Kể từ khi cựu Tổng Thống Bill Clinton băi bỏ cấm vận và thiết lập bang giao với Việt Nam th́ những chuyến thăm viếng Việt Nam thường xuyên được tổ chức cho các cựu chiến binh Hoa Kỳ trở lại nơi mà họ đă từng chiến đấu để bảo vệ tự do cho miền Nam nói riêng và vùng Đông Nam Á nói chung. Họ đă được nhà nước CSVN niềm nở tiếp đón long trọng. Người th́ được đưa đến khu nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, đó là ông Gary Canant, để thổi kèn bài Tiến Quân Ca như một lời tiễn đưa các liệt sĩ mà trước đây họ đă từng cầm súng bắn nhau. Kẻ th́ đến Việt Nam để ra mắt cuốn sách “ Không Thể Chuộc Lỗi” mà tác giả, một người trước đây là lính thủy quân lục chiến mang tên Hồi giáo Allen Hassan, đă cho tờ Lao Động Cuối Tuần (số 16 ngay 29-4-2007) biết rằng “h́nh ảnh 40 trẻ em Việt Nam bị lính Mỹ bắn vào đầu tại Quảng Trị năm 1968 (Mậu Thân) đă ám ảnh ông trong suốt thời gian dài cho măi đến khi hoàn thành cuốn sách này th́ tâm hồn ông mới được thanh thản”. Đồng thời Allen Hassan nhấn mạnh “khi đọc xong cuốn sách này, mọi người sẽ hiểu bây giờ dù làm bất cứ việc ǵ nước Mỹ cũng không thể chuộc lại tội lỗi của ḿnh đối với người dân Việt Nam”. Ngựi khác như ông Leon F. Rowland, người lính Mỹ gốc Phi Châu, nay là giám đốc dự án có tên “Peace Trees Vietnam”, một tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam, th́ “mong muốn giúp đỡ hàn gắn những vết thương chiến tranh, hàn gắn những nỗi đau của quá khứ, phát triễn Việt Nam và sự kết nối Việt Nam- Hoa Kỳ”…

Cứ như thế, người cựu chiến binh nào đến Việt Nam được báo chí cộng sản ca tụng th́ đều là nhân chứng trong những vụ thảm sát hoặc là người đă từng cầm súng giết dân Việt Nam vô tội (y như những lời tường tŕnh của Thượng Nghị sĩ John Kerry trước Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1971,và cũng không khác ǵ câu chuyện Tom giết người trong đặc san “ Ngày Em Hai Mươi Tuổi” của thiền sư Thích Nhất Hạnh), nay ăn năn hối căi trở về Việt Nam “chuộc tội” bằng cách hàn gắn lại vết thương qua các vận động cho vụ kiện Da Cam cũng như dọn dẹp những bom ḿn c̣n sót lại. Họ không đến Việt Nam đơn lẻ mà đi từng đoàn do tổ chức mang tên “ Quĩ Tưởng Niệm Các Cựu Chiến Binh Mỹ Ở Việt Nam” (VVMF-Vietnam Veterans Memorial Fund), hướng dẫn bời vị chủ tịch Jan Scruggs


nguồn: VOA- Jan Scruggs người thành lập Bức Tường Tưởng Nhớ

Jan Scruggs đă từng tham chiến tại Việt Nam lúc 19 tuổi trong đơn vị Lữ Đoàn Tác chiến hạng nhẹ. Ông cũng là người đứng ra quyên góp để thành lập Đài Tưởng Niệm Cựu Chiến Binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (The Vietnam Veterans Memorial) tại Washington DC. Trong tiết mục “Câu Chuyện Việt Nam” ngày 9-1-10, kư giả Nguyễn Trung cho thính giả đài VOA biết một phái đoàn cựu chiến binh Mỹ sẽ đến thăm Việt Nam vào tuần tới (**).Theo hướng dẫn viên Jan Scruggs th́ đây là chuyến viếng thăm thứ 11 kể từ chuyến đi đầu tiên năm 1999. Mục đích của những chuyến đi, cũng theo Scruggs, là giúp cho các cựu chiến binh Mỹ tiếp xúc được với “ các viên chức địa phương” để thấy rằng Việt Nam đă thay đổi.Tự cho ḿnh là người “đi hàn gắn vết thương chiến tranh”, ông Scruggs cho biết: “Từng dẫn nhiều đoàn cựu chiến binh Mỹ quay trở lại Việt Nam, tôi nhận thấy họ trân trọng người Việt Nam v́ sau những ǵ trải qua, người Việt Nam không tức giận hay thù nghịch, mà vẫn chào đón các cựu chiến binh cũng như các khách du lịch Mỹ. Người dân Việt Nam đều rất thân thiện, nên tôi có cảm giác mọi người đang cùng hàn gắn vết thương sau cuộc chiến thảm khốc…”.

Thế nhưng câu chuyện ông Thor Halvorssen được Ỷ Lan phỏng vấn trên đài Á Châu Tư Do ngày 25-3-10 mới đây th́ lại khác hẳn(***).Thor Halvorssen, nhà sản xuất điện ảnh, đồng thời là chủ tịch sáng lập hội Nhân Quyền (Human Rights Foundation) tại New york. Là một người tranh đấu cho nhân quyền, ông Thor Halvorssen đă đến Thanh Minh Thiền Viện thăm Đại Lăo Hoà Thượng Thích Quảng Độ th́ bị công an phường đánh đập, thẩm vấn bắt giam. Ông cho biết như sau: “… sau cuộc viếng thăm, mới bước ra, bốn người công an liền áp đến tôi. Một trong bọn họ đánh thúc vào lưng tôi.Cả bốn tên cùng la hét tại sao tôi vào chùa, tôi đến chùa làm ǵ! Rồi họ dẫn tôi về đồn công an, ở đây tôi bị một sĩ quan năm sao thẩm vấn và giam giữ trong một tiếng rưỡi đồng hồ. Sau đó họ để cho tôi ra về v́ tôi nói thẳng với họ rằng không thả tôi ra họ sẽ gặp khó chứ tôi chẳng bị khó khăn ǵ đâu. Thật là một kinh nghiệm hăi hùng. Tôi phải nói rằng tôi quá vui sướng khi thoát khỏi Sàig̣n”.


Nguồn : RFA-Chủ tịch sáng lập hội nhân quyền tại New York, Hoa Kỳ, ông Thor Halvorssen và h́nh ông Thor Halvorssen bị đánh bầm lưng (Photo courtesy of alterpresse.org)

Gần đây nhất, công an CSVN đă hành hung nhà ngoại giao Hoa Kỳ, ông Christian Marchant , ngăn cản không cho ông vào thăm cha Lư. Họ lôi ông vào xe và dùng cánh cửa xe đập liên tục vào ông (theo AP). Báo CS th́ lại loan tin “một nhân viên Đại sứ quán Mỹ gây rối trật tự, quát tháo chửi rủa tục tĩu bằng tiếng Mỹ lẫn tiếng Việt, gạt ngă nhân viên sở Ngoại Vụ (CS) đến khuyên giải, đấm vào mặt một ng ười dân đứng gần và xô ngă cả đám đông Công an kịp thời đến mời người này về sở Ngoại Vụ tỉnh Thừa Thiên giải thích các qui luật của luật pháp VN nhưng ông này tự cho ḿnh là nhân viên ngoại giao, tỏ thái độ bất hợp tác bỏ ra về”. (Bản tin này đăng trên báo Thanh Niên ngày 7-1-2011 và chỉ vài ngày sau bị xóa mất)


(Nguồn:Người Việt- ông Christian Marchant trong lần gặp gỡ sinh viên VN)

Thời gian qua Việt Nam, Thor Halvorssen đă có dịp thấy tận mắt h́nh ảnh của một đất nước mà theo ông th́ “sự tuyên truyền tẩy năo thật kỳ dị. Màu sắc tuyên truyền sâu rộng trang trải khắp nơi, Hồ Chí Minh là Che Guevara của Việt Nam. (*) H́nh ông ta được dán khắp nơi, ông theo dơi chúng ta khắp nơi. Một chính quyền tuyệt đối Cộng sản nhưng đồng thời cũng là tư bản, thật là điều quá ư kỳ quặc. Điều thấy rơ là họ chỉ nhắm tới một chuyện mà thôi. Bằng mọi giá họ muốn thu tóm tiền bạc của du khách và của nước ngoài. Nhưng họ chẳng quan tâm một tí ti nào cho nhân quyền”

Nhận xét của Thor Halvorssen đáng cho Jan Scruggs suy nghĩ. Nhà cầm quyền CSVN niềm nở ân cần với vị chủ tịch VVMF phải chăng v́ ông này là người đă mang lại cho họ nhiều lợi nhuận trong dự án “tháo gỡ bom ḿn“ mà theo hội VVMFcủa Jan Scruggs, từ 1975 đến nay có đến hơn 100,000 người Việt Nam tử vong hoặc bị thương do bom ḿn và nhiều loại vật nổ khác sót lại sau chiến tranh? Để vận động thêm cho dự án này, Jan Scruggs đă phài nhờ đến những bài viết kèm theo h́nh ảnh nạn nhân đạp phải ḿn tại Việt Nam của David Lamb, kư giả tờ Los Angeles Times (người đă từng viết sách cho rằng Hồ Chí Minh không phải là cộng sản), đồng thời John Kerry, người bạn cùng chí hướng với Jan Scruggs, cũng góp công không nhỏ vận động trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Kết quả tháng Tư năm 2005, Hoa Kỳ lần đầu tiên đă bằng ḷng cung cấp cho VVMF 5 triệu mỹ kim qua chương tŕnh tháo gỡ bom ḿn.


Phó chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam Trần Đắc Lợi thân mật tiếp đoàn cựu chiến binh Mỹ . ảnh: Tùng Lâm (nguồn: báo Thanh Niên 27-4-05)

Tin mừng này được đưa ra trong lúc Jan Scruggs cùng nhóm 25 cựu chiến binh Hoa Kỳ đang đi thăm Hà Nội, chuyến viếng thăm lần thứ 10 của ông. Nói thế không có nghĩa từ 1999 đến nay ông chỉ có 11 chuyến viếng thăm Việt Nam mà đây chỉ là 11 chuyến đi “đặc biệt” thường tổ chức vào Tháng Tư dẫn dắt các nhân vật vốn là cựu chiến binh Hoa Kỳ nay thành công trên thương trường về giúp ông “hàn gắn vết thương chiến tranh”. Vui mừng v́ thành quả này, trả lời cho Việt ngữ BBC, Jan Scruggs đă ca tụng đất nước Cộng Hoà Xă Hội chủ Nghĩa Việt Nam Tự Do Hạnh Phúc này là một đất nước “tuyệt vời và văn minh”.

Mỗi năm cứ gần đến tháng Tư th́ “Bom ḿn nổ chậm” lại được báo chí Đảng thổi phồng. Năm 2010, rơ ràng là Việt Nam đang đưa tín hiệu cầu cứu đến ông chủ tịch hội VVMF với hàng tít lớn “Tai Hoạ -Tai Nạn” (VNExpress 28-1-10) .” Một quả đạn đại bác 75 ly phát nổ ngày 27-1-10 tai địa điểm hốt rác cạnh trường học Nguyễn Huệ thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị”. Tin này cũng đưọc xuất hiện trên bản tin của hăng thông tấn AP. Số người chết từ 1975 đến nay theo bàn tin này là hơn 42000 và bị thương là khoảng 62000.

Trong buổi chuyện tṛ với kư giả Nguyễn Trung đài VOA, Jan Scruggs cho biết dự án Project RENEW của ông có mục đích “giải quyết hậu quả chiến tranh Việt nam”. Chứng minh cho điều này là ngay lúc đó tiếng nói từ Việt Nam của ông Đỗ Thiên Đăng, nạn nhân đạp phải ḿn cụt hai chân, đă cho VOA Việt ngữ biết, qua sự giúp đỡ của Project RENEW mà từ 2003 đến nay gia đ́nh ông có cuộc sống khá giả con cái đỗ đạt thành tài.

Tuy nhiên trên tờ Công An số 1206 phát hành ngày 25-12-03 một bài viết buộc người ta phải đánh dấu hỏi. Qua tựa đề “ Hàng Trăm Trẻ Học Chung Với Tử Thần” nội dung câu chuyện xin được tóm tắt như sau:

“Đầu năm 2002 trong giờ lao động, học sinh trường tiểu họcTiên Thuận D Tây Ninh đă vô t́nh phát hiện được trái đạn M79. Không hề biết trên tay ḿnh là một thứ vũ khí có thề gây chết người, lại do tuỗi trẻ hiếu động, bọn trẻ cầm trái lựu đạn liệng khắp sân trường. May không có chuyện ǵ xảy ra Mặc dù người bảo vệ trường đă thu trái lựu đạn đào hố chôn phía hàng rào sau trường nhưng cô hiệu trưởng không an tâm, gọi điện báo Xă Đội đến lấy đi. Cô hiệu trưởng c̣n báo cáo lên cấp lănh đạo Xă Huyện trong những buổi họp đầu năm và nhắc lại tại các buổi toạ đàm của pḥng giáo dục huyện. Ban lănh đạo hứa sẽ giải quyết nhưng sau đó vẫn không nhắc ǵ đến mà đạn th́ vẫn cứ tiếp tục phát hiện.Sau mỗi lần như vậy th́ công việc của cơ quan chức năng Xă là nhặt đạn mang đi tiêu hủy, c̣n công phát hiện đạn luôn luôn vẫn là của thầy tṛ trường Tân Thuận và người… bán ve chai!

Bất an, ṃn mỏi đợi chờ, trường chỉ c̣n biết khoanh vùng nguy hiểm không cho trẻ đến gần. Mà làm sao có thể kiểm soát được trong suốt giờ giải lao? Cuối cùng cô hiệu trưởng Trần Thị Thiệu, ngày 4-4-2003 đă quyết định làm tờ tŕnh lên các cấp lănh đạo “khẩn thiết đề nghị ban lănh đạo quan tâm đến việc rà phá bom ḿn c̣n sót lại v́ tính mạng của 321 em học sinh”. V́ được báo cáo trên mặt giấy tờ nên ngay hôm đó cán bộ xă điện về đề nghị trường lập biên bản, xác minh mật độ bom ḿn. Dù không chuyên môn nhưng v́ nóng ḷng muốn cơ quan chức năng đến giải quyết nên nhà trường thành lập đoàn xác minh mật độ bom ḿn do chính cô hiệu trường Thiệu làm trưởng đoàn. Việc kiểm tra chỉ dựa trên phán đoán và vùng đất 60m2 được khoanh vùng chờ được giải quyết…May mắn cán bộ Huyện xuất hiện nhưng lại không làm ǵ hết, một cán bộ cho biết… “v́ kinh phí quá lớn ngân sách Huyện không đủ khả năng chi ra!

Việc chưa được giải quyết th́ 6 tháng sau, ngày 28-11 người bán ve chai lại t́nh cờ đào được hai quả lựu đạn cách mặt đất khoảng 20cm. Lo sợ lựu đạn nổ, người này vội vàng trả lại chỗ cũ lấp đất sơ sài. Lần này lựu đạn phát hiện không nằm trong khu vực 60m2 mà lại trước cửa văn pḥng nơi thầy tṛ qua lại hằng ngày. Quá bức xúc, ngày 3-12 cô hiệu trưởng báo cáo khẩn đến các cấp lănh đạo Xă đội,Công an, Đảng Ủy, UBND xă Tiên Thuận nhờ lấy hoặc hủy bỏ. Sau một tuần chần chừ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, Xă đội mới cử người đến mang đi.”


(nguồn: báo Công An)

Cuối cùng th́ cô hiệu trưởng chỉ vào những khoảng sân cỏ mọc um tùm ngậm ngùi nói với nhà báo “ Nếu pḥng giáo dục có phê b́nh v́ công tác vệ sinh yếu kém th́ chúng tôi cũng chịu thôi, ai dám giỡn với bom ḿn!”


(Ngưng trích)

Vâng, chẳng ai dám đùa giỡn với bom ḿn kể cả các đảng viên đảng CSVN, nhưng nếu phải hi sinh 321 mạng người của trường tiểu học Tiên Thuận D đề “ giải quyết hậu quả chiến tranh” Đảng chắc chắn không từ! Bỏ qua việc rà phá khu vực 60m2, chỉ yêu cầu đến lấy mang đi huỷ bỏ hai quả lựu đạn, thế mà từ Xă đội, Công an, cho đến Đảng Ủy đến Uỷ Ban Nhân Dân xă Tiên Thuận… đă chần chờ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau để rồi một tuần sau xă đội mới cử người đến mang đi, th́… đây có phải là “lệnh của Đảng” hay không? Con số nạn nhân hơn 100 ngàn kể từ 1975 đến nay mà Jan Scruggs đưa ra chẳng biết trong đó có em nào của trường Tiên Thuận D không? Và có biết bao nhiêu trẻ thơ, người dân vô tội, đă bỏ mạng trong chiến dịch “chết theo cấp số” đề ra của Đảng từ những năm 2000 đến 2004 dùng làm bằng chứng cho cái gọi là “tội ác chiến tranh” để lănh được trợ cấp 5 triệu Mỹ Kim cho Jan Scruggs đi “hàn gắn vết thương chiến tranh”?

Sau năm 1975 chiến tranh chấm dứt, Jan Scruggs nảy ra ư định thành lập một đài tưởng niệm các chiến sĩ đă hi sinh trong trận chiến Việt Nam. Để thực hiện sáng kiến này, năm 1979 Jan Scrugg vận động quyên góp thành lập “Quĩ Tưởng Niệm các cựu chiến binh Mỹ ở VN “ (VVMF) và tháng 11 năm 1982 đài Tưởng Niệm được khánh thành do sự đóng góp của quĩ VVMF lên đến 8 triệu mà không qua một sự trợ giúp nào của chính phủ. Quĩ Tưởng Niệm vẫn được duy tŕ cho đến nay, theo Jan Scruggs, “có mục đích duy tŕ bảo tồn Đài Tưởng Niệm và nhất là thúc đẩy nâng cao các hoạt động nhận thức về hậu quả của chiến tranh VN cũng như tổ chức các chuyến đi mang tính hàn gắn tới đất nước ở khu vực Đông Nam Á này”.

Ngày lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ 1-11-1996, Jan Scruggs đă cùng nhóm phản chiến tổ chức buổi lễ tại Đài Tưởng Niệm cho Kim Phúc lên phát biểu. Họ sắp đặt cho mục sư John Plummer tự nhận ḿnh là kẻ ném bom làm cô Kim Phúc bị thương ở Trảng Bàng năm 1972. Cả hai ôm chầm lấy nhau, người xưng tội, kẻ tha thứ, trước sự chứng kiến của hàng ngàn cựu chiến binh Hoa Kỳ. Câu chuyện tha thứ cao cả này được giới truyền thông loan đi khắp nơi. Một năm sau, qua sự điều tra của tờ báo Baltimore Sun bên miền Đông Hoa Kỳ, mục sư John Plummer đă phải lên tiếng xin lỗi ngay trên tờ báo này v́ ông chẳng phải là viên phi công ném bom mà cũng không phải là người chỉ huy ra lệnh ném bom mà đây chỉ là vở kịch do nhóm Jan Scruggs đạo diễn. Cựu trung tá hồi hưu Ronaldn Timberlake đă viết trên tạp chí Mỹ có tên Vietnam số tháng 4-2000 như sau:

“…Câu chuyện láo khoét này được dựng lên v́ nó mô tả được sự gớm ghiếc của chiến tranh. Trảng Bàng là trận chiến giữa người Việt Nam với người Việt Nam. Quân lực VNCH đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lăng của miền Bắc Việt Nam. Liệu cô Kim Phúc có biết được người phi công đă dội bom làm cô bị thương chính là người cùng xứ sở với cô chứ không phải là người Mỹ? Sự phổ biến câu chuyện láo khoét này được xem như một chiến lược đắc lực mà Kim Phúc dùng để đánh vào chiến trường . Kim phúc được bầu “Đại Sứ Thiện Chí”của Unesco và đă sáng lập ra tổ chức trong nước Mỹ lấy tên “Kim Foundation” để quyên tiền dưới tên cô. Chúng ta nên đặt câu hỏi trước khi gửi đi tấm chi phiếu đóng góp vào lời kêu gọi về sự tha thứ này. Sự xuất hiện của Kim Phúc tại bức tường Tưởng Nhớ phải chăng được dùng như một thủ đoạn để làm tiền? Vậy th́ những đồng đô la quyên được sẽ về tay ai? (http://www.vnafmamn.com/TrangBang_incident.h tml)

Những đồng đô la quyên được, như lời Jan Scruggs, sẽ dùng vào việc giải quyết hậu quả chiến tranh VN mà hậu quả chiến tranh không ǵ khác hơn là Bom Ḿn và Da Cam. Dĩ nhiên mục tiêu này không phải dừng nơi đây, phải làm sao cho thế giới thấy được “tội ác của đế quốc Mỹ” buộc chính phủ Mỹ phải có trách nhiệm bồi thường chiến tranh điều mà CSVN hứa không được đ̣i hỏi khi đặt bút kư kết xin được bang giao. Đây quả là những đóng góp to lớn của phản chiến Mỹ cho CSVN sau chiến tranh.

Một Jan Scruggs, người đứng ra xây dựng bức tường, thay v́ để tưởng nhớ đến những người lính Hoa Kỳ đă hi sinh trong cuộc chiến như ông từng tuyên bố khi lập quĩ Tưởng Niệm, th́ ngay tại bức Tường này ông ta lại đạo diễn cho câu chuyện láo khoét để phỉ báng 58 ngàn chiến binh Mỹ đă nằm xuống, bôi nhọ danh dự tổ quốc ḿnh, đem chính nghĩa về cho kẻ ác. Phải chăng v́ những toan tính đó mà Jan Scruggs, ngay từ đầu, đă không muốn nhờ đến sự trợ cấp của chính phủ Hoa Kỳ khi xây dựng Đài Tưởng Niệm?

Người thứ hai tiêu biểu cho công tác “đi hàn gắn vết thương chiến tranh” là Allen Hassan, gốc người Hồi Giáo, tham gia chiến tranh Triều Tiên,về Mỹ được tiếp tục học trở thành bác sĩ, qua Việt Nam phục vụ t́nh nguyện tại bệnh viện Quảng Trị từ tháng năm 1968.


nguồn: BS Allen Hassen.Quàng Trị 1968báo Lao Động.Ảnh TL

Như đă giới thiệu ở phần mở đầu, năm 2007 Allen Hassan qua Việt Nam ra mắt cuốn sách “Không Thể Chuộc Lỗi”(Failure To Atone). Cuốn sách này được CSVN mua đứt bản quyền, coi như một khám phá chưa ai biết về “tội ác của đế quốc Mỹ” qua câu chuyện 40 trẻ em ( từ nằm ngửa đến 5 tuổi) đă bị Thủy quân Lục Chiến Mỹ sát hại bằng những viên đạn xuyên qua đầu vào năm 1968. Câu chuyện tàn ác như thế mà chỉ chiếm có 5 trang trong số 309 trang của cuốn sách, và không có lấy một h́nh ảnh nào dẫn chứng cho câu chuyện ,( trong khi đó th́ đầy dẫy những tấm h́nh chụp nhà thương Quảng Trị nơi Allen làm việc). Allen đă phải dùng kéo cắt hai dải băng đeo tay có viết gịng chữ “Thủy Quân Lục Chiến Mỹ Thẩm Vấn” lấy từ thi thể các em coi như đó là bằng chứng. Thế nhưng, cuối cùng th́ Allen lại kêu lên“ Giờ đây tôi chẳng có một chứng cờ ǵ hỗ trợ cho những ǵ ḿnh đă thấy tận mắt v́ hai dải băng này bị đánh cắp bởi hai nhân viên CIA mà theo ông họ trong chiền dịch Phượng Hoàng, thủ tiêu bất cứ ai mà họ thấy “có vấn đề” kể cả việc thủ tiêu người Mỹ!

Câu hỏi đặt ra nếu lúc đó mà có vai tṛ CIA hoạt động lộng hành như thế ở Việt Nam th́ tại sao Seymour Hersh, người phanh phui câu chuyện thảm sát Mỹ Lai chỉ cách trước đó 2 tháng, đă không hề hấn ǵ mà c̣n được lănh giải thưởng Pulitzer vào năm 1970? Seymour Hersh cho đến nay vẫn gây khó khăn cho chính phủ Mỹ , tiếp tục dùng ng̣i bút cho nổ vụ nhà tù Abu Ghraib năm 2004 và tiếp đó 2006 là vũ khí nguyên tử của Iran. Nếu nước Mỹ mà độc tài như Allen mô tả th́ làm sao giải thưởng Pulitzer lại có thể tuần tự trao cho Peter Arnett, cho Nick Ut, cho Stanley Karnow, cho David Halberstam…và làm sao cô đào Jane Fonda có thể bay qua lại Hà Nội ngồi trên khẩu súng pḥng không chụp h́nh với kẻ thù, sinh con với Tom Hayden lại ngang nhiên đặt tên con là Trổi ???

Giả dụ nếu hai giải băng không bị “CIA đánh cắp” mà c̣n nằm trong tay, Allen Hassan cũng không sao đủ bằng chứng để kết tội Hoa Kỳ khi mà giải băng chỉ ghi vỏn vẹn mấy chữ “Thủy Quân Lục chiến Mỹ thẩm vấn”. Đây cũng là lư do tại sao câu chuyện thảm sát 40 trẻ em của Allen đă không được ai tin mặc dù về Mỹ ông đă cho phổ biến, đă viết thư cho Tướng Colin Powell, John McCain cho cả Bộ Quốc Pḥng. Nếu Allen có đủ tài liệu minh xác cho câu chuyện của ḿnh th́ truyền thông như New York Times, Washington Post, CNN, AP, Walter Cronkite… đă nhanh tay vồ lấy đâu phải đợi đến năm 2007 mang về cho CSVN mua đứt bản quyền ? Những cơn ác mộng vây quanh Allen cũng không khác ǵ âc mộng của mục sư John Plummer trong chuyện cô Kim Phúc. Bây giờ th́ Allen măn nguyện lắm rồi v́ ít ra cuốn sách của ông kêu gọi nước Mỹ “phải xám hối, phải chuộc tội” cũng đă được phát hành quảng bá ở Việt Nam nơi mà con người luôn được nhồi sọ bằng sự điêu ngoa dối trá!

Ngoài câu chuyện “ Bốn Mươi Trè Em Bị Lính Mỹ Tàn Sát”, ng̣i bút Allen tập trung nhiều vào chất độc Da Cam. Ngay cả tấm ảnh chụp bà bác sĩ Nguyễn thị Ngọc Phượng giám đốc “xưởng đẻ” Từ Dũ đang “bảo quản các bào thai dị dạng” ở chương Da Cam ( trang 278) cũng có vấn đề.


Thời Việt Nam Cộng Hoà, nhân viên nào đă từng làm việc tại bệnh viện Từ Dũ, cùng với những sinh viên y khoa thực tập tại đây và nhất là những ai thuộc chương tŕnh “ Bảo Vệ Mẫu Nhi” đều thấy và biết rơ những bào thai dị h́nh này có từ thời Pháp thuộc, được trưng bày trong các chiếc lọ chứa phoọc- môn để sinh viên nghiên cứu học hỏi (một vài người Việt tị nạn hiện đang cư ngụ tại Canada sẽ là nhân chứng). Thế mà chiếm miền Nam, CS vơ vét luôn cả những quái thai này, coi như tài sản quí báu đem đi tŕnh diện khắp mọi nơi, từ viện bảo tàng Tội Ác Chiến Tranh đến những cuộc triễn lăm. Khi có nhà báo ngoại quốc nào đến xem th́ cán bộ kè kè theo giảng giải. Chả thế mà nhà báo người Anh, Hugh Warwich, đă tin tưởng đó là sự thật khi ông viết : “Có lẽ di hại hăi hùng nhất của chất độc da cam sẽ được t́m thấy bên trong một căn pḥng khoá trái tại bệnh viện Phụ Sàn Từ Dũ ở Sài G̣n. Tại đây, các bức tường kín đầy những b́nh đựng những bào thai bị hư và cả những thai nhi có h́nh hài đầy đủ.” (trang279))

Dĩ nhiên không thể nào phủ nhận được hậu quả của chất độc diệt cỏ, nhưng con số nạn nhân mà CSVN đưa ra trong các vụ kiện lên đến hàng triệu cần phải xét lại. Cũng như những nạn nhân đạp phải ḿn, Đảng CSVN đă không từ bất cứ một tội ác nào miễn đạt được mục tiêu. Theo cố giáo sư Lê Cao Đài, giám đốc điều hành Quĩ BảoTrợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, cho biết “Chất dioxin có thể di truyền qua nhiều thế hệ và ở Viêt Nam di chứng da cam đă truyền sang thế hệ thứ ba. Theo điều tra mới đây, mỗi năm ở Việt Nam có 1/1000 trẻ em sinh ra bịnh dị tật” (trang 278)

Nhà nước CSVN đă thiếu trách nhiệm bổn phận, cố t́nh bỏ phế cho dân lạm dụng các chất hoá học độc hại trong vấn đề trồng trọt, bảo quản thức ăn. Thậm chí một nhà khoa học, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, lên tiếng báo động có chất diệt cỏ tẩm trên trái cây đưa qua từ Trung cộng th́ bị nhà nước phạt kỷ luật với tội danh “ cung cấp thông tin cho báo chí làm lộ bí mật của khách hàng” !!! Nếu biết lo cho mạng sống người dân, CSVN chắc chắn đă không ngăn chặn những mẫu máu, mẫu đất, mẫu cây ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất khi các khoa học gia Mỹ muốn mang về nước để nghiên cứu! Nếu nghĩ đến cả một thế hệ tương lai, CSVN ắt phải nghiêm chỉnh hợp tác với phái đoàn Hoa Kỳ t́m hiểu tận nơi nguyên do nào mà mỗi năm có đến 1/1000 trẻ em sinh ra bệnh dị tật?(con số do CS đưa ra). CSVN không muốn t́m hiểu nguyên nhân v́ ngay tại buổi họp giữa Hoa Kỳ và CSVN tại Hà Nội tháng 3-2002, Nguyễn Trọng Nhân đă lên tiếng “ Với số tiền thay v́ nghiên cứu th́ tốt hơn Hoa Kỳ nên dùng nó để giúp đỡ ngay bây giờ cho các nạn nhân”. Chỉ một lời nói đó cũng cho thấy ư đồ của CSVN. Tại sao lại sợ t́m ra căn nguyên chất độc Da Cam? Thời chiến, phụ nữ lên rừng hộ lư cho bộ đội, sanh con bỏ cho cô nhi viện.Thử hỏi những đứa trẻ mồ côi đó sau này lập gia đ́nh với nhau sanh con dị dạng th́ đó cũng do chất độc da cam hay sao?

Ngoài Jan Scruggs, Allen Hassan c̣n có Seymour Hersh. Tet Mâu Thân và vụ Mỹ Lai chỉ cách nhau hai tháng, thế mà Seymour Hersh không hề nhắc ǵ đến cảnh CS tàn sát chôn sống gần 3000 người dân Huế mà chỉ khuấy động câu chuyện Mỹ Lai. Vụ Mỹ Lai giờ lại được nhà đạo diễn Oliver Stone quay thành phim. Trong chiến tranh Việt Nam, cần phải nhắc thêm đến Jane Fonda, Tom Hayden, Daniel Ellsberg, Peter Arnett, Ramsey Clark, Bernadine Dorhn, Bill Ayers,….Họ là ai? Họ là người Mỹ nhưng lại luôn luôn chống đối nước Mỹ, đứng về phía cộng sản coi Mỹ là kẻ thù chung. Ngày hôm nay, họ vẫn lợi dụng quyền tự do tư tưởng để làm hại nước Mỹ. Chính v́ thế mà tiến sĩ Roger Canfield, trong một cuốn sách xuất bản mới có tên “How The Ameri –Cong Won The Vietnam War Against The Common Enemy – America” (Mỹ Cộng đă thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào) được đài VOA giới thiệu, đă gọi họ là Mỹ Cộng -Ameri-Cong (****).Quả thật vậy, nước nào cũng có cộng sản chẳng lẽ nước Mỹ lại không?

Riêng với người Viêt Nam tị nạn chúng ta th́ lại cần phải phân biệt rơ ràng : Có hai nước Mỹ, một nước Mỹ ủng hộ chúng ta và một nước Mỹ chống lại chúng ta, để rồi đừng bao giờ lên án những người Mỹ đứng bên ta là “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”!

Nhàn SF (4/2011)

…………………..

(*)Che Guevara người Argentina được cộng sản Nga đưa ra như một anh hùng chống lại Mỹ tại các nước Nam Mỹ cũng không khác ǵ Hồ Chí Minh của Việt Nam. Thời chiến tranh Việt Nam, những cuộc biểu t́nh rầm rộ tại Mỹ đ̣i Hoa Kỳ phải rút quân khỏi VN thường có h́nh ảnh kèm theo những tiếng la “ Che! Che! Hồ! Hồ!!!

(**)http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam-story/a-19-2010-01-09-voa23-82834507.html

(***) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/NY-human-rights-activist-got-beaten-and-interrogated-by-police-after-visiting-venerable-thich-quang-do-YLan-03252010215159.html

(****)http://www.voanews.com/vietnamese/news/Comrades-In-Arms-How-The-Ameri-Cong-Won-The-Vietnam-War-Against-The-Common-Enemy-America-03-23-10-88945392.html