Mỹ Nhân Tự Cổ Như Danh Tướng
Bất Hứa Nhân Gian Kiến Bạch Đầu.
Theo tôi, việc bà Bích Diễm, người t́nh trong Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn trở về và xuất hiện ở Trung tâm văn Liễu Quán TP Huế được nhiều báo chí đăng rầm rộ lại hồi năm ngoái khiến h́nh ảnh một người đẹp huyền thoại trong đầu những người ṭ ṃ bổng tróc lóc nham nhở ít nhiều.
Tôi không hiểu bà xuất hiện với ư nghĩa ǵ hay v́ cả nể với nhóm có thời quậy nát Huế (*) trong khi thời nhan sắc qua rồi, trễ tràng rồi cho nên mặc dù bà được số bạn xưa niềm nở âu yếm đón mời, được bà Thái Kim Lan, ông Bửu Ư hết lời ca tụng trong gian pḥng có những chụp đèn trắng lờ nhờ trên trần hắt bóng thấy lô xô một số người ngồi nh́n bà Bích Diễm vận áo dài the đen in từng chùm lá màu tím xoè bung ra trải dài từ trên xuống dưới, trên vai bà choàng tấm khăn san màu tím dịu dàng pha rằn ri những h́nh lập thể quyện lăn quăn mấy sợi giây nho màu xanh phơn phớt pha nâu. Có lẽ bà hồi hộp lắm, tay bà cầm chặt cái micro mặt cười ngượng ngập, nói ngập ngừng, lờ đờ đi tới đi lui.
Coi Clip đó trên Youtube xong, tôi ngắm những tấm h́nh chụp cận ảnh thấy bà Bích Diễm son phấn vừa phải, hai g̣ má màu da bồ quân không c̣n săn chắc cho nên dù bà có sóng mũi thẵng, cao nhưng bị ch́m lỉm không rơ nét bởi những góc thanh tú thanh cảnh trên khuôn mặt không c̣n. Ở tuổi này không ai kỳ vọng bà đẹp, nhưng trong ảnh thần thái bà lu câm với mái tóc không dài, không ngắn, không quăn, không duỗi, không uốn éo một nếp gấp nào cho mỹ thuật. Lại nữa, mái tóc đổ loà xoà trước trán khiến toàn bộ gương mặt bà thiếu đi sắc diện tươi tắn, thiếu đi cái nét phơi phới, ngời ngợi, lồng lộng của mặt hồ, thiếu đi cái tươi mát êm ả của con sông, thiếu đi cái quyến rũ trong veo của gịng suối, mặc dù bà đi đứng chừng mực, ăn nói e dè nhưng dáng bà không phiêu hốt lăng đăng, không phô được nét sang cả quư phái khiến bà giống như con rạch nhỏ lặng lờ.
Tôi cứ tiếc hoài phải chi bà “ẩn mặt” như mấy chục năm nay. Bà hăy để cho người ta giữ hoài trong trí một h́nh ảnh đẹp. Bà hăy để người ta tha hồ tưởng tượng một h́nh bóng thướt tha huyễn hoặc lung linh trong từng câu hát.
Đáng lẽ, bà hăy để bà là “Diễm của những ngày xưa”
Câu chuyện bà Bích Diễm dẫn tôi lùi về dĩ văng để nhớ một người t́nh huyền thoại khác là bà Mộng Cầm.
Năm 1970, ông Đinh Xuân Hoà là người đoạt giải Văn Học Nghệ Thật của Tổng Thống VNCH với kịch bản Hàn Mặc Tử. Sau đó, vở kịch này được giao cho ban kịch Trương Đ́nh Hầu do các cựu kịch sinh trường Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ thành lập do kịch sĩ Đỗ Anh làm trưởng đoàn.
Ban kịch nhận được một kịch bản danh dự, v́ thế đạo diễn thiết kế một sân khấu mới lạ và đơn giản với các diễn viên như: Kịch sĩ Kiều Hạnh (thân mẫu ca sĩ Mai Hương) vai mẹ của Hàn Mặc Tử. Kịch sĩ Lê Hiểu vai Hàn Mặc Tử. Kịch sĩ Đỗ Anh vai chị của Mộng Cầm. Và, người viết bài này (***) vai Mộng Cầm. Ngoài ra c̣n một số kịch sinh khác trong vai Mai Đ́nh vai Cha sở, vai em trai (bạn) của Hàn Mặc Tử…
Một phần để buổi tŕnh diễn có ư nghĩa, chị Đỗ Anh gợi ư nên mời bà Mộng Cầm thật đang sống ở ngoài đời đến dự. May, lúc đó có ông Lê Minh Đạt (người có thời làm Chánh Án Toà Sơ Thẩm Biên Hoà và Cần Thơ) là bạn với gia đ́nh và có liên hệ sao đó với bà Mộng Cầm nên mau mắn giới thiệu và c̣n cho tài xế đưa bà Kiều Hạnh, anh Lê Hiểu và tôi đến Phan Thiết. Dịp này tôi muốn quan sát phong cách cử chỉ của bà Mộng Cầm để đóng vai bà cho giống.
Sau mấy ngày nôn nao. Một buổi sáng cuối tuần, xe chúng tôi dừng trước một nếp nhà khang trang. Bà Mộng Cầm vui vẻ ra đón mời và thù tiếp thật chu đáo, biết khách từ xa đến nên bà đăi chúng tôi bánh trái nước nôi thật xởi lởi rộng răi thân t́nh. Dạo đó, v́ đông con thân h́nh bà nặng nề rồi, nhưng bà c̣n giữ nụ cười hồn hậu thật tươi trên khuôn mặt sáng trưng gần như vuông vức khác xa tấm h́nh đen trắng chụp hồi bà c̣n dáng vóc thanh mảnh mặt mày eo xèo buồn hiu đứng vịn tay nơi hàng rào với chiếc áo màu nguyệt bạch điểm xuyết lờ mờ những vết sọc đăng trong cuốn tạp chí Phổ Thông của cụ Nguyễn Vỹ.
Sau khi chủ khách thăm hỏi, kể chuyện mào đầu, bà Kiều Hạnh tŕnh bày mục đích thăm viếng và lễ phép trao bà Mộng Cầm tấm thiệp mời. Bà nhận tấm thiệp với vẻ cảm động, và đầy hảnh diện v́ bà biết đêm ban kịch diễn ra mắt tại khán pḥng trường Quốc Gia Âm Nhạc & Kịch Nghệ toàn là khách mời đặc biệt từ những Thân hào nhân sĩ, Nghệ sĩ, các Chính khách, các Tổng, Bộ trưởng của thủ đô Saigon. Nhưng bà xin ban kịch thông cảm thứ lỗi v́ một lư do tế nhị nên bà không thể có mặt.
Nghe bà từ chối, chúng tôi ngờ ngợ vấn đề ở chỗ là bà muốn giữ hạnh phúc gia đ́nh nên thôi không nài ép và định chào cáo lui nhưng bà cầm chúng tôi lại kể chuyện này chuyện nọ cho nghe. Trong bầu không khí thân t́nh bà lan man kể về những kỷ niệm của bạn bè-bà con thời thi sĩ Bích Khê cậu của bà. Hỏi tới Hàn Mặc Tử, bà khen anh Trí hiền lắm, nhưng đa t́nh quá, ủy mị quá khiến bà lo ngại vu vơ. Bà kể rất nhiều nhưng có một số t́nh tiết khác với những ǵ mà bạn bè và người em của thi sĩ Hàn Mặc Tử viết lại, tuy nhiên khi nhắc tới Mai Đ́nh, bà tỏ vẻ xúc động và đặc biệt khen ân t́nh của Mai Đ́nh với thi sĩ không tiếc lời.
Theo lẽ hằng thường của trời đất. Tất cả rồi cũng qua đi. Bà Mộng Cầm mất rồi (**). Bây giờ sau mấy chục năm, người viết ngẫm lại thấy sự cương quyết của bà Mộng Cầm không xuất hiện trước công chúng ngày đó là một quyết định hết sức khôn ngoan. Bà muốn giữ h́nh ảnh Mộng Cầm đẹp, huyền thoại măi măi trong tâm tưởng của mọi người.
Phải không?
Thụy Vi
( Hầm Nắng, viết vào ngày bà thứ phi Mộng Điệp qua đời vào ngày 26/6/2011 tại Pháp )
* H́nh bà Ngô Vũ Bích Diễm từ Mỹ trở về xuất hiện trước công chúng tại Trung tâm văn hoá Liễu Quán TP Huế vào đêm 12/3/2010 do lời mời của bà Thái Kim Lan (đang sống tại Cộng Ḥa Liên Bang Đức) trong nhóm Phật Tử Huế tranh đấu của Thích Trí Quang.
** H́nh nữ sĩ Mộng Cầm, tên thật là Huỳnh Thị Nghệ (sinh ngày 17/7/1917 ở Quảng Ngăi) - "người t́nh thơ" của cố thi sĩ tài hoa yểu mệnh Hàn Mặc Tử - vừa qua đời lúc 21h30 ngày 23/7/2007 tại nhà riêng trên đường Trần Hưng Đạo (Phan Thiết, B́nh Thuận), hưởng thọ 91 tuổi.
***
H́nh chụp trong hậu trường (Thụy Vi vai Mộng Cầm). Kịch sĩ Kiều Hạnh vai mẹ Hàn Mặc Tử. (?) và kịch sinh Tuyết Phương vai Mai Đ́nh (người đứng sau bà Kiều Hạnh)
Phạm Thắng Vũ
(Đăng bài theo yêu cầu của tác giả Thụy Vi)
July 02 , 2011.
Bookmarks