Quân Đội Nhân Dân Việt Nam - Yếu Tố Bất Ngờ Tiêu Diệt CSNV ?
QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CẦN CẢI TỔ, NHƯNG CHƯA CẦN TIỀN (PHẦN 1) ( DƯƠNG THÀNH TÂN)
Nếu có chiến tranh, người lính Việt Nam sẽ được đảng cộng sản ban tặng cho danh từ anh hùng và …liệt sĩ! Và những ǵ đảng cộng sản dành cho họ sau này, mọi người đă đều thấy: một nấm mồ xanh cỏ hiu quạnh, một mớ giấy ban khen, một loạt huy chương đeo đầy ngực nhưng không có đến một căn nhà tươm tất để ở, thiếu điều c̣n bị cướp nữa.
“…Chẳng có người nào thắng bằng cách hy sinh cho đất nước của ḿnh. Người thắng làm cho những kẻ ngu xuẩn bên kia chết cho đất nước họ…”
Là một quân nhân chuyên nghiệp trong đơn vị tác chiến của khối NATO, nhân dịp đọc bài QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CẦN PHẢI CẢI TỔ của Wendell Minnick. Tôi cũng đồng t́nh rằng Việt Nam cần hiện đại hóa quân đội.
Ngoài chuyện mua thêm vũ khí và huấn luyện cho binh sĩ sử dụng, quân đội Việt Nam c̣n cần hiện đại hóa xâu xa hơn. Phải xem lại vai tṛ của người lính và so sánh cách dùng lính tráng như thế nào trong những quốc gia dân chủ lẫn các quốc gia độc tài. Nhất là thành thực với quá khứ để t́m ra những quy tắc bất di bất dịch về quân sự để lập ra những phương án ó thể chống trả được kẻ thù. Qua đó chúng ta sẽ tránh được những thiệt hại không đáng có. Xin bạn đọc tham khảo:
DANH TƯỚNG, ANH HÙNG, HY SINH... NHỮNG DANH TỪ KHÔNG CẦN THIẾT TRONG CHIẾN TRANH HIỆN ĐẠI
Người Việt tức giận v́ lịch sử bị đảng cộng sản bóp méo. Nhưng nghĩ cho cùng, lịch sử ở nước nào cũng bị bóp méo. Lịch sử về chiến tranh c̣n bị bóp méo kinh khủng hơn. Thua th́ biến thành thắng. Thắng nhỏ th́ trở thành thắng lớn. Kẻ kém may mắn bị chết th́ thành liệt sĩ, anh hùng. Kẻ may mắn thành công th́ trở thành danh tướng, kỳ tài.
Lịch sử đă bị bóp méo từ khi có …lịch sử. Thế kỷ thứ 12 trước Công Nguyên, Pharaon Ramsès II thua trận ở Qadesh, qua tay các sử gia Ai Cập lại là một chiến thắng huy hoàng.
Khi Mông Cổ xâm lăng nước Nhật, bị dân quân đánh tả tơi. Qua tay các sử gia họ nói là bị băo Thần Phong đánh ch́m. Sử Nhật được viết như vậy để có lợi cho giới tu sĩ v́ đă có công lao …cầu Trời khẩn Phật. Và có lợi cho Nhật Hoàng, v́ có sự ủng hộ thiêng liêng của thần thánh. Phía Mông Cổ cũng chấp nhận vậy để che lấp sự nhục nhă bị bại trận giữa người với người. Và cũng để chạy tội v́ thiếu chuẩn bị thuyền tàu bè đi biển cho một cuộc viễn chinh dài đến 800km. Nghiên cứu hiện nay xác định rằng quân Mông Cổ đă thua trận trước khi băo táp đến.
Hitler xem những chiến công của quân đội Đức là do tài ba của ḿnh. C̣n thất bại là do lỗi người khác. “Thiên tài quân sự” Vơ Nguyên Giáp ở xa chiến trận Điện Biên Phủ, đă cướp công của những người đă hy sinh mồ hôi nước mắt và xương máu để tự cho ḿnh công trạng đầu tiên và quan trọng nhất.
Khoa học về chiến tranh không có thần thánh. Mọi chuyện thắng thua đều có nguyên nhân, lư do, bằng chứng… Và nhiều khi với những lư do rất tầm thường. Hoàng đế Napoléon thắng được nhiều trận là nhờ ông biết tập trung hỏa lực pháo binh vào điểm yếu nhất trong trận địa của đối phương. Sau đó khai thác lỗ hổng này bằng cách dạy bộ binh chiến đấu ở vận tốc 120 bước/phút thay v́ 70 bước/phút của đối phương.
Đức khai thác được chiến tranh cơ giới là nhờ những thùng xăng jerrycan. Không quân Đồng minh khống chế được bầu trời Đức Quốc Xă, vào ra như chốn không người cũng nhờ b́nh xăng phụ gắn thêm cho phi cơ khu trục.
Những chiến thắng của dân tộc Việt Nam, nếu nh́n theo khía cạnh khoa học, cũng không đến mức thần thánh. Xin mổ xẻ cuộc chiến tranh với Mông Cổ, điều mà người ở Việt tự hào nhất để t́m lư do chính đáng.
Sử Việt chép Việt Nam ba lần đánh thắng quân Mông Cổ. Nhưng nếu đem công tâm mà xét th́ chỉ có… 2 lần.
Trước khi xâm lăng, Mông Cổ thường làm một cuộc đột kích (raid). Họ đă đổ bộ và càn quét Hataka, một thị trấn miền nam nước Nhật. Trong lúc dân quân Nhật lo t́m cách chống trả th́ quân Mông Cổ rút mất. Nhật không thắng Mông Cổ 2 lần mà chỉ 1 lần. Quân Mông Cổ thường đo lường khả năng chiến đấu của đối phương bằng cách này. Nên chiến thắng Việt Mông lần đầu tiên chép trong lịch sử Việt Nam không thể kể như là một chiến thắng. V́ trước sau ǵ Mông Cổ cũng rút quân. Đúng hơn phải xem là một cuộc trinh sát bằng vũ lực (reconnaissance by fire). Chưa trọn hai tuần lễ mà Ngột Lương Đột Thai, một danh thần của Mông Cổ đă đem quân đến tận Thăng Long th́ phải biết sự di chuyễn của họ thần tốc đến cỡ nào.
Lần thứ hai mới nên xem là trận chiến Việt-Mông chính thức. Tác giả bài này cố công t́m trong sử Việt nguyên nhân tại sao quân Mông Cổ lúc đầu thắng trận này đến trận khác. Sau đó lại thua trận này đến trận khác mà không có một giải thích cụ thể. Tại sao họ lại thua?
Sử gia Đào Duy Anh nêu ra ba lư do :
1. Người Mông Cổ đi đánh xa, chỉ mong cướp bóc để nuôi quân, nếu không được th́ dễ bị khốn v́ thiếu lương.
2. Quân Mông là người phương Bắc, không hạp thủy thổ.
3. Đại đa số quân lính là người Trung Hoa bị chinh phục, tinh thần chiến đấu không có, gặp khó khăn là chán.
Chiến binh Mông Cổ là những kỵ binh hoàn hảo nhất trong mọi thời đại. Mỗi người lính có nhiều chiến mă (có sách ghi đến tới cả 18 con). Có chiến mă chỉ chuyên dùng cho di chuyễn, tải lương. Và chiến mă khác th́ chỉ dùng cho trận mạc. Kỵ binh Mông Cổ có thể vừa ngủ trên lưng ngựa vừa di chuyễn. Họ biết dùng lương khô. Họ có thể ăn cả thịt sống. Nhiều khi cấp bách quá th́ họ hút máu chiến mă của ḿnh. Tóm lại, quân đội Mông Cổ chỉ cần nước và cỏ, giống như ở sa mạc của họ là sống được. Những chiến binh “tự túc” này hầu như không cần tiếp viện. Bị chặn lương thực hay bị chiến lược nhà không vườn trống (ngày nay gọi là tiêu thổ kháng chiến) không thể làm họ nao núng.
V́ phần đông là quân lính Trung Hoa nên không có tinh thần chiến đấu?
Lư do này chỉ ảnh hưởng rất ít. Luật lệ của Mông Cổ là hễ có một người phạm tội, th́ nguyên đơn vị đó sẽ bị xử trảm. Ai không chiến đấu với một kỷ luật sắt thép như thế? Người Mông Cổ rất tàn bạo với quân thù nhưng cũng rất độ lượng với những dân tộc thuần phục. Nhờ chánh sách chiêu hàng đăi sĩ, nhiều người tài từ các bộ lạc thiểu số Tống, Hồi và ngay cả người Việt đă làm quan trong triều đ́nh Mông Cổ. Nghe đâu Marco Polo, người Ư cũng đă từng làm quan trong triều Đại Nguyên. Phải chăng lư do lương thực và thiếu tinh thần chiến đấu là do các sử gia Việt suy diễn ra rồi viết thế?
Lư do v́ không hạp thủy thổ cần bổ xung. Dân du mục Mông Cổ mặc quần áo bằng da thú. Khi bị mục rách, rớt ra th́ họ đắp thêm tấm da mới bên ngoài. Cung tên của Mông cổ bắn rất xa là nhờ lắp ráp nhiều chất liệu hổn hợp, nào là sừng, cây, gân, ruột... (composite bow). Tất cả được ráp dính nhau bằng một chất keo. Chất keo được chế tạo bằng các đun nóng. Chiến mă Mông Cổ th́ chịu được khí hậu khắc nghiệt của xứ này v́ có lông rất dày.
Nhưng khi gặp khí hậu vừa nóng vừa ẩm của Việt Nam th́ quần áo của Mông Cổ thành ổ vi trùng. Cách ăn thịt sống sau khi đă làm mềm dưới yên ngựa là nguồn gây bệnh. Cung tên bị mưa dầm lẫn không khí ẩm thấp làm thấm mục thành bất khiển dụng. Ngựa có quá nhiều lông nên dễ bị bệnh dịch...
Có phải lư do quan trọng nhất khiến quân Việt chiến thắng là chiến đấu với một đoàn quân bệnh hoạn???
Nói cách khác, quân Mông Cổ không thua quân Việt, mà thua v́: Nhiệt độ + Hơi nước = Vi trùng. Quân dân Việt Nam đă thắng quân Mông Cổ. Không có nghĩa là Việt Nam có nhiều anh hùng, danh tướng hơn họ. Chỉ v́ quân Mông Cổ bị những trở ngại mà dân bản xứ không có. Đọc giả yêu nước nào có giận th́ cũng xin chịu. V́ những cuộc bại trận trên thế giới thường có những lư do tầm thường như thế. Danh tướng Nă Phá Luân thua trận ở Waterloo, chỉ v́ bị Blucher vô t́nh đem quân đến ngay sau lưng trận địa của quân Pháp, đă than thở:
"Chỉ có hai loại kế hoạch. Đúng hay sai. Kế hoạch đúng nhưng gặp nhiều trở ngại không tiên đoán được sẽ trở thành sai. C̣n kế hoạch sai mà gặp nhiều trở ngại lại biến thành đúng!"
Napoléon trong chận chiến Waterloo
Mà danh tướng là ǵ? Nói dông dài nhưng chỉ có 2 nhiệm vụ:
a) Trong thời b́nh th́ huấn luyện binh sĩ cho tinh nhuệ, cung cấp lương bổng đúng mức, trang bị vũ khí lợi hại nhất.
b) Trong thời chiến th́ t́m mọi cách để binh sĩ chiến đấu trong thế thượng phong trong mọi lănh vực như đạn dược, vũ khí, yểm trợ, cứu thương, chiến thuật, quân số…
So với Trung Quốc, hiện nay quân đội Việt Nam không có hai điểm a lẫn b. Ở chóp bu, Việt Nam cũng không có danh tướng.
Đặc điểm của mọi chế độ độc tài là những người tài ba không phải là những người được ưu tiên nắm quyền hành, mà lại là những người trung thành với chế độ. Dù những người trung thành này rất ngu xuẩn. (V́ lên ngôi nhờ đảo chính, Napoléon cũng rất sợ bị đảo chánh. Nên hầu hết những người mà ông cho lên chức tước trong quân đội là những người có ơn nghĩa cá nhân với ḿnh. Ông từng chê thống chế Michel Ney, một cận thần của ông là dũng cảm hơn nhiều người nhưng có kiến thúc quân sự thua anh binh nh́!) Quân đội cộng sản Việt Nam hiện nay không có tướng tài là một lẽ thường t́nh.
Chính quyền Cộng sản thay thế điều a lẫn b bằng cách hô hào binh sĩ của ḿnh làm bia đở đạn, tuyên dương anh hùng những người lính đă chết. Ngay cả những tai nạn không có liên quan ǵ đến sự can đảm, hào hùng. Lịch sử Á Đông đă đề cao hai danh từ danh tướng và anh hùng, xem như những yếu tố quyết định của chiến trường. Đây là những suy nghĩ sai lầm cần phải dẹp bỏ. Một quân đội hiện đại không cần anh hùng. V́ trong chiến tranh hiện đại, không có sự hào hùng nào cản đỡ nổi sự tàn phá của bom đạn cả.
Warfighting Ethos, Anh Hùng Với “Điều Kiện”.
Với đầu óc thực tiễn, người phương Tây có cái nhận định rất khác về danh từ anh hùng. Chẳng ai sinh ra là anh hùng cả. Khi được huấn luyện kỹ càng, trang bị đầy đủ, yểm trợ dồi dào, vũ khí tân tiến, chiến đấu trong hoàn cảnh thuận lợi… th́ người lính tầm thường nào cũng thành sư tử. Một trong những hậu quả của nhận định này làm dân tộc Tây Phương cố công chế tạo ra những vũ khi càng ngày càng tối tân, dễ sử dụng, chính xác, có sức sát thương lớn... Và đă áp đảo thế giới mấy trăm năm nay.
Ngược lại, những người lính can trường nào bị thiếu ăn, thiếu ngủ, hết đạn, không được tiếp tế, không được chỉ huy, không c̣n đồng đội… cũng trở thành khiếp nhược. Bá tước Wellington, người đă thắng Napoleon, đă công nhận:
Người lính nào mà không trốn chạy!!!
Trong giáo dục của người Á Đông, trốn chạy là một sự hèn nhát. Nhưng người Tây Phương không có tâm trạng này. Khi tàu ch́m, đô đốc Nhật chết theo tàu. C̣n đô đốc Mỹ bước qua tàu khác để tiếp tục chỉ huy và chiến đấu.
Một trong những chiến tướng tài giỏi nhất của Đồng Minh, Georges Patton đă nói: “Chẳng có người nào thắng bằng cách hy sinh cho đất nước của ḿnh. Người thắng làm cho những kẻ ngu xuẩn bên kia chết cho đất nước họ”.
Nếu danh tướng, anh hùng không phải là yếu tố quyết định chiến trường, vậy cái ǵ mới là yếu tố quyết định? Xin mượn lời của ông Đỗ Cao Trí, một chiến tướng lừng lẫy nhất của Việt Nam Cộng Ḥa (mà ông cũng chỉ nói theo những người đi trước) :
“Sức mạnh của một đơn vị bộ binh chiến đấu không phải ở lớp sĩ quan chỉ tay năm ngón, mà nằm trong lớp hạ sĩ quan cốt cán". Tóm lại, bộ binh là hoàng hậu chiến trường, và thắng hay bại tùy thuộc vào cấp bậc từ hạ sĩ đến thượng sĩ nhất.
Có nghĩa là yếu tố quyết định vẫn do người lính. Vỏn vẹn chỉ thế thôi.
Trong lịch sử nhân loại, anh hùng đi đôi với… liệt sĩ. Staline kêu gọi Hồng Quân chiến đấu anh hùng, bảo vệ đất mẹ… và binh sĩ Liên Xô bị chết nhiều nhất trong thế chiến thứ hai. Nhiều hơn cả đối phương, trong khi quân đội Đức phải giao chiến với Liên Xô, Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Ba Lan… Điều cộng sản Liên Xô ít nhắc tới là ba năm trước, Staline đă thanh trừng giết hết gần 80% sĩ quan cao cấp của Hồng quân. (Staline đă áp dụng quy luật của độc tài: Không cần người giỏi, chỉ cần người trung thành).
Quân đội Trung Hoa đă nêu cao anh hùng tính, nghĩa vụ cộng sản quốc tế... Từ trên máy bay, Đồng minh thấy sông ở Đại Hàn thành màu đỏ v́ quân Trung Cộng chết quá nhiều.
Trong chiến tranh Việt Nam, cộng sản Việt Nam cũng hô hào anh hùng để rồi đẩy những tân binh ra chiến trường. Họ chưa kịp sợ th́ đă bị đưa lên bàn thờ.
Quốc gia độc tài và nghèo nàn nào cũng chú trọng vào lực lượng an ninh mà lơ là quân đội. Quân đội Việt Nam không được huấn luyện, trang bị đúng mức, được đặc quyền đặc lợi bằng lực lượng công an cũng là chuyện… b́nh thường. Bây giờ bị Trung Quốc đe dọa, họ lại lấp liếm khuyết điểm này, đảng cộng sản đề cao « anh hùng tính » của binh sĩ; một cách nhồi sọ để đẩy binh lính ḿnh vào chỗ chết.
Nếu có chiến tranh, người lính Việt Nam sẽ được đảng cộng sản ban tặng cho danh từ anh hùng và …liệt sĩ! Và những ǵ đảng cộng sản dành cho họ sau này, mọi người đă đều thấy: một nấm mồ xanh cỏ hiu quạnh, một mớ giấy ban khen, một loạt huy chương đeo đầy ngực nhưng không có đến một căn nhà tươm tất để ở, thiếu điều c̣n bị cướp nữa.
Dương Thành Tân
Bookmarks