mời quí vị cùng các anh các chị suy ngẫm :


    Vụ án Nọc Nạng (tiếng Pháp: l’Affaire de Phong Thanh) : tranh chấp đất đai lớn, xảy ra năm 1928 tại làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là ấp 4, xă Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) giữa một bên là các gia đ́nh nông dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ cường hào, quan chức thực dân Pháp cùng tham quan Nam triều. Vụ án gây thiệt mạng 5 người, là một ví dụ điển h́nh của chính sách phân chia và quản lư ruộng đất bất công tại Nam Kỳ dưới thời thuộc Pháp .

    Nhà Hương chánh Luông khai phá đất :

    Trước 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạng, được 73 hecta. Năm 1908, nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Luông. Khi khai phá, Bạc Liêu c̣n hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất, lập bản đồ đất đai chậm so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ.

    Năm 1910, Hương chánh Luông( tức Tám Luông) chính thức làm đơn xin khẩn 20 hecta đất, chịu đóng thuế trên diện tích này, được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đ́nh Luông lại làm đơn xin đo đạc và cấp bằng khoán (giấy chứng nhận sở hữu đất) chính thức cho toàn bộ diện tích đất canh tác 73 hecta. Chủ tỉnh Bạc Liêu chấp thuận, trao cho Luông bản đồ phần đất.

    Năm 1916, Tăng Văn Đ. kiện lên chủ tỉnh Bạc Liêu, yêu cầu không cấp đất cho Luông, với lư do Đ. cũng góp sức khẩn hoang. Nhà chức trách xử Đ. thua kiện, vẫn cấp giấy tờ đất cho Luông, nhưng cắt 4,5 hecta cho Đ..
    Luông được cấp tờ bằng khoán tạm số 303 đề ngày 7 tháng 8 năm 1916.

    Âm mưu của Hoa kiều Mă Ngân

    Luông qua đời, người con trai cả là Biện Toại thừa kế phần đất trên. Năm 1917, Hoa kiều giàu khét tiếng Bạc Liêu là Mă Ngân, thường gọi là Bang Tắc, muốn tranh chiếm đất đai nhà Biện Toại. Là người tinh ranh luật lệ, Bang Tắc mua lại phần đất giáp ranh Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, nhưng trong hợp đồng ghi bán phần đất với ranh giới bao trùm luôn khoảnh đất anh em Biện Toại đang sử dụng. Bang Tắc biết đất của nhà Biện Toại mới chỉ có bằng khoán tạm.

    Tranh chấp đất nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, Bang Tắc sai tá điền đốt một căn cḥi ruộng và giết một con trâu của Biện Toại để dằn mặt.
    Anh em Biện Toại không phản kháng, chờ nhà chức trách phân xử. Viên quan phủ H. ở quận Giá Rai, theo dư luận nghi ngờ, đă nhận tiền của Bang Tắc, yêu cầu chia đôi phần đất: Biện Toại một nửa, Bang Tắc một nửa.

    Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức Chủ tịch Hội đồng Phái viên (commission administrative), có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đ́nh Biện Toại thuộc về Nguyễn Thị Dương, và nay là của Bang Tắc.

    Ngày 13 tháng 4 năm 1926, Thống đốc Nam Kỳ kư Nghị định bán lô đất 50 hecta trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho Bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đ́nh Biện Toại đă hai đời khai thác và sử dụng là của Bang Tắc.

    Anh em Biện Toại vô cùng căm phẫn, chống đối ra mặt. Bang Tắc không dám làm to chuyện, bèn bán lô đất 50 hecta cho một người rất quyền lực là bà Hà Thị Tr., mẹ vợ anh ruột quan phủ H.

    Bà Tr (mẹ vợ anh ruột quan phủ H) vào cuộc

    Bà Tr. bắt đầu đ̣i anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính phần đất họ đă khai khẩn. Ngày 6 tháng 12 năm 1927, bà Tr. xin được án lệnh của ṭa, cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 tháng 2 năm 1928, lính mă tà gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự. Ngày hôm sau, mă tà lại tới, anh em Biện Toại lại kháng cự, mă tà phải rút.

    Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng liền tự ư bắt giữ bà Hương chánh Luông (mẹ Biện Toại) trong 24 giờ. Thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự.
    Bà Luông được thả. Tối 14 tháng 2 năm 1928, anh em nhà Biện Toại họp, làm lễ lạy ông bà tổ tiên và bà Luông, gọi là báo hiếu lần chót. Họ trích huyết thề ăn thua, không sợ chết, rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên.
    Lần đầu, cô em gái tên Út Trong (tức Nguyễn Thị Trong) rút được thăm. Anh em yêu cầu bốc lại. Lần thứ hai, Út Trong vẫn rút được thăm. Cô nói: "Ông bà đă dạy, em xin liều chết!"

    Thảm kịch đồng Nọc Nạng

    Sáng 16 tháng 2 năm 1928, khoảng 7 giờ, hai viên cảnh sát Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mă tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay viên chức làng tịch thu lúa của gia đ́nh Biện Toại.
    Đến gần đống lúa, Tournier yêu cầu hương chức làng mời một người trong gia đ́nh ra chứng kiến. Mười lăm phút sau, cô Nguyễn Thị Trong, em gái Biện Toại đi ra, dắt theo một bé gái 14 tuổi, tên là Tư. Tournier đuổi Trong, v́ cho cô là phụ nữ và c̣n nhỏ tuổi, không thể chứng kiến việc đong lúa. Trong không đi, c̣n yêu cầu đong lúa xong phải ghi biên nhận.

    Tournier từ chối, tát tai Trong. Cô lập tức rút ra cây dao nhỏ. Tournier đập báng súng, làm cô ngất đi. Bouzou tước dao khỏi tay Trong. Trong lúc lấy dao, ông này bị một vết thương nhỏ không đáng kể ở tay.
    Đứa cháu tên Tư bèn chạy về cấp báo. Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, tốp đầu do Mười Chức, em ruột Biện Toại, dẫn đầu. Tốp thứ nh́ do bà Nghĩa (vợ Mười Chức) dẫn đầu.

    Tổng cộng năm đàn ông, năm phụ nữ. Tournier ra lệnh cho lính chuẩn bị ứng phó, bắn chỉ thiên, nhưng Mười Chức không dừng lại. Tournier bèn bắn Mười Chức. Bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn gắng nhào đến, đâm lưỡi mác trúng bụng Tournier, rồi mới ngă xuống.

    Bạo lực trở nên không thể kiểm soát. Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người phía Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lại lấy súng của Tournier, bắn tiếp, làm nhiều người thương vong.
    Nghe tin dân làng kéo đến trợ giúp gia đ́nh Mười Chức khiến bọn ác ôn hoảng sợ tháo chạy.

    Sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai (bà Nghĩa), một người anh tên Nhẫn, đều chết. Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết tại bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17 tháng 2 tại bệnh viện Bạc Liêu.

    Phiên ṭa

    Ṭa Đại h́nh Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạng ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau, Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ (miễn phí) cho gia đ́nh Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa.

    Diễn biến phiên ṭa

    Ông phủ Tâm, viên chức phụ trách đất đai tỉnh Bạc Liêu, nói giấy tờ lưu trong sổ bộ của nhà chức trách về tờ biên lai cấp đất cho hương chánh Luông năm 1910 đă bị mất cắp. Điều này gây ra nghi ngờ có khả năng hồ sơ trong văn khố cũ bị thủ tiêu, có lợi cho những kẻ cường hào.

    Hương thân làng Phong Thạnh Hồ Văn Hi xác nhận Tournier nổ súng trước. Mười Chức đâm Tournier sau khi trúng đạn.

    Lâm Văn Kiết, thành viên Hội đồng phái viên, xác nhận phần đất do Hương chánh Luông và con là Biện Toại khai khẩn trước. Công tố viên nói ông Kiết không dám căi cấp trên của ḿnh là Tri phủ H., người theo phe Bang Tắc và là Chủ tịch Hội đồng phái viên.

    Tri phủ Ngô Văn H. cho rằng vấn đề đất đai quá phức tạp, mất th́ giờ, nên ông đă buông xuôi. Công tố viên rất giận dữ, cho rằng lề lối làm việc của ông H. quá bừa băi, không thể viện lư do mất th́ giờ mà không phân xử rạch ṛi. Bị luật sư chất vấn, ông H. thú nhận anh ruột của ông có hùn vốn làm ăn với Bang Tắc. Sau vụ án, ông H. bị băi chức tri phủ.

    Bang Tắc ra làm chứng, nói không hối hận ǵ. Viên hội thẩm bức xúc: "Dân chúng nói đáng lư ra ông phải chết thay cho viên c̣ Tournier".

    Trước khi buộc tội, công tố viên Moreau đề nghị ṭa thận trọng, nhắc lại vụ án Ninh Thạnh Lợi năm 1927. Ông cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xă hội về đất đai đang gia tăng hết sức nghiêm trọng.
    Ông nói t́nh cảnh của gia đ́nh Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không có trái tim (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với bọn cường hào. Ông đề nghị ṭa tha bổng Biện Toại, cô Liễu (em Biện Toại) và con là Tia, giảm nhẹ cho cô Trong và Miều (em rể Biện Toại, chồng Liễu).

    Biện hộ của luật sư

    Luật sư Tricon nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, c̣n luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng Phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo.

    Ông ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đ́nh Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lư, nói: Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của trái tim (Non pas de la dictature de la force du mousqueton, mais de la dictature du coeur).

    Ông cũng ca ngợi lập luận của công tố viên, cho rằng chính sách của nhà nước th́ tốt, nhưng người thừa hành xấu đă làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Ông nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rơ hành động của cặp bài trùng Bang Tắc - Tri phủ H. đă dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạng.
    Ông xin ṭa tha thứ cho các bị can, nói: Lần này sẽ có một bà lăo khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đă chết, v́ họ tưởng rằng có thể tự lực ǵn giữ phần đất ruộng mà họ đă từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.

    Án tuyên

    Ṭa Đại h́nh Cần Thơ tuyên Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út Toại) và Tia (con trai Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trong, sáu tháng tù (đă bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng Liễu), hai năm tù v́ tiền án ăn trộm.


    Làn sóng công luận

    Báo chí Sài G̣n bấy giờ đua nhau phản ánh vụ Nọc Nạng. Nhà báo xuống tận nơi điều tra. Dư luận từ mọi giới, kể cả giới thực dân, đều thuận lợi cho gia đ́nh Biện Toại. Họ chịu bất công quá lộ liễu. Họ là những tiểu điền chủ siêng năng , nhưng bọn cường hào cấu kết với quan lại tham nhũng đă đẩy họ đến đường cùng.

    Các phong trào yêu nước bấy giờ đang sôi nổi. Hai năm trước (1926) vừa xảy ra đám tang chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh. Đảng Lập hiến của ông Bùi Quang Chiêu cũng vừa ra đời. Dù chủ trương Pháp-Việt đề huề, ông Bùi Quang Chiêu chính là người lập tờ báo tiếng Pháp La Tribune Indochinoise. Phóng viên báo này - Lê Trung Nghĩa - đă nhờ hai luật sư Tricon và Zévacon biện hộ cho gia đ́nh Biện Toại.

    Tại ṭa, trừ tờ La Dépâche l’Indochine, tất cả báo chí Sài G̣n đều có mặt: L’Écho Annamite, Đông Pháp thời báo, L’Impartial, l’Opinion, Le Courrier Saigonnais, Le Phare, La Tribune Indochinoise.

    Sau phiên ṭa, các nhân sĩ và người dân ở Phong Thạnh như các ông Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Duy Biện, Nguyễn Viết Trọng ở Giá Rai, Bùi Văn Túc ở Long Điền, làm tiệc cảm ơn hai vị luật sư và các nhà báo Pháp và Việt, theo truyền thống trung hậu và hào hoa cố hữu của người Bạc Liêu. Bà Hương chánh Luông cũng tham dự buổi tiệc này.
    Nguồn từ
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Vụ_án_...oldformat=true


    Đọc xong , thấy dân mình hiện giờ còn bị csVN đối xử tàn bạo hơn thực dân Pháp hồi xa xưa rất nhiều . Thảo nào , có người nói :" Nhờ đảng csVN , mới thấy được bàn tay Pháp .... nó êm ái hơn bàn tay đảng "

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 13-08-2013, 04:28 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 19-10-2012, 10:05 AM
  3. Bầu Kiên có thể bị án tử h́nh
    By Hoàng Long in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 19-09-2012, 04:38 PM
  4. Replies: 5
    Last Post: 28-09-2011, 07:56 PM
  5. Nguyên chủ tịch huyện rút súng đ̣i “xử” dân
    By Hoang Tam Hong in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 05-05-2011, 03:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •