Page 14 of 58 FirstFirst ... 410111213141516171824 ... LastLast
Results 131 to 140 of 572

Thread: ĐIẾU CÀY ĐƯỢC TRẢ TỰ DO VÀ BỊ BUỘC SANG MỸ

  1. #131
    Member Le Thi's Avatar
    Join Date
    14-11-2010
    Posts
    1,278
    Tất cả các cuộc đấu tranh chỉ có thể tiến tới thành công khi có tổ chức , có tổ chức tức là có lănh tụ .

    Phải chăng Mỹ đang giúp chúng ta chọn lănh tụ ?

  2. #132
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129
    Kính thưa bác,

    Không có mất ḷng tin ạ!

    Nếu chúng ta nh́n lại những ǵ xảy ra trong 40 năm qua... th́ càng về sau sự phản kháng càng xảy ra nhiều ở trong nước. Người ở trong nước rơ ràng có ảnh hưởng nhiều hơn người ở hải ngoại.

    Dù họ ( thí dụ như các vị Nguyễn Chí Thiện, Dương Thu Hương v.v... ) có phải rời Việt Nam, khi ra ngoài, các vị vẫn không có bất cứ việc làm ǵ có lợi cho Việt cộng -- họ vẫn c̣n theo con đường của họ.

    Quote Originally Posted by Đại Lăn View Post
    Một chút trần t́nh

    Xin lỗi anh Nguyễn Hùng Kiệt ,chị Tigon ,anh ĐạiViệtNguyễn và những anh chị em khác v́ ư kiến của tôi đă làm mất ḷng tin của các anh chị em trong lúc hầu như các trang mạng đều đồng loạt tung hô ca ngợi một nhân vật vừa đuợc giảm hản 12 năm tù một lúc rồi " tống xuất " qua Mỹ dù không phải là dân Mỹ .
    ...
    ...
    Tộc ,lănh thổ từng bước đuợc giao cho Tầu quản lư .Bất lực ,đau xót không làm ǵ đuợc chỉ có thề viết lên những ư kiến từ tận cùng suy nghĩ của những đêm dài không ngủ ,nếu có động đến ḷng tin của của các anh chị em chỉ biết thành thật xin lỗi mà thôi .Đại Lăn .
    Cá nhân ông Điếu Cày, sang Mỹ, dù v́ bất cứ lư do nào, hay tác động của bất cứ thế lực nào, cũng không làm mất được tinh thần của ông đối với những người c̣n đang đấu tranh trong nước. Dù tinh thần "quốc gia" của ông có khác biệt với những người tỵ nạn: chúng ta vẫn ủng hộ những người như ông -- v́ lư do đơn giản: những người như ông đă không c̣n chấp nhận cộng sản nữa!

    Hơi lạc đề: Báo Người Việt phỏng vấn blogger Người Buôn Gió:



    Kính bác.

  3. #133
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Quote Originally Posted by daiviet_nguyen View Post
    Kính thưa bác,

    Không có mất ḷng tin ạ!



    Hơi lạc đề: Báo Người Việt phỏng vấn blogger Người Buôn Gió:



    Kính bác.
    Biết được thêm một điều th́ không bao giờ thừa.

    Người buôn gió nói chuyện rất chân t́nh

  4. #134
    Member
    Join Date
    09-06-2011
    Posts
    447
    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Tất cả các cuộc đấu tranh chỉ có thể tiến tới thành công khi có tổ chức , có tổ chức tức là có lănh tụ .

    Phải chăng Mỹ đang giúp chúng ta chọn lănh tụ ?

    Chị LeThi

    Chị nghĩ hơi xa rồi đấy.

    Đây chẳng qua là VC đang "làm ăn" với Mỹ,mà kẻ có lợi vẫn là VC thôi (kiếm tờ giấy "mua vũ khí sát thương" và gia nhập vào tổ chức thương măi).Và đây đâu phải là lần đầu tiên VC chơi tṛ "chuột vờn mèo" với Mỹ đâu.VC làm vậy v́ nắm "yếu điểm" là Mỹ muốn lôi kéo VC về phía Mỹ.

    Mỹ "chọn lănh tụ cho NVHN ???",nghĩa là Mỹ muốn h́nh thành trên đất Mỹ một tổ chức,đảng phái....nhằm đối kháng với VC ? Không ! Suy nghĩ này là hoàn toàn thiếu thuyết phục (khi mà thời điểm này Mỹ cần lôi kéo VC ngă về Mỹ).Mặt khác,theo thiển ư của tôi,th́ việc h́nh thành một tổ chức trên đất Mỹ nhằm chống đối lại bất kỳ nước nào,có lẽ không là điều được hiến pháp Mỹ chấp nhận (Ai rành về luật pháp Mỹ xin cho ư kiến).

    Và bắt chước cách nghĩ xa của chị LeThi,chúng ta thử h́nh dung "một tổ chức (đảng phái) có lănh tụ sẽ hoạt động như thế nào "? Phải chăng là Mỹ sẽ cung cấp vũ khí,tiền bạc công khai đưa tổ chức này về trong nước VN để đấu tranh ? Nếu không,th́ tổ chức này sẽ làm ǵ ở hải ngoại,không ngoài những việc làm như sau: Thỉnh nguyện thư yêu cầu các nước (nhất là Mỹ) can thiệp về nhân quyền,tổ chức biểu t́nh,viết bài vạch trần tội ác của VC....." là những điều mà NVHN đă và đang làm lâu nay.

    Khi ta đặt vấn đề này,th́ cần xác định vị thế chiến đấu của chúng ta là nằm ở chổ nào ? Khi mà rơ ràng hải ngoại luôn được xem là "hậu phương" với tác dụng là hổ trợ" tiền tuyến"(trong nước VN).

    Tôi không phủ nhận là nếu chúng ta đấu tranh (bất kỳ nơi nào) mà có tổ chức hằn hoi,có lănh tụ đàng hoàng th́ hiệu quả vẫn cao hơn cách đấu tranh tự phát.Nhưng vấn đề mà chúng ta không thể quên là " bối cảnh và giới hạn" của tranh đấu ở hải ngoại,khi mà tranh đấu ở hải ngoại là tranh đấu" hậu phương yểm trợ tiền tuyến".Có ai dám cho là một tổ chức (có lănh tụ) nằm trên đất Mỹ có khả năng làm sụp đổ chế độ CS ở VN không ? Nếu cho là có,th́ xin cho tôi biết là cách nào ??? C̣n nếu ai đó chủ trương "tranh đấu với mục đích cải thiện,giúp cho chế độ và xă hội VN tốt đẹp hơn"th́ xin đừng để ư góp ư này của tôi.V́ mục đích của tôi là "xoá sổ" đảng csHaNoi.C̣n khó khăn chủ quan và khách quan nào trong việc xoá sổ đảng bán nước csHaNoi,th́ tôi không nêu ra trong phạm vi chủ đề của topic này.

    Đây là phân tích theo sự thật,chứ không ẩn ư "làm nản ḷng chiến sỹ".
    Last edited by Ba Trợn; 26-10-2014 at 04:04 PM.

  5. #135
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tâm trạng người bị tống xuất lưu vong



    Tưng bừng, xúc động

    Người tù lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, blogger Điếu Cây Nguyễn Văn Hải, đă đặt chân lên đất Mỹ hồi 9 giờ tối thứ ba, giờ Los Angeles, California. Trong không khí mừng vui sôi nổi với hơn 200 đồng bào người Việt ra đón ông trong một rừng hoa, cờ, biểu ngữ, blogger Điếu Cày tuyên bố: ông thấy chính phủ Hoa Kỳ mong muốn ông trở thành 1 công dân của Hoa Kỳ, ông không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại trục xuất ông sang Mỹ, những việc ông làm chỉ để mang lại những lợi ích cho dân tộc, Việt Nam, tổ quốc Việt Nam. Việc này đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.

    Như vậy blogger Điếu Cày đi Mỹ có trái với ư muốn của ông hay không?

    Ưng thuận hay bất b́nh?

    Trước hết, người ta thấy cách mà nhà cầm quyền Việt Nam đưa ông Điếu Cày đi Mỹ lần này rất kỳ lạ. Tại sao họ không thông báo cho gia đ́nh được biết? Bà Dương Thị Tân gọi cách thức đưa người ra đi như vậy là bất nhẫn. Nhưng ngoài sự bất nhẫn, c̣n thấy được sự vội vă như dấu diếm một việc mà trước sau ǵ cả thế giới cũng phải biết, mà quả nhiên thế giới đă biết rất nhanh. Thêm nữa, Điếu Cày lên máy bay vượt nửa ṿng trái đất mà chỉ mang đôi dép, y như không kịp mang giày, hay là nhà nước không kịp cả sắm cho ông đôi giày mang cho tươm tất! V́ thế câu tuyên bố của ông dường như ông có hàm ư là phải ra đi không đúng theo ư muốn của ḿnh.


    Hải ngoại đồng hành tuyệt thực đ̣i tự do cho Điếu Cày - Internet fileTrong khi đó, phát ngôn viên bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố là ông đă ưng thuận đi Mỹ nên Hoa Kỳ đă sắp xếp chuyến ra đi này; tuy nhiên nhưng bà Dương Thị Tân, vợ cũ và là người bảo trợ pháp lư cho blogger Điếu Cày, nói là cả chính quyền Việt Nam lẫn ṭa đại sứ đều không hề thông báo cho gia đ́nh. Lư do v́ đâu?

    Đầu tiên, lần ra đi này khác với lần ra đi của ông Cù Huy Hà Vũ, là lúc mà cả hai bên Việt Mỹ đều chuẩn bị tươm tất hơn, và gia đ́nh của người bị trục xuất lưu vong cũng được thông báo trước. Nhưng dù sao lần này ông Điếu Cày có ưng thuận ra đi th́ người Mỹ mới tiến hành các thủ tục tiếp theo. Đó là một nguyên tắc về luật pháp cũng như về nhân quyền của Hoa Kỳ, không thể khác được. V́ thế nên ông Điếu Cày mới nghĩ là chính phủ Hoa Kỳ muốn ông trở thành một công dân Mỹ và nói không hiểu sao chính phủ Việt Nam lại trục xuất ông. Câu nói này hàm ư ông đă phải ưng thuận ra đi một cách miễn cưỡng, ngoài ư muốn, nhưng không c̣n con đường nào khác cho bản thân và gia đ́nh.

    V́ vậy Điếu Cày mới tuyên bố là đă quyết định một chương tŕnh hoạt động trước khi đi Mỹ; điều đó có nghĩa là ở Việt Nam anh sẽ không làm ǵ được, giống như các blogger và nhà bất đồng chính kiến vào tù và được thả ra như ngày nay, mà chỉ ở Mỹ mới làm được việc. Như vậy chuyến đi này có sự ưng thuận nhưng là một sự ưng thuận miễn cưỡng, nghĩa là ngoài ư muốn của blogger Điếu Cày như đă nói.

    Vội vă, v́ sao?

    Nhưng tại sao Việt Nam phải đưa ông đi một cách vội vàng gần như lén lút như vậy?

    Trước hết, ngày 22 tháng 10 là ngày Việt Nam tiếp đón Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, nhân quyền, Lao động đến cuộc đối thoại nhân quyền tại Hà Nội. Hà Nội có thể muốn tặng một món quà ra mắt người Mỹ trước cuộc đối thoại này. Nhưng dù đó là lư do th́ một chính phủ mà tổ chức một cuộc tống xuất đầy vội vă luộm thuộm như vậy th́ cũng khó biện minh được cho khả năng tổ chức, hay tính cách nhất trí của chính phủ trong mọi chính sách.

    Việt Nam làm như thế c̣n có thể là để tránh một cuộc tập trung đưa tiễn rầm rộ của giới bất đồng chính kiến, nhất là các blogger, báo chí lề trái, trong nước. Để cho cuộc đưa tiễn như thế diễn ra chẳng khác nào chiếu rọi sáng ngời cuộc đấu tranh kiên cường của người blogger bất khuất, từng tuyệt thực dài ngày để phản đối chế độ tư pháp Việt Nam.

    Ư nghĩa

    Ở Mỹ chưa từng thấy một cuộc tiếp đón người Việt nào mà đông đảo, sôi nổi và đầy t́nh thân cùng với sự ngưỡng mộ của đồng bào Việt Nam ở Nam California, không phân biệt chính kiến, phe phái nào. Lại c̣n có mặt hầu hết các vị dân cử Hoa Kỳ ở địa phương, như nghị sĩ tiểu bang California Lou Correa, Giám sát viên quận Cam Janet Nguyễn... là hai người được thấy trong đám đông, trong số nhiều người khác.

    Nhà tranh đấu Điếu Cày bên Nghị sĩ Tiểu bang Lou Correa ra đón anh ở phi trường L.A., 21 tháng 10, 2014
    Cuộc đón rước chứng tỏ tất cả mọi người Việt hải ngoại đều ủng hộ nhà báo Điếu Cày, một người bộ đội từng chiến đấu trong hàng ngũ quân đội miền Bắc, nhưng gương dũng cảm của anh trong nhà tù của chế độ độc tài toàn trị Việt Nam đă làm rung động tấm ḷng người Việt dù ở trong hay ngoài nước. Sự có mặt của các vị dân cử người Mỹ đang cạnh tranh để chiếm phiếu của khối cử tri người Việt ở Nam California cũng cho thấy sức mạnh của lá phiếu của người Việt Nam ở tại nơi này, là nơi người Việt hải ngoại cư ngụ đông đảo nhất trên thế giới.

    Những h́nh ảnh tương hợp ấy cho thấy hoạt động đấu tranh v́ dân chủ cho người Việt Nam của người yêu nước Điếu Cày sẽ không thiếu sự ủng hộ, yểm trợ của đồng bào Việt Nam hải ngoại bên cạnh giới dân cử Hoa Kỳ ở địa phương cũng như giới dân cử liên bang.

    C̣n tiếp...

  6. #136
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bang giao Việt Mỹ

    Hôm nay là ngày Phụ tá ngoại trưởng Mỹ Tom Malinowski, đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, Lao động bắt đầu cuộc đối thoại nhân quyền tại Hà Nội. Hai tuần trước khi đi Việt Nam, ông hội họp với 1 số nhà hoạt động người Việt hải ngoại. Được biết, khi ông được hỏi về mục đích chuyến đối thoại này, ông nói bộ ngoại giao "nghe nói" Việt Nam sẽ thả một vài nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng hiện đang ở tù. Rồi ông được hỏi có phải Điếu Cày hay Lê Quốc Quân không, ông Malinowsky nói nguyên văn :"Đoán như thế là rất gần rồi đấy, nhưng tôi không được phép nói ra"

    Đầy mỉa mai
    Điếu Cày trong những ngày đấu tranh chống Trung Quốc - Internet fileVà rồi khi Điếu Cày ra khỏi nhà tù để đi Mỹ, dư luận Mỹ tỏ ra hân hoan, bộ ngoại giao ngỏ lời ca ngợi Việt Nam về việc này. Những người quan tâm có thể nhận thấy chút mỉa mai trong những vụ thả tù như thế.

    Cuộc thảo luận Thế giới Trong tuần hôm 24 tháng 9, 2014 đă nói Việt Nam sẽ có một ít nhượng bộ về nhân quyền sau khi tướng Martin Dempsey đi Hà Nội. Và thực ra đó cũng chẳng phải một sự nhượng bộ nào hết.

    Lúc nào Hà Nội cũng có sẵn những lá bài nhân quyền trong túi để ra tay trong canh bạc nhân quyền với Mỹ. Đó là những con tin tù nhân lương tâm bị giam nhốt để đem neo giá và Mỹ phải kèo nài. Khi Việt Nam cần đ̣i hỏi Hoa Kỳ một việc nào đó, th́ Washington lại đ̣i Hà Nội phải "tôn trọng nhân quyền" để làm hài ḷng dư luận Mỹ và tạo thuận lợi, th́ một vài "con tin" này lại được thả nhỏ giọt. Rồi một số khác lại bị bắt hay đă bị bắt giam trước đó để đem vào "kho dự trữ".


    Như thế có thể nói Việt Nam "đạt tiến bộ trong lănh vực nhân quyền" hay chăng? Hay chỉ là những hành động "điểm trang" để Hoa Kỳ có cớ hầu thỏa măn cho Việt Nam những yêu cầu về quân sự, kinh tế?

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014134549.html

  7. #137
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Từ đôi dép của ca sĩ Don Hồ, tới đôi dép Điếu Cày



    ( Mới mượn được của Anh điếu Cày )

    Hầu hết mọi người theo dơi thời cuộc, đều mến thương anh Điếu Cày, mỗi người sẽ thâu nhận vào ḿnh một h́nh ảnh nào đó. Tôi thương anh nhất, ngày ra ṭa, cùng với cô Tạ Phong Tần, đôi mắt cô Tần nh́n trừng trừng vào bọn quan ṭa, giá như được tự do, chắc cô xé xác những người đang ngồi xử án; anh Điếu Cày, nh́n vô định, ánh mắt bàng hoàng, chan chứa, gởi về một chốn xa xăm. không hiểu anh đang nghĩ ǵ, mức án ngoài tưởng tượng chăng? Lo nghĩ về gia đ́nh? Thời gian thăm thẳm, biết ḿnh sẽ ra sao? Bao nhiêu công cuộc dang dở, biết sẽ thế nào? Tự gẫm lại việc ḿnh làm, chẳng phải là tội, ánh mắt đầy ngạc nhiên, với sự kết án hơn 12 năm? Từ khi xử án, tới bây giờ tôi vẫn nhớ, vẫn rất thương, vẫn hoài suy đoán về ánh mắt của anh, ngày ra ṭa (1)

    Nhưng chắc chắn anh và tất cả, kể luôn đảng CS cầm quyền, không ngờ có ngày anh qua Mỹ, qua với đôi dép nhựa tổ ong!

    Khoảng ba chục năm trước, cậu bé Don Hồ, vượt biên, sau đó được ngồi trên máy bay tới Mỹ, cũng bằng đôi dép nhựa, nhưng hai chiếc có hai màu khác nhau, và hai chiếc đều dép trái. Về sau cậu bé ấy thành ca sĩ nổi tiếng, đôi dép Don Hồ, đánh dấu thời kỳ đất nước “mới được giải phóng,” và toàn dân đang trên cao trào “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN”, với khẩu hiệu “Làm cho nước mạnh dân giàu.” Cỡ 10 năm sau, đói rát ruột, đi đâu cũng thấy trên răng dưới lựu đạn lép, “cách mạng” chém vè, đổi ngược lại y như miền Nam, từ thời 1955, nghĩa là: “Làm cho dân giàu nước mạnh.”

    Đến nay bốn chục năm, lại thấy Điếu Cày, đi từ nhà tù đến thẳng Hoa Kỳ, không “kinh qua” bất cứ một địa phương tại quê hương, thậm chí không kịp thay đồ, hai chân mang dép nhựa tổ ong. Tại sao CS nóng nảy quá mức đến thế? Y như chuyển viện Ebola khẩn cấp không bằng? Lẽ nào CS cần gấp vũ khí của Mỹ, để đánh Trung Cộng? Không tin được, giá như Mỹ cho hết vũ khí, CSVN cũng không đời nào dám đánh Trung Cộng, cùng lắm đảng CSVN đem bán ve chai, chia tiền nhau, huề trất!

    Nhà ông già vợ tôi, nh́n ra vườn cam bao la, bát ngát, trước 1975, người dân địa phương gọi là “sở cam ông Đào,” hệ thống tưới nước, bằng nhôm, đường kính cỡ 1 feet, được lắp đặt khắp vườn, trước 1975 rất sai trái, trĩu cành, trái to như hai chén ăn cơm úp lại, sau 1975 bị bỏ bê, không chăm sóc, tới 1980, CS gỡ hết hệ thống tưới, đem nhôm bán vựa ve chai ông Hiệu, cho máy ủi, ủi sạch, họ nói rằng: “Trồng cam kém hiệu qủa kinh tế”, nên họ trồng khoai ḿ!

    CS chỉ giỏi tàn bạo và lưu manh, láu cá vặt, chứ ngu dốt đặc, biết ǵ kinh tế, biết ǵ quốc pḥng, nh́n bản mặt Phùng Quang Thanh, biết ngay. Chúng nó từng ủi vườn cam, để trồng khoai ḿ, ai dám bảo Việt Cộng không đem vũ khí bán vào vựa ve chai cho tụi Tàu? Mỹ nếu khờ bán vũ khí cho Việt Cộng, hối không kịp, chỉ có tội nghiệp dân ḿnh mất đi số tiền vĩ đại, ba chiếc tàu cá của Trung Cộng, trang bị thứ ǵ, mà Hải Quân Việt Nam không dám bén mảng tới gần!? Vậy tốn tiền mua vũ khí làm ǵ, phải vội vàng đem tù nhân lương tâm đi trao đổi với Mỹ?

    Tin chắc, không ai hiểu CSVN, cập rập điều ǵ, không để anh Điếu Cày trau tria chút đỉnh, anh mang đôi dép ấy, thế giới nghĩ ngay chế độ CSVN, tồi tàn, vô nhân tính.

    Hơn ba chục năm trước, cậu bé Don Hồ c̣n nhỏ, tới bến bờ tự do, chắc cậu ta đă vứt bỏ đôi dép kia. Tôi tin anh Điếu Cày, với ư nghĩ sâu sắc, anh giữ ǵn nó như một vật kỷ niệm quư báu, không phải để ngày nào đó, quê hương không c̣n CS, anh đem nó chưng trong tủ kiếng, làm hàng triển lăm, như Hồ Chí Minh/Hồ Tập Chương, triển lăm dép râu. Hiện tại tôi chưa biết giữ nó để làm ǵ, cũng không hẳn là một vật kỷ niệm b́nh thường, mà một ư nghĩa nào đó hơn thế nữa.

    Mến chúc anh vui khỏe, sớm ḥa nhập cùng Cộng Đồng, đồng hương hải ngoại, chúc chị và các cháu bên nhà b́nh an.

  8. #138
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Và ...đôi dép tổ ong của giáo sư Ngô Bảo Châu




    GS. Ngô Bảo Châu đi đôi dép tổ ong đến lớp dạy học

    ( H́nh chụp tại trường trường tiểu học Lũng Luông , xă Thượng Nung, huyện Vơ Nhai, tỉnh Thái Nguyên)

  9. #139
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chút kỷ niệm với anh Điếu Cày

    Huỳnh Anh Tú - Tháng 10 năm 2009, anh em tù nhân chính trị chúng tôi tuyệt thực 14 ngày, nhằm phản đối chính sách hà khắc bất nhân của nhà tù Cộng Sản. Tôi c̣n nhớ rất rơ đó là vào buổi chiều của ngày tuyệt thực thứ 12. Tôi nh́n sang khu giam bên anh, thấy Điếu Cày cũng đang đứng nh́n về hướng chúng tôi, nét mặt lo lắng và buồn vô hạn. Anh khóc. Rất hiếm khi tôi chứng kiến một người đàn ông có thể khóc như thế. Tôi thấy rơ những giọt nước mắt của anh lăn dài trên gương mặt gầy g̣, đau khổ của anh. Bị “phát hiện” bất ngờ, Điếu Cày vội quay vào trong, lấy tay áo hối hả lau nước mắt rồi quay trở lại nh́n chúng tôi. Anh làm ra vẻ như không, cố giấu vẻ thương cảm bằng cách giơ tay lên vẫy liên tục, và cố nở nụ cười. Tuy khoảng cách tương đối xa nhưng chúng tôi vẫn nghe rơ câu nói của anh: “cố gắng lên nhá anh em!”


    *


    Hôm ấy, 29/08/2009, tất cả tù nhân chính trị chúng tôi bị chuyển từ phân trại số 3 (K3) đến phân trại số 2 (K2)- trại giam Xuân Lộc. Cũng là ngày chúng tôi gặp anh, Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải.


    Nơi chúng tôi được đưa vào là một khu giam riêng nằm cạnh trạm y tế. Khu này bị cách ly hẳn với các khu giam khác thường dành cho những tù nhân h́nh sự.


    Mải bận rộn với với việc chuyển đồ đạc cá nhân vào trong buồng, chúng tôi không biết có một người trong một khu giam khác đang lặng lẽ quan sát ḿnh. Bất chợt tôi quay sang, vô t́nh gặp ánh mắt của anh. Chúng tôi nh́n nhau. Rơ ràng người đàn ông có dáng vẻ gầy g̣ đang đứng sau song sắt cánh cổng ra vào kia mà tôi chưa gặp bao giờ, nhưng có vẻ ǵ đó rất quen thuộc. Sau giây lát, người đàn ông ấy mỉm cười. Tôi lịch sự đáp lại anh bằng một cái gật đầu. Từ đấy, nét mặt cương nghị, nụ cười hồn hậu và ánh mắt tŕu mến đă để lại ấn tượng nơi tôi.


    Sáng hôm sau, khi đến trạm xá “xin” thuốc uống, anh đă chủ động tiếp cận chúng tôi. Có vẻ, anh đă biết chúng tôi là những tù nhân chính trị. Anh thân mật bắt tay làm quen với từng người. Tôi hỏi anh:


    - Anh là ai vậy? Hôm qua tôi để ư thấy anh cứ nh́n chúng tôi?.


    Vẫn nụ cười ấy và dáng vẻ tự nhiên ấy, anh trả lời:


    - Tôi tên Hải, Nguyễn Văn Hải, bút danh viết báo của tôi là Điếu Cày. Hiện tôi bị nhà cầm quyền Cộng sản ghép vào cái tội “trốn thuế và kết án 30 tháng tù giam”.


    - Điếu Cày, anh là anh Điếu Cày? Đây rồi... Điếu Cày đây rồi!


    Chúng tôi thốt lên, không giấu được vẻ ngạc nhiên và niềm vui, niềm cảm động. Những tù nhân chính trị lâu năm như chúng tôi đều từng nghe tiếng anh. Và rất ngưỡng mộ, cảm phục anh. Không ai ngờ chúng tôi lại có một cuộc “hội ngộ” đầy cảm động nhưng cũng rất trớ trêu trong chốn địa ngục này.


    Điếu Cày nói chuyện rất cuốn hút và luôn tỏ ra rất khiêm tốn:


    - Có thể các anh em không biết tôi nhưng tôi cũng như các anh em bên ngoài đều biết đến các anh em và ngưỡng mộ, biết ơn sự hy sinh của các anh em nhiều lắm


    Từ đó về sau chúng tôi trở thành anh em một nhà.


    V́ bị giam giữ ở các khu khác nhau nên chúng tôi gặp nhau rất khó khăn. Mỗi lần xuống trạm y tế “xin” thuốc hay có dịp ǵ đi ngang qua buồng giam của nhau, chúng tôi thường tranh thủ dừng lại nói chuyện hay trao đổi nhanh với nhau. Những lúc như thế, chúng tôi thường bị những người “tự giác”, “tự quản” - một loại tù được lựa chọn để giúp việc cho cai tù- xua đuổi.


    Tháng 10 năm 2009, anh em tù nhân chính trị chúng tôi tuyệt thực 14 ngày, nhằm phản đối chính sách hà khắc bất nhân của nhà tù Cộng Sản. Tôi c̣n nhớ rất rơ đó là vào buổi chiều của ngày tuyệt thực thứ 12. Tôi nh́n sang khu giam bên anh, thấy Điếu Cày cũng đang đứng nh́n về hướng chúng tôi, nét mặt lo lắng và buồn vô hạn. Anh khóc. Rất hiếm khi tôi chứng kiến một người đàn ông có thể khóc như thế. Tôi thấy rơ những giọt nước mắt của anh lăn dài trên gương mặt gầy g̣, đau khổ của anh. Bị “phát hiện” bất ngờ, Điếu Cày vội quay vào trong, lấy tay áo hối hả lau nước mắt rồi quay trở lại nh́n chúng tôi. Anh làm ra vẻ như không, cố giấu vẻ thương cảm bằng cách giơ tay lên vẫy liên tục, và cố nở nụ cười. Tuy khoảng cách tương đối xa nhưng chúng tôi vẫn nghe rơ câu nói của anh: “cố gắng lên nhá anh em!”


    Sau đợt tuyệt thực đó anh em chúng tôi lần lượt bị chuyển sang các trại khác. Từ đó về sau tôi không bao giờ được gặp lại Điếu Cày.


    Tôi đă ra tù được gần một năm, sau mười bốn năm dài đằng đẵng trong ngục tù cộng sản. Những gương mặt anh em, bạn tù gặp nhau hôm nào trong trại giam Xuân Lộc nay kẻ ở người đi, ai cũng mang trong ḿnh một nỗi đau khó xóa. Nỗi đau lớn nhất của tôi là vĩnh viễn mất đi người đồng đội thủy chung, người em trai yêu thương Huỳnh Anh Trí. Và c̣n nhiều người tù khác nữa vẫn c̣n nằm lại trên các trại giam. Có người sẽ không bao giờ c̣n có ngày về.


    Dù nỗi đau của anh không giống nỗi đau của tôi, nhưng nó cũng là tột bậc của sự đau đớn. Hôm nay, nhà cầm quyền có thể “tống xuất” anh ra khỏi mảnh đất quê hương ruột thịt của ḿnh. Nói khác đi, là cướp đi quyền sống trên Tổ quốc của anh.


    Nhưng tôi tin anh sẽ làm được điều anh muốn: “Tôi sang đây là để đấu tranh cho ngày trở về, không chỉ cho riêng tôi, mà cho tất cả đồng bào ở đây."


    Hẹn anh và những cánh chim Việt Nam một cuộc hội ngộ vĩ đại trên chính mảnh đất quê hương yêu dấu.




    Facebook Huỳnh Anh Tú

  10. #140
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lại chuyện ĐÔI DÉP TỔ ONG



    Thân tặng anh Điếu Cày


    Vũ Đông Hà (Danlambao) - Tôi đă đi qua 11 trại tù. Trại giam Q.3, PA24, Chí Ḥa, Cà Mau, K2, K3 Xuân Lộc, B34... Ở đó, có những cái hộp nhốt người bằng xi măng với ô cửa tù thèm khát ánh sáng đă bị những động vật hai chân bít trám lại để che kín bầu trời và gió. 6 năm 6 tháng, tôi đă đếm thời gian bằng giây, bằng phút với cái nóng của địa ngục và mong ngóng về một thiên đường thân quen, ở đó có những con người c̣n biết thương và biết khóc.


    Tôi, một đôi dép tù đày.


    B34. Tôi đă nằm thoi thóp nhiều lần không ăn để phản đối những tên cai tù từ lâu đă trở thành thú. Lần dài nhất là 28 ngày. Tôi mê man thấy ḿnh chết; con gái út nắm tay tôi khóc, hỏi tại sao bố phải chết; con trai tôi đứng yên nh́n với cặp mắt có lửa; vợ tôi và bạn bè trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do tay t́m tay nhau và ṿng tṛn cứ lớn măi ra để cùng nhau cất lên tiếng hát vỡ ra từ lồng ngực - Bài Hát Tự Do - vang đến mọi miền đất nước; trong giấc mơ giữa biên giới tử sinh tôi thấy cái chết của tôi đă góp thêm sức mạnh cho những khát vọng tự do bay cao hơn, xa hơn và tôi nhẹ lâng lâng bay đi cùng lời hát ấy ra khỏi chốn ngục tù.


    Tối thứ Ba, 21 tháng 10 năm 2014, chúng lôi tôi ra khỏi địa ngục. Những động vật hai chân tống tôi lên xe bít bùng và chở tôi thẳng đến phi trường Nội Bài. Chiếc máy bay lao vào trời đen và mảnh đất thân yêu, gắn bó với đời tôi mất hút dần theo bóng đêm phía dưới.


    Đêm ấy, trời không trăng không sao, chỉ có tiếng sóng trong ḷng.


    Tôi, đă trở thành đôi dép lưu vong.


    Phi trường Los Angeles. California. Hoa Kỳ. Đất nước mà một thời trong quăng đời chiến binh tôi từng nghĩ họ là kẻ thù, đă đón tiếp tôi trong t́nh nhân ái. Chung quanh tôi là những nụ cười Việt Nam, những ṿng tay mang hơi ấm Đồng Bào.


    Tôi, chính thức trở thành một đôi dép tự do.


    Tôi đă rong ruổi khắp các nẻo đường đất nước. Thác Bản Giốc ngày nào tôi ngồi khóc với ḍng nước bị phân ly. Sài G̣n tôi đứng thẳng cùng bạn bè với biểu ngữ Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam Chủ Quyền - Tây Sa Nam Sa Trung Quốc Ngụy Xưng. Đà Lạt là nơi cuối cùng trên đất nước Việt Nam, tôi từ một tù nhân trong nhà tù lớn trước khi vào ngục nhỏ. Ngày hôm nay, trong ḷng tôi không c̣n là bụi đường đất đỏ quê hương, thay vào đó là những xa lộ ngút ngàn. Nhưng cho dù dưới tôi là những ổ gà của đất Mẹ hay nhựa đen thẳng lối của xứ người, đường tôi đi không có bảng stop. Tôi không thể đứng yên, tôi không thể dừng lại. V́ tôi là một đôi dép, tôi hiện hữu và chỉ hiện hữu khi tôi c̣n được đi.


    Tự do. 6 năm 6 tháng về trước, trong căn pḥng 4 bức tường câm lặng, tự do như là không khí hiếm hoi bị kềm hăm với ô cửa sắt bằng gang tay. Tôi đă phải cam phận làm đôi dép không c̣n được đi và ngày đêm rướn nh́n bầu trời với niềm khao khát tự do. Bây giờ đă không c̣n 4 bức tường câm, không c̣n ô cửa sắt, chỉ có bầu trời mênh mông với những cụm mây trắng thênh thang trôi nổi. Nhưng tôi sẽ không ôm lấy tự do ấy cho riêng tôi. Tôi sẽ không lê lếch quăng đời c̣n lại của một kiếp người tự-do-trong-lưu-vong. Tôi chỉ có thể thực sự và trọn vẹn là một con-người-tự-do khi tôi nằm ôm mănh đất đă làm ṃn đi một nửa thân thể tôi: Quê Hương.


    Và tôi sẽ măi đi. Nếu những năm tháng trước lao tù, chung quanh tôi là những nhịp bước của bạn bè trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do, hay sau đó là những ngày vắng đêm khuya trong 11 trại tù tôi đă không cô độc trên Tổ Quốc của ḿnh với những bạn đồng hành loang xoang xiềng xích, th́ ngày hôm nay tôi sẽ không cô độc trên vùng đất tự do xa lạ này. Bởi v́ ngày nào c̣n những con người lư tưởng Việt Nam, ngày đó tôi không bước đi cô độc. Không gian không bao giờ là biên giới chia cắt bạn bè chúng tôi và không ai có thể lấy được Tổ Quốc ra khỏi tâm hồn tôi.


    V́ thế tôi sẽ cùng bạn mải miết đi. Dù chưa thấy đích đến nhưng biết chắc là đích đến hiện hữu, biết chắc sẽ có người đến đích. Như chúng ta chỉ cần nghe thấy những con ve sầu thôi cất giọng buồn thảm th́ biết chắc thu phong lại đến. Dù bây giờ chỉ thấy lá rơi, chỉ thấy mùa thu hiện tại vàng úa chung quanh, nhưng biết chắc sẽ có ngày khu vườn kia sẽ sạch, mùa xuân sẽ tới. Đó chính là niềm tin và hy vọng. Trong niềm tin và hy vọng đó, cho dù có thể chúng ta không làm được việc lớn để thay đổi thế gian, nhưng chắc chắn mỗi người chúng ta có thể làm được việc nhỏ. Từ việc nhỏ sẽ có khả năng tác động việc lớn. Mỗi người chúng ta không đủ sức làm một cơn sóng lớn chấn động mặt hồ, nhưng với một giọt nước nhỏ kết hợp với ngh́n ngh́n giọt nước nhỏ khác, cùng nhau ta vẫn có thể làm mặt hồ chuyển động.


    V́ thế tôi sẽ đi măi đi măi cho đến khi đặt chân lại trên vùng đất quê hương.


    Không thể khác v́ đó là sứ mạng của tôi: sinh ra là để đi tới.


    Không thể khác v́ cuối cùng tôi vẫn là: một đôi dép Việt Nam.




    Vũ Đông Hà
    http://danlambaovn.blogspot.com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 26-02-2014, 09:10 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 27-09-2012, 05:46 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-06-2012, 07:06 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 08-03-2012, 11:11 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •