Page 15 of 29 FirstFirst ... 511121314151617181925 ... LastLast
Results 141 to 150 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #141
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chúng tôi đi như vậy được khoảng 15 phút, th́ tới một ngă ba. Nh́n sang bên trái, tôi thấy cách ngă ba không xa có một con hẻm bên tay trái.

    Tôi bồn chồn, tính chạy, nhưng thấy vị trí của ḿnh ở phía trước cả T, H và tên Vân, nếu chạy, tôi sẽ bị tên Vân chặn lại ngay. Đang dùng dằng chưa biết tính sao th́ bỗng nhiên tên Long quẹo vô tay phải.

    Bước theo tên Long, tôi thấy một con đường lớn, thẳng tắp hiện ra trước mắt. Tên Long dơ tay chỉ thẳng về phía trước và nói:

    - Lao Thừa Phủ đó!….

    Tôi giật ḿnh nh́n. Quả nhiên ở phía cuối đường, cách khoảng vài trăm thước, tôi thấy hai cánh cổng lớn của nhà giam. Hai bên đường, lác đác có nhiều bóng công an, bộ đội đi lại. Và ngay phía bên phải có một quán nước.

    Chợt nghĩ ra một kế, tôi vội vàng dừng bước, tay ôm bụng, quặn gập người rồi ho lấy ho để. T, H và tên Vân thấy vậy liền đứng lại. Long quay lại nh́n tôi, gằn giọng:

    - Anh này lại muốn dở quẻ phải không?

    Tôi vẫn tiếp tục ho. Long quát to:

    - Anh có đi không th́ bảo?!

    Tôi thều thào:

    - Cán bộ cho tôi uống chút nước. Tôi rát cổ quá…

    Long bực tức, văng tục:


    - Mẹ… Ăn uống ǵ ở đây? Đi cố lên, vào trong “đó” th́ uống! Sắp đến nơi rồi c̣n ǵ.

    Tôi liều mạng, vứt ngay chiếc ba lô xuống đất, tiếp tục gập người lại mà ho. Tên Vân có vẻ thương hại, đứng nh́n tôi một lúc rồi nói với tên Long:

    - Thôi cho họ ghé vô quán uống nước đi…

    Tên Long quát giọng dứt khoát:

    - Mẹ… không ăn uống ǵ ở đây hết. Giao tù rồi, tao c̣n phải đi…

    Tên Vân bỗng dưng cũng trở nên ương bướng không kém. Y gằn giọng:

    - Mẹ… máy đi đâu cứ đi. Tao bảo cho chúng nó vô quán uống nước là vô uống, nghe chưa!

    Tên Long gầm lên:

    - Mẹ… thằng “Nùng con”. Mày muốn chơi cha tao hả?!

    Vân chưa kịp trả lời th́ ngay lúc đó, từ bên kia đường có tiếng gọi lớn:

    - Ê, Long, Long!…

    Long quay lại, rồi reo to:

    - X (tôi không nhớ tên) phải không? Sao mày lại ở đây?

    Nói chưa dứt câu, Long chạy băng qua bên kia đường. Hai tên Long và X ôm chầm lấy nhau rồi nhảy tưng tưng, rất vui vẻ. Sau đó, Long quay về phía chúng tôi nói lớn với Vân:

    - Vân, mày cho họ vô quán uống nước. Tao nói chuyện với bạn tao một lúc rồi đi…

    Vân gật đầu không nói ǵ, chỉ vẫy tay ra hiệu cho chúng tôi ghé vô quán nước ngay bên đường. Tôi thở phào nhẹ nhơm.

    Thật đúng là ơn trên phù hộ, tôi không những được ghé vô quán uống nước, mà c̣n may mắn đẩy được tên Long công an…. cách xa tôi hơn hai chục thước. Bây giờ chỉ c̣n có tên Vân, tôi sẽ bất ngờ loại bỏ hắn trước khi chạy trốn.

    Điều này đối với tôi không khó. Tôi biết, thông thường, những quán nước ở Huế đều bán nước trà xanh. Tôi tính, khi vô quán uống nước, tôi sẽ gọi mấy chén nước trà xanh nóng bỏng. Sau đó, tôi giả vờ lễ phép, bưng một chén cho tên Vân, rồi xuất kỳ bất ư, hắt chén trà nóng vô mặt y, trước khi tôi bỏ chạy….




    C̣n tiếp...

  2. #142
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi tin tưởng, với chiều cao thước bảy, đôi giầy Bata thể thao, cùng sự bất ngờ và quyết tâm chạy trốn bằng mọi giá, tôi sẽ bỏ xa tên Vân công an, chỉ cao khoảng thước rưỡi, lại đi đôi dép nhựa Hải Pḥng. Tin như vậy nhưng điều khiến tôi lo ngại nhất là tài bắn súng của Vân.

    Nhưng tôi hy vọng, trước khi tên Vân kịp rút súng, tôi đă kịp quẹo phải ở ngă ba. Đến khi y có thể nhắm bắn tôi th́ tôi đă bỏ hắn một quăng đủ xa vài chục thước, rồi tôi sẽ quẹo trái vô con hẻm tôi vừa trông thấy lúc trước.

    Tôi không biết, con hẻm đó dài ngắn như thế nào, có an toàn cho tôi không, nhưng một khi đă quẹo vô đó, tôi sẽ nhào vô bất kỳ nhà ai ở ngay đầu hẻm để ẩn nấp. Và nếu thuận lợi, tôi sẽ trốn ngay sang những nhà hàng xóm kế cận…

    Để thuận tiện cho việc trốn chạy, việc đầu tiên phải làm là vứt ngay chiếc ba lô trên vai xuống, rồi kéo vạt áo lau mồ hôi, tôi kín đáo quan sát. Lúc đó, tên Vân đứng nh́n sang bên kia đường, nơi tên Long đang tán gẫu với bạn. Thái độ của tên Vân rất thờ ơ, không mảy may quan tâm đến chúng tôi.

    Tôi hỏi Vân:

    - Thưa cán bộ đưa tiền để tôi mua nước uống.

    Tên Vân móc túi lấy tiền đưa cho tôi. Nét mặt của y vẫn dửng dưng, không chút đề pḥng. Tôi kín đáo nh́n, thấy bao súng ngắn của y vẫn đóng kín, cài nút. Như vậy, khi tôi chạy, nếu y có rút súng bắn, cũng phải chậm mất vài giây. Vài giây tuy ngắn ngủi, nhưng trong lúc thập phần nguy hiểm, chúng có thể cứu tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc.

    Tôi bước vô quán nước. Quán vắng không có một ai. Chủ quán là một thiếu phụ tuổi ngoài 40, nét mặt phúc hậu, có mái tóc đen, dầy, quấn thành lọn sau gáy, và cặp mắt đen láy, dưới cặp lông mày cong tuyệt đẹp.

    Trên chiếc bàn bằng gỗ cao khoảng nửa thước có mấy nải chuối, ít trái cây, mấy lọ thuỷ tinh đựng các loại bánh kẹo, thuốc lá…. Phía góc bàn có mấy chén nước trà xanh rót sẵn, để nguội. Quanh bàn có hai chiếc ghế dài, bằng gỗ và mấy chiếc ghế nhỏ, đóng ghép sơ sài.

    Tôi chào chị và nói:

    - Chị cho tôi hai chén nước trà nóng…

    Chị chủ quán nh́n tôi, ánh mắt ṭ ṃ, rồi đưa tay chỉ mấy chén nước trà rót sẵn và nói, giọng thản nhiên:

    - Có nước trà rót sẵn để nguội, chú uống cho mát. Uống trà nóng làm ǵ mất công chờ…

    Tôi mỉm cười nói:

    - Cảm ơn chị, xin chị chén trà nguội uống cho mát. Nhưng chị cứ cho tôi xin hai chén trà THIỆT NÓNG đi.

    Nói xong, tôi đưa tiền cho chị, rồi cầm chén nước trà rót sẵn để nguội, uống một hơi khoan khoái.

    Chị nh́n tôi, mắt mở to có vẻ ngạc nhiên, khó hiểu nhưng không nói ǵ. Chị lặng lẽ lấy hai cái chén lật ngửa để trên bàn, rồi rót đầy nước trà nóng hổi.

    Nh́n mấy chén nước trà nóng, khói bốc nghi ngút, không hiểu sao lúc đó tôi vừa mừng lại vừa ngại ngùng. Mừng v́ tôi nghĩ, với nước trà nóng hổi như vậy mà hắt vào mặt tên Vân, chắc chắn tên Vân sẽ tối tăm mặt mũi, và phải mất vài phút đồng hồ y mới có thể mở được mắt mà đối phó. Khi đó, tôi đă cao chạy xa bay, và y sẽ vô phương t́m kiếm.

    Nhưng nh́n chén nước trà nóng hổi như vậy tôi cũng ngại ngùng, không muốn hắt ly nước trà nóng vô mặt Vân. Dù sao, trên suốt chặng đường từ Đông Hà về Huế, y cũng đă giúp đỡ chúng tôi, và tỏ ra khá dễ dàng đối với tôi…

    Trong tâm trạng bối rối, giằng co như vậy, tôi lặng lẽ hai tay bưng hai chén nước trà nóng hổi bước chậm răi về phía tên Vân. Lúc đó, Vân lưng vẫn đeo ba lông, đứng nh́n về phía Long ở bên kia đường. Bước đến sát Vân, tôi lễ phép:

    - Mời cán bộ uống nước.

    Vân không thèm nh́n tôi, trả lời cộc lốc:

    - Tôi không uống.

    Tôi hít một hơi thở thật sâu, hai ta dâng cao hai chén nước trà nóng, tính hắt cả hai vô mặt Vân, nhưng rồi tôi lại do dự, không nỡ….

    Ngay lúc ấy, bỗng nhiên tên Vân h́nh như linh cảm thấy điều ǵ không ổn, y quay phắt lại nh́n tôi, cặp mắt mở lớn… Lúc đó, cặp mắt của y chỉ cách hai chén nước trà nóng tôi đang cầm trong tay có hơn gang tay….

    Tôi hoảng hốt, bối rối… và trong một phần mười của tích tắc đồng hồ phân vân và do dự, chẳng hiểu sao, tôi vội thả rơi hai chén nước trà nóng xuống đất rồi quay đầu bỏ chạy thục mạng…

  3. #143
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cả người tôi lúc đó vọt thẳng về phía trước bằng tất cả sức mạnh trong người, giống như một mũi tên vừa rời khỏi cánh cung. Đôi giầy Bata thể thao được ông HK buộc giây chặt chẽ, kỹ lưỡng, như dính chặt lấy chân, nên tôi chạy thật ngon lành, chân không bén đất…

    Phải đến mấy giây đồng hồ sau, tôi mới nghe thấy tiếng hô ú ớ của tên Vân:

    - Đứ… ứ… ứng lạ… ại!

    Th́ ra, tên Vân lúc đó phần hoảng hốt, phần y là người miền núi, nói tiếng Việt không sơi khi bất ngờ, nên lúng túng, hô không rơ tiếng.

    Nhưng tên Vân chỉ lúng túng khi nói. Trái lại, khi hành động, y đă làm nhanh hơn tôi tưởng. Tôi cứ nghĩ tôi sẽ kịp quẹo vô ngă ba trước khi y kịp rút súng bắn. Không ngờ, ngay sau tiếng hô ấp úng, “Đứng lại!” tôi đă nghe ba tiếng súng “Đoàng! Đoàng! Đoàng!” vang lên trong không gian.

    Kèm theo tiếng súng là tiếng rú nghẹn ngào của H, cháu gái tôi! Từ đó cho đến nay, đă gần 30 năm trôi qua, nhưng mỗi khi nhớ lại tiếng rú của H vào buổi chiều hôm đó, tôi vẫn có cảm tưởng như H đang rú lên khi bị ai bóp cổ!…

    Không biết lúc đó, Vân bắn chỉ thiên hay nhắm bắn tôi, nhưng tôi thấy ḿnh không hề bị trúng đạn, cũng không hề nghe thấy tiếng đạn xé gió. Có lẽ khi rút súng bắn, tên Vân đă không bắn tôi v́ y nghĩ đến “ông cậu Nguyễn Hữu X trưởng ty công an nhân dân tỉnh Quảng Trị” mà tôi đă bịa đặt, hoặc y nghĩ tôi c̣n con nít, hoặc y nghĩ đến hai chén nước trà nóng tôi đă không tạt vô mặt y.

    Cho đến bây giờ, tôi vẫn không biết lư do nào đúng, chỉ biết lúc đó, ngay khi nghe tiếng súng, tôi vội vàng chạy theo chữ chi để tránh đạn…

    Ba tiếng súng vừa dứt, tôi cũng nghe nhiều tiếng la hét nổi lên ở phía sau. Tuy không biết những ai la hét, tôi biết chắc đó là những người đang đuổi theo săn bắt tôi.

    Nghe tiếng súng nổ, tiếng la hét, những người đi hai bên đường đều vội vàng t́m chỗ ẩn nấp, né tránh. Nhờ vậy, tôi chạy càng dễ dàng. Dù không ngoái nh́n lại phía sau, chỉ nghe tiếng chân chạy, tiếng la hét, tôi biết, tên Vân, Long và có thể vài tên công an khác đang đuổi tôi phía sau.

    Sự việc lúc đó nói th́ lâu, nhưng xảy ra nhanh chóng vô cùng. Trong chớp mắt, tôi đă lao đến ngă ba có con đường bên tay trái. Tôi vội quẹo vô, và trong một tích tắc ngắn ngủi, tôi vội nh́n về phía bên trái th́ thấy tên Long chỉ c̣n cách tôi khoảng 50 thước, tay vung vẩy khẩu súng.

    Phía sau là Vân và một tên công an áo vàng khác, có lẽ là bạn của Long. Ngay lúc đó, hai tiếng súng vang lên. Lần này, tôi nghe tiếng đạn xé gió bên tai. Tôi biết, tên Long đă bắn tôi! May mắn, tôi không trúng đạn, và may mắn hơn, tôi cũng đă lọt vô bên trong một con hẻm…

    Tôi biết, với khoảng cách 50 mét ngắn ngủi, tên Long sẽ theo sát tôi trong tích tắc, và khi đó tôi sẽ vô phương tháo chạy. V́ vậy, bằng mọi cách, lọt vô con hẻm rồi, tôi phải t́m cách biến khỏi con hẻm, trước khi tên Long quẹo vô.

    Hiểu như vậy, nên mới chạy được khoảng chục thước, trông thấy ngay bên trái có cái ngơ đầu tiên dẫn vô một nhà dân, lập tức tôi quẹo vô, chạy thẳng vô trong. Nh́n thoáng qua tôi không thấy một chỗ ẩn nấp. Căn nhà chạy ngang, có nhiều cửa, nhưng đều đóng im ỉm. Tôi không biết những cánh cửa đó có khoá không, nhưng trong lúc này, chạy đến gơ cửa, chờ cửa mở là điều vô cùng nguy hiểm. Đó là chưa kể, chủ nhà từ chối không chứa chấp, hoặc hô hoán lên, th́ càng nguy hiểm.

    V́ vậy, khi thấy trước mặt có căn nhà tựa nhà kho, hai cánh cửa nửa khép nửa mở, tôi vội đẩy cửa, bước vô. Th́ ra đó là một căn bếp, tro tàn nguội lạnh, không có một ai. Bếp lợp ngói, ba phía là tường cao kín mít, ngoại trừ vài lỗ thông hơi nhỏ, lối vô duy nhất vô bếp là hai cánh cửa bằng gỗ đă mục nát ở phía trước mà tôi vừa bước qua.

    Tôi thở hổn hển, vội vàng khép cánh cửa lại, nhưng không dám cài then v́ sợ động. Lúc đó tôi rất kinh hoàng, v́ không ngờ ḿnh lại chạy vào ngơ cụt. Nếu tên Long, tên Vân nh́n vô cái ngơ này, lập tức chúng sẽ phát hiện ra ngay căn bếp khép hờ. Khi đó chúng bước vô và tôi sẽ hết đường chạy trốn… Nghĩ đến đó, tôi run bắn cả người…


    C̣n tiếp...

  4. #144
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nh́n quanh, thấy trong bếp bên cạnh đống soong chảo, nồi niêu, và ít củi để cạnh đám rơm rạ, có một thanh sắt dẹt, dài khoảng sải tay, chiều ngang 5 phân, dầy khoảng hơn phân, dùng để cời bếp.

    Mừng quá, tôi vội chộp lấy thanh sắt, rồi vừa thở hổn hển, vừa đứng thủ thế ngay cạnh cánh cửa bếp. Trong hoàn cảnh lúc đó, tôi thấy ḿnh chỉ c̣n có một con đường là liều mạng chống cự để sống c̣n. Nếu tên Long, tên Vân hay bất cứ tên công an, bộ đội nào đẩy cánh cửa bếp bước vô, tôi quyết dùng thanh sắt để tự vệ bằng mọi giá.

    Đứng trong bếp, tôi vẫn nghe thấy tiếng ḥ hét huyên náo ầm ĩ ngay phía ngoài đường. Thở hổn hổn một hồi, thấy đỡ mệt, nhưng tôi vẫn hoảng hốt, v́ thấy ḿnh trốn trong một căn bếp, ở ngơ cụt như thế này th́ sẽ bị bắt bất cứ lúc nào.

    Mấy tên công an ở ngoài sẽ báo động tù trốn. Lao Thừa Phủ ở cạnh, chúng sẽ kéo thêm công an, bộ đội, rồi chúng sẽ kết hợp với công an phường, khóm, mở các cuộc bố ráp trong khu vực này.

    Như vậy, không sớm th́ muộn tôi sẽ bị bắt, bị đánh đập, tra tấn cho đến chết. Nghĩ đến đó, tôi thấy tôi không thể măi cố thủ ở trong căn bếp này, mà phải t́m cách thoát khỏi căn bếp trước khi chúng mở cuộc bố ráp.

    Nghĩ vậy, tôi vội cúi nh́n qua kẽ nứt của cánh cửa bếp th́ thấy, phía ngoài đường tuy có tiếng la hét, nhưng không thấy có người nào qua lại. Nh́n sang bên trái, tôi thấy có bức tường gạch cao khoảng hai thước rưỡi, c̣n bên phải là một sân cỏ rộng, cách biệt với đường phố bên ngoài bằng một bức tường gạch, cao khoảng thước rưỡi.

    Chờ đợi khoảng một phút, thấy bên ngoài tiếng la hét giảm dần, quang cảnh ngoài đường cũng vắng vẻ, tôi liền từ từ mở nhẹ một bên cửa, rồi vội lách ḿnh ra ngoài.

    Nh́n vào chân tường ngay cạnh bếp, tôi thấy có một bể nước nhỏ. Tôi vội nhún người nhảy lên bể nước, rồi vung hai tay bám vào một cành cây to cỡ cổ chân. Bằng một động tác “hít xà đơn” quen thuộc, tôi tung hai chân lên cao, rồi nhẹ nhàng rút hai cánh tay. Lập tức cả người tôi thăng bằng trên cành cây, êm ái không một tiếng động.

    Từ cành cây, tôi bám hai tay vào tường gạch, rồi nhoài người qua. Trong chớp mắt, cả người tôi đă nằm gọn trên bức tường gạch. Từ vị trí trên cao này, tôi vội nh́n ra ngoài đường và giật ḿnh kinh hoàng. Th́ ra tên Long vẫn c̣n đang đứng ở ngoài đường, một tay cầm khẩu súng ngắn dơ cao, đầu th́ hết ngoái bên trái lại ngoái bên phải, miệng không ngớt ḥ hét.

    May mắn cho tôi, lúc đó tên Long quay lưng về phía tôi, mặt nh́n về phía bên kia đường, nên y không thấy tôi phía đằng sau. Bằng không, tôi đă bị y phát hiện, và trong hoàn cảnh đó, tôi vô phương trốn thoát.

    Hú vía, tôi vội vàng hai tay bám chặt lấy mép tường, rồi khẽ nghiêng người về bên kia tường, để cho người rơi xuống thật nhẹ nhàng. Chạy dọc theo bức tường gạch khoảng hai chục thước, tôi đụng phải một hàng rào bằng dây kẽm gai cao khoảng ba thước. Tôi không hiểu sao gia đ́nh đó lại có hàng rào kẽm gai cao như vậy. Nhưng nh́n quanh, tôi mới thấy mấy hàng rào kẽm gai khác cũng cao tương tự. Lúc đó, tôi thấy, chạy về bên trái là không được v́ tường gạch cao, chạy dài, không có chỗ bấu víu. Nếu chạy tiếp về bên phải th́ không an toàn v́ nhà đó cũng sát với con đường mà tên Long đang đứng. Tôi chỉ c̣n có con đường duy nhất là leo qua hàng rào kẽm gai trước mặt, chạy vô căn nhà phía sau căn nhà tôi vừa ẩn nấp, rồi t́m cách thoát ra một con đường nào đó ở phía trước nhà, cách xa con đường tên Long đang đứng.

    Nghĩ vậy, tôi vội vàng bám dây thép gai leo như điên cuồng, bất chấp gai ngọn cào vào quần áo, đâm vào da thịt, máu chạy đầm đ́a cả tay, chân, đùi, bụng, ngực… Tôi cũng không hiểu sao lúc đó, tuy bị dây thép gai đâm vô người, máu chảy tùm lum mà tôi không thấy đau đớn ghê gớm ǵ. Cũng may sân nhà hàng xóm bên cạnh có nhiều bụi cây, nên khi tôi trèo hàng rào kẽm gai, không ai để ư thấy.

    Trong chớp mắt, tôi leo qua được hàng rào kẽm gai, thả người nhảy xuống mảnh vườn bên kia an toàn. Vừa đứng vững được hai chân trên mặt đất, quay người lại, tôi điếng người, rợn tóc gáy khi thấy một con chó becgie hồng hộc chạy tới. May mắn cho tôi, đó là loại chó becgie đă được chủ huấn luyện nên nó không hề sủa ầm ĩ. Bằng không, những tiếng sủa vang của nó sẽ khiến mấy tên công an ở ngoài đường nghe rơ mồn một, và biết ngay tôi đang ở đâu.

    Trong t́nh thế lúc đó, tôi biết ngay, nếu tôi có những cử chỉ nhút nhát, sợ hăi, hay hoảng hốt bỏ chạy, tôi sẽ bị con chó becgie cắn không chết cũng trọng thương. Vả lại, nếu tôi bỏ chạy, chắc chắn nó sẽ sủa vang, và khi đó, tụi công an, bộ đội sẽ ào tới bao vây, bắt sống tôi. Hiểu như vậy, tôi thấy tôi chỉ c̣n mỗi một cách là cố tỏ ra thật b́nh tĩnh, thản nhiên, không sợ hăi, may ra con chó sẽ không sủa và không cắn.

    Nghĩ vậy, tôi vội đứng thẳng, mắt nh́n thẳng vào mắt con chó, tay chỉ thẳng vào mặt nó, và miệng khẽ quát “Im!…” Khi nói tiếng “im” tôi cố gắng kéo dài, giọng nói rít lên, và giữ vẻ mặt thật thản nhiên, lạnh lùng. Nghe tiếng quát, con becgie đứng ngay lại, miệng khẽ rít lên, rồi phủ phục hai chân trước, nhưng nó vẫn nhe hàm răng trắng ởn, nh́n tôi giận dữ và gừ gừ trong cổ họng….

    Tôi rất mừng. Ít nhất, tôi đă thắng được một bước. Nhưng nếu tôi vẫn đứng đó, duy tŕ thế thù nghịch như vậy, chắc chắn con chó sẽ leo thang, sẽ sủa vang gọi chủ, hoặc sẽ lao vào cắn tôi. Trường hợp nào th́ tôi cũng gặp nguy hiểm. V́ vậy, tôi phải thực hiện bước phiêu lưu kế tiếp.

    Giả vờ không thèm để ư đến con chó, tôi thản nhiên bước tới phía con chó đang phủ phục, rồi bước ngang qua mơm của nó. Khi làm vậy, tôi chấp nhận rủi ro bị con chó cắn. Nhưng tôi đâu có cách nào khác!

    Thiệt may mắn cho tôi, con chó nằm yên, không cắn, không sủa. Không những thế, khi tôi đi qua, nó c̣n đứng dậy lẽo đẽo bước theo tôi…


    C̣n tiếp ...

  5. #145
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thấy vẻ thuần phục của con chó becgie, tôi an tâm đi qua khu vườn rộng đủ loại cây cối um tùm rồi thẳng hướng tới nhà bếp, nằm vuông góc thước thợ với dẫy nhà chính. Tôi không biết, chủ nhà là ai, nhưng nh́n khu vườn rộng mênh mông, nhà ngang nhà dọc bề thế, tôi rất lo lắng.

    Kinh nghiệm đă cho tôi biết, sau 1975, những căn nhà to lớn, bề thế, đều bị cán bộ cộng sản cao cấp chiếm lấy làm của riêng, hoặc biến thành cơ sở của công quyền. Như vậy, với căn nhà bề thế như thế này, có lẽ số tôi sẽ lành ít dữ nhiều.

    Biết vậy, nhưng trong t́nh thế của ḿnh lúc đó, nếu tôi dừng lại tỏ ư ngại ngùng hoặc bỏ chạy, con chó becgie sẽ không để tôi yên. V́ thế, tôi chỉ c̣n có con đường duy nhất là cố giữ thái độ b́nh tĩnh đi thẳng vô nhà bếp.

    Bước vô trong bếp, tôi rất ngạc nhiên khi thấy giữa khu bếp rộng và dài, nối liền với khu nhà ngang bề thế, có khoảng một chục nam nữ học sinh tuổi 17, 18, đang đi lại tấp nập, nói chuyện huyên náo. Trong không khí tấp nập huyên náo đó, không một quan tâm khi thấy tôi bước vô. Quá kinh hoàng, mệt nhọc, lại thêm phần lúng túng không biết xử thế ra sao, tôi đành ngồi tạm xuống một chiếc ghế làm bằng khúc cây, miệng thở hổn hển…

    Đang thở th́ có một cậu học sinh bước tới lễ phép hỏi:

    - Thưa chú, chú cho con hỏi, chúng con đang nấu cơm th́ hết củi. Bây giờ lấy củi ở đâu hở chú?

    Tôi ngớ người, ngạc nhiên và nghi ngại nh́n người học tṛ. Đó là cậu học tṛ trẻ măng, cặp mắt trong sáng, sự ngây thơ thật thà ngời ngời trên khuôn mặt. Tự nhiên, mọi nghi ngại lo sợ trong tôi biến mất. Tôi liền thật thà thú nhận:

    - Chú không phải… là người ở nhà này, nên chú cũng như con…

    Cậu học tṛ tṛn mắt, ngạc nhiên:

    - Ủa, chú không phải…

    Nói đến đó, cậu học chợt nh́n thấy những vết máu trên bộ quần áo rách rưới v́ kẽm gai cào của tôi. Cậu ấp úng lo sợ:

    - Chú… chú là…

    Tôi đưa ngón tay trỏ lên miệng làm dấu cho cậu im lặng, rồi hỏi nhỏ:

    - Con không phải là người ở trong nhà này?

    Cậu học sinh lễ phép:

    - Thưa chú không. Chúng con là học sinh đến trọ học để thi vô sư phạm…

    Th́ ra là vậy! Hèn nào, mấy cô cậu học sinh trong bếp khi nh́n thấy tôi bước vô đều thản nhiên. Tôi an tâm, nói nhỏ với cậu học sinh:

    - Bây giờ con lấy dùm chú một ly nước lạnh, rồi chú sẽ nhờ con một việc. Nhưng con đừng nói cho ai biết về chú nghe.

    Cậu học sinh ngoan ngoăn gật đầu, đứng lên đi lấy nước. Mấy phút sau, cậu trở lại với ly nước trong vắt trên tay. Tôi cầm ly nước uống ừng ực. Nước vô đến đâu, tôi thấy mát ruột mát gan đến đó. Uống xong ly nước, tôi thấy ḿnh tỉnh táo hẳn. Tôi đưa chiếc ly không cho cậu học sinh, và hỏi:

    - Con có biết chủ nhà tên ǵ không?

    Cậu học sinh lễ phép:

    - Thưa chú, chủ nhà là ông X.

    - Cảm ơn con. Bây giờ… con lên trên nhà mời ông X xuống đây cho chú nói chuyện.

    Cậu học sinh nh́n tôi, vẻ mặt, ánh mắt chưa hết ngạc nhiên, nhưng vẫn ngoan ngoăn “dạ” một tiếng rồi đi lên nhà.

    Cậu học sinh vừa đi khỏi, tôi cũng đứng dậy đi lại chỗ ṿi nước trong bếp là nơi cậu học sinh lấy ly nước lạnh, tôi mở ṿi lấy nước, lau qua mặt mũi, chân tay, cho sạch sẽ phần nào. Xong xuôi, tôi vừa trở lại chỗ ngồi th́ cậu học sinh trở lại.

    Đi theo cậu là một người đàn ông tuổi chạc ngoài 50, nét mặt phúc hậu, da dẻ hồng hào, mặc bộ đồ bà ba màu mỡ gà, cử chỉ ung dung, đường bệ.

    Lạ lùng một điều, trông thấy tôi, ông không hề tỏ vẻ ngạc nhiên, ngỡ ngàng chút nào. Trái lại, ông tươi cười niềm nở bước tới vỗ vai tôi, và nói lớn, giọng sang sảng, thân quen, cứ như ông quen biết tôi từ lâu lắm:

    - Ủa, chú mày về bao giờ vậy? Sao lâu quá chẳng nghe tin tức ǵ cả. Rồi rồi đi lên đây… làm ly cho ấm bụng rồi nói ǵ hăy nói…

    Miệng nói, mắt nhay nháy, người đàn ông thản nhiên bá vai rồi kéo tôi đi lên trên nhà.

    Thoạt đầu, tôi hơi ngỡ ngàng, tưởng người đàn ông nhận lầm tôi với người nào đó, họ hàng hoặc là đàn em của ông. Đến khi thấy ông nháy nháy mắt với tôi, tôi chợt hiểu, th́ ra ông đă đóng kịch để che mắt những người chung quanh.

    Tuy ở đó lúc ấy chỉ có học sinh, nhưng sau 1975, thời thế đảo điên, ai ai cũng thận trọng, không dám tin một ai. Thôi th́ ông ta có khôn ngoan, biết đề pḥng như vậy cũng tốt.

    Có điều tôi vẫn ngạc nhiên, không hiểu v́ sao ông lại có thái độ khôn ngoan cùng cái “nháy mắt mời gọi sự thông đồng” của tôi như vậy. Tuy băn khoăn không hiểu rơ, tôi vẫn lặng lẽ và ngượng ngùng để ông kéo đi…

    Bước vào nhà trên, quang cảnh càng huyên náo, nhộn nhịp v́ ở đây đông học sinh hơn. Mọi người đều không để ư đến tôi, trong khi ông kéo tôi vô một căn pḥng, rồi nhẹ nhàng đóng cửa, cài chốt cẩn thận. Chỉ vô chiếc ghế duy nhất, ông đột ngột thay đổi cách xưng hô:

    - Anh ngồi đó nghỉ chút, chờ tôi lấy cho anh bộ quần áo khác thay, chứ anh mặc bộ đồ rách rưới, máu me tùm lum đó ra đường, tụi nó thấy là biết liền à.

    Tôi ngạc nhiên. Th́ ra ông ta đă biết tôi là ai hay sao?

    Tôi đang lúng túng, không biết tṛ chuyện ra sao, th́ ông đă mở cửa bước ra ngoài. Khoảng 5 phút sau, ông trở lại, trao cho tôi một bộ đồ màu xám đă bạc mầu rồi thong thả và nhẹ nhàng nói tiếp:

    - Tôi nghe tiếng súng nổ ở mạn đó là biết ngay có chuyện… Đến khi trông thấy anh, ngay từ xa là tôi hiểu ngay… Thôi anh khỏi giải thích dài ḍng làm ǵ. Bây giờ anh mặc tạm bộ đồ này vô. Tôi đă gọi xe ôm cho anh rồi. Họ sẽ đến ngay để chở anh ra ga. Ở ga đông người, anh dễ trà trộn, đi đâu cũng tiện. C̣n ở đây, đông người bất tiện lắm. Vả lại, chúng đang lùng kiếm anh, nên chúng dám vô từng nhà ở khu này để xét sổ gia đ́nh. Khi ấy th́ nguy hiểm cho cả anh lẫn cả tụi tôi.


    C̣n tiếp...

  6. #146
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nghe anh nói tôi rất khâm phục trí phán đoán và cách ứng xử nhanh chóng của anh. Tôi vội vă vừa thay đồ vừa hỏi anh:

    - Chú có biết mấy giờ th́ có chuyến tàu tốc hành từ Huế vô Sàig̣n không?

    Ông lắc đầu:

    - Tôi không biết ǵ về giờ giấc tàu tốc hành. Nhưng anh đi tàu tốc hành làm ǵ, nguy hiểm lắm. Tàu tốc hành bao giờ cũng bị kiểm soát giấy tờ kỹ lắm. Tốt nhất anh nên đi tàu chợ v́ tàu chợ tuy chậm, nhưng hành khách đông nghẹt à, rất khó cho họ kiểm soát. Hơn nữa, tàu chợ thường dừng ở các ga nhỏ, nên anh có thể lên xuống dễ dàng.

    Tôi dụt dè:

    - Tôi bây giờ không có giấy tờ ǵ trong người, sợ không vô được trong nhà ga để mua vé….

    Ông cười bảo tôi:

    - Anh mua vé làm ǵ cho tốn tiền. C̣n chuyện vô ga qua cửa chính th́ khó, chứ anh vô ga bằng cách đi dọc theo đường rầy th́ chẳng ai để ư làm ǵ. Nhất là anh chẳng có hành lư ǵ, cứ thong thả mà đi…

    Nghe ông nói, tôi mừng quá, nghĩ ra ngay. Đúng như ông nói, đường rầy nào mà chẳng dẫn đến một nhà ga. Và trong hoàn cảnh của Việt Nam lúc đó, công an, bộ đội, nhân viên soát vé dù có đông đúc mấy đi nữa cũng chỉ có thể kiểm soát được khu vực chung quanh nhà ga, chứ không thể kiểm soát hết cả đường rầy. V́ vậy tôi chỉ cần kiếm một đoạn đường rầy nào thích hợp, cách nhà ga không xa, rồi đi dọc theo đường rầy là vô được nhà ga dễ dàng.

    Tôi vừa nghĩ đến đó th́ có tiếng gơ cửa. Ông X mở cửa, th́ thầm với ai đó ở bên ngoài, rồi quay lại bảo tôi:

    - Xe ôm tới rồi, chú em…

    Tôi vội vàng đứng dậy, lúng túng và cảm động:

    - Con cảm ơn chú… đă giúp đỡ con trong lúc hoạn nạn…

    Ông đặt hai bàn tay lên vai tôi, thân mật nói:

    - Thời thế đảo điên th́ người tốt phải gặp cơn hoạn nạn. Nhưng trông chú mày tao thấy hậu vận không đến nỗi nào. Hung hiểm dù có thế nào tao dám chắc chú mày cũng qua khỏi. Thôi đi nghe!

    Nói đến đó, ông dúi vào tay tôi ít tiền, rồi nói:

    - Chú mày cầm lấy chút tiền tiêu… Cái này tuy chẳng nhiều, nhưng cũng đủ tiền cho chú mày đi tàu đi xe và ăn uống dọc đường. Bây giờ, tôi mở cửa, chú mày cứ tự nhiên đi thẳng ra ngoài cổng, đừng chào hỏi bất cứ ai. Ngoài đó, xe ôm đă chờ sẵn. Chú cứ bảo họ chở chú thẳng ra ga Huế. Thôi chúc chú b́nh an.

    Tôi cảm động, xiết chặt bàn tay của ông một lần nữa trước khi bước ra ngoài.

    Nghe lời ông, tôi thản nhiên đi thẳng ra cổng. Tôi hiểu, ông không đi cùng tôi ra cổng là để giữ mọi chuyện kín đáo, hàng xóm láng giềng khỏi nh́n thấy ông đi cùng với tôi, một người lạ mặt đang bị truy lùng. Trong hoàn cảnh đất nước bị cộng sản chiếm đóng từ sau 1975, sự cẩn thận của ông quả thật vô cùng cần thiết.

    Bước ra ngoài đường, tôi khoan khoái hít một hơi thở thật sâu, trước khi thấy người tài xế xe ôm.

    Anh tài xế trông c̣n rất trẻ, khoảng 30 tuổi, nhưng nước da ngăm đen, râu ria xồm xoàm, trông rất oai phong. Anh nh́n tôi, ánh mắt có vẻ ṭ ṃ nhưng không nói ǵ. Có lẽ bộ quần áo tôi mặc rộng thùng th́nh, trông không giống ai, nên anh để ư chăng? Tảng lờ trước ánh mắt ṭ ṃ của anh, tôi giữ vẻ mặt thản nhiên và nói:

    - Anh cho tôi ra ga…

    Khoảng 15 phút sau, tôi đặt chân đến nhà ga Huế. Lúc đó khoảng 3 giờ chiều. Đứng bên ngoài nhà ga kín đáo quan sát, tôi thấy trước cửa nhà ga ngoài nhân viên hoả xa, c̣n có cả bộ đội lẫn công an canh gác, đi lại thường xuyên.

    Hành khách đi tàu chợ rất đông, đứng kín cả sân ga, phía trước pḥng bán vé

    Nhớ lời dặn của ông X, tôi không vô mua vé, mà rẽ trái vô con đường chạy dọc theo đường rầy xe lửa. Đi được khoảng một cây số, tôi rẽ phải vô một con hẻm nhỏ. Đi tiếp khoảng trăm thước, gặp đường rầy cắt ngang, tôi rẽ phải, đi dọc theo đường rầy về phía nhà ga.

    Quả nhiên, không đầy 15 phút sau, tôi đi vô sân ga Huế.

    Lúc đó, sân ga rất đông và huyên náo, hành khách đi lại cùng khắp, chẳng ai để ư đến ai.

    Nhờ vậy, tôi vô sân ga một cách an toàn, và chỉ vài phút sau, tôi đă trà trộn dễ dàng vô đám đông mấy trăm hành khách đang chờ tàu chợ.

    C̣n tiếp...

  7. #147
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngồi trên sân ga, nhớ lại tất cả những ǵ đă trải qua trong ngày, tôi thấy ḿnh thật may mắn.

    Nhờ ơn trên phù hộ, tôi từ một người tù tội đang trên đường bị giải giao tới lao Thừa Phủ, bỗng thoát cũi sổ lồng, được tự do, dù chỉ là tự do tạm.

    Nh́n những gương mặt héo hắt, lo âu, vất vả bươn chải để kiếm sống của những hành khách chung quanh, tôi thầm nghĩ, ḿnh quả thật là người may mắn nhất, hạnh phúc nhất.

    Tôi không biết trong những ngày tháng tới, số phận của tôi sẽ như thế nào, nhưng với những may mắn đă trải qua, tôi thực tâm hy vọng, nếu tôi chịu khó bền bỉ trước sau như một, quyết tâm t́m cách vượt biên, chắc chắn tôi sẽ đến được bến bờ tự do.

    Tôi lên chuyến tàu chợ Huế – Sàig̣n vào khoảng 4 giờ chiều. Đúng như lời của ông X nói, tàu đông nghẹt những khách là khách, trong đó phần lớn là những đi buôn bán, với đủ thứ quang gánh, thúng mủng và các loại hàng hoá thể hiện rơ ràng đời sống nghèo túng của người dân Miền Nam sau cuộc đổi đời khốc liệt năm 1975.

    Trên tàu, từ bên trong các toa đến các bậc lên xuống ở ngoài toa, từ trên các ghế ngồi đến các hành lang chật hẹp,… người ngồi, người nằm ngổn ngang, chồng chéo lên nhau tựa như nêm cối.

    Được ngồi trên tàu chợ, giữa những người dân lao động, tôi thấy thật yên tâm, v́ trong t́nh cảnh như vậy, việc khám xét vé hay giấy tờ là điều vô cùng khó khăn.

    Nhưng đề pḥng mọi chuyện bất chắc có thể xảy ra, tôi vẫn chọn ngồi ở phần nối giữa hai toa tàu. Ở đó, tôi có thể dễ dàng quan sát cả hai toa tàu cùng lúc. Một khi có bóng dáng công an, bộ đội hay nhân viên hoả xa đi lại xét giấy tờ hay xét vé, tôi đều có thể nhanh chóng phát hiện và kịp thời gian né tránh, bằng cách chui vô toilet hoặc leo lên nóc tàu.

    V́ không mang theo bất cứ thứ hành lư đồ đạc nào, nên tôi di chuyển giữa các toa tàu thật dễ dàng nhanh chóng.

    Tôi cũng đă tính toán, trong trường hợp xấu nhất, chẳng may bị hỏi vé hay giấy tờ, tôi sẽ khai ḿnh bị mất bóp.

    Khi đó, dù tin hay cho rằng tôi trốn vé, biện pháp duy nhất họ có thể đối phó là đuổi tôi xuống tàu khi tàu dừng lại ở một nhà ga nào đó.

    Trong trường hợp đó, nếu thuận tiện, khi tàu chuyển bánh, tôi sẽ bám vô một toa tàu khác, leo lên. C̣n nếu xấu nhất, không thể leo trở lại kịp, tôi sẽ ở lại nhà ga, chờ chuyến tàu chợ kế, rồi leo lên, đi tiếp cuộc hành tŕnh…

    C̣n tiếp.,.

  8. #148
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngồi trên chuyến tàu chợ từ Huế về Sàig̣n, tôi suy nghĩ, nếu mọi chuyện chót lọt, tàu sẽ đến Sàig̣n vào lúc 2 giờ sáng, là giờ giới nghiêm. Như vậy tôi sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển, nhất là trong hoàn cảnh lúc đó tôi không có một thứ giấy tờ nào trong người.

    V́ vậy, tôi quyết định phải xuống ga Biên Hoà, v́ ở một nhà ga nhỏ vào lúc đêm khuya, chắc chắn không có chuyện canh gác, xét hỏi giấy tờ phiền phức như ga Sàig̣n.

    Điều quan trọng nữa là tại Biên Hoà, tôi có gia đ́nh bà chị ruột ở cách ga Biên Hoà không bao xa. Chị đă cùng gia đ́nh di cư vô Nam năm 1954, định cư ở Biên Hoà, và cả anh chị lẫn các cháu đều rất yêu thương tôi.

    Tôi biết chắc, dù có gặp bất cứ khó khăn hay nguy hiểm đến thế nào, anh chị cũng sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ tôi.

    Tuy quyết định như vậy, tôi không biết rơ tàu có dừng lại tại nhà ga Biên Hoà hay không. V́ vậy, tôi hỏi một chị đi buôn hàng chuyến trên tàu mà tôi nghe mọi người gọi là chị Ba. Nghe tôi hỏi, chị Ba quay sang lay lay vai người đàn ông tuổi khoảng sáu mươi, mắt đang nhắm, không hiểu ngủ hay không, và hỏi:

    - Anh Hai, anh Hai… Tàu này có dừng ở Biên Hoà không vậy?

    Người đàn ông vẫn nhắm mắt, trả lời gọn lỏn:

    - Không!

    Chị Ba quay sang nh́n tôi, vẻ ṭ ṃ:

    - Chú muốn xuống Biên Hoà?

    Tôi thận trọng, nhưng thật thà:

    - Dạ, tôi muốn ghé Biên Hoà thăm bà chị.

    - Chú từ đâu vô vậy?

    Tôi không dám nói dối:

    - Dạ, thưa tôi từ Huế…

    - Từ Huế? Sao xa xôi như vậy vô thăm chị mà chú không mang hành lư chi cả là thế nào?

    Tôi lúng túng chưa biết trả lời sao th́ ông Hai, mắt vẫn nhắm nghiền, hai tay khoanh trước ngực, lên tiếng:

    - Cô Ba này kỳ cục thiệt. Cô là cái quái ǵ mà xía vô đời tư của người ta vậy?

    Không hiểu ông Hai quan hệ với cô Ba thế nào, nhưng nghe ông nói, cô Ba chỉ “hứ” một tiếng rồi im lặng. Vậy là tôi thoát nạn khỏi phải trả lời câu hỏi hóc búa của cô.

    Nh́n ông Hai, tôi muốn lên tiếng cảm ơn, nhưng không biết nói làm sao. Bỗng nhiên, ông Hai lại nói trổng, trong khi hai mắt vẫn nhắm, hai tay vẫn khoanh trước ngực:

    - Tàu này không dừng ở ga Biên Ḥa, nhưng qua đó tàu sẽ chạy chậm. Chú mày có gan th́ cứ nhảy là được…

    Tôi nh́n ông Hai ngạc nhiên. Ông vẫn nhắm mắt, hai tay khoanh trước ngực như người đang ngủ.

    Trong ḷng thầm cảm ơn ông Hai, tôi đưa mắt nh́n ra bên ngoài, thấy cảnh vật bao trùm trong bóng đêm, và đoàn tàu đang vùn vụt lao nhanh với tốc độ khoảng 80 cây số giờ….

    Khoảng 1 giờ đêm hôm đó, tàu chạy qua ga Biên Ḥa. Tôi không biết khi đó, tàu đă chạy chậm lại bao nhiêu, nhưng tôi đă phải liều mạng nhảy, và may mắn, tôi chỉ bị sây sát qua loa ở hai bàn tay và hai đầu gối. Cả sân ga Biên Ḥa vắng tanh, không một bóng người. Nhưng để an toàn, tôi không đi ra qua cổng chính của nhà ga, mà đi dọc theo đường rầy một đoạn gần cây số, rồi mới rẽ ra đường lộ, đi bộ tới nhà chị.

    Khi mở cửa, trông thấy tôi đứng đó vào lúc hai giờ sáng, anh chị tôi vừa ngạc nhiên, mừng rỡ, vừa lo sợ, vội kéo ngay tôi vô trong nhà. Sau khi tắm rửa, thay quần áo, tôi vừa ăn ḿ gói vừa kể cho anh chị tôi nghe đoạn đường gian truân đầy nguy hiểm nhưng cũng vô cùng may mắn mà tôi đă trải qua.

    Nghe xong, anh rể tôi hỏi:

    - Bây giờ cậu định thế nào?

    Tôi thưa:

    - Em định ở đây với anh chị một hai ngày cho lại sức. Sau đó em sẽ về Sàig̣n t́m cách vượt biên tiếp. Bằng mọi giá, em phải đi khỏi Việt Nam. Hoàn cảnh của em, anh chị đă biết, nếu sống ở đây, không sớm th́ muộn em cũng sẽ bị bắt, và khi đó là đời em tàn.

    Chị tôi thở dài:

    - Cậu may mắn sống sót được đến ngày hôm nay cũng là nhờ ơn bề trên phù hộ. Rồi vong linh tổ tiên, vong linh thầy lúc nào cũng ở bên cậu, giúp đỡ cậu. Thôi th́ bây giờ, cậu đă sống sót về được đến đây, th́ cứ ở đây với anh chị, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Anh chị sống được là cậu sống được. Cậu đừng nghĩ đến chuyện vượt biên nữa. Nguy hiểm lắm. Thầy nhà ḿnh chỉ có hai người con trai. Một người ở ngoài Bắc, c̣n trong này th́ chỉ có ḿnh cậu. Lỡ cậu có mệnh hệ nào, vợ con không có th́… anh chị có lỗi với thầy, với gia tộc, ḍng họ…

    Nói đến đó, chị tôi sụt sùi khóc. Tôi im lặng đau ḷng, nhưng không dám nói rơ quyết tâm vượt biên bằng mọi giá của tôi, v́ biết có nói ra cũng chỉ làm cho chị thêm đau ḷng mà không giải quyết được chuyện ǵ. Nhưng anh rể của tôi th́ hiểu biết và bộc trực, nên nghe chị tôi nói vậy, anh bực dọc nói với chị:

    - Bà này chẳng biết cái ǵ cả. Bộ bà không nghe cậu ấy nói hay sao? Hoàn cảnh của cậu mà ở Việt Nam ngày nào th́ nguy hiểm ngày ấy. Tụi nó mà bắt được th́ cậu ấy không tử h́nh cũng tù mọt gông. Ở đó mà vợ với con…

    Quay sang tôi, anh nói tiếp:

    - Cậu cứ yên tâm ở đây với anh chị cho đến khi nào cậu thấy cần đi th́ cậu đi. Hoàn cảnh của anh chị tuy nghèo, chẳng giúp được cậu những chuyện lớn lao, nhưng nuôi cậu rau cháo qua ngày là chuyện không có khó. C̣n chuyện vượt biên, tôi thấy cậu vàng bạc không có, đi bằng tàu, bằng thuyền là chuyện rất khó. Vậy th́ tại sao cậu không tính ra Bắc, rồi vượt biên bằng đường bộ ở mạn biên giới Việt Trung? Dù sao th́ cậu cũng đă từng ở Miền Bắc mấy chục năm, đường xá quen thuộc, phong tục tập quán cũng rành, ǵ chứ chuyện trà trộn với cán bộ, bộ đội ở Miền Bắc để đi tới biên giới, đối với cậu đâu có khó…

    Lời nói của anh tôi làm tôi nhớ đến câu khuyên nhủ tương tự của bố KL trước đây không lâu. Tôi thấy đúng, trong hoàn cảnh túng thiếu của tôi lúc bấy giờ, tôi không thể nào có được cả chục cây vàng để mua được một chỗ trên tàu, dù là đi bán chính thức hay đi chui. Như vậy, tại sao tôi không trở về Miền Bắc, t́m cách vượt biên qua ngả biên giới Việt Trung ở Lạng Sơn hoặc Móng Cái?

    Anh tôi hút một điếu thuốc lào, rồi tiếp:

    - Dạo này tôi thấy nhà nước đang có chiến dịch xua đuổi người Hoa về nước nên người Hoa đi đàn đàn lũ lũ về Trung Quốc như nước chảy. Vậy tốt nhất, cậu nên học ít tiếng Hoa rồi trà trộn với người Hoa, vượt biên sang Trung Quốc…

    Tôi do dự:

    - Nhưng thưa anh, Trung Quốc hiện giờ cũng là cộng sản, giống hệt như Việt cộng. Em sợ, nếu em vượt biên sang đó, nhà cầm quyền Trung Cộng bắt được, sẽ cho Việt cộng dẫn độ em về Việt Nam trị tội…

    Anh tôi gật gù nói:

    - Cậu nói vậy nghe cũng có lư chứ không phải không. Nhưng cậu phải hiểu, hiện nay, Việt cộng với Trung cộng không ưa nhau. Cứ t́nh thế này, hai nước sẽ coi nhau như kẻ thù không đợi trời chung cho cậu coi. Bây giờ trên đài phát thanh, có ngày nào mà Việt cộng không chửi Trung cộng bá quyền đâu. Tôi e rằng t́nh thế này sẽ có ngày chúng đánh nhau to là đằng khác…

    Chị tôi đứng dậy:

    - Ông th́ tối ngày chỉ mong cho hai nước đánh nhau. Thôi ông để cho cậu ấy đi nghỉ đi. Trời gần sáng rồi. Có ǵ ngày mai hai anh em bàn tiếp…


    C̣n tiếp...

  9. #149
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Anh tôi im lặng không nói ǵ thêm, nhưng vẫn ngồi đó, bất động. Tôi xin phép anh chị vô giường nằm. Tưởng rằng, trải qua không biết bao nhiêu là mệt nhọc và kinh hoàng, nằm xuống, tôi sẽ ngủ ngay, nhưng tôi vẫn trằn trọc không ngủ v́ trong đầu đầy ắp những ư tưởng về một chuyến vượt biên qua ngả biên giới Việt Trung.

    Thú thực, cho đến lúc đó, tôi không hề nghĩ tới chuyện vượt biên qua ngả Miền Bắc. Có lẽ cuộc sống thoải mái ở Miền Nam, cùng tấm ḷng đôn hậu và thái độ không ưa cộng sản của hầu hết người dân Miền Nam đă khiến tôi dễ dàng có tâm lư chỉ t́m đường vượt biên qua các ngả ở Miền Nam. Nay qua lời khuyên của anh rể, tôi thấy tôi có cơ hội thành công hơn nếu tôi chọn con đường vượt biên qua ngả biên giới Việt Trung.

    Đă từng sống ở Miền Bắc hai chục năm, tôi tin tưởng, ḿnh sẽ dễ dàng trà trộn với người Hoa để đến Lạng Sơn, hoặc Móng Cái, là hai thị trấn giáp với Trung Hoa. Một khi đến được hai thị trấn này, tôi sẽ cắt đường, xuyên rừng rậm ở Lạng Sơn, hoặc bơi qua sông Ka Long để sang đất Trung Quốc.

    Điều khiến tôi lo ngại nhất là, trong hoàn cảnh hai chế độ Trung cộng và Việt cộng đang ở thế thù nghịch, nếu tôi sang được đất Trung Quốc, tôi có thể bị nghi ngờ là gián điệp của Việt cộng. Nhất là khi tôi không biết tiếng Hoa, cũng không phải là người Hoa, th́ càng dễ bị Trung cộng nghi ngờ.

    Nhưng thực tế này cũng là một lợi điểm, giúp tôi thuyết phục nhà đương cục Trung Cộng tin tưởng, tôi chỉ là một người Việt tỵ nạn cộng sản thuần tuư. Chắc chắn, họ cũng phải biết, Việt cộng không bao giờ gửi một gián điệp sang Trung Quốc khi gián điệp đó không phải là người Hoa lại không biết tiếng Hoa. Vả lại, tôi tin tưởng, khi đến Trung Quốc, thân nhân và bằng hữu của tôi ở hải ngoại sẽ có đủ bằng cớ để chứng minh tôi là một người tỵ nạn cộng sản.

    Vui mừng và hy vọng với chuyện vượt biên qua biên giới Việt Trung, ngay chiều hôm đó, khi tỉnh giấc sau một giấc ngủ dài, tôi vội vàng từ biệt anh chị, đáp chuyến tàu chợ trở lại Sàig̣n.

    Ngay khi đặt chân đến Sàig̣n, tôi vội vàng báo tin cho chị tôi biết, hoàn cảnh tù đầy của cháu BH và T, để chị lo thăm nuôi và chạy chọt. Sau đó, tôi lấy những giấy tờ giả mà tôi đă giấu trước khi đi vượt biên. Với những giấy tờ giả đó cùng số tiền ít ỏi của một người bạn đă rút hụi trao cho, tôi vội vă lên đường ra Bắc.

    Nhờ có kinh nghiệm an toàn về tàu chợ, nên tôi chọn tàu chợ đi kiểu sâu đo, từng chặng đường ngắn, từ Sàig̣n ra Nha Trang, Vinh, Ninh B́nh, Nam Định, Phủ Lư và cuối cùng là Hà Nội.

    Nhờ đi tàu chợ nên tôi vừa không phải mua vé, vừa không bị xét hỏi giấy tờ. Cũng nhờ đi tàu chợ nên tôi có cơ hội được làm quen với rất nhiều người có tấm ḷng vàng, đă bất chấp mọi nguy hiểm, liều ḿnh giúp đỡ tôi bằng tất cả chân t́nh.

    Trong suốt ba chục năm qua, mỗi khi nghĩ tới những kỷ niệm của ngày đó, tôi đều bồi hồi xúc động, và nhận ra một sự thật, nếu không có những con người với tấm ḷng vàng đó, chắc chắn tôi đă không sống sót để đến được bến bờ tự do.

    Trong những ngày tháng đất nước bị nghiêng ngửa giữa cơn hồng thuỷ cộng sản đó, tôi hoảng hốt trốn chạy trên những chặng đường dọc theo chiều dài của đất nước, đă có những người bỗng nhiên xuất hiện, giúp đỡ tôi trên một chuyến tàu, ở một băi đậu xe, cạnh một nhà ga tỉnh lẻ… để rồi măi măi chia ĺa cho đến ngày hôm nay.

    Bây giờ, khi ngồi viết những ḍng chữ này, tôi phải đau ḷng thú nhận, trong số những người đă giúp đỡ tôi trên đường tôi vượt biên, vẫn có những người tôi vĩnh viễn không bao giờ t́m thấy, thậm chí ngay cả tên của họ là ǵ, tôi cũng không biết. Nhưng dù cho biết hay không biết, tất cả những h́nh ảnh của họ, cùng với quê hương, lúc nào cũng ngự trị trong tâm trí tôi, măi măi trinh nguyên và thuỷ chung tṛn trịa như mới được gặp hôm qua hôm kia….

    Trải qua những ngày tháng dừng chân ở các thành phố, bỡ ngỡ khi đến để rồi bịn rịn lúc chia tay, tôi mới hiểu hết được ư nghĩa câu thơ, “Khi ta đến đất là nơi ta ở. Khi ta đi đất bỗng hoá tâm hồn”….

    C̣n tiếp..

  10. #150
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mùa thu năm 1978, tôi an toàn trở lại Hà Nội, sau thời gian hơn 3 năm xa cách.

    Lần trước, trở lại Hà Nội vào đầu tháng 5 năm 1975, lúc đó tôi vẫn đinh ninh thầy của tôi c̣n sống. Không ngờ thầy tôi đă mất trước đó một năm. Lần này trở lại Hà Nội, tôi chỉ c̣n có Mẹ, người thân yêu nhất của tôi, và cũng là người đă chịu đựng không biết bao nhiêu đau khổ v́ tôi.

    Với thân phận của một thằng tù vượt ngục, đang bị truy lùng ráo riết và có thể bị bắt lại bất cứ lúc nào, tiền bạc lại không có, tôi biết, khi gặp lại tôi, Mẹ lại khóc. Biết vậy, nhưng ngoài Mẹ, tôi đâu biết nương tựa vào ai?

    Để an toàn, tôi lang thang suốt cả buổi chiều hết khu công viên quanh hồ Bảy Mẫu đến hồ Ba Mẫu chờ đến tối mới dám về nhà Mẹ.

    Sau khi đi qua đi lại nhà Mẹ hai ba lần, thấy yên tĩnh tôi mới mở cổng thật nhẹ nhàng. Đi qua cửa sổ có rèm cửa, thấy đèn bên trong c̣n sáng, tôi nh́n vô, nhưng không thấy ai. Bước tới mấy bước, đến trước cửa, tôi gơ cửa thật nhẹ, theo đúng ám hiệu hai nhanh, một chậm, mà Mẹ tôi đă dặn ngày xưa. Vẫn không thấy tiếng trả lời, tôi gơ mạnh hơn. Cũng không có tiếng trả lời.

    Nh́n qua khe cửa, tôi thấy ngọn đèn điện vàng khè, tỏa ánh sáng yếu ớt trong căn nhà yên tĩnh, không một bóng người. Tôi đoán, có lẽ Mẹ tôi đi sang hàng xóm một chút rồi về, nên Mẹ tôi vẫn để đèn.

    Với tay lên hốc cửa bên trên cửa, tôi sờ thấy ngay chiếc ch́a khóa cửa. Như vậy là trong suốt bao nhiêu năm qua, Mẹ của tôi vẫn để chiếc ch́a khóa cửa ở đó, trong niềm hy vọng, chờ đợi tôi và tin tưởng một ngày không xa, tôi sẽ về.

    Tôi lấy ch́a khóa, mở cửa, bước vô nhà, rồi khép cánh cửa lại. Nh́n đồ đạc trong nhà, tôi rưng rưng lệ. Vẫn những đồ đạc đơn sơ, mộc mạc, biểu hiện cuộc sống vô cùng nghèo khổ của Mẹ tôi.

    Đói bụng, tôi vội lục nồi niêu xoong chảo nhưng không thấy một thứ ǵ có thể ăn được, tôi đành phải lấy gạo thổi cơm. Vừa đặt nồi cơm lên bếp, tôi nghe tiếng Mẹ tôi hỏi vọng từ ngoài cửa:

    - Chí đó phải không?

    Nghe tiếng Mẹ hỏi, tôi mừng quá, luống cuống thế nào làm đổ ụp cả nồi cơm c̣n đầy nước xuống bếp làm cho khói, bụi bốc lên mù mịt. Để mặc mọi thứ đó, tôi vội vàng chạy ra mở cửa. Mẹ tôi đứng đó run run, một tay Mẹ chống gậy, một tay cầm bó rau, không biết là rau ǵ. Tôi giật ḿnh, v́ trước đó, tôi chưa trông thấy Mẹ tôi chống gậy bao giờ.

    Mẹ tôi thều thào:

    - Đi về thấy cửa mở, Mẹ đoán ngay con đă về…

    Tôi vội vàng d́u Mẹ vô nhà, rồi tiện tay, tôi đóng vội cánh cửa. Thấy bộ điệu vội vàng của tôi, Mẹ hiểu ngay, liền run run hỏi:

    - Mày lại trốn tù nữa hả con?…

    Tôi lúng túng, không biết nói sao. Mẹ tôi thở dài, ngồi phịch xuống giường. Tôi quỳ xuống đất, gục đầu vào ḷng Mẹ, không nói, nhưng trong ḷng tôi muôn phần đau đớn. Mẹ tôi đưa tay xoa đầu tôi, rồi nói trong tiếng khóc xụt xịt…

    - Sao con về… mà khổ sở… thế này hở trời?…

    Trong nỗi lo lắng, xót xa, buồn phiền của Mẹ, tôi thấy nát tan cả cơi ḷng. Xụt xịt một hồi, Mẹ hỏi:

    - Bây giờ con định thế nào?

    Tôi ngước cặp mắt đẫm lệ nh́n Mẹ. Mẹ tôi vừa khóc vừa lau nước mắt cho tôi. Thấy Mẹ quá đau khổ, tôi vội trấn an:

    - Mẹ yên tâm, con về với Mẹ trong vài ngày rồi con sẽ gặp anh bạn, anh sẽ lo cho con mọi chuyện để con đi thật an toàn.

    Mẹ tôi không tin:

    - Bạn của con? Bạn nào mà tốt vậy con?

    Tôi nói dối cho Mẹ yên ḷng:

    - Anh ta tên là Hùng, bạn tù chung với con. Anh ra tù trước. C̣n con, trốn ra sau.

    Mẹ tôi vẫn nghi ngờ:

    - Mà anh ta hiện ở đâu?

    Tôi tiếp tục nói dối:

    - Dạ, anh ấy hiện đang ở Lạng Sơn, gần sát biên giới Việt Trung. Chúng con định trốn sang Trung Cộng theo ngả Lạng Sơn…

    Mẹ tôi run rẩy:

    - Con sang Trung Cộng làm sao được. Hai nước sắp đánh nhau đến nơi rồi. Con sang đấy họ sẽ giết con mất.

    Tôi chậm răi, và th́ thầm giải thích:

    - Thưa Mẹ, con là tù vượt ngục, đang bị nhà cầm quyền Việt Nam truy lùng. Nếu con đến được Trung Quốc, ở đó họ sẽ không giết con đâu. Hai nước đang thù nghịch, nếu con chứng minh được con là nạn nhân của CSVN, th́ Trung Quốc họ c̣n giúp đỡ con nữa.

    Mẹ tôi băn khoăn:

    - Nhưng làm sao con có thể chứng minh được? Mà con đâu có biết nói tiếng Hoa?

    Tôi cười vui vẻ để Mẹ an tâm:

    - Mẹ ạ, con không biết nói tiếng Hoa, nhưng ở vùng biên giới tiếp giáp Lạng Sơn, Móng Cái, Trung Cộng đang tiếp nhận mấy trăm ngàn người Hoa về nước, th́ lúc nào họ chả có người Hoa biết nói tiếng Việt. C̣n chuyện chứng minh con là nạn nhân của cộng sản th́ đâu có khó, v́ tất cả những chuyện đó đều là sự thật. Vả lại, gia đ́nh ḿnh có đông thân nhân ở ngoại quốc, rồi c̣n bạn bè của con nữa. Con sẽ liên lạc với tất cả những người đó, để họ chứng minh những ǵ con nói là đúng sự thật, con là nạn nhân của CSVN.

    Tối hôm đó, hai Mẹ con chúng tôi tâm sự đến khuya trong niềm vui đoàn tụ lẫn nỗi buồn sắp chia ly. Thao thức trằn trọc không ngủ, tôi nhớ lại ngày xưa c̣n bé, có lần được ghé vùng biển Hải Hậu, Nam Định, nh́n những cánh buồm ở chân trời, tôi khao khát được đi xa, được đặt chân đến những vùng đất hoang lạ ở một nơi nào đó…

    Nhưng bây giờ, sau những năm tháng trôi dạt, trở lại căn nhà xưa có Mẹ già, tự dưng tôi thấy ḷng ḿnh trùng xuống trong muôn nỗi xót xa, và tôi chỉ muốn dừng chân, cắm bến, măi măi được sống bên cạnh Mẹ, dù cho có nghèo khổ, rau cháo qua ngày….

    V́ t́nh h́nh an ninh ở Hà Nội lúc đó rất chặt chẽ, ở thêm ngày nào sẽ nguy hiểm ngày ấy, nên ngay sáng hôm sau, tôi đến nhà anh Z, ở ngay khu ga Hà Nội (trước là ga Hàng Cỏ), để anh giúp đỡ cách vượt biên giới Việt Trung. Nhà anh Z trước ở gần khu tập thể Văn Chương, cạnh hồ Linh Quang, sau đổi về ở gần Cung Văn Hóa hữu nghị, cách sở công an thành phố không xa.

    Tôi biết anh Z qua lời giới thiệu của một người bạn trọ chung pḥng ở Nam Định. Đó là một cuộc gặp gỡ t́nh cờ, nhưng không ngờ cuộc gặp gỡ đó lại quyết định cuộc đời của tôi. Nguyên do, trên đường từ Sàig̣n ra Hà Nội, tôi đă xuống ga Nam Định và ở lại đó hai ngày hai đêm. Đêm đầu tiên v́ trời quá khuya, không tiện t́m đến nhà người quen, nên tôi phải ngủ tại một nhà trọ b́nh dân, cách ga xe lửa không đầy 500 thước.

    Sau khi đưa giấy tờ cho nhân viên nhà trọ ghi tên tuổi, địa chỉ, tôi đóng tiền trọ, rồi theo chân một cậu bé tuổi khoảng 15, dắt đến một chiếc giường cũ kỹ, trên trải một chiếc chiếu đă ố vàng. Cả nhà trọ rộng khoảng 80 thước vuông, chiều ngang 6 mét, chiều dài hơn chục mét. Dọc theo nhà trọ là hai dẫy giường kê theo từng cặp liền nhau, cặp nọ cách cặp kia khoảng hơn thước. Khi tôi đến đă thấy có một người đàn ông nằm trên chiếc giường kê sát giường của tôi.

    Thấy tôi, anh niềm nở ngồi dậy chào hỏi làm quen, thái độ rất chân t́nh. Anh cho biết tên là H., quê của anh ở Vụ Bản. Anh phải lên Nam Định xin giấy tờ của tỉnh để bán nhà từ đường. V́ nhà thuộc quyền sở hữu của người anh cả, nhưng anh cả đi bộ đội, chết ở chiến trường B (Miền Nam), nên chính quyền địa phương không chịu chấp thuận cho sang tên nhà đất.

    Chuyện tṛ tâm t́nh với anh, tôi cũng tự giới thiệu tên tôi là Cường (như tên giả ghi trong giấy tờ), cán bộ nông lâm súc, trên đường ra Hà Tây công tác. Đang nói chuyện th́ có công an khu phố đến điểm danh khách trọ. Y đọc to tên từng người có trong danh sách, và khi đọc đến tên ai, người khách trọ đó phải đứng dậy hô to, “có mặt”.

    Phần dùng tên giả chưa quen, chưa thực sự nhập vai, phần thấy màn điểm danh khách trọ cũng hay hay nên tôi lặng lẽ theo dơi với sự thích thú, quên cả việc hô “có mặt” khi người công an đọc to tên của tôi: “Nguyễn Văn Cường”. Thú thực, khi đó tôi có nghe người công an đọc tên, nhưng cứ đinh ninh “Nguyễn Văn Cường” là tên của người khác, đâu có biết đó là tên giả của ḿnh.

    Măi đến khi người công an đọc tên tôi lần thứ ba, kèm theo số giường, anh H. mới nh́n tôi ngạc nhiên:

    - Ủa, công an đọc tên anh, sao anh không lên tiếng?

    Tôi giật ḿnh, sực nhớ ra tên giả của ḿnh, bèn hốt hoảng đứng dậy hô to: “Có mặt”. Tên công an đứng ở trên bậc thang lừ lừ nh́n tôi rồi quát một tiếng gọn lỏn:

    - Điếc hả!


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •