Khi Tôi Chết Hăy Đem Tôi Ra Biển (Phạm Đ́nh Chương)
Khi tôi chết hăy đem tôi ra biển
Đời lưu vong không cả một ngôi mồ
Vùi đất lạ thịt xương không tan biến
Hồn không đi sao trở lại quê nhà
Khi tôi chết hăy đem tôi ra biển
Ngược trôi đi đưa h́nh hài trở về
Bên kia trời là quê hương tôi đó
Dừa nghiêng nghiêng ôm hoài mối t́nh quê
Ôi quê hương Đà Nẵng, Nha Trang
Ôi quê hương Tiền Giang, Hậu Giang
Như vang tiếng đồng bào tôi gọi thêm tiếc nuối
Đâu tre xanh nào mái tranh nghèo hắt hiu
Ngày nào ta trở về để ta thấy quê hương lần cuối
Khi tôi chết hăy đem tôi ra biển
V́ em tôi, v́ mẹ già vẫn chờ
Từ mắt buồn lệ đen hơn bóng tối
Thả tôi đi cho hồn người được nguôi
Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
Đời lưu vong tận tuyệt với hồn tôi
Dư luận chỉ trích việc Hà Nội áp lực đóng cửa trại tị nạn Galang
Dư luận chỉ trích việc Hà Nội áp lực đóng cửa trại tị nạn Galang
Thanh Quang, phóng viên RFA
2009-08-07
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/outrage-from-VN-boat-people-concerning-refugee-galang-to-be-obliterated-TQuang-08072009100320.html
http://www.vietka.com/Galang_refugee_camp/Vietnamese_monument_ galang.htm
http://www.vnbp.org/vietnamese/memorial/monuments/bidong/index.htm
http://www.vnbp.org/vietnamese/memorial/monuments/galang/index.htm
L'ile de lumiere (Document)
http://www.amazon.com/lumiere-Document-French-Bernard-Kouchner/dp/2859561781">http://www.amazon.com/lumiere-Document-French-Bernard-Kouchner/dp/2859561781</a>
http://www.amazon.com/Bernard-Kouchner/e/B001JOUJF2/ref=ntt_athr_dp_pel_ 1">http://www.amazon.com/Bernard-Kouchner/e/B001JOUJF2/ref=ntt_athr_dp_pel_ 1</a>
LYSEKI : Một Con Tàu Cho Việt Nam
BS Tôn Thất Sơn
Lời Giới Thiệu
Vào cuối thế kỷ thứ 20, trên thế giới xảy ra một tai nạn to lớn gọi là Thảm Trạng Thuyền Nhân mà đảng CSVN là nguyên do, khiến cho nửa triệu đồng bào vùi thây trên biển cả, gây nên chấn động tâm lư cho nhân loại.
Một số người thiện nguyện thuộc một số quốc gia tự do dân chủ tây phương đă quyên góp tiền bạc gửi tàu đi cứu giúp.
Vào thời điểm đó, có :
Tàu của nước Pháp tên Ile de Lumière,
Tàu của nước Tây Đức tên Cap Anamur
Tàu của nước NA UY tên LYSEKIL
Tàu LYSEKIL cứu người vượt biển của nước Na Uy
Theo sự hiểu biết của người viết th́ người đứng ra bảo trợ 'Một Con Tàu Cho Việt Nam' có tên Egil Nansen và Annette Thomessen, với một uỷ ban gồm nhà bào, dân biểu, có sự phụ giúp của người VN Tỵ Nạn đă đến định cư trước.
Ông Egil Nansen là một kiến trúc sư, mà ông nội ông là một người nổi tiếng từng cứu giúp người Tỵ Nạn trong đệ nhị thế chiến. Bà Annette Thomessen là một người Pháp làm dâu người Na Uy, thuộc Đảng Cánh Trái / Venstre Parti.
Kỷ Niệm Về Lysekil : Một Con Tàu Cho Việt Nam
BS Tôn Thất Sơn, Cập Nhựt 2009/02
Viết để tặng vợ và con tôi : Tường Ngọc, Thục Khanh
Tàu Na Uy Lysekil của hăng Lys-Line
Lời Giới Thiệu
Vào cuối thế kỷ thứ 20, trên thế giới xảy ra một tai nạn to lớn gọi là Thảm Trạng Thuyền Nhân mà đảng CSVN là nguyên do, khiến cho nửa triệu đồng bào vùi thây trên biển cả, gây nên chấn động tâm lư cho nhân loại.
Một số người thiện nguyện thuộc một số quốc gia tự do dân chủ tây phương đă quyên góp tiền bạc gửi tàu đi cứu giúp.
Vào thời điểm đó, có tàu của người Pháp tên Ile de Lumière, của dân Tây Đức tên Cap Anamur và của người Na Uy tên Lysekil.
Theo sự hiểu biết của người viết th́ người đứng ra bảo trợ 'Một Con Tàu Cho Việt Nam' có tên Egil Nansen và Annette Thomessen, với một uỷ ban gồm nhà bào, dân biểu, có sự phụ giúp của người VN Tỵ Nạn đă đến định cư trước.
Ông Egil Nansen là một kiến trúc sư, mà ông nội ông là một người nổi tiếng từng cứu giúp người Tỵ Nạn trong đệ nhị thế chiến. Bà Annette Thomessen là một người Pháp làm dâu người Na Uy, thuộc Đảng Cánh Trái / Venstre Parti.
Vài nét về hai chữ Thuyền Nhân
Lều Thuyền Nhân tại Indonesia
Mệt ṃi với chiến tranh Việt Nam sau gần 20 năm, Hiệp Định Paris được kư kết vào năm 1973 giữa Mỹ và Cộng sản Bắc Việt để cho 'đồng minh’ Mỹ tháo chạy khỏi Miền Nam Việt Nam 'rong danh dự’. Qua văn bản, có những điều khoản như Cộng sản Bắc Việt không được xâm lăng Miền Nam mà hăy để cho nhân dân Miền Nam tự quyết định lấy thể chế chính trị của ḿnh.
Thế nhưng Cộng Sản Bắc Việt, với sự trợ giúp vô điếu kiện của Liên Sô, của TC và thế giới CS đă xé toạc văn kiện họ vửa kư chưa kịp ráo mực, trong khi đó mười mấy quốc gia làm ‘chứng văn kiện hoà b́nh’ đă ngoảnh mặt làm ngơ trước sự tráo trở thô bạo của Cộng sản VN. Ngày 30/04/1975, VC đưa xe tăng húc ngă cánh cửa Dinh Độc Lập, cưỡng chiếm luôn Miền Nam. Đó là ngày kinh hoàng và tang tóc nhất cho toàn dân Miền Nam.
Kể từ thời điểm đó, vào khoảng gần 2 triệu người liều mạng lên các ghe thuyền bằng gỗ ra Biển Đông trốn khỏi cái chính thể khắc nghiệt, gian manh xảo trá của người Cộng sản.
Hai chữ Thuyền Nhân (Boat People) ra đời từ đấy. Sau này một số vượt biên bằng đường bộ sang Campuchea,Thái Lan gọi là Bộ Nhân.
Những năm 1978, 1979 là cao điểm của thuyền nhân. Lư do là nhà nước Việt Cộng xuất cảng người Việt gốc Hoa ra khỏi Việt Nam, thứ nhất là tránh bị phá hoại bởi sự xúi bẩy của TC nay không c̣n mặn mà với Việt Cộng nữa, thứ hai là để lấy vàng vừa cứu đảng và vừa bỏ túi tham.
Lợi dụng cơ hội ngàn-năm-một-thuở, rất nhiều người Việt Nam mua giấy tuỳ thân giả mang tên Tầu đóng vàng cho chủ tàu phiêu lưu vượt biển. Gia đ́nh tôi cũng làm như thế sau hai lần bị tù v́ ‘tội trốn theo bọn đế quốc’. Sau bảy ngày bảy đêm ghe chúng tôi với gần 200 nhân mạng đến được đảo Terempa thuộc nhóm Anambas, lănh địa Nam Dương, một ngày vào cuối tháng 05/1979.
Chúng tôi với tàu Lysekil
Sinh hoạt đă thành nếp trên đảo sau khi tự dựng lấy lều trên lưng chừng núi : đều đặn nhận trợ cấp gạo và cá khô của LHQ tạm thời chính quyền địa phương cho mượn, tôi tham gia vào Toán Y Tế khám bệnh phát thuốc ngoại chẩn. Ngoài ra phải đi chích thuốc dạo cho thương gia giàu có, kiếm thêm chút đỉnh mua chất tươi cho gia đ́nh gồm vợ tôi, Phan Thanh Tường Ngọc và bé Thục Khanh lúc ấy mới 6 tuổi. Sau khi chung vàng cho chuyến đi thứ ba này, chúng tôi sạch túi.
Một buổi tối sau ngày đến đảo 3 tháng, một chiếc tàu hai màu xanh trắng mới toanh từ đâu đến đậu sát bờ biển, ban đêm đèn néon sáng choang như một thành phố nổi.
Hôm sau, một ngày đầu tuần tháng 08/1979, thuyền trưởng Berg và y sĩ Tveida ngựi Na Uy lên đảo t́m y sĩ Việt Nam thiện nguyện lên tàu trợ giúp về y tế, cở một tuần lễ, chung với Tveida, v́ ngôn ngữ khó khăn.
V́ nhiều lư do, như sự nhàm chán của chờ đợi các phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến bốc người định cư, như sự cuồng chân, như ước mơ những cuộc hải hành trên sóng nước xa xôi, như được sống trên chiếc tàu quá đẹp một thời gian, tôi thuyết phục vợ con lên tàu.
Chúng tôi được trả về Galant, đảo quốc tế Tỵ Nạn sau cở một tuần, lúc đó đang ở thời kỳ xây dựng. Các barak bằng gỗ mới toanh, với hệ thống nhà cầu tập thể dă chiến rất vệ sinh, với đường đất đ̣ lầy lội và láng mượt dễ trợt té do xe tải nhà thầu chạy qua lại liên miên.
Cở 2 tuần lễ sau, bất thần bác sĩ Tveida trở lại Galant t́m chúng tôi, trong khi nhà tôi đưa một sản phụ sang một đảo có bệnh viện sinh đẻ. Lần này, yêu cầu của Tveida là sự làm việc cho Toán Y Tế sẽ kéo dài, v́ khi ông ta hồi hương, sẽ không có người thay thế.
Trong cùng thời kỳ, Tveida vào các đảo Tỵ Nạn chiêu mộ được 2 tá viên điều dưỡng sung vào Toán Y Tế.
Chúng tôi làm việc thiện nguyện trên tàu từ tháng 08/1979 cho đến tháng 05/1980, hàng tháng mỗi người được thuyền trưởng ‘phát’ cho 200 mỹ kim tiêu pha khi tàu ghé bến Tanjung Pinang của Nam Dương.
Công tác của Lysekil
Ban Y Tá Tàu Lysekil
Về sau này được biết sự h́nh thành của con tàu Lysekil như sau : Vào những năm 1978, 1979 làm chứng nhân cho thân phận khổ đau cuả thuyền nhân trong cao điểm của phong tào vượt biển, một nhóm người Na Uy như kiến trúc sư Egil Nansen, bà Annette Thommessen, Dân Biểu Quốc Hội và vài nhà báo kêu gọi và phối hợp với Hội Thân Hữu Người Việt Tự Do Oslo và Vùng Đông thành lập nên Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, ra mắt tại Oslo Theater đặt tên ‘Một Con Tàu Cho Việt Nam’ (A Boat For Vietnam) và thuê chiếc Lysekil của hăng Lys-Line vừa mới hạ thuỷ ở Singapore, đến Nam Hải làm công tác cứu trợ. Ban Chấp hành Hội Thân Hữu Người Việt Tự do Oslo và Vùng Đông thời đó có ông Phi Ngọc Hải là Hội Trưởng và ông Nguyễn Minh Tuấn là Hội Phó Ngoại Vụ, rất tích cực trong việc cùng hội viên mang lon nhựa ra đường quyên góp tiền bạc cho Ủy Ban. Được kể lại rằng, hôm ra mắt, Hội Thân Hữu đă đóng góp một số tiết mục văn nghệ giúp vui.
Trước ngày chúng tôi tham dự công tác y tế trên tàu, Lysekil đă có mặt tại Nam Hải mấy tháng, lùng sục những chiếc ghe gỗ mỏng manh trên đại dương vớt người về gửi trại tạm cư Singapore chờ ngày đưa đi định cư Na Uy.
Tôi nghe rằng Lysekil đă cứu vớt vào khoảng 160 thuyền nhân may mắn. Măi về sau này, tôi được biết trong số đó có tên 2 người bạn trẻ đó là anh Thọ con trai ông Đỗ Duy Huỳnh và cô My Vân. Tôi được đọc bài báo phỏng vấn Anh Thọ trên tàu khi Lysekil ghé bến Na Uy trong việc chuyển nhượng cho hăng khác. C̣n chính cô My Vân kể với tôi là cô được Lysekil vớt khi c̣n là bé tí một tuổi.
Vào thời kỳ chúng tôi làm việc, Lysekil có hai nhiệm vụ chính, qua sự điều động của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc :
- Bốc các thuyền nhân tấp vào các đảo thuộc lănh địa Nam Dương. Một dấu ngoặc ở đây là quốc gia này có trên 13000 đảo lớn nhỏ.
- Chuyên chở các thuyền nhân từ các đảo Tỵ Nạn Air Raya, Kuku, đă được chấp nhận cho định cư ở các quốc gia thứ ba, về Galant do LHQ điều hành.
Công việc của Toán Y Tế
Ngoài các cabines, nhà bếp, phóng ăn, pḥng tắm cho thuỷ thủ đoàn cố định sát buồng lái, Lysekil trang bị thêm để đáp ứng nhu cầu chuyên chở người :
- Một sàn có thể chứa 200-400 người ;
- 4 connex đôi dùng làm : pḥng ngủ/tắm, pḥng ăn, nhà bếp, pḥng khám bệnh và phát thuốc dành cho Toán Y Tế. Thực phẩm và thuốc men cho Toán Y Tế và thuyền nhân do quỷ của Ủy Ban Cứu giúp Người Vượt biển, mua từ Singapore.
- Bếp đặt trong hầm tàu đủ dùng cho 300-400 người.
- 4 dăy connex khác làm nhà xí.
Toán Y Tế gồm toàn dân Tỵ Nạn là tôi, nhà tôi, 2 cô tá viên tên Lệ, Nữ và bé Thục Khanh. Việc ăn uống, chúng tôi phải tự nấu lấy, chứ nhà bếp của thuỷ thủ đoàn không có nhiệm vụ. Một tuần lễ sau khi lên tàu, mỗi cô đều lẹ làng kẹp một anh thuỷ thủ. Cô Lệ th́ có chú Na Uy, cô Nữ th́ có cậu người Chile.
Công tác chính của chúng tôi là :
- Tiếp nhận thuyền nhân khi họ lên tàu :
- Chữa bệnh cấp thời như say sóng, viêm phế quản, bị thương lặt vặt vân vân.
- Nuôi ăn cho 200-300 người trong suốt chuyến hải tŕnh từ quần đảo Anambas về Galant là một ngày một đêm. Chúng tôi phát chiếu nằm, thực phẩm, nồi niêu soong chảo chén bát cho thuyền nhân trưởng đoàn gồm gạo, thịt hộp, dưa cải để họ tự lo liệu lấy.
- Nhiều khi thuỷ thủ đoàn tồ chức nhảy đầm trên khoang tàu làm vui cho thuyền nhân trong chuyến đi
- Khi thuyền nhân rời tàu :
- Chùi rửa các dụng cụ bếp núc ;
- Chùi rửa 8 cầu tiêu
- Khi cần thiết, làm thông dịch viên bằng tiếng Anh khi bốc thuyền nhân vừa tấp vào các đảo nhỏ ;
- Nhiều khi trong thời gian chờ nhận công tác phân phối, Lysekil ‘’ được ‘’ nhà nước Nam Dương sai phái đến các hải đảo xa xôi làm công tác khám bệnh phát thuốc chùa cho dân chúng địa phương. Anh sĩ quan cảnh sát liên lạc, luôn có mặt trên tàu, là thông dịch viên trong các cuộc tiếp xúc dân sự vụ này.
Niềm vui và nỗi buồn ai hay
Mỗi lần Lysekil hướng về một hải đảo nào đó bốc người đồng hương vừa cập bến là ḷng tôi khấp khời reo vui, với hy vọng biết đâu sẽ gặp người thân, bạn bè hay hàng xóm láng giềng để cùng nhau mừng tủi. Thế nhưng chúng tôi chưa bao giờ có cái may mắn đó. Tuy nhiên niềm vui vừa vừa th́ bao giờ cũng có khi giúp được người trong cơn hoạn nạn.
Trong nhiều trường hợp di chuyển đồng hương từ Anambas về Galant, thường th́ tôi buồn nhiều hơn vui. Buồn không phải v́ chia ly, buồn v́ biết chắc thế nào cũng phải ‘vật lộn’ với những chiếc cầu tiêu bị nghẽn.
Rút kinh nghiệm với bà con ḿnh trong mấy chuyến đầu tiên, mỗi khi đón họ lên tàu, bao giờ ṭi cũng dung loa phóng thanh khan cổ năn nỉ ‘Xin bà con chú ư, mỗi khi đi cầu xong, làm ơn đừng bỏ băng vệ sinh hay giấy báo vào cầu tiêu v́ sẽ làm nghẹt gây khó khăn cho chúng tôi’. Trong số hàng trăm lần chuyên chở đồng hương, hoạ hằn lắm mới có một vài lần cầu tiêu không bị nghẽn mà chỉ bị vấy bẩn thôi. Đặc biệt, tôi nhớ phái đoàn 200 người được đưa về Galant chờ đi Úc với bà trưởng đoàn tên Anh, v́ sau khi họ xuống tàu, không cầu tiêu nào phải bốc, hút và chỗ ngủ được dọn dẹp tươm tất.
Trong Toán Y Tế tất cả là đàn bà con gái ngoại trừ tôi là đàn ông con trai, cho nên công tác móc dọn cầu tiêu được hân hạnh dành cho tôi, thỉnh thoảng có phó thuyền trưởng phụ lực. Mỗi khi giải quyết chuyện nghẽn, nếu ṿi nước không làm thông th́ tôi phải múc từng cục phân, rồi tḥ tay vào lỗ để móc.
Hai cô tá viên ‘học’ rất nhanh đời sống Tây Phương, nhưng không biết làm sao phối hợp giữa sự tự do cá với nhiệm vụ và trách nhiệm. Mỗi khi tàu xong một chuyến hải vụ, ghé bến, họ để lại tất cả việc dọn dẹp rửa ráy cho tôi, lên ca nô cấp cứu theo thuyền trưởng đi bát phố Tanjung Pinang hay sang một băi cát trắng nước trong xanh phơi nắng và tắm biển. Tôi chỉ là một người Tỵ Nạn như ai, nên chả dám sai phái hay cự nự ai.
Đôi lần tôi bị đồng hương la mắng oan. Trên tàu số chiếu có hạn, thế mà có một vài người khi lên trước thường dành 3-4 chiếc. Tôi bị la mắng khi yêu cầu họ trả lại bớt.
Nghĩ lại, họ la mắng ḿnh v́ họ từng ở trong cơn khó khăn và hứng chịu môt vài ức chế nên dễ sinh ra thiếu kềm chế, chứ b́nh thường chẳng ai như thế.
Tôi nhớ một trường hợp đặc biệt khác. Một bà thuộc gịng họ vua nhà Nguyễn có vẻ quư phái. Vừa lên tàu, yêu cầu rằng bà đang bệnh, cần nằm pḥng riêng. Tôi trả lời rằng th́ là khả năng tàu chỉ có chỗ nằm chung cho thuyền nhân trong 24 tiếng đồng hồ khi di chuyển từ đảo Tỵ Nạn về Galant chứ không có pḥng riêng như tàu bệnh viện.
Bà ta nhất định không chịu, cuối cùng ‘điều đ́nh riêng’ với anh thuỷ thủ thợ máy tốt bụng người Singapare để ngủ trong cabine anh ta. Tôi cảm thấy xấu hổ cho ḿnh, v́ người đàn bà đó trông ra có vẻ khoẻ mạnh b́nh thường, quư chi một chỗ ngủ trong một thời gian ngắn ngủi mà không chịu hoà đồng với mọi người cùng trong cảnh ngộ.
Vài kỷ niệm với người Nam Dương (Indonesia)
Trong thời gian ba tháng đầu tiên kể từ ngày đặt chân lên đảo, chúng tôi gặp được nhiều người dân địa phương hiền lành và tốt bụng.
Số là mọi người phải dùng đ̣ con do dân địa phương chèo đưa từ hoang đảo nơi tạm trú sang đảo bên cạnh có cư dân có phố xá để mua vật dụng làm lều, thức ăn, thuốc men. Nhờ vậy chúng tôi quen một vài người lái đ̣, trong đó có một ông già. Qua ngôn ngữ quốc tế là tay chân, ông ǵa hiểu nhu cầu, nên đưa nhà tôi đến tư gia vợ chồng ông ta rồi cho mượn máy may để vá lại áo quần rách. Có lần đến nhà, họ làm thịt gà cho ăn, không đ̣i thù lao chi hết. Khi vô nhà cư dân ở đấy, trước tiên được mời uống trà nóng với đường cát trắng pha sữa tươi.
Người thứ hai đáng nhắc tới là anh Trung Uư cảnh sát làm sĩ quan liên lạc viên giữa tàu với các quan chức Nam Dương. Anh tên Adang. Khoe rằng các sĩ quan cảnh sát đều có bằng tiến sĩ về khoa kiểm nghiệm h́nh sự học. Anh ta thường được ăn chung với thuỷ thủ đoàn, nhưng lại ngủ pḥng gần chúng tôi. Anh ta có gia đ́nh, khoe rằng vợ là một công chúa.
Tôi và nhà tôi có dịp ‘tŕnh diện’ viên Phó Đề Đốc Tư Lệnh vùng duyên hải quanh vùng Galant, qua trung uư cảnh sát Adang này. Thuyền trưởng Lysekil được lệnh ‘đô đốc’ (cũng như người Việt Nam, người Nam Dương thường xưng lên cấp cho các sĩ quan, cấp bậc phó đề đốc một sao mà viên cảnh sát luôn gọi là admiral tức 2-3 sao) mang ca nô đưa vợ chồng chúng tôi đến bản doanh ông ta. Không biết có phải v́ sự có mặt của thuyền trưởng người Na Uy hay không, ông ta có vẻ lịch sự không dằn giọng.
Quanh co một hồi, tôi được hiểu là ông ta muốn Toán Y Tế nấu ăn cho Adang. Tôi thẳng thừng đáp ‘Thưa đô đốc, tôi là bác sĩ lo cho bệnh nhân trên tàu, chứ không có nhiệm vụ nấu ăn cho ai cả’. Đến hồi Adang mang bồ nhí lên tàu, tôi mới ngă ngữa ra hiểu ‘âm mưu’ của gă.
Trước đó một thời gian khi cô bồ nhí chưa lên tàu, Adang ‘điều tra’ tôi, v́ c ô Nữ tố cáo rằng nhà tôi lấy cắp tờ 100 MK có dấu xé của cô ta để trong hộc tủ. Hỏi lư do tại sao nghi, trả lời tại v́ một lần độc nhất nhà tôi cùng tôi, cùng cô Lệ vào pḥng cô ta dạy Anh văn cho Lệ và Nữ, và nhà tôi mở hộc tủ trước mắt mọi người. Rứa mà cho là ăn cắp đấy. Rất nhục. Hai tháng sau, Adang cho tôi biết chính anh ta đă t́nh cờ t́m thấy tờ bạc ‘100 MK có dấu’ kia nằm trong quyển sách của cái anh Chilé bồ cô Nữ !
Ở đời có những cay đắng oái ăm như thế. Tôi được biết, cái ‘tiếng rầm ŕ’ về chuyện ăn cắp đó đó đă đến tai A Thommessen và E Nansen, có lẽ từ thuyến trường hay từ anh Sandberg, một nhiếp ảnh viên cư ngụ ở Moss từng lên Lysekil ở lại hai hôm, chúng tôi không biết do đâu. Về sau, khi đă cư ngụ ở Na Uy rồi, bà Tuyết chị vợ bác sĩ Lê Văn Mộ có nhắc ra điều đó với tôi.
Hai ba tháng sau khi chúng tôi lên tàu, Adang đưa một cô gái Việt rất trẻ, cậy cục thuyền trưởng cho lên tàu ở chung với nhiệm vụ ‘người nấu ăn cho Toán Y Tế’ !
Như vậy ông E Nansen và bà A Thommessen phải chịu phí tổn một cách vô lư
thức ăn cho bồ anh cảnh sát sĩ quan liên lạc người Nam Dương. Ba tháng sau bụng ‘người nấu ăn’ to lồ trong khi cô ta chắng chẳng bao giờ nấu ăn bữa mô cà.
Ai từng ở trong các trại Tỵ Nạn Kuku đều nghe danh tiếng viên thiếu tá Nam Dương tên Yuko là người quản trị trại, mà người Việt ḿnh hay gọi trệch ra Du Côn. Anh ta từng ở trong Ủy Ban Kiểm Soát Đ́nh Chiến sau Hiệp Định Paris, tại Việt Nam, năm 1973. Một hôm, Lysekil vừa thả neo ngoài khơi đảo Kuku chờ bốc người, Yuko và cận vệ đùng đùng leo lên tàu, sấn sổ gơ rầm rầm pḥng ngủ của tôi. Cửa vừa mở, Yuko chỉ mặt tôi nói lớn ‘Chỉ có mày chứ không ai vào đây, v́ mày biết tiếng Anh’. Chột dạ v́ không hiểu chuyện chi trong khi Yuko và cận vệ sung ngắn súng dài đằng đằng sát khí, tôi hỏi cho lư do. Được biết có người báo cáo với Cao Ủy Tỵ Nạn là một nhóm thuyền nhân vửa tấp vô một đảo trong đó đàn bà con gái bị cảnh sát Nam Dương sờ soạn khi khám người và đồ đạc mang theo. Là người đi bốc họ nên tôi nghe biết. V́ tự ái dân tộc, tôi ‘mét bu’ liền tù t́ sự việc với một cô người Mỹ gốc Do Thái làm việc cho Cao Ủy Tỵ Nạn, và cần thận dặn là hăy đừng cho biết tôi là đầu mối, v́ sợ bị lôi thôi với giới chức Nam Dương. Thế nhưng sự lo sợ của tôi đă xẩy ra. Yuko ra lệnh tôi tập họp nhóm gần bốn chục người vửa mới được bốc, chưa hết cơn kinh hoàng sau chuyến đi. Tim tôi đánh lô tô. Chuyến này mà Yuko điều tra ra tôi là chủ mưu lập bo th́ chả biết điều khó khăn nào sẽ xẩy ra cho ḿnh và gia đ́nh. Phản ứng thô bạo của vơ biền Nam Dương sẽ như thế nào đây ? Vẻ mặt làm ra b́nh tỉnh nhưng trong đâu th́ tính kế. Cũng may, trong toán có một thanh niên tên Hùng vốn làm thông dịch viên cho Mỹ.
T́m anh ta, kể vắn tắt t́nh h́nh nghiêm trọng và yêu cầu sự giúp đở thiết thực bằng cách Hùng nhận chính là ‘đương sự’. Giải thích là chính quyền địa phương chẳng có quyền hành ǵ trong việc định cư. Tôi thêm rằng nếu tôi gặp rắc rối, có thể tôi sẽ không c̣n có cơ hội giúp đỡ đồng hương, thế thôi. Mặc dù chân ướt chân ráo mới tới nơi miền đất lạ, và chả biết Hùng có cho lời nói của tôi đúng hay sai, anh ta can đảm nhận ngay việc tố cáo đó. Thế là tôi thoát nạn. Yuko thất vọng, hùng hổ leo thang dây rời khỏi tàu, không thèm chào thuyền trưởng Olsen một tiếng khi ông ta đứng gần đó lo lắng cho kẻ vô tổ quốc đang lâm nạn là tôi. Yuko vừa đi vừa lầm bầm đe doạ tôi ‘Tao cho mày biết, kể từ nay về sau, mày đặt chân lên đảo Kuku là chết với tao đấy’. Thuyền trưởng và thuỷ thủ đoàn nổi giận v́ thái độ côn đồ của Yuko, bảo rằng họ sẵn sàng bảo vệ tôi nếu lần tới anh ta tiếp tục làm dữ kiểu đó. Người con gái Mỹ ràn rụa nước mắt nói ‘Xin lỗi bác sĩ’. Tôi cười buồn ‘Cô chẳng có lỗi chi hết, cuộc đời người Tỵ Nạn dễ gặp vài chuyện buồn như rứa đó Maria ạ’.
Một lần khác, theo phái đoàn LHQ đi nhờ tàu có một phóng viên nhiếp ảnh Nam Dương. Nhiều người bước vào pḥng họp vừa là pḥng ăn, người Tây phương không nói ǵ với tôi, riêng cái anh Nam Dương lên tiếng hoạnh hoẹ sai tôi làm trứng gà cho anh ta ăn sáng. Tôi quắc mắt nh́n anh ta ‘Xin lỗi, tôi là bác sĩ ở đây, tôi không phải là người làm bếp, nhé’. Anh ta tiu ngĩu bỏ đi một nước.
Ở Nam Dương, nhà nước đối đăi người dân Tỵ Nạn như loại người hạng thấp kém như không được thuê khách sạn nơi phố xá.
Trong công tác cho Lysekil, nhân viên nhà nước bản xứ lại càng không có thiện cảm với chúng tôi. Tôi đọc cái nh́n ganh tị nơi con mắt của họ, có lẽ họ nghĩ rắng dân Tỵ Nạn Việt Nam thấp kém kia sao dám làm việc ngang hàng với đám dân tây da trắng.
Vấn đề định cư
Những ngày đầu tiên khi dặt chân đến đảo Tỵ Nạn Terempa, tôi nói với nhà tôi rằng ḿnh nhất định phải xin định cư Mỹ, đừng xin đi quốc gia nào khác cả nghe. Khi lên tàu Lysekil làm việc, chúng tôi gặp các phái đoàn của nhiều quốc gia khác nhau đi bốc người định cư, nói chuyện chơi với họ, ai cũng tỏ vẻ sẵn sàng cho chúng tôi vào cư ngụ quốc gia họ. Có phái đoàn Úc đến trại Tỵ Nạn Galant đọc tên chúng đi định cư trong khi chúng tôi măi lênh đênh trên biển. Biết được điều này khi chúng tôi trở lại trại Tỵ Nạn. Sau hai ba tháng tiếp xúc và làm việc chung với thuỷ thù thấy ‘Na Uy cũng được’, chúng tôi bàn nhau làm đơn xin định cư Na Uy mà không giữ ư định lúc ban đầu nữa.
Cũng có nhiều lư do trong việc xin đi Na Uy và v́ chúng tôi không thuộc diện được tàu Na Uy vớt trên biển nên không phải đương nhiên được chấp nhận nhập cư. Chờ măi không thấy hồi âm về đơn xin, chúng tôi bắt đầu nóng ruột, v́ gia đ́nh bà chị đi cùng chuyến tàu vượt biên đă được Mỹ bốc rồi. Thỉnh thoảng chúng tôi gây gỗ nhau v́ lư do chính đi vượt biên để đến nước thứ ba đặng lập lại đời sống mới, chứ sao lại hùng hục làm chuyện ‘ruồi bu’ khiến chẳng thấy tương lai đâu cả. Cở bốn tháng kể từ ngày lên Lysekil, chúng tôi t́nh cờ gặp phái đoàn Mỹ đi nhờ Lysekil từ Galant xuống Kuku. Sau khi nghe ‘tâm sự lâm ly’ của chúng tôi, người trưởng đoàn bèn hẹn khi tàu ghé bến Kuku họ sẽ làm thủ tục cho chúng tôi nhập cư Mỹ, được hứa là khi có giấy máy bay, sẽ thông báo. Từ đó chúng tôi yên tâm làm việc chờ ngày lên máy bay đến Miền Đất Hứa.
Vài kỷ niệm với chính Lysekil
Trong 8 tháng trời trôi nổi, cuộc đời chúng tôi như buộc cứng với Lysekil. Sau mỗi chuyến bốc người về bến, Lysekil thường thả neo trước quận lỵ Tanjung Pinang, ở đấy có quán xá, có bệnh viện nhỏ và một số cơ cấu hành chính b́nh thường khác. Mỗi tháng một lần, Lysekil sang Singapore nhận tiếp tế. Singapore ở rất gần Galant. Nhà nước Singapore không cho phép tàu có chờ người Tỵ Nạn thả neo lănh hải của họ. V́ vậy, khi đi nhận tiếp tế, Lysekil bắt buộc phải để chúng tôi lại Tanjung Pinang. V́ luật lệ cấm người Tỵ Nạn thuê khách sạn, ban đầu chúng tôi phải t́m cách thuê nhà dân để ở chờ Lysekil trở lại. Nhờ cô Nữ biết tiếng Tàu, chúng tôi thuê được nhà người Hoa. Nhưng về sau, nhà chức trách biết được, họ đe doạ chủ nhà không được cho chúng tôi thuê. Chúng tôi t́m gặp một ông Đại Tá Quân Y, Chủ Tịch Hồng Thập Tự nhờ can thiệp.
No way. Ông ta tống chúng tôi vào trại Tỵ Nạn trong quận bị bỏ trống, ẩm ướt tối tăm.
Nên chi mỗi lần Lysekil đi nhận tiếp tế vài ba ngày là chúng tôi khốn khổ vô cùng v́ không có chỗ ở tàm tạm. Ngày ngày ra bến tàu ngóng trông sự trở về của con tàu, hơn là bé con ngóng mẹ về chợ. Chỉ có chuyện ở là rắc rối, chứ việc ăn uống th́ ra tiệm người Nam Dương gốc Hoa, ăn ngon không khác chi ở Chợ Lớn, Đa Kao, do Lysekil đài thọ.
Lần đầu tiên đi Singapore, v́ chưa biết luật lệ của nhà chức trách, Lysekil đưa cả toán theo luôn. Cảnh sát Singapore lên tàu canh chừng chúng tôi suốt thời gian tàu thả neo.
Từ trên tàu, nh́n vào đất liền, thấy nhiều buildings màu sắc đẹp mắt, khiến chúng tôi ước mơ đến một cuộc đời b́nh dị, một mái nhà, một công việc làm, vợ chồng con cái hôm sớm có nhau không có cảnh người dựa vào những mỹ từ rỗng tuếch, ức hiếp người như nhân dân Việt Nam và chúng tôi từng trải qua trên đất nước ḿnh.
Chúng tôi được hưởng ngày lễ Giáng Sinh 1979 trên tàu. Bé Thục Khanh được thuỷ thủ đoàn cưng, cho nhiều quà vừa mới được mua trong chuyến tiếp tế.
Một đêm không trăng sao, bổng có người đập cửa pḥng tôi gấp rút. Té ra thuỷ thủ vừa vớt được hai người đánh cá Đài Loan bị ch́m ghe v́ một tàu nào đó tông nhằm, họ nằm trên phao cấp cứu hai hôm rồi. Toán Y Tế phải chữa trị, săn sóc và nuôi ăn cho hai bệnh nhân bất đắc dĩ trong một tuần lễ. Ngày họ trở về với đồng loại, không một lời từ biệt chúng tôi.
Thỉnh thoảng một vài đêm, pḥng ngủ tự dưng tối om và nóng bức v́ mất điện, sáng ra, gặp viên kỷ sư cơ khí trưởng, bèn nói ‘vớt’ một câu ‘Chà, chắc đêm qua ông vất vả với hệ thống điện lắm đấy hả !’. Đôi mắt xanh ngơ ngác nh́n tôi với vẻ thiếu thân thiện mà chẳng nói ǵ. Về sau, anh chàng thợ máy học việc người Singapore ‘giài mă’ cho tôi, ấy là đêm ấy chàng say quắc cần câu, mới ra cớ sự.
Vào một buổi trưa trung tuần tháng năm 1980, Lysekil vừa xong chuyến hải hành vận chuyển bà con về Galant. Thuyền trưởng Drablos gơ cửa pḥng chúng tôi, trên tay cầm tờ giấy mà sau này ṭi biết đó là điện tín từ Na Uy. Bắt tay tôi, ông ta vửa cười vửa nói ‘Chúc mừng nhé, gia đ́nh anh được chính phủ Na Uy chấp nhận cho định cư’. Cùng lúc ông ta thông báo là chúng tôi hăy sửa soạn rời Lysekil, v́ nhiệm vụ Lysekil chấm dứt ngang đây, sẽ quay về nước. Ca nô đưa gia đ́nh tôi lên bờ để nhập đảo Galant.
Như rứa là gia đ́nh tôi được cùng một lúc Mỹ và Na Uy cho phép nhập cư lập lại cuộc đời. Chúng tôi không vui mừng nữa. Tinh thần đang chuẩn bị đi Mỹ, đùng cái ư nghĩ về quốc gia Na Uy chen vào.
Ở Galant, trong cơn rối mù của lưỡng lự, chúng tôi đi gặp những người từng quen biết trong cao Ủy Tỵ Nạn hỏi ư kiến. Gặp bà phó trưởng đoàn người Phần Lan. Khuyên ‘tốt nhất nên đi Na Uy’.
Chúng tôi đi gặp phái đoàn bốc người cho Mỹ, cho biết chọn đi Na Uy. Thắc mắc : ‘Có biết bao nhiêu người Việt Nam ao ước được đi Mỹ mà không được, tại sao Anh có cơ hội lại từ chối’.
Ở Galant, tôi trở lại nghề chính dạo kiếm thêm thu nhập trong khi chờ ngày đi định cư.
Như tất cả các đồng hương, chúng tôi được ghe đưa sang Singapore ở tạm trong trại chuyển tiếp 4-5 hôm chờ chuyến bay. Cả năm năm trời sống trong cảnh nghèo nàn thấy toàn rừng núi, trại cài tạo, nhà tù, nay thấy cảnh phồn hoa đô hội của Singapore tôi choá mắt. Cái ǵ cũng đẹp, cũng sang trọng hấp dẫn. V́ là ma mới trại Tỵ Nạn, buổi tối nằm trên nền đất gần chỗ nước tiểu khai khai, khó ngủ.
Đặt chân lên xứ Viking với cú sốc văn hoá
Chiếc máy bay Boeing 737/ Braathen SAFE đáp xuống phi đạo Fornebu hồi 1045 ngày 09/07/1980. Chúng tôi đặt chân lên đất nước Viking. Ra đón ở phi trường ngoài đại diện của cơ quan Tỵ Nạn làm thủ tục nhập cảnh cho chúng tôi, có ông Egil Nansen, và bà Annette Thommessen. Bé Thục Khanh nhận được nhành hoa kèm theo những chiếc cờ Na Uy nhỏ xíu. Ông Nansen lái xe.
Họ đưa chúng tôi về nhà một ngựi bạn của họ đang du lịch để nhà trống, cho chúng tôi có chỗ tạm trú trong thờ gian chuyển tiếp ở Oslo. Trên xe, chợt tôi nghe một tiếng ’rầm’ phía sau xe. Egil Nansen dừng xe lại bên vệ đường, tắt máy, xuống xe. Nh́n lại, một chiếc xe du lịch khác đâm vào đít xe chúng tôi. Một số thanh gỗ chuyên chở trên trần xe sau đổ tung toé xuống mặt đường. Tôi chờ đợi tiếng cự nự la ó, rồi cảnh sát vân vân như tôi thường thấy ở Sài G̣n vào thời kỳ trước 1975 mỗi khi có tai nạn xe cộ, nhưng chẳng thấy ǵ. Ông Egil Nansen lẳng lặng giúp người lái xe vừa gây tai nạn xếp các thanh gỗ lên trần xe của đương sự, sau đó họ đưa nhau đến đầu xe gây tai nạn kê giấy viết và kư, rồi lịch sự bắt tay nhau từ giả đường ai nấy đi. Nay, chúng ta quen với cảnh tượng này ở Na Uy, không cho là ‘sốc’, chứ những người lớn tuổi như tôi, ngày đầu tiên mới đặt chân lên đất nước người ta, đó là sự lạ vô cùng.
Theo lời hẹn, 5 giờ chiều cùng ngày ông Egil Nansen và bà Annette Thommessen đến đón chúng tôi đi ăn. Trong lúc chờ món ăn, ông Egil Nansen móc bóp lấy ra tờ bạc 500 kroner, vứt trên mặt bàn trước mặt chúng tôi, miệng nói các người cầm tạm mà tiêu trong khi chờ sự giúp đở của Sở Tỵ Nạn. Đây là cú ‘sốc’ thứ hai trong ngày. Vốn quen với phong tục lể giáo Việt Nam, mỗi khi đưa cái ǵ cho người lớn tuổi hơn phải bằng hai tay, khi đưa cái ǵ cho người ngang hàng th́ trao thẳng cho người ta với vẻ trang trọng. Đằng này, cái thái độ ‘ném’ tiền trước mặt như thế, người quen với lễ giáo Việt Nam cho rằng đó là một sự khinh dể.
Chúng tôi được chuyển về Kristiansand vào đúng ngày quốc khánh Pháp 14/07/1980.
Người đứng đầu văn pḥng Tỵ Nạn ở đây là bà Judith Egeland, một người Úc lấy chồng Na Uy, đi đón. Tôi c̣n nhớ trong buổi đầu gặp gỡ, bà Judith nói 'Na Uy vào mùa nghỉ hè tháng Bảy, mọi văn pḥng đều đóng cửa’.
Từ đó chúng tôi bước vào những ngày phấn đấu cho đời sống nghiệt ngả nơi xứ lạ lạnh lùng này một cách mệt mỏi chán chường v́ cô đơn, v́ nhớ Việt Nam.
Có một lần, Lysekil ghé Kristiansand, với nhiệm vụ chuyên chở hàng hoá. Được tin nhắn, chúng tôi lôi thôi lốc thốc trong cơn gió lạnh đi xe buưt xuống bến ghé thăm.
Thuỷ thủ đoàn đă thay đổi. Mọi sự thay đổi hết.
Lời cuối.
Với thời gian tám tháng ṛng trên Lysekil, chúng tôi đă bốc vào khoảng 150–200 thuyền nhân dạt vào các ḥn đảo nhỏ thuộc lănh hải Nam Dương, đưa về tập trung tại đảo Galant. Chúng tôi đă chuyên chở vào khoảng 30000 đồng hương từ các đảo thuộc quần đào Anambas như Kuku, Air Raya, Terempa về Galant chờ ngày các quốc gia giàu ḷng nhân đạo đưa lên máy bay từ Singapore đi định cư tạo dựng một cuộc đời sống mới, không có cảnh người bắt người hay cảnh người giết ngườI như cái chế độ Cộng sản Việt Nam mà ai cũng chán ghét, đến nỗi người Việt Nam có câu ‘Cột đèn có chân cũng c̣n muốn đi’.
Chúng tôi đă theo con tàu Lysekil xuôi ngược trên Nam Hải cọng với những ngày trong các trại Tỵ Nạn tổng cọng 14 tháng, mới được đặt chân lên Quê Hương thứ hai.
Cô Lệ th́ theo gia đ́nh người anh trai là một bác sĩ đi Mỹ, cô Nữ th́ xin đi Thuỵ sĩ.
Nay ở xứ người đă trên 27 năm qua, tôi đoán rằng những thuyền nhân từng trong đời một lần ngồi trên tàu Lysekil, nay đă thành công và thoả măn với cuộc sống nơi miền đất xa xôi nào đó, Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Đức, Đan M ạch, Thuỵ Điển, Na Uy, Hoà Lan ... Tôi ao ước được gặp lại họ, uống với nhau một chén trà nóng, ôn lại chút kỷ niệm nhỏ nhoi thoáng qua trong cuộc đời người.
Phần tôi, sau những ngày tháng ở cái Xó Bắc Cực này, mỗi lần nh́n thấy trên bến cảng chiếc tàu nào hao hao giống Lysekil là ḷng vừa bâng khuâng vừa nôn nao.
Nhớ nhung một điều ǵ. Tiếc nuối một chút ǵ. Không tên.
Tôn Thất Sơn, Kristiansand, Đầu 2008
Bookmarks