Page 75 of 78 FirstFirst ... 25657172737475767778 LastLast
Results 741 to 750 of 775

Thread: Lượm lặt đó đây

  1. #741
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Meet the Comac C919, the first mainline airliner made by a Chinese company that could begin deliveries this year

    https://www.businessinsider.com/coma...-as-of-2021-23

    https://nuocnha.blogspot.com/2022/08...-airliner.html

    Comac C919, chiếc phi-cơ đầu tiên của một công-ty Trung-hoa sắp được giao cho khách trong năm nay (Comac: Commercial Aircraft Corporation of China: Tổ-hợp Hàng-không Thương-mại Trung-hoa)
    Taylor Rains Feb 13, 2022, 7:25 AM

    Taylor is a Junior Reporter on the Business News desk with a particular focus on aviation and airlines.


    Comac C919. Shi Yuge/VCG via Getty Images

    Công-ty làm máy bay Comac hy-vọng có thể giao sản-phẩm đầu tiên C919, sáu năm trễ hơn dự kiến.
    Chiếc máy bay thân nhỏ có thời gian sản-xuất dài vì những vấn-đề kỹ-thuật và cung cấp thiết bị chậm trễ.
    Trung-hoa hy-vọng chiếc C919 sẽ giúp họ bớt lệ-thuộc vào ký-thuật của nước ngoài như Boeing và Airbus.


    C919 là chiếc máy bay chở khách thuộc loại thân hẹp được tổ-hợp nhà nườc có tên "Tổ-hợp Hàng-không Thương-mại Trung-hoa": Commercial Aircraft Corporation of China (Comac) sản-xuất để cạnh-tranh với hai hãng dẫn đầu thế-giới là Boeing và Airbus.
    https://i.postimg.cc/rFmxCt1G/C919-2.webp
    Comac C919. Reuters
    https://www.businessinsider.com/chin...rrived-2015-11

    Sau khi bắt đầu việc sản-xuất vào tháng chạp năm 2011, chiếc C919 mẫu đầu tiên được xuất xưởng vào tháng Giêng năm 2015, và bay khai-mạc trên thành-phố Thượng-Hải tháng 5 năm 2017.

    The first C919 rolls off the assembly line in 2015. STR/AFP via Getty Images

    Source: Simple Flying: https://simpleflying.com/comac-c919-final-assembly/

    Đây là công việc khó-khăn cho nhà sản-xuất, lúc đầu họ hy-vọng có thể đưa vào thị-trưởng khai thác năm 2016.
    https://i.postimg.cc/NGNrMf3K/C919-4.webp
    Production of the C919. Reuters

    Source: Aerotime Hub:
    https://www.aerotime.aero/articles/3...veries-in-2022

    Tuy nhiên, họ phải đối mặt nhiều năm với những khó-khăn kỹ-thuật và chuỗi cung ứng làm chậm trễ sự tiến hành.
    https://i.postimg.cc/gknL6bpN/C919-5.webp
    Production of the C919. Reuters

    Source: Nikkei Asia:
    https://asia.nikkei.com/Spotlight/Ca...022-deliveries

    Đặc-biệt, chính-quyền của Ông Trump năm 2020 đưa việc xuất cảng những thứ như hệ-thống lái và động-cơ phản-lực vào danh sách đen. Comac không thể mua được.
    https://i.postimg.cc/YqZG6Dqk/C919-6.webp
    C919 cockpit on display in 2017. Associated Press

    Source: Nikkei Asia:
    https://asia.nikkei.com/Spotlight/Ca...022-deliveries

    Theo báo cáo của "Trung-tâm Nghiên-cứu Chiến-lược Quốc-tế: Center for Strategic & International Studies" một trung-tâm chất xám ở thủ-đô Washington, DC; thì lối 60% thiết bị mà C919 cần đều từ các nhà sản-xuất Mỹ, vì vậy Comac phải trông chờ vào những giấy-phép đặc-biệt từ những công-ty như General Electric và Honeywell để có những thiết bị cho chiếc phi cơ phản lực của họ.
    https://i.postimg.cc/W4PdKDkH/C919-7.webp
    Production of the C919. Reuters

    Source: Nikkei Asia:
    https://asia.nikkei.com/Spotlight/Ca...022-deliveries

    Trong khi phải đối mặt với những khó khăn về chính-trị và kỹ-thuật, chiếc C919 cũng gặp sự khó-khăn từ cơ quan quản trị hàng không chính trong nước: "Civil Aviation Administration of China (CAAC)" cho tới năm 2021.
    https://i.postimg.cc/nz3MC0wy/C919-8.webp
    Comac C919. Reuters

    Source: https://asia.nikkei.com/Spotlight/Ca...022-deliveries

    Tuy vậy, họ nhắm tới việc được phép bay năm 2022.
    https://i.postimg.cc/3N6RZWh9/C919-9.webp
    Comac C919. Shi Yuge/VCG via Getty Images

    Source: https://www.reuters.com/business/aer...ft-2021-12-03/

    Phát ngôn viên Yang Zhenmei của CAAC nói với hãng thông-tấn Reuters vào tháng Chạp năm 2021 rằng nhà sản-xuất chưa hoàn tất một số chuyến bay băt-buộc.
    https://i.postimg.cc/fWgJsqdX/C919-10.webp
    Comac C919. Reuters
    Source: https://www.reuters.com/business/aer...ft-2021-12-03/

    Theo như Zhenmei, chiếc C919 chỉ mới bay 34 chuyến bay trong tổng số 276.
    https://i.postimg.cc/WbFt1mmy/C919-11.webp
    First Comac C919 test flight. Reuters

    Source: https://www.reuters.com/business/aer...ft-2021-12-03/

    Tuy nhiên, cơ quan CAAC tuyên bố việc chấp thuận cho phép chiếc C919 là mục tiêu của năm 2022. Theo Zhenmei, họ áp-dụng tiêu-chuẩn thật cao cho chiếc phi cơ phản lực, kể cả việc dùng tới 40000 ngày công xuất làm việc để coi lại tất tần tật hồ-sơ.
    https://i.postimg.cc/zf5f7smm/C919-12.webp
    Comac C919. Reuters

    Source: Global Times: https://www.globaltimes.cn/page/202201/1245592.shtml

    Dầu có các sự chậm-trễ, lại thêm dịch cúm Civid-19, chiếc C919 vẫn hỵ-vọng được giao trong năm nay.
    https://i.postimg.cc/XJP3RhPY/C919-13.webp
    Comac C919. Getty Images/Stringer

    Source: Aerotime Hub: https://www.globaltimes.cn/page/202201/1245592.shtml

    Vào ngày 19, tháng Giêng, năm 2022, ông Wu Yongliang phó tổng giám-đốc của Comac, tuyên bố với tờ báo của đảng ở Trung-hoa, The Paper, rằng "mọi việc đang tiến hành một cách có thứ-tự".
    https://i.postimg.cc/j2JKtcVQ/C919-14.webp
    Comac C919. Reuters

    Source: Aerotime Hub: https://www.aerotime.aero/articles/3...veries-in-2022

    Hãng hàng-không China Eastern Airlines sẽ là khách-hàng đầu tiên của C919 với hợp-đồng chắc-chắn mua 5 chiếc cho chi nhánh của họ là hãng máy bay rẻ OTT (One Two Three) Airlines. Hãng hàng-không còn dùng một chiếc phi cơ khác cũng do Comac sản-xuất, đó là chiếc ARJ21.


    OTT Airlines Comac AJR21 at Shanghai Pudong International Airport. Yin Liqin/China News Service via Getty Images

    Source: Aviacionline: https://www.aviacionline.com/2021/09...0manufacturers.

    AJR21, là tên tắt của Advanced Regional Jet: Phản-lực Tiên-tiến Khu-vực, là một máy bay hai động cơ, bắt đầu các chuyến bay thương mại vào năm 2016 với hãng hàng-không Chengdu Airlines.

    Chengdu Airlines AJR21. REUTERS/Aly Song

    Source: https://simpleflying.com/a-look-at-c...e-comac-arj21/

    OTT cho biết phi-cơ C919 sẽ đặt bản doanh ở Thượng-hải và bay các chuyến nội địa tới các thành-phố: Bắc-kinh, Quảng-đông, Thành-đô, và Hạ-môn.
    https://i.postimg.cc/cLWKkgY5/C919-17.webp
    Comac C919. Reuters

    Source: Aviacionline: https://www.aviacionline.com/2021/09...0manufacturers.

    Ngoài khách China Eastern, hiện có tổng cộng 815 đơn đặt-hàng chắc chắn và hứa mua từ 18 hãng hàng-không, đa số là hãng Trung-hoa, như Hainan Airlines...

    Hainan Airlines TonyV3112/Shutterstock

    Source: https://simpleflying.com/the-comac-c919/, http://english.comac.cc/products/ca/

    ...Sichuan Airlines...

    Sichuan Airlines. Sergei Bachlakov/Shutterstock

    Source: https://simpleflying.com/the-comac-c919/

    ...China Express Airlines...

    China Express Airlines. Markus Mainka/Shutterstock

    Source: https://simpleflying.com/china-expre...ac-arj21-c919/

    ...Air China...
    https://i.postimg.cc/PrWJDXcb/C919-21.webp
    Air China. Dmitry Rukhlenko/Shutterstock

    Source: https://simpleflying.com/the-comac-c919/

    ... và không phải hãng của Trung hoa như GE Capital Aviation Services, bây giờ được biết với tên AerCap, đã đặt mua 10 chiếc.
    https://i.postimg.cc/x1gdss9c/C919-22.webp
    AerCap. AerCap

    Source: https://airlinegeeks.com/2021/09/22/...es%20as%20well., https://www.aercap.com/media/news/ae...vices-from-ge/

    Comac chế-tạo C919 với ỳ định nó sẽ là máy bay chủ-yếu cho các đoạn ngắn và trung-bình, nối những trung-tâm (hub) với những thành-phố lớn hoặc nhỏ.
    https://i.postimg.cc/PqR5HPpH/C919-23.webp
    Comac C919. Reuters

    Source: http://english.comac.cc/products/ca/

    Giá cả của C919 chưa hề được loan báo, các nhà phân-tích hy-vọng nó ở khoảng $50 triệu. Giá này rẻ hơn 50% giá của chiếc Boeing 737-800 hay A320neo của Airbus, chúng theo cùng thứ tự có giá $106, và $111 vào thời điểm 2021.

    Airbus A320. Airbus

    Source: https://www.statista.com/statistics/...craft-by-type/, https://simpleflying.com/how-much-do...aircraft-cost/

    Phi-cơ này có tầm hoạt-động từ 4,075 tới 5,555 cây số (2,532 to 3,452 miles) và chuyên-chở trong khoảng 158 và 168 hành-khách, tuỳ theo cách sắp xếp loại ghế.
    https://i.postimg.cc/4x8Jvm1c/C919-25.webp
    C919 cabin interior display. Reuters

    Source: http://english.comac.cc/products/ca/

    Căn cứ vào những mô hình triển-lãm, phi-cơ có thể chở toàn khách hạng du-lịch rẻ tiền...
    https://i.postimg.cc/YShtdMXs/C919-26.webp
    Economy mockup on the C919 in 2014. JOHANNES EISELE/AFP via Getty Images
    Source: http://english.comac.cc/products/ca/

    ...hay nhiều loại hành-khách: du-lịch, thương-gia, hay một loại nữa: đại-thương-gia.
    https://i.postimg.cc/hG6cw66P/C919-27.webp
    Person trying out the C919's business seat mcokup in 2012. Reuters
    Source: http://english.comac.cc/products/ca/

    Hiện nay, C919 được đẩy bởi đông-cơ CFM LEAP-1C , được chế-tạo hỗn-hợp bởi General Electric và Safran của Pháp.
    https://i.postimg.cc/Kcnxq9Nx/C919-28.webp
    CFM LEAP engines. PIERRE VERDY/AFP via Getty Images
    Source: https://www.cnet.com/tech/tech-indus...c919-aircraft/

    Các động-cơ là loại thông-dụng có thể thấy trên các phi-cơ A320 và 737.

    Airbus A320. Airbus
    Source: https://www.cnet.com/tech/tech-indus...c919-aircraft/

    Tuy nhiên, Trung-hoa muốn rằng với thời-gian, họ sẽ dùng động-cơ của chính họ để giảm bớt sự phụ-thuộc vào kỹ-thuật của nước ngoài.
    https://i.postimg.cc/8C2gwWf7/C919-30.webp
    China-made CJ1000 engine. Feature China/Barcroft Media via Getty Images
    Source: https://www.reuters.com/article/us-c...-idUSKBN2AX0OZ

    Vì thế, họ Aero Engine Corporation of China (AECC) phát-triển một động-cơ thuộc loại turbofan có tên CJ-1000A, hy-vọng sẽ hoàn-tất vào năm 2025.
    https://i.postimg.cc/SRqFbhrq/C919-31.webp
    China-made CJ1000 engines. Feature China/Barcroft Media via Getty Images
    Source: https://www.reuters.com/article/us-c...-idUSKBN2AX0OZ

    Nhưng, nước Trung-hoa không chỉ muốn làm động-cơ của họ, họ còn muốn làm tất cả các bộ-phận của chiếc C919 trong nước.
    https://i.postimg.cc/7YH8Bqhn/C919-32.webp
    Cockpit mockup of the C919. Reuters
    Source: https://www.justice.gov/opa/press-re...06491/download

    Theo báo cáo của Crowdstrike report xuất-bản năm 2019 và của bộ Tư-pháp. Trung-hoa đã bị cáo buộc tổ-chức một kể-hoạch nhiều năm ăn cắp những sản-phẩm trí-tuệ của những công-ty ngoại quốc cung cấp thiết bị cho chiếc C919.
    https://i.postimg.cc/zXxm64RZ/C919-33.webp
    Employees working on the C919. HECTOR RETAMAL/AFP via Getty Images
    Source: https://www.justice.gov/opa/press-re...06491/download

    Cũng theo báo-cáo trên, từ năm 2010 đến năm 2015, họ đã đột-nhập những công ty như: Honeywell, Safran, và General Electric.
    https://i.postimg.cc/HkjGg3QJ/C919-34.webp
    Honeywell headquarters. DAVID BREWSTER/Star Tribune via Getty Images
    Source: https://www.justice.gov/opa/press-re...06491/download

    Bất cần việc chiếc C919 có bay ra ngoài phần đất Trung hoa hay không, Họ hy-vọng việc làm được chiếc C919 đã giúp cho kỹ-nghệ sản-xuất máy bay của họ.
    https://i.postimg.cc/fRPGTXK8/C919-35.webp
    Comac C919. Costfoto/Barcroft Media via Getty Images
    Source: Reuters
    https://www.reuters.com/business/aer...ks-2022-07-23/

  2. #742
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    15 Monster Planes That Dominate the Skies

    https://www.popularmechanics.com/fli...iggest-planes/
    https://nuocnha.blogspot.com/2022/08...ate-skies.html

    10 Biggest Passenger Planes in the World


    15 Máy bay khổng lồ ngự trị thế-giới
    Hai khoang chứa hành-khách, sáu động cơ, sải cánh dài hơn chiều dài của sân vận-động bóng tròn; thật kỳ diệu, những thằng bé to lớn này có thể cất cánh khỏi mặt đất.

    BY JAY BENNETT AND JENNIFER LEMAN
    FEB 28, 2022
    https://i.postimg.cc/KzMb3GYN/An-225-Mriya.jpg
    NOAH SEELAMGETTY IMAGES



    Bắt đầu từ chiếc máy bay như người khổng lồ "hulk" An-225 Mriya cho tới chiếc có bề ngang quá khổ Stratolaunch, chúng tôi lập một danh-sách (không theo thứ-tự nào) về 15 chiếc máy bay lớn nhất của thế-giới hiện vẫn đang hoạt-động.


    1
    Antonov An-225 Mriya

    VASILIY KOBA/WIKIMEDIA
    Về kích thườc, chiếc Antonov An-225 là chiếc phi-cơ lớn nhất thế-giới. Văn-phòng sáng -chế Antonov của Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Ukraine "Ukrainian SSR" chỉ đóng có một chiếc máy bay chở hàng khổng-lồ quái quỷ này. Kỹ-sư Antonov vẽ kiểu máy-bay này để chở chiếc phi thuyền Buran (đây là phi-thuyền của Nga giống như phi thuyền của Mỹ: space shuttle) cũng như hoả-tiển Energia để phóng chiếc Burian. Nhưng người ta tìm thấy nhiều cách dùng khác cho chiếc máy bay này sau khi tân-trang nó, cũng đúng ngay lúc chương-trình không-gian của Liên Xô xụp-đổ.

    https://i.postimg.cc/kgH1Lxnj/Olegantonov.jpg
    Oleg Konstantinovich Antonov was a Soviet aeroplane designer, and the founder of the Antonov Design Bureau, named in his honour. Antonov designed a number of Soviet aeroplanes and numerous gliders for both civilian and military use.

    https://i.postimg.cc/3R8vBcPz/Buran-on-An-225.jpg
    Buran on An-225 at the 1989 Paris Air Show
    Buran was the first spaceplane to be produced as part of the Soviet/Russian Buran programme. Besides describing the first operational Soviet/Russian shuttle orbiter, "Buran" was also the designation for the entire Soviet/Russian spaceplane project and its orbiters, which were known as "Buran-class orbiters".
    https://i.postimg.cc/66DdsYR4/Energi...a-n-pho-ng.jpg


    Chiếc An-225 là chiếc phi cơ nặng nhất được sản-xuất, trọng lượng tối-đa khi cất cánh là 710 tấn. Nó giữ kỷ-lục chở được 559,580 lbs (# 250 tấn), và có thể chở một món hàng nặng 418,830 lbs (# 200 tấn). Bề ngang của sải cánh là 290 feet (# 90 mét), cộng thêm sáu động-cơ đáng sợ.
    Trong năm 2020, chiếc phi-cơ khổng lồ này tham gia vào chương-trình toàn cầu chống COVID-19, nó chuyên-chở đồ tiếp-tế trên toàn thế-giới, tới những nơi thiết bị thiếu thốn trầm-trọng bởi đại-dịch.
    Việc Nga đang xâm-lăng Ukraine có thể đánh dấu sự chấm hết của một thời-đại. Tuy vậy, theo như báo cáo chưa được kiểm chứng, việc nó đang đậu ở phi-trường Hostomel và đang được bảo-trì có thể là dấu hiệu nó bị hư hại khi tới Ukraine.
    (Antonov Airport, also known as Hostomel Airport, is an international cargo airport and testing facility in Ukraine, located near Hostomel, which is a northwestern suburb of Kyiv. The airport is owned by and named after the Antonov aircraft manufacturing company and operated by its subsidiary Antonov Airlines)

    2
    Super Guppy của hãng Aero Spaceline

    NASA/TOM TSCHIDA

    Chiếc "Guppy: cá bảy màu" có thể là một con mồi, "Super Guppy: cá bảy màu lớn" là một động-vật ăn thịt. Chiếc máy bay có kiểu như bị phỏng rộp mà hầu hết cơ sở công, tư cho về hưu; ngoại trừ một, đó là Cơ-quan Quản-trị Hàng-không và Không-gian Hoa-kỳ (NASA). Cơ-quan Không-gian Mỹ thấy bề ngang của của "Con cá 7 mầu" thích-hợp cho việc chuyên-chở Phi-thuyền không-gian và các bộ-phận của hỏa-tiễn.
    Chiếc Super Guppy được chế-tạo từ thân của một chiếc "Boeing C-97 Stratofreighter: Chuyên chở đa dụng", bay lần đầu năm 1965. Chiếc máy bay bán phản-lực này đa phần được thay thế bằng chiếc máy bay phản lực "Airbus Beluga: Cá voi"; để chở những vật dụng hình dáng cồng kềnh. Cho tới ngày nào, cơ quan NASA vẫn còn dùng chiếc "Super Guppy: cá bảy màu lớn", nó vẫn còn làm người ta ngạc nhiên khi thấy chúng bay trên trời. Cơ-quan NASA rất thích Super Guppy.


    3
    "C-5 Ngân-hà" của hãng Lockheed

    STOCKTREK IMAGESGETTY IMAGES

    Với sức chở cả 135 tấn, chiếc "C-5 Ngân-hà" là chiếc phi-cơ lớn nhất được quân-đội Hoa-kỳ dùng thường xuyên. Không-quân Mỹ loan báo họ vừa đặt quái vật hàng-không này trở lại tình trạng sẵn-sàng vào tháng 5, năm 2017.
    Khoang chứa hàng của chiếc C-5 có thể chở: 2 xe tăng M1 Abrams, 16 xe díp Humvee, 3 máy bay "Black Hawk: Đại-bàng đen", hay nhiều xe cộ khác. Nếu không chở gì, chiếc C-5 có thể bay 7000 dặm (# 11000 cây số) không cần tiếp-tế nhiên-liệu; nó là phi-cơ vận-tải có tầm hoạt-động dài nhất trên thế-giới. Khi Không-quân cần chuyên chở một số lớn đồ vật một cách mau chóng, họ nghĩ tới chiếc C-5.


    4
    Boeing 747 Dreamlifter "Boeing 747 ước mơ bay bổng "

    YAMAGUCHI YOSHIAKI/WIKIMEDIA

    Trong thập niên cuối thế-kỷ 20, hãng Boeing thấy mình cần một chiếc máy bay vận-tải có khoang chứa hàng to lớn để chuyên chở những vật-liệu cho chiếc "Máy-bay trong mơ 787", có các thành-phần được sản-xuất ở khắp thế-giới. Giải-pháp là thiết-kế thành-phần của chiếc 787 lọt vào khoang hàng của chiếc 747.

    Với khoang chứa hàng 65,000 cubic feet Chiếc "747 ước mơ bay bổng" là chiếc phi-cơ vận-tải lớn nhất thế-giới, nó có thể chở gấp 3 lần chiếc vận-tải cơ 747-400F. Bốn chiếc "747 ước mơ bay bổng" mà Boeing sản-xuất dùng bộ-phận chuyển hàng dài nhất thế-giới, nó có thể chuyển thùng hàng nặng 125 tấn.

    5
    Antonov An-124 Ruslan​​ của Nga

    SERGEY KUSTOV/WIKIMEDIA

    Đây là một quái vật nữa được vẽ kiểu và thực-hiện bởi "Văn-phòng sáng-chế Antonov". Chiếc An-124 Ruslan, được Không-quân Nga điều-hành, là chiếc phi-cơ lớn nhất thê-giới. Trải qua gần 30 năm kể từ khi được trình làng năm 1984, chiếc An-124 (khối NATO đặt tên là: Condor: Chim kền kền) được kể là phi-cơ vận-tải lớn nhất trên thế-giới, ngoài chiếc máy bay duy-nhất An-225. Chiếc Boeing 747-8F qua mặt chiếc An-124 năm 2011.
    Với khả-năng chở đã được chứng-minh là 165 tấn, chiếc An-124 có sức chở lớn hơn chiếc "C-5 Ngân-hà", tuy vậy, tầm hoạt-động không xa bằng chiếc C-5. Đây là một chiến-thắng kỹ-thuật của Liên-Xô, chiếc An-124 vẫn tiếp-tục sứ-mạng chuyên-chở bằng đường hàng-không cho nước Nga hiện nay.

    6
    Pháo đài bay Boeing B-52

    GETTY IMAGES

    Máy bay B-52 bắt đầu hoạt-động năm 1955, hiện nay mẫu B-52H là mới nhất, và bắt đầu bay năm 1961. Máy bay ném bom B-52 được kể là hàng ông nội/ngoại: tuy già nua, nhưng vẫn giáng những đòn sắt thép xuống đối-thủ.
    Chiếc BUFF (Big Ugly Fat F***er: Mụ già vừa xấu, vừa mập) có thể chở 70,000 lbs (# 35 tấn ) vũ-khí, từ bom thường có đầu đạn được hướng dẫn điện tử chính-xác, cho tới bom hạt nhân. Trong khi chiếc máy bay tàng hình B-2, và chiếc siêu thanh B-1 có thể cho về hưu khi chiếc B-21 được trình làng, thì Không quân muốn thay thế động-cơ mới cho chiếc B-52 để tăng thêm sự hữu hiệu và tầm hoạt-động.
    https://i.postimg.cc/cC493Txc/B-1-B-refueling.jpg
    B-1 Bomber


    7
    Ilyushin Il-76

    VADIM SAVITSKYGETTY IMAGES

    Trong thời-đại còn nước Liên-Xô, chiếc máy bay vận-tải này là phương-tiện chuyên chở tiêu-chuẩn. Nó có sải cánh 164 foot (# 50 mét), có thể chở 140 binh-sĩ, sức chở tối-đa 50 tấn.

    Chiếc Ilyushin Il-76 được chế-tạo để hoạt-động trong điều-kiện khắc-nghiệt. Nó được thử-nghiệm năm 1971, được và được sản-xuất hàng-loạt ba năm sau đó. (Nó có thể cất và hạ cánh rất ngắn trên một đường băng không được lát gạch/đá và bay trong mọi thời-tiết dễ dàng.) Theo báo http://military-today.com/ 800 chiếc đã được sản-xuất, nhiều nước ngày nay vẫn còn đang dùng.

    8
    Máy bay cá heo BelugaXL của Airbus

    AIRBUS

    Hãy tránh ra Beluga. Có một con cá voi lớn hơn trong thành-phố.
    Được vẽ kiểu năm 2014, chiếc BelugaXL qua 200 lần bay thử-nghiệm, và tới năm 2020 mới chính-thức hoạt-động. Nó gia nhập hãng hàng-không khổng-lồ Airbus để chuyên chở toàn cầu những món "Hàng To Lớn".
    Máy bay này thật to lớn. Nó dài tới 206 feet (# 60 m) và tiết diện (của thân) lớn nhất so với bất kỳ máy bay vận-tải nào. Một cặp động-cơ bán phản lực Rolls-Royce Trent 700 giúp chiếc máy bay lớn như "Hulk" này cất cánh.
    Nó có đầu cánh hơi cong lên như chiếc A300-600 Siêu Vận-tải trước đó. Chiếc BelugaXL chở hai cánh của chiếc A350 XWB. (Chiếc Beluga thế-hệ trước chỉ chở được một.)

    9
    "Nữ hoàng của Trời xanh" Boeing 747

    GETTY IMAGES

    Chiếc "Ước mơ bay bổng" Dreamlifter đã ở trong danh-sách này, nhưng nó chỉ là một phần nhỏ nhoi mà "Nữ hoàng của Trời xanh" đã làm. Hãng Boeing đã sản-xuất 1500 chiếc B747, và phi cơ được dùng như máy bay chở khách, chở hàng lớn nhất thế-giới; một trung-tâm điều động quân-sự trên không: Air Force One
    Các hãng hàng-không đang thay thế chiếc B747 với những phi cơ chỉ có một lối đi ở trong khoang có khả-năng bay xuyên đại dương. Nhưng B747 là chiếc phi cơ duy nhất được sản-xuất hàng loạt có 4 động cơ, và có 2 lối đi trong khoang hành-khách, nó còn được dùng thêm một thời-gian nữa.

    10
    Boeing C-17 Globemaster III: "Bậc thầy của thế-giới"

    BOEING

    Chiếc C-5 Ngân-hà có thể là chiếc máy bay quân-sự lớn nhất, nhưng chiếc C-17: "Bậc thầy của thế-giới" mới là phi-cơ vận-tải chính. Nó được bay lần đầu năm 1991, và tới nay có 279 chiếc được sản-xuất.
    Chiếc C-17 vận-tải này có thể nhấc bổng ̉ 85,5 tấn, cho các chuyến bay khắp địa cầu như chuyên-chở quân-đội và vũ-khí của họ, bay những chuyến cứu-trơ, và di-tản cũng như các tuyến rải hàng xuống đất.

    11
    Airbus A380
    https://i.postimg.cc/yN8MqF3t/Air-Bus-380.jpg
    GETTY IMAGES

    Chiếc Airbus A380 là chiếc B747 của Âu-châu, và chiếc A380-800 là chiếc máy bay chở khách lớn nhất được sản-xuất, chở được 850 khành-khách. Nó dùng để bay những chặng đường dài nhất quanh thế-giới; nhưng cũng như chiếc B747, nó đang được thay thế dần bằng những mày bay nhỏ hơn, có cùng tầm bay xa.
    Chiếc Airbus A380 giống như chiếc xe buýt bay, nó chở nhiều hành-khách hơn những máy bay khác.

    12
    "KC-10 Nối dài" của McDonnell Douglas
    https://i.postimg.cc/gjmy5Kn6/KC-10-Extender.jpg
    U.S. AIR FORCE

    Chiếc "KC-10 Nối dài" của McDonnell Douglas là chiếc phi cơ chở xăng dầu lớn nhất thế-giới. Với sải cánh tới 164-foot (50.406 m), nó có thể chở một khối xăng dầu khổng-lồ 52,250 gallons = 365,000 lb (165,561 kg)
    Không quân đang trong tiến trình tiếp nhận máy bay chở xăng mới, chiếc Boeing KC-46 "Pegasus: Ngựa bay". Chiếc này hữu dụng và có dụng cụ bay tối-tân hơn chiếc KC-10, nhưng chiếc máy bay 3 động cơ phản-lực "KC-10 Nối dài" vẫn có lợi thế hơn chiếc "Pegasus: Ngựa bay" với sức chở thêm lối 70 tấn.


    13
    Stratolaunch
    https://i.postimg.cc/7LXq0HS8/Strato-Lunch.png
    STRATOLAUNCH SYSTEMS

    Chiếc "Máy bay_Phi thuyền" của Paul Allen quả là một quái vật. Được làm từ hỗn-hợp than (Carbon) và sợi thủy-tinh. Nó có hai thân và sáu động-cơ có sải cánh dài nhất thế-giới 385 feet (# 120 m) từ đầu cánh này tới đầu cánh kia. Nếu ta đặt chiếc "Máy bay_Phi thuyền" này trên một sân túc cầu, thì sải cánh chườm qua cột lưới hai phía thêm mỗi bên 12.5 feet (# 4 m) .


    Chiếc máy bay này được chế-tạo để chuyên chở một hoả-tiến lên tới tầng khí quyển Stratosphere (từ 5/15 km -- lên tới 50/60 km) tại đây hoả-tiễn được thả ra và tự-động khai hỏa để bay vào không-gian. Đây là cách thứ hai tiết-kiệm được năng lượng cần-thiết chống lại sức hút của trái đất lên tới độ cao này. Hơn nữa có thể phóng nhiều hỏa-tiến nhanh chóng hơn. (Chiếc Stratolaunch có thể chở 3 hoà tiễn nhỏ.) Hãng Virgin Orbit cũng đang có kế-hoạnh tương-tự dùng phi-cơ 747-400.
    Vào năm 2018, Stratolaunch thử-nghiệm chạy trên đường băng với vận-tốc chậm, rồi vận-tốc cao (hai thân của máy bay gần mép của phi-đạo) đây là lần đầu tiên nó di chuyển bằng 6 động cơ bán phản lực Pratt & Whitney.


    14
    Tupolev Tu-160 (Blackjack)
    https://i.postimg.cc/6ptrpc0j/tupolev-tu-160.jpg
    ALEX BELTYUKOV/WIKIMEDIA COMMONS

    Chiếc Tupolev Tu-160 là chiếc máy bay chiến đấu siêu thanh nặng nhất được sản-xuất. Nó cũng là chiếc máy bay có cánh "thay đổi được" (đang là hai cánh ngang, chuyển thành hai cánh hình tam giác). Nó được NATO đặt tên: Blackjack: (Một con bài). Sải cánh 183-foot (# 50 m), và trọng lượng cất cánh 606,271 lbs (# 300 tấn),
    Liên bang Xô-viết vẽ kiểu và sản-xuất 36 cái. Nó bay lần đầu năm 1981, và đoạt 44 giải quốc-tế về hàng-không. Nó là chiếc phi-cơ bỏ bom sau cùng của Liên-Bang-Xô-Viết.
    But the Tu-160—nicknamed the “White Swan”—is making a comeback. In 2015, Russia revived the monster plane and ordered it to production again. The newly revamped Tu-160R made its inaugural flight in January 2018.
    Chiếc Tu-160 còn có một tên lóng nữa là “White Swan: Thiên Nga Trắng”, và có một trang sử mới. Năm 2015, Nga khởi động lại sự sản-xuất, và chiếc đầu tiên đặt tên Tu-160R đã bay thử tháng Giêng năm 2018.

    15
    Boeing 777-9
    https://i.postimg.cc/Yqs7pDMk/Boeing-777-9.jpg
    DAVID RYDERGETTY IMAGES

    Boeing 777-9 là chiếc phi-cơ hai động-cơ lớn nhất, có khả-năng bay xa nhất, được khai-thác thương-mai. Nó dài 251 ft , chở được 425 hành-khách trên chuyến bay dài 7,285 dặm (# 5000 km) quanh trái đất. Theo CNN, mỗi chiếc 777-9 có sải cánh (với phần đầu cánh cụp lại được) và làm bằng hỗn-hợp Than(C) và sợi thủy-tinh”. Nó có hai động-cơ General Electric GE9X đường-kính lớn như chiếc 737, có sức đẩy lối 105,000 lbs (# 50 tấn), lần đầu được gắn trên một phi-cơ thương mại.
    Sau nhiều ngày bị hoãn vì thời-tiết, chuyến bay khai trương được diễn ra ngày 27, tháng Giêng, năm 2020. Nhưng chiếc phi-cơ khổng lồ được chính thức bay thương mại năm 2013, nay đang gặp một số khó khăn.
    Theo báo Seattle Times thì các viên chức của Cơ-quan Hàng-không Liên-bang FAA, đã coi lại các hồ-sơ của chiếc 777-9, và đã dừng việc cấp phép chiếc phi-cơ khổng-lồ vì một số vấn đề. “Uncommanded pitch event”: the nose of the aircraft pitched abruptly up or down without input from the pilots (Mũi phi-cơ tự dưng hướng lên, hay xuống mà phi-công không hề có động-tác nào) đã diễn ra trong khi bay thử nghiệm. Sự chấp thuận của FAA cho chiếc phi-cơ khổng lồ này cần cả hai năm trời, như vậy chiếc máy bay này có thể phải tới năm 2024 mới bắt đầu chở khách, theo tờ Times.

    Chú-thích:
    a/ Trên bộ dùng status mile = 1609.34 m = 1.609 km
    b/ Hàng-không, hàng-hải dùng nautical mile = 1853 m = 1.853 km

  3. #743
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    Lễ Vu lan 2022

    https://nuocnha.blogspot.com/2022/08...b-y-nay-t.html

    Kỳ rằm tháng bảy này tôi đã đi đủ hai chùa Hương Đạo, và Pháp-Quang.
    1/ Chùa Hương-đạo: https://www.facebook.com/groups/266780984389617

    Chùa Hương-đạo tổ-chức vào Thứ Bảy, 4 giờ chiều hôm 13 tháng 8, 2022. Ở hải ngoại, các chùa đều phải tổ-chức các buổi lễ vào cuối tuần. Mọi năm thường tổ chức từ 3 giờ chiều đến 8 giờ tối, năm nay chỉ từ 4 giờ tới 7 giờ. Dù đã hết nạn Covid, nhưng có vài nơi bị những biến thể hoành hành!

    Số người tham dự cũng khá đông.

    Nếu vào dịp này trước vụ Covid thì chật cứng, mọi người phải ngồi sát với nhau.
    Ôi ngày xưa đâu!!!
    Vì có một số Phật-tử là người Mỹ, nên phần hướng dẫn có hai người, một nói tiếng Việt, một nói tiếng Anh.

    Đây là chùa Nam tông, nên kinh sách có hai phần tiếng Pali, và tiếng Việt.
    Cũng như mọi năm chùa có thêm sư tham dự của chư tăng Nam tông. Đặc biệt có ba vị Đại Trưởng Lão được bố trí ba ghế thấp.

    Trong số này tôi nhân ra được thầy Pháp Nhẫn, trụ-trì chùa Liên Hoa.

    Kỳ nay chùa Hương-đạo có tới bốn ni, trước chỉ có một.


    Buổi lễ bắt đầu bằng cách mọi người đứng dậy hướng mặt vào nhau ở lối giữa, để đón mừng chư tăng ni. Năm nay chùa dùng nhạc của đàn bầu làm mọi người nao nao.
    Các cô bắt đầu buổi lễ bằng cách dâng hoa lên chư tăng ni.
    Cũng như mọi năm, các nữ phật-tử gồm hai nhóm, mặc áo dài màu hồng nhạt, và xanh da trời có thêm dải băng màu trắng, hay hồng "Lễ Vu Lan 2022" bắt chéo từ vai phải qua hông trái; tay trịnh trọng cầm một bông hồng màu vàng. Khi tới gần lễ đài, bên màu hồng nhạt rẽ trái, bên màu xanh da trời rẽ phải, từng hai người một dâng hoa cho vị thầy gần nhất ở lễ-đài, vị này chuyền cho các vị ở phía sau.
    https://i.postimg.cc/pdrwsX5y/HD-7.png

    Sau đó các cô lấy các lẵng hoa sát lễ đài chia nhau đi gắn bông cho phật-tử, trong lúc đó đều đứng, và đoàn viên hát những bài ca về mẹ.
    Tiếp theo là phần dâng cúng phẩm vật cho chư tăng, ni.
    Sư Tuệ Nhân Bắt đầu phần này:

    https://i.postimg.cc/j5JGrgXb/HD-1.png
    Tiếp theo sau, các cô đi phân phát quà cho phật-tử trong chánh-điện. Quà được gói trong giấy màu xanh và đỏ.
    https://i.postimg.cc/nrbNV4RQ/HD-2.png
    https://i.postimg.cc/x8vhXXhp/HD-3.png

    Thầy Pháp Nhẫn cùng chư tăng, ni lễ Phật.


    Thầy Pháp Nhẫn nói về lễ Vu Lan
    https://i.postimg.cc/J48S9QHf/Huong-Dao-8.jpg
    Sau đó mọi người tụng các bài kinh:
    1/ Dâng hương,
    2/ Thỉnh chư thiên,
    3/ Thỉnh Phật,
    4/ Thỉnh Pháp,
    5/ Thỉnh Tăng,
    6/ Kinh Đáo Bỉ Ngạn,
    Hôm nay thêm hai bài:
    7/ Kệ niệm Ân Phụ Mẫu,
    8/ Sám hối Phụ mẫu.
    Khi tan lễ, mọi người tiễn chư tăng ni ra về.
    https://i.postimg.cc/W4dyMWxk/HD-Ve-1.png
    https://i.postimg.cc/LsGbvkM0/HD-Ve-2.png

    Lần này là một bài bằng tiếng Pali.
    Kỳ này có thầy Pháp Trí giảng pháp, và sư Tuệ Nhân còn lại với phật-tử.
    https://i.postimg.cc/C1D62ZhM/Huong-Dao-13.jpg

    Sau cùng là thọ trai ở nhà bếp.
    Chùa Hương Đạo được kiến tạo gần đây, nên ngoài chánh điện cũ với nhà bếp thì không có phòng ăn, nhà sinh-hoạt như chùa Pháp-Quang. Các phật-tử sau khi đi qua một khoảng trống được che mát tôn để lãnh phần cơm chay thân mật, sẽ tìm chỗ nào tiện thì ngồi. Vì thời tiết lúc bấy giờ hơn 100 độ F, chúng tôi cảm thấy mệt, nên đem đồ ăn về nhà dùng.

    Vì không tham dự dạy Việt-ngữ, nên tôi không rõ về sinh hoạt của các em đoàn-sinh. các em tổ chức các buổi văn-nghệ tại một sân khấu lộ-thiên, dưới một cây cổ thụ ở bên phải nếu đi từ ngoài vào.
    Thầy Bửu Đức đã phải vay mượn của Phật-tử để xây "Đại Hùng Bửu Điện" như ngày nay. Trước đây thầy tính xây nhà sinh-hoạt, lớp học và nhà bếp. Việc này chưa đi tới đâu thì có dự án xây "Bảo-tàng Kinh các Thánh Điển". Tôi không biết thầy sẽ soay sở ra sao?

    2/ Chùa Pháp-Quang: http://www.chuaphapquang.org/
    Dâng hương: IMG_1934.MOV

    Chùa Pháp-Quang tổ chức lễ vào Chủ Nhật hồi 11:AM ngày 14, tháng 8, 2022. Chùa đã được thầy Thích Trí Hiền tạo lập trước khi tôi dọn tới Grand-Prairie. Tôi được biết thầy khi tới chùa lúc đó chỉ mới có chùa nhỏ là căn nhà trên đường ra cổng ngày nay. Lúc đó tôi còn trẻ, đưa các cháu tới chùa gia nhập Gia-đinh Phật-tử. Tôi cũng tham gia dạy tiếng Việt cho các cháu.

    Vì đã được tạo lập lâu, nên chùa có đầy đủ các cơ -sở phụ như:
    Nhà sinh-hoạt kế bên chánh-điện là nơi các đoàn-sinh sinh-hoạt mỗi cuối tuần, bên trong có một sân-khấu, trên tường là nơi treo các bức tranh lớn trình bày ý-nghĩa các buổi trình-diễn văn-nghệ của các đoàn sinh. Nhà bếp chiếm một góc bên trái. Phần bên phải dành cho phần vệ-sinh, nhưng cũng là nơi các đoàn viên thay đổi trang-phục cho các buối trình diễn văn-nghệ.


    Lạc nghĩa đường ở đằng sau chánh điện là nơi thờ hình của thân nhân của các phật-tử, cũng như nơi an nghỉ của chư tăng, (Hình ảnh song thân của tôi cũng được để ở đây, không kể bàn thờ ở nhà).
    Vì nhu cầu cho các lớp Việt-ngữ, phần đất đằng sau nhà sinh-hoạt cũng có hai lớp học được xây thêm.
    Quán Âm Linh viện: Nơi để tro cốt cũng như hình ảnh người thân của các Phật-tử mới được hoàn thành sau này ở bên phải của nhà sinh-hoạt.
    Ngày Vu-lan là ngày lễ để tưởng nhớ mẹ hiền, nên mọi việc cùng theo chủ đề. Ba hồi chuông trống báo hiệu buối lễ bắt đầu. Chúng tôi cùng mọi người đứng dậy cung nghinh hai vị Hoà thượng Thích Nguyên Tâm, và hoà thượng giáo thọ.
    Người điều khiển buổi lễ là bác Hà, đã làm việc từ mấy chục năm nay.
    Các em đoàn sinh hát những bài ca Phật giáo.



    Vì là chùa Bắc tông nên kinh sách có vài bài bằng chữ Hán, nay đọc theo âm như:
    Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh.
    https://i.postimg.cc/0jkdCrrB/IMG-1938.jpg

    Chú đại bi
    [/url]https://i.postimg.cc/DyWb3qVc/IMG-1935.jpg[/url]

    Tuy vậy các vị sư đã viết ra một số kinh-sách tiếng Việt cho đại chúng, nhất là các đoàn sinh:
    Kinh Vu Lan Bồn
    https://i.postimg.cc/sfmJgPNd/IMG-1936.jpg

    Sám của Bồ-tát
    https://i.postimg.cc/L8LYn28Y/IMG-1939.jpg

    10 Đại Nguyện của Phổ Hiền Bồ tát
    https://i.postimg.cc/HsP4QYm6/IMG-1940.jpg
    https://i.postimg.cc/Bv38Fkjh/IMG-1941.jpg
    Hôm nay thầy Nguyên-Tâm thuyết pháp, lễ thường thì thầy giáo thọ lo.
    Khi buối lễ chấm dứt thì gần trưa, thầy yêu cầu mọi người sang nhà sinh-hoạt thọ trai và xem văn-nghệ do các đoàn-sinh trình diễn. Chùa sinh hoạt từ rất lâu, nên các phụ huynh khuyến-khích con em rất nhiều. Các em trình diễn những bản nhạc về mẹ như:
    Bà mẹ quê,

    Mẹ hiền yêu dấu,

    Lòng mẹ

    Xuân này con về mẹ ở đâu


    Phụ-huynh vừa dùng cơm vừa thưởng thức văn-nghệ "Cây Nhà Lá Vườn" của con em. Nhiều gia-đình tốn tiền cho con em đi học nhạc, nay được dịp thẩm-định tài năng của con em mình.
    Thấm thoát thời gian qua mau, nay là dịp kỷ-niệm 12 năm thầy Trí-Hiền viên tịch.

    Nhìn di ảnh mà chạnh lòng, Tôi đã được tám bó, không biết ngày nào sẽ trở về cát bụi?

  4. #744
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    34 of the best planes of all time: From mighty jet fighters to the humble biplane
    https://www.pocket-lint.com/gadgets/...ft-of-all-time
    https://nuocnha.blogspot.com/2022/08...time-from.html


    34 máy bay tốt nhất mọi thời đại: Từ những chiến đấu cơ lợi hại cho đến chiếc phi cơ hai lớp cánh tầm-thường

    Adrian Willings, Contributing editor • 5 August 2021

    https://i.postimg.cc/3ww2q6FL/25-Solar-Impulse.webp
    (Pocket-lint) Vào tháng Ba, năm 1969 chiếc Concorde bay chuyến thử nghiệm đầu tiên, đó là 50 năm sau khi chuyến bay không ngừng nghỉ xuyên Đại-tây-dương sảy ra. Dòng lịch-sử đã trôi qua hai mốc này với những vụ cải tiến kỹ-thuật làm lớn hơn, tốt hơn.
    Vào Tháng Tư năm 2019 chiếc máy bay có sải cánh lớn nhất thế-giới bay trên sa-mạc Mojave, California. Những kỷ-lục như thế này đã được vượt qua nhiều lần theo thời-gian.
    Chúng tôi trình bày ở đây những phi cơ tốt nhất đã bay trong bầu trời vài thập niên qua.

    https://i.postimg.cc/NFRXTwQ0/2-Wright.webp
    1/- The Wright Flyer: máy bay của anh em Wright
    Lẽ dĩ nhiên, danh sách các phi cơ không thể thiếu chiếc máy bay đầu tiên của anh em Wright, lần đầu tiên cất cánh khỏi mặt đất.
    Hai anh em Orville và Wilbur Wright đã vẽ kiểu, và thực hiện được một vật thể nặng hơn không-khí, có động cơ đã thành công với chuyến bay năm 1903. Việc du-lịch bằng đường hàng-không của tương-lai.
    The Brilliant Engineering of FIRST FLIGHT !
    https://www.youtube.com/watch?v=LigpsX1KoQE

    https://i.postimg.cc/gch8133P/3-Avian.webp
    2/- Avro Avian
    Chiếc Avro Avian có thể cũng là chiếc quan trọng phải kể. Chiếc máy bay "tầm-thường" này góp phần vào việc phiêu lưu bằng máy bay.
    Nữ phi công Amelia Earhart đã đạt được danh hiệu "Người phụ-nữ đầu tiên vượt Đại-tây-dương" vào năm 1928. Dĩ nhiên, bà ta chỉ là một hành khách trong chuyến đi ấy. Nhưng sau đó bà đã bay trên chiếc phi cơ 594 Avian III từ Newfoundland ở Mỹ tới Bắc Á-nhĩ-lan vào năm 1932.
    martins AVRO AVIAN maiden flight


    https://i.postimg.cc/tCHWb7zn/4-Bleriot.webp
    3/- Blériot XI
    Chiếc phi cơ có dáng kỳ lạ Blériot XI cũng là một chiếc nữa làm nên lịch-sử. Năm 1909, Louis Blériot dùng một trong những chiếc như thế này (máy bay nặng hơn không khí) để bay qua biển Manche nối liền Anh và Pháp.
    Mặc dù anh em nhà Wright đã làm được 6 năm trước, nhưng đây là việc vượt qua bể cả sóng gió nguy-hiểm.
    World's Oldest Flying Aeroplane


    https://i.postimg.cc/kgJSVZzn/5-Hawker.webp
    4/- Hawker Hurricane: Bão-tố
    Mặc dù chiiếc Spitfire của hãng Supermarine làm, là chiếc phi cơ tiêu biểu vào thời chiến, nhưng chiếc Hawker Hurricane của hãng Hawker mới chính là chiếc máy bay gây nhiều tổn-thất cho lực-lược Không quân Luftwaffe của Đức trong trận chiến với Anh quốc.
    Chiếc phi cơ này thành công nhiều đến nỗi chúng đươc dùng trong các cuộc chiến quan-trọng trong suốt Đệ nhị Thế chiến. Ngày nay chỉ còn 12 chiếc Hurricanes đủ tiêu chuẩn bay.
    HAWKER HURRICANE during WWII in Colour



    5/- Vought V-173
    Chiếc máy bay hình chiếc bánh Pancake được làm bởi hãng Vought, là máy bay thí-nghiệm của Hải-quân Mỹ trong thời đệ nhị thế-chiến. Nó có hình dáng kỳ-lạ cánh và thân dính liền nhau, mục-đích để tăng thêm sức nâng của không-khí. Sự vẽ kiểu nhỏ gọn này làm chiếc máy bay dễ điều khiển, và về phương diện kỹ-thuật coi như thành công.
    Cũng vì hình dáng của nó mà đã có nhiều báo cáo của dân thường về việc trông thấy UFO: Unidentified Flying Object: Vật bay kỳ lạ; khi chúng được bay thử. Máy bay này không được dùng nhiều, nhưng đây là sự chứng minh có bằng cớ giúp việc vẽ các kiểu phi cơ khác trong tương-lai.
    The Experimental All-Wing Carrier Fighter - Vought V-173



    6/- Messerschmitt Me 262
    Vì nhu cầu trong thời chiến, các kỹ-sư Đức đã dùng những kỹ thuật hàng đầu và trổ tài với chiếc phi-cơ Me 262 là chiến đấu cơ phản lực đầu tiên. Nó cất cánh lần đầu năm 1941. Tuy nhiên do những trở ngại nên mãi tới năm 1944 mới chính thức sản-xuất và gia nhập các phi-đoàn vào giữa năm 1944.
    Chiếc Me 262 của hãng Messerschmitt đã gây nhiều nguy-hiểm cho phe Đồng minh. Nó là chiếc phi cơ bay nhanh nhất vào thời điểm đó, hạ đo ván nhiều máy bay địch. Phe đồng-minh gặp may mắn, vì chiếc này được tung ra quá trễ, thêm vào còn những trở ngại về tiếp-tế nhiên liệu, dụng cụ thay thế và việc huấn-luyện phi-công. Có khoảng 1400 Me 262 được sản-xuất nhưng chỉ có lối 200 chiếc ở tình-trạng chiến đấu mọi lúc.
    Messerschmitt Me 262 flight over Germany



    7/- Gloster Meteor
    Chiếc Me262 là phản lực cơ đầu tiên trong Thế-chiến thứ hai, nhưng nó không phải loại duy nhất, hay cuối cùng. Không quân Anh cũng có chiến đấu cơ của mình, đó là chiếc Gloster Meteor: Thiên thạch. Chiếc này được bay thử năm 1943, nhưng chỉ chính thức chiến đấu lối ba tháng sau chiếc Me262. Nó chứng tỏ là phi cơ chiến đấu thành công. Gần 4000 chiếc Meteor được sản-xuất từ năm 1943 đến năm 1955.
    Sau chiến-tranh chiếc Meteor lập kỷ-lục về bay nhanh, và phá vỡ kỷ-lục của chính mình, nó đạt tới vận-tốc 606 dặm một giờ năm 1945 và 616 dặm một giờ năm 1946. Chỉ để có dữ-liệu so sánh, chiếc Me262 đạt vận-tốc 559 dặm một giờ. Dù là phi cơ phá vỡ nhiều kỷ lục, những nó trở nên lỗi thời vào thập niên 1950, hết phi cơ này đến phản lực cơ khác ra đời trên khắp thế-giới. Chiếc Meteor bị thay thế bới Hawker Hunter và Gloster Javelin.
    The Worlds Only Airworthy Gloster Meteor F.8 Jet Fighter


    https://i.postimg.cc/kMWRTqdJ/10-Concorde.webp
    8/- Concorde
    Phi cơ phản-lực chuyên chở hành-khách Concorde bay với vận-tốc siêu-thanh lần đầu năm 1969. Đây là sự hợp tác của hai nhà thầu Anh, Pháp; và cũng chỉ hai hãng British Airways và Air France dùng phi-cơ này trong khoảng thời gian từ 1976 tới 2003, và cho về hưu sau đó.
    Những chiếc máy bay tráng lệ này có thể bay nhanh gấp đôi vận-tốc âm thanh, được coi như cao điểm của sự sang trọng vào thời đó. Chỉ những người giầu có nổi tiếng mới có khả năng làm hành-khách của nó.
    Why the Concorde Failed, and When Supersonic Planes Could Make a Comeback



    9/- B-2 Stealth Bomber
    Chiếc B-2 Spirit, (aka Máy bay ném bom tàng hình ) của hãng Northrop Grumman cất cánh đầu tiên năm 1989. Chỉ có 21 chiếc máy bay không thể bị nhìn lộn được sản-xuất.
    Mỗi chiếc phải tốn $2 tỷ để sản-xuất, và áp dụng kỹ-thuật tàng hình; mỗi chiếc có thể đem 80 JDAM (Joint Direct Attack Munition: làm bom bình thường thành bom tinh-khôn) bom hay 16 bom nguyên-tử B83. Với khả-năng đáng sợ, cũng như khác thường này, không ai có thể chối bỏ sự quan-trọng của phi-cơ này.
    The Unbelievable Power of The B-2 Bomber



    10/- Lockheed SR-71 Blackbird
    Chiếc máy bay thám hiểm SR-71 Chim đen, của vài thập niên qua có khả năng bay ở độ cao từ 10 tới 17 km do hãng Lockheed được đưa vào hoạt-động năm 1966. Máy bay này không những được Không Quân Mỹ dùng, mà cơ quan NASA cũng sử-dụng cho tới năm 1999.
    Chiếc máy bay này đoạt kỷ-lục là "phi cơ nhanh nhất đốt nhiên liệu phản lực có người lái" - nó lập kỷ-lục năm 1976 về bay nhanh, và bay cao: đạt được vận-tốc khủng 2193.167 dặm một giờ.
    Introduction to Airbreathing Propulsion


    https://i.postimg.cc/cJKrwNmN/13-AC-130.webp
    11/- Lockheed AC-130 Spectre Gunship
    Chiếc máy bay vận-tải C-130 do hãng Lockheed làm được trang bị vũ khí tới răng trở thành AC-130. Con quái vật này bắt đầu hoạt động năm 1966.
    Nó được thiết kế để bảo vệ từ trên không, lực-lượng quân-đội ở dưới đất. Những vũ-khí của nó gồm đủ loại kể cả đại bác di-động 105mm M102 và những vũ khí nhỏ hơn, đây là một sức mạnh phải quan tâm tới.
    Chỉ có 47 chiếc này được chế tạo và được dùng trong chiến-tranh Việt-Nam vừa qua; cũng như trong chiến-tranh chống khủng-bố sau vụ 911 (Ngày 11, tháng 9, năm 2001).
    The Unbelievable Power of The AC-130
    https://www.youtube.com/watch?v=i7ECVkjTc4Y

    https://i.postimg.cc/LsrhV0Cg/14-Cessna.webp
    12/- Cessna 172 Skyhawk
    Chiếc máy bay Cessna 172 Chim ưng là chiếc phi-cơ thông dụng nhất trên thế-giới trong lịch sử phi-cơ có cánh cố-định.
    Có tới 44000 chiếc được sản-xuất, nó được coi là đáng tin cậy, giá cả phải chăng, và vững vàng khi bay. Nó là phi cơ đáng tin cậy nhất của các trường dạy lái máy bay trên toàn cầu, và được nhận diện dễ dàng vì hình thể của nó.
    Why the CESSNA 172 Skyhawk is Excellent



    13/- Boeing B-29 Superfortress
    Chiếc B-29 Thành-trì siêu-đẳng do hãng Boeing sản-xuất là một sự thành-công ngoạn mục trong đệ nhị Thế chiến. Người ta nói về những dụng cụ tối-tân về kỹ-thuật như: thân tàu được điều hoà áp-xuất, một hệ-thống máy tính kiểm soát việc bắn súng và nhiều thứ khác.
    Một chiếc máy bay loại này có tên - Enola Gay - (tên mẹ của phi công lái chiếc này) có thể là nổi tiếng nhất hay (hay vô danh không ai thèm biết) đã cất cánh để đi ném bom hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật vào năm 1945.
    Restored B-29 takes to the air
    https://www.youtube.com/watch?v=b_AZeMRqCfg

    https://i.postimg.cc/028jZSfn/16-Goblin.webp
    14/- McDonnell XF-85 Goblin
    Chiếc XF-85 Goblin: Con quỷ xấu-xí là chiến đấu cơ thí-nghiệm do hãng McDonnel sản-xuất, được Không Quân Mỹ vẽ kiểu vào cuối Đệ nhị Thế chiến. Nó được chế tạo nhỏ nhắn để có thể ra khỏi bụng của một máy bay bỏ bom lớn. Ý tưởng khi vẽ kiểu là những chiếc máy bay này có thể được tung ra từ máy bay mẹ để chiến đấu với phi cơ địch, bảo vệ đoàn quân tiếp tế đang di chuyển trên mặt đất.
    Những chiến đấu cơ có tầm hoạt động dài không thể bay xa như những máy bay bỏ bom chiến thuật, vì vậy người ta sản-xuất những chiếc XF-85 này hy-vọng làm rối loạn đội hình đối thủ. Không may, mẫu này quá tầm thường so với chiến đấu cơ của địch quân, nên chương-trình này bị loại sau đó.
    McDonnell XF-85 Goblin (1948)
    https://www.youtube.com/watch?v=JIX9BsbtiTA


    15/- Antonov An-225 Mriya
    Chiếc An-225 Mriya do kỹ-sư Antonov vẽ kiểu chính xác là một con quái vật. Nó là một máy bay vận-tải chiến-lược được sản-xuất trong những năm 80 của thế-kỷ trước. Nó giữ kỷ lục về sải cánh dài nhất, tới 88 m; nhưng sau này qua mặt bởi chiếc Stratolaunch.
    Tuy vậy, chiếc Antonov An-225 Mriya vẫn là một phi cơ tiêu biểu trong lịch-sử của ngành hàng-không. Nó có thể chở tới 640 tấn hành lý, và bay với vận-tốc 530 dặm một giờ. Căn cứ vào những dữ liệu vừa kể, bạn sẽ không ngạc nhiên khi nó cũng giữ kỷ lục là chiếc phi cơ nặng nhất được sản-xuất, 285 tấn. Sự việc một phi cơ nặng như vậy mà có thể bay được là cả một kỳ tích.
    Antonov An-225 Mriya: FULL POWER Takeoff at Leipzig/Halle Airport
    https://www.youtube.com/watch?v=qDyQdvA4T_E


    16/- The Beluga Airbus
    Chiếc Beluga: Cá heo của hãng Airbus chính xác là một máy bay "siêu vận tải" được Douglas Adams, một nhà viễn-tưởng, hài-hước trình bày trong loạt sách "Chỉ dẫn du hành vũ-trụ của Hitch Hiker"; theo như sách, chiếc máy bay này nên luôn luôn bay trong không gian.
    Chiếc Beluga là một biến thể có thân to, rộng hơn các máy bay khác của hãng Airbus. Nó được thiết kế để có thể chở các vật dụng cồng kềnh, quá khổ. Chiếc máy bay kỳ lạ này cất cánh lần đầu năm 1995 và đã được dùng nhiều lần sau đó. Nó cũng đã được dùng để chở các bộ phận của phi thuyền không gian nữa. Chúng ta nên nghĩ nó có dáng vẻ vui tươi, và được thiết kế thật thông minh vì chiếc mũi của nó có thể hạ xuống để nhả hàng hoá ra.
    Battle Of The Beasts: Boeing's Dreamlifter Vs Airbus' Beluga XL
    https://www.youtube.com/watch?v=-XfgJ-oq3ic


    17/- MD-160 Lun-class ekranoplan
    MD-160 Lun-class ekranoplan được kỹ sư Rostislav Alexeyev vẽ kiểu năm 1975, là một máy bay được thiết kế dựa trên việc được nâng lên khi di chuyển gần mặt nước, chuyên chở nhiều như một tàu thủy, nhưng di chuyển nhanh như máy bay. Đây là một cách chuyên chở hàng hoá mau chóng trên mặt nước dựa trên sức đẩy của 8 động cơ phản-lực ở đằng trước.
    Sáng chế này còn có thêm đặc tính bay dưới tầm hoạt-động radar của quân địch, lại thêm bay trên mặt nước nên không bị tác hại của thủy lôi như tàu bè thông thường. Video sau trình bày rõ hơn về phi-cơ loại này.
    What happened to the Ekranoplan? - The Caspian Sea Monster
    https://www.youtube.com/watch?v=x22nVFTd8nI
    Còn tiếp...


    Còn tiếp...

  5. #745
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    34 of the best planes of all time: From mighty jet fighters to the humble biplane
    https://www.pocket-lint.com/gadgets/...ft-of-all-time
    https://nuocnha.blogspot.com/2022/08...time-from.html

    34 máy bay tốt nhất mọi thời đại: Từ những chiến đấu cơ lợi hại cho đến chiếc phi cơ hai lớp cánh tầm-thường

    Adrian Willings, Contributing editor • 5 August 2021
    (Tiếp theo và hết)

    https://i.postimg.cc/DZkyG40q/20-Bartini-Beriev.webp
    18/- Bartini Beriev VVA-14
    Chiếc máy bay trên giống như ở trong phim viễn tưởng, nhưng thực ra là một phi cơ lên thẳng, cất cánh từ mặt nước, được sản-xuất ở Liên bang Xô-Viết vào những năm 1970. Kỹ-sư người Ý Bartini làm việc ở văn phòng sáng chế Beriev. Chiếc VVA-14 được sáng chế hy vọng chống lại tàu ngầm Polaris của Mỹ. Nó được sáng chế để có thể cất cánh từ mặt nước sau đó bay ở độ cao, hay bay là là trên mặt nước như chiếc (như chiếc MD-160 Lun-class ekranoplan).
    Phi hành đoàn của chiếc máy bay này chì có 3 người, có thể bay nhanh 472 dặm một giờ, và có tầm hoạt động 1522 dặm.
    Bartini Beriev VVA-14 Soviet prototype
    https://www.youtube.com/watch?v=H6GE1ZdQTqg


    19/- Convair XFY Pogo
    Chiếc XFY pogo được chế tạo bởi hãng Convair có hình dáng độc đáo, không như những máy bay khác; nó là phi cơ được chế tạo để có thể cất và hạ cánh theo chiều thẳng đứng (VTOL). Nó được chế tạo đặc-biệt cho Hải quân Mỹ trong thập niên 1960 với mục-đích có thể cất/hạ cánh trên những chiến hạm nhỏ. Ý tưởng ban đầu là có thể xuất phát chiến đấu cơ mà không cần có hàng không mẫu hạm nào gần đó. Chiếc XFY pogo có thể là phòng tuyến thứ nhất bảo vệ không phận trong khi đại quân đang hối-hả chuẩn bi.
    Than ôi, chiếc XFY pogo có đời sống ngắ́n ngủi; sau những thử nghiệm người ta khám phá ra nhiều lầm lỗi khiến nó không thích ứng cho việc sử dụng. Rất khó để hạ cánh, khó khăn điều khiển khi bay, lại thêm rất chậm so với những chiến đấu cơ phản lực đương thời. Rút cuộc chỉ có một chiếc được làm, và không được đưa vào sử dụng. Tuy vậy khi nhìn thì thấy đáng sợ và là một máy bay gây chú ý.
    Convair XFY-1 Pogo - VTOL - Fighter Aircraft.



    20/- Harrier Jump Jet
    Trong cùng thập niên khi việc thử nghiệm chiếc Convair XFY Pogo không được xuông sẻ, thì chiếc Harrier Jump Jet được chế-tạo bởi hãng Hawker Siddeley của Anh được cất cánh. Máy bay phản lực này được chế-tạo với khả năng cất và hạ cánh thẳng đứng/ngắ́n (vertical/short takeoff and landing) đây là kiểu duy nhất thành công vào thời đó. Nó được chế tạo để có thể cất cánh ở mọi nơi kể cả những căn cứ thô sơ, một cánh rừng và cả trên hàng không mẫu hạm.
    Chiếc Harrier được hải quân của Anh và Mỹ dùng, vì nhu cầu nên nó được sãn-xuất suốt từ năm 1967 cho tới năm 2003. Có nhiều mẫu Harrier khác nhau, loại bay nhanh nhất là Sea Harrier FA2 có thể bay nhanh tới 735 dặm một giờ, là một sức mạnh đáng gờm.
    Harrier Vertical Landing & Takeoff
    https://www.youtube.com/watch?v=rCSAXixGeSo


    21/- Grumman X-29
    Chiếc X-29 do hãng Grumman sản-xuất trong thập niên 1980 là một máy bay thử nghiệm. Không-quân Mỹ và cơ-quan NASA đều dùng chiếc này. Chiếc máy bay này có đặc điểm là hai cánh nhỏ ở đằ̀ng trước, hai cánh lớn lại ở phía sau, nhưng lại nghiêng về phía trước để chứng tỏ lực nâng không tùy thuộc vào việc nghiêng về đằng trước hay đằng sau.
    Vào năm 1985, nó được danh hiệu là phi cơ có cánh nghiêng về phía trước đã vượt bức tường âm-thanh khi bay bình phi (giữ nguyên độ cao). Tuy nhiên, phi cơ này có nhược điểm nội tại là không ổn-định và cần tới một máy vi-tính thông minh điều chỉnh lại dùm. Những máy này làm 40 sửa chữa trong mỗi giây để giữ cho máy bay bay bình thường. Hai mẫu đủ tiêu-chuẩn bay đã làm tổng cộng 437 chuyến bay trong suốt cuộc đời của chúng cho đến khi về hưu năm 1992.
    X-29 - The Most Unstable Fighter Jet Ever Built



    22/- Scaled Composites White Knight Two
    Chiếc White Knight Two (Hiệp-sĩ Áo trắng số 2) được làm bởi hãng Scaled Composites trong khoảng 2007 tới 2010. Mục đích của nó là chở chiếc phi thuyền SpaceShipTwo lên tới độ cao thích hợp để phóng chiếc này vào quỹ đạo. Nó là một máy bay "đa dụng", nghĩa là có thể dùng để huấn-luyện tình trạng không trọng lực, bay những chuyến khảo cứu khoa-học hay chuyên chở những vật dụng khác. Thực chất nó là một máy bay vận-tải.
    Người ta đã từng định dùng chiếc White Knight Two ₫ể chữa cháy bằng cách treo một thùng nước lớn ở giữa, và bay tới lui giữa nơi lấy nước và nơi bị hoả hoạn. Đây là một sáng kiến ấn-tượng, vì phi cơ này có thể bay tới độ cao 70000 bộ (# 20 cây số).
    Virgin Galactic White Knight 2
    https://www.youtube.com/watch?v=YFdL8b03qdU

    https://i.postimg.cc/3ww2q6FL/25-Solar-Impulse.webp
    23/- Solar Impulse
    Chiếc máy bay Solar Impulse (Nhật lực thôi thúc) khổng lồ này là một chiếc phi cơ đường dài, chạy bằng năng lực mặt trời. Nó là con đẻ của Bertrand Piccard, nhà thám hiểm Thụy-sĩ, cất cánh lần đầu năm 2009. Tiền đóng chiếc này là của tư nhân, và tốn khoảng $170 triệu.
    Đây là chiếc máy bay một chỗ, cất cánh bằng điện năng của chính nó. Chiếc đầu tiên có thể bay tới 36 tiếng vào năm 2015. Chiếc thứ hai có tên Solar Impulse 2, phá vỡ kỷ lục bay lâu nhất. Phi công giữ được cho máy bay ở trên không tới 117 giờ và 52 phút không cần đáp, hay tiểp tế xăng, dầu. Trong suốt thời gian đó, nó bay được 4481 dặm với vận-tốt tối đa lối 87 dặm một giờ.
    What is solar impulse?
    https://www.youtube.com/watch?v=brjJmmjeJnQ


    24/- Aero Spacelines Super Guppy
    Chiếc Super Guppy (Cá màu cầu vồng) là một phiên bản của chiếc Boeing 377 Stratocruiser được hãng Aero Spacelines sửa đổi (làm dài thêm, làm lớn thêm và thổi phồng lên) để có thể chở những vật to lớn không bình thường trong khoảng thời gian từ năm 1960 tới năm 1968.
    Nó cũng được tăng cường động cơ bán phản lực mới để có thể chuyên chở 54,000 lbs (24,000 kg) và bay với vận-tốc 300 dặm một giờ (480 km/h). Chiếc máy bay này được cơ-quan NASA dùng để chở các bộ phận và cả phi thuyền Apollo.
    NASA’s Super Guppy
    https://www.youtube.com/watch?v=nWL7LzlJP5Y&t=14s

    https://i.postimg.cc/8CWTTk4s/27-V22-Osprey.webp
    25/- Bell Boeing V-22 Osprey
    Chiếc V-22 Osprey (Hải ưng) do hãng Bell Boeing làm, là chiếc máy bay mà trục quay động cơ của cánh quạt có thể quay cả 90 độ để giúp phi cơ bay tới bỉnh thường, hay đứng yên trong không gian như chiếc trực thăng. Với thiết kế này nó có thể cất/hạ cánh như trực thăng, hoặc cất/hạ cánh trên đoạn rất ngắn nhờ sáng chế không bình thường này.
    Người ta bắt đầu vẽ kiểu chiếc này trong thập niên 1980, nhưng chiếc Osprey chỉ chính thức được đưa vào hoạt động năm 2007. Mặc dầu những trục-trặc nhỏ, chiếc này đã đạt được sự thành-công không tưởng tượng nổi với những việc nó làm được.
    V-22 Osprey - The Helicopter and Airplane That Changed The Game


    https://i.postimg.cc/cHS0Cqkh/28-F-22-Raptor.webp
    26/- Lockheed Martin F-22 Raptor
    Chiếc F-22 Raptor do Lockheed Martin sản-xuất được nhiều người nhớ tới là một chiến đấu cơ có hạng của thế-giới. Chiếc này chắc chắn có sức mạnh kinh-khủng với khả năng tàng hình. Đối với màn hình radar, nó như "hòn bi thép" (radar không phát hiện được), cộng thêm ấn-tượng về hoả-lực. Đây là chiến đấu cơ tàng hình trong mọi điều kiện khí tượng dùng một phi công được sản-xuất để bảo vệ thế thượng phong của nước Mỹ. Tuy vậy nó có nhiều nhiệm vụ: tấn công địch trên mặt đất , thi hành chiến-tranh điện-tử và cũng đảm nhiệm tín hiệu chiến-tranh điện-tử.
    Chỉ có 195 F-22 Raptors được sản-xuất từ năm 1996 đến năm 2011, theo dự đoán thì tốn khoảng $70 triệu. Chiếc Raptors sau được thay thế bằng F-35 Lightning (tia chớp), dù sao, đây cũng là một kiểu máy bay gây ấn-tượng.
    Fort Report Tactical Signals Intelligence Course
    https://www.youtube.com/watch?v=bf2dB9kDPFk&t=8s


    27/- The Flying-V
    Chiếc máy bay này còn trong thời gian nghiên-cứu kỹ-thuật chưa được đóng. Chiếc Flying-V (chữ V bay) này có thể là máy bay quan-trọng trong tương lai, thay đổi hẳn cách chúng ta du hành. Đây là mẫu nghiên-cứu được tài trợ bởi công-ty KLM Royal Dutch Airlines của Hà-lan.
    Đây là kiểu máy bay dùng nhiên liệu khoảng "20 % ít hơn chiếc Airbus A350-900" trong khi chuyên chở cùng số lượng hành-khách.
    Đặc điểm cách-mạng của máy bay này là tất cả hành-khách, thùng chứa nhiên-liệu, và hành-lý đều ở trong thân phi-cơ. Một kiểu vẽ về khí động học mới giúp giảm bớt trọng lượng, làm cho chiếc "Chữ V bay" là một hình thức du hành mới. Chúng ta nghĩ chiếc máy bay này thật tuyệt vời.
    Flying-V - Scale model maiden flight



    28/- Airbus Zero-Emission concepts
    Chiếc Zero-Emission: "KHÔNG Ô-nhiễm" chưa phải là một máy bay mà chúng ta có thế bay lúc này. Ông Guillaume Faury, CEO của hãng Airbus trình bày việc dùng khí hydro kể cả tổng hợp để làm nhiên-liệu hy vọng có thể thành công vào năm 2035.
    Mục tiêu là chế-tạo một chiếc "Phi-cơ đầu tiên chuyên chở hành-khách không tạo ô nhiễm" dựa trên khí động học và khí hydro để không tạo ra chất thải, kết quả là trung tính hay không ảnh-hưỡng đến môi-trường. Đó quả là một mục tiêu đáng ngưỡng mộ.
    Airbus Reveals New Zero-Emission Plane


    https://i.postimg.cc/sfKsjNYP/31-Boom-Supersonic.webp
    29/- Boom Supersonic
    Nếu nhìn hình trên mà bạn thấy quen quen, thì vì đó là máy bay siêu thanh Concorde. Máy bay Boom Supersonic là của hãng Boom, một công ty mới của Mỹ, họ hy-vọng sẽ có một chiếc Siêu thanh trên không gian vào năm 2026.
    Công-ty này tuyên-bố rằng chiếc máy bay của họ sẽ bay nhanh tối đa gấp 2 lần âm thanh, một chuyến bay từ San Francisco tới Tokyo dưới 6 tiếng đồng-hô. Nó chỉ chở được 55 hành-khách, nhưng đó là một chuyến bay nhớ đời.
    Boom Supersonic MASSIVE News
    https://www.youtube.com/watch?v=ofO0O3whdkk

    https://i.postimg.cc/8P5Djm42/32-X-15.webp
    30/- X-15
    Chiếc X-15 là một phi-cơ thí-nghiệm của cơ-quan NASA và Không quân Mỹ (USAF). Nó được chế-tạo như một phi-cơ siêu, siêu thanh được đẩy bằng hoả-tiến để có thể bay tới ngưỡng cửa của không-gian, thâu thập các dữ kiện.
    Vào năm 1967, chiếc X-15 đã đạt được vận-tốc tối đa 4520 dặm một giờ. Đây là kỷ-lục thế-giới bởi một phi-cơ có người lái.
    Chiếc máy bay này rất đáng kể vì nó là chiếc phi cơ đầu tiên trở thành máy bay không gian. Máy bay không gian có thể bay trong không-khí như một phi-cơ, trong khi ở ngoài không-gian, nó là một phi thuyền.
    X-15 The Ultimate Flying Machine
    https://www.youtube.com/watch?v=c_4UIfHNAZE


    31/- VSS Unity
    Chiếc VSS Unity được làm bởi hãng Unity chính là SpaceShipTwo của chương-trình Virgin Galactic, nó được đặt tên vào ngày 19, tháng Giêng, năm 2016. Nó được làm là để phá vỡ các kỷ-lục.
    Đây là phi cơ bay trong bầu khí quyển, được đẩy bằng hoả-tiễn, có người lái của hãng Virgin Galactic. Vào ngày 11, tháng Bảy, năm 2021, nó đạt được kỷ lục là phi cơ thương-mại của tư-nhân đã bay vào không-gian với Sir Richard Branson ở bên trong. Nó đạt tới độ cao 282,773 ft (86,189 m); mà theo chính-phủ Mỹ là ranh giới của không gian (50 miles) nhưng ở dưới đường Kármán theo định-nghĩa của FAI (Fédération Aéronautique Internationale: Hiệp hội quốc-tế về Hàng-không và Không-gian) họ định-nghiã Không-gian ở 100KM trên mặt đất.
    Watch Virgin Galactic VSS Unity's Full Flight! (Mission Recap)


    https://i.postimg.cc/vT2JWChp/34-X-37B.webp
    32/- Boeing X-37B
    Chiếc X-37B do hãng Boeing làm là một phi-thuyền - nhưng nó không có phi hành đoàn.
    Nó cất cánh thẳng đứng , nhưng có thể trở về mặt đất như một phi cơ.
    Chiếc X-37B giống như một phi thuyền thu nhỏ, nó được chế tạo để thử-nghiệm những kỹ-thuật cho việc du hành vũ-trụ trong tương lai. Tuy vậy những thử nghiệm đều phủ một bức màn bí mật.
    Chiếc máy bay này rất lý thú vì nó đã làm vài chuyến du hành vũ-trụ, nó đã hoàn thành một sứ mạng 717 ngày trong không gian
    X-37B - What is it doing up there?
    https://www.youtube.com/watch?v=BGn80n68wLk&t=1s

    https://i.postimg.cc/G3MnwsRq/35-Inflatoplane.webp
    33/- Goodyear Inflatoplane
    Chắc các bạn cũng hiểu được dựa theo tên, đây là một phi cơ được bơm không khí bên trong, và làm bởi hãng Goodyear.
    Có người nghi không làm được, nhưng hãng Goodyear đã làm 12 cái thử-nghiệm năm 1956 với hy-vọng quân-đội Mỹ sẽ dùng.
    Không tưởng tượng nổi, họ đã hoàn thành chúng trong 12 tuần, đó là một kiểu mẫu thông minh, dùng không khí di chuyển bên trong tới mọi nơi giúp cho cái vỏ bên ngoài luôn luôn được căng. Thử nghiệm đã cho thấy dù bị súng bắn thủng 6 lỗ bằng một súng có nòng nhỏ, phi cơ vẫn giữ được áp xuất đủ để giữ hình dáng của nó.
    Chiếc Inflatoplane này có thể đạt được tốc độ 72 dặm một giờ, bay lâu tới 6 tiếng, và đạt độ cao 10000 ft (# 3 cây số). Tuy vậy, nó không được nhiều người quan tâm, và kế-hoạch này phải hủy bỏ sau 16 năm.
    Inflatable Plane - Goodyear Inflatoplane



    34/- X-59 QueSST
    Chiếc X-59 QueSST được hãng Lockheed Martin làm với sự hợp-tác của NASA. Nó được chế-tạo để vượt qua sự cấm đoán về tiếng nổ khi máy bay vượt bức tường âm-thanh khi bay trên đất liền.
    Theo chương-trình, nó sẽ bay nhanh 925 dặm một giờ trong khi chỉ gây ra ra tiếng ồn 75 PLdB (như người ta đóng cửa một chiếc xe hơi). Với dữ liệu này, nhà sản-xuất hy-vọng Chính-phủ sẽ hủy lệnh cấm, và thời gian du-hành sẽ được cắt còn một nửa.
    Những thử nghiệm để được phép bay chưa thể thực hiện cho tới năm 2024; trong thời gian chờ đợi, cơ-quan NASA có được những hình "tua nhanh thời-gian" kể chuyện chiếc X-59 được sản-xuất như thế nào.
    Time-lapse of X-59 Quiet SuperSonic Technology aircraft (May 2019 - June 2021)

  6. #746
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    25 kiểu máy bay đáng lẽ không được chế-tạo
    https://www.msn.com/en-us/news/world...n=true#image=1
    https://nuocnha.blogspot.com/2022/09...-ng-u-o-c.html


    1/26 SLIDES
    © BENNATI/AFP/Getty Images
    25 kiểu máy bay đáng lẽ không được chế-tạo

    Hai anh em Wright có lẽ là người vẽ kiểu máy bay được nhiều người biết. Họ cũng phạm nhiều sai lầm trong khi làm việc, như có nhiều kiểu vẽ khác mà bạn chưa được nghe. Hãy đọc tiếp để biết về một số sai lầm của ngành hàng-không quân sự cũng như dân sự được nêu ra đây.


    2/26 SLIDES
    © Contributor/Getty Images
    Chiếc Douglas DC-10 có nhiều tai-nạn
    Chiếc DC-10 là máy bay được làm tầm-thường nhất và tới nay đã có 55 tai-nạn chết người. Vấn-đề lớn nhất có lẽ là chiếc cửa của khu chở hàng-hoá được làm mở ra ngoài thay vì mở vào trong như những cửa khác.
    Vì việc này, một cửa không được đóng đúng cách đã mở ra khi phi-cơ đang bay năm 1974, và thêm năm 1979; một động cơ rơi khỏi cánh khi đang cất cánh. Vì những sửa đổi sau đó nên chúng đã an toàn hơn.
    Top 5 deadliest McDonnell Douglas DC-10 crashes of all time



    3/26 SLIDES
    © PhotoQuest/Getty Images
    The Cutlass Struggled
    Chiếc F7U Cutlass của hãng Vought có thiết kế khá lý thú. Việc thay chiếc đuôi đứng thẳn ở thân giữa với 2 chiếc hai bên cánh đã góp phần rắc rối khi bay lần đầu. Chiếc Cutlass bay nhanh, đúng, nhưng không ít lần khó khăn giữ cho nó bay trên không.
    Đóng góp đêm cho sự chê trách là hai động-cơ phản-lực không đủ mạnh cho việc cất, và hạ cánh. Ít nhất 3 chiếc đã rớt khi thử-nghiệm. Hai mươi lăm phần trăm của những phi-cơ này bị mất vì tai-nạn.
    F7U Cutlass - The Strangest and Most Dangerous Navy Jet Ever Flown




    4/26 SLIDES
    © SSPL/Getty Images
    Theo bước chân anh em Wright
    Theo như viện Smithsonian công bố thì "chiếc máy bay nặng hơn không-khí đã đạt được bay một cách có kiểm soát vì có người lái". Họ quên không công-bố thời gian tối đa là 59 giây.
    Khoảng cách mà "máy bay" này bay được chỉ có 852 feet (# 100 m). Ngày 17, tháng Chạp, năm 1903, anh em Wright bay bốn lần, nhưng sẽ không bay nữa vì không kiểm soát được "máy bay" này. Đó là một bước cải tiến, nhưng không cho phi-công.



    5/26 SLIDES
    © NCJ - Topix/Mirrorpix/Mirrorpix via Getty Images
    Kinh-nghiệm về máy bay thí-nghiệm
    Mọi người đều muốn đua đòi với bạn bè của mình. Đây là lý-do Chuck Yeager vượt bức tường âm-thanh trong chiếc X-1 của hãng Bell năm 1947, và không quân của nhiều nước muốn có chương-trình chế-tạo máy bay như vậy. Chiếc Bristol 188 của Anh là một thí dụ với nhiều khuyết điểm.
    Bạn có muốn bay trong một phi-cơ có thùng săng bị rỉ khi bay?
    Không thể cất cánh được khi chưa đạt tới vận-tốc 300 dặm một giở?
    Chiếc Bristol đáng lẽ đạt được vận tốc Mach 2.6, nhưng phải cố gắng mãi mà chỉ đạt được Mach 2!
    The Bristol 188 Flaming Pencil - Supersonic Stainless Steel



    https://i.postimg.cc/MKpXkPsN/6-26-Great.jpg
    6/26 SLIDES
    © Hulton Archive/Getty Images
    Một thợ giỏi không luôn dẫn tới Kết-quả
    Ông Samuel Pierpont Langley là một người sáng chế giỏi và nhà bác học và cũng là thư-ký của viện Smithsonian. Sau khi đã chế được một chiếc máy bay đã bay được một dặm vào năm 1901, ông ta quyết định làm khó hơn bằng cách làm máy bay có động-cơ và có người lái.
    Máy bay hội đủ những điều-lệ của phi-trường. Nó có động cơ 52 mã-lực (kiểu xi-lanh ở trên đường bán kính thảng góc với trục động-cơ), kiểu mới có tỷ-lệ giữa công-xuất và trọng-lượng cao nhất. Sự xụp đổ của nó là không bay được. Người ta để trên bệ phóng để tống nó đi, vừa ra khỏi bệ phóng, nó lao xuống sông Potomac. Hai lần!
    Samuel P. Langley and the Aerodrome A



    7/26 SLIDES
    © NASA / Larry Sammons / Getty Images
    Chiếc Grumman X-29 không vững khi bay
    Vào những năm 1980 và 1990, Không quân Mỹ dùng chiếc X-29A của hãng Grumman có hai cánh chính nghiêng về phía trước trong nghiên-cứu về chiến-đấu cơ phản-lực. Họ hy-vọng với kiểu cánh này máy bay sẽ được điều khiển dễ hơn khi bay dưới tốc-độ âm-thanh, thật bất ngờ nó lại khó khăn hơn.
    Được vẽ kiểu bởi hãng Grumman, NASA, Không quân, và Chương-trình Nghiên-cứu Quốc-phòng Tiên-tiến, máy bay là một thảm-họa. Một sử gia của NASA nói về chiếc X-29A như sau: "Nó không thể bay được, đúng nghiã từng chữ, nếu không có một máy vi-tính làm sửa đổi 40 lần mỗi giây cho đường bay"
    X-29 - The Most Unstable Fighter Jet Ever Built




    8/26 SLIDES
    © Wikimedia Commons
    Không quân vứt bỏ chiếc MiG-23
    Chiếc MiG-23 được vẽ kiểu bởi văn-phòng sáng chế Mikoyan-Gurevich của Liên-bang Xô-viết với radar có phương châm 'ngó xuống/bắ́n xuống'. Nó bắt đầu được sản-xuất năm 1970. Chiếc MiG-23 được dự tính sẽ thay thế chiếc MiG-21 được sản-xuất từ trước, nhưng vì những trở ngại như phi-công phải ngồi trong chiếc ghế nhỏ hẹp với tầm nhìn hạn chế. Chiếc MiG-21 tiếp tục được nhiều người biết hơn đối với chiếc thay thế nó.
    Sau chiến-tranh lạnh, nhiều không lực cho về hưu những chiếc MiG-23 và giữ lại MiG-21. Tuy vậy, cũng còn một số máy bay MiG-23 được sử-dụng.
    MiG-23 Flogger – The Most Disaster Fighter In History




    https://i.postimg.cc/gjkcWjK8/9-26-Tu144.jpg
    9/26 SLIDES
    © Sobottaullstein bild via Getty Images
    Sự nguy-hiểm ở trên không
    Chiếc Tu-144 được làm bởi hãng Tupolev là một trong hai chiếc máy bay chở khách siêu-thanh , chiếc thứ hai là Concorde. Cả hai ra đời vào cuối thập niên 1970, chiếc Concorde trở thành một biểu tượng, trong khi chiếc Tupolev, về tổng quát rất nguy-hiểm. Nó bị rơi khi tham dự cuộc trình diễn máy bay ở Paris.
    Máy bay bị rớt khi 22 trong 24 hệ-thống trên máy bay bị hư. Nó chỉ được bay 55 lần trước đó.
    Tupolev Tu-144 Fatal Crash Original video Paris Air show (1973)
    https://www.youtube.com/watch?v=bEIAMM13RFQ&t=46s


    https://i.postimg.cc/3rnJZjKB/10-26-TU-144.jpg
    10/26 SLIDES
    © BENNATI/AFP/Getty Images
    Máy bay TU- 144 thì không tin cậy được, và rất ồn
    Chiếc máy bay siêu thanh TU-144 chuyên chở khách của Nga làm là một trong hai chiếc được sản-xuất (chiếc kia là Concorde). Nó đạt tới vận-tốc đáng khinh ngạc 1200 dặm một giờ. Nhưng hành-khách không yêu thích chiếc Tu-144 này, vì lịch sử phục vụ của nhân viên phi-hành.
    Nó không đáng tin cậy, và bị hư trong khi bay nhiều lần. Thí dụ, một bình chứa nhiên liệu bị rò rỉ ở cuối chuyến bay của chiếc Tu-144 vào năm 1978. Tiếng ồn trong khoang hành-khách rất lớn: Hành-khách ngồi kế nhau phải trao đổi trên giấy viết tay vì không thể nghe được nhau.
    Why You Wouldn't Want to Fly On The Soviet Concorde - The TU-144 Story
    https://www.youtube.com/watch?v=VFWbuKr5-I8&t=2s



    11/26 SLIDES
    © Science & Society Picture Library/SSPL/Getty Images
    Phi cơ phản lực chở khách đầu tiên của hãng De Havilland
    Có rất nhiều điều để nói về chiếc Comet:Sao chổi của hãng De Havilland làm bên Anh, nhưng những điều xấu nhiều hơn điều tốt. Chiếc Comet bay nhiều chuyến bình yên, nhưng có những điều không thể bỏ qua, chẳng hạn đáp hết đường băng, và mất áp-xuất không khí khi đang bay.
    Người ta dùng chiếc Comet như là mẫu để chế tạo máy bay khác. Họ vẽ kiểu lại và sửa đổi nhiều lần khi nó còn được sử dụng, nhưng việc đó không chấm dứt những tai-nạn chết người khi họ chạm đến tai tiếng của nó.
    A Brief History of: The de Havilland Comet Design Disaster 1954 (Documentary)
    https://www.youtube.com/watch?v=YVvKk-rGJME&t=2s
    De Havilland Comet Jetliner Story by WTTW Chicago




    12/26 SLIDES
    © Science & Society Picture Library/SSPL/Getty Images
    Chiếc Messerschmitt Me 163 Komet chỉ có thể chở theo 3 phút nhiên-liệu
    Chiếc máy bay có hình dáng đe dọa người coi là Me 163 Komet:sao chổi của hãng Messerschmitt làm. Nó là phi cơ nghênh chiến, được đẩy bởi hoả-tiễn, được chế tạo để bắ́n hạ máy bay địch tấn công nước Đức. Nó thật là nhanh, có thể đạt vận-tốc 100 dặm một giờ nhanh hơn bất kỳ phi-cơ nào của phe đồng-minh, NHƯNG nó chỉ chở có 3 phút nhiên-liệu!
    Điều hiển nhiên là nó phải lượn về mặt đất sau mỗi nhiệm-vụ. Sự rò-rỉ nhiên liệu trong những lần đáp khá mạnh nàythường gây ra hoả-hoạn, hoặc nổ. Nhiều phi-công bị tử nạn trong khi thử-nghiệm hoặc huấn-luyện của chiếc Komet.
    Messerschmitt Me 163 Komet
    https://www.youtube.com/watch?v=dOmxXpY8a9c&t=1s


    13/26 SLIDES
    © Wikimedia Commons
    Chiếc Noviplano của Ý thật là xấu xí
    Nhà sản-xuất người Ý Caproni đã đóng chiếc Ca 60 Noviplano trong những năm 1920. Nó được vẽ kiểu để chở 100 hành-khách vượt Đại Tây dương. Thật bất hạnh, chiếc máy bay chỉ bay hai lần và chưa bay ra khỏi nước Ý. Lần bay thứ hai nó cất cánh từ hồ Maggiori của nước Ý, bay lên tới độ cao 60 ft (# 20 m), và rơi xuống nước.
    Chiếc máy bay này có 3 lớp cánh, nghĩa là tổng cộng 9 cánh tất cả, và 8 động cơ. Với một hình dáng cồng kềnh như thế nó chỉ dẫn đến thất bại. Cái xác của phi cơ bốc cháy bị hư hại thêm, được kéo vào bờ, làm biểu tượng cho sự thất-bại.
    Italy’s Massive Triple Triplane – Caproni CA.60 Noviplano
    https://www.youtube.com/watch?v=rwa9unx9mpQ&t=1s
    (Còn tiếp)

  7. #747
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    25 kiểu máy bay đáng lẽ không được chế-tạo

    https://www.msn.com/en-us/news/world...n=true#image=1
    https://nuocnha.blogspot.com/2022/09...-ng-u-o-c.html

    (Tiếp theo)
    14/26 SLIDES
    © Charles E. Brown/Royal Air Force Museum/Getty Images
    Chiếc Blackburn 'Roc' là một thất bại hoàn-toàn
    Chiếc Blackburn 'Roc' được vẽ kiểu để chống lại phi-cơ địch và bảo vệ những máy bay khác cùng phe, vì vậy nó được trang bị 4 ổ bắn liên thanh ngay sau chỗ ngồi của phi-công. Điều này làm cho nó thật nặng nề, kết quả là nó phản ứng chậm đối với mục đích ban đầu.
    Vì chiếc "Roc" là một kiểu vẽ thất bại, nên Hải-quân Hoàng-gia Anh không cho nó cất cánh từ hàng không mẫu hạm của mình. Nó chỉ bắn rơi được một phi-cơ địch trong suốt Đệ nhị Thế chiến.
    The Blackburn Roc; A Terrible Fighter but a Good Idea?



    https://i.postimg.cc/j5RtH2mm/15-26-Botha.jpg
    15/26 SLIDES
    © Wikimedia Commons
    Chiếc Botha được coi như 'Không giá-trị'
    Chiếc Botha là máy bay thám-thính và thả thủy-lôi của hãng Blackburn, được làm theo tiêu-chuẩn của bộ không-quân, Anh quốc, được đóng trong những năm 1930 và 40. Nó có ba khuyết điểm nổi bật và được đánh giá "không giá-trị".
    Điểm đầu tiên, chỗ ngồi của phi hành đoàn, tệ hại đến nỗi chiếc máy bay không thể dùng vào việc thám thính. Nó cũng thếu vũ khí. Phi hành đàn cần thêm người thứ tư, gia tăng thêm trọng lượng. Ít vũ-khí hơn. Sau cùng, chiếc Botha khó điều-khiển và có nhiều tai-nạn. Tổng kết, phi-cơ này là một thất bại.
    Warplane Disasters! Episode 3: The Blackburn Botha



    16/26 SLIDES
    © Wikimedia Commons
    Bạn tin hay không, Chiếc Embraer EMB-120 Brasilia vẫn đang hoạt-động
    Nhìn hình chiếc máy bay Embraer EMB-120 của nước Ba-tây, bạn không tin nó vẫn đang hoạt-động như một máy bay dùng vào việc di chuyển để đi làm. Một trong hai động-cơ bán phản lực rớt khỏi cánh trong một chuyến bay năm 1991, làm tất-cả 14 người thiệt mạng. Đây chỉ là một tai nạn trong một danh sách dài những vấn đề của chiếc máy bay này.
    Dù bị gọi là máy bay chở khách tồi-tệ nhất trong lịch-sử, hãng Ameriflight có trụ-sở ở Dallas vẫn còn đang dùng 10 chiếc này chuyên-chở hành lý.
    SkyWest EMB-120 Brasilia - LAX-FAT


    https://i.postimg.cc/jdDKQG3x/17-26-Flying-Corps.jpg
    17/26 SLIDES
    © Wikimedia Commons
    Thí nghiệm của "Không đoàn Hoàng-gia" của vương quốc Anh không thành-công
    Trong thời Đệ-nhất thế-chiến, "Không đoàn Hoàng-gia: RAF" của vương quốc Anh làm một máy bay do-thám thử-nghiệm có tên B.E.9. Họ sửa đổi kiểu cũ, gia tăng tầm ngắm của các xạ-thủ. Như sự thay đổi có kết quả ngược.
    Dù xạ-thủ có tầm nhìn lớn hơn, nhưng tai nạn lại dễ sảy ra. Người này có thể bị chặt làm hai bởi cánh quạt của động cơ, hay bị đè bẹp nếu phi-cơ bị bắn rơi. Một vị chỉ huy của "Không đoàn Hoàng-gia" đã nhận định: "Theo nhãn quan của một hành-khách thì đây là một cỗ máy nguy-hiểm".
    The Royal Flying Corps



    18/26 SLIDES
    © DeAgostini/Getty Images
    Không phi-công nào thích chiếc Fairey Albacore
    Bạn biết mẫu máy bay mới không ra gì khi bị các phi-công nằng nặc đòi bay kiểu cũ. Đây chính là trường-hợp của chiếc Albacore: Cá ngừ được làm bởi hãng Fairey Aviation để thế cho chiếc Swordfish: Cá kiếm.
    The Albacore was a single-engine biplane torpedo bomber, constructed from 1939 to 1943 for the British Royal Navy Fleet Air Arm. Pilots didn't like flying the Albacore, and it was actually retired from service earlier than the Swordfish.
    Chiếc Albacore là máy bay hai lớp cánh với một động cơ dùng để thả thủy lôi được sản-xuất từ năm 1939 tới năm 1943 cho hạm đội Hải-quân Hoàng-gia Anh. Phi-công không thích bay chiếc này và chúng được cho về hưu trước chiếc Swordfish.
    Royal Navy Fairey Albacore in Malta (c1942)
    https://www.youtube.com/watch?v=it47EciUk8w&t=2s


    19/26 SLIDES
    © aviation-images.com/UIG via Getty Images
    Nhận xét của người trong cuộc khi bay chiếc Yak-42
    Trong bài trên báo https://jalopnik.com/the-ten-worst-p...vice-458681557 về những máy bay không đạt tiêu chuẩn; Sir Halffast tả về kinh-nghiệm của mình khi bay chiếc phi cơ chở hành-khách Yak-42 do văn-phòng sáng chế Yakovlev của Nga làm từ năm 1979 tới năm 2003. Ông ta nghĩ trong đầu "Một phi-cơ 'tầm cỡ' như thế này mà còn được dùng tới năm 2013 thì thật khủng-khiếp".
    "Thật không may cho tôi khi phải đi trên chuyến bay nội địa của Ukraine từ Kyiv tới Donetsk, tôi rất ngạc nhiên. Điều đầu tiên là chiếc của cho hành-khách chỉ cao tới ngực trong khi tôi cao 6'0" . Và dĩ nhiên nó có những chiếc ghế của thời Liên-Xô được gấp xuống chỗ ngồi bất cứ lúc nào. Thêm cầu thang phía sau kêu cọt kẹt như có thể tung ra bất kỳ lúc nào".
    TRIPREPORT | Izhavia (ECONOMY) | Moscow Domodedovo - Izhevsk | Yakovlev Yak-42D



    20/26 SLIDES
    © aviation-images.com/UIG via Getty Images
    Không có cảm tình với chiếc Ilyushin Il-62
    Cũng theo tờ báo Jalopnik tả về kinh-nghiệm của hành-khách du hành trên những máy bay được vẽ kiểu không đạt tiêu-chuẩn, một phi-công có tên For Sweden tả về kinh-nghiệm đi trêng máy bay phàn-lực chở khách của thời Liên-Xô Ilyushin Il-62. Ông ta cắt nghĩa: "Máy bay vẫn dùng những khí cụ thời cơ-khí, Khi di chuyển các bề mặt điều-khiển không có sự hỗ-trợ nào.
    "If some ice gets in a hinge, it's just your muscles that will break it loose. It also has a history of failed thrust reversers and exploding engines that damage neighboring engines."
    "Nếu có một ít nước đá mắc kẹt ở một bản lề nào đó, Chỉ có bắp thịt cơ thể để nó vỡ ra. Nó cũng có lịch-sử về phần "làm ngược sức đẩy" để đáp ngắn hơn bị hư, và động cơ bị nổ làm hại cái bên cạnh.
    How a Thrust Reverser Works | Products | Honeywell Aviation
    https://www.youtube.com/watch?v=pmepKkQ6I9w
    ILYUSHIN 62 Cockpit Takeoff (2004)



    21/26 SLIDES
    © Wikimedia Commons
    Chiếc ATR 72 với một lô mất an-toàn khủng-khiếp
    Trước khi hãng American Eagle cho về hưu đám máy bay ATR 72 của, thì Alex Murel góp bài cho báo Jalopnik khuyến cáo mọi người nên tránh xa chiếc máy bay nguy-hiểm ATR 72. "Nó quá quá lỗi thời, và chúng đang vỡ ra từng máng"
    Anh ta viết tiếp: "Tôi hiểu máy bay bán phản-lực ít chi phí điều hành với một số đường bay, nhưng chúng cũ rồi, họ cố khai-thác đến độ chúng có thể vỡ ra từng mảnh. 11 chiếc trong tổng số 508 được sán-xuất đã bị tan nát trong các tai-nan với 190 người chết". Những con số ấy không làm chúng ta an tâm, mặc dù một số hãng hàng-không vẫ còn dùng chúng.
    ATR (French: Avions de transport régional; Italian: Aerei da Trasporto Regionale; or "Regional Transport Airplanes" in English)
    Why The ATR-72 Is So Dangerous
    ]https://www.youtube.com/watch?v=QBAHWxW-oLE


    22/26 SLIDES
    © Bettmann / Contributor
    Chiếc He 162 Volksjagerthe có vấn đề với keo dán
    Chiếc He-162 của Đức, được vẽ kiểu và đóng bởi hãng Heinkel một cách nhanh chóng: Từ lúc còn trên bản vẽ tới lúc bắt đầu sản-xuất chỉ có 90 ngày. Vì tình trạng chiến-tranh, không có kim loại, chiếc máy bay đạt tiêu chuẩn khí động học, được làm bằng gỗ.
    Ý tưởng ban đầu là máy bay này dễ đến nỗi các thiếu niên chỉ cần qua khóa huấn-luyện căn-bản là có thể lái được. Nhưng kết cuộc chúng cần được lái cẩn-thận hơn nhiều. Lại nữa, chất keo được dùng để dán những mảnh gỗ với nhau lại làm mục gỗ của máy bay. Ồ. Chiếc He-162 được ra đời vào tháng Giêng năm 1945 và bị cho về hưu vào tháng Năm cùng năm!
    The Heinkel He 162: Hitler's last-ditch wonder weapon
    https://www.youtube.com/watch?v=f-QI4ex73Lk&t=118s


    23/26 SLIDES
    © Arthur Tanner/Fox Photos/Getty Images
    Chiếc Fairey Battle đúng là vô dụng
    Được đóng vào khoảng giữa những năm 1930 cho Không-quân Hoàng-gia Anh (RAF), và được trang bị động cơ piston của hãng Rolls-Royce, chiếc Fairey Battle có vẻ là một máy bay nhiều hy-vọng. Nhưng sự thật khác hẳn, nó nặng nề, chậm chạp, và tầm hoạt động ngắn ngủi.
    Gần 100 chiếc bị bắn rơi trong một tuần, và Không-quân Hoàng-gia Anh (RAF) rút khỏi Chiến-trường vào cuối năm 1940. Nhiều người coi chiếc Fairey Battle là chiếc máy bay có lịch-sử đáng thất-vọng nhất của Không-quân Hoàng-gia Anh.
    The Fairey Battle | Light Bomber, Heavy Losses
    https://www.youtube.com/watch?v=lFxDL4_Xavo


    24/26 SLIDES
    © Wikimedia Commons
    Chiếc Douglas TBD Devastator chính là một Bẫy giết người
    Chiếc TBD Devastator của hãng Douglas Aircraft Company có sự sơ hở trầm trọng chết ngưởi. Nó chỉ có thể thả thủy-lôi khi nó bay một đưởng thẳng với tốc độ rất chậm 115 dặm một giờ. Về căn-bản, nó chỉ là một con vịt làm đích để bắn.
    Trong trận đánh Midway, Những phi-cơ Devastator bị một trận kinh-khủng. Trong số 41 Devastator ra trận, chỉ có 6 sống sót trở về tàu. Đây là sự thất bại kinh-khủng của Hải-quân Mỷ.
    BD-0042 Douglas SBD Dauntless taking off from Aircraft Carrier
    https://www.youtube.com/watch?v=NObY3f_FyJk&t=3s



    25/26 SLIDES
    © Wikimedia Commons
    Chiếc Saab 340s nổi tiếng ồn-ào
    Chiếc Saab 340 là máy bay chuyên chở hành-khách, có hai động-cơ bán phản lực (turboprop) của Thủy-điển được làm bởi hai hãng Fairchild Aircraft và Saab AB năm 1983. Hiện vẫn đang hoạt-động, có khoảng 340 được coi như đang hoạt-động, và cũng là phi-cơ dân-sự ồn-ào nhất.
    Những người thuộc nhóm BuckeyeFanFlyer chia sẻ trên trang của họ: https://www.flyertalk.com/
    như sau: "Tôi bay lần đầu tiên trên phi-cơ Saab-340 tuần trước ... Tôi không thể tin nổi sự ồn-ào của động-cơ, đúng, tôi ngồi ngay cạnh nó. Tôi nghĩ giá mình có đồ nhét lỗ tai." Đúng rồi, đồ nhét lỗ tai là ý tưởng tốt cho chuyến đi trên chiến máy bay này.
    Saab 340 / 2000 - flying buses




    26/26 SLIDES
    © Wikimedia Commons
    Chiếc MD-80 là một máy bay thương mại không được ai thích
    Vào năm 2008, tờ New York Times đăng một bài dài liệt kê những vấn-đề theo thời gian của chiếc máy bay chở hành-khách MD-80 do hãng McDonnell Douglas làm. Chiếc máy bay này đã bị rớt nhiều lần, làm thiệt mạng nhiều người vô tội.
    Cũng nên chú-ý những vấn-đề ít quan-trọng sau: chiếc MD-80 bay chậm, chỗ ngồi chật hẹp, và không hữu-hiệu. Nó vẫn còn được dùng chủ yếu hai hãng Delta Air Lines và American Airlines, rất đông hành-khách muốn bay trên những phi-cơ khác.
    Why Was The MD-80 Called The Mad Dog?

  8. #748
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    10 Đường bay dài nhất của các hãng Hàng-không, xếp theo khoảng cách

    https://www.msn.com/en-us/travel/new...3fea384fd818e7
    https://nuocnha.blogspot.com/2022/09...-cac-h-ng.html

    Bài có quá nhiều hình Xin coi từ 2 đường dẫn trên

    10 Đường bay dài nhất của các hãng Hàng-không, xếp theo khoảng cách
    trains@insider.com (Taylor Rains) - Aug 20

    Taylor Rains
    Junior Reporter, Aviation/Airlines


    Singapore Airlines A350-900. KITTIKUN YOKSAP/Shutterstock
    © Provided by Business Insider

    1/- Hãng hàng-không Singapore Airlines dành vị trí số một với hai đường bay dài hơn 9500 dậm của mỗi đường bay.
    2/- Dịch cúm COVID-19 làm các hãng hàng-không loại bớt một số, thí dụ hãng Air Tahiti Nui bỏ đường bay dài 9,765-mile từ Papeete tới Paris. (Papeete (Tahitian: Pape‘ete) pronounced [pa.pe.ʔe.te]) is the capital city of French Polynesia, an overseas collectivity of the French Republic in the Pacific Ocean.)
    3/- Hãng Air New Zealand sẽ mở đường bay dài 18 tiếng từ New York tới Auckland. (Auckland (Māori: Tāmaki Makaurau) is a large metropolitan city in the North Island of New Zealand.)

    Trong thời-gian đại dịch COVID-19, Các hãng hàng-không bị bắt-buộc phải tạm dừng vài tá đường bay vì bị cản-trở bởi biên-giới quốc-gia, và số khách quốc-tế giảm mạnh.
    Đây là những đường bay thật dài như: từ Perth tới London của Qantas, và từ Atlanta tới Johannesburg của Delta Air Lines, bị dẹp bỏ. Tuy nhiên, khi những cấm cản về COVID-19 được dỡ bỏ ở nhiều nước, các hãng hàng không lại tiếp-tục chuyên-chở hành-khách trên những chuyến bay dài 15+ tiếng, nối liền các đoạn đường dài gần 10000 dặm.
    Theo lịch-sử, hãng Singapore Airlines giữ vị trí đầu về những chuyến bay dài nhất, thí-dụ chuyến bay dài 9,534 dặm không ngừng giữa phi-trường Newark Liberty International ở New Jersey và Singapore. Mặc dù chuyến bay cất cánh từ Newark được lập lại vào Tháng Ba 2022, hãng Singapore thực ra đã trở lại thủ-đô New York vào Tháng Mười Một năm 2020 và đáp xuống phi-trường John F. Kennedy thay vì LaGuardia.

    A mother and baby relax on an air New Zealand Skycoach


    https://i.postimg.cc/8PcHZmgm/1-AAYZYYE.jpg



    6 of 6 Photos in Gallery©Air New Zealand
    Seats have an adjustable footrest and fold-down armrests, which can be turned into a private couch seating up to three people.
    -- Hãng Air New Zealand dự định sẽ trang bị 8 Boeing 787 Dreamliner với giường 2 tầng và ghế nằm vào năm 2024.
    -- Vị-trí mới này có tên "Skynests": "Tổ ấm trên trời" sẽ dành cho khách phổ-thông đi trên những chuyến bay thật dài.
    -- Hãng sẽ bắt đầu bay thẳng giữa Auckland và New York vào Tháng Chín.
    Ai đã từng quen thuộc với hạng ghế phổ-thông khi đi máy bay, đều biết muốn được hưởng sự thoải mái, và có một giấc ngủ tốt thì thường phải trả thêm lệ phí. Nhưng có một hãng máy bay đang làm thay đổi điều này.
    Hãng Air New Zealand thông-báo hôm Thứ Ba rằng họ sẽ trang bị tám chiếc Boeing 787 Dreamliner những giường 2 tầng và chỗ ngủ tạm, công việc sẽ hoàn tất năm 2024.
    Họ thừa nhận rằng họ là hãng Hàng-không đầu tiên trang bị chỗ ngủ tạm trên phi-cơ. Đây là lần đầu tiên mà hành-khách hạng phổ-thông (economy passengers), người trả tiền rẻ nhất, có lựa chọn này.
    Những chuyến bay thật dài thường lâu tới 16 tiếng không đáp để lấy thêm nhiên-liệu.
    Theo tờ Bloomberg, thì vào Tháng Chín Air New Zealand sẽ bắt đầu bay một mạch từ Auckland tới New York, chuyến bay sẽ dài hơn 17 tiếng đồng-hồ. Hãng hàng-không đối thủ của Air New Zealand ở Úc là Qantas cũng tính mở đường bay thẳng từ Sydney, tới New York, và London chuyến du hành sẽ dài tới 20 tiếng.
    Ông Greg Foran, Chief Executive Officer (CEO) Air New Zealand loan báo trên trang điện-tử của hãng rằng: "Vị-trí địa-dư của New Zealand, đặt chúng tôi vào vị thế phải dẫn đầu với các chuyến bay thật là dài và hãng của ông ta "chú tâm" vào việc ngủ, và sự thoải mái, nên đã đặt những chỗ ngủ tạm sau khi nghe sự gợi ý của hành-khách".

    Chỗ ngủ tạm
    Ông Foran cũng nói trong cuộc họp báo: "Đây là một việc thay đổi kinh-nghiệm du hành với hành-khách phổ-thông"
    Theo báo Traveller, các chương-trình này còn cần sự chấp-thuận của chính-quyền. Họ đã loan báo điều này trong một lô các sự thay đổi đối với hành-khách hạng nhất, hạng thương-gia, hạng phổ-thông đặc biệt
    Ta thử xem các chương-trình này.
    Bản gốc của bài trên ở đây: https://www.businessinsider.com/air-...flights-2022-6

    Hãng này nói họ quyết-định "Trong điều kiện hiện-tại, họ chở hành-khách và hàng-hoá trên cùng chuyến bay" . Đường bay này trở thành dài nhất mới với 2 dặm từ Newark, và được xác-nhận bởi tạp-chí "Chỉ dẫn chính-thức về các hãng hàng-không Official Airline Guide (OAG)".
    Ngày nay Singapore bay tới cả hai phi-trường John F. Kennedy:JFK và Newark, họ cố-gắng làm cho chuyến bay dễ-chịu. Điều đáng chú-ý, họ bố-trí ghế thương-gia sang-trọng và ghế phổ-thông đặc-biệt trên máy bay, và tạo thực-đơn với khẩu-hiệu bữa ăn "lành mạnh", "từ nông-trường tới máy bay" tránh cho hành-khách khỏi nặng bụng.
    Việc các hãng hàng-không áp-dụng trở lại các chuyến bay đường dài, làm danh sách 10 chuyến bay dài nhất thay đổi đáng kể. Những chuyến bay được hoạch-định dài đáng sợ, thay đổi từ 15 tiếng tới 19 tiếng.
    Trong khi các đường bay dài hơn, hay ngắn hơn tùy theo gió, Khoảng cách và thời-gian liệt-kê căn cứ vào thời-khoá-biểu của các hãng hàng-không. Hơn nữa, vì cuộc chiến ở Ukraine, một số hãng phải bay dài hơn bảng liệt kê, thí dụ đường bay giữa New York-JFK và Hong Kong của hãng Cathay Pacific phải bay vòng quanh nước Nga chưa có kết quả.
    Cũng có một số chuyến bay phải xin phép và khi được chấp-thuận phải bay xa hơn nữa vượt qua số 10 đường bay dài nhất. Thí dụ chuyến bay hồi-hương từ Buenos Aires, Argentina, về Darwin, Australia hồi tháng Mười năm 2021 của hãng Qantas. Chiếc Boeing 787-9 đã bay 9,333 dặm, kể cả bay trên Nam cực là chuyến bay dài nhất trong lịch-sử của hãng.
    Thêm vào những chuyến phải xin phép, vài hãng máy bay dự định sẽ tham gia hàng ngũ của Singapore bằng cách thường xuyên bay các chuyến bay dài nhất như Air New Zealand. Hãng này dự tính vào ngày 17 tháng Chín sẽ khai mạc chuyến bay từ New York-JFK tới Auckland, đường bay này sẽ là đường bay thứ tư dài nhất thế-giới.
    Sau là danh sách 10 chuyến bay dài nhất dựa theo khoảng cách tính tới tháng Tám năm 2022:
    -o0o-

    10. Từ Jeddah đến Los Angeles

    © Thiago B Trevisan/Shutterstock
    Saudi Arabian Airlines 777-300. Thiago B Trevisan/Shutterstock
    Airline: Saudia
    Aircraft: Boeing 777-300
    Distance: 8,317 miles
    Outbound Scheduled Flight Time: 16 hours and 10 minutes
    Return Scheduled Flight Time: 15 hours and 20 minutes
    (Jeddah: Jeddah, a Saudi Arabian port city on the Red Sea)
    -o0o-

    9. From Dubai đến Los Angeles

    © Arnold Aaron/Shutterstock.com
    Emirates Airbus A380. Arnold Aaron/Shutterstock.com
    Airline: Emirates
    Aircraft: Airbus A380
    Distance: 8,324 miles
    Outbound Scheduled Flight Time: 15 hours and 50 minutes
    Return Scheduled Flight Time: 16 hours and 20 minutes
    (Dubai: Dubai is the most populated city in the United Arab Emirates (UAE))
    -o0o-

    8. Từ Atlanta đến Johannesburg
    https://i.postimg.cc/mDcCGBBX/8c-AAWbr-Vw.jpg
    © Provided by Markets Insider
    Delta A350-900. Oleh Yatskiv/Shutterstock
    Airline: Delta Air Lines
    Aircraft: Airbus A350-900
    Distance: 8,434 miles
    Outbound Scheduled Flight Time: 15 hours and 30 minutes
    Return Scheduled Flight Time: 15 hours and 50 minutes
    (Johannesburg: It is the provincial capital and largest city of Gauteng, which is the wealthiest province in South Africa)
    -o0o-
    Airlines announce new international flights while domestic routes get cut
    https://www.youtube.com/watch?v=6Dnmn5YoYv8
    -o0o-

    7. Từ San Francisco đến Singapore
    https://i.postimg.cc/Ssw8S3Ky/7-AA10-S5-KQ.jpg
    © J Hopwood/Shutterstock
    United Airlines and Singapore Airlines. J Hopwood/Shutterstock
    Airlines: United Airlines and Singapore Airlines
    Aircraft: Boeing 787-9 Dreamliner (United) | Airbus A350-900 (Singapore)
    Distance: 8,435 miles
    Outbound Scheduled Flight Time: 16 hours and 15 minutes (United) | 16 hours and 40 minutes (Singapore)
    Return Scheduled Flight Time: 15 hours and 25 minutes (United) | 15 hours and 25 minutes (Singapore)
    -o0o-

    6. Từ Manila đến New York
    https://i.postimg.cc/VvntdgSX/6-AA10-Sbik.jpg
    © Markus Mainka/Shutterstock
    Philippine Airlines A350-900. Markus Mainka/Shutterstock
    Airline: Philippine Airlines
    Aircraft: Airbus A350-900
    Distance: 8,507 miles
    Outbound Scheduled Flight Time: 16 hours and 15 minutes
    Return Scheduled Flight Time: 16 hours and 55 minutes
    -o0o-

    5. Từ Sydney đến Dallas/Fort Worth, Texas
    https://i.postimg.cc/KcMBqG94/5-AAPfe-Nc.jpg
    © Provided by Business Insider
    Qantas 787-9. Qantas Airways
    Airline: Qantas
    Aircraft: Boeing 787-9
    Distance: 8,576 miles
    Outbound Scheduled Flight Time: 15 hours and 20 minutes
    Return Scheduled Flight Time: 16 hours and 45 minutes
    -o0o-

    4. Từ Singapore đến Los Angeles
    https://i.postimg.cc/Hs05mS1g/4-AAZFp-Da.jpg
    © BoeingMan777/Shutterstock
    Singapore Airlines A350-900. BoeingMan777/Shutterstock
    Airline: Singapore Airlines
    Aircraft: Airbus A350-900
    Distance: 8,576 miles
    Outbound Scheduled Flight Time: 15 hours and 55 minutes
    Return Scheduled Flight Time: 17 hours and 10 minutes
    -o0o-

    3. Từ Perth đến London Heathrow
    https://i.postimg.cc/Jz1XzbRB/3-AA10-S4wo.jpg
    © Toshi K/Shutterstock
    Qantas Boeing 787-9. Toshi K/Shutterstock
    Airline: Qantas
    Aircraft: Boeing 787-9
    Distance: 9,009 miles
    Outbound Scheduled Flight Time: 17 hours and 15 minutes
    Return Scheduled Flight Time: 16 hours and 45 minutes
    (Perth: Perth is the capital and largest city of the Australian state of Western Australia (WA).)
    -o0o-

    2. Từ Newark, New Jersey đến Singapore
    https://i.postimg.cc/pLqFhpdc/2-AAVMLDl.jpg
    © Komenton/Shutterstock
    Singapore Airlines A350-900. Komenton/Shutterstock
    Airline: Singapore Airlines
    Aircraft: Airbus A350-900
    Distance: 9,525 miles
    Outbound Scheduled Flight Time: 18 hours and 45 minutes
    Return Scheduled Flight Time: 18 hours and 25 minutes
    -o0o-

    1. Từ New York đến Singapore
    https://i.postimg.cc/nV02KwgL/1-AA10-S5-KB.jpg
    © Provided by Business Insider
    Singapore Airlines A350-900. KITTIKUN YOKSAP/Shutterstock
    Airline: Singapore Airlines
    Aircraft: Airbus A350-900
    Distance: 9,527 miles
    Outbound Scheduled Flight Time: 18 hours and 50 minutes
    Return Scheduled Flight Time: 18 hours and 40 minutes

    Read the original article on: https://www.businessinsider.com/the-...-qantas-2022-8

  9. #749
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    13 Vụ máy bay bị rơi làm thay đổi nền hàng-không của nhân-loại

    https://www.popularmechanics.com/fli...plane-crashes/
    https://nuocnha.blogspot.com/2022/09...y-o-i-n-e.html


    13 Vụ máy bay bị rơi làm thay đổi nền hàng-không của nhân-loại
    Những thảm-họa này kích thích những sự tiến-bộ kỹ-thuật làm cho chúng ta được du hành an-toàn hơn như ngày nay.
    BY DAVID NOLAND AND BARBARA PETERSON
    JUL 28, 2022

    partially reconstructed fuselage of twa flight 800MATT CAMPBELLGETTY IMAGES

    Hành-khách của các chuyến bay thương-mai được an-toàn tối đa. Nhưng các chuyến bay đáng tin cậy hiện nay là nhờ những tai-nạn đã xảy ra trong quá-khứ đưa tới những cải thiện quan-trọng về an-toàn. Từ những vụ đâm nhau trên không, cháy trong khoang tàu, kim loại bị mệt mỏi đưa tới cảnh hành-khách được ngồi như đang du hành trong một chiếc xe mui trần ở trên không trung. Mười ba tai-nạn trong bài này khai mào cho những tiến bộ kỹ-thuật về sự an-toàn trên các chuyến di chuyển bằng máy bay hiện nay.


    1
    Grand Canyon | TWA Flight 2 and United Airlines Flight 718

    JASON REDMONDGETTY IMAGES
    Cải-thiện: Phương cách tránh nhau và Hệ thống Kiểm-soát không-lưu tốt hơn

    Vào ngày 30, tháng 6, năm 1956 ở trên bầu trời Grand Canyon của tiểu-bang Arizona, phi cơ Douglas DC-7 của hãng hàng-không United Airlines, cất cánh từ phi-trường quốc-tế ở Los Angeles đế đi Chicago; và chiếc Lockheed L-1049 của Trans World Airlines đang bay tới thành-phố Kansas City của tiểu bang Missouri đã đụng nhau. Tất cả 128 người gồm hành-khách và phi-hành đoàn của hai phi-cơ đều bị tử nạn.
    Tai nạn làm dấy lên một ngân khoản $250 triệu Mỹ kim để nâng cấp hệ-thống kiểm-soát không-lưu (air traffic control (ATC) system), đó là một giá tiền rất đắt và thời điểm đó.
    Tai-nạn cũng kích-thích sự thiết-lập của Cơ-quan Hàng-không Quốc-gia (FAA): Federal Aviation Agency (bây giờ là Administration), và năm 1958 để giám sát sự an-toàn hàng-không.
    Tuy vậy, vào ngày 31, tháng 8, năm 1986, một máy bay nhỏ của tư nhân đã bay vào không phận của vùng kiểm-soát phi-trường Los Angeles và đụng phải chiếc DC-9 của hãng Aeromexico làm chết 86 người. Cơ-quan FAA sau đó, đòi hỏi các máy bay nhỏ khi vào vùng kiểm-soát phải dùng "transponders", (một máy điện-tử phát ra tín-hiệu về vi-trí và cao độ của phi-cơ cho các kiểm-soát-viên hàng không biết.)
    Thêm vào đó, các hãng hàng-không còn bị đòi hỏi có "Hệ-thống tránh va chạm" (traffic collision avoidance system TCAS II ). Máy dò ra những nguy cơ va chạm với những máy bay cũng được trang bị "transponders", máy sẽ ra lệnh: "Bay lên" hay "lao xuống" khi cần thiết. Kể từ ngày đó, không có một máy bay nhỏ nào va chạm với một máy bay chở khách của các hãng hàng-không trong nước Mỹ.

    2
    Portland | United Airlines Flight 173

    ENVIRONMENTAL PROTECTION AGENCY
    Upgrade: Phi hành đoàn là một đội ngũ đoàn kết

    Ngày 28, tháng Chạp, năm 1978, chiếc DC-8, bay chuyến 173 của hãng United đang tới thành-phố Portland, tiểu bang Oregon với 181 hành-khách; gặp phải trục-trặc với việc hạ bánh xe trước khi đáp. Phi công là người nóng tính, hay văng tục , ông ta không chú ý tới đồng hồ chỉ xăng của phi cơ, mặc dầu kỹ sư phi hành nhắc nhở nhiều lần. Phi công chính đã hoãn việc làm cận tiến để đáp máy bay. Ông chỉ làm khi xăng dầu còn quá ít. Hậu quả, chiếc DC-8 không còn xăng và rớt xuống vùng ngoại ô của thành-phố, 10 người trên phi cơ tử nạn.

    United Airlines’ McDonnell Douglas DC-8-61, N8082U, photographed at New York–JFK, 3 January 1978. (© Howard Chaloner. Image used with permission.)
    Để đáp ứng với tai nạn, hãng United lập ra chương-trình "Quản-trị Nhân lực trong buồng lái", Cockpit Resource Management (CRM). Loại bỏ phương châm: "Phi-công trưởng là Thượng đế" trong hệ-thống đẳng cấp nhân lực. CRM nhấn mạnh việc trao đổi ý-kiến giữa mọi thành viên của phi hành đoàn, việc này đã trở thành tiêu-chuẩn từ ngày đó đến nay.
    Phi-công trưởng Al Haynes năm 1989, đã nhấn mạnh "Quản-trị Nhân lực trong buồng lái đã đạt được thành quả", sau khi đáp bằng bụng chiếc DC-10 bị hư các phần điều khiển phi-cơ ở Sioux City, Iowa bằng cách thay đổi sức đẩy của các động cơ, "Nếu không có sự huấn luyện CRM thì chúng tôi không qua nổi".

    3
    Cincinnati | Air Canada Flight 797

    PUBLIC DOMAIN
    Upgrade: Lavatory smoke sensors

    Dấu hiệu đầu tiên của chuyến bay Air Canada 797, một chiếc DC-9 đang bay ở 33,000 bộ (# 10 km) trên đường từ Dallas,TX tới Toronto,Canada vào ngày 2, tháng Sáu, năm 1983; là một luồng khói phả ra từ buồng vệ-sinh phía sau đuôi. Sau đó, khói đen lan tới buồng lái máy bay, phi cơ bắt đầu xuống khẩn-cấp. Phi công cố nhìn qua màn khói, và đáp xuống Cincinnati, OH. Nhưng khi các cửa cũng như lối ra khẩn-cấp bung ra thì cả phi cơ bùng cháy trước khi người nào có thể thoát ra. Trong số 46 trên phi-cơ, 23 người chết cháy.
    Cơ-quan Hàng-không Quốc-gia (FAA) sau đó khuyến cáo các máy bay phải được trang bị "Máy báo khói" và "hệ-thống dập lửa tự-động". Trong thời gian 5 năm, tất cả các tấm nệm của ghế ngồi được làm bằng vật liệu chống cháy, và trên sàn có hệ-thống đèn để hướng dẫn hành-khách lối ra cửa máy bay khi có khói được lắp đặt. Những máy bay sản-xuất sau năm 1988 có nhiều vật-liệu chống cháy hơn.

    4
    Dallas/Fort Worth | Delta Air Lines Flight 191

    NATIONAL OCEANIC AND ATMOSPHERIC ADMINISTRATION
    Upgrade: Downdraft detection

    Vào ngày 2, tháng Tám, năm 1985, trong khi chuyến bay 191 của hãng Delta, một chiếc Lockheed L-1011, đang làm cận tiến để đáp xuống phi-trường Dallas/Fort Worth, gặp đúng lúc cơn mưa giông sảy ra gần phi-trường. Sấm, chớp nổ ra chung quanh phi-cơ đang xuống tới độ cao 800 bộ, ngay lúc ấy, phi cơ gặp phải một luồng gió thổi từ trên thẳng xuống (wind-shear) làm cho phi-cơ bị mất 54 knots (54 dặm một giờ) trong vài giây.
    Bị rớt xuống mau chóng, chiếc L-1011 chạm mặt đất khoảng một dặm cách đường băng phi-trường, nó tung lên qua xa-lộ gần đó, đè bẹp một chiếc xe làm chết tài-xế. Sau đó phi-cơ quẹo về bên trái đâm vào hai bồn chứa nước khổng-lồ của phi-trường. Trên phi-cơ, trong tổng số 163 người, thì 134 thiệt mạng.
    Tai-nạn làm dấy lên một cuộc nghiên cứu trong bảy năm giữa hai cơ-quan NASA/FAA, kết quả là onboard forward-looking radar wind-shear detectors: máy radar nhận ra wind-shear phía trước trở nên dụng cụ tiêu-chuẩn cho các hãng hàng-không vào giữa thập niên 1990. Kể từ ngày ấy chỉ có một tai-nạn liên quan đến wind-shear sảy ra.

    5
    Sioux City | United Airlines Flight 232

    BRIAN BRAINERDGETTY IMAGES
    Upgrade: Engine safety improvements

    Ngày 19, tháng Bảy, năm 1989, chuyến bay 232 của United Airlines từ Denver tới Chicago, thì một động cơ ở phía đuôi của bị hư, làm hư hại các ống dẫn dầu điều khiển các bề mặt như: ailerons: làm hai cánh 1 lên, 1 xuống khi rẽ phải/trái, flaps: tăng độ cong của cánh dùng khi đáp, elevators: ở đuôi làm phi-cơ hướng mũi lên/xuống; -> phi-công không điều khiển được. Phi-cơ chở 296 hành-khách sẽ trải-nghiệm một phen hãi hùng. Phi công trưởng Alfred Haynes cố gắng đáp khẩn-cấp xuống một phi-trường gần đó. Máy bay đáp bằng bụng, rẽ khỏi đường băng, và bốc cháy. Thật là một kỳ-tích vì 185 trong tổng số 296 sống sót.

    Control-Surface
    Ủy-ban phụ-trách về an-toàn hàng-không: National Transportation Safety Board (NTSB) sau đó kết-luận tai nạn sảy ra bắt nguồn từ một sơ-xuất của một thợ máy đã không thấy vết nứt của một chiếc đĩa của máy quạt có nguồn gốc từ nhà sản-xuất đã dùng hợp kim của titanium. Sau đó cơ-quan FAA ra lệnh thay đổi hệ-thống thủy-lực của tất cả DC-10 (loại máy bay mà các hãng hàng-không đang tuần-tự loại đi) và đòi hỏi có hai hệ-thống song-hành đối với máy bay mới, và thay đổi cách kiểm tra máy bay.

    ✅ Up Next: The True Story of 'The Miracle Pilot' and His 120 MPH Water Landing
    https://www.popularmechanics.com/fli...water-landing/

    6
    Maui | Aloha Airlines Flight 243

    AP/WIDE WORLD PHOTOS
    Upgrade: Retiring tin (Sn: 50)

    Vào ngày 28, tháng Tư, năm 1988, chuyến bay 243 của hãng Aloha dùng một máy bay 737, mới có 19 năm hoạt-động để bay các chuyến ngắ́n từ Hilo, Hawaii, tới Honolu của quần-đảo Hawaii. Trong khi đang bay ở 24,000 bộ thì một mảng lớn của phần thân văng khỏi phi-cơ, làm cho vài tá hành-khách bỗng chốc thấy mình đang bay ngoài trời! Thật là kỳ diệu, các phần còn lại tiếp tục dính với nhau đủ lâu, giúp cho phi-công đáp xuống đất an-toàn. Chỉ có một tiếp-viên bị văng ra khỏi phi-cơ thiệt mạng.
    Ủy-ban phụ-trách về an-toàn hàng-không: National Transportation Safety Board (NTSB) quy trách-nhiệm về hỗn-hợp của 2 vấn-đề: sự ăn mòn và hư-hại mệt-mỏi của kim-loại khi máy bay liên tiếp chịu thay đổi áp-xuất của hơn 89,000 chuyến bay. Để đáp lại, năm 1991, cơ quan FAA bắt đầu National Aging Aircraft Research Program: Chương-trình quốc-gia tìm hiểu về sự già nua của máy bay thắt chặt việc kiểm-soát và bảo trì những máy bay được dùng nhiều, nhất là phải thay đổi áp-xuất nhiều lần.
    Sau tai-nạn của hãng Aloha, cho tới nay chỉ có một tai nạn liên-quan tới việc "mệt-mỏi" kim loại: Chiếc DC-10 ở Sioux City, Iowa vào năm 1989.

    7
    Pittsburgh | US Airways Flight 427

    SVDMOLEN, CREATIVE COMMONS ATTRIBUTION 2.5 LICENSE
    Upgrade: Rudder Rx

    Vào ngày 8, tháng Chín, năm 1994, chuyến bay 427 của hãng US Airways, chiếc Boeing 737 trong khi đang làm cận tiến để đáp xuống Pittsburgh, Pennsylvania, thình lình nghiêng về bên trái và lao 5000 bộ xuống đất, tất cả 132 người trên phi-cơ thiệt mạng. Chiếc hộp đen của phi-cơ cho biết bánh lái của đuôi phi-cơ tự dưng di chuyển tới vị-trí xa nhất về bên trái, làm phi-cơ bắt đầu nghiêng. Nhưng tại sao?
    Hãng US Air đổ lỗi cho nhà làm máy bay. Hãng Boeing đổ lỗi cho phi-hành đoàn. Cơ-quan NTSB phải mất 5 năm mới kết luận là một chiếc van điều khiển bánh lái đã bị kẹt làm cho nó hoạt động ngược với huấn lệnh của phi-công, đang liên tục đạp vào bàn đạp bên phải, và bánh lái lại bẻ về bên trái.
    Kết quả là hãng Boeing đã tốn $500 triệu để sửa lại tất cả 2800 phi-cơ quen thuộc của bao người. Và để đáp ứng về sự đối chọi về quyền-lợi giữa hãng hàng-không và thân-nhân các nạn nhân, Quốc-hội ban hành Aviation Disaster Family Assistance Act: Luật hỗ-trợ gia-đình bị tai-nạn khi bay, luật này chuyển công việc đối với những người sống sót cho NTSB làm.

    (Còn tiếp)

    BARBARA PETERSON Writer
    https://i.postimg.cc/HxyYRtV8/Barbara-Peterson.webp
    Barbara Peterson is a writer specializing in aviation, travel and consumer issues and is author of Blue Streak: Inside JetBlue, the Upstart that Rocked an Industry. Barbara Peterson has worked as a journalist covering aviation, travel and consumer issues for more than twenty years.

  10. #750
    Member nguoi gia's Avatar
    Join Date
    18-02-2016
    Posts
    2,067
    13 Vụ máy bay bị rơi làm thay đổi nền hàng-không của nhân-loại

    https://www.popularmechanics.com/fli...plane-crashes/
    https://nuocnha.blogspot.com/2022/09...y-o-i-n-e.html
    https://ydan.org/showthread.php?t=30...ost269379/#749

    13 Vụ máy bay bị rơi làm thay đổi nền hàng-không của nhân-loại

    Những thảm-họa này kích thích những sự tiến-bộ kỹ-thuật làm cho chúng ta được du hành an-toàn hơn như ngày nay.
    BY DAVID NOLAND AND BARBARA PETERSON
    JUL 28, 2022


    (Tiếp theo và hết)
    Hành-khách của các chuyến bay thương-mai được an-toàn tối đa. Nhưng các chuyến bay đáng tin cậy hiện nay là nhờ những tai-nạn đã xảy ra trong quá-khứ đưa tới những cải thiện quan-trọng về an-toàn. Từ những vụ đâm nhau trên không, cháy trong khoang tàu, kim loại bị mệt mỏi đưa tới cảnh hành-khách được ngồi như đang du hành trong một chiếc xe mui trần ở trên không trung. Mười ba tai-nạn trong bài này khai mào cho những tiến bộ kỹ-thuật về sự an-toàn trên các chuyến di chuyển bằng máy bay hiện nay.


    8
    Miami | ValuJet Flight 592

    CANDACE BARBOT/MIAMI HERALD/LIAISON AGENCY
    Upgrade: Fire prevention in the hold

    Dù FAA để tâm tới những phương cách chống cháy ở buồng lái sau tai-nạn năm 1983 của hãng Air Canada, nhưng họ không để ý tới các khoang hành-lý -- mặc dù năm 1988 có một máy bay bị cháy khoang hành-lý, và phi-cơ đã đáp an-toàn, và NTSB có ra khuyến-cáo. Phải đến tai nạn khủng-khiếp của chuyến ValuJet 592 tại Everglades gần thành-phố Miami, Florida ngày 11, tháng Năm, năm 1996 thì họ mới bắt đầu hoạt-động.
    Nhân viên của hãng bảo-trì máy bay SabreTech đã xếp những bình sản-xuất dưỡng khí không đúng cách. Khi máy bay di chuyển thì gặp một vật cản như cục đá, kích hoạt một máy. Máy chạy làm nóng khoang tàu, gây đám cháy với môi-trường đầy dưỡng khí. Phi công không thể đáp máy bay kịp, 110 người thiệt mạng. FAA đối phó bằ̀ng khuyến-cáo dùng máy dò khói và máy tự-động dập lửa trong khoang hành-lý của mọi phi-cơ chở hành-khách. Họ cũng ra luật cấm chở những hàng-hoá nguy-hiểm trên phi-cơ.

    9
    Long Island | TWA Flight 800

    NATIONAL TRANSPORTATION SAFETY BOARD
    Upgrade: Electrical spark elimination

    Đối với mọi người thì đây là một giấc mơ kinh hoàng: Một máy bay nổ tung trong khi đang bay mà không có lý do gì. Ngày 17, tháng Bảy, năm 1996 chuyến bay 800 của hãng TWA, là một chiếc Boeing 747 vừa cất cánh từ phi-trường JFK, đi Paris, tất cả 230 người đều tử-nạn và làm dấy lên một cuộc tranh-luận sôi nổi.
    Sau khi cẩn thận ráp xác của máy bay bị nạn, cơ-quan NTSB loại bỏ giả-thuyết bom của khủng-bố, hay bị trúng hoả-tiễn, và kết luận hơi xăng của bình xăng gần cạn ở giữa thân máy bay phát nổ, có thể bộ dây của máy đo lượng xăng trong bình bị chạm phát ra tia lửa gây sự nổ.
    Cơ quan FAA khuyến cáo những thay đổi để làm giảm những tia lửa của các bộ dây và những nguồn gốc khác. Trong khi đó, hãng Boeing chế-tạo một hệ-thống ngăn ngừa hơi xăng bằng cách bơm khí trơ Nitro vào bình xăng để giảm thiểu nguy cơ phát nổ. Họ gắn hệ-thống này vào tất cả máy bay mới. Họ cũng làm những bộ kit cho những máy bay đang lưu hành để các hãng hàng-không lắp trong các đợt bảo-trì định kỳ.

    10
    Nova Scotia | Swissair Flight 111

    PUBLIC DOMAIN
    Upgrade: Insulation swap-out

    Vào ngày 2, tháng Chín, năm 1998, chiếc MD-11 do hãng McDonnell Douglas làm, bay chuyến 111 cho hãng Swissair từ New York tới Geneva. Phi hành đoàn ngửi thấy mùi khói. Bốn phút sau họ bắt đầu lao xuống để tới Halifax, Nova Scotia, xa lối 65 dặm. Nhưng đám cháy lan rộng, đèn và máy móc trong buồng lái đều hư, máy bay đâm xuống biển Đại Tây Dương lối 5 dặm cách bờ biển Nova Scotia. Tất cả 229 người trong phi-cơ tử nạn.
    Cuộc điều tra tìm ra nguồn gốc từ hệ-thống giải-trí của phi-cơ, khi lắp ráp đã làm sẹt lửa sang dây điện bọc bằng Kapton trên trần buồng lái. Khi có hoả hoạn lửa lan ra chất cách nhiệt Mylar dùng khắp thân phi-cơ. Cơ quan FAA ra lệnh thay thế vật liệu cách nhiệt Mylar bằng loại không cháy trên lối 700 mảy bay do hãng McDonnell Douglas làm.

    11
    Rio to Paris | Air France 447

    AGÊNCIA BRASIL
    Upgrade: Manual training to fix over-dependence on automation

    Vào ngày 1, tháng 6, năm 2009, chiếc Airbus A330-200 của hãng Air France bay chuyến 447 từ Rio De Janero tới Paris; khoảng ba giờ đồng hồ bay thì gặp một vùng mưa to gió lớn, phi cơ mất liên lạc sau đó.
    Từ độ cao an toàn 38000 bộ, phi cơ bay vào vùng có gió thổi tử trên xuống (down draft), và chìm xuống phía Nam của Đại Tây Dương, 228 người trên chuyến bay đều tử nạn. Nhiều ngày sau, người ta tìm thấy những mảnh vỡ của phi-cơ nổi trên mặt nước, nhưng phần còn lại ở chỗ nào thì không ai biết. Mãi hai năm sau, một cuộc tìm kiếm được tài-trợ của tư nhân, người ta mới tìm thấy phần lớn của thân máy bay, thân thể của hành-khách, và vật quan trọng nhất, chiếc hộp đen của phi-cơ.
    Các nhà điều tra cũng đã giải đáp được một phần của bài toán, căn cứ vào những điện tín tự động được chuyển trong khi phi-cơ đang rơi, thì ống "pitot:đo tốc-độ máy bay" đã bị đông lạnh và không hoạt-động, dẫn đến một chuỗi các sự kiện.
    Với xác máy bay được tìm thấy, bằng chứng có đủ, các chuyên-gia kết-luận nguyên nhân là ống pitot bị nghẹt, và phi-công không làm những động-tác cần thiết chống việc phi-cơ mất cao độ.
    Bằng chứng chỉ rõ sự bất cập của phương cách ỷ vào "fly-by-wire technology: hệ-thống điều khiển dựa trên tín hiệu của dòng điện", trông cậy vào các máy vi-tính thay vì con người mới là kẻ có quyết định sau cùng. Hai hãng Boeing và Airbus đều dùng kỹ-thuật "fly-by-wire", nhưng Boeing cho phi-công khả-năng phủ-quyết các máy móc. Tai nạn này làm dấy lên việc tái huấn-luyện các phi-công để họ điều khiển phi-cơ, mặc cho những chỉ đẫn của máy móc trong buồng lái nói gì.


    12
    Exact Location Unknown | Malaysia Airlines 370

    GETTY IMAGES
    Upgrade: Real-time flight tracking

    Vào ngày 8, tháng Ba, năm 2014, chiếc 777, chở 239 người của hãng Malaysia Airlines bay chuyến 370 từ Kuala Lumpur,Malaysia đi Beijing, đã mất dấu vết trên màn hình radar mà không có dấu hiệu trục-trặc, hay tiếng kêu "May Day" . Cả tám năm sau, nó vẫn là điều bí-hiểm nhức-nhối của ngành hàng-không.
    Câu hỏi lớn nhất: Tại sao máy "transponders: cho biết vị-trí, và cao-độ" bị tắt, làm cho các radar của các "Trung-tâm kiểm soát đường dài" gần như không nhìn thấy; lại nữa việc chuyển hướng bay về phía Nam không hề được thông báo; một số chuyên-gia tin rằng máy bay đã bay tự-động cả bảy giờ đồng hồ, cho tới khi hết nhiên-liệu và rơi xuống Ấn-Độ-Dương.
    Vì sự vắng bóng của chứng cứ quan-trọng -- như mảnh vỡ dính sò, hến được tìm thấy ở phía Đông của Châu Phi -- làm dấy lên nhiều giả-thuyết đối-nghịch nhau, từ thiếu khí oxy khi phi-cơ không còn áp-xuất (đây cũng là lý-do chuyến bay Helios Flight 522 bị rớt ở Hy-Lạp), cho tới việc cố ý phá-hoại của một thành-viên phi-hành đoàn, hay của một hành-khách.

    barnacled flotsam
    Một điều chắc chắn: Thế-giới không phải tiếp-tục tìm-kiếm nếu máy bay được trang bị "máy theo dõi thời-gian thực", đây là điều các chuyên-gia đòi hỏi từ năm 2009 nhân vụ Air France 447. Kết-quả của vụ MH370, cơ quan hàng-không dân-sự ICAO đã ra lệnh cho tất cả hãng hàng-không phải gắn máy theo dõi để có thể biết vị-trí của các phi-cơ, đặc-biệt những chuyến bay trên biển, và các hãng làm máy bay cũng làm các hộp gọi là black box (nhưng có màu cam để dễ tìm thấy) chứa những chi tiết kỹ-thuật của máy bay sẽ bung ra khỏi phi-cơ và tự-động nổi khi máy bay chạm mặt nước.

    black box


    13
    Indonesia and Ethiopia | Lion Air 610 and Ethiopian Airlines 302

    JASON REDMONDGETTY IMAGES
    Upgrade: Flight Control System on Boeing’s 737 MAX 8 gets an update

    Vào ngày 29, tháng Mười, năm 2018, chuyến bay 610 của hãng Lion Air, một phi-cơ Boeing 737 MAX 8, lao xuống biển Java của Indonesia, khi vừa cất cánh được 13 phút từ phi-trường quốc-tế Soekarno–Hatta. Ít tuần lễ sau, các chuyên-gia khám phá ra chuyến bay trên đường đến Pangkal Pinang đã gặp vấn-đề liên quan đến hệ điều-hành mới của phi-cơ có tên là Maneuvering Characteristics Augmentation System (MCAS): Hệ-thống gia tăng điều khiển đặc-tính của phi-cơ. Hệ-thống này đã ra lệnh cho phi-cơ đâm đầu xuống dù phi-công đã dùng hết sức để kéo mũi lên.
    Năm tháng sau, chuyến bay 302 của Ethiopian Airlines từ phi-trường Addis Ababa để đến Nairobi, Kenya cũng bị rơi chỉ sáu phút sau khi cất cánh. Theo điều tra thì chiếc Boeing 737 MAX 8 cũng gặp số-phận như chuyến bay số 610. Trong hai tai-nạn, 346 người thiệt mạng.
    Trong làn sóng của hai tai-nạn, cơ-quan FAA và hãng Boeing giữ tất cả 737 MAX 8 ở dưới đất để điều-tra toàn bộ phi-cơ, sửa đổi các bó dây có vấn đề, sửa đổi hệ-thống điều-khiển phi-cơ, dành cho các phi-công thêm thời gian tập lái với phi-cơ mới.
    Vào tháng Mười Một 2020, những chiếc MAX có vẻ an-toàn để bay. Nhưng sự trục-trặc của nó còn lâu mới hết. Vào tháng Tư năm 2021, hãng Boeing ra lệnh giữ khoảng 160 MAX 8 để đối phó với một vấn-đề về nhu-liệu khác. Cho tới ngày 9, tháng Năm, năm 2022, theo tạp-chí Simple Flying, có 581 chiếc MAX 8 đang được dùng.

    BARBARA PETERSON Writer

    Barbara Peterson is a writer specializing in aviation, travel and consumer issues and is author of Blue Streak: Inside JetBlue, the Upstart that Rocked an Industry. Barbara Peterson has worked as a journalist covering aviation, travel and consumer issues for more than twenty years.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •