Page 18 of 33 FirstFirst ... 814151617181920212228 ... LastLast
Results 171 to 180 of 326

Thread: Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

  1. #171
    Member
    Join Date
    01-10-2010
    Posts
    229

    Binh Chủng Nhảy Dù---20 Năm Chiến Sự

    Quote Originally Posted by nguyenthiep View Post
    Trích :
    Ngày 30/1/1968 sáng mùng 2 Tết, lúc 2.00 sáng , CS bắt đầu pháo kích hằng trăm quả đạn vào BTL /SĐ1BB , BCH Tiểu Khu, Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa và Thiết Đoàn 7 Kỵ Binh ở An Cựu. Sau đó quân CS bắt đầu xâm nhập và tấn công vào Huế bằng bằng hai cánh quân chính:

    - Cánh thứ nhất là Đoàn 6 gồm các tiểu đoàn đặc công K1, K2, K6 và K12 từ phía bắc bên tả ngạn sông Hương, tấn công BTL.SD1BB tại đồn Mang Cá, phi trường Tây Lộc, Đại Nội.

    Ai viết th́ viết cho đúng .
    Không có chuyện CS pháo kích hàng trăm quả đạn vào BTTL/SD1BB . Tôi nằm cách cổng BTL Sư đoàn có 20M , không nghe ǵ hết .
    Cánh thứ nhất .... tấn công Bộ TLSD1BB . Không có .
    Tôi nói cho nghe : Mặt trước Bộ TLSD1BB là cuối đường Mai thúc Loan . VC sợ và nó hiểu lầm nên nó không đến cổng Bộ TL . Nó ở cách xa BTL một cây số, mặc dầu kỳ đài nó chiếm rồi .
    Tôi tiết lộ : trong BTLSS1BB khi đó không có đủ lính mà VC lầm không biết nên không tấn công .
    Mặt sau BTT là ở ngoài thành là yên tỉnh VC chưa tấn công .
    Ông Đại uư Huế Chỉ huy trưởng Đại đội Hắc báo , đang ăn Tết ở nhà, lính đại đội nầy ở ngoài hết . Qua ngày hôm sau 1/2/1968 Đại uư Huế mới tập họp được Đại đội lẽn vào cửa Đông ba vào tăng cường cho Bộ TLSD1BB, khi đó mới an tâm . Tôi có cách mặt tiền BTL chỉ có 20m (nhà dân) .
    Đại Uư Huế nay đang c̣n, tôi đang c̣n .
    Ai viết xin viết cho đúng .
    Anh than phiền bài viết không đúng mà không cho biết là anh đọc ở trang nào trong phần thảo luận này ở đâu? Anh nói khơi khơi như vậy hơi phiền để giúp. Anh nên t́m tác giả hoặc nhờ ai t́m hộ chứ alamit chỉ là người đưa bài và có thể không đủ khả năng để biết hết. Chúc anh may mắn.

    http://nhaydu.com/index_83hg_files/l...TetMauThan.htm

    Tổng Công Kích Năm MẬU THÂN
    Kể từ ngày 29/1/1968

    ...
    ....
    .....

    Đại Úy Vơ Trung Tín
    Tiểu Đoàn Truyền Tin SĐND – 714-856-9202
    Đại Úy Nguyễn Hữu Viên
    Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù – 714-724-8933
    Chúng tôi rất mong được đón nhận những ư kiến bổ chính của các chiến hữu cho những sai sót v́ vấn đề thời gian đă trên 30 năm và tài liệu tham khảo hạn hẹp. Email: votrungtin@hotmail.c om

  2. #172
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Tiểu Đoàn 5 TQLC - Trận đánh Mộ Đức, Quảng Ngăi

    MX Dương Bửu Long

    Vào khoảng gần cuối năm 1965, Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến hoạt động trong vùng trách nhiệm thuộc tỉnh Quảng Ngăi. Ba (03) tháng hành quân cực nhọc đă hết. Ngày mai Tiểu đoàn sẽ được Không vận về Saigon nghỉ dưỡng quân. Hôm nay là ngày cuối cùng của Tiểu đoàn ở lại tỉnh lÿ nầy. Thiếu tá Dương Hạnh Phước, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn vui vẻ hơn lúc nào hết bởi lẽ Thiếu tá vừa nhắn tin về, qua điện đàm, báo với vợ ở Saigon rằng: “ngày mai sẽ có mặt tại Saigon”. Thế nhưng, cái ngày mai hạnh phúc ấy đă không đến với Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến.

    1. Mở đầu buổi họp hành quân:

    Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng, với dáng điệu bực bội, chậm răi đọc bức mật điện của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Nội dung bức điện như sau: ... Chiếu theo nhu cầu hành quân, Bộ Tổng Tham Mưu, Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa quyết định gia tăng thời hạn tăng phái Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến cho Tiểu Khu Quảng Ngải thêm 01 ngày. Mọi yêu cầu xin triển hạn thêm đều không được chấp thuận, v.v... Rồi buổi họp được tiếp tục theo thủ tục thường lệ: Thuyết tŕnh, ban lệnh hành quân, vẽ phóng đồ, v.v...

    Ngày N tháng T năm 1965 (ngày mai) Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến phải có mặt tại băi bốc, phi trường Quảng Ngải trước 8 giờ, được trực thăng vận xuống băi đáp gần mục tiêu (D), tiến chiếm thứ tự 4 mục tiêu (D), (C), (B) và (A).

    Tin tức t́nh báo: ghi nhận có địch trong vùng hành quân. Dân cư trong vùng thiên về địch.

    Bạn: Bộ binh cùng Thiết giáp án ngữ nằm chắn ngang giữa quốc lộ và mục tiêu (A), sẵn sàng làm lực lượng trừ bị.

    Cuộc hành quân nầy phải hoàn tất nội trong ngày. Căn cứ vào bản đồ và phóng đồ, lộ tŕnh hành quân xuyên qua làng mạc. Bốn mục tiêu được khoanh tṛn ở những nơi có nhà cửa. Giới hạn của khu vực hành quân: bên trái là con sông, bên phải là một cánh đồng ruộng lúa. Chiều dài của lộ tŕnh hành quân đo được gần 20 cây số.

    2. Diễn tiến hành quân:

    - 10 giờ (ngày N, tháng T, năm 1965) - Hoàn tất việc đổ bộ bằng trực thăng vận. Theo đúng kế hoạch, Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến được tách ra thành 2 cánh quân:

    1) Cánh Tiểu đoàn trưởng (Thiếu tá Dương Hạnh Phước) làm nỗ lực chính, gồm Đại đội 4 (Trung úy Dương Bửu Long, Đại đội trưởng) đi đầu, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn (-) đi giữa và Đại đội 2 (Trung úy Nguyễn Văn Phán, Đại đội trưởng) đi cuối, tiến chiếm trực tiếp 4 mục tiêu (D), (C), (B) và (A).

    2) Cánh Tiểu đoàn phó (Đại úy Phạm Nhă) làm nỗ lực phụ, gồm Đại đội 1, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn (-) và Đại đội 3, tiến song hành về phía bên trái cánh Tiểu đoàn trưởng.

    Trên lộ tŕnh tiến quân có quá nhiều nhà cũng như ḿn bẫy do bọn Việt cộng gài lại. Mỗi cái nhà ở đây có địa đạo ăn thông với 1 hoặc 2 căn hầm ẩn núp nằm sâu trong ḷng đất. Ngay từ phút đầu, Đại đội 4 đă vất vả trong việc khám phá ḿn bẫy và đă phí phạm nhiều lựu đạn và khói màu khi lục soát các căn hầm bí mật của Việt cộng. V́ lẽ đó tốc độ hành quân bị chậm lại.

    - 12 giờ 30 : Đại đội 4 chiếm mục tiêu (D). Vô sự. Khi rời (D) để tiến về mục tiêu (C), Đại đội 4 bắt đầu chạm địch lẻ tẻ và liên tục. Việt cộng vừa đánh trả vừa rút lui về phía mục tiêu (C). Bên ta có 2 binh sĩ bị thương nhẹ. Bên địch có thiệt hại nhưng không rơ.

    - 16 giờ 20 : Đại đội 4 chiếm được mục tiêu (C). Đích thân Đại đội trưởng Đại đội 4 đến gặp trực tiếp Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng đề nghị xin t́m điểm đóng quân đêm cho Tiểu đoàn, đồng thời xin tái tiếp tế đạn dược nhất là lựu đạn và khói màu cho Đại đội 4 với những lư do được tŕnh ra như sau: Không c̣n đủ thời gian để tiến chiếm 2 mục tiêu c̣n lại (B) và (A) v́ từ đây đến đó c̣n quá xa (hơn 10 cây số). Vả lại Đại đội 4 c̣n rất ít lựu đạn và khói màu, không đủ dùng nếu có trận chiến lớn xảy ra. Nhưng Tiểu đoàn trưởng ra lệnh dứt khoát phải tiếp tục tiến quân thật nhanh để hoàn thành nhiệm vụ nội trong ngày theo đúng kế hoạch dự trù với bất cứ giá nào ! Thi hành mệnh lệnh của Tiểu đoàn trưởng, Đại đội 4 gia tăng tốc độ hành quân, giảm thiểu việc lục soát hầm hố.

    - 16 giờ 40 : Trong lúc di chuyển qua một khoảng đất trống trải, các Trung đội thuộc Đại đội 4 gặp phải 1 mương đào sâu và rộng (1,5 mét rộng, 2 mét sâu) nằm chắn ngang hướng tiến. Xa hơn, cách mương đào khoảng 15 - 20 mét là một hàng tre gai dầy và rậm chạy dài song song với mương đào. Đúng vào lúc này, địch ẩn nấp trong các hố chiến đấu ngụy trang đào dọc hàng tre gai, khai hoœa dữ dội. 2 khẩu đại liên từ 2 góc trái và phải của hàng tre nhả đạn không ngừng. Bị tấn công nơi trống trải, 2 trong 3 Trung đội thuộc Đại đội 4 đi tiên phong bị buộc phải bám vào con mương đào để chống cự. Mương đào th́ sâu, khẩu súng trở thành vô dụng. Binh sĩ ta chỉ c̣n một phương cách duy nhất là xử dụng lưu đạn để chiến đấu. Một Trung đội tiên phong (có nhiệm vụ bảo vệ sườn phải Đại đội 4) c̣n lại phải tạt về phải, bung ra ngoài đồng trống, núp vào các con đê để bắn trả. Chiến trận bùng nổ khốc liệt ngay từ phút đầu. Lưu đạn nổ ầm ́ làm rung chuyển mặt đất. Đạn B.40, B.41 của Việt cộng rơi tới tấp vào tuyến giữa, vào các vị trí chung quanh Ban chỉ huy Đại đội 4 và Bộ chỉ huy Tiểu đoàn (-) (lúc đó đang bố trí về hướng bên trái Ban chỉ huy Đại đội 4, cách khoảng 15 mét). Cùng một lúc, tại một vị trí nằm ngoài khu vực hành quân, cách cánh quân của ta về hướng bên phải độ 100 - 150 mét, một bộ phận của Việt cộng dùng súng đại bác 57 ly (SKZ) trực xạ vào hông phải Tiểu đoàn (-). Cũng chính ngay trong cơn băo lửa nầy, 1 quả đạn 57 ly đă nổ tung trúng ngay Bộ chỉ huy Tiểu đoàn (-). Hầu hết các thành viên trong Bộ chỉ huy Tiểu đoàn (-) đă hy sinh tại chỗ: Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng Dương Hạnh Phước, Y sĩ Trung úy Lê Hữu Sanh, 2 cố vấn Mỹ (Thiếu tá cố vấn trưởng và Thượng sĩ âm thoại viên), 1 Sĩ quan Tiền sát Pháo binh, các Hạ Sĩ Quan trong Ban tham mưu Tiểu đoàn, các âm thoại viên Truyền tin và các Binh sĩ bảo vệ, ngoại trừ Sĩ quan Ban 3 Tiểu đoàn và Binh sĩ mang máy c̣n sống sót. Ngay sau cái chết của Tiểu đoàn trưởng, Sĩ quan Ban 3 Tiểu đoàn cũng như Ban chỉ huy Đại đội 4 đă cố gắng nhiều lần gọi máy liên lạc với Đại úy Phạm Nhă, Tiểu đoàn phó để báo cáo t́nh h́nh, nhưng không liên lạc được !!! T́nh h́nh nội bộ của Đại đội 4 càng trở nên xấu hơn khi Ban chỉ huy Đại đội 4 lần lượt mất liên lạc vô tuyến với các Trung đội 1, 2, và 3. Rồi th́, khoảng 15 phút sau đó, các Binh sĩ ở tuyến đầu bị đánh bật ra khoœi mương đào, vội vă rút lui về. Nương theo đà rút lui của Binh sĩ ta, một số Việt cộng, ḿnh trần, cổ quấn khăn dù, tràn tới tấn công nhưng bọn chúng đă bị Trung đội VKN (vũ khí nặng) thuộc Đại đội 4 bắn hạ. Số ít Việt cộng c̣n lại boœ chạy lui về hướng cũ. Khi tái bố trí số quân c̣n lại để ngăn chận những đợt tấn công kế tiếp của Việt cộng, Đại đội 4 hiện tại đă mất mát 3 Sĩ quan cấp Trung đội trưởng, chưa kể đến số đông anh em Hạ sĩ quan và Binh sĩ bị tử thương và bị thương hoặc mất tích: Chuẩn úy Trần Tử Phương, Trung đội trưởng Trung đội 3, tử thương; c̣n 2 Sĩ quan Trung đội trưởng 1 và 3 bị mất tích (hôm sau Đại đội 4 biết tin Chuẩn úy Lộc, Trung đội trưởng Trung đội 1 đă phá được ṿng vây, mặc dù bị thương nơi cánh tay, cùng 1 số quân nhân thuộc hạ đến được điểm án ngữ của đơn vị Bộ binh bạn).

    Cùng hoàn cảnh tương tự như Đại đội 4, Đại đội 2 với nhiệm vụ bảo vệ mặt hậu cánh quân cũng bị một bộ phận của địch tập kích - phải lui dần về phía trước. Hai Đại đội (2 + 4) giờ đây quây quần pḥng thủ trong một khoảnh đất chật hẹp trong khi đạn B.40, B.41 và 57 ly không ngừng rót vào vị trí nầy và đă phải chiến đấu đơn độc - hoàn toàn mất liên lạc với cánh quân bạn (cánh Tiểu đoàn phó), không có Pháo binh, Phi cơ yểm trợ. Do đó, chẳng bao lâu sau, Đại đội 2 và Đại đội 4 bị bắt buộc phải rời boœ vị trí bất lợi nầy, rút nhanh ra bờ sông để bảo tồn lực lượng và chờ viện binh. Mặc dù bị Việt cộng xạ kích dữ dội trong lúc băng qua khu đất trống trải, 2 Đại đội đă đến được bờ sông. Và, cũng thật là bất ngờ, Đại đội 2 và Đại đội 4 đă gặp được cánh quân Tiểu đoàn phó đang có mặt tại các giao thông hào sâu cạnh bờ sông từ lúc nào !

    Sau vài đợt Pháo binh bắn phá mục tiêu, Đại đội 4, mặc dù không c̣n cấp chỉ huy Trung đội trưởng, được lệnh Tiểu đoàn phó, xung phong 2 lần để tái chiếm mục tiêu - nhưng không thành công. V́ hoœa lực của địch vẫn c̣n quá mạnh. Có thêm 3 binh sĩ thuộc Đại đội 4 bị thương. Tính đến lúc đó Đại đội 4 vừa chết vừa bị thương 34 người.

    17 giờ 30 - 18 giờ : Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến nhận lệnh chuẩn bị băi đáp an toàn để đón tiếp 1 Sĩ quan cao cấp. Rồi th́ một trực thăng ló dạng từ xa, đột ngột hạ thấp độ bay, lượn sát ḍng sông rồi đáp ngay xuống băi đáp. Từ trên máy bay bước xuống, vị Đại tá Mỹ mặc quân phục ngụy trang (binh chủng Thủy Quân Lục Chiến). Sau ít phút trao đổi với Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến về t́nh h́nh địch, bạn, địa h́nh địa thế của trận mạc, ông đă liên lạc với Đệ Thất Hạm Đội Mỹ để xin Không yểm. Sau đó máy bay Phantom (con Ma) của Mỹ, chia làm 3 đợt trước sau oanh kích mục tiêu dưới sự điều chỉnh của ông ta. Các mục tiêu ch́m đắm trong biển lửa.

    7 giờ sáng ngày hôm sau : Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến phản công tái chiếm mục tiêu và hoàn tất nhiệm vụ.

    Kết luận:

    Những sự kiện liên quan đến trận đánh Mộ Đức, Quảng Ngăi như:

    1. Việt cộng có khả năng mở 2 mặt trận cùng một lúc (chính diện và hậu diện) và hàng trăm quả lựu đạn chày của bọn Việt cộng boœ lại tại các hầm hố đào dọc theo hàng tre gai.

    2. Việc Tiểu khu Quảng Ngăi cố t́nh xin lưu giữ Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến thêm 1 ngày và đă vẻ ra kế hoạch hành quân “bất khả thi”, phải chăng là những bằng chứng chỉ rơ ra rằng bọn Việt cộng đă có 1 gián điệp gài vào chức vụ cao trong Tiểu khu Quảng Ngăi và đẩy Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến vào một thế trận đă được Cộng sản Bắc Việt phục sẵn chờ trong một địa thế chúng đă sắp xếp kỹ.

    Dù đă 32 năm qua rồi, trận đánh Mộ Đức, Quảng Ngăi vẫn c̣n để lại cho người trong cuộc nhiều suy tư, thắc mắc và trăn trở mà vẫn không bao giờ có được câu trả lời thoœa đáng.

    “Để tưởng nhớ các chiến sĩ anh hùng Tiểu đoàn 5 Thủy Quân Lục Chiến đă hy sinh trong trận chiến Mộ Đức”.

  3. #173
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Tiểu Đoàn 5 TQLC - Trận đánh Mộ Đức, Quảng Ngăi


    THÁNG ..6 NĂM 1966.
    MX Lê Văn Thời. TĐ.5/TQLC.

    Nằm tại núi Thiên Ấn, bên cầu Trà Khúc, Quảng Ngăi, Tiểu Đoàn 5/TQLC chúng tôi biệt phái cho Quân Đoàn 2, Vùng 2 chiến Thuật đă hơn một tháng. Theo chúng tôi được biết th́ t́nh h́nh Quảng Ngăi vào thời gian này không có chi đáng quan ngại, mặc dù trước đây QN là nơi có nhiều hang ổ của VC, nhưng những quận nổi tiếng của QN như Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ v.v.. đă được tạm thời b́nh định, áp lực của địch đă giảm xuống rất nhiều. Theo nguồn tin bán chính thức, TĐ5/TQLC chúng tôi được biệt phái ra đây không v́ áp lực nặng nề của địch mà v́ áp lực của phong trào xuống đường biểu t́nh chống đối chính phủ của Phật Giáo dưới sự chỉ đạo của Thích Trí Quang và đồng bọn!

    Ngay trong những ngày đầu tiên mới đến đây, chúng tôi đă nghe dân địa phương xầm x́ rằng có một tiểu đoàn ĐPQ ly khai, kéo nhau ra Huế để hổ trợ cho đồng bào Phật tử xuống đường chống chính phủ, và ngay dân địa phương quanh vùng chúng tôi đóng quân cũng biểu lộ thái độ thiếu thân thiện và không ngần ngại gọi thẳng chúng tôi là lính “Thiệu-Kỳ”.

    Tôi c̣n nhớ một hôm Trung Úy Nguyễn Đăng Ḥa và tôi đến thăm viếng và đàm đạo với vị thượng tọa chủ tŕ chùa Thiên Ấn, trước mặt chúng tôi vị thượng tọa này không ngớt lên án chính quyền Miền Nam và biểu lộ nhiều cử chỉ chống đối và khiêu khích chúng tôi mặc dù chúng tôi hết sức cung kính đối với ông.

    Một chứng minh khác nữa là trong suốt hơn tháng tại đây, chúng tôi chỉ có vài cuộc hành quân lục soát lẻ tẻ, không quan trong! Ai cũng biết ND và TQLC là lực lượng tổng trừ bị, mỗi khi ra quân đến đâu th́ nơi đó nhất định đang có hay sẽ là nơi diễn ra chiến trường khốc liệt, hiếm khi có trường hợp lực lượng tổng trừ bị chỉ dùng để đi hành quân lục soát khơi khơi! Đây là chuyện khác thường mà anh em trong tiểu đoàn ai cũng thấy rơ.

    Cuối tháng 5/1966, không khí trong đơn vị vui hẳn lên khi chúng tôi được lệnh chuẩn bị 2 hôm nữa về hậu cứ tại suối Lồ Ồ, Thủ Đức để bồ sung và dưỡng quân, anh em rủ nhau đi mua quà kỷ niệm cho gia đ́nh cho người yêu. Hai thứ được ưa chuộng nhất là nón lá bài thơ của Huế và đặc sản mè xửng kẹo gương Quảng Ngăi.

    Nh́n Binh Nh́ Lê Văn Tỵ tỉ mỉ gói những phong kẹo gương, cột chặt mấy cái nón lá bài thơ với gương mặt rạng rỡ, tôi bỗng vui lây với cái vui hồn nhiên của hắn. Tỵ là đệ tử ruột của tôi, tôi giữ hắn lại ở bên cạnh là v́ trường hợp đặc biệt.

    Mồ côi cha mẹ từ khi 13 tuổi, sống nhờ người chị, lớn hơn 3 tuổi, tần tảo đùm bọc nuôi em, thấy chị quá vất vả gian khổ, Tỵ không đành ḷng nên khi vừa tṛn 17 là Tỵ khai gian thêm một tuổi để vào TQLC. Hắn cho tôi biết đây là món quà đầu tiên mà hắn có được để đem về tặng riêng cho chị hắn. Chính v́ c̣n quá trẻ, ngây thơ trông rất tội nghiệp nên tôi giữ hắn lại ở bên cạnh, không đưa ra tiểu đội tác chiến, hy vọng một chút may mắn dành cho cái ngây thơ của hắn.

    Buồi chiều khi tôi đang ngồi nhâm nhi ly café ở quán cóc bên bờ sông Trà Khúc, thả hồn mênh mang theo lượn nước lững lờ, mơ màng nghĩ đến những ngày vui sắp tới khi trở lại Saigon th́ thượng sĩ thường vụ đại đội gọi tôi về họp gấp. Ngạc nhiên, tôi hỏi có chuyện ǵ đặc biệt không th́ ông ta uể oải trả lời:

    _ Dường như chuẩn bị hành quân ngày mai, tôi cũng không rơ lắm.

    _ Ủa, ngày mai ḿnh có lệnh về Saigon rồi mà!

    Thượng sĩ già thường vụ buồn bă khẽ lắc đầu, quầy quả bỏ đi.

    Tôi hối hả đến chỗ “ông già Huệ”, Đại Úy Vơ Trí Huệ ĐĐT/ĐĐ.1. Khi tới nơi, tôi thấy Nguyễn Ngọc Tư (Tư lựu đạn) Trung Đội Trưởng Trung Đội.2. Ngô Đ́nh Lợi, Trung Đội Trưởng Trung Đội.3 (2 thằng bạn cùng khóa 20/VB với tôi). Trần Văn Hên (Hên đui), Trung Đội Trưởng Trg Đội súng nặng đă có mặt.

    Chúng tôi được phát mỗi người một phóng đồ hành quân, với vẻ mặt đầy bất măn cộng thêm những nét khắc khổ sẵn có, Đ/u ĐĐT cho biết BTL/SĐ22/BB yêu cầu TĐ.5 chúng tôi ở lại thêm một ngày, giúp họ thêm một lần “hành quân lục soát”(!) trước khi rời khỏi nơi đây.

    Cuộc hành quân thực là đơn giản, TĐ5 sẽ nhẩy trực thăng vào một làng nằm dọc theo bờ sông Vệ, thuộc quận Mộ Đức, khoảng 2 km phía Đông QL1. Tiểu đoàn lục soát từ đó thẳng ra QL1. Đến QL1 là chấm dứt cuộc hành quân và sẽ có xe GMC của SĐ2 đưa về lại núi Thiên Ấn.

    Lực lượng địch được P2/SĐ2 cho biết khoảng một trung đội du kích, thường hay quấy phá, có thể tăng cường thêm quân chính quy, không rơ cấp số.

    Phần lực lượng bạn th́ có một tiểu đoàn ĐPQ nằm án ngữ cách QL1 vài trăm mét,và cũng là lực lượng trừ bị cho TĐ.5/TQLC.
    Lệnh: Mang theo một ngày cơm vắt, cuộc hành quân dự trù sẽ chấm dứt sớm trong ngày, chỉ cần mang theo trang bị hỏa lực cá nhân, không mang theo ba-lô đồ ngủ cồng kềnh…
    Đại Úy ĐĐT nhấn mạnh: Đây là vùng dân cư, tuy c̣n là xôi đậu, nhưng tuyệt đối không được làm hại đến tài sản của dân và hết sức cẩn thận v́ có thể du kích trà trộn vào dân rồi bất ngờ gây thiệt hại cho ta. Mục tiêu là một xóm làng bề ngang không quá 200 m, xa xa về phía tay phải có rặng núi nhấp nhô ( tôi không c̣n nhớ rơ tên ǵ). Phía tay trái là sông Vệ có dân chúng cư ngụ dọc theo 2 bên bờ sông.
    Kế hoạch HQ được Đai úy Vơ Trí Huệ cho biết dự trù như sau:
    Tiểu đoàn chia làm 2 cánh A và B và sẽ đổ bộ trực thăng xuống khoảng trống ở 2 bên b́a làng chiếm mục tiêu rồi tiến quân lục soát song song. Phía tay trái là cánh B do Đại Úy TĐP Phạm Nhă, tiến dọc theo bờ sông Vệ. Phia tay phải là cánh A do Thiếu Tá TĐT Dương Hạnh Phước chỉ huy.
    Đi đầu cánh A là ĐĐ.4 của Tr/úy Dương Bửu Long gồm có Th/Úy Lê Đ́nh Quỳ ĐĐP kiêm Trgđt, Th/úy Nguyễn văn Lộc, Trần Tử Phương và Ch/uy Thảo. Kế tiếp là BCH/TĐ và Trung Đội Quân Báo. Đi sau là ĐĐ.2 của Tr/Úy Nguyễn Văn Phán.
    Đi đầu cánh B là ĐĐ.1 của Đ/Úy Vơ Trí Huệ, đi giữa là BCH nhẹ tiểu đoàn của Đ/Úy TĐP Phạm Nhă. Đi sau là ĐĐ.3 của Tr/Úy Nguyễn văn Kim, ĐĐP là Th/Úy Lê Quư B́nh.
    Đại Úy Huệ nói:

    _ Ngày mai tất cả phải sẵn sàng lúc 5 giờ sáng để ra băi trực thăng của SĐ.2. Thời, Trung Đội.1 của toa trực sẽ nhẩy đầu tiên, sau đó tới Tư và Lợi. Các toa c̣n thắc mắc ǵ không?

    Đại Úy Huệ kết thúc buổi họp với sự phân công như trên, chúng tôi chỉ là những người “Thiên Lôi” chỉ đâu đánh đó, đă quá quen với những cuộc hành quân như thế này rồi nên chẳng ai thắc mắc ǵ, tuy nhiên, đặc biệt trong lần này mấy thằng trung đội trưởng chúng tôi đều có thắc mắc ngoài lề:

    _ “Sao lại có chuyện kỳ cục vậy Đại Úy? Không phải mai ḿnh về Saigon sao? Chỉ là hành quân lục soát thôi chứ có phải là đụng nặng đâu mà phải sử dụng khẩn cấp đến ḿnh? Chuyện ǵ nữa đây?”

    _ “Moa cũng đâu có biết, ngay cả Th/Tá TĐTr ổng cũng không ngờ. Chiều mai ḿnh mới được bốc về SaiGon. Bà ấy (phu nhân TĐT) mới từ Saigon ra, có làm tiệc khoản đăi từ giă mấy xếp ở đây, tại câu lạc bộ Phượng Hoàng vào sáng ngày mai.”

    Xong buổi họp, trước khi ra về để chuẩn bị cho cuộc hành quân ngày mai, chúng tôi, các trung đội trưởng Thời, Lợi, Tư, lầu bầu với nhau

    _ “Mẹ! Đúng là con ghẻ, mồ côi, được dịp xài, xài cho quá mức, cho chết luôn!”

    Nguyễn ngọc Tú (Tư lựu đạn) lắc đầu, tật cố hữu của hắn, nhoẻn miệng cười ruồi! Tôi thật t́nh không hiểu hắn cười v́ bất măn hay đau khổ.!
    Về đến trung đội, tôi cho tập họp các tiểu đội trưởng truyền đạt lệnh hành quân ngày mai. Với một chút chủ quan tôi nói thêm:

    _ “Lệnh cho mang theo một ngày cơm vắt, nhưng ai muốn mang hoặc không cũng được, v́ cuộc hành quân chỉ lục soát khoảng hơn cây số thôi nên có thể kết thúc sớm.”

    Chính tôi cũng dặn đệ tử không cần mang theo cơm, ư của tôi là muốn dành bụng đế “vớt” một tô ḿ Quảng cuối cùng trước khi lên máy bay về Saigon.

    Chúng tôi có mặt sẵn sàng tại băi bốc SĐ.2 lúc 6 giờ sáng. Trực thăng Mỹ sẽ bốc vào lúc 6 giờ 30. Chỉ có 10 trực thăng và v́ phải đổ quân cho 2 cánh cùng một lúc cho nên mỗi lần chỉ có 5 chiếc cho mỗi cánh quân. Trung đội tôi trực nên sẽ được bốc đầu tiên.

    Chưa đầy 5 phút bay, trực thăng đă đột ngột đổi độ cao, xà xuống băi đáp. Không hiểu v́ quá chủ quan hay v́ lư do đặc biệt nào nữa mà cuộc độ bộ này có vẻ khác thường hơn với những cuộc đổ bộ trực thăng trước, tôi không thấy có trực thang C&C hay cobra bao vùng yểm trợ. Khi trực thăng vừa xà xuống là tôi nghe từng loạt AK bắn lốp-bốp vào chúng tôi.

    Do kinh nghiệm và phản ứng tự nhiên, dù trực thăng c̣n khoảng 3m cách mặt đất, chúng tôi cũng vội tung ḿnh nhẩy xuống và dàn đội h́nh bung rộng ngay ra, an ninh băi đáp, chưa kịp báo về đại đội, chúng tôi đă hạ được 5 tên và bắt sống 2 tên tại chỗ. Một phép lạ nào đó, kiểm soát lại, trung đội tôi chưa bị một thiệt hại nào.

    Vừa báo về đai đội, vừa ra lệnh trung đội nhanh chóng chiếm mấy vuông nhà trước mặt theo hướng tiến quân. Tiếng AK và Garant của địch và ta vang dội không ngừng. Tiến chiếm liên tục 5 vuông nhà, nhà ở đây gần giống như ở thôn quê miền Nam, có từng vuông riêng biệt, san sát nhau vừa tre vừa khóm, nhưng khô ráo chứ không có mương rănh như trong Nam, Vừa lúc chiếm xong vuông nhà thứ 6, tôi hét to:

    _ “Tụi bây đă lục soát căn nhà này chưa?”

    Đệ tử ruột của tôi, Binh Nh́ Tỵ từ cửa sau căn nhà bước ra nói:

    _ “Dạ xong rồi Thiếu Úy”.

    Ngay lúc tiếng “Úy” vừa dứt, một tràng AK trước mặt bắn về phía chúng tôi. Khi nghe Tỵ trả lời, tôi quay sang nh́n hắn, Tỵ chỉ cách tôi 2 m, tôi thấy Tỵ giật nẩy người lên rồi ngă xuống như một thân cây vừa mới bị đốn! Phản ứng tự nhiên, tôi nhào tới ôm Tỵ lăn vào chổ núp. Nguyên một loạt đạn đi chéo từ dưới lên trên đă ghim vào thân thể Tỵ! Máu trong người Tỵ bắn vọt lên vào đầy quần áo và mặt mũi tôi! Tôi thấy Tỵ trợn trừng đôi mắt nh́n tôi, thân ḿnh giật giật lên mấy cái rồi đầu nghẻo xuống, bất động !!!

    Thật khó mà diễn tả cho hết được những ǵ trong tôi lúc đó, mùi máu tanh của Tỵ ḥa lẫn với mồ hôi của tôi chảy dài trên mặt, thấm vào miệng, vừa mặn vừa tanh không làm tôi sợ mà trái lại, đă làm máu điên trong người tôi bừng bừng nổi dậy. Tuy mới ra trường, về TQLC chưa quá 7 tháng, tôi đă mang tiếng là một sĩ quan du đăng, rảnh ra là uồng rượu, đánh lộn! Cái máu này đă khiến cuộc đời binh nghiệp của tôi về sau “ba ch́m bẩy nối chín cái lênh đênh. Nhưng cũng cái máu này trong hoàn cảnh địch trước mắt không làm tôi sợ mà nổi giận.

    Buông Tỵ xuống, máu nóng trong người tôi hừng hực dâng lên, tôi khoác tay ra lệnh cho toàn trung đội “XUNG PHONG”. Không cần tiến thế chân vịt chân vẹt chi nữa cả, Binh Nhất Nguyễn Văn Chiến, xạ thủ trung liên BAR, vừa khom ḿnh cầm tay súng định chạy theo tôi th́ lại một loạt đạn AK nữa nổ vế phía chúng tôi, Chiến lănh mấy viên vào mông trái, tôi thấy rơ thịt và máu văng lên, thêm một lần nữa, máu của đồng đội, của Chiến làm đỏ mặt tôi.!

    Không ngờ chúng tôi liều lĩnh và thần tốc như vậy nên nguyên một toán VC khoảng 6 tên phía trước mặt phóng lên khỏi hầm hố và bỏ chạy. Nhưng trễ rồi, chạy đi đâu được với những chiến sĩ Hắc-Long, chúng bị hạ ngay tại chỗ (thời gian này TQLC, chưa có M16, mà c̣n dùng Garant, trung liên BAR và đại liên 30).

    Tiến chiếm thêm 5 vuông nhà nữa, đến một đống rơm, tôi ra hiệu cho trung đội dừng lại để thở. Hạ Sĩ Sang, hiệu thính viên PRC10 ngồi cạnh, thấy ḿnh và mặt tôi đầy máu, hỏi:

    _ “Ông thầy có bị thương ở đâu không vậy?”

    Tôi bảo là cũng không biết nữa, đâu xem thử dùm coi có bị ǵ không vậy. Sang quan sát, sờ vào người tôi những chỗ nhiều máu nhất xong xác nhận không thấy có vết thương nào. Tôi bảo hy vọng là không sao, không nghe đau dặc biệt ở đâu cả. Móc bi-đông làm một nhụm nước, máu và mồ hôi một lần nữa được dịp thấm vào giọng của tôi.

    B́nh thường, mùi máu tanh này sẽ làm tôi nôn mửa, nhưng hôm nay, tự ḿnh nếm những giọt máu của đồng đội ḥa với mồ hôi của ḿnh, tôi chẳng những không buồn mửa mà c̣n cảm thấy như những cốc Martel không pha đá làm cay mắt và nóng hừng hực ḷng tôi!
    V́ chủ quan, không mang cơm theo, sau một hồi quần thảo, tôi cảm thấy sót ruột. Trong lúc quan sát phía trước, chuẩn bị tấn công tiếp, tôi nghe mùi mít thơm lừng, Chiêu, tà-lọt của tôi, lôi ra từ trong đống rơm một trái mít ướt đă chín, hắn bửa ra, nói:

    _ “Kệ mẹ nó, tính sau, dớt đỡ vài miếng đi ông thầy”.

    Cuộc đời của những người lính TQLC chúng tôi là như vậy, cái chết thật hết sức b́nh thường và cũng chính v́ những “cái chết b́nh thường” đó khiến chúng tôi đă tự xem thường hết tất cả. Thử hỏi cái chết đă chẳng c̣n quan trọng th́ cái ǵ thật sự được xem là quan trong đây?
    Trong lúc ngồi nuốt vội mấy múi mít ướt nhăo nhẹp, tôi bỗng giật ḿnh nghĩ ra: Lạ thật, khi họp hành quân được biết vùng này là vùng dân cư đang ở, thế mà tôi có thấy bóng dáng người dân nào đâu? Mỗi căn nhà chiếm qua, chúng tôi đều lục soát cẩn thận thế mà có thấy ai đâu? Không lẽ chúng tôi đă xông vào một chiến trường đă được chuẩn bị và sắp đặt từ trước? Không lẽ t́nh báo của SĐ.2/BB lại không biết đến tin tức ǵ khi cả một khối dân di tản!!!

    Nghĩ th́ nghĩ vậy, nhưng một thiếu úy quyèn, chỉ huy vỏn vẹn hơn 30 người lính, cho dù đúng hay sai th́ tôi sẽ phải làm ǵ đây? Hơn nữa, t́nh h́nh hiện tại không cho phép tôi suy nghĩ ǵ hơn trong khi máy lại vang tiếng Đại Úy Huệ hối thúc tôi nhanh chóng xông về phía trước.

    Lấy lại b́nh tĩnh, tôi bắt đầu cho áp dụng đúng chiến thuật, cho tiến chiếm theo thế chân vẹt, tiểu đội yểm trợ, tiểu đội xung phong cứ thế lần lượt thay nhau. Lần tấn công này không mấy khó khăn như khi chiếm những vuông nhà lúc đầu, địch chỉ bắn vu vơ xong rồi bỏ chạy. Trái lại, bên phải tôi, cánh quân của Đai Đội 4, tiếng súng của ta và địch vẫn khốc liệt ḍn dă, tôi nghe được cả tiếng chửi thề của quân ta, nhưng quân ĐĐ.4 cũng thanh toán mục tiêu và tiến rất nhanh, gần song song với cánh quân của tôi.

    Thêm mấy vuông nhà nữa th́ trung đội tôi lọt ra một vùng đất trống,, đúng hơn th́ đó là băi cát và rừng chồi lúp xúp ngang bụng. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao áp lực địch bên phía tôi nhẹ hẳn đi. Th́ ra VC chỉ nằm ở các vuông vườn nhà dân mà không nằm ở rừng chồi trước mặt, có lẽ nhằm tránh hỏa lực yểm trợ từ trực thăng vơ trang của ta. Đai đội 4 cũng vừa ra khỏi vuông nhà, phía trước mặt là một dải đất cao, giống như bờ đê ấp chiến lược, sau khi ĐĐ.4 chiếm xong dải đất cao, tất cả Tiểu Đoàn được lệnh dừng lại tạm nghỉ.

    Phía trước mặt ĐĐ.4 bây giờ là một khoảng đất trống với rừng chồi thấp và lưa thưa, rộng khoảng 20 m, qua khỏi đám trống đó là đến một khu nhà dân, bề ngang khoảng hơn trăm mét, chạy dài ra tới gần QL1. Khoảng cách giữa chúng tôi và QL1 cũng khoảng gần ngàn mét. Trong làng có nhiều tre um tùm, khó quan sát. Trước khi vào b́a làng, chúng tôi sẽ phải vượt qua một con mương rộng khoảng 4 m, sâu khoảng 1,5 m, có lẽ đây là hào chống chiến xa, ḷng hào không có nước nhưng có nhiều cỏ ngắn

    Trên đầu chúng tôi lúc này có một L19 của Không Quân VN đang bay ṿng ṿng quan sát. Tiềng súng tạm thời yên lặng khoảng 20 phút. Khoảng 3 gời chiều, mặt trời hơi chếch về Tây, Hạ Sĩ Sang đưa ống liên hợp cho tôi bảo Đai Bàng muốn gặp. Đại Úy Huệ bảo tôi chuẩn bị, khi nghe hô xung phong th́ đồng loạt nhào lên. Tôi đáp nhận và ra lệnh cho trung đội sẵn sàng.

    Phút chờ đợi thật hết sức ngột ngạt, vài phút sau cây đại liên 30 của Đại Đội 4 bắt đầu tác xạ vào b́a làng, vừa dứt tràng đại liên là tất cả súng nhỏ đồng loạt khai hỏa, tiếng hô “xung phong” từ ĐĐ.4 vang động cả một vùng, tôi và cả trung đội cùng vùng dậy hô “xung phong” theo và phóng ḿnh lên phía trước.

    Tiếng súng nhỏ phía ĐĐ.4 bỗng dưng thưa thớt rồi tôi bất th́nh ĺnh nghe nhiều tiếng xung phong vang động lần thứ 2, lần này không phải từ phía ta mà phát lên từ phía trong làng, tôi chỉ kịp thấy loáng thoáng những bóng người từ trong làng lao vụt ra hướng về phía ĐĐ.4, bọn địch bật dậy từ những hầm chữ A kiên cố ở b́a làng.

    Hai bên đă bắt đầu lao vào nhau cận chiến, cận chiến ngay tại b́a làng, cận chiến dưới giao thông hào chống chiến xa, đồng thời hỏa lực từ trong b́a làng chuyển hướng về phía chúng tôi, mấy khẩu thượng liên ào ạt bắn rát về trung đội tôi, v́ là rừng chồi thưa, cao chỉ ngang bụng, khoảng cách khoảng hơn 50 m, chúng tôi không c̣n cách nào hơn là nằm lại tại chỗ chịu trận. Trong lúc đó, 2 đại đội phía sau cũng đang bị tấn công đồng loạt! Th́ ra chúng tôi đă bị lùa vào chỗ chết, bốn bề thọ địch, không c̣n ai có thể cứu ai !

    Trong lúc đó, tiếng la hét, chửi rủa cận chiến vẫn c̣n rầm rập vang động ở cánh ĐĐ.4. Biết ĐĐ.4 đang lâm nguy nhưng tôi không sao ngóc đầu lên được ở cái địa thế quái ác này. Bất ngờ một người lao đến nằm cạnh bên tôi, nh́n lại th́ ra là Trung Sĩ Thạch Rên, trưởng toán cận vệ của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng. Tôi hết hồn:

    _ “Thiếu Tá ra sao rồi? Sao anh lại chạy ra đây?”

    Thạch Rên nh́n tôi lắc đầu không nói được ǵ cả! Tôi bỗng rợn người! Không lẽ TĐT đă hy sinh? Thú thật tôi không thể ngờ và khổng thể tưởng tượng được rằng Th/Tá TĐT đă hy sinh!

    Chiếc L.19 vẫn lượn trên đầu chúng tôi. Nh́n sang bên kia bờ sông Vệ, xa xa về phía QL1, tôi thấy rơ căn cứ hỏa lực với mấy khẩu đại bác, nhưng chắc chắn không thể giúp ǵ được ǵ cho chúng tôi trong hoàn cảnh hiện tại.

    Súng đạn và hỗn loạn tạm lắng xuống, khi đó Thạch Rên mới lấy lại b́nh tĩnh kể sơ cho tôi nghe, v́ luôn luôn cận kề bên Th/Tá TĐT nên lời hắn kể khi ĐĐ.4 xung phong vào làng, chính Th/Tá TĐT cùng ban tham mưu tiểu đoàn đă nhào lên theo với ĐĐ.4.

    Khoảng gần nửa tiếng sau, tiếng súng dần dần im, cái im lặng thật hăi hùng, Đại Úy Phạm Nhă, Tiểu Đoàn Phó, cho các đại đội quây lại, pḥng thủ tại chỗ. Kiểm điểm lại th́ ĐĐ.4 mất gần 3 trung đội, Tr/Úy Long ĐĐT bị thương, chưa biết số phận của các Trung Đội Trưởng. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn và ban tham mưu hy sinh gần hết gồm Th/Tá TĐT Dương Hạnh Phước, Th/Tá cố vấn trưởng và Tr/Úy phụ tá cố vấn, bác sĩ Lê Hữu Sanh, thượng sĩ truyền tin cùng một số sĩ quan và quân nhân chuyên môn, chỉ có Tr/Úy Lê Văn Huyền, Ban 2, và một ít quân báo chạy ngược về phía Đại Đội 2 ở phía sau, sống sót.
    Trung đội 1/ĐĐ.1 của tôi, dù dưới áp lực thật nặng nề của hỏa lực địch trong một tầm bắn rất gần, nhưng may mắn chỉ một vài anh em bị thương nhẹ.

    Đến giờ phút này tất cả các cấp chỉ huy lớn nhỏ chúng tôi đều hiểu rằng chúng tôi đang lọt vào ṿng vây của địch đă được sắp đặt sẵn. Không thể tiến và cũng chẳng có thể lùi, chỉ c̣n con đường duy nhất là tử thủ tại chỗ.
    Chúng tôi, mấy tên trung đội trưởng, được gọi đến gặp Đại Úy ĐĐT. Đại Úy Huệ đôi mắt đỏ hoe, cố ngăn ḍng lệ, thông báo cho chúng tôi tin buồn sơ khởi kể trên, đồng thời cho chúng tôi biết là giặc có khả năng tràn ngập chúng tôi bất cứ lúc nào. Lênh:

    _“Đào hố, sẵn sàng tử chiến tại chỗ, bất cứ ai bỏ chạy khỏi vị trí sẽ bắn ngay, chỉnh đốn lại đơn vị, chờ lệnh mới”.

    Đại Úy cố vấn phó (đi với cánh TĐP) đề nghị cho máy bay Hoa Kỳ đến dội bom nhưng Đ/Úy Nhă không đồng ư v́ xác Tiểu Đoàn Trưởng, Cố Vấn Trưởng, Bác Sĩ Sanh ..và nhất là không nắm rơ t́nh h́nh quân ta ai c̣n ai mất bên trong làng.

    Trở lại trung đội của ḿnh, đang họp cùng các tiểu đội trưởng th́ trên Đại Đội kêu tôi thả trái khói màu vàng, có lẽ theo yêu cầu của L.19. Tôi vừa cho bật trái khói màu vàng th́ ngay tức khắc trong làng cũng có khói màu vàng bay lên! Tôi được lệnh bật tiếp khói màu tím th́ lập tức trong làng cũng có khói màu tím bay lên, đặc lệnh truyền tin bị lộ chăng?

    Khoảng hơn 4 giờ chiều, trong lúc chúng tôi căng mắt theo dơi từng diễn biến của địch th́ phía QL1, nơi Tiểu Đoàn ĐPQ án ngữ và làm trừ bị cho chúng tôi, tiếng súng bỗng vang lên dữ dội, ḍn dă, chứng tỏ họ cũng đang đụng nặng. Cấp trên cho biết họ được lệnh vào tiếp viện cho chúng tôi, nhưng vừa rời khỏi vị trí án ngữ là họ bị chận đánh, không vượt qua được (?)

    Theo suy nghĩ của chúng tôi, nếu t́nh h́nh này kéo dài, chúng tôi có thể sẽ bị tràn ngập trong đêm nay. Tuy nghĩ vậy nhưng vẫn luôn tin tưởng ở chính ḿnh, một tiểu đoàn TQLC thiện chiến, nếu VC liều lĩnh muốn tiêu diệt chúng tôi th́ chúng sẽ phải trả một giá rất đắt. Dù chúng đông đến đâu đi nữa, chúng tôi trong thế thủ, bọn chúng sẽ là những tấm bia cho chúng tôi. Điều lo lắng của chúng tôi lúc này là đạn dược cá nhân, sau một ngày chiến đấu đă vơi đi khá nhiều, nếu không được tiếp tế kịp thời th́ sẽ không đủ dùng nếu bị chúng tấn công.

    Hạ Sĩ Sang đưa ống liên hợp cho tôi nói chuyện với Đại Đội Trưởng, ông báo một tin mừng là có một chi đoàn Thiết Quân Vận sẽ vào tiếp viện và tiếp tế đạn dược cho chúng tôi. Từ QL1 họ sẽ tiến dọc bờ sông hướng về trung đội của tôi, tôi phải sẵn sàng ra hiệu khi họ đến để tránh ngộ nhận. Tin này đến thật đúng lúc làm tất cả mọi người phấn chấn hẳn lên. Chưa đầy 30 phút sau, chúng tôi đă nghe tiếng xe M113 ầm ỳ phía quốc lộ, chúng tôi đă sẵn sàng đón họ.

    Trong lúc an tâm chờ thiết giáp tiếp viện, tôi nghĩ đến Th/Tá TĐT Dương Hạnh Phước c̣n kẹt trong làng làm mắt tôi mờ đi! Mặc dù về Tiểu Đoàn đă gần 7 tháng, nhưng tôi chưa biết nhiều về ông, nghe ông xuất thân khóa 10 VBLQĐL, dáng người cao lớn nghiêm nghị, mà có ông Tiểu Đoàn Trưởng TQLC nào mà không nghiêm nghị đâu? Duy nhất một lần ông đ̣i nhốt tôi, nhưng lại là điều làm tôi thích thú và nhớ măi đến ông:

    Trước cuộc hành quân này chừng 2 tuần, niên trưởng Lê Quư B́nh và tôi đang rai rai trong một quán bar ngoài thị xă Quảng Ngăi th́ có 1 đại úy và 2 thiếu úy “cậy gần nhà” đến gây sự với chúng tôi, sỉ vả chúng tôi rằng lính rằn ri chỉ là đám lính…Không dằn được tức giận, tôi đành cho họ một bài học và cả ba ông cùng bỏ .. mũ chạy lấy người.
    Chưa đầy nửa tiếng sau, Tr/Úy Lê Văn Huyền, trưởng ban 2 ra t́m chúng tôi về tŕnh diện Thái Dương Dương Hạnh Phước. Bước vô, tôi đă thấy ông đại úy bỏ chạy khi năy đang ngồi ở đây. Tôi đứng nghiêm chào tŕnh diện đúng quân phong quân kỷ th́ Th/Tá quắc mắt:

    _ “Anh là thiếu úy, anh đă làm ǵ ông đại úy này? Anh có biết như vậy là hành hung thượng cấp không?”

    _ “Thưa thiếu tá, ông đại úy này nói lính rằn ri toàn là quân .., v́ danh dự tôi chỉ cho ông một bài học để lần sau ông ta ăn nói cẩn thận hơn”.

    Thiếu Tá đập bàn hét lớn:

    _ “Tôi sẽ phạt anh, sẽ nhốt anh, anh có biết không? Anh đi ra”.

    Tôi đưa tay chào, quay lưng đi ra với những bực tức trong ḷng nhưng rồi thoáng nghe ông chửi thề: “Đm, súng phát cho để làm ǵ? Đánh chi cho thêm rắc rối”. Từ đó tối thấy khoái và cảm phục ông, không ngờ nay tôi đă vĩnh viễn mất ông!

    Thời gian chờ đợi thật dài, quá dài, nghe tiếng xe thiết giáp gầm gừ từ lâu, khoảng cách từ QL1 vào chỗ tôi chỉ khoảng 1000 m mà chờ măi vẫn chưa thấy Thiết Vận Xa. Khoảng 6 giờ chiều th́ chiếc M113 đầu tiên đă đến chỗ tôi, quá vui mừng tôi bật dậy chạy ra đón họ.
    Từ trên xe, một ông trung tá mặc bộ độ Jumpsuit màu đen, tựa như đồ bay của pilot, nhảy xuống, ông vồn vă hỏi tôi:

    _ “Chào em, em giúp anh gặp cấp chỉ huy cao nhất của em ở đây”.

    Tôi đưa tay lên chào và kịp nh́n thấy tên Thương thêu trên ngực áo. À th́ ra ông là Trung tá Sơn Thương, tôi báo cho ông biết là Đại Úy Tiểu Đoàn Phó của tôi đang ở phía sau, tôi gọi Trung Sĩ Nhất Vũ Đ́nh Thu đưa ông đến gặp Đại Úy Phạm Nhă.
    Lần lượt cà Chi Đoàn M113 đều đă đến, nằm thành một hàng dọc trước trung đội tôi. Quá sung sướng, cả trung đội đứng dậy vỗ tay: “hoan hô Thiết Giáp”.

    Trời vừa sụp tối, cả chi đoàn Thiết Quân Vận dàn hàng ngang bên hông làng, tác xạ tối đa vào làng. Đại Đội 3 biệt phái trung đội của Ch/Úy Lương Văn Cường (Cường Tây lai), nương theo hỏa lực, ḅ vào hướng tấn công cận chiến ban chiều để t́m lấy xác Th/Tá TĐT, Cố Vấn, Bac Sĩ Sanh v.v.. Công tác nhanh gọn, hoàn tất trong ṿng 15 phút. Phần chúng tôi, cấp tốc mang đạn dược vừa được tiếp tế từ M113 ra sau để tiểu đoàn phân chia cho các đại đội.

    Sau đó chi đoàn M113 bố trí pḥng thủ cùng trung đội tôi. Máy bay C.123 bắt đầu bao vùng, thả trái sáng và sẵn sàng yểm trợ cho chúng tôi, cộng với đạn dược vừa được tiếp tế, nỗi lo của chúng tôi vơi hẳn đi. Bây giờ th́ chúng tôi đă sẵn sàng, tới đâu th́ tới.

    Chiến trường sau một ngày thật sôi động, giờ đă im lặng hoàn toàn, lợi dụng thời gian này chúng tôi sửa lại những hố chiến đấu đào vội lúc ban chiều. Hầu như không ai ngủ được v́ ít ai mang cơm theo, cái đói bây giờ có dịp thoải mái hành hạ chúng tôi. Hơn nữa, nhờ trái sáng, quan sát vào trong làng, chúng tôi thấy rơ VC di chuyển lũ lượt bên trong. Không yên tâm, tôi báo cho Đại Úy ĐĐT t́nh h́nh và xin chỉ thị. Với giọng khàn khàn mệt mỏi, Đ/Úy Huệ nói:

    _ “Thây kệ mẹ chúng, “toa” dặn con cái cẩn thận quan sát theo dơi, nếu nó nhào ra chơi ḿnh th́ ḿnh chơi lại, không th́ cứ kệ bố chúng nó đi”.

    Khoảng gần 5 giờ sáng, toàn thể ĐĐ.1 chúng tôi sẵn sàng chờ dứt đợt tác xạ của Thiết Giáp là bắt đầu xung phong vào làng, lần này chúng tôi sẽ vào bên hông trái của làng, tức từ phía đóng quân đêm của chúng tôi.

    Thiết Giáp vừa ngưng tác xạ, toàn thể Đai Đội.1 chúng tôi đồng loạt vừa hô xung phong vừa phóng thẳng vào làng. Nhưng không có phản ứng nào của địch cả, chúng đă di chuyển khỏi nơi đây. Chúng tôi tiếp tục lục soát th́ ..ôi thôi!!! Thật thê thảm! Anh em Đại Đội 4 và Trung Đội Quân Báo Tiểu Đoàn chết đủ kiểu: Đứng, ngồi, quỳ, nằm, đâm, bắn, bóp cổ …dưới hào chống chiến xa, trên b́a làng!!! Chỉ c̣n vài người sống sót, bị thương giả chết, trong đó có Thượng Sĩ Nguyễn Văn Lô, Trung Đội Phó của Lê Đ́nh Quỳ. Ông bị bắn bể gót chân.

    Ngay khi vừa vào làng, tôi đă chú ư t́m kiếm Lê Đ́nh Quỳ, thằng bạn cùng khóa, nhưng không thấy nó đâu cả, nay t́m được trung đội phó của nó, Thượng Sĩ Lô, tôi hỏi ông tin tức về Quỳ th́ ông cho biết lần cuối cùng c̣n thấy Lê Đ́nh Quỳ đang cận chiến với 3 tên VC dưới hào chống chiến xa, nếu không t́m được xác chắc là Quỳ bị bắt rồi.

    Điều này đúng, Lê Đ́nh Quỳ bị bắt và được trao trả năm 1973. Chuẩn Úy Lộc (Lộc lùn) bị thương và cũng bị bắt, nhưng sau đó trốn được và t́m về đơn vị. Ngoài ra c̣n t́m thấy xác Chuẩn úy Trần Tử Phương và Chuẩn Uư Thảo. Như vậy sĩ quan Đại Đội 4 bị thiệt hại 100%, 2 bị thương, 2 tử thương, 1 bị bắt.

    Sau hơn 4 tiếng đồng hồ lục soát, tản thương và hoàn tất di chuyển anh em tử sĩ, Tiểu Đoàn được lệnh rút ra QL.1, xe của SĐ.2 đă túc trực sẵn để đưa chúng tôi về lại núi Thiên Ấn.

    Sáng hôm sau, một cảnh tượng thật là bi thảm chưa từng thấy, nào mè xửng, kẹo gương, nón lá bài thơ v.v.. bị đạp, đập, vất tung tóe tràn lan khắp cả vùng đóng quân! Cả Tiểu Đoàn hầu như im lặng, không ai buồn nói đến ai. Có chăng chỉ toàn là những tiếng chửi thề, sỉ vả thậm tệ dành cho các cấp chỉ huy nơi TĐ.5/TQLC chúng tôi “bị” tăng phái.

    Sau đó th́ chúng tôi được đưa đến nằm tại phi trường Quảng Ngăi, tại đây chúng tôi được tái trang bị và bổ sung quân số từ Saigon mang ra. Vài hôm sau, mấy chiếc C.130 đáp xuống bốc toàn bộ Tiểu Đoàn về .., chưa biết về đâu nhưng anh em tin chắc là về hậu cứ suối Lồ Ồ, Dĩ An. Khi máy bay hạ cánh, chúng tôi ai cũng nh́n thấy tấm bảng thật to với ḍng chữ:
    “WELCOME PHÚ BÀI, HUẾ”!!!

    Một đoàn xe GMC của Sư Đoàn 1 chở chúng tôi chạy thẳng ra Đông Hà, rồi tiếp tục Zulu vào rừng núi vùng Khe Sanh. Lần này những chiếc quân xa chở chúng tôi dường như nhẹ nhàng, v́ chúng tôi vừa thiếu một người ANH CẢ, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Dương Hạnh Phước và một số đông anh em chúng tôi đă không c̣n đi cùng chúng tôi mà uất hận nằm lại măi măi nơi một làng nhỏ vô danh bên bờ sông Vệ thuộc Quận Mộ Đức, Tỉnh Quảng Ngăi.!

    LỜI CUỐI:
    Gần nửa thế kỷ qua, biết bao mưa nắng đổi đời, nước mất nhà tan! Tên Thiếu Úy lờ quờ Lê Văn Thời mới ra trường ngày xưa giờ đă là ông cụ lại cũng lờ quờ đang bước thật gần vào tuổi “Cổ Lai Hi”, cô đơn ngồi nhớ lại bạn bè đứa c̣n đứa mất không khỏi ngận ngùi!
    Có những điều nó cứ ám ảnh măi măi mỗi khi nhớ lại chuyện ngày xưa, ḷng bức rứt khôn nguôi ! Hy vọng các đàn anh, các vị chỉ huy xưa, đặc biệt là giới chức có thẩm quyền SĐ2/BB (thời điểm 6/1966) có thể trả lời cho chúng tôi những uẩn khúc:

    _ Tại sao TĐ.5/TQLC phải ở lại thêm 1 ngày? Ai yêu cầu?
    _ Ai đă cho lệnh tổ chức hành quân lục soát? Nếu đă tổ chức hành quân th́ tại sao không nắm vững t́nh h́nh? Cả một khối dân chúng di tản ra khỏi làng để một lực lượng đông đảo của địch tạo chiến trường để tiêu diệt TĐ.5/TQLC mà nguyên hệ thống t́nh báo địa phương hoàn toàn không biết ǵ?
    _ Một lực lượng lớn của địch nằm sát ngay QL.1 mà không ai biết, chẳng ai hay!
    _ TL/SĐ.2 thời 6/1966 là ai? Ông tư lệnh này có nhận lệnh ǵ từ một tên VC đội lốt thầy tu Thích Trí Qu..đang là lănh tụ của cái gọi là “Biến Động Miền Trung”? Hay lại là tư lệnh Công Trường nào đó của bọn VGCS chăng!

    Có phải thế không thưa quư đàn anh.?
    Lỗ Trí Thâm Lê Văn Thời.

  4. #174
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Tiểu Đoàn 5 TQLC - Trận đánh Mộ Đức, Quảng Ngăi
    THÁNG ..6 NĂM 1966.

    GÓP Ư VỚI .. L.T.T. LÊ VĂN THỜI.


    Tôi cũng đă đặt ra những câu hỏi tương tự như của Thời, không riêng về trận đánh này của Tiểu Đoàn 5/TQLC mà c̣n cả những uẩn khúc về trận Tiểu Đoàn 2/TQLC bị phục kích trên QL1 tại mốc cây số 17 (Phong Điền. Huế) đă xẩy ra sau đó và cùng trong tháng 6/1966, hậu quả của cả hai trận này thật thảm khốc, hai TĐTr đều bị tử thương!

    Trước khi đọc bài “Tháng 6 Năm 1966” của Trung Đội Trưởng Lê Văn Thời viết về TĐ.5 bị nạn th́ tôi đă được nghe kể lại và đọc bài viết về trận đánh này của chính những anh em thuộc ĐĐ4/TĐ.5/TQLC.

    Sau trận đánh, khi TĐ5 di chuyển ra Đông Hà ngang qua Đà Nẵng, tôi vừa rời TĐ5 để về tŕnh điện TĐ2 tại Đa Nẵng nên tôi đă vội vàng đến thăm Tr/Úy Long và anh em ĐĐ4 cũ của tôi và đă được nghe lư do nào khiến ĐĐ.4 bị “banh càng”.

    Năm 1970 Thượng Sĩ Nguyễn Văn Lô, (trgđ phó của Quỳ) cụt chân chờ làm thủ tục giải ngũ tại TTQT trung ương, hằng ngày ông chống nạng đến thăm tôi đang nằm dưỡng thương tại nhà ( đường Tô hiến Thành sát bên TTQT), nhân dịp này Thượng Sĩ Lô đă kể lại cho tôi nghe tất cả những ǵ xẩy ra bên bờ sông Vệ, v́ ông Lô là trung đội phó của tôi trước đó và là ông thầy đầu đời binh nghiệp của tôi.

    Năm 1973 sau khi Lê Đ́nh Quỳ được tha trong đợt trao trả tù binh, Quỳ về ban Thanh Tra TTHL/TQLC (?) trong khi tôi là “Liên Đoàn Trưởng” (?) khóa sinh TTHL, cả 2 chức vụ “ngồi chơi xơi nước” này không có trong bảng cấp số nhưng có chung một cái bàn, có chung một nỗi buồn, vả lại rất “sung túc” về thời gian nên hai anh em tôi có quá dư th́ giờ để nói, bàn, phân tích ưu khuyết về trận đánh của TĐ.5 tại Mộ Đức.

    Tôi đă đọc trong Chiến Sử TQLC (do bác sĩ TQLC Dũng biên soạn) bài viết về trận đánh này của Tr/Úy Dương Bửu Long và năm 2003, anh Long, từ Úc, đă gửi cho tôi một lá thư dài viết tay nói thêm chi tiết những ǵ xẩy ra với ĐĐ.4, sau đó th́ anh Long qua đời v́ ung thư phổi và anh em MX Victoria đă lo hậu sự cho anh Long thật chu đáo.

    Tôi phải kê khai dài ḍng như trên để đọc giả và tác giả “Tháng 6/1966” thông cảm là tôi đă theo dơi, t́m hiểu rất kỹ về trận đánh này của TĐ.5 từ lâu. Nay được nghe lời kể lại của Lê Văn Thời, một trung đội trưởng ĐĐ1 khiến tôi thật xúc động, nhớ lại tất cả những ǵ đă nghe, nhớ đến bạn bè và đồng đội đă chết trận này.

    Những ǵ tôi đă nghe, đă đọc so với bài viết này của Lê Văn Thời th́ không có ǵ khác biệt, có chăng chỉ là một vài chi tiết khác nhau tùy thuộc vào cái nh́n mặt trận tận mắt của người lính, của một trung đội trưởng, một đại đội trưởng, c̣n cái chung vẫn là nghi vấn TĐ.5 đă bị “giăng bẫy”! Do đó tôi vẫn c̣n thấy “nóng mặt” khi đọc “6/1966” và có cùng những thắc mắc như Lê Văn Thời đă nêu ra.
    Xin mở dấu ngoăc ở đây đế nói thêm lư do nào tôi lại quá chú ư về những ǵ xẩy ra trong trận này đối với TĐ.5.

    Đại Đội.4/TĐ.5 là đơn vị đầu tiên của tôi sau khi ra trường, Th/ Úy Dương Bửu Long, Trung Sĩ 1 Nguyên Văn Lô là những “ông thầy” ngày đầu tiên tôi ra trận. Những T/u Lê Đ́nh Quỳ, C/u Nguyễn Văn Lộc, C/u Trần Tử Phương, C/u Thảo là anh em của tôi đă từng cùng “sống chết” với nhau. Vậy mà khi tiểu đoàn chuẩn bị đi hành quân, bạn bè, đồng đội và thuộc cấp chuận bị “súng lên vai, 2 cấp số đạn” th́ tôi, Đại Đội Phó ĐĐ.4, lại ba-lô lên vai hướng về QC 202 tŕnh điện chúa ngục TNT. Sau 15 ngày “phép” tôi bị tống về ĐĐ.4/TĐ.2 đang trấn thủ tại thành phố Đà Nẵng.

    Tôi bàng hoàng khi nghe tin ĐĐ.4 tan nát, vội t́m đến thăm đơn vị cũ, bạn bè anh em của tôi đâu cả rồi! Quân số đại đội chỉ c̣n lại chừng 1/3. Tr/u Long, Ch/u Lộc bị thương, Quỳ bị bắt, 2 Trgđ Trưởng Trần Tử Phương và Thảo tử trận! Hai đệ tử ruột của tôi, B1 Đá và Hạ Sĩ Quang cũng đă ra đi! Người anh cả của tiểu đoàn không c̣n nữa! Tôi nhớ măi cái vỗ vai của ông để an ủi tôi khi tôi tŕnh diện ông để lên đường “tu thân”.

    Những uẩn khúc về TĐ.5 bị “hoăn lại một ngày” để rôi bị lănh hậu quả thảm khốc không được giải thích th́ chưa đầy một tháng sau, ngày 29/6/1966, TĐ.2/TQLC, đơn vị mà tôi vừa thuyên chuyển về, lại cũng bị “hoăn lại một ngày” để rồi cũng bị lănh một hậu quả thảm thương, bị một lực lượng địch phục kích xe trên đoạn đường dài 3 km ngay trên QL1, Quận Phong Điền, sát cố đô Huế khiến Tiều Đoàn Trưởng Lê Hằng Minh tử trận cùng với 42 thuộc cấp và 95 Trâu Điên ‘sút móng”!!! Chi tiết về trận này đă có trong TT. 2/TQLC, ở đây tôi không nói về trận đánh và những cái “bất thường” khi TĐ.2 bị phục kích nữa, mà chỉ xin đưa ra những thắc mắc như Thời.

    Sau 2 cái tang này, không biết những vị có trách nhiệm có đặt câu hỏi với giới chức có thẩm quyền địa phương nơi 2 đơn vị này BỊ tăng phái không? Có đặt vấn đề với P2, P3 bộ TTM hay không? Đề làm ǵ ư? T́m cho ra kẻ nội tuyến hay ít nhất cũng rút ra được khuyết điểm đề tiết kiệm được phần nào xương máu anh em về sau.

    Lê Văn Thời và tôi lúc đó chỉ là những trung đội trưởng, hỏi mà không được trả lời th́ rồi cũng phải cho qua một bên để tiếp tục “bóp c̣” cho nhanh, cho chính xác hơn. Không riêng trung đội trường mà ngay cả cấp chỉ huy trực tiếp cao cấp tại mặt trận cũng nêu ra những thắc mắc như của thuộc cấp, tất cả nêu để mà nêu và không có câu trả lời. Tôi xin ghi lại nhận định của Tr/Tá Chiên Đoàn Trưởng CĐA/TQLC Tôn Thất Soạn trong Tuyển Tập 2/TQLC (Những Trận Đánh ..)

    NHẬN ĐỊNH:
    “Trước hết hăy đặt vấn đề:
    1/ Tại sao cuộc hành quân tại quận Mộ Đức vào tháng 5/1966, Tiểu Đoàn 5/TQLC “bị” Tiểu Khu Quảng Ngăi “lưu giữ thêm một ngày” và đă vẽ ra một kế hoạch hành quân bất khả thi khiến TĐ.5 rơi vào trận phục kích làm cho toàn BCH/TĐ tử thương, trong đó có Th/tá TĐTr Dương Hạnh Phước, hai cố vấn Mỹ, bác sĩ Lê Hữu Sanh v.v..?

    Chưa đầy một tháng sau, sự kiện này lại bị lập lại cho TĐ2/TQLC với kế hoạch di chuyển bị hoăn lại một ngày và trận phục kích tại Pḥ Trạch, Phong Điền, đă dẫn đến hậu quả thật là thê thảm!

    Như vậy “vụ biến cố Phật Giáo tại Miền Trung” có liên hệ thế nào vào hai sự kiện đau thương kể trên? Vấn đề đó cho đến nay vẫn chưa được sáng tỏ. Chỉ những người đă nằm xuống và gia đ́nh thân nhân của họ là trực tiếp nhận lănh những hậu quả đau thương.

    2/ Ban Tham Mưu của SĐ.2/BB đối với trận TĐ.5/TQLC tại Mộ Đức và ban Tham Mưu SĐ.1/BB đối với trận TĐ.2/TQLC tại Phong Điền đă không bảo mật kế hoạch hành quân và di chuyển của các đơn vị tăng phái và mục tiêu.

    3/ Ban tham mưu, P2, P3, t́nh báo địa phương có hay biết ǵ không về sự di chuyển, điều động, bố trí một lực lượng đông đảo của địch, dàn sẵn mặt trận ngay sát “quận đường” chứ không phải nơi rừng rú xa xôi ǵ!”

    Cá nhân tôi, sau khi tham dự cuộc hành quân dọn dẹp sạch sẽ đường phố Đà Nẵng và Huế trong vụ “bàn thờ Phật xuống đường” của Thích Trí Quang rồi tôi bị thương trong trận TĐ.2 bị phục kích khiến tôi đă thấy bóng dáng những kẻ lănh đạo vụ “Biến Động Miền Trung 1966” sau lưng đám VC rồi, và ngày nay (2008), cầm trong tay tập tài liệu “Bí Mật BĐMT” của tác giả Liên Thành, Th/Tá Trưởng Ty Cảnh Sát Huế, th́ lại càng tin rằng những nghi ngờ về TĐ5 và TĐ.2/TQLC “bị bán” là không sai.

    Ai bán? Bán cho ai? Ai là tay sai? Ai bị hại? Chuyện đă rơ ràng.

    Tô Văn Cấp.
    TĐ.5 & 2/TQLC.

  5. #175
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Tiểu Đoàn 2 TQLC
    VUI BUỒN VỚI TRÂU ĐIÊN TRƯỞNG


    Trâu Điên Tô Văn Cấp



    Từ ngày thành lập 11/1955 đến 30/4/1975, Tiểu Đoàn 2/TQLC được chỉ huy bởi tất cả 12 vị Tiểu Đoàn Trưởng theo thứ tự là các Đại Úy Nguyễn Kiên Hùng (11/55), Hoàng A Sam (6/56), Lê Nguyên Khang (9/57), Nguyễn Hải Đăng (5/58), Nguyễn Thành Yên (7/58), Trung Úy Dương Hạnh Phước (6/60), Đ/Úy Nguyễn Thành Yên (61-63 lần thứ 2), Đ/Úy Cổ Tấn Tinh Châu (63), Đ/Úy Hoàng Tích Thông (64), Thiếu Tá Lê Hằng Minh (65), Đ/Úy Ngô Văn Định (66-69), Th/Tá Nguyễn Xuân Phúc (69-72), Th/Tá Trần Văn Hợp (72-75). (những cấp bậc trên là khi nhậm chức TĐT).

    Kể từ Th/Tá Lê Hằng Minh th́ TĐ2/TQLC được mang thêm tên “Trâu Điên”, chúng tôi thường thân mật gọi các tiểu đoàn trưởng là Trâu Đầu đàn, rồi các Tiểu Đoàn 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 cùng lần lượt kèm theo một danh xưng khác như Quái Điểu, Sói Biển, Ḱnh Ngư, Hắc Long v.v..Nhưng đă có một số không ít người ngoài binh chủng mỗi khi thấy lính TQLC th́ gọi là Trâu Điên, nhiều khi c̣n đi quá xa là thấy bộ quân phục rằn ri th́ .. đích thị là “Trâu Điên”. Điều này làm chúng tôi hănh diện nhưng đôi lúc cũng bị .. đau khổ không kém.

    Tuy đă phục vụ qua nhiều đơn vị trong Binh Chủng TLC nhưng tôi luôn hănh diện với danh xưng “Trâu Điên” v́ đây là đơn vị tác chiến tôi phục vụ lâu nhất, có nhiều kỷ niệm sống chết đói no với đồng đội và vui buồn với các Trâu Đầu Đàn, nay xin ôn lại một vài kỷ niệm để nhớ đến các ANH.

    * * *

    Trâu Điên LÊ HẰNG MINH



    Sau 15 ngày bị trọng cấm, ăn cơm hẩm của chúa ngục quân cảnh Q.C.202 Trần Ngọc Toàn, tôi từ giă TĐ5/TQLC, nàng tiên suối Lồ-Ồ để theo toán bổ sung quân số về tŕnh diện TĐ2/Trâu Điên hiện hành quân tại thành phố Đà Nẵng (5/66).

    Đang vui cùng đồng đội, bị đổi sang đơn vị mới xa lạ khác, mệt mỏi chán chường, tôi dựa lưng vào tường, ngồi bệt dưới sân của Quân Trấn Đà-Nẵng, chợt thấy một ông thiếu tá nhỏ con, nón sắt áo giáp súng đạn đầy người đi tới đi lui, lại thêm bộ râu trông “hách” hơn râu của ḿnh, tôi quay sang hỏi người hạ sĩ ngồi bên cạnh:

    _ Ông nào trông ngầu quá vậy?

    _ Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 của ḿnh đó ông ơi.

    Đây là lần đầu tiên tôi được đến gần vị tiểu đoàn trưởng TĐ Trâu Điên, vị tiểu đoàn trưởng tôi từng nghe danh từ lâu nhưng vẫn “kính nhi viễn chi”, nay trông thấy ông rồi và về với Trâu Điên, đơn vị đầu tiên tôi mong được phục vụ. Nhưng buồn thay, nay bị đổi về trong hoàn cảnh miễn cưỡng này th́ tương lai chắc chẳng khá ǵ!

    Được về chiến đấu dưới màu áo rằn ri sóng biển TQLC đă khó, mà cái áo rằn có h́nh Trâu Điên nghếch mũi cười nhe răng trên cánh vai phải lại càng khó hơn.

    Nhớ lại chuyện xưa, khoảng tháng 11/1964, trước ngày măn khóa, gần 400 SVSQ/K19/VB chúng tôi được tập họp ở hội trường để ban tuyển mộ của 2 binh chủng Nón Đỏ Nón Xanh lựa chọn. Đại úy TQLC Phạm Văn Chung và Đỗ Kỳ tuyên bố

    _ SVSQ nào t́nh nguyện về binh chủng TQLC th́ đưa tay lên.

    Ông Đỗ Kỳ vừa dứt lời th́ một rừng cánh tay đưa cao cương quyết t́nh nguyện, tương tự như cảnh dơ tay t́nh nguyện về Nhẩy Dù, các ông tuyển mộ TQLC bị bất ngờ, không biết chọn ai nên họ đành cho bốc thăm hên xui để lấy 60 tên, sau đó theo tiêu chuẩn riêng các ông sẽ chọn và lựa để lấy 30 tên.

    Bốc được lá thăm lọt vào ṿng 60/400 SVSQ là mừng rồi, nhưng khi nghe ban tuyển mộ TQLC chọn theo tiêu chuẩn “cao thấp” làm tôi thất vọng, phải làm cách nào cao thêm lên mới được, nghĩ là làm..

    Toán 60 SVSQ chúng tôi đă bốc trúng thăm bị đứng dựa lưng vào tường để 2 ông quan rằn ri Chung-Kỳ sắp xếp theo thứ tự cao thấp rồi chonï ra từng người khiến ḷng tôi hồi hộp vô cùng. Các ổng đă lựa được 29 thiếu úy rồi, chỉ c̣n một xuất cuối cùng cho 2 tên cao bằng nhau, cùng Đại Đội H là Nguyễn Chí và Tô văn Cấp.

    Đă gần nửa thế kỷ trôi qua (64-2008) tôi không quên đôi mắt “soi mói” của 2 ông quan TQLC, tôi vẫn cảm thấy những giọt mồ hôi thấm ướt áo, đôi gót chân tê đi v́ cố kềm giữ ở độ cao giả tạo, cuối cùng 2 ông “Trời con” đă chiều ḷng người ..gian, Nguyễn Chí, người số 30, bị đẩy ra ngoài và tôi, số 31, trúng tuyển về TQLC.

    Được chọn về TQLC, tôi vội vàng đội ngay cái mũ nồi xanh đă chôm của ông anh rể để tập lễ măn khóa khiến Trung Úy cán bộ Lê Quang M.. ghét, ông gọi tôi ra khỏi hàng và dọa sẽ cho ra trung sĩ! Sao thế nhỉ? Lần đầu tiên tôi được đội cái mũ xanh hằng mơ ước lại bị điềm gở như vậy chắc tương lai mờ mịt lắm đây!

    Sau hơn 4 thập niên, gặïp lại nhau trong đại hội khóa năm 2003 tại WA, Nguyễn Chí c̣n nhớ kỷ niệm không được chọn về TQLC năm xưa bèn nh́n tôi cười ha hả

    _ “Nội quy cấm SVSQ ăn gian nói dối, nhưng mi ăn gian, tau biết mi độn giấy vào gót giầy cho cao thêm khiến tao thực sự cao hơn mi th́ bị loại!”

    _ Đừng buồn nghe Chí-Trắng, nay tuy sức không được khỏe nhưng bạn vẫn sống và vẫn nhớ chuyện xưa, chuyện nửa thế kỷ trước là mừng rồi. Chí có biết không, trong số 30 thằng bạn tranh nhau và hănh diện được về TQLC th́ cuối cùng chỉ có 1 tên là leo lên được chức “tiểu đoàn trưởng” nhưng lại bị tử trong trại tù CS! C̣n tất cả những người khác th́ sứt tay gẫy gọng, tử thương và trọng thương trên khắp mọi chiến trường, mở màn là Kháng và Hùng!

    Măn khóa ngày 28/11/1964, hết 15 ngày phép, tŕnh diện đơn vị tại hành quân, lần đầu tiên ra trận, thủ khoa Vơ Thành Kháng và Nguyễn Văn Hùng đă hy sinh ngày 31/12/64 tại mặt trận B́nh Giả. Cũng tại mặt trận này, một K.19 khác tử trận trước Kháng và Hùng một vài ngày, đó là Nguyễn Thái Quan, thuộc TĐ 30BĐQ (hay38)! Có lẽ đây là những thiếu úy thuộc K.19/VB hy sinh sớm nhất tại mặt trận!

    Trung úy Trần Ngọc Toàn K.16, một đại đội trưởng TĐ4/TQLC, trong bài viết về trận B́nh Giả anh đă ghi lại trong Tuyển Tập 2/TQLC như sau:

    “Giữa rừng cao su, tôi thấy xác của Th/Úy Kháng và Hùng, khóa 19 Đà Lạt, vừa mới nhận trung đội ngày hôm trước. Kế đó là xác chiếc trực thăng bị bắn rơi và xác 4 quân nhân Mỹ. Lúc ấy vào khoảng 2 giờ ngày 31/12/1964”.

    Tháng 12/1964, 30 tân thiếu úy về tŕnh diện LĐ/TQLC, Thiếu Tá Tham Mưu Trưởng Bùi Thế Lân, sau vài lời nhắn nhủ và răn đe, ông hỏi ai t́nh nguyện về TĐ1, TĐ 2/TQLC v.v..th́ lại tái diễn cảnh cũ như lúc chọn binh chủng khi c̣n ở quân trường, nhiều cánh tay đưa lên. Ông “Mắt Kiếng” nh́n mặt đăït tên, tôi không c̣n dịp ăn gian độn giấy vào gót giầy nữa. Bốn tên cao to đẹp zai được về Trâu Điên là Trần Văn Hợp, Trần Văn Thuật, Trần Phú Tỉnh và Vũ Đoàn Dzoan.

    Tôi được về TĐ5, sau một thời gian chiến đấu từ Pleiku, Kontum, Dakto, Đức Cơ v.v..anh em đă sống chết có nhau nay bị đổi đi đơn vị khác th́ buồn biết chừng nào, dù cho đó là Trâu Điên với Tiểu Đoàn Trưởng Lê Hằng Minh, người tôi ngưỡng mộ.

    Tháng 5/1966, Chiến đoàn B/TQLC gồm TĐ1 và 2 tham dự “Biến Động Miền Trung”, dẹp biểu t́nh tại Đà Nẵng, khiêng bàn thờ Phật bị thầy tṛ Thích Trí Quang đem bày xuống đường làm vật cản lưu thông ở Huế. Vừa ổn định nội thành là TQLC hành quân diệt địch c̣n bao quanh thành phố, đuổi chúng từ bờ biển Phù Liêu Gia Đặng tới ngă ba sông Vĩnh Định, Bích La thôn, biết bao xác VC đă nổi lên tại khúc sông này khiến ông quận trưởng Triệu Phong than phiền: “làm sao vớt cho hết đây!”

    Sau khi dẹp thù trong, giết giặc ngoài xong, Chiến Đoàn B/TQLC trở lại Huế để tham dự lễ mừng chiến thắng được tổ chức tại Phú Văn Lâu, trong dịp này một số quân nhân TQLC được gắn huy chương và thăng cấp, trong đó có Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/TQLC Lê Hằng Minh được thăng cấp trung tá.

    TĐ2/TQLC đang nghỉ dưỡng quân ở một xóm phía ngoài đầu cầu An Ḥa (Huế) th́ Đại Đội Trưởng ĐĐ4 Nguyễn Xuân Phúc đi họp về ra lệnh cho đại đội chuẩn bị hành quân. Ông cho biết tiểu đoàn di chuyển ra Quảng Trị bằng xe theo thứ tự ĐĐ1 của Tr/Úy Trần Kim Hoàng, tiếp theo ĐĐ2 của Tr/ Úy Trần Văn Thuật, BCH/TĐ và ĐĐCH của Tr/Úy Trần Kim Đệ, tiếp đến ĐĐ3 của Tr/Úy Đinh Xuân Lăm, Trung Úy Nguyễn Xuân Phúc chỉ vào tôi nói:

    _ “Đại Đội 4 đi sau cùng nhưng Trung Đội 43 của ông đi đầu nên phải theo dơi, khi hết ĐĐ 3 là di chuyển theo ngay, ông mà lớ quớ không theo kịp là tôi .. cắt.”

    Mới đổi về đại đội với cái tội vô kỷ luật nên bị xếp lưu ư thử lửa, ông đưa 2 ngón tay theo h́nh cái kéo nhịp nhịp khiến tôi phát rét. Để chắc ăn biết khi nào tới phiên ḿnh nên tôi ra đứng sát ngay lề đường để theo dơi các đơn vị đi chuyển, nhờ đó mới có dịp nh́n rơ thần tượng của tôi, Đại Bàng Lê Hằng Minh.

    Ông ngồi trên xe Jeep mui trần với nhiều cần câu (antena), trên kính chắn gió phía tay phải c̣n khoác một ṿng hoa chiến thắng, có lẽ ṿng hoa này do các em gái hậu phương quàng cho ông trong buổi lễ mấy hôm trước. Ông mặc áo jacket bên ngoài, trên cầu vai áo jacket là cặp lon trung tá TQLC bằng kim tuyến trắng tinh.

    ( Xin mở dấu ngoặc ở đây, lon TQLC giống như lon Hải Quân, chỉ khác nhau là HQ th́ màu vàng, TQLC màu trắng, nhưng khi đi hành quân, lon TQLC được thêu bằng chỉ đen trên cổ áo tác chiến. Sáng sớm ngồi xe jeep bỏ mui bị lạnh nên TĐT mặc jacket có lon mới là chuyện thường, bất cứ quân nhân nào cũng thích làm như vậy)

    Kể từ ngày về tiểu đoàn, tôi chưa được phép tŕnh diện TĐT, lần đầu thấy ông tại Quân Trấn Đà Nẳng với cấp bậc thiếu tá, lần này đứng bên lề đường đưa tay chào trung tá khi xe jeep của ông từ từ đi qua. Dĩ nhiên ông không bận tâm chào lại và cũng chẳng biết tên thiếu úy kia là ai, không ngờ đó là lần đầu tiên và cũng là lần sau cùng tôi đứng nghiêm đưa tay chào vị tiểu đoàn trưởng thần tượng của tôi, đó là ngày..

    ... Đó là ngày 29/6/1966, đoàn xe TĐ2 di chuyển trên QL1 từ đầu cầu An Ḥa hướng ra Quảng Trị, vừa qua khỏi cầu Pḥ Trạch, cột mốc cây số 17 th́ bị phục kích, lúc đó vào khoảng 9 giờ sáng, Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng Lê Hằng Minh cùng 42 chiến sĩ bị tử thương, gần 100 quân nhân bị thương, trong số đó có anh Xuân Phúc bị bắn từ ngực xuyên ra sau lưng, Trần Văn Hợp bị bắn vào bắp chân và tôi, đạn xuyên cánh tay. Đổi lại th́ 233 VC phơi xác, 9 cháu ba-ác “được” bắt sống.

    Tư Lệnh SĐ1/BB Đại Tá Ngô Quang Trưởng nhận xét về trận này:

    “Trong cuộc đời binh nghiệp, kể cả hồi Pháp, tôi chưa hề thấy trận phục kích nào lại biến thành trận phản phục kích tuyệt vời như trận Pḥ Trạch này”

    (MX Tôn Thất Soạn, Tuyển Tập 2/TQLC)

    Trong bài viết này, tôi không nói về lư do, hậu quả và những bí ẩn đằng sau vụ TĐ2/TQLC bị cả một trung đoàn VC phục kích ngay trên QL1 sát nách thành phố Huế! Điều đáng buồn là thân phận người lính chiến lại bị ngay “bạn” ở hậu phương đâm sau lưng bằng lưỡi lê đầu súng AK47! “Bạn” này chính là thày tṛ Thích Trí Quang và thích đâm sau Thích Đâm Hậu đă cùng VC bày binh bố trận. (muốn biết rơ về 2 tên VC đội lốt thày tu này th́ t́m đọc Biến Động Miền Trung của tác giả Liên Thành)

    Trung Tá Lê Hằng Minh vừa được thăng cấp trại mặt trận là đă đền nợ nước, “xanh cỏ” ngay sau khi vừa “đỏ ngực”! Đỏ ngực v́ chiến thương bội tinh. Ông tử trận nhanh đến nỗi nhiều quân nhân trong tiểu đoàn chưa biết tiểu đoàn trưởng của ḿnh mang lon mới, tôi cũng thế nếu như không được trông thấy tận mắt. Sau này có nhiều bài viết đă ghi không đúng, hoặc nghi ngờ về cấp bậc của Ông trước khi tử trận.

    Nhân dịp đại hội TQLC 2004 tại Houston TX, tôi đă trả lời một “nghé con” đi điều tra cái lon của Trâu Đầu Đàn, nhưng bạn này vẫn chưa vừa ư bèn cầm máy ghi âm đi hỏi cựu cố vấn Thomas E. Campbell, cố vấn trưởng TĐ2, người đă thoát chết trong trận phục kích kể trên, th́ cố vấn này trả lời vào máy ghi âm rằng:

    _ “Chuyện lâu quá rồi tôi không nhớ rơ lắm, nhưng theo tôi, trước khi tử trận, ông Minh mang cấp bậc trung tá”

    Cố vấn Campbell lịch sự với người hỏi nên trả lời như vậy, nhưng trong một bài viết về trận phục kích này, Đ/úy Thomas E. Campbell đă viết là “Col Minh”.( Sau này ông Campbell là đại tá giảng viên về lănh đạo chỉ huy tại trường đại học Austin Dallas TX và ông mới qua đời đầu năm 2008)

    Ai gắn? Gắn ở đâu? V́ lư do ǵ? Tại sao sau khi tử trận Ông lại không được vinh thăng cố đại tá? Tại sao không có nghị định thăng cấp gửi về v.v..Chúng tôi không phải là giới chức có thẩm quyền để trả lời các câu hỏi này. Những chuyện thăng cấp tại mặt trận thường do con rùa hành chánh điều chỉnh giấy tờ nên cũng thường gây nên lắm chuyện buồn vui, gắn rồi lại thôi! Dù cho hiện tại Anh Lê Hằng Minh đang mang trên cổ áo ngàn vạn “ngôi sao” th́ chúng tôi vẫn phải xác định lại sự thật:

    “Chúng tôi”, những nhân chứng sống, đang sống là các ĐĐT/ĐĐ1 Trần Kim Hoàng, ĐĐ3 Đinh Xuân Lăm (San José) ĐĐCH Trần Kim Đệ (NamCA), ĐĐ2 Trần Văn Thuật (Houston) và tôi, một trung đội trưởng của ĐĐ4, xin xác định Tiểu Đoàn Trưởng Lê Hằng Minh đă mang cấp bậc Trung Tá trước khi tử trận (lá thư xác nhận của ĐĐT Đinh Xuân Lăm viết ngày Nov/7/05 tôi c̣n giữ).

    Cũng nhân dịp dự đại hội TQLC tại Houston, tôi hỏi anh Nguyễn Văn Phán, nguyên là một ĐĐT/TĐ1, trước cửa nhà hàng Ocean trong khu Hông-Kông:

    _ “Anh cho biết ông Lê Hằng Minh mang cấp bậc ǵ trước khi tử trận?”

    _ “Tau cọ mặt trọng buổi lệ ợ Phụ Văn Lâu, ông được lên trung tạ, tau đ̣i ổng khao lon th́ ổng nọi chợ xong chuyện hành quân này đă.

    Trả lại sự thật cho lịch sử, những “nghé con” đừng vuốt sừng “Trâu Già”.

    Là một trung đội trưởng chưa có dịp tŕnh diện tiểu đoàn trưởng, chỉ mới nghe danh mà chưa được nghe “tiếng” nên tôi không có nhiều kỷ niệm vui buồn với Ông, chỉ xin ghi lại cảm tưởng của cựu Th/tá Tá Lâm Tài Thạnh, TĐT/TĐ9/TQLC, khi Thạnh c̣n là Ch/úy trung đội trưởng của TĐ2, nói về vị tiểu đoàn trưởng của ḿnh:

    “Vào một sáng Chủ Nhật, không có tiền đi phố, tôi và Quang (khóa.18/VK) tự cấm trạị, đang lau chùi vũ khí th́ TĐT Minh đi ngang, thấy vậy ổng lấy xe jeep chở chúng tôi ra hồ tắm Ngọc Thủy (Thủ Đức) giải khát, ổng lái và cho tôi ngồi bên cạnh. Lần đầu tiên trong đời và có lẽ cũng rất hiếm hoi trong đời lính, một tiểu đoàn trưởng lái xe chở một chuẩn úy trung đội trưởng ngồi ghế trưởng xa đi uống nước..”

    Thạnh c̣n nói nhiều về sự ân cần săn sóc và thăm hỏi của TĐT Lê Hằng Minh đối với cuộc sống b́nh thường của thuộc cấp và gia đ́nh khiến những trung đội trưởng hết sức cảm động, nguyện với ḷng sẽ chiến đấu tới cùng cho xứng đáng với ḷng thương của thượng cấp. Đúng như thế, Tr/úy Nguyễn Văn Quang đă tử trận năm 1969, c̣n Th/Tá Lâm Tài Thạnh đă chiến đấu tới ngày cuối cùng 30/4/1975.

    Phong cách cư xử của Thiếu Tá Lê Hằng Minh đối với thuộc cấp tôi thấy có tài “lănh đạo” trong đó. Chỉ huy th́ dễ, chỉ việc .. chỉ tay ra lệnh, la hét và chửi thề khiến thuộc cấp sợ mà phải tuân theo. Nhưng lănh đạo lại là một nghệ thuật khiến kẻ dưới vui vẻ t́nh nguyện chấp nhận hy sinh để hoàn thành nhiệm vu.

    Trong giờ học về “Lănh Đạo và Chỉ Huy” Ông thầy Trần Ngọc Huyến dạy các học tṛ rằng mỗi trung đội trưởng phải có một cuốn sổ tay, trong đó ghi đầy đủ gia cảnh binh sĩ của trung đội ḿnh. Họ có mấy con, tên ǵ, bao nhiêu tuổi, học hành tới đâu v.v.. để thỉnh thoảng hỏi thăm gia đ́nh thuộc cấp, đó cũng là “lănh đạo”. Lănh đạo chẳng phải là cái ǵ to lớn ghê gớm khó khăn lắm đâu, khi một thuộc cấp gặp trường hợp vợ ốm con đau th́ mau mau thăm hỏi và cho họ đi phép ngay, đó cũng là một cử chỉ lănh đạo. Đừng vin cớ “v́ nhu cầu công vụ” mà từ chối quyền lợi của thuộc cấp, dùng quyền chỉ huy không cho họ đi phép là không đúng, nói thẳng ra là “ép nhau”.

    Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2 Trâu Điên Lê Hằng Minh không chỉ là một cấp chỉ huy giỏi mà c̣n là một sĩ quan tuy c̣n trẻ nhưng đă có tài lănh đạo cao. Sự hy sinh của Ông là một mất mát lớn lao cho Binh Chủng TQLC nói riêng và QLVNCH nói chung.

    Sau khi Trung Tá Lê Hằng Minh tử trận, Đ/Úy TĐP Nguyễn Văn Hay về pḥng Thanh Tra SĐ, tân TĐT/TĐ2 Trâu Điên là Đồ Sơn Ngô Văn Định.

    * * *

    Trâu Điên NGÔ VĂN ĐỊNH





    Phải nói ngay mà không sợ mang tiếng là nịnh thượng cấp, theo tôi, Đồ Sơn Ngô Văn Định là một trong những TQLC đẹp giai, có nhiều huy chương Anh Dũng Bội Tinh với 21 ngành Dương Liễu, Đệ Ngũ Đẳng, Đệ Tứ Đẳng và Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Đồ Sơn là một người cha, một người chồng khó ai sánh kịp.

    Mai Văn Tấn kết luận về “Người Lính Mũ Xanh” Ngô Văn Định như sau:

    “Sau hơn ba thập niên thăng trầm của cuộc sống, nay ngồi viết lại cuộc đời có thật điển h́nh của Người Lính Mũ Xanh từ khi bắt đầu vào đời đến gần cuối cuộc đời để trân trọng một cấp chỉ huy gương mẫu, có khả năng trong binh chủng, một người anh đáng kính, một người cha mẫu mực, một người chồng thủy chung. Đó là một hành trang quư báu đáng trân trọng cho các con của anh nói riêng, cho giới trẻ nói chung ..” (MX Mai Văn Tấn, ĐSST 2008)

    Những chiến công mà Đồ Sơn tạo thêm danh cho TQLC, mang dây biểu chương BQHC về cho TĐ2 Trâu Điên làm sao kể hết. Đồ Sơn cũng là một trong 2 Lữ Đoàn Trưởng TQLC tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, vị kia là Đại Tá Nguyễn Năng Bảo, một cựu đại đội trưởng của Trâu Điên. Tôi không đủ khả năng và không thể nói nhiều về những chiến công này mà chỉ xin ôn lại những kỷ niệm “vui buồn” của một đại đội trưởng với Tiểu Đoàn Trưởng Đồ Sơn quanh cuộc chiến.

    Tôi phục vụ dưới quyền chỉ huy của Đồ Sơn Ngô Văn Định từ 1966-1969, tính tṛn 3 năm, đây là vị tiểu đoàn trưởng lâu đời và liên tục nhất của tôi từ cấp trung đội đến đại đội trưởng. Tôi theo ông trong mọi cuộc hành quân khắp 4 vùng chiến thuật, không hề gián đoạn công vụ, qua nhiều trận lớn nhỏ, tôi nhận thấy, ngoài tài chỉ huy, Đồ Sơn c̣n là người cầm quân “mát tay”, ít ra là đối với riêng cá nhân tôi, ông đă giúp tôi thoát chết nhiều lần trong gang tấc, xin kể một vài thí dụ điển h́nh:

    1/Trong trận Mậu Thân 1968, đơn vị tôi tấn công dọc theo đường Hậu Giang từ trong Chợ Lớn hướng về Mũi Tàu Phú Lâm, tôi đang đứng sau cây cột xi-măng đá mài trên sân thượng để quan sát toán VC cố thủ phía lầu đối diện đă gây nhiều trở ngại cho đường tiến quân, th́ nghe Hạ Sĩ Nguyễn Văn Thà gọi từ phía sau:

    _ “Đồ Sơn cần gặp ông thầy gấp”.

    V́ vướng bức tường cao, Thà mang máy không leo qua được nên tôi phải quay lại đi tới chỗ Thà, tay chưa kịp cầm ống liên hợp máy PRC25 th́ một tiếng nổ kinh hồn đẩy tôi ngă sấp xuống, vài giây sau quay lại nh́n, cây cột xi măng biến mất chỉ con trơ cốt sắt cong queo. Cởi áo giáp xem sao, lưng áo giáp lỗ chỗ như một tổ ong. Tiếng gọi của Đồ Sơn đúng lúc khiến tôi tránh được “tiếng gọi” của tử thần.

    2/ Ngày 14/9/1968, Đại Đội1 (-) của tôi vừa nhảy “diều hâu” xuống rừng vùng Cầu Khởi, phía Bắc quân Khiêm Hanh, (Tây Ninh) liền bị Tiểu Đoàn 14D/VC bao vây tấn công, chúng tôi trong t́nh trạng thập tử nhất sinh, Đồ Sơn đă kịp thời đổ quân TĐ2 (-) xuống ngay sau lưng địch khiến chúng hốt hoảng phải nới ṿng vây ĐĐ1 để quay ra chống cự với Tiểu Đoàn Trâu Điên bao vây chúng phía ngoài. Đang ở thế thượng phong th́ VC lâm vào thế bị động, bị TĐ2 trong đánh ra ngoài đánh vào khiến chúng tan tác. Nhanh chóng và chính xác, Đồ Sơn đă kịp thời cứu mạng anh em ĐĐ1.

    3/ Sau trận Cầu Khởi, TĐ2 lại đổ bộ trực thăng ngay vào mật khu Hố Ḅ (TN), nhưng mới thả xuống được 2 đại đội th́ bị đụng nặng, súng pḥng không quá mạnh và địa thế không cho phép tiểu đoàn đổ quân tiếp tục nên ĐĐ1 và ĐĐ3 của Trần Văn Thương (K12/VK) cầm cự tơí ngày hôm sau tiểu đoàn mới xuống đầy đủ.

    Suốt đêm đó, TĐT Đồ Sơn và Ban 3 Đinh Xuân Lăm luân phiên bay C&C đề chỉ huy và hướng dẫn “Hoả Long” yểm trợ. Tiếng nói của các anh và Hỏa Long đă giúp chúng tôi giữ vững vị trí trước những đợt tấn công dồn dập trong đêm.

    Hôm sau, trong khi đang lục soát, thu dọn chiến trường và chuẩn bị đóng quân đêm th́ tiểu đoàn được lệnh di chuyển ngay để B52 “trải thảm” vùng này. Khi đại đội của Vũ Đoàn Doan đi sau cùng chưa rời khỏi vị trí th́ 2 đại đội đi đầu đụng nặng, tiếng B.40 và RPD nổ ṛn, quân ta đă bị thương và tử thương, trời đang tối dần, tối dần!!!

    Trong đêm giữa rừng sâu, lệnh thượng cấp bắt di chuyển gấp, trả mục tiêu lại cho B.52 nhưng địch lại cầm chân! Đây là lúc khó khăn nhất của cấp chỉ huy, TĐT Ngô Văn Định đă quyết định:“ở lại chiến đấu, không nhường B52” và ông đă thông báo quyết định này cho 2 cố vấn Mỹ biết.

    Thực tế chiến trường đang xẩy ra trước mắt buộc 2 cố vấn của tiểu đoàn phải làm việc khẩn cấp với hệ thống cố vấn cao hơn để xin hủy bỏ hay chuyển hướng các phi vụ B.52 đang từ Thái Lan hướng về mục tiêu mà TĐ2/TQLC c̣n đang kẹt tại chỗ. Đây là một việc làm vô cùng khó khăn, thời hạn ấn định TĐ2 rời khỏi mục tiêu đang cạn dần, đêm lạnh mà các cố vấn lau mồ hôi trán liên tục.

    Cuối cùng, cố vấn tiểu đoàn thở phào nhẹ nhơm báo cho Đồ Sơn biết B52 đă phải “nhường” mục tiêu lại cho TĐ2. Tin loan ra khiến chúng tôi an tâm diệt cộng mà không c̣n lo hỏa lực khủng khiếp của bạn từ trời rơi xuống. Trong chiến trận, chuyện KQ bạn đánh lầm quân ta cũng không hiếm, nhưng B52 th́ chưa bao giờ xẩy ra.

    Bốn mươi năm sau, khi ôn lại chiến trường xưa, Đồ Sơn tâm sự:

    “Khi quyết định ở lại chiến đấu mà không di chuyển theo lệnh trên, tôi biết sẽ gặp khó khăn lắm nhưng không thể hy sinh thêm đồng đội v́ bất cứ lư do ǵ. Vả lại kinh nghiệm cho tôi biết B52 sẽ không bao giờ dám trải thảm một khi c̣n có người Mỹ trong vùng mục tiêu. Lúc đó trong tay ḿnh (TĐ2) c̣n có 2 cố vấn Mỹ mà”.

    Cũng cần nói thêm về sự quan tâm của Trung Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù đối với Trâu Điên và Đồ Sơn nói tiếp:

    “TĐ2 tăng phái cho SĐND dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Trung Tướng Dư Quốc Đống. Sáng sớm hôm sau, ngay sau khi TQLC ḿnh đánh tan Tiểu Đoàn 14D Chủ Lực Tây Ninh và Trung Đoàn 33 chính quy BV, th́ Trung Tướng TL/SĐ Dù đă dáp trực thăng xuống ngay vùng giao tranh, trước tuyến pḥng thủ của ĐĐ1, để quan sát trận địa và ân cần thăm hỏi khiến anh em TQLC vô cùng cảm động. Anh em bên ND gặp nhiều thuận lợi trong đời quân ngũ hơn chúng tôi”

    Thưa Đồ Sơn, sau gần 2 ngày mệt mỏi, chưa thu dọn chiến trường xong lại phải di chuyển ngay để B52 làm việc th́ quả thực bực quá tôi đă chửi thề. Rồi khi vừa ra khỏi vị trí lại dụng ngay, một số bị thương, chưa lấy được xác B1 Hải! Đêm tối trong rừng sâu biết điều động hướng nào cho an toàn? Nằm lại “nhất chín nh́ bù” là khoái nhất nên khi Đồ Sơn cho lệnh tiếp tục chiến đấu, không lo B52 nữa làm anh em chúng tôi, Lâm Tài Thạnh., Huỳnh Vinh Quang, Nguyễn Văn Quang, Trần Thành Nghĩa đă thở phào khoan khoái, chuyện AK, B40, RPD xung quanh đây chỉ là chuyện nhỏ.

    Sau 3 năm theo chân Đồ Sơn khắp bốn vùng chiến thuật, bị thương lai rai th́ có nhưng đến khi Đồ Sơn bị trọng thương (4/69), th́ tôi bị trọng thương theo sau đó (19/6/1969), bị loại khỏi ṿng chiến và rời TĐ2/TQLC từ đấy.

    Xin gửi lời cám ơn muộn màng đến Đồ Sơn, là đại đội trưởng, đôi khi thường có “khắc khẩu” với tiểu đoàn trưởng, nhưng nhờ hợp “mạng” nên Đồ Sơn đă nhiều lần giúp tôi thoát hiểm trong đường tơ.

    * * *

    Trâu Điên NGUYỄN XUÂN PHÚC





    Với hai Tiểu Đoàn Trưởng Lê Hằng Minh và Ngô Văn Định th́ đây là lần đầu tôi kể lại những kỷ niệm vui buồn, nhưng c̣n anh Nguyễn Xuân Phúc th́ hầu như bài nào nói về lính là tôi phải nhắc đến tên anh, “tôi khắc tên Anh trên đá trên hoa”.

    Nếu đọc giả nào đọc bài này mà gặp phải những chi tiết tôi đă kể về anh Phúc th́ xin tha lỗi, bởi v́ mỗi khi nhắc đến tên “PHÚC” là một điều hạnh phúc và hănh diện không chỉ riêng tôi mà c̣n là của một số đông đàn em khác, điển h́nh như những tên cứng cổ Lê Quang Liễn 20, Trần Quang Duật 21, Nguyễn Kim Thân 21 v.v..

    Sau khi xích mích với ĐĐT Dương Bửu Long TĐ5 và ngồi tù 15 ngày rồi bị đổi về TĐ2 tôi buồn lắm, nhưng “kỷ luật là sức mạnh” nên tôi bước tới trước mặt Trung Úy ĐĐT/ĐĐ4 Nguyễn xuân Phúc, đứng nghiêm đưa tay chào và xưng danh đúng quân cách nhưng “ông ta” vẫn ngồi, 2 chân gác trên bàn, tay cầm điếu Ruby Queen gơ gơ lên hộp quẹt Zippo rồi nhếch mép cười ruồi:

    _ “Ông đánh lộn bên TĐ 5 rồi về đây kiếm tôi nữa phải không?”

    Đă từng nghe danh ông niên trưởng này từ lâu, nay đụng mặt trong hoàn cảnh bất đắc dĩ khiến tôi đành phải cắn môi đến rớm máu để nuốt cục buồn, muốn trả lời ông câu: “chưa biết”. Nhưng thôi, đành im lặng! Sau giây phút căng thẳng, ông đứng dậy quẹt lửa, châm điếu thuốc, nhả khói rồi chậm răi chân bước đi miệng nói:

    _ “Đi t́m đại đội phó mà tŕnh diện”!

    Đại đội phó là Trung úy Trần Văn Hợp, người bạn cùng khóa, hắn mới đón tôi từ quân trấn về đây th́ c̣n tŕnh diện ǵ nữa nên tôi xách ba lô đi t́m chỗ khuất trong một khách sạn xây cất dở dang bỏ hoang, là nơi đại đội đang đóng quân, để tránh mặt mọi người, giăng vơng nằm trong một góc tối.

    Trung đội 3 chưa có trung đội trưởng nhưng xếp Phúc không thèm giao cho tôi nên tôi càng có cớ xa lánh đám đông. Trần Văn Hợp và Nguyễn Quốc Chính (K20/VB) đến rủ đi phố nhưng “người buồn cảnh có vui đâu” nên tôi cũng từ chối.

    Đúng thời gian này (6/66), TĐ5/TQLC, bị đụng nặng tại Quảng Ngăi, Tiểu Đoàn Trưởng Dương Hạnh Phước và Bác Sĩ Lê Hữu Sanh tử trận! Một tin như sét đánh. Đại Đội 4 mà tôi vừa rời xa th́ bị thiệt hại nhiều, Chuẩn Úy Trần Tử Phương và Thảo tử trận, Thiếu Úy Lê Đ́nh Quỳ (K20VB) bị bắt (1972 mới được tha), Ch/Úy Nguyễn Văn Lộc (K17/VK) và Trung Úy ĐĐT Dương Bửu Long bị thương!

    Buồn về đơn vị mới, nhớ thương đồng đội cũ, tôi tới thăm anh em khi họ dừng quân ở Đà Nẵng. Bạn bè và đệ tử của tôi đâu hết rồi! ĐĐT Dương Bửu Long và tôi ôm nhau khóc vùi! Hối hận đă xích mích với Long khiến tôi ngồi tù trong khi anh và đại đội đi hành quân rồi đụng nặng! Tôi ước ao được ở lại TĐ5 để cùng Long chia xẻ niềm đau và trách nhiệm, nhưng biết làm sao tŕnh nguyện vọng lên thượng cấp đây?

    THỬ THÁCH LÚC BAN ĐẦU

    Không vui nghĩ ḿnh đă may mắn thoát hiểm khi vừa rời khỏi TĐ5 mà tôi buồn v́ về đơn vị mới mà vẫn phải ngồi chơi, hút thuốc lá vặt, thở dài chờ hoạn nạn kế tiếp. Và rồi cũng đến lúc “xếp” Phúc gọi tôi ra lệnh:

    _ “Ông xuống nhận Trung Đội 3 để sáng sớm mai đi hành quân”.

    Không hỏi thêm bất cứ điều ǵ để cho xếp biết tôi “bất cần”, và rồi tôi gọi trung đội phó Trung Sĩ 1 Tuyết truyền lệnh vắn tắt “chuẩn bị sáng mai đi hành quân”.

    TĐ2/TQLC tiến quân dọc theo những xóm làng ven biển, đụng tại mục tiêu Phù Liêu Gia Đặng, quân ta truy kích địch về tới ngă ba sông Vĩnh Định, thôn Bích La (QT). Địch hết đường thoát nên tử thủ tại đây nhưng rồi cũng bị TĐ1 và TĐ2 đánh tan. Suốt cuộc hành quân này Đại Đội Trưởng Nguyễn Xuân Phúc luôn để trung đội tôi lẽo đẽo theo sau và không hề ra lệnh hay nói năng ǵ cả.

    Tại Phù Liêu, khi cánh quân đi đầu nổ súng, Thiếu Úy Kiệt (K20/VB) tử thương th́ ở phía sau, VC từ dưới cát chui lên “chặt khúc đuôi”, tấn công ào ạt vào trung đội 3 của tôi nhưng anh em đă nhanh chóng phản ứng cấp thời, không hề hấn ǵ mà VC c̣n bỏ lại vài cây AK và xác chết. Tôi báo cáo lên đại đội nhưng chỉ nhận lệnh qua hiệu thính viên tiếp tục truy kích địch về Bích La, xếp vẫn không lên tiếng khen chê

    Tại thôn Bích La, VC bị kẹt vào giữa gọng ḱm của 2 tiểu đoàn TQLC (1&2) và ngă ba sông nên nửa đêm chúng liều chết t́m cách thoát thân, chui đầu vào tuyến TĐ2! Hẳn không cần diễn tả th́ đọc giả cũng biết chuyện ǵ xẩy ra khi quân ta bắn “bia di động”. Riêng trung đội 3, tôi cho đặt máy chụp h́nh claymore trước tuyến nên khó có tên VC nào thoát. Sáng sớm hôm sau, trong khi tôi đang cho trung đội thu lượm vũ khí và đếm xác địch th́ “xếp” Phúc đến, tay cầm ca nhôm café, vỗ vai tôi:

    _ “Làm một hớp cho ấm bụng, chú mày làm ăn được”.

    _ “Cám ơn trung úy, tôi là đồ bỏ nhưng nhờ lính của “xếp” đánh giặc giỏi”.

    Thực ra th́ tôi biết ông ta đến nhưng lờ đi như không hay, khi phải chào th́ theo đúng cấp bậc chứ không có “niên trưởng” ǵ cả. Với tôi, hai chữ “niên trưởng” có cái ǵ ấm cúng thân t́nh, c̣n “xếp” chỉ là tiếng gọi xách mé, thiếu tôn trọng. “Xếp” cũng biết điều đó nên mỉm cười, điệu cười trịch thượng dễ ghét, im lặng móc thuốc hút và “mời” một tôi điếu, dặn ḍ vài câu huề vốn rồi đi đến chỗ trung đội của Chính..

    Sau một đêm vất vả với súng đạn nhưng được b́nh an, sáng sớm trời lạnh mà được rít một hơi thuốc, ngửa mặt lên trời nhả khói là niềm hạnh phúc nhất của lính đánh giặc. Điếu thuốc đầu ngày làm tôi sảng khoái, nhất là điếu thuốc từ tay “xếp”, một người mà tôi ghét cay ghét đắng từ khi về tŕnh diện.

    H́nh như tôi say, nh́n qua khói thuốc, tôi thấy dáng Anh đi đầy vẻ tự tin, thái độ “kẻ cả”, tôi chợt nhận ra cử chỉ của ḿnh vừa rồi đầy mặc cảm tự ti! C̣n Anh, tuy kích thước thấp hơn tôi nhưng anh lại cao hơn tôi một “cái đầu”. Tay mân mê điếu thuốc hút dở dang, điếu thuốc in dấu tay của Trung úy Nguyễn Xuân Phúc, có lẽ điếu thuốc đó đă làm thay đổi thái độ bất cần của tôi, 42 năm sau (66-08), tôi c̣n nhớ đó là điếu Ruby Queen đựng trong bao màu tím nhạt.

    Phong cách “người lớn”, rộng lượng của cấp chỉ huy hay hành động “tiểu nhân” ích kỷ của kẻ lớn lon có thể làm thay đổi hẳn thái độ của thuộc cấp theo hướng kính trọng hoặc khinh bỉ, tôi đă gặp cả hai trường hợp như thế. Chỉ một điếu thuốc giữa không khí đặïc quánh v́ khói súng mà tôi bỏ “xếp Phúc”, thay bằng một tiếng ANH.

    Trong những cuộc hành quân kế tiếp, từ Huế ra Quảng Trị, Đại Đội Trưởng Nguyễn Xuân Phúc đă giao nhiệm vụ đi đầu cho Trung Đội Trưởng Tô Văn Cấp, Anh ân cần chỉ tôi những điều cần thiết, nhưng không ngờ đó là lần sau cùng Anh là đại đội trưởng trực tiếp của tôi.

    TĐ2/TQLC bị phục kích tại QL1 (Phong Điền), trong trận này ĐĐT Phúc bị bắn từ ngực xuyên ra sau lưng, ĐĐP Hợp bị bắn vào bắp vế chân, tôi bị bắn vào khuỷu tay, chỉ c̣n Nguyễn Quốc Chính (K20/VB) là an toàn. Anh Phúc phải tải thương, chúng tôi ở lại tiếp tục công việc ngoài chiến trường, nhờ “máu tốt” nên vết thương mau lành. Tàn cuộc chiến, Hợp và tôi vào bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Huế) thăm anh, vết đạn trổ ra sau lưng nhỏ hơn cái miệng tách café.

    Phim chụp cho thấy viên đạn vào rồi ra rất điệu nghệ, không va chạm vào bất cứ bộ phận nào và bác sĩ xác nhận Anh không hề hấn ǵ. Kỳ lạ thay! Anh nằm sấp, tôi thấy rơ miếng băng trên vết thương lưng chỉ bằng 1/2 bàn tay, Anh ngóc đầu nh́n chúng tôi mỉm cười rồi nói .. phét: “C.., tụi VC bắn dở như c..”.

  6. #176
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Tiểu Đoàn 2 TQLC
    VUI BUỒN VỚI TRÂU ĐIÊN TRƯỞNG
    P2


    Tiểu Đoàn Trưởng Lê Hằng Minh tử trận, tân TĐT/TĐ2/TQLC là Đồ Sơn Ngô Văn Định, Anh Phúc lên làm tiểu đoàn phó, Trần Văn Hợp thay Anh làm ĐĐT/ĐĐ4 và dĩ nhiên tôi được “hưởng xái” cái chức đại đội phó của Hợp.

    Kể từ đó (../1966) 4 anh em gồm Phúc, Hợp, Chính và tôi như cùng một nhà, chung điếu thuốc, ly bia, hành quân tiền tuyến khồ cùng chia, “hành quân hậu phương” sướng cùng hưởng. Bây giờ (2008) họ ở đâu ta?!

    Sau một thời gian ngắn làm TĐP/TĐ2, anh được điều đi làm tiểu đoàn trưởng tiều đoàn khác, trước khi đi, anh xiết mạnh tay tôi và khẽ nói:

    _ “Chú mày đă phạm một lỗi lầm rất đáng tiếc (đánh lộn) dễ gây ngộ nhận và ác cảm lúc ban đầu, đường binh nghiệp sẽ vất vả, phải thật cẩn thận”.

    À th́ ra thế, lúc đó tôi mới ngộ ra rằng thuở ban đầu Anh đă thử thách tôi. Điều đó dễ hiểu, cấp chỉ huy nào cũng bực khi phải nhận về một quân nhân “ba gai”, cái khó là làm sao trị được những “con ngựa chứng”. Tôi nói với anh:

    _ “Bản tính tôi đâu phải thế, tôi rất hiền và luôn luôn biết kính trên nhường dưới mà. Nhưng không nhịn khi người lớn có hành động trẻ con, Anh yên tâm”.

    Khoảng tháng 4/1969, Đồ Sơn Ngô Văn Định bị trọng thương, TĐP là Thiếu Tá Nguyễn Kim Đễ xử lư, sau thời gian ngắn th́ Anh Phúc quay trở lại làm TĐT/TĐ2 với dàn đại đội trưởng gồm Đ/úy Trần Kim Đệ ĐĐCH, Đ/úy Trần Văn Hợp ĐĐ2, Đ/úy Vũ Đoàn Doan ĐĐ4 và Đ/úy Tô Văn Cấp ĐĐ1, Đ/úy Trần Văn Thương ĐĐ3 (tháng 6/1969 Thương về BTL/SĐ th́ tôi thay Thương và Tr/úy Lâm Tài Thạnh lên ĐĐ1).

    Đối với tôi, đây là thời gian TĐ2 tương đối vui và ổn định, “hành quân” ở hậu phương th́ “ồn ào”, đụng trận ngoài tiền tuyến th́ không khí nhẹ nhàng. Tôi nhớ măi lần đụng nặng ở chiến khu Đ, 3 đại đội trưởng chúng tôi Hợp-Doan-Cấp liên lạc hàng ngang và “ra lệnh” cho nhau luân phiên công thủ c̣n ông TĐT th́ yên lặng theo dơi.

    Ngày 19/6/1969 TĐ2 đi hành quân ở Chương Thiện, v́ TĐ Phó là anh Nguyễn Kim Đễ đi phép để chuẩn bị nhận tiểu đoàn mới nên anh Phúc giao cánh B cho tôi chịu trách nhiệm cùng ĐĐ3 và ĐĐ4 của Doan, c̣n cánh A của anh th́ có ĐĐ1 của Thạnh và ĐĐ2 của Hợp. Tôi đă bị loại khỏi ṿng chiến trong trận này! Phụ tá ban 3 Nguyễn Kim Thân nói khi báo tôi bị trọng thương th́ anh Phúc dậm chân:

    _ “C .., mưu sự tại nhân, thành sự tại VC”.

    Tôi hiểu ư nghĩa câu chửi thề của Anh, nhưng không hiểu tại sao tôi lại đen đến thế, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng!. Vạn sự (rắc rối) khởi đầu (gian) nan chăng? Sau khi tôi bị thương th́ TĐ2 tiếp tục hành quân sang Cao Miên. Như vậy là tôi lại mất một dịp “xuất ngoại” nữa, mất luôn dịp đi Hạ Lào! Đời lính của tôi không bao giờ được xuất ngoại, dù là Mỹ, Nhật, Đài Loan, Đại Hàn, Mă Lai, Miên, Lào v.v.. dù là du học, du hành, du hí hay quan sát và cả hành quân nữa. Người đen th́ cái số (?) cũng đen theo!

    Tuy không c̣n chiến đấu bên Anh ngoài chiến trường nhưng mỗi khi có dịp gặp nhau, kể cả khi anh làm lữ đoàn trưởng là anh kéo tôi đi theo để “phá mồi” hoặc đấu vơ “mồm”. Lần đầu tŕnh diện Trung úy Phúc tại ĐN th́ lần sau cùng cũng lại gặp Trung Tá Phúc vào một buổi sáng không vui trên băi biển Non Nước, ĐN.

    GẶP ANH LẦN CUỐI!

    Tôi đang pḥng thủ căn cứ Sóng Thần (Thủ Đức) th́ 19/3/75 được lệnh ra hành quân gấp, tŕnh diện TTHQ/SĐ ngày 21/9 tại Non Nước, được TMT ưu ái tặng cho một ly cối café đen .. không đường và cho lệnh “pḥng thủ căn.cứ NN” (!)

    Sáng 29/3/1975, khoảng 6.30 giờ, anh Nguyễn Xuân Phúc LĐT/LĐ369, anh Đỗ Hữu Tùng LĐP, Trần Văn Hợp TĐT/TĐ2 cùng tôi đứng nói chuyện bên ngoài TTHQ, hai anh đang điều động TĐ9 của Th/Tá Lâm Tài Thạnh từ xa rút về. Khi 2 chiếc tàu HQ vào đón th́ tôi chào từ giă 2 anh và Hợp rồi theo chân Đại Tá Nguyễn Thành Trí, TLP/SĐTQLC, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, TL/QĐ1 để bơi ra tàu.

    Khi TQLC đổ quân lên Cam Ranh, tôi gặp Trần Văn Hợp và hỏi thăm về 2 anh Phúc Tùng th́ được biết các anh “đi sau”! Về đến Vũng Tàu vẫn không thấy! Có nhiều tin đồn về các anh, một nhân viên truyền tin khoe đă ḍ được tần số của LĐ369 và khẳng định 2 anh đang “cố thủ” trên Núi Khỉ ở bán đảo Sơn Chà, ĐN (?).

    Mới đây, 10/08, trong buổi café-đàm về bài viết “Biển Thuận An, Pháp Trường Cát” của Phạm Vũ Bằng và những ngày cuối tại Đà Nẵng, cựu Th/tá Quách Ngọc Lâm, trưởng ban 4/LĐ258/TQLC nói rằng khoảng 8 giờ sáng 29/3/75, Lâm và một số anh em thuộc BCH/LĐ258 ngồi chờ lệnh ngay tại bờ biển, gần chiếc tàu mà Tư Lệnh Phó và Tướng Trưởng vừa lên th́ hai anh Phúc-Tùng đi ngang và hỏi Lâm:

    _ “Đă tới phiên chưa? Sao không lên đi mà c̣n ngồi đó làm ǵ?”

    Th/tá Quách Ngọc Lâm trả lời:

    _ “ Chúng tôi đang chờ lệnh, c̣n đại bàng th́ sao?”

    _ “Tụi tao chờ thằng 9”

    Nói rồi hai anh đi ra chỗ khác và một lúc sau th́ toán của Quách Ngọc Lâm vội vă t́m cách lên tàu khi VC bắt đầu pháo kích vào khu vực này.

    Lúc đó anh Phạm Văn Sắt, Phan Công Tôn và tôi đă lên tàu rồi, chúng tôi quăng dây cho những người đang bơi nắm để kéo họ lên tàu, trong đó có Đ/úy Nguyễn Văn Hưởng K17/VK, nhưng Hưởng tuột tay, rớt trở lại biển và mất hút vào đáy tàu! VC pháo kích, pháo rơi trên cát, trên mặt nước, tàu phải rút ra và chuyện ǵ đă xẩy ra trên bờ, trên biển! Có bao nhiêu Mũ Xanh ở lại với cát với đại dương?! Không ai biết.

    “Thằng 9” mà 2 anh Phúc-Tùng chờ là TĐ9/TQLC thuộc Lữ Đoàn 369 đang ở xa và các anh đang điều động họ rút về căn cứ Non Nước. Trong bài viết về cuộc rút quân này, trưởng ban 3 TĐ9 là Tân-An Đoàn Văn Tịnh (K22/VB) đă ghi lại phần đối thoại giữa anh và anh Tùng. Âm thanh bên kia vọng vào máy khiến Tân-An hỏi đó là tiếng trực thăng hay tiếng sóng vỗ? Anh Tùng cho biết đang ngồi chờ trên băi biển. Ngay lúc đó th́ Tịnh nghe tiếng nổ thật lớn dội vào tai làm đứt liên lạc ngay với 2 anh Phúc-Tùng từ đó!

    Những nhân chứng sống c̣n đây (USA) đă mắt thấy tai nghe những ǵ diễn ra trên băi biển Non Nước sáng ngày 29/3/1975 nên có thể khẳng định rằng: “Nếu muốn, hai anh Phúc và Tùng đă có mặt trên tàu HQ rồi”. Nhưng 2 anh chờ 1 trong 3 đứa con (TĐ) c̣n đang di chuyển về và chuyện ǵ xẩy ra sau đó với 2 anh th́ không ai biết.

    Làm sao kể cho hết những chiến công anh Phúc đem về cho binh chủng, riêng TĐ2/TQLC được mang dây biểu chương màu Tam Hợp chính là do công của anh Phúc, sau trận Preyveng (Cam-Bốt), (anh mang về choTĐ2 Dương Liễu thứ 8, phải có 8 DL mới đủ điều kiện được dây biểu chương màu Tam Hợp, cái thứ 5,6,7 là do Đồ Sơn).

    Hạm trưởng HQ Th.. ch́m theo chiến hạm tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Đoàn Trưởng BB Th.. đưa quân sang sông rồi quay trở lại với núi rừng nơi c̣n những thương binh đàn em khác. Lữ Đoàn Trưởng TQLC Phúc và LĐP Tùng không lên tàu mà ngồi chờ thuộc cấp bên bờ biển. Các anh là những con cháu Hoàng Diệu, là huynh đệ của “Ngũ Hổ Tướng Quân”, là những Anh Hùng vô danh của QLVNCH.

    Anh Phúc không cho tôi huy chương và cấp bậc, tiền bạc th́ lại càng không v́ anh quá nghèo, tôi ghét cay ghét đắng, có thể nói là hận anh ngay từ khi mới tŕnh diện. Nhưng “ở lâu mới biết ḷng người có nhân”, phong cách chỉ huy và tài lănh đạo, cung cách “sống đẹp” với người xung quanh đă khiến tôi kính và phục, nếu không muốn nói Anh là “thần tượng” của tôi.

    Không chỉ riêng tôi, mà khi tiếp xúc với những người biết Anh, những ai từng làm việc với Anh th́ hầu như tất cả đều dành cho anh cảm t́nh yêu mến, một sự “NGƯỠNG MỘ”. Nửa đường gẫy gánh, binh nghiệp Anh chưa thành công, nhưng anh đă thành danh, ở một nơi nào đó anh đang cười vui, đánh nhịp hát “Trấn Thủ Lưu Đồn”.

    * * *

    Trâu Điên TRẦN VĂN HỢP





    Cùng được chọn về TQLC nhưng khác tiểu đoàn nên chúng tôi chỉ thỉnh thoảng gặp nhau. Ngày bị thuyên chuyển về TĐ2, thấy Hợp mang xe đến đón th́ tôi mừng thầm, ít ra cũng có một người bạn cùng khóa ở đơn vị mới th́ cũng đỡ bơ vơ. Nghĩ vậy nên tôi đến chào Trung Úy Hợp đúng theo quân kỷ, hắn đưa tay cho tôi bắt, nói cho chính xác là “nó” hững hờ đưa tay ra cho tôi cầm rồi chỉ tôi leo lên phía sau xe GMC trong khi “nó” ung dung lên “cabin” ngồi một ḿnh!

    Đắm tàu tưởng gặp phao hóa ra đụng bọt biển! Đó là lư do tôi không thèm tŕnh diện Hợp theo lệnh của xếp Phúc. Có một cái ǵ đó gần giống nhau của 2 sĩ quan ĐĐ4/TĐ2 này đối xử lạnh nhạt với tôi. Không hiểu sao lúc đó tôi lại không đi uống rượu, chửi thề, xuống xóm giải sầu hoặc “chịu chơi” zoọc về Saigon chơi chịu cho bơ ghét. Sau vài lần thử lửa, nhất là sau trận Bích La thôn, cả hai đă cho tôi một nụ cười.

    Khi Hợp lên làm đại đội trưởng ĐĐ4 thay anh Phúc th́ tôi cũng được hưởng ké, làm đại đội phó cho Hợp, cùng nhau vui chơi và làm việc cho đơn vị mà không phân biệt trưởng phó, chính v́ sự “lạm quyền” đó mà đă có lần Hợp chửi tôi “ngu”.

    Bồng Sơn, Tam Quan (B́nh Định) vào thời điểm 1967 du kích rất nhiều và ẩn hiện như ma, ngày th́ lặn, đêm đêm chui ra vác loa kêu gọi “ Lính Thủy Đánh Bộ” đầu hàng! Nghe măi nhức đầu sôi máu nên một đêm tôi lựa mấy tay “đen-đen” như tôi để đi bịt mơm mấy toán du kích này.

    Ŕnh măi mới túm được 1 tổ tam-tam với 1 AK, 1 mă tấu và một chị thổi ..loa, hí hửng mang loa về khoe, xếp Hợp khen toán phục kích giỏi rồi ghé tai tôi nói nhỏ:

    _ “Mày ngu bỏ mẹ, du kích vùng này đông như cỏ dại, nhiệm vụ này đâu phải của mày, lỡ xảy ra chuyện ǵ th́ liệu có đáng không?”

    Lần đầu gặp nhau tại Đà Nẵng, nó đưa tay cho tôi cầm khiến tôi ghét nó bao nhiêu th́ lần tại Bồng Sơn nó chửi tôi “ngu” th́ tôi lại phục nó bấy nhiêu. Tôi hiểu tấm ḷng của cấp chỉ huy xen lẫn t́nh bạn bè trong lời sỉ vả: “mày ngu”.

    Một thời gian ngắn sau đó th́ tôi lên coi ĐĐ1 thay anh Nguyễn Kim Đễ khi anh lên TĐP/TĐ2. Tuy không c̣n chung đại đội, nhưng dù hành quân hay về hậu cứ th́ 3 tên độc thân Hợp, Chính và tôi đều buồn vui có nhau như anh em một nhà. Rồi Chính tử trận bên kinh Cái Thia (31/12/1967) tôi bị thương ở Chương Thiện, Hợp tiếp tục cầm súng và sau Hạ Lào 719 th́ thay thế anh Phúc để trở thành TĐT/TĐ2 Trâu Điên.

    Không thể kể hết những trận đánh và chiến công của Hợp, vả lại nếu có th́ đó là công trạng của cả một tiểu đoàn mà không của riêng ai. V́ thế trong bài “Vui Buồn” này, tôi sẽ ít đề cập tới “tiếng súng chiến trường” mà chỉ là tâm t́nh riêng.

    Thời gian 1973, mỗi khi các tiểu đoàn trưởng về họp tại BTL/SĐ (Hương Điền) th́ Hợp đều ghé Pḥng Ba t́m tôi nhưng im lặng đưa tay cho tôi bắt, và tôi đă nắm trong đó được một ít tiền lẻ đủ vài chầu cơm hàng cháo chợ của quán mụ Luyến bên bờ Phá Tam Giang. Có lúc tôi giả bộ chê “sao mày rách thế?” Th́ hắn chỉ mỉm cười.

    Ít nói là bản tính của Hợp, kín tiếng ngậm miệng ngay cả khi “mở rộng bàn tay”, những đàn em như Lê Quang Liễn, Trần Quang Duật đều không hay biết ǵ về việc TĐT Hợp đă đề nghị thăng cấp thiếu tá cho họ. Liễn và Duật tâm sự:

    _ “Tụi tôi không hay ǵ cả, chỉ khi anh ấy gọi lên BTL gắn lon mới biết”.

    Sống chết với nhau nhưng chúng tôi không hề biết tôn giáo của nhau, chẳng chùa mà nhà Chúa cũng không, đời lính tráng chỉ biết theo đạo ào-ào, nhưng “cách cho” của Hợp có vẻ như làm theo lời khuyên của thánh kinh: “Khi tay phải làm việc thiện th́ đừng cho tay trái biết”.

    Sáng 29/3/75 Hợp và tôi gặp nhau tại bờ biển Non Nước, lênh đênh xuôi Nam, chia nhau gói ḿ tại vịnh Cam Ranh rồi về băi biển Vũng Tàu những ngày giữa tháng 4/75, chỗ nào th́ cũng chỉ nh́n nhau lắc đầu, mong sao không c̣n phải lui nữa

    Những ngày cuối tháng 4/75, trong khi “hậu phương” SG t́m mọi phương tiện để ra biển th́ tất cả quan lính TQLC lại từ biển lui về cố thủ tại căn cứ Sóng Thần (Thủ Đức) rồi theo lệnh tông-tông, cởi bỏ áo lính giầy sô để mặc áo tù đi chân đất! Cúi mặt!

    Sáng 30/4/1975, sau khi Tổng Thống DVM ra lệnh đầu hàng, các Tiểu Đoàn Trưởng họp cùng Đại Tá TLP/SĐ tại BCH/CC Sóng Thần và nhận lệnh “giă từ vũ khí”! Trời bỗng đổ một cơn mưa rào, Hợp và tôi dựa lưng nhau chùi nước mắt, vất xe jeep, lội bộ từ Thủ Đức về Thị Nghè v́ gia đ́nh chúng tôi cùng ở trong trại gia binh Cửu Long. Khi đi ngang ngă ba Giồng Ông Tố, thấy 2 bên súng nổ, mấy tên BK vác AK chạy tới chạy lui trên xa lộ miệng chửi tục:

    _ “Đi.. m.. tụi Trâu Điên c̣n ngoan cố chống cự”.

    Đang khóc trong ḷng mà tôi cũng phải mím môi cười thầm bên tai Hợp:

    _ “ Bạn thua đàn em rồi”.!

    Sau vài tuần ngơ ngáo, 14/6/75 chúng tôi cùng “rủ nhau” vào tù, gặp đủ mặt “anh hào” cùng chung một trại Long Giao gồm Trần Kim Hoàng, Đinh Xuân Lăm, Phan Công Tôn, Huỳnh Văn Phú, Quách Ngọc Lâm, Trần Văn Hợp, Trần Quang Duật, Doăn Thiện Niệm, xa xa là Lâm Tài Thạnh, Trần Xuân Bàng, Trần Kim Đệ, Lê Văn Huyền, Huỳnh Văn Lượm, Trần Ngọc Toàn, Nguyễn Đằng Tống, Nguyễn Văn Nhiều, Nguyễn Đức Ân, Đoàn Trọng Cảo...Thêm các đại bàng gẫy cánh Nguyễn Thành Trí, Tôn Thất Soạn, Nguyễn Năng Bảo v.v. Không sót một ai, cùng chia nhau trái đắng.

    Trong buổi “lên lớp” đầu tiên tại trại tù Long Giao về đề tài “Ngụy Quân, Ngụy Quyền”, “giáo viên” giảng dạy đă dơng dạc và dứt khoát tuyên bố:

    _ “Những cái gọi là Cọp Đầu Rằn, Trâu Điên sẽ bị trừng trị đích đáng”!

    Tôi lại có dịp thúc cùi chỏ vào ba sườn Trâu Điên Hợp nói nhỏ:

    _ “Nếu Trâu có muốn .. th́ ỉa đùn chứ đừng té đái”.

    Mặt Trâu vẫn tỉnh bơ, quả thật điếc không sợ súng, “mặt dầy” như da Trâu.

    Rồi kẻ trước người sau lưu đày đất Bắc, tôi và Hợp bắt tay từ giă tại trại tù Suối Máu năm 1976 mà không biết đó là lần chia tay sau cùng! Năm 1977 từ trại 8 Hoàng Liên Sơn vác vầu (một loại tre lớn) đem nạp cho “Đoàn” tại xă Cẩm Nhân, khi đi ngang một đám tù trại khác ngồi bên vệ đường, tôi thoáng nghe tiếng ai nói nhỏ:

    _ “Anh Hợp chết rồi”!

    Liếc qua, nhận ngay ra Trâu Điên Trần Quang Duật, thân tiều tụy nhưng đôi mắt sáng nhấp nháy ra hiệu cho tôi. Cơn lạnh từ đầu xuống chân dọc theo xương sống khiến tôi rùng ḿnh, mắt mờ đi, khựng lại toan hỏi thêm Duật đôi điều về hung tin th́ tai loáng thoáng nghe tiếng quát của “tử thần”:

    _ “Anh kia, ai cho phép anh quan hệ ninh tinh?”!

    Thế đấy, đi “học tập” để trở thành con người mới của XHCN th́ điều kiện tiên quyết phải tuân theo là gặp nhau, dù thân thiết, không được phép chào hỏi!

    Từ lời cai tù hù dọa “Trâu Điên phải bị trừng trị đích đáng” tới việc Trâu Điên Trần Văn Hợp tử nạn là do “ḷng khoan hồng nhân đạo” hay vô t́nh trùng hợp? Trâu Điên tung hoành trên khắp chiến trường rồi ch́m ḿnh trong vũng chân trâu!

    Đời binh nghiệp của Hợp gắn liền với Tiểu Đoàn Trâu Điên, từ ngày đầu tiên là trung đội trưởng của Đại Đội Trưởng Phúc cho tới khi Hợp là tiểu đoàn trưởng, và những ngày cuối cùng cũng vẫn thuộc quyền LĐT Nguyễn Xuân Phúc nên những đức tính cần có và đủ của một cấp chỉ huy tác chiến lư tưởng th́ Trần Văn Hợp là “bản sao” của anh Nguyễn Xuân Phúc. “Cấp chỉ huy giỏi th́ không có thuộc cấp tồi”.

    Trong số các Mũ Xanh K16/VB th́ tôi được làm việc trực tiếp dưới quyền 5 ông: Đễ, Phúc, Toàn, Sắt và Hiển nên thấy các ông quả là “kẻ tám lạng, người nửa cân, mười phân vẹn mười”. Nhưng với tôi, anh Phúc vẫn là “1 cái đinh”, thực tế đă chứng minh, anh là một trong những tiểu đoàn trưởng và lữ đoàn trưởng đầu tiên của K16/TQLC. Hợp là “đệ tử” của anh Phúc nên cũng có được những “may mắn” đó.

    Trần Văn Hợp và Trần Văn Thuật thuộc TĐ2 được đặc cách lên trung úy sớm nhất của K19/TQLC (chỉ sau cố Trung Úy Kháng và Hùng TĐ4, trận B́nh giả 1/1965) và Hợp cũng là TĐT/TQLC đầu tiên và duy nhất trong số hơn 30 K19/TQLC. C̣n Đinh Long Thành th́ mới bị làm TĐT vào giờ thứ 25 tại mặt trận Huế QT 3/75!

    Trần Văn Hợp là Tiểu Đoàn Trưởng Trâu Điên cuối cùng và không c̣n nữa nhưng vẫn c̣n măi măi sự mến mộ của bạn bè và ḷng kính trọng của thuộc cấp, tôi là một trong số thuộc cấp của ANH.

    Một thượng cấp trong Binh Chủng đă nói về Trần Văn Hợp như thế này:

    _ “Có thể ghét, nhưng không ai có thể khinh thường Hợp được”

    Dù đă về Thiên Quốc như Lê Hằng Minh, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Văn Hợp hay c̣n nặng nợ trần gian như Ngô Văn Định, tôi xin nghiêng ḿnh kính phục các TRÂU ĐIÊN TRƯỞNG, những cấp chỉ huy lư tưởng của Binh Chủng TQLC, những người con yêu quư của QLVNCH./-






    Mọi tin tức, bài vở muốn đăng trên website TQLC/VN xin email: bixitrum@yahoo.com
    Reply With Quote

  7. #177
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến




    Đầu tiên mang tên là Tiểu đoàn 1 Bộ binh Hải Quân (1er Bataillon de l'Infanterie Marine, viết tắt là 1er BIM). Tiểu đoàn gồm các Đại đội Cảm Tử Quân ở ngoài Bắc di cư vào Nam sau khi hiệp định Genève được kư kết, và đóng tại Nha Trang. Tiểu đoàn trưởng đầu tiên là Đại úy Delayen, người Pháp (vị này sau trở thành Tướng Tư lệnh Quân Đội Pháp tại CHAD, Trung Phi; hiện ông đă giải ngũ và định cư tại Hoa Kỳ), Tiểu đoàn phó là Đại úy Bùi Phó Chí.

    1 Đại đội tên là CORP-FRANC (Biệt động đội) do Thiếu úy Trần Văn Nhựt làm Đại đội trưởng. Đại đội này không trực thuộc Tiểu đoàn 1 mà trực thuộc Bộ chỉ huy Thủy Quân Lục Chiến tại Sàig̣n.

    Sau đó Đại úy Delayen trao quyền chỉ huy Tiểu đoàn 1 lại cho Đại úy Bùi Phó Chí. Đại úy Delayen và Đại úy Breckinridge chuyển sang Toán TRIM (toán huấn luyện).

    Tới tháng giêng 1956, Đại úy NgụyVăn Thanh giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến. Sau này, trong số những Sĩ quan của Tiểu đoàn 1 ngày đó, có 2 Đại đội trưởng đă lên đến cấp tướng là Thiếu tướng Bùi Thế Lân và Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt. Sĩ quan Ban 3 Tiểu đoàn cũng thăng cấp tướng, đó là Chuẩn tướng Nguyễn Bá Liên. 4 Trung đội trưởng lên tới cấp Đại tá, đó là Đại tá Phạm Văn Chung, Đại tá Ngô Văn Định, Đại tá Đỗ Kỳ và Đại tá Lê Đ́nh Quế.

    Các vị Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/TQLC gồm:

    Thiếu Tá Souquet

    Đại Úy Bùi Phó Chí

    Trung Úy Ngụy Văn Thanh

    Đại Úy Nguyễn Văn Tài

    Đại Úy Lê Nguyên Khang

    Trung Úy Trần Văn Nhựt

    Đại Úy Tôn Thất Soạn

    Đại Úy Phan Văn Thắng

    Thiếu Tá Nguyễn Thành Trí

    Thiếu Tá Nguyễn Đằng Tống

    Trung Tá Nguyễn Đăng Ḥa

    Thiếu Tá Dương văn Hưng

    Người Tiểu Đoàn trưởng cuối cùng của TĐ1 Quái Điểu TQLC/VNCH
    Thiếu Tá Dương văn Hưng






    9 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, TĐ/TQLC di chuyển bộ từ Long B́nh về hậu cứ tiểu đoàn nằm trong căn cứ Sóng Thần. Đứng trước cổng trại Phạm Khắc Dật, Thiếu Tá Dương Văn Hưng ra lệnh cho tôi (Tr/U Châu) tái trang bị các Đại Đội. Quay sang Đ/U Bùi Bồn, TĐP, ông nói: - Anh cho bố trí con cái thật cẩn thận, đây là vị trí sống chết cuối cùng của chúng ta.
    Bộ chỉ huy hành quân tạm đặt phía sau văn pḥng tiểu đoàn hậu cứ. Trong lúc ông đang ra lệng cho Trưởng ban 3 lo bố trí hầm hố cho BCH/TĐ, th́ điện thoại ở cổng chính gọi vào báo có một đơn vị Bộ Binh do một Trung Tá chỉ huy đang đứng ngoài cổng, ông Tr/Tá muốn xin gặp TT/TĐT. Tôi tŕnh Th/Tá Hưng, ông nói:
    - Anh ra mời và hướng dẫn Tr/Tá vào gặp tôi.
    Gặp ông, ông tự giới thiệu:
    - Tôi là TĐT Tiểu Đoàn Địa Phương Quân này.
    Nh́n đơn vị của ông thật là nghiêm chỉnh và trật tự. Trên cánh tay phải mỗi quân nhân đều mang miếng vải màu vàng. Họ đang đúng hút thuốc, nói chuyện cười đùa vui vẻ với những người lính TĐ1/TQLC. Tôi mời ông theo tôi gặp Th/Tá Hưng (rất tiếc v́ thời gian tiếp xúc quá ngắn ngủi nên tôi không nhớ tên và đơn vị của ông ta).
    Tại BCH/TĐ, vị Tr/Tá BB cho Th/Tá Hưng biết đơn vị của ông đóng tại Củ Chi. Sau khi Củ Chi thất thủ, ông đưa TĐ về căn cứ Sóng Thần và đến thẳng TĐ1/TQLC. Ông xin Th/Tá Hưng cho ông hợp tác để cùng chiến đấu. Th/Tá Hưng đồng ư lời đề nghị này. Sau đó hai ông bàn thảo kế hoạch. Doanh trại TĐ1 đă trở thành căn cứ cuối cùng của hai đơn vị BB và TQLC vào ngày 30/4/75.


    10 giờ 30, lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh được phát ra từ đài phát thanh Sài-G̣n làm tất cả mọi người bàng hoàng sững sốt. Trong căn pḥng dùng làm BCH/HQ hoàn toàn không một tiếng động. Thế là hết! Chúng ta không c̣n ǵ nữa cả!!!
    Đ/U Bùi Bồn từ bên ngoài bước vào, với vọng nói sang sảng của anh đă phá tan sự ngột ngạt của căn pḥng. Anh mời hai vị TĐT cùng tất cả Sĩ Quan BCH tiểu đoàn ra nhà anh kiếm chút ǵ để uống và chờ xem t́nh h́nh sẽ ra sao! Th/Tá Hưng chẳng nói tiếng nào, ông đúng lên cùng vị Tr/Tá BB ra xe, chúng tôi cùng đi theo ông. Nhà của Đ/U Bùi Bồn nằm cạnh cổng sau căn cứ Sóng Thần, kế bên là nhà của Thượng Sĩ 1 Rít, trưởng ban quân lương TĐ và đối diện là quán nhậu của Thương Sĩ Tuân, trung tâm huấn luyện.
    Th/T Hưng ngừng xe trước nhà Đ/U Bồn, nhưng khi bước xuống ông lại đi vào nhà T/S 1 Rít v́ trước sân nhà anh Rít đă có sẵn một cái bàn lớn. T/S 1 Rít mang ra 2 chai whisky mời chúng tôi. Mọi người ngồi uống, hút thuốc nhưng chẳng ai nói lời nào. Tôi không biết Th/Tá Hưng đang nghĩ ǵ? Vị Tr/Tá BB và mọi người đang nghĩ ǵ trong đầu họ? Riêng tôi chẳng nghĩ ǵ cả, đầu óc tôi trống rỗng. Sự việc xăy ra quá bất ngờ, quá đột ngột, đă làm tôi không c̣n ǵ để nghĩ.


    Trong lúc mọi người đang im lặng, cái im lặng thật nặng nề khó chịu! Bỗng nổi lên những tiếng ḥ hét, kêu gọi nhau ḥa với những bước chân chạy rầm rập, gây nên cảnh thật náo loạn tại cổng sau căn cứ. Chúng tôi thấy khoảng trên 100 người ở trần, mặc quần xà lỏn, đi chân đất đang chạy về hướng chúng tôi. Thật sự lúc bấy giờ, tôi không nghĩ họ là những người lính. Vâng! v́ tôi chưa một lần gặp hoặc nh́n thấy cảnh này bao giờ. Th/Tá Hưng đứng bật dậy như chiếc ḷ xo, ông với tay cầm khẩu XM16 bên cạnh, lên đạn và chạy thẳng ra đường. Phản xạ tự nhiên, chúng tôi cũng đứng bật dậy và chạy theo ông. Tôi chẳng hiểu việc ǵ xảy ra. Với nét mặt giận dữ, ông hét lớn:
    - Đứng lại
    Khẩu XM16 trên tay, ông chỉa thẳng vào toán người đó, nói như hét với họ.
    - Làm ǵ phải cởi quần áo như vậy? Không biết nhục hả?
    Tất cả đám người đó đều im lặng, không ai dám trả lời và cũng chẳng ai dám nhúc nhích. Họ nh́n ông, rồi nh́n chúng tôi. Sự sợ hăi của họ cũng giảm đi phần nào khi nh́n thấy TT Hưng và toàn thể SQ TĐ1/TQLC vẫn mặc quân phục và mang vũ khí. Th/Tá Hưng ra lệnh cho họ quay trở vào căn cứ và mặc lại quân phục. Ông nói:
    - Nếu tôi c̣n thấy một người nào ở trần đi ngang qua đây, tôi sẽ bắn ngay.
    Toán người đó răm rấp tuân lệnh quay trở về căn cứ. Sau đó, tôi chỉ thấy một số ít anh em mặc quân phục trở ra đường cũ, c̣n đa số t́m đường khác cho an toàn hơn.
    Hành động vừa rồi của Th/Tá Hưng đă làm cho những người dân xă Tam B́nh lo sợ giùm cho ông, nhưng tôi biết chắc một điều là họ rất kính phục ông. Đồng thời cũng nhắc chúng tôi nhớ tới Danh Dự của người lính, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ ǵn. Điều thứ nhất trong 7 Điều Giáo Lệnh của QLVNCH mà tất cả chúng ta phải học khi mới bước chân vào quân trường là: Luôn luôn nêu cao DANH DỰ của Quân Đội. Hy sinh v́ DÂN TỘC, TRUNG THÀNH với TỔ QUỐC.


    Gần 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4/75, một chiếc xe Jeep mui trần của TQLC chạy từ căn cứ Sóng Thần ra ngừng ngay trước chỗ chúng tôi đang ngồi, bước xuống xe là một tên thượng uư vc, hắn mặc bộ đồ màu nâu c̣n mới tinh, bộ quần áo hơi rộng so với hắn, do đó hắn phải xăn hai ống quần lên tận mắc cá và đi chân đất. Th/Tá Hưng, vị Tr/Tá BB và Đ/U Bùi Bồn bước ra gặp hắn. Hắn tự giới thiệu:
    - Tôi thượng uư...(tôi không nhớ tên, nhưng chắc Đ/U Bồn nhớ rất kỹ, v́ sau này chính hắn đă chiếm căn nhà của Đ/U Bồn).
    Th/Tá Hưng cũng tự giới thiệu:
    - Tôi là Th/Tá Hưng, TĐT/TĐ1/TQLC.
    Tên vc nói:
    - Thôi bây giờ tôi gọi anh bằng anh đi, không gọi cấp bậc nữa được không?
    Th/Tá Hưng:
    - Bây ǵờ anh muốn gọi tôi là ǵ cũng được, v́ chúng tôi là kẻ chiến bại mà!
    Hắn tiếp tục hỏi:
    - Anh là người chỉ huy căn cứ này phải không?
    - Không. Tôi chỉ là TĐT của một TĐ nằm trong căn cứ này thôi.
    Hắn yêu cầu Th/Tá Hưng tập họp tất cả binh sĩ trong căn cứ lại.
    - Không thể được, v́ bây giờ tôi không c̣n quyền hạn ǵ nữa. Th/Tá Hưng đáp.
    Sau một chút suy nghĩ, Th/Tá Hưng nói tiếp:
    - Tuy nhiên tôi có thể dùng t́nh cảm để làm điều đó. Nhưng sau khi tập họp được họ rồi lấy ǵ tôi nuôi ăn họ? Anh có thể làm được không?
    Tên vc im lặng không trả lời. Sau đó hắn lên xe trở vào căn cứ. Chuyện thật đau ḷng và cũng thật là nhục nhă v́ tên tài xế cho hắn lại là một ông chuẩn úy già TQLC. Một việc xăy ra trong lúc Th/Tá Hưng đang nói chuyện với tên vc. HS Phước, người mang máy truyền tin cho Đ/U Bồn, vừa khóc, vừa đâm bổ vào tên thượng úy. Th/Tá Hưng thấy vậy, ông vội la lên:
    - Đ/U Bồn, anh giữ Phước lại và mang đi chỗ khác cho tôi.
    Đ/U Bồn ôm anh lính truyền tin của ḿnh và đưa ra xa. Vị Tr/Tá BB thấy HS Phước khóc và làm dữ quá, ông đi tới vỗ vai Phước và nói:
    - Anh biết các em là những người lính có tinh thần cao, nhưng rất tiếc chúng ta không có người lănh đạo đúng đắn. Anh rất phục các em.
    Trở lại chỗ ngồi, Th/Tá Hưng khóc. Ông khóc v́ uất hận, ông khóc v́ ông đă không làm được những ǵ ông muốn. Ông khóc v́ sự tan ră của QLVNCH. Hạ sĩ Phước tiến lại gần ông mếu máo:
    - Đại Bàng đừng đầu hàng tụi nó. Hăy ra lệnh cho tụi em đánh đi. Tụi em sẽ đánh tới cùng.


    Những lời van nài thiết tha của người lính TQLC xin lệnh đánh đă làm mọi người có mặt hôm đó thật xúc động, không ngăn được nước mắt. Th/Tá Hưng không nói ǵ cả, ông chỉ đưa tay phẩy phẩy (ư muốn nói thôi anh đừng nói nữa. Anh đừng làm tôi điên tiết lên bây giờ). Ông quay sang nói với chúng tôi:
    - Thôi bây giờ các anh người nào muốn về với gia đ́nh th́ về đi. Riêng tôi, tôi sẽ ở lại đây.
    Ông nói với Th/S 1 Rít, ban quân lương TĐ:
    - Anh c̣n giữ một số tiền ǵ đó, hăy mang ra phát cho mỗi người 50 ngàn đồng để họ làm lộ phí.
    Sau khi mọi người nhận tiền, ông bắt tay từ giă vị Tr/Tá BB cùng tất cả sĩ quan tham mưu của ông. Mọi người đi hết rồi, giờ chỉ c̣n lại ông, Đ/U Bồn, Th/S 1 Rít và tôi. Chúng tôi lại ngồi xuống uống rượu. Từ sáng đến giờ, chúng tôi chưa ai ăn ǵ cả, nhưng không ai cảm thấy đói. Tôi đề nghị với Th/Tá Hưng:
    - Chúng ta nên cởi quân phục và thay đồ dân sự.
    Ông nh́n tôi và nói hơi gắt gỏng.
    - Việc ǵ phải thay đồ. Anh sợ hả? Nếu sợ anh cứ việc thay. Tôi th́ không.
    Thấy ông gắt gỏng như vậy tôi không dám nói ǵ thêm nữa. Ông không chịu cởi quân phục th́ Đ/U Bồn và tôi làm sao cởi bỏ được, đành thôi.
    6 giờ chiều ngày 30 tháng 4/75, Th/Tá Hưng nói với tôi:
    - Anh có thể lái xe đưa tôi về nhà một chút được không?
    Một lần nữa tôi lại đề nghị với ông:
    - Tŕnh Đại Bàng, tôi và Đ/U Bồn lúc nào cũng sẵn sàng, nhưng với điều kiện Đại Bàng phải thay đồ civil. Nếu không, chúng ta sẽ bị bắn ngay khi ra tới ngă tư G̣ Dưa.


    Cuối cùng ông đồng ư. Chúng tôi cởi bỏ quân phục vào lúc 6 giờ chiều ngày 30 tháng 4/75. Tôi lái chiếc xe Jeep của ông cùng với Bồn để đưa ông về Sài G̣n. Trên đường đi, chúng tôi nh́n cảnh tượng thật đau ḷng! Quần áo lính, súng ống, nón sắt, ba lô vất ngổn ngang đầy đường. Dọc xa lộ Đại Hàn, dân chúng kéo nhau ra xem tăng vc và cũng để nh́n những tên lính vc. Tôi cho xe chạy từ từ v́ đường quá đông người. Tôi hơi yên tâm v́ chẳng thấy ai hỏi han ǵ cả? Nhưng khi xe tới ngă tư B́nh Phước th́ một toán vc chận lại lấy xe. Th/Tá Hưng nói với Bồn và tôi:
    - Thôi các anh quay về đi, tôi đi bộ về Sài G̣n cũng được.
    Chúng tôi đứng nghiêm chào ông. Bắt tay chúng tôi, ông nói:
    - Sáng mai, tôi trở lên hậu cứ sớm.
    Trên đường trở về nhà Bồn, tôi suy nghĩ măi về câu nói của ông. Ông trở lên hậu cứ để làm ǵ? C̣n ǵ nữa đâu mà lên? Sự thật tôi không nghĩ ra!
    Sáng ngày 1 tháng 5/75, khoảng 8 giờ sáng, giữ đúng lời hứa, ông đă trở lại hậu cứ. Tại pḥng khách nhà Đ/U Bồn, ông nói với chúng tôi:
    - Theo tôi biết, lính TĐ1 c̣n kẹt rất đông trong căn cứ, v́ những người này không có nhà cửa ở Sài G̣n. Hiện họ đang tá túc trong các trại gia binh, nhất là trại gia binh TĐ1. Vậy chúng ta làm sao để giúp họ? Đa số là không có tiền để về xe, rồi họ lấy ǵ để ăn trong những ngày này?
    Th/Tá Hưng nói với Đ/U Bồn thử vào liên lạc với tên chỉ huy đơn vị vc chiếm đóng trong căn cứ Sóng Thần. Yêu cầu hắn cho mở kho gạo của TTHL TQLC để phân phối cho anh em và gia đ́nh của họ. Nhận lệnh của Th/Tá Hưng, Đ/U Bồn vào căn cứ gặp tên chỉ huy. Bồn c̣n đe dọa, nếu anh em không có ǵ ăn chắc sẽ làm bậy. Tên chỉ huy có vẻ hơi run nên hắn đă đồng ư những đề nghị của Th/Tá Hưng do Đ/U Bồn chuyển đạt. Mọi việc ổn thỏa, tôi vào trại gia binh thông báo cho anh em quân nhân TQLC và gia đ́nh. Và mọi người ra tập họp tại sân cờ TĐ1 theo lệnh của Th/Tá Hưng. Chỉ trong ṿng không đầy 15 phút, sân cờ TĐ1 đă đầy ấp. Không riêng ǵ quân nhân TĐ1 mà c̣n đông anh em ở TĐ khác trong căn cứ Sóng Thần, Bộ Binh, Địa Phương Quân. Chúng tôi đă cắt cử người và dùng một xe Dodge để đi lấy gạo về phân phối cho anh em.

    Đây là lần thứ hai mà tôi được chứng kiến nỗi lo lắng của một đơn vị trưởng đối với thuộc cấp. Lần đầu, khi mới về nhận chức TĐT/TĐ1, ông đă tập họp TĐ để nói chuyện. Ông cho họ biết những quyền lợi mà họ được hưởng như: thực phẩm tươi, lương khô, thực phẩm phụ trội cũng như tiền ăn của họ trong thời gian đi phép. Ông đă nói rằng "Nếu những người nào không được hưởng như ông nói th́ cứ lên gặp trực tiếp ông. Ông sẽ giải quyết".
    Công việc phân phối gạo cho anh em binh sĩ và gia đ́nh họ trong căn cứ kéo dài được 5 ngày. Sáng ngày 5/5/75, cũng như thường lệ Th/Tá Hưng đang phân phối gạo cho anh em th́ một toán du kích xă Tam B́nh kéo vào với súng ống đầy đủ. Họ đă chĩa súng vào Th/Tá Hưng và chúng tôi. Họ yêu cầu phải ngưng ngay việc làm này và giải tán khỏi sân cờ TĐ1 (mặc dù có sự đồng ư của tên chỉ huy căn cứ bộ đội vc, nhưng du kích lúc bấy giờ có quyền hành hơn).

    Đứng trước sân cờ TĐ1/TQLC, Th/Tá Hưng chào tạm biệt những thuộc cấp ḿnh. Ông khuyên anh em nên t́m phương tiện để trở về quê quán, ông chúc họ và gia đ́nh gặp nhiều may mắn. Mọi người điều xúc động với những lời nhắn nhủ và lo lắng của ông đối với họ.
    Cũng cần mở ngoặc ở đây:
    Một tuần trước khi TĐ1 di chuyển từ Biên Ḥa về căn cứ Sóng Thần, người anh ruột của Th/Tá Hưng, ông Dương Văn Thịnh đă đến BCH/TĐ/HQ nhắc ông rằng: "Gia đ́nh đang đợi ông về Sài G̣n đi Mỹ, hiện tại không c̣n tia hy vọng nào cả?" Th/Tá Hưng đă chỉ các quân nhân TĐ và nói:
    - Lính tráng của tôi c̣n đó, tôi bỏ đi thế nào được!
    Sau bao nhiêu năm ở tù, cũng chính gia đ́nh người anh này bảo trợ ông sang Mỹ.

    Kính chào Đại Bàng Dương Văn Hưng, vị Tiểu Đoàn Trưởng cuối cùng của TĐ1 Quái Điểu TQLC. Ông thực sự chấm dứt nhiệm vụ của ḿnh vào sáng ngày 5/5/75.
    Iowa ngày 5/5/99
    Mũ Xanh Nguyễn Minh Châu
    Last edited by alamit; 26-09-2012 at 07:07 AM.

  8. #178
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Chiến Đoàn A TQLC và Trận Đánh Phụng Dư

    MX Hoàng Tích Thông




    1. T́nh h́nh chung



    Sau khi quân đội làm cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, t́nh h́nh an ninh và chiến sự tại miền Nam Việt Nam đă xấu lại càng xấu hơn. Các tướng lănh cầm đầu guồng máy cai trị không có khả năng chính trị mà c̣n quá tham vọng về ngôi vị lănh đạo đă gây ra chia rẽ. Vấn đề phe nhóm ḱnh chống nhau đă làm cho quân đội suy yếu hẵn đi, không c̣n tham gia tích cực vào các cuộc hành quân tiểu trừ Việt cộng như trước nữa. Thêm vào đó là việc hủy bỏ chính sách Ấp Chiến Lựợc có từ thời Ngô Đ́nh Diệm để thay vào bằng Ấp Tân Sinh, khiến cho các vùng nông thôn rơi dần vào sự kiểm soát của Việt cộng ngày cũng như đêm. Đặc biệt là tại miền Trung, thuộc quân khu II t́nh h́nh thật là bi đát, chính quyền và quân đội chỉ c̣n kiểm soát được các quận lỵ và các làng xă nằm ven quốc lộ và tỉnh lộ. Các quận lỵ ở vùng cao nguyên như Dakto, Tân Cảnh đă bị đánh chiếm.

    Trước t́nh h́nh đó, một Chiến đoàn của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến, lực lượng Tổng trừ bị của Tổng Tham mưu, được lệnh tăng phái cho Sư đoàn 22 của Quân đoàn II mà Bộ chỉ huy đóng tại núi Bà Di, ngoại vi thành phố Quy Nhơn. Chiến đoàn vừa mới được thành lập theo nhu cầu nhiệm vụ chiến thuật, do Trung tá Nguyễn Thành Yên chỉ huy, gồm có 2 Tiểu đoàn tác chiến 1 và 2 cùng một Pháo đội 75 ly. Tiểu đoàn 1 do Thiếu tá Tôn Thất Soạn chỉ huy, và Tiểu đoàn 2 do Thiếu tá Hoàng Tích Thông đảm trách. Pháo đội 75 ly gồm 4 khẩu do Trung úy Đoàn Trọng Cảo làm Pháo đội trưởng.

    Vào tháng 4/1965 Chiến đoàn di chuyển từ sân bay Tân Sơn Nhất ra Quy Nhơn bằng máy bay C.123. Sau đó tới Bộ tư lệnh Sư đoàn 22 bằng quân xa, nhận được lệnh xong Chiến đoàn tiếp tục di chuyển tới quận lỵ Bồng Sơn để chuẩn bị tham gia cuộc hành quân giải tỏa xă Tam Quan ở về phía Bắc quận lỵ

    2. T́nh h́nh an ninh và địa thế trong khu vực hành quân

    Quận lÿ Bồng Sơn nằm trên quốc lộ 1, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 60 cây số về phía Bắc. Đây là một quận lÿ khá trù phú và cũng là đầu mối con đường vào xă An Lăo để đi lên cao nguyên Kon Tum, nên rất quan trọng về mặt chiến lược và chiến thuật. Trước năm 1954 nơi đây đă là vùng kiểm soát của Việt cộng mà quân đội Pháp đă không đánh chiếm được. Do ảnh hưởng của t́nh h́nh chính trị hỗn loạn sau 1963 nên vùng phía Bắc của B́nh Định, tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngăi thuộc quân khu I, lại càng bị Việt cộng lấn chiếm thêm. Chúng cô lập quận lÿ Bồng Sơn và cắt đứt hoàn toàn quốc lộ 1. Trong t́nh h́nh đó, Sư đoàn 22 cũng như Tiểu khu B́nh Định hoàn toàn bất lực, v́ không đủ lực lượng để mở các cuộc hành quân quy mô chống lại các đơn vị chủ lực của Sư đoàn 3 Sao Vàng (Việt cộng) hoạt động ở phía Bắc B́nh Định, và các lực lượng địa phương, du kích ở khắp nơi nổi dậy. Địa thế vùng này rất hữu lợi cho Việt cộng trong việc pḥng ngự và bất lợi cho ta trong việc phản công. Từ quận lÿ Bồng Sơn tới ấp An Đỗ (Đồi 10) giáp ranh với quận Đức Phổ tỉnh Quảng Ngăi (Quân khu I), về phía Tây là đồi núi cao rừng dừa bát ngát. Về phía Đông là làng mạc được bao quanh bởi những vườn dừa kéo dài ra tận bờ biển. Tại xă Tam Quan, mục tiêu của cuộc hành quân, cũng nằm trên quốc lộ, cách quận lÿ Bồng Sơn khoảng 7-8 cây số, nằm gọn trong các hàng dừa cao bao quanh nên rất khó khăn cho việc tấn công. Từ xă Tam Quan theo quốc lộ 1 đến ấp An Đỗ (Đồi 10) là đồng ruộng trống trải, nhất là về phía Tây. Chạy song song với quốc lộ 1 là con đường sắt nằm về phía Đông.

    Theo tin tức t́nh báo ghi nhận th́ lực lượng của Sư đoàn 3 Sao Vàng Việt cộng vẫn c̣n đang nằm ẩn ở rặng núi phía Tây để chờ thời cơ thuận lợi để chiếm quận lÿ Bồng Sơn, đang được các đơn vị của 1 Trung đoàn thuộc Sư đoàn 22 do Thiếu tá Long tự Th́n chỉ huy. C̣n các lực lượng địa phương và du kích trấn giữ tại các xă ấp mà chúng chiếm được.

    3. Diễn tiến hành quân:
    A. Nhiệm vụ
    - Chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến sẽ giải tỏa xă Tam Quan, đồng thời quốc lộ 1 nối liền từ Bồng Sơn đến ấp An Đỗ - đèo B́nh Đê giáp ranh quận Đức Phổ tỉnh Quảng Ngăi (Quân khu I).
    - Duy tŕ an ninh và giúp quận thiết lập lại chính quyền xă Tam Quan và các ấp phụ thuộc.

    B. Quan niệm hành quân
    Chiến đoàn áp dụng chiến thuật trực thăng vận từ sân bay Bồng Sơn xuống băi đáp phía Nam ấp An Đỗ và đánh chiếm Đồi 10. Thiết lập căn cứ hỏa lực để yểm trợ tiến chiếm xă Tam Quan và giải tỏa quốc lộ 1 tới quận lÿ Bồng Sơn.

    * Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến

    - Giai đoạn 1: Tiểu đoàn 2 xuất phát lúc 8 giờ sáng, xử dụng trực thăng H.21 đổ quân xuống băi đáp Alfa cách ấp An Đỗ 100 thước về phía Nam. Tiến chiếm ấp và đồi 10.

    - Giai đoạn 2: Dưới sự yểm trợ của Pháo binh, Tiểu đoàn tiến quân hai bên quốc lộ và thiết lộ, đánh chiếm mục tiêu là xă Tam Quan cách xa 2 cây số về phía Nam.

    - Giai đoạn 3: Từ xă Tam quan, Tiểu đoàn tiếp tục tiến quân về phía Nam để giải tỏa quốc lộ 1 và bắt tay với đơn vị trú đóng tại Bồng Sơn.

    - Giai đoạn 4: Nới rộng và bảo vệ ṿng đai an ninh xă Tam Quan, trợ giúp chính quyền xă tái cũng cố.

    * Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến

    Đổ quân tiếp theo Tiểu đoàn 2 xuống băi đáp Alfa.

    - Giai đoạn 1: Tiến quân lục soát chung quanh ấp An Đỗ và chiếm giữ đèo B́nh Đê (ranh giới giữa Quân khu I và Quân khu II).

    - Giai đoạn 2: Thay thế Tiểu đoàn 2 chiếm giữ ấp và đồi 10, thiết lập căn cứ hỏa lực bảo vệ Bộ chỉ huy Chiến đoàn và Pháo đội tại Đồi 10. Thành phần trừ bị, sẵn sàng tiếp ứng cho Tiểu đoàn 2 khi t́nh h́nh cần đến.

    * Bộ chỉ huy Chiến đoàn và Pháo đội Thủy Quân Lục Chiến:

    - Giai đoạn 1: Cùng với Tiểu đoàn 1 đổ quân xuống băi đáp Alfa. Pháo đội được trực thăng câu thẳng tới chân đồi 10, sau đó di chuyển lên đỉnh đồi.

    - Giai đoạn 2: Bộ Chỉ huy Chiến đoàn có thể lưu động theo các Tiểu đoàn khi t́nh h́nh đ̣i hỏi. Pháo đội sẵn sàng yểm trợ Tiểu đoàn 2 tiến chiếm xă Tam Quan và Tiểu đoàn 1 hoạt động trong vùng
    C. Diễn tiến hành quân

    * Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến

    - Giai đoạn 1: một Đại đội dưới sự yểm trợ của trực thăng vơ trang, đổ quân xuống băi đáp Alfa lúc 8 giờ 15, vô sự, không có phản ứng của địch. Tiến chiếm bờ ấp An Đỗ và giữ an ninh băi đáp. Các Đại đội c̣n lại tiếp tục đổ quân và hoàn tất lúc 12 giờ trưa. Sau đó Tiểu đoàn chiếm giữ ấp An Đỗ và đồi 10 an toàn.

    - Giai đoạn 2: Tiểu đoàn 2 rời khu vực chiếm giữ lúc 3 giờ chiều, sau khi Tiểu đoàn 1 và Bộ Chỉ huy Chiến đoàn cùng Pháo đội hoàn tất đổ quân, để tiến về mục tiêu ấn định là xă Tam Quan. Tiểu đoàn tiến quân bằng hai cánh theo quốc lộ 1: Cánh A gồm Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và 2 Đại đội ở phía Đông. Cánh B với 2 Đại đội c̣n lại do Tiểu đoàn phó chỉ huy ở phía Tây. Trên đường tiến quân không gặp sức kháng cự nào của địch v́ địa thế trống trải, quan sát dễ dàng. Nếu có chạm địch là lúc đột nhập vào xă Tam Quan, nhưng kết quả vô sự. T́nh h́nh dân chúng, tuy có thưa thớt nhưng vẫn b́nh tĩnh làm ăn, đi lại không có vẻ ǵ là sợ sệt. Tiểu đoàn tiến vào trung tâm xă lúc 4 giờ chiều, Bộ chỉ huy tạm đóng quân tại nhà hộ sinh (đă bỏ trống từ khi Việt cộng chiếm Tam Quan). Một Đại đội bố trí chung quanh để bảo vệ Bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Ba Đại đội c̣n lại tiếp tục tiến quân về phía Nam. Đại đội 3 Thủy Quân Lục Chiến do Đại úy Nguyễn Năng Bảo chỉ huy, tiến quân dọc theo quốc lộ 1 về phía Bồng Sơn. Đại đội 4 do Đại uư Ngô Văn Định chỉ huy, tiến quân ở phía Tây quốc lộ và chiếm giữ một cao địa ở phía Tây Nam ấp Phụng Dư (cách Bộ chỉ huy Tiểu đoàn khoảng 7-8 trăm thước). Đại đội 1 do Đại úy Phạm Nhă chỉ huy tiến quân về phía sau ấp Phụng Dư và bố trí ngừng quân lúc 6 giờ chiều. Trên đường tiến quân, Đại đội 3 đă chạm địch ở phía Tây Nam ấp Phụng Dư khoảng 400 thước, phải ngừng lại và tất cả được lệnh đóng quân đêm. Khi được báo cáo Đại đội 3 chạm địch th́ Bộ chỉ huy Tiểu đoàn quyết định rời vị trí tới địa điểm đóng quân của Đại đội 1 lúc 6 giờ 30 chiều để quan sát t́nh h́nh. Riêng Đại đội 2 của Đại úy Hai (tức Hai Chùa) kiêm nhiệm chức vụ Tiểu đoàn phó đóng quân tại chỗ. T́nh h́nh yên tĩnh cho tới quá nửa đêm.

    Lúc 1 giờ khuya, Việt cộng áp dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung. Khởi đầu là hàng loạt súng cối 82 và 60 ly được bắn tập trung vào trung tâm vị trí đóng quân. Một trái đạn mở màn đă nổ ngay đầu hồi nhà, gần ngay chỗ Tiểu đoàn trưởng và cố vấn Mỹ ngủ. Mảnh đạn làm x́ hơi tấm nệm cao su lót nằm nhưng không gây thương tích cho cả hai. Tiếp đó súng của hai bên nổ ran, hướng tấn công chính của địch là từ phía Tây tới.

    Ấp Phụng Dư là một ấp nhỏ, lèo tèo vài căn nhà lá nằm dưới các hàng dừa cao vút. Với địa thế không lấy ǵ làm thuận lợi cho việc pḥng thủ nên Đại đội đă cố gắng làm một pḥng tuyến với giao thông hào bao quanh, dù đă quá mệt nhọc. Do đó hàng đợt tấn công xung phong của địch đều liên tiếp bị đánh bật ra.

    Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn đă liên lạc báo cáo với Bộ chỉ huy Chiến đoàn và điều chỉnh Pháo binh từ đồi 10 bắn yểm trợ. Có điều cần biết là súng 75 ly chỉ bắn xa tối đa là 9 cây số nên chỉ yểm trợ được ở phía Bắc vị trí mà thôi. Để bù vào chỗ thiếu sót đó, Bộ chỉ huy Tiểu đoàn ra lệnh cho Đại đội 4 ở phía Tây Nam xử dụng cối 60 ly và đại liên 30 bắn yểm trợ về sườn phía Tây của tuyến pḥng ngự, và cũng là mũi tấn công chính của địch. Đồng thời cũng ra lệnh cho Đại đội 2 ở phía Bắc và Đại đội 3 ở phía Nam chuẩn bị di chuyển để tăng viện.

    Cuộc tấn công của địch vào Bộ chỉ huy Tiểu đoàn và Đại đội 1 vẫn tiếp diễn. Hỏa lực địch ngày càng mạnh, kể cả súng cối và hỏa tiễn B.40, B.41 mà địch mới xử dụng ở chiến trường miền Nam, pḥng tuyến ta có lúc muốn bị chọc thủng. Trong khi đó th́ hỏa lực của ta chỉ bao gồm súng trường M.1, trung liên BAR, đại liên 30, súng phóng lựu, súng cối 81, 60 và 57 ly không giật. Vào khoảng gần sáng th́ Đại đội trưởng Đại đội 1 báo cáo là đạn gần cạn và yêu cầu Tiểu đoàn tăng cường Tiểu đội bảo vệ của Bộ Chỉ huy và khẩu đại liên 30 sang pḥng tuyến phía Tây. T́nh h́nh có vẻ hơi nao núng mà cường độ tấn công của địch vẫn không sút giảm. Vào lúc rạng sáng th́ Đại đội 3 của Đại úy Bảo tiến tới vị trí của Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn và Đại đội 1. Bộ chỉ huy Tiểu đoàn ra lệnh cho Đại đội 3 cùng với Đại đội 1 phản công vượt qua pḥng tuyến tiến đánh địch. Cùng lúc th́ Đại đội 4 cũng được lệnh tiến quân ṿng lên phía Tây Bắc để chận địch rút lui. Đại đội 2 ở phía Bắc tiến theo hướng Tây Nam để khóa chặt ṿng vây.

    Trước khí thế phản công mănh liệt của ta, địch rút chạy, nhưng chỉ có một số ít thoát được, c̣n lại đa số chạy ẩn núp vào một ruộng mía ở trước pḥng tuyến và một giao thông hào từ hướng Tây chạy tới mà chúng xử dụng để tiến sát vào vị trí đóng quân. Tất cả đă không chịu đầu hàng và đều bị hỏa lực của ta tiêu diệt gọn. Khi trời vừa sáng rơ th́ trận đánh chấm dứt. Quan sát pḥng tuyến th́ có những thi thể Việt cộng nằm chết trước pḥng tuyến khoảng 3-4 thước, c̣n dưới giao thông hào và ruộng mía th́ địch nằm chết ngổn ngang.

    Kết quả sau 5 tiếng đồng hồ chiến đấu dũng cảm, trước sức tấn công dồn dập của Trung đoàn thuộc Sư đoàn 3 Sao Vàng địch, Tiểu đoàn, đặc biệt là Đại đội 1 Thủy Quân Lục Chiến đă chiến thắng vô cùng xuất sắc, chỉ bằng hỏa lực của đơn vị và dưới sự yểm trợ duy nhất và ít hữu hiệu của Pháo binh Chiến đoàn v́ tầm xa hạn chế và sức công phá không đủ mạnh. Một tiếng đồng hồ sau khi trận đánh chấm dứt th́ Bộ Chỉ huy Chiến đoàn và Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến (-) cũng được điều động tới. Sau đó th́ Tư lệnh Sư đoàn 22 khi đó là Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng tới thăm. Vào buổi chiều th́ Tướng Nguyễn Hữu Có, Tư lệnh Quân đoàn II từ Pleiku xuống quan sát chiến trường rồi phát biểu là một đơn vị đóng quân ở một vị trí như vậy mà chiến thắng được địch quả là đáng khen.

    Tổng kết trận đánh th́ địch đă bị loại ngay tại trận khoảng 150 tên, bắt sống trên 10 tên, vũ khí tịch thu khoảng 100 khẩu đủ loại, bao gồm cá nhân và cộng đồng. Về phía Tiểu đoàn th́ sự thiệt hại hầu như quá nhẹ so với địch, điều mà không ai có thể tin được, chỉ có 4-5 binh sĩ bị tử thương, số bị thương khoảng 10 người, vũ khí bảo toàn.


    Đại úy Ngô văn Định và Đại úy Nguyễn năng Bảo tại Phụng Dư

    Sau khi thu dọn chiến trường, các Đại đội được tiếp tế đạn dược đầy đủ, các binh sĩ bị thương và tử thương được đưa về bệnh viện Quy Nhơn th́ Tiểu đoàn được phối trí lại để sẵn sàng ứng phó với một cuộc tấn công khác của địch để chúng lấy lại xác của những tên Việt cộng đă chết mà đồng bọn không mang đi được.

    Bộ chỉ huy Tiểu đoàn vẫn trú đóng với Đại đội 1, nhưng được tăng cường pḥng thủ bởi Đại đội 2. C̣n hai Đại đội 3 và 4 di chuyển về vị trí cũ để chuẩn bị làm nhiệm vụ kế tiếp là giải tỏa quốc lộ về tới Bồng Sơn. Sau chiến thắng này, tinh thần binh sĩ lên rất cao. Đúng như dự đoán, gần nửa đêm th́ địch tấn công lại, nhưng lần này cường độ không mạnh lắm trước sự pḥng thủ chặt chẽ của Tiểu đoàn. Khoảng 15-20 phút tấn công không kết quả, địch vội vă rút lui. Về sau theo tin tức ghi nhận được th́ đợt tấn công sau địch chỉ có mục đích duy nhất là lấy lại xác đồng bọn, trong đó có một vài cán bộ chỉ huy cao cấp. Những ngày sau đó, Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến hoàn tất nhiệm vụ kiểm soát xă Tam Quan và giải tỏa quốc lộ 1 từ quận lÿ Bồng Sơn tới đèo B́nh Đê và duy tŕ an ninh yểm trợ chính quyền cũng cố lại cơ sở xă ấp. Từ đó cho đến ngày Chiến đoàn rời khỏi khu vực hành quân th́ không c̣n một trận đánh quy mô nào xảy ra nữa.

    Nhận định

    Sau khi trận đánh kết thúc, kiểm điểm lại th́ thấy sự chiến thắng của ta rất đáng khích lệ, v́ sự thiệt hại của Tiểu đoàn rất nhẹ, trong khi địch bị thiệt hại nặng nề. Trung đoàn Sao Vàng của Việt cộng gần như tê liệt, phải mất một thời gian dài mới hoạt động lại được. Sự chiến thắng này không những làm cho tinh thần chiến đấu của quân nhân trong binh chủng lên cao mà c̣n tạo cho quân đội Việt Nam Cộng Ḥa được tin tưởng hơn trong lúc t́nh h́nh an ninh của toàn lănh thổ miền Nam đang ở trong t́nh trạng bết bát qua các trận: B́nh Giả (thuộc tỉnh Phước Tuy - Quân khu 3) vào cuối năm 1964, trận chiếm lại Tân Cảnh đưa tới việc mất quận lÿ Dakto, đồn Đức Cơ thuộc Lực Lượng Đặc Biệt ở biên giới Việt Miên, quận Phú Bổn bị bao vây cô lập và 2 tỉnh lộ: 19 nối liền Pleku với Quy Nhơn, 22 nối liền Ban Mê Thuột với Nha Trang bị cắt đứt... Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nói chung và Tiểu đoàn 2 nói riêng đều đă có mặt trong các cuộc hành quân giải tỏa đó.

    Một yếu tố không kém phần quan trọng đă đem lại sự chiến thắng là t́nh báo địch theo dơi hoạt động của Tiểu đoàn không chính xác. Chúng yên trí là chỉ có một Đại đội đóng quân đêm ở ấp Phụng Dư, chứ không theo dơi lúc Bộ chỉ huy Tiểu đoàn di chuyển tới vị trí của Đại đội 1 khi nhận được báo cáo Đại đội 3 đă chạm địch. Do đó hệ thống pḥng thủ của Đại đội 1 đă được thay đổi, chủ lực được chuyển qua tuyến pḥng ngự ở mặt Tây, nơi có địa h́nh thuận lợi cho việc tấn công. Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn và các thành phần yểm trợ như Trung đội súng cối 81 ly, Tiểu đội bảo vệ, Tiểu đội Truyền tin bố trí về phía Đông. Khi địch mở cuộc tấn công, đúng như dự đoán, chúng đă gặp ngay sức kháng cự mănh liệt của ta, dù đă tung ra nhiều đợt xung phong 4-5 tiếng đồng hồ. Ngoài ra địch cũng không ngờ các Đại đội khác trong kế hoạch phối trí yểm trợ hổ tương của Bộ Chỉ huy Tiểu đoàn kéo về tiếp ứng, và Đại đội 1 đă xữ dụng súng cối 60 ly và đại liên 30 bắn vào sườn địch rồi cùng với Đại đội 2 khóa chặt đường rút lui về phía Tây của địch, khiến chúng tháo chạy không kịp mang theo đồng bọn chết và bị thương. Một số lớn bị bao vây mà không chịu đầu hàng đă bị hỏa lực ta tiêu diệt.

    Qua chiến thắng này cũng như những cuộc đụng độ sau đó, trận đánh tại ấp Phụng Dư xă Tam Quan đầu năm 1965 là một chiến tích đẹp nhất của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến nói chung cũng như của Tiểu đoàn 2 nói riêng. V́ vậy Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến đă được địch gắn cho danh hiệu Trâu Điên, v́ mỗi lần đụng độ là Tiểu đoàn chỉ có tiến tới, bất kể hỏa lực và bố trí pḥng ngự kiên cố của địch. Nói một cách khác là trong thời gian phục vụ cho Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, tôi thấy Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến chưa lần nào chiến bại trước quân thù cả. Riêng cá nhân tôi, trải qua bao nhiêu chiến trận, từ cấp Đại đội cho tới Lữ đoàn, tôi rất hài ḷng với trận đánh Phụng Dư của Tiểu đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến và đó cũng là kỷ niệm đẹp, oai hùng nhất trong cuộc đời quân ngũ của tôi. Xin dành một phút để tưởng nhớ tới những chiến binh đă hy sinh anh dũng trong chiến trận đó.

    MX Hoàng Tích Thông

  9. #179
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến
    Chiến Đoàn A TQLC và Trận Đức Cơ


    MX SaiGon



    Lời người viết:
    Viết để tưởng nhớ đến "ông Già Hự" (cố Đại Tá NguyễnThành Yên) và các anh hùng TQLC-VN đă hy sinh trong trận Đức Cơ.

    I. Tổng Quát.

    Vào đầu năm 1965, cộng sản Việt Nam (CSVN) đă hoảng sợ trước việc Mỹ đổ quân vào miền Nam Việt Nam (NVN) và oanh tạc miền Bắc. Để đối phó với t́nh h́nh mới, CSVN đă đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở miền Nam hầu phân tán các lực lượng của ta.
    Mở đầu trọng điểm là trận Đồng Xoài, tỉnh Phước Long, Quân Khu 3 (QK3); Tiếp theo là chiến dịch Ba Gia, tỉnh Quảng Ngăi, QK1. Tại QK2, th́ chúng cắt đứt các trục lộ chính ở Nam Tây Nguyên và cuối cùng là bao vây tấn công trại Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) Đức Cơ ở tỉnh Pleiku.

    II. Diễn Tiến.

    A. Giai đoạn 1.
    11. Trại Đức Cơ:
    Trại được thiết lập trên một sườn đồi, có tiết diện h́nh tam giác. Nằm kế cận một phi đạo dă chiến. Rừng rậm bao bọc cả ba phía. Đức Cơ nằm cách biên giới Việt-Miên khoảng 13 cây số về hướng Tây, và cách thành phố Pleiku 55 cây số về hướng Đông-Bắc. Từ đây, các toán tuần tiểu có nhiệm vụ thu thập tin tức t́nh báo và ngăn chặn sự xâm nhập của quân CSVN từ phía Cambốt; Đồng thời bảo vệ đoạn cuối của Quốc Lộ (QL) chiến lược 19.
    Lực lượng đồn trú tại Đức Cơ gồm một đơn vị LLĐB-VN, trại trưởng là Trung Úy Trần Tự Lập, khóa 17 Vơ Bị Đà Lạt. Trưởng toán A.215 LLĐB Mỹ là Đại Úy R.B. Johnson. Lực lượng đồn trú gồm khoảng 400 Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ). Đa số là người Thượng cùng một số người Nùng. Có các Hạ Sĩ Quan (HSQ) LLĐB-VN làm Đại Đội Trưởng (ĐĐT).
    12. Các biến cố đă xảy ra:
    - Ngày 31-5-1965, Tiểu Đoàn 952 việt cộng tấn chiếm quận lỵ Lệ Thanh, cách Đức Cơ 8 cây số về hướng Đông-Bắc.
    - Ngày 30-6-1965, Trung Đoàn 32 CSBV được lệnh bao vây trại Đức Cơ với mục đích lôi cuốn và tiêu diệt viện binh trên Quốc Lộ 19. Do vị thế bất lợi v́ nằm ngoài tầm yểm trợ pháo binh, trại đă bị hỏa lực CSBV khống chế ngay từ đầu.
    - Ngày 4-8-1965 lúc 8 giờ sáng, Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh QK2 đă cho trực thăng vận Chiến Đoàn 2 Dù do Trung Tá Ngô Xuân Nghị làm Chiến Đoàn Trưởng vào Đức Cơ để giải tỏa áp lực địch. Chiến Đoàn 2 Dù gồm Tiểu Đoàn (TĐ) 3 Dù do Thiếu Tá Trương Kế Hưng và Tiểu Đoàn 8 Dù do Thiếu Tá Đào Văn Hùng làm Tiểu Đoàn Trưởng (TĐT). Cuộc đổ quân trực thăng vận xuống phi đạo dă chiến trước trại Đức Cơ hoàn tất lúc 16 giờ cùng ngày. T́nh h́nh yên tĩnh trong đêm.
    - Ngày 5-8-1965, Chiến Đoàn 2 Dù bắt đầu mở cuộc hành quân tảo thanh về phía Bắc của trại. Đến 15 giờ, Tiểu Đoàn 3 Dù bắt đầu chạm địch tại phía Nam đồi Chu Kram. Sau đó, các khu trục cơ Skyraider của Không Quân Việt Nam (KQVN) xuất hiện để oanh tạc và bắn phá các vùng tập trung quân của địch. Các trực thăng vơ trang Mỹ cũng bay đến để yểm trợ TĐ3 Dù. Thiếu Tá TĐT/TĐ3 Dù bị thương nặng. TĐ8 Dù cũng bị chạm địch. Trong lúc yểm trợ tiếp cận, trực thăng vơ trang Mỹ đă bắn lầm vào đội h́nh của Đại Đội (ĐĐ) 83 Dù, đang bố trí tại b́a rừng, khiến Trung Úy Lâm Đôn, ĐĐT bị thương nặng cùng với một số binh sĩ khác. Trung Úy Bùi Quyền, khóa 16 VBĐL, thuộc ĐĐ81 Dù, được tạm thời đưa sang chỉ huy ĐĐ83 Dù.
    - Ngày 6-8-1965 lúc 2 giờ sáng, quân CSBV tấn công trại Đức Cơ tại hai hướng Tây và Tây-Nam. Pháo binh địch pháo xối xả vào trại. Trong khi bộ binh địch tấn công vào tuyến pḥng thủ của TĐ3 Dù tại hướng Tây-Nam bên ngoài trại. Phi cơ C-47 từ Pleiku đă bay đến để thả hỏa châu soi sáng trận địa. Càng gần sáng, cuộc chạm súng thưa dần. Nhưng cường độ pháo kích của địch càng gia tăng. Đạn súng cối nổ gần như liên tục vào khu vực trại Đức Cơ, phi đạo và vào vị trí của hai Tiểu Đoàn Dù. Dưới hỏa lực pḥng không quá mạnh, các phi cơ vận tải phải bay thật cao để tránh đạn, nên phần lớn dù tiếp tế đă bay lạc ra ngoài. Khiến thực phẩm và đạn dược ngày càng kham hiếm. Trại đă thành địa ngục dưới các cơn pháo dữ dội của quân CS.
    - Ngày 9-8-1965 từ 7 giờ sáng, dưới sự yểm trợ hỏa lực mănh liệt của các oanh tạc cơ Việt và Mỹ. TĐ5 Dù do Thiếu Tá Hồ Trung Hậu làm TĐT, được trực thăng vận đổ xuống đầu phi đạo của sân bay Đức Cơ, và tiến chiếm các vị trí trong khu vực phía Bắc trại. Sau đó liên lạc được với hai Tiểu Đoàn 3 và 8 Dù.

    B. Giai Đoạn 2
    21. Hành quân Dân Thắng 7:
    Cùng ngày 9-8-65, một lực lượng đặc nhiệm gồm 2 Chiến Đoàn được thành lập để mở cuộc hành quân Dân Thắng 7, nhằm khai thông Quốc Lộ 19 và tiếp tế cho trại LLĐB Đức Cơ. Do Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn, Tư Lệnh Biệt Khu 24, vùng đất thuộc hai tỉnh Kontum và Pleiku, chỉ huy trực tiếp.

    211. Chiến đoàn Thiết Giáp do Trung Tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy gồm:
    - Bộ chỉ huy Trung Đoàn 3 Thiết Giáp.
    - Chi đoàn 1/5 Chiến Xa (CX) do Đại Úy Trần Văn Thoàn làm Chi Đoàn Trưởng.
    - Chi đoàn 2/6 Thiết Quân Vận do Đại Úy Dư Ngọc Thanh làm Chi Đoàn Trưởng
    - Tiểu đoàn 21 Biệt Động Quân (BĐQ) do Đại Úy Nguyễn Văn Sách làm Tiểu Đoàn Trưởng
    - Một Pháo đội đại bác 105 ly
    - Trung đội Công Binh Chiến Đấu
    - Chi đội Thiết Giáp M-8
    - Thành phần Vận tải, Tiếp vận

    212. Chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) do Trung Tá Nguyễn Thành Yên chỉ huy gồm:
    - Bộ chỉ huy Chiến Đoàn A/TQLC với Thiếu Tá Cổ Tấn Tinh Châu làm Tham Mưu Trưởng và các ban Tham Mưu Chiến Đoàn.
    - Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 2 TQLC gồm:
    - Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Hoàng Tích Thông
    - Tiểu Đoàn Phó: Đại Úy Nguyễn Văn Hay kiêm nhiệm Đại Đội Trưởng ĐĐ2
    - Đại Đội Trưởng ĐĐ1: Đại Úy Phạm Nhă
    - Đại Đội Trưởng ĐĐ2: Đại Úy Nguyễn Văn Hay
    - Đại Đội Trưởng ĐĐ3: Đại Úy Nguyễn Năng Bảo
    - Đại Đội Trưởng ĐĐ4: Trung Úy Nguyễn Xuân Phúc
    - Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 5 TQLC gồm:
    - Tiểu Đoàn Trưởng: Thiếu Tá Dương Hạnh Phước
    - Tiểu Đoàn Phó: Đại Úy Nguyễn Kim Phương
    - Trưởng Ban 3: Đại Úy Nguyễn Văn Nho (không phải Thiếu Tá Nguyễn Văn Nho, TĐ4)
    - Đại Đội Trưởng ĐĐ1: Trung Úy Vơ Trí Huệ
    - Đại Đội Trưởng ĐĐ2: Thiếu Úy Nguyễn Văn Phán
    - Đại Đội Trưởng ĐĐ3: Trung Úy Nguyễn Đ́nh Thủy
    - Đại Đội Trưởng ĐĐ4: Trung Úy Nguyễn Kim Đễ
    - Pháo đội 75 ly Sơn Pháo TQLC
    - Pháo đội Trưởng: Đại Úy Đoàn Trọng Cảo

    213. CĐ-A/TQLC vận chuyển quân:
    - Trong thời gian này, CĐ-A/TQLC đang được tăng phái hành quân cho Biệt Khu 24, hoạt động ở Kontum. Thỉnh thoảng được về nghỉ quân ngắn ngày ở một doanh trại hậu cứ của Trung Đoàn Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 22 gần thành phố Kontum.
    - Để chuẩn bị cho cuộc hành quân tiếp ứng và khai thông QL-19 đi vào Đức Cơ cho cuộc hành quân Dân Thắng 7. Ngày 6 tháng 8, toàn bộ CĐ-A/TQLC được không vận bằng vận tải cơ C-130 Mỹ từ phi trường Kontum đổ xuống phi trường Cù Hanh ở Pleiku. Sau đó được quân xa chuyển vận đến nơi đóng quân đêm tại một làng Thượng ở phía Bắc Bộ Tư Lệnh QK2, để dưỡng quân và túc trực ứng chiến trực thăng vận.
    - Ngày 7 tháng 8, CĐ-A/TQLC được di chuyển bằng quân xa về ngược lại thành phố, rồi rẽ vào QL-19 nối dài, và đóng quân túc trực tại đồn điền trà Catecka. Nơi đây có một phi trường nhỏ, dành cho loại phi cơ quan sát L-19, sẽ được dùng làm bải đáp trực thăng vận cho cuộc hành quân (2).
    - Trại LLĐB Đức Cơ đă bị địch bao vây từ hơn một tuần qua - Bị cô lập hoàn toàn. Phi cơ suốt ngày đêm oanh tạc sát hàng rào pḥng thủ. Các Tiểu Đoàn của Chiến Đoàn 2 Dù cũng bị chận đánh và chia cắt. T́nh h́nh chiến trường không sáng sủa hơn chút nào.
    - Ngày 8-8, ĐĐ3/TĐ2/TQLC của Đại Úy Nguyễn Năng Bảo nhận lănh một nhiệm vụ "mạo hiểm" là trực thăng vận đổ xuống một bải "trảng trống" cách Đức Cơ một cây số về hướng Tây-Bắc. Mục đích thăm ḍ phản ứng địch và bắt liên lạc với đơn vị bạn đang phân tán trong vùng hành quân. Đến trưa, lúc ĐĐ3 đă sắp xếp đội h́nh, lên trực thăng xong và chờ trực thăng cất cánh đúng giờ. Liền đó có Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn đi xe Jeep ra tận băi bốc ở đầu phi đạo để căn dặn các chỉ thị quan trọng lần chót và bắt tay chúc Đại Úy Bảo hoàn thành nhiệm vụ nguy hiểm giao phó...
    Tuy nhiên, v́ thời tiết vùng Cao Nguyên thay đổi đột ngột, phi hành đoàn KQVN cho biết là sẽ có một trận cuồng phong ập đến trong vùng Đức Cơ, nên cuộc trực thăng vận đươc hũy bỏ.
    Qua ngày hôm sau, ĐĐ3/TĐ2/TQLC được đưa trả về nhập chung với TĐ2/TQLC để kịp vượt tuyến xuất phát ở ngay "cầu cạn" gần ngă ba Lê Thanh trong ngày N, ngày 9-8-65.

    214. Thời tiết và địa thế:
    - Yếu tố thời tiết và những diễn biến về các hoạt động của địch đă khiến cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân phải chấp nhận chiến trường do địch chọn lựa và đương đầu với chiến thuật "công đồn, đả viện" của địch (2)
    - Để phù hợp với địa thế của QL-19, Chiến Đoàn Thiết Giáp/BĐQ mở đường tiến trước. Chiến Đoàn TQLC đi cách sau khoảng 3 cây số, để làm lực lượng tiếp ứng khi Ch́ến Đoàn Thiết Giáp/BĐQ bị địch phục kích, đồng thời lục soát rộng hai bên đường trên trục tiến quân.

    215. Diễn tiến của Chiến Đoàn Thiết Giáp/BĐQ, trong ngày N (9-8-65), Chiến đoàn được tổ chức hành quân thứ tự như sau (1):
    - Chi đoàn 1/5 Chiến Xa (trừ 1 Chi đội di chuyển đoạn hậu) và một Đại Đội BĐQ tùng thiết
    - Chi đoàn Thiết quân vận gồm các Thiết vận xa M-113
    - Tiểu Đoàn 21 BĐQ (trừ một Đại Đội tùng thiết cho Chi đoàn Chiến Xa đi đầu) và một Chi đội Chiến Xa
    - Công Binh, Pháo Binh, Quân Vận
    - Chi Đội Thiết Giáp M-8
    Trên đường vào Đức Cơ, rải rác có các xóm làng định cư, quy tụ đồng bào miền Bắc di cư tỵ nạn cộng sản cũng như đồng bào từ các tỉnh Nam Ngăi, B́nh Phú đến lập nghiệp. Dân chúng, kể cả một vị Linh Mục địa phương cho biết về tin tức của các đơn vị cộng sản ẩn núp, phục kích về phía Đức Cơ ...
    Để đề pḥng chiến thuật "công đồn, đả viện" của địch, Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa đi đầu di chuyển theo lối chân vạc. Mỗi Chi Đội luân phiên tiến chiếm các điểm trọng yếu trên địa thế và trong tầm yểm trợ trực tiếp của đại bác 75 ly trên các Chiến Xa để Chi Đội kế tiếp tiến dần về phía trước.
    Khoảng 14:00 giờ, Chi đội đầu tiên vừa đến ngă ba đi vào quận lỵ Lệ Thanh th́ bị khoảng một Tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 32 CSBV khai hỏa phục kích.
    Hai Chiến xa đi đầu bị trúng đạn chống chiến xa của địch, ĐĐ/BĐQ tùng thiết bị tê liệt và thiệt hại nặng. Hai Chiến xa trong Phân đội chỉ huy tác xạ đạn chống "biển người" vào hai bên quốc lộ để đề pḥng địch xung phong. Một trong hai phi cơ F-100 bay đến yểm trợ đă bị pḥng không địch bắn hạ. Phi công nhảy dù ra và được cứu thoát.
    Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc phục kích bị đánh tan. Trong khi đang lục soát thu dọn chiến trường th́ quân CSBV đă tấn công vào đoàn xe thuộc thành phần yểm trợ và tiếp vận đi đàng sau. Chi đoàn trưởng Chi Đoàn 1/5 Chiến xa đă bị thương trong khi điều động các Chiến xa đến tiếp ứng. Cuộc chạm súng thưa dần v́ thời gian gần tối (1)

    216. Diễn tiến của CĐ-A/TQLC, trong ngày 9-8-65:
    - Là lực lượng tiếp ứng, CĐ-A/TQLC nhận được lệnh vượt qua mặt Chiến Đoàn Thiết Giáp/BĐQ để tiếp tục tiến quân và giải tỏa áp lực phía trước mặt
    - V́ địa thế hiểm trở, bên phải là thung lũng, bên trái là một đường đỉnh khó di chuyển. Chỉ có một trục lộ hẹp để tiến vào Đức Cơ, nên CĐ-A/TQLC dàn quân theo thứ tự:
    Tiểu Đoàn 2/TQLC dàn quân theo đội h́nh
    - ĐĐ4 phối hợp với Chi đoàn Chiến xa đi đầu
    - BCH/TĐ2 và ĐĐ1 đi tiếp sau
    - Cánh B gồm ĐĐ2 và ĐĐ3 đi cánh trái theo sườn đỉnh.
    Xế chiều, khi TĐ2/TQLC vượt qua một đoạn đường lên dốc, th́ bị địch tấn công vào bên hông của Tiểu Đoàn. Chi đội Chiến xa đi đầu dồn hết tốc lực tiến lên sườn đồi, khai hỏa mọi hỏa lực trên Chiến xa phối hợp với các Cọp-Biển theo đợt xung phong. Cuối cùng đă chiếm được vị trí súng của địch. Địch bị thiệt hại một số, phần c̣n lại tháo chạy về thung lũng hướng IA-D'rang....
    Tiểu Đoàn 5/TQLC dàn quân theo đội h́nh
    - ĐĐ2 đi đầu, nối tiếp theo TĐ2/TQLC
    - ĐĐ3 đi kế tiếp
    - BCH/TĐ5, BCH/CĐ-A, Pháo đội 75 ly Sơn Pháo TQLC và đơn vị Công Binh Cơ Giới.
    - ĐĐ1 đi sau cùng
    - ĐĐ4 cùng Tiểu Đoàn Phó tiến quân dọc theo đường đỉnh để bảo vệ sườn trái cho trục tiến quân của Tiểu Đoàn.
    Đồng lúc cánh đi đầu của ĐĐ4/TĐ2/TQLC bị địch tấn công phục kích, th́ CSBV cũng tấn công vào đoàn quân đi chót của TĐ5/TQLC. Từ bên bờ đỉnh bên trái, ĐĐ4 nh́n xuống thấy việt cộng (vc) "tiền pháo hậu xung" như trên màn ảnh xi-nê. Trung Úy Nguyễn Kim Đễ (danh xưng - Đà-Lạt) ĐĐT/ĐĐ4 báo cáo t́nh h́nh cho TĐT/TĐ5; sau khi đề nghị và được chấp thuận. ĐĐ4 đă dàn hàng ngang từ trên cao tràn xuống tấn công tiêu diệt địch từ phía sau lưng ...
    TĐ5/TQLC đă tịch thu được nhiều vũ khí trong đó có cả đại liên 50 ly và đại bác SKZ 57 ly không giật. Địch bị thiệt hại nhiều, số c̣n sống sót rút chạy vào thung lũng sâu (4)
    ĐĐ2 của Thiếu Úy Nguyễn Văn Phán, nhận được lệnh Tiểu Đoàn di chuyển sâu về b́a rừng phía trái trục lộ tiến quân đánh bọc lên để bảo vệ Pháo Binh đang bị địch quấy phá ...
    Sau đó là chiến trận mở màn với đủ loại tiếng súng thi nhau nổ. Hai phản lực cơ F-100 bay vút trên đầu, âm thanh xé nát không khí thành những tiếng rít kéo dài. Những trái bom trút xuống mục tiêu là ngọn đồi phía trước. Lửa và khói cuồn cuộn dâng lên. Trên bầu trời, phi cơ quan sát L-19 đang lượn những ṿng tṛn nhỏ. Men theo những bụi cỏ gai và lau sậy, Thiếu Úy Quảng dẫn Trung Đội 22 xung phong lên ngọn đồi. Ẩn núp trong đám cây cối rậm rạp trên đồi, địch sử dụng trung liên, AK-47 ... bắn xối xả, tiếng AK nghe sắc sảo và uy hiếp lạ lùng ... Quảng, Thượng Sĩ Kiên, Hạ Sĩ Thọ mang máy truyền tin đều bị tử thương.
    Ôi, biết bao là nỗi đau đón và phi lư của chiến tranh mà những người lính cùa hai phía tham dự. Quảng chết đi, để lại đứa con trai đầu ḷng trong bụng mẹ, mà đă được Quảng đặt tên trước là Hàn Giang (2).

    217. Diễn tiến của CĐ-A/TQLC, trong đêm 9 rạng ngày 10 tháng 8 năm 1965 (N + 1):
    Sau khi địch đă đoạn chiến trong buổi xế chiều. Các đơn vị hành quân được lệnh bố trí quân tại chỗ qua đêm.
    Lúc 1 giờ sáng ngày 10-8-65, quân CSBV trở lại tấn công vào vị trí đóng quân của TĐ2/TQLC có Chi Đội Thiết quân vận cùng bố trí kế cận với ĐĐ4/TĐ2. Mục đích của địch là mở đường máu giải vây cho một đơn vị CSBV bị kẹt lại và đang ẩn núp dưới thung lũng trong lúc chạm súng với TQLC chiều hôm trước. Địch bắt đầu pháo kích và tấn công vào vị trí của TĐ2/TQLC, nhưng đă bị các Trâu-Điên chận đứng dễ dàng. Tuy nhiên chiến thuật "tiền pháo, hậu xung" cùng với việc phối hợp tổ chức pḥng thủ không rơ ràng giữa TQLC và Thiết Giáp khiến TQLC bị một số thiệt hại do Thiết Giáp bắn lầm (3)
    Sau khi tiếng súng đă ngưng, kiểm điểm thiệt hại của TQLC là 31 tử thương, trong đó có Thiếu Úy Nguyễn Đ́nh Khôi, Thiếu Úy Huỳnh Sinh, Trung Sĩ I Niệm, Trung Sĩ Châu Sênh, Trung Sĩ Tuân, Hạ Sĩ Lê Chít cùng 27 chiến hữu khác bị thương. Đa số thuộc ĐĐ4/TĐ2/TQLC, trong đó có Thiếu Úy Lư Văn Đàm bị thương nặng được tản thương bằng trực thăng vào sáng sớm về Quân Y Viện Pleiku. (5)

    218. Tiến vào Đức Cơ
    8 giờ sáng ngày 10-8-65, trực thăng đến tiếp tế và tản thương cho các đơn vị. Phi cơ vận tải C-47 đến thả dù nhiên liệu và đạn dược cho Thiết Giáp. Một hố lớn đă được Công Binh và Thiết Giáp đào để chôn tập thể các cán binh cộng sản chết c̣n bỏ lại trận địa. Nhiều vết máu sau đó đă được t́m thấy gần một ḍng suối trên đường tiến quân vào Đức Cơ. Chứng tỏ quân cộng sản đă di chuyển nhiều thương binh trên đường rút lui.
    Chiến Đoàn A/TQLC tiến trước vào Đức Cơ, theo sau là Chiến Đoàn Thiết Giáp và BĐQ. TĐ2/TQLC là đơn vị đầu tiên đến phi đạo Đức Cơ lúc 11 giờ sáng. Trại đă trống vắng một số! Đa số lực lượng trú pḥng và dân sự chiến đấu đă phân tán ra rừng chờ đơn vị bạn đến tăng viện. CĐ-A/TQLC tổ chức lục soát và pḥng thủ chung quanh trại, bắt đầu t́m cách liên lạc với các đơn vị bạn trong vùng hành quân.
    Các lực lượng dân sự chiến đấu lần lượt trở về trại nhận bàn giao pḥng thủ Đức Cơ từ TQLC.
    Ngày 11-8-65, các đơn vị bắt đầu tổ chức các cuộc hành quân giải tỏa áp lực địch chung quanh Đức Cơ. Chiến Đoàn 2 Dù hành quân tảo thanh khu vực làng Thăng Đức, phía Tây trại Đức Cơ đến tận biên giới Việt-Miên. Chiến Đoàn A/TQLC phụ trách khu vực phía Nam. Chiến Đoàn Thiết Giáp và BĐQ hoạt động chung quanh trại và khu vực phía Bắc.
    Cuộc hành quân Dân Thắng 7 chính thức chấm dứt vào ngày 15-8-65. Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc, TL/QK2 đáp trực thăng xuống trại Đức Cơ, khen ngợi thành quả của các đơn vị tham dự hành quân và gắn huy chương tượng trưng cho một số quân nhân hữu công ...
    Các lực lược lượng hành quân bắt đầu rút ra theo QL-19, di chuyển bộ ra ngă ba Lệ Thanh và được quân xa đưa về nghỉ quân ở Pleiku. Lữ Đoàn 173 Dù Mỹ chịu trách nhiệm bảo vệ lộ tŕnh khi các đơn vị lui binh.
    Ngày 17-8-65, Chiến Đoàn 2 Dù được không vận xuống Nha Trang để chuẩn bị tham gia cuộc hành quân khai thông QL-21 từ Nha Trang đi Ban-Mê-Thuột.

    Chiến Đoàn A/TQLC được đưa trả lại Kontum để tiếp tục tăng phái hành quân cho Biệt Khu 24. Sau khi dự lễ mừng chiến thắng ở sân vận động Pleiku. Các chiến sĩ hữu công từng tham dự các cuộc hành quân thuộc QK2, được các nữ sinh Cao Nguyên choàng "ṿng hoa chiến thắng". Mũ Xanh Huỳnh Văn An (ĐĐ4/TĐ2/TQLC) và một số TQLC khác đều gọi đùa là "ṿng hoa kiến cắn", sự việc là các "em gái hậu phương" hái hoa tươi trong rừng, đem về kết vội vàng và có kiến lửa trong đó. Nên khi ṿng hoa được choàng vào, mấy chú kiến lửa được dịp tung hoành ḅ ra cắn vào cổ, người ... khiến các MX cảm thấy "nhột nhạt" quá!

    III. Kết Quả.
    - Chiến Đoàn 2 Dù có khoảng 20 quân nhân thiệt mạng tại Đức Cơ. Trong cuộc đụng độ giữa quân Dù và cộng sản BV, kết quả ghi nhận có 158 CS bỏ xác tại trận. 100 cán binh khai chết do phi cơ oanh kích.
    - Toán A-215 LLĐB Mỹ, dưới quyền chỉ huy của Đại Úy R.B Johnson đă bị thiệt hại nặng (theo báo cáo của LLĐB Mỹ)
    - Chiến Đoàn A/TQLC có 31 quân nhân tử trận và 27 bị thương.
    Kết quả cuộc hành quân Dân Thắng 7 do BTL/QK2 tổng kết như sau:
    - Quân CS có 566 tử trận, 26 bị bắt làm tù binh. QLVNCH tịch thu được 12 vũ khí cộng đồng, 94 vũ khí cá nhân và phá hủy 2 đại liên 50 và 2 súng cối 81 ly.

    IV. Nhận Xét.
    1. Năm 1965, thi hành đường lối của đảng CSVN, các lực lượng CSBV và Việt cộng đẩy mạnh các hoạt động khủng bố, phá hoại tại các thành phố. Đánh chiếm các vị trí xa xôi hẻo lánh, nhằm mục đích làm giảm nhẹ áp lực của Mỹ lên miền Bắc VN. Cho nên, chúng ta sẽ không ngạc nhiên về những ǵ xảy ra tại QK2 mà trận Đức Cơ chỉ là một trong những mắc xích của toàn cảnh, trong thời gian này.
    2. CSBV tấn công trại LLĐB Đức Cơ với mục đích tiêu diệt viện binh. Đức Cơ được chọn lựa v́ vị trí gần núi Chu Prong và thung lũng IA-Drang, đồng thời tiếp cận biên giới Việt-Miên dễ dàng cho công tác tiếp vận. Thuận lợi cho việc chuyển vận binh sĩ của CSBV.
    Ngoài ra chiến thuật phục kích cũng được thực hiện một cách dễ dàng, v́ lực lượng cứu viện Đức Cơ chỉ có một con đường duy nhất là QL-19 dùng làm trục tiến quân. Lực lượng tung vào trận đánh là Trung Đoàn CSBV mới xâm nhập với trang bị gồm hai loại vũ khí bộ binh căn bản cá nhân được xem là tối tân hơn vũ khí của QLVNCH. Đó là tiểu liên AK-47 và súng chống Chiến Xa B-40 và B-41.
    3. Kế hoạch hành quân của CSBV được đặt trên chiến thuật "công đồn, đả viện". Một Tiểu Đoàn được sử dụng để tạo áp lực bằng cách bao vây và pháo kích trại LLĐB Đức Cơ. Hai TĐ c̣n lại sẽ phục kích để tiêu diệt lực lượng giải vây.
    4. Chiến thuật "công đồn, đả viện" của CSBV đă không mang lại hiệu quả cao trong chiến tranh VN từ lúc Mỹ đổ quân vào miền Nam VN. Lư do, với di động tính cao, hỏa lực mạnh và việc sử dụng trực thăng vận của QLVNCH và Đồng-Minh.
    Các cuộc phục kích Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ di chuyển trên QL-13 của Sư Đoàn 9 CS trong hai tháng 6 và 7 năm 1966 ở QK3 là một ví dụ điển h́nh. Mặc dù đă lựa chọn vị trí cũng như đă chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng quân CS phải rút lui với những tổn thất nặng nề về nhân mạng (1)
    Trở lại trận Đức Cơ, các Chiến Đoàn tăng viện là đon vị Tổng Trừ Bị thiện chiến lại có sự yểm trợ của Chiến Xa, Thiết Giáp nên chẳng mấy chốc, cuộc phục kích của quân CSBV bị đánh tan.
    5. Bộ Tham Mưu BK-24, cũng như cấp cao hơn đă "bị động", sử dụng không hợp lư và phí phạm các đơn vị Tổng Trừ Bị trong cuộc hành quân Đức Cơ này. Ngoài ra có sự "trục trặc" về vấn đề chỉ huy giữa Chiến Đoàn Thiết Giáp/BĐQ, đơn vị "con cưng" chủ lực của QK2 với Chiến Đoàn TQLC "tăng phái" cho nên lúc chạm súng với địch quân xẩy ra, Trung Tá Yên, CĐT/CĐA/TQLC, có biệt danh là ông già "Hự" (thường dùng ngôn từ Hự, Hự để rầy hỏi các chiến hữu Mũ Xanh (7)). Hôm nay lại phát ngôn nhiều tiếng Hự, Hự hơn mỗi khi nói chuyện với các cấp chỉ huy của Chiến Đoàn Thiết Giáp/BĐQ, đặc biệt là trong đêm 9-8-65 khi Chi Đoàn thiết quân vận bắn lầm vào TĐ2/TQLC tại tuyến pḥng thủ.
    6. Trong thời gian trại LLĐB Đức Cơ bị địch pháo kích liên tục, làm phá hủy hệ thống pḥng thủ trại, kho đạn bị nổ tung, bồn chứa nước uống bị bể chảy. Lương thực đạn dượt cạn dần. Tiếp tế thả dù bị bay lạc ra ngoài v́ phi cơ tiếp tế thả dù phải bay cao để tránh pḥng không địch. Tinh thần binh sĩ trong trại rất căng thẳng, khiến một số dân sự chiến đấu, đa số là gốc người Thượng tại địa phương. Họ đă tự động thoát ra khỏi trại để t́m nơi ẩn núp an toàn trong rừng. Trong khi chờ đợi quân bạn đến tiếp viện giải vây. V́ lư do đó, mà ban đầu pḥng nh́ Biệt Khu 24 nhận được tin cấp báo là đề pḥng một số dân sự chiến đấu có thể nổi loạn... Tuy nhiên, lúc CĐ-A/TQLC vào đến trại Đức Cơ lúc 11 giờ trua ngày 10-8-65, th́ số dân sự chiến đấu người Thượng kể trên đă lần lượt trở về trại với vũ khí cá nhân mang theo đầy đủ ...
    7. Mặc dù Lữ Đoàn 173 Dù Mỹ bảo vệ lộ tŕnh lui binh cho các đơn vị QLVNCH, nhưng đơn vị Mỹ này chỉ chú trọng chiếm các cao điểm trên địa thế để bảo vệ lộ tŕnh, đề pḥng dịch áp dụng chiến thuật vận động phục kích chiến, chứ không có chỉ thị nào rơ ràng về việc rà ḿn trên QL-19, khiến một số quân xa và thiết quân vận của ta trên đường rút ra ngă ba Lệ Thanh đă bị trúng ḿn chống Chiến xa của địch gài đặt sẵn. Một số quân xa bị thiêu hủy...
    8. Rút tỉa kinh nghiệm về chiến thuật "công đồn, đả viện" trận Đức Cơ của CSBV, Bộ Tham Mưu QK2 đă thâu đạt chiến thắng vẻ vang trận Pleime sau đó (tháng 10 năm 1965) với các yếu tố: (1)
    a) Sử dụng hỏa lực Không Quân Việt-Mỹ tối đa vào các vị trí tập trung quân của địch, dựa theo tin tức t́nh báo và không ảnh theo rỏi chính xác hàng ngày; khiến cho Mặt Trận Sư Đoàn CSBV do Thiếu Tướng vc Chu Huy Mân chỉ huy gồm Trung Đoàn 32, 33 và 66 đă bị thiệt hại ngay từ đầu. Đặc biệt Tr/Đ 33 đă bị thiệt hại nặng, tan rả và bị loại ra khỏi ṿng chiến sau đó.
    b) Dành thời gian cần thiết để thành lập các chiến đoàn tiếp ứng, trong tư thế sẵn sàng chiến đấu tăng viện. Các đơn vị trưởng hành quân, lập kế hoạch nghiên cứu địa thế và tiến quân thận trọng, không để đơn vị bị lọt vào vùng phục kích của địch.
    9. Chiến thắng Đức Cơ đă được Mũ Xanh Tinh-Châu ghi lại trong bản nhạc Thủy Quân Lục Chiến Hành Khúc " ...Lừng danh Cọp-Biển, chúng ta không hề lui bước. Chiến thắng khắp nơi, chúng ta là cảm tử quân. Đồng bào mừng vui đón chào Chiến Thắng Đức Cơ ..."

    Mũ Xanh Sài-G̣n
    Iowa City, Iowa
    Ngày 9 tháng 8 năm 2004

    Tài liệu tham khảo:
    (1) Dr. P. Nguyễn, Chiến tranh VN toàn tập - Nhà xuất bản Làng Văn, Canada 2001
    (2) MX Huỳnh Văn Phú, truyện ngắn "Sóng Vỗ Cao Nguyên" - Tác giả xuất bản, Sài-G̣n VN trước 1975
    (3) MX Cao Văn Thinh, tài liệu sưu tập, qua lời kể của MX Nguyễn Năng Bảo và MX Phạm Nhă về Đức Cơ
    (4) MX Nguyễn Kim Đễ, tài liệu bổ sung về TĐ5/TQLC trận Đức Cơ
    (5) MX Lư Văn Đàm, ĐĐ4/TĐ2/TQLC trong trận Đức Cơ, ĐSST-2002
    (6) MX Huỳnh Văn An, tài liệu bổ sung về TĐ2/TQLC trận Đức Cơ
    (7) MX Tôn Thất Soạn, "Ông già Đầu Bạc", Chiến Sữ TQLC/VN, Dr. Trần Xuân Dũng, Australia, 1997.

  10. #180
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa

    Quân lực Việt Nam Cộng ḥa
    Sư đoàn Thủy quân Lục chiến

    Đến thăm Đại Tá Nguyễn Năng Bảo

    MX Kiều Công Cự

    Tôi đọc trên trang “ Diễn đàn Mũ xanh” của Binh chủng TQLC/VN một cái tin buồn “”Đại bàng Bắc Ninh đă bị ung thư.. T́nh trạng sức khỏe hết sức nghiêm trọng.” Người đưa tin là MX Trần Như Hùng, một Sĩ quan trẻ thuộc Tiểu đoàn 8/TQLC ( Hùm Xám) trước ngày 30/4/1975. Tôi hơi ngạc nhiên v́ Hùng đang ở một nơi rất xa xôi, măi tận nam bán cầu là Úc Châu. C̣n tôi th́ ở rất gần, khoảng 15 phút lái xe mà không hay biết ǵ hết. Tệ thật. Bài viết của Hùng có kèm theo một cái băng thu thanh ngắn với giọng nói của anh Bảo gởi đến anh em trong Binh chủng, nhất là những người đă từng phục vụ cùng những đơn vị với anh, từ cấp Đại đội, Tiểu đoàn và Lữ đoàn, một lời “ xin lỗi nếu có làm buồn một ai đó!” Tôi hơi ngạc nhiên và cố lục t́m trong trí nhớ của ḿnh, những cấp chỉ huy của tôi, ngay cả bản thân tôi, đă có thể làm một việc như thế này chưa? Đây cũng không phải một lời nhắn gởi, trối trăn mà chỉ đơn thuần là một lời tâm sự làm tôi và những người nghe được đều xúc động.

    Tuy cùng Binh chủng nhưng nhiều người không biết Anh, Đại bàng Bắc Ninh. Điều này cũng dĩ nhiên thôi. Ngoài những cấp chỉ huy trực tiếp những đơn vị mà ḿnh đă đi qua, thật khó mà biết hết những người khác nếu không phải có những dịp tiếp xúc đặc biệt.

    Trong Tuyển tập 2 ghi lại toàn bộ những chiến trận của Binh chủng TQLC từ ngày thành lập (1/10/1954) đến cái ngày tan đàn gảy cánh ( 30/4/1975 ), tên Anh được ghi lại ở những trận đánh khá lẫy lừng như Chiến thắng Đầm Dơi (10/9/1963), Trận Phụng Dư (1/4/1965), Trận Mậu thân ở Sài g̣n (31/1/1968), Hành quân vượt biên sang Cambodia (13/4/1970), Hành quân Lam Sơn 719 (8/2/1971), Trận chiến trong mùa Phục Sinh năm 1972 (30/3/1972 – 15/9/1972) và Những trận chiến sau cùng của SĐ/TQLC.. ở các cương vị Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng và Lữ đoàn trưởng., nhưng tôi chưa được nghe Anh kể lại một lần nào, mặc dầu có những chi tiết mà người đọc rất mong được chính người trong cuộc là Anh kể lại một cách rơ ràng, chi tiết và trung thực..Tôi nghĩ đây là dịp cho tôi được đến thăm Anh vào buổi sáng ngày 3/3/2009 tại nhà Anh trên đường Bushard, gần ngă tư Bolsa thuộc thành phố Westminster, trong một khu nhà có tường xây bao bọc chung quanh và ra vào bằng hai cánh cửa sắt mà người đến phải biết số code hoặc chủ nhà đồng ư mở th́ mới vào được. Trong khu này c̣n có nhà của Đại tá Phạm Văn Chung, Lữ đoàn trưởng 369/TQLC, người trấn giữ một cách kiên quyết tuyến Mỹ Chánh trong mùa hè năm 1972 và là Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Nam trong chức vụ sau cùng và Thiếu tá Quách Ngọc Lâm, Trưởng ban 4 Lữ đoàn 258/TQLC.

    Anh nằm ở ngoài pḥng khách rộng răi, thoáng mát, trên một chiếc giường có hệ thống điều chỉnh cao thấp. Anh mặc một chiếc áo lạnh không dầy lắm, dưới đắp một chiếc chăn bông tới bụng. Nét mặt không có vẽ ǵ là đau đớn, nhăn nhó của một người đang mắc phải một chứng bịnh “ nghiêm trọng”. Hai con mắt vẫn trong sáng trên một khuôn mặt nhân hậu. Tóc hớt ngắn chải gọn gàng. Giọng nói của Anh rơ ràng, dịu nhẹ :

    “ Sau khi dự Đại hội TQLC do Nam Cali tổ chức ( 7/2008) về, đi khám bịnh và bác sĩ cho biết bịnh ung thư nhiếp hộ tuyến của anh đă biến chứng . Theo Y sĩ Đại úy Phạm Vũ Bằng, Y sĩ trưởng LĐ258 th́ căn bịnh của Anh đă đi vào xương sống rồi đi dần lên.. Căn bịnh bây giờ đă biến chứng và từ thắt lưng trở xuống không c̣n cử động được. Sinh- lăo- bịnh - tử cũng là chuyện b́nh thường của Tạo hóa.. những giai đoạn của cuộc đời ḿnh cũng đă lần lượt đi qua. Anh năm nay đă 78 tuổi rồi. Con cái đă thành đạt.. thế hệ thứ ba cũng đă bắt đầu..”

    Anh ngừng lại. H́nh như có một thoáng mây nào rất mơng đang trôi qua nhưng khuôn mặt anh vẫn trong sáng, giọng nói vẫn b́nh tĩnh, âm vang khiến ḷng tôi cũng bùi ngùi, thương căm. Tôi thấy có đủ can đảm để nói lên ư định của ḿnh về những điều mà tôi rất mong đợi ở đây. Anh cũng tỏ ra rất sẳn sàng và hào hứng được nhắc lại một khoảng đời đầy gian nan nhưng cũng đầy hào hùng nhất và bộ nhớ của Anh c̣n tốt lắm. Anh bắt đầu như thế này:

    “ Anh sinh năm 1931 tại Hà Đông ( Bắc Việt ). Lập gia đ́nh rất sớm trước khi vào lính. H́nh như năm 17 tuổi. Hồi đó hai bên cha mẹ đồng ư là làm đám cưới chứ ḿnh đâu có ư kiến hay quen biết yêu đương ǵ đâu. Thế mà đă chung sống với nhau hơn 60 năm. Vẫn vững vàng với nhau qua bao nhiêu sóng gió gian nan của cuộc đời, nhất là sau ngày 30/5/75, Anh đi tù 13 năm, Chị phải lo nuôi 6 đứa con c̣n nhỏ dại và nuôi chồng ở trong tù.

    Rồi t́nh nguyện học khóa Trung đội trưởng do người Pháp tổ chức ở Nam Định. Ra trường với cấp bực Chuẩn úy và về làm Huấn luyện viên cho Trường Biệt động đội tại Đồng Đế , Nha trang. Tháng 10/1957 t́nh nguyện về Binh chủng TQLC, Tiểu đoàn 1 Đổ bộ. Theo lịnh của Đại đội 1 ( Thiếu úy Trần Văn Nhựt) dẫn Trung đội ra trấn giữ đảo Hoàng Sa trong 4 tháng. Lúc trở về được thuyên chuyển về Tiểu đoàn 2 vừa thành lập ở Rạch Dừa, Vũng Tàu. Tôi không c̣n nhớ rơ ngày tháng.. chỉ biết sau đó được đi học khóa Basic Marine tại Quantico, tiểu bang Virginia ( Hoa Kỳ). Rồi về nước, tham dự cuộc hành quân Đổ Xá và được đi du hành quan sát tại Okinawa ( Nhật ) trong ṿng một tháng. Khi trở về làm Đại đội trưởng ĐĐ3 thay thế cho Trung úy Giang Khánh Tước được điều động về làm Đại đội trưởng Đại đội Yểm trợ Thủy bộ thuộc Liên đoàn TQLC. Cuộc đời binh nghiệp được ghi lại với những trận chiến lớn trong thời gian này như ” :

    _ Chiến thắng Đầm Dơi ( 9/9/1963 ) : TĐ2/TQLC được trực thăng vận tái chiếm quận lỵ Đầm Dơi cách tỉnh lỵ An Xuyên ( Cà Mâu ) khoảng 20 cây số về hướng đông nam. TĐ2 do Đại úy Nguyễn Thành Yên làm Tiểu đoàn trưởng và Đ/U Smith làm Cố vấn trưởng và Thiếu úy David A. Capitanio làm Cố vấn phó, đă đánh tan tiểu đoàn 306 chủ lực của quân khu 9 VC và đă chiếm lại quận lỵ sau 2 ngày kịch chiến. Đây là một chiến thắng lớn của Quân lực VNCH và TĐ2 đă nhận được huy chương President Unit Citation của Tổng thống Hoa Kỳ, do chính Thống tướng Creighton Abrams trao gắn. Các Đại đội trưởng là Trung úy Phạm Nhă (ĐĐ1), Đại úy Nguyễn Văn Hay (ĐĐ2 kiêm Tiểu đoàn phó), Trung úy Nguyễn Năng Bảo (ĐĐ3) và Trung úy Ngô Văn Định (ĐĐ4) đều được ân thưởng Đệ ngũ đẳng Bảo quốc huân chương kèm Anh dũng bội tinh với Nhành dương liễu. Riêng Trung úy Bảo được ân thưởng Ngôi sao bạc ( Silver Star) là một huy chương rất cao quí của Quân đội Mỹ.

    _ Trận Phụng Dư ( 1/4/1965 ): Liên đoàn TQLC đă được nâng cấp Lữ đoàn và đă tổ chức Chiến đoàn đặc nhiệm TQLC. Trong trận này Chiến đoàn TQLC ( Trung tá Nguyễn Thành Yên) với Tiểu đoàn 2 ( Thiếu tá Hoàng Tích Thông ) và Tiểu đoàn 1 ( Thiếu tá Tôn Thất Soạn) và Pháo đội 75 ly gồm 4 khẩu do Trung úy Đoàn Trọng Cảo làm Pháo đội trưởng tăng phái cho Sư đoàn 22 Bộ binh ( Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Sằng) nhằm tái chiếm xă Tam Quan đồng thời mở rộng an ninh cho Quốc lộ I từ quận lỵ Bồng sơn đến đèo B́nh khê giáp ranh với quận Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngăi (Quân khu I). Chiến đoàn TQLC phải đương đầu với một lực lượng đông đảo của địch thuộc sư đoàn 3 sao vàng và các trung đoàn 807 và 101 của quân khu 5 VC. Những trận đánh dữ dội đă xảy ra ở đây và TQLC đă làm chủ được trận địa và gây nhiều kinh hoàng cho cộng quân khiến chúng phải kêu lên trong máy truyền tin mà ta đă nghe được : “ Bọn Lính thủy đánh bộ ngụy húc như những con Trâu Điên.” Và TĐ2/TQLC là đơn vị đầu tiên được đặt tên trong một trường hợp như thế. Trong trận này các Đại đội trưởng : Phạm Nhă, Nguyễn Văn Hay, Nguyễn Năng Bảo và Ngô Văn Định được ân thưởng Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương với nhành Dương liễu.

    _Trận Đức Cơ ( 9/8/1965 ) : Quân đoàn II ( Chuẩn tướng Vĩnh Lộc) mở cuộc hành quân giải tỏa trung đoàn 32 VC đang xử dụng chiến thuật “ công đồn đả viện” để bao vây trại Lực lượng đặc biệt Đức Cơ từ ngày 30/6/1965. Chiến đoàn 2 Dù là lực lượng tiếp viện đầu tiên. Tiểu đoàn 952 địa phương của VC cũng chiếm quận lỵ Lệ Thanh và chận đánh viện quân trên Quốc lộ 19 là con đường độc đạo dẫn đến trại Đức Cơ sát vùng biên giới Lào. Hành quân Dân Thắng 7 với hai chiến đoàn đặc nhiệm gồm : Trung đoàn 3 Thiết giáp cùng Tiểu đoàn 21 Biệt động quân do Trung tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy và Chiến đoàn TQLC ( Trung tá Nguyễn Thành Yên ) với TĐ2 (Thiếu tá Hoàng Tích Thông) và TĐ5 (Thiếu tá Dương Hạnh Phước) tiến dọc theo hai bên Quốc lộ 19, đă càn quét địch và đă tiến vào trại Đức Cơ. Trong trận này TĐ2 có một số thương vong do đạn của chiến xa bạn bắn lầm..

    “ Sau trận này, Anh kể tiếp, tôi được điều động về làm Tiều đoàn phó TĐ1 mà Thiếu tá Phan Văn Thắng là Tiểu đoàn trưởng. Tháng 10/1966, tôi được chỉ định chức vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ3, thay thế cho Thiếu tá Nguyễn Thế Lương tại Kim Long, Huế. Đây là thời điểm mà người Mỹ đề ra chiến thuật “ T́m và Diệt”. Thật ra chiến thuật này không thích hợp với lối “Đánh mạnh, Rút nhanh” của những đơn vị tổng trừ bị như Dù và TQLC, nhưng TĐ3/TQLC cũng được điều động đến vùng Khe Sanh để t́m kiếm địch trước khi SĐ3/TQLC Mỹ mở cuộc hành quân lớn tại đây. Tại Bồng Sơn, cùng với TĐ2 trong Chiến đoàn B, TĐ3 đă phá tan sào huyệt của địch tại An Lăo. TĐ3 cũng tạo được nhiều chiến thắng vẽ vang như trận Mây Tào ( Long khánh), trận Bàn Long (Định Tường ), Đầm Trà Ổ ( Bồng sơn ), Hảng sơn Bạch Tuyết, cầu B́nh Lợi trong dịp Tết Mậu thân ở Sài g̣n, đánh ngang hông địch tại rạch Đầu Sấu ( Phong Điền, Cần Thơ ). Cùng với Lực lượng sông ng̣i Hoa kỳ đánh tan các đơn vị địch dọc theo kinh Cán Gáo, khai thông thủy tŕnh từ Rạch Sỏi ( Rạch Giá) đến Thới B́nh ( U minh thượng ). Chiến công vang dội nhất của TĐ3 trong thời kỳ này là trực thăng vận đổ ngay vào an toàn khu của VC tại Sông Bé, chiếm và phá hủy nhiều kho vũ khí và những tiếp liệu và lương thực của VC. Lần đầu tiên hỏa tiển 240 ly của liên sô chế tạo, bị lọt vào tay TQLC/VN..”

    Cuối năm 1969, Anh tham dự khóa học Chỉ huy Tham mưu tại Đà lạt và bàn giao TĐ3 cho vị Tiểu đoàn phó của ḿnh là Thiếu tá Phạm văn Sắt. Sau khi mản khóa học Anh trở về ( 1970 ) lại TĐ3 và theo Lữ đoàn B tăng phái cho Quân đoàn IV tham dự cuộc Hành quân Cửu Long vượt biên giới tiến đánh những căn cứ và những trung tâm tiếp vận của VC trên đất Cambodia. Từ đầu năm 1971, các Lữ đoàn TQLC thường xuyên có mặt tại vùng hỏa tuyến. TĐ3 là đơn vị đặt chân đến đây đầu tiên. Sau khi di chuyển đến Cùa ( Hương Hóa ), đóng quân trong khu vườn cà phê của bà Cả Lễ ( chị ruột của TT Diệm ), Tiểu đoàn được một đoàn trực thăng Mỹ bốc đi từ một phi đạo nhỏ ở Mai lộc vượt qua biên giới Lào đến vùng động Ông Nhiên trên đất Lào để cứu một phi hành đoàn Mỹ bị bắn hạ tại đây. Đến nơi chỉ thấy xác chiếc trực thăng cùng những vật dụng nhưng không t́m thấy xác của các phi công chỉ thấy mấy ngôi mộ mới chôn nhưng không có mộ bia. Sau đó, vào tháng 2/1971, toàn bộ Sư đoàn TQLC tham dự cuộc Hành quân Lam sơn 719 với những đơn vị hùng mạnh nhất của Quân lực VNCH là Sư đoàn Dù, Sư đoàn 1 Bộ binh, Liên đoàn 1 BĐQ, Lữ đoàn 1 Kỵ binh và nhiều đơn vị yểm trợ khác. Trong giai đoạn đầu, SĐ/TQLC giữ nhiệm vụ trừ bị cho Quân đoàn nhưng Trung Tướng Lê Nguyên Khang, Tư lịnh Sư đoàn, không có mặt tại chỗ mà giao quyền điều động cho Đại tá Tư lịnh phó Bùi Thế Lân. Đại tá Tôn Thất Soạn được chỉ định làm Tham mưu trưởng Hành quân trong thời gian ngắn, sau đó ông được gọi về Sài g̣n làm Trưởng pḥng Thanh tra Sư đoàn và sau đó ông đi làm Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Hậu Nghĩa cho đến ngày 30/4/1975. Chiến trường tại Hạ Lào diễn ra khá ác liệt, địch quân tập trung về đây 5 Sư đoàn và hỏa lực pḥng không và pháo rất hùng hậu. Mặc dầu quân Mỹ tích cực yểm trợ cho ta mọi loại tiếp vận và hỏa lực không quân kể cả B52 trăi thảm nhưng hai cái tiền đồn phía bắc của TĐ 21 và TĐ 39 BĐQ đă phải di tản dưới áp lực địch, căn cứ 30 và 31 của Dù bị tràn ngập, Đại tá Nguyễn Văn Thọ cùng một số Sĩ quan tham mưu của Lữ đoàn 3 Dù bị bắt. Căn cứ A Lưới ( Bản Đông ) với Lữ đoàn 1 Kỵ binh và Lữ đoàn 1 Dù cũng bị pháo tơi bời. SĐ1/BB với Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 ở phía nam của Quốc lộ 9, đă đưa Trung đoàn 2 nhảy vào mục tiêu cuối cùng là thị trấn Tchepone hoang tàn cũng phải để lại một số tù binh trong đó có một vị Tiểu đoàn trưởng là Thiếu tá Trần Ngọc Huế. Đến lúc này th́ Lữ đoàn 147/TQLC (Đại tá Hoàng Tích Thông) với TĐ2 ( Thiếu tá Nguyễn Xuân Phúc), TĐ4 ( Thiếu tá Vỏ Kỉnh), TĐ7 ( Thiếu tá Phạm Nhă) và TĐ2/PB ( Thiếu tá Đặng Bá Đạt) nhảy vào căn cứ Đống Đa và Lữ đoàn 258 (Đại tá Nguyễn Thành Trí) tại Korock với TĐ1(Thiếu tá Nguyễn Đằng Tống ), TĐ3 (Trung tá Nguyễn Năng Bảo), TĐ8 (Thiếu tá Nguyễn Văn Phán) và TĐ3/PB (Thiếu tá Trần Thiện Hiệu ) sẳn sàng làm nhiệm vụ tiếp ứng.

    “LĐ147 và LĐ258/TQLC là hai đơn vị chận hậu cho các đơn vị của Quân lực VNCH rút về bên này biên giới nên hứng chịu mọi hỏa lực về pháo, tăng và bộ binh của địch. Tiểu đoàn 3 của tôi nhận lịnh, vượt qua TĐ1 đang tiến quân trên Quốc lộ 9, tiến về hướng tây nam (căn cứ Đống Đa ) để đón đơn vị bạn. Không thể đi trên những con đường ṃn nhưng phải lấy phương giác mà đi. Phải leo qua những sườn núi cao gần như thẳng đứng của núi Koroc, phải băng qua những rừng tre gai. Cuối cùng đă đón được quân bạn và việc quan trọng là tổ chức an ninh những băi đáp để những chiếc Chinook đáp xuống bốc quân về Khe sanh. Những băi bốc hoàn toàn bất ngờ đối với địch. Tôi rất vui mừng đến chảy nước mắt khi gặp lại những chiến hửu của ḿnh, tuy có phần mệt mơi tơi tả nhưng người nào cũng hân hoan nghĩ rằng không ai bỏ rơi ḿnh cả nhất là những anh em TĐ3 đang hiện diện tại đây. Đại tá Hoàng Tích Thông gần kiệt sức. Thiếu tá Nguyễn Xuân Phúc t́nh nguyện ở lại gom con cái và đi chuyến chót với tôi.Cả Tiểu đoàn rất mệt nhưng ở đầu máy đă có lịnh của Lạng Sơn : “ Ông phải cho con cái rời khỏi khu vực đó ngay đêm nay. Vị trí đă bị lộ và tụi Vẹm sẽ cho pháo đến bây giờ.” Lịnh phải được thi hành. TĐ3 di chuyển suốt đêm và và buổi sáng hôm sau được một Đại đội Viễn thám bảo vệ an ninh băi đáp cho TĐ được bốc đi. Khi ra đến Khe Sanh mới biết ḿnh là đơn vị sau cùng rời chiến trường của cuộc hành quân Lam sơn 719.”

    Đó là thời gian sau cùng Anh ở với TĐ3 ( 1966-1971) với 6 Vị Tiểu đoàn phó hợp tác rất đắc lực với Anh như : Đ/U Nguyễn minh Châu, Th/tá Phạm văn Sắt, Th/tá Nguyễn phát Roanh, Đ/u Nguyễn văn Kim, Th/tá Lê bá B́nh và Th/tá Nguyễn văn Nhiều. Những Đại đội trưởng tài giỏi như : Dương văn Hưng, Vũ mạnh Hùng, Nguyễn kim Tiền, Hoàng đôn Tuấn, Đổ trung Giao,..

    Sau những lễ lạc, diễn hành chào mừng chiến thắng của Hành quân Lam sơn 719, Đại tá Hoàng Tích Thông về Sài g̣n để tham dự khóa Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Đà Lạt sau đó về làm Tư lịnh phó Sư đoàn 2/BB mà vị Tư lịnh là Chuẩn tướng Trần Văn Nhựt, người Đại đội trưởng đầu tiên khi Anh đầu quân về Binh chủng TQLC. Anh được chỉ định thay thế trong chức vụ Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147/TQLC. Thời gian c̣n lại của năm 1971, LĐ147 được tái tổ chức và tái bổ sung trang bị sau đó được lịnh thay thế LĐ369 (Đ/tá Phạm Văn Chung) về nghĩ dưỡng quân ở Sài g̣n vào đầu năm 1972. Khu vực trách nhiệm của Lữ đoàn gồm có : BCH/LĐ, TĐ2/PB và TĐ 8 (-) ( Thiếu tá Nguyễn Văn Phán ) trấn giữ căn cứ hỏa lực Mai lộc. Hai Đại đội c̣n lại của TĐ8 do Đ/U Tiểu đoàn phó Lê Văn Huyền chỉ huy trấn giữ căn cứ Holcomb trên những đồi cao nh́n xuống ḍng sông Ba Ḷng. Cánh A của TĐ4 ( Thiếu tá Trần Xuân Quang ) trấn giữ căn cứ Sarge, cánh B ( Th/tá Nguyễn Đăng Ḥa ) với hai Đại đội giữ núi Bá Hô . Đây là đỉnh cao nhất của rặng Trường Sơn về phía tây có thể quan sát mọi chuyển động trên đường số 9, cũng có thể nh́n rơ căn cứ Mai Lộc và xa hơn là căn cứ Tân Lâm ( camp Carroll ) ở phía bắc. Và sau cùng là TĐ1 ( Th/tá Nguyễn Đằng Tống ) đang trấn giữ căn cứ Phượng Hoàng ( Pedro ), tạo thành một ṿng cung bảo vệ phía tây của tỉnh Quảng Trị.

    Trận chiến trong mùa Phục Sinh năm 1972 nổ ra vào lúc 11 giờ sáng ngày 30/3/1972, trong lúc Trung đoàn 2 ( Trung tá Huỳnh Đ́nh Tùng) và Trung đoàn 56 ( Trung tá Phạm Văn Đính ) thuộc Sư đoàn 3 tân lập ( Chuẩn tướng Vũ Văn Giai ) đang trên đường hoán đổi vị trí cho nhau. Quân BV đă xử dụng sư đoàn 308 với 3 trung đoàn 88, 36 và 162 và 3 trung đoàn 27, 31 và 126 đặc công thuộc mặt trận B5 cùng với trung đoàn thiết giáp 202, vượt qua sông Bến Hải mở cuộc tiền pháo hậu xung vào toàn bộ các căn cứ lộ thiên của SĐ3/BB. Tại mặt trận phía tây, các căn cứ của Lữ đoàn 147 cũng bị pháo kích nặng nề và tấn công liên tục bởi sư đoàn 304 với các trung đoàn 24, 9 và 66. Ít nhất cũng có 3 trung đoàn pháo 130 ly tập trung mọi hỏa lực trong những giây phút đầu tiên là 38, 68 và 84. Lữ đoàn 258 ( Trung tá Ngô Văn Định ) nhận lịnh trực tiếp từ tướng Giai di chuyển tăng cường cho mặt trận phía Bắc. BCH/LĐ rời căn cứ Nancy đến căn cứ Ái Tử để thay cho BTL/SĐ3 về cổ thành Đinh Công Tráng, trước đây là BCH của Tiểu khu Quảng trị. TĐ3 bảo vệ cầu Đông hà và giữ an ninh Quốc lộ 9 từ Đông Hà đến Cam Lộ. TĐ6 rời động Ông Đô tiến về phía bắc bảo vệ BCH/LĐ258. TĐ7/TQLC (Thiếu tá Vỏ Trí Huệ) đang làm nhiệm vụ ứng chiến cho Quân đoàn I tại căn cứ Non Nước (Đà Nẳng ) được lịnh di chuyển tăng cường cho LĐ147. Nhưng t́nh h́nh chiến sự ngày càng nghiêm trọng, các căn cứ của SĐ3/BB lần lượt rơi vào tay của CS, ngay cả các căn cứ của LĐ147/TQLC như Núi Ba Hô, Sarge và Holcomb cũng phải di tản trước áp lực nặng nề của cộng quân. Tệ hại hơn nữa là căn cứ Tân Lâm ( camp Carroll ) với hơn 1.500 quân, và Phạm Văn Đính đă treo cờ trắng đă hàng giặc, trước sự kể sững sốt của cả Pháo đội B/TQLC. Đó là ngày 2/4/1972 lúc 1430G..

    “.. Trước đó, Đính có nói với tôi : Tôi và Anh cố gắng liên kết chống giữ mặt trận phía tây.. nhưng nếu áp lực địch quá nặng tôi sẽ di chuyển xuống phía nam cùng với Anh..Bây giờ th́ Tân Lâm đă lọt vào tay giặc, ṿng đai thép phía tây đă bị chọc thủng. Mai Lộc phải gồng ḿnh chịu pháo, cộng quân đang từ phía bắc và tây tiến sát, các Tiểu đoàn 4 và 8 cũng đang rút về phía đông. Tôi đă xin quyết định của tướng Giai và ông ấy đă trả lời- “nếu giữ được th́ cố gắng, c̣n không th́ rút”. Như thế th́ đă rơ ràng rồi. Tôi và Thiếu tá Jim Joy, cố vấn trưởng của Lữ đoàn đă chuẩn bị một kế hoạch rút quân và lộ tŕnh di chuyển. Khi những thành phần c̣n lại của TĐ4 và TĐ8 đă về đến Mai lộc và bố trí tại một ngôi làng ngoài căn cứ. Khi TĐ7 từ Đà nẳng đă hiện diện tại đây. TĐ2/PB sau khi đă bắn đi hết đạn và đă cho những quả lựu đạn lửa vào ṇng pháo, những cố vấn Mỹ đốt những tài liệu và phá hủy máy móc quan trọng, tôi ra lịnh rút quân. Lúc đó là 1815G ngày 3/4/1972, các đơn vị lần lượt rút ra khỏi căn cứ dưới cơn mưa pháo của địch và cơn mưa băo trút xuống từ trời cao. Con đường bộ dài 20 cây số đầy những gian nan, nguy hiểm nhưng là con đường an toàn nhất. LĐ147 đă về đến Quốc lộ I tại một địa điểm giữa căn cứ Ái Tử và căn cứ Đông Hà. Sau một đêm đóng quân ở đây, LĐ147 được đưa về Huế để tái trang bị và bổ sung..TĐ7 là đơn vị đoạn hậu, hai ngày sau cũng đă về Đông hà và được tăng cường cho LĐ258 v́ quân số c̣n đầy đủ.”

    LĐ369/TQLC (Đ/tá Phạm Văn Chung ) với các TĐ2 ( rung tá Nguyễn Xuân Phúc), TĐ9 (Thiếu tá Nguyễn Kim Đễ ), TĐ5 (Thiếu tá Hồ Quang Lịch ), TĐ1/PB (Trung tá Đoàn Trọng Cảo) được không vận tức tốc từ Sài G̣n ra Quảng Trị nhận lảnh một vùng trách nhiệm khoảng 200 cây số vuông, giới hạn phía bắc từ bờ nam của sông Nhung và phía nam là bờ bắc của sông Mỹ chánh. LĐ 258 vẫn vững vàng tại mặt trận phía bắc. TĐ3 (Thiếu tá Lê Bá B́nh ) không cho phép trung đoàn tăng 202 của CSBV vượt qua cầu Đông Hà và vượt cầu Cam Lộ để tiến về phía đông của Quốc lộ 9. TĐ6 (Thiếu tá Đổ Hửu Tùng) cùng cánh B của TĐ1 (Thiếu tá Đoàn Đức Nghi), TĐ3/PB (Trung tá Trần Thiện Hiệu) tăng cường Chi đoàn 3/20 Chiến xa M48 (Đại úy Đoàn Chí Sanh) đă đánh tan trung đoàn 66 thuộc sư đoàn 304 CSBV phối hợp với trung đoàn tăng 202 tại căn cứ Phượng Hoàng ( Pedro ). Trong trận này, Phi đoàn 518, Không đoàn 23 thuộc Sư đoàn 3 Không quân đă tung hoành săn đuổi chiến xa địch và Đại úy trẻ tuổi Trần Thế Vinh, đă gảy cánh đại bàng trên đồi Phượng Hoàng. Người đích thân điều động trận đánh này là Trung tá Ngô Văn Định, đă được vinh thăng Đại tá tại mặt trận.

    Ngày 22/4/1972, LĐ147 sau khi trang bị đầy đủ đă vào thay thế LĐ258 tại căn cứ Ái tử. TĐ1 với quân số c̣n đầy đủ đă ở lại cùng TĐ4 và TĐ8. TĐ2/PB vừa nhận được 18 khẩu Howitzer 105 ly của SĐ1/ TQLC Mỹ từ Okinawa chở qua, sẳn sàng yểm trợ cho quân bạn. Liên đoàn 5 và 4 BĐQ từ trong Nam được không vận tăng cường cho mặt trận giới tuyến. Quân đoàn I mở cuộc tổng tấn công chiếm lại những căn cứ đă mất nhưng không thành công. Tuyến ngăn chận phía bắc bị tan vỡ. Hổn loạn đă bắt đầu xảy ra. Cộng quân dùng chiến thuật đánh ngang hông, tấn công mạnh vào các LĐ147 và 369/TQLC. Sư đoàn 304 CSBV tấn công biển người vào TĐ1 và TĐ8. TĐ2 và TĐ9 tại dăy Trường Phước cũng bị pháo kích và tấn công liên tục. Căn cứ Ái tử bị pháo ngày đêm và bằng những đầu đạn delay rất nguy hiểm..

    “ Các toán tiền sát địch bám rất sát. Toàn bộ hệ thống antel liên lạc bị gảy đổ.. Đang đêm tôi ra lịnh cho BCH/LĐ rời khỏi căn cứ ra nằm ngoài đồng trống phía tây Quốc lộ I. Sáng hôm sau, trước khi trời sáng, lại âm thầm di chuyển vào một cái bịnh viện dă chiến của quân đội Mỹ trước đây trong khu vực phi trường Ái tử. .

    Hàng đoàn người dân và quân theo Quốc lộ I tràn về phía nam. LĐ147 cũng nhận được lịnh di chuyển về thành phố Quảng Trị để thành lập tuyến án ngữ mới. Công binh TQLC được lịnh đặt chất nổ trên cầu Thạch Hản. Lịnh di tản được ban ra rất khẩn cấp và các đơn vị xuất phát lúc ban ngày. Cộng quân pháo một cách nặng nề vào cầu Thạch Hản không cho xe kéo pháo và thiết giáp xử dụng. Thiết giáp th́ t́m mọi cách để sang sông c̣n xe kéo những khẩu pháo 105 và 155 ly đành phải bỏ lại bên này cầu. Đây là lần thứ ba mà TĐ2/PB phải phá hủy những khẩu pháo của ḿnh. Chỉ có bộ binh th́ lần lượt các Tiểu đoàn qua sông v́ mùa này nước sông xuống thấp. LĐ147/TQLC được giao pḥng thủ tuyến phía tây và bắc. Nhưng tướng Giai vẫn không kiểm soát được t́nh h́nh. Đoàn người tiếp tục xuôi nam mặc dầu có lịnh dừng lại ở thành phố Quảng Trị. Trong một cuộc họp tại cổ thành Đinh Công Tráng với Đại tá Ngô Văn Chung (Tư lịnh phó SĐ3/BB) cùng các đơn vị trưởng của TQLC, BĐQ, SĐ3/BB, ĐPQ và NQ , tướng Giai ra lịnh di tản về tuyến Mỹ Chánh nhưng tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư lịnh Quân đoàn I, không đồng ư quyết định này.

    ..Trước sự hiện diện của mọi người, tướng Lăm đă yêu cầu nói chuyện với tướng Giai 3 lần trên hệ thống truyền tin, nhưng tướng Giai đă bảo Đ/tá Chung là ông đă đi quan sát t́nh h́nh bên ngoài. Cuối cùng tướng Lăm yêu cầu nói chuyện với tôi. Tôi hơi ngạc nhiên v́ dù sao trong pḥng họp tôi không phải là người có cấp bực cao nhất. Chỉ có một lư do duy nhất là đến bây giờ những người lính TQLC kể cả LĐ369 vẫn giữ được tinh thần chiến đấu cao và không hề hoang mang, giao động trước sự tấn công quyết liệt của địch. LĐ147 c̣n giữ nguyên được sự chỉ huy và kiểm soát. Tuy nhiên, tướng Giai vẫn giữ nguyên ư định và ban lịnh di chuyển vào sáng mai ngày 2/5/1972. Sau phiên họp, tướng Giai đă gọi tôi và nói : “ Tôi sẽ đi sau cùng với TQLC”. Tôi thật sự không hiểu được tâm trạng của ông khi nói ra câu này v́ sự thực hiện không đơn giản ở cương vị của ông. Đội h́nh di chuyển vào ngày hôm sau là thành phần Bộ binh đi bên hướng tây Quốc lộ I, BĐQ và Thiết giáp đi trên Quốc lộ và LĐ147/TQLC và Thiết đoàn 18 Kỵ binh đi hướng đông của Quốc lộ. TQLC là lực lượng sau cùng rời thành phố Quảng trị, tôi có gọi máy qua cho tướng Giai hai lần nhưng không có trả lời. Tôi chờ đợi ông khoảng nửa giờ nhưng ông không tới. Sau này tôi mới biết ông bị áp lực của những Sĩ quan trong BTL/SĐ3 lên trực thăng bay về căn cứ Ḥa Mỹ.”

    Lữ đoàn 147 di chuyển suốt ngày và chiều tối th́ đến Hải Lăng. LĐ cho lịnh dừng lại đóng quân trong một thôn xóm gần nhà thờ Hải Thọ v́ Thiết giáp không thể di chuyển đêm qua một địa thế śnh lầy và nhiều mương hói như thế này. Đ/U Tôn Thất Trân đă dẫn cánh A của TĐ7 nhập vào đơn vị gốc. Thiếu tá Vỏ Trí Huệ đă bị thương v́ pháo khi đưa TĐ7 từ Hải Lăng đến tăng cường cho LĐ ở Ái Tử. Đ/U Nguyễn văn Kim chính thức nhận chức vụ Tiểu đoàn trưởng TĐ7 khi đơn vị ra đến Huế. Buổi sáng hôm sau, những chiếc tăng PT76 của CSBV từ phía đông xuất hiện đă bị quân của ta bắn hạ. LĐ tiếp tục di chuyển. Qua khỏi TĐ9/TQLC tại cầu Bến Đá trên sông Ô Khê. Vượt qua TĐ2 đang trấn giữ cầu Mỹ Chánh. LĐ được xe quân vận chở ra Huế.

    Ngày 2/5/1972, thành phố Quảng Trị với cổ thành Đinh Công Tráng và các quận Gio Linh, Cam Lộ, Hương Hóa , Triệu Phong, Hải Lăng , Mai Lĩnh đă hoàn toàn lọt vào tay giặc. Cả một lực lượng hùng mạnh được điều động để bảo vệ tuyến đầu Tổ quốc bây giờ chỉ c̣n lại Lữ đoàn 369 với các TĐ2, 5, 9 và TĐ1/PB quyết tâm ở lại để làm một cái đập ngăn làn sóng đỏ từ phương bắc tràn xuống đúng như lời đoan quyết của Đ/tá Phạm Văn Chung : “ LĐ369/TQLC là một LĐ giỏi. Chúng tôi không đi đâu hết. Với sự yểm trợ hỏa lực của Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ ngăn địch ngay tại đây, không một tên CSBV nào có thể qua được ḍng sông Mỹ Chánh này.”

    Thành phố Huế hổn loạn đang đứng trên bờ tuyệt vọng và sụp đổ. Người dân không c̣n tin tưỡng vào sự bảo vệ của Quân đội. Một sự ra đi hối hả của những người chạy loạn đă ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần chiến đấu của binh sĩ c̣n lại trên chiến trường. Trong hoàn cảnh này đă có sự thay đổi về nhân sự rất cần thiết và kịp thời : Ngày 4/5, TT Thiệu đă chỉ định Trung tướng Ngô Quang Trưởng thay thế Tr/tướng Hoàng Xuân Lăm ở chức vụ Tư lịnh Quân đoàn I và Vùng I chiến thuật. Cũng trong ngày đó, tại BTL/SĐ/TQLC trong thành nội Huế, trước sự chứng kiến của TT Thiệu, một sự chuyển giao quyền Tư lịnh SĐ/TQLC giữa Trung Tướng Lê Ngyên Khang và người phó của ông là Đại tá Bùi Thế Lân.

    Một tuần lễ sau khi nhậm chức, Đại tá Bùi Thế Lân đă làm 3 việc quan trọng :

    1/ Di chuyển BTL/SĐ/TQLC từ thành nội Huế ra một trường học tại quận Hương Điền, dựa vào phá Tam Giang.

    2/ Thay đổi nhân sự : Đ/tá Phạm Văn Chung về làm Tham mưu trưởng hành quân SĐ và Trung tá Nguyễn Thế Lương đảm nhận LĐ369. Trung tá Nguyễn Xuân Phúc về làm Lữ đoàn phó 147 và Thiếu tá Trần Văn Hợp lên thay ở TĐ2/TQLC.

    3/ Bắt đầu thiết lập kế hoạch cho những cuộc hành quân thăm ḍ vào sâu trong vùng địch chiếm :

    _ Hành quân Sóng thần 5/72 mở ra ngày 13/5/72 với TĐ3, TĐ6 và TĐ9.

    _ Hành quân Sóng thần 6/72 mở ra ngày 23/5/72 với TĐ4, TĐ6, TĐ7, do LĐ147 trực tiếp điều động. Lần này TQLC xử dụng hai loại h́nh tấn công với TĐ4 và TĐ6 được trực thăng vận đổ xuống giao điểm của Tỉnh lộ 555 và Hương lộ 602 trong khi đó TĐ7 được các tàu đổ bộ thuộc Hạm đội 7 tràn vào băi biển Mỹ Thủy cách quận Hải lăng khoảng 10 cây số về hướng đông bắc.

    _ Hành quân Sóng thần 8 và 8A/72 với sự tham dự của 3 LĐ/TQLC. Sau 9 ngày tấn công cường tập về phía bắc, SĐ/TQLC đă thiết lập được một tuyến tấn công cách Tuyến pḥng thủ Mỹ Chánh hơn 5 cây số về phía bắc và đây cũng là Tuyến xuất phát để toàn bộ SĐ/TQLC mở ra cuộc tấn công quyết liệt với kẻ thù để chiếm lại những phần đất đă mất vào ngày 28/6/1972 .

    Để hổ trợ chính trị cho cuộc thương thuyết tại Paris, cộng quân đă mở ra ba cuộc tấn công trong mùa hè đỏ lửa 1972 tại An Lộc ( 4/4/72 ), Kontum ( 1/4/72 ) và Quảng Trị (30/3/72) với toàn bộ sức mạnh mà chúng có được. Nhưng ba sư đoàn 5,7, 9 VC bị đánh bật ra khỏi An lộc trong ngày 12/6/72, các sư đoàn 2, 3, 320 và các trung đoàn biệt lập của mặt trận B3 cũng bị đánh bật ra khỏi Kontum ngày 30/5/72. Bây giờ hai SĐ tổng trừ bị là Dù và TQLC cũng đang dàn đội h́nh, vượt qua cầu Mỹ Chánh để chiếm những vùng đất Quảng Trị đă bị địch tạm chiếm. Cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 72 hay là Sóng thần 9/72. Quốc lộ I được vẽ như đường ranh giới của hai trục tiến quân với SĐ/Dù ở phía tây và SĐ/TQLC ở phía đông. Thành phố Quảng trị và cổ thành Đinh Công Tráng là hai mục tiêu biểu tượng được giao cho SĐ/Dù.

    Trong ṿng một tuần lễ đầu tiên lực lượng Dù tiến rất nhanh . Đơn vị đầu tiên đă đến ngă ba Long Hưng, ngưỡng cửa dẫn vào thành phố Quảng Trị. Lữ đoàn 2 Dù đă cho lịnh con cái dừng lại để kiểm soát đội h́nh và xử dụng toàn bộ hỏa lực phi pháo dọn đường cho một cuộc tấn công tràn ngập. Quân CSBV đă lui vào trong thành phố và thiết lập những hệ thống pḥng thủ dày đặt, chúng tăng cường thêm quân, quyết tử thù để giữ tư thế mạnh tại bàn hội nghị Paris. Ngày 8/7 LĐ2 Dù cho lịnh tấn công nhưng đă gặp sự chống trả mănh liệt của địch. Những đợt pháo 130 ly từ Đông Hà và phía tây Cam Lộ đổ xuống thật bất ngờ và dữ dội. LĐ2 Dù đă khựng lại tại đây. Trong hai tuần lễ kế tiếp, một cuộc chiến dằng dai và tiêu hao trên những đường phố đổ nát. TĐ5 Dù đă tiến vào nhà thờ Tri Bưu, nhưng cũng không chiếm được góc đông bắc của cổ thành. Liên đoàn Biệt kích 81, xử dụng từng toán nhỏ với lối đánh cá nhân tác chiến khôn ngoan và mưu lược cũng không thể tiến thêm được bước nào.

    Trong khi đó, tại mặt trận phía đông, các LĐ/TQLC từng bước tiến về phía bắc, đánh tan những trung đoàn biệt lập của mặt trận B5 từ Gia đẳng đến Lệ xuyên. LĐ 147 của Bắc Ninh đang áp sát mục tiêu cuối cùng là Triệu Phong. TĐ2 theo tỉnh lộ 555 đang tiến đến cầu Ba Bến, TĐ6 băng qua những đồi cát ở vùng Chợ Cạn, Đồng Bào để tiến sát sông Vĩnh Định. Tướng Lân đă có một quyết định đầy khôn ngoan và táo bạo là đổ TĐ1 vào giữa ḷng đất địch để cắt đứt con đường tiếp tế của Vc từ Cửa Việt vào cổ thành là Hương lộ 560 :

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-12-2011, 03:37 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 05:14 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-08-2011, 02:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-04-2011, 12:11 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-08-2010, 05:09 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •