Results 1 to 9 of 9

Thread: Ở nước ta mọi thành phần xã hội đều thích con em phải học nhiều ...

  1. #1
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Ở nước ta mọi thành phần xã hội đều thích con em phải học nhiều ...

    Đổi mới chương trình ? Khó lắm! Ở nước ta chính quyền, giới giáo chức, bố mẹ học sinh, mọi thành phần xã hội đều thích con em phải học nhiều, học thêm, học đủ thứ nhất là những loại từ chương. Làm sao đổi được. Cả một xã hội masochist.


    'Cắt 1/3 chương trình giáo khoa để giảm tải'

    Sau khi Bộ Giáo dục xây dựng đề án "Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015", trao đổi với VnExpress, Giáo sư Văn Như Cương cho rằng đề án ra đời chưa đúng thời điểm, hơn nữa với chương trình hiện hành, chỉ cần cắt 1/3 nội dung là giảm gánh nặng nhồi nhét cho học sinh.

    Dưới đây là đoạn liên quan đến chương trình Toán


    Hỏi: Ông nghĩ sao khi có nhiều người cho rằng chương trình giáo khoa hiện nay quá nặng, việc thay đổi chương trình sách giáo khoa là phù hợp với yêu cầu thực tiễn?

    Trả lời: Đúng là chương trình hiện hành quá nặng, quá sức học sinh. Nặng là ở chỗ kiến thức thì nhiều mà thời lượng thì ít. Chẳng hạn với chương trình Toán hiện nay mà học 3 tiết một tuần thì học sinh khó có thể thu nhận kiến thức, nếu học 5 hay 6 tiết mỗi tuần thì không có vấn đề gì. Tôi thấy không có nước nào trên tế giới chỉ học 3 tiết Toán một tuần cả. Vậy nên trong lúc chờ đợi viết lại chương trình và sách giáo khoa chúng ta cần điều chỉnh cho phù hợp.

    http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-...a-de-giam-tai/

  2. #2
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by Lehuy View Post
    Đổi mới chương trình ? Khó lắm! Ở nước ta chính quyền, giới giáo chức, bố mẹ học sinh, mọi thành phần xã hội đều thích con em phải học nhiều, học thêm, học đủ thứ nhất là những loại từ chương. Làm sao đổi được. Cả một xã hội masochist.
    ...
    Em thấy cần nhất là học thực dụng. Và cần vừa học, vừa chơi để có thời giờ tiếp xúc, xinh hoạt với người khác. Bên Đức nhiều tiểu bang sau lớp 4 chia học sinh theo 3 loại trường khác nhau. Loại kém thì chuẩn bị học sinh đi học nghề. Chứ giỏi dở mà bắt học chung một chương trình nặng thì tội cho học sinh quá. Rút cuộc, các cô chú có trình độ kém cũng chả được tay nghề gì cả.

  3. #3
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Cách đặt câu hỏi úp úp mở mở

    Một trong những tệ trạng thường thấy trong những đề thi là cách đặt câu hỏi úp úp mở mở, nặng phần đánh đố hay nhồi sọ. Thí dụ trong đề thi tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2011 có câu hỏi sau đây:

    “Trong đoạn cuối của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, nhân vật nghệ sĩ Phùng mỗi khi ngắm kỹ và nhìn lâu hơn tấm ảnh do mình chụp thường thấy hiện lên những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó nói lên điều gì?”.

    Bên trời Âu họ tránh đặt những câu hỏi kiểu như trên. Cùng lắm đề thi tương tự bên ni sẽ như sau: “ Trong đoạn cuối.... Những hình ảnh thường hiện lên là: màu hồng hồng của ánh sương mai và người đàn bà dân chài vùng biển. Những hình ảnh đó nói lên điều gì?”.

  4. #4
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Em chả biết các bài thi cử tốt nghiệp phổ thông bên Đức như thế nào. Nhưng em hiểu ý bác. Ai lại bắt học sinh học thuộc lòng cả quyển sách. Chỉ vì quên một đoạn là tiêu tán đường luôn. Đâu có tra khảo được khả năng của học sinh là hiểu như thế nào khi đọc và khả năng trình bầy sự hiểu biết đó.

  5. #5
    Member
    Join Date
    12-04-2011
    Posts
    617
    Quan trọng hoá việc học rộng, coi trọng bằng cấp là hiện tượng ở nhiều nưóc Đông Á như VN,TQ,HQ,... Thường nó được quy cho hệ luỵ của lối học thời phong kiến, đại diện là Nho học. Nhưng đây lại là do họ hiểu sai về lối học Nho gia, nay xin nhân topic này mà biện giải:

    Theo tôi nó chính là 5 kỹ năng mà sự học hành hiện đại ngày này đang áp dụng:
    - Bác học ( học rộng): kỹ năng tiếp thu kiến thức 1 cách nhanh chóng, chính xác, nhớ lâu và nhớ đúng những phần quan trọng.
    - Quảng vấn ( hỏi cho cùng): nghĩa là biết tường tận những vấn đề thiết yếu, quan trọng," Thà không biết chứ đừng biết mơ hồ". Nghĩa là phải hiểu cho đúng.
    --> 2 kỹ năng trên bây giờ thưòng đưọc nói gọn là kỹ năng: ĐỌC - HIỂU
    - Thận tư ( nghĩ cho kỹ): tức là khả năng phân tích, chứng minh thấu đáo vấn đề.
    - Minh biện ( biện cho rành): nghĩa là khả năng diễn giải, phản biện vấn đề.
    --> 2 kỹ năng trên thường được gọi chung vào kỹ năng phản biện và thuyết trình.
    - Đốc hành ( làm cho siêng): là áp dụng vào thực tiễn.
    --> Đây nghĩa là khả năng thực tế ứng dụng, chính vì thế Nho là 1 học thuyết thực tiễn bám sát thực tế. Thực tế diễn ra mới là chứng minh, mới là sự thể hiện đúng đắn nhất của vấn đề.
    Vd: Nhà nước pháp quyền với tam quyền phân lập đã ứng dụng thành công vào thực tế nên lý thuyết của nó được công nhận là đúng, phát triển ở nhiều quốc gia ( trừ quốc gia do bọn độc tài làm chủ).

    Mục đích của Nho học:
    - Tin vào chính bản thân mình (Nhân chi sơ tính bản thiện).
    - Hoà nhập, gắn bó với xã hội, cống hiến hết sức mình cho xã hội (kẻ sĩ).
    - Có khả năng đọc hiểu nhanh- đúng- đủ, phân tích, biện luận, nắm bắt mấu chốt , mở rộng vấn đề (Nhất lý thông vạn lý minh) và áp dụng triệt để hiệu quả vào thực tế.

    Chính vì hiểu sai khái niệm học rộng và mục đích học tập nên mới muốn học nhiều và coi trọng bằng cấp.

  6. #6
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560
    Bác Knight có thể cho biết thêm từ thời kỳ nào Nho học đã bị biến tướng ? Đối với tôi lối học thuộc lòng để sau đó nhả lại Tứ Thư, Ngũ Kinh trong những kỳ thi tuyển của triều đình đã có từ lâu, vì đó chính là nền tảng của cách lựa chọn người để phục vụ chế độ phong kiến. Cộng vào đó thời Pháp thuộc dân ta bị nhiễm thêm cách học thi Tú Tài của Tây, gò bó trong chương trình học cũng như trong cách thi tuyển.

    Cho đến nay chính thể CS không thực sự thay đổi lề lối giáo dục con em, một phần vì không đủ sức trước cái quan niệm học hành lỗi thời của người dân, một phần vì đó cũng là cái thành trì che đậy những yếu kém của chế độ.

  7. #7
    Member
    Join Date
    12-04-2011
    Posts
    617
    Nho học bị biến đổi từ đời Hán, chính xác là thời Hán Vũ Đế , đây là 1 tập sách nhỏ của nhà triết sử Nguyễn Ước nói rõ vấn đề này: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2...-34_14-1_15-1/
    Nếu ai có nhu cầu học Nho, có thể vào topic "Khổng Tử với Việt Nho" trong VL này hoặc học ở các trang mạng như anviettoancau.net

  8. #8
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Đề thi Văn ỡm ờ (tiếp tục)

    Hôm qua tôi có đề cập đến đề thi Văn ỡm ờ. Bảo đảm là đã có quá nhiều bài đáp án bị 0 điểm. Y chang sáng nay Bộ GD-ĐT ra công văn khẩn để sửa cách chấm điểm câu hỏi. Có nên cho Uỷ ban soạn đề thi đội mũ lừa?


    Thi tốt nghiệp THPT: Điều chỉnh hướng dẫn chấm môn văn

    TT - Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) vừa có công văn khẩn hướng dẫn bổ sung chấm thi môn ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011.

    Theo đó, cục bổ sung hướng dẫn: đáp án câu 1 vẫn có hai ý. Ý thứ nhất cho tối đa 1 điểm với bài thi nêu được hình ảnh thường hiện lên là “màu hồng của ánh sương ban mai” (0,5 điểm) và “người đàn bà vùng biển (người đàn bà hàng chài) bước ra từ tấm ảnh” (0,5 điểm). Ý thứ hai cho tối đa 1 điểm với bài thi nêu được hình ảnh trên nói lên chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống (0,5 điểm) và hiện thực về số phận lam lũ, khốn khó của con người (0,5 điểm).

    Nếu thí sinh không trả lời trực tiếp, cụ thể như trong đáp án mà nêu được ý tưởng nghệ thuật của tác giả về mối quan hệ giữa nghệ sĩ với hiện thực, nghệ thuật với cuộc sống có thể cho từ 0,5 điểm trở lên, với điều kiện tổng điểm cho ý này không quá 1 điểm. Nếu thí sinh phân tích kỹ và sâu sắc ý đã nêu, có thể cho tối đa 1 điểm.

    Trước đó, theo phản ảnh của các hội đồng chấm thi sau khi chấm thử 10 bài chung, đáp án câu 1 của môn ngữ văn chưa khuyến khích khả năng sáng tạo của thí sinh theo đúng tinh thần “đề mở, đáp án mở”. Với hướng dẫn chấm của Bộ GD-ĐT, nhiều thí sinh không trả lời trực tiếp, cụ thể như trong đáp án nhưng có suy nghĩ và cách thể hiện hay sẽ không được điểm ở câu này.

    http://tuoitre.vn/Giao-duc/441733/Th...m-mon-van.html

  9. #9
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Thi môn Văn: Phải chấm lại hàng nghìn bài thi

    Làm thế nào hơn khi thí sinh trả lời: 1) mầu xanh xanh thay vì mầu hồng hồng, 2) mấy đứa trẻ tung tăng chơi đùa thay vì một người đàn bà chài lưới. :D

    TT - Đến ngày 10-6, hội đồng chấm thi nhiều tỉnh thành đã triển khai công văn khẩn của bộ về việc bổ sung hướng dẫn chấm thi bổ sung môn văn tốt nghiệp THPT

    Thông tin từ hội đồng chấm thi TP.HCM cho biết để đảm bảo công bằng cho thí sinh, sau khi hoàn tất chấm thi môn văn, hội đồng sẽ xem xét chấm lại số bài thi đã chấm trước khi có hướng dẫn bổ sung của bộ.

    http://tuoitre.vn/Tuyensinh/Tuyen-si...n-bai-thi.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 04-07-2012, 03:40 PM
  2. Replies: 10
    Last Post: 17-02-2012, 02:54 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 15-10-2011, 08:29 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 12-12-2010, 06:08 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 13-09-2010, 02:02 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •