Page 147 of 304 FirstFirst ... 4797137143144145146147148149150151157197247 ... LastLast
Results 1,461 to 1,470 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #1461
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Vài kiểu đòn ghen

    Bác NMQ nói chí phải. Văn hoá dân tộc tích luỹ hẳn phải có nhiều giai tầng, hoàn cảnh như rừng hoa muôn mầu, lại trải qua nhiều phong trần mưa nắng. Tình quê hương càng đơn sơ mộc mạc, càng sâu thẳm mặn nồng.

    Ví dụ yêu quá thì ghen như vài cách ghen sau đây, trong nước bây giờ :

    Đ̣n ghen quái gở của các “siêu vợ”

    Nhiều người vợ đứng trước nguy cơ mất chồng đă “nát óc” nghĩ ra những chiêu độc giữ chồng. Người th́ dội nước sôi vào mặt chồng cho bớt đẹp trai, kẻ lại trần như nhộng để chồng “yêu cho chán”.

    Dội nước sôi vào mặt chồng

    Người chồng đẹp trai bị vợ hắt nước sôi


    Dư luận từng một phen “rùng ḿnh” kinh hăi bởi câu chuyện chồng đẹp trai bị hứng trọn gáo nước sôi vào mặt từ tay vợ, mục đích là để anh “bớt đẹp trai”. Và cho đến giờ, gương mặt anh Nguyễn Văn Nam (42 tuổi, ở Diễn Châu - Nghệ An) vẫn măi hằn in vết thương của đ̣n ghen mù quáng của vợ.

    Trời phú cho anh Nam vẻ đẹp trai, ăn nói hỏm hỉnh, có duyên. Bởi thế, ưu điểm của anh Nam là nỗi lo canh cánh của người vợ. Nghe lời bông đùa của những hàng xóm dỗi việc: “Anh Nam đẹp trai, ăn nói như rót mật vào tai th́ ra đường khối cô chết”, người vợ ban đầu tỏ ra hănh diện bao nhiêu th́ càng về sau càng bất an bấy nhiêu.

    Trong đỉnh điểm của lo lắng, chị vợ quyết “xử” đến cùng nguyên nhân khiến chị ta bất an. Sau nhiều đêm trằn trọc, chị nghĩ muốn giữ chồng chỉ có cách làm cho anh “bớt đẹp trai”. Nghĩ là làm, buổi tối, khi anh Nam đang thiu thiu ngủ, người vợ hiền này múc một gáo nước đang sôi sùng sục, hắt thẳng vào người chồng. Anh Nam hét lên v́ đau đớn trong khi người vợ bỏ chạy. Các bác sĩ ở Khoa ngoại Bệnh viện đa khoa Phủ Diễn (Nghệ An) cho biết, anh Nam bị bỏng độ 2.

    Lột trần rồi bắt chồng “yêu cho chán”
    Không hành xử dă man, độc ác như vợ anh Nam mà chị Ngân (53 tuổi) lại có chiêu giữ chồng trở thành huyền thoại. Chuyện đă xảy ra khá lâu, khi chị Ngân c̣n ở tuổi 40 nhưng cho đến giờ, nhiều bà vợ ở xă Nguyên Ḥa - Phù Cừ - Hưng Yên lâu nay vẫn rỉ tai nhau về chiêu giữ chồng ấy của chị Ngân. Chẳng biết có mấy người rơi vào hoàn cảnh có chồng ngoại t́nh dám áp dụng “độc chiêu” của chị Ngân, nhưng quả thực, với riêng gia đ́nh chị, nhờ chiêu ấy mà cho đến giờ hạnh phúc gia đ́nh được giữ vững.

    Chồng chị Ngân hơn chị đến 5 tuổi. Nhưng là phụ nữ nông thôn, lam lũ với ruộng vườn nên nh́n chị Ngân già hơn cả chồng. Chẳng thế mà anh Dũng chồng chị “bỗng dưng” chán vợ. Anh Dũng tỏ ra quan tâm, chu đáo hơn mức hàng xóm với người phụ nữ góa chồng tuổi 35 ở làng bên. Dẫu chưa đến mức đi lại công khai nhưng chuyện anh Dũng “thậm thụt” với người phụ nữ góa là có thật.

    Sau nhiều lời nói bóng gió, xa gần của mấy bà hàng xóm “tốt bụng”, chị Ngân đă nhận ra sự bất thường ở chồng. Trằn trọc nhiều đêm không ngủ, chị Ngân nghĩ cách giữ chồng. Chị vẫn tỏ ra chu đáo mọi bề với gia đ́nh nội ngoại, với con cái và có phần chăm sóc bản thân hơn để mong chồng thay đổi. Những cố gắng của chị Ngân chẳng được anh Dũng đoái hoài, anh ta vẫn đi sớm về khuya thất thường.

    Ḷng ghen hừng hực nhưng chị Ngân cũng chẳng dại dột ŕnh bắt quả tang, làm ầm ĩ xóm làng như mấy bà Hoạn Thư trong xóm. Chị âm thầm chịu đựng cho đến một ngày.

    Hôm ấy, con cái, hàng xóm chẳng thấy chị đi làm đồng từ sáng tinh mơ như thường lệ. Sau bữa cơm sáng, chị nhỏ nhẹ nhờ chồng vào buồng riêng để “nhờ chút chuyện”. Anh Dũng vừa bước vào pḥng, chị Ngân khóa chặt cửa và ném ch́a khóa ra ngoài, cô con gái chị Ngân chỉ chờ có thế, lẳng lặng cầm ch́a khóa buồng riêng của bố mẹ và đi khỏi nhà.

    Chốn riêng tư, chị Ngân nổi cơn lôi đ́nh, lao vào anh Dũng lột trần hết quần áo của anh ta rồi vứt ra ngoài. Anh Dũng bất ngờ, lúng túng chạy đi t́m quần áo ở tủ nhưng anh tá hỏa v́ toàn bộ tủ đă trống trơn. Sau màn lột quần áo của chồng, chị Ngân cũng tự ḿnh…khỏa thân. “Đấy, ông đi đâu cũng chỉ có thế thôi, thích th́ làm cho chán đi…” - Chị Ngân nói với chồng khi giọt vắn giọt dài lăn trên má. Phần sau của câu chuyện ấy cụ thể diễn biến như thế nào th́ chẳng ai rơ, chỉ biết cả một ngày hôm ấy, vợ chồng chị Ngân không ai ra khỏi buồng riêng.

    Sau lần ấy, anh Dũng chẳng c̣n chuyện đi sớm về khuya, đầu mày cuối mắt với cô hàng xóm góa bụa nữa. Giờ th́ anh Dũng, chị Ngân đă thành ông bà nội ngoại, nhắc lại chuyện cũ, họ chỉ cười trừ pha chút xấu hổ.
    Theo Bảo Nhi
    VnMedia

  2. #1462
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Lại chuyện ghen nữa

    Chuyện này có thật một chăm phần chăm.

    Một ông tổng giám đốc nọ, có lệ họp tham mưu với các Phó GĐ mỗi chiều thứ Sáu hàng tuần. Họp xong là các cụ đưa nhau vào Chợ Lớn hưởng thụ nhất dạ đế vương. Tư thất cụ Tổng lại ở ngay trên lầu. Cụ bà nghĩ kế ngăn chặn nên cứ gần tan buổi họp thì bấm chuông gọi cụ tổng lên phòng....
    rồi đóng vai cô giáo truy bài, hết bài này đến bài khác.
    SAu đó cụ bà bảo cụ ông:
    - Thôi ông xuống họp tiếp và sau đó muốn đi đâu thì đi, sáng Thứ Hai về cũng được.

  3. #1463
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Posts
    62

    nghe chuyện Hà nội ; ghen ngày xưa và ghen thời nay !!

    ... thấy quí Bạn hăng hái trong chủ đề ghen.. nmq cũng lân la t́m đến...
    thưa quí Bạn, thế hệ của nmq đă nhuốm màu xưa cũ.. nên có ǵ sai xin quí Bạn cảm thông !!

    ... trong thi ca, quí bạn chắc cũng c̣n nhớ đến cái "ghen" của Hoạn Thư trong Kiều..
    rằng tôi chút phận đàn bà..... ghen tuông cũng chuyện người ta thường t́nh.. !!
    ... vậy Hoạn Thư nói rơ ràng rằng... ghen tuông là chuyện của nữ lưu.. con người.. ai cũng muốn có phần riêng tư... rồi đến Hồ xuân Hương.. phận lẽ mọn... hẩm hiu...

    Nghĩ là vậy, quí Bà cũng nên xét lại... chồng của ḿnh mà làm sao họ lại cứ bu vô ?? và điểm ǵ quí Bà nên quan sát; chồng của quí Bà hẳn phải có cái ǵ tài giỏi, cao sang hơn..đẹp trai hơn hay miệng lưỡi hơn.. ai đó cho nên các cô, các bà khác mới xúm xít vây quanh !!... cho nên quí Bà phải giữ cho chặt.. chểnh mảng là mất toi thôi !! vậy th́ nếu quí Bà sợ..
    ... hăy nên nh́n lại ḿnh xem.. có khuyết điểm ǵ không.. chứ đừng hồ đồ.. nổi nóng là hư bột hư đường ...toi mất thôi !! hơn nữa.. đă là vợ chồng rồi th́ nên tin tưởng vào nhau.. dẹp bỏ nghi kỵ th́ mới giữ được gia đ́nh bền vững, ít sóng gió... mặc dầu cổ nhân cũng đă pḥng hờ ; bát đĩa c̣n có khi.. xô..!!
    Riêng quan điểm và hành xử của cái : GHEN.. cũng có nhiều loại nhiều, nhiều cách.. hoặc văn vẻ tế nhị.. hoặc thượng cẳng tay.. hạ cẳng chân.. như bên Saigon thuở ấy đang được quí Bạn góp ư..
    .. nmq gơ những gịng chữ này đứng trên quan điểm cá nhân; nam tử... ./. nmq

  4. #1464
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Chí Lý

    Bác NMQ góp ý thật là chí lý.
    Cụ Nguyễn Du cũng đã cho Hoan Thư nói với Kiều,

    Ghen tụng thì cũng người ta thường tình,
    Ngẫm cho khi gác viết kinh (1)
    Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo (2)
    Lòng riêng riêng những kính yêu,
    Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

    (1)CHo KIều ra ở Quan Âm các, lén lút tình tự với Thức sinh nhưng HT lờ đi.
    (2) kiều lấy chuông vàng khánh bạc rồi đi trốn, HT không tìm bắt lại.

  5. #1465
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Thư gửi con cháu cuả GS Nguyễn văn Phú

    Kính thưa quí vị,
    GS Nguyễn văn Phú mới thất lộc, để tưởng niệm một vị thầy đáng kính,
    một số học sinh phổ biến bức thư này.
    Vân Nương xin trân trọng đăng lại tại đây.

    "Các con thân yêu,

    Nay, bố mẹ tuổi đă 80, thế cũng là khá thọ so với các thế hệ trước bố mẹ. Bố mẹ đă nhiều lần nói chuyện với các con về một số vấn đề, nhưng không phải lúc nào cũng có đủ các con cùng nghe. Hơn nữa, không chắc các con đă nhớ hết những lời nói của bố mẹ. V́ thế mới có lá thư này để tóm tắt những ư kiến chính mà bố mẹ muốn gửi đến các con. C̣n các cháu th́ chỉ nói mà ít đọc được tiếng Việt, nên các con hăy liệu cách truyền đạt lại ư của bố mẹ và giảng giải cho các cháu biết, chẳng những biết mà phải hiểu kỹ những điều bố mẹ viết ra đây ngày hôm nay.

    Biết Ơn. Các con ạ, trên đường tỵ nạn cộng sản, t́m tự do, chúng ta dă bỏ lại tất cả, tài sản, bàn thờ và mồ mả tổ tiên. Khi đến định cư nơi quê hương thứ hai này, chúng ta đă được chính quyền và dân chúng đón tiếp và giúp đỡ. Hiện nay, đời sống của chúng ta đă ổn định. Chúng ta phải biết ơn đất nước này và hăy t́m cách góp phần làm cho đất nước này tươi đẹp hơn, giàu mạnh hơn để đền đáp phần nào cái ơn đó.


    Lư Do Tỵ Nạn. Các con cần giảng rơ cho các cháu biết lư do nào đă khiến cho gia đ́nh chúng ta tới đây cùng với hàng vạn gia đ́nh khác, đó là: chúng ta tỵ nạn Cộng sản, đi t́m Tự Do. Các cháu được sống trong xă hội dân chủ, tự do từ lúc sinh ra nên không thể tưởng tượng nổi tính dối trá và các thủ đoạn nham hiểm của Cộng sản. Các cháu khó có thể tin được tại sao con người đối với nhau mà lại tàn ác như vậy (có thể cho các cháu coi phim "Journey from the Fall-Vượt Sóng", do Trần Hàm đạo diễn, khởi chiếu 30-4-2005). Cộng sản hành động rất ác nhưng nói rất khéo và che đậy rất giỏi! V́ thế phải giải thích cho các cháu hiểu, không phải để hận thù mà là để biết sự thật. Có một câu mà nhiều người hay nhắc: “Đừng nghe những ǵ Cộng sản nói, mà hăy nh́n những ǵ Cộng sản làm.”

    Quê Cha Đất Tổ. Dù công việc bận rộn đến mấy, các con hăy dành th́ giờ nghiền ngẫm những trang lịch sử và địa lư Việt Nam, để biết nguồn gốc dân tộc, sự h́nh thành đất nước, những bước thăng trầm, những nỗi vinh nhục, những khôn ngoan và lầm lỗi của ông cha ta. Và từ đó chúng ta rút ra những bài học. Có những trang lịch sử oai hùng, mà cũng có những trang lịch sử đẫm nước mắt. Có khi nước ta bị đô hộ khổ nhục cả ngàn năm, mà cũng nhiều khi dân ta anh dũng vùng lên phá xiềng xích, giành tự chủ. Lại cũng có khi người ḿnh đi xâm chiếm tàn phá nhiều nước khác, thí dụ gần đây nhất là mười năm tàn phá Cao Miên, gây nên căm hờn của nước láng giềng và để lại cái nghiệp nặng mà các thế hệ sau sẽ c̣n phải gánh chịu!

    Lịch Sử Gần Đây. Nước ta bị Pháp đô hộ từ cuối thế kỷ 19. Khoảng 1940, đại chiến thế giới bùng nổ. Ở nước ta, Nhật đảo chánh Pháp 9-3-45. Vua Bảo Đại tuyên bố hủy bỏ hiệp ước bảo hộ kư với Pháp, rồi giao cho Ông Trần Trọng Kim thành lập chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Phe Trục gồm Đức, Ư, Nhật thua Đồng minh gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa. Ngày 19-8-45, Việt Minh cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nhưng không được bao lâu, Pháp t́m cách quay lại. Cuộc toàn quốc kháng chiến chống Pháp bắt đầu ngày 19 tháng 12, 1946.

    Khi phe Việt Minh lộ rơ bản chất Cộng sản, các đảng phái quốc gia trước nguy cơ bị họ tiêu diệt dần, đă trở về vùng quốc gia là nơi đă thiết lập một chính quyền khác với chính quyền vùng kháng chiến mà thực chất là cộng sản. Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève 1945 chia đôi đất nước: miền Bắc là Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, miền Nam là Việt Nam Cộng Ḥa. Miền Bắc công khai theo khối Cộng sản, tiến hành xâm lăng miền Nam bằng vơ lực và che mắt thế giới bằng con bài Mặt Trận Giải Phóng Ḿên Nam. Miền Nam được Hoa Kỳ và đồng minh của khối tự do ủng hộ đê ngăn sự bành trướng của Cộng sản. Khi quân xâm lăng mạnh th́ Hoa Kỳ đổ quan vào miền Nam, bắt đâu vào 1960, và chiến tranh trở nên khốc liệt.

    Năm 1972, sau khi Liên Xô và Trung Quốc trở thành đối nghịch th́ tổng thống Nixon đến Trung Quốc kư Thỏa hiệp Thượng Hải. Hoa Kỳ không cần đến “tiền đồn chống Cộng” nữa nên bỏ rơi Việt Nam Cộng Ḥa! (Soạn phẩm khi đồng minh tháo chạy của tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng cho biết những sự thật phũ phàng về sự bội ước và tháo chạy của Mỹ.) Theo Hiệp định Paris 1973: Hoa Kỳ rút quân khỏi miền nam Việt Nam, chỉ để lại một số cố vấn mà thôi, c̣n quân Bắc Việt vẫn ở lại! Cộng sản Bắc Việt tiếp tục xâm lăng miền Nam với nhiều viện trợ của cộng sản quốc tế. Việt Nam Cộng hoà dù tự vệ can trường đến mấy, mà không đủ vũ khí, xăng dầu... th́ chắc chắn là kém thế. Ngày 30 tháng tư 1975, thủ đô Sài G̣n thất thủ. Cuộc di cư tỵ nạn cộng sản, t́m Tự Do bắt đầu. Từ đây trở đi, chính các con biết khá nhiều chi tiết.

    Thời buổi này, thông tin rất nhiều, quá nhiều. Người ta viết về Việt Nam, về chiến tranh Việt Nam nhiều lắm, có cả phim ảnh nữa, nhưng trung thực th́ chẳng được bao nhiêu. Có người viết trung thực nhưng chỉ nh́n được một khía cạnh của vấn đề, hệt như “những anh mù sờ voi”. Có người cố ư bẻ cong sự thật, nhằm đạt mục đích riêng của ḿnh. Có người - kể cả nhà tu - c̣n bịa đặt thêm chuyện để vu khống người khác! Tệ nhất là khi kẻ cầm quyền hay tay sai của họ viết sử. Nhà văn Alex Haley đă viết ở ḍng cuối tác phẩm "Roots" (Nguồn Cội): “Rốt cuộc, chính kẻ chiến thắng là kẻ viết sử.”

    Cho nên, bố mẹ ân cần dặn các con và nhất là các cháu rằng khi đọc tài liệu, sách vở và coi phim về Việt Nam thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, dù là của tác giả nào, kể cả Âu-Mỹ, cũng phải hết sức thận trọng và suy sét thông minh.

    Theo bố mẹ th́ cuộc chiến 1954-1975 ở nước ta là chiến tranh Nam Bắc, là nội chiến, là chiến tranh ủy nhiệm, là đối đầu giữa hai khối Cộng sản và Tự do; khí giới nước ngoài, máu dân Việt ḿnh. Đối với người Việt nam, đó là chiến tranh tự vệ. C̣n cộng sản Bắc Việt th́ tuyên truyền và giáo dục quần chúng rằng đó là chiến tranh chống Mỹ-Ngụy và thống nhất đất nước. Kẻ thắng kiêu ngạo và tàn ác, người thua uất hận trong tủi nhục. Mấu chốt của sự chia rẽ trầm trọng trong dân tộc ta nằm ở điểm ấy (kể ra th́ dân tộc ta c̣n nhiều sự chia rẽ khác nữa). Chưa thay đổi được hai cách nghĩ đó th́ chưa nói tới ḥa hợp dân tộc được! Hàng triệu người đă chết, tuy đất nước được thống nhất mà ḷng người đến nay vẫn c̣n chia rẽ.

    Về Thăm Việt Nam. Có vài vị hỏi bố mẹ đă về thăm Việt Nam chưa. Câu trả lời là chưa, v́ lư do sức khoẻ. Đă có rất nhiều người về Việt Nam, mỗi người một lư do, mỗi người một mục đích, mỗi người một cách nh́n! Về để chăm sóc cha già mẹ yếu, thăm nuôi người thân, về để sửa sang phần mộ tổ tiên, về để giảng dạy cho sinh viên, để nh́n lại quê hương, những điều ấy là chính đáng. Về để cứu trợ nạn dân của các thiên tai hay giúp đỡ đồng bào nghèo túng mà không v́ danh v́ lợi, cũng là việc tốt. Về để ăn chơi, để du lịch rẻ tiền, để cầu danh lợi, để xin vài tấm bằng khen, th́ không nên.

    Sau này, khi trong nước thay đổi thật sự, các con có thể đưa các cháu về thăm quê hương. Bố mẹ biết trước rằng các cháu sẽ không xúc động lắm đâu v́ con người ta phải có kỷ niệm, phải có gắn bó th́ mới xúc động được. Các con hăy cố hướng dẫn các cháu yêu đất nước, dân tộc và đồng bào Việt Nam, đừng để cho các cháu chỉ là những khách du lịch b́nh thường. C̣n việc các con hay các cháu sẽ về làm ăn sinh sống tại Việt Nam th́ bố mẹ nghĩ rằng điều đó khó xảy ra.

    Hiện t́nh đất nước. Nếu có ai nói rằng Việt Nam nay đă tiến bộ (đa số người dân nay đă được ăn cơm thay v́ ăn cơm trộn bo bo, có nhiều xe gắn máy và xe hơi thay cho xe đạp...; chẳng lẽ sau 30 năm im tiếng súng mà không có tiến bộ!) th́ đó là một vài tiến bộ so với chính Việt Nam chứ nếu đem so sánh Việt Nam với các nước láng giềng th́ đáng xấu hổ về nhiều mặt (như Cao Miên mà cũng c̣n có đảng đối lập). Muốn biết sự thật ở Việt Nam đằng sau những "binh đinh" cao ngất, những "ô-tô con" bóng loáng, những khách sạn năm sao, những sân "gôn" tân kỳ, th́ phải theo rơi tin tức trong nước để thấy sự băng hoại trầm trọng về nhiều phương diện (nhất là về giáo dục), sự hiện diện của Tư bản đỏ, của quốc nạn tham nhũng, sự phung phí tài nguyên quốc gia, và phải đích thân đến thăm đồng bào nơi các vùng xa xôi nghèo khó. Chúng ta cần biết sự thật, không tô hồng mà cũng chẳng bôi đen!

    Để tạm hiểu hiện trạng nước ta, các con t́m đọc bài nói của tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Quản lư Trung ương Hà Nội. Ông ta thuyết tŕnh các sự thật cho các cán bộ cao cấp nhất của cộng sản Việt nam nghe. Bài nói này gần đây mới được tiết lộ ra ngoài. Bài giới thiệu viết: "Mọi người phải chú ư tới những con số cho thấy sự thật phũ phàng về nền kinh tế Việt Nam. Ông Doanh cho thấy cả t́nh trạng yếu kém của nền kinh tế lẫn tính chất phi dân chủ của chế độ cộng sản ở Việt Nam. Từ đó ông dám nói thẳng cả cơ cấu chính trị cũng hỏng, phải thay đổi" (Ngô Nhân Dụng, nhật báo Người Việt, ngày 30-3-2005).

    Ông Doanh kể lại rằng một chuyên viên tài chánh quốc tế đă đặt câu hỏi với ông như sau: "Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến thế, là thế nào? Trí tuệ như thế này, truyền thống như thế này, sao mày ăn xin hoài thế? Chúng mày cứ đề ra mục tiêu là đến bao giờ chúng mày đừng đi ăn xin nữa, có được không?" Thật là mối nhục chung cho cả nước! Nước ta đâu có hèn kém, dân ta đâu có lười biếng. Do đâu mà khổ nhục đến thế? Do độc tài đảng trị !

    Thái Độ Chính Trị. Không những đồng bào hải ngoại đ̣i băi bỏ độc đảng, thiết lập đa nguyên đa đảng, mà ngay cả những đảng viên cùng những phần tử tiến bộ ở trong nước cũng đ̣i như vậy. Cần hiểu rằng: chống độc tài, độc đảng, chống tham nhũng, chống đường lối sai lầm của cộng sản, không phải là chống nước Việt Nam mà là mong cho nước Việt Nam khá hơn, tiến hơn.

    Nếu ai có nghĩ rằng cộng sản ngày nay đă "đổi mới" một chút th́ nên biết rằng do sự sụp đổ của cộng sản Đông Âu, do sự đấu tranh ở trong và ngoài nước, do áp lực quốc tế và do nguy cơ tan ră của đảng nên cộng sản Việt Nam bắt buộc phải đổi mới về kinh tế (mà không đổi mới về chính trị)! Tuy ḿnh không làm chính trị nhưng ḿnh phải có thái độ chính trị, ḿnh phải tiếp tục ủng hộ các cuộc đấu tranh sao cho đất nước có dân chủ Tự Do thật sự.

    Tổng bí thư của cộng sản Việt Nam đă nhận rằng cộng sản Việt Nam có "phạm nhiều sai lầm". Chúng ta hỏi: sai lầm sao không sửa, sao không công khai xin lỗi các quốc dân, sao không trả lại ruộng đất nhà cửa cho các tư nhân và các giáo hội, sao không bồi thường cho các nạn nhân của vụ cải cách ruộng đất, của vụ Nhân Văn Giai Phẩm, của các đợt cải tạo công thương nghiệp, sao không bồi thường và xin lỗi những người bị bắt đi tù "học tập cải tạo"? Sự thực th́ ai ai cũng muốn xóa bỏ hận thù, nhưng cộng sản Việt Nam cần phải hành động cụ thể cho nhân dân trông thấy. Nói "xoá bỏ hận thù, khép lại quá khứ, nh́n về tương lai" xuông thôi th́ ích ǵ? Nói "đại đoàn kết" mà lại do đảng lănh đạo (điều 4 hiến pháp Cộng sản) th́ ai mà tin được!

    Chuyện trong gia đ́nh. Bây giờ, nói chuyện trong nhà. Bố mẹ thuộc thế hệ trước, nuôi nấng các con theo quan niệm thời bố mẹ, cũng như ông bà nuôi nấng bố mẹ thời ông bà. Một vài lúc nào đó, các con có thể nghĩ rằng bố mẹ đă quá khắt khe với các con. Thời buổi ấy là như vậy. Mong các con quên đi những ǵ mà bố mẹ đă vô t́nh làm các con buồn ḷng. Hăy nhớ rằng bố mẹ không đua đ̣i ăn chơi, không chi tiêu hoang phí, lúc nào cũng giữ đời sống mực thước, và bố mẹ đă cố gắng làm việc và dành dụm để các con được sống đầy đủ, được học hành cẩn thận, dưới mái ấm của gia đ́nh.

    V́ tài sản bố mẹ đă bị CS cướp hết rồi nên khi sang tới đất mới này, đời sống của chúng ta khá khó khăn. Bố mẹ đă nhận làm những công việc thật mệt nhọc. Các con đă chịu khó đi làm vất vả trong các dịp hè, và đă cố gắng học hành chăm chỉ, đến nay th́ "đâu vào đấy" cả. Các con không bao giờ được tự măn, nghĩ rằng ḿnh tài, ḿnh giỏi. Cái tài, cái giỏi nếu có chỉ là một phần thôi, c̣n các phần khác là nhờ các thuận duyên, nhờ âm đức của tổ tiên và của chính ḿnh, từ các kiếp trước và kiếp này. Các con phải luôn luôn sống đạo đức để bồi đắp cho cái nghiệp lành của ḿnh, hệt như người dùng xe hơi phải lo "sạc điện" cho cái b́nh ắc-quy vậy. Gieo nhân lành th́ sẽ hái quả lành. Luật nhân quả là một luật của trời đất, không sai được !

    Trong gia đ́nh riêng của các con, bố mẹ khuyên: vợ chồng phải cư xử với nhau trong sự tương kính, phải nhường nhịn lẫn nhau. Không thể tránh được vài đụng chạm đâu, hăy khéo léo và b́nh tĩnh mà giải quyết mọi việc. Nóng giận là hỏng.

    C̣n đối với con phải thương yêu nhưng không được nuông chiều. Cần phải kiểm soát bạn bè của các cháu và phải liên lạc với cha mẹ của bạn bè các cháu để t́m hiểu cho chắc chắn: hư hỏng v́ bạn bè trong xă hội này là một sự kiện rất phổ biến ! Tivi, game, chat... phải hạn chế, c̣n thể dục thể thao th́ nên khuyến khích. Bản thân các con phải lo xếp th́ giờ tập thể dục, sống một cuộc sống thăng bằng. Hăy rút kinh nghiệm của bố: lúc trẻ, bố miệt mài làm việc nhiều quá nên nay về già, bị cơ thể "hỏi tội," đau lên đau xuống hoài.

    Trong đời sống hàng ngày, phải luôn tiết kiệm và bảo vệ môi trường sinh hoạt v́ tài nguyên thế giới chỉ có hạn, chúng ta cần nghĩ đến thế hệ mai sau. Dùng thứ ǵ cũng không được phí phạm, kể từ tờ giấy lau tay! Thỉnh thoảng, hăy cho các cháu coi h́nh chụp hay phim ảnh những trẻ em đói rét và cho các cháu biết rằng trên trái đất này c̣n rất nhiều người cực khổ.

    Khi anh chị em cư xử với nhau, phải nhớ kỹ mấy câu "anh em như thể tay chân", "chị ngă em nâng", "một giọt máu đào hơn ao nước lă", "một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ". Bí quyết áp dụng chữ "xả." Hăy bỏ qua hết mọi khuyết điểm của anh chị em ḿnh. Các con mà chia rẽ th́ bố mẹ sẽ đau khổ vô cùng.

    Trong xă hội này, v́ bận rộn quá, người ta chỉ đủ thời giờ lo cho gia đ́nh riêng nên có khi lơ là với đại gia đ́nh, dù thâm tâm không muốn như vậy. Các con hăy đề cao t́nh đoàn kết trong đại gia đ́nh. Với các con gái và con dâu, bố mẹ nhắc: các con hăy giúp chồng giữ liên lạc tốt đẹp với anh chị em và họ hàng nội ngoại.

    Tiếng Việt tại nước ngoài. Có vài điều đáng bàn. Các cháu là công dân nước này, với mọi bổn phận và quyền lợi của một công dân. Cuộc sống thực tế trong trường học cũng như ngoài xă hội bắt buộc các cháu phải nói Anh hay Pháp ngữ, và phải nói và viết thật giỏi, nếu không th́ sẽ khó hoà đồng, bị lạc lơng và bị thua kém! Đi học, các cháu nói tiếng Anh hay tiếng Pháp (hay cả hai). Về nhà, các cháu thường nói với nhau bằng hai thứ tiếng ấy. Tuy các con thường bắt các cháu nói tiếng Việt trong gia đ́nh, bố mẹ vẫn cảm thấy tiếng Việt các cháu hăy c̣n kém. Nói tiếng Việt đă yếu, viết tiếng Việt c̣n tệ hơn, v́ các cháu có tập đọc và viết chữ Việt thường xuyên đâu! Một vài giờ tiếng Việt vào cuối tuần ở trung tâm Việt ngữ với các cô giáo rất tận tâm chưa đủ các cháu khá hơn. Chỉ riêng việc học cách xưng hô theo tiếng Việt đă là khó nhất thế giới rồi!

    Đồng bào ta ở hải ngoại luôn luôn nhắc đến việc bảo tồn tiếng Việt. Bố mẹ cũng nghĩ như vậy. Nhưng xét cho cùng, một đứa trẻ không thể kể là hai đứa trẻ (Việt & Canada hay Việt & Mỹ) nhập lại làm một được! Nếu ép quá th́ sức của chúng chịu không nổi. C̣n thể thao, c̣n âm nhạc nữa chứ. Vậy ta phải khéo chọn đúng liều lượng, đừng biến đứa trẻ thành "cái máy học"! Các cháu sẽ phải vươn lên ở đất nước này. Các con cần phải chuẩn bị sao cho chúng sống thích hợp với môi trường và sống thoải mái tại đây.

    Xă Hội Âu Mỹ. Xă hội này là một xă hội tiêu thụ quá mức. Các con không nên để ḿnh bị lôi cuốn dễ dàng vào các tṛ tiếp thị khéo léo nhằm xúi giục chúng ta mua hàng thả dàn. Chúng ta dễ bị ảnh hưởng của quảng cáo, ngay cả trong khi chúng ta đang bị các nhà băng và các hăng bảo hiểm bao vây, chi phối. Các con cần "thiểu dục, tri túc" tức là "ít ham, biết đủ", chỉ mua thứ cần thiết, không có không được mà thôi! Nhà, xe cũng vậy: an toàn và đủ dùng cho sinh hoạt hàng ngày là được rồi.

    Tránh nợ nhiều. Thảnh thơi th́ hơn! Bố mẹ không nói lư thuyết xuông đâu, xă hội bây giờ xuống dốc về đạo đức, về tâm linh, chỉ v́ hướng ngoại nhiều quá, lo về vật chất nhiều quá, ích kỷ quá, chẳng t́m thấy hạnh phúc ở đâu cả! Bớt ích kỷ, hăy nghĩ đến đồng loại, phải biết chia sẻ với đồng loại.

    Riêng Phần Bố Mẹ. Già th́ bệnh, bệnh rồi sẽ . . . ra đi! Quy luật tự nhiên là vậy. Đến ngày ấy, các con hăy lo tổ chức tang lễ cho bố mẹ được trang nghiêm nhưng đơn giản. Nếu chôn cất mẹ ở một nghĩa trang th́ sau này, khi phải đi làm ăn nơi khác, các con sẽ thắc mắc v́ ở xa không trông nom được phần mộ. Bố mẹ chọn cách hỏa táng, thuận tiện hơn, mà khỏi phải chiếm đất, v́ đất rất cần thiết cho các thế hệ sau. Có thể đem rải tro của bố mẹ lên núi hay xuống sông, xuống biển. Cát bụi trở về cát bụi, có ǵ đâu! Thay v́ đăi đằng ăn uống, các con hăy dùng tiền bạc đóng góp vào việc có ích lợi chung. Đừng e thẹn thiên hạ chê cười; mọi người sẽ hiểu và tán thành. Có một chi tiết như thế này, nếu chẳng may, bố mẹ ngă bệnh và phải chịu một "đời sống thực vật," các con hăy can đảm chọn giải pháp rút ống trợ sinh; kéo dài làm chi, chỉ gây khổ cho mọi người!

    Bàn thờ gia đ́nh. Trong hoàn cảnh ngày nay, khó lập bàn thờ ngay trong nhà. Nhớ đến tổ tiên, ông bà nội ngoại, cha mẹ, các con có thể bày nơi trang trọng nhất ở trong nhà để tỏ ḷng tôn kính và để tự hứa không bao giờ tổn hại gia phong. Đến ngày giỗ, xếp một bàn nhỏ, bày một chén nước trong, vài bông hoa thơm, mấy trái cây tươi và một nén nhang (nhang điện cũng được) là đủ, v́ ḷng thành các con, các cháu mới là quư. Bố mẹ nói "các cháu" là có ư nhắc các con cần cho các cháu biết ư nghĩa ngày giỗ của dân tộc Việt Nam. Vào những ngày giỗ, các con hăy nghĩ thiện, làm lành nhiều hơn các ngày khác, hăy chia sẻ chút đỉnh cho người nghèo, hăy gom quần áo dư để dành cho các hội từ thiện. Nếu anh chị em nhân ngày giỗ mà về họp mặt một nơi th́ thật là tốt v́ t́nh thân gia đ́nh sẽ nhờ đó mà tăng lên.

    Mong các con đọc kỹ thư này, suy nghĩ đến nơi và cố gắng thực hành những lời dặn.
    Hôn các con của bố mẹ!
    Bố mẹ cám ơn các con đă luôn luôn tận tâm săn sóc bố mẹ từ bao nhiêu năm nay và đă lo toan đầy đủ để cho bố mẹ được thoải mái, vui hưởng tuổi già.
    Hôn các con thật lâu!
    Hôn các cháu thật lâu!

    Bố mẹ!"
    (Nguyễn Văn Phú)
    Last edited by Vân Nương; 28-02-2013 at 12:36 PM.

  6. #1466
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Có lư !


    HÔM NAY

    Hôm nay,

    tôi sẽ xóa khỏi nhật kư đời tôi hai chữ:

    hôm qua và ngày mai.



    Hôm qua gói ghém những kinh nghiệm cho tôi học hỏi, nhưng đă qua rồi.
    Tôi không thể níu kéo lại.

    C̣n ngày mai, tôi không biết có sống đến ngày mai không.
    Và nếu có, ngày mai là hậu quả của những ǵ tôi làm ngày hôm nay.

    Bởi vậy,

    Hôm nay,

    Tôi sẽ sống và tin rằng ngày hôm nay sẽ không bao giờ trở lại.
    Tôi sẽ sống thật trọn vẹn như là ngày cuối cùng của đời tôi.

    Tôi sẽ sống hết ḿnh mỗi giây phút
    để làm cho hôm nay thành một ngày đặc biệt
    và duy nhất của đời tôi.

    Tôi sẽ mỉm cười và không bỏ lỡ một cơ hội nào sống cách tốt nhất.
    Tôi sẽ biến mọi công việc tầm thường thành phi thường.

    Tôi sẽ là người hạnh phúc tràn đầy
    và sẽ chia sẻ niềm hạnh phúc của tôi cho người khác.

    Tôi sẽ sống ân t́nh, chân t́nh, hết t́nh,
    nhiệt t́nh, tận t́nh với tất cả mọi người:
    cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, bạn bè.

    Tôi mời bạn sống một ngày mới trong hạnh phúc và an b́nh.


    Diễn Đàn Trưng Vương

  7. #1467
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    CHỊ CẢ BỐNG

    Lời Giới Thiệu: Truyện ngắn Chị Cả Bống xuất hiện đầu tiên trên báo Người Hà Nội, số ra ngày 8/6/05. Lập tức toàn bộ số báo bị tịch thu. Ông phó tổng biên tập cho in bài “nổi loạn“ này bị mất chức. Tác giả đang bị công an hù dọa liên tục.

    Hiện tại số báo ngày 8/6 này đang được phô tô truyền tay nhanh chóng tại Hà Nội, vượt xa cả số phát hành chính thức là 2000 tờ. Những số báo đă lỡ gởi ra trước khi có lệnh tịch thu mà các đại lư nhanh tay giấu được ngay lập tức được bán với giá gấp 10 lần ( 20. 000 đồng một tờ). Tại Sài G̣n nơi tác giả lấy bối cảnh để viết, giá lên gấp hai mươi, ba mươi lần.

    * * *

    Chiều tà, một người đàn ông phóng như ngựa phi nước đại về phía tây thành phố, nơi ấy có nhà tù với cái tên rất đẹp là “Ḥa khí“. Tới cổng gác, ông ta tŕnh thẻ căn cước cho lính canh. Sau khi xem chứng minh thư, lính canh dẫn ông vào văn pḥng nộp hồ sơ.

    Một người đứng tuổi đeo kính trắng nhận hồ sơ rồi bảo:

    -Dẫn tới khu nhà chờ, đợi thẩm tra hồ sơ, ba tuần sau có kết quả.

    Lính canh lại dẫn ông ta đi, khu nhà chờ gồm vài dăy nhà cấp 4 sập xệ và rêu mốc, rất đông người ở kín các gian pḥng, đàn ông, đàn bà, lớn bé, già trẻ, đủ cả… Điều kiện sinh hoạt rất tồi tệ song không ai ta thán, đơn giản họ chỉ ở lại đây có vài tuần. Từ khi lập ra khu nhà chờ này không lúc nào vơi người. Ngày nào cũng có người đi lại, ngày nào cũng có người đến. Giống như người đàn ông kia, mọi người chờ thẩm tra hồ sơ, nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được vào tù. Tiêu chuẩn đơn giản nhưng không phải không kỹ càng, chỉ những người lương thiện không dính tư lưu manh nào mới được vào tù. Tất nhiên lũ bất lương đừng ḥng bén mảng tới.

    Chẳng ai lấy làm ngạc nhiên, ở xứ xở này, không có chuyện ǵ là không xảy ra kể cả những chuyện ngược đời, đơn giản mọi người không những thích đùa mà c̣n đùa rất dai; 5 giờ rưỡi sáng, kỹ sư Hoàng thức dậy, vợ và đứa con trai mười tuổi của anh đang ngủ say. Đứa con gái 17 tuổi của anh đêm qua không về, chị giúp việc cũng đă dậy từ lúc nào, đèn dưới bếp hắt lên mấy vệt sáng le lói qua khe cửa. Mười phút cho việc vệ sinh cá nhân, 25 phút cho việc mở các loại cửa.

    Như mọi nhà trong thành phố, từ lâu anh đă biến căn hộ của ḿnh thành một pháo đài. Các cửa sổ ngoài việc lắp chấn song bằng thép dày, c̣n được giằng ngang ba ống thép to bằng cổ tay, chia đều từ trên xuống dưới. Cửa đi cũng bằng thép đúc, bên ngoài dán một lớp gỗ mỏng. Tính từ trong ra đến cửa, c̣n năm lớp cửa như thế, tất cả đều có khóa đặc biệt, mỗi cửa gồm ba chiếc khác loại nhau. Mở đến lần cửa cuối cùng th́ vợ con anh cũng vừa trở dậy. Những việc chuẩn bị cho một ngày mới diễn ra đă thành nếp.

    Sau khi dặn ḍ kỹ lưỡng chị giúp việc hai vợ chồng dắt xe đi làm. Chị kiêm thêm nhiệm vụ đưa con tới trường, chiều về ghé qua chợ mua thức ăn cho ngày hôm sau. Trước khi ra cổng, anh một lần nữa kiểm tra trên người vợ con xem có đeo bất cứ loại trang sức nào không, nhắc vợ cẩn thận kẻo bị cướp…

    Anh lại lần lượt khóa tất cả các cửa từ trong ra ngoài, trong lúc vợ đứng giữ xe. Đứng bên ngoài tḥ tay qua các lỗ cửa thực hiện những thao tác của người mù, mười phút nữa cho công việc ấy, xong xuôi vợ chồng con cái chia thành hai ngả phóng xe đi.

    Kỹ sư Hoàng làm việc tại một cơ quan thiết kế gần trung tâm thành phố. Mới ngoài 40 mà tóc anh đă gần như bạc trắng, thằng con trai lớn 19 tuổi đang ở trung tâm cai nghiện, đứa con gái thứ hai 17 tuổi đua đ̣i chúng bạn bỏ cả học đi vũ trường thâu đêm, suốt sáng. Không phải vợ chồng anh không biết dạy con mà là bất lực. Con đường đời biết bao nhiêu cạm bẫy, nó gài khắp mọi nơi, mọi chốn, gài trên mỗi bước chân. Già đời chững chạc như vợ chồng anh, ngày nào cũng phải nhắc nhau từng tí một mà vẫn ngay ngáy lo rằng không biết lúc nào, cái bẫy nào sẽ ụp xuống ḿnh đây ?

    Kỹ sư Hoàng chợt lạnh người. Có tiếng c̣i nghe rợn tai, một cảnh sát giao thông bước quả quyết từ trên vỉa hè xuống đường vừa tuưt c̣i, vừa chỉ thẳng cái dùi cui vằn vện vào mặt anh, một cảnh sát khác ngồi vắt vẻo trên yên xe máy phân khối lớn sơn màu trắng. Chưa kịp hiểu ḿnh có sai luật hay không anh vội đạp phanh, chiếc xe dừng tắp lại.

    -Kiểm tra giấy tờ! Người cảnh sát vừa rút chiếc c̣i ra khỏi miệng vừa giơ tay lên mũ chào như một cái máy, vừa ra lệnh cho anh. Cầm giấy tờ của anh đưa cho anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, anh cảnh sát ấy lại tiếp tục đút c̣i vào miệng cầm gậy trỏ xuống đường chọn bắt xe khác. Anh cảnh sát ngồi trên chiếc xe phân khối lớn, lướt qua đống giấy tờ của một anh khác. Không nói năng anh ta đưa mắt ngó lơ đi chỗ khác như thể chờ ai đến đọc giùm. Cũng như một cái máy, kỹ sư Hoàng dựng xe, móc bóp, rút ra một tờ đẹp đẽ vuông vắn có in h́nh lănh tụ, bước tới chỗ anh ta.

    Đến cơ quan, vừa kịp giờ làm việc, chuông điện thoại reo. Đầu dây bên kia là một thẩm phán toà án, người đang xử lư vụ kiện đ̣i nợ của cơ quan anh. Bằng một giọng rất lễ phép anh thẩm phán nhắc khéo anh rằng vụ kiện của cơ quan anh sẽ có thể bị đ́nh chỉ v́ phía anh chưa nộp chi phí cho việc thẩm tra. Nhân tiện anh ta nhắn rằng bữa nhậu chiều qua v́ điện thoại cho anh không được mà anh ta và đám chiến hữu bên viện kiểm soát phải kư nợ nhà hàng một khoản kha khá, lúc nào anh ghé qua thanh toán giùm…

    C̣n tiếp...

  8. #1468
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chiều hôm đó về nhà, kỹ sư Hoàng chưa kịp mừng v́ tin cô con gái đă trở về đang nằm bẹp trên gác th́ đă nghe vợ mếu máo báo tin chiếc xe máy của chị bị cướp, mẹ con phải đi bộ về. Thực ra chị đă dối anh, chiếc xe máy đó chị đă buộc phải thế chấp để chuộc cô con gái từ cái động của một mụ tú bà, v́ cô c̣n nợ mụ một khoản tiền vay mua son phấn với mức lăi 40 % một ngày. Thế coi như của đi thay người. Kỹ sư Hoàng chưa kịp phát điên lên v́ giận dữ th́ may quá nhà có khách. Ông trưởng khu phố và mấy cán bộ của Uỷ ban lừng lững bước vào:

    -Chúng tôi đến nhắc anh về khoản đóng góp xây nhà tù -Ông trưởng khu vào đề ngay, nhân tiện báo để anh biết tháng trước có xe chở vật liệu đến đây, anh đă thuê thợ sửa nhà mà không xin phép. Uỷ ban đă nắm được việc này, nếu anh không thu xếp ngay th́ sẽ bị lập biên bản thu giữ giấy tờ nhà, giấy tờ đất.

    Kỹ sư Hoàng ngớ ra, quả thật tháng trước anh có thuê thợ lắp thêm một lần cổng nữa, phải xây mấy mét vuông tường, tưởng việc nhỏ, không phải xin phép, ai ngờ… Thôi đành “thu xếp“ cho mấy vị trong Uỷ ban, nhưng c̣n khoản đóng góp xây nhà tù ?

    -Can phạm bây giờ nhiều quá ông trưởng khu phố giải thích. Đấy anh xem, trong nhà gặp lưu manh, ra đường đụng kẻ cướp, đủ các kiểu ăn cướp; rồi c̣n lũ ăn trộm, lừa đảo cho vay nặng lăi, nhà tù nào cũng chật ních, phải xây thêm. Ngân sách không kham nổi phải áp dụng phương pháp “Nhà nước và nhân dân cùng làm“. Phố ta được giao chỉ tiêu góp vốn xây 500 mét vuông nhà tù, thế mà ngẫm lại vẫn chưa đủ cho số tội phạm của chính phố ta đang nằm trong đó, chưa kể số sắp phải vào tù nay mai…

    Đoàn cán bộ khu phố về được một lúc th́ lăo Tiến cụt gị đến, đó là một lăo già vô tích sự nhà kế bên. Lăo bị cụt một bên gị từ hồi chiến tranh, giờ sống bằng số tiền thương tật, thỉnh thoảng con cháu dấm dúi gặp chăng hay chớ cho thêm. Suốt ngày chẳng làm tṛ ǵ, chỉ hay la cà hết nhà này đến nhà khác kiếm câu chuyện làm quà. Nhà kỹ sư Hoàng là một trong những nơi lăo hay ṃ đến. Lăo dở hơi ấy liến thoắng như thể đă tỏ tường mọi chuyện:

    -Họ đến đ̣i tiền đóng góp xây nhà tù phải không? Anh kỹ sư này tôi nói anh xem có đúng không nhé: -Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá, phải góp tiền xây nhà tù cho bọn bất lương ở, lại c̣n phải nai lưng nuôi chúng nữa, trong khi bọn lưu manh ngày càng chiếm đa số, người lương thiện ngày càng giảm đi. Biết đâu đến một lúc nào đó, những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho ḿnh. Khi ấy tất nhiên bọn lưu manh tha hồ ở ngoài, v́ lương thiện bây giờ đâu có nhiều nhặn ǵ, vừa bắt chính bọn chúng phải nai lưng ra làm đề nuôi người lương thiện, như thế có phải là công bằng không ?

    Kỹ sư Hoàng ph́ cười v́ cái lư sự ấy của lăo Tiến cụt, vừa lúc ấy, chuông điện thoại trong nhà đổ dồn, vợ anh nghe xong, mặt tái mét ra báo tin dữ:

    -Anh tới ngay bệnh viện Chúng Sinh. Thằng Phúc con chị cả bị cướp giật té xe, chấn thương sọ năo đang nằm cấp cứu trong ấy.

    Chị Cả Bống là chị gái kỹ sư Hoàng ở dưới quê, anh chị có ba thằng con trai th́ hai thằng lớn theo bố làm nghề xin đểu kiêm trấn lột ở bến đ̣ Đuôi Cáo bị đâm ḷi ruột, chết cả ba bố con từ năm kia. Cũng là cái số thôi. Làng khối người làm nghề ấy hoặc hao hao nghề ấy mà có sao đâu, chỉ thỉnh thoảng lại thấy đi ở tù, vài năm về c̣n lưu manh hơn trước. May c̣n lại một ḿnh thằng út tên Phúc ngoan, hiền, học giỏi. Năm ngoái đỗ đại học lên ở kư túc xá. Nó thương cậu mợ Hoàng nghèo nên không muốn nhờ vả. Chị Cả bán hết mảnh vườn c̣n lại sắm cho nó cái xe máy cũ làm phương tiện đi lại. Hôm ấy đang làm cỏ ngoài đồng có người gọi về cái trạm điện thoại công cộng ở đầu làng báo tin nó bị nạn. Chị nghe nhắn lại mà muốn quỵ luôn xuống ruộng. Vội vă chạy về nhà, chị vét vội mấy bơ lạc, bơ gạo nếp cho vào mấy cái bao ruột tượng tất tả chạy ra bến đ̣ Đuôi Cáo. Vừa mới mon men gạ bán ở các hàng quán quanh đó, bất ngờ gặp mấy anh quản lư thị trường, chị bị bắt vào trụ sở. Lạy van thế nào họ cũng không nghe, c̣n dẫn hết “nghị định 01“ đến “thông tư 04“ ǵ đó ra đọc sang sảng vào hai cái tai đă chỉ c̣n nghe thấy tiếng lùng bùng của chị. Kết quả mấy bơ lạc ấy bị tịch thu v́ lư do bao b́ không có nhăn hiệu hàng hóa !

    Thật khốn khổ cho chị, chỉ do cuống lên v́ đứa con cuối cùng c̣n sót lại đang gặp nạn, muốn bán tống bán tháo mấy món tài sản ít ỏi ấy cho thật nhanh để lấy tiền đi xe lên thành phố. Chứ có phải chị buôn gian bán lận ǵ đâu ? C̣n tiền thuốc thang, nói dại, nếu nó bị nặng chị chưa biết sẽ trông vào đâu, một viên thuốc cảm bằng cái cúc áo bây giờ giá bằng ba bốn cân thóc. Giờ th́ ngay đến việc lên nh́n mặt con cũng bị chặn đứng lại rồi. Không có tiền ai người ta cho chị đi xe hàng trăm cây số? Càng nghĩ chị càng quưnh quáng chân tay, cuống cuồng, đứng chôn chân một chỗ, đầu óc mụ đi, mắt ráo hoảnh, vô hồn nh́n phía trước như một bức màn sương… bỗng từ trong cái màn đục lờ ấy, một bóng trắng hiện ra quằn quại, máu bê bết hiện ra chập chờn lúc xa xa, lúc ập ngay trước mặt, gió lạnh quất gai người. Phảng phất màu tanh của máu tươi. Tai chị nghe rơ ràng tiếng kêu cứu của đứa con trai. Chị bàng hoàng nhận ra đó là tiếng rên từ địa ngục, tiếng của một âm hồn không c̣n ở cơi nhân gian này nữa:

    -Mẹ ơi, con chết rồi. Họ đang mổ bụng con. Mẹ ơi…

    C̣n tiếp...

  9. #1469
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chị cả Bống hốt hoảng lao tới, giơ hai tay túm lấy bóng con, chợt cái bóng như có người giằng lấy, chập chờn quăng qua quăng lại trước mặt chị rồi mờ dần mờ dần, vẫn c̣n ri rỉ tiếng kêu cứu của oan hồn, rồi tất cả lịm đi. Cả tiếng kêu cứu lẫn cái bóng máu me chợt tắt ngấm bởi một tràng cười ré lên sằng sặc như của lũ ma quỷ nhưng không phải vọng lên từ địa ngục, tiếng cười ấy rơ ràng đang ở cơi nhân gian hiện hữu này…

    Chị cả Bống sau này phát điên không về làng nữa, cứ lê la liếm láp ở quanh cái bến đ̣ có cái tên rất ấn tượng là bến đ̣ Đuôi Cáo ấy. Nhưng chị không điên ngay lúc đó, có người chứng minh là sau khi ra khỏi trụ sở ban quản lư thị trường chị vẫn c̣n tỉnh táo nhớ ra trong người c̣n sót mấy đồng tiền lẻ. Chị lần vào trạm điện thoại công cộng gọi điện báo cho cậu em trai. Đó là tất cả những ǵ chị làm được cho đứa con. Sau đó chị mới phát điên.

    Kỹ sư Hoàng đến bệnh viện Chúng Sinh th́ trời đă tối. T́m tới pḥng cấp cứu, anh hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, cô hộ lư mặc blu trắng bảo:

    -Biết ai là phúc với họa ǵ ở đây. Đi mà hỏi trực ban.

    Pḥng cấp cứu rộng mênh mông, đầy những giường là giường, giường nào cũng ít nhất hai người nằm trở đầu đuôi. Đủ các kiểu tai nạn, vỡ đầu, găy chân, ḷi ruột, ḷi xương. Ánh đèn nê ông trắng bệch soi loang lổ những máu me bông gạc. Nồng nặc một thứ mùi vừa tanh tanh máu, vừa ngầy ngậy thuốc tây. Bóng những blu trắng đi qua lại giữa các giường như ma trơi. Làm sao nhận ra đứa cháu bây giờ ?

    Kỹ sư Hoàng vội vă đến pḥng trực ban. Pḥng trực ban cấp cứu nằm cuối dăy hành lang đầy những kẻ nằm người ngồi vạ vật rất chi là bệ rạc. Trong pḥng có mấy người cũng mặc blu trắng đang chụm đầu bàn bạc nhỏ to:

    -Cái mật hôm trước bán vội quá. Ngay hôm sau có người tới trả cao hơn cả chục triệu, tiếc đứt ruột -một người nói

    -Cái này đếch bán nữa, đem ngâm rượu. Hũ rượu trước hết con mẹ nó rồi. Mấy lăo hen suyễn kinh niên uống vào là khỏi, để giành bán cho các lăo ấy. Gớm họ vừa chi tiền vừa cám ơn rối rít ấy chứ -một người khác nói

    -Thôi được rồi! Người thứ ba nói -các ông xuống làm ngay đi, thằng này căn cước ghi rơ ràng: -19 tuổi. Đă kiểm tra, đảm bảo c̣n nguyên dương ( đàn ông chưa xuất tinh lần nào) chết do chấn thương sọ năo vừa được mấy phút. Cái mật này mới tuyệt hảo, để quá hai tiếng có mà hỏng mẹ nó cả ch́ lẫn chài. Đă điện thoại cho bên công an rồi, họ bảo cứ mổ đi, có ǵ đừng “quên“ họ là được.

    Hai người kia vội vă đứng dậy lao nhanh ra khỏi pḥng, vừa lúc ấy kỹ sư Hoàng bước vào:

    -Bác sĩ làm ơn cho hỏi thăm nạn nhân tên Phúc, 19 tuổi, sinh viên năm thứ hai, nghe nói bị chấn thương sọ năo có cấp cứu ở đây không, nằm giường số mấy? Tôi là cậu ruột cháu -kỹ sư Hoàng vừa hỏi vừa tự giới thiệu

    Anh bác sĩ c̣n lại trong pḥng thoáng một chút giật ḿnh. Anh ta làm như nghĩ ngợi điều ǵ rồi ngập ngừng:

    -Tên Phúc, sinh viên, 19 tuổi.. A… anh… à bác ngồi chờ cháu một lát.

    Linh cảm thấy có ǵ nghiêm trọng xảy đến với đứa cháu, lại cứ tưởng anh bác sĩ kia v́ thông cảm với nỗi đau của ḿnh mà chưa nỡ nói ngay. Kỹ sư Hoàng vừa lo sợ vừa cảm động nh́n anh bác sĩ đang cúi gằm mặt, tay lần giở một cuốn sổ to tướng chậm răi lần một hồi. Mồ hôi đă toát ra lấm tấm trên khuôn mặt đỏ như gà chọi, anh bác sĩ chợt ngẩng lên bảo:

    -Trong sổ này không thấy có tên Phúc. Bác ngồi đây chờ cháu đi lấy sổ khác. Nhớ là đừng đi đâu đấy.

    Nói xong anh ta gập sổ rồi vội vă ra khỏi pḥng, không quên đóng sập cửa lại, c̣n một ḿnh trong pḥng, kỹ sư Hoàng ḷng như lửa đốt. Bỗng chuông điện thoại reo vang, một hồi, hai hồi… chừng như người đầu dây bên kia có việc cần gọi cho bằng được. Kỹ sư Hoàng do dự giây lát rồi nhoài người với lấy cái ống nghe, định nói cho bên kia chờ lát nữa gọi lại. Vừa áp ống nghe lên tai, kỹ sư Hoàng chợt nghe ngay một giọng nói dằn từng tiếng:

    -Trực ban cấp cứu phải không ? Bảo với pháp y rằng cái mật lần này tuyệt đối không được bán nghe chưa! Chú Sáu bên Uỷ ban đăng kư rồi đấy.

    Kỹ sư Hoàng chưa kịp hiểu mô tê ra sao th́ người đầu dây bên kia đă dập máy. Sau khi định thần suy nghĩ kết hợp với mấy câu cuối nghe được loáng thoáng lúc mới bước vào pḥng, kỹ sư Hoàng chợt lạnh người với một nỗi nghi ngờ. Anh với cuốn sổ lúc năy mở ra. Ngay giữa trang cuối cùng, rơ ràng có tên nạn nhân Nguyễn Hồng Phúc, 19 tuổi, sinh viên, té xe, nhập viện lúc… giờ… ngày – Người đưa đến: Phạm văn A -bạn cùng lớp. Bỗng cánh cửa sịch mở, anh bác sĩ khi năy ùa vào. Nh́n thấy cuốn sổ trên tay kỹ sư Hoàng, anh ta thoáng một giây bối rối rồi lập tức liến thoắng:

    -Cháu quên không đọc trang cuối, đúng là có…

    Anh ta chưa kịp nói hết câu kỹ sư Hoàng đă ngắt lời:

    -Tôi biết hết rồi, anh không phải giải thích

    Rồi chẳng muốn nói ǵ thêm, nữa kỹ sư Hoàng ném trả cuốn sổ, hấp tấp lao nhanh ra khỏi pḥng, anh bác sĩ hé cửa ngó theo, hơi lắc đầu, mỉm một nụ cười ư nhị rồi đóng cửa lại, ung dung quay vào. Chuông điện thoại lại reo, anh ta cầm lấy ống nghe:

    -Dạ… dạ… à thế ạ… Báo cáo, xong xuôi cả rồi ạ. Thế th́ chú nói chú Sáu chuẩn bị rượu tốt để ngâm, cháu sẽ bảo anh em mang sang ngay bây giờ ạ.

    C̣n tiếp...

  10. #1470
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kỹ sư Hoàng xuống đến nhà xác th́ Phúc đă nằm trong ngăn lạnh. Một không khí thê lương sặc mùi tử khí. Nền nhà vương đầy những bó nhang cụt, những cục nến găy, những mẩu giấy tiền vàng mă… làm quang cảnh nơi đây giống như vừa xảy ra một vụ cướp. Viên quản lư nhà xác nghe tŕnh bày, quan sát anh từ đầu đến chân bằng cặp mắt âm u như cặp mắt quỷ rồi chẳng nói chẳng rằng, ông ta lừ lừ tiến đến kéo một ngăn tủ ra. Kỹ sư Hoàng lạnh toát người nh́n trân trân cái xác… “Đúng thằng Phúc rồi, chị Cả ơi, khổ thân chị quá“. .. Không giữ nổi b́nh tĩnh, anh khuỵu xuống gục đầu vào ngăn tủ. Mùi máu tanh tưởi ập vào giác quan. Anh chợt tỉnh, ngẩng phắt lên, lấy tay lật manh áo trước bụng đứa cháu… một vết mổ cẩu thả c̣n chưa khít miệng với mấy mũi khâu vội vàng, dúm dó :

    -Các người đă mổ cháu tôi… các người đă… Tôi sẽ kiện, kỹ sư Hoàng gào lên trong nước mắt

    -Híc… viên quản lư nhà xác cất tiếng, giọng cũng âm u như phát ra từ bụng gă –

    Tha hồ cho ông kiện, tất cả những cái chết bất đắc kỳ tử thế này đều phải mổ hết, luật pháp quy định như vậy. Hừ có mà điên mới đi kiện luật pháp. À mà tôi đă vi phạm nội quy khi cho ông xem xác, lấy ǵ chứng minh ông là người nhà bây giờ? Mời ông đi khỏi đây. Nói xong gă đưa tay đóng sập ngăn tủ lại

    -Nhưng tôi… kỹ sư Hoàng chưng hửng… vậy c̣n cháu tôi?

    -Trước hết phải có giấy tờ chứng minh ông là người nhà của nạn nhân đă, rồi sau đó phải làm đầy đủ thủ tục mới mang được lấy xác ra khỏi đây. Mà ông định cơng xác trên lưng mang về hay sao? Viên quản lư lạnh lùng phán.

    Kỹ sư Hoàng có vẻ hiểu ra những việc cần làm, anh thất thểu bước ra khỏi nhà xác gọi điện về nhà bảo vợ chuẩn bị căn cước, sổ hộ khẩu lên phường xin giấy chứng nhận rồi t́m đến một tiệm bán quan tài. Ông chủ tiệm quan tài có tên “Nhân nghiă đường“ hăng hái đón khách. Chỉ vào đống quan tài đủ các kiểu loè loẹt đang bày la liệt, bảo kỹ sư Hoàng:

    -Tùy bác chọn cái nào th́ chọn. Bác cho biết địa chỉ, số nhà, giờ khâm liệm… chúng tôi sẽ cho người đến lo liệu.

    -Không phải liệm ở nhà mà là ở nhà xác bệnh viện chúng sinh. Kỹ sư Hoàng ngắt lời

    -Thế th́ không được rồi. Ông chủ Nhân nghiă đường lắc đầu -tôi không bán được cho bác đâu, cũng không làm ǵ được hết.

    -Tại sao lại như thế ? Kỹ sư Hoàng kinh ngạc thốt lên ?

    -Chắc đây là lần đầu tiên nhà bác có người chết ở bệnh viện -ông chủ Nhân nghiă đường giải thích -bệnh viên có luật của họ, muốn lấy được xác ra phải có cửa. Quan tài mua tiệm nào do họ chỉ, khâm liệm, ma chay… tất tần tật do người của họ làm hết. Có thế họ mới ăn chứ, độc quyền mà.

    -Té ra phải như vậy. Kỹ sư Hoàng cay đắng nghĩ rồi rời khỏi tiệm “Nhân nghiă đường“. Quay lại chỗ nhà xác chờ một lúc lâu th́ vợ anh mang giấy tờ tới. Mấy đứa bạn học của Phúc biết tin cũng đă t́m đến, mang theo nhang hoa và trái cây. Lúc này đêm đă gần khuya, mắt đỏ hoe vợ anh mếu máo:

    -Ối anh ơi, vẫn chưa thấy tăm hơi chị cả đâu, em đến nhà ông chủ tịch nói măi ông ấy mới kư cho cái giấy chứng nhận, lại vừa đóng lệ phí, vừa bồi dưỡng hết mấy trăm. Cháu nó nằm đâu để em vào thắp nén nhang cho cháu.

    Kỹ sư Hoàng dẫn vợ và đám bạn của Phúc vào, tŕnh mớ giấy tờ cho viên quản lư.

    Gă này săm soi một lát rồi lắc đầu:

    -Không được, trường hợp này công an c̣n phải điều tra, vả lại khi năy ông c̣n định kiện tụng ǵ nữa cơ mà? Sáng mai đến giải quyết

    -Chẳng lẽ để đứa cháu lạnh lẽo qua đêm không một chút khói nhang an ủi linh hồn ? kỹ sư Hoàng lúc này đă mụ mẫm hết tinh thần, cụt què cả ư chí, anh chỉ c̣n biết vớt vát như một cái máy:

    -Tôi xin ông, ấy là tôi chót nhỡ mồm. Tôi không kiện tụng ǵ đâu. Mọi việc giao cho các ông “lo“ hết. Chỉ mong sao mang cháu về nhà…

    -Vậy th́ về viết cam đoan đi, viên quản lư hạ giọng -nhưng cứ phải sáng mai mới giải quyết. Không có giấy của công an th́ bố tôi cũng không dám giao xác cho các người.

    Sáng sớm hôm sau. vừa tḥ mặt đến cổng nhà xác bệnh viện Chúng Sinh đă có mấy kẻ mặt mũi rất chi là khả nghi túm lấy kỹ sư Hoàng.

    -Xác của bác là xác tai nạn giao thông phải không ? Giá chót tám triệu, chúng em lo mọi thủ tục chiều lấy xác ra… quan tài khâm niệm 12 triệu nữa bao trọn gói -một người trong bọn bảo

    -Tại sao lại phải đến chiều ? Làm ngay trong sáng nay không được sao ? kỹ sư Hoàng hỏi lại

    -H́ các bác này đúng là chưa “chết“ lần nào. Phải đợi công an người ta hoàn tất hồ sơ chứ… một người khác giải thích -mà chúng em phải đưa bác đến làm tờ khai, chiều lấy được là con nhanh, với điều kiện phải có bồi dưỡng… không th́ cứ đợi đấy.

    Đám người ấy quả là thạo việc, rốt cục chiều hôm ấy kỹ sư Hoàng cũng đưa được xác đứa cháu về nhà sau khi đă được khâm liệm cẩn thận. Vẫn không thấy bóng dáng chị cả đâu, linh tính xảy ra chuyện chẳng lành, kỹ sư Hoàng bàn với vợ cùng mấy đứa bạn của Phúc trông nom nhang khói, để anh về làng đón chị Cả lên:

    -Có mấy kẻ lạ mặt lảng vảng ngoài cổng nghiêng ngó hỏi thăm, mấy đứa bạn của Phúc chạy ra nghe ngóng rồi vào bảo:

    -Mấy thằng c̣ nghiă địa bác ạ. Nó bảo đất chôn mặt tiền lối đi là 12 triệu, phía trong tám triệu, chưa kể tiền lo giấy phép chôn và công đào huyệt lấp đất xây mộ, tùy theo to nhỏ tính riêng. Nếu túng tiền th́ chôn đứng. Chôn đứng rẻ hơn một nửa, tất nhiên đất rộng chỉ bằng 1/3. Nghiă địa bây giờ khối người phải chôn như thế, thành ra đầy những ma đứng, linh hồn đứng, đứng vĩnh hằng.

    Vội vă phóng về quê, kỹ sư Hoàng hoảng hốt lạnh người khi hàng xóm bảo chị Cả Bống đă lên thành phố từ chiều hôm qua, mấy nhà khác thấy anh về đổ đến hỏi thăm. Có người chợt nhớ ra bảo:

    -Sáng nay đi chợ thấy ở bến đ̣ Đuôi Cáo có ai nhang nhác bác Cả Bống ấy. Hay là bác sang t́m thử xem.

    Không kịp suy tính, kỹ sư Hoàng vội vă lao sang bến đ̣, t́m khắp các hàng quán hỏi thăm, ai cũng lắc đầu. Chợt anh nh́n thấy dưới bờ sông sát mép nước, một người đàn bà đầu tóc rũ rượi đang ngồi ném những nắm cát xuống ḍng sông… kỹ sư Hoàng vừa nghi hoặc, vừa thận trọng tiến lại gần… “Ai như chị Cả? Anh cất tiếng gọi… một tiếng, hai tiếng… Người đàn bà chợt quay phắt lại… Đúng là chị, chị nh́n anh với đôi mắt thất thần, khuôn mặt răn reo, lem luốc cát. Bỗng chị lảo đảo lao đến, ôm chầm lấy anh, gào lên nức nở:

    -Ối! Con ơi, con về với mẹ đây rồi, người ta cướp cái ǵ của con, con chết có đau không? Con về đây báo oán mẹ… mẹ không đến được với con… con ơi

    Cứ thế chị gào măi, gào măi, tiếng gào rợn cả một khúc sông. Kỹ sư Hoàng hai tay nâng khuôn mặt chị, miệng hoảng hốt nhắc đi nhắc lại: -Em đây mà, Hoàng đây mà!

    Song chị đâu có nghe, đâu có thấy, chỉ một mực gào tên con… dần dần tiếng chị khản đặc chỉ c̣n như tiếng thở lào phào… Người chị bỗng lả đi, từ từ khuỵ xuống. Kỹ sư Hoàng quỳ xuống theo, hai chị em ôm nhau quỳ trên băi cát, hoàng hôn bắt đầu buông, trăng chiều rực lên đỏ thẫm. Qua màn nước mắt, anh cảm thấy tất cả không gian như ch́m trong biển máu, bên tai anh chợt vọng lên văng vẳng giọng nói của lăo Tiến cụt hôm trước:

    -Làm người lương thiện bây giờ vất vả quá… biết đâu đến một lúc nào đó những nhà tù kia mới chính là địa chỉ mà người lương thiện cần đến cho ḿnh.

    Phạm Lưu Vũ


    http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m...1&key=&#190531

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •