Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 17 of 17

Thread: NGÀY HOÀNG SA 19/01/2011

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Video Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974



    Phần II , Video Hải Chiến Hoàng Sa

    Tigon

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hai Chien Hoang Sa , Phần III



    Mời xem để thấy sự chiến đấu anh dũng của HQ/VNCH trước một lực lượng quá chênh lẹch .

    Tigon

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đọc cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa”

    Trần B́nh Nam

    Cuốn Hải Chiến Hoàng Sa do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa soạn thảo. Ủy ban được gọi tắt là Ủy Ban Hoàng Sa (UBHS) và do Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải Việt Nam Cộng Ḥa và Hội Đồng Hải Sử bảo trợ thành lập. UBHS ra đời năm 2004 và cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là kết quả của 6 năm làm việc không ngừng của UBHS do cựu Hải Quân Thiếu Tá Trần Trọng Ngà làm Trưởng Ban cùng với 7 Ủy viên khác đều là cựu sĩ quan hải quân.

    Trận hải chiến Hoàng Sa giữ ǵn bờ cơi giữa Hải quân Việt Nam Cộng Ḥa (HQ/VNCH) và Hải quân Trung quốc (HQ/TQ) ngày 19/1/1974 là trận hải chiến đầu tiên với vũ khí hiện đại trong lịch sử Việt Nam không kể những trận hải chiến bằng tàu thuyền gỗ giữa các đội thủy quân Việt Nam với Chiêm Thành và Trung quốc trong những thế kỷ trước.

    Trận hải chiến Hoàng Sa đă làm mất nhiều giấy mực. Nhưng trong xúc động và xáo trộn của biến cố 30/4/1975 liền sau đó các sự việc của trận đánh (như nguyên nhân, diễn tiến, kết thúc, thắng bại, hoạt động ngoại giao…) chưa được phân tích đầy đủ. Các tài liệu được viết đă khác nhau ở rất nhiều điểm then chốt, ngay cả sự kể lại diễn tiến trận đánh của các sĩ quan chỉ huy trận đánh, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc và 3 vị hạm trưởng tham dự trận chiến c̣n sống sót. Hải Quân Trung Tá Vũ Hữu San chỉ huy chiến hạm HQ 4, Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy chiến hạm HQ 5, Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm HQ 16. Hải Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà chỉ huy chiến hạm HQ 10 đă tử trận khi lâm chiến.

    Ngày 30/4/1975 khi đoàn tàu HQ/VNCH rời khỏi nước không ai mang theo các tài liệu liên quan đến trận hải chiến, trong đó có một tài liệu quan trọng là Bản Tường Tŕnh của Ủy Ban điều tra về trận đánh của Bộ Tư Lệnh Hải Quân (BTL/HQ). Nếu có tài liệu này sự tranh căi giữa các nhân vật liên hệ có thể đă không diễn ra hay ít nhất cũng giới hạn được rất nhiều các điểm cần tranh căi.

    Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh. Đây là tài liệu có thẩm quyền nhất của người trong cuộc. Nhưng một số hạm trưởng trong hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa của ông nh́n diễn tiến cuộc chiến qua lăng kính của chiến hạm họ chỉ huy đă nêu ra nhiều điểm khác biệt. Và trong nội bộ HQ/VNCH đă có những cái nh́n rất khác nhau ngoài mẫu số chung là HQ/VNCH đă giao chiến với HQ/TQ khi Trung quốc muốn chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Sự khác biệt nhau rất rộng ngay cả sự đánh giá thắng hay bại.

    Thậm chí khi Hội Bạch Đằng ở San Jose tự sưu tầm tài liệu và nhân chứng thực hiện một DVD ngắn nói về trận hải chiến Hoàng Sa được vị cựu Tư Lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn và nhiều sĩ quan HQ/VNCH khác xem là tương đối gần sự thật nhất cũng đă gặp phải sự “phiền hà” gay gắt của một trong 3 hạm trưởng c̣n sống sót khi DVD nói một trong 4 chiến hạm tham chiến đă gặp trở ngại tác xạ sau phát súng đại bác đầu tiên.

    Có lẽ đó là lư do UBHS ra đời với mục đích nghiên cứu để viết một tài liệu lịch sử thật chính xác về cuộc hải chiến Hoàng Sa. Thiếu Tá Trần Trọng Ngà trưởng ban, và Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí, ủy viên UBHS tâm sự rằng để đạt mục đích này UBHS đă phải cố gắng hết ḿnh gạt bỏ ra ng̣ai mục tiêu tuyên truyền và các xúc động cá nhân.

    Thiện chí của UBHS thể hiện trong cách sắp xếp công việc của Ủy Ban không theo thủ tục thường lệ là sĩ quan thâm niên nhất làm trưởng ban. Trung Tá Nguyễn Mạnh Trí khóa 10 SQHQ Nha Trang là một người nghiên cứu về “Tranh Chấp Biển Đông" với Web www.tranhchapbiendon g.com của ông làm ủy viên,

    và Thiếu Tá Trần Trọng Ngà khóa 12 SQHQ Nha Trang làm Trưởng Ban (đúng ra phải gọi là Chủ tịch Ủy Ban). Ông Trần Trọng Ngà được biết nhiều ở hải ngoại qua biệt danh Trần Quốc Bảo, một trong những sáng lập viên và hiện là chủ tịch Tổ chức Phục Hưng Việt Nam (thành lập năm 1978), và cũng là Trưởng ban Điều hành Phong Trào Sài G̣n, đoàn thể đă thực hiện phim "Sự thật về Hồ Chí Minh".

    Trận đánh diễn ra cách đây 36 năm nên chưa đủ dài để có một lịch sử thật chính xác. Thí dụ các tài liệu mật về phía Trung quốc (Trung quốc có tiết lộ một số chi tiết với mục đích tuyên truyền). Và những sự việc quan trọng như ông Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đă nói ǵ với Thủ tướng Chu An Lai khi hai người gặp nhau tại Bắc Kinh cuối năm 1973 bàn về quan hệ Mỹ-Nga-Tàu.

    UBHS đă dùng một số tài liệu Trung quốc công bố sau khi gạn lọc.

    Nhưng về quan hệ Mỹ-Trung - có lẽ UBHS cho là một vấn đề tế nhị và chưa có bằng chứng xác thực - đă không nghiên cứu kỹ hơn, mặc dù đă có những bài viết nghiêm chỉnh đăng trên tờ Đi Tới ở Canada (1) và nhiều báo Việt ngữ tại Hoa Kỳ bàn về vấn đề này (2)

    Tài liệu về phía HQ/VNCH cũng thiếu sót nhiều. Vị sĩ quan hải quân Chủ tịch Ủy Ban điều tra hiện ở Hoa Kỳ cũng cho biết không c̣n nhớ được bao nhiêu v́ thời gian. Riêng tài liệu về phía Hoa Kỳ chỉ có một bản tường tŕnh công khai của ông cựu đại úy Gerald Kosh khi theo đoàn tàu HQ/VN ra Hoàng Sa và bị bắt trên đảo. Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ c̣n cất giữ nhiều tài liệu về vụ Hoàng Sa. UBHS có thể dùng luật “Information Act” của Hoa Kỳ để xin giải mật những tài liệu này nhưng UBHS không đủ thời gian và phương tiện.

    Cuộc phỏng vấn các sĩ quan hải quân cao cấp VNCH liên hệ c̣n sống tại hải ngoại trong đó có vị TL/HQ năm nay đă hơn 90 tuổi và phó Đề Đốc Tư lệnh Vùng I Duyên Hải lúc đó th́ nói chung v́ tuổi tác và thời gian cũng không ăn khớp với nhau. Đáng tiếc nhất là ngoài đại tá Hà Văn Ngạc đa qua đời, trong 3 vị hạm trưởng c̣n sống, chỉ có Trung Tá Lê Văn Thự, hạm trưởng HQ 16 nhận trả lời phỏng vấn của UBHS.

    Dù 36 năm chưa đủ dài nhưng cũng không quá ngắn để UBHS có thể viết một tài liệu đầy đủ các mặt của vấn đề. Về mặt này UBHS đă rất thành công.

    Cuổn HCHS gồm 3 phần chính: Phần I nói về địa lư và lịch sử của quần đảo Hoàng Sa. Phần II nói về trận hải chiến. Phần III là phụ bản ghi lại nguyên văn (verbatim) các cuộc phỏng vấn, ngoại trừ cuộc trà đàm với ông Nguyễn Văn Ngân, cựu cố vấn đặc biệt tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được UB ghi lại.

    Ở đây tôi không đi vào chi tiết của các phần. Cuốn HCHS tự nó đă rất đầy đủ. Tôi chỉ ghi lại những nhận xét tổng quát của từng phần .

    Phần I, với nhưng bằng chứng lịch sử, diện địa, đất đai, và tài liệu ngoại giao UBHS đă chứng minh một cách hùng hồn quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Cuộc đấu tranh giành lại biển đảo đă mất sẽ rất cam go. Thế kỷ này là thế kỷ của Trung quốc trên con đường vươn lên để làm bá chủ. Trung quốc đang biến quần đảo Hoàng Sa thành một căn cứ quân sự nối dài về phía sau với căn cứ Hải quân tại Yulin ở cực nam đải Hải Nam, và nối dài về phía trước với quần đảo Trường Sa trong sách lược chiếm cứ Biển Đông và chia đôi Thái B́nh Dương với Hoa Kỳ .

    Phần II miêu tả những vận chuyển chiến thuật của 4 chiến hạm VNCH khi lâm trân. HQ/VNCH đă phải nổ súng trước, khi các tàu Trung quốc ngăn cản không cho đổ lính và người nhái lên đảo. Mặt khác, nổ súng trước để lấy thế thượng phong.

    HQ/VNCH cũng như HQ/TQ đều chưa có nhiều kinh nghiệm hải chiến trên đại dương nên UB không thể tŕnh bày một thế trận theo sách vở tại các trường dạy về hải chiến. Cuối cùng HQ/VNCH quyết định triệt thối về căn cứ hải quân Đà Nẵng để bảo toàn chủ lực. HQ/TQ bắt tù binh trên đảo và trên biển, trong đó có đại úy Kosh. Sau đó Trung quốc đưa nhiều tiểu đoàn bộ binh đến đổ bộ chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung quốc đưa tất các tù binh về đảo Hải Nam và Quảng Đông, được ghi nhận đối đăi tử tế. Sau khi phỏng vấn tù binh lấy lệ, 10 ngay sau Trung quốc trả tự do cho ông Kosh và 4 quân nhân Việt Nam, và cuối tháng 2/1974 tất cả 45 tù binh sĩ quan cũng như binh sĩ VNCH c̣n lại đều được trả tự do tại Hồng Kông.

    Phần III là phần phỏng vấn. Nội dung các cuộc phỏng vấn đă được UB dùng một cách có hệ thống trong suốt cuốn HCHS. Trong 16 nhân vật được phỏng vấn có 3 cuộc phỏng vấn đáng quan tâm, và đáng ra UBHS nên in lại nguyên văn bài viết “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại Tá Hà Văn Ngạc trong phần này dù ông đă qua đời .

    Cuộc phỏng vấn cựu Ngoại trưởng Vương Văn Bắc tiết lộ cuộc đấu tranh ngoại giao hết sức tích cực và đúng bài bản trên diễn đàn quốc tế để chứng minh quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Trước cuộc chiến, Bộ Ngoại Giao VNCH đă đưa ra những tuyên bố tố cáo định tâm xâm lăng của Trung quốc. Và sau cuộc chiến cũng đă đệ nạp cho Liên hiệp quốc những văn kiện khiếu nại cần thiết. Các thủ tục ngoại giao quốc tế và các tài liệu để lại sẽ là căn bản pháp lư quan trọng cho công cuộc đấu tranh giành lại đất đai về sau.

    Cuộc phỏng vấn thứ hai với cựu Thiếu Tá Không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538 là lư thú nhất v́ từ trước đến nay chưa được ai đề cập tới.

    Phi đoàn nghênh cản của Không quân Việt Nam được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với Không quân Bắc Việt trường hợp họ tấn công các phi trường thuộc Vùng I chiến thuật. Ngày 19/1/1974 khi cuộc chiến tại Hoàng Sa c̣n chưa ngả ngủ, Thiếu Tá Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với b́nh xăng phụ có khả năng bay ra Ḥang Sa tác chiến trong ṿng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ.

    Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ phủ tổng thống hủy bỏ công tác
    .

    Cuộc phỏng vấn thứ ba là một cuộc trà đàm không ghi âm với ông Nguyễn Văn Ngân do UB ghi lại theo trí nhớ gồm 7 điểm. Trong đó chỉ có điểm số 6 liên quan đến những ǵ ông Ngân nghe biết về vụ Hoàng Sa. Sáu điểm c̣n lại không liên quan đến vụ Hoàng Sa mà chỉ là những nhận xét chính trị của ông Ngân về quan hệ Việt –Mỹ sau Hiệp Định Paris.

    Nhưng trong điểm 6 ông Ngân là người duy nhất trong 16 nhân vật được phỏng vấn nêu nghi vấn Hoa Kỳ đă thỏa thuận làm ngơ để cho Trung quốc chiếm Hoàng Sa trước khi Hà Nội chiếm miền Nam Việt Nam, một điều Hoa Kỳ biết trước sau cũng xẩy ra. Ư của Hoa Kỳ là dùng Trung quốc cản đường Nga Xô sau này dựa thế đồng minh với Hà Nội tiến vào Biển Đông đe dọa eo biển Malacca và Ấn Độ Dương.

    Rất tiếc UB không đi vào chi tiết để t́m hiểu cơ sở lư luận của ông Ngân, và đào sâu thêm nghi vấn quan trọng này trong mối quan hệ giữa VNCH và Hoa Kỳ vào giờ thứ 25.

    Tuy chỉ là giả thuyết nhưng các sự việc lạ lùng về thái độ của Hoa Kỳ và Trung quốc chung quanh nó đủ cho chúng ta xây dựng một giả thuyết vững chắc về mặt sử liệu.

    Vào thời điểm năm 1974 Hoa Kỳ đă rút Bộ binh và Không quân ra khỏi Việt Nam nhưng HQ/HK vẫn kiểm soát mặt Tây Thái B́nh Dương và họ biết nhất cử nhất động của Trung quốc trong viêc chuẩn bị chiếm Hoàng Sa. Thế nhưng Hoa Kỳ chỉ cho HQ/VNCH biết như là một tin không quan trọng khi quân Trung quốc đă lén lút chiếm một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa.

    Thứ hai, cựu đại úy Kosh khi ra đến Hoàng Sa đă xin lên đảo thay v́ ở trên chiến hạm. Phải chăng ông Kosh biết sẽ có hải chiến và ở trên tàu nguy hiểm hơn?

    Sau trận hải chiến thủy thủ chiến hạm HQ 10 trôi dạt trên biển Việt Nam yêu cầu các chiến hạm Hoa Kỳ của hạm đội 7 gần đó vớt nhưng hạm đội 7 đă làm ngơ.

    Sau cùng Trung quốc đă trả tự do cho ông Kosh và các quân nhân VNCH bị bắt giữ một cách nhanh chóng .

    Theo tiền lệ Trung quốc không trao trả tù binh, nhất là tù binh Mỹ nhanh như thế. Họ đă từng giam giữ những linh mục, mục sư Hoa Kỳ nhiều chục năm sau khi chiếm Trung quốc lục địa năm 1949.

    Ngoài ra mấy tháng trước cuộc tấn công ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ Kissinger đă đi Bắc Kinh trao đổi t́nh h́nh thế giới nhất là mối quan hệ Mỹ-Nga-Tàu.

    Ng̣ai những điểm nêu trên, cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là một tài liệu công phu và nghiêm chỉnh nhất từ trước đến nay. Quyết định của Tổng Hội HQ&HH Việt Nam Cộng Ḥa và Hội Đồng Hải Sử thành lập Ủy ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa là một quyết định có tầm vóc.

    Cuốn sách chứng minh một điều không thể chối căi trên công pháp quốc tế và Luật Biển 1994 Hoàng Sa là của Việt Nam và nếu kiên tŕ tranh đấu trên mọi địa bàn th́ - như cựu Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đă nói - nếu không trong thế hệ này, thế hệ con cháu chúng ta vẫn có đủ căn bản để lấy lại Hoàng Sa. Lịch sử chứng tỏ rằng sau một xáo trộn lớn (như Thế giới chiến tranh I, Thế giới chiến tranh II) ranh giới nhiều quốc gia thay đổi và “châu lại về hợp phố ”.

    UBHS với số ủy viên chỉ c̣n 5 người khi hoàn thành cuốn Hải Chiến Hoàng Sa, đă làm việc kiên tŕ và liên tục trong 6 năm liền là một đóng góp lớn lao cho kho lịch sử dựng nước và giữ nước, và là một phần của lịch sử HQ/VNCH khi đất nước c̣n bị chia cắt.

    Đây là một tài liệu sống động mang màu sắc lịch sử, nhất là trong thời điểm này lúc Trung quốc đang biến cải Hoàng Sa thành một căn cứ hải quân nhỏ với phi trường, kho tiếp liệu, kho vũ khí, đài quan sát và cũng là lúc cuộc tranh chấp về Hoàng Sa (và Trường Sa) giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang làm cho Biển Đông lại dậy sóng.

    Tài liệu này là một thứ vũ khí đóng góp không nhỏ cho công cuộc tranh đấu đ̣i đất, đ̣i đảo của dân tộc Việt Nam không phân biệt chính kiến.

    Tai Lieu HQ/VNCH

  4. #14
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    xin chú ư đến những đoạn màu đỏ trong góp ư của bài trên

    tigon



    H́nh b́a Hải sử VNCH . Mời t́m xem

    tigon

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Những Chiến Hạm Đă Tham Dự Trận Hải Chiến Hoàng Sa 19/01/1974

    Chiến hạm HQ 4,



    Chiến hạm HQ 5,


    Chiến hạm HQ 16.



    Chiến hạm HQ 10 đă ch́m, mang người Hạm Trưởng về với ḷng Biển Mẹ


  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN HƯNG ĐẠO : Thánh Tổ Hải Quân VNCH


    Sau ngày30 tháng 4 năm 1975, Cộng sản chiếm Miền Nam, một số tượng bị phá hủy, trong có công tŕnh điêu khắc Tổ Quốc và Không Gian của Không Quân và tượng hai người lính Thủy Quân Lục Chiến. Riêng tượng Thánh tổ Hải Quân vẫn c̣n, tất nhiên huy hiệu và mấy chữ có liên hệ đến Hải Quân VNCH đă bị Việt Cộng phá bỏ. Bến Bạch Đằng kể từ ngày đó là h́nh ảnh của chia ĺa, đau khổ. Có những quân nhân Hải Quân cũ, trở lại khu này, bùi ngùi nhớ một thời vàng son, oai nghiêm cũ, nay nh́n lên chỉ thấy pho tượng đă cũ, như một nét bùi ngùi. Là quân nhân Hải Quân cũ, nhiều người đă đứng lại chiêm bái Ngài. Nhiều người buồn v́ đă chậm chân không di tản được. Mà người ra đi, trong các năm sau 75 th́ quá đông. Đa số ra đi bằng đường biển. V́ thế, nh́n lên tượng Ngài. Ngài vẫn chỉ ngón tay xuống gịng sông, con sông Hóa của lịch sử, hay là con sông Sàig̣n, là cửa ngơ của biển khơi. Người ra đi đă vừa hài hước vừa vui mừng mà nói rằng :"Ngài nói lâu rồi. Theo ngón tay Ngài chỉ, t́m đường thủy mà đi". Câu chuyện này một thời đă làm cả Sàig̣n, cả Miền Nam biết đến, cả triệu người đă vượt biển t́m tự do.


    Phan Lạc Tiếp

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thà Chết Không Chịu Hàng Giặc : Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn


    Căn Cứ Tuyên Nhơn.

    Kể từ giữa năm 1974, người lính Mỹ đă là một h́nh ảnh xa mờ trên chiến trường Việt Nam. Riêng Hải Quân Việt Nam, như hoàn cảnh chung của Quân Đội, sự thiếu hụt về tiếp liệu, cơ phận thay thế là lẽ đương nhiên, nhưng bờ biển Việt Nam vẫn được các chiến hạm, chiến đĩnh ngày đêm đan kín. Việc tiếp tế của Hànội cho cộng sản miền Nam chỉ c̣n trông vào đường bộ : đường ṃn Hồ Chí Minh. Con đường huyết mạch của cộng sản chạy dọc theo mé Tây của dăy Trường Sơn, nằm trên đất Lào, vào sâu tận biên giới Miên Việt . Từ đó, từ Mỏ Vẹt, và dọc theo biên giới Việt Miên, nhất là xuôi theo 2 con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây thâm nhập qua các sông lạch chằng chịt vào đồng bằng Cữu Long.


    Hai con sông Vàm Cỏ chạy xuôi theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, ở ngay phía Tây Nam Sàig̣n. Một giải đất trù phú trong ṿng tay 2 con sông ấy là các điểm chiến lược có ảnh hưởng đến sự an nguy của Sàig̣n: Quốc Lộ 4, cầu Bến Lức, cầu Long An, nhất là các con kinh song song nhau theo hướng Đông Tây, là mạch máu nối liền với sông Tiền, sông Hậu. Một con kinh đă đi vào lịch sử của cuộc chiến Việt Nam, ít nhất là ở giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến : kinh Đồng Tiến. Kinh Đồng Tiến, bắt đầu từ ngă ba chợ Tuyên Nhơn, ở hữu ngạn sông Vàm Cỏ Tây. Trước đây, Quận Tuyên Nhơn đóng tại ngă ba này. Sau v́ áp lực quá mạnh của địch, Quận Tuyên Nhơn, Chi Khu Tuyên Nhơn và cả đơn vị Pháo Binh 105 ly cùng di chuyển vào nắm sát bên cạnh Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn.

    Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn, nằm ở bờ Nam kinh Đồng Tiến, cách ngă ba chợ Tuyên Nhơn độ 3 cây số. Trước mặt là bờ kinh, làm băi ủi cho các chiến đĩnh. Mặt kinh rộng độ 100 thước. Bên kia bờ, bờ Bắc là một bức tường đất cao, trên đó một hàng rào sắt, kết lại bằng các mặt lưới chống B.40. Ngoài hàng rào là la liệt những ổ ḿn do Đội Tác Chiến Điện Tử thiết trí. V́ từ hàng rào này chạy suốt về hướng Bắc là một rừng cây đước âm u, nơi xuất phát của các cánh quân cộng sản từ biên giới Miên tiến về, với chằng chịt những con lạch nhỏ. Tại băi ḿn này là nơi mà các cán binh cộng sản lần lượt bỏ xác lại không thể nào đếm xuể. Căn cứ Tuyên Nhơn, chạy dọc theo mé kinh, bờ Nam, dài độ 200 thước, rộng không quá 100 thước. Phía mặt và phía sau căn cứ cũng dầy đặc một băi ḿn. Sát ngang hàng rào, phía tay trái là sân đáp trực thăng, và sau đó Quận Đường Tuyên Nhơn. Nơi đồn trú của Liên Đoàn Đặc Nhiệm 214.1, gồm Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn và Giang Đoàn 64 Tuần Thám. Đây là cái gai khó nuốt của cộng sản, là trở ngại chết người trên con đường huyết mạch của địch.

    Vào thời gian cuối của cuộc chiến, lực lượng mạnh mẽ của Việt Cộng tại vùng này là Đoàn 232, có nhiệm vụ san phẳng vùng này, cắt đứt Quốc Lọâ 4, để làm bàn đạp đưa quân và đồ tiếp liệu tư biên giới Vệt Miên về Vùng IV Chiến Thuật. Chúng đă cố sức nhiều lần muốn san phẳng Căn cứ Tuyên Nhơn, nhưng, dù rất nhiều lần tấn công tàn bạo, Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn vẫn c̣n đó. Sau đây là những trận đánh tiêu biểu trong thời gian ấy.

    Những Trận Thư Hùng Ác Liệt

    Đêm 6 tháng 12 năm 1974, một Trung Đoàn Cộng sản Bắc Việt đă tràn ngập khu này, san phẳng các đồn bót, chiếm chợ Tuyên Nhơn chúng dùng hỏa tiển 122 ly pháo như mưa vào Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn trước khi cho bộ binh tấn công. Dưới cơn mưa pháo, các mái nhà trong căn cứ đều bay hết, nhưng Căn cứ Tuyên Nhơn vẫn đứng vững. Mọi quân nhân và gia đ́nh binh sĩ được ở cả dưới hầm. Chi Khu Tuyên Nhơn, nằm sát căn cứ cũng vẫn c̣n đó. Xác địch nằm la liệt bên hàng rào đơn vị.

    Đêm hôm sau, 7 tháng 12 năm 1974, địch lại tấn công tàn bạo hơn. Căn cứ Hải Quân và Chi Khu Tuyên Nhơn vẫn chống trả mănh liệt. Địch lại phải rút, bỏ lại 12 xác chưa kịp đem đi. Để giải tỏa áp lực địch, Sư Đoàn 9 Bộ Binh mở cuộc hành quân chận đường tiến quân của địch. Ngày 11 tháng 12 năm 1974, bộ binh được trực thăng vận đến. Một Đại đội Trinh sát, khi sắp sửa đáp xuống sân bay, chiếc Chinook bị bắn rơi bằng hỏa tiển SA.7. Chiếc trực thăng bốc cháy, và cả Đại đội Trinh sát hầu như rất ít người sống sót. Chiếc trực thăng rơi xuống như một khối lửa, trước sự chứng kiến của toàn thể thủy thủ đoàn trên các chiến đĩnh nằm tản mát trên mặt kinh. Sau trạân thư hùng này, mặt trận Tuyên Nhơn có phần lắng dịu. Sự lắng dịu của đợi chờ, và đón nhận những trận thư hùng khác ác liệt hơn.

    Ngày đó cũng không xa. Đó là ngày 26 tháng 3 năm 1975, một cuộc tấn công quy mô hơn, tàn bạo hơn và cũng liều lĩnh hơn đă được diễn ra tại ṿng rào Căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn.

    Như một định mệnh khắc nghiệt, một thử thách lạ lùng, trong các đụng độ trên, cũng như cuộc thư hùng ác liệt hôm 26 tháng 3 năm 1975, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn Đặc Nhiệm214.1, HQ. Thiếu Tá Đoàn Quang Vũ hoặc đi hội, hoặc đi phép, cả căn cứ gồm 2 Giang Đoàn 43 Ngăn Chận, và 64 Tuần Thám, chỉ có HQ. Thiếu Tá Lê Anh Tuấn là sĩ quan thâm niên hiện diện. Chính Thiếu Tá Tuấn đă lần lượt phải gồng ḿnh chống lại các cuộc tấn công này. Cuộc thư hùng thật khốc liệt,trận địa, sau một đêm tốc chiến, xác địch ngổn ngang, chồng lớp. Sau trận này, Tuấn có mặt tại Sàig̣n, và sau đây là cuộc đụng độ ác liệt được viết lại theo lời kể cuả "Người Hùng Tuyên Nhơn", như sau :

    " HQ. Đại Tá Nguyễn Văn Thông, Tư Lệnh Lực Lượng Trung Ương vị chỉ huy trực tiếp của Thiếu Tá Tuấn, sau lần thanh tra, nhắc "các cậu phải cẩn thận tối đa nghe". Rồi Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng, Tư Lệnh Hạm Đội Đặc Nhiệm 21, chỉ huy tất cả các lực lượng trong sông ở Vùng IV cũng như các căn cứ trong vùng, cũng nhắc : "cẩn thận nghe Tuấn..." Tuấn chỉ "Dạ" rồi nh́n lên tấm bản đồ trong pḥng Hành Quân. Các vị trí phản pháo đă sẵn. Các điểm hỏa lực cũng được bố trí thật chu đáo. Có điều Tuấn lo là t́nh trạng căng thẳng kéo dài quá lâu sợ tinh thần anh em nản và lơ là. V́ thế, giữa cái lo cực độ, Tuấn phải làm ra vẻ cười đùa. Buổi chiều Tuấn hay uống bia. Đôi khi Tuấn đem chai bia Quân Tiếp Vụ ra ụ súng uống với lính.

    Hai giờ sáng, Tuấn vẫn c̣n thức, chăm chú trên các trang sách của cuốn Công Pháp Quốc Tế. Tuấn gập sách lại, đi tiểu, rồi đi một ṿng căn cứ, luồn trong các đường hầm. Cùng lúc ấy Tuấn gọi cho các chiến đĩnh đang tuần tiễu, phân tán, phải sẵn sàng theo kế hoạch đă ấn định. Tuấn đứng trên nóc lô cốt chính nh́n ra bốn phía. Những hàng đèn vàng èo uột lấp loáng qua những hàng kẽm gai. Gió từ mặt kinh thổi mát. Mặt kinh vẫn phẳng lặng. Không hiểu sao Tuấn thấy rờn rợn. Tuấn định thần lại và sao thấy thiếu hẳn tiếng vạc bay qua bầu trời. Tuấn cho đèn pha chiếu ra hàng rào ở mặt trước căn cứ. Ánh sáng vừa loé lên, Tuấn thấy ở ngoài hàng rào, lính cộng sản lô nhô, tức th́ từng tràng đạn bùng lên từ hai phía.

    Ngay lúc ấy, hỏa lực của ta tại các ụ súng phản pháo ngay. Các chiến đĩnh tản mác trên mặt kinh được tức tốc chạy về. Địch đă đen kịt ở hàng rào trước mặt căn cứ bên kia sông. Chúng như đàn chó đói, không sợ chết, đang muốn vượt rào lội qua kinh để cướp tàu và áp đảo căn cứ. Các khẩu đại bác trên các chiến đĩnh b́nh tĩnh đan chéo những lằn đạn. Xác địch rụng xuống như sung. Đợt xung phong của chúng tạm ngừng. Trận địa bỗng yên lặng ghê rợn. Rồi một loạt hỏa tiển 122 ly, có lẽ từ chợ Tuyên Nhơn, câu vô, rất chính xác, nổ tung trên căn cứ và cả mặt trước dưới ḷng kinh. Các chiến đĩnh vội tản ra để tránh pháo. Pháo ngưng. Lại một đợt xung phong khác ở sau hàng rào bên kia bờ đất sát con kinh. Chúng lại ào ào muốn lội qua kinh. Súng ở các ụ súng từ ven bờ kinh, trên căn cứ bắn ra như mưa. Một số địch quân đă qua được bên này kinh, bờ Nam, dùng bộc phá cắt đứt hàng rào. Tất cả diễn tiến ác liệt nói trên Tuấn đều báo cáo đầy đủ. Trời đă gần sáng. Địch đă khá đông ở ngoài hàng rào, đồng loạt hô xung phong. Đúng lúc ấy, loạt ḿn đĩa, hướng ra sông nổ bùng. Từng xác người bay lên, rồi im bặt. Mặt trận lắng lại như qua một cơn mê. Trời đă sáng. Mặt kinh phẳng lặng. Các chiến đĩnh lần lượt quay về căn cứ. Tuấn cầm máy báo cáo lên thượng cấp: "Địch đă rút. Xác địch nằm đầy ngoài hàng rào".

    Vào khoảng 11 giờ trưa, 27 tháng 3 năm 1975, chiếc trực thăng đáp xuống. Thượng cấp là HQ Đại Tá Nguyễn Văn Thông, và Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng. Trận địa vẫn ngổn ngang xác địch và âm ỷ khói than. Ngoài một số vũ khí vừa thu nhặt lại, c̣n rất nhiều xác địch nằm ở hàng rào mặt tiền đơn vị, cũng như ở gần bên kia hàng rào, phía bờ Bắc con kinh.

    Kết quả của cuộc phản công này của căn cứ Hải Quân Tuyên Nhơn, đă làm địch khiếp vía và tất nhiên tràn ngập căm thù. Bên ta , hơn 30 chiến sĩ tử trận và bị thương. Tuấn, HQ Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, được Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Vùng IV Chiến Thuật, nhiệt liệt ngợi khen, và đề nghị thăng cấp Trung Tá tại mặt trận. Nhưng phải chăng đó cũng là niềm vinh quang báo trước sự bất hạnh của một người anh hùng, đôi bên chẳng đội trời chung.

    Xác địch được vứt lên GMC, đem đi chôn tập thể. Một số xác địch ch́m dưới ḷng kinh, mấy hôm sau mới nổi lên trôi đi, trôi lại trên khúc sông này. Chợ Tuyên Nhơn cách căn cứ 3 cây số. Một số dân c̣n ở lại, nh́n xác địch nỗi trôi mà bàn tán, lắc đầu. Đồng thời tên Lê Anh Tuấn khét tiếng khắp vùng.

    Phút Cuối Của Một Anh Hùng
    Tại căn cứ chiến lược Tuyên Nhơn, vào các ngày chót của cuộc chiến nơi đồn trú của Liên Đoàn Đặc Nhiệm 214.1 vẫn sinh hoạt đều ḥa, b́nh tĩnh. Mặc dù, gần một nửa chiến đĩnh đă bất khiển dụng, một phần là trúng đạn pháo kích của địch, một phần là các cơ phận thay thế đă không c̣n. Chiến đĩnh nằm gác mũi vào bờ như những lô cốt tiền sát. Qua tin t́nh báo và qua sự phát hiện t́nh cờ của dân, đại quân của địch dù không "nuốt" được căn cứ Tuyên Nhơn, cũng đă tràn từ biên giới Việt Miên về. Các đồn bót phía Bắc kinh Đồng Tiến đă bị tràn ngập. Bên kia sông Vàm Cỏ Đông, Công Trường 7 của địch đă ào ạt từ Mỏ Vẹt, Đồng Tháp Mười đă tiến qua kinh Ngang, đang áp đảo phía Bắc con kinh Thủ Thừa, nối liền hai nhánh sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Địch im lặng như thầm nhủ: "Để đó, rồi mầy sẽ biết tay tao".

    Lúc ấy, Sàig̣n đă ở vào giai đoạn chót của cuộc chiến. Mặt trận Xuân Lộc, là một biểu lộ dũng mănh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, cửa ngơ của Sàig̣n, đă vỡ. Chính trị rối ren. Dân chúng Thủ Đô đă bắt đầu rối loạn. Nhưng cả Vùng IV vẫn c̣n yên. Căn cứ Tuyên Nhơn vẫn b́nh thản đợi chờ một cuộc thư hùng khác. Nhưng không, tất cả vẫn thật là êm ả dù áp lực của địch mỗi lúc mỗi khép lại dần, mỗi lúc mỗi thấy khốc liệt. Aùnh mắt của dân trên các con đ̣ qua lại, như có điều ǵ lo âu, e ngại. Các mặt trận khác mỗi lúc mỗi vỡ. Tới tối ngày 29 tháng 4 năm 1975, Tư Lệnh Phó Lực Lượng Trung Ương, HQ. Đại Tá Vũ Xuân An gọi cho HQ. Thiếu Tá Lê Anh Tuấn : "Bằng mọi cách phải đưa đơn vị rời Tuyên Nhơn". Cùng lúc này, Đại tá An cho Tuấn hay là "Quân Đội ḿnh đă ră ngũ", Tuấn liên lạc lại với HQ. Thiếu Tá Phạm Văn Tạo, Chỉ Huy Phó Liên Đoàn Đặc Nhiệm có mặt tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, để được xác nhận: Bộ Tư Lệnh Hải Quân Sàig̣n và Hạm Đội đă ra đi."

    Trước hoàn cảnh này, Tuấn, với tư cách sĩ quan thâm niên hiện diện tại căn cứ chiến lược Tuyên Nhơn, đă họp các sĩ quan và các thuyền trưởng lại, tại hầm chỉ huy, và tuyên bố : "Nhân danh Tư Lệnh Hải Quân, tôi tuyên bố giải nhiệm các đơn vị trong vùng trách nhiệm... Ḿnh phải ra khỏi đây, về Bến Lức, hoặc xuôi ra biển". Để có th́ giờ thu xếp cuộc lui quân, đơn vị vẫn sinh hoạt điều ḥa, các vọng canh vẫn cẩn mật.

    Sáng hôm sau 30 tháng 4 năm 1975 căn cứ Tuyên Nhơn vẫn như thường. Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Ḥa vẫn phấp phới trên cột cờ giữa sân đơn vị. Tất cả quân nhân các cấp toàn căn cứ và thân nhân kể cả đàn bà và trẻ nhỏ độ 250 người, các chiến đĩnh c̣n hoạt động được của cả 2 Giang Đoàn 64 Tuần Thám và Giang Đoàn 43 Ngăn Chặn là 23 chiếc. Mọi sửa soạn để ra đi rất b́nh tĩnh, và chu đáo. V́ thế, lúc gần trưa 30 tháng 4 năm 1975, khi Đại Tướng Dương Văn Minh, TổngThống Việt Nam Cộng Ḥa tuyên bố : "Tôi yêu cầu anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Ḥa hăy b́nh tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. ", th́ căn cứ Tuyên Nhơn đă sắp sửa hoàn tất để lên đường. Tuân theo chỉ thị nói trên, tất cả các chiến đĩnh của căn cứ đều cắm một mănh vải trắng trên cần ăng ten, nhưng Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Ḥa vẫn bay phất phới ở sau lái tàu.

    Mọi người xuống tàu vào lúc 5 giờ chiều. Trên bờ lính bộ binh, ở ngoài hàng rào đơn vị đứng đầy. Họ ngơ ngác, cổi áo, buông súng, nh́n theo. Trong đám người ấy cũng có các cán binh cộng sản đội nón cối.... Đoàn tàu đi rất chậm. Chiếc HQ 7773 do Trung Sĩ vận chuyển Nguyễn Văn Lực, đi sau cùng. Chỉ độ nửa giờ đoàn tàu đă ra tới ngă ba kinh Đồng Tiến và sông Vàm Cỏ Tây, rẽ mặt, xuôi theo con nước, đi về phía hạ gịng. Theo anh Lực nói lại : "Tàu tiến thận trọng, lịnh ra là không được khai hỏa, nhưng phải sẵn sàng. Mà, lạ lắm, trước đây ở miệt này, khi đi tuần chỉ thấy bờ sông tối om. Sao mà hôm nay ở hai bên bờ, nhất là bên phía mặt , có nghiă là vùng đất phía Nam căn cứ Tuyên Nhơn, đèn đóm ở đâu mà trùng điệp như sao xa". Vẫn theo lời anh Lực kể : "Ông Tuấn dặn rất kỹ cố rời căn cứ, nếu không đến Bếân Lức được th́ ra biển. Trên các chiến đĩnh đồ ăn đem đủ cho 2 đến 3 tuần."

    Bỗng trên hệ thống âm thoại chỉ huy, có tiếng nói của địch xen vào rất rành rẽ : "Các anh hăy buông súng xuống, lần lượt từng chiếc một ủi băi vào bờ bên trái". Đoàn tàu khựng lại một chút và được lệnh cứ tiến. Tiếng nói của địch rơ hơn : "Các anh hăy nghe lệnh của Quân Đội Giải Phóng, buông súng và ủi băi, từng chiếc một". Đoàn tàu cứ đi. Rồi một trái đạn bùng lên, xanh lè ở phía trước đoàn tàu, và tôi nghe trên máy, (lời anh Lực), số 1 của 43 đă chết". Đoàn tàu như không c̣n linh hồn nữa, chùng lại. Tiếng lệnh của địch lại vang lên. Tàu tôi, chiếc 7773, đi sau chót, sát bờ bên phải, thấy xe tăng Việt Cộng đen ng̣m lội ở phía sau tàu, đang hướng đại bác vào tàu ḿnh. Thế là đoàn tàu lần lượt ghé mũi vào bờ bên trái con sông Vàm Cỏ Tây, dưới ánh đèn pin ra lệnh của địch. Lúc ấy, lúc ông Tuấn tự tử chết bằng súng Colt, vào khoảng 12 giờ đêm ngày 30/4/1975. Ông Tuấn tự tử v́ ông không muốn đầu hàng địch, mà dù có hàng địch dễ ǵ chúng tha mạng cho ông. C̣n có 3 người nữa chết v́ bị đạn địch bắn ra.

    Xác ông Tuấn, theo anh em kể lại, vẫn lời anh Lực, được cuốn trong cuốn drap trắng, và tẩm liệm đêm hôm ấy, vào khoảng 3 - 4 giờ sáng. Người ở gần ông Tuấn, lo lắng cho Ông là anh Uy, Trung Sĩ Vận Chuyển Uy.

    Sau này, gia đ́nh anh Tuấn đă từ Mỹ về đến bờ sông Vàm Cỏ Tây t́m mộ anh Tuấn, thấy ngôi mộ đă được dân chúng tự động xây cất rất to, đẹp. Đào lên giấy tờ bọc plastic vẫn c̣n nguyên. Hài cốt anh đă được hỏa thiêu và đem qua Mỹ. Gia đ́nh Hải Quân đă làm lễ tiếp đón và truy điệu rất trang nghiêm. Nhiều bạn bè, đại diện các đoàn thể đă đến nghiêng ḿnh trước di hài và di ảnh của Một Kẻ Anh Hùng Đă Chết Không Hàng Giặc

    Tổng Hoi HQ/VNCH

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Ngày Dành Cho Cha - Ngày Từ Phụ - Father's Day 6/19/ 2011
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 10
    Last Post: 23-05-2011, 05:00 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 11-02-2011, 04:19 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 02-02-2011, 05:54 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 27-01-2011, 04:08 PM
  5. Hoàng Sa ngày 22/1/2011 ở San Jose!
    By An Loc Đia in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 27-01-2011, 07:30 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •