Page 17 of 29 FirstFirst ... 713141516171819202127 ... LastLast
Results 161 to 170 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #161
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tối hôm đó cuối mùa thu, đầu mùa đông, trời mưa phùn lất phất, gió lạnh buốt.

    Lúc ấy trong nỗi lạnh lẽo cô đơn, tôi muốn ở lại với Mẹ vô cùng. Tôi muốn đêm hôm đó, được gục đầu vào vai Mẹ, nghe Mẹ kể lại những câu chuyện vui buồn của cuộc đời mà Mẹ đă đi qua, để được lần cuối cùng, thu vào trong tâm trí tôi h́nh ảnh của Mẹ, trước khi tôi ra đi…

    Nhưng nh́n những mảng sáng tối bủa vây chung quanh, tôi linh cảm như có muôn vàn nguy hiểm đang bủa vây ŕnh rập. Tôi thực sự hoảng hốt, nghĩ không sớm th́ muộn, cuối cùng tôi sẽ bị cộng sản bắt giữ. Tôi lo sợ, nếu tôi c̣n chần chừ ở Hà Nội, tôi sẽ bị chúng bắt và sẽ làm liên luỵ đến những người thân yêu, trong đó có Mẹ của tôi…

    Đă từ lâu, tôi luôn luôn thầm nhủ với ḷng, tôi sẵn sàng chấp nhận mọi đắng cay, chịu đựng mọi nguy hiểm cho ḿnh, nhưng không bao giờ làm cho những người thân yêu của ḿnh bị liên luỵ. Mẹ tôi đă già yếu, nếu bị cộng sản bắt giữ hành hạ, và đau khổ khi chứng kiến tôi bị bắt, Mẹ sẽ đau khổ và tổn thọ vô cùng…

    Không, tôi không thể nào để Mẹ chứng kiến hay biết tin tôi bị bắt. Muốn vậy, tôi phải ra đi, để nếu có bị cộng sản bắt, giết, tôi sẽ bị bắt, bị giết ở một nơi nào đó, mà Mẹ không thể chứng kiến, không thể biết…

    Nghĩ vậy, tôi âm thầm gạt lệ, đi ra cửa. Đưa tay kéo cánh cổng gỗ, cài chốt cổng, tôi thấy bàn tay của ḿnh run lên, và trong ḷng nghẹn ngào, xúc động. Tôi lo ngại ra đi lần này là măi măi vĩnh biệt.

    Vĩnh biệt căn nhà! Vĩnh biệt Mẹ! Cho dù tôi có vượt biên thành công, để rồi tôi được sống sót ở một nơi nào đó trên thế giới, th́ Việt Nam sống trong sự ḱm kẹp của cộng sản, tôi cũng không thể nào trở về đoàn tụ với Mẹ hay về thăm Mẹ…

    Như bị một sức mạnh vô h́nh níu kéo lần cuối, tôi vịn tay vào cánh cổng gỗ, ngửa mặt nh́n vào bầu trời đen kịt, mặc cho những giọt mưa phùn lạnh lẽo hoà cùng nước mắt, để thấy ḷng ḿnh thật đau đớn, cuộc đời ḿnh thật bất lực, ngay cả những giấc mộng cỏn con, b́nh thường trong cuộc sống, được sống với Mẹ, tôi cũng không làm nổi…

    Từ ngoài đầu hẻm có tiếng chân người đang đi tới… Tôi thở dài, nh́n lần cuối cùng căn nhà của Mẹ, rồi quay lưng, bước đi lầm lũi trong con hẻm đầy bóng tối. Mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió lạnh hú từng cơn vật vă, nhưng tôi vẫn lầm lũi bước đi trong niềm tuyệt vọng và nỗi nhớ nhung chất ngất. Chẳng hiểu sao, trong tâm trạng đó, tôi chỉ muốn đầy đoạ thân xác tôi, đầy đoạ cuộc đời tôi ch́m ngập trong giông tố băo bùng và đau đớn…

    Sự thực sau này mọi chuyện diễn ra đúng như những ǵ tôi đă lo ngại. Sau khi ghé thăm Mẹ lần cuối vào buổi tối hôm đó, tôi ra đi, và đi măi… suốt thời gian ngót ba chục năm trời, để rồi cuối cùng, tôi bàng hoàng đau đớn khi nghe tin Mẹ tôi vĩnh viễn giă biệt cơi đời vào một ngày cuối năm âm lịch, cách đây không lâu.

    Em tôi nói với tôi qua tiếng khóc nức nở, cho đến những ngày hấp hối sắp qua đời ở tuổi ngoài chín mươi, trên giường bệnh, Mẹ tôi vẫn cứ nhắc đến tôi bằng những lời thều thào ứa nước mắt, “Thằng Chí đâu rồi?! Sao nó bảo đi một lúc, mà nó đi măi không thấy về?!…”

    Khi nhận được tin Mẹ qua đời, tôi vô cùng đau đớn. Ngay buổi tối, tôi ngồi kể chuyện cuộc đời vô cùng đau khổ của Mẹ cùng những nỗi trái ngang trong t́nh mẫu tử giữa Mẹ và tôi cho các con của tôi nghe, để rồi tất cả mấy bố con chúng tôi cùng ôm nhau khóc…

    Những lời kể đầy xúc động, đứt nối trong sự nghẹn ngào của tôi, những câu hỏi ngây thơ của các con tôi, cùng những giọt nước mắt của các con và của tôi tối hôm đó đă thắt chặt hơn nữa sợi dây t́nh cảm thiêng liêng của t́nh Bà cháu, t́nh Mẫu tử, t́nh phụ tử, cùng t́nh yêu quê hương đất nước của các con tôi và tôi…

    C̣n tiếp...

  2. #162
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đúng nửa đêm hôm đó, tôi đáp chuyến tàu tốc hành Hà Nội đi Hải Pḥng. Cũng giống như những lần trước, tôi không mua vé và không vô ga Hà Nội bằng cổng chính. Trời khuya, tối đen như mực, cộng với mưa phùn, gió bấc lạnh như cắt da, đă giúp tôi lọt vào sân ga một cách dễ dàng.

    Nhờ đă có kinh nghiệm thường xuyên đi tàu trốn vé, nên tôi nhanh chóng qua mắt được nhân viên kiểm soát vé và an ninh của “cục đường sắt Việt Nam”.

    Tôi cũng xin nói thêm một chút ở đây để quư bạn đọc hiểu được, v́ sao tôi phải trốn vé. Sau lần vượt biên lần thứ nhất, bị bắt tại Đông Hà, Quảng Trị, tôi không c̣n một đồng xu dính túi, và cũng không thể nhờ vả được ai.

    Tất cả thân nhân của tôi ở trong Nam ngoài Bắc đều vô cùng thiếu thốn. Trong Nam th́ trải qua cuộc đổi đời, đổi tiền, cộng với hoàn cảnh phải nuôi chồng con trong các trại cải tạo, nên không một ai c̣n có đủ điều kiện giúp đỡ tôi.

    Thêm vào đó, khi hay tin sau 1975, tôi không chịu trốn ra ngoại quốc cùng với bằng hữu, đă vậy tôi c̣n ra Bắc vô Nam, nên ngay cả một số người thân yêu ruột thịt của tôi cũng nghi ngờ tôi là hồi chánh giả. Trong hoàn cảnh đó, làm sao tôi dám nhờ vả.

    V́ vậy, khi quyết định vượt biên bằng đường bộ từ Sàig̣n đi Hà Nội, tôi chỉ có được 76 đồng bạc do một người bạn thân rút hụi trao cho. Đó là tất cả số tiền tôi có, dùng để chi tiêu cho chặng đường vượt biên mấy ngàn cây số. Ra đến Hà Nội, thấy cuộc sống muôn phần cơ cực túng thiếu của Mẹ, tôi cũng đâu dám nhờ vả.

    Tôi phải nói dối với Mẹ là có người bạn ở Hải Pḥng giúp đỡ mọi chuyện vượt biên để Mẹ yên tâm. Trong hoàn cảnh eo hẹp tiền bạc như vậy, nếu tôi không trốn vé, th́ chỉ một chiếc vé tàu Sàig̣n đi Hà Nội là tôi hết tiền, lấy đâu tiền cho tôi ăn uống dọc đường.

    Đề pḥng có thể bị xét hỏi giấy tờ, rồi bị tịch thu bóp và bị bắt bất ngờ, tôi phải giấu số vốn 76 đồng cùng giấy tờ giả lưu không ở dưới vớ.

    Trong bóp, tôi chỉ để mấy hào lẻ, giấy tờ giả đang dùng, và một hai trang báo của cộng sản được gấp làm tám. Những trang báo này đều là những bản tin thời sự hay bài viết có nội dung “tích cực” thể hiện đúng đường lối chính trị của đảng cộng sản.

    Bỏ nó vô bóp để nếu chẳng may công an bộ đội khi xét giấy tờ, chúng có nghi ngờ bắt giữ tôi, th́ những trang báo đó sẽ có công dụng gián tiếp “chứng minh” tôi là người có “lập trường cách mạng”.

    Điều này sẽ khiến cho chúng phần nào thiếu cảnh giác. Và trong thời gian 24 tiếng đồng hồ đầu tiên kể từ khi bị bắt giữ, sự lơ là thiếu cảnh giác của chúng sẽ là điều vô cùng quư giá giúp tôi có thể trốn thoát.

    Lợi ích thứ hai là những trang báo bỏ vô bóp sẽ khiến cho bóp thêm dầy. Nhờ vâäy, những tên công an, bộ đội một khi giữ bóp, chúng sẽ đinh ninh chúng giữ trong bóp đủ loại giấy tờ, tiền bạc, cùng cả sinh mạng của tôi. V́ thế, chúng tin là tôi sẽ không dám trốn một khi chúng đă giữ được bóp.

    Dĩ nhiên, khi chúng đă đinh ninh như vậy th́ chúng chẳng để ư khám xét thân thể của tôi, và chúng cũng không canh gác tôi quá chặt chẽ. Khi đó, tôi sẽ lợi dụng lúc lộn xộn trong đồn công an, trong trạm gác, xin đi tiểu để trốn, hoặc nếu gặp cơ hội thuận tiện, tôi sẽ bỏ chạy ngay trước mắt bọn chúng.


    C̣n tiếp....

  3. #163
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Có điều khi đáp chuyến tàu tốc hành từ Hà Nội đi Hải Pḥng tôi gặp một khó khăn bất ngờ.

    Trước đây, khi đáp các chuyến tàu chợ từ Sàig̣n ra Hà Nội, tôi đă đi theo kiểu sâu đo từ Sàig̣n ra Đà Nẵng, rồi ra Huế, Vinh, Nam Định, và cuối cùng là Hà Nội.

    Những chuyền tàu chợ đó bao giờ cũng đông đặc khách buôn thúng bán bưng, ngồi chật ních các toa, nên việc kiểm soát vé vô cùng khó khăn.

    Trái lại, tàu tốc hành th́ lại ít khách, nên việc kiểm xoát vé rất chặt chẽ. Thêm vào đó, tàu tốc hành không dừng lại các ga xép, nên việc nhảy lên nhảy xuống để lánh mặt nhân viên xoát vé là chuyện không tưởng.

    Đặc biệt, nhân viên soát vé tàu tốc hành bao giờ cũng đi hai người. Một người thuộc “cục đường sắt”. Một người thuộc “cục công an đường sắt”. Qua quan sát tôi thấy, ngay cả một số người có vé xe lửa đàng hoàng, cũng bị tên công an hỏi giấy tờ. Điều đáng lo hơn là sau mỗi lần tàu dừng lại ở ga chính để đón khách mới lên, việc soát vé ở các toa lại tái diễn rất kỹ lưỡng.

    Sau mấy lần suưt bị nhân viên soát vé chộp được, tôi phải lùi dần đến mấy toa nằm hạng nhất. Trong ḷng đang lo lắng, không biết c̣n phải lùi đến đâu trước khi bị bắt, th́ t́nh cờ tôi trông thấy mấy người ở toa nằm hạng nhất đang đứng ngoài hành lang nói chuyện, hút thuốc, căi lộn cười đùa ầm ĩ.

    Điều lạ lùng là khi nhân viên soát vé cùng tên công an đi qua những toa nằm, chúng đều không hề hỏi vé những hành khách ở các toa nằm, và những người ở toa nằm cũng thản nhiên không thèm để ư ǵ đến nhân viên soát vé và tên công an…

    Sau một hồi quan sát tôi hiểu tại sao. Th́ ra, ở những quốc gia tự do, những người đi tàu tốc hành mà ở toa nằm có thể là những người giầu có. Nhưng trong xă hội cộng sản vào thời điểm lúc bấy giờ, những người ở toa nằm đều là những người có vai vế thế lực trong xă hội. Dù cho họ có giầu có đi nữa, th́ sự giầu có đó cũng phát xuất từ thế lực chính trị. V́ vậy, nhân viên soát vé và công an không bao giờ để ư đến việc xoát vé và hỏi giấy tờ những người ở toa nằm.

    Biết được như vậy, tôi nhanh chóng đi dọc theo hành lang của mấy toa nằm để kiếm người làm quen, tán gẫu. Gặp hai người đầu, tôi chỉ lân la hỏi chuyện để biết được số toa, loại giường nằm, giá vé… Nhờ những dữ kiện này, khi gặp người thứ ba tên Quốc, là một cán bộ lương thực đi từ Hà Nội đến Hải Pḥng, tôi dễ dàng đóng vai một hành khách cũng đi tàu loại toa nằm, nhưng ở một toa nằm khác, đi dạo chơi và t́nh cờ gặp Quốc tṛ chuyện làm quen.

    Quốc c̣n rất trẻ, xấp xỉ tuổi tôi, nhưng nhờ ông bố là uỷ viên đảng uỷ pḥng lương thực Hà Nội, nên anh nhanh chóng được cất nhắc lên địa vị then chốt. Gia đ́nh vợ của Quốc ở Hải Pḥng, nên anh thường xuyên đi lại để mang lương thực anh “chôm chĩa” được về “tiếp tế” cho gia đ́nh vợ.

    Sau vài câu chuyện làm quen, tôi khéo léo lái sang đề tài truyện kiếm hiệp của Kim Dung. Quả nhiên, chỉ trong thời gian ngắn ngủi không đầy năm phút đồng hồ, Quốc bị cuốn hút vào câu truyện… Th́ ra Quốc cũng là một người mê đọc truyện kiếm hiệp. Nhưng v́ lúc đó, tất cả sách vở ở Miền Nam đều bị chụp cho cái mũ là “văn hoá đồi truỵ” và bị thiêu huỷ, nên truyện kiếm hiệp được đưa về Bắc rất lén lút, ít ỏi và thường là không đủ bộ.

    Tuy là cán bộ lương thực, một nghề ngon lành nhất trong chế độ cộng sản, Quốc tốn kém rất nhiều tiền bạc, “tem phiếu” để mua chác, đánh đổi hoặc mượn những bộ truyện kiếm hiệp về coi, nhưng không bao giờ được đọc đủ bộ. Một người mê kiếm hiệp mà đọc không đủ bộ th́ đủ biết người đó ấm ức đến như thế nào. V́ vậy, sau khi hỏi tôi mấy câu, nghe tôi trả lời đâu vào đấy, Quốc khoái quá, đưa hai tay cầm lấy tay tôi lắc lấy lắc để và reo lên:

    - Thú quá, thú quá. Anh đúng là ông bạn vàng của tôi. Tôi vẫn ước ao vào Nam một chuyến để lùng kiếm bằng được mấy chục bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung rồi về nhà xin nghỉ hưu, để đọc truyện cho đă…

    Nghe anh nói “mấy chục bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung”, tôi biết ngay anh hiểu rất lơ mơ về những pho kiếm hiệp mà Kim Dung đă trước tác nên đinh ninh cả những tác phẩm “hậu Kim Dung”, “nguỵ Kim Dung” cũng là của Kim Dung.

    Tôi liền thong thả giải thích cho anh hiểu, truyện kiếm hiệp của Kim Dung không phải là mấy chục bộ, mà ông chỉ sáng tác có 14 bộ cộng với truyện Việt Nữ Kiếm sáng tác đầu tiên không kể.

    Sau này nhà văn Nghê Khuông lấy tên đầu của mỗi bộ hợp lại thành hai câu thơ “Phi Tuyết Liên Thiên Xạ Bạch Lộc. Tiếu Thư Thần Hiệp Ỷ Bích Uyên”. Tôi cũng nêu tên từng bộ kiếm hiệp theo thứ tự của hai câu thơ….

    Anh nghe thích quá, vội kéo tôi vô trong toa của anh, lấy nước trà, bánh kẹo mời tôi rất trịnh trọng, rồi vội lấy giấy bút, ghi chép cẩn thật tên từng tác phẩm. Chép xong, anh đưa cho tôi coi lại cẩn thận. Anh hí hửng nói:

    - Trong số 14 bộ này, tôi chỉ mới đọc được có ba bộ là Cô Gái Đồ Long, Tiếu Ngạo Giang Hồ và Anh Hùng Xạ Điêu. Mà cả ba bộ này tôi cũng chỉ đọc lơm bơm một vài tập, chẳng bộ nào đủ cả. Đọc lơm bơm vậy mà tôi đă thấy thật là hay, thật là tuyệt vời. Càng đọc tôi càng thấy tụi “nguỵ” ở Miền Nam chúng nó sướng thật. Chỉ nguyên cái khoản được đọc truyện kiếm hiệp thôi, chúng cũng sướng gấp vạn ḿnh đứt đuôi ṇng nọc rồi, đừng nói đến những thứ khác. Giá mà ngày xưa tôi biết ở Miền Nam có truyện kiếm hiệp hay như vầy th́ tôi đă theo ông chú vượt tuyến vô Nam theo “nguỵ” rồi…

    Nói chuyện với anh, tôi cũng rất ngạc nhiên và buồn cười khi anh nói trong ba bộ truyện kiếm hiệp của Kim Dung anh đă đọc, anh khoái nhất nhân vật Điền Bá Quang. V́ anh đọc lơm bơm, hiểu biết chắp vá, nên tôi phải kể cho anh nghe về nhân vật quái kiệt Khoái Đao Điền Bá Quang có biệt danh “Giang Dương Đại Đạo, Vạn Lư Độc Hành, Thái Hoa Dâm Tặc” này.

    Câu chuyện của tôi khiến cả mấy người cùng toa với anh đều nhỏm dậy say sưa nghe, quên cả ngủ… Và quả nhiên, trong suốt chặng đường từ Hà Nội đi Hải Pḥng, nhân viên soát vé và công an tuy đi qua toa nằm nơi chúng tôi tṛ chuyện nhiều lần, nhưng không một lần nào dừng lại hỏi vé và giấy tờ của tôi.


    C̣n tiếp...

  4. #164
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    V́ nghiền kiếm hiệp và thấy tôi “thuộc” kiếm hiệp như “cháo chảy”, Quốc tỏ ra hào phóng và chân t́nh mời tôi ghé nhà chơi vài tuần.

    Quốc hí hửng cho tôi biết, nhà của anh ở Thuỷ Nguyên, Hải Pḥng, là “tụ nghĩa quán” có đầy đủ “sơn hào hải vị” để khoản đăi “khách giang hồ diệt gian trừ bạo”… Thấy Quốc chân t́nh và có những ngôn ngữ pha màu sắc kiếm hiệp như vậy tôi cũng ph́ cười muốn nhận lời. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi thấy không nên.

    Dù sao Quốc cũng là một cán bộ được chế độ cộng sản ưu đăi, gia đ́nh Quốc chắc chắn có nhiều người là đảng viên. Tôi lại mới quen Quốc, chưa hiểu rơ tính nết của Quốc thế nào. Hơn nữa, tôi cũng biết rằng, một cán bộ cộng sản khi nói chuyện về những đam mê thơ văn nghệ thuật hay những cơn nghiền truyện kiếm hiệp, họ thường dễ dàng giấu kín được bản chất gian manh và sự xảo quyệt của họ, khiến ḿnh dễ mắc bẫy, coi thường.

    Tuy nhiên, khi điều kiện đ̣i hỏi, bản chất này sẽ nổi lên và sẽ trở thành “tư tưởng chủ đạo” điều khiển mọi suy nghĩ và hành động của họ. Biết vậy, tôi cảm ơn Quốc và chỉ xin địa chỉ của Quốc, rồi hứa sẽ ghé chơi khi thuận tiện.

    Tại Hải Pḥng, tôi có quen hai gia đ́nh. Một là gia đ́nh của QM, người bạn tù với tôi ở quân lao G̣ Vấp. Gia đ́nh của anh trước ở An Lăo, sau dọn về Kiến An. Gia đ́nh thứ hai là gia đ́nh TP, chị ruột của NK, bạn học cũ của tôi. Gia đ́nh chị TP ở gần sông Kinh Môn, An Huy, ngay cạnh quốc lộ 10 là đường đi Thuỷ Nguyên. Qua tâm t́nh với QM và bạn học NK, tôi rất tin tưởng, hai gia đ́nh này sẽ giúp đỡ tôi vượt biên bằng đường bộ qua ngả Móng Cái.

    Nhờ thuộc ḷng địa chỉ cả hai gia đ́nh, nên ngay khi tàu dừng tại ga Hải Pḥng, tôi đă gọi xích lô đạp, đến nhà QM trước v́ nhà của anh ở khu Kiến An. C̣n nhà của chị TP ở khu An Huy, tôi sẽ đến sau, v́ từ nhà chị TP tôi sẽ theo quốc lộ 10 đi Thuỷ Nguyên rồi đi Yên Hưng. Từ Yên Hưng tôi sẽ theo quốc lộ 18 để đi Hồng Gai, Cẩm Phả, Tiên Yên. Cuối cùng, từ Tiên Yên tôi theo quốc lộ 4B để đi Móng Cái, Hải Ninh. Tất cả những địa danh và đường đi này, tôi đều dựa vào bản đồ chi tiết do một người bạn thân mua được ngay tại Hà Nội.

    Nhà của QM nhỏ, hẹp, chạy dài, xây bằng gạch theo lối cổ từ thời Pháp thuộc. Cả tường gạch lẫn mái ngói đều phủ rêu, trông rất cũ kỹ và u ám. Tuy Hải Pḥng là thành phố cảng nổi tiếng từ thời Pháp, nhưng sau khi cộng sản tiếp quản, Hải Pḥng đă thành thành phố chết. Khi tôi đặt chân đến nhà QM, điện nước vẫn không có, nhà vẫn thắp bằng đèn dầu và vẫn phải có người xếp hàng để lấy nước từ những ṿi nước công cộng ở ngoài đường phố chính, vào mỗi buổi sáng tinh mơ mờ đất.

    Tôi đến nhà QM vào một buổi chiều cuối tháng 8 năm 1978. Thời tiết lúc đó đă rất lạnh v́ mưa phùn, gió bấc. Tôi co ro chậy vội từ chiếc xích lô vào hàng hiên. Đưa tay áo lau qua mặt mũi, rồi xoa hai tay vào nhau một hồi cho đỡ cóng v́ lạnh, trước khi tôi đưa tay gơ vô cánh cửa bằng gỗ lim đen và dầy. Gơ cửa đến lần thứ hai, cửa mới hé mở. Người mở cửa là một cô bé tuổi mới 14, 15, tóc cột thành hai bím nhỏ, hai mắt đen láy, nhưng đầy vẻ ṭ ṃ, e ngại. Cô bé hỏi tôi, giọng lễ phép nhưng rụt rè:

    - Thưa chú hỏi ai ạ?

    Tôi hơi ngần ngừ không biết có nên nói đến tên của QM hay không. Nếu nói, liệu cô bé này có biết QM là ai? Nếu không, làm sao cô bé biết tôi là ai. Sau một thoáng suy nghĩ, tôi nói ngay:

    - Chú là bạn của chú QM. Ông con có nhà không?

    Cô bé nhíu mày, trông có vẻ chững chạc như người lớn, nhưng đầu hơi nghiêng nghiêng, vẻ ngây thơ như một con chim non:

    - Chú QM? Cháu chỉ nghe ba cháu nói về bác QM thôi. Nhưng bác QM cháu không có nhà. Chỉ có ông nội cháu…

    Tôi chợt nhớ, trong tù QM đă nói với tôi anh là con trai cả. Như vậy đáng lẽ tôi phải nói ḿnh là bạn của bác QM th́ cô bé bớt bỡ ngỡ. Tôi định lên tiếng, th́ cô bé nói luôn, giọng líu lo rất dễ thương:

    - Chú chờ cháu một chút, để cháu vô thưa với ông nội.

    Dứt lời, cô bé cẩn thật đóng cửa, cài then. Tôi nghe tiếng chân cô bé chạy vô trong nhà, ḷng ngạc nhiên không thể ngờ được cô bé lại ăn nói lễ độ đến như vậy….

    Không đầy mấy phút sau, có tiếng chân đi dép lẹp xẹp, tiếng kéo then cửa lạch cạch, rồi cánh cửa mở rộng….

    Trước mặt tôi là một cụ già tuổi khoảng 70, đậm người, râu dài, lông mày rậm, tóc dài tới vai, da dẻ hồng hào. Cả râu, tóc, lông mày đều bạc trắng như cước. Cụ khoác một tấm mền màu cứt ngựa, khoét lỗ ở giữa để cụ chui qua cổ, thêm vào đó, cụ c̣n quấn quanh cổ một chiếc khăn bằng vải đen. Tuy cụ đă lớn tuổi nhưng mắt rất sáng và tiếng nói sang sảng:

    - Anh là bạn của thằng M phải không? Mời anh vô, mời vô…

    Tôi kính cẩn:

    - Thưa cụ…

    Cụ già cười ha hả:

    - Tôi là bố của nó đây. Tôi cũng tên là M. Nó là con cả, khi đẻ nó tôi không có nhà, nên mẹ nó nhớ tôi quá, mới lấy tên của tôi đặt cho nó. Mời anh vô đi… Mà anh đừng có gọi tôi là cụ, già chết. Cứ gọi tôi là chú được rồi… Tụi trẻ quanh đây chúng vẫn gọi tôi là chú M đó… Tôi năm nay gần 80 rồi nhưng c̣n trẻ khoẻ lắm. Đàn ông con trai ở đây đấu vật vẫn c̣n thua tôi đó… Cũng nhờ tôi lấy vợ muộn, rất muộn nên khoẻ mạnh vậy đó. Tôi có bốn bà vợ cả thẩy, nhưng chỉ có bốn thằng con trai, hai đứa con gái…


    C̣n tiếp...

  5. #165
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chỉ vào cô bé gái đang đứng nép sau lưng, cụ nói tiếp:

    - Con bé này là con út của thằng hai. Thằng đó được bốn đứa con, hai trai hai gái. [cụ thở dài] Nếu thằng QM nó chẳng tù tội th́ giờ này tôi đă có cháu đích tôn rồi…

    Theo chân cụ tôi đi dọc theo một hành lang hẹp, treo đầy quần áo đang phơi. qua một căn pḥng nhỏ âm u làm nhà bếp, đi hết một khoảnh sân nhỏ lót gạch bát tràng, trước khi bước vô căn pḥng vừa là pḥng khách vừa là pḥng ngủ.

    Trong pḥng lúc ấy có hai người đàn ông tuổi khoảng 40 đang tṛ chuyện. Thấy cụ và tôi bước vô, hai người vội vă đứng dậy khoanh tay kính cẩn cúi chào cụ, quay sang chào tôi, rồi đi vào pḥng trong. Cụ mời tôi ngồi xuống chiếc sập bằng gỗ lim và thong thả pha trà mời tôi uống. Tôi vừa uống trà, vừa kể cho cụ nghe về t́nh bạn giữa tôi và QM. Cụ im lặng lắng nghe, phong thái b́nh tĩnh, nét mặt thản nhiên, nhưng ánh mắt cuả cụ rất buồn và xúc động….

    Hút một điếu thuốc lào, cụ nh́n tôi mơ màng:

    - Tôi hỏi câu này nếu không nên không phải mong anh bỏ qua. Theo anh th́ thằng QM nhà tôi c̣n bị tù bao lâu nữa?

    Tôi ngần ngừ một chút rồi thành thật:

    - Thưa chú, cũng tuỳ theo t́nh h́nh. Nhưng cháu nghĩ nhanh nhất cũng phải 3 năm nữa…

    - C̣n lâu nhất?

    - Dạ lâu th́ cháu nghĩ, phải… 10 năm.

    Cụ thắc mắc:

    - Anh nói tuỳ t́nh h́nh là thế nào?

    - Dạ thưa, t́nh h́nh ở đây là xă hội ở bên ngoài có ổn định hay không. Nếu ổn định th́ tù chính trị sẽ được thả sớm. C̣n không th́ có khi bị tù dài dài…

    Cụ buồn bă gật gù:

    - Tôi biết, tôi biết. Nói vậy cũng giống như mấy người ḿnh đi lính cho Pháp ngày xưa vậy. Bị tụi nó bắt tù cả chục năm mới được thả cho về. Về không bao lâu, đến khi Mỹ ném bom Miền Bắc là họ lại bị bắt vô tù. Mà tù tội ở cái chế độ này là vậy đó, chả ai có án tù bao giờ cả. Thích là họ cứ giam. Giam cho đến khi nào họ muốn thả th́ họ thả. Thiệt là khổ…

    Nói chuyện đến đó th́ cô bé lúc năy khệ nệ bưng vô một cái mâm trên có hai đĩa bánh cuốn thật lớn, một đĩa chả quế, một đĩa đậu hũ và rau sống, nước mắm. Đi theo sau là một cô bé tuổi khoảng 12, bê một cái khay nhỏ, trên có một nậm rượu, hai chiếc chén, hai đôi đũa và hai cái ly nhỏ.

    Cụ mời tôi cầm đũa, rồi gắp bánh cuốn, chả quế, đậu hũ cho tôi thật hậu hĩ. V́ đói và lạnh, bánh cuốn lại nóng hổi, chả quế lại rất thơm ngon, nên tôi tận t́nh thưởng thức. C̣n cụ không ăn, chỉ nhâm nhi uống rượu, ngồi nh́n tôi ăn. Chờ tôi ăn đến chén thứ ba, cụ mới thong thả nói, giọng rất xúc động:

    - Anh quen thân với thằng M ở trong tù, nên tôi coi anh như con. Trước đây, đọc những lá thư anh viết hộ cho nó khi anh c̣n ở trong tù, tôi rất quư anh, v́ ngôn ngữ của thằng M nhà tôi nó không đằm thắm t́nh nghĩa như vậy bao giờ. Thằng M nó lêu lôång, đàn đúm với bạn bè, chẳng chịu học hành ǵ cả, nhưng tôi không giận nó chút nào. Tôi nói thiệt với anh, gia đ́nh tôi ngần đó đứa con, đứa cháu, không đứa nào tôi cho chúng nó đi học. Đi học mà làm ǵ. Thời đại này, chúng nó đi học chỉ thêm hư hỏng thôi. V́ thế, để chúng nó ở nhà, tôi trực tiếp dậy dỗ, nên anh thấy đó, mấy đứa con, đứa cháu của tôi chúng nói rất lễ phép, khác hẳn trẻ con thiên hạ. Bây giờ, anh đă đến thăm gia đ́nh tôi là điều rất quư. V́ vậy, nếu anh thấy tôi có thể giúp được điều ǵ, anh đừng có ngại, cứ cho tôi biết…

    Tôi trầm ngâm một lúc rồi thưa thực hoàn cảnh vượt ngục của tôi. Cụ ngồi im lặng nghe tôi nói. Tôi nói xong, cụ hỏi:

    - Bây giờ anh có giấy tờ ǵ trong người không?

    Tôi thưa có, rồi lấy giấy tờ đưa cho cụ coi. Coi kỹ càng xong, cụ hỏi:

    - Những giấy tờ này tuy là giả, nhưng tôi thấy thật 100%. V́ thế, anh cứ yên tâm nghỉ ngơi ở đây. Tôi sai thằng hai mang giấy tờ của anh sang bên công an khu phố tŕnh giấy cho đúng thủ tục. V́ ở đây bất cứ người nào lạ mặt ra vô là có người đi báo công an liền. Ḿnh không đi báo, thế nào tụi nó cũng đến tận nơi gơ cửa, đ̣i coi giấy tờ rồi tra vấn rất phiền phức. Anh thấy như vậy có được không?


    C̣n tiếp...

  6. #166
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi hơi ngần ngại. Đúng như cụ nói, giấy tờ là giấy tờ thật, do “cơ quan chủ quản cấp cục” ở Sàig̣n cấp phát có chữ kư, con dấu đàng hoàng, nhưng tên tôi th́ lại là giả. V́ thế, trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, càng tránh không dính dáng đến công an, cửa quyền của cộng sản chừng nào th́ càng tốt chừng ấy.

    Hiểu được những lo ngại của tôi, cụ M nói:

    - Anh cứ yên tâm đi. Gia đ́nh của tôi tuy có thằng M đi tù, nhưng ở đất này, tụi công an khu phố cũng có phần nể nang nhà này. Thằng trưởng đồn công an khu phố đây lại đang muốn làm con rể của tôi. V́ thế, thằng hai nó mang giấy tờ của anh sang tŕnh cho hợp lệ thôi. Tôi bảo đảm là nó không có tra hỏi ǵ anh đâu.

    Nghe vậy tôi yên tâm:

    - Dạ chú đă nói vậy th́ cháu chẳng có ǵ phải lo ngại…

    Sau khi anh hai đem giấy tờ của tôi đi, cụ quay sang tôi hỏi tiếp:

    - Bây giờ anh tính trà trộn với người Hoa, vượt biên theo ngả Móng Cái, Đông Hưng có phải không?

    Tôi ngạc nhiên không thể ngờ cụ biết trước và biết rơ được như vậy. Cụ mỉm cười:

    - Tôi nói vậy anh ngạc nhiên lắm phải không? Nói thiệt với anh, cho đến nay, người Việt trà trộn với người Hoa để vượt biên có cả ngàn vạn người. V́ vậy thấy anh đến đây là tôi đoán ra ngay, chứ chẳng phải tôi tài cán ǵ cả… Có điều, tôi phải nói thiệt, trông thấy anh đi đôi dép râu là tôi thấy rất nguy hiểm cho anh.

    Tôi giật ḿnh cúi nh́n đôi dép râu để dưới nền nhà, rồi hỏi cụ:

    - Chú nói cháu đi đôi dép râu này là rất nguy hiểm?

    Cụ vuốt râu cười:

    - Tôi nh́n anh th́ thấy anh là người tháo vát, tính t́nh quyết đoán. Tướng mạo anh lại có quư nhân phù trợ nên tiền hung hậu kiết, dù gặp nguy hiểm đến thế nào, anh cũng sẽ vượt qua. Nhưng đôi dép râu anh đi th́ mới tinh, da chân của anh lại trắng đều, chẳng có dấu vết ǵ của quai dép râu cả. Cởi dép râu ra là thấy ngay anh mới đi dép râu được vài tuần lễ là cùng. V́ vậy, tụi công an bộ đội xét giấy tờ anh, chỉ cần tinh ư một chút là nghi ngờ anh ngay. Một thanh niên xung phong từ Sàig̣n ra tận Miền Bắc đi công tác, mà lại mới đi dép râu không lâu, dép lại c̣n mới tinh như vậy th́ có đúng là anh đang “lậy ông tôi ở bụi này” hay không?


    C̣n tiếp...

  7. #167
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nghe cụ M nói, tôi cúi xuống nh́n đôi dép râu ḿnh đang đi và nhận ra ngay sự hớ hênh nguy hiểm của ḿnh. Th́ ra, trong quá khứ tôi đă có cả hai chục năm đi dép râu nhưng tôi vẫn vô t́nh không để ư đến những dấu hiệu quan trọng của một người đi dép râu lâu năm.

    Sự thực ở Miền Bắc trong suốt những năm dài sau 1954, hầu như mọi người đều phải đi dép râu, v́ đó là một phương tiện đơn giản, rẻ tiền, hữu dụng và lâu bền cho những người nghèo khổ. Dép râu làm bằng vỏ xe cũ phế thải, cắt theo h́nh bàn chân để làm đế, phía trên dùng ruột xe cắt thành quai, ở mu bàn chân th́ có hai quai vắt chéo h́nh chữ X, ở cổ chân có hai quai ôm khít phía trước và phía sau.

    V́ các quai dép đều làm bằng cao su, ôm chặt bàn chân người đi nên người nào đi dép râu lâu, bao giờ trên da hai bàn chân cũng có những dấu quai dép hằn sâu và khác hẳn mầu da c̣n lại.

    C̣n tôi, v́ sau thời gian dài 7, 8 năm không đi dép râu, nay mới đi dép râu trở lại, nên hai bàn chân của tôi không có những dấu vết của người đi dép râu lâu năm. Người nào tinh ư, chỉ nh́n thoáng qua là biết.

    Tôi lo ngại hỏi:

    - Thưa cụ, bây giờ cháu phải làm thế nào? Hay là cháu… đi giầy?

    Cụ M lắc đầu:

    - Không, anh đi giầy không được. Từ đây đi đến cửa khẩu Móng Cái cả mấy trăm cây số, lúc th́ đi bộ, lúc đi xe, th́ giầy nào, chân nào chịu cho thấu. Tốt nhất là anh cứ đi dép râu. Nhưng để tôi chọn cho anh một đôi dép râu cũ cũ, chứ đi đôi dép này mới quá, chân anh lại trắng quá, nên dễ bị để ư. Ḿnh đă là người sống ngoài ṿng pháp luật th́ đừng làm cái ǵ, đừng dùng cái ǵ, để cho người khác để ư…

    Ngay buổi tối hôm đó, cụ sai đứa cháu chọn cho tôi một đôi dép râu cũ trong thùng dép cũ của gia đ́nh. Đôi dép vừa vặn chân của tôi nên không phải sửa đổi ǵ. Cụ bảo tôi đi đôi dép đó rồi lấy đất bùn trộn với ít than bột đắp lên hai bàn chân tôi. Sau đó, cụ lấy vải quấn cả dép lẫn bàn chân tôi lại. Tối hôm đó, tôi lên giường ngủ với cả đôi bàn chân nặng trĩu than đất như vậy.

    Sáng hôm sau, cụ M lấy nước tưới vô hai bàn chân của tôi rồi gỡ vải, gỡ bùn. Nh́n xuống hai bàn chân, tôi ngạc nhiên thấy chúng đen đủi. Khi cởi đôi dép râu, tôi thấy những dấu quai cao su hằn sâu trên da hai bàn chân. Như vậy là tôi đă có được đôi bàn chân của người đi dép râu lâu năm.

    Cụ M cười bảo tôi:

    - Bàn chân của anh bây giờ đi dép râu là rất hợp. Nh́n vô không ai biết là anh mới đi đâu. V́ da của anh trắng, nên tôi chỉ làm cho chân anh ngăm ngăm đen thôi, chứ không muốn làm đen quá, người ta lại để ư. Bây giờ, tôi với anh đi ăn phở rồi về bàn đường đi nước bước từ đây đi Móng Cái…

    Tôi ngủ lại nhà cụ M hai đêm, rồi tạm biệt cụ lên đường đi Móng Cái.

    Đây là chặng đường gian khổ và nguy hiểm nhất cho tôi. Xe đ̣ trên chặng đường này rất hiếm, hầu hết đều là xe nhà binh, hoặc xe của các công sở, chở hàng hóa di tản. Không khí trên các chặng đường từ Hải Pḥng đi Móng Cái rất sôi sục khí thế chống Trung Cộng. Đâu đâu cũng đầy cờ xí, khẩu hiệu, loa phóng thanh và những đoàn người hô to các khẩu hiệu chống Trung Cộng, hoặc hát các bài hát khích động ḷng căm thù cộng sản Tàu, kêu gọi mọi người sẵn sàng hy sinh bảo vệ tổ quốc.

    Chờ đợi xe ở các bến xe khách rất nguy hiểm, v́ các nơi này lúc nào cũng dầy đặc công an, bộ đội. Trên đường đi, các đoàn xe quân sự chở đầy bộ đội, vũ khí, hoặc kéo theo các khẩu đại pháo to nhỏ đủ cỡ tiến về phía biên giới.

    Ngoài ra, c̣n có những đoàn xe do ḅ kéo, hoặc người kéo, chở đầy dây kẽm gai, các bàn chông thép, tiến về biên giới. Coi kỹ các bàn chông thép và hỏi những người kéo xe, tôi được biết, những chông thép này là do các đoàn thể ngoại vi của cộng sản như thanh niên, phụ nữ, học sinh, bô lăo… tại các địa phương làm dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản.

    Chông có đủ loại, to nhỏ khác nhau, nhưng nh́n chung điều giống nhau ở cách thức làm. Chông chỉ có hai bộ phận chính là đế làm bằng xi măng, nhỏ th́ bằng chiếc chén ăn cơm, to th́ bằng tô canh. Ở giữa có từ ba đến 5 chiếc chông thép có ngạnh, cao thấp khác nhau, cắm sâu vô đế xi măng.

    Trưa hôm đó, tôi thấy một cụ già kéo một chiếc xe ḅ đầy các bàn chông thép, đang ngồi nghỉ ăn cơm nắm ở dưới gốc cây bên vệ đường. Cụ khoảng ngoài 60, râu tóc bạc phơ, mặc bộ đồ bộ đội đă bạc màu, rách như tổ đỉa.

    Cụ ngồi phệt thoải mái ngay trên mặt đất ăn cơm. Trước mặt cụ là một tầu lá chuối non, chặt vội bên đường. Trên tàu lá chuối là nắm cơm, vài củ khoai, một gói muối nhỏ và bi đông nước. Nói là “ăn cơm nắm”, sự thực bữa cơm của cụ chỉ có một nắm cơm nhỏ bằng quả chanh, c̣n lại là khoai lang chấm muối.

    Cụ ăn khoai mà không hề bóc vỏ, cứ thản nhiên cầm cả củ khoai để nguyên vỏ, chấm muối, ăn ngon lành. Ăn khoai xong, cụ mới cầm “nắm cơm chim” bằng cả hai bàn tay đưa lên trước mắt ngắm nghía hồi lâu, rồi cụ nhắm mắt lại, đưa nắm cơm lên mũi hít hà một cách say sưa….

    Cḥm râu của cụ rung rung không ngớt. Hít hà một lúc lâu, cụ mới từ từ cắn từng miếng cơm nhỏ, nhai một cách chậm răi, tận hưởng cái hương vị tuyệt vời của miếng cơm trắng… Từ lúc cắn miếng cơm nắm đầu tiên cho đến khi nuốt miếng cơm nắm cuối cùng, cụ đều ăn một cách chậm răi, và mắt luôn luôn nhắm, mũi hếch lên, hai cánh mũi phập phồng… như đang tận hưởng cái hạnh phúc được ăn miếng cơm trắng.

    Tôi ngồi cách cụ không xa, ngắm cụ ăn bữa cơm trưa mà thấy xúc động…. nhớ tới không biết bao nhiêu thảm cảnh trong các bữa ăn độn khoai, độn sắn, độn ḿ, độn củ chuối… dưới hàng triệu mái gia đ́nh Miền Bắc trong suốt mấy chục năm kể từ sau 1954.

    Tôi biết trong suốt mấy chục năm đó, hàng triệu em bé ở Miền Bắc đă khóc v́ thiếu sữa, thiếu cơm, v́ không nuốt nổi những miếng khoai hà, sắn thối, hay những cục ḿ luộc đầy mối mọt, mà nhà nước cộng sản phân phối nhỏ giọt cho mọi người qua chế độ tem phiếu.

    Quanh những “bữa cơm” thiếu cơm, thậm chí không có cơm, lại luôn luôn vắng mặt chồng, con và những người thân, hàng triệu người mẹ, người vợ đă phải khóc trong âm thầm đau đớn… Rồi tôi nhớ lại ở Miền Bắc sau năm 1954, có một nhà văn, nhà thơ nào đó đă nói, sống ở trên đời được ăn một bữa cơm không độn có chết cũng sướng…

    Sau 1975, cùng với gót dép râu xâm lăng của cộng sản, thảm cảnh ở Miền Bắc lại lan tràn trên lănh thổ Miền Nam, và cả hai miền của đất nước cùng chịu chung số phận bị cộng sản đầy đọa, thiếu thốn mất mát đủ mọi thứ, kể cả nhân phẩm.

    Ngoài đường phố lúc đó, xe cộ các loại, người già, người trẻ đi lại lũ lượt, bụi bặm đầy trời, nhưng cụ già vẫn thản nhiên ngồi ăn, coi như một ḿnh cụ là cả một thế giới. Cụ biết tôi ngồi cách cụ không xa, đang chăm chú quan sát cụ, nhưng cụ bất cần.

    Chờ cụ ăn uống xong xuôi, tôi bước lại mời cụ điếu thuốc. Cụ cầm điếu thuốc, nh́n tôi, mắt hấp háy, vẻ ngạc nhiên, nhưng không nói ǵ. Tôi ngồi xuống bên cạnh cụ, lễ phép giới thiệu:

    - Thưa cụ, con tên là Lai… C̣n cụ, quư danh…

    Cụ cười ha hả, cắt ngang lời tôi:

    - Quư danh!… Tôi từ bé đến lớn nghèo hèn khốn khổ, chả có cái ǵ là quư th́ làm ǵ có quư danh. Cậu cứ gọi lăo là Ḅ Giếng đi… Lăo làm con ḅ kéo xe cả mấy chục năm nay rồi… C̣n Giếng hả? À nhà lăo có cái giếng, cả làng đến xin nước, nên họ cứ gọi lăo là Ḅ Giếng. Tên thật của lăo th́ cũng có chớ, nhưng bà con gọi măi là Ḅ Giếng th́ ḿnh nghe hoài cũng quên luôn cả tên thật của ḿnh. Hà… hà… Vậy cũng vui. Cậu ở quanh đây hả?

    Tôi thưa:

    - Con ở Hải Pḥng.

    Cụ ngạc nhiên:

    - Ở Hải Pḥng? Từ đó đến đây cũng cả vài trăm cây số. Sau cậu đi xa vậy mà chẳng có hành lư ǵ là thế nào?

    - Con đi thăm người bạn ở Móng Cái.

    - Thăm ai th́ cũng vậy. Đi xa th́ ḿnh phải có hành lư chớ. Nghèo giầu ǵ cũng phải mang theo bộ quần áo, chớ đi tay không như cậu th́ cũng hơi lạ. Vậy nên tôi mới ngạc nhiên tưởng cậu người ở đây…

    Nói đến đó, cụ quay nh́n tôi vẻ thăm ḍ. Tôi tảng lờ như không biết, hỏi tiếp:

    - Cụ cho con hỏi, cụ kéo xe chông này đi đâu vậy?

    - Tôi kéo lên trên Tịnh Xá. Cậu không biết là bây giờ nhà nước đang lo tụi Tàu cộng nó xâm lăng, nên ḿnh phải lo pḥng thủ biên giới, rải chông thép dọc theo sông Ka Long, để lỡ tụi nó chơi tṛ biển người tràn qua, th́ vướng chông nằm đó…

    Nghe cụ nói đến đó, tôi lạnh người. Mục đích của tôi trong chuyến đi này là vượt biên giới Việt Trung. Tôi không biết chính xác sẽ vượt biên giới ở chỗ nào. Nhưng nếu như dọc theo biên giới hai nước được rải đầy loại chông thép, đế xi măng này, th́ điều đó rơ ràng là một trở ngại đầy nguy hiểm cho tôi.

    Tôi lo ngại thăm ḍ:

    - Thưa cụ, biên giới ḿnh với Tàu dài cả mấy ngàn cây số như vậy th́ lấy đâu chông thép mà rải cho hết được?

    Cụ Ḅ Giếng lắc đầu:

    - Cái chuyện đó nhà nước họ lo. Ḿnh là dân th́ chỉ biết thiên lôi chỉ đâu đánh đó thôi. Trên trung ương họ bảo tỉnh, tỉnh bảo huyện, huyện bảo xă, xă bảo làng, làng họp dân lại giao khoán cho từng nhà phải nhận 2000 cụm chông thép đem về đổ xi măng rồi cắm chông vào, chờ khô th́ đem lên Tịnh Xá nộp… Đó là nhà ít người. C̣n nhà nào đông người th́ phải lấy hơn, có khi phải lấy gấp đôi. Nghe đâu cả mấy tỉnh từ Hải Pḥng, Quảng Ninh, Móng Cái cho đến cả Lạng Sơn, Lai Châu, nghĩa là các tỉnh dọc theo biên giới Việt Trung, phải làm mấy chục triệu chông thép để đưa về rải…

    - Thưa cụ, vậy xi măng là do dân tự túc?

    - Xi măng, cát, chông thép th́ do xă cung cấp. Ḿnh th́ lo nước và công làm. Mỗi nhà lấy 10 bao xi măng, 10 bao cát, làm 2000 cái chông xi măng, mỗi cái nặng nửa kí lô. Bổn phận chống xâm lăng th́ như vậy, nhà nào cũng phải làm. Nhưng ai t́nh nguyện làm hơn th́ nhà nước sẽ phát cho cái giấy khen. Cứ làm thêm 1000 cái th́ được một cái giấy khen to bằng bàn tay. Tôi th́ tôi chả ham những thứ nấy. Mà của đáng tội, trong làng tôi cũng chẳng có ai ham giấy khen. Thấy kêu gọi măi cũng chẳng có ai làm, bây giờ trên tỉnh họ giảm xuống c̣n có 100 cái cũng cho giấy khen.

    Tôi hỏi tiếp:

    - Tại sao sau khi làm xong, cụ phải chở đến Tịnh Xá? Bộ nhà nước không cho xe hơi đến chở chông đi cho cụ sao?

    - Nhà nước họ lo chở từ huyện lên tỉnh. C̣n trong huyện th́ dân chúng khắp các xă phải lo nhà nào nhà nấy chở đến mấy địa điểm do huyện phân phối, bố trí. Tôi đi chuyến này là chuyến thứ ba rồi. C̣n hai chuyến nữa th́ hết.

    C̣n tiếp...

  8. #168
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    - Khi đó cụ sẽ được nghỉ?

    - Làm sao mà nghỉ được. Hết chuyện này th́ lại có chuyện khác. Đất nước ḿnh đang sắp có chiến tranh mà. Hết chuyện làm chông th́ làm dây kẽm gai, lo biểu t́nh chống Trung cộng, rồi đi dân công lên biên giới lo rải chông, lo giúp các công ty nhà nước đi sơ tán…

    Cụ xin tôi điếu thuốc nữa. Tôi đưa gói thuốc cho cụ, rồi hỏi:

    - Vậy dọc theo biên giới ḿnh chỉ rải chông, chăng kẽm gai thôi sao?

    Cụ cười ha hả:

    - Cậu này sao mà ngây thơ quá vậy. Rải chông, chăng kẽm gai là ngăn cản tụi Tàu cộng nó dùng biển người. C̣n xe tăng, đại pháo nó tràn sang th́ ḿnh phải lo rải ḿn chống tăng nữa chớ. Nghe đâu nhà nước đă cho rải cả mấy triệu trái ḿn chống tăng rồi đó. Chỉ rải ở những chỗ xe tăng nó có thể tràn qua thôi. C̣n những vùng rừng núi hiểm trở th́ chỉ rải ḿn cá nhân và chông là đủ rồi. Nhưng đó là những bí mật quân sự nên tôi chỉ biết đại khái vậy thôi…

    Chia tay cụ Ba Giếng ở Cẩm Phả, tôi đi bộ được một đoạn vài cây số th́ may mắn, quá giang được một chiếc xe tải chở than đá đi Nà Peo, qua thị trấn Tiên Yên. Tài xế là một thanh niên chịu chơi, gốc Hải Pḥng, tuổi khoảng trên dưới 30, mắt xếch, lông mày rậm h́nh lưỡi mác, râu quai nón, tóc xoăn để từng lọn dài tới ngang vai. Hai cánh tay của anh gân guốc, xâm h́nh rồng, cọp và mấy chữ Tàu. Anh cho tôi biết tên của anh là H và do một ḿnh lái xe đi Nà Peo, nên anh hào hiệp cho tôi ngồi ngay trong pḥng lái. Nhờ vậy tôi cũng đỡ mệt mỏi và thoát khỏi ướt át, lạnh lẽo khi gặp trận mưa thiệt lớn vào chiều hôm đó.

    Dọc đường, anh kể cho tôi nghe những câu chuyện vô cùng thương tâm của những gia đ́nh người Hoa từng sinh sống ở Hải Pḥng cả mấy đời, nhưng v́ đường lối thù nghịch giữa Trung Cộng và Việt Cộng, nên họ đă trở thành nạn nhân, phải bỏ lại tất cả nhà cửa, ruộng vườn, lên đường chạy về Trung Hoa. Anh cũng tâm t́nh về t́nh hàng xóm láng giềng giữa người Hoa và người Việt thắm thiết bao nhiêu đời, nay do nhà nước VC tuyên truyền nhồi sọ, bỗng một sớm một chiều người Việt trở nên thù nghịch, căm ghét người Hoa đến độ có thể đâm chém họ, đốt nhà của họ.

    Nọc độc tuyên truyền của VC đă thổi bùng “ḷng yêu nước mù quáng” trong ḷng người Việt khiến họ dám làm cả những hành vi tồi tệ nhất như ném phân, ném xác thú vật chết vào nhà hay giếng nước của người Hoa, đánh đập ông bà già hay trẻ em người Hoa.

    Thậm chí có cả những người Hoa bị giết, nhà của người Hoa bị đốt cháy, cửa tiệm của người Hoa bị đập phá, những cuộc t́nh Việt Hoa phải bị huỷ bỏ… Vào thời điểm đó, ở Miền Bắc, tại những nơi có người Hoa, rất nhiều người Việt đă làm những hành động man rợ đó chỉ v́ “ngọn lửa yêu nước mù quáng” mà cộng sản đă cố t́nh đốt lên một cách ác ư.

    Khuya hôm đó, xe đến thị trấn Tiên Yên. Anh H lái xe chở tôi đến tận bến xe của thị trấn và cẩn thận dặn tôi ngủ ngay tại bến chờ xe đi Quảng Hà, v́ xe khách bấy giờ rất hiếm.

    Thị trấn Tiên Yên là nơi cuối cùng của quốc lộ 18 khi nó đụng quốc lộ 4B. Tại ngă ba Tiên Yên, rẽ trái vô quốc lộ 4B sẽ đi Nà Peo rồi tới Lạng Sơn. C̣n rẽ tay phải cũng vô quốc lộ 4B đi Quảng Hà, Móng Cái. Trước đây, khi t́nh h́nh biên giới Việt Trung không căng thẳng, xe hành khách qua lại Tiên Yên thường xuyên.

    Nhưng từ khi xung đột biên giới ngày càng leo thang, viễn ảnh cuộc xâm lăng của Trung Cộng ngày càng cận kề th́ xe khách qua Tiên Yên hầu như vắng bóng. Riêng xe nhà binh th́ từng đoàn, từng đoàn đi suốt ngày đêm…

    Không khí chiến tranh ở đây được hâm nóng hơn nhiều so với Hải Pḥng, Cẩm Phả. Thị trấn Tiên Yên cũng tiêu điều giống như một thành phố chết, v́ đại đa số dân chúng lo sợ trước viễn ảnh Trung Cộng xâm lăng, đă “sơ tán” đi các nơi khác.


    Tối hôm đó nằm ở bến xe Tiên Yên tôi trằn trọc không ngủ được. Từ Tiên Yên đi Móng Cái chỉ có khoảng 90 cây số, đủ ngắn để tôi có thể cuốc bộ trong hai ngày đêm, nếu tôi không quá giang được xe. Nhưng tôi biết, đoạn đường càng gần tới đích th́ nguy hiểm ŕnh rập càng nhiều.

    Suốt thời gian ngót một năm qua, kể từ khi vượt ngục, tôi đă gặp không biết bao nhiêu may mắn. Và càng gặp may mắn, tôi lại càng lo ngại cho những nỗi bất hạnh đang chờ đợi. Điều nguy hiểm hơn là đoạn đường từ Tiên Yên đi Móng Cái hầu hết là bộ đội, dân quân, du kích hoặc công nhân quốc pḥng. Thành phần dân sự và thanh niên xung phong rất ít. Thêm vào đó, trước nguy cơ bị Trung Cộng xâm lăng, đường từ Tiên Yên đi Móng Cái có rất nhiều trạm gác của các đơn vị bộ đội chủ lực, của tỉnh đội, huyện đội, xă đội…

    Tất cả những trạm gác này có nhiệm vụ ngăn chặn gián điệp Trung Cộng xâm nhập. V́ thế, việc tôi đóng vai một thanh niên xung phong đi thăm thân nhân ở Móng Cái là điều rất dễ bị nghi ngờ nếu bị các trạm gác này xét hỏi giấy tờ.

    C̣n tiếp....

  9. #169
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Qua nghiên cứu bản đồ và hỏi thăm đường xá kỹ càng, tôi biết được quốc lộ 4B chạy từ Tiên Yên đến Móng Cái dài khoảng 90 cây số. Trong t́nh huống cực kỳ khó khăn, không thể đi ban ngày qua các trạm gác dọc đường, tôi sẽ phải đi ban đêm.

    Thời tiết lúc đó đă bước vào mùa đông, nên lạnh giá, cộng với trời tốt, sẽ là những điều kiện gây khó khăn cho tôi không ít, nhưng trái lại cũng tạo thuận tiện giúp tôi vượt qua các trạm gác.

    Ở bến xe Tiên Yên đêm hôm đó cũng có khoảng hơn chục hành khách chờ xe. Một nhóm bốn người bộ đội có mang theo súng ống đầy đủ. Qua tṛ chuyện giữa họ và những người trong bến xe, tôi biết biết họ được đi phép đặc biệt, nay phải trở về đơn vị đóng ở Hải Ninh, gần Móng Cái.

    Cả bốn người bộ đội đều trẻ măng và đều hăng say chửi Trung cộng. C̣n lại là ba người công an biên pḥng đóng ở Hải Hoà th́ ít nói, khi nói, chỉ ŕ rầm nói với nhau; hai vợ chồng công nhân ở Hải Đông th́ mắc vơng ngủ li b́ không hề tṛ chuyện với ai. Người cuối cùng, nằm ngay cạnh tôi, là một cụ già tuổi khoảng 70 ở Trà Cổ, cách Móng Cái khoảng 7, 8 cây số. Cụ là người vui vẻ tṛ chuyện với tất cả mọi người, nhất là với tôi v́ cụ ngủ ngay cạnh tôi.

    Cụ cho tôi biết, cụ là người gốc Nùng, tổ tiên của cụ là Nùng Trí Cao, trước từng đánh nhau với Tàu khiến Tàu thua nhiều trận, phải cắt đất phong vương cho người Nùng tự trị. Cụ cũng tự hào nói khi quận He Nguyễn Hữu Cầu khởi nghĩa, tổ tiên của cụ cũng đă từng là tướng tiên phong của quận He. Tôi không biết chuyện của cụ kể thực hư bao nhiêu phần trăm, nhưng tướng mạo của cụ rất quắc thước, vừa có vẻ phong trần lại có vẻ ngang tàng, uy dũng, tuy cụ đă ngoài 70 tuổi.

    Chờ xe đến trưa hôm đó, toán bộ đội và toán công an biên pḥng đi quá giang được một đoàn quân xa, c̣n lại có mấy người dân thường, nên tôi và cụ mạnh dạn tṛ chuyện. Nhân dịp này tôi cũng khéo léo hỏi ḍ cụ về địa h́nh địa vật thị xă Móng Cái.

    Theo lời kể của cụ th́ Móng Cái ngày xưa có tên là Múng Cỏi, (?) nhưng khi nào đổi tên thành Móng Cái th́ cụ không biết. Chỉ biết khi lớn lên cụ đă biết Móng Cái là thị xă của tỉnh Hải Ninh. Sau này, thị xă Móng Cái lại đổi thành thị trấn v́ tỉnh Hải Ninh bị xuống cấp từ tỉnh thành huyện. Cụ tự hào kể cho tôi nghe về những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Trà Cổ mà lâu ngày tôi chẳng c̣n nhớ, chỉ nhớ có mỗi mũi Sa Vĩ ở gần Cồn Mang, Trà Cổ là địa danh rất nổi tiếng v́ đó là chỗ khởi đầu cho h́nh thể chữ S của tổ quốc Việt Nam.

    Cụ bảo ngày xưa khi c̣n bé cụ vẫn lội qua sông Ka Long vào mùa nước cạn, để sang bên Đông Hưng, Trung Quốc mua đồ lậu về bên Móng Cái bán. Nghe cụ nói vậy, tôi mừng húm, vội hỏi:

    - Thưa cụ, như vậy giữa Móng Cái và Đông Hưng chỉ cách nhau có con sông Ka Long?

    Cụ gật đầu:

    - Th́ Móng Cái ḿnh ở bờ bên này sông Ka Long. C̣n Đông Hưng, Trung Quốc th́ ở bờ bên kia sông Ka Long…

    - Sông Ka Long có rộng không cụ?

    - Mùa nước lớn th́ khoảng 200 mét c̣n mùa này th́ chỉ hơn 100 mét. Như sức tôi ngày c̣n trẻ chỉ nhắm mắt sải vài sải là qua sông dễ dàng…

    Tôi mừng quá. V́ thú thực cho đến lúc đó, tôi chỉ thấy sông Ka Long trên bản đồ và nghe nói, chứ chưa hề biết nó rộng hẹp, nông sâu như thế nào. Tôi hỏi tiếp:

    - Cụ nói ngày xưa mùa nước cạn, cụ lội được qua sông Ka Long?

    Cụ cười, mắt lấp lánh vẻ tinh nghịch. Trông cụ như trẻ lại cả chục tuổi:

    - Th́ hồi đó có ngày nào mà tôi chẳng lội bộ qua sông Ka Long. Hồi đó nước sông mùa cạn chỉ ngang đầu gối… tôi vừa lội vừa cúi xuống nhặt sỏi chọi nhau mà. Nhưng đó là cái thời tôi mới lên 10, cũng cách đây cả 5 con giáp rồi c̣n ǵ. Bây giờ chả hiểu sao nước sông càng ngày càng sâu. Mùa nước cạn cũng phải một đầu một với… Mà nước sông bây giờ cũng chảy xiết lắm. Mùa nước lũ, con sông nó réo lên ầm ầm, đứng trên cầu ném miếng gỗ xuống, chỉ thoáng chốc đă trôi mất tăm hơi…

    Nghe cụ nói “đứng trên cầu” tôi mừng quá, hỏi ngay:

    - Thưa cụ, sông Ka Long có cầu?

    Cụ gật đầu, nh́n tôi vẻ ngạc nhiên:

    - Cậu không biết chuyện đó sao? Cầu Ka Long có cả mấy chục năm nay rồi. Nó là chiếc cầu biên giới bắc qua sông Ka Long. Mà sông Ka Long là biên giới tự nhiên giữa ḿnh với Tàu…

    Tôi cố giữ vẻ tự nhiên:

    - Thưa cụ, con ở Hải Pḥng, lên Móng Cái thăm người em lần này là lần đầu…

    Cụ gật gù:

    - Cậu người Hải Pḥng à? Thế cậu có biết 6 vị người Đồ Sơn, Hải Pḥng là người đă có công lập nên làng Trà Cổ cách đây mấy trăm năm không?

    Tôi luống cuống:

    - Thưa cụ, con mang tiếng người Hải Pḥng nhưng là dân ngụ cư…

    Cụ cười ha hả:

    - Cậu c̣n trẻ mà cũng biết dùng cái chữ “ngụ cư” là khá lắm đấy. Nói để cậu biết, cái cầu Ka Long được dựng lên từ thời Pháp thuộc, thay thế cái cầu treo hồi đó rất nguy hiểm… lâu lâu lại có người bị rớt xuống sông Ka Long chết mất xác.

    - Thưa bây giờ ḿnh có c̣n đi lại qua cầu Ka Long được không?

    Cụ lắc đầu:

    - Tôi không biết bây giờ thế nào. Nhưng cách đây khoảng hai tháng khi tôi c̣n ở đó th́ bộ đội biên pḥng ḿnh chỉ cho qua cầu những người Hoa nào có giấy xuất cảnh của Việt Nam và giấy nhập cảnh do ṭa đại sứ của Trung Cộng ở Hà Nội cấp.

    Cụ vừa nói đến đó th́ người công nhân mắc vơng ngủ li b́ bỗng lên tiếng, giọng ồm ồm:

    - Bây giờ nội bất xuất ngoại bất nhập rồi cụ ơi. – Y nói nhưng vẫn trùm mền nằm trên vơng.

    Cụ già ngạc nhiên:

    - Ủa ai nói với ông vậy?

    - Giời đất. Chuyện đó ai mà chả biết, đâu cần phải ai nói.

    - Ông nói hay nhỉ? Tôi ngồi sờ sờ ra đây mà tôi đâu có biết.

    - Th́ cụ đi đâu cả hai tháng trời, nay mới trở lại th́ làm sao cụ biết. Thời đại chiến tranh chống chủ nghĩa bá quyền của Trung Cộng, t́nh h́nh mỗi ngày mỗi khác, nói ǵ tới hai tháng.

    - Ông nói vậy th́ cả mấy chục ngàn người Hoa bị nhà nước ḿnh trục xuất, đang lũ lượt đổ về Móng Cái làm sao họ sang bên Đông Hưng được?

    Đến đây th́ người đàn ông ngồi dậy, lột mền, để lộ gương mặt râu ria, tóc tai xồm xoàm. Y liếc mắt nh́n tôi, cặp mắt sắc lẻm, đầy vẻ soi mói. Tôi né tránh cặp mắt của y. Tiếng ồm ồm của y lại cất lên:

    - Cụ phải hiểu, trục xuất người Hoa là chuyện của ḿnh. C̣n tiếp nhận người Hoa hay không là chuyện của họ. Bây giờ bên Trung Cộng họ đóng cửa biên giới không chịu cho người Hoa vô nước của họ th́ ḿnh đâu có làm cách nào đẩy người Hoa họ vô được…

    Cụ già gật gù:

    - Ừ ừ, ông nói vậy th́ có lư. Bên họ đă không nhận th́ ḿnh đâu có bắt ép họ qua cầu được.

    Người đàn ông có vẻ hứng chí:

    - Thằng em của tôi là trung tá bộ đội biên pḥng nên nó hiểu rất rơ t́nh h́nh trên đó. Nó bảo đây là âm mưu quỷ kế của tụi Tàu cộng chơi cái tṛ “gậy ông đập lưng ông” để chơi ḿnh đó cụ ạ…

    Cụ già thắc mắc:

    - Ông tha lỗi cho tôi, ông nói đây là cái tṛ “gậy ông đập lưng ông” là thế nào? Ông nói rơ hơn được không?

    - Th́ cụ thấy rồi đó, nhà nước ḿnh chơi tṛ trục xuất người Hoa để làm cho tụi Tàu cộng nói bối rối, phải đối phó với hàng trăm ngàn Hoa kiều khi về nước. Tụi Tàu cộng nó dư sức biết đó là tṛ phá đám của ḿnh nên nó mới tương kế tựu kế, ra lệnh đóng cửa biên giới, không cho người Hoa về nước. Kết cục là mấy trăm ngàn người Hoa bị kẹt bên nước ḿnh, gây khốn khó cho ḿnh. Cụ thấy đó, bây giờ suốt dọc theo biên giới toàn người Hoa là người Hoa…


    C̣n tiếp....

  10. #170
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chờ ở bến xe Tiên Yên suốt cả ngày hôm sau không có xe, tôi đành phải đi bộ. Hoàn cảnh của tôi lúc đó không cho phép tôi nấn ná ở bến xe Tiên Yên v́ ở lại thêm ngày nào là nguy hiểm thêm ngày ấy.

    Đoạn đường từ Tiên Yên đi Quảng Hà tương đối yên ổn, có nhiều người qua lại, nên tôi có thể đi ban ngày. Nhưng từ Quảng Hà trở đi, t́nh h́nh vô cùng căng thẳng, các trạm gác mọc lên san sát, thường dân, thanh niên xung phong đi lại cũng rất ít, nên tôi đành phải đi ban đêm, c̣n ban ngày th́ chui vào rừng rậm ngủ.

    Có những đoạn đường, thấy nguy hiểm quá, tôi đă phải cắt rừng để tránh những trạm gác dọc đường.

    Như tôi đă kể, suốt chặng đường vượt biên từ Hà Nội trở đi, tôi không hề mang theo quần áo, đồ đạc ǵ. Ngoài bộ quần áo mặc trên người, ít giấy tờ giấu trong người, tôi chỉ mang có tầm h́nh Hồ Chí Minh và cuốn Ngục Trung Nhật Kư để đánh lừa công an, bộ đội ở các trạm gác dọc đường đi.

    V́ chỉ mặc có một bộ quần áo, nên trước khi ngủ trong rừng, tôi phải lộn trái ra mặc cho quần áo khỏi dơ, kẻo không sẽ bị công an, bộ đội hay người đi đường để ư.

    Tôi nhớ thời điểm đó đă cuối thu chuẩn bị sang đông, nên thời tiết rất lạnh. Tôi chỉ mặc phong phanh có một bộ quần áo, với chiếc áo lót, nên lạnh lẽo vô cùng, đêm nào cũng chỉ ngủ chập chờn khi tôi đă quá mệt.

    Cuối tháng 9, tôi đến một làng nhỏ, lâu ngày tôi quên mất tên. Làng này nằm ngay cạnh đường quốc lộ 4B và cách biển không xa. Đứng ở trên ngọn đồi đầu làng, tôi có thể nghe tiếng sóng biển ŕ rào. Trèo lên ngọn đồi cao, tôi có thể trông thấy biển cả về phía đông, núi non trùng điệp về phía tây, và nh́n lên phía bắc, tôi đă thấy cả một quầng ánh sát ở chân trời. Tôi biết đó là thị trấn Đông Hưng bên Trung Cộng, v́ khi ấy, thị xă Móng Cái có lệnh không được thắp đèn, bật điện… nên cả thị xă tối om.

    Hầu hết những làng tôi gặp trên đường đi ở vùng từ Đầm Hà đổ lên đều vườn hoang nhà trống, v́ dân chúng được lệnh “sơ tán” chuẩn bị đối phó với nguy cơ “bành trướng xâm lăng của bá quyền Trung Cộng”. Riêng làng này, từ trên đồi cao, tôi vẫn nh́n thấy có ánh đèn le lói thấp thoáng dưới một vài mái nhà.

    Lúc đó khoảng 7 giờ tối, nhưng trời đă tối mịt. Suốt hai ngày trời đi bộ, ngủ trong rừng, ăn uống thiếu thốn, không một hạt cơm nóng, một ngụm canh, ngọn rau, nên tôi thấy mệt mỏi vô cùng. Thêm vào đó, v́ luôn luôn sống trong tâm trạng của một người bị săn lùng, có thể bị bắt, bị bắn bất cứ lúc nào, nên tinh thần của tôi rất bạc nhược. Sau một hồi tính toán, tôi quyết định đi vô làng, t́m một nhà dân nào có thể tin cậy hoặc mua chuộc, để mua hoặc xin đồ ăn.

    Theo con đường ṃn từ trên đồi cao đi xuống làng, tôi thấy căn nhà đầu tiên cửa đóng, không có đèn đóm ǵ. Đoán không có ai ở nhà nên tôi không vô. Căn nhà thứ hai cách đó khoảng 20 thước, cũng cửa đóng im ỉm. Đi tiếp khoảng trăm thước, đến căn nhà thứ ba, tôi thấy có ánh đèn và tiếng người tṛ chuyện.

    Đứng ngoài xa quan sát, tôi thấy có hai ông bà già cùng với 3 người con đang ngồi ăn cơm ngoài sân, bên cạnh ánh đèn dầu tù mù. Thấy đông người, tôi hơi ngại, định bỏ đi, th́ bỗng nhiên, một con chó khá to từ trong nhà chạy về phía tôi, sủa vang… Tôi lúng túng, chưa kịp tính thế nào th́ có ánh đèn bấm rọi về phía tôi…. Biết bỏ đi sẽ bị gia đ́nh nghi ngờ, tôi liền liều lĩnh, chân bước thẳng vô trong sân, miệng lớn tiếng chào hỏi, giọng thân mật:

    - Chào bố mẹ. Sao gia đ́nh ḿnh ăn cơm muộn vậy, bố mẹ?

    Mấy người đang ăn cơm đều lố nhố đứng hết lên nh́n tôi, nhưng không một ai lên tiếng trả lời. Tôi hiểu ngay, trong hoàn cảnh dân làng vùng gần biên giới Việt Trung đang sống trong sự phập phồng lo sợ về một cuộc xâm lăng của Trung Cộng, bỗng dưng thấy người lạ đột ngột bước vô nhà, họ không thể không nghi ngại. V́ vậy, tôi vội đon đả nói tiếp:

    - Cháu là thanh niên xung phong trên đường đi công tác ở Móng Cái. Đơn vị cháu đóng ở Đầm Hà, ngay quê ông Tùng, bí thư huyện uỷ, chắc bố mẹ biết ông Tùng chứ nhỉ?

    Địa danh Đầm Hà và tên ông Tùng đều là những tin tức tôi đă thu lượm được trên đường đi. Để có thể đóng vai người địa phương, qua mặt được các trạm kiểm soát trên đường, tôi đă thu thập các tin tức địa phương bằng phương pháp “sâu đo”, dùng những dữ kiện đă khai thác được ở xă A, nơi vừa đi qua, để ḍ hỏi nắm bắt những dữ kiện cần thiết ở xă B, nơi ḿnh sắp tới. Rồi sau đó dùng dữ kiện của xă B để khai thác xă C….

    Một khi đă biết được địa danh, tên, cá tính của chủ tịch, bí thư xă… nơi vừa đi qua, tôi dễ dàng đóng vai người địa phương, làm quen với người này người nọ, để ḍ hỏi địa danh, tên tuổi của chủ tịch, bí thư xă, hoặc chủ tịch, bí thư huyện, là nơi tôi sắp tới.

    Tôi biết, trong hoàn cảnh lúc đó, nếu tôi nhắc đến tên chủ tịch, bí thư xă Đầm Hà, chưa chắc ǵ mọi người trong gia đ́nh đă biết v́ hai xă cách nhau tương đối xa. V́ vậy, chắc ăn nhất là nêu tên Tùng, bí thư huyện uỷ, v́ từ Đầm Hà lên đến Móng Cái đều cùng chung một huyện, dân chúng chắc chắn phải biết tên bí thư huyện uỷ.

    Quả nhiên, ngay khi tôi nhắc đến tên Tùng, mọi người trong gia đ́nh đều vui vẻ coi tôi như người làng, không khí căng thẳng lúc ban đầu đột nhiên biến mất. Ba người con, tuổi khoảng trên dưới 20, đều đon đả chào tôi rồi ngồi xuống mâm, tiếp tục ăn cơm. Bà cụ cũng chào tôi vui vẻ, rồi vặn to ngọn đèn dầu. C̣n ông cụ th́ kéo tôi lại chiếc chơng tre, vừa đi vừa oang oang nói:

    - Biết ông Tùng chủ tịch huyện chớ. Ở cái huyện này th́ ai mà chả biết ông Tùng. Tôi nói anh bỏ qua đi cho, ông Tùng là rể của làng tôi đấy

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •