BÀN VỀ 25 ĐỊNH NGHĨA VĂN HÓA (CHU TẤN)
P1
”...có đặt “con người toàn thể” trong tương quan “Quốc gia Dân Tộc, mới xác định được hướng đi của Văn Hóa. Đây là tư tưởng và là chủ trương đứng đắn và sâu sắc của chúng tôi khi khẳng định Văn hóa có Tính Quốc Dân...”
Trong thời đại bùng nổ cuộc “cách mạng truyền thông” (cuối thế kỷ 20) và thời đại “Toàn Cầu Hóa” hiện nay (Thế Kỷ 21) đề tài văn hóa, khái niệm văn hóa, nội dung và bản sắc văn hóa dân tộc, hay “thời đại văn hóa “toàn cầu hóa” v.v.. không những đă trở thành quá phổ thông, mà c̣n được các bộ môn khoa học nhân văn không ngừng nghiên cứu và đào sâu hơn bao giờ hết…. Tuy nhiên cũng không có một danh từ nào bao la và khó định nghĩa như danh từ văn hóa... Người ta c̣n nhớ năm 1952 hai nhà nhân loại học nổi danh người Mỹ là A. Kroeber và C. Kluckhohn trong tác phẩm “Culture - a critical review of concepts and definitions” (Văn Hóa - tổng luận phê phán các quan niệm và định nghĩa) đă tổng kết và thử liệt kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa! Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách trên, số định nghĩa đă được cập nhật lên tới 200! (1) Cho đến nay số lượng định nghĩa về văn hóa không biết đă tăng lên bao nhiêu! Việc đi t́m một định nghĩa “chính xác” và “đây đủ” về văn hóa được nhiều người chấp nhận, là điều khó khăn vô cùng! Trong bài này, chúng tôi chỉ xin giới hạn nêu ra 25 định nghĩa về văn hóa tiêu biểu nhất từ xưa cho đến nay để chúng ta cùng nhận định và thảo luận.
I- Nhận Định Về 25 Định Nghĩa Văn Hóa Tiêu Biểu
Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Nhất: Có thể coi đây là định nghĩa GỐC về văn hóa, v́ danh từ Văn Hóa (Culture, tiếng Pháp, và tiếng Anh; Tiếng Đức là Kultur; Tiếng Nga là Kultura) đều bắt nguồn từ tiếng gốc Latinh là “Cultus” nghĩa là gieo trồng, trồng trọt được dùng theo nghĩa Cultus Agri là “gieo trồng ruộng đất” và Cultus Animi là “gieo trồng tinh thần” tức là sự giáo dục, giáo dưỡng tâm hồn con người. Xem thế từ nguyên nghĩa Latinh Cultus hay văn hóa có tác dụng chính là “trồng cây” hay “Trồng người” nói theo Quản Trọng “Kế hoạch trăm năm không ǵ bằng “trồng Người” (Bách niên chi kế mạc như “thụ nhân”).
Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Hai: Rút ra từ lời thoán trong quẻ Bí của Kinh Dịch mà học giả Nguyễn Đăng Thục có đề cập tới trong bài “Thế Quân B́nh Văn Hóa Việt Nam”
“Quan thiên văn dĩ sát thời biến, quan nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ”.
(Nh́n hiện tượng trên trời để xét sự biến đổi của thời tiết. Nh́n hiện tượng của nhân quần xă hội để hóa nên thiên hạ thay đổi thế giới”).
“Theo nghĩa đen th́ chữ Văn ở trong câu thoán từ này là cái đă hiện ra cho mắt thấy tai nghe, có tương quan với vật khác. Và chữ Hóa là có ư nghĩa đổi khác theo mục đích nào. Ư nghĩa của Văn th́ tĩnh, ư nghĩa của Hóa th́ động”…(2)
Vẫn theo học giả Nguyễn Đăng Thục th́ “Văn hóa là tất cả những cái ǵ của nhân loại để điều ḥa thích ứng với hoàn cảnh đặng sinh tồn, hoàn cảnh, địa lư khí hậu hay là thiên nhiên “Quan nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” là điều ḥa thích ứng hoàn cảnh xă hội lịch sử mà nhân loại chủ động hóa thành.”
“Đây là định nghĩa văn hóa hết sức tổng quát, mà cũng hết sức xác thực của truyền thống cổ truyền Á Đông vốn đứng ở quan niệm biến dịch để nh́n nhận sự vật một cách hội thông, chứ không nh́n nhận vụn vặt “Thánh nhân hữu dĩ kiến thiên hạ chi chí đồng nhi quan kỳ hội thông (Hệ Từ Dịch). Bậc thánh nhân có thấy được cái động biến không ngừng của thiên hạ mà nh́n nhận ở phương diện tổng quát hội thông nghĩa là cả ở phương diện động lẫn phương diện tĩnh vậy. Quan niệm ấy xác thực v́ nó luôn luôn đi sát với hoàn cảnh thực tế, không rời xa xă hội, để quan niệm văn hóa ở trừu tượng. Và như vậy th́ văn hóa cũng như xă hội cũng không thể rời khỏi được hoàn cảnh địa lư khí hậu và lịch sử là khung cảnh trong đó nó trưởng thành và khai diễn. Cho nên chúng ta không thể quan niệm một nền văn hóa cho dân tộc này, theo như ư người ta muốn, không cần để ư đến hàng ngàn năm lịch sử “Văn hiến chi bang” với bao nhiêu thế hệ tích lũy, những kinh nghiệm chồng chất trên giải đất “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” này vậy. Văn hóa đă là toàn diện sinh hoạt của xă hội, một mặt nó có tính cách luôn luôn biến đổi không ngừng, trừ những văn hóa nào đă chết như văn hóa Ai cập, hay Can Đê chẳng hạn. Một mặt văn hóa có tính cách bền vững, v́ nó là cái cây mà gốc rễ mọc sâu trong quá khứ, truyền thống, ngọn th́ vươn tới cái tương lai vô cùng. Lấy toàn thể mà nói th́ văn hóa của một xă hội có tính cách bền vững c̣n lấy từng bộ phận mà nói th́ có sự thay đổi biến hóa. Bền vững hay sự thay đổi, là 2 phương diện hỗ tương của văn hóa. Cho nên ở giai đoạn lịch sử nhất định nào, một dân tộc hay một nhóm người đă trưng bày ra một thế quân b́nh của Văn hóa, biểu thị cái trạng thái, quân b́nh của xă hội trong đó cá nhân t́m thấy quân b́nh ở tâm hồn ḿnh, quân b́nh giữa cá nhân và đoàn thể, bên trong xă hội và quân b́nh giữa xă hội với hoàn cảnh tự nhiên của nó. Ấy là thời đại thịnh vượng của lịch sử dân tộc. Ở giai đoạn suy đồi của lịch sử, và xă hội mất quân b́nh nội bộ, khủng hoảng trong tinh thần. Bởi v́ giữa tinh thần cá nhân và hoàn cảnh xă hội có một sự quan hệ mật thiết với nhau.”…
Qua đoạn văn b́nh luận hết sức sâu sắc của học giả Nguyễn Đăng Thục mà chúng tôi trích dẫn ở trên chúng ta thấy định nghĩa thứ hai về Văn Hóa theo Kinh Dịch có 5 ưu điểm sau:
Văn hóa là sản phẩm của con người hay do con người sáng tạo ra.
Văn hóa luôn gắn bó với hoàn cảnh khí hậu thiên nhiên cùng lịch sử, xă hội con người.
Nội dung của văn hóa luôn luôn có 2 mặt “TỊNH” và “ĐỘNG” hay ‘BỀN VỮNG” và “BIỀN ĐỔI”
Phải quán xét văn hóa một cách tổng quan trên cả hai mặt “Động” và “Tịnh” mới có thể “Hội Thông” được chân tướng hay “Bản chất” của văn hóa.
Văn hóa có sứ mệnh thăng hoa con người và xă hội, thay đổi thế giới.
Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Ba: Của học giả Lưu Hướng Trung Hoa. Tại Trung Hoa, có lẽ Lưu Hướng là người đầu tiên giải thích về khái niệm Văn Hóa. Trong bộ Thuyết Uyển của Lưu Hướng, quyển 15, Chỉ Vũ có đoạn: (3)
“Phàm vũ chi hưng, vị bất phuc dă, Văn hóa bất cải, nhiên hậu gia tru” (Phàm là dùng đến vũ lực th́ đều là v́ có người không chịu quy phục. Khi mà văn trị giáo hóa không thay đổi được họ th́ mới tiến hành trừng phạt).
Ảnh hưởng theo lối giải thích Văn hóa của Lưu hướng, nên sau này đa số các bộ tự điển của Việt Nam và của Tầu đều định nghĩa Văn Hóa là dùng Văn để Giáo Hóa con người. Định nghĩa văn hóa thứ ba này dĩ nhiên là thiếu sót rất nhiều, nhưng cũng có ưu điểm là ngắn gọn, dễ hiểu và cũng nói lên được vai tṛ hay chức năng của Văn hóa là để Giáo hóa con người, cải biến xă hội (Tương tự nghĩa gốc số một và một phần nào giá trị của định nghĩa thứ hai dù chỉ một phần thôi!)
Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Tư: Trong cuốn Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, học giả Đào Duy Anh theo giới thuyết của Félix Sartiaux mà thích nghĩa Văn hóa là: "Chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt". Trong lời tựa tác giả Đào Duy Anh khiêm tốn tŕnh bày “Quyển sách bỉ nhân soạn đây chỉ cốt cống hiến một mớ tài liệu cho những người muốn ôn lại cái vốn của văn hóa nước nhà, chứ không có hy vọng ǵ hơn nữa”.
“Theo giới thuyết của Félix Sartiaux th́ “văn hóa về phương diện động là cuộc phát triển tiến bộ mà không ngừng của những tác dụng xă hội, về kỹ thuật, kinh tế, tư tưởng, nghệ thuật, xă hội tổ chức, những tác dụng ấy tuy liên lạc mà vẫn riêng nhau. Về phương diện tĩnh th́ văn hóa là trạng thái tiến bộ của những tác dụng ấy ở một thời gian nhật định, và tất cả những tính chất mà những tác dụng ấy bày ra ở các xă hội loài người”.
Học giả cũng giải thích thêm: “Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ những học thuật tư tưởng, của loài người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, chính trị, và xă hội, cùng hết thẩy các phong tục tập quán, cũng ở trong phạm vi văn hóa. Hai tiếng văn hóa chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người, cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt… Văn hóa tức là sinh hoạt th́ không kể là dân tộc văn minh hay dă man đều có văn hóa riêng của ḿnh, chỉ khác nhau về tŕnh độ cao hay thấp mà thôi.” (4)
“Bỉ nhân biên sách này, cũng dựa theo giới thuyết của Félix Sartiaux mà chia đại khái ra ba bộ phận như sau này:
1-Kinh tế sinh hoạt
2- Xă hội sinh hoạt
3-Trí thức sinh hoạt”.
Định nghĩa văn hóa của Félix Sartiaux mà học giả Đào Duy Anh nêu lên vừa có ưu điểm vừa có khuyết điểm:
Về Ưu điểm có 2:
- Thừa nhận là nội dung văn hóa có 2 mặt “Động” và “Tịnh” như định nghĩa thứ hai của Kinh Dịch đă nói ở trên.
- Văn hóa là tất cả các phương diện sinh hoạt chứ không riêng “trí thức sinh hoạt” mới là văn hóa (như một số người đă hiểu lầm)
Về khuyết điểm:
- Chỉ nêu lên tác dụng của văn hóa c̣n bản chất văn hóa là ǵ? Ngay Félix Sartiaux cũng chưa xác định được mà chỉ nói chung chung….
- Văn Hóa bắt nguồn từ đâu? Cứu cánh của Văn hóa là ǵ Félix Sartiaux chưa đào sâu!
- Có mấy loại h́nh văn hóa? Như thế nào Félix Sartiaux cũng chưa nắm rơ! Th́ làm sao phát triển được văn hóa?
Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Năm: của một nhà văn, nhà chính trị Pháp: Edouard Herriot: “Văn hóa là cái c̣n lại khi người ta đă quên đi tất cả,là cái vẫn thiếu khi người ta đă học tất cả”.
(La culture c’est ce qui reste quand on a tout oublié; C’est ce qui manque quand on a tout appris).
Đây là một định nghĩa “tuyệt hay” và vô cùng sâu sắc, độc đáo, lại như “ẩn một nụ cười”….
- Tuyệt hay, v́ tác giả không cần định nghĩa văn hóa sao cho “dầy đủ” mà chỉ lưu tâm bậc nhất đến “tinh nghĩa” thuộc về “bản chất” hay “cái Hồn” của Văn hóa mà thôi!
- Vô cùng độc đáo và sâu sắc v́: tác giả nêu lên 2 điểm thuộc về Đặc tính của Văn Hóa “Cái C̣n lại” “sau khi Quên”- “Đă học” mà “vẫn thiếu”… Lạ nhỉ ! Văn hóa là “cái c̣n lại” sau khi người ta đă quên tất cả! Đă quên tất cả th́ đâu c̣n nhớ điều ǵ! Nhưng cái muốn quên mà không quên được v́ là điều “quá tinh vi”, “quá uẩn áo” đă đi vào tiềm thức hay đă đi vào“cốt tủy”của con người.Điểu ǵ đă đi vào được “tiềm thức sâu thẳm nhất hay đă đi vào “cốt tủy” của con người –Chính cái “cột tủy”cái “c̣n lại đó” mới là văn hóa! Điều kỳ diệu thứ hai: “Muốn t́m hiểu văn hóa người ta phải đọc học tất cả! Khi đă đọc học tất cả, người ta tưởng là đă hiểu được văn hóa là ǵ! Nhưng không đâu! Khi đă học tất cả rồi người ta vẫn cảm thấư “Thiếu”cần phải “học thêm nữa”Vậy là vẫn chưa hiểu văn hóa là ǵ hay sao?Lại cần phải học thêm nữa…Biển học mênh mông mà …
- Sau khi định nghĩa văn hóa một cách độc đáo sâu sắc nhất như trên, tác giả Edouard Herriot lại như ẩn một nụ cười“Quí vị….cứ t́m hiểu thật kỹ về văn hóa đi nhé! Nghiên cứu cho thật thâm sâu…. Quí vị ráng t́m ra một định nghĩa “xác thực nhất”, “đầy đủ nhất” đi nha! Nhưng …quí vị cũng coi chừng đấy… Điều mà quí vị nghiên cứu hay cả “khám phá” ra biết đâu chỉ là “cái xác” cái “cặn bă” c̣n “cái Hồn” của văn hóa đă bay xa rồi! (Smile)
Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Sáu: của học giả Hồ Hữu Tường: Trong cuốn sách mỏng nhưng đọc rất thích thú và hấp dẫn vô cùng:“Tương lai Văn Hóa Việt Nam” (5) Học giả Hồ Hữu Tường đă định nghĩa “Văn Hóa là cái ǵ làm cho con người trở thành NGƯỜI (Người Viết Hoa) .
Đây cũng là một định nghĩa sâu sắc độc đáo và mới lạ
- Trong “Tương Lai Văn Hóa Việt Nam” học giả Hổ Hữu Tường đă lên tiếng “chê” định nghiĩa “văn hóa gốc” của Tây phương chỉ là “trồng trọt” …
- Vẫn theo Hổ Hữu Tường th́ văn hóa Việt Nam là vô cùng phong phú, vô cùng cao quí và vĩ đại…. Tác giả ví như người đă t́nh cờ (hay thị kiến-tiên tri thấu thị….) khám phá thấy Văn Hóa Việt Nam là cả một kho tàng không những lớn lao mà c̣n qúi giá hơn vàng ngọc châu báu nữa cơ.. ..Lớn tới nỗi một ḿnh tác giả- cho dù suốt đời- cũng không thể nào khám phá hay khai thác hết được nên tác giả phải lên tiếng GỌI ĐÀN….
- Lối định nghĩa văn hóa của Hồ Hữu Tường không những sâu sắc, độc đáo mà c̣n mới lạ nữa. Mới lạ ở điểm: Hồ Hữu Tường là người đầu tiên tại Việt Nam đề cập tới sứ mạng của văn hóa. Văn hóa không chỉ có vai tṛ hay tác năng giáo hóa con người mà cao hơn thế, văn hóa có SỨ MẠNG làm cho con người trở thành NGƯỜI (Chữ Người Viết Hoa) Tới đây có người sẽ hỏi: Chữ người “viết thường” với chữ “Người viết Hoa” khác nhau như thế nào? Xin thưa chữ người viết thường là con người “b́nh thường” như tất cả chúng ta (Vừa có tốt vừa có xấu…) hay c̣n gọi là con “người phàm” (phàm phu) Mà đă là con người phàm phu là con người “bất toàn” (c̣n rất nhiều khuyết điểm-v́ nhân vô thập toàn mà…-C̣n chữ NGƯỜI (viết hoa) là con Người hoàn hảo đạt tới cứu cánh CHÂN THIỆN MỸ. Tất cả đều hoàn thiện ở nơi ḿnh hay c̣n gọi là con người TOÀN VẸN TRỌN LÀNH. Dĩ nhiên đây chỉ là “lư tưởng”, nhưng đích thực văn hóa quả có sứ mạng đó.Chỉ với một định nghĩa ngắn gọn này, Hồ Hữu Tường đă đưa Văn Hóa Việt Nam trở thành một cái “Đạo của Dân Tộc” (Trước Hồ Hữu Tường nhà văn hóa lớn Lư Đông A cũng chủ trương đưa Văn Hóa Việt trở thành một Đạo Sống của dân tộc) Đây là một đề tài rất hay, chúng ta sẽ bàn trong một dịp khác!
Định Nghĩa Văn Hóa Thứ Bảy: Năm 2002, Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục, Khoa Học Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đă thống nhất đưa ra một định nghĩa mới về Văn hóa như sau:
“Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn,vật chất,,trí thức, và xúc cảm của một xă hội hay một nhóm người trong xă hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống gía trị, truyền thống và đức tin” (6)
Định nghĩa văn hóa của UNESCO có ưu điểm:
- Tương đối đầy đủ…
- Dễ hiểu, phổ thông
- Bao quát nhiều thành tố, nhiều lănh vực và mô h́nh văn hóa
- Trung thực trung dung (bằng cách nêu lên những đặc trưng của văn hóa: từ “tâm hồn,vật chất, trí thức, và xúc cảm, văn học, nghệ thuật… lại thêm cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin…
Mặc dầu vậy, định nghĩa trên cũng c̣n một vài ba khuyết điểm:
- Chưa xác định rơ bản chất văn hóa là ǵ?
- Không đề cập đến tính chất “Động –Tĩnh” của văn hóa
- Không đề cập đến chức năng và sứ mệnh của văn hóa…
Bookmarks