Page 1 of 2 12 LastLast
Results 1 to 10 of 11

Thread: Tạp Văn & Ghi Chép Về Đời Lính

  1. #1
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Tạp Văn & Ghi Chép Về Đời Lính

    Người Lính Không Có Số Quân

    Tối đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.
    Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới ṭ te ra trường, giờ đă lên nắm Đai đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến...
    Có lẽ họ vẫn c̣n đang thực tập ở Trung đội hay là Trung đội trưởng mà thôi. Tôi nắm Đại đội hơi nhanh không phải v́ ḿnh tài giỏi ǵ mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại đội xử lư là một Chuẩn úy, gọi là xử lư cũng không đúng v́ trong cấp số coi Đại đội th́ tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 th́ một ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về.
    Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam v́ dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đă là Tiểu đoàn phó nên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt v́ việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí t́nh trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng c̣n quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.
    Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thưc tập, 6 tháng sau, khi thấy tôi đă tàm tàm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với Tiểu đoàn Trưởng và bàn giao Đại Đội lại cho tôi, trước đó, ông đă thu xếp người Đại đội phó đi học để tôi coi Đ.Đ được danh chính ngôn thuận.
    Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Đ.Đ đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do Tiểu đoàn chấm, tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi c̣n học Tiểu học:
    - Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?
    - Thưa Thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với Đại Đội lâu rồi, hồi c̣n Trung úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.
    - Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt cộng tấn công th́ làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó th́ c̣n đánh đấm ǵ được.
    - Thiếu uư đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết xử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu úy coi, hễ rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa.
    - Nhưng lỡ có chuyện ǵ làm sao ḿnh báo cáo.
    Hôm sau tôi gọi Nở lên tŕnh diện:
    - Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo Đại đội như vậy, lỡ có chuyện ǵ th́ sao?
    - Thưa Thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà, em đă đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ĐĐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.
    Nở thực hiện lời"em biết chứ", vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi Thượng sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi, tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện ǵ th́ làm sao, rồi má con sẽ phải ḥa thuận với nhau chứ.
    Một hôm, Hạ sĩ quan quân số cầm về xấp thư của ĐĐ đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi dở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ĐĐ th́ Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các Trung đội xem c̣n ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5,6 người, tôi nói Trung sĩ Hiển, Hạ sĩ quan CTCT mua tập vở về dậy họ học,"ngày măn khóa", tôi kêu từng người đưa tờ Chiến sĩ Cộng Ḥa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, Hạ sĩ Nở biết chữ từ ngày đó.
    Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả, anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xă, hết bốn ngày, Nở về lại ĐĐ.
    Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:
    Long Xuyên, ngày....
    anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi ḿnh hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu ǵ vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mác cái ǵ quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố ch́u chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.
    Em, Ba.
    Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ sĩ Nở, buổi tối dẫn Đại Đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn ǵ không hay nhớ chồng lên đại, tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nh́n thấy,
    hoặc có thể biết tôi đă thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng th́nh, đầu c̣n đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi, tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người, tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin ǵ cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết c̣n hơn là hợp thức hóa cho khó xử.
    Năm 67, các Tiểu đoàn Bộ binh thường có ba Đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm họat động, hành quân lục soát từng ĐĐ chung quanh bộ chỉ huy TĐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp Tiểu đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba Đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Đà Lạt gồm Th/U Vũ đ́nh Hà (ĐĐ1), Th/U Lê xuân Sơn(ĐĐ2) và tôi ĐĐ3.
    Một tối, Đại đội 1 bị tấn công, ĐĐ2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà(ĐĐ2) khỏang 500 thước, Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà, kêu tôi lên tiếp cứu, chỗ Hà nằm tôi biết rơ v́ đă từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngă rạch tấn công ra, tôi dẫn Đại đội chạy băng lên v́ t́nh người bạn cùng khóa, tôi cho Đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng v́ không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn,,
    Tôi chạy lại cây đại liên, cho chuyển hỏa lực về bên trái, dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp c̣, nhả từng loạt đạn về hướng địch.
    Như tôi đă nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi ḿnh ơ hờ, liều lĩnh tấn công.
    Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ĐĐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng v́ địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuông có giao liên dẫn chúng xâm nhập Đức Ḥa, Đức Huệ rồi qua Campuchia, chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.
    Đám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ĐĐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng, hồi đó gọi máy bay ném bom c̣n là một điều mới mẻ, vũ khí xử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ sĩ Nở cũng có tác dụng.
    Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một ḿnh vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch c̣n lo núp. Khi đă rất gần mục tiêu và có g̣ đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục
    ĐĐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể ǵ so với sau này khi SĐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiêm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở B́nh Long mùa hè đỏ lửa th́ chiến trận lên tới cấp Sư đoàn, Quân đoàn.
    Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư lệnh SĐ xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với TĐT thăng cho Nở lên Hạ sĩ nhất nhưng Tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng, ông bảo huy chương đồng của SĐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác(!)
    Hai ngày sau ĐĐ c̣n được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi, cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng, thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong

  2. #2
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ đ́nh Hà.
    Đầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa Tác chiến trong rừng ở Mă Lai, tôi c̣n gắn bó với ĐĐ hơn một tháng nữa.
    Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ĐĐ th́ vợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về, thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp, chị ta làm gạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và dơ tay chào theo kiểu nhà binh, tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại, chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: sao ḿnh lại chào nhỉ, hóa ra ĐĐ này có một nữ quân nhân ư?
    Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ĐĐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng!
    Tôi thấy h́nh như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng sĩ Hội th́ ông ta bảo: có vẻ như vậy Trung úy.
    Tôi gọi Nở lên:
    - Vợ cậu có bầu phải không?
    - Dạ, thưa Trung úy.
    - Vậy th́ cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu b́ rồi đi theo ĐĐ măi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.
    - Dạ, em cũng tính tháng này lănh lương xong, Trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già.
    - Được rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.
    Hai ngày sau, Đại Đội được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kich ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây, tối đó, ĐĐ chạm địch, một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số c̣n lại nhập qua toán kia th́ đụng phải ĐĐ.
    Nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ĐĐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ư tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, h́nh như có chuyện ǵ xẩy ra ở cây đại liên v́ tôi thấy nó nổ được một chập th́ im bặt,
    Tôi đảo nhanh ṿng quanh tuyến pḥng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho tôi biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:
    - Ǵ vậy Nở?
    Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta, thấy tôi, Nở nghẹn ngào:
    - Vợ em nó chết rồi Trung úy ơi!
    Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, y tá Thọ đứng lên:
    - Chết rồi Trung úy.
    Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:
    - Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo măi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp Trung úy.
    Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động.
    Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng t́nh cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ĐĐ như vậy.
    Tôi báo với Thiếu tá Hải, Tiểu đoàn Trưởng về sự việc xẩy ra, ông có biết vợ chồng Nở, ông cho Sĩ quan CTCT/TĐ mua cái ḥm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng.
    Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ĐĐ đưa cho Nở, buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua ĐĐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đă chào tôi, chị chết đi mà cái ḥm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, không cả được lên cấp chỉ v́ chị là NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN.
    Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học,
    Nở đào ngũ, có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.
    Một lư do nữa để tôi viết về chị là v́ mới đây, Cộng Sản Việt Nam đă làm ầm ĩ lên câu chuyện về Đặng thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đă chết ở chiến trường Quảng Ngăi, cô Trâm này chết ở đây nhưng không ai biết nắm xương khô vùi chôn nơi đâu.
    Một người lính Mỹ hành quân qua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật kư của Đặng thùy Trâm, cuốn nhật kư này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng và trao cho mẹ của Đặng thùy Trâm ở Hà Nội.
    Nhà nước CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật kư, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơi động ḷng yêu nước của đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS.
    Đặng thùy Trâm là một Bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một Bác sĩ không, tôi đă đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động v́ đă phục vụ 15 năm trong pḥng bào chế thuốc, và v́ phục vụ hăng say và lâu như vậy, anh được thăng lên làm dược sĩ v́ quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa v́ anh ta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy.
    Bởi vậy, tôi không biết Bác sĩ Thùy Trâm này tŕnh độ có khá hơn y tá Thọ của Đại Đội ḿnh năm xưa không, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.
    Thưa chị Nở, cả chị và cô Đặng thùy Trâm này là hai người đàn bà ở hai chiến tuyến chết trong cùng cuộc chiến, trong cùng thời gian và độ tuổi cũng gần như nhau, nhưng hai cái chết mang hai ư nghĩa khác nhau,
    Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi t́m cái chết, c̣n chị, chị bị chết v́ người ta ở măi đâu vô đây t́m để giết chị, chị chỉ là tự vệ, chị không hận thù ai, không ai dậy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác, chị rất đôn hậu, c̣n cái cô Thùy Trâm kia đă từ ngoài đó vào đây, mang trong ḷng sự thù hận bởi sự tuyên truyền nhồi nhét, miền Nam này nào có cần ai phải giải phóng đâu, cho măi nhiều năm sau này, người miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.
    Chị Nở có thấy điều buồn cười này không là trong cuốn nhật kư, Thùy Trâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tàn ác, thích chém giết, chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây t́m giết chị, từ ngoài đó lần ṃ vào tận trong này để t́m giết người ta lại c̣n hô hoán là sao người ta thích chém giết ḿnh, thật kỳ lạ.
    Cũng trong cuốn nhật kư, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đă lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lư do v́ sao Thùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp, chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm ǵ không,
    thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làm lớn th́ mới có quyền và có tiền, bây giờ cả cái nước Việt Nam này, đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi, hồi trước mỵ dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ th́ ai đấu tố chúng?
    Thùy Trâm này nếu mà không chết và giả như có ô dù, giờ có thể là Bộ trưởng Y tế hay làm Giám đốc một bệnh viện nào đó th́ cũng là những con gịi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.
    Cũng là cái chết nhưng chị chết trong ṿng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói, tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, không biết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm h́nh cô ấy mà thôi.
    Bốn mươi năm đă qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ, ông Thiếu úy trẻ năm xưa giờ là ông cụ già rồi, vẫn khó tính như trước và đang phiêu bạt nơi xứ người, Thượng sĩ Hội đă mất, Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đă có vợ khác, xin được tạ lỗi cùng chị là đă không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hi sinh của chị, chúng tôi làm mất nước không phải v́ hèn kém, không chiến đấu, mất nước v́ bị phải mất nước.
    Quên kể cho chị nghe,mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garant cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, c̣n cây đại liên 30 nặng ch́nh chịc chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ.
    Thôi tất cả đă qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đă hi sinh v́ mảnh đất miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của quân và dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược, hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.

    Lê N.Xuyên

  3. #3
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Những Đoá Thơ Cho Phố Núi Pleiku -Nguyễn Mạnh Trinh



    Mấy ngày hôm nay, buổi sáng nào cũng mù mịt sương. Mùa Thu ở đây như gợi lại một nỗi niềm nào.
    Lái xe trên đường, trong cái mù mịt của đất trời thấy ḿnh như sống lại một thuở nào, ở không gian thời gian nào tuy thật xa nhưng trong giây phút hiện tại lại thật gần gũi.
    Cái tâm trạng bềnh bồng, của tiềm thức chơi vơi trong buổi sáng hôm nay như dẫn từng bước chân trở về, thuở xa xưa, ngày vừa trên hai mươi tuổi.
    Lớn lên ở Sài G̣n, cả một thơ ấu nghịch phá, cả một khung trời mơ mộng.
    Những ngă tư, những con hẻm, những cổng trường, những mầu hoa Mùa Hạ, những xao xác lạnh cuối năm, tất cả đă thành kỷ niệm. Của một thành phố mà tưởng như chứa cả một phần đời sống của ḿnh.
    Rồi tuổi đôi mươi, rời khỏi ghế giảng đường vào lính. Th́ một thành phố, tuy heo hút sơn cùng thủy tận, nhưng lại chan chứa những kỷ niệm của những chàng lính trẻ, ngông nghênh vào đời tưởng như nắm cả vũ trụ trong tay.
    Sống ở đó, để thấy nhớ sài G̣n. Nhưng khi đổi về Biên Ḥa gần Sài G̣n th́ lại nhớ lại thời gian đă qua.
    Không nuối tiếc nhưng đầy bâng khuâng, và cái không gian se lạnh, cái đêm khuya mưa dầm, cái buổi sáng mù mịt, tất cả trộn lẫn để thành một phong vị khó tả.
    Năm tôi lên phố núi tôi vừa qua cái tuổi đôi mươi. Hai mươi tuổi, tâm hồn lúc ấy trắng bong, tràn đầy mơ với mộng.
    Chưa có kinh nghiệm trường đời nên thường phản ứng trước những chướng tai gai mắt và theo suy nghĩ của nhiều vị chỉ huy, tôi là một đứa ba gai cần phải hành hạ để cho vào khuôn phép.
    Ở đâu cũng xa nhà nên tôi t́nh nguyện đi biệt đội Pleiku mút mùa lệ thủy và khi ở đây lập không đoàn th́ cũng là một trong những người khai sơn phá thạch của đơn vị.
    Thời gian ở thành phố biên trấn này chỉ hơn hai năm mà sao tràn đầy kỷ niệm.
    Có những lúc, cơm sấy đồ hộp ngày này qua tháng khác mà vẫn vui. Lănh lương xong, chỉ một vài ngày là sạch nhẵn, thế mà tối nào cũng lang thang ở phố đến nửa đêm mới ṃ về phi trường.
    Ở đây, biết bao nhiêu đứa bạn, buổi sáng c̣n đùa giỡn chọc ghẹo nhau mà vài tiếng đống hồ sau thân xác đă thành sương khói cho những phi vụ không về.
    Ở đây, có sáng mù sương, thấy đời mệt mỏi như chiếc xe dodge già nua ́ ạch leo đầu dốc. Dù rằng tôi lúc ấy chỉ vừa hơn hai mươi tuổi.
    Ngày lên Pleiku, có một bài thơ tôi đă làm như tiên đoán được cái không gian của biên tái, của những câu thơ như Lương Châu Từ của Vương Han thời Thịnh Đường xa xưa. Pleiku có khác nào Lương Châu, cũng là quan ải để trấn giữ biên cương.
    Ngày xưa th́ ngăn giặc Hồ, giặc Mông. Ngày nay, th́ canh chừng ba biên giới, với những trận đánh ác liệt mùa khô hàng năm tiếp diễn... Bài thơ ấy, làm vào một đêm trước khi sáng mai lên trực thăng vào phố núi.

    “Ừ mai tao lên Pleiku
    Đêm căm hơi đá ngày mù núi xanh
    Uống say quên mộng quẩn quanh
    Về nơi gió cát cũng đành cuộc chơi
    Ừ mai cánh vỗ ngang trời
    Ngóng thiên thu một cơi đời tịnh yên
    Máu xương măi chuyện ưu phiền
    C̣n đâu tiếng gọi cho em miệt mài
    Ừ mai súng khoác lên vai
    Ngẩn ngơ phố núi những ngày đao binh

    Chắc đâu rượu uống một ḿnh
    Trong thân phiêu bạc nhục vinh nửa vời
    Ừ mai thương bóng trăng trôi
    Chim quên vẫy mỏi cuối trời chiến tranh
    Uống đi mai hát quân hành
    Nghe trong hơi bốc long lanh mắt người...”

    Tuổi trẻ, ngây thơ và bốc đồng. Tưởng rằng, ḿnh như một hiệp sĩ thời xưa đi vào nơi gió cát. Thơ cũng nghênh ngang kiểu “túy ngọa sa trường quân mạc tiếu, cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”.
    Tuổi trẻ, ơi những giấc mơ của ngày chân không chấm đất cật chẳng đến giời. Có phải là giấc mơ chung của những người lính trẻ chúng tôi.
    Pleiku, một thành phố nhỏ heo hút ở cao nguyên, nhờ thơ và nhạc, đă thành một nơi chốn đầy thơ mộng. Thành phố ấy, có những tương phản kỳ lạ.
    Chiến tranh đă làm phố núi ấy có một bộ mặt, khi th́ lăng mạn thơ mộng với những tà áo dài nữ sinh đi học buổi sớm mai nhưng cũng có lúc ......
    . Con đường từ phố đến camp Holloway đầy những quán rượu và những cô gái phấn son ḷe loẹt. Và, thành phố cũng đầy những sắc lính. Những người từ mặt trận trở về, đốt tiền mua vội một đêm vui rồi sáng mai trở lại miền gió cát.
    Những người lính đồn trú ở đây, ráng làm quen với cuộc sống ở vùng nắng bụi mưa śnh, trong một giây phút nào, cũng nao nao v́ những tà áo trắng buổi sáng trong sương mù Pleiku, t́m thấy một chút thơ mộng trong đời để làm kỷ niệm Pleiku, những cuộc t́nh có thực đầy dông băo của những người lính và những cô gái giang hồ.
    Nhưng Pleiku cũng có những êm ái thánh thiện của t́nh học tṛ áo trắng và người lính dạn dầy trong khói lửa.
    Pleiku có con đường đầy quán rượu cho lính G.I. viễn chinh nhưng cũng có con đường có hai hàng cây cao vút rợp bóng lá và những tà áo học tṛ tung bay theo nắng.
    Người làm thơ, có lúc cũng cảm khái v́ cái không gian, thời gian của thành phố ấy. Mưa cũng là cái mưa đặc biệt, mỗi mỗi hạt mưa như chứa đựng cả những nỗi niềm của tất cả những địa phương xa lạ thu góp về.
    ôi cũng đă sống ở Pleiku gần ba năm. Thời gian ấy trong hơn tổng số bẩy năm ở lính của tôi chắc là đáng kể và đầy chật những điều đáng nhớ.
    Ngày đầu tiên khi từ Nha Trang xuống phi trường Cù Hanh là một ngày mưa u ám. Mưa sủi bọt trên mặt nhựa phi đạo và bầu trời nặng nề u ám mầu mây đen.
    Gió ào ạt lồng lộng ngoài kia khiến cho tôi thấy ḿnh quá nhỏ nhoi trong cái buồn mênh mang của đất trời. Lúc ấy, tôi thấy những câu thơ vẩn vơ trong óc của Kim Tuấn, Du Tử Lê, Vũ Hữu Định, Nguyễn Bắc Sơn.
    Thơ tự nhiên thành một phần của một ngày, một tháng, một năm, của riêng tôi. Thơ để quên đi hiện tại. Những giọt mưa quất vào mặt, buốt rát. Những ngọn gió thốc vào ngực. Nặng tê.
    Đọc bài thơ dài của Nguyễn Bắc Sơn tôi chỉ thấy có hai câu nói về mầu hoa qú vàng.
    Thế mà cái mầu sắc hoa man dă ấy chỉ một nét thoáng qua nhưng lại gợi nhiều dư âm. Mầu vàng, có khi là mầu vàng lạnh, nhưng có khi là mầu nóng chói chang của nắng.

    “Phố núi kia ơi, một đời phố lạnh.
    Lạnh hoa vàng, núi đỏ, thác đèo cao.”
    Hoa qú vàng, một loài hoa nhỏ, cây từa tựa giống như hoa cúc, tôi đă nh́n thấy miên man mầu vàng khi trên phi cơ nh́n xuống. Mầu vàng, mênh mang trên những ngọn dồi loang lổ mầu xám của đá và mầu đỏ của đất.
    Hoa qú, lẻ loi một cánh trên tay thú thực cũng chẳng hấp dẫn lắm nhưng nếu bạt ngàn dưới cánh phi cơ, rào rạt trong nắng trong gió sẽ trở thành một ấn tượng khó quên cho cảm xúc. Ơi hoa qú, mầu vàng không phải kiêu sa như mầu hoàng cúc của áo tôn nữ mà có sự gần gũi với tà áo vàng của dân dă, của thiên nhiên. Hèn chi, cũng có nhiều nhà thơ vấn vương với hoa qú vàng, như Nguyễn Xuân Thiệp, như Kim Tuấn.

    Người thơ kể chuyện của ḿnh, một câu chuyện có lẽ rất quen tai của những người lính thú.
    Cũng đi xuống, đi lên, cũng loay hoay bồn chồn như những chàng gà trống...

    “Đời lang bạt của một người lính thú
    Sáng hôm qua tôi là người thiếp ngủ
    Đi một ḿnh lên xuống phố mù sương
    Phố núi kia ơi, phố có con đường
    Lên xuống dốc t́m không ra bạn hữu
    Không có bạn tôi làm sao uống rượu
    Tôi làm sao sống nổi một ngày đây
    Phố núi kia ơi, kẻ lạ đông đầy
    Nh́n gă lính không khác ǵ gă lính”.
    Nắng cũng là cái nắng không phải của một nơi chốn nào khác, nó mang đến cái hanh hao khó chịu nhưng cũng trong màu nắng ấy lấp lánh những t́nh cảm thầm th́ khó tả.
    Lạnh cũng chẳng phải là cái lạnh lẽo b́nh thường mà h́nh như cỏ cây, đường phố, núi non, ở đây cũng se ḿnh và chia sẻ chung vui buồn với con người.
    Trong giây phút hiếm có trong đời, cảm xúc đă làm ngôn ngữ tăng thêm lôi cuốn và tạo nhiều ấn tượng. Nguyễn Bắc Sơn, một chứng nhân của cuộc chiến, làm thơ như một cách thế sống, đă coi công việc viết như một phần của đời người. Sống ở Plei ku và viết những bài thơ để gửi Plei ku.
    Thơ ông, có chút cảm khái ngậm ngùi của thời tao loạn nhưng cũng có những xúc động bềnh bồng của tâm tư lăng mạn hay đùa cợt với cuộc đời. Thơ, phảng phất vóc dáng một chàng cuồng sĩ.
    Đọc bài thơ “Hoa Qú Vàng Lạnh Pleiku”, tự nhiên tôi như người trở về thời gian ấy, không gian ấy.
    Trở về những ngày tuổi trẻ, của những giây phút bốc đồng coi mọi việc như cuộc đùa chơi.
    Cái lạnh, chưa hẳn là lạnh lẽo Mùa Đông, mà c̣n chứa đựng một chút nồng ấm nào đó của Mùa Hạ. Lạnh ở bên ngoài nhưng rần rần nóng hồi ở tim óc bên trong.
    Sương mù ban đêm trên đỉnh cao nh́n về phố buồn, tâm thức cũng ào ạt như sóng theo tầm nh́n vời vợi.

    “Đứng trên núi thấy hàng đèn thị trấn
    Là thấy ḿnh buốt lạnh mấy ngh́n năm
    V́ đêm nay trời đất lạnh căm căm
    Nên chợt nhớ chút lửa hồng bếp cũ
    Nên phải nhớ mắt một người thiếu nữ
    Đă nh́n ḿnh rất ấm một ngày xưa
    Dù mai sau ngày nắng tiếp ngày mưa


  4. #4
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Không có bạn tôi làm sao uống rượu. Tôi làm sao sống nổi một ngày đây.
    Nghe như một câu nói thường ngày, không có chất thơ mà sao nghe tràn đầy thi tứ.
    Chắc lúc ấy, sự cảm khái của người thơ đă lên cao độ, và, nỗi lạnh lùng thiên cổ như bám vào da vào thịt. Có nỗi nhớ mong, có niềm tiếc nuối. Người em, bây giờ lưu lạc ở đâu?

    “...Tôi vận rủi làm một người lăng đăng
    Ngó mông hoài khuất bóng của người em
    Sáng hôm nay đời sống thật b́nh yên
    Sao phố lại đuổi đi người yểu điệu
    Vườn đá tảng bàn chân em huyền diệu
    In gót hồng lên lớp bụi đời tôi
    Là từ khi tôi hạnh phúc rong chơi
    Và quên lăng con thú mù phẫn nộ
    Ôi phố núi đêm nay là cổ mộ
    Một hàng đèn sáng lạnh cơi bi hoang”.
    Bài thơ thứ hai tôi đọc để nhớ Pleiku là của Nguyễn Xuân Thiệp, bài “Pleiku, Tháng Ba 1974”.
    Ba mươi năm trôi qua, nhưng ngày tháng đó vẫn c̣n sinh động. Thơ, không ghi chép lại nhật kư ngày tháng mà sao đầy dấu viết của một quăng đời. Ngày ấy, lửa cháy đỏ. Ngày ấy.
    Người thi sĩ kể chuyện một ḿnh. Đâu cần ai hiểu, chỉ để nỗi niềm loang vào sương đêm thành nỗi nhớ mịt mùng.

    “Cầm bút viết, Tháng Ba rực cháy
    Hàng dầu cao trong b́nh minh
    Cơn sốt của trái chín và cánh đồng
    Trận gió hung trưa ngày ấy
    Cầm bút viết, đồi hoa quỳ vàng
    Tháng Ba xuống khu rừng. Bóng quạ
    Rung những nhánh cây màu tàn lửa
    Tiếng thét hư không
    Chiều rượt qua ngàn”

    Những h́nh ảnh đan vào nhau với những liên tưởng tiếp nối. Ảnh tượng có khi như không liên quan nhau, chỉ là những nét phác sơ lược nhưng lại làm nổi bật được một không gian đầy biến động. Đồi hoa quỳ vàng, khu rừng, bóng quạ, nhánh cây màu tàn lửa, tất cả như ch́m đắm trong nỗi bàng hoàng của thế thời. Cơn băo lửa dậy lên từ hoang vu:
    Tháng Ba, chân trời chớp tía
    Những chuyến xe lên đường, cơn mưa chợt đến
    Rào qua mái nhà, bàng hoàng. mưa ngưng bặt
    Đêm. Những căn nhà gỗ sáng đèn.
    Tháng Ba. Trên đồi vông nở
    Tôi trở về thị trấn Tháng Ba
    Những sợi dây trời cắt đau trí nhớ
    Cườm tay em nhỏ máu hè xưa”.

    Xa rồi những ngày thơ mộng. Gần lắm rồi những nỗi kinh hoàng. Cái linh cảm của một cuộc địa chấn là cái linh cảm chung của những người như những con chuột đang cuống cuồng trong rọ. Thị trấn sẽ thành biển lửa, nay mai.
    Sẽ đầy những cuộc chia ly đầy nước mát. Thảm họa sụp xuống, như cơn hồng thủy đến.

    “...Ṿ nát chiếc khăn. và đừng khóc
    Chiều nay. Chớp bể mưa nguồn
    Chia tay nhau. Sương phụ
    Người đi râu bám bụi đường
    Tháng Ba. Em. Những căn nhà gỗ
    Ánh đèn khuya. Vệt máu hè xưa
    Đừng tiếc chiếc khăn tay ngày ấy
    Sẽ bay trong lửa hoàng hôn
    Tháng Ba. Cơn giông rền mặt đất.”
    Đọc xong hai bài thơ, tôi như người hụt hơi. Đời sống, như một hơi khói nhẹ, loăng bay vào hư không. Tự nhiên, thấy ḷng ḿnh chùng xuống những kỷ niệm.
    Những bài thơ. Thuở đă xa. Ngày c̣n trẻ. Và hoa qú vàng, cái màu vàng loang sắc nắng của buổi nào, bây giờ có c̣n vương trên núi đồi không?
    Cái sắc màu hỏa hoàng trong những buổi chiều nhạt nắng ấy sao nhức nhối kư ức. Thị trấn ấy, như câu thơ Vũ Hữu Định:

    “Phố núi cao phố núi trời gần
    Phố xá không xa nên phố t́nh thân
    Đi dăm phút đă về chốn cũ
    Một buổi chiều nào ḷng bỗng bâng khuâng
    Em Pleiku má đỏ môi hồng
    Ở đây buổi chiều quanh năm Mùa Đông
    Nên mắt em ướt và tóc em ướt
    Da em mềm như mây chiều trong”.

    Có khi em Pleiku chỉ là tưởng tượng. Thi sĩ đă làm thành một nhân dáng nữ tuyệt vời để tô điểm cho phố núi ấm áp hơn trong cái lạnh se se Tây Nguyên. Thơ như tháp cánh vút lên, để những hàng cây dầu hai bên con đường học tṛ vươn lên mầu lá xanh hiền. Thành phố có em, là thành phố mà t́nh yêu đă làm một thứ trang sức cho đời lính thú biên trấn xa xôi. May mà c̣n có niềm vui.
    Thơ về Pleiku th́ nhiều, nhiều lắm. Kim Tuấn, Diên Nghị, Du Tử Lê, Vơ Ư, Lê Bá Định, Lâm Hảo Dũng... đă trải ḷng ḿnh lên thành những rung động thật với nơi chốn mà ḿnh đă qua hoặc gắn bó. Pleiku, nhắc đến nó để nhớ lại một thời lửa đạn.
    Và, nếu có người sưu tập thành một tuyển tập có chủ đề về nơi chốn ấy, chắc sẽ có một quyển sách cả ngàn trang mới mong đầy đủ hết thơ văn của những người hoài vương vấn với mưa śnh nắng bụi cao nguyên.

    Nguyễn Mạnh Trinh

  5. #5
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Trên Đỉnh Chu Pao - Kiều Mỹ Duyên



    Cao Nguyên là một phần đất thật đẹp của quê hương. Nếu không phải v́ t́nh trạng chiến tranh,
    Cao Nguyên quả là một nơi tuyệt vời cho những người muốn sống gần với thiên nhiên. Kontum được xem như là một thị trấn tiêu biểu của vùng này.
    Kontum có những ngôi nhà xưa, xây từ lúc người Pháp mới đến đây khai phá, có những đồn điền cà phê xanh mướt, có ḍng sông Dabla nước chảy lững lờ, có những con đường phố với hai hàng phượng vĩ, mùa hè hoa đỏ rực một màu, có những quán cà phê của những cô Thái trắng, cả cà phê và chủ nhân đều làm say ḷng khách ghé đến.
    Nhưng hôm nay, Cao Nguyên lửa đạn ngút trời, tôi đến đây mỗi ngày ăn gạo sấy và đi thăm các trại tạm cư của đồng bào tị nạn, đi thăm các căn cứ hỏa lực đang ngày đêm chiến đấu với địch quân để giữ cho Kontum, thành phố được nguyên vẹn, cuộc sống được yên lành.
    Từ Kontum, tôi trở về Pleiku bằng trực thăng v́ nghe tin một trận đánh dữ dội vừa xảy ra trên đỉnh núi Chu Pao và quân ta đă hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh tại hai căn cứ hỏa lực 41 và 42 cách thành phố Pleiku 15 cây số về hướng Bắc, ở vị trí trấn đóng ngay ngơ vào thành phố.
    Nếu hai căn cứ này phải di tản chiến thuật, th́ Pleiku sẽ một sớm một chiều rơi vào tay địch.
    V́ vậy, trong hai ngày qua, những trận đánh đẫm máu đă diễn ra tại đây, khiến cho tất cả phóng viên chiến trường trong và ngoài nước đều dồn hết về hai căn cứ này.
    Chúng tôi đi bằng đường bộ dưới sự hướng dẫn của Trung Tá Nghiêm thuộc Khối Chiến Tranh Chính Trị Quân Đoàn II. Những phóng viên ngoại quốc người nào cũng mặc áo giáp, đội nón sắt và mang ba lô trên vai như những người lính chiến, chỉ khác là những chiếc máy h́nh trên tay thay thế cho súng cá nhân mà thôi. Ba lô của họ đầy đủ lương khô và nước uống.
    Họ cẩn thận cũng phải, v́ đây là xứ lạ quê người, và đang đi vào một vùng rừng núi, một vùng đang giao tranh, bom đạn có thể chụp xuống bất cứ lúc nào.
    Đại Úy Hồ Đắc Tùng, Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn 3/44 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh được yêu cầu thuyết tŕnh về trận đánh khốc liệt vừa xảy ra ngày hôm qua tại đây
    . Đại Úy Tùng xuất thân khóa 20 Vơ Bị Đà Lạt. Dáng người nhỏ, gầy, mắt sáng, nói tiếng Anh lưu loát.
    Chúng tôi được mời xuống hầm chỉ huy của căn cứ hỏa lực 42. Đại Úy Tùng bắt đầu tŕnh bày những diễn tiến:
    - Cộng quân thừa hiểu rằng, muốn tiến vào Pleiku, chúng phải đánh chiếm hai cửa ải là căn cứ 41 và căn cứ 42 trước tiên. Vào lúc 1 giờ 30 đêm hôm trước, Cộng quân pháo chừng 500 quả vào căn cứ rồi một đại đội đặc công của Sư Đoàn 2 Sao Vàng và một trung đoàn trợ chiến,
    Trung Đoàn 9P, có thêm trung đoàn pháo yểm trợ đă mở một cuộc tấn công đẫm máu vào căn cứ này. Cộng quân tiến vào từ hướng Đông. Lúc đó cánh quân của tôi ở phía Tây đánh dạt chúng qua.
    Đặc công của Việt Cộng c̣n trẻ, chừng 15, 16 tuổi, nhưng đă chích thuốc kích thích nên rất liều mạng. Chúng mang vào khoảng 50 kí lô chất nổ để phá căn cứ.
    Chúng tôi được Pháo Binh Dù yểm trợ, bắn rất chính xác. Trên không c̣n có L19 và C7 thả hỏa châu soi sáng cả một vùng cho F105 oanh kích địch.
    Lúc đó áp lực của Cộng quân thật quá nặng, tôi nhờ tần số của Dù liên lạc với Mỹ xin tia laser. Đến 2 giờ kém mười phút, một chiếc C130 bay đến lượn ṿng ṿng trên trời ở hướng của địch.
    Khoảng 6 giờ sáng, phía bên địch tiếng súng thưa thớt dần rồi im bặt.
    Sáng hôm đó, chúng tôi phải chôn 160 xác Việt Cộng ở chung quanh căn cứ, lát sau t́m thấy thêm 40 xác bên bờ suối đằng kia cùng với những vết máu rải rác trên mặt đất từ đây vào trong rừng.
    Ngừng một lát, giọng Đạí Úy Tùng có vẻ bùi ngùi:
    - Đại Úy Lịch thuộc Sư Đoàn Dù chết ngay trên hầm này. Một xạ thủ giữ cây đại liên trên nóc hầm vừa trúng đạn gục xuống, ông nhào tới ôm cây đại liên quạt tiếp vào toán đặc công đang xung phong vào cho đến khi ông trúng đạn quỵ xuống.
    Tôi hỏi Đại Úy Tùng:
    - Đại Úy có thể cho biết tác dụng của tia laser? Loại máy bay nào được trang bị tia sáng này?
    Đại Úy Tùng giải thích:
    - Tia laser bắn gần th́ cháy, xa th́ bị mù mắt. Lúc đó, chính tôi cũng lấy làm lạ, v́ đây là lần đầu tiên, tôi thấy máy bay C130 cứ lượn qua, lượn lại về hướng quân địch mà không thấy động tịnh ǵ hết. Sáng ra chôn xác mới hiểu, địch bị bắn mù mắt, cứ đi luẩn quẩn một chỗ.
    Tia laser hiếm lắm, chỉ trang bị cho phi cơ Mỹ.
    Tôi được mời ở lại căn cứ ăn cơm lính, gạo sấy với đồ hộp. Cơm chưa kịp ăn th́ ầm, ầm... những tiếng nổ long trời lở đất. Tôi nh́n thấy những bao cát trên nóc hầm rung rinh như muốn sập xuống. Máy truyền tin trong hầm chỉ huy làm việc không ngừng: căn cứ 41 đang bị pháo kích.
    Tôi nghĩ rằng có thể ḿnh sẽ được chứng kiến tại chỗ một trận đánh ác liệt sắp diễn ra, v́ cái chiến thuật cổ điển của Cộng quân, "tiền pháo hậu xung".
    Pháo chừng vài trăm quả là có thể có màn xung phong vào căn cứ. Tôi chuẩn bị máy h́nh và chờ đợi. Nhưng rồi trận pháo kích chấm dứt mà không thấy địch tấn công.
    Chúng tôi rời hầm chỉ huy. Những cây cột gần miệng hầm bị trúng đạn cháy c̣n vết đen.
    Mùi máu vẫn c̣n phảng phất trong không khí. Những vũng máu đă khô rải rác trên mặt đất. Máu của địch và của những chiến sĩ đă giữ vững căn cứ này.
    Chúng tôi ăn cơm bên cạnh miệng hầm. Đại Úy Tùng nói:
    - Ngồi đây nếu có ǵ cô chạy xuống hầm cho tiện. Dưa chuột, cà chua, các thức ăn tươi này là của lính tôi mua lại trong các buôn Thượng gần đây. Chừng nào kiếm không có chút rau trái mới phải ăn toàn đồ hộp.
    Sau bữa cơm, tôi đề nghị với Đại Úy Tùng và sĩ quan tùy viên của Trung Tướng Ngô Dzu là cho tôi đi thăm căn cứ 42. Đại Úy Tùng nói:
    - Lên trên đó pháo kích dữ lắm. Áo giáp, nón sắt tôi chỉ c̣n một cái, tôi cho cô mượn.
    Tôi ngỏ ư cám ơn:
    - Xin nhường cho tùy viên của ông Tướng. Tôi mang những thứ đó nặng quá chạy không nổi đâu. Lỡ bị Việt Cộng bắt th́ c̣n khổ hơn là trúng đạn nữa.
    Đi làm phóng sự từ chiến trường này qua chiến trường khác, lâu ngày tôi mới nghiệm thấy một điều: thường ở trong những hoàn cảnh cận kề với sự hiểm nguy, người ta hay đùa cợt để cho tinh thần bớt căng thẳng, cho quên đi những lo âu đè nặng trong tâm hồn, hoặc là thoát ra khỏi hiện tại bằng những mộng mơ nào đó....
    Bây giờ em ở Pleiku
    Cỏ xanh là núi mây mù là sương
    Tôi không biết có phải hai câu thơ này là của chính anh sáng tác hay không, nhưng chắc chắn trong giờ phút ấy, anh đang nghĩ đến một người con gái nào đó.
    Và những giây phút lăng mạn trong t́nh huống này có lẽ giúp cho người lính chiến thoải mái hơn là ngồi lo âu không biết là địch sẽ trở lại tấn công lúc nào.
    Chúng tôi đến căn cứ hỏa lực 42 khi căn cứ này cũng vừa bị một trận pháo dữ dội. Mọi người đang bận rộn với công việc của ḿnh. Người th́ đang ăn cơm, người th́ đang tu bổ lại những hầm mới bị pháo làm hư hại.
    Tôi ngỏ ư với Đại Úy Tùng muốn gặp một chiến sĩ nào xuất sắc nhất của đơn vị. Đại Úy Tùng chấp thuận ngay.Mọi người kéo vào hầm chỉ huy. Cứ mỗi lần vào hầm chỉ huy là mỗi lần tôi suưt bị bể trán v́ lo quan sát chung quanh mà quên khom ḿnh xuống chui qua cửa hầm.
    Trung sĩ Nguyễn Văn Tạ đứng nghiêm chào ông Tiểu Đoàn Trưởng của ḿnh và ngồi đối diện với tôi.
    Anh đánh giặc ĺ nhất đơn vị nhưng lại có vẻ lúng túng khi ngồi nói chuyện với một nữ phóng viên. Tôi mở lời ngay cho anh được tự nhiên:
    - Anh làm ơn kể lại cho tôi nghe trận đánh hào hùng của các anh vừa rồi trên núi Chu Pao.

  6. #6
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Anh Tạ có vẻ vui vẻ khi nghe tôi hỏi về chuyện đánh nhau, anh vừa nói vừa diễn tả bằng bộ điệu:
    - Hôm đó, lực lượng Dù đă chiếm được nửa đỉnh đồi. Trên cao, tụi Việt Cộng c̣n giữ trên đó, và đồi bên kia có khoảng cấp một trung đoàn của tụi nó chiếm giữ.
    Sáng hôm sau, Đại Đội Trưởng của tôi cho một trung đội kéo qua đánh đồi bên kia. Việt Cộng cách chúng tôi khoảng 700 mét. Vừa lên lưng chừng đồi là đụng ngay tụi nó. Tôi cho cánh quân bên trái ép qua, cây đại liên đi giữa hai tiểu đội...
    Anh Tạ diễn tả lại trận đánh trên núi Chu Pao một cách hào hứng như người đang kể lại một trận cầu quốc tế. Nhưng đây không phải là kết quả tranh tài của một trận cầu, mà những ǵ đạt được đều phải đổi bằng xương máu và cả sinh mạng của ḿnh.
    Anh kể đến lúc trận chiến đă tàn:
    - Sáng ra, chúng tôi không thấy Việt Cộng nữa. Chúng bỏ lại rất nhiều xác trong các hầm và trên hai đỉnh đồi ḿnh đă chiếm được.
    Tôi hỏi anh Tạ:
    - Nghe nói anh đă bị thương bốn lần mà vẫn xin đi tác chiến. Những vết thương của anh đă lành hẳn chưa?
    - Đă lành rồi. Tôi bị thương một lần ở đầu, một lần ở ngực, một lần ở tay và mới đây là ở sau lưng.
    Một lần tôi bị thương rồi mà c̣n bắt được một tên Việt Cộng dẫn về và lấy được một cây CKC nữa.
    Anh Tạ đúng là mẫu một người lính chiến. Cuộc đời anh như đă gắn liền với binh nghiệp. Anh xem đơn vị cũng như gia đ́nh thứ hai của ḿnh. Những vết thương trên người anh là những huy chương có giá trị thực sự, tạo cho anh niềm kiêu hănh và sức chiến đấu bền bỉ như đỉnh Chu Pao đă qua bao tháng ngày mưa gió.
    Núi Chu Pao có đỉnh cao 1,059 mét, nằm về phía Bắc và cách Pleiku chừng 17 cây số.
    Đỉnh Chu Pao cũng giống như một vọng gác trên cao nh́n xuống, canh chừng Quốc Lộ 14, con đường nối liền giữa hai thành phố Pleiku và Kontum.
    Nếu địch chiếm được đỉnh Chu Pao là nắm được con đường huyết mạch 14 trong tay và cô lập thành phố Kontum một cách dễ dàng. Bởi vậy, đă có nhiều trận đánh ác liệt xảy ra tại đây giữa ta và địch để dành quyền kiểm soát đỉnh núi này.
    Tháng 6 năm 1972, quyền kiểm soát đỉnh Chu Pao lại rơi vào tay quân địch. Khởi đầu là Trung Đoàn 53 thuộc Sư Đoàn 23 Bộ Binh tăng viện cho Kontum bị phục kích trên một tuyến đường dài 5 cây số, từ Sở Trà cho đến Chu Pao.
    Cả một đoàn xe vận chuyển của Sư Đoàn 23 cùng các đơn vị Thiết Giáp đều bị kẹt lại ở đây.
    Liên Đoàn 2 Biệt Động Quân được tăng cường để giải tỏa cũng bị vây trên một ngọn đồi. Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân từ Pleiku lên, rồi Liên Đoàn 22 Biệt Động Quân kéo đến tăng cường.
    Khoảng giữa tháng 6, Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân lên nhận 3 vị trí của Liên Đoàn 7. Bàn giao xong, sáng hôm sau được lệnh tổ chức lại các vị trí pḥng thủ.
    Buổi chiều, Tướng Trần Văn Hai, trước là Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân, hiện là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II đến thị sát chiến trường bằng đường bộ.
    Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 62 là Đại Úy Lê Thanh Phong, khóa 20 Vơ Bị Đà Lạt, thay thế Thiếu Tá Bửu Chuyển chết trong trận Lệ Khánh. Tiểu Đoàn Phó vẫn là Đại Úy Phan Thái B́nh.
    Tướng Hai cho gọi Đại Úy Phong đến:
    - Anh Hai, với tư cách là đàn anh trong binh chủng Biệt Động Quân đến thăm. Anh Hai muốn lên căn cứ 41, phải đi bằng cách nào?
    Đại Úy Phong tŕnh bày:
    - Chỉ có cách đi bọc trong rừng.
    Một toán mở đường, hộ tống Tướng Hai lên căn cứ 41 gặp Đại Tá Lại Đức Dung đang chỉ huy căn cứ 41 để bàn cách giải tỏa Chu Pao. Từ căn cứ 41 trở về, Tướng Hai đến Bộ Chỉ Huy của Tiểu Đoàn 62 nói với Đại Úy Phong:
    - Ngày mai, Tiểu Đoàn 62 bắt đầu từ vị trí này, đánh dọc theo Quốc Lộ 14, làm sạch sẽ, bắt tay với căn cứ 41. Anh Hai muốn đi bằng xe đến căn cứ 41 chứ không phải đi trong rừng nữa.
    Lời nói nhỏ nhẹ của "anh Hai" cũng như quân lệnh.
    Vị trí của Tiểu Đoàn 62 Biệt ‡ộng Quân đến căn cứ 41, đi theo Quốc Lộ 14 chỉ có một cây số thôi, nhưng những đơn vị đến đây trước, cũng như Tiểu Đoàn 62 bây giờ, đă gọi đoạn đường này là "khúc xương khó nuốt".
    Đại Úy Phong và Đại Úy B́nh bàn thảo kế hoạch. Cuối cùng Đại Úy B́nh nhận lănh chỉ huy trận đánh này. Anh họp tất cả cấp chỉ huy trong tiểu đoàn lại:
    - Dọc Quốc Lộ 14, cỏ mọc cao và rậm rạp. Địch đào hố nấp ở dưới làm thành những chốt yểm trợ cho nhau.
    Cái khó là ḿnh không thấy địch, cứ ló lên là bị bắn. Tôi sẽ cho một trung đội đi về phía trái giả đánh. Hai trung đội khác nấp để quan sát và ghi nhận vị trí địch.
    Sau đó sẽ cho pháo tập trung dập vào các chốt chừng 20 đến 30 phút, rồi chuyển pháo về các cây 82 ly của địch trong rừng để khóa họng, không cho yểm trợ chốt ngoài này.
    Chỉ trang bị súng, lựu đạn. Ḅ lên. Ném lựu đạn vào hố. Nhảy xuống, bốc xác quăng ra. Chiếm hố. Đánh chốt kế. Đạn dược dưới này sẽ tiếp lên.
    Trận đánh diễn ra đúng như kế hoạch, phá được chốt đầu cũng là chốt chính, lấy được một cây 61 ly và gây cho 6 Cộng quân tử thương, trong đó có một C trưởng (đại đội trưởng).
    Đại Úy Phan Thái B́nh đọc cho tôi nghe mấy câu thơ đề sau tấm h́nh một người con gái trong túi áo của C trưởng:
    Ngày nào trái đất ngừng xoay
    Trái tim ngừng đập, t́nh này vẫn yêu
    Chốt đầu tiên là chốt chỉ huy, có dây điện thoại thả dài vào trong rừng để gọi pháo.
    Chiếm được chốt này cũng như đập được đầu rắn, Tiểu Đoàn 62 tiếp tục một cách hữu hiệu, toán đi trước đánh chốt, chiếm chốt, toán đi sau đến giữ chốt cho toán trước đánh tiếp lên. Và như con sâu đo, những chiến sĩ gan ĺ của Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân đă làm sạch sẽ "khúc xương khó nuốt" trong ṿng 2 ngày, bắt tay với căn cứ hỏa lực 41.
    Tướng Trần Văn Hai từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II gọi xuống khen:
    - Anh Hai cho 3 ngày, mấy em làm có 2 ngày. Giỏi.
    Những ngày sau đó, trận chiến bắt đầu chuyển động. Với sự yểm trợ của Không Quân, 3 ngày sau, Tiểu Đoàn 62 bắt tay được với Tiểu Đoàn 96. Quốc Lộ 14 bắt đầu khai thông. Các đơn vị ở dưới đánh lên, trên Chu Pao đánh xuống, nắm lại được cái đ̣n gánh, mà hai gánh hai đầu là Pleiku và Kontum.

    Kiều Mỹ Duyên

  7. #7
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Trận Đánh Cuối Cùng Không Có Đại Bàng

    Trong đời hành quân của Đạt, chưa bao giờ hắn tham dự một trận đánh kỳ cục như thế này.
    Ngày trước, lội nát mật khu Lê Hồng Phong, đụng lớn cũng có đại bàng, đụng nhỏ cũng có đại bàng, lệnh ra oang oang trong máy; nay địch kéo hàng sư đoàn với cả bầy Molotova và chiến xa vượt qua Cà Ná, qua Vĩnh Hảo, Ḥa Đa... khi địch gần đến Chợ Lầu th́ đại bàng bỗng biến mất.
    Lệnh giữ chốt và đóng chốt diệt "cua đỏ" đă ban ra từ hôm trước 18 tháng 3, và cho biết sẽ có chỉ thị tiếp. Sau đó đại bàng im lặng vô tuyến!
    Đạt và anh em chuẩn bị đón tăng T54 bằng M72 và ḿn. Đơn vị trải dài từ mé cao điểm triền động phía đông thoai thoải dài xuống mô đất cùi chỏ nhô ra quốc lộ 1 gần trường bắn Lương Sơn.
    Hàng loạt M72 được tháo dây chốt an toàn và đặt sẵn bên vị trí khai hỏa. Chỉ việc chụp ống phóng đưa lên vai, nhắm và bắn. Lệnh chuẩn úy Bảy là khai hỏa chính xác, đúng tầm hỏa lực hiệu quả và khai hỏa hàng loạt.

    Bắn hụt chiếc đầu là thác cả đám! Khai hỏa chiếc đầu và ngay cả những chiếc đi sau để giảm thiểu tối đa việc địch phản kích đánh bọc sườn. Sau khi bất ngờ gây tê liệt đàn chiến xa tiền quân của địch, toàn bộ đơn vị rút khẩn cấp theo lộ tŕnh định sẵn. Toán thám báo phía Bắc bỗng lên máy:
    - Bắc B́nh! Bắc B́nh!
    Cả đám Tư Tưởng 54 đă vượt qua cầu Hồng Hà Đống Đa! Bắc B́nh nghe rơ ?
    - Nghe rơ 5! Bám sát nó! Đàn kiến đỏ dài hay ngắn?
    - Lúc nhúc, nhưng nó ḅ thận trọng, không nhanh!
    - Đại Bàng! Đại Bàng! Bắc B́nh gọi!
    Bảy ước lượng khoảng non một giờ nữa th́ địch có thể xuất hiện trong tầm nh́n. Từ vị trí trên động cát, Bẩy phóng ống ḍm xuống quốc 1 thuộc xă Hậu Quách.
    Chiếc T54 đầu tiên của địch xuất hiện trên đường nhựa, ṇng đại bác chỉa về triền động.
    Bảy chợt kích động, nôn nóng. Đây là lần đầu tiên trong đời kể từ ngày ra trường, trung đội Bẩy được giao nhiệm vụ đánh chận tăng địch. Bẩy bốc ống liên hợp trên lưng người lính truyền tin gọi tiếp cấp trên để báo cáo và xin chỉ thị sau cùng:
    - Đại Bàng! Đại Bàng! Bắc B́nh gọi!
    Bảy gọi năm lần bảy lượt, Đại Bàng không thấy trả lời. Linh tính cho Bảy cái cảm giác bị cấp chỉ huy bỏ rơi, bỏ lại chiến trường không lệnh lạc cho Bẩy và những người lính dưới quyền.
    - Gấp quá! Chắc mấy thằng chả lạnh cẳng hổ mất xác rồi! Chuẩn úy tính sao?
    - Tao chỉ huy! Tụi ḿnh sẽ đánh một trận để đời và rút nhanh. Ngàn năm một thưở!
    Không thể có chuyện để T54 tụi nó vượt qua Lương Sơn tà tà như người đi ăn cỗ! Chơi xả láng rồi biến mất theo kế hoạch!
    Mắt Bẩy rực lên. Anh nh́n lên trời, mấy con diều hâu bay lượn nhẹ nhàng như không có chuyện ǵ xẩy ra và sắp xẩy ra. Nó cũng không màng ǵ đến đoàn chiến xa đang nặng nhọc cày xích sắt trên quốc lộ 1 hướng về Phan Thiết.
    Anh coi như các loại đại bàng thẩm quyền trên đầu anh đă chết, anh bốc máy gọi Đạt và Ḥa, hai người hạ sĩ quan thân tín can trường dưới quyền:
    - Đống Đa! Đống Đa! Bắc B́nh gọi!
    - Đống Đa nghe rơ 5!
    - Hồng Hà! Hồng Hà! Bắc B́nh gọi!
    - Hồng Hà nghe rơ 5!
    - Tất cả cho mấy đứa con chuẩn bị mấy
    Em Bẩy sẵn sàng cất cất cánh tối đa, gơ đầu nó chính xác đồng loạt, cho nó đi phép vĩnh viễn, rách áo càng nhiều càng tốt, và cải cách ngay!
    Suốt chiều dài quân sử quân lực VNCH, không ai biết, không ai hay, không ai ghi công trạng, tên tuổi, chiến tích của những người lính địa phương quân đă đánh một trận đốt tăng thần kỳ ở trường bắn Lương Sơn trưa 19 tháng 4 năm 1975.
    Khi đoàn chiến xa địch lọt chuẩn vào tầm hiệu quả của M72, sau đó là những chiếc Molotova chở Bắc quân và kéo theo các loại súng pḥng không...
    Bắc quân ngỡ rằng khi đă thoát được trận hải pháo của tuần dương hạm HQ 17 Lư Thường Kiệt ở Cà Ná th́ đường vào Sài G̣n sẽ rất thênh thang.
    Nhưng khi qua khỏi đập Lương Sơn không bao lâu th́ bất ngờ bị hàng loạt hỏa tiễn M72 bắn trực xạ từ trên những mô đất cao doi ra quốc lộ 1. Bẩy đă cho đơn vị khai hỏa tối đa, đồng loạt.
    Chiếc T54 đi đầu hú lên và bốc cháy bên vệ đường, chiếc thứ hai đứt xích chĩa mũi xuống bờ suối, đại liên khai hỏa phản kích trên pháo tháp ngưng hoạt động.
    Pháo thủ đại liên gục chết trên pháo tháp. Hàng loạt xe chở quân đi sau bị trúng đạn bốc cháy. Địch khựng lại, dạt đoàn xe đi sau đánh bọc hậu về phía triền động.
    Đại liên và đại bác bắn như mưa về hướng mục tiêu. Bẩy chụp máy:
    Đống Đa! Hồng Hà! Bắc B́nh gọi! Có đứa nào bị rách áo không?
    Chiến trường sau đó chỉ c̣n nghe đại liên và AK địch. Gần một buổi trời, địch mới chiếm được mục tiêu. Mục tiêu c̣n lại chỉ là những vỏ đạn M16 và những ống phóng M72 trống không...
    Cũng trong thời gian địch chế ngự triền động trường bắn Lương Sơn và lục soát cẩn thận trước khi di chuyển tiếp, Bẩy và nguyên một trung đội trừ của anh c̣n nguyên vẹn, băng rừng mật khu Lê Hồng Phong trực chỉ mũi Né.
    Khi về đến mũi Né, thày tṛ Bẩy mới hay là các loại đại bàng lớn nhỏ của tiểu khu đă vỗ cánh tung bay tận phương trời nào. Bẩy họp anh em lại:
    - Thế là hết! Chúng ta bị bỏ rơi! Nhưng chúng ta đă đánh một trận để đời! Không cần huy chương, không cần lên cấp!
    - Bây giờ chuẩn úy tính sao?
    - Chúng ta tan hàng! Nhiệm vụ của chúng ta tới đây là hết! Anh em có gia đ́nh ở Phan Thiết th́ thay đồ civil bay về với vợ con. Tôi t́m ghe về Vũng Tàu.
    Dường như là quân ta c̣n ở Sài G̣n.
    Bẩy chia tay những người lính thuộc quyền. Chưa bao giờ anh bịn rịn và thương họ bằng lúc này
    . Vài người theo Bẩy, những anh em c̣n ở lại ôm nhau và ôm người chỉ huy trẻ tuổi gan dạ của ḿnh, nước mắt ràn rụa.
    Hai mươi sáu năm sau...
    Trong một ngày đại hội của một hội đoàn tại San Jose, Bẩy được người lính cũ mời tham dự. Quê Bẩy ở Vũng Tàu, nhưng đơn vị đầu đời lại ở B́nh Thuận.
    Bẩy thương cái tỉnh hiền ḥa này, Bẩy thương những người lính thiện nghệ về đánh ḿn Claymore của tỉnh này, Bẩy vẫn giữ như in cái kỷ niệm đánh T54 ở Lương Sơn với những người lính liều mạng như Bẩy, cái ngày mà toàn thể trung đội trừ của Bẩy biết rơ tư lệnh chiến trường chỉ c̣n lại có một ông chuẩn úy, thầy tṛ cùng đánh một trận, rút nhanh thần tốc và sau đó tan hàng, không lon, không lương.
    Bàn của Bẩy có mấy người lính cũ, gọi nhau bằng anh em, có người quen miệng gọi Bẩy là ông thầy.
    - Thầy bà ǵ nữa!
    Gặp nhau đây là vui rồi! Ừa! Không biết các anh nghĩ sau chứ tôi vẫn c̣n nhứ như in chiếc T54 bị hạ sĩ Đạt chơi lật gọng gần trường bắn Lương Sơn! Thấy nó gầm lên rồi bốc cháy, đả hết biết!
    - Vô lon nữa đi ông thầy!
    - Lại thầy nữa! Thầy bà ǵ! Bỏ đi bác Đạt!

  8. #8
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Bẩy và vài ba người lính cũ dường đă ngấm chút hơi men. Bỗng cả đám ngừng ngừng uống nh́n lên sân khấu.
    Người xướng ngôn viên đang trang trọng giới thiệu và kể thành tích gan dạ, mưu lược đầy ḿnh của một vị cựu sĩ quan cao cấp tài ba của tỉnh nhà trước 1975.
    Một người đàn ông bệ vệ tiến lên sân khấu với tiếng vỗ taỵ Mọi người vỗ tay, trừ nửa bàn của thày tṛ Bẩy. Họ nh́n nhau, họ mỉm cười, mỉa mai, cay đắng.
    Phần phát biểu của vị khách chấm dứt, thiên hạ lại vỗ taỵ Nửa bàn của Bẩy lại cũng ngồi yên như trước. Một người trong bàn tiệc bỗng hỏi, không biết hỏi ai, nhưng có lẽ muốn hỏi những người không vỗ tay:
    - Bộ các anh không biết cái ông mới nói trên micro hay sao?
    - Biết chứ! Tụi tui biết c̣n rơ nữa là khác!
    - Sao có vẻ các anh không vui, không vỗ tay khi người ta giới thiệu ổng?Bẩy nh́n Đạt.
    Đạt nh́n Bẩy. Không ai trả lời. Tu một ngụm bia, Bẩy bỗng chợt nói nhừa nhựa chán chường:
    - Đại bàng loại này không khá được. Khi tụi tui thấy không thoải mái rồi th́ đại bàng mọc cánh lại, có đến bắt tay, tui cũng bỏ bia đi d́a!
    Qua đây, tui chưa thấy ông đại bàng nào xin lỗi đàn em về cái tội cao bay xa chạy, bỏ đơn vị cho thuộc cấp chỉ huy chiến trường, sống chết mặc bay!!
    Sau trận đó, tụi tui may c̣n sống, vượt biển đến xứ này mới lại gặp lăo. Bữa đó mà M72 bắn hụt, mấy con cua đỏ nó tràn ngập vị trí nướng sống tụi tui th́ nay mấy nấm xương tàn của thày tṛ tui chắc c̣n chôn trong rừng Lương Sơn!
    Người cùng bàn dường như hiểu mang máng chuyện ǵ. Và anh ta nh́n lên bàn, vị khách nói cười vui vẻ, hănh diện.
    Ông không thể ngờ rằng ở bàn dưới có những người lính của trận đánh tăng ở Lương Sơn vẫn c̣n nhớ ông ta, cay đắng, trong một trận đánh sau cùng không có đại bàng.
    Ghi chú:
    Đây là một trận đánh hào hùng có thật nhưng không ghi trong quân sử, (tên " các đại bàng" không đề cập, tên các anh em trong trân đánh được hư cấu.)
    Chỉ một hai năm sau đó, khoảng năm 1976 - 1977, cộng sản bắt được một ổ kháng chiến phục quốc tại Bắc B́nh Thuận gồm một số quân nhân và giáo chức VNCH.
    Họ gồm 8 người, bị cộng sản đem ra trường bắn Lương Sơn, nơi mấy chiếc T54 VC bi bắn cháy, hành quyết tất cả 8 mà không qua bất cứ thủ tục xét xử nào, (dường như để trả thù cho mấy chiếc T54 bị cháy) trong đó có vài người người viết biết tên.
    Bài viết ngắn này, nhân ngày 30/4 năm nay, ngoài việc tôn vinh đơn vị quân VNCH đánh T54 không có đại bàng trong câu chuyện, người viết xin được coi nó như một nén nhang thắp cho 8 phục quốc quân Việt Nam bị hành quyết năm xưa.

    Bắc Phong


    Tôi Nhớ Tên Anh
    Hoàng Thi Thơ


    Tôi viết tên anh trên lá trên hoạ
    Tôi viết tên anh trong trái tim tôi
    Tôi viết tên anh trên đá, trên vôi
    Tôi viết tên anh ngập nẻo đường đi ngàn lối

    Tôi viết tên anh trên gấm, trên nhung
    Tôi viết tên anh trên trán, trên tay
    Tôi viết tên anh trong gió, trong mây
    Tôi viết tên anh vào ḷng biển lớn sông dài

    Anh, lớp trai ngày nay
    đắp xây ngày mai
    Đem tự do cho người
    mang niềm vui cho đờị

    Anh, nơi biên thùy xa
    Vắng muôn màu hoa
    Không hề nao núng ḷng
    Oai hùng nơi chiến trường

    Tôi nhớ tên anh khi gió khi mưa
    Tôi nhớ tên anh khi nắng lưa thưa
    Tôi nhớ tên anh qua ánh trăng thanh
    Khi tiếng tơ ngân vào ḷng thời gian màu tím

    Tôi nhớ tên anh như nhớ tương lai
    Tôi nhớ tên anh như nhớ trông ai
    Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai
    Tôi chắc trong tôi đời đời c̣n nhớ nhung hoài

  9. #9
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362

    Những Người Lính Không Bao Giờ Tan Hàng

    Cuộc chiến đă chấm dứt 34 năm, thời gian đủ dài để các thế hệ đàn em, thế hệ con cháu của những người lính QLVNCH năm xưa ngồi giở lại trang sử viết về cha anh ḿnh.
    Một trang sử bảo vệ tổ quốc vô cùng đau thương đẫm máu nhưng rất oai hùng.
    Đọc để biết tội lỗi của bọn vong nô đă đem CNCS áp đặt vào nước ta gây ra biết bao nhiêu đau thương đổ vỡ cho cả hai Miền. Nam- Bắc
    Trong suốt cuộc chiến bảo vệ Miền Nam khỏi rơi vào tay cộng sản, quê hương đă có nhiều nơi xác ngập lối đi, mùi tử khí tối trời. Những trận đánh ở Khe Sanh, Quảng Trị, Đường 9 Nam Lào dữ dội kinh hoàng hơn cơn ác mộng.
    Đọc để biết có “An lộc điạ, sử ghi chiến tích, Biệt Kích Dù, vị quốc vong thân”, nơi mà máu xương của người lính VNCH trộn lẫn với đất để bảo vệ từng tấc đất.
    Để biết trong trận hải chiến lịch sử bảo vệ Hoàng Sa, 58 vị anh hùng quân đội đă vùi thây trong ḷng biển cả.
    Đọc để hiểu ra trong cuộc chiến đó, người lính VNCH là người trực tiếp hy sinh nhiều nhất.
    Cùng với tổ tiên, máu các anh đă làm đất địa-linh. Tấc đất quê hương thật quư giá vô cùng.
    Có những mất mát nào có thể so sánh được với vành khăn tang cô phụ không nhận ra được xác chồng?
    Có sự bù đắp nào cho những đôi mắt ngây thơ chưa bao giờ biết mặt cha?
    Hy sinh tuổi trẻ cho tổ quốc các anh chỉ có “áo bào thay chiếu anh về đất”.
    Sự chiến đấu bảo vệ Miền Nam tự do của các anh là sự lựa chọn quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
    Không biết có dân tộc nào trên thế ǵới mà có nhiều người lính tuẫn tiết v́ vận mệnh dở-dang của đất nước như trong cuộc chiến bảo vệ tự do vừa qua không, trong những người vị quốc vong thân đó có từ binh sĩ cho đến cấp tướng.
    Cho nên thật căm phẫn khi có những kẻ xưng học thức nhưng vô liêm sỉ xuyên tạc h́nh ảnh người lính quân đội VNCH.
    Những kẻ học thức đó, không biết hay giả vờ không biết, ai, mới chính là kẻ gây ra tang thương cho đất nước chúng ta và ai, mới chính là người đang bảo vệ cho quê hương này.
    Ngày 30/04/1975 là ngày đất nước chuyển sang một trang sử đau thương mới, là ngày mà người lính VNCH và cả Miền Nam bị phản bội.
    Các anh đă phải gạt nước mắt thay áo xếp cờ. Nhưng thực ra đây chính là ngày mà người dân cả hai miền đất nước bắt đầu tập trung lại nhận diện rơ kẻ thù của dân tộc.
    Đây chính là ngày người dân Miền Nam nhận diện rơ kẻ nội-thù.
    Đây chính là ngày mà người dân Miền Bắc bắt đầu nhận ra sự xảo trá, lừa bịp của những kẻ cầm quyền Miền Bắc lợi dụng ḷng yêu nước của nhân dân để nhằm phục vụ cho một chủ nghĩa ngoại lai hoang tưởng.
    Đất nước ly tan, đàn chim Việt tan đàn bay tản mác khắp các phương trời.
    Người lính VNCH năm xưa nơi đất khách quê người bằng tất cả ư chí nghị lực đă xây dựng laị từ đầu cuộc sống cho chính ḿnh, xây dựng tương lai cho thế hệ con cháu.
    Giờ đây họ và gia đ́nh đă có được hầu như tất cả những ǵ mà hàng triệu người VN trong nước đang mơ ước, đó là cuộc sống tự do b́nh yên no đủ và ổn định.
    34 năm trôi qua, ánh mắt sáng quắc ngày nào, những mái đầu xanh cuả các chàng trai mười tám, đôi mươi đầy ước mơ đă thay đổi thành những mái đầu bạc.
    Giấc mơ quê hương thanh b́nh chưa thành, nhưng lời thề “Danh-dự, Trách-nhiệm, Tổ-quốc” đă thốt lên một lần là mang theo măi măi.
    V́ thế trái tim của người lính VNCH vẫn thổn thức nổi trôi theo mệnh nước khi bọn cầm quyền CSVN c̣n đang mê muội áp đặt một thứ chủ nghĩa không tưởng lên quê hương, một chủ nghĩa đă bị cả loài ngườ́ khinh bỉ lên án là diệt chủng.
    Kẻ thù của dân tộc chúng ta là ĐCSVN, chúng dùng đủ mọi phương tiện mánh khóe để xuyên tạc h́nh ảnh người lính VNCH, xuyên tạc lư tưởng tự-do dân-chủ nhân-quyền mà các anh đă xả thân một đời để phục vụ. Đó là lư tưởng mà hàng triệu, hàng triệu người trên trái đất đă và đang chiến đấu để bảo vệ.
    Để ngu muội ḷng dân, bọn chúng đă gán ghép cho người lính VNCH chính những tội lỗi của chúng. Bọn chúng mới chính là kẻ bán nước.
    Để bảo vệ đặc quyền đặc lợi, chính ĐCSVN chứ không ai khác đă đem dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc.
    Chính chúng đă cắt thác Bản Giốc, ải Nam Quan dâng cho địch, chính chúng đang rước giặc vào nhà để giặc chém ngang lưng tổ quốc với dự án Tây Nguyên.
    Chính chúng đă qụy lụy ôm chân Mỹ để cầu mong được Mỹ quay trở lại VN. Chúng bán rẻ nhân phẩm con người VN chỉ để kiếm vốn đầu tư, xin tiền viện trợ.
    Chính chúng đă dùng bạo lực khủng bố để trấn áp mọi tiếng nói ôn ḥa đ̣i lẽ phải. Chúng đă gây nên biết bao thảm cảnh dân oan trên khắp cả nước.
    ĐCSVN đă làm cho hơn 80 triệu người VN trong nước phải xấu hổ khi ra nước ngoài.
    Không xấu hổ sao được khi một đất nước có hơn bốn ngàn năm văn hiến, từng ba lần đánh thắng quân Mông-cổ, từng phá tan một ngàn năm đô hộ của giặc Tàu, từng lật đổ một trăm năm nô lệ của Tây, mà chính quyền CSV N hiện tại chỉ giỏi đàn áp dân nhưng lại cúi đầu khiếp nhược trước kẻ thù.
    -34 năm trôi qua, để mong giữ cho ngọn lửa lư tưởng tự-do dân-chủ cháy măi không bao ǵờ tắt, ngựi lính già vẫn đang cặm cụi bảo vệ và vá lại ngọn cờ tổ quốc, lá cờ mà kẻ thù và những kẻ phản bội đă nhiều lần mưu toan xé nó thêm một lần nữa.
    Không ai ghê sợ chiến tranh hơn người lính, người quân nhân
    QLVNCH với tấm ḷng nhân bản không lấy hận thù làm vũ khí, đang trải ḷng ḿnh ra cho nhân dân khắp miền Tổ quốc, bao dung với cả những người ngày xưa từng ở bên kia chiến tuyến, v́ thật ra họ cũng chỉ là nạn nhân của bọn cuồng tín lấy chủ nghĩa CS dối trá phi nhân làm chân lư.
    Bài viết này xin tặng tất cả các chiến sĩ VNCH đă và đang hy sinh v́ Tổ quốc. Xin được chân thành tặng riêng cho các anh cựu quân nhân QLVNCH trong Khối 1906 Úc Châu, các anh chưa bao giờ tan hàng dù tóc đă bạc, sức đă ṃn.
    Các anh vẫn đang âm thầm chia sẻ t́nh yêu của ḿnh cho những dân oan đau khổ, chia sẻ khoản thu nhập chỉ vừa đủ sống cho phong trào dân chủ chung trong nước.
    Các anh măi măi xứng đáng là người lính QLV NCH trong ḷng dân tộc.
    34 năm cặm cụi vá cờ giữ lửa của các anh, hôm nay lửa đó đang lan dần khắp các miền tổ quốc chỉ chờ ngày bùng lên, các thế hệ đàn em sẽ tiếp nối, và vá lại mảnh đất rách nát của quê hương chúng ta.
    2009
    Phạm Khắc Châu


    Last edited by Camlydalat; 17-04-2011 at 07:42 AM.

  10. #10
    Member
    Join Date
    14-12-2010
    Posts
    1,362
    Phim "VietNam,VietNam " Sau 30 Năm Bị dấu kín


    http://vimeo.com/3177499

    Download Phim: Việt Nam! Việt Nam (591MB)

    Phim đang phổ biến trên mạng tên "Vietnam! Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973), ông đoạt tất thảy 4 giải Oscars vào năm 1973 ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon). Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.
    Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện tŕnh chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency), trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam!"
    Cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đă được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.

    Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nh́n công bằng và khách quan của người Mỹ.
    Nó cho thấy lư do mà Hoa Kỳ đổ quân vào VN v́ thấy rơ ư đồ của Hà Nội là muốn xâm chiếm miền Nam bằng vũ lực với sự giúp đỡ của Trung cộng.
    Nó cho thấy h́nh ảnh gian ác của cộng sản VN bằng lời kể của viên phi công Mỹ ở buổi họp báo khi được trả tự do là ông bị đành đập và tra tần khi bị bắt và bị buộc phải nói láo là được Hà nội đối xữ tử tế.
    Họ cho thấy h́nh ảnh nhân đạo của người lính Việt nam Cộng Ḥa khi chăm sóc vết thương của các tù binh việt cộng, mà nói xin lổi, mặt mày coi rất hung ác và ngu dốt, không có vẽ v́ là người có văn hóa hết so với h́nh ảnh của người lính miền Nam
    Rồi họ c̣n cho thấy cả một làng bị việt cộng tàn sát, xác đàn bà trẻ con nằm ngổn ngang.
    Rồi trong cảnh đám biểu t́nh chống chiến tranh ở Sài g̣n do bọn phản chiến Mỹ và việt cộng nằm vùng tổ chức, th́ có một người Hungary nhào lại đám phóng viên truyền h́nh chưởi vào mặt bọn phản chiến như sau:
    ''Tụi bây là đồ ngu dốt mới làm chuyện này, bỡi v́ tụi bây không biết ǵ về cộng sản hết. Mọi người dân miền Nam VN đáng được hường một huy chương v́ đang đấu tranh chống bọn cộng sản, và cả mọi ngừơi Mỹ đang chiến đấu nữa''. Bọn biểu t́nh đứng chung quanh im ru không dám nói một lời.
    Phần 2 là nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không?
    Th́ có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được v́ Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN th́ liệu TC có để yên?
    Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ''Liệu chúng ta có thể vẻ một lăn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh nạng người Việt'', khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản. và phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ''Liệu miền Nam VN có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi HK rút quân khi mà những họng súng của CS trong miền Nam không bao giờ ngửng nổ''.
    Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN, và v́ vậy đă bị bộ thông tin của MỸ cấm chiếu v́ không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giửa HK và nhân dân miền Nam VN và cộng sản bắc Việt, v́ đă lở nói xa lầy rồi...
    V́ vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giống như những phim của các chế độ cs.
    Đoạn phim này bị cấm vào thời đó v́ nó nói lên sự thật phủ phàng dân Mỹ bị một quả lừa của cộng sản và luận điệu nhút nhát chủ bại của một số chính khách.
    Trong các lời tuyên bố đó , đáng chú ư nhất là lời của Thượng nghị sĩ Ronald Reagan
    "" ending a conflict is not so simple , not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned .""
    Tạm dịch : ".. chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong.
    V́ lẽ , cái giá phải trả cho loại ḥa b́nh đó là ngàn năm tăm tối cho các thệ hệ sinh tại Viêt Nam về sau.."
    Lời tiên đoán này, nay thành sự thật.

    Nguyễn Việt Nam

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 30-07-2011, 11:12 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 24-06-2011, 04:38 PM
  3. Replies: 33
    Last Post: 14-05-2011, 07:54 AM
  4. Thơ Chủ Đề Người Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 9
    Last Post: 02-03-2011, 03:55 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •