Results 1 to 4 of 4

Thread: Những ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài G̣n

  1. #1
    Member
    Join Date
    28-02-2011
    Location
    bi
    Posts
    254

    Những ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài G̣n



    Nguyễn Tấn Phận

    LTG: Mấy lúc gần đây báo chí Việt Nam, các đài phát thanh có chương tŕnh Việt ngữ ở khắp nơi vẫn c̣n đề cập đến chuyến ra đi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu do người ngoại cuộc kể. Chúng ta thấy có nhiều bức tranh vẽ khác nhau về chuyến đi này tùy theo người kể và cũng tùy ở người viết.

    Để có bức tranh trung thực hơn, lần này diễn tiến chuyến đi do chính người trong cuộc kể lại; câu chuyện cũng đă được phối kiểm, đối chiếu qua nhiều tài liệu, hồi kư, tường thuật của những nhân vật Việt nam và Hoa Kỳ có mặt trong chuyến đi cũng như có trách nhiệm và liên hệ trực tiếp trong thời điểm lịch sử ấy.

    Nhơn lúc nhàn rỗi, giở lại chồng giấy cũ úa màu, t́nh cờ t́m thấy bản tin của báo San Jose Mercury News (San Jose, California) nói về chuyến di tản của Tổng Thống Marcos gợi cho tôi nhớ lại chuyến đi của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cách đây hơn ba mươi năm.
    Báo San Jose Mercury News đề ngày 26 tháng 2 năm 1986 đăng tin Tổng Thống Ferdinand Marcos cùng đoàn tùy tùng được Không Lực Hoa Kỳ di tản ra khỏi dinh Tổng Thống ở Manila một cách an toàn sau một thời gian có nhiều xáo trộn chính trị.

    Nguyên văn bản tin viết như sau:

    “Marcos từ Guam đến Hawaii ngày 26 tháng 2 năm 1986. Sau 13 tiếng đồng hồ dừng lại ở đảo Guam, chiếc C141 của Không Lực Hoa Kỳ chở ông Marcos và đoàn tùy tùng đă rời căn cứ quân sự Anderson Air Base lúc 5:54 giờ PST trong cơn mưa to và đă đến Hawaii sau 8 giờ bay. Cùng tháp tùng Tổng Thống Marcos có vợ ông là bà Imelda; tướng Fabian Ver, một cộng sự viên đắc lực và cũng là tướng Tư Lệnh quân đội Phi và vợ ông ta. Tướng Gary Strasbourg, phụ tá trưởng pḥng giao tế dân sự của căn cứ không quân, cũng cho biết thêm phái đoàn này có tất cả 89 người.

    Hoa Kỳ đă cung cấp 4 trực thăng và 2 máy bay để đưa Marcos, vợ ông và nhừng người thân cận từ dinh Tổng Thống ở Manila đến căn cứ không Quân Clark Air Base, rồi từ đó đến Guam.”
    o0o
    Việc can thiệp của Hoa Kỳ vào nội t́nh chánh trị Phi Luật Tân đă buộc nhà độc tài này rời bỏ đất nước, xảy ra 11 năm sau chuyến ra đi của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Nếu đem hoàn cảnh của Phi Luật Tân, một đất nước không có chiến tranh, không bị lệ thuộc nhiều vào Hoa Kỳ, so với Việt Nam Cộng Ḥa vào năm 1975 th́ việc di tản nhà lănh đạo xứ này một lần nữa cho ta thêm cơ hội suy gẫm về số phận các nước nhỏ bé nằm trong quyền lợi của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

    Miền Nam Việt Nam hoàn toàn bị khống chế nặng nề bởi Hoa Kỳ về mọi lănh vực trong suốt thời gian dài chiến tranh. Bởi hậu quả của cuộc chiến mà tất cả chúng ta, nhân dân miền Nam Việt Nam, ai ai cũng đă chuốc lấy biết bao mất mát đau thương; nên việc ra đi của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu trước hiểm họa đất nước suy vong đă làm dư luận búa ŕu khắc khe kết án là điều không tránh khỏi.

    Tính cho đến nay cũng đă hơn ba thập niên, chúng ta đă có đủ thời giờ để chiêm nghiệm về số phận đau thương của một đất nước nhỏ bé trong suốt mấy chặng đường dài tang thương của lịch sử dân tộc Việt. Tổ tiên, ông cha chúng ta đă từng sống nhục nhă dưới “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây.” Đồng bào trong nước nay phải oằn vai gánh nặng những hệ luỵ của một chủ thuyết ngoại lai trong hơn 30 năm qua; cho nên với những ngày dài lưu vong và những đau thương của đất nước, liệu đă đến lúc “ những ǵ của César trả lại cho César ” chưa, những ǵ của lịch sử đă trả lại cho lịch sử chưa. Và với thế hệ trẻ cũng như nhà cầm quyền Việt Nam đương thời qua đó sẽ rút tỉa được những bài học ǵ cho tương lai của dân tộc, đất nước.

    *****

    Sức ép

    Tôi về tŕnh diện Phủ Thủ tướng vào đầu tháng Tư năm 1975, chưa nhận nhiệm sở mới th́ Đại tướng Trần Thiện Khiêm từ chức Thủ tướng Chánh phủ. Tôi được chuyển qua làm việc tại văn pḥng Cố vấn Quân sự của Tổng thống Trần Văn Hương. Tân Tổng Thống Trần Văn Hương ngay sau khi nhậm chức đă kư Sắc lệnh bổ nhiệm Đại tướng Trần Thiện Khiêm làm Cố vấn Quân sự cho ông.

    Nhiệm vụ của tôi là lo về an ninh cho Đại tướng và bà Trần Thiện Khiêm. Vào giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này công việc rất là bề bộn. Phần lớn thời giờ tôi làm việc cho Đại tướng. Thỉnh thoảng bà Trần Thiện Khiêm chỉ thị tôi tháp tùng bà đi thăm viếng, cúng dường các chùa chiền ở vùng Thủ Đức và vài chùa ở ven đô Sài-g̣n. Bà là người có đức tin tôn giáo mạnh mẽ và dường như bà hoàn toàn đặt số mệnh của ḿnh vào sự pḥ trợ của Đấng Thế tôn. Có lẽ nhờ vậy mà làm dịu đi tánh năng động, tinh thần bà cũng bớt căng thẳng đối với sự lo âu của bà về t́nh h́nh lúc đó.

    Nhưng chúng tôi cũng không thể ngờ, một vị Sư trụ tŕ một trong các ngôi chùa ở đây đă lợi dụng ảnh hưởng của bà để hoạt động t́nh báo cho Cộng sản.

    Có sự khác biệt giữa bà và bà Nguyễn Văn Thiệu là bà biết nhiều về việc công của Đại tướng hơn là bà Nguyễn Văn Thiệu biết về việc công của Tổng thống Thiệu.

    Trước kia khi c̣n làm việc tại Phủ Tổng thống, tôi luôn luôn giữ ḷng quí mến đối với Tổng thống Phu nhân. Bà lúc nào cũng giữ nếp sống b́nh dị của người đàn bà phúc hậu, bao dung của sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đối với tôi, bà Thiệu là h́nh ảnh một người mẹ, một người vợ hiền đảm đang hơn là một vị Đệ nhất Phu nhân sống trong tột đỉnh của quyền thế và nhung lụa giàu sang. Bà là điển h́nh của mẫu người phụ nữ lớn lên trong gia đ́nh được hấp thụ trọn vẹn một nền giáo dục Khổng Mạnh mà chúng ta thường thấy trong xă hội miền Nam trong thập niên 40.

    Ở bà Thiệu luôn luôn tỏa ra sự trong sáng và vui tươi. Bà không bao giờ câu nệ về cách ứng xử của nhân viên thuộc cấp; bà luôn luôn lên tiếng hỏi thăm sức khỏe chúng tôi trước mỗi khi gặp mặt, không kịp để chúng tôi chào bà.

    Điều đặc biệt là bà không bao giờ đề cập đến bất cứ chuyện ǵ có liên hệ đến việc làm của Tổng thống Thiệu với chúng tôi. Trong suốt thời gian làm việc tại đây, chỉ có một lần duy nhứt tôi nghe bà than phiền với Tổng thống Thiệu về một nhân vật có đầy quyền thế tại Phủ Tổng thống trong lúc tôi đang đứng bên cạnh.

    Bà Trần Thiện Khiêm th́ trái lại, năng động hơn. Về mặt giao tế, bà Khiêm là biểu tượng cho mẫu người đàn bà sang trọng với vẻ đẹp quí phái của một mệnh phụ phu nhân trong xă hội thượng lưu và quyền thế của Sài-g̣n. Nếu chỉ quan sát bề ngoài, người đời nghĩ là bà có đời sống hưởng thụ vật chất với tiệc tùng linh đ́nh như các bà trọc phú đương thời khác. Thực tế hoàn toàn khác hẳn. Trong gia đ́nh, tất cả mọi người, anh chị em con cháu đều bị ràng buộc chặt chẽ vào khuôn khổ lễ giáo có truyền thống Á đông. Có thể nói bà kiểm soát tất cả mọi sinh hoạt của đại gia đ́nh khá khắt khe; bà cũng rất khắt khe với chính bản thân bà và sống nép ḿnh vào khuôn khổ đó. Có lẽ do ở bản tính hướng thiện và thủ cựu nên bà thường hay đi chùa và hay giúp đỡ người nghèo khó thế cô. Mọi nhân viên làm việc xung quanh đều được bà tận t́nh hỏi han giúp đỡ.

    Điểm đặc biệt là, trong một chừng mực nào đó, bà có chia sẻ với Đại tướng về một số sự việc; cho nên thỉnh thoảng bà phát biểu công khai với chúng tôi và một số người tín cẩn trong gia đ́nh, những cảm nghĩ của bà về vài vấn đề của thời cuộc. Mấy lúc sau này, đă có vài lần bà biểu lộ sự chống đối mạnh mẽ đối với Tổng thống Thiệu. Có một hôm bà bảo tôi theo bà vào dinh Độc Lập để yêu cầu Tổng thống Thiệu từ chức! Cũng may là chúng tôi chỉ được Tổng thống Phu nhân tiếp, nếu không th́ số phận tôi không biết đă đi về đâu!

    Ngoài tính năng động ra, trong vài trường hợp cấp thiết, bà là người chủ động. Do đó mà vào trung tuần tháng Tư, mấy ngày sau khi Thủ tướng từ chức, bà Trần Thiện Khiêm cho người đến nhà t́m tướng Charles Timmes. Bà cho tôi biết Tướng Timmes có viết cho bà lời nhắn trên một tấm thiệp nhỏ là xin đừng gọi điện thoại v́ nhà không có điện thoại (?!).

    Trung tướng hồi hưu Charles Timmes là sĩ quan chỉ huy toán cố vấn Mỹ đầu tiên có mặt ở Việt Nam từ năm 1961. Ông đă từng nhảy dù trong trận đổ bộ Normandie hồi đệ II thế chiến. Sau một thời gian ở Việt Nam ông được tuyển dụng và trở thành một viên chức cao cấp với nhiều thế lực của cơ quan t́nh báo Mỹ ở Sài G̣n. Tướng Timmes quen biết và tiếp cận với hầu hết các tướng lănh kể cả Đại tướng Dương Văn Minh, Tướng Nguyễn Cao Kỳ... Nhiệm vụ của ông là “gần gũi và t́m hiểu tinh thần các tướng lănh, nên ai cũng là bạn của ông ta” theo như nhận xét của Đại tướng Trần Thiện Khiêm cho tôi biết sau này.

    Sau lần tiếp xúc đó, bà Trần Thiện Khiêm lại cho người đi mời Tướng Timmes đến nhà dùng= cơm tối vào ngày 17 tháng Tư. Khi Đại tướng đi làm về biết được chuyện này, tôi nhận thấy ông có vẻ không hài ḷng. Trong bữa ăn hôm đó, từ pḥng ăn gia đ́nh gần nhà bếp tôi để ư thấy bà Khiêm có biểu lộ sự xúc động nhưng không có điều ǵ phải ̣a lên khóc như Frank Snepp, một chuyên viên phân tách t́nh báo cao cấp của cơ quan t́nh báo Hoa kỳ, đă diễn tả trong sách của ông ta, cuốn Decent Interval, trang 377.

    Cũng theo Frank Snepp th́ nhân cơ hội hiếm có này, Tướng Timmes muốn thăm ḍ Đại tướng Khiêm về việc từ chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

    Vào thời gian có quá nhiều xáo trộn chánh trị dồn dập của tháng Tư năm 1975, tin tức hàng đầu vẫn là câu hỏi bao giờ Tổng thống Thiệu từ chức. Những người quan tâm đến thời cuộc đều biết vào lúc đó Ṭa Đại sứ và cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ đang t́m mọi cách để loại Tổng thống Thiệu hầu dựng lên một khuôn mặt ôn ḥa hơn. Đại tướng Dương Văn Minh là người hùng của cuộc Cách mạng 1 tháng 11, một nhân vật được nhiều cảm t́nh của một số đông dân chúng miền Nam, có chủ trương mềm dẻo đối với những đ̣i hỏi của Cộng sản, đang được ṭa Đại sứ Mỹ đánh giá là một ứng cử viên của t́nh thế mới.

    *****

    Buổi trưa ngày 21 tháng Tư, Đại tướng Khiêm được Tổng thống Thiệu triệu tập vào dinh Độc Lập họp cùng với Phó Tổng thống Trần Văn Hương trong gần một giờ đồng hồ. Tôi theo Đại tướng vào dinh Độc Lập cho tới lúc ra về. Tôi biết đây là một buổi họp rất quan trọng nhưng hoàn toàn không đoán ra chuyện ǵ. Măi khi về tới nhà, Đại tướng Khiêm bước xuống xe tại bậc tam cấp, ông không đi thẳng vào nhà mà dừng lại chờ tôi bước tới rồi nói với nét mặt vui hơn mọi khi: “Chiều nay mặc đồ đẹp, vào dinh Độc Lập nghe Tổng thống Thiệu đọc diễn văn từ chức!”.

    Đó là vào khoảng gần 1 giờ trưa ngày 21 tháng Tư, tôi là người đầu tiên nhận được nguồn tin vô cùng quan trọng mà “cả thế giới” đang chờ đợi.

    Mẫu tin quan trọng nầy sẽ có giá trị rất lớn trong sự thăng tiến nghế nghiệp truyền thông của một phóng viên quốc tế nếu họ nhận được tin đó trước vài tiếng đồng hồ. Một thoáng suy nghĩ giữa lợi lộc và chữ tín, nhưng cũng v́ lương tâm chức nghiệp nên nguồn tin đă được giữ kín cho đến 7 giờ 30 tối hôm đó.

    Sau này khi đọc các tài liệu và sách vở th́ người đầu tiên biết được tin từ chức không phải là tôi. Ṭa Đại sứ Mỹ đă biết trước tôi! Trong lúc Tổng thống Thiệu thông báo việc từ chức của ông cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương và Đại tướng Trần Thiện Khiêm th́ tại ṭa Đại sứ Mỹ, hệ thống điện tử đă ghi âm rơ những ǵ Tổng thống Thiệu nói như Frank Snepp đă ghi trong sách của ông, trang 394. Chuyện nghe lén này dư luận cũng đặt ra nhiều giả thiết là người Mỹ bắt đầu nghe lén từ lúc nào và bằng cách nào, đặt máy ở đâu. Đó là câu hỏi không nằm trong bài viết này.

    Tôi có mặt tại pḥng Khánh Tiết trong dinh Độc Lập vào lúc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc diễn văn từ chức trước một cử tọa rất đông đảo gồm các nhà lập pháp của hai viện Quốc hội với đầy đủ các viên chức Chánh phủ và các cơ quan truyền thông. Ngay hôm đó Tổng thống Thiệu tuyên bố bàn giao chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương theo như Hiến Pháp đă qui định…
    Ngay sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, Ngoại trưởng Kissinger liền gởi cho ông Graham Martin, Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài-g̣n một điện văn.
    Tiếp phần hai
    Last edited by Hoang Tam Hong; 18-04-2011 at 01:35 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    28-02-2011
    Location
    bi
    Posts
    254

    Phần hai

    Tiến sĩ Kissinger ỵêu cầu ông đại sứ chuyển lời bày tỏ ḷng “kính trọng” của ông đối với vị cựu Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa và đề nghị muốn giúp Tổng thống Thiệu rời khỏi Việt Nam. (Decent Interval trang 396 )
    Cũng trong chiều hướng đó, sáng sớm hôm sau là ngày 22 tháng Tư, tướng Charles Timmes vội vă đến tư dinh Đại tướng

    Khiêm xin được tiếp kiến. Đại tướng đă tiếp ông hơn nửa tiếng đồng hồ. Rồi ngay chiều hôm đó Đại tướng Khiêm vào dinh Độc Lập gặp Tổng thống Thiệu.
    Chúng ta khó biết Đại tướng Khiêm nói ǵ với cựu Tổng thống Thiệu nhưng sẽ không loại bỏ những ǵ Tướng Timmes muốn đề nghị lên ông Thiệu là nên ra đi khỏi nước.
    Sau này ở hải ngoại Đại tướng Trần Thiện Khiêm có cho tôi biết là ngay sau khi Tổng thống Thiệu từ chức “cụ Hương muốn Tổng thống Thiệu và dượng Tư” đi đường biển qua Singapore. Tiết lộ này trùng hợp với việc Thủ tướng Lư Quang Diệu đă yêu cầu ông Hoàng Đức Nhă qua Singapore gặp ông để thông báo là giới chức Mỹ muốn Tổng thống Thiệu phải đi lưu vong ở Singapore hoặc một thủ đô nào của các quốc gia vùng Đông Nam Á.
    (Decent Interval trang 383)

    Tuy đă từ chức song cựu Tổng thống Thiệu vẫn c̣n ở trong dinh Độc Lập và c̣n áp đặt nhiều ảnh hưởng khiến cho Tân Tổng thống Trần Văn Hương gặp nhiều khó khăn trong đường lối thương nghị với Cộng sản theo như Oliver Todd ghi lại trong cuốn sách Cruel April trang 327.

    Để thấy ảnh hưởng của cựu Tổng thống Thiệu đối với Tân Tổng thống Trần Văn Hượng, tôi ghi ra đây giờ giấc làm việc của hai vị cựu và tân Tổng thống với sự có mặt của Đại tướng Khiêm. Đây là ghi nhận từ phía văn pḥng Đại tướng Khiêm. Phần thời gian làm việc riêng giữa cựu Tổng thống Thiệu với Tổng thống Hương th́ có lẽ các quí vị sĩ quan tùy viên của cựu Tổng thống Thiệu xác nhận và bổ túc thêm. Các vị ấy là Chánh tùy viên Đại tá Nguyễn Văn Đức, các sĩ quan tùy viên: Đại ủy Nguyễn Xuân Tám, Hải quân Đại úy Trần Anh Tuấn.

    Chương tŕnh này tôi có ghi vào sổ tay như sau:

    • Ngày 22 tháng Tư, Đại tướng Khiêm:

    16:00 giờ vào dinh Độc Lập gặp cựu Tổng thống Thiệu.

    18:00 giờ qua cánh phải, tại văn pḥng của Tổng Thống, gặp Tổng thống Hương.

    • Ngày 23 tháng Tư, Đại tướng Khiêm:

    16:30 giờ vào dinh Độc Lập gặp Tổng thống Hương khoảng 20 phút rồi qua cánh trái

    dinh Độc Lập gặp cựu Tổng thống Thiệu. Sau đó Tổng thống Hương, cựu Tổng thống Thiệu và Đại tướng họp cho đến 20:00 giờ.

    • Ngày 24 tháng Tư, Đại tướng Khiêm:

    Lúc 15:00 giờ vào dinh Độc Lập gặp cựu Tổng thống Thiệu, sau đó qua văn pḥng Tổng thống Hương, rồi cùng họp với cựu Tổng thống Thiệu và Tổng thống Hương.

    *****

    Ngày 25 tháng Tư, Đại tướng Khiêm Lúc: 09:00 giờ sáng vào dinh gặp Tổng thống Hương, cựu Tổng thống Thiệu và Đại sứ Pháp Jean-Marie Mérillon của nước Pháp.

    Ngoài ra theo Frank Sneep, Đại tướng Dương Văn Minh ( lúc nầy Đại Tướng Minh chưa có vai tṛ ǵ trong chánh quyền ) cũng đă góp một phần lớn vào sức ép buộc cựu Tổng thống Thiệu phải rời khỏi nước. Tướng Minh cho rằng sự có mặt của ông Thiệu làm cản trở tiến tŕnh ḥa b́nh do ông chủ trương nên ông yêu cầu tướng Timmes phải bằng mọi cách thúc bách cựu Tổng thống Thiệu sớm ra đi. Khi biết được điều này, Đại sứ Martin rất lâư làm phấn khởi; trước hết ông không muốn bị mang tai tiếng về việc ra đi của ông Thiệu, ông muốn cho dư luận tin rằng đó là sức ép từ các thế lực địa phương – không phải từ phía ṭa Đại sứ Mỹ. ( Decent Interval, trang 434)

    Một tiết lộ khác của Oliver Todd, trong cuốn Cruel April, là cuối cùng Tổng thống Trần Văn Hương phải quyết định triệu hồi Đại sứ Martin vào dinh Độc Lập. Cụ Hương nêu ra nhiều lư do và nhấn mạnh với ông Martin là nếu c̣n có sự hiện diện của ông Thiệu ở Sài G̣n th́ chánh quyền do ông lănh đạo khó tiến hành các cuộc ḥa đàm với phía bên kia. Tổng Thống Hương yêu cầu nước Mỹ nhận ông Thiệu sang sống lưu vong. Ông Đại sứ hứa là chánh quyền Mỹ sẵn sàng chấp nhận ông Thiệu sang sinh sống ở Hoa Kỳ.

    Nay nh́n lại các hoạt động của tướng Timmes và dựa vào các văn kiện của các Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, chúng ta thấy rơ ràng đă có áp lực mạnh mẽ từ Hoa Thịnh Đốn buộc ông Thiệu phải đi ra khỏi nước theo kế hoạch của họ ngay sau khi ông từ chức.

    Văn kiện đầu tiên được gởi đi từ Hoa Thinh Đốn, đúng 12 tiếng đồng hồ sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, là:

    Buổi sáng ngày 22 tháng 4, năm 1975, thừa lệnh Tổng thống Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp của chánh phủ này đă gởi điện văn ủy quyền cho ṭa Đại sứ Mỹ tại Việt Nam cấp một số parole documents (giấy tạm cư) cho phái đoàn cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. (Cruel April, trang 327)

    Giấy tạm cư này có phát cho chúng tôi; ngày phái đoàn rời Việt Nam là ngày 25 tháng 4, 1975 mà trên parole documents do ṭa Đại sứ Mỹ ở Sài G̣n cấp, lại đề ngày April 22, 1975.
    Chuẩn bị ra đi
    Tại tư dinh Đại tướng Trần Thiện Khiêm. Buổi sáng ngày 25 tháng Tư, tôi thức dậy trễ v́ đêm rồi Đại úy Mùi, sĩ quan tùy viên của Đại tướng và tôi xem tivi, nói chuyện rất khuya. Ăn mặc vội vàng rồi như thường lệ tôi đến pḥng trực của Sĩ quan Tùy viên. Đây là một pḥng nhỏ, chỉ kê có một bàn viết ngay cửa ra vào tư dinh của Đại tướng. Trung tá Đặng Văn Châu là Chánh Văn pḥng đă có mặt tại đó. Ông vừa được chỉ định thay thế Đại tá Nguyễn Trọng Hồng. Tôi quan sát thấy ông có vẻ bận rộn hơn những ngày thường. Lúc này vào khoảng 8 giờ rưởi. Bên ngoài trời có nắng đẹp. Tiếng người hối thúc nhau và tiếng ồn ào của đủ loại xe cộ chạy trên đường Vơ Tánh trước cửa tư dinh Đại tướng trong thời gian gần đây càng dồn dập, hối thúc hơn. Từ khi tiễn bà Trần Thiện Khiêm đi Đài Bắc, sau giờ làm việc tôi không về nhà bên vợ như thường lệ, theo lời dặn của bà là phải dành ưu tiên lo an ninh cho Đại tướng; do đó không lúc nào tôi rời ông trong bất cứ hoàn cảnh nào, lúc đi ra ngoài cũng như lúc ở nhà. Ngay khi ngủ ban đêm, để bảo đảm an ninh tối đa cho Đại tướng, Đại úy Mùi và tôi quyết định trải chiếu ngủ tại pḥng ăn, ngay dưới chân cầu thang dẫn lên pḥng ngủ của Đại tướng ở trên lầu. Pḥng làm việc của Đại tướng cũng ở trên đó, đặt cạnh pḥng ngủ. Trung tá Châu cho biết là chỉ thị của Đại tướng muốn tôi ra ngân hàng quốc gia đổi 3 triệu đồng bạc Việt Nam để lấy tiền Mỹ kim bằng bạc mặt (cash). Trung tá Châu c̣n lo xa và muốn cho việc đổi tiền được mau lẹ nên đă gọi điện thoại đến các cơ quan liên hệ trước v́ tôi là người lạ mới về làm việc tại tư dinh chỉ mới hơn ba tuần lễ. Tài xế đưa tôi đến thẳng văn pḥng ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng. Người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn văn Thân, bí thư của ông Bộ trưởng. Anh Thân hiện định cư ở thành phố San Jose , miền bắc California . Cũng may anh Thân và tôi đă quen nhau từ trước. Anh là người vui tánh, lanh lẹ và cởi mở. Tôi cho anh biết ngay là Đại tướng Cố vấn cần mỹ kim, bằng tiền mặt, để dùng cho công tác đặc biệt. Anh bảo tôi chờ để anh tŕnh lên ông Bộ trưởng. Anh và tôi ngồi nói chuyện thời sự khoảng 20 phút th́ văn thư làm xong. Tôi cám ơn anh Thân rồi xuống pḥng phía dưới lầu gặp ông Phạm Văn Phàng, Chánh sự vụ Sở Công văn, để lấy văn thư đến Bộ Tài chánh. Trong văn thư ông Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Nguyễn Long Châu gởi ông Tổng Trưởng Tài chánh yêu cầu thỏa măn nhu cầu của Đại Tướng. Bản văn nầy mang số 899 P Th T/HCPC/5, hiện tôi c̣n giữ. Lúc đó vào khoảng 10 giờ hơn. Tôi vội vă rời Phủ Thủ tướng đến thẳng Bộ Tài chánh. Khi đến Bộ Tài chánh th́ được giới chức tại đó cho biết là ông Tổng trưởng đang họp và buổi họp sẽ kéo dài lâu lắm. Tôi hơi thắc mắc về câu nói “buổi họp sẽ kéo dài lâu lắm” nhưng tôi vẫn cứ chờ. Sau đó tôi có nhắc đây là yêu cầu của Đại tướng và có ai có thẩm quyền ở đây không ngoài ông Tổng trưởng. Họ trả lời không dứt khoát và yêu cầu tôi cứ chờ. Chờ măi đến giờ trưa v́ đói nên tôi cùng tài xế và anh hiệu thính viên truyền tin ra chợ cũ, đến tiệm Thanh Xuân ăn hủ tiếu. Tôi không ngờ đó là bữa ăn cuối cùng mà măi cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n nhớ hương vị hủ tiếu Thanh Xuân của khu chợ cũ năm nào. Sau khi ăn xong, chúng tôi trở lại Bộ Tài chánh. Ông Tổng trưởng vẫn c̣n đang họp! Lúc đó th́ đă xế trưa. Tổng trưởng Tài chánh lúc bấy giờ là ông Lê Quang Trường thuộc Nội các Nguyễn Bá Cẩn. Tôi đành phải kiên nhẫn chờ mặc dầu tôi nghi ngờ về việc “họp” của ông Tổng trưởng. Tôi có ư nghĩ không tốt về vị Tổng trưởng này lúc đó. Về sau, được biết sau tháng 4/1975, Tổng trưởng Lê Quang Trường cũng bị bắt và bị đưa đi “ học tập cải tạo ” như bao người khác. Tôi hối hận v́ đă nghi oan cho ông. Trong lúc tôi vắng mặt tại tư dinh, Đại tướng Trần Thiện Khiêm đă tiếp tướng Timmes lúc 11 giờ 50 trưa và sau đó tiếp ông Polgar vào lúc 1 giờ. Ông Thomas Polgar là Trưởng chi nhánh t́nh báo Hoa Kỳ tại Sài-g̣n. Ông chỉ huy và điều hành một cơ quan t́nh báo rất hùng hậu gồm hàng ngàn nhân viên. Ngoài hoạt động điều nghiên, thu thập tin tức địch, họ c̣n có mặt ở mọi nơi, len lỏi vào mọi ngành, mọi cấp của chánh quyền Việt Nam Cộng Ḥa. Polgar là một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn trong mọi sinh hoạt chánh trị và quân sự ở Sài G̣n. Tôi vừa về tới th́ thấy ông này vừa ra về.

    Lúc đang chờ tại văn pḥng ông Tổng trưởng Tài chánh th́ anh tài xế bất chợt xô cửa bước vào, cho biết lịnh của Đại tướng là phải trở về nhà gấp.

    Trước khi trở về bộ Tổng Tham mưu, tôi cho xe chạy ṿng qua chợ Trương Minh Giảng, về nhà đứa em thứ Tám của tôi ở trong một đường hẻm nhỏ. Má tôi cũng ở đó. Tôi không gặp được ai ngoài anh Chứ, người anh thứ Tư của tôi. Tôi cho anh biết một số sự việc và báo là tôi có thể sẽ đi một ḿnh thôi, không đem ai theo được. Các anh em c̣n lại chỉ c̣n có con đường duy nhất là hăy xuống phi trường Trà Nóc ở Cần Thơ nhờ Hưng lo liệu. Hưng là em trai kế của tôi, đại úy phi công lái Cessna. Tôi căn dặn thêm là nói với Hưng, chỉ có con đường cuối cùng là lái phi cơ thẳng qua phi trường Utapao, Thái Lan.

    Trên đường về tư dinh Đại tướng Khiêm, theo thói quen, tài xế thường chạy xe qua đường Trương Quốc Dung – con đường dẫn vào cổng số 5 Bộ Tổng Tham mưu là con đường nhỏ nối liền đại lộ Cách Mạng 1 tháng 11 và đường Vơ Tánh. Khi chạy ngang qua nhà anh Nguyễn Thanh Vân th́ tôi thấy anh đang đứng ngay trước cổng nhà có vẻ như trông chờ ai. Tôi cho xe dừng lại và cũng v́ chỗ thân t́nh, tôi khuyên là “các anh em” có phương tiện ǵ th́ cứ đi đi. Các anh em mà tôi nhắn ở đây là những bạn học cũ ở trường Petrus Kư trước kia, một số là sĩ quan Hải quân và một số bạn dân sự khác gồm có anh Trần Khánh Vân. Lúc đó Vân đang là Tổng cục Trưởng Tổng cục Gia cư. Tôi không biết là vào lúc đó, trong số họ, nhiều người đă đi rồi! Mặc dầu không nói ra nhưng khi Đại tướng Khiêm muốn tôi đích thân đi đổi tiền cũng là một cách gián tiếp cho tôi biết là phải “ sẵn sàng để đi. ” Có một việc bất ngờ xảy ra trước đó hai hôm cũng cho tôi thấy Đại tướng có ngầm ư cho tôi biết là “ phải chuẩn bị.” Thông thường Đại Tướng Khiêm ăn trưa xong là đi thẳng lên lầu nghỉ trưa, ít khi đi dạo phía sau vườn. Trưa ngày 23 tháng Tư, vừa ăn xong, Đại tướng không lên lầu mà lại đi ra phía sau nhà. Tôi đi theo sau ông. Đại tướng vừa bước ra khỏi cửa sau th́ bỗng có chiếc xe Mazda từ ngoài chạy vào. Tài xế thấy ông, giật ḿnh dừng xe lại. Liền sau đó vợ tôi bước xuống. Cô nầy vừa khoanh tay khom ḿnh chưa kịp thưa th́ ông đă nạt lớn: “ Sao không đi đi, c̣n ở đây làm ǵ! ” Nhà tôi sợ quá, vội vàng leo lên xe. Trong khi xe đang quay đầu chưa kịp chạy th́ Đại tướng lại la tiếp: “ Đi liền đi, c̣n chờ ǵ nữa!” Bà bà xă tôi và tôi chưa kịp nói với nhau lời nào. Ngày hôm sau, gia đ́nh bên vợ tôi lên máy bay Air Việt Nam đi Pháp. Ba vợ tôi là ông Đinh Văn Re c̣n ở lại nên tôi mới có dịp gọi điện thoại cho ông vào phút chót, lúc Đại tướng Khiêm sắp sửa lên đường.

    Khi tôi về đến tư dinh th́ thấy mọi người đều lăng xăng trong bầu không khí khác thường. Thiếu tá Đinh Sơn Thông là em bà Khiêm và cũng là Bí thư của Đại tướng nói với tôi là hăy đi nghỉ ngơi rồi ăn mặc chỉnh tề để chuẩn bị tiếp khách theo lịnh của thượng cấp. Đến đây th́ tôi thấy chắc chắn hôm nay là ngày lên đường, nhưng cá nhân tôi th́ vẫn chưa có quyết định.

    Nghỉ ngơi trong chốc lát rồi tắm rửa thay thường phục xong, tôi chưa vội khoác áo ngoài. Theo thông lệ tôi đi một ṿng quanh nhà để kiểm soát các quân nhân canh gát và toán cận vệ rồi trở vào bằng cửa sau.

    Trước hết phải đi qua nhà bếp. Các anh làm bếp đang bận rộn nấu ăn, khuôn mặt người nào cũng có vẻ ưu tư, lo lắng; chốc chốc người nọ nh́n người kia như để gạ hỏi điều ǵ. Họ thấy tôi ăn mặc khác thường nên càng xầm x́ nhiều hơn v́ trong suốt thời gian làm việc tại tư dinh Đại tướng tôi chỉ mặc quân phục. Đặc biệt hôm nay tôi lại thay quần áo thường phục. Để tránh sự ṭ ṃ, tôi nói giă lă vài câu chuyện rồi bước lên nhà trên.
    *****

    Nh́n qua pḥng khách tôi thấy bàn ăn đang đặt tại đó. Tôi nghĩ bụng, đáng lẽ ra phải dọn tiệc tại pḥng ăn, ai lại dọn lên pḥng khách. Pḥng ăn rộng răi và khang trang hơn. Dĩ nhiên đây là dấu hiệu bất thường. Rồi tôi đi về phía trước nhà.

    Đến pḥng trực của sĩ quan tùy viên, tôi thấy Thiếu tá Lưu là sĩ quan tùy viên lên ca, thay thế Đại úy Mùi làm việc ngày hôm trước. Anh đang xem xét giấy tờ và bận rộn lo giải quyết công việc thường nhựt một cách b́nh thản coi như không có chuyện ǵ xảy ra. H́nh ảnh anh Lưu để lại trong tôi một ấn tượng thật tốt đẹp. Sự tận tụy và tinh thần phục vụ của anh trong giây phút này thật là đáng quí. Tôi tin anh đă biết rơ mọi chuyện v́ anh là người có họ hàng với gia đ́nh Đại tướng.

    Một lúc sau ông Trần Thiện Phương là anh ruột của Đại tướng đến. Ông đi thẳng lên lầu gặp Đại tướng trong ṿng vài phút rồi vội vă ra về. Sau đó Thiếu tá Đinh Sơn Tuyền là em bà Đại tướng cũng tới. Tôi đến chào ông Tuyền đang ngồi tại hành lang trước nhà với vẻ mặt trầm tư. Tôi trao số tiền 3 triệu đồng bạc lại cho ông. Sau đó Thiếu tá Tuyền chỉ vào thưa chuyện với Đại tướng trong ṿng vài phút rồi cũng vội vă ra về.

    Gần xế th́ có lịnh từ Sở An ninh hoàn trả Đại úy Vân và toán cận vệ của anh về phủ Thủ tướng. Toán quân nhân gác nhà cũng được trả về Liên đoàn An ninh Danh dự. Kể từ giờ phút này nhà Đại tướng Khiêm coi như bỏ ngơ. Tôi bắt đầu lo lắng.

    Lúc này cũng đă hơn 6 giờ chiều.

    V́ thấy tôi có vẻ đâm chiêu Trung tá Châu cho biết là chiều nay Đại tướng muốn chánh thức mời Tổng thống Thiệu, vài nhân vật trong nội các và ngoại giao đoàn đến dự tiệc để ông chào giă biệt v́ từ ngày từ chức Thủ tướng đến nay chưa có dịp tổ chức. Tôi biết đó chỉ là lối ngụy trang cho chuyến đi. Tôi chỉ thắc mắc tại sao lại có Tổng thống Thiệu, tôi nghĩ Tổng thống Thiệu đă có kế hoạch ra đi riêng của ông.

    Trời vừa chập choạng tối th́ các món ăn cũng được dọn lên. Hôm đó có chả gị, nem nướng; mấy dĩa chả gị cuốn nhỏ, chiên gịn được bày ra trông rất đẹp mắt. Cách tŕnh bày cũng làm cho thực khách cảm thấy món ăn ngon miệng hơn, nhưng lúc này ḷng dạ trăm thứ ngổn ngang th́ bụng nào thấy đói.

    Tiếp phần ba

  3. #3
    Member
    Join Date
    28-02-2011
    Location
    bi
    Posts
    254

    Phần ba

    Gói quà đặc biệt Tại ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ...
    Ṭa Đại sứ Mỹ nằm trên đường Thống Nhất, cách dinh Độc Lập vài khoảng đường, “từ đó có thể nh́n thấy các sinh hoạt của dinh Độc Lập.” “ Vào lúc 5 giờ Thomas Polgar gọi chúng tôi bốn người gồm có tướng Timmes, anh Joe Kingsley và một nhân viên khác rồi hỏi chúng tôi là các ông có rành đường phố Sài-G̣n ban đêm không. Chúng tôi đều gật đầu. Thế th́ tốt, Polgar tiếp, tôi muốn các ông giúp tôi đưa Thiệu và cựu Thủ tướng Khiêm đi Đài Loan tối nay…”
    Đó là theo lời kể của ông Frank Snepp trong cuốn Decent Interval, trang 434.
    * * * *
    Cũng khoảng thời gian trên tại dinh Độc Lập… Cựu Tổng thống Thiệu đang nghỉ ngơi ở pḥng đọc sách tại lầu 3 bên cánh trái (từ trong dinh nh́n ra). Ông gọi Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu, Sĩ quan Tùy viên thân cận nhất của ông, vào để chỉ thị mấy việc cần thiết và bảo ông Chiêu đem bộ quần áo của ông về nhà riêng trong Bộ Tổng Tham mưu. Nhà này cũng nằm chung dăy nhà với Đại tướng Khiêm. Sau đó Tổng thống Thiệu gọi các vị sĩ quan thân cận gồm có: Đại tá Vơ Văn Cầm, Chánh Văn pḥng; Đại tá Nguyễn Văn Đức, Chánh Tùy viên; Đại tá Nhan Văn Thiệt, Chỉ huy trưởng Cảnh sát Quốc gia Vùng 4; Đại tá Trần Thanh Điền, Trưởng khối Cận vệ. Tổng thống Thiệu ra lịnh, “ tất cả mấy chú phải thay thường phục, có mặt tại dinh lúc 7 giờ. Mỗi chú chỉ được mang theo một túi xách tay nhỏ, tuyệt đối giữ bí mật, không được thông báo cho gia đ́nh.” Tổng thống Thiệu vừa dứt lời th́ Đại tá Điền thưa, “ Xin Tổng thống cho (Trung tá) Sáng và (Trung tá) Th. đi theo.” Thấy ông Thiệu không trả lời, ông Điền lặp lại th́ cũng vừa lúc đó Đại tá Đức khều nhẹ. Điền hiểu ư. Sau nâỳ được biết Tổng thống Thiệu đă có chỉ thị choTrung tá Sáng ở lại với công tác đặc biệt, c̣n Trung tá Thứ th́ ở lại tiếp tục lo an ninh cho Tổng thống Trần Văn Hương. Riêng Bác sĩ Minh lúc đó không có mặt trong dinh, Trung tá Chiêu phải gọi vào. Thói thường lịnh vua truyền là như vậy nhưng lệ làng th́ khác. Mấy hôm nay tất cả các vị quan này, v́ bị đặt trong t́nh trạng báo động nên lúc nào cũng túc trực tại dinh, khi nghe được lịnh trên, ai ai cũng đều vội vă chạy về nhà hoặc gom góp chút ít đồ đạc, giấy tờ cá nhân, và dĩ nhiên là có thông báo cho vợ con, rồi trở lại dinh Độc lập ngay.
    Tại tư dinh đại tướng Khiêm…
    Quang cảnh có vẻ cần phải quan tâm hơn. Trong nhà bếp, Thượng sĩ Trị, Thượng sĩ Xê đang khóc thút thít. Anh Tín, một tay đầu bếp nấu ăn rất giỏi đang buồn rầu. Xin nói thêm, các chị em bà Trần Thiện Khiêm đều là những giai nhân hiền thục, đồng thời là nhũng người vợ đảm đang, lại thêm có khoa nấu ăn rất khéo. Có một lần tôi nghe một vị công chức cao cấp kể rằng: “ người ta đồn gia đ́nh bà Khiêm nấu các món ăn ngon nổi tiếng ở Sài G̣n.”

    Trung úy Hồng uống rượu nhiều, đang say ngà ngà. Anh Hồng cứ theo chất vấn Thiếu tá Thông= là “sếp” đi đâu. Các anh thường gọi Đại tướng Khiêm là “sếp” với cả tấm ḷng kính mến v́ họ là những người, phần lớn cuộc đời, đă gắn bó với gia đ́nh này. Dĩ nhiên là anh và các nhân viên phục dịch tại nhà đều cảm nhận việc Đại tướng sắp ra đi nhưng muốn được chánh thức xác nhận. Cuối cùng Thiếu tá Thông phải nói thật là “chúng tôi đưa Thủ tướng ra khỏi nước!”
    *****

    Nghe đến đây, tôi đâm ra lo sợ cho sự an toàn của Đại tướng nhiều hơn v́ dưới khía cạnh an ninh tôi hoàn toàn không tin tưởng bất cứ ai. Tôi để ư từ lâu hai ông Châu và Thông cũng không có chuẩn bị cho sự an toàn của cá nhân hai ông th́ làm sao mà lo cho Đại tướng được. Hai vị này từ lâu đă trở thành mẫu người công chức – đúng hơn là những viên chức ngoại giao. Điều đó làm cho tôi lo ngại thêm. Nhưng các diển tiến sau đó cho biết những ǵ tôi nhận xét là sai lầm.

    Kiểm lại các sự việc đă diễn ra, tôi nghĩ là tôi đă được chọn cùng đi theo phái đoàn. Lúc bà Trần Thiện Khiêm c̣n ở nhà, bà cũng có nói xa gần với tôi như vậy. Nhưng lúc đó cũng không có ǵ là chắc chắn v́ tôi thấy trong nhà c̣n có Thiếu tá Đinh Sơn Tuyền là ruột thịt trong nhà, là người mà gia đ́nh cần hơn tôi; v́ vậy mà tôi chưa chuẩn bị tinh thần cho đến khi ông Tuyền đến chào từ giă Đại tướng th́ thật sự mới biết là= tôi có tên trong danh sách tŕnh lên Tổng thống Trần Văn Hương.
    Nhưng riêng cá nhân tôi th́ cũng chưa có quyết định dứt khoát, đi cũng là điều may mà ở lại cũng không phải là điều gở; nếu đi th́ tôi c̣n gần vợ con mà ở lại th́ cũng là cơ hội cho tôi được lo cho bà Ngoại và Má tôi cùng nhiều anh em đang có hoàn cảnh sống khó khăn, họ cần sự có mặt của tôi. (Bây giờ nghĩ lại, mới biết là ḿnh c̣n quá ngây thơ).

    Khi nghe Thiếu tá Thông nói như vậy th́ tôi đi vội về pḥng, kiểm soát lại một số giấy tờ. Những ǵ không cần thiết tôi đem ra sân sau đốt cùng với tập nhựt kư. Lúc đó tôi nghĩ việc tiêu hủy tập nhựt kư của tôi chỉ đơn giản là không muốn các chi tiết ghi chép bị lọt ra ngoài nếu tôi không mang theo được bên ḿnh, đâu có ngờ rằng điều đó đă làm cho tôi ân hận măi, v́ nếu c̣n giữ được cho đến bây giờ, nó sẽ là những chứng liệu vô cùng hữu ích cho một số các sự việc mà giờ đây vẫn c̣n trong ṿng tranh căi!

    Tôi nhét vội hai bộ đồ cùng các giấy tờ tùy thân và cây súng rouleau nhỏ vào cái samsonite – đây là loại samsonite dùng đựng hồ sơ nhưng có bề dày khoảng một tấc có thể đựng 2 bộ đồ. C̣n cây K54 tôi nhét vào thắt lưng tuy đă có lịnh tuyệt đối không được mang theo vũ khí.

    V́ nóng ḷng muốn về chào từ biệt má tôi và anh em lần chót, tôi hỏi Thiếu tá Thông cho tôi ra ngoài khoảng 15 phút. Ông đồng ư và c̣n hứa sẽ “ lo bảo đảm an ninh của anh Tư.” Tôi liền gọi tài xế đem xe ra cổng trước chờ
    Tiếp phần 4

  4. #4
    Member
    Join Date
    28-02-2011
    Location
    bi
    Posts
    254

    Phần bốn

    Cũng trong thời điểm này, tại cơ quan CIA…

    “ Khoảng 8 giờ 30, bốn người chúng tôi đi trên ba xe đến Bộ Tổng Tham mưu của Nam Việt Nam nằm bên ngoài Tân Sơn Nhứt. Khiêm có nhà riêng ở đây. Joe và tôi giấu vũ khí dưới chỗ ngồi. Chúng tôi lo sợ một việc không lành có thể tái diễn vụ ám sát anh em ông Diệm trước đây… trên đường đi nếu có những sĩ quan trẻ Việt Nam chận chúng tôi lại, ra lịnh cho chúng tôi xuống xe và … định hạ thủ. Chúng tôi quyết định phải mang vài đứa theo chúng tôi…” Đó là dự tính của nhóm ông Frank Snepp trước khi đoàn xe lên đường vào nhà Đại tướng Khiêm. (Decent Interval, trang 435)

    Tôi vừa bước ra tới cửa, giật ḿnh thấy có ba chiếc xe Chevrolet to lớn màu đen, mang bản số ngoại giao, đang đậu ngay trước cổng nhà, sát bức tường pḥng thủ của bộ Tổng Tham Mưu. Đoàn xe hướng đầu về phía cổng chánh.

    Tôi liền đổi ư, trở vào nhà th́ gặp Đại tướng đang ngồi ở pḥng khách. Ông gọi tôi lại và giao cho tôi một gói đồ được gói trong giấy hồng điều thật đẹp. Gói quà có kích thước bề ngang khoảng 5 tấc, cao độ 3 tấc, dày một tấc. Đại tướng Khiêm dặn, “ Phận, giữ cái này là món quà tặng. Một chút nữa Tổng thống Thiệu tới đi th́ đem theo.” Tôi xách gói quà lên để cân sức nặng, không nặng mà cũng không nhẹ. Lúc Đại tướng Khiêm ra lịnh như vậy, qua thái độ và cử chỉ của ông, tôi nghĩ đó là món quà có thể dùng để tặng ông Đại sứ Mỹ, hay là phi hành đoàn, hoặc một nhân vật nào ở Đài Bắc…Trong suốt cuộc hành tŕnh v́ là món quà quí nên tôi phải ôm nó trong người mà vẫn không tài nào đoán ra ở trong đó có cái ǵ cho tới khi đến Đài Bắc.

    Khi nghe nói “Tổng thống Thiệu tới đi ” th́ tôi thấy rơ ràng không c̣n thời gian nhiều nữa. Tôi vội chạy lên lầu, vào pḥng làm việc của Đại tướng, nhấc điện thoai gọi tổng đài Phủ Tổng thống, yêu cầu cho tôi nói chuyện với khối cận vệ. Thật may mắn là Sĩ, em rể của tôi, có mặt tại đó. Sĩ là cận vệ của Tổng thống Thiệu. Tôi bảo Sĩ lên nhà Tổng Tham mưu ngay lập tức có việc cấp bách, không thể nói qua điện thoại được. Lúc này Bộ Tổng Tham mưu có lịnh kiểm soát người ra vào nghiêm nhặt. Tôi phải ra cổng chánh đón Sĩ vào.

    Tôi và Sĩ đứng nói chuyện ngay trước cửa nhà Đại tướng. Tôi cho biết là tôi sẽ đi nhưng chưa biết đi đâu và căn dặn tất cả anh em Lạc, Phất nếu không đi được th́ về Tây Ninh, sống gần gũi, nương tựa nhau. Tôi đưa cho Sĩ địa chỉ nhà của ông bà Đại tướng ở Đài Bắc. Chúng tôi cả hai đều khóc. Lúc này là vào khoảng 8 giờ 30.

    Tại lầu ba dinh Độc Lập, bên cánh trái…

    Vào khoảng 7 giờ 30 tối. Trong pḥng ngủ, Tổng thống Thiệu thay đồ bốn túi, bộ đồ nầy may bằng vải gabardine màu nhà binh tại nhà may Huỳnh Hoan. Tiệm may nầy nằm trên con đường nhỏ ở quận Nhứt, hiện nay vẫn c̣n. Ông đi qua pḥng nhỏ cạnh pḥng ngủ, nghiêng đầu qua cửa sổ nh́n xuống. Dưới sân, bên cạnh thềm tam cấp một chiếc xe Mercedes màu xanh đậm đang đậu tại đó. Người cầm tay lái là Đại Tá Nhan Văn Thiệt. Ông Thiệt đă từng giữ chức vụ Trưởng khối An ninh Phủ Tổng thống. Khối An ninh là tiền thân của Khối Cận vệ sau này…

    *****

    Thấy mọi việc đă sẵn sàng, Tổng thống Thiệu vội vă rút trong hộc tủ ra cây Browning đă lắp đầy đạn, ông khóa chốt an toàn rồi cho vào túi áo.

    Xong xuôi ông bấm interphone gọi Sĩ quan Tùy viên trực lúc đó là HQ Đại úy Trần Anh Tuấn. Ông đưa cho Đại úy Tuấn một gói quà nhỏ và ra lịnh, “ Chú mang cái hộp này qua cụ Hương. Nếu không gặp Cụ th́ ngày mai đem qua cũng được. Nhớ đừng mở ra.” Có lẽ ông đă gọi thẳng Tổng thống Hương nên biết cụ c̣n đang bận tiếp Đại sứ Pháp, ông Jean-Marie Mérillon, nên mới dặn Đại úy Tuấn như vậy.



    Từ phải qua, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, đang chỉ tay, Đại sứ Hoa Kỳ Ellsworth Bunk, giữa, Pḥ TT Nguyễn Cao Kỳ, áo bay đen, dịp đại sứ Bunker thăm Việt Nam năm 1969. Photo Larry Burrows/Time Life magazine

    Khi ông và Đại úy Tuấn vừa bước ra khỏi pḥng th́ lúc đó Đại sứ Mérillon cũng vừa từ pḥng làm việc của Tổng thống Hương bước ra. Thấy vậy ông Thiệu cùng với Đại úy Tuấn đi qua tận văn pḥng, trao cái hộp quà này cho Tổng thống Hương. Trao quà xong, Tổng thống Thiệu và Đại úy Tuấn quay trở về bên cánh trái. Khi tới cầu thang máy, anh cận vệ bấm nút mở cửa cầu thang. Trước khi bước vào, ông Thiệu xoay lại dặn Đại úy Tuấn, “ Tôi đi qua nhà Đại tướng ăn cơm rồi trở về, chú khỏi đi theo.” Ông lanh lẹ bước vào thang máy. bấm nút tầng trệt.

    Đại úy Tuấn v́ thấy có nhiều sinh hoạt khác thường, dự đoán là hôm nay ông Thiệu sẽ đi. Muốn để cho ông yên tâm nên cả buổi chiều anh cố t́m cách lánh mặt và mỗi l= ần theo ông đi đâu, anh đi cách xa ông.

    Tại tầng trệt, khi cánh cửa cầu thang mở ra th́ Đại tá Điền đă túc trực tại đó. Tổng thống Thiệu vừa bước xuống bậc tam cấp th́ cũng vào lúc hai anh cận vệ xuất hiện, Sanh và Kh́nh vừa đến để đổi gác, làm ông giật ḿnh. Tổng thống Thiệu và Đại tá Điền lanh lẹ bước vào xe. Đại tá Điền ngồi bên phải của Tổng thống Thiệu ở băng sau; Đại tá Điền ngồi vào chỗ ngồi chánh thức của Tổng thống Thiệu – Trần Thanh Điền muốn làm Lê Lai cứu Chúa! Vừa ngồi vào xe, Tổng thống Thiệu liền hỏi Đại tá Điền, “ có mấy cây súng? ” Đại tá Điền đáp, “có hai cây: một cây dài, một cây ngắn.” Đại tá Thiệt lập tức đạp ga cho xe chạy ṿng qua sân cỏ, lướt ngang qua thềm đại sảnh, rồi tiến thẳng ra cổng chánh là đầu đại lộ Thống Nhất.
    Trên khán đài danh dự nằm trên đại lộ Thống Nhất này, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, vào Ngày Quân Lực, đă từng đón nhận “ những chiến sĩ anh hùng của các đơn vị anh hùng ” về đây với những ṿng hoa chiến thắng trong sự chào đón hân hoan nồng nhiệt của mọi giới đồng bào. Những lời hiệu triệu của vị Tổng Tư lệnh Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa trước những đoàn hùng binh chiến thắng đó vẫn c̣n nghe âm vang đâu đây khi xe ông lướt nhanh qua.
    Đại lộ này cũng đă từng chứng kiến nhiều ḍng lịch sử đổi thay của ba trăm năm Sài-G̣n trong trái tim đồng bào miền Nam. Nay con đường này không c̣n tên là Thống Nhất nữa!

    Đoàn xe rẽ trái trên đường Pasteur rồi theo đường Hiền Vương quẹo mặt trên đường Công Lư... tiến thẳng trên đại lộ Cách Mạng 1-11. Xe vào cổng chánh Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa rồi rẽ phải. Lúc xe Tổng thống Thiệu sắp chạy ngang nhà Đại tướng Khiêm th́ tôi nhận ra ngay. Tôi nói với Sĩ, “xe Tổng thống tới.” Tôi vội tránh vào đoàn xe ngoại giao, nhưng không kịp nữa. Đèn xe Tổng thống chiếu ánh sáng màu vàng tím cực mạnh làm tôi chóa mắt. Xe không vào nhà Đại tướng Khiêm mà chạy thẳng về nhà Tổng thống Thiệu.

    Thời giờ đă quá cấp bách nên tôi khuyên Sĩ hăy về đi.

    Trời đă vào đêm, không khí vẫn c̣n hơi đất nhưng tôi cảm thấy có một cảm giác lành lạnh. Hai người Mỹ đứng bên cạnh xe bên kia đường làm cho tôi vững tâm hơn. ( lúc đó tôi chỉ thấy có 2 người ). Ít ra th́ sự có mặt của họ cũng phần nào giúp tôi bớt lo ngại về mặt an ninh. Riêng có một ḿnh tôi th́ làm ǵ được nếu có manh động nào xảy ra. Thật là may mắn, không có tiếng súng nổ, không có tiếng pháo của địch.

    Trên đường Vơ Tánh mới đây người người tranh giành, chen lấn nhau chạy giặc, bóp kèn inh ỏi. Giờ này bắt đầu giới nghiêm nên hoàn toàn vắng lặng. Cả một vùng không gian yên lặng nặng nề. Tôi vội vă bước vào nhà.

    Tôi chạy thẳng lên pḥng làm việc của Đại tướng một lần nữa. Lúc này Đại Tướng đang ở pḥng ngủ. Tôi lấy điện thoại gọi số 57340 là điện thoại nhà ba vợ tôi ở đường Sư Vạn Hạnh, khu An Đông. Khi nghe tiếng ông, tôi liền thưa: – “Dạ thưa Ba, một chút nữa con đi.” – “Dượng Tư đi phải không? ” Ba tôi hỏi lại. – “Dạ, con đi.” Tôi đáp. Tôi không nói “ dượng Tư đi ” mà chỉ nhấn mạnh hai tiếng “con đi”. Tôi biết ông hiểu ư tôi muốn nói ǵ.

    Đồng thời tôi xin địa chỉ nhà ở bên Pháp. Tôi phải chờ hơi lâu. Có lẽ ông không có sẵn địa chỉ thành ra thời gian lúc đó dài lê thê làm tôi đâm ra lo. Một lúc sau ông mới đọc địa chỉ được. Tôi lấy lại b́nh tĩnh rồi đi mau xuống lầu.

    Trong lúc tôi nói chuyện điện thoại ở trên lầu th́:

    “Một chiếc Mercedes màu xanh chạy vào cổng nhà Đại tướng Khiêm. Người có tầm vóc trung b́nh, tóc bạc, chải gọn ra sau, da mặt bóng láng, trong bộ quần áo xám chỉnh tề, bước xuống đất. Trong bóng đêm, Nguyễn Văn Thiệu giống như người mẫu trong tạp chí Gentleman’s Quarterly hơn là một cựu nguyên thủ quốc gia. Ông ta vội vă bước vào nhà mà không thèm nh́n chúng tôi.”

    Tổng thống Thiệu đă về đến nhà ông, thay đồ lớn (bộ đồ Trung tá Chiêu đem về) rồi mới qua bên nhà Đại tướng Khiêm như Frank Snepp nói ở trên. (Decent Interval, trang 435) . Khi Frank Sneep nói da mặt bóng láng có thể làm cho mọi người nghĩ là Tổng thống Thiệu đang thoa kem. Thực tế, làm việc nhiều năm bên cạnh ông, chúng tôi cũng ngạc nhiên là ông có làn da mặt sáng bóng một cách tự nhiên, lạ lùng.

    *****

    Từ trên lầu xuống, khi đi ngang qua pḥng ăn tôi giật ḿnh thấy Tổng thống Thiệu đang ngồi nói chuyện với Đại tướng Khiêm ở pḥng khách. Hai ông đang uống rượu, tôi nghĩ vậy. Frank Snepp sau này xác nhận khi lái xe đưa Tổng thống Thiệu ra phi trường, lúc nói chuyện có nghe mùi rượu.
    Tổng thống Thiệu và Đại tướng Khiêm nói chuyện vừa đủ nghe trong bầu không khí tương đắc, giống như những ngày nào Tổng thống Thiệu tiếp Đại tướng Khiêm tại pḥng ăn gia đ́nh trong khu Hậu dinh, dinh Độc Lập – nơi ngự trị của vị lănh đạo tối cao có uy quyền lẫy lừng nhất nước trong suốt gần một thập niên dài.

    Trang tài liệu viết tay của cựu TT Nguyển văn Thiệu tŕnh TT Trần văn Hương ngày 25 tháng 4, 1975. tài liệu do tác giả cung cấp
    Thật là điều may mắn, trái với suy đoán của tôi, tất cả mọi nhơn viên làm việc đều là những người trung thành. Họ ít ra cũng đă trải qua một lần kinh nghiệm. Đó là lần Đại tướng Khiêm bị lưu vong dưới thời Đại tướng Nguyễn Khánh. Sau khi chia tay lại là những ngày sum hợp. Đại tướng đi rồi Đại tướng lại về. Họ cũng nghĩ rằng lần đi của Đại tướng kỳ này rồi cũng phải trở về. Thiếu tá Thông cũng có cho tôi biết: “ Khi mọi việc xong xuôi Đại tướng Minh cũng muốn anh Tư về hợp tác. Minh chỉ đi lánh mặt một thời gian.” Cho nên nếu có đi th́ tôi hy vọng cũng được trở về. Thành ra các anh em kia cũng có một niềm hy vọng giống như tôi. Ngày chúng tôi lên đường là ngày 25/4/1975. Lúc đó cụ Trần Văn Hương cũng vừa lên làm Tổng thống được 4 ngày mà đă có sự tiên liệu “ Đại tướng Minh sẽ mời anh Tư trở về “ th́ cũng cho chúng ta biết thêm một dữ liệu về các diễn biến chánh trị sau đó, đă được thấy trước. Sở dĩ được biết trước là v́ trước đó một ngày, là ngày 24 tháng Tư, tại tư dinh Đại tướng Khiêm trong Bộ Tổng Tham Mưu , Tổng thống Trần Văn Hương, Luật sư Nguyễn Văn Huyền và Đại tướng Dương Văn Minh được trực thăng riêng của Đại tướng Khiêm rước vào để họp cùng với Đại tướng Khiêm. Đây là buổi họp rất đặc biệt và vô cùng quan trọng, phải giữ kín đến đỗi ngay cả Tổng Thống Hương cũng phải dùng trực thăng riêng của đại tướng để di chuyển. Buổi họp kéo dài từ 11 giờ 15 cho tới gần 1 giờ trưa. Tôi quan sát trên nét mặt lúc đó, khi ra về, các quí vị lănh đạo quốc gia đă tỏ ra không đồng thuận lắm – theo nhận xét của riêng tôi – trước giờ phút lâm nguy của đất nước. . . Sáng hôm sau là ngày 25 tháng Tư, Đại tướng Khiêm lại vào dinh Độc Lập họp với cựu Tổng thống Thiệu cùng với Tổng thống Trần Văn Hương và ông Đại sứ Jean-Marie Mérillon của nước Pháp. . .

    Chương tŕnh họp nói trên tôi có ghi trong sổ tay.

    Thông qua các buổi họp như vậy, những nhà làm chánh trị, những nhà bàn luận thời cuộc, những nhà chạy tin có cơ hội để “ luận cổ suy kim.” Thiếu tá Thông là người hay suy luận nhưng ông là người thành thật và rất tốt bụng. Ông có những lập luận khéo léo, có ư cho tôi biết những ǵ ông nói chỉ là suy đoán, có nghĩa là không phải ư đó phát xuất từ “ anh Tư.” Riêng tôi, qua những ǵ tôi quan sát tận mắt, nghe ngóng dư luận và theo dỏi báo chí, tôi cũng có những nhận định giống như vậy – Đại tướng sẽ có cơ hội trở về . . .

    Bước ra phía trước nhà, tôi thấy ông Thomas Polgar đang ngồi tại bàn viết của Sĩ quan Tùy viên. Ông kiểm soát lại danh sách phái đoàn để điền tên vào parole documents, dựa vào bản văn của Tổng thống Thiệu.

    Danh sách phái đoàn do cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tŕnh lên Tổng thống Trần Văn Hương có nội dung như sau: (Tổng thống Thiệu viết tay)
    Kính tŕnh Tổng thống Trần Văn Hương,

    Thưa Cụ,

    Để thực hiện công tác cụ giao phó, tôi kính xin cụ chấp thuận cho những sĩ quan sau đây gọi là thành phần tối thiểu cần thiết để giúp tôi, đi theo tôi trong suốt thời gian công du:

    1. Đại tá Vơ Văn Cầm

    2. Đại tá Nguyễn Văn Đức

    3. Đại tá Nhan Văn Thiệt
    4. Đại tá Trần Thanh Điền

    5.Trung tá Tôn Thất Ái Chiêu

    6. Bs Thiếu tá Hồ Vương Minh

    7. Đại úy Nguyễn Phú Hải (giờ chót không có mặt)

    8. Phục dịch viên Nghị (giờ chót không có mặt)

    Ngoài ra, Cựu Thủ tướng Đại tướng Trần Thiện Khiêm cũng cần đem theo những sĩ quan và dân sự sau đây:

    1. Trung tá Đặng Văn Châu

    2. Thiếu tá Đinh Sơn Thông

    3. Thiếu tá Nguyễn Tấn Phận

    4. Ông Đặng Vũ (giờ chót không có mặt)

    Đại tướng Trần Thiện Khiêm nhờ tôi tŕnh cụ chấp thuận ./.

    Kính chào Tổng thống

    (kư tên Thiệu)

    Tổng thống Trần Văn Hương phê thuận,

    Đề ngày 25/4/75

    Và kư tên Trần Văn Hương


    * * * *
    Ở đây có một sự trùng hợp lịch sử. Khi viết danh sách phái đoàn để tŕnh lên Tổng thống Trần Văn Hương, cựu Tổng thống Thiệu muốn Đại tá Cầm đánh máy, Đại tá Cầm không biết đánh máy, ông Thiệu đành phải viết tay; khi có lịnh của Đại sứ Martin là phải mang theo bàn đánh máy khi đến nhà Đại tướng Khiêm, ông Polgar quên đem theo bàn đánh máy. Thành ra hai văn kiện: một là danh sách phái đoàn của Tổng thống Thiệu và hai là tên điền vào mẫu parole documents đều không đánh máy, mà phải viết tay.

    Cựu Tổng thống Thiệu, với bản tánh cố hữu, người luôn luôn nghĩ xa, ra lịnh cho Đại tá Cầm ở Đài Bắc làm nhiều bản photocopy danh sách phái đoàn do Tổng thống Trần Văn Hương chấp thuận, phát cho mỗi người một bản để trong trường hợp cần th́ có thể làm bằng chứng với Sở Di trú của quốc gia sẽ đến định cư. Lúc đó chúng tôi chưa biết đi đâu.

    *****

    Tại hành lang trước nhà, trong ánh sáng mờ mờ ảo ảo, các ông Đại tá Cầm, Thiệt, Đức, Điền, Trung tá Chiêu, Bác sĩ Minh đang xúm xích bàn chuyện nhỏ to. Mọi người đều ăn mặc chỉnh tề có vẻ như là những quan chức lớn sắp lên đường đi công tác ở ngoại quốc hơn là sắp đi tỵ nạn. Tất cả chúng tôi cũng không ai tin là sẽ đi tỵ nạn. Trên tay mỗi người xách một túi sắc nhỏ. Cũng cần nói thêm, Đại tá Cầm là người rất nhiệt thành với công vụ và cũng là cấp thừa hành “ một cách triệt để.” Sau khi Tổng thống Thiệu ra lịnh “mỗi người chỉ được đem theo một xách tay nhỏ,” th́ ông lại khuyên anh em “không nên mang theo ǵ hết – nên đi tay không! ”

    * * * *

    Đoạn đường dài như vô tận

    Đúng 9 giờ tối…

    Vừa điền giấy xong th́ ông Thomas Polgar phân phát tờ parole document (tờ tạm cư) cho từng người. Ngay khi vừa đến Đài Bắc, “Cơ quan Đại diện Mỹ” tại đây lập tức thu hồi lại tất cả, duy chỉ có mỗi Trung tá Chiêu, không hiểu sao ông vẫn c̣n giữ được tờ giấy này.

    Chúng tôi lần lượt ra xe và yêu cầu họ mở cốp sau. Tôi bỏ cái samsonite vào, (Lúc ông Polgar đang viết, tôi đă bỏ cây K54 vào samsonite ) hai khẩu súng nhỏ va chạm vào nhau khua lộp cộp. Trong sách của Frank Snepp có nhắc tới chuyện này. Ông có nghe tiếng kim loại khua khi chúng tôi xếp sắc tay vào cốp xe, và có thể nghĩ đó là tiếng va chạm của vàng bạc, châu báu!

    Liền sau đó Tổng thống Thiệu, Đại tướng Khiêm, Polgar, Timmes cùng ra xe. Đại tướng Khiêm ngồi xe trước với ông Polgar. Tổng thống Thiệu ngồi xe sau với tướng Timmes; ông ngồi giữa tướng Timmes và Đại tá Đức, Trung tá Chiêu ngồi ghế trước với tài xế là ông Frank Snepp. Chúng tôi chia nhau vào hai xe c̣n lại.

    Thời gian từ lúc ông Thiệu đến nhà Đại tướng Khiêm đến khi bắt đầu ra xe kéo dài độ 10 phút!
    Đoàn xe bắt đầu chạy hướng về cổng chánh Bộ Tổng Tham mưu, vừa ra khỏi cổng th́ quẹo phải, đi thẳng vào cổng phi trường Tân Sơn Nhứt.

    Tôi giật ḿnh khi nhận ra cả khu vực phi trường tối om. Dường như hệ thống điện hoàn toàn bị cắt. Nh́n vào cổng VIP – khu vực dành riêng cho các viên chức cao cấp – giờ nầy vắng tanh giống như cổng vào băi tha ma. Đoàn xe chạy ṿng qua khu dành riêng cho hảng Air America của cơ quan t́nh báo Mỹ. Khi sắp tới đường băng, tất cả xe đều tắt đèn, di chuyển trong bóng đêm. Sau đó bóng một chiếc máy bay lù lù hiện ra dưới chân trời nhờ đèn trong buồng máy cháy sang, một loại máy bay giống như DC6. Khi tới gần chiếc máy bay, đoàn xe bất thần thắng gấp v́ thấy có bóng người. Xe thứ hai ủi tới suưt đụng vào xe đi trước v́ trời tối. Hai xe sau tạt qua hai bên hông xe Tổng thống Thiệu. Chiếc xe tôi ngồi vừa thắng gấp vừa bẻ tay lái kêu nghe ken két. Một cuộc biểu diễn ngoạn mục. Dù đó là do sắp xếp hay chỉ là một “tai nạn” nhưng dưới con mắt an ninh họ là những thành phần phải được liệt vào hàng các tay bảo vệ yếu nhân chuyên nghiệp. Xe Tổng thống Thiệu bị bao vây bởi ba chiếc xe Chevrolet to lớn. Xa xa trong bóng đêm, xung quanh chúng tôi xuất hiện có nhiều người Mỹ vạm vỡ, vận thường phục, súng M16 dựng đứng bên hông, trong thế tác chiến… Chúng tôi tông cửa xe, bước xuống mau. Tổng thống Thiệu đi trước, Đại tướng Khiêm theo sau, rồi Polgar, Timmes. Chúng tôi nối đuôi theo sau. H́nh ảnh ông Đại sứ Graham Martin – một quan Khâm sai của Đại Vương quốc Hoa Kỳ – hiện ra tại chân cầu thang máy bay như một vị thần hộ mạng, giống với h́nh ảnh ông thần miễu Ông Tà ở Ô-Môn quê tôi mà hồi nhỏ tôi đă tưởng tượng ra: đôi mắt xanh, tóc bạc trắng, hai tay dài ḷng tḥng… ai cũng phải sợ. Tổng thống Thiệu bắt tay ông Đại sứ. Hai bên trao đổi mấy lời. Tất cả leo lên mau. Tổng thống Thiệu, Đại tướng Khiêm, tướng Timmes vào buồng danh dự. Tại đây có bốn ghế bành bọc vải trắng. (Sau nầy mới biết đó là máy bay riêng của đại sứ Martin) Đại sứ Martin vào tận buồng máy nói vài lời tiễn biệt rồi vội vă rời máy bay. Chúng tôi mạnh ai nấy t́m chỗ ngồi ở các hàng ghế phía sau. Vào thời điểm nâỳ, Trung tá Nguyễn văn Phú Hiệp là phi công chiếc máy bay Air Việt Nam 727 có lịnh ứng trực, chuẩn bị sẵn sàng, chỉ dành riêng cho Tổng thống Thiệu sử dụng. Trung tá Hiệp trước kia là Trưởng phi hành đoàn trực thăng Phủ Tổng thống. Anh Hiệp, giờ chót không đi được, sau nầy chết trong trại tù Cộng sản. Cũng vào thời gian nói trên, một vài đơn vị trưởng các đơn vi pḥng thủ Thủ Đô, và các đơn vị đóng quân gần khu vực phi trường Tân Sơn Nhứt được nghe dư luận đồn đải là có người rỉ tai: “ ông Thiệu sẽ dùng Air Việt Nam để ra khỏi nước. . .”

    Khi tất cả chúng tôi ngồi vào chỗ rồi th́ Tổng thống Thiệu từ phía trước bước ra sau chỗ chúng tôi. Ông đứng giữa hai hàng ghế với khuôn mặt không c̣n giống như hồi ở nhà Đại tướng nữa. Nét nghiêm nghị như giận dữ hiện rơ trên khuôn mặt như tôi đă từng chứng kiến nhiều lần trước kia. Các sĩ quan làm việc quanh ông đôi khi phải đón nhận những phản ứng dữ dội từ ông, thay cho các đối tượng mà ông v́ cần phải giữ ḥa khí ở một mức độ có thể coi được, ông thường “giận cá chém thớt” và hay “phang nhầm” chúng tôi. Với cái nh́n sáng quắc, mặt đỏ gay, Tổng thống Thiệu gằn từng tiếng: “Nè, các chú nhớ là không được nói ǵ hết. Có ai hay báo chí hỏi th́ trả lời là không biết ǵ hết! Nghe chưa! ” Nói xong ông liền trở về phía trước.

    Đoạn đường từ Bộ Tổng Tham mưu đến đây không xa, chỉ là một khoảng đường rất ngắn nhưng với tôi nó thật dài. Cho tới bây giờ, khi ngồi ghi lại những ḍng nầy tôi vẫn c̣n cảm thấy mọi việc như vừa mới xảy ra!

    Đúng 9 giờ 15 phút, giờ Sài-g̣n.

    Buồng máy máy bay tắt đèn. Phi cơ từ từ lăn bánh ra phi đao, đem theo hai vị lănh tụ quốc gia, một tướng lănh Mỹ và 9 “quan” tùy tùng, hộ vệ! Chiếc phi cơ lượn một ṿng trên bầu trời “đen tối” của không phận Sài-G̣n, rồi hướng về biển Đông…

    Tôi bật người ra thành ghế, hít một hơi thở thật dài, nhắm mắt lại; hai ḍng lệ từ từ lăn xuống má...

    Xin giă biệt quê hương… tạm biệt mọi người thân…

    Bí mật của gói quà!

    Tôi ôm cái món quà của Đại tướng trong suốt chuyến bay. Suy nghĩ vẩn vơ. Đi đâu làm ǵ ở xứ người. Một quân nhân Mỹ, đoàn viên phi hành ngồi gần cửa cầu thang, luôn luôn bận rộn nhiệm vụ liên lạc. Thỉnh thoảng anh liếc tôi. Anh không cười cũng khô= ng nói ǵ. Có lẽ anh thông cảm hoàn cảnh của những kẻ sắp xa nhà. Thỉnh thoảng tôi nh́n ra cửa sổ. Cũng chỉ là một màu đen.

    Chúng tôi không ai nói chuyện với ai. Mỗi người theo đuổi những ư nghĩ riêng tư của ḿnh…

    * * * *
    Chiếc máy bay bắt đầu giảm độ cao, đảo một ṿng rồi từ từ hạ cánh. Đường bay nằm dài trước mặt là phi trường Đài Bắc. Chiếc C118 bốn động cơ của Không lực Hoa Kỳ đáp xuống nhẹ nhàng rồi từ từ dừng hẳn. Tôi nh́n đồng hồ. Đúng 3 giờ 40 sáng. Anh Hạ sĩ quan mở cửa cầu thang. Gió ùa vào nghe lành lạnh. Mọi người lần lượt xuống máy bay. Tại chân cầu thang, dưới ánh điện lờ mờ, tôi nhận ra bà Nguyễn Văn Kiểu, phu nhân ông Đại sứ Việt Nam Cộng Ḥa tại Đài Bắc; một vị Trung tá, Tùy Viên Quân Sự tại ṭa đại sứ Việt Nam; một nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân quốc – ông này nói tiếng Việt rất giỏi; một hai người nữa tôi không biết tên; và một nhân vật không kém phần quan trọng, đó là Trưởng Chi nhánh t́nh báo Hoa Kỳ tại Đài Bắc, tôi không biết tên. Gió ở Đài Bắc lạnh hơn Sài-G̣n. Lại có những cảm giác là lạ lướt qua mau, khác hơn nhũng cảm giác ở quê nhà. Ḷng bồn chồn khó tả. Có một điều đặc biệt là không có mặt sĩ quan Di trú vào lúc này tại phi trường v́ đây là một trường hợp ngoại lệ . . . Để cho mọi việc có danh chánh ngôn thuận, và vào giờ chót muốn dành cho cựu Tổng thống Thiệu và Đại tướng Khiêm một danh dự của chuyến đi, Tổng thống Trần Văn Hương kư Quyết định đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu hướng dẫn một phái đoàn đi Đài Bắc. Bản văn có nội dung như sau: ( bản văn này Đại tá Cầm viết tay )

    Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa Trần Văn Hương

    Quyết định

    1 – Nay đề cử cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và cựu Thủ tướng Trần Thiện Khiêm đại diện Tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa đến Đài Bắc để phân ưu cùng Chánh phủ và Nhân dân Trung Hoa dân quốc nhân dịp Tổng thống Tưởng Giới Thạch tạ thế.

    2 – Sau đó hai vị trên được đề cử tiếp tục viếng thăm các quốc gia trên thế giới xét cần thiết trong ṿng 6 tháng để làm sáng tỏ thiện chí ḥa b́nh của Việt Nam Cộng Ḥa đồng thời vận động các Chánh phủ và nhân dân các quốc gia đó hỗ trợ lập trường ḥa b́nh của Chánh phủ và nhân dân ta.

    Chương tŕnh thăm viếng sẽ do hai vị tùy nghi quyết định thể theo sự thuận lợi của t́nh h́nh đối với các quốc gia đó.

    3 – Yêu cầu Bộ Ngoại giao chỉ thị các Ṭa Đại sứ Việt Nam Cộng Ḥa yểm trợ cần thiết để nguyên Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và nguyên Thủ tướng Trần Thiện Khiêm cùng phái đoàn chu toàn nhiệm vụ giao phó.

    4 – Chi phí công tác do Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc pḥng đài thọ trong khuôn khổ được luật lệ ấn định. (Tổng thống Hương viết thêm hàng chữ: trong khuôn khổ được luật lệ ấn định).

    Sài-g̣n, ngày 25 tháng 04, 1975

    (kư tên Hương)

    Khi kư tên trên văn bản này Tổng thống Trần văn Hương, một lần nữa cho thấy sự cẩn trọng và nghiêm túc trong công việc, tác phong của một nhà lănh đạo xuất thân từ giới mô phạm. Cụ Hương là một nhân sĩ, là một nhà chánh trị được đại đa số nhân dân miền Nam ngưỡng mộ. Cụ cũng là một nhà hành chánh nổi tiếng công bằng liêm khiết. Trần Văn Hương, một tên tuổi được đánh giá là một trong vài nhân sĩ cuối cùng của miền Nam Việt Nam, đă quyết định ở lại sau 30 tháng Tư 1975 và kết thúc cuộc đời trên quê hương của ḿnh…

    Vào thời kỳ bầu cử Tổng thống năm 1967, lúc đó từ Đại đội Trinh sát / Sư đoàn 5 Bộ binh, tôi được điều động khẩn cấp về Sài G̣n để bảo vệ an ninh cho Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lănh đạo Quốc gia; khi đi bỏ phiếu tôi chọn Liên danh Trần Văn Hương – Mai Thọ Truyền thay v́ Liên danh Nguyễn Văn Thiệu – Nguyễn Cao Kỳ. Tôi là một quân nhân trẻ mang nhiều lư tưởng cũng như nhiều bạn trẻ khác. Các anh em ấy hầu hết đă tốt nghiệp đại học ở trong nước cũng như từ ngoại quốc trở về, đang phục vụ trong mọi ngành, mọi giới; họ làm việc bên hành chánh cũng như đang phục vụ trong quân đội. Chúng tôi thường gặp gở, trao đổi ư kiến và cùng đi đền một nhận định chung là quần chúng Nam Việt Nam, lúc bấy giờ, chưa sẵn sàng đón nhận một Tổng thống và một Phó Tổng thống xuất thân từ quân đội.

    Tổng thống Thiệu và đoàn tùy tùng của ông về nhà Đại sứ Nguyễn Văn Kiểu. Đại tướng Khiêm và chúng tôi về nhà Đại tướng Khiêm.

    Sau khi gơ cửa vài phút th́ có người ra mở cửa. Tôi nh́n vào thấy bà Đinh Thủy Nga, bà Trần Bạch Yến. . . đứng khép nép bên trong, vừa mừng vừa lo. Đại tướng bước vào trước. Chúng tôi lần lượt vào sau. Nghe có tiếng người nói chuyện lào xào, bà Trần Thiện Khiêm thức giấc. Bà bước ra khỏi pḥng trong bộ áo ngủ, đứng tựa lan can nh́n xuống. Yên lặng trong vài giây rồi bà từ từ quỵ xuống sàn nhà. Bà cố gắng lần xuống tới giữa cầu thang, khi nhận ra Đại tướng, bà kêu lên, “ Anh đó hả? ” rồi ̣a lên khóc…
    * * * *
    Những ngày ở Đài Bắc Tại một villa nhỏ 3 pḥng ngủ có lầu ở ngoại ô thành phố Đài Bắc, Đại tướng Khiêm và chúng tôi không có việc ǵ làm, buồn và nhớ nhà nên thường hay bắt đài phát thanh Sài-g̣n để theo dơi tin tức. Các sự kiện đáng chú ư nghe được qua làn sóng đài phát thanh được tôi ghi chép như sau: Ngày 27 tháng 4 – 20 giờ Tổng thống Trần Văn Hương yêu cầu quốc hội chọn người thay thế ông để thương thuyết với Cộng sản – 20 giờ 45 Quốc hội họp. – 2 giờ 25 Quốc hội biểu quyết chọn Đại tướng Dương Văn Minh làm Tổng thống thế Tổng thống Trần Văn Hương. Ngày 28 tháng 4 – 17 00 giờ Lễ bàn giao chức vụ Tổng thống giữa cụ Hương và Đại tướng Dương Văn Minh được cử hành tại dinh Độc Lập Cụ Hương trao quyền Tổng thống lại cho Đại tướng Minh lúc 17 giờ 15. Tân Tổng thống Dương Văn Minh chọn cụ Huyền làm Phó Tổng thống, ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng… trong bài diễn văn cụ Hương nhấn mạnh “hăy quên oán thù, đừng tạo thêm oán thù”... Ngày 29 tháng 4 . . .sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm được thả. Lư Quí Chung được đề cử Tổng trưởng Thông tin. Cộng sản phá cảng Newport, đốt kho dầu gần xa lộ, chiếm vài xă ở G̣ Vấp… Ngày 30 tháng 4… Lúc 11giờ 15, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố trao quyền lại cho Chánh phủ “Cách Mạng Lâm Thời miền Nam Việt Nam”. Có tin VC đă cắm cờ trên thượng đài dinh Độc Lâp lúc 13 giờ. (giờ Sài-g̣n…)

    Các tin trên được tôi ghi nhận qua chiếc máy thâu thanh hiệu Zenith 4 băng, có băng tần làn sóng ngắn, và nghe rất rơ tiếng nói của đài phát thanh Sài-g̣n.

    Cái radio đó chính là món quà gói trong giấy màu hồng điều thật đẹp mà tôi trân trọng cất giữ từ khi Đại tướng Khiêm trao cho tôi ở Sài-G̣n như đă nói ở trên.

    * * * *

    Một thời gian sau đó, bà Anna Chennault tuân hành lịnh của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford từ Hoa Thịnh Đốn qua Đài Bắc, Đài Loan để gặp Tổng Thống Thiệu và Đại tướng Khiêm.
    Bà Anna Chennault là vợ của vị tướng anh hùng thời Đệ II Thế chiến, Trung tướng Claire Lee Chennault Tư lệnh Không đoàn 14 của Không Lực Hoa Kỳ hoạt đông ở Trung Hoa lục địa. Bà Anna Chennault sau nầy là một nhân vật quan trọng trong Bộ Tham mưu tranh cử của ông Richard Nixon; bà là người trung gian trong sự liên hệ mật thiết giữa ông Nixon và Tổng thống Thiệu trong thời gian đó. Nhiệm vụ trong chuyến đi nầy của bà là chuyển lời Tổng thống Hoa Kỳ yêu cầu Tổng thống Thiệu và Đại tướng Khiêm đừng vào nước Mỹ.

    Như trước đă nói, Thủ tướng Lư Quang Diệu thông báo là giới chức Mỹ muốn ông Thiệu sống lưu vong ở các nước Đông Nam Á. Tổng thống Thiệu đă ở Đài Bắc trong một thời gian khá lâu là đúng với những ǵ chánh quyền Mỹ muốn. Gợi ư của Tổng thống Trần Văn Hương với Đại tướng Khiêm trước kia chắc có lẽ cũng do ư của ṭa Đại sứ Mỹ ở Sài-g̣n. Nhưng theo những ǵ bà Chennault biết trước đó th́ Hoa Thịnh Đốn đă chấp thuận và có kế hoạch đưa Tổng thống Thiệu vào Mỹ. Điều này làm cho bà Chennault rất bất măn khi được lịnh qua gặp ông Thiệu trong một t́nh huống thật khó xử v́ chánh sách “nước đôi” của Hoa Kỳ; hơn nữa bà là bạn thân được Tổng thống Thiệu tin cậy trong mối liên hệ mật thiết giữa Tổng Thống Thiệu và Tổng Thống Richard Nixon, mà huyền thoại- hay là sự thật – về bà đối với việc đắc cử của Tổng Thống Richard Nixon năm 1968 c̣n đang được nhiều người đề cập tới.

    Trước hết bà Anna Chennault qua nhà thăm Đại tướng và bà Trần Thiện Khiêm. Tôi nhận thấy bà không có ǵ thay đổi sau nhiều năm vắng mặt ở Sài-G̣n; bà vẫn giữ được vẻ đẹp quí phái như xưa trong chiếc áo dài sườn xám đậm màu với dáng người đài các của một nhà ngoại giao lỗi lạc đă một thời gây nên nhiều tranh căi trong chánh giới Hoa Kỳ.

    Khi rời nhà Đại tướng Khiêm bà đi thẳng qua nhà Đại sứ Kiểu thăm Tổng thống Thiệu. Bà Chennault kể trong cuốn hồi kư, The Education of Anna, như sau:

    “Khi đến căn nhà nhỏ của Đại sứ Nguyễn Văn Kiểu tại Đài Bắc, tôi đi vào cửa hông. Ông Kiểu tiếp tôi tại sân cỏ. Ông nói ít lời rồi nắm tay tôi d́u vào pḥng khách. Ông Thiệu đă ngồi sẵn tại đó, xoay lưng về phía tôi. Thật hết sức là bất ngờ và ngạc nhiên về những ǵ xảy ra cho ông Thiệu…

    “ Tôi đă từng gặp gỡ ông vào các ngày cuối tuần ở Bạch Dinh là ṭa nhà trắng đồ sộ của Hoàng đế Bảo Đại trước kia dùng để nghỉ mát ở băi biển xinh đẹp Vũng Tàu. Ông Thiệu cũng đă tiếp tôi tại dinh Độc Lập ở Sài-g̣n, nơi mà trong một pḥng khách vàng rộng lớn bên đại sănh đường, ngay trước pḥng làm việc của ông, có cặp ngà voi đứng chầu, đây là cặp ngà voi được xếp vào hàng lớn nhứt thế giới…

    “ Một cảm giác đau buồn tràn ngập ḷng tôi khi tôi bước tới vài bước để chào ông. Ông đứng lên và xoay lại nh́n tôi. Chúng tôi bắt tay và ôm chặt trong một giây yên lặng. Rồi cuối cùng nh́n lên mặt ông, tôi thấy nước mắt ông dâng trào.”

    California, mùa Thu 2008
    Nguyễn Tấn Phận

    - Sinh quán tại Cần Thơ, trú quán tại Tây Ninh.
    - Cựu thiếu tá QLVNCH, Khóa 13 sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức.
    - Đại đội trinh sát Sư Đoàn 5 Bộ Binh.
    - Sĩ quan cận vê/ Sĩ quan tùy viên Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa
    - Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng Chi khu Hiếu Thiện ( G̣ Dầu Hạ)
    - Đầu tháng 4-1975 được thuyên chuyển về phụ trách an ninh cho Đại Tưóng Trần Thiện Khiêm.
    - Tháp tùng phái đoàn cựu Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu và cựu Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm rời khỏi Việt Nam vào buổi tối ngày 25-4-1975.
    - Hiện cư ngụ tại tiểu bang California.




    Những văn kiện ngoại giao viết tay!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 17
    Last Post: 30-05-2012, 03:58 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 07-03-2012, 09:00 PM
  3. Replies: 8
    Last Post: 03-11-2011, 06:50 AM
  4. Replies: 18
    Last Post: 15-09-2011, 03:27 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 15-02-2011, 10:44 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •