Nguyên nhân:
Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000 đến 2 triệu người dân chết đói.
Nguyên nhân xảy ra nạn đói năm Aát Dậu (1945)
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu phân tích, các nguyên nhân đưa đến nạn đói năm Aát Dậu 1945 mang nhiều t́nh tiết phức tạp sau đây:
1/- Về phía người Nhật
Trước t́nh thế có thể nguy ngập v́ xung đột lẫn nhau, ngướ Nhật đang nắm thế thượng phong ở chiến trường Thái B́nh Dương, đă lần lượt chiếm đóng Trung Hoa, rồi tràn xuống phía Nam châu Á, tiến đến các lănh thổ Phi Luật Tân, Mă Lai, Nam Dương, Việt Nam, Thái Lan và nhiều hải đảo phía nam, kể cả Uùc châu.
Khi chiếm đóng Đông Dương, quân đội Nhật muốn chọn Việt-Nam, đặc biệt Nam Kỳ như một bàn đạp hậu cần để tiến xuống vùng hải đảo. Do đó, quân đội Nhật không những tận thu các sản phẩm lúa gạo, cao su và nhiều tài nguyên kỹ nghệ nông nghiệp khác, mà c̣n bắt nông dân Việt-Nam phải phá bỏ các ruộng lúa mà thay vào đó, phải trồng đay lấy sợi làm bao chứa gạo và khí tài quân sự, vận chuyển tiếp tế cho các hải đảo vùng Đông Nam Á.
Do điều kiện địa lư, ngay chính quốc Nhật cũng từng thiếu diện tích trồng lúa. V́ vậy việc phá lúa trồng đay xảy ra rất tàn bạo quyết liệt tại Miền Bắc và vùng Bắc Miền Trung. Ở vùng lănh thổ nầy, đồng lúa vốn đă hiếm, phương chi phải chuyển ruộng lúa thành ruộng trồng đay th́ việc thiếu lúa gạo là tất nhiên.
2/- Về phía người Pháp
Họ cũng cần thu quén lúa gạo để nuôi quân và đề pḥng bị cô lập hóa với mọi nguồn tiếp tế ở bên ngoài, nên vừa phải thu lúa gạo cho quân đội Nhật, dưới áp lực của chính quân phiệt Nhật, vừa phải dành lúa gạo cho quân dân chính trong khu vực ḿnh kiểm soát. Tất cả các nguồn lợi mà người Pháp vẫn nhận từ chính quốc ở Aâu châu và các nước khác chẳng bao lâu bị cắt đứt.
3/- Về phía quân dân kháng chiến Việt-nam
Tất cả các lực lượng có xu hướng chính trị kháng chiến – quốc gia và không quốc gia – cũng đều lo tích trữ lương thực hiếm hoi trong t́nh thế nguy ngập đó, nhất là những lực lượng kháng chiến do phong trào Việt Minh kiểm soát. Vào thời điểm có nạn đói, những thanh niên như Nguyễn Mạnh Hà và Nguyễn Đ́nh Đầu là những người tích cực tham gia hoạt động cứu đói, nhưng không thể không điều phối ở tầm mức chiến lược nào đó với kế hoạch tích trữ lương thực nuôi quân chiến đấu, giành dân với lực lượng không Cộng sản.
4/- Sau cùng những trận oanh tạc của Đồng Minh
Người ta không quên được những trận oanh tạc khủng khiếp của Đồng Minh mà đứng đầu là Hoa Kỳ, đêm ngày oanh kích những địa điểm chiến lược nông công nghiệp trọng yếu để phá tan hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ, những đường tiến quân của quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản ở Việt-Nam, nhất là ở miền Bắc, xây dựng cơ sở hậu cần để yểm trợ tiền tuyến, hầu tiến quân xuống các hải đảo Đông Nam Á và phía Nam Thái B́nh Dương.
Chiến tranh không lực đă góp phần quan trọng vào việc làm đ́nh trệ tất cả sinh hoạt vốn hạn chế ở khu vực công nghiệp, nông nghiệp và công nông dân đang sinh hoạt ở đó, nhất là tại những vùng quân đội Nhật Bản bắt buộc canh tác đay và vùng mỏ khai thác than đá, nhằm mục đích tiêu diệt khả năng tiếp vận và cơ sở hậu cần của đối phương.
6/ Thiên tai:
Ngoài bối cảnh chiến tranh, chính trị và kinh tế, t́nh h́nh thời tiết ngoài Bắc cũng đă góp phần trong những động lực tạo ra nạn đói. Mùa màng miền Bắc bị hạn hán và côn trùng phá hoại, khiến sản lượng vụ đông-xuân từ năm 1944 giảm sụt khoảng 20% so với thu hoạch năm trước. Sau đó là lũ lụt xảy ra làm hư hại vụ mùa nên nạn đói bắt đầu lan dần. Mùa đông năm 1944-45 ác nghiệt thay cũng lại là một mùa đông giá rét khiến các hoa màu phụ cũng mất, tạo ra những yếu tố tai ác chồng chất giữa bối cảnh chiến tranh thế giới.
Hậu quả:
Không có số liệu chính xác về số người đă chết đói, nhưng một số nguồn khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đă bị chết đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai của triều đ́nh Huế tại Hà Nội ra lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc tŕnh về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo số người chết v́ đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết v́ bệnh – không rơ nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng miền bắc. Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại Đông Dương khi đó là tướng Mordant th́ khoảng nửa triệu người chết. Toàn quyền Pháp Jean Decoux th́ viết trong hồi kư của ông về thời kỳ cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2 triệu
H́nh ảnh:
Bookmarks