Page 1 of 5 12345 LastLast
Results 1 to 10 of 41

Thread: Chính Đề Việt Nam by Ngô Đ́nh Nhu and his group

  1. #1
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Chính Đề Việt Nam by Ngô Đ́nh Nhu and his group


    Những suy nghĩ của những con người kiệt xuất.
    Đọc và thấy họ đúng là những người kiệt xuất và có một tấm ḷng với dân tộc, thấy được cách hành xử chính trực của họ trước các thế lực thù địch với chính họ.



    Ông Ngô Đình Nhu
    1911-1963

    TÙNG PHONG


    CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM




    VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM
    TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI

    HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
    CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA

    CỘNG SẢN
    VÀ SỰ PHÂN CHIA LĂNH THỔ

    ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN
    CỦA DÂN TỘC






    SAIGON
    Nhà Xuất Bản Đồng Nai
    1964


    LỜI TRẦN T̀NH


    Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những nghiên cứu và phân tích dựa trên kinh nghiệm lịch sử của cố vấn Ngô Đ́nh Nhu cùng một số phụ tá thân cận nhằm giúp những cán bộ quốc gia nắm vững con đường xây dựng và phát triển dân tộc. Công cuộc h́nh thành một lược đồ thích hợp cho tương lai dân tộc vừa nhen nhúm th́ biến cố ngày 1 tháng 11 năm 1963 đă làm sụp đổ, hậu quả là những tàn phá sâu rộng về cả mặt nhận thức lẫn nhân tâm, khiến đất nước tiếp tục ch́m đắm trong chiến tranh, nghèo đói và bị các thế lực ngoại lai khống chế.
    Một phần những đề tài này đă được thảo luận trong hàng ngũ cán bộ lănh đạo dưới thời Đệ Nhất Cộng Ḥa, nhưng chưa được đào sâu và áp dụng, nhất là công cuộc xây dựng tầng lớp lănh đạo có đủ khả năng gánh vác trọng trách trong giai đoạn mới cần nhiều thời gian chuẩn bị, nên lược đồ xây dựng cho tương lai dân tộc bị gián đoạn từ đó.

    Trung thành với khát vọng chung, và cùng ôm ấp lư tưởng xây dựng một tương lai lâu dài cho đất nước, một số chiến hữu trung kiên đă cho in tập tài liệu này năm 1964, nhưng t́nh h́nh chính trị bất ổn, và chính quyền quân sự lúc ấy đang chịu những áp lực tư nhiều phía, v́ vậy tập tài liệu quí hiếm này bị coi là di sản của “chế độ cũ” nên bị chôn vùi đến quên lăng.

    Tiếp đến là biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đẩy khối người Việt quốc gia vào tuyệt lộ, giữa lúc cơ đồ tan hoang, ḷng dân thất vọng đến tột cùng. Kẻ ở người đi, từng người dân lênh đênh theo vận nước, con đường giải phóng dân tộc khỏi ách độc tài đảng trị của cộng sản để tái xây dựng một quốc gia phú cường chỉ c̣n là ảo ảnh. Khát vọng xây dựng đất nước của những người hằng thao thức và nặng ḷng với quê hương rà soát lại, và nhận ra rằng con đường đă có sẵn, làm sao cùng khởi động để tiến tới việc tái cấu trúc mô h́nh đă bị bỏ dở trước đây. Năm 1988, tập tài liệu được tái bản tại Hoa Kỳ do một nhóm thân hữu đă cùng sát cánh bên nhau trong nhiều năm, trong ấy phải kể đến các ông Cao Xuân Vỹ, Lê Văn Đồng, Phan Xứng, Đỗ La Lam, và một số thân hữu khác. Nhưng nỗ lực lần này cũng không đi xa hơn, tập tài liệu gần như biến mất trên thị trường sách báo. Trong khi lớp cán bộ quốc gia đă một thời đóng góp cho đất nước lần lượt ra đi theo định luật của thời gian, thế hệ kế tiếp làm mắt xích nối kết chu kỳ lịch sử chưa sẵn sàng bắt tay vào công việc c̣n dang dở; trong khi đất nước bị Cộng Sản đẩy vào nghèo đói chậm tiến và lạc hậu suốt hơn ba thập niên qua.

    Đứng trước hoàn cảnh Việt Nam hôm nay những người thật sự quan tâm tới vận mệnh dân tộc không khỏi âu lo khi nh́n thấy cơ đồ của tổ tiên đang bị kẻ thù phương bắc bao vây và gặm nhấm từng phần từ khắp mọi lănh vực; bên trong th́ bè lũ tham ô ngu dốt đang tiếp tay cho giặc làm bại hoại sức đề kháng, nhằm triệt hạ ư chí quật cường của dân tộc nên nguy cơ nước ta lại rơi vào ách thống trị phương bắc không c̣n là vấn đề bàn căi, mà chỉ là thời gian, nếu chúng ta không sớm thức tỉnh.

    T́m lại những bài học lịch sử của tiền nhân để áp dụng vào con đường cứu nước và dựng nước trong thời đại hôm nay, thật ra đă có sẵn ngay trong tập tài liệu này. Nếu đem đối chiếu những diễn biến chính trị toàn cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong mấy chục năm qua, th́ chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa khâm phục, v́ những diễn tiến ấy đă được đề cập đến, và phân tích một cách chính xác cách nay đă gần 50 năm. Do đó điểm hội tụ nhưng trăn trở của lớp sĩ phu trong nước cũng như ở hải ngoại muốn nh́n thấy hướng đi tương lai của dân tộc hiện rơ nét ngay trong tập Chính Đề Việt Nam này. Tập tài liệu không vạch ra những chi tiết, v́ đó là một lược đồ mang tính lịch sử, không phải chỉ một hai thế hệ, mà là sự nối tiếp của một ngàn năm lịch sử, và sẽ kéo dài đến hàng ngàn năm về sau. Do đó lược đồ này cần được nghiên cứu sâu rộng để soạn thảo thành những tài liệu chi tiết của từng vấn đề, hầu có thể áp dụng hiệu quả vào công cuộc chung của đất nước. Đây là một công tŕnh nghiên cứu cần sự góp sức của nhiều khối óc ở trong nước cũng như hải ngoại.

    V́ vậy dù gặp muôn vàn khó khăn, nhóm chủ trương quyết định ấn hành tập tài liệu này, nhằm tái khởi động sức phấn đấu của dân tộc trong giai đoạn cấp bách hiện nay.

    Chúng tôi mong ước tập tài liệu này sẽ được đón nhận và trở thành những mắt xích nối kết những người có cùng khát vọng phát triển và xây dựng một nước Việt Nam cường thịnh, trong đó người dân thật sự quyết định lấy vận mệnh của chính ḿnh.

    Ấn hành tập tài liệu này, nhóm chủ trương không nhắm mục đích tài chánh, do đó không để giá tiền như những ấn phẩm lưu hành trên thị trường, mà là muốn giữ ǵn một công tŕnh nghiên cứu có giá trị vượt thời gian đă bị chôn vùi đến quên lăng gần nửa thế kỷ qua; mà theo thiển nghĩ của chúng tôi không thể đánh giá công tŕnh trí tuệ thượng thặng này bằng tiền bạc được. Hơn nữa công tŕnh này nên trở thành sở hữu chung của mọi người, nhất là những ai đă có dịp đọc qua, chắc chắn không thể phủ nhận giá trị đích thực của nó, và nên chia sẻ với những người cùng chung chí hướng để góp sức cho một tương lai tốt đẹp hơn.

    Điều mong ước sau cùng của chúng tôi là tập tài liệu này sẽ không là nguyên cớ cho bất kỳ phiền phức nào cho ai, dầu ở trong nước hay tại hải ngoại.

    Chúng tôi hết ḷng kính trọng và biết ơn những bậc đàn anh đă nêu gương yêu nước và kiên tŕ khích lệ các thế hệ tương lai nối tiếp con đường của cha anh.

    Sài-g̣n, Mùa Xuân 2009.



    LỜI NHÀ XUẤT BẢN



    Nhà xuất bản HÙNG VƯƠNG hân hạnh giới thiệu với quư độc giả cuốn “CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM” được tái bản lần đầu tiên tại hải ngoại. Tập tài liệu nghiên cứu này do một nhóm chiến sĩ trong bộ phận nghiên cứu chính trị của Đệ Nhất Cộng Ḥa soạn thảo để kính tặng các chiến sĩ vô danh của cộng đồng quốc gia Việt Nam. Cuốn sách này đă được xuất bản vào thời đệ Nhị Cộng Ḥa, nhưng chỉ lưu hành giới hạn trong tầng lớp cán bộ lănh đạo.

    Khi được đọc một phần cuốn sách này, chúng tôi đă bị lôi cuốn, say mê và chúng tôi cảm thấy bừng dậy trong chúng tôi một phấn khởi lạ lùng, chúng tôi không diễn tả được rơ ràng, nhưng chúng tôi đă tự hỏi, phải chăng đó là hồn thiêng sông núi đă ấp ủ trong ḷng chúng tôi từ khi mới ra đời, và bây giờ mới có dịp bừng dậy.

    Sách mở đầu bằng một lời vắn tắt của một đại văn hào Nhật Bổn, Đức Phú Tô Phong, nói rằng: “Một dân tộc hùng cường là một dân tộc giàu Chiến Sĩ Vô Danh.” Phải chăng tác giả muốn ngụ ư rằng dân tộc Việt Nam cũng là một dân tộc hùng cường v́ dân tộc Việt Nam cũng giàu Chiến Sĩ Vô Danh? Thật đúng vậy, xét trong lịch sử nước nhà, dầu nước ta đất hẹp dân nghèo, sống sát cạnh những nước khổng lồ, đất rộng dân đông, phía Bắc là Trung Hoa, phía Nam là Ấn Độ biết bao phen bị xâm lăng, mà với chí quật cường của các chiến sĩ vô danh trước khi trở thành anh hùng dân tộc, đă đánh đuổi được kẻ xâm lăng để cứu nước và dựng nước.

    Những TRẦN HƯNG ĐẠO, LƯ THƯỜNG KIỆT, LÊ LỢI, NGUYỄN HUỆ v.v... chỉ là những ngọn sóng mà chúng ta trông thấy được. Dưới các ngọn sóng ấy c̣n âm ỉ một sức mạnh vô song, tuy âm thầm lặng lẽ mà bền bỉ kiên tŕ để thúc đẩy cho các ngọn sóng lên cao. Chính đó là sức mạnh của các chiến sĩ vô danh, đó chính là gia tài của Dân Tộc.

    Các nhà nghiên cứu đă căn cứ vào truyền thống hào hùng của các dân tộc mà họ gọi là “các giá trị tiêu chuẩn” của các dân tộc ấy để thấy trước bước đường tiến tới của họ về sau.

    Xin lấy một vài thí dụ điển h́nh: Giá trị tiêu chuẩn của Nga Sô là trụ vào nền văn hóa phong phú “La, Hy” cho nên nếu họ có dùng đường lối độc tài sắt máu của cộng sản để chống lại áp lực của các nước phương Tây khác, th́ họ chỉ dùng đường lối sắt máu cộng sản như là một phương tiện giai đoạn. Không chóng th́ chầy dân tộc Nga sẽ trở về với các giá trị cổ truyền “La, Hy”. Nước Trung Hoa bị văn minh kỹ thuật Tây phương kiềm chế nên đă dùng đường lối tranh đấu cộng sản để mong thoát ra khỏi ṿng phong toả, nhưng nền đạo lư cổ truyền Khổng Mạnh đông phương không thể dung nạp đường lối cộng sản lâu dài và sẽ không để cho cộng sản xích hóa Trung Hoa, trái lại cộng sản sẽ bị “Trung Hoa hóa” như lời của đại văn hào Cô Hồng Phong tiên đoán cách đây hơn bốn chục năm và gần hơn đă được Mao Trạch Đông xác nhận rằng việc sử dụng đường lối cộng sản chỉ là phương tiện giai đoạn, để dân tộc họ qua khỏi đoạn đường bị kiềm tỏa và bị uy hiếp của Tây phương.

    Bây giờ hăy nh́n về Nhật Bổn là nước có một hoàn cảnh như nước Việt Nam chúng ta trước kia, cũng bị văn minh Tây phương vây hăm và uy hiếp, nhưng vua quan Nhật Bổn đă sáng suốt mở cửa đón nhận văn minh kỹ thuật Tây phương để dùng kỹ thuật Tây phương chống lại các áp lực Tây phương, cho nên họ đă thành công trong việc phát triển dân tộc họ. Họ đă đưa được dân tộc họ từ một nước kém mở mang, chỉ hưởng thụ văn minh, lên một nước phát triển hùng mạnh, được dự phần đóng góp các tinh hoa dân tộc Phù Tang vào văn minh nhân loại. Trong lúc Nhật Bổn mở rộng cửa đón nhận văn minh Tây phương th́ Vua Quan nước ta cũng như Trung Hoa “bế quan tỏa cảng” để giam hăm dân tộc ḿnh trong cảnh nghèo nàn lạc hậu?
    Trung Hoa bây giờ đă tỉnh mộng, đă thấy rằng đường lối độc tài sắt máu không c̣n thích hợp và đang theo đà tiến hoá của nhân loại, và cũng như Nga Sô, sẽ bỏ đường lối sắt máu độc tài để trở về với văn minh nhân loại là bảo đảm hạnh phúc cho con người... V́ chính hạnh phúc của Con Người (Personne Humaine) mới là cùng đích của Xă Hội, của cuộc đời Xă Hội chỉ là khung cảnh, là phương tiện để gây hạnh phúc đích thực cho con Người.

    Việt Nam, một dân tộc bất hạnh đă phải đứng chịu trận để các lực lượng, cả tư tưởng văn hóa lẫn vơ lực quân sự, từ quá khứ xa xưa đến thời hiện tại, khi đi từ Tây sang Đông, từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và từ Nam lên Bắc, đă dừng lại trên mảnh đất nhỏ bé này để dày xéo, nhào nặn, làm đủ tội t́nh, kể cả đặt ách thống trị hà khắc lên dân tộc chúng ta. Trong cái không may đó đă cho dân tộc chúng ta một cái may to lớn hơn là nhờ ở vị trí Ngă Tư đường Di Dân Quốc Tế đó mà dân Việt Nam đă phải cố gắng hết ḿnh để trường tồn. Nhờ sức cố gắng âm thầm lặng lẽ nhưng dẻo dai kiên tŕ, liên tục truyền từ đời nọ sang đời kia, để tạo cho dân tộc một sức chịu đựng dẻo dai vô tận và một ư chí quật cường dũng mănh. Ngày nay sức chịu đựng bền bỉ, sức cố gắng kiên tŕ và ư chí quật cường dũng mănh đă thành gia sản truyền thống của dân tộc.

    Các bậc Cha Anh đă chứng minh sự kiện đó khi được cơ hội tiếp xúc với các dân tộc Âu Châu trong các trường Đại Học danh tiếng và bây giờ các con cháu chúng ta cũng đang chứng minh điều đó trong các trường Đại Học danh tiếng của Hợp Chủng Quốc. Các Chiến Sĩ Vô Danh của cộng đồng dân tộc đang khắc khoải, đang lo lắng cho tiền đồ tổ quốc hăy để ư đến điểm này để vững tin vào tương lai huy hoàng của Việt Nam. Tùng Phong đă có lư khi nói rằng mục đích cuối cùng không phải là Độc Lập hay Thống Nhất Quốc Gia, mà chính là “PHÁT TRIỂN DÂN TỘC”.
    Cuốn CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM đă đặt nước Việt Nam cùng các nước khác trên thế giới trong bối cảnh cách đây hơn 30 năm ṛng. Các diễn biến tại các nước đă tuần tự xảy ra như đă tiên liệu để chứng minh giá trị chính xác của các công tŕnh nghiên cứu.

    T́nh h́nh Việt Nam cũng đă xét đến trong bối cảnh hồi đó, những khó khăn được đề cập đến đă tuần tự diễn biến và vẫn c̣n là những khó khăn của ngày hôm nay.

    Hướng đi để có thể phát triển dân tộc, đă được phác họa, tuy rất đại cương; nhưng các nét chính yếu cũng đủ chính xác và hữu hiệu để thế hệ chúng ta hôm nay, cả già lẫn trẻ, có thể dùng làm mực thước đề đưa dân tộc ta từ hoàn cảnh đen tối, mịt mù, đến cảnh sáng lạng rực rỡ để đóng góp phần tinh hoa của ḿnh vào nền văn minh huy hoàng của nhân loại đang trên đà tiến triển.

    Chúng tôi kỳ vọng khi tái bản cuốn sách nghiên cứu công phu này vào sự thành công của các Chiến Sĩ Vô Danh của cộng đồng quốc gia, mà quốc gia là gồm tất cả các tầng lớp nhân dân từ cực HỮU đến cực TẢ.

    Chúng tôi cũng hy vọng rằng các chiến sĩ vô danh của Đệ Nhất Cộng Hoà, đừng v́ mặc cảm tuổi tác hay hoàn cảnh khắc nghiệt mà bỏ lỡ cơ hội để thực hiện các chương tŕnh lớn lao đă phải bỏ dở dang với cái chết tức tưởi của Tổng Thống NGÔ Đ̀NH DIỆM.

    Nhà xuất bản Hùng Vương đặt nhiều kỳ vọng vào các Chiến Sĩ Vô Danh của cộng đồng dân tộc, cả các bậc tiền bối lẫn các bạn hậu sinh.

    Kính cáo.

    Nhà xuất bản Hùng Vương

    Los Angeles

    (Còn tiếp)
    Last edited by longquan; 08-11-2011 at 08:25 AM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    613
    Cuốn sách này rất hay. Không biết dịch giả sau này có thêm vào không, chứ theo cuốn sách th́ bọn CS ḷi mặt chuột ra cách đây 50 năm rồi.
    Tổng hợp rất nhiều kiến thức, thông tin vào những năm đó chứng tỏ ông Quản thư này mọt sách rất nhiều.

    Cuốn sách này nên được đưa vào giảng dạy trong chương tŕnh Đại học, đúng như tiêu đề của nó để trang bị cho SV cái nh́n cũng như tinh thần yêu nước. (Ít ra cũng thay được cái môn "Lịch sử Đảng" quái dị kia).

    Chúng ta cần copy nhiều bản vào nhiều forum để mọi người có thể đọc.

  3. #3
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Chính Đề Việt Nam by Ngô Đình Nhu and his group

    Tiếp theo


    BỐI CẢNH CỦA VẤN ĐỀ


    Nước Việt Nam là một nước nhỏ, nhỏ về dân số, nhỏ về lănh thổ, nhỏ về kinh tế kém phát triển, và nhỏ về sự góp phần của chúng ta vào văn minh nhân loại.
    Trong suốt phần lịch sử nhân loại mà chúng ta được biết tới ngày nay, số phận của các quốc gia nhỏ, từ xưa vẫn không thay đổi. Lúc nào các quốc gia nhỏ cũng phải bị chi phối bởi những trận phong ba băo táp vô trách nhiệm do các nước lớn gây ra. Và lúc nào cũng sống dưới sự đe dọa liên tục của một cuộc ngoại xâm.
    Từ ngày lập quốc, hơn một ngàn năm lịch sử đă chứng minh rằng Việt Nam chúng ta không thoát ra ngoài vận mạng thông thường đó. Hết phải chống Bắc, rồi phải chống Tây, rồi lại phải chống Bắc. Liên tục, và lúc này hơn lúc nào hết, nạn ngoại xâm vẫn đe dọa dân tộc Việt Nam.
    Để duy tŕ ách thống trị của ḿnh, các cường quốc xâm lăng thường áp dụng, đối với các dân tộc bị trị, nhiều biện pháp, tuy có khác nhau về h́nh thức, nhưng chung qui vẫn thuộc hai loại chính:
    * Ngăn ngừa không để cho các quyền lợi kinh tế thuộc vào tay người bản xứ.
    * Kiềm hăm không để cho dân trí phát triển.
    Các loại biện pháp thứ nhứt nhằm mục đích tiêu diệt tất cả các phương tiện vật chất của người bị trị.
    Các loại biện pháp thứ hai nhằm mục đích tiêu diệt những người có khả năng xử dụng các phương tiện vật chất trên, nghĩa là các nhà lănh đạo xứng danh.
    Đối với các dân tộc bị trị hai loại biện pháp trên đều có những hậu quả vô cùng thảm khốc. Tuy nhiên, nếu không có phương tiện của ḿnh th́ c̣n có thể t́m phương tiện khác, chó nếu không có người lănh đạo, th́ dù có phương tiện cũng không xử dụng được.
    V́ vậy cho nên, đối với một quốc gia mà nền độc lập bị đe dọa hay đă mất, th́ phương pháp hữu hiệu nhứt và điều kiện thiết yếu nhứt để chống lại ngoại xâm là nuôi dưỡng và phát triển sự lănh đạo.
    Trong thực tế, nuôi dưỡng và phát triển sự lănh đạo có nghĩa là tạo hoàn cảnh thuận lợi để cho cái tinh túy của tập thể hun đúc nên thiểu số lănh đạo xứng danh.

    Như thế nào là lănh đạo xứng danh?

    Thiểu số lănh đạo và sự thấu triệt vấn đề của cộng đồng
    Trong toàn bộ của cộng đồng, gồm có thiểu số lănh đạo cộng đồng và đại đa số chịu sự lănh đạo. Cộng đồng lành mạnh khi nào giữa thiểu số lănh đạo và đa số chịu sự lănh đạo, sự thông cảm chạy đều, dẫn dắt đến một sự phối hợp hữu hiệu trong mọi công cuộc của cộng đồng.
    - Thiểu số lănh đạo xứng danh phải bao gồm những người có đạo đức. Nghĩa là có “Nhân” theo cổ nhân.
    - Thiểu số lănh đạo xứng danh phải gồm những người có đủ khả năng vật chất, lư trí và tinh thần để ứng phó với các t́nh thế. Nghĩa là có “Dũng” và có “Lược” theo cổ nhân.
    - Thiểu số lănh đạo xứng danh phải gồm những người thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của tập thể. Nghĩa là có “Trí” theo cổ nhân. Đời sống của một cộng đồng cũng như đời sống của một cá nhân, có thể chia thành từng thời kỳ. Trong đời sống của một cá nhân, một thời kỳ trung b́nh mười năm. Đối với một cộng đồng, mỗi thời kỳ cố nhiên phải tương xứng với đời sống cộng đồng và có thể là một vài thế kỷ. Trong mỗi thời kỳ của đời sống, mỗi cá nhân phải đương đầu với một ít vấn đề chánh và đặc biệt của thời kỳ đó. Và mỗi cộng đồng cũng phải giải quyết một số vấn đề chánh, thiết yếu cho cộng đồng, trong mỗi thời kỳ.
    - Thiểu số lănh đạo xứng danh phải thấu triệt vấn đề đó để hướng dẫn cộng đồng trên đường tiến hóa, thích nghi chẳng những với khung cảnh của thế hệ hiện tại, mà lại c̣n với đời sống vĩnh cửu của cộng đồng.
    Các đức tính “Nhân” “Dũng” “Lược” phát sinh từ một căn bản thiên phú, nếu được hoàn cảnh bên ngoài xă hội và cố gắng bên trong cá nhân nuôi dưỡng và rèn luyện, sẽ phát triển đến đúng mức. Nhưng nếu không gặp được cơ hội rèn luyện và phát triển, các đức tính trên, v́ là thiên phú, vẫn tồn tại trong bản chất. Do đó, các đức tính “Nhân” “Dũng” “Lược” là những điều kiện chủ quan. “Trí” nghĩa là thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng, là một điều kiện khách quan. Bởi v́ sự thấu triệt vấn đề chỉ có thể được thực hiện bằng cách sưu tầm, khảo cứu, phân tích, lĩnh hội, quan sát và tổng kết những tài liệu bên ngoài liên quan đến vấn đề. Không có tài liệu bên ngoài th́ một bộ óc dù thông minh xuất chúng, cũng không làm sao hiểu được vấn đề.
    Các đức tính trên đều cần thiết cho một sự lănh đạo xứng danh. Tuy nhiên, trong thực tế, sự khiếm khuyết một trong các đức tính, không mang đến những hậu quả như nhau.
    Một sự lănh đạo có đủ “Nhân” “Dũng” “Lược” nhưng không thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng không thể đưa con thuyền cộng đồng đến chiến thắng.
    Một sự lănh đạo, dù thiếu “Nhân” “Dũng” “Lược”, nhưng lại thấu triệt vấn đề của cộng đồng, vẫn có hy vọng mang thắng lợi về cho cộng đồng, dù rằng thắng lợi đó phải trả bằng những gian lao và tang tóc.
    Chúng ta có thể ví trường hợp thứ nhất với trường hợp của một người có xe và đánh xe rất tài, phát tốc độ, kềm cương ngựa tới, kéo ngựa lui, quanh phải, quanh trái vừa mau lẹ, vừa khoan thai không ai b́ kiẹp. Nhưng lộ tŕnh lại không biết. Như thế, dù xe có phóng nước lớn và vượt ngh́n dặm cũng không đưa được khách đến nơi cần phải đến, v́ chính người đánh xe cũng không biết đó là nơi nào. Trường hợp thứ hai là trường hợp của một người không xe và cũng không biết đánh xe, nhưng lại thấu triệt lộ tŕnh. Như vậy những người đồng hành với người này, có ngày sẽ đến nơi phải đến, tuy biết rằng cuộc hành tŕnh sẽ đầy gian lao và đ̣i hỏi nhiều kiên nhẫn.
    Suy luận như trên đây không có nghĩa là muốn chứng minh rằng “Nhân” “Dũng” “Lược” không thiết yếu cho sự lănh đạo. Nhưng để chỉ rơ rằng mặc dù các đức tính “Nhân” “Dũng” “Lược” “Trí” đều cần thiết, tuy nhiên sự thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là quan trọng hơn cả.
    Như thế th́, tới đây, chúng ta đă làm sáng tỏ được ba điểm:
    1. Việt Nam của chúng ta là một nước nhỏ và yếu, lúc nào cũng bị nạn ngoại xâm đe dọa.
    2. Trong công cuộc chống ngoại xâm, một khí giới hữu hiệu nhứt là phát triển lănh đạo.
    3. Trong công cuộc phát triển lănh đạo, điều kiện thiết yếu cần được thỏa măn là: Thiểu số lănh đạo phải thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.

    Đa số chịu lănh đạo và vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.

    Sự thấu triệt vấn đề của cộng đồng quan hệ như thế nào đối với thiểu số lănh đạo, trên đây chúng ta đă thấy.
    Một cộng đồng trong toàn bộ gồm nhiều phần tử cá nhân hợp thành, chia làm hai khối, thiểu số lănh đạo và đa số chịu sự lănh đạo. Thiểu số lănh đạo có trách nhiệm với vận mạng của cộng đồng.
    Cộng đồng có tồn tại mới bảo đảm được phát triển của cá nhân. Cộng đồng tồn tại nhờ cố gắng và hy sinh của cá nhân, t́nh nguyện hay cưỡng bách, đóng góp. Nhưng lư do của cuộc sống là sự thỏa măn ước vọng chánh đáng của cá nhân.
    Nói một cách khác, lư do của cuộc sống là lư do cá nhân. Mà điều kiện của cuộc sống là điều kiện cộng đồng. V́ thế cho nên, ngay trong bản chất đă có sự mâu thuẫn giữa quyền lợi của cộng đồng và quyền lợi của cá nhân trong cộng đồng. Một mâu thuẫn như thế thuộc vào loại mâu thuẫn lúc nào cũng có ở trong nội tâm của mọi cuộc phối hợp sáng tạo giữa hai lực lượng tương phản.
    Cứu cánh của sự lănh đạo là thực hiện một trạng thái điều ḥa tuyệt đối giữa hai quyền lợi mâu thuẫn, cá nhân và cộng đồng. Nếu sự điều ḥa được thực hiện dưới h́nh thức một sự thăng bằng động tiến, nghĩa là hai lực lượng tương phản sẽ dựa nhau và kích thích nhau để tiến, th́ toàn thể cộng đồng sẽ tiến triển. Nếu sự điều ḥa được thực hiện dưới h́nh thức một sự thăng bằng tĩnh chỉ, nghĩa là hai lực lượng tương phản sẽ đóng khung và kềm giữ nhau, toàn thể cộng đồng sẽ mất đà tiến và trở thành trụ đóng. Nếu sự điều ḥa không được thực hiện, cộng đồng sẽ tan vỡ.
    Nhưng sự mâu thuẫn giữa hai quyền lợi cá nhân và cộng đồng không phải lúc nào cũng quyết liệt. Trong những thời kỳ b́nh thường của cộng đồng, cộng đồng không đứng trước một thử thách khó khăn, và không đ̣i hỏi nhiều sự đóng góp của cá nhân. Trong những thời kỳ đó, sự mâu thuẫn dịu đi – và công cuộc lănh đạo chú trọng đến việc giữ cho trật tự xă hội được mọi người tôn trọng, và đời sống của mỗi cá nhân được phát triển.
    Nhưng ở vào những thời kỳ mà cộng đồng phải đương đầu với một cuộc thử thách nghiêm trọng, và v́ sự sống c̣n của cộng đồng, đ̣i hỏi những đóng góp to tát của cá nhân, sự mâu thuẫn trên lên đến cực độ. Sự lănh đạo ngoài sự bảo vệ trật tự xă hội c̣n phải qui tụ những phưong tiện vật chất và nhân sự vượt quá mức thông thường để đưa cộng đồng lướt qua các trở lực.
    Sự mâu thuẫn trở thành cực kỳ trầm trọng. Trạng thái điều ḥa rất khó thực hiện và sự tan vỡ của cộng đồng có thể đến bất cứ lúc nào.
    Như thế, sự mâu thuẫn, khi nhẹ khi nặng, lúc nào cũng có. Trong thực tế, sự mâu thuẫn giữa hai quyền lợi, cộng đồng và cá nhân, sẽ biến h́nh thành sự mâu thuẫn giữa thiểu số lănh đạo và đa số chịu sự lănh đạo, v́ thiểu số lănh đạo nhân danh cộng đồng đ̣i hỏi sự đóng góp của đa số chịu sự lănh đạo. Sự mâu thuẫn càng ác liệt, nếu đại đa số không ư thức cộng đồng và không hiểu biết vấn đề cần giải quyết của cộng đồng. Trường hợp này càng dễ xảy ra trong các cộng đồng nghèo nàn về vật chất và ấu trĩ trong tổ chức. Đa số chịu lănh đạo không được cộng đồng bảo đảm cho những cần thiết tối thiểu và sơ đẳng nên không có lư do tâm lư để biết đến cộng đồng, và, mải bận tâm giải quyết các vấn đề của đời sống hằng ngày, không có thời giờ mà hiểu biết vấn đề của cộng đồng.
    Trong những thời kỳ b́nh thường, có thể miễn cưỡng thay thế sự tự ư tham gia của đa số chịu sự lănh đạo vào đời sống của cộng đồng bằng sự cưỡng bách tôn trọng luật lệ của cộng đồng. Nhưng trong những thời kỳ thử thách th́ uy tín vững chắc của một lănh tụ, hay sự cưỡng bách bằng vơ lực cũng không thay thế được sự đóng góp có ư thức vào nhu cầu của cộng đồng.
    Và điều kiện thiết yếu để thực hiện sjư tự giác đóng góp như vậy là đa số chịu sự lănh đạo phải ư thức cộng đồng và hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng. Có như vậy thiểu số lănh đạo và đa số chịu sự lănh đạo mới phối hợp điều ḥa và tạo cho cộng đồng sinh lực cần thiết để vượt qua các thử thách quyết liệt đang đợi chờ.

    Nhiều hậu quả trực tiếp

    Sự liên hệ đương nhiên giữa thiểu số lănh đạo và đa số chịu sự lănh đạo trong một cộng đồng cũng đă đặt cho đa số chịu lănh đạo sự cần thiết phải hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.
    Hơn nữa, trong thực tế, nếu đa số chịu lănh đạo ư thức vấn đề của cộng đồng, th́ cộng đồng c̣n có thể tránh được nhiều bước lỡ lầm mà hậu quả sẽ rất tai hại cho các công cuộc chung.
    Đa số chịu lănh đạo càng ư thức được vấn đề chung, th́ đường đất xoay trở càng rộng cho chiến thuật hành đồng của thiểu số lănh đạo. Cuộc tranh đấu càng gay go, chiến thuật càng trở nên khuất khúc và bất ngờ. Và như vậy sự phối hợp giữa thiểu số lănh đạo và đa số chịu lănh đạo sẽ không sứt mẻ và cái sắc bén của chiến thuật không bị sờn. Kẻ địch không lợi dụng được hoàn cảnh nghiêm khắc do cuộc thử thách tạo ra để ly gián giữa thiểu số và đa số của cộng đồng.
    Mọi sự lănh đạo đều phải chịu sự phê b́nh. Có phê b́nh xây dựng và có phê b́nh đả phá. Ngay trong lúc b́nh thường, đa số chịu lănh đạo cũng không dễ dàng phân biệt được sự phê b́nh xây dựng với sự phê b́nh đả phá. Trong những lúc nhiệt độ không khí tranh đấu lên cao và bao trùm mọi việc th́ sự nhận định càng dễ bị đánh lạc hướng và thiện chí càng dễ bị lợi dụng bởi những chủ trương phá hoại. Tuy nhiên, nếu đa số chịu lănh đạo ư thức vấn đề của cộng đồng, th́ ít nhiều cũng sẽ có một tiêu chuẩn để nhận xét tính chất của sự phê b́nh và không bị những chủ trương phá hoại lừa gạt. Ví như hành khách, có thể không thấu lộ tŕnh như người lái xe, nhưng nếu nhiều hành khách có ư thức về lộ tŕnh th́ người lái xe khó mà mang một lộ tŕnh lạ vào thay thế cho lộ tŕnh mà nhiều người biết qua.
    Một sự lănh đạo chân thành v́ quyền lợi của cộng đồng cũng có lúc phạm vào những lỗi lầm mà hậu quả sẽ có hại cho cộng đồng. Nhiều cuộc đầu cơ khéo ngụy trang có thể lừa gạt đa số chịu lănh đạo của cộng đồng. Trong hai trường hợp trên đa số có thể bị lôi cuốn vào những công việc tai hại. Và do đó có thể dẫn dắt cộng đồng đến chỗ sụp đổ.
    Đa số chịu lănh đạo dù không thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng, nhưng nếu đă có ư thức, cũng có thể kịp thời nghe theo những lời cảnh tỉnh xây dựng và từ chối không dự vào những công cuộc đưa cộng đồng vào ṿng tiêu diệt.
    Càng phân tích các trường hợp như trên, chúng ta càng nhận thấy tính cách thiết yếu của sự hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng đối với đa số chịu lănh đạo.

    Nhiều hậu quả gián tiếp

    Đối với một cộng đồng quốc gia nhỏ và yếu như quốc gia của chúng ta, lúc nào cũng bị nạn ngoại xâm đe dọa, sự ư thức vấn đề của cộng đồng đối với đa số chịu lănh đạo c̣n hàm nhiều hậu quả tuy gián tiếp nhưng rất là quan trọng.
    Trong những thời kỳ phải đương đầu với nhiều thử thách quyết liệt, vận mạng của cộng đồng bị đe dọa, thiểu số lănh đạo bắt buộc phải đ̣i hỏi ở đa số chịu lănh đạo nhiều cố gắng phi thường, nhiều hy sinh nặng nề và nhiều đóng góp to tát. Nhưng nếu trong hoàn cảnh đó, đa số chịu lănh đạo lại không ư thức đúng mức vấn đề của cộng đồng, th́ chẳng những sự góp phần của họ sẽ miễn cưỡng và không xứng đáng, mà lại c̣n sẽ phát sinh một hiện tượng tâm lư rất nguy hiểm cho cộng đồng. V́ tin rằng bị cưỡng bách đóng góp một cách quá đáng vào một công cuộc mà họ không hiểu, đa số chịu lănh đạo càng ngày càng bất măn đối với thiểu số lănh đạo. Và lần lần sự bất măn biến thành căm thù và cuối cùng vùng lên thành phẫn nộ. Đến cực độ này, đa số chịu lănh đạo sẽ trở thành một công cụ sắc bén cho bất cứ một kẻ ngoại xâm nào biết thừa cơ hội đứng lên khoácc áo nghĩa hiệp giải phóng cho đa số tự cho là bị thiểu số lănh đạo bóc lột.
    Trong lịch sử của chúng ta, sự thất bại của nhà Hồ và cuộc xâm lăng nước ta của quân Minh tiếp theo đó, là một sự kiện lịch sử điển h́nh cho trường hợp vừa phân tích trên đây. Hồ Quí Ly quyết định thực hiện một cuộc cách mạng toàn diện cho dân tộc Việt Nam. Xét lại sử liệu, cuộc cách mạng theo nhà Hồ quan niệm, nếu thành công đă thay đổi hẳn cuộc tiến hóa của dân tộc. Nghĩa là con đường nhà Hồ đă vạch ra là con đường vô cùng lợi ích cho cộng đồng. Nhưng Hồ Quí Ly, để thực hiện chương tŕnh, đă cưỡng bách đa số chịu lănh đạo đóng góp nặng nề, trong khi đa số không ư thức được vấn đề của cộng đồng. Và những biến cố đă xảy ra như ta đă biết: Quân Minh đă lấy danh nghĩa giải thoát dân tộc Việt Nam khỏi tay một tên soán ngôi, để cướp cả nước của chúng ta.
    Trong ví dụ lịch sử trên đây, nếu đa số chịu lănh đạo hiểu biết được ít nhiều vấn đề, đă tránh cho chúng ta một trong bảy cuộc xâm lăng mà nước Tầu đă dành cho chúng ta trong một ngàn năm lịch sử.
    Nhưng sự hiểu biết vấn đề của cộng đồng đối với đa số chịu lănh đạo không những có một hiệu quả tiêu cực đối với nạn ngoại xâm, như chúng ta vừa thấy trên đây, mà lại c̣n có một hiệu quả tích cực trong công cuộc chống lại nạn ngoại xâm lúc nào cũng đa dọa chúng ta. Những lư lẽ để chứng minh sự kiện này lại nằm trong một ngàn năm lịch sử của dân tộc Việt chống lại Trung Hoa.
    Kinh nghiệm lịch sử của chúng ta chứng tỏ rằng, rốt cuộc lại, không phải ngoại giao, cũng không phải quân lực đă giúp cho chúng ta mấy lần đánh bại các cuộc xâm lăng của Trung Hoa và mấy lần quật khởi sự thống trị ác nghiệt của họ. Bởi v́, ngoại giao chỉ mạnh khi nào có quân lực mạnh làm hậu thuẫn. Và bởi v́, dù dũng lược có thừa, nhưng tài nguyên vật chất và nhân lực của chúng ta giới hạn th́ quân lực của chúng ta cũng giới hạn.
    Chúng ta đă đánh bại quân xâm lăng và quật đổ ách thống trị v́ chúng ta có người lănh đạo và ư thức quốc gia được hun đúc và nuôi dưỡng cũng như vấn đề của quốc gia được giải thích sâu rộng trong đa số chịu lănh đạo. Như vậy th́ sự đa số chịu lănh đạo ư thức cộng đồng quốc gia và hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là lợi khí sắc bén nhứt để cho một quốc gia nhỏ và yếu như chúng ta chống lại nạn ngoại xâm.
    Các trường hợp đă phân tích trên đây chứng minh rằng sự đa số chịu lănh đạo hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng hàm chứa nhiều hậu quả ích lợi thiết yếu cho cộng đồng.
    Nếu chúng ta nh́n nhận rằng, sự đa số chịu lănh đạo hiểu biết vấn đề mặc nhiên sẽ đưa đến sự đa số chịu lănh đạo tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào chính sự của cộng đồng.
    Và nếu chúng ta lại nh́n nhận rằng, sự đa số chịu lănh đạo tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào chính sự của cộng đồng là bản chất của tinh thần dân chủ, th́ các điểm sau đây lại được sáng tỏ:
    1. Chỉ có sự tôn trọng tinh thần dân chủ mới là một lợi khí sắc bén nhứt để cho một nước nhỏ và yếu như nước chúng ta chống lại ngoại xâm.
    2. Phát huy sự hiểu biết của đa số chịu lănh đạo đối với vấn đề cần phải giải quyết của quốc gia là góp phần tích cực nhất vào công cuộc xây dựng và củng cố tinh thần dân tộc.
    Một ví dụ cụ thể và khắc tín
    Trên đây chúng ta đă dẫn chứng để quả quyết hai điều.
    * Thiểu số lănh đạo thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là một điều thiết yếu cho cộng đồng.
    * Đa số chịu lănh đạo hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là một điều thiết yếu cho cộng đồng.
    Các biến cố dồn dập xảy ra trong lịch sử Việt Nạm từ hai mươi năm nay mà mọi người đều c̣n ghi nhớ có thể lấy làm một ví dụ cụ thể và minh xác để chú giải hai điều trên đây.

    Thiểu số lănh đạo và vấn đề


    Từ hai mươi năm nay và c̣n trong nhiều năm nữa, các biến cố chính trị ở Việt Nam đều phát sinh từ sự tranh giành ảnh hưởng giữa hai chủ trương Quốc Gia và Cộng Sản. Mặc dù toàn bộ Việt Nam đều bị sự chi phối nặng nề của hai thế giới Tự Do và Cộng Sản, sự hơn kém giữa hai chủ trương vẫn tùy thuộc ở một số yếu tố nội bộ quyết định, trong số đó sự lănh đạo chiếm một vai tṛ quan trọng.
    Sau này trong phần chính của quyển sách, chúng ta sẽ phân tích với nhiều chi tiết những lư do v́ sao chủ trương Cộng Sản chẳng những sẽ không giải quyết được vấn đề của quốc gia Việt Nam trong thời kỳ nầy của cộng đồng mà lại c̣n sẽ đưa dân tộc vào một con đường đen tối cho nhiều thế hệ trong tương lai.
    Mặc dù lư trí của phần đông chưa quan niệm được một cách rơ rệt hiểm họa trên, nhưng số người trong mọi tầng lớp ngày càng chống lại chủ trương Cộng Sản càng tăng, v́ ghê sợ phương pháp cai trị tàn bạo của họ và ư thức ít nhiều về sự họ từ chối không nh́n nhận lư do cá nhân của cuộc sống.
    Đă thế một sự kiện không khỏi làm cho chúng ta suy nghĩ. V́ sao, trong hoàn cảnh đó, chủ trương Cộng Sản lại càng ngày càng lấn áp chủ trương Quốc Gia?...
    Các lănh tụ quốc gia, lo cho vận mạng của nước nhà, đă để nhiều tâm trí t́m câu trả lời.

    Lư thuyết tranh đấu


    Nhiều người tin rằng, sở dĩ chủ trương Cộng Sản thắng thế là v́ nhờ có một lư thuyết tranh đấu. Để đối Phó với chủ trương Cộng Sản th́ ngược lại chủ trương Quốc Gia không có một lư thuyết tranh đấu. Do đó từ hai mươi năm nay, nhiều lư thuyết đă được tạo ra. Nhiều lư thuyết lấy một học thuyết triết học hay tôn giáo làm căn bản. Một số khác mượn nền tảng của một chủ nghĩa tranh đấu chính trị đă, trong một lúc nào đó và tại một nơi nào đó trên thế giới, chống lại chủ nghĩa Cộng Sản. Đối với một vài lư thuyết, tư tưởng hoàn toàn đóng khung trong giới hạn dân tộc. Một vài lư thuyết khác khoáng đạt hơn dựa trên một hệ thống tư tưởng của các triết học danh gia thế giới.
    Có nhiều xu hướng lại mang lập trường Quốc Gia để chọi lại lập trường Quốc tế, xem như là lập trường của Cộng Sản. Và quên đi rằng đối với một quốc gia, ngay cả các quốc gia Cộng Sản, mọi chủ trương đều được nghiên cứu vừa trên lập trường Quốc Gia vừa trên lập trường Quốc tế.
    Các lư thuyết đưa ra làm lư thuyết tranh đấu để chống lại chủ nghĩa Cộng Sản đă có nhiều. Và hiện nay vẫn c̣n có người đang đi t́m một lư thuyết khác nữa với tác dụng trên.
    Giá trị tư tưởng các lư thuyết rất khác nhau nhưng tất cả đều bất lực trong vai tṛ mong mỏi: Giúp cho chủ trương Quốc gia chiến thắng chủ trương Cộng Sản. Chẳng những thế tất cả các lư thuyết đều mang đến một kết quả bất ngờ và trái ngược: Mỗi lư thuyết có một số người tin tưởng, nhứt quyết trung thành với lư thuyết của nhóm ḿnh và thành thật hay miễn cưỡng bảo vệ lư thuyết đó. Thành ra khối người theo chủ trương Quốc Gia chia năm xẻ bảy làm cho sinh lực chống lại kẻ địch c̣n yếu hơn là lúc không có lư thuyết.
    Thật là không có ǵ làm cho người Cộng Sản vui sướng bằng t́nh trạng đó. Và họ chỉ ước mong khối quốc gia tạo ra thêm nhiều lư thuyết tương tự.
    Một quan niệm cần chỉnh đốn.
    Nguyên do của một t́nh trạng như vậy rất dễ hiểu. Đă là một lư thuyết th́ không phải là thực tế. Nếu lư thuyết lại lấy một thuyết học triết lư làm căn bản th́ lại càng không thực tế nữa. Như chúng ta đều biết: Hai người chủ trương hai học thuyết triết học khác nhau có thể căi vă nhau đến tận thế mà không bao giờ đi đến một sự thỏa thuận.
    V́ thiếu căn bản thiết thực đó cho nên các lư thuyết đưa ra dù có một giá trị tư tưởng khá cao đi nữa, cũng không có năng lực phát quang để thuyết phục ai cả.
    Tự đặt cho ḿnh một lư thuyết thiếu căn bản thực tế lại c̣n mang đến một hậu quả tai hại khác. Những người tin tưởng vào lư thuyết đó tự bắt buộc phải tôn trọng những nguyên tắc thiếu thực tế mà lư thuyết đề ra.
    Đến khi hành động và đụng chạm với thực trạng của vấn đề th́ phải lâm vào một t́nh thế không lối thoát. Bởi v́ thực trạng của vấn đề đâu có chiều ư của tác giả lư thuyết mà uốn nắn ḿnh vào khuôn khổ các nguyên tắc đă đề ra. Trong trường hợp đó th́, hoặc phản bội lư thuyết mà theo thực tể, hoặc tôn trọng lư thuyết mà phủ nhận thực tế. Trong trường hợp thứ nhứt thiểu số lănh đạo sẽ mất uy tín, dần dần mất tin tưởng của đa số và sẽ đi đến thất bại. Trong trường hợp thứ hai thất bại sẽ đến ngay. V́ thực tế không thể phủ nhận được.

    Sức mạnh của sóng và gió

    Khi nh́n thấy mănh lực qui tụ của lư thuyết tranh đấu Cộng Sản và bị mănh lực đó ám ảnh, các nhà lănh đạo của khối Quốc Gia mới suy thấu có một nửa đường. Họ chưa nh́n thấy rằng lư thuyết Cộng Sản chỉ là một phương tiện tranh đấu và sở dĩ phương tiện tranh đấu đó có một mănh lực như chúng ta đều biết, là nhờ có hậu thuẫn của một công tŕnh nghiên cứu sự kiện thực tế lịch sử của nhiều thế hệ tư tưởng gia. Trong trường hợp nào khối Cộng Sản đă lấy lư thuyết đó làm một phương tiện tranh đấu, chúng ta sẽ thấy sau này trong phần chính của quyển sách.
    Lư luận trên đây giúp cho chúng ta thấy ngay v́ sao một lư thuyết tranh đấu do một nhóm người ngồi lại nạo óc ra viết không thể phù hợp với thực tế được. Đă không phù hợp với thực tế th́ làm sao mang đến những kết quả mong mỏi được và sớm muộn ǵ cũng bị đào thải.
    Người ta nh́n thấy mănh lực của lư thuyết tranh đấu, nhưng không nh́n thấy công tŕnh nghiên cứu thực tế lịch sử làm hậu thuẫn cho mănh lực đó, cũng như nh́n thấy mănh lực của lượn sóng mà không nh́n thấy sức mạnh của gió tạo ra lượn sóng.


    Còn tiếp
    Last edited by longquan; 08-11-2011 at 12:26 PM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Chính Đề Việt Nam by Ngô Đình Nhu and his group

    Tiếp theo



    Cộng Sản và Tây phương

    Nếu có thể tạo được một lư thuyết để chống lư thuyết tranh đấu Cộng Sản th́ đă lâu rồi, trong cuộc chiến đấu ác liệt giữa xă hội Tây phương và Cộng Sản, Tây phương đă tạo ra thứ khí giới sắc bén đó. Nhưng, biết rằng lư thuyết Cộng sản là một phương tiện tranh đấu chỉ t́m được mănh lực của nó trong sự nghiên cứu thực trạng xă hội, nên Tây phương nhứt là nhữg dân tộc có óc thực tế như Anh, Mỹ đă t́m giải quyết các vấn đề do thực trạng xă hội tạo ra để thắng chủ nghĩa Cộng Sản. Họ đă thành công.
    Ngày nay, ở Âu Mỹ, sở dĩ chù nghĩa Cộng Sản xuống trào, không phải v́ giá trị tư tưởng tuyệt đối đă kém. Nhưng v́ thực trạng xă hội ở Âu Mỹ hiện nay đă thay đổi khác xưa nhiều và cái lư thuyết mà Cộng Sản dùng làm phương tiện tranh đấu không c̣n phù hợp với thực trạng hiện nay của xă hội Âu Mỹ nữa. Đây là nguyên nhân chánh của sự tu chỉnh lư thuyết Các-mác Lê-nin mà nhiều lănh tụ Cộng Sản đang chủ trương. Sự kiện trên lại chứng minh rằng sức mạnh của một lư thuyết tranh đấu không phải ở giá trị tư tưởng của lư thuyết mà ở sự thấu triệt thực trạng của đối tượng.
    Như thế th́, khi tạo ra những lư thuyết để chống lại Cộng sản mà không t́m hiểu thực trạng của vấn đề, các nhà lănh đạo của khối Quốc Gia đă làm một việc của những người lănh đạo không thấu triệt vấn đề. Và lư thuyết tranh đấu, mặc dù là một khía cạnh đáng để ư của vấn đề, tuyệt nhiên chưa phải là vấn đề.
    Vấn đề xă hội Tây phương đă thắng chủ nghĩa Cộng Sản trong nội bộ xă hội của họ, bằng cách giải quyết các vấn đề xă hội cho lớp người sút kém về kinh tế. Nhân cái gương đó, nhiều lănh tụ Quốc Gia cũng cho rằng nếu giải quyết các vấn đề xă hội trong nội bộ của chúng ta th́ chúng ta sẽ thắng Cộng Sản.
    Nhận xét trên đúng mà không đúng. Đúng v́ vấn đề xă hội cũng chiếm một phần quan trọng trong vấn đề của chúng ta, nhưng tuyệt nhiên chưa phải là vấn đề. Một mặt khác thực trạng của xă hội Tây phương lúc chủ nghĩa Cộng Sản hoành hành không phải là thực trạng của xă hội của chúng ta ngày nay.

    Tín ngưỡng

    Lại có nhiều chủ trương lấy tín ngưỡng mà chống lại Cộng Sản. Tín ngưỡng là một nhu cầu thiêng liêng của tất cả mọi người. V́ thế khả năng qui tụ của một tôn giáo đối với các tín đồ là một điều kiện không thể phủ nhận được. Tín ngưỡng là một tín hiệu tập hợp hữu hiệu. Các chế độ Cộng Sản đàn áp tôn giáo chính v́ khả năng qui tụ nói trên, lúc nào cũng đe dọa sự độc quyền lănh đạo cộng đồng mà theo họ nhứt thiết phải dành cho đảng Cộng Sản.
    Nhưng tác dụng thật sự và đương nhiên của sự qui tụ của tín ngưỡng là một tác dụng tôn giáo nghĩa là chú trọng về phần linh hồn, về phần sau của cuộc đời hiện tại. Và nếu không có Cộng Sản th́ sụ qui tụ đó cũng vẫn có. Nói một cách khác sự qui tụ đó tự nó không có mục đích chống lại chủ trương Cộng Sản. Chỉ khi nào, ví dụ trong một chế độ Cộng Sản, có sự đàn áp tôn giáo, bởi v́ chế độ Cộng Sản không thể dung dưỡng một sự qui tụ nào khác hơn sự qui tụ là đảng Cộng Sản, th́ sự qui tụ tôn giáo mới trở thành một hành động chống Cộng Sản. Nhưng sự chống lại vẫn là một hành động tiêu cực, nghĩa là sự chống lại có mục đích tự bảo vệ và nếu đàn áp chấm dứt th́ sự chống lại cũng chấm dứt.
    Sự qui tụ tôn giáo chỉ có hiệu lực chính trị khi nào cộng đồng tôn giáo đứng vào thế đối lập và tiêu cực chống lại một chủ trương.
    Ở trong một trường hợp mà sự kiện Cộng Sản đàn áp tôn giáo vẫn c̣n là một viễn ảnh chưa thành h́nh th́ sự qui tụ tôn giáo tự nó chưa có điều kiện để chống Cộng Sản. Nếu mà các tín đồ có nh́n được xa và nhứt quyết không muốn sống cảnh đàn áp tôn giáo của Cộng Sản, và do đó nhứt quyết chống lại Cộng Sản, th́ hành động đó cũng vẫn c̣n là một hành động tiêu cực chưa có thể mang lại thắng lợi.
    Muốn cho khả năng qui tụ tôn giáo trở thành một lợi khí chống Cộng Sản th́ phải mang cái khả năng qui tụ đó mà dùng vào một công cuộc có mục đích giải quyết vấn đề thiết thực của cộng đồng. Nghĩa là các nhà lănh đạo chủ trương lấy tín ngưỡng mà chống lại Cộng Sản, phải thấu triệt vấn đề cân phải giải quyết của cộng đồng và xử dụng khả năng qui tụ của tín ngưỡng để giải quyết vấn đề đó.
    Nói tóm lại, tín ngưỡng tự nó không phải là một lợi khí chống lại chủ trương Cộng Sản. Tín ngưỡng sẽ trở thành lợi khí chống lại Cộng Sản trong hai trường hợp:
    1.- Khi bị Cộng Sản đàn áp.
    2.- Khi khả năng qui tụ của tín ngưỡng được xử dụng trong công cuộc giải quyết các vấn đề do thực trạng xă hội tạo ra.

    Lư thuyết Cộng Sản mạnh nhờ có một hậu thuẫn phong phú: Sự nghiên cứu các sự kiện thiết thực lịch sử. Tín ngưỡng sẽ là một lợi khí mạnh chống lại chủ trương Cộng Sản khi cũng có một hậu thuẫn nghiên cứu sự kiện thiết thực lịch sử.

    Chủ trương lấy tín ngưỡng để thắng Cộng Sản lại có thể đưa đến một kết quả bất lợi, cũng tương tự như kết quả bất lợi mang đến bởi các lư thuyết chống chủ trương Cộng Sản. Ranh giới các cộng đồng tôn giáo không ăn khớp với các cộng đồng quốc gia. Một quốc gia gồm nhiều cộng đồng tôn giáo và một tôn giáo có thể có tín đồ trong nhiều quốc gia. Thêm vào đó sự kiện đương nhiên là mỗi tín ngưỡng đều có cái phần giáo lư riêng biệt của ḿnh thường không dung nạp các giáo lư khác. Thành ra sự huy động thiếu tinh vi lực lượng tín đồ của nhiều tôn giáo có thể mang đến xung đột và chia rẽ trong nội bộ của cộng đồng quốc gia.

    Tiêu cực chống và tích cực chống

    Như vậy th́ các biến cố chính trị ở Việt Nam từ hai mươi năm nay là một ví dụ cụ thể để minh xác rằng sự thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng rất là thiết yếu cho thiểu số lănh đạo.
    Về phần họ, các nhà lănh đạo Cộng Sản có phải là một thiểu số lănh đạo thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng không? Trong phần chính của quyển sách sau này, chúng ta sẽ thấy rằng cường điểm của họ ở chỗ cùng với sự thâu nhận lư thuyết Cộng Sản làm lợi khí tranh đấu, họ đă thừa hưởng của Cộng Sản quốc tế một công tŕnh nghiên cứu sự kiện thực tế lịch sử rất phong phú. Tuy nhiên, nhược điểm của họ cũng ở chỗ họ đă trụ vào một di sản ngoại lai, trong khi thực trạng vấn đề Việt Nam ngày nay không phải là thực trạng vấn đề các quốc gia Cộng Sản mà họ lấy làm gương mẫu.
    Tóm lại các điểm dưới đây có thể dùng làm kết luận cho đoạn trên.
    Lư thuyết Cộng Sản là một phương tiện tranh đấu của một chủ trương. Sức mạnh của chủ trương này do di sản của cộng sản quốc tế: Một công tŕnh nghiên cứu thực trạng xă hội rất phong phú.
    Trên chính trường của Việt Nam từ hai mươi năm nay, chủ trương cộng sản đưa ra làm một giải pháp cho vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng quốc gia Việt Nam. Toàn bộ của vấn đề này do thực trạng lịch sử của cộng đồng Việt Nam trong thời kỳ này tạo ra. Thời kỳ này cố nhiên gồm nhiều thế kỷ vừa qua và sẽ gồm nhiều thế kỷ sắp đến.
    Giải pháp Cộng Sản có thích hợp cho cộng đồng hay không, phần chính của quyển sách sẽ trả lời tỉ mỉ câu hỏi này. Nay chỉ biết rằng sức mạnh của chủ trương Cộng Sản ở chỗ chủ trương này đă lấy làm hậu thuẫn sự nghiên cứu đến nơi thực trạng của vấn đề.
    Như thế th́, nếu muốn cho chủ trương Cộng Sản thất bại, th́ phải làm hai việc:
    1.- T́m hiểu rơ thực trạng của vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.
    2.- Có một giải pháp khác để thay thế cho giải pháp Cộng Sản.
    Nhưng thay v́ hai việc thiết thực trên, th́, cho đến ngày nay, các nhà lănh đạo của khối Quốc Gia chỉ đặt vấn đề chống lại chủ trương Cộng Sản một cách tiêu cực. Tiêu cực ở đây không có nghĩa là không nhiệt thành mà chống lại, nhưng có nghĩa là đặt sự chống làm mục đích. V́ sau cái việc chống không có một giải pháp cho vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng dân tộc.
    Nếu vấn đề chưa giải quyết, th́, dù chủ trương Cộng Sản bị đánh bại bằng những phương pháp nào đó trong nhứt thời cái nguyên nhân để cho chủ trương Cộng Sản tồn tại vẫn c̣n.
    Hơn nữa, để thực hiện sự chống lại chủ trương Cộng Sản, chẳng những tư tưởng của khối Quốc Gia tiêu cực, mà lợi khí xử dụng lại không sắc bén. Các chủ trương chính trị không có khả năng qui tụ, nhưng một khi qui tụ rồi th́ lại không xử dụng được sự qui tụ đó v́ thiếu chương tŕnh để giải quyết vấn đề của dân tộc.
    Nếu cần một ví dụ để làm sáng tỏ suy luận trên đây, chúng ta có thể ví thiểu số lănh đạo Cộng Sản với một số người, trước khi xây một ngôi nhà đă thừa hưởng kết quả của một cuộc đào cẩn thận cho đến tận đá, và trên cái khối đá vững chắc đó, họ đă đặt nền móng cho một ngôi nhà theo quan niệm của họ. Nhưng hướng, kích thước, và kiến trúc của ngôi nhà có thích hợp với cộng đồng không? Chúng ta sẽ trả lời sau này. Nay chỉ biết rằng ngôi nhà họ muốn xây dựng, được đặt trên một nền móng vững vàng có thể chịu đựng được sự lay chuyển của biến cố.
    Trong khi đó thiểu số lănh đạo khối Quốc Gia không nỗ lực đào đến đá, không quan niệm trước sẽ xây ngôi nhà ra sao, lại bất cứ trên bùn trên cát cũng hấp tấp xây nhà, cái nhỏ, cái lớn. Nhưng nền móng không vững, các biến cố xảy đến gây sụp đổ lần lượt cái này đến cái khác. Nếu khối Quốc Gia đánh lại được khối Cộng Sản, làm cho chọ không xây được ngôi nhà mà họ quan niệm, th́ sự nghiệp đă đào đến đá mà họ thừa hưởng của Cộng Sản Quốc Tế vẫn c̣n đó, và quan niệm của họ về ngôi nhà vẫn c̣n đó.
    Vấn đề của thiểu số lănh đạo Quốc Gia là phải đào cho đến đá, trên đó đặt nền móng cho một ngôi nhà được quan niệm rơ rệt cho thích hợp với cộng đồng. Chỉ có cách đó khối Quốc Gia mới thay thế được và loại hẳn ra được ngôi nhà của chủ trương Cộng Sản.
    Sở dĩ khối Quốc Gia lâm vào t́nh trạng sa lầy như trên chỉ v́ thiểu số lănh đạo không thấu triệt vấn đề.
    Như vậy th́ các biến cố chính trị ở Việt Nam hai mươi năm nay là một ví dụ rất cụ thể và minh xác cho sự kiện thiểu số lănh đạo phải thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng.

    Đa số chịu lănh đạo và vấn đề

    Thiểu số lănh đạo đă không thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng, tất nhiên đa số chịu lănh đạo không làm sao hiểu được vấn đề.
    Và như thế những sự kiện khả dĩ làm đổ vỡ sự điều ḥa giữa thiểu số lănh đạo và đa số chịu lănh đạo, như chúng ta đă biết, sẽ lại xảy ra c̣n trầm trọng hơn là trong trường hợp mà thiểu số lănh đạo thấu triệt vấn đề nhưng đa số chịu lănh đạo không hiểu biết vấn đề.
    Giữa hai phần, thiểu số và đa số, của cộng đồng chẳng những không có một sự phối hợp điều ḥa, lại c̣n có một sự đoạn tuyệt kinh khủng. Đối với bất cứ một vấn đề ǵ, chủ trương của thiểu số lănh đạo đều không được đa số hiểu biết và tán thành. Do đó, thiểu số lănh đạo chỉ c̣n có phương pháp mạnh để bắt buộc đa số phải tuân theo.
    Kẻ thù không bỏ lỡ cơ hội, cố tâm nỗ lực đào sâu cái hố giữa thiểu số và đa số. Lúc nào sự bất măn của đa số đối với thiểu số cũng ngấm ngầm, và bùng nổ dữ dội trong những lúc khủng hoảng.
    Thỉnh thoảng uy tín cá nhân của một vài người có thể thực hiện được sự qui tụ cần thiết cho sự tiến triển của quốc gia trong một thời gian. Nhưng v́ những yếu tố căn bản của sự điều ḥa giữa hai khối thiểu số và đa số không có, nên không bao lâu, việc đâu lại hoàn đấy.
    Ôn lại và phân tích các biến cố chính trị đă xảy ra từ hơn hai mươi năm nay trong khối Quốc Gia Việt Nam, tất cả đều có thể hiểu được khi ta biết rằng nguyên do chính ở chỗ không có sự phối hợp giữa đa số chịu lănh đạo và thiểu số lănh đạo.
    Trong những hậu quả mà sự đoạn tuyệt giữa thiểu số lănh đạo và đa số chịu lănh đạo mang đến cho cộng đồng, hậu quả sau đây đă thể hiện một cách rơ rệt trong những biến cố hiện đang tiến diễn.
    Chúng ta biết rằng, mâu thuẫn đương nhiên lúc nào cũng có giữa thiểu số lănh đạo và đa số chịu lănh đạo trở nên vô cùng trầm trọng khi hai điều kiện dưới đây xảy ra một lúc.
    1.- Có sự đoạn tuyệt giữa thiểu số lănh đạo và đa số chịu lănh đạo.
    2.- Nhu cầu của cộng đồng bắt buộc thiểu số đ̣i hỏi một sự đóng góp nặng nề của đa số chịu lănh đạo.
    Đa số chịu lănh đạo không hiểu biết lư do của sự đóng góp của ḿnh và nghĩ rằng bị thiểu số bóc lột. Sự phẫn nộ do đó càng ngày càng lên. Lúc bấy giờ bất cứ một kẻ xâm lăng nào đứng lên phất cờ giải phóng, đa số chịu lănh đạo sẽ hướng vào một cách mù quáng.
    Trường hợp trên đây đă xảy ra một cách điển h́nh, ít có, gần đây trong khối Quốc Gia của Việt Nam. V́ nhu cầu phát triển, thiểu số lănh đạo đă đ̣i hỏi nhiều nỗ lực ở đa số chịu lănh đạo, nhứt là ở thôn quê vào những năm 1958-1959 trong những chương tŕnh gọi là phát triển cộng đồng. Nhưng v́ một khiếm khuyết của thiểu số lănh đạo, cho nên đa số chịu lănh đạo không ư thức sự cần thiết của những nỗ lực đ̣i hỏi. Do đó sự bất măn nhen nhúm và lần lần lan tràn.
    Nhà cầm quyền Cộng Sản ở Hà Nội khai thác ngay cơ hội và năm 1960 đă đưa quân xâm lăng vào miền Nam với danh nghĩa quân “Giải phóng”. Cố nhiên là những người tự cho ḿnh bị thiểu số lănh đạo miền Nam bóc lột hưởng ứng và hiện nay chúng ta c̣n đang mục kích hiện tượng nói trên.
    Ở miền Bắc Việt Nam t́nh trạng mâu thuẫn giữa thiểu số lănh đạo Cộng Sản và đa số chịu lănh đạo cũng không kém gay go.
    Thiểu số lănh đạo Cộng Sản ư thức vấn đề phát triển của cộng đồng, như chúng ta sẽ thấy trong phần chánh sau này. Nhưng phương pháp phát triển của họ đ̣i hỏi một sự đóng góp tột bực của đa số chịu lănh đạo. V́ vậy cho nên, mặc dù kỹ thuật dân vận của họ có hiệu quả, sự bất măn của đa số ngày càng cao và tuy chế độ cảnh sát của họ rất nghiệt, thỉnh thoảng vẫn có những cuộc nổi dậy chứng tỏ sự phẫn nộ của đa số chịu lănh đạo.
    Nếu thời cơ đưa đến, bất cứ một người nào phất cờ giải phóng miền Bắc, sẽ được đa số chịu lănh đạo hưởng ứng nồng nhiệt.
    Như vậy các biến cố xảy ra ở Việt Nam từ hơn hai mươi năm nay là một ví dụ cụ thể, minh xác tính cách thiết yếu của sự hiểu biết vấn đề cộng đồng cần phải giải quyết đối với đa số chịu lănh đạo.

    Đề xuất đối tượng


    Thiểu số lănh đạo thấu triệt vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là một điều kiện thiết yếu cho cộng đồng.
    Đa số chịu lănh đạo hiểu biết vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng là một điều kiện thiết yếu cho cộng đồng.
    Đối tượng của quyển sách này là t́m xem vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng Quốc Gia Việt Nam trong thời kỳ này của cộng đồng là vấn đề ǵ.
    Trong khuôn khổ vài ba trăm trang giấy, và đối với một vấn đề đương nhiên quan hệ cho dân tộc và tự nó phức tạp như vấn đề nêu lên đây, ước vọng của tác giả không làm sao vượt lên quá được cái mức công việc chỉ nêu lên các khía cạnh của vấn đề, và, những dây liên hệ giữa các khía cạnh trong toàn bộ. Mặc dù đă tham khảo một số lớn tài liệu trong nước cũng như ngoại quốc và để tâm nghiên cứu vấn đề trong nhiều năm, tác giả không khỏi lấy làm lo sợ và đắn đo khi phải tŕnh bày kết quả suy luận riêng của ḿnh. Động cơ duy nhứt khiến cho tác giả thắng được sự e dè của ḿnh là nỗi lo âu mà tác giả chia sẻ với toàn dân Việt Nam trước t́nh thế rất bi quan của dân tộc. V́ vậy mà đánh bạo đóng góp một phần nhỏ nhặt vào công cuộc t́m lối thoát cho cộng đồng Quốc Gia.

    Ba bối cảnh

    Đối tượng chánh vẫn là vấn đề cần phải giải quyết của cộng đồng dân tộc. Nhưng, bao giờ cũng vậy, một phần của toàn bộ lúc nào cũng được sáng tỏ hơn khi được đặt vào toàn bộ. V́ thế nên vấn đề cần phải giải quyết riêng của Việt Nam sẽ được đặt trong ba bối cảnh. Bối cảnh thứ nhứt là bối cảnh rộng lớn của t́nh h́nh chính trị thế giới. Bối cảnh thứ hai, nhỏ hơn, gồm các nước trong thế giới đang ứng phó với một thử thách tương tự, như thử thách của Việt Nam. Và sau cùng, bối cảnh thứ ba là một bối cảnh hẹp gồm các quốc gia thuộc về một khối văn hóa với Việt Nam: Các nước láng giềng ở Đông Á và Đông Nam Á.

    Thị kỳ sở dĩ

    Một mặt khác mỗi thời kỳ của cộng đồng dân tộc gồm nhiều thế hệ trước và sau thế hệ hiện tại. Vả lại, thực trạng lịch sử mà chúng ta nh́n thấy trước mắt là hậu quả của những sự kiện đă xảy ra hằng mấy thế kỷ trước và là nguyên nhân của những sự kiện sau này. V́ thế nếu muốn t́m hiểu thực trạng hiện tại và dự đoán các biến cố trong tương lai, bắt buộc phải xét lại lịch sử của nhiều thế kỷ đă qua. Ví như chúng ta hiểu được cốt truyện đang diễn tả trên màn bạc và đoán được ít nhiều những cảnh sắp tới, là khi nào chúng ta đă xem qua các đoạn trước của cuốn phim. Do đó, sẽ có nhiều chương dành cho lịch sử của nhiều quốc gia trong những thế kỷ đă qua.

    Giải pháp

    Sau khi, nhờ ở những sự phân tích trên, vấn đề cần phải giải quyết của Việt Nam trong thời kỳ hiện tại của cộng đồng đă sáng tỏ, nhiều chương sẽ dành cho sự nghiên cứu một giải pháp mà tác giả nghĩ rằng thích hợp cho dân tộc.
    Nhưng trước khi bàn tới giải pháp đề nghị, th́, theo gương các người lữ hành, trước khi lên đường, chúng ta sẽ kiểm điểm lại cái vốn tinh thần và vật chất mà chúng ta có, cũng như những món nợ phải mang theo ḿnh. Vài chương sẽ được dành cho bản mục lục đó.
    Cuối cùng vài chương sẽ dành để phác họa giải pháp mà tác giả thiển nghĩ rằng thích hợp cho vấn đề. Các khía cạnh chính trị, kinh tế và văn hóa sẽ được đề cập đến.
    Như trên đă nói, đối với một vấn đề bao la và phức tạp như vậy và trong khuôn khổ của vài ba trăm trang, ước vọng của tác giả không thể vượt quá cái mức công việc chỉ nêu lên các khía cạnh của vấn đề. Phần nghiên cứu tỉ mỉ và chỉ giáo xin trân trọng dành cho các bậc học giả trong nước.

    Vị trí của tác giả


    Bất cứ một đối tượng nào cũng có thể được nh́n từ nhiều vị trí. Vị trí khác, kết quả của sự nh́n sẽ khác, nghĩa là hai người từ hai vị trí khác nhau cùng nh́n một vật thể, mỗi người sẽ thấy một vật thể khác.
    Trong các đoạn nhận xét, phân tích và suy luận dưới đây, đối với một vấn đề hay nhiều vấn đề, tùy theo hoàn cảnh tác giả sẽ đứng từ những vị trí khác nhau. Ví dụ có nhiều sự kiện sẽ có khi được nhận xét từ một vị trí quốc gia, và có khi từ một vị trí của một cộng đồng ngoài quốc gia. Lúc nào trường hợp đến, người đọc sẽ nhận thấy ngay là vị trí nào.
    Tuy nhiên, có hai vị trí cần phải có sự thỏa thuận trước giữa tác giả và người đọc. V́ nếu không có sự thỏa thuận trước, th́ nhiều vấn đề hoặc khía cạnh của vấn đề sẽ không được sáng tỏ, v́ tác giả và người đọc sách sẽ đứng vào những vị trí khác nhau.
    Vị trí thứ nhứt là một vị trí lúc nào tác giả cũng sẽ đứng vào để nh́n tất cả các vấn đề tŕnh bày: Đó là vị trí thực tế lịch sử. Bởi v́ thực tế lịch sử không có thể phủ nhận được. Và trên nền tảng vững chắc đó mới có thể lấy óc khoa học mà suy luận không sợ phạm vào những lỗi lầm căn bản.
    Vị trí thứ hai là vị trí không bao giờ tác giả dám đứng vào để nh́n bất cứ vấn đề nào được tŕnh bày: Đó là vị trí triết lư tôn giáo, và lư thuyết là những lĩnh vực mà sự đối chọi giữa hai chủ trương trái ngược có thể kéo dài vô cùng tận. Bất cứ trong lănh vực nào của đời sống của cộng đồng: chính trị, văn hóa, và kinh tế, sự nhận xét phân tách và suy luận của tác giả đều căn cứ trên những sự kiện lịch sử và để một bên tất cả các lư thuyết. Hành động như trên không có nghĩa là phủ nhận sự ích lợi của lư thuyết và giá trị của nhiều lư thuyết. Nhưng cố định đứng ngoài vị trí triết lư và lư thuyết để tránh tất cả các sự biện luận không thiết thực và do đó không thích hợp với mục đích của quyển sách.

    Tài liệu tranh đấu


    Mấy trăm trang dưới đây không phải là một tài liệu tranh đấu theo nghĩa thông thường của danh từ này: Nghĩa là lời văn sẽ không đanh thép, và ư văn sẽ không đề cao bất cứ cái ǵ của dân tộc hay của khối Quốc Gia. H́nh thức sẽ không cổ vơ nhiều người đứng lên dấn thân vào một công cuộc chung và nội dung sẽ không cố t́nh binh vực một lập trường đă quyết định trước.
    Nhưng mấy trăm trang dưới đây có thể là một tài liệu tranh đấu, nếu gọi là một tài liệu tranh đấu, tài liệu nào khả dĩ mang thắng lợi tới cho chủ trương Quốc Gia Dân Tộc.
    Bởi v́ mấy trăm trang dưới đây là một tài liệu nghiên cứu sự kiện thực tế của lịch sử. Mà thấy được thực trạng của vấn đề, biết ḿnh và biết chung quanh ḿnh là một yếu tố quyết định cho sự thắng lợi.
    Chính v́ lập trương nghiên cứu sự kiện thực tế của lịch sử cho nên tự ti mặc cảm tuyệt nhiên không có, khi nhận xét rằng Việt Nam là một quốc gia nhỏ và yếu. Nhỏ và yếu v́ dân số, v́ kinh tế kém mở mang, và v́ sự góp phần vào văn minh nhân loại. Trái lại, chính v́ không tự ti mặc cảm nên mới có nhận xét như vậy. Cứ ǵ có một dân số khổng lồ, một kinh tế phong phú mới là một dân tộc lớn. Và chính là khi chúng ta dám nh́n thẳng vào thực trạng của dân tộc, chúng ta mới đủ điều kiện đưa dân tộc vượt lên.
    Và cũng v́ lư do trên mà tài liệu này không đề cập đến bốn ngàn năm văn hiến của dân tộc, lại chỉ nói đến một ngàn năm lịch sử. Cũng như trên, làm như vậy không phải v́ tự ti mặc cảm. Những ǵ trong lịch sử của chúng ta chỉ có một ngàn năm sau này mới có đủ tài liệu đích xác để làm nền tảng cho suy luận.

    Lối hành văn

    Sau hết tác giả cố t́nh sử dụng một lối hành văn dùng nhiều danh từ.
    Các ngôn ngữ trên thế giới chia làm hai loại, loại cụ thể và loại trừu tượng. Ngôn ngữ cụ thể dùng nhiều động từ trong câu văn để diễn tả những động tác. Ngôn ngữ trừu tượng dùng nhiều danh từ để diễn tả những khái niệm. Văn hóa của một dân tộc càng tiến bộ, những khái niệm trừu tượng càng nhiều, ngôn ngữ càng trừu tượng. V́ một khái niệm trừu tượng lúc nào cũng diễn đạt một tư tưởng phong phú hơn một tác động cụ thể, nghĩa là một danh từ bao giờ cũng diễn đạt một tư tưởng phong phú hơn một động từ.
    Giữa hai câu:
    - Ông A đến Saigon.
    và: - Sự đến Saigon của ông A.
    Câu thứ nhứt chỉ diễn tả hành động cụ thể “Đến Saigon của ông A”.
    Câu thứ hai trái lại, mô tả chẳng những hành động cụ thể đó mà tất cả các sự kiện dính liền vào hành động trên.
    Việt ngữ cũng có lối hành văn với danh từ, nhưng thường th́ động từ vẫn quen dùng hơn. Bởi vậy cho nên câu “Ông A đến Saigon” nghe quen tai hơn.
    Tuy nhiên, trong một vấn đề bao la và phức tạp như vấn đề được giải trong những trang sau này, tác giả nhận thấy sự cần thiết phải diễn tả cho hết các tư tưởng, vừa để cho cuộc suy luận được bao quát và vững chắc, vừa để cho các tư tưởng diễn tả được phong phú hầu các khía cạnh của vấn đề được sáng tỏ. Các câu văn dùng nhiều danh từ mặc dù có hơi lạ tai, nhưng hàm súc và khúc chiết hơn để diễn tả những ư kiến trừu tượng tổng quát và bao gồm, thay v́ những ư kiến cụ thể giới hạn cho từng trường hợp.
    Vấn đề hành văn này sẽ được đề cập đến với nhiều chi tiết trong phần văn hóa của đoạn sau cùng của quyển sách.
    Đến đây kết thúc các trang giới thiệu vấn đề để bước vào phần tŕnh bày nội dung vấn đề.
    Trong suốt một ngàn năm lịch sử từ ngày lập quốc, dân tộc Việt Nam đă vượt qua nhiều thử thách mà sử c̣n ghi chép. Theo định luật của các sinh vật, mỗi lần vượt qua được một thử thách là mỗi lần vượt lên một nấc thang tiến hóa – một cộng đồng dân tộc là một sinh vật. Cộng đồng của chúng ta trưởng thành trong thử thách. Tuy nhiên, sự tin tưởng nơi tiềm lực của dân tộc không nên làm cho chúng ta xem thường thử thách đang đợi chờ thế hệ của chúng ta.
    Trước chúng ta đă có năm thế hệ đă thất bại trước thử thách này. Từ một ngàn năm nay, dân tộc chúng ta chưa có bao giờ gặp phải một thử thách ghê gớm như vậy. Thử thách càng lớn, sự thắng lợi càng đưa dân tộc lên cao, nhưng sự thất bại cũng sẽ bi thảm một cách tương xứng cho các thế hệ sau này.
    Hai mươi năm nay, các biến chuyển đă đưa lần sự thắng lợi và thất bại của thế hệ của chúng ta đến chỗ chỉ c̣n cách nhau một đường tơ. Các trang trong phần chính sẽ giải thích v́ sao trách nhiệm ứng phó với thử thách hiện tại, ngày giờ này đang đè nặng lên vai của miền Nam Việt Nam. Và chưa bao giờ cộng đồng dân tộc đ̣i hỏi mỗi phần tử phải tham gia vào một công cuộc đầy kích thích như ngày nay.
    Nếu không thấy vấn đề th́ trong sự thất bại hay thắng lợi, mười phần trách nhiệm của người là năm và năm phần là vận nước.
    Đă thấy vấn đề th́ trong sự thắng lợi hay thất bại, mười phần trách nhiệm của người là bảy và ba phần là vận nước.
    Đối với một phần tử của cộng đồng, không có sự ước mong nào thiết tha hơn là sự ước mong thấy dân tộc lại vượt qua thử thách, lần nầy cũng như những lần đă qua trong lịch sử.


    Còn tiếp

  5. #5
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Chính Đề Việt Nam by Ngô Đình Nhu and his group

    Tiếp theo



    Phần 1

    NHẬN ĐỊNH VỀ THẾ GIỚI




    Lĩnh vực chính trị


    Hiện nay trong lĩnh vực chính trị, thế giới chia làm hai khối rơ rệt: một bên là khối tự do, một bên là khối Cộng Sản.

    Mặc dầu gần đây, có xảy ra một mặt những cuộc tranh chấp đôi khi lên đến một cao độ đáng chú ư giữa các quốc gia trong khối Cộng Sản, cũng như trong khối Tự Do, một mặt khác nhiều thỏa ước có tính cách chính trị, văn hóa, khoa học hay kinh tế đă được kư kết giữa những quốc gia thuộc khối khác nhau, sự phân biệt trên vẫn c̣n giữ nguyên giá trị. Lư do của t́nh trạng đó là sự khác biệt giữa hai khối do hai quan niệm khác nhau về phương pháp lănh đạo.

    Hai bên đều tuyên bố mục đích tối hậu của ḿnh là mưu hạnh phúc cho nhân dân. Tuy nhiên, để đạt mục đích đó, khối Tự Do chủ trương khắc phục cho được sự tự ư tham gia của quần chúng vào công cuộc xây dựng hạnh phúc đó. Trái lại khối Cộng Sản chủ trương một sự tham gia cưỡng bách.

    Hai quan niệm đều có ưu và khuyết điểm. Sự chọn lựa một trong hai quan niệm trên không căn cứ trên các ưu và khuyết điểm ấy mà lại do những hoàn cảnh lịch sử, mà chúng ta sẽ thấy.

    Nay chỉ cần biết rằng sự khác biệt giữa hai quan niệm ấy đă dẫn dắt đến các sự khác biệt về lư thuyết chính trị, về bộ máy chính phủ, về hệ thống kinh tế và về quyền sở hữu.

    Lĩnh vực văn hóa

    Bây giờ nếu chúng ta đứng vào lĩnh vực văn hóa th́ nhận thấy thế giới lại chia ra làm nhiều khối hơn. Trước tiên là khối Âu Mỹ gôm các nước ở Âu Châu, kể cả Nga Sô và các nước Đông Âu thuộc Nga. Các nước ở Bắc và Nam Mỹ và những quốc gia do người Âu lập ra ở Úc Châu, Tân Tây Lan và Nam Phi. Khối này gồm các nước thuộc vào xă hội Tây Phương thừa hưởng văn hóa Hy Lạp và La Mă khi xưa và văn hóa Gia Tô sau này.

    Khối thứ hai gồm các quốc gia Ả Rập ở từ vùng cận Đông đến Hồi Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Soudan, Ai Cập và các quốc gia Bắc Phi Châu. Khối này lập thành xă hội Hồi Giáo thừa hưởng văn hóa Hồi Giáo.

    Khối thứ ba gồm các quốc gia ở phía Đông Đại lục Âu Á: Nhật Bổn, Đại Hàn, Trung Hoa và Việt Nam, lập thành xă hội Đông Á thừa hưởng văn hóa xưa của Trung Hoa.

    Khối thứ tư gồm Ấn Độ và – ngoài các nước nhỏ phụ cận phía Bắc Ấn Độ – Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt, Mă Lai và Nam Dương. Lập thành xă hội Ấn Độ thừa hưởng văn hóa Ấn Độ.

    Và sau hết khối Hắc Phi gồm các quốc gia mới xuất hiện ở Phi Châu lập thành xă hội Hắc Phi có một văn hóa phôi thai.

    Lĩnh vực khoa học kỹ thuật

    Bây giờ nếu chúng ta đứng vào lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, th́ chúng ta lại nhận thấy các khối chính trị văn hóa nói trên tự nhiên biến mất, và lại hiện ra một hiện trạng thống nhất bất ngờ. Tất cả các quốc gia trên đều theo đuổi một khoa học – khoa học Tây phương–, đều áp dụng một kỹ thuật – kỹ thuật Tây phương –, dù kỹ thuật đó thuộc về lĩnh vực chính trị, hay quân sự, hay giáo dục, hay sản xuất, hay kinh tế, hay kỹ nghệ, hay vận tải và giao thông.

    V́ những lư do ǵ mà tùy theo lĩnh vực, thế giới khi th́ hợp thành một khối, khi lại chia ra nhiều khối?

    Các sự kiện lịch sử dưới đây sẽ giải thích rơ h́nh trạng mới xem qua phức tạp đó.

    Văn minh Tây phương chinh phục thế giới


    Trở ngược lại ḍng lịch sử và nh́n vào bản đồ thế giới vào khoảng thế kỷ XIV, thời kỳ mà các phương tiện giao thông c̣n nghèo nàn, th́ chúng ta nhận thấy rằng cách đây không quá 600 năm các xă hội mà chúng ta đă phân biệt trên kia trong lĩnh vực văn hóa đă có. Chẳng những thế, lúc bấy giờ ranh giới giữa các xă hội trên lĩnh vực văn hóa lại cũng là ranh giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và kỹ thuật.

    Nhưng sau đó, văn minh Tây phương thoát khỏi thời kỳ phôi thai và phát triển một cách hùng mạnh. Nền văn minh này tự tạo cho ḿnh một sinh lực dồi dào nhờ thừa hưởng được văn hóa Hy Lạp và La Mă xây dựng trên những căn bản lư trí chính xác và nhờ ở kinh Thánh Gia Tô gieo cho quần chúng một đức tin mănh liệt.

    Nhờ đó, người Tây phương t́m được nhiều phát minh khoa học và sáng chế được nhiều kỹ thuật khả dĩ giúp cho họ vượt biển và chinh phục nhiều đất đai mới. Lúc đầu họ chiếm những vùng dân cư thưa và lạc hậu ở Nam và Bắc Mỹ lập thành những quốc gia mới theo kiểu Âu Châu.

    Nhưng lần lần theo đà phát triển càng ngày càng mănh liệt và càng ngày càng nhanh của xă hội Tây phương, người Tây phương khắc phục được nhiều kỹ thuật mới lạ khả dĩ đặt vào trong tay họ những mănh lực vật chất không xă hội nào đương đầu nổi. Và vào thế kỷ 16 họ đă bắt đầu chinh phục xă hội Hồi Giáo lân cận. Thế kỷ 17 và 18 chứng kiến sự thất bại của các quốc gia trong xă hội Ấn Độ và thế kỷ 19 đến lượt các quốc gia trong xă hội Đông Á. Đến thế kỷ 20 văn minh Tây phương đă hoàn toàn chinh phục thế giới và nhờ đó mang lại cho các dân tộc Tây phương một nền thịnh vượng chưa từng thấy. Tất cả các quốc gia ngoài xă hội Tây phương đều bị biến thành thuộc địa hay bán thuộc địa. Chỉ trừ một vài dân tộc như Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bổn v́ nhờ đă sớm nhận định được bí quyết thành công của người Tây phương là ưu thế của họ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.

    Những nước này đă “Duy Tân” kịp thời, khắc phục những kỹ thuật của Tây phương để chẳng những tự vệ đối với sự tấn công của Tây phương mà lại c̣n, cũng như các nước trong xă hội Tây phương, mang lại cho dân tộc của họ một mức sống dồi dào hơn.

    Tất cả các nước khác như Việt Nam đều phải chịu mang ách nô lệ, và cũng như Việt Nam, đă mất một cơ hội thứ nhứt để xây dựng cho dân tộc ḿnh một quốc gia hùng cường và để mang lại hạnh phúc cho đời sống của quần chúng.

    Ngày nay t́nh trạng thống nhất của thế giới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có hai ư nghĩa.

    1. Văn minh Tây phương đă chinh phục thế giới, và đă chinh phục bằng khoa học kỹ thuật.

    2. Các quốc gia nào muốn tồn tại đều phải khắc phục khoa học Tây phương và kỹ thuật Tây phương.

    Nhưng muốn khắc phục được khoa học Tây phương và kỹ thuật Tây phương, trước tiên phải khắc phục lối suy luận của Tây phương đặt trên căn bản chính xác về lư trí. Và sau đó khắc phục những tập quán trong đời sống hằng ngày khả dĩ nuôi dưỡng và duy tŕ lối suy luận trên. Nếu chỉ hấp thụ khoa học và kỹ thuật không, th́ không sáng tác được. Mà không sáng tác được khi người Tây phương tiếp tục sáng tác là mối đe dọa của Tây phương vẫn c̣n măi.

    V́ vậy cho nên, ngày nay trên thế giới vấn đề Tây phương hóa là một vấn đề thiết yếu cho các quốc gia muốn tồn tại, mặc dầu Tây phương hóa theo kiểu khối Tự Do hay Tây phương hóa theo kiểu khối Cộng Sản.

    Và đó cũng là một vấn đề thiết yếu cho nước Việt Nam.

    Sau này chúng ta sẽ xem vấn đề Tây phương hóa là như thế nào, và việc Tây phương hóa có hại đến tinh thần dân tộc không.

    Vấn đề Cộng Sản.

    Từ đầu của thế kỷ XX, lư thuyết Cộng Sản đă làm chấn động xă hội Tây phương. Sau đó lư thuyết Cộng Sản đă trụ đóng và phát triển ở Nga. Và ngày nay lư thuyết Cộng Sản đang hoành hành ở Á Châu và đang đe dọa Nam Mỹ. Nhưng ở mỗi nơi lư thuyết Cộng Sản được tiếp nhận bởi những lư do khác nhau và được giải thích theo một lối thích nghi với hoàn cảnh địa phương. Cộng Sản ở Âu Châu khác Cộng Sản ở Nga. Cộng Sản ở Nga khác Cộng Sản ở Tàu, nhưng ba nơi đều là Cộng Sản. Các sự kiện lịch sử dưới đây sẽ giải thích vẻ phức tạp mới xem qua đó.

    Cộng Sản ở Tây phương

    Khoa học và kỹ thuật của Tây phương đă phát triển theo một đà càng ngày càng nhanh, v́ thế cho nên nhiều lúc đă vấp phải sức thụ động của các cơ cấu xă hội lúc nào cũng tiến hóa chậm hơn. Trong các thời kỳ đó sự xung đột bộc lộ bằng những xáo trộn xă hội.

    Cuối thế kỷ 19, Tây phương phát minh những kỹ thuật sản xuất kỹ nghệ.

    Lúc đầu những lực lượng sản xuất mới đó chưa được điều khiển hoàn bị, đă gây ra nhiều cuộc đảo lộn trong một xă hội thủ công nghệ. Đa số thợ thủ công bị phá sản và trở thành thợ thuyền vô sản, trong khi những máy móc sản xuất tối tân tập trung tư bản vào tay một thiểu số. Sự quân b́nh trong việc phân phối tài sản của xă hội thủ công nghệ cũ đă bị đổ vỡ và đại đa số dân chúng thợ thuyền phải sống một đời vô cùng cực khổ.

    Karl Max, triết học gia và kinh tế gia, người Đức gốc Do Thái, sống ở Anh, nhận thấy rằng tất cả các tệ đoan lúc bấy giờ do ở chỗ các cơ cấu của xă hội Tây phương không c̣n thích nghi với những lực lượng sản xuất mới do các phát minh kỹ thuật mang đến. Do đó Karl Max đề nghị một kiểu xă hội mới xây dựng trên những căn bản mới để cho phù hợp với các phương tiện sản xuất mới. Ông chủ trương thành lập xă hội mới bằng một cuộc cách mạng toàn diện.

    Như vậy, ở Tây phương, thuyết Cộng Sản là một phương thuốc của Tây phương đề nghị để chữa căn bệnh cho xă hội Tây phương trong một giai đoạn phát triển cam go.

    Về sau các nhà lănh đạo Tây phương lại t́m được nhiều phương thuốc khác, nhờ đó mà xă hội Tây phương chẳng những trở nên lành mạnh mà c̣n phát triển mạnh bạo hơn, như chúng ta thấy ngày nay. Do đó mà hiện nay, thuyết Cộng Sản đă mất rất nhiều sinh lực trong xă hội Tây phương và trong một ngày gần đây sẽ không c̣n nữa.

    Cộng Sản ở Nga.


    Trong xă hội Tây phương, Nga là một dân tộc Slave ở trên ranh giới giữa Âu và Á, chịu ảnh hưởng Á châu rất nhiều bởi các cuộc chinh phục như của Thành Cát Tư Hăn và của Attila. Các nước ở Tây Âu lại thuộc giống Latin hay là Saxon. Sự hai bên cùng theo đạo Gia Tô đáng lư ra phải giúp cho sự sum họp, lại trở thành thêm một yếu tố chia rẽ sau khi giáo hội Gia Tô đă vỡ ra thành hai giáo hội, một giáo hội Đông trong đó có Nga và một giáo hội Tây ở La Mă.

    V́ lư do trên mà trong lịch sử giữa Nga và Tây Âu có một cuộc tranh chấp không ngừng hiện nay vẫn đang tiếp diễn. Cuộc tranh chấp lúc trầm lúc bổng. Tây Âu thắng nhờ kỹ thuật tiến bộ hơn. Lúc nào Nga hấp thụ được kỹ thuật Tây phương th́ lại giữ phần thắng nhờ khối dân đông và đất rộng. Tây phương lại phát minh những kỹ thuật mới và lại thắng, và cứ như thế tấn tuồng lại tái diễn.

    Vào cuối thế kỷ 19, khi Tây phương, ngoài đă chinh phục thế giới nhưng trong lại gặp phải những trở lực xă hội tạo hoàn cảnh cho thuyết Cộng Sản bành trướng, th́ Nga ở vào một thời kỳ yếu thế v́ kém về kỹ thuật. Các nhà lănh đạo Nga, theo chiến thuật cổ truyền, đang nỗ lực hấp thụ các kỹ thuật mới của Tây phương. Nhưng lần này ngoài các kỹ thuật vật chất họ lại thâu nhận thêm thuyết Cộng Sản. V́ hai lư do:

    1.- Họ muốn gấp rút bắt kịp Tây Âu bằng cách tổ chức trước Tây phương một xă hội mới thích nghi với các phương tiện sản xuất mới như Marx đă đề nghị.

    2. Nếu nước Nga trở nên thành tŕ của thuyết Cộng Sản, th́ sự bành trướng của thuyết Cộng Sản trong các nước Tây Âu sẽ biến các Đảng Cộng Sản của các quốc gia nầy thành những đồng minh nội tuyến trong ḷng địch, rất quí báu cho Nga trong cuộc tranh chấp hằng mấy thế kỷ với Tây Âu.

    Như vậy, chuyển từ Tây Âu sang Nga thuyết Cộng Sản đă nghiễm nhiên từ một phương thuốc được đề nghị cho xă hội Tây phương, biến thành vừa là một phương tiện giúp cho sự phát triển của Nga vừa là một khí giới sắc bén giúp Nga đánh bại kẻ thù.

    Dầu sao sự tranh chấp vẫn là một sự tranh chấp nội bộ giữa các quốc gia trong xă hội Tây phương.

    Sở dĩ Nga đă đưa cuộc tranh chấp ấy lên thành một cuộc tranh chấp quốc tế chỉ v́ kẻ thù Tây Âu lúc bấy giờ đă bủa vây lưới kinh tế của họ trên khắp thế giới.

    Và cũng v́ để tạo cho họ vây cánh trên khắp thế giới mà các nhà lănh đạo Nga Sô đă hô hào các lănh tụ các quốc gia bị chinh phục làm thuộc địa hay bán thuộc địa gia nhập vào hàng ngũ Cộng Sản

    Như vậy thuyết Cộng Sản đối với Nga chỉ là một phương tiện và ngày nào mục đích đă đạt được, phương tiện sẽ không c̣n giá trị nữa.

    Ngày nay, mục đích đă đạt, Nga đă thắng nhờ khắc phục được kỹ thuật Tây Âu và nhờ khối dân đông và đất rộng của ḿnh. Các biến cố hiện tại ở Âu Mỹ chứng tỏ rằng Nga sắp đến lúc bỏ phương tiện Cộng Sản và trở về với xă hội Tây phương

    Những sự tiếp xúc của ṭa thánh La Mă với các lănh tụ giáo hội Nga là một trong những cố gắng để đưa Nga Sô về xă hội Tây phương.

    Và ngày đó sự tranh chấp quyết liệt giữa Cộng Sản và Tư Bản, như ngày nay, sẽ tự tiêu và nhường chỗ cho một cuộc tranh chấp khác quyết liệt hơn hiện nay đă bắt đầu thành h́nh giữa khối Trung Cộng và khối Âu Mỹ.

    Cộng Sản ở Á Châu


    Trong hệ thống giá trị truyền thống của hai nền văn minh Á Châu: văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa, không có một điểm nào có thể làm mầm cho một thuyết tàn bạo như thuyết Cộng Sản nảy nở được.

    Sở dĩ ngày nay thuyết Cộng Sản hoành hành được ở Á Châu là v́ chính Tây phương đă tạo hoàn cảnh cho nó nẩy nở và chính Tây phương đă đưa nó vào. Sau khi thảm bại trước lực lượng chinh phục của Tây phương, các quốc gia ở Á Châu đều lần lượt bị biến thành thuộc địa hay bán thuộc địa. Tinh thần bất khuất của dân tộc khiến các lănh tụ vẫn tiếp tục một cuộc tranh đấu vô hy vọng. Bởi v́, để đương đầu với những lực lượng xâm lăng hùng hậu của Tây phương bủa lưới khắp chiến trường thế giới, chúng ta chỉ có thể đưa ra để nghinh chiến những lực lượng kém kỹ thuật trong một chiến trường giới hạn trong từng quốc gia. Sự thất bại đă cầm chắc nếu chúng ta không có những đồng minh đồng sức với kẻ thù.

    V́ nhận định như vậy cho nên các lănh tụ cách mạng thức thời đều hưởng ứng lời kêu gọi của Nga Sô. Sự đồng minh với Nga Sô sẽ mang lại cho họ:

    1.- Những phương tiện xứng đáng để đánh bật kẻ thù ra khỏi lănh thổ.

    2.- Một kiểu mẫu và những phương pháp phát triển quốc gia khi đă phục hồi độc lập.

    Như vậy sang Á Châu thuyết Cộng Sản chỉ c̣n là một phương tiện để đánh kẻ xâm lăng và một phương pháp phát triển.

    Cho tới đây những nhà lănh đạo chủ trương theo Cộng Sản c̣n có lư vững chắc. Nhưng sau đó họ hoàn toàn lầm lẫn nếu họ say mê mà tôn thờ thuyết Cộng Sản như là một chân lư, và quên rằng.

    1.- Nga Sô chỉ xem thuyết Cộng Sản là một phương tiện và chỉ có giá trị là một phương tiện.

    2.- Phương pháp Cộng Sản áp dụng ở Nga mặc dầu đă đưa đến kết quả, nhưng không phải v́ vậy mà có thể áp dụng một cách hữu hiệu cho mọi quốc gia.

    Mao Trạch Đông đă nh́n thấy rơ hai điểm trên đây. Sự khác biệt giữa các phương pháp Cộng Sản ở Nga và ở Tàu là một bằng cớ. Cộng Sản ở Việt Nam cũng nằm trong khuôn khổ tŕnh bày trên đây.



    Còn tiếp

  6. #6
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Chính Đề Việt Nam by Ngô Đình Nhu and his group

    Tiếp theo


    Phần II

    VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG KHUNG CẢNH THẾ GIỚI VỪA TR̀NH BÀY



    Theo như đă tŕnh bày trên đây th́ vị trí quốc tế hiện tại của Việt Nam do các điểm dưới đây minh định:

    1.- Việt Nam là một nước nhỏ và kém mở mang.

    2.- Theo truyền thống văn hóa, Việt Nam thuộc vào xă hội Đông Á.

    3.- Việt Nam thuộc vào khối các nước Á Châu vừa thoát khỏi ách thực dân đế quốc.

    4.- Việt Nam đang cần phải Tây phương hóa như tất cả các nước không thuộc khối Tây phương để: Một là tồn tại, bảo vệ độc lập; hai là để phát triển đời sống kinh tế hầu xây dựng hạnh phúc cho nhân dân.

    Bốn điểm trên đây minh định vị trí của nước chúng ta trong thế giới ngày nay vừa trong lĩnh vực địa dư vừa trong lĩnh vực tiến hóa chung của nhân loại. V́ vậy cho nên, cùng với những điều kiện nội bộ riêng cho Việt Nam mà chúng ta sẽ thấy sau này, các điểm này chi phối mọi đường lối chính trị của chúng ta trong ít lắm là vài thế kỷ.

    Do đó, việc phân tích từng điểm một, bốn điểm trên đây là một việc thiết yếu.

    Việt Nam là một nước nhỏ và kém mở mang.

    Mục đích của những trang nhận định này không phải để xách động quần chúng, nên không phải chỗ để ca ngợi sự nghiệp mấy ngàn năm văn hiến của tổ tiên chúng ta, và cũng không phải chỗ để cho chúng ta hănh diện với những trang sử oanh liệt của người xưa. Những người có trách nhiệm với tiền đồ dân tộc không thể tự ru ngủ trên dĩ văng, mặc dầu dĩ văng đó thật có là anh hùng đi nữa.

    Trái lại, một nhận định khách quan rất cần thiết cho những người lănh đạo, nếu họ muốn tránh những sơ xuất có hại cho tương lai của một dân tộc. Tự ti mặc cảm khi nh́n thấy nước nhà yếu và kém không phải là tâm trạng của những kẻ quật cường.

    Trên quan điểm đó chúng ta phải nh́n nhận rằng trong thế giới ngày nay nước chúng ta là một nước nhỏ và dân tộc chúng ta là một dân tộc kém mở mang. Chẳng những thế, trong suốt mấy ngh́n năm lịch sử, chưa lúc nào dân tộc chúng ta đă đạt lên được mức một văn minh chiếu sáng. V́ vậy chúng ta c̣n ở vào t́nh trạng thụ hưởng hơn là t́nh trạng góp phần vào văn minh nhân loại. Tuy nhiên, dĩ văng của chúng ta cho phép chúng ta tin rằng dân tộc có một năng lực tiềm tàng khả dĩ trong một tương lai rất ngắn đưa chúng ta thoát khỏi t́nh trạng thứ nhứt để vào t́nh trạng thứ hai. Đó là mục đích và lư do của cuộc tranh đấu hiện tại của chúng ta. Bởi v́ theo luật quân b́nh, người thụ hưởng bao giờ cũng đứng sau người đóng góp, và trong thực tế mức sống của người thụ hưởng phải kém mức sống của người đóng góp.

    Và tranh đấu để thoát khỏi t́nh trạng kém mở mang có nghĩa là vừa tranh thủ một mức sống cao hơn cho dân tộc, và cũng có nghĩa là sẵn sàng lănh trách nhiệm đóng góp vào văn minh thế giới.

    Như vậy đối với chúng ta nỗ lực để thoát khỏi t́nh trạng kém mở mang có thể h́nh dung bằng một sự cố gắng để vượt qua lằn mức ranh giới giữa t́nh trạng thụ hưởng và t́nh trạng đóng góp.

    So sánh với các nước kỹ nghệ mở mang ngày nay, nước Việt Nam chúng ta nhó v́ đất đai không rộng, dân số ít và thiên sản không phong phú.

    So sánh với các khối kinh tế vĩ đại như Nga Sô, Trung Cộng, Ấn Độ, Mỹ quốc và khối Âu Châu đang thành h́nh, chúng ta lại c̣n không đáng kể vào đâu nữa.

    Trên phương diện quân sự, những kỹ thuật nguyên tử tối tân với sức tàn phá mănh liệt có thể làm giảm đi yếu tố đông dân và tức nhiên số lượng quân đội cao không c̣n ảnh hưởng nặng nề trên sự thắng bại. Tuy nhiên, lên đến một mức độ nào đó, ví dụ lên đến khối dân số Trung Cộng, yếu tố dân đông vẫn c̣n là một yếu tố đáng kể.

    V́ vậy mà trong trường hợp của chúng ta, nếu chúng ta khắc phục được những kỹ thuật nguyên tử, th́ cái họa xâm lăng đối với chúng ta chỉ có giảm chớ không có chấm dứt.

    Trên phương diện kinh tế, yếu tố đông dân đối với kỹ thuật sản xuất đại qui mô của cơ khí là một yếu tố quyết định. Dân càng đông thị trường càng mạnh. Có một mức thêu thụ tối thiểu trong mỗi ngành kỹ nghệ, dưới mức đó sự sản xuất kỹ nghệ không thể thực hiện với các điều kiện thuận lợi. Nhưng thị trường tiêu thụ càng lớn lại là một động cơ thúc đẩy kỹ nghệ càng nảy nở, càng trưởng thành, càng phát triển v́ giá sản xuất càng nhẹ và mức lời càng lớn. Đó là lư do tranh giành thị trường trong thế kỷ vừa qua và hiện nay.

    Như vậy nếu dân số ta ít th́ điều kiện nảy nở của kỹ nghệ chúng ta rất kém và sự cạnh tranh với khối kinh tế bên ngoài là một điều mà chúng ta không thể đương đầu nổi.

    Trên phương diện văn hóa, việc dân số ít là một trở lực to tát. Ngôn ngữ của chúng ta chỉ được một thiểu số sử dụng. Những sáng tác bằng Việt ngữ, ví dụ mà thật sự có giá trị thế giới đi nữa th́ không có mấy người biết đến giá trị đó v́ chuyển ngữ của chúng ta không được nhiều người biết. Chỉ nghĩ đến việc một tác phẩm bằng Anh ngữ hay Hoa ngữ có thể phổ biến ngay cho khắp thế giới th́ đủ thấy cái mănh lực của sự đông dân như thế nào. Trong một khối người to lớn như vậy có thể trao đổi tư tưởng với nhau chỉ v́ chuyển ngữ của họ được nhiều người sử dụng. Dân tộc chúng ta chỉ v́ dân số ít, phải ở ngoài ṿng tư tưởng trên trừ ra một số người biết ngoại ngữ.

    Dân số ít lại c̣n là một trở lực trong công cuộc phát triển như chúng ta sẽ thấy dưới đây.

    Trong khuôn khổ thế giới ngày nay, một dân tộc kém mở mang là một dân tộc có một t́nh trạng ứng vào các điều kiện dưới đây:

    1.- Thiếu kỹ thuật và phương tiện kỹ thuật sản xuất.

    2.- Do đó lợi tức quốc gia thấp kém.

    3.- Do đó mức sống của toàn dân thấp và thiếu.

    4.- Sự mưu sống hằng ngày chiếm hết thời gian và năng lực, đời sống văn hóa không mở mang.

    5.- Sự sáng tác kém giá trị và sự góp phần vào văn minh của nhân loại không có.

    Tŕnh bày như trên đây, ta nhận thấy rằng điều kiện thứ nhứt là nguyên nhân của điều kiện thứ hai và cả hai là nguyên nhân của điều kiện thứ ba và ba điều kiện đầu lại là nguyên nhân của điều kiện thứ tư, vân vân... Và như vậy nguyên nhân chính và trước tiên của sự kém mở mang là thiếu kỹ thuật và thiếu phương tiện kỹ thuật sản xuất. Nhưng muốn có đủ kỹ thuật, nghĩa là máy móc sản xuất th́ phải có được một tŕnh độ văn hóa khá cao cho toàn dân, và phải có lợi tức dồi dào để mua dụng cụ máy móc.

    Như thế các điều kiện ảnh hưởng tương phối nhau làm thành một cái ṿng lẩn quẩn. Đưa dân tộc lên đường phát triển có nghĩa là bẻ gẫy cái ṿng luẩn quẩn đó. V́ thế cho nên các phương pháp phát triển đề nghị hay mang ra thực hiện ngày nay trong các nước trên thế giới, kể cả phương pháp Cộng Sản, chung qui chỉ là một phương pháp bẻ găy cái ṿng lẩn quẩn nói trên. Và dưới đây chúng ta sẽ có dịp trở lại, một cách chi tiết hơn, vấn đề cốt yếu này. Nay chỉ nhận xét thêm là các điều kiện trên cho chúng ta thấy rằng, công cuộc phát triển không phải là một công tŕnh mà một nhóm người hay một thiểu số có thể thực hiện được. Chỉ toàn dân hay là đại đa số cùng quyết tâm đứng lên mới có thế đạt đến kết quả. Đây là một yếu tố quyết định, nó sẽ chi phối nặng nề các sự lựa chọn đường lối sau này.

    Điều thứ hai cần phải nêu lên là cái vốn duy nhất có thể dùng ngay được của các nước kém mở mang là công nhân. V́ vậy mà dân số đông lại là một lợi khí cho công cuộc phát triển, theo một phương pháp lao công cưỡng bách. Yếu tố này cũng là quyết định đối với sự lựa chọn đường lối sau này.

    Việt Nam thuộc xă hội Đông Á.

    Xă hội Đông Á gồm có các nước Đài Loan, Nhật Bổn, Triều Tiên và Việt Nam bao quanh đại lục Trung Hoa.

    Trong hơn sáu ngàn năm lịch sử, các quốc gia trong xă hội này đều đă tiến hóa từ nền văn minh phát sinh trong đất Hán và lấy Hán tự làm nền tảng và phương tiện cho sự phát triển trong các lĩnh vực.

    Cuộc xâm lăng của Tây phương gây ra nhiều sự thay đổi, bởi v́ đứng trước hiểm họa chung phản ứng của mỗi dân tộc mỗi khác. Do đó mỗi dân tộc, tùy theo sự nắm được hay không những cơ hội đưa đến cho ḿnh, đă đi theo những con đường càng ngày càng khác nhau, dẫn dắt đến sự cách biệt mà chúng ta nhận thấy ngày nay.

    Trước thời kỳ đó, tất cả các quốc gia trong xă hội Đông Á kể trên đều tin tưởng và bảo vệ những giá trị như nhau trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa và tôn giáo. Tất cả đều áp dụng chính trị quân chủ chuyên chế. Tất cả đều thừa nhận như là một di sản chung các sáng tác bằng Hán văn. Nền mỹ thuật của tất cả các quốc gia đều phát triển theo những tiêu chuẩn chung. Tất cả các quốc gia đều tin tưởng vào Phật giáo và Lăo giáo, lấy giáo điều của Khổng Mạnh làm mực thước cấu tạo xă hội.

    Nguyên nhân của t́nh trạng lúc bấy giờ, chia làm nguyên nhân địa dư và nguyên nhân lịch sử. Trong một thời kỳ mà phương tiện giao thông nghèo nàn, việc giáp ranh với nhau là một yếu tố đè nặng lên sự bang giao của hai nước. Dân tộc chúng ta đă rút nhiều kinh nghiệm xương máu về t́nh trạng ấy. Ngày nay nhiều phát minh khoa học có làm cho vạn lư và trùng dương cách biệt không c̣n là những trở lực không vượt nổi như khi xưa. Tuy nhiên ảnh hưởng sự lân cận giữa các quốc gia, nếu có giảm đi vẫn c̣n là một yếu tố quan trọng trong sự giao hảo giữa hai nước. Và trong sự chọn lựa đường lối của chúng ta sau này, sự chúng ta ở sát nách Trung Hoa là một yếu tố vô cùng thiết yếu.

    Ngoài những nguyên nhân địa dư như trên, nhiều sự kiện lịch sử đă cấu tạo những dây liên hệ giữa Trung Hoa và các quốc gia cùng trong một xă hội Đông Á, như chúng ta đă thấy ở trên. Với thời gian, các dây liên hệ về tôn giáo, văn hóa và xă hội đă ăn sâu vào tiềm thức của các dân tộc cùng một xă hội. V́ thế cho nên không có một lầm lẫn nào to tát cho bằng sự tin tưởng rằng trong một vài thế hệ hay một vài thế kỷ có thể thay đổi được tất cả tư tưởng của một dân tộc.

    Nói một cách khác nếu mỗi người Việt Nam đều đồng một ư chí không muốn ḿnh thuộc vào xă hội Đông Á nữa, th́ chúng ta cũng không thực hiện ư chí đó được, v́ bởi ư thức thuộc vào xă hội Đông Á đă ăn sâu vào các tế bào của chúng ta và thoát khỏi tầm chủ động của lư trí chúng ta. Đó là trường hợp tất cả chúng ta đều cùng một ư chí, huống hồ là nếu chỉ có một nhóm người quyết tâm làm việc đó và nhứt quyết cưỡng bách mọi người phải theo họ, lại càng là một trù tính không căn bản và không tương lai.

    Nhiều phúc tŕnh thí nghiệm khoa học đă xác nhận rằng các cuộc tẩy năo có thể cùng lắm là thay đổi thành kiến chúng ta được chớ không di chuyển được bản chất của chúng ta.

    Hơn thế nữa, nếu bằng một phép nhiệm mầu ǵ chúng ta có thể cắt được nước Việt Nam tách ra khỏi Châu Á và mang đặt nó cùng với cả dân tộc chúng ta vào một nơi khác của địa cầu th́ chúng ta cũng sẽ suy nghĩ và phản ứng như những người trong xă hội Đông Á.

    Trên đây chúng ta đă có đề cập đến việc Tây phương hóa, là một điều khẩn yếu cho chúng ta. Nay chúng ta vừa thấy rằng dầu có muốn đi nữa chúng ta cũng không thể thoát ra khỏi khung cảnh h́nh thức và vô h́nh của xă hội Đông Á.

    Như vậy việc Tây phương hóa và việc thuộc vào xă hội Đông Á có mâu thuẫn nhau không?

    Muốn trả lời được câu hỏi này một cách tường tận, ta cần biết trước tiên Tây phương hóa là như thế nào, nội dung của một phần dưới đây.

    Nay ta cứ nhận rằng việc Tây phương hóa là việc thâu nhận các kỹ thuật, lối suy luận và nhiều tập quán của Âu Mỹ, không làm cho chúng ta mất được bản chất của dân tộc. Như vậy việc mâu thuẫn nêu trên sẽ là không có. Một nhận xét khác càng thuyết minh cho lởi nói quả quyết này. Các dân tộc ở xă hội Tây phương đều sử dụng một kỹ thuật và tôn sùng một khoa học như nhau. Tất cả đều có một lối suy luận lấy sự chính xác của lư trí làm nền tảng. Và tất cả đều sống trong một khuôn khổ ngăn nắp và minh chiết như nhau – sự sinh sống và ăn mặc đều như nhau – thế mà họ vẫn khác nhau ở trong các sáng tác. Như vậy là bản chất dân tộc họ vẫn giữ. Bản chất dân tộc của chúng ta sẽ bộc lộ ra trong các sáng tạo của chúng ta, khi nào mà chúng ta đă chủ động được các phương tiện và phương pháp sáng tạo của Tây phương. Và đây là mục đích chính của công cuộc Tây phương hóa mà chúng ta đang theo đuổi.

    Biết như thế rồi chúng ta mới thấy răng trong công cuộc Tây phương hóa chúng ta cần phải dốc hết nỗ lực vào công cuộc ấy, không e dè, không. rụt rè, không ngần ngại. Biết như thế rồi chúng ta mới thấy tính cách vô ích của sự nơm nớp lo sợ mất quốc hồn và quốc túy của một lớp người trước đây ngồi mà căi nhau năm này qua tháng nọ xem phải duy tân đến mức nào. Họ thật là những người ngồi nhà mà bàn việc lên tàu xuống xe phải đứng ngồi làm sao.

    Biết như thế rồi chúng ta lại thấy tính cách không thực tế của một nhóm người chủ trương thay đổi tư tưởng của một dân tộc bằng những phương pháp độc ác và tàn bạo áp dụng cho vài thế hệ. Sự họ thất bại sẽ dĩ nhiên. Nhưng tai hại họ sẽ lưu lại cho dân tộc, như chúng ta sẽ thấy sau này, không biết bao giờ mới gỡ hết.

    Việt Nam thuộc vào khối các nước Á Châu vừa thoát khỏi ách thống trị thực dân đế quốc
    Bắt đầu từ thế kỷ thứ X, các cường quốc trong xă hội Tây phương mới phôi thai. Dưới sự thúc đẩy của hoàn cảnh và những biến cố lịch sử phát sinh ra do sự lân cận với xă hội Hồi Giáo, đang thời cường thịnh, các quốc gia mới đă nỗ lực t́m mọi lối thoát khỏi ṿng vây càng ngày càng siết chặt của các đội binh hùng mạnh của các nhà lănh đạo Ả Rập.

    Từ ngày thoát thai từ trong sự sụp đổ của văn minh Hy Lạp và La Mă, lần đầu tiên xă hội Tây phương đụng phải một thử thách vô cùng quan trọng và quyết định sự mất c̣n cho nền văn minh vừa chớm nở. Nhưng cùng trong dịp này xă hội Tây phương tỏ ra xứng đáng với di sản lư trí thừa hưởng của văn minh Hy Lạp - La Mă và sinh lực dồi dào mà giáo lư Gia Tô hun đúc trong nhiều thế kỷ.

    Sức mạnh phi thường của tín ngưỡng đă nuôi dưỡng và duy tŕ những nỗ lực cần thiết một cách liên tục trong nhiều thế kỷ. Mặt khác sự chính xác về lư trí đă hướng dẫn hữu hiệu cái khối sinh lực to tát trên vào ṿng hữu ích và hiệu quả. Nhờ vậy mà xă hội Tây phương chẳng những đă chiến thắng lần ấy, mà sau này c̣n vượt nhiều trở lực để chiếm được ưu thế như chúng ta mục kích ngày nay.

    Nhờ những yếu tố trên, người Tây phương đă phát minh nhiều kỹ thuật tối tân, cải thiện không ngừng phát minh cũ, rèn luyện những khí giới lư trí ngày càng tinh vi để bảo đảm cho những phát minh tương lai. Sinh lực dồi dào của tín ngưỡng đă giúp cho họ áp dụng các phát minh trên đến một mức độ ngày càng lên cao, trong một tầm rộng lớn càng ngày càng bành trướng. Và trong sự vùng lên đó, xă hội Tây phương đă chẳng những bẻ găy ṿng vây của xă hội Hồi Giáo đang dồn họ vào phía Tây của đại lục Âu Châu, lại c̣n chinh phục được thế giới như chúng ta đều biết.

    Nguồn gốc của các đế quốc Tây phương là do sự kiện trên đẻ ra. Để thoát khỏi sự bao vây của xă hội Hồi Giáo, người Tây phương đă chế ngự được các kỹ thuật vượt biển và mang những khí giới mà một nền kỹ thuật tân tiến đă trang bị cho họ để đi chinh phục các dân tộc kém hơn về kỹ thuật

    Trước tiên, Y Pha Nho và Bồ Đào Nha hướng đạo cuộc chinh phục. Sau đó Anh, Pháp, Ḥa Lan, Bỉ đă nối chân và thay thế hai cường quốc tiền phong khi hai nước này đă mệt mỏi và suy nhược. Lần lượt các quốc gia trên thế giới không phải thuộc vào xă hội Tây phương đều bị tấn công, chiến bại, chiếm đóng và chinh phục. Tùy hoàn cảnh và tùy mănh độ cuộc kháng chiến, các dân tộc bị chinh phục hoặc bị tiêu diệt và đất đai bị biến thành đất đai của người chinh phục như ở Nam và Bắc Mỹ, Úc châu, Tân Tây Lan, Nam Phi, hoặc biến làm thuộc quốc như Thái Lan, các nước Cận Đông hay bán thuộc địa như Trung Hoa, hay thuộc địa như Việt Nam. Và hậu quả lưu lại cho các dân tộc bị chinh phục cũng tùy theo hoàn cảnh riêng mà nhiều hay ít tai hại.

    Ngày nay vấn đề không thành cho những dân tộc đă bị tiêu diệt. Các nước đă bị làm bán thuộc địa hoặc thuộc địa, khi cởi được ách rồi c̣n phải lănh chịu những hậu quả tuy có khác nhau tùy theo hoàn cảnh địa phương nhưng đều giống nhau v́ bị chi phối bởi những sự kiện lịch sử chung. Các hậu quả lại khác nhau, tùy theo chế độ đế quốc đă phải chịu đựng.


    Còn tiếp

  7. #7
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Chính Đề Việt Nam by Ngô Đình Nhu and his group

    Tiếp theo


    Hai kiểu đế quốc.


    Trong thời kỳ cường thịnh nhất của Đế quốc chủ nghĩa, các quốc gia không thuộc vào xă hội Tây phương đều bị thống trị trực tiếp hay gián tiếp bởi hai loại Đê quốc:
    1. Đế quốc kiểu người Anh.
    2. Đế quốc kiểu người Pháp, Ḥa Lan và Bỉ.
    Chủ trương Đế quốc của người Anh rất rơ rệt. Họ chia các lănh thổ làm hai loại: loại chiếm đóng di dân và loại chiếm đóng khai thác. Đối với loại chiếm đóng di dân th́ họ dồn thiểu số người bản xứ vào một nơi và dần dần sự tranh sống tự nhiên sẽ đào thải. Kẻ chinh phục chiếm lấy đất đai và lập thành những quốc gia mới, như ở Bắc Mỹ và Úc châu.
    Nam Mỹ tuy không thuộc người Anh nhưng lại thuộc vào một chủ trương tương tự.
    Đối với loại chiếm đóng khai thác th́ chính sách của Anh lại hoàn toàn trái ngược. Họ rút kinh nghiệm sự chiến bại của họ ở Bắc Mỹ – lúc người Mỹ hiện nay đánh đuổi người Anh và dành độc lập –, và cho rằng nếu họ không loại được người bản xứ th́ sớm muộn ǵ họ cũng phải có ngày trả lại độc lập cho dân bản xứ. Quan niệm trên dẫn dắt đến một chính sách dài hạn. V́ đoán trước có ngày họ phải ra đi nên, để lưu lại được cảm t́nh với dân bản xứ, họ đă thật t́nh đào tạo một lớp người có đủ khả năng để sau này thay thế họ. Đây là một đặc điểm căn bản của chủ nghĩa Đế quốc Anh đă được chứng minh là rất khôn ngoan và hiệu quả.
    Đế quốc kiểu người Pháp, Ḥa Lan và Bỉ ngược lại không rơ rệt giữa hai thái độ trên. Nếu nhiều điều kiện hợp lại không cho phép họ chủ trương chiếm đóng di dân, th́ đồng thời họ cũng không nghĩ đến ngày phải trả độc lập lại cho dân bản xứ. Các sự kiện xảy ra sau thế giới Đại Chiến thứ Hai trong các thuộc địa Anh và trong các thuộc địa Pháp, Ḥa Lan và Bỉ, đều bắt nguồn từ sự khác nhau của hai chính sách nói trên. Bởi v́ không nghĩ đến ngày phải rời khỏi thuộc địa nên người Pháp, Bỉ và Ḥa Lan không có đào tạo lớp người thay thế họ. V́ vậy cho nên, khác với các cựu thuộc địa Anh, các cựu thuộc địa Pháp, Ḥa Lan và Bỉ, sau độc lập rồi, đều trải qua nhiều xáo trộn mănh liệt, chỉ v́ thiếu người có khả năng để thay thế các người ngoại quốc, mà điều khiển guồng máy quốc gia. Trên đây là một nhược điểm vô cùng quan trọng mà Việt Nam chúng ta phải mang chịu.

    Hậu quả

    Nếu sự chúng ta thiếu người lănh đạo ở trong lĩnh vực chính trị là do một nguyên nhân không thể tránh được, phát sinh từ sự mâu thuẫn tự nhiên phải có giữa những người muốn chinh phục một dân tộc và những người chống lại sự chinh phục đó, th́, trái lại, sự thiếu người lănh đạo ở mọi ngành chuyên môn và mọi cấp bậc trong guồng máy quốc gia lại là hậu quả của một chính sách Đế quốc riêng biệt của người Pháp, Ḥa Lan và Bỉ.
    Thi hành đúng theo chủ nghĩa Đế quốc của họ chủ trương người Pháp không bao giờ muốn, và cũng không bao giờ thực hiện, việc đào tạo những người bản xứ có đủ khả năng để làm những công việc mà người Pháp đang làm và để, trong tương lai, thay thế họ. Thoảng như có những người bản xứ, nhờ những nỗ lực riêng, mà thâu thập được một sự đào tạo lư thuyết ngang hàng với các nhân viên cao cấp của họ, th́ không bao giờ người Pháp lại giúp cho những người này những hoàn cảnh thuận lợi để họ có thể thâu thập những kinh nghiệm lănh đạo cần thiết. Và bởi v́ những kinh nghiệm lănh đạo thực tế như vậy mới đào tạo được những người lănh đạo xứng danh, nên ngày nay khi chúng ta đă dành được độc lập rồi th́ chúng ta không đủ người để điều khiển guồng máy các quốc gia. Trong khi đó chúng ta chẳng những cần người để cho guồng máy chạy đều, mà hơn nữa, v́ những hoàn cảnh như chúng ta sẽ thấy dưới đây, chúng ta rất cần người để cho máy chạy hết tốc độ.
    Thiểu số người trước kia đă được người Pháp dùng làm cộng sự viên trong nhiều năm, ngày nay với các kinh nghiệm đă thâu nhập được, không thể thay thế người Pháp trong nhiệm vụ của những người này hay sao?
    Không thể được, v́, trừ ra một số hết sức ít, với khả năng vượt hẳn mức thường, đă bẻ gẫy được ṿng ḱm hăm của người Pháp để tự học hỏi thêm đến tŕnh độ chế ngự được ngành hoạt động của ḿnh, c̣n lại là những người mang nặng các khuyết điểm dưới đây:
    1.- Những kiến thức và kinh nghiệm của họ đều rời rạc và vặt vạnh. Họ không có óc tổng hợp để đặt những kinh nghiệm và kiến thức vụn vặt kia vào một hệ thống chung hầu nhận thấy sự liên hệ giữa các kinh nghiệm, và t́m thấy các nguyên tắc chung chi phối các trường hợp đặc biệt mà họ thường gặp phải. V́ vậy mà hành động của họ chỉ có hiệu quả trong các trách nhiệm sơ đẳng. Vượt lên quá tầm một ít là sự thất bại đến ngay v́ như câu tục ngữ thường nói, họ không nh́n thấy rừng mà chỉ nh́n thấy t́m gốc cây “Phụ trách từng gốc cây th́ được, nhưng không phụ trách toàn thể khu rừng được”. Do đó những người này không làm sao vượt khỏi phạm vi nhỏ hẹp trong đó lâu nay họ vẫn quen làm việc để lên đến tầm quan trọng cần có khi sự việc không c̣n liên quan đến một lĩnh vực nhỏ nữa mà đă liên quan đến vận mạng của một quốc gia. Nếu giao cho họ những trách nhiệm quốc gia đương nhiên họ sẽ làm giảm giá trách nhiệm đó bằng cách đưa nó tuột xuống ngang hàng một trách nhiệm khu vực nhỏ hẹp, tương xứng với quan niệm nhỏ hẹp đă ăn sâu vào cân năo của họ. Với một lối nh́n như vậy và với sự bất lực quan niệm các vấn đề một cách rộng lớn tương xứng với nhu cầu của hoàn cảnh, sự thất bại của họ cũng đă cầm chắc. Đằng này ngoài khuyết điểm ấy họ c̣n mang nặng nhiều điều hư hỏng khác.
    2.- Người Pháp đă chủ tâm đào luyện, cho những người họ dùng, những kiến thức và khả năng tương xứng với công dụng mà họ đ̣i hỏi. Ngoài ra hoạt động và sinh sống nhiều năm trong không khí và tập quán mà người Pháp cố t́nh tạo ra cho những người đă được họ đặt vào một công dụng nhất định, những người này lần lần đă tự tạo một tâm lư vô trách nhiệm. Làm việc chỉ v́ sợ h́nh phạt chớ không phải v́ tự thấy trách nhiệm phải làm cho được việc. Tâm lư kém trưởng thành của người làm tay sai đó chính là người Pháp, lợi dụng t́nh thế hỗn loạn trong xă hội của chúng ta do chính sự chinh phục của họ gây nên, đă tạo ra cho lớp người được họ rèn luyện để làm công cụ và sau này, v́ hoàn cảnh đương nhiên trở thành lớp người tay mắt trong xă hội chúng ta.
    Xưa kia, khuôn khổ Khổng Mạnh của chúng ta, tuy đă thất bại trong nhiều lĩnh vực, nhưng ít ra đă đào luyện được lớp người thấm nhuần đạo người quân tử: có tâm lư của người trưởng thành và tinh thần trách nhiệm của người thọ lănh sứ mạng. Tất cả các truyền thống tốt đẹp đó đă sụp đổ cùng một lúc với uy quyền chính trị của xă hội Việt Nam.
    Thiết tưởng, nếu người Pháp đă có một thái độ “không chen vào”, th́ nội sự chiến bại của xă hội Việt Nam trước một kẻ xâm lăng có một nền văn minh hung mạnh hơn cũng đủ mang đến sự sụp đổ của những giá trị cổ truyền. Đàng này, chính họ với chủ nghĩa Đế quốc mà họ chủ trương, đă thúc đẩy sự sụp đổ nói trên để phục vụ quyền lợi chính trị của họ.
    Và tâm lư hiện tại của số người mà chúng ta sẽ đề cập đến trên đây vừa là hậu quả đương nhiên của một hoàn cảnh lịch sử vừa là kết quả của một chính sách vô cùng tai hại cho dân tộc.
    Trách nhiệm giao phó cho số người này phải tương xứng với “Tâm lư người đi thuyền” của họ. Xưa nay đă quen lối không bao giờ chịu chú trọng đến hướng đi và số phận của con thuyền, th́ không thể nào phụ trách được việc lèo, lái và buồm, máy của con thuyền. Trách nhiệm này phải giao cho số người đă tự tạo tâm lư thuyền trưởng, trong khi chờ đợi chúng ta đào tạo lớp người mới có những đức tính mà nhiệm vụ đ̣i hỏi.
    3.- Xưa kia, dưới thời quân chủ chuyên chế guồng máy quốc gia xây dựng trên chế độ quan trường và chế độ này lại lấy cái học khoa cử làm nền tảng. Xét trong lịch sử của Việt Nam, cũng như của Trung Hoa, guồng máy quan trường đă qua nhiều thời kỳ thịnh vượng và để lại nhiều thành tích xứng đáng.
    Sở dĩ như thế được là v́, chế độ quan trường, tuy tự nó hàm nhiều tệ đoan cố hữu, nhưng một khi nằm vào trong khuôn khổ quân chủ chuyên chế đă bị sự chế ngự tự nhiên và tương phối của những bộ phận khác trong cơ cấu quốc gia, nên các tệ đoan đương nhiên bị hạn chế và không bành trướng được, cũng như mỗi bánh xe trong một bộ máy đồng hồ đều được sự chế ngự tương phối của các bánh xe chung quanh, nên tất cả đều chuyển động đồng thời và điều ḥa. Nhưng tất cả t́nh trạng mực thước đó đều mất nếu chúng ta tách rời một bánh xe ra ngoài.
    Trường hợp của chế độ quan trường của chúng ta cũng tương tự như vậy. Khi c̣n là một bộ phận của chế độ quân chủ chuyên chế, những cái tệ đoan của quan trường không phát triển được nhờ quyền hành rất rộng và h́nh phạt cấp thời của nhà vua. Khi người Pháp đến, chế độ quan trường được giữ lại, v́ một sự tính toán khôn khéo, nhưng không c̣n có những sự chế ngự tự nhiên như xưa nữa. Các nhược điểm của quan trường đương nhiên nẩy nở và sự tham nhũng và hà hiếp dân chúng đă lên đến mức độ tột cùng. Người Pháp không có lư do ǵ mà tẩy trừ t́nh trạng đó, v́ chủ trương của họ là để cho những người họ dùng không được ḷng dân chúng. Và làm lợi cho dân chúng không phải là mối lo âu của chế độ thực dân.
    V́ vậy cho nên, tinh cách quan liêu, phục tùng hèn hạ kẻ trên, và hà hiếp khinh miệt kẻ dưới là nhược điểm không thể cởi bỏ được của lớp người tay mắt trong thời kỳ thực dân. Trong khi đó, như chúng ta sẽ thấy sau này, công cuộc phát triển dân tộc của chúng ta trong giai đoạn này, đ̣i hỏi ở những người có trách nhiệm phải có đủ khả năng đến với dân, đi với dân huy động được đại quần chúng, lâu nay bị mê man trong giấc ngủ yên thân, để đưa họ dấn thân mạnh bạo và nhanh chóng vào con đường tiến bộ.
    Sau này chúng ta sẽ thấy rơ công cuộc phát triển dân tộc có nghĩa là thực hiện những mục tiêu ǵ. Nay cần biết rằng, phát triển dân tộc là một công cuộc hết sức khích động cho người tham dự nhưng đ̣i hỏi thật nhiều cố gắng liên tục và những hy sinh lớn lao. V́ vậy mà đại quần chúng sẽ chóng mỏi mệt và chán ngán. Nếu những người có trách nhiệm không thương mến nhân dân và không xem nhân dân là trọng, th́ không làm sao mà nhân dân bằng ḷng chịu đựng mệt mỏi và hy sinh để cùng tiến bước với người dẫn đạo.
    Những biện pháp độc tài và cưỡng bách nếu có áp dụng được th́ những hiệu quả nhất thời không thể bồi đắp được những hậu quả tai hại lâu dài vừa cho người áp dụng được vừa cho người phải chịu đựng.
    Sau này chúng ta sẽ phân biệt sự mị dân với sự hướng dẫn dân vào một kỷ luật chung, điều kiện thiết yếu để nắm thắng lợi trong công cuộc phát triển. V́ vậy mà nếu người có trách nhiệm không huy động được dân chúng, th́ sự thất bại nắm chắc trong tay. Và cố nhiên những người huy động được dân chúng không phải là những người hà hiếp và khinh miệt họ cũng không phải là những người nịnh bợ và sợ sệt họ.
    Tóm lại cho đoạn này chúng ta thấy rằng, chính sách Đế quốc kiểu Pháp, Ḥa Lan và Bỉ đă lưu lại cho các dân tộc bị trị một hậu quả rất là tai hại: Sau khi độc lập rồi, sự thiếu người lănh đạo trong các ngành là một trở lực vô cùng to tát cho công cuộc phát triển dân tộc.
    Nhưng đó không phải là hậu quả duy nhất. Xem lại lịch sử của các công cuộc chinh phục của Tây phương, chúng ta nhận thấy rằng khi bị tấn công, các dân tộc đều ư thức ngay t́nh thế nghiêm trọng và sự cần thiết phải vận dụng lực lượng quốc gia để đương đầu với một thử thách quyết định sự sống c̣n của tập thể. Bản năng sinh tồn đă đánh thức ngay khả năng tự vệ đối với một vật ngoại lai toan xâm nhập vào nội bộ cơ thể.

    Nhiều loại phản ứng

    Nhưng nếu ư thức nguy cơ và sự phản ứng tự vệ đều có như nhau, th́ trái lại, tính chất của sự phản ứng, cường độ của sự phản ứng, và hậu quả của sự phản ứng khác nhau, tùy theo hoàn cảnh lịch sử, tùy theo khả năng của người lănh đạo trong các lúc quyết liệt ấy, tùy theo tinh thần của dân chúng lúc bị tấn công, tùy theo phương tiện vận dụng được và tùy theo tŕnh độ dân trí của dân tộc lúc bị tấn công.
    Cố nhiên là sự nghiệp và hành động của một dân tộc, mặc dầu do một số người quyết định trong một thời gian nhất định, nhưng cũng do nhiều hoàn cảnh và yếu tố chi phối.
    Nhưng xét theo kết quả của sự phản ứng của từng dân tộc, chúng ta có thể chia các nước đă phải đón chịu sự tấn công ghê gớm của Tây phương ra làm bốn loại.
    Trước hết có những dân tộc như dân tộc Nhật Bổn, phản ứng có hiệu quả, chặn đứng được sự tấn công, bảo vệ được nền độc lập, và nắm được cơ hội để tự cường lên đến mức ngang hàng với các cường quốc Âu Mỹ.
    Kế đó những dân tộc như dân tộc Trung Hoa, phản ứng không có hiệu quả, chiến bại trước sự tấn công, nhưng v́ hoàn cảnh chính trị lúc bấy giờ trong trường hợp của Trung Hoa và Thái Lan th́ đúng là sự mâu thuẫn giữa các cường quốc chinh phục nền độc lập tuy bị sứt mẻ, nhưng chủ quyền vẫn được bảo tồn.
    Tuy nhiên, nước nhà cũng bị đặt vào t́nh trạng bán thuộc địa, do đó không tự cường nổi mà phải kéo dài t́nh trạng thấp kém để chờ cơ hội mới.
    Sau đó có những dân tộc như dân tộc Việt Nam và Nam Dương phản ứng không hiệu quả, chiến bại trước sự tấn công, độc lập bị mất, chủ quyền bị sụp đổ, nước nhà bị biến thành thuộc địa, thống trị bởi ngoại quốc. Việc lỡ cơ hội đối với chúng ta chẳng những có nghĩa là kéo dài t́nh trạng thấp kém lại c̣n mang ách nô lệ vào thân. Muốn nắm bắt cơ hội mới, trước tiên chúng ta cần phải tranh giành độc lập.
    Sau hết có những dân tộc như các bộ lạc Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Nam Mỹ, phản ứng không hiệu quả, chiến bại trước sự tấn công, độc lập bị mất, chủ quyền bị sụp đổ, nước nhà bị thôn tính và dân tộc bị đồng hóa.
    Đối với các dân tộc sau này, vấn đề không c̣n nữa và trong lịch sử họ chỉ c̣n để lại cái vết mỏng manh của một sự đi qua, đôi khi đánh dấu bằng những phế tích của vài đền đài Nếu ngày nay, chúng ta lấy làm may mắn mà thấy rằng số phận ác nghiệt trên không phải là số phận của chúng ta, th́ chúng ta không nên quên rằng, nhân loại ngày nay c̣n xa lắm mới tiến được đến mức để cho, đương nhiên, số phận ác nghiệt trên không phải là số phận của những dân tộc nhỏ bé như dân tộc của chúng ta. Trong tŕnh độ tiến hóa của nhân loại ngày nay, sự một dân tộc nhỏ như chúng ta tránh được hay không số phận khốn khổ ấy tùy thuộc ở sự nỗ lực tranh đấu của chúng ta. Và chính điểm này sẽ đè nặng lên sự lựa chọn đường lối của chúng ta sau này.

    Phản ứng của Nhật Bản.

    Nước Nhật đă phản ứng như thế nào để đạt những kết quả mà chúng ta mục kích ngày nay?
    Trước hết dân tộc Nhật có được cái vận may là trong thời kỳ mà vận mạng của quốc gia Nhật, như của các quốc gia khác trong xă hội Đông Á, như chỉ mành treo chuông việc mất c̣n chỉ trong ly tấc, được có một lớp người lănh đạo cực kỳ sáng suốt. Họ nhận thấy ngay con đường sáng của dân tộc Những người này, trong một giai đoạn quyết liệt đă cởi bỏ được cho quốc gia tính tự phụ cổ truyền, và có đủ can đảm nh́n các biến cố với con mắt thiết thực. Nhờ vậy nên, trái với các quốc gia đồng thuyền khác, khư khư quấn cả ḿnh và đầu một cách mù quáng trong lớp áo kiêu căng, quốc gia Nhật ư thức được ba điều tối quan trọng:
    1.- Lực lượng xâm lăng hơn hẳn lực lượng kháng chiến quốc gia về kỹ thuật tổ chức và kỹ thuật vơ trang.
    2.- Muốn chống lại nổi lực lượng xâm lăng và lâm thời thắng họ, chỉ có cách duy nhất là chế ngự được kỹ thuật tinh xảo của địch thủ.
    3.- Mâu thuẫn nội bộ giữa các cường quốc trong mặt trận xâm lăng của Tây phương là cơ hội duy nhất để bảo vệ nền độc lập và phát triển dân tộc.
    Óc sáng suốt và phi thường của những nhà lănh đạo Nhật Bản lúc ấy đă cấp thời t́m ra, ngay khi dân tộc gặp phải nguy cơ trên lần đầu tiên, những biện pháp ứng phó duy nhất có hiệu quả mà như chúng ta đă thấy ở trên, các nhà lănh đạo Nga đă t́m ra và áp dụng sau nhiều thế kỷ chiến đấu với các cường quốc Tây Âu.
    Học kỹ thuật của địch thủ để thắng địch thủ, chế ngự kỹ thuật của địch thủ để thắng địch thủ.
    Các sự kiện trên đây là nguồn gốc của cuộc cách mạng duy tân của Nhật thời Minh Trị. Những kỹ thuật của Tây phương trong mọi lĩnh vực được phân tích học hỏi và áp dụng triệt để. Nhu cầu cấp thời đă đặt ưu tiên cho lĩnh vực quân sự và chính trị. Lề lối lănh đạo cổ truyền theo chế độ quân chủ chuyên chế của xă hội Đông Á đă nhường chỗ cho lư thuyết chính trị của Tây phương. Quân đội tập hợp và vơ trang theo thời xưa đă biến thành một quân lực hùng hậu tổ chức vơ trang theo Tây phương.
    Sau đó các phương pháp sản xuất kinh tế được duy tân. Chuyên viên Tây phương tấp nập, v́ quyền lợi cá nhân quyến rũ và nhất là v́ mâu thuẫn chính trị giữa các cường quốc chinh phục.
    Nhờ sáng suốt các nhà lănh đạo Nhật Bản đă nắm ngay được cơ hội. Một trăm năm sau một cơ hội tương tự mới trở lại lần thứ nh́ cho các dân tộc bị chinh phục như dân tộc Việt Nam. Và nhờ nắm được cơ hội ngay lần đó nên họ đă thành công trong công việc đưa dân tộc Nhật lên hàng tiến bộ như chúng ta thấy ngày nay.
    Và cố nhiên là những dân tộc nào lỡ cơ hội thứ nhắt, như trên đă tŕnh bày, đều c̣n nằm vào t́nh trạng như chúng ta ngày nay. Và cơ hội thứ nh́ sau Thế Giới Đại Chiến lần thứ hai, một trăm năm sau như chúng ta sẽ thấy dưới đây. Và vấn đề hiện tại cho chúng ta là liệu lần này có nắm lấy được cơ hội không?
    Nước Nhật đă thành công trong công cuộc Tây phương hóa để chống lại người Tây phương. Độc lập vẫn c̣n, chủ quyền vẫn nguyên, người Nhật cũng như người Nga đă hoàn toàn chủ động công cuộc Tây phương hóa của họ. V́ vậy cho nên, không lúc nào có sự gián đoạn trong việc diễn tiến của lịch sử của họ. Điều này tối quan trọng như chúng ta sẽ thấy dưới đây.
    Nói một cách đại khái, một nền văn minh là một toàn bộ gồm những giá trị làm tiêu chuẩn trong các lĩnh vực của đời sống: kỹ thuật, chính trị, văn hóa, xă hội và nghệ thuật.
    Trong cái toàn bộ đó, các giá trị quân b́nh lẫn nhau gây nên một trạng thái điều ḥa. Nếu trạng thái điều ḥa động tiến th́ nền văn minh đang hồi phát triển. Nếu trạng thái điều ḥa tỉnh chỉ, nền văn minh đến lúc suy đồi. Mất một yếu tố quân b́nh, hay bị một phần tử ngoại lai xâm nhập, trạng thái điều ḥa sẽ mất và nền văn minh liên hệ sẽ bị đặt vào một t́nh trạng báo động nguy hiểm. Nếu những phần tử của xă hội liên hệ không ư thức và phản ứng kịp thời, và mất chủ động con thuyền chung th́ nền văn minh sẽ sụp đổ và tan ră, các giá trị tiêu chuẩn đều bị phá sản. Trái lại nếu những phần tử của xă hội liên hệ ư thức kịp thời nguy cơ đưa đến và phản ứng hiệu quả, vẫn nắm được chủ động con thuyền, th́ sẽ chế ngự được các cuộc xáo động và đưa nền văn minh đến một trạng thái điều ḥa mới.
    Tất cả các dân tộc như dân tộc Nhật, khi bị sự tấn công của Tây phương, phản ứng hiệu quả bằng cách chế ngự kỹ thuật Tây phương để làm khí giới chống lại Tây phương, đă thành công trong công cuộc bảo vệ độc lập và phát triển dân tộc Nhưng kỹ thuật Tây phương là một vật ngoại lai được nhập cảng vào trạng thái điều ḥa của nền văn minh Nhật. Và v́ vậy cho nên sự thâu nhận kỹ thuật Tây phương làm mất trạng thái điều ḥa nói trên và gây cho xă hội Nhật nhiều chấn động đe dọa các giá trị tiêu chuẩn cổ truyền. Nhưng giữa hai thái độ: một là bảo vệ sự tồn tại của dân tộc với cái giá phải trả là chịu đựng những chấn động do một vật ngoại lai gây nên, hai là bảo vệ sự thuần túy của trạng thái điều ḥa của nền văn minh cũ, việc lựa chọn không thành vấn đề. Bởi v́ những người muốn bảo vệ sự thuần túy của trạng thái điều ḥa cũ chắc chắn là sẽ không có phương tiện để làm việc đó, và như vậy chỉ dẫn dắt dân tộc đến chỗ nô lệ và cùng khốn như dân tộc Việt Nam.
    Trí sáng suốt của các nhà lănh đạo Nhật Bản đă dạy họ phải chọn thái độ thứ nhất. Tuy nhiên mặc dù họ thành công trên một phương diện, phương diện phát triển, nhưng họ phải đương đầu với các chấn động do một vật ngoại lai là kỹ thuật Tây phương đă mang đến cho xă hội Nhật. Chúng ta càng quan niệm rơ rệt hơn sự phá hoại của các chấn động trên nếu chúng ta ư thức rằng kỹ thuật Tây phương không thể tách rời ra khỏi toàn bộ nền văn minh Tây phương. Kỹ thuật Tây phương là một bộ phận của toàn bộ trên. Nếu thâu nhận kỹ thuật Tây phương rồi, th́ sớm muộn ǵ cũng phải thâu nhận lối suy luận của Tây phương để chế ngự và phát triển kỹ thuật kia. Thâu nhận lối suy luận của Tây phương th́ lại lần hồi thâu nhận lối sống của Tây phương, vân vân… Nghĩa là, tưởng rằng thâu nhận xong kỹ thuật Tây phương để chống Tây Phương là rồi việc là một lỗi lầm lớn. Bởi v́ kỹ thuật Tây Phương mở cửa, nhưng sau kỹ thuật lần hồi các phần tử của toàn bộ văn minh Tây phương sẽ lần lần do cửa đă mở xâm nhập. Và sự thật th́ chính là tất cả văn minh Tây phương chớ không riêng ǵ kỹ thuật Tây phương đă gây cuộc chấn động trong trạng thái điều ḥa của các xă hội đă mở cửa đón kỹ thuật Tây phương để t́m đường sống.
    Như vậy dù chúng ta có mở cửa hay không mở cửa để đón kỹ thuật Tây phương vào, th́ sớm muộn ǵ văn minh Tây phương cũng sẽ vào nội bộ ta mà gây cuộc chấn động. Chỉ có khác một điều là, nếu chúng ta không mở cửa th́ chúng ta sẽ chết ngay dưới sự tấn công khốc liệt của các lực lượng Tây phương, và chúng ta không c̣n chủ động được con thuyền của chúng ta nữa, như trường hợp Việt Nam.
    Nếu chúng ta mở cửa th́ ít ra, mặc dầu tất cả sóng gió nhưng chúng ta vẫn chủ động con thuyền của chúng ta để có thể đưa nó được đến một trạng thái điều ḥa mới. Đó là trường hợp của Nhật Bản, trong khi và sau khi duy tân xă hội Nhật trải qua nhiều cuộc chấn động dữ dội mà ảnh hưởng ngày nay vẫn c̣n.
    Nếp sống mới nằm chồng lên nếp sống cũ, văn minh cũ đă hết tiến, nhưng trạng thái điều ḥa của văn minh mới vẫn chưa ổn định. Nhưng mặc dấu tất cả khuyết điểm đó, mặc dầu tất cả các cuộc chấn động phát sinh từ cuộc chiến đấu giữa hai nền văn minh, xă hội Nhật không bao giờ bị gián đoạn trong sự lănh đạo và lúc nào dân tộc Nhật cũng chủ động con thuyền của họ. Chỉ một điều kiện này cũng đủ để bảo đảm cho tương lai.


    Còn tiếp

  8. #8
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Chính Đề Việt Nam by Ngô Đình Nhu and his group

    Tiếp theo



    Phản ứng Trung Hoa và Thái Lan

    Nay nếu chúng ta so sánh trường hợp của Trung Hoa và Thái Lan với trường hợp Nhật Bản, các ư tưởng trên đây càng được xác nhận.

    Trung Hoa và Thái Lan cũng bị sự tấn công của Tây phương như Nhật Bản. Nhưng các nhà lănh đạo lại lựa chọn thái độ thứ hai, như đă nói trên kia, nghĩa là bảo vệ trạng thái điều ḥa của nền văn minh cũ. Chỉ nhờ mâu thuẫn chính trị giữa các cường quốc nên hai quốc gia trên, sau khi chiến bại, không bị chinh phục, và biến làm thuộc địa như Việt Nam.

    Tuy nhiên, chủ quyền đă sút mẻ, họ không c̣n hoàn toàn chủ động con thuyền, không chủ động được công cuộc phát triển. Chính v́ ư thức dùng kỹ thuật Tây phương để chống Tây phương và lâm thời thắng Tây phương chưa chín mùi trong năo người lănh đạo, nên cơ hội phát triển đă bỏ lỡ.

    Các mâu thuẫn chính trị giữa các cường quốc Tây phương một khi đă ngăn cản được sự chinh phục thật sự lănh thổ của họ, không được lợi dụng để phát triển dân tộc như ở Nhật.

    V́ vậy mà dân tộc Trung Hoa và dân tộc Thái Lan vẫn nằm trong t́nh trạng chậm tiến, cho đến ngày cơ hội thứ hai đưa đến, như ta đă thấy trên kia. Ngày nay Trung Hoa đă nắm được cơ hội thứ hai và đang mạnh bạo phát triển, Tây phương hóa theo kiểu Cộng Sản. Nhưng cho đến ngày giờ này chưa có triệu chứng ǵ cho chúng ta thấy rằng Thái Lan đă nắm được cơ hội.

    Trở lại thời gian một trăm năm giữa hai cơ hội dân tộc Trung Hoa và Thái Lan vẫn ở trong t́nh trạng bi đát của những nước bị biến thành bán thuộc địa. Công cuộc Tây phương hóa, trong thời kỳ đó, hai quốc gia trên không được tự ư ḿnh đặt thành một công cuộc quốc gia, nhưng họ vẫn không tránh được, v́ không làm sao kháng cự nổi trước sự tấn công mănh liệt của kỹ thuật Tây phương.

    Chỉ khác với trường hợp Nhật Bản ở chỗ là công cuộc Tây phương hóa không được hướng dẫn và không được chủ động. Những cuộc duy tân hỗn loạn càng mang đến những chấn động kinh khủng trong xă hội, mà lại không có một cố gắng nào để chủ động con thuyền hầu đưa nó đến một trạng thái điều ḥa mới. Tất cả những xáo trộn trong xă hội Trung Hoa và Thái Lan trong thời kỳ trên đều phát sinh từ các sự kiện trên đây. Duy chỉ có một sự kiện c̣n ít nhiều khả năng thuyên giảm tính cách trầm trọng của t́nh trạng trên, là chủ quyền trong hai quốc gia trên không hoàn toàn mất nên xă hội của họ không bị tan ră và không hề bị gián đoạn trong sự lănh đạo. Vấn đề lănh đạo quốc gia vẫn được chuyền tay nhau từ thế hệ trước sang thế hệ sau.

    Phản ứng của Việt Nam

    Đối với Việt Nam sự kiện chót này lại cũng không có nữa. V́ vậy mà t́nh trạng của Việt Nam trong thời kỳ qua và ngay bây giờ c̣n trầm trọng hơn t́nh trạng của Trung Hoa và của Thái Lan nhiều.

    Sau cuộc chiến bại, nước Việt Nam bị chiếm làm thuộc địa. Chủ quyền bị mất hẳn, việc lèo lái con thuyền của chúng ta không c̣n ở trong tay của chúng ta nữa. Và sự kiện ấy đă xảy ra, v́, trong một giai đoạn quyết liệt của lịch sử dân tộc, chúng ta đă gặp phải một lớp người lănh đạo thiếu sáng suốt và thiếu thiết thực, kiêu căng và không thức thời, không chịu phóng tầm mắt mà nh́n vào vấn đề thiết thực của dân tộc, tự giam hăm trí óc trong những quan niệm chật hẹp về quyền bính và triều đại.

    Những khuyết điểm đó đă dẫn dắt đến sự lỡ cơ hội phát triển cho dân tộc lần thứ nhất. Hơn thế nữa, việc lỡ cơ hội đối với chúng ta khốc hại bội phần hơn là đối với Trung Hoa và Thái Lan. Trong một trăm năm lệ thuộc, xă hội của chúng ta tan ră và công cuộc lănh đạo quốc gia đă bị đứt đoạn. Dầu nhà Nguyễn có công khai thác đất đai rộng lớn gấp mấy lần phần đất mà Nguyễn Triều lúc nào cũng lấy làm tự hào đă góp phần vào di sản quốc gia, th́ họ cũng không bù đắp được lỗi lầm về lănh đạo trong một giai đoạn quyết liệt của dân tộc như chúng ta đă thấy trên đây.

    Sau này các sử gia của chúng ta làm việc theo kỹ thuật khoa học, tất nhiên sẽ t́m thấy những chi tiết và nhận thấy rơ hơn trường hợp không tha thứ được của nhà Nguyễn khi phạm vào những lỗi lầm to tát lưu lại hậu quả tàn khốc cho dân tộc.

    Việc tai hại thứ nhất cho chúng ta ở chỗ là chính lúc nền văn minh của chúng ta phải đương đầu với những cuộc chấn động do những phần tử ngoại lai gây nên trong xă hội chúng ta, lại là lúc mà chúng ta không c̣n chủ động vận mạng của chúng ta được nữa.

    Xă hội Nhật Bản khi gặp phải hoàn cảnh đó, đă may mắn được đặt dưới sự lănh đạo của một lớp người vừa cực kỳ sáng suốt, vừa đủ chủ quyền và thừa phương tiện để nắm vững con thuyền quốc gia. Thế mà, xă hội Nhật vân bị xáo trộn đến tận nền tảng và phải bỏ trạng thái điêu ḥa của văn minh để t́m một trạng thái điều ḥa mới, như chúng ta đă biết.

    Trái lại, dân tộc chúng ta, trong cơn băo tố lại không người lèo lái. Lớp người lănh đạo trước đă biến mất trong cơn chiến bại. Các lớp người kế tiếp bị kẻ chinh phục tiêu diệt. Trong khi đó, theo chân người chiến thắng, văn minh mới ồ ạt đưa đến gây ra một cuộc duy tân hỗn độn, không lề lối không mục đích. Những giá trị tiêu chuẩn cổ truyền cùng với sự chiến bại của dân tộc, bị phá sản và khinh miệt. Trong khi đó những giá trị tiêu chuẩn mới chưa có, xă hội không giá trị tiêu chuẩn như con thuyền trôi dạt, không phương hướng và không sinh lực.

    T́nh trạng này là nguyên nhân duy nhất cho tất cả các quái tượng đă hiện ra trong suốt thời gian gần một trăm năm mà chúng ta, khi nh́n thấy, phải vừa đau đớn vừa tủi nhục. Xă hội chia làm hai khối: một bên cố gắng bảo vệ lây các giá trị cổ truyền đă chết thành thây ma, một bên duy tân nhưng không biết duy tân để làm ǵ, và cũng không biết duy tân theo hướng nào, chỉ bắt chước cử chỉ như khỉ và lời nói như sáo. Hai bên tân, cựu khinh miệt nhau, thật là một hiện tượng rơ rệt của một xă hội đang tan ră.

    T́nh trạng càng trở nên bi thảm khi chính phủ “mới” với sự ủng hộ của kẻ xâm lăng đă thắng phái “cũ”. Các giá trị cũ, tuy đă chết như cây khô v́ không người vun tưới, nhưng đó là những tiêu chuẩn giá trị thật, có thời đă đào tạo được những thế hệ người gồm nhiều đức tính cao cả. Với sự sụp đổ của những giá trị đó, tiết tháo và tính khí của người xưa cũng mất luôn. Lớp người “mới”, lại không biết duy tân để làm ǵ ngoài sự hưởng thụ vật chất, không có sáng tạo, không có những biểu lộ chứng minh cho sinh lực của một xă hội. Có lẽ không bao giờ dân tộc chúng ta đă xuống đến thấp như vậy và chưa bao giờ chúng ta đă đến gần chỗ diệt vong như vậy. Ngược lại, chính v́ đă vượt qua được những bước tuyệt vọng như vậy, mà chúng ta lại càng tin tưởng vào sinh khí của dân tộc.

    Hậu quả tai hại nhất mà thời kỳ Tây thuộc đă để lại cho chúng ta là sự tan ră của xă hội Việt Nam và sự gián đoạn trong việc lănh đạo quốc gia. Cũng như chủ nghĩa đế quốc kiểu Pháp đă để lại cho chúng ta một hậu quả tai hại không kém: lớp người tai mắt trong xă hội thời Pháp không thể dùng vào các nhiệm vụ lănh đạo được.

    So sánh như trên đây, trường hợp của Nhật và Trung Hoa với trường hợp của chúng ta, chúng ta mới ư thức sung măn tính cách vô cùng trầm trọng của t́nh trạng nguy ngập mà xă hội chúng ta đang lâm vào. Tất cả ba dân tộc đều ở trong xă hội Đông Á, cùng một văn minh, cùng một giá trị truyền thống, đă cùng, trong một lúc, gặp phải một nguy cơ chung.

    Nhưng dân tộc Nhật đă phản ứng. kịp thời, chiến thắng, bảo tồn độc lập, giữ nguyên chủ quyền, nắm được ngay cơ hội thứ nhất để phát triển dân tộc. Sự lănh đạo quốc gia không bị gián đoạn, công cuộc duy tân được hướng dẫn và các giá trị tiêu chuẩn truyền thống không bị phá sản. Nhờ vậy nên xă hội Nhật vẫn tiến liên tục, chế ngự được các cuộc chấn động do những giá trị ngoại lai gây nên sau khi xâm nhập vào trạng thái điều ḥa của nền văn minh cũ. Xă hội Nhật chỉ có bị bắt buộc phải bỏ trạng thái điều ḥa cũ để t́m một trạng thái điều ḥa mới.

    Dân tộc Trung Hoa không phản ứng kịp thời, chiến bại độc lập được bảo tồn không phải nhờ ở nỗ lực chủ động mà nhờ ở ngoại cảnh. Chủ quyền bị sứt mẻ, nên mặc dầu sự lănh đạo quốc gia không bị gián đoạn, công cuộc duy tân không được hướng dẫn, các giá trị truyền thống bị phá sản, nắm không được cơ hội thứ nhất để phát triển dân tộc. V́ vậy cho nên, không chế ngự được các cuộc chấn động do những giá trị ngoại lai gây nên sau khi xâm nhập vào trạng thái điều ḥa của nền văn minh cũ. Xă hội Trung Hoa tuy không tiến triển liên tục, nhưng nhờ chủ quyền không mất nên không bị tan ră. Ngày nay, Trung Hoa đă nắm được cơ hội thứ hai và đang dốc hết nỗ lực của dân tộc để thực hiện công cuộc phát triển và duy tân mà nước Nhật đă làm xong.

    Và cố nhiên Trung Hoa cũng sẽ bỏ trạng thái điều ḥa cũ để t́m một trạng thái điều ḥa mới. Nhưng công cuộc ấy sẽ thực hiện từ một xă hội không bị tan ră và với một sự lănh đạo không hề bị gián đoạn.

    Dân tộc Việt Nam không phản ứng kịp thời, chiến bại, độc lập bị mất, nước nhà biến thành thuộc địa, chủ quyền hoàn toàn mất, chẳng những không nắm được cơ hội thứ nhất để phát triển dân tộc, lại hoàn toàn bất lực đối với một công cuộc duy tân bắt buộc, không hướng dẫn và hỗn độn.

    Các giá trị truyền thống bị phá sản. Hoàn toàn bất lực trước các cuộc chấn động do những giá trị ngoại lai gây nên sau khi xâm nhập vào trạng thái điều ḥa của nền văn minh cũ. V́ không gặp trở lực nên các cuộc chấn động mặc t́nh hoành hành phá hoại xă hội đến tan ră. Sự hoàn toàn mất chủ quyền lại gây sự gián đoạn trong việc lănh đạo quốc gia. Ngày nay chưa có ǵ bảo đảm là chúng ta đă nắm được cơ hội thứ hai để thực hiện công cuộc phát triển dân tộc. Giả sử chúng ta có nắm được th́ công cuộc phát triển và duy tân sẽ thực hiện từ một xă hội đă tan ră và với một sự lănh đạo quốc gia đă bị gián đoạn.

    Hai hoàn cảnh này là hai điều kiện vô cùng nghiêm khắc đối với chúng ta, nếu chúng ta nắm được cơ hội thứ hai. Và thế nào là nắm bắt được và thế nào là không nắm được cơ hội, chúng ta sẽ trả lời rơ ràng các câu hỏi đó sau này.

    Giờ đây chúng ta t́m hiểu v́ sao mà hai hoàn cảnh trên là hai điều kiện vô cùng nghiêm khắc đối với chúng ta khi chúng ta bắt tay vào công cuộc phát triển dân tộc và công cuộc Tây phương hóa.

    Lănh đạo quốc gia gián đoạn

    Như thế nào là một sự lănh đạo quốc gia bị gián đoạn?

    Trong một t́nh trạng b́nh thường chủ quyền của quốc gia chuyền tay một cách êm thắm từ lớp người lănh đạo này sang lớp người lănh đạo sau. Sự liên tục trong sự lănh đạo nằm ở chỗ các bí mật lănh đạo và các bí mật quốc gia được mật truyền cho nhau. Đời sống của người ngắn ngủi sánh với đời sổng của quốc gia, sự liên tục lănh đạo thực hiện được nhờ ở sự mật truyền nói trên và nhờ ở các văn khố và ở chỗ có người biết sử dụng văn khố. Ngoài ra thuật lănh đạo được truyền cho nhau nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với thời gian, các bí mật chồng chất, các văn khố lưu trữ, sự trau dồi thuật lănh đạo càng ngày càng tinh vi, và kinh nghiệm lănh đạo súc tích là một di sản quư báu không thể lường được cho một dân tộc.

    Sức mạnh của nước Anh hay nước Mỹ mà chúng ta mục kích ngày nay bắt nguồn trước hết từ chỗ hai quốc gia này đă thực hiện được việc liên tục lănh đạo quốc gia trong gần 200 năm. Một nhà lănh đạo Anh, ngày nay bước lên nắm chính quyền, là tức khắc sau lưng ḿnh có 400 năm kinh nghiệm và văn khố làm hậu thuẫn. Đó là một di sản quí báu không có ǵ thay thế được và tạo cho họ một sức mạnh phi thường.

    Với các hậu thuẫn đó, họ có thể hiểu biết và giải quyết những việc ngoài khả năng của những người, dầu tài ba đến đâu, nhưng thiếu hậu thuẫn của dĩ văng. Mỗi biến cố xảy ra bất cứ nơi nào trên thế giới đều có thể đối chiếu với một biến cố tương tự đă xảy ra trước đây và đă được ghi chép vào văn khố của họ. Nhờ vậy mà họ biết rơ bí mật lănh đạo của hầu hết các nước khác hơn là chính người lănh đạo của những nước đó. Trên phương diện này nước Pháp, nước Đức hay cả nước Nga cũng không sánh được với nước Anh. Và nước Pháp, nước Đức và nước Nga chưa thực hiện được sự liên tục lănh đạo như nước Anh. V́ vậy chúng ta không lấy làm lạ khi biết rằng ngày nay chính là chính sách ngoại giao của Anh, Mỹ lănh đạo thế giới ngày nay.

    Trên phương diện này, và với thời gian qua, cách mạng năm 1789 của Pháp, mang đến nhiều cuộc xáo trộn trong xă hội Pháp, là một biến cố có hại nhiều hơn có lợi cho quốc gia Pháp. Việc lănh đạo quốc gia bị một gián đoạn sâu rộng và đến ngày nay việc chuyển quyền trong sự lănh đạo quốc gia một cách liên tục, nước Pháp vẫn chưa giải quyết được một cách ổn thỏa. Những biến cố không hay cho nước Pháp cho đến ngày nay, từ cách mạng 1789, đều là hậu quả của những sự kiện trên. Và trong việc chạy đua chiếm thuộc địa giữa các cường quốc Âu Châu trong các thế kỷ vừa qua, sở dĩ Anh thắng thế cũng nhờ ở hậu thuẫn vô biên của gần 400 năm liên tục trong việc lănh đạo quốc gia.

    Dân tộc Đức, trên mọi lănh vực của đời sống, đă tỏ ra có nhiều đức tính, mà các dân tộc khác không b́ kịp, và đă góp vào văn minh của nhân loại những sáng tạo cao cả. Nhưng sở dĩ ngày nay chỉ vẫn c̣n điêu đứng cũng chỉ v́ không giải quyết được vấn đề chuyển quyền và lănh đạo liên tục quốc gia. Nước Nga sau cuộc cách mạng 1917 đă thành công trong cuộc phát triển dân tộc và duy tân xă hội. Nhưng họ phải trả bằng một giá rất đắt và phải sau hơn ba mươi năm, mới chế ngự được các chấn động do sự gián đoạn về lănh đạo gây nên. Mặc dầu như vậy, ngày nay nhược điểm của Nga Sô vẫn c̣n ở chỗ bộ máy chính quyền của Cộng Sản vẫn chưa giải quyết được vấn đề chuyển quyền và vấn đề lănh đạo liên tục quốc gia.

    Với thời gian qua, các cuộc cách mạng bạo động trong lịch sử đều là những cái hại, dù là có cần thiết đi nữa, vẫn là những cái hại cho quốc gia và dân tộc. Nếu cân nhắc hai bên, một bên là cuộc cách mạng bạo động để thanh toán các tệ đoan trước mắt của xă hội và một bên là sự bảo đảm cho sự lănh đạo liên tục quốc gia, th́ lịch sử trả lời rằng sự lănh đạo liên tục quốc gia quan hệ hơn, v́ nó là một quan điểm dài hạn, c̣n cách mạng bạo động là một quan điểm ngắn hạn. Mà lịch sử là một quan điểm dài hạn so sánh với đời sống cá nhân là một quan điểm ngắn hạn. Một dân tộc càng trưởng thành quan điểm càng dài hạn, và quan điểm càng dài hạn, dân tộc càng có cơ hội và phương tiện để trưởng thành.

    Hơn nữa những cái tệ đoan có thể thanh toán bằng nhiều lối, ngoài lối cách mạng bạo động.

    Sự lănh đạo quốc gia liên tục

    Như trên đă tŕnh bày, sự lănh đạo quốc gia được liên tục khi nào các điều kiện dưới đây được thỏa măn:

    1.- Sự chuyển quyền được b́nh thường từ lớp người trước cho tới lớp người sau.

    2.- Các bí mật quốc gia được truyền lại.

    3.- Thuật lănh đạo được truyền lại và được cải thiện càng ngày càng tinh vi.

    4.- Các kinh nghiệm của dĩ văng được xếp vào văn khố, được truyền lại và có người biết xử dụng văn khố.

    Cứ theo các điều kiện trên đây, một chế độ độc tài hay quân chủ chuyên chế hoàn toàn bất lực trong việc bảo đảm một sự lănh đạo quốc gia liên tục. V́ cái mầm bạo động lúc nào cũng được tạo ra và bị đàn áp bởi các chế độ trên.

    Nhưng càng đàn áp lại càng nuôi dưỡng đúng theo luật tự nhiên của lịch sử và cuối cùng bạo động sẽ bùng nổ và mang lại sự gián đoạn trong vấn đề lănh đạo quốc gia. Nhận xét trên đây sẽ ảnh hưởng nặng trên sự lựa chọn đường lối của chúng ta sau này.

    Nếu việc lănh đạo quốc gia được liên tục nhờ ở sự thỏa măn các điều kiện trên đây, th́ dĩ nhiên, sự thiếu một hay nhiều điều kiện trên đây sẽ đem đến sự gián đoạn trong việc lănh đạo. Và tùy theo điều kiện thiếu nhiều hay ít, sự gián đoạn ấy sẽ dung nạp được hay trầm trọng. Chúng ta có thể phân biệt ba tŕnh độ gián đoạn.

    Tŕnh độ gián đoạn nhẹ nhất xảy ra khi sự chuyển quyền từ lớp người trước cho lớp người sau không được b́nh thường, các bí mật quốc gia trong giai đoạn ngắn trước đó sẽ mất. Tuy nhiên văn khố hăy c̣n và thuật lănh đạo không đến nỗi mất hẳn. Các cuộc đảo chánh ở Nam Mỹ rất là điển h́nh cho tŕnh độ này.

    Tŕnh độ gián đoạn trầm trọng xảy ra khi sự chuyển quyền từ lớp người trước cho lớp người sau, chẳng những không được b́nh thường, mà lại c̣n diễn ra trong những hoàn cảnh bạo động kinh khủng. Các bí mật quốc gia mất hết, văn khố bị thiêu hủy, người sừ dụng văn khố không c̣n. Thuật lănh đạo và kinh nghiệm của dĩ văng được thay thế bằng sự hăng hái của dân chúng và sáng kiến cá nhân. Di sản của dĩ văng không c̣n nữa, v́ sự điên rồ của người đời làm cho họ tin rằng họ cần san bằng tất cả dĩ văng đế xây dựng tương lai. Cách mạng năm 1789 của Pháp là một ví dụ cụ thể nhất cho trường hợp này. Biết như vậy rồi chúng ta không lấy làm lạ tại sao cho đến ngày nay người Pháp vẫn chưa giải quyết được một cách ổn thỏa vấn đề lănh đạo liên tục cho quốc gia của họ.

    Cũng trên phương diện này, sự chính quyền Việt Minh, vô t́nh hay cố ư, không bảo vệ được phần văn khố của triều Nguyễn mà người Pháp c̣n để lại, để cho dân chúng Huế đốt phá một phần quan trọng của di sản kinh nghiệm của chúng ta, là một lỗi rất lớn, không có ǵ tha thứ được đối với quốc gia và dân tộc. Tuy nhiên, dù vô t́nh hay cố ư việc đó đă xảy ra chứng minh cho sự kiện chính v́ chúng ta đă mất truyền thống lănh đạo, cho nên những người có trách nhiệm trong chính phủ Việt Minh lúc bấy giờ ở Huế không ư thức được tính cách quan trọng và quốc gia cần thiết của sự bảo vệ văn khố. Càng mất truyền thống lănh đạo lại càng phá huỷ những di sản khả dĩ bảo vệ sự lănh đạo quốc gia. Tục ngữ thường nói “nghèo lại càng nghèo” là vậy.

    Tŕnh độ gián đoạn trầm trọng nhất xảy ra khi sự chuyển quyền không thực hiện được giữa lớp người trước và lớp người sau. Bí mật lănh đạo và bí mật quốc gia đều mất.

    Thuật lănh đạo không truyền lại được. Di sản dĩ văng không người thừa nhận, văn khố thất lạc và bị cướp bóc. Đó là trường hợp của các nước bị chinh phục, mất chủ quyền. Và đó là trường hợp của Việt Nam chúng ta trong thời kỳ Pháp thuộc.

    Lớp người lănh đạo trước của chúng ta đă mất, lớp người lănh đạo sau của chúng ta không có. Di sản dĩ văng tiêu tan. T́nh trạng của chúng ta thật là khủng khiếp nếu chúng ta tưởng tượng rằng, trước mặt một nhà lănh đạo Anh tựa lưng vững chăi trên di sản dày 400 năm, sẵn sàng ứng phó với mọi biến cố, nhà lănh đạo của chúng ta đứng lên, cô độc, sau lưng không có lấy được một tờ di sản làm hậu thuẫn.

    Hoàn cảnh trong đó chúng ta phải chiến đấu để thực hiện cuộc phát triển dân tộc, nghiêm khắc là vậy đó. Ư nghĩa của chữ “chậm tiến” là vậy đó.

    Điều kiện của một sự lănh đạo liên tục

    V́ vậy cho nên dốc hết nỗ lực của toàn dân vào công cuộc chung cũng chưa chắc là đủ. Nhưng đó là việc chúng ta sẽ bàn tới sau này. Giờ đây để hết tâm trí chúng ta vào một điều tối quan trọng là đường lối của chúng ta sau này sẽ được lựa chọn như thế nào để khả dĩ bảo đảm cho sự lănh đạo liên tục quốc gia và tiết kiệm được người lănh đạo mà chúng ta vô cùng khan hiếm sau thời kỳ Pháp thuộc. Điều này như trên đă nói chắc chắn một chính thể độc tài không làm được.

    Một sự kiện khác chứng minh cho tính cách thiết yếu của sự lănh đạo liên tục quốc gia, là t́nh trạng của các nước Nam Mỹ. Ở các nước này, những sự gián đoạn trong việc lănh đạo tuy với h́nh thức nhẹ nhưng xảy ra luôn v́ những cuộc đảo chánh liền liền. Nhiều gián đoạn nhỏ liên tiếp trở thành những gián đoạn lớn, cho nên các nước Nam Mỹ trải qua nhiều thế hệ vẫn là chậm tiến. Một mặt khác, ví dụ trên đây lại chứng minh cho một sự kiện khác: muốn chặn sự phát triển của một dân tộc th́ không có biện pháp nào hiệu quả bằng biện pháp gây ra nhiều gián đoạn trong việc lănh đạo quốc gia của dân tộc ấy. Đây là một thủ đoạn thường dùng của các cường quốc Tây Âu trước đây khi mang kỹ thuật Tây phương đi chinh phục thế giới.

    Sự gián đoạn trong vấn đề lănh đạo làm cho quốc gia suy nhược theo một thể thức cơ biến như thế nào chúng ta đă rơ.

    Những nếu sự gián đoạn diễn ra trong những hoàn cảnh bạo động gây sự giết chóc giữa nhiều phe phái, th́ lại c̣n gây nhiều thảm hại to tát cho quốc gia trên một lĩnh vực khác.

    Trở về ví dụ của nước Anh một lần nữa, chúng ta sẽ ư thức rơ ràng sự thảm hại vừa nói trên. Ở nước Anh việc lănh đạo quốc gia liên tục đă được giải quyết hoàn bị. Khi cần thay đổi một nhà lănh đạo, tức khắc bộ máy hiến pháp vận chuyển, và một người lănh đạo khác lên thay thế, người lănh đạo trước buông việc, về tịnh dưỡng và suy nghiệm các hành vi đă qua của ḿnh.

    Những người lănh đạo xứng danh bao giờ cũng hành động theo một triết lư chính trị mà họ đă nghiền ngẫm lâu ngày, trước khi mang ra thực hành. Nếu khi đụng chạm với thực tế, những tư tưởng đang hướng dẫn hành động của họ đă tỏ ra sai lạc, hay v́ hoàn cảnh bên ngoài đă biến đổi nên không c̣n phù hợp với những tư tưởng ấy nữa th́ cần phải có một sự thay đổi ngay. Nhưng thay đổi như thế nào.

    Người lănh đạo phải thay đổi tư tưởng, hay là phải thay đổi người lănh đạo.

    Kinh nghiệm chỉ rằng không bao giờ người lănh đạo thay đổi tư tưởng trong lúc đang ở trong không khí hành động, bởi một lẽ rất dễ hiểu là họ phải mất nhiều th́ giờ nghiền ngẫm mới đi đến triết lư chính trị mà họ chủ trương. Nay nếu nó không phù hợp với hoàn cảnh, họ phải có đủ thời giờ để một là xét v́ sao triết lư ấy không phù hợp và hai để t́m triết lư khác thay thế vào. Điều mà họ không thể làm được nếu họ vẫn bị hành động lôi cuốn. V́ vậy cho nên yêu cầu một người lănh đạo thay đổi tư tưởng của họ đang khi hành động là một việc không bao giờ thực hiện được. Giả sử mà họ có thay đổi được th́, việc lănh đạo lại sẽ gặp một nguy cơ lớn hơn nữa. Bởi v́ thay đổi hấp tấp và không suy nghiệm như vậy, người lănh đạo sẽ không c̣n là chính họ nữa. Và đương nhiên hiệu quả trong hành động của họ sẽ kém bội phần.

    Như vậy, chỉ c̣n cách là phải thay đổi người lănh đạo.

    Thoát khỏi không khí náo nhiệt và thúc dục của hành động, người lănh đạo bị thay đổi sẽ suy nghiệm hành động đă qua, rút kinh nghiệm cho bản thân và viết thành sách những kinh nghiệm ấy để làm giàu thêm cho di sản dĩ văng của quốc gia.

    Hơn thế nữa, người lănh đạo bị thay đổi lại có ngày giờ nghiền ngẫm một triết lư chính trị khác hợp với t́nh thế hơn, và nếu có cơ hội cho họ trở ra hoạt động, th́ quốc gia lại có một người lănh đạo kinh nghiệm hơn gấp mấy lần người lănh đạo đă bị thay đổi trước đây. Nay, nếu thay v́ một sự chuyển quyền b́nh thường, nhiều bạo động lại diễn ra làm thiệt mạng những người lănh đạo trước, chúng ta sẽ mất, ngoài những bí mật lănh đạo mà chúng ta đă nói rồi trên kia, vừa các kinh nghiệm lănh đạo có thể làm cho di sản dĩ văng chúng ta thêm phong phú, vừa một người lănh đạo mà quốc gia lúc nào cũng khan hiếm.

    Lư luận trên đây lại c̣n làm cho chúng ta nhận xét thêm rằng:

    1.- Không bao giờ thay đổi được tư tưởng của người lănh đạo trong lúc họ đang hành động.

    2.- Người lănh đạo dù tài ba đến đâu cũng có lúc cần phải được thay đổi, v́ tư tưởng không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế.

    3.- Sự lănh đạo quốc gia liên tục một khi được bảo đảm, di sản dĩ văng của quốc gia càng thêm phong phú, và quốc gia càng giàu người lănh đạo. Di sản quốc gia càng thêm phong phú và quốc gia càng giàu người lănh đạo th́ việc lănh đạo quốc gia liên tục lại càng thêm bảo đảm.

    4.- Ngược lại, sự lănh đạo quốc gia liên tục không thực hiện được, th́ di sản dĩ văng của quốc gia càng ngày càng suy vi và quốc gia càng ngày càng nghèo người lănh đạo. Và di sản dĩ văng càng suy vi và quốc gia càng nghèo người lănh đạo th́ việc lănh đạo quốc gia liên tục lại càng khó thực hiện được.

    V́ những lư do trên, nên một chế độ độc tài, mà bản chất là dựa, trước hết, trên nguyên tắc không thay đổi người lănh đạo, không thể phù hợp với thực tế. Và không phù hợp với thực tế là không thực hiện được sự lănh đạo quốc gia liên tục Và chúng ta đă thây sự tai hại cho quốc gia như thế nào nếu sự lănh đạo liên tục không thực hiện được. Nhận xét này sẽ ảnh hưởng nặng trên sự lựa chọn đường lối của chúng ta sau này.

    Sau khi đă giải thích v́ sao sự lănh đạo quốc gia bị gián đoạn là một điều kiện nghiêm khắc cho chúng ta, chúng ta c̣n phải giải thích v́ sao mà sự kiện xă hội chúng ta đă tan ră lại là một điều kiện nghiêm khắc khác.


    Còn tiếp

  9. #9
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Chính Đề Việt Nam by Ngô Đình Nhu and his group

    Tiếp theo



    Xă hội bị tan ră


    Như thế nào là một xă hội bị tan ră?

    Như trong một phần trên chúng ta đă nói, một xă hội b́nh thường, có một nền văn minh đă tiến bộ, đều có một toàn bộ giá trị tiêu chuẩn làm mực thước cho hoạt động của xă hội trong mọi lĩnh vực. Những giá trị tiêu chuẩn không nhất thiết ảnh hưởng theo một chiều, nhưng tất cả, với thời gian, quân b́nh lẫn nhau và lập thành một trạng thái điều ḥa cho toàn bộ. Nếu trạng thái điều ḥa là một thế thăng bằng động tiến th́ nền văn minh của xă hội đó đang thời phát triển. Nếu trạng thái điều ḥa là một thế thăng bằng tỉnh chỉ th́ nền văn minh của xă hội đó đang đương lúc ngưng trệ.

    Nhưng trong trường hợp nào xă hội đó cũng sống trong một trạng thái điều ḥa và tất cả phần tử trong xă hội đều tin tưởng tuyệt đối vào những giá trị tiêu chuẩn trên, và mọi người trong xă hội đều cố gắng hành động phù hợp với các tiêu chuẩn trên. Và v́ mọi người đều tin tưởng vào các tiêu chuẩn trên, nên bất cứ hành động nào phù hợp với các tiêu chuẩn trên đều t́m được ở trong tâm hay trí của mỗi người một sự rung động ăn nhịp theo. Do đó các giá trị tiêu chuẩn là những tín hiệu tập hợp cho các phần tử trong xă hội. Ví dụ trong xă hội Việt Nam xưa kia, quan niệm quân tử là một giá trị tiêu chuẩn. Trung, hiếu là những giá trị tiêu chuẩn. Nói lên những danh từ quân tử, trung, hiếu, mọi người đều hội ư với của người nói.

    Trong một xă hội, những giá trị tiêu chuẩn không phải là bất di bất dịch, nhưng bao giờ cũng có. Và các giá trị tiêu chuẩn, tùy theo sự tiến hóa của xă hội cũng sinh ra, phát triển, trưởng thành, già cỗi và chết đi như một sinh vật. Tuy nhiên, lúc nào các giá trị tiêu chuẩn cũng hợp thành một trạng thái điều ḥa, có khả năng duy tŕ và nuôi dưỡng sức kết hợp các phần tử trong xă hội thành một cộng đồng.

    Do đó xă hội sẽ tan ră khi nào tất cả hay phần lớn các giá trị tiêu chuẩn đều phá sản mà không được thay thế. Trường hợp này rất rơ rệt trong xă hội Việt Nam sau khi thời kỳ Pháp thuộc. Như chúng ta đă thấy rơ trong một đoạn phân tách trên kia, sau khi chiến bại, chủ quyền bị mất, trách nhiệm lèo lái con thuyền Việt Nam sang tay người ngoại quốc nên dân tộc Việt Nam hoàn toàn mất chủ động đối với chính vận mạng của ḿnh. Trong khi đó văn minh của chúng ta bị sự tấn công của văn minh Tây phương, nghĩa là các giá trị tiêu chuẩn của chúng ta bị các giá trị tiêu chuẩn của Tây phương đả phá. Và chúng ta đă thấy v́ nguyên nhân nào mà xă hội chúng ta không chống trả nổi. Trước làn sóng ồ ạt của văn minh Tây phương các giá trị tiêu chuẩn của chúng ta khô héo và chết dần, và không được thay thế. Ngày nay những danh từ quân tử, trung quân, hiếu tử không c̣n làm rung động được bao nhiêu người. Và chúng ta không c̣n những tín hiệu để tập hợp những phần tử trong xă hội nữa. Không tập hợp được tức là các phần tử sống rời rạc, không c̣n hưởng ứng nhịp nhàng theo một giá trị tiêu chuẩn nào nữa. Và như thế là xă hội tan ră.

    Các giá trị tiêu chuẩn cũ đă mất hết uy tín, nhưng những người tự xem ḿnh là theo mới lại hướng về những giá trị tiêu chuẩn nào?

    Thật ra, công cuộc theo mới dưới thời Pháp thuộc không được hướng dẫn, nên rất là hỗn độn và không mục đích. V́ thế những người theo mới không hề lên được đến tŕnh độ t́m ra những giá trị tiêu chuẩn mới để theo. Họ chỉ bắt chước lối ăn mặc và lối sống Tây phương. Và chưa bao giờ có ai nghĩ đến việc cần thay thế những giá trị tiêu chuẩn đă chết bằng những giá trị tiêu chuẩn khác. Đó là vấn đề mà chúng ta cần phải xét tỉ mỉ sau này khi đặt đường lối cho chúng ta.

    Xă hội tan ră là một hoàn cảnh khắc nghiệt.

    Giờ đây chúng ta đă thấy rằng xă hội chúng ta tan ră v́ không c̣n tiêu chuẩn giá trị để kết hợp các phần tử lại. V́ sao mà một t́nh trạng như vậy là một hoàn cảnh khắc nghiệt cho chúng ta khi chúng ta bắt tay vào công cuộc phát triển dân tộc. V́ lư do sau đây:

    Trước hết, chúng ta sẽ thấy sau này, công cuộc phát triển dân tộc là một công cuộc to tát mặc dầu đầy kích thích, nhưng đ̣i hỏi ở toàn dân. nhiều nỗ lực liên tục chóng làm mệt mỏi mọi người và nhiều hy sinh nặng nề chóng làm cho mọi người chán nản và sau đó phẫn nộ, và oán ghét. Nếu chúng ta không có một mănh lực ǵ để thuyết phục toàn dân và huy động họ để cùng nhau mạnh bước trên đường tiến bộ, th́ hy vọng thành công của chúng ta không có ǵ bảo đảm.

    Nay nếu xă hội chúng ta đă tan ră v́ gần một thế kỷ mang ách nô lệ, th́ chúng ta c̣n trong tay giá trị tiêu chuẩn nào để giúp cho chúng ta thâu phục được sự hưởng ứng của mọi người hầu thực hiện cuộc huy động thiết yếu cho công cuộc phát triển?

    Khi nước Nhật nắm cơ hội duy tân, xă hội Nhật c̣n nguyên vẹn, và các lănh đạo Nhật đă dùng những giá trị tiêu chuẩn của nền văn minh xưa để huy động dân tộc họ thực hiện công cuộc phát triển. Các nhà lănh đạo đă kêu gọi ḷng ái quốc sâu xa và sự tôn thờ Thiên Hoàng của dân tộc Nhật. Đó là hai giá trị tiêu chuẩn căn bản của xă hội Nhật có mănh lực thúc đẩy mọi người đến sự hy sinh cuối cùng cho tập thể. Những khí giới sắc bén vô song đó đă được các nhà lănh đạo Nhật sử dụng đúng mức để thực hiện công cuộc Tây phương hóa với kết quả mà chúng ta thấy ngày nay.

    Người Mỹ sau khi chiến thắng và chiếm đóng nước Nhật đă áp dụng một chính sách vô cùng cứng rắn để làm suy giảm uy tín của Thiên Hoàng bằng mọi cách. Lư do chính là v́ họ tin rằng quân phiệt chủ nghĩa Nhật Bản đă khai thác giá trị tiêu chuẩn tôn sùng Thiên Hoàng của xă hội Nhật đê làm sức mạnh cho họ. Như thế th́, đả phá giá trị tiêu chuẩn đó là đả phá quân phiệt chủ nghĩa đến tận gốc rễ. Nhưng các nhà lănh đạo Nhật sở dĩ vận dụng hết cái nỗ lực để cứu văn uy tín của Thiên Hoàng cũng v́ họ ư thức được rằng giá trị tiêu chuẩn căn bản của xă hội Nhật là sự tôn sùng Thiên Hoàng.

    Trường hợp của người Nhật lại giúp cho chúng ta nhận định được thêm rằng:

    1.- Sự lỡ cơ hội phát triển lần thứ nhất cho dân tộc Việt Nam của triều đ́nh nhà Nguyễn chẳng những đưa dân tộc chúng ta vào ṿng nô lệ với tất cả các sụ thảm hại tàn khốc, lại c̣n làm cho chúng ta mất nhiều khí giời vô song để chúng ta có thể thực hiện được công cuộc phát triển dân tộc, khi đă dành lại được độc lập.

    2.- Ngoài các lư do chính trị ngắn hạn và dài hạn, sở dĩ Trung Cộng, sau khi dành lại được toàn vẹn chủ quyền đă chọn chủ trương huy động quần chúng bằng chính sách độc tài, theo lối Cộng Sản để phát triển, cũng v́ các nhà lănh đạo Trung Cộng đă nhận thấy, mặc dầu xă hội của họ chưa đến giai đoạn tan ră như xă hội của chúng ta nhưng sự phá sản của các giá trị tiêu chuẩn cũ của Trung Hoa đă làm mất những tín hiệu tập hợp của văn minh cũ c̣n có thể sử dụng được. Sau này chúng ta sẽ phân tích tỉ mỉ xem hoàn cảnh có nhiều yếu tố giống hoàn cảnh của chúng ta, có thể áp dụng cho chúng ta không?

    Trở lại vấn đề sự tan ră của xă hội Việt Nam, sự tŕnh bày trên đây đă cho chúng ta thấy rơ như thế nào là một xă hội tan ră, và v́ sao mà t́nh trạng đó lại là một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt cho công cuộc phát triển dân tộc của chúng ta.

    Một h́nh ảnh


    Nói một cách khác, trước khi người Pháp đến chinh phục chúng ta, và đưa văn minh của họ vào đàn áp văn minh của chúng ta, trên sân khấu việt Nam, dân tộc chúng ta đă diễn một vở tuồng, tuy có nhiều lớp hay, dở không đều nhau, nhưng trong toàn bộ, toàn thể dân tộc đều ưa thích. Người Pháp đến đây chiếm sân khấu mang một vở tuồng hoàn toàn mới lạ có nhiều đặc tính đầy hấp dẫn nên mặc dầu trong thâm ư đă sẵn thành kiến bài ngoại, nhưng lần lần một số dân chúng đă bị lôi cuốn. Tuy nhiên, sự ưa thích chỉ đối với các chi tiết sắc phục và dàn cảnh bên ngoài, chớ cái thâm thúy của cốt truyện bên trong vẫn chưa được thâu hiểu và thưởng thức.

    Sự kiện lịch sử xoay dần, người Pháp dọn gánh ra đi trả sân khấu lại cho chúng ta. Và một số người đinh ninh rằng lớp tuồng cũ của chúng ta sau thời gian gián đoạn sẽ được đem ra tiếp tục diễn lại, trong sự tiếp đón nồng nhiệt của khán giả. Nhưng họ kinh ngạc thấy rằng dân cúng không c̣n hoan nghinh nữa. Bởi v́ lớp tuồng của người Pháp đưa đến, chẳng những đă chiếm sân khấu và lôi cuốn một số đông dân chúng, nhưng lại c̣n đả phá ngấm ngầm những giá trị căn bản của lớp tuồng cũ, cho nên ngày nay dân chúng không c̣n thấy sự thích hợp của những giá trị căn bản đó nữa. Nhưng vở tuồng của người Pháp lẫn cả đào kép của họ dân chúng càng không ưa. Tuồng Pháp nhất định phải bỏ đi, tuồng cũ không tái diễn được, cố nhiên là chỉ c̣n có một cách là sắp đặt một vở tuồng mới.

    Ví dụ trên đây, cốt mượn một h́nh ảnh ở một phạm vi nhỏ hẹp, đế làm cho vấn đề dễ nhận xét. Trong thực tế vấn đề phức tạp hơn nhiều bởi v́, phạm vi chính trị, nghĩa là phạm vi quốc sự là hoạt động trường của nhiều người, trong khi đó công việc sắp đặt trong một gánh hát, là công việc của một người.

    Ví dụ trên lại giúp cho chúng ta nhận thấy thêm rằng, lịch sử không bao giờ là một sự tái diễn không ngừng. Quan điểm lịch sử là một sự tái diễn không ngừng là một quan điểm không thiết thực của những lối suy nghĩ lười biếng và nhát sợ. Lười biếng bởi v́ thay v́ phải nát óc t́m hiểu các sự kiện phức tạp của đời sống, sự chấp nhận rằng trong hoàn cảnh nào đó và khi những điều kiện nào đó đă được thỏa măn th́ tự nhiên các sự kiện lịch sử tương tự sẽ xảy ra, có vẻ giải quyết một lần một và bằng một cách dễ dàng các sự phức tạp của lịch sử. Nhát sợ v́ nếu được soi xét tường tận và phân tích tỉ mỉ các sự kiện lịch sử sẽ lọc ra hết tính cách phức tạp kinh khủng để làm cho nhiều trí óc phải khiếp sợ, v́ không thể bao quát nổi. Cho nên thái độ lo rằng lịch sử là một sự tái diễn không ngừng là một lối trốn tránh không dám nh́n sự thật. Sự thật là, nếu có nhiều sự kiện lịch sử giống nhau xảy ra trong những thời gian khác nhau, nhưng không bao giờ hoàn cảnh chung quanh và các yếu tố đều giống nhau cả. Đă như thế chắc chắn rằng không bao giờ một sự kiện lịch sử lại xảy ra hai lần. Sự thật là không bao giờ chúng ta có thể tắm hai lần trong một gióng sông, và lịch sử là một gịng sông.

    Để chứng minh cho quan điểm trên đây chúng ta đă thấy rằng cơ hội phát triển dân tộc đến với chúng ta đă hai lần, nhưng lần sau hoàn toàn khác lần trước, khác v́ hoàn cảnh bên ngoài khác và khác như chúng ta đă phân tích trên đây, v́ hoàn cảnh nội bộ đă khác.

    Dưới đây chúng ta lại có dịp phân tích tỉ mỉ hơn nữa về hai cơ hội phát triển dân tộc đó.

    Ngoài ba hậu quả tai hại nhất mà chúng ta đă kể ra trên đây và đă thử phân tích và t́m hiểu nguyên nhân: không có người lănh đạo, có sự gián đoạn trầm trọng trong việc lănh đạo quốc gia, và xă hội chúng ta tan ră, thời kỳ thống trị của đế quốc c̣n để lại cho chúng ta nhiều hậu quả khác, tuy cũng ảnh hưởng trên đời sống của dân tộc nhưng, so sánh với ba loại mà chúng ta đă xem xét trên đây với nhiều chi tiết, có thể vào hàng thứ yếu.

    Sự bang giao và ranh giới giữa chúng ta và các nước láng giềng, trong đó, có cả các nước đă hay không cùng với chúng ta cùng chung lệ thuộc một đế quốc, là những hậu quả của thời kỳ thực dân có thể liệt vào loại này. Vấn đề chuyển ngữ trong đời sống của quốc gia là một hậu khác cũng nằm trong loại này.

    Việt Nam đang cần phải Tây phương hóa để phát triển dân tộc.

    V́ sao Tây phương hóa?

    Kể từ thế kỷ 15, khi các nước Âu Châu chế ngự được kỹ thuật vượt biển, và bắt đầu cuộc xâm chiếm thế giới, tất cả các quốc gia không thuộc vào xă hội Tây phương, không trừ một nước nào đều bị sự tấn công mănh liệt của họ. Hoàn cảnh mỗi quốc gia bị tấn công đều khác, nhưng chung qui tất cả các phản ứng'đều có thể liệt vào hai loại.

    Các cuộc chinh phục thường thường tuần tự diễn ra theo một bối cảnh không thay đổi. Trước hết, các chiến thuyền ngoại quốc đến yêu cầu được trao đổi thương măi với người bản xứ. Một thời gian sau họ thương thuyết được đặt những thương quán thường trực tại các hải cảng họ thường lui tới và theo liền với các thương quán, những phong tục mới được đưa vào cùng với những người có nhiệm vụ thương măi.

    Nếu số người càng ngày càng đông th́ chẳng bao lâu nhu cầu về tinh thần lại đ̣i hỏi sự có mặt của những nhà tu sĩ.

    Cho tới giai đoạn này các nhà cầm quyền bản xứ, dầu có ngạc nhiên và ít nhiều báo động đối với các kỹ thuật tiến bộ của người ngoại quốc, cũng chưa thấy cần phải có một thái độ đối phó. Nhưng từ giai đoạn này, mănh lực của tín ngưỡng mà giáo lư Gia Tô đă hun đúc cho người Tây phương trong mấy thế kỷ, bắt đầu làm cho các nhà cầm quyền bản xứ lo ngại. Họ lo ngại trật tự cổ truyền của dân tộc sẽ bị sự xâm nhập của một vật ngoại lai, bởi v́ các tu sĩ Gia Tô, tin tưởng nơi sứ mạng thiêng liêng của ḿnh đối với nhân loại, nên lúc nào cũng t́m cách thi hành phận sự truyền giáo.

    Bản năng tự vệ.


    Phản ứng tự nhiên của các nhà cầm quyền bản xứ, là bản năng tự vệ của một sinh vật đối với sự xâm nhập của một vật ngoại lai vào trong nội bộ cơ thể của ḿnh. Mà một tôn giáo mới là một vật ngoại lai vô cùng nguy hiểm cho trạng thái điều ḥa của một xă hội. Bởi vậy cho nên, phản ứng của các nhà cầm quyền là bảo vệ trạng thái điều ḥa của xă hội bằng cách đóng cửa không để cho vật ngoại lai xâm nhập. Trong thực tế và trong lĩnh vực chính trị một thái độ như vậy có nghĩa là bài ngoại, và bế quan tỏa cảng không tiếp nhận những luồng gió ở ngoài đưa vào. Đó là thái độ tự nhiên và hợp với bản năng tự vệ của mọi sinh vật, và cũng là thái độ của hầu hết các dân tộc bị Tây phương tấn công khi nhận thức nguy cơ đe dọa xă hội ḿnh. Lịch sử đă chứng minh rằng một thái độ như vậy sẽ đắc thắng nếu đồng thời, kỹ thuật vật chất có đủ tiến bộ và lực lượng vơ trang có đủ hùng hậu để làm hậu thuẫn, bằng không, thái độ đó sẽ là một tử lộ.

    Lư trí phản công.

    Thái độ thứ hai là thái độ của một vài nước như Nga, Nhật và sau này là Thổ Nhĩ Kỳ. Thay v́ đóng cửa lại đê sống trong nhà và phủ nhận thực tế đang xảy ra ngoài ngơ ḿnh, v́ sợ vật ngoại lai xâm nhập vào và gây xáo trộn trong nội bộ, các nước trên đây đă có can đảm để nh́n nhận sự thật và đủ lư trí để trấn áp bản năng, phân tích thực tế và t́m được đường sống. Một sự t́nh cờ lịch sử đă đặt vào nhiệm vụ lănh đạo các quốc gia đó, những người sáng suốt khác thường khả dĩ dẫn dắt dân tộc họ lựa chọn t́m được sanh lộ trong một giai đoạn quyết định cực kỳ nguy hiểm.

    Thái độ thứ nhất có tính cách pḥng thủ và bản năng. Thái độ thứ hai có tính cách lư trí và phản công. Đứng trước nguy cơ, thái độ thứ nhất có nghĩa là thi hành một biện pháp dễ nhưng đưa đến thất bại, thái độ thứ hai là thi hành một biện pháp khó nhưng đưa đến sự thành công.

    Trong thực tế, trong các quốc gia đă lựa chọn thái độ thứ nhất, các nhà lănh đạo đă đóng cửa các hải cảng, đánh đuổi người ngoại quốc ra khỏi lănh thổ, bài trừ tất cả các di tích của họ để lại. Nhưng những người này, chẳng bao lâu sẽ trở lại với những khí giới tân tiến hơn, và những lực lượng vơ trang tổ chức hoàn bị hơn và sẽ chiến thắng dễ dàng những khí giới lạc hậu và những lực lượng vô tổ chức của người bản xứ. Và sau đó, tất cải điều ǵ mà họ không chiếm được bằng lối thương thuyết th́ họ lại chiếm được bằng vơ lực. Hơn nữa, sự giao hảo giữa hai quốc gia sẽ không c̣n và nhường chỗ lại cho sự kiện người chiến thắng thống trị kẻ chiến bại. Hậu quả dành cho các dân tộc lâm vào hoàn cảnh ấy như thế nào, chúng ta đă rơ. Nguyên nhân của sự thảm bại cho nhiều dân tộc chỉ ở chỗ bản năng tự vệ của họ quá mạnh lấn áp cả trí sáng suốt, nên các nhà lănh đạo không nhận thức rằng kỹ thuật lạc hậu của ḿnh kém xa kỹ thuật của địch, và kỹ thuật đă kém thế th́ không làm thế nào hậu thuẫn cho bất cứ chủ trương chính trị nào được.

    Trái lại, trong các quốc gia đă lựa chọn thái độ thứ hai, th́ các nhà lănh đạo đă nhận thấy nguy cơ do vật ngoại lai mang đến cho trạng thái điều ḥa của xă hội ḿnh. Tuy nhiên, đồng thời họ cũng đủ sáng suốt và óc thiết thực để nhận xét rằng kỹ thuật lạc hậu của nước ḿnh không làm sao bảo đảm thắng lợi trong một cuộc chiến tranh. Và v́ vậy mà phương pháp hay nhất để bảo vệ xă hội bị đe dọa bởi các sự vật ngoại lai lại chính là việc mở cửa để đón các luồng gió ngoại lai vào. Bởi v́ chỉ có cách đó mới giúp cho họ chế ngự được những kỹ thuật của địch thủ, để chống lại địch thủ.

    Như chúng ta đă thấy, đằng nào chúng ta cũng không tránh được sự xâm nhập vào nội bộ xă hội chúng ta của các vật ngoại lai. Nhưng trong thái độ thứ nhất sự xâm nhập sẽ xảy ra bằng vơ lực, ngoài ư muốn của chúng ta và chúng ta sẽ không chủ động được. Trong thái độ thứ nh́, chúng ta tự ư để cho sự xâm nhập thực hiện và v́ vậy nên chúng ta chủ động được sự xâm nhập đó. Và chính v́ chúng ta chủ động được sự xâm nhập đó mà các giá trị ngoại lai thay v́ phá vỡ được trạng thái điều ḥa của xă hội chúng ta, chỉ có thể thay đổi được trạng thái đó. Trong khi đó một sự xâm nhập không thể kiểm soát được sẽ làm sụp đổ trạng thái điều ḥa của xă hội. Và, trong một xă hội b́nh thường, việc thay đổi trạng thái điều ḥa là một sự kiện thông thường, trái lại sự sụp đổ là một tai biến.

    Tóm lại, đứng trước sự tấn công của Tây phương, con đường chết là con đường bế quan tỏa cảng ngăn cấm không cho văn minh Tây phương xâm nhập vào xă hội của nước bị tấn công; con đường sống lại là con đường mở cửa đón rước văn minh Tây phương để học chế ngự kỹ thuật của Tây phương mà chống lại Tây phương.

    Nước Nga, sau nhiều thế kỷ chống lại sự tấn công của Tây phương, đă t́m thấy sự thật như trên, và nhiều trong lịch sử nước Nga đă chiến thắng các cường quốc Tây phương sau khi đă Tây phương hóa kỹ thuật của ḿnh. Nhưng cũng nhiều lần bị Tây phương chiến thắng v́ kỹ thuật của Tây phương tiến triển không ngừng trong khi người Nga không làm cho kỹ thuật đă lấy của Tây phương phát triển. Đây cũng là một điều vô cùng quan trọng trong việc Tây phương hóa mà chúng ta sẽ phân tích tỉ mỉ sau này.

    Những nhà lănh đạo Nhật, trong giai đoạn nước Nhật bị Tây phương tấn công, đă nhận thấy được ngay những biện pháp cần thiết phải thi hành trong giờ phút quyết liệt cho dân tộc. Thành công của họ như chúng ta mục kích ngày nay là một xác nhận rơ rệt nhất về sự lựa chọn đúng hay không giữa hai thái độ.

    Ngày nay, thái độ mà nước Nga và nước Nhật đă lựa chọn trước một sự tấn công của một nước tiến bộ hơn về kỹ thuật, đă được công nhận khắp nơi, và đă được nghiên cứu và đúc thành một giải pháp khoa học, khả dĩ áp dụng cho các nước khác trong hoàn cảnh đó. Công cuộc mà ngày nay Trung Hoa đang dốc hết cố gắng của toàn dân để thực hiện chỉ là một sự chấp nhận thái độ của Nga và Nhật đă chọn. Và các nước chậm tiến khác hiện nay cũng đang cố gắng đi vào con đường đó.

    Tuy nhiên, trước đây có nhiều người lănh đạo chủ trương một thái độ vô cùng cực đoan. Sau khi chiến bại rồi, và nước nhà đă bị ngoại quốc thống trị, hay chủ quyền đă sứt mẻ, và vận mạng quốc gia không c̣n do ḿnh chủ động được nữa, nhiều nhà lănh đạo vẫn chủ trương bảo vệ cho đến kỳ cùng trạng thái điều ḥa của xă hội cũ. Đó là một công cuộc nhất định phải thất bại.

    Bởi v́ các giá trị tiêu chuẩn của xă hội kết hợp thành một trạng thái điều ḥa, cũng có một đời sống như sinh vật. Nghĩa là giá trị tiêu chuẩn cũng sinh nở, phát triển, trưởng thành, suy đồi và chết. Như vậy trong trường hợp chiến bại, các giá trị tiêu chuẩn cổ truyền sẽ chết lần, v́ chủ quyền không phải người bản xứ trọn nắm, vận mạng quốc gia không phải họ chủ động, th́ các giá trị tiêu chuẩn cổ truyền một mặt không ai vun tưới, một mặt bị các giá trị ngoại lai, đang chiến thắng, tấn công ồ ạt và đả phá uy tín.

    Như vậy, các sự kiện lịch sử, trong ṿng năm thế kỷ sau này, đă chứng minh rằng khi một nền văn minh bị một nền văn minh khác, chế ngự được những kỹ thuật tinh xảo hơn, tấn công, th́ con đường sống của nền văn minh bị tấn công, là mở cửa đón lấy các kỹ thuật của địch thủ.


    Còn tiếp

  10. #10
    Member
    Join Date
    09-02-2011
    Posts
    670

    Chính Đề Việt Nam by Ngô Đình Nhu and his group

    Tiếp theo

    Trường hợp Ấn Độ

    Tuy nhiên, năm trăm năm là nhiều đối với đời sống của một người. Nhưng với đời sống của các quốc gia, năm trăm năm không phải là nhiều. Và chúng ta có thể tự hỏi rằng: thái độ trên, đành rằng là thái độ lợi nhất mà các quốc gia bị tấn công phải lựa chọn, trong thời gian vài thế kỷ. Nhưng nếu thời gian dài hơn, liệu thái độ ấy có lợi cho quốc gia hơn thái độ cố gắng bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ không? Chắc chắn rằng những người hành động không bao giờ nghi ngờ nữa. Câu hỏi trên tiêu biểu cho quan điểm của một sử gia.

    Và trường hợp Ấn Độ là một trường hợp có thể đưa ra để làm hậu thuẫn cho thái độ cố gắng bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ. Sau thời gian thống trị của đế quốc, các giá trị tiêu huẩn cũ của Ấn Độ có vẻ, chẳng những c̣n đủ sinh lực để hấp dẫn quần chúng, lại c̣n có vẻ sáng chói ra khắp hoàn cầu, mang các thần-thể-tính của văn minh Ấn Độ để đối chọi lại với tính cách kỹ thuật vật chất của văn minh Âu Mỹ.

    Các nghi vấn nói trên, có thể giải đáp bằng các nhận xét dưới đây:

    – Nếu năm trăm năm là một thời gian chưa đủ dài để chứng minh rằng thái độ tiếp đón các kỹ thuật ngoại lai là thích hợp nhất, chúng ta có thể t́m trong lịch sử, những thời đại có những biến cố như thời đại của chúng ta, và lấy phản ứng của các quốc gia lúc bấy giờ, làm tài liệu nghiên cứu để soi tỏ thêm vấn đề.

    Trong lịch sử, thời đại đế quốc La Mă hưng thịnh và chinh phục các quốc gia trong cái thế giới được biết lúc bấy giờ, là một thời đại có nhiều biến cố có thể so sánh được với những biến cố của thời đại hiện nay. Cũng có một nước mạnh, thuộc một nền văn minh tiến bộ, đi chinh phục những nước kém về kỹ thuật, thuộc một nền văn minh đă suy nhược. Cũng có những quốc gia, nhất định không theo mới, và, cuốn ḿnh lại, sống cô lập và chết ṃn để bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn truyền thống. Cũng có những quốc gia, mở cửa đón tiếp các kỹ thuật mới, và, thực hiện công cuộc phát triển dân tộc, để sống ăn nhịp với các cường quốc. Lịch sử là một bài học. Bài học của lịch sử Hy Lạp - La Mă mà chúng ta dẫn chứng đây lại xác nhận rằng thái độ của các nước tiếp nhận kỹ thuật của kẻ địch là đúng.

    – Trường hợp của Ấn Độ là một trường hợp khác thường khiến cho chúng ta nhận định sai lầm về thực tế. Ông Gandhi là người đă chủ trương mạnh mẽ nhất thái độ bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ và triệt để bài xích văn minh Tây phương. ông cực đoan đến nỗi hô hào đồng bào của ông, không nên mặc áo bằng vải dệt ở các xưởng ở Anh quốc hay dệt ở Ấn Độ, trong các xưởng của người Anh nhập cảng từ Anh quốc, mà chỉ nên mặc bằng vải tự tay ḿnh dệt lấy.

    Sức mạnh tinh thần của ông Gandhi rất phi thường và ông đă tỏ ra nh́n thấy vấn đề một cách sâu sắc, do đó ông đă khắc phục được sự trọng vọng của nhân loại. Và ngày nay, sự thất bại của ông bộc lộ rơ rệt ở chỗ các đệ tử trung thành của ông đang xây dựng cho Ấn Độ một bộ máy quốc gia theo kiểu Tây phương và các đồng bào của ông đang nỗ lực Tây phương hóa.

    Những cuộc tranh đấu anh dũng và uy tín cá nhân sáng lạng của ông Gandhi, hợp với sự ca tụng, chính của người Tây phương, đối với thần thể tính của triết lư án Độ, cả, trước và sau, thời kỳ bị đế quốc thống trị, làm cho một số đông có cảm tưởng rằng thái độ bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ có thể thích hợp hơn thái độ đón tiếp các kỹ thuật mới của Tây phương. Và, văn minh Ấn Độ, xây dựng trên nền triết lư tôn trọng thần thể tính được xem như có thể đối phó một cách đắc thắng với nền văn minh thường được gọi là kỹ thuật và vật chất của Tây phương. Nhưng một cuộc phân tích tỉ mỉ và một sự đối chiếu với thực tế không xác nhận cảm tưởng trên.

    Người Tây phương ca tụng thần thể tính của triết lư Ấn Độ cũng như ca tụng bất cứ sáng tạo nào của nhân loại có một giá trị thật là cao cả. Và thái độ khách quan, khoa học, và t́m hiểu đó là một trong các bí quyết thành công của văn minh Tây phương. Cho nên sự ca tụng của người Tây phương đối với triết lư Ấn Độ không có nghĩa là triết lư của Tây phương khiếm khuyết thần thể tính. Và sự kiện thần thể tính của triết lư Ấn Độ đạt đến chỗ cao siêu và hấp dẫn lư trí thuần túy, lại không có nghĩa là triết lư Ấn Độ có thể thiết thực giải quyết các thực tế đời sống cho nhân loại, mục đích cuối cùng của mọi hệ thống triết lư.

    Lư do của t́nh trạng đó ở chỗ, khi phải lựa chọn một trong hai quan điểm căn bản cho các hệ thống triết lư: nhận sự sống hay là không nhận sự sống, th́ triết lư Ấn Độ đă chọn quan điểm không nhận sự sống. Theo quan điểm ấy, cho sự sống ở cuộc đời này là không có thực và nhân loại cần t́m và đạt cho được sự sống ở một nơi ngoài thế gian này, chúng ta không phán đoán xem quan điểm đó đúng hay là không đúng. Chúng ta chỉ nhận xét rằng, ngay lúc khởi điểm, quan điểm ấy đă tự mâu thuẫn với ḿnh bới v́, sự sống của nhân loại, nghĩa là sự phát triển hay suy vong của các nền văn minh trên thế giới, cũng như sự sống hằng ngày của mỗi người, là một sự kiện mà không ai có thể phủ nhận được. T́m cách giải quyết các vấn đề đặt ra bởi sự sống, bằng cách phủ nhận sự sống th́ đương nhiên các vấn đề đặt ra bởi sự sống không c̣n nữa. Nhưng như thế th́ hóa ra không giải quyết ǵ cả.

    Chính v́ chỗ đó mà triết lư Ấn Độ, mặc dù đă đạt đến một mức độ cao siêu mà ít khi tư tưởng của nhân loại đă với tới được lại không thể giải đáp được các vấn đề của nhân loại cũng như đă không giải đáp được các vấn đề của dân tộc Ấn.

    Sau một thời gian biến hóa lâu dài, triết lư của Tây phương, ngày nay xây dựng trên căn bản thiết thực nhận sự sống, đă tẩy xuất được mâu thuẫn nguyên khởi giữa hệ thống tư tưởng và thực tế của đời sống, mà các triết lư không nhận sự sống đều mắc phải, nên đă thổi vào nền văn minh của Tây phương một sinh lực chưa từng thấy trong lịch sử của nhân loại Và chính sinh lực đó đă bảo đảm cho người Tây phương ưu thế mà họ vẫn giữ đến ngày nay. Các sự kiện trên càng rơ rệt hơn nữa, nếu chúng ta nhớ lại rằng, đă có một thời, triết lư Tây phương cũng đă lấy sự không nhận sự sống làm căn bản, và lúc bấy giờ nền văn minh của họ cũng đă trầm lặng thay v́ chói sáng và chinh phục như ngày hôm nay. Chỉ từ khi nền triết lư của Tây phương thoát khỏi sự tự kiềm hăm ḿnh trong một quan điểm trừu tượng của lư trí, để mạnh bạo đụng đầu vào thực tế của đời sống, th́ văn minh của Tây phương mới phát triển như chúng ta thấy ngày nay.

    Nếu phải dùng một h́nh ảnh để cho lư luận được nhận thức dễ dàng hơn, th́ chúng ta có thể nói rằng triết lư của Tây phương đă có lúc, một ḿnh, lên đến và sống say mê trong không khí cao siêu của đỉnh núi thần thể tính. Nhưng triết lư đó lại đủ khách quan và can đảm để nhận thấy rằng nhiều vấn đề của nhân loại không giải quyết được từ trên đỉnh núi đó, và, nếu các vấn đề của nhân loại không giải quyết được th́ triết lư đă thất bại trong nhiệm vụ của ḿnh.

    V́ vậy cho nên triết lư Tây phương đă mạnh bạo từ bỏ không khí cao siêu và thoát tục của đỉnh núi, vùi ḿnh xuống đống lầy của thực tế, sống với nhân loại để t́m cách giải quyết các vấn đề của sự sống. Triết lư của Tây phương đang thành công, và hiện nay nó đang cùng nhân loại leo lên triền của một ngọn núi khác. Nhưng mặc dù đang thành công, triết lư Tây phương lại đầy cái khiêm tốn của những người đă đụng chạm với thực tế và đang cố gắng đi lên.

    Trái lại, triết lư của Ấn Độ vẫn c̣n say mê với không khí cao siêu và thoát tục của đỉnh núi thần thể tính, không rứt nổi ḿnh ra khỏi không khí trong và thoát khỏi đó, nên chưa ư thức rằng, từ trên đỉnh núi đó, các vấn đề mà đời sống đặt ra cho dân tộc Ấn không giải quyết được. Ngày nay, khi đụng đầu với triết lư Tây phương và mặc dù, hay, chính là v́, bị dồn vào thế yếu, triết lư Ấn Độ vẫn c̣n trù trừ, chưa cương quyết lội xuống bùn lầy của thực tế v́ sợ mất tính chất cao siêu và thoát tục của ḿnh. V́ tính chất cao siêu và thoát tục là lư do hănh diện của những người chưa có vật lộn với thực tế.

    Nói một cách khác nữa, và dùng một h́nh ảnh thô sơ, th́ triết lư Tây phương có thái độ của các vị Bồ Tát và triết lư Ấn Độ có thái độ của người nhập Niết Bàn.

    V́ những lư do trên đây mà, mặc dầu cái bề ngoài có vẻ trái ngược với luật chung, ngày nay xă hội Ấn Độ, cũng như xă hội của tất cả quốc gia đă bị đế quốc thống trị, cùng lâm vào một hoàn cảnh trầm trọng, như chúng ta thấy trên đây. Và các biện pháp mà các nhà lănh đạo Ấn Độ cần áp dụng cũng là những biện pháp cần thiết cho các quốc gia đồng hoàn cảnh. Và công cuộc phát triển dân tộc Ấn Độ mà chính phủ Nehru và chính phủ kế tiếp đang theo đuổi hàm một sự thú nhận rơ rệt rằng Ấn Độ mặc dù có Gandhi và mặc dù có một triết lư cổ truyền cao siêu, vẫn phải đương đầu với các vấn đề thiết thực và vật chất của các quốc gia chậm tiến.

    Tây phương hóa là một sự kiện không từ chối được.


    Trên đây chúng ta đă phải suy luận dong dài về trường hợp của Ấn Độ. Bởi v́, công cuộc phát triển dân tộc bằng cách Tây phương hóa là một công cuộc liên hệ đến sự sống c̣n của dân tộc. Và, mặc dầu đầy khích động, nhưng sẽ đ̣i hỏi nhiều cố gắng liên tục trong nhiều năm, ở mọi người, và đ̣i hỏi nhiều hy sinh nặng nề ở mọi tầng lớp nhân dân. Cố gắng liên tục sẽ làm cho dân chúng mệt mỏi, hy sinh nặng nề sẽ gây phẫn nộ cho dân chúng. Trong hoàn cảnh đó nếu người lănh đạo không quả quyết tin vào công cuộc phát triển, nếu toàn dân không tin rằng công cuộc phát triển là con đường sống duy nhất của dân tộc, th́ công cuộc phát triển không sao thực hiện được.

    V́ vậy cho nên, một điều vô cùng thiết yếu là sự tin tưởng rằng, công cuộc phát triển dân tộc chúng ta bằng cách Tây phương hóa là một sự kiện lịch sử dĩ nhiên, không thể tránh được và ngoài công cuộc phát triển ấy ra, dân tộc chúng ta không c̣n một lối thoát thứ hai. Một sự tin tưởng tuyệt đối như vậy chỉ có thể có được khi nào các trường hợp đều được xem xét một cách không thiếu sót để cho các nghi vấn đều được giải đáp.

    Và khi các điều kiện trên đă thỏa măn đầy đủ rồi, th́ tất cả mọi người Việt Nam chúng ta đều phải quả quyết tin rằng, chúng ta cần phải dốc hết nỗ lực để thực hiện công cuộc phát triển dân tộc, bằng cách Tây phương hóa xă hội chúng ta, một cách toàn diện mà không do dự.

    Thật sự ra, công cuộc Tây phương hóa xă hội chúng ta đă tự nó bắt đầu thực hiện từ ngày người Pháp bước chân lên đất này. Chúng ta chỉ cần nh́n quanh chúng ta: nhà ở cũng kiến trúc theo kỹ thuật và kiểu mẫu Tây phương, giải trí cũng tổ chức theo Tây phương, thức ăn cũng nấu theo Tây phương. Phần lớn các cử động trong đời sống của chúng ta đều rập khuôn theo Tây phương. Nh́n lại chính con người của chúng ta, dù chúng ta ở thành thị hay thôn quê, chúng ta thấy rằng tất cả con người chúng ta đều Tây phương hóa từ đầu tới chân: tóc hớt theo Tây phương, áo và quần cắt theo lối Tây phương, may bằng những cái máy do Tây phương sáng chế, giây nịt và giày là sản phẩm của Tây phương. Đi ra, chúng ta dùng xe đạp của Tây phương hay xe hơi của Tây phương. V́ vậy cho nên, những người c̣n ngồi nhà mà nói là phải giữ lại phong tục Việt Nam để bảo vệ quốc hồn quốc túy là những người tự dối ḿnh.

    Nếu đă như thế th́, trên kia chúng ta c̣n đặt thành vấn đề sự cần thiết của công cuộc Tây phương hóa, có phải là một hành động thừa không? Thừa, mà cũng không thừa.

    Thừa đối với những người vẫn chưa chịu nhận rằng, dầu họ không có muốn Tây phương hóa và họ có chủ trương bảo cựu đến mức độ nào đi nữa, th́ chính con người của họ cũng đă Tây phương hóa đi rồi.

    Không thừa, đối với chúng ta, là những người mong muốn thực hiện được công cuộc phát triển dân tộc bằng cách Tây phương hóa toàn diện. Công cuộc Tây phương hóa xă hội chúng ta mà ngày nay chúng ta mục kích những hiện tượng, như trên đă kể, là một công cuộc Tây phương hóa bắt buộc, dẫn dắt đến t́nh trạng tan ră của xă hội chúng ta. Xă hội chúng ta bị Tây phương hóa, chớ không phải tự ư Tây phương hóa. V́ vậy mà cuộc Tây phương hóa đă được thực hiện một cách không đường hướng, không mục đích và chỉ lên đến một mức độ thấp kém. Cũng v́ vậy mà chúng ta không chủ động được công cuộc Tây phương hóa đă qua của chúng ta, và không có thể dẫn dắt nó vào một chiều hướng và đến một mức độ có ích cho công cuộc phát triển dân tộc.

    Trái lại công cuộc Tây phương hóa mà chúng ta phải thực hiện cho dân tộc là một công cuộc Tây phương hóa tự ư muốn, đo đó, có đường hướng và có mục đích. Chúng ta sẽ chủ động cuộc Tây phương hóa này và sẽ đưa nó đến một mức độ đủ cao để xă hội chúng ta t́m được những tiêu chuẩn giá trị mới khả dĩ tạo cho nó một trạng thái điều ḥa mới.

    Như thế nào là Tây phương hóa có đường hướng?

    Dưới đây chúng ta sẽ chứng minh rằng, trên phương diện dân tộc, một công cuộc Tây phương hóa chỉ hữu hiệu khi nào được thực hiện toàn diện và đạt đến mức độ đủ cao.

    Như thế nào là Tây phương hóa toàn diện?

    Trong số các nhà lănh đạo các quốc gia bị Tây phương tấn công, những người có thái độ đóng cửa bảo vệ giá trị cũ, như ở Trung Hoa và ở Việt Nam, cũng như những người có thái độ mở cửa để đón văn minh Tây phương như ở Nga và ở Nhật, tất cả đều sớm nhận định rằng sở dĩ Tây phương thắng thế là, trước tiên, nhờ ở kỹ thuật vơ trang và kỹ thuật tô chức.

    Và giữa hai thái độ cực đoan như chúng ta đă phân tích trên đây phần đông lại lựa chọn một thái độ dung ḥa và khôn ngoan nhất. Thái độ nửa chừng dựa trên lư luận sau đây:

    Tây phương hóa có giới hạn.

    Chúng ta chiến bại v́ vũ khí của chúng ta kém về độ tinh xảo và quân đội chúng ta thua về tổ chức. Vậy, để chống lại địch thủ một cách hiệu quả và lâm thời thắng địch thủ, chúng ta chỉ cần học, một là kỹ thuật sử dụng vũ khí tối tân, lúc đầu mua của chính những quốc gia Tây phương, sau học kỹ thuật để chế tạo lấy; hai là kỹ thuật tổ chức quân đội theo Tây phương. Với hai khí giới đó chúng ta có thể hy vọng thắng địch để bảo vệ được các tiêu chuẩn giá trị truyền thống của xă hội của chúng ta. Như thế có nghĩa là chúng ta chỉ cần canh tân quân trang và cải tổ quân đội là đủ, mọi cơ cấu khác trong xă hội vẫn giữ nguyên vẹn. Nhưng, lịch sử của các quốc gia đă áp dụng thái độ đó trong hành động lại chứng minh rằng, sự thật th́ các sự kiện đă xảy ra không như những người lănh đạo của các quốc gia ấy dự định.

    Sau khi đă quyết định canh tân quân trang và cải tổ quân đội các nhà lănh đạo nói trên một mặt gởi người xuất dương du học các nước Tây phương để hấp thụ kỹ thuật mới, một mặt mướn người chuyên viên Tây phương đến tại xứ để vừa huấn luyện người, vừa để xây cất các xưởng chế tạo vũ khí.

    V́ sao người Tây phương lại đến nhận lănh trách nhiệm chế tạo các vũ khí đó và v́ sao các cường quốc Tây phương nhận đào tạo các chuyên viên ngoại quốc như vậy, mặc dù họ vẫn biết, cũng như mọi người đều biết, rằng làm như vậy là họ sẽ trao cho địch thủ những khí giới đang bảo đảm ưu thế của họ? Có nhiều lư do khiến cho người Tây phương, cũng như những cá nhân của các quốc gia khác, đă hành động như vậy. Trước hết là v́ bị quyền lợi vật chất quyến rũ. Thứ hai giữa các cường quốc trong nội bộ xă hội Tây phương cũng có nhiều mâu thuẫn chính trị khiến cho mỗi cường quốc, trong một cuộc tranh giành ảnh hưởng ác hệt, sẵn sàng t́m đồng minh cho ḿnh ở những quốc gia ngoài xă hội Tây phương. Và sau hết, trong thời kỳ đi chinh phục thế giới, kỹ thuật Tây phương đă đạt đến một tŕnh độ rất cao và tạo cho người Tây phương một sự hănh diện và tự tin mănh liệt cho đến nỗi, nếu không phải v́ lợi và v́ ngoại giao, th́ họ cũng không ngần ngại mà hành động như họ đă làm. Dầu sao, như chúng ta sẽ thấy sau này, những lư do trên là những yếu tố thuận lợi, mà toàn bộ tạo thành cơ hội giúp cho các dân tộc ngoài xă hội Tây phương thực hiện công cuộc phát triển của ḿnh.

    Tây phương hóa có giới hạn nhất định thất bại

    Trở lại vấn đề canh tân quân trang và cải tổ quân đội.

    Sau giai đoạn thi hành các biện pháp nói trên một thời gian, các nhà lănh đạo thu lượm được một kết quả mong muốn: quân đội, vơ trang bằng vũ khí của Tây phương và tổ chức theo lối của họ, đă trở thành một lực lượng làm cho ngoại quốc phải kính nể. Nhưng, cũng chẳng bao lâu sau đó, sang giai đoạn thứ hai, chính các nhà lănh đạo đó lại nhận thấy thêm rằng, nếu muốn duy tŕ cái lực lượng quí báu vừa mới tạo được th́ việc huấn luyện chuyên viên, chỉ giới hạn trong lănh vực quân sự, lại không đủ. Đi sâu vào một chút, lại t́m ra là tinh xảo của vũ khí Tây phương bắt nguồn từ các phát minh của khoa học Tây phương, và, ngoại trừ mọi vấn đề tổ chức vật chất, sức mạnh tinh thần của quân đội Tây phương lại do tư tưởng cá nhân của mỗi người chiến binh và tư tưởng cá nhận lại do hoàn cảnh xă hội tạo ra.

    Như vậy, muốn nuôi dưỡng một lực lượng quân sự, đă được canh tân, lại phải đặt vấn đề hấp thụ học vấn Tây phương và như thế, là phải canh tân nền giáo dục. Và muốn gieo cho người chiến binh một sức mạnh tinh thần như của người chiến binh Tây phương lại phải tạo cho họ hoàn cảnh xă hội tương tự, nghĩa là phải cải tạo xă hội. Mà cải tạo xă hội th́ phải thay thế các giá trị tiêu chuẩn cũ. Như vậy th́, rốt cuộc lại, phải bỏ giá trị tiêu chuẩn cũ, điều mà các nhà lănh đạo đang nói đây không dự định làm và cũng không muốn làm, v́ sở dĩ các nhà lănh đạo này chủ trương canh tân quân đội là với mục đích bảo vệ các giá trị truyền thống của xă hội của họ.

    Ngoài ra, sự canh tân quân đội lại đương nhiên mang đến một hậu quả khác mà các nhà lănh đạo cũng không ngờ. Những người muốn học về tổ chức quân đội theo Tây phương, trước tiên phải học ngôn ngữ Tây phương để đọc sách về kỹ thuật tổ chức quân đội của Tây phương. Nhưng khi đọc được ngôn ngữ của Tây phương rồi, th́ không làm thế nào cấm họ đọc các sách khác của Tây phương trong những lĩnh vực khác: chính trị, văn hóa, hay xă hội. Do đó, và v́ đă sẵn trong đầu sự cảm phục chính đáng đối với Tây phương trong lĩnh vực quân sự, những người này tự nhiên nẩy ra sự cảm phục Tây phương trong lĩnh vực xă hội và chính trị. Và họ sớm nhận thức rằng sức mạnh của quân đội Tây phương cũng như tính cách tinh xảo của vũ khí Tây phương là những kết quả đương nhiên, trong lĩnh vực quân sự của tổ chức xă hội và chính trị của Tây phương. Như vậy, họ tin rằng không thể nào có được một quân đội hùng mạnh theo mới mà không có một tổ chức xă hội và chính trị theo mới. Và chính những người này sẽ biến thành những cái mầm của cuộc cách mạng chính trị và xă hội sau này. Các sự kiện trên đây lại giải nghĩa cho chúng ta thấy v́ sao mà ở một nước Thổ Nhĩ Kỳ, và nhiều nước khác ở Cận Đông, chính quân đội lại hướng dẫn các cuộc cách mạng chính trị và xă hội trong đầu thế kỷ hai mươi.

    Trở lại vấn đề canh tân quân đội trên đây, sau khi đă canh tân quân đội, trong giai đoạn thứ nhất đến giai đoạn thứ hai, các nhà lănh đạo sẽ đứng vào một t́nh trạng tiến thoái lưỡng nan. Nếu họ tiếp tục cuộc canh tân quân đội, th́ bắt buộc họ phải đi đến chỗ cải tạo xă hội. Đó là điều họ không thể làm được, bởi v́ mục đích của họ khi canh tân quân đội là để bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ.

    Nhưng nếu họ ngưng lại cuộc canh tân quân đội, th́ việc bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ, cũng sẽ không thực hiện được đối với sự tấn công của Tây phương. Hơn nữa, mộtcuộc duy tân, một khi đă manh nha, tự nó sẽ tạo ra trong cơ thể của xă hội, bắt đầu duy tân, những lực lượng càng ngày càng bành trướng để phát triển cuộc duy tân. Nếu những lực lượng ấy được hướng dẫn sẽ đưa đến một cuộc duy tân có mục đích, nếu không, cuộc duy tân sẽ hỗn loạn. Nếu các nhà lănh đạo lại dùng bạo quyền, như đă xảy ra ở Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu thế kỷ hai mươi, để hoặc là băi bỏ công cuộc theo mới hoặc là ngưng cuộc canh tân trong những giới hạn họ muốn, mặc dù họ vẫn biết rằng hành động như vậy vẫn không cho phép họ bảo vệ các giá trị tiêu chuẩn cũ, th́ lực lượng cách mạng, lănh đạo do những người ở trong quân đội đă hấp thụ được, chẳng những kỹ thuật quân sự mới, mà lại thêm những tư tưởng chính trị và xă hội mới, sẽ nổi lên lật đổ các nhà lănh đạo này.


    Còn tiếp

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 10:19 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 07:57 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 12:24 PM
  4. Replies: 56
    Last Post: 03-10-2010, 06:05 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •