Results 1 to 1 of 1

Thread: Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,488

    Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?


    U.S. President Donald Trump mocks House Intelligence Committee Chairman Adam Schiff (D-CA) as he rallies with supporters in Des Moines, Iowa, U.S. January 30, 2020.Jonathan Ernst / REUTERS


    Ai sẽ là đối thủ Dân chủ đáng gờm nhất của ông Trump?

    Đảng Dân chủ đă bỏ phiếu lần đầu tiên trong cuộc bầu cử sơ bộ năm nay tại các cuộc họp kín ở Iowa vào ngày 3 tháng 2. Mục tiêu cuối cùng của họ là đề cử một ứng viên có thể đánh bại Donald Trump vào tháng 11. Điều đó sẽ không dễ dàng. Mặc dù có nhiều xáo trộn chính trị và đối mặt với một phiên ṭa luận tội, ông Trump vẫn sáng cửa tái đắc cử.

    Ông Trump không nhận được nhiều ủng hộ trong các cuộc thăm ḍ quốc gia. Tuy nhiên, ông là một ứng cử viên mạnh hơn so với những ǵ các số liệu cho thấy. Tỉ lệ ủng hộ ông đă dao động ở mức thấp hơn tỉ lệ phản đối ông khoảng 10%.

    Mặc dù kể từ năm 1950, một tổng thống không được ḷng dân như vậy chưa bao giờ tái đắc cử, nhưng mối quan hệ lịch sử giữa tỉ lệ ủng hộ tổng thống và tỉ lệ phiếu ủng hộ ông trong hai đảng cho thấy ông Trump vẫn có thể giành được khoảng 49% tổng phiếu bầu cho Đảng Dân chủ và Đảng Cộng ḥa vào tháng 11. Nền kinh tế có thể hữu ích cho ông. Cục Dự trữ Liên bang dự báo GDP sẽ tăng khoảng 2% trong năm nay. Tỉ lệ tăng trưởng như vậy trước đây thường giúp các tổng thống giành được khoảng 50% số phiếu bầu.

    Tất nhiên, đại cử tri đoàn, chứ không phải là phiếu bầu phổ thông, sẽ quyết định ai thắng. Ở đây cũng vậy, ông Trump có một lợi thế. Bởi v́ các bang trung tây quan trọng như Wisconsin và Michigan nghiêng về Đảng Cộng ḥa nhiều hơn một chút so với toàn quốc, phân tích dữ liệu thăm ḍ ư kiến của The Economist cho thấy Đảng Dân chủ cần phải giành được số phiếu phổ thông nhiều hơn Đảng Cộng ḥa khoảng 2,5% mới giành được Nhà Trắng.
    Do đó, đảng Dân chủ đă ưu tiên lựa chọn một ứng cử viên có thể đánh bại ông Trump. Tuy nhiên, họ không đồng ư về việc ai là người tốt nhất để làm việc này. Các ứng cử viên như Elizabeth Warren và Pete Buttigieg đă có lúc bị nghi ngờ về cái gọi là “khả năng giành phiếu bầu” trong suốt chiến dịch. Joe Biden và Bernie Sanders đă nổi lên như những ứng cử viên hàng đầu trong các cuộc thăm ḍ ư kiến, và sự ủng hộ dành cho họ tăng lên trong nhóm người da trắng thuộc tầng lớp lao động, những cử tri đă đẩy các bang vùng “vành đai rỉ sét” (các bang vùng công nghiệp phía Bắc giáp Ngũ Đại Hồ – ND) về phía ông Trump và có khả năng quyết định cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Nhưng chiến lược bầu cử của hai ứng viên này khác nhau đáng kể.

    Ông Biden đă thực hiện cách tiếp cận mang tính truyền thống hơn. Theo quan điểm của ông, Đảng Dân chủ sẽ thắng nếu thu hút lại được các cử tri thuộc tầng lớp lao động da trắng ở các bang Trung Tây đă bỏ đảng năm 2016, trong khi vẫn giữ được sự ủng hộ của các cử tri da đen. Ông Sanders hy vọng thông điệp dân túy của ông sẽ gây được tiếng vang với các đảng viên Dân chủ c̣n thờ ơ, cũng như các cử tri thuộc tầng lớp lao động và giới trẻ. Ai đúng hơn? Một nghiên cứu khoa học chính trị mới và dữ liệu thăm ḍ cho thấy một ứng cử viên ôn ḥa được ḷng người da trắng thuộc tầng lớp lao động sẽ có khả năng chiến thắng cao nhất.

    Các nghiên cứu đă phát hiện ra rằng các ứng cử viên cực đoan về ư thức hệ có thể làm tổn thương thành tích của đảng. Andrew Hall và Daniel Thompson đến từ Đại học Stanford phát hiện ra rằng các ứng viên cực đoan hơn chạy đua vào Hạ viện trong giai đoạn 2006-2014 đă làm tăng tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong đảng của họ, nhưng lại khiến số cử tri đảng khác tăng thêm 4 đến 10%. Christopher Warshaw, một nhà khoa học chính trị tại Đại học George Washington, người đă thực hiện các nghiên cứu tương tự, cho rằng những ứng viên ôn ḥa nắm giữ các lợi thế tương tự như vậy trong cuộc bầu cử tổng thống.
    Ông Trump có thể đă được hưởng lợi từ xu hướng này vào năm 2016. Theo Nghiên cứu Bầu cử Quốc hội Hợp tác (CCES), một cuộc thăm ḍ ư kiến ​​65.000 người do Đại học Harvard tiến hành, các cử tri cho rằng mức độ tư tưởng cực đoan của Hillary Clinton gấp đôi so với ông Trump hồi năm 2016. Điều này phần lớn là do ông Trump ủng hộ một số lập trường được coi là không chính thống đối với Đảng Cộng ḥa, chẳng hạn như bảo vệ An sinh xă hội và Medicare.
    Nếu vậy ở đây ông Biden có vẻ mạnh. Thăm ḍ ư kiến ​​của YouGov cho thấy rằng người Mỹ trung b́nh coi ông là ứng viên Dân chủ ôn ḥa nhất. Họ cảm nhận tất cả các ứng cử viên Dân chủ chủ chốt khác đều cực đoan hơn ông Trump (xem biểu đồ).





    Sự ủng hộ từ những người da trắng bảo thủ và phân biệt chủng tộc dành cho ông Trump cũng có thể hữu ích với ông. Trong một bài báo xuất bản năm 2019, Tyler Reny đến từ Đại học California (Los Angeles), Loren Collingwood đến từ Đại học California (Riverside) và Ali Valenzuela đến từ Đại học Princeton đă thực hiện một nghiên cứu dữ liệu của CCES để phân tích mối liên hệ giữa thái độ tự nhận của cử tri đối với các nhóm sắc tộc thiểu số và hành vi bỏ phiếu của họ. Các tác giả nhận thấy rằng “các cử tri da trắng có thái độ bảo thủ về chủng tộc hoặc chống nhập cư” đă chuyển phiếu bầu sang cho ông Trump với tỷ lệ cao hơn so với những người có quan điểm tự do hơn về những vấn đề này.

    Ông Biden có thể giành lại được một số cử tri trong số này. Ví dụ, Alexander Agadjanian của Đại học MIT đă nghiên cứu thái độ của gần 3.000 cử tri Dân chủ và nhận thấy những người có quan điểm “phẫn nộ về chủng tộc” – ví dụ như không đồng ư rằng chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc đă gây khó khăn cho sự tiến bộ của người Mỹ gốc Phi – có khả năng sẽ bầu cho ông Biden cao hơn 27% so với khả năng bầu cho các đối thủ của ông.

    Ông Trump cũng được hưởng lợi vào năm 2016 bằng cách tấn công giới tinh hoa kinh tế và chính trị. Justin Grimmer và William Marble của Đại học Stanford đă nghiên cứu thái độ và tỉ lệ đi bầu của các khối cử tri khác nhau và nhận thấy rằng người nghèo và có mức độ giáo dục thấp – tức những người đại diện cho tầng lớp thấp của người Mỹ – có mức độ ủng hộ ông Trump cao hơn. Theo phân tích của họ, những người da trắng có thu nhập thấp sống ở các bang có mức độ cạnh tranh cân bằng giữa hai đảng có nhiều khả năng bỏ phiếu cho ông Trump cao hơn 10% so với việc bỏ phiếu cho ông Romney. Họ phát hiện ra rằng các cử tri bỏ học cấp ba giữa chừng đều ủng hộ Đảng Cộng ḥa nhiều hơn khoảng 20%, và có nhiều khả năng sẽ đi bỏ phiếu hơn vào năm 2016 so với năm 2012. Dữ liệu thăm ḍ ư kiến ​​cho thấy người Mỹ nghèo hơn có xu hướng phẫn nộ hơn với các nhà lănh đạo chính trị. Họ có thể đă bị thu hút bởi các thông điệp chống giới tinh hoa của ông Trump.

    Điều này mang lại cho ông Sanders lợi thế lớn nhất của ḿnh. Lịch sử sự nghiệp của ông Biden ở Washington có thể khuấy động cơn thịnh nộ chống lại giới tinh hoa tương tự như trường hợp bà Clinton hồi năm 2016. Mặc dù có nhiều năm làm Thượng nghị sĩ, ông Sanders được coi là người đứng ngoài giới tinh hoa và ủng hộ tầng lớp lao động. Ông có thể được ḷng các cử tri đang t́m kiếm một ứng cử viên có thể cải cách Washington hơn.

    Nhưng nghiên cứu này cũng cho thấy ông Biden có thể ở vị thế tốt hơn so với các đối thủ của ḿnh trong việc cạnh tranh với ông Trump. Ông là người ôn ḥa hơn ông Sanders, v́ vậy vừa nhiều khả năng sẽ thu hút được các cử tri đang lung lay, vừa ít có khả năng sẽ thôi thúc những người ủng hộ Đảng Cộng ḥa bỏ phiếu chống lại ông. Sức hấp dẫn của ông với các cử tri da đen lẫn da trắng bảo thủ về chủng tộc có thể tạo ra sự khác biệt lớn tại các bang dao động. Cuộc thăm ḍ gần đây của New York Times và Đại học Siena cho thấy 6% số cử tri sẽ bỏ phiếu cho ông Biden, chứ không cho Elizabeth Warren, để chống lại Trump.
    Lợi thế của Biden là rơ ràng trong các cuộc thăm ḍ. Theo phân tích của The Economist về dữ liệu thăm ḍ ư kiến đă được công bố công khai, ông Biden có khả năng thách thức ông Trump tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong Đảng Dân chủ, trên phạm vi toàn quốc lẫn ở các bang dao động. Mặc dù các cuộc thăm ḍ ư kiến về cuộc tổng tuyển cử sớm như ở thời điểm này khó có thể hoàn hảo, nhưng chúng vẫn hữu ích.
    Ông Biden không phải là không có điểm yếu. Ông tỏ ra nhàm chán trong các chiến dịch vận động và trong các cuộc tranh luận. Lịch sử làm việc ở Washington của ông có thể kích động thái độ phẫn nộ từ những cử tri chán ghét giới tinh hoa. Việc đề cử ông cũng là biện pháp kiểu “an toàn là trên hết” đối với Đảng Dân chủ tại một thời điểm mà nhiều người trong đảng rất muốn thúc đẩy một chương tŕnh nghị sự kinh tế, chủng tộc và xă hội tiến bộ hơn. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điểm yếu đó, ông vẫn tỏ ra là lựa chọn tốt nhất của Đảng Dân chủ trong cuộc chạy đua chống lại ông Trump. ■


    Nguồn:
    Who will be Donald Trump’s most forceful foe?”, The Economist, 01/02/2020.
    Biên dịch: Trần Hùng (NCQT)
    Last edited by BlackHole; 07-02-2020 at 04:27 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 29-11-2019, 12:48 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-08-2019, 01:38 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 08-04-2019, 03:18 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2019, 08:07 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 30-01-2015, 09:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •