Sự kiện Tết Mậu Thân 1968
Sự kiện Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam trên hầu hết lănh thổ của Việt Nam Cộng Ḥa. Đây là một sự kiện gây chấn động lớn trên thế giới và là chủ đề gây nhiều bàn căi nhất; nó c̣n có một vai tṛ và hệ quả rất to lớn trong Chiến tranh Việt Nam.
Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp, quân đội Mỹ đă ngăn chặn Việt Nam Cộng ḥa sụp đổ trong tay những người Cộng sản, nhưng quân Mỹ không thể b́nh định được miền Nam. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là quân đội của họ đă bị sa lầy không cho phép rút quân về nước, đồng thời dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh khi quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài, phía quân Giải phóng hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.
Hoàn cảnh ra đời
Năm 1965, với việc đưa quân chiến đấu Mỹ và quân các nước phụ thuộc vào trực tiếp tham chiến ở chiến trường Việt Nam và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ác liệt bằng không quân và hải quân chống Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mỹ đă đẩy cuộc chiến tranh Việt Nam lên quy mô và cường độ chưa từng có. Với chiến lược Chiến tranh cục bộ, sử dụng hai gọng ḱm “t́m - diệt” và "b́nh định nông thôn", Mỹ tuyên bố sẽ tiêu diệt quân Giải phóng miền Nam trong ṿng 18 tháng.
Hầu hết các loại vũ khí trang bị cho quân Mỹ dùng trong chiến tranh đều là những loại mới, như súng trường M-16, đại bác M107 175mm, xe tăng M-48 đến máy bay trinh sát điện tử, máy bay F-111, B-52; từ quả ḿn mỏng “cây nhiệt đới”, máy ḍ điện tử đến máy phát nhiễu cực mạnh, bom vô tuyến, bom điều khiển bằng lade, bom napan và chất độc hoá học, v.v… Tướng William Westmoreland “tin tưởng rằng nước Mỹ chưa hề cho ra trận một lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến hơn lực lượng ở Việt Nam trong những năm 1966-1969”.
Nhưng với hàng ngàn cuộc hành quân lớn nhỏ trên khắp chiến trường miền Nam, mà đỉnh cao là hai cuộc phản công chiến lược quy mô lớn vào mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, quân Mỹ vẫn không đạt mục tiêu đáng kể nào. Không thể tiêu diệt bộ chỉ huy cũng như các đơn vị lớn nào của quân Giải phóng, mục tiêu b́nh định sau 18 tháng cuối cùng vẫn dậm chân tại chỗ.
Cũng từ những thất bại về quân sự trên chiến trường, sự nghi ngờ về kết quả các cuộc ném bom miền Bắc và tăng quân Mỹ vào miền Nam trong nhân dân và Quốc hội Mỹ cũng tăng lên. Nhiều nghị sĩ ở Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Mỹ đă nhận thấy “tương lai không thể lường được của một cuộc chiến tranh hiện đang có tác động làm ră rời ư chí nhân dân Mỹ” [12]
Nước Mỹ ngày càng sa lầy vào cuộc chiến tranh không có đường ra, chưa biết bao giờ kết thúc. Chính phủ Mỹ không con cách nào ngoài việc tiếp tục tăng quân, tăng chi phí quân sự. Đến cuối 1967, quân chiến đấu Mỹ có mặt ở miền Nam Việt Nam lên tới 480.000 quân và 68.800 quân của các nước phụ thuộc Mỹ. Nếu kể cả khoảng hơn 20 vạn quân đóng ở các căn cứ quân sự trên đất Thái Lan, Nhật Bản, Philíppin, Hạm đội 7, một bộ phận Hạm đội 6, đă có tới 80 vạn quân Mỹ trực tiếp tham gia chiến tranh Việt Nam. Năm 1967, quân đội VNCH có 552.000 quân, đến cuối năm 1968 cũng đă tăng lên 555.000 quân.
Nếu chi phí cho cuộc chiến tranh Việt Nam 1965-1966 là 4,7 tỉ đôla, th́ năm 1967 đă tăng lên 30 tỉ, gấp 1,5 lần Mỹ đă chi cho cuộc chiến tranh Triều Tiên trong ba năm. Do chi phí lớn cho cuộc chiến tranh, nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái, thâm hụt ngân sách 4 tỉ đôla, giá cả tăng vọt, lạm phát không kiểm soát được. Ngày 15-4-1967, tại Oasinhtơn, khoảng 40.000 người, có cả những cựu chiến binh Mỹ ở Việt Nam, tham gia biểu t́nh phản đối cuộc chiến tranh của Chính phủ Mỹ. Tháng 10-1967, nhiều cuộc biểu t́nh của nhân dân Mỹ chống chiến tranh lan rộng toàn nước Mỹ nhằm mục tiêu: đ̣i chăm lo t́nh cảnh cho người nghèo và chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Chính phủ Mỹ phải lo đối phó với những khó khăn lớn về quân sự, chính trị và tài chính không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trong nước Mỹ.
Tuy vậy, do tương quan lực lượng quá chênh lệch (quân Giải phóng chỉ có hơn 280.000 quân và không có xe tăng, trọng pháo), quân Giải phóng chỉ có thể đánh tiêu diệt, tiêu hao sinh lực Mỹ ở quy mô nhỏ. Thương vong trong 2 năm 1966-67 tăng cao, khả năng tiếp tế đạn dược cũng dần hạn chế. Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam cuối năm 1967 cũng ra thông báo: "Cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta sẽ c̣n phải diễn ra rất lâu dài và gian khổ"
Xác định rằng không thể giành thắng lợi quyết định bằng những cách đánh thông thường, Bộ chính trị cho rằng phải t́m cách đánh khác để đập tan ư chí tiếp tục chiến tranh của Mỹ, làm cho Mỹ hiểu rằng không thể thắng được dân tộc Việt Nam bằng vũ khí và bom đạn.
Kế hoạch của VNDCCH
Tháng 6-1967, Bộ Chính trị chủ trương: "Nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lui đều khó, lại phải tập trung vào cuộc vận động bầu cử Tổng thống Mỹ, ta cần chuẩn bị đánh một đ̣n quyết định tạo chuyển biến nhảy vọt cho cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, buộc Mỹ phải thua."
Tháng 7 và tháng 8-1967, Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu bắt tay xây dựng kế hoạch tác chiến chiến lược cho năm 1968 theo tinh thần Nghị quyết Bộ Chính trị tháng 6 và chỉ thị của Quân ủy Trung ương.
Tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng gợi ư cho “Tổ kế hoạch” do Cục trưởng Cục Tác chiến Lê Ngọc Hiền phụ trách là nên nghĩ đến kế hoạch và cách đánh khác cách đánh “truyền thống” mà lâu nay quân Giải phóng vẫn làm, th́ mới có thể giành thắng lợi quyết định. Trong khi “Tổ kế hoạch” c̣n đang suy nghĩ t́m cách đánh mới, th́ TBT Lê Duẩn khi trao đổi với Quân uỷ Trung ương về kế hoạch chiến lược năm 1968 đă đề xuất giải pháp đánh thẳng vào sào huyệt địch trong các thành phố, thị xă. Ư kiến của Lê Duẩn được Quân uỷ Trung ương và Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tán thành và trở thành ư định quyết tâm chiến lược năm 1968: chuyển hướng tiến công chiến lược chủ yếu từ rừng núi, nông thôn vào đô thị - nhất là Sài G̣n, Huế, Đà Nẵng. Tổng bí thư Lê Duẩn nói: “Mỹ không c̣n con đường nào khác là phát huy sức mạnh quân sự. Đối phó với âm mưu này của Mỹ, ta phải đưa hoạt động quân sự lên một bước mới, đến mức Mỹ không chịu nổi và phải chấp nhận thất bại về quân sự, cô lập về chính trị. Nếu ta thực hiện được, Mỹ sẽ phải rút khỏi miền Nam"[13]
Trong khoảng thời gian này, sức khỏe của chủ tịch Hồ Chí Minh bị sa sút, nên phải gác lại công việc và đi Trung Quốc chữa bệnh. Tuy nhiên với bề dày kinh nghiệm uy thế to lớn trong Đảng Lao động và nhân dân, mọi quyết sách lớn vẫn phải được phê duyệt bởi chủ tịch. Do vậy Hồ Chủ tịch đă có một chuyến về nước ngắn để nghe Quân ủy Trung ương tŕnh bày kế hoạch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đă lưu ư những điểm sau: 1. Dự thảo báo cáo tốt, toàn diện, nhưng cần xem báo cáo của Quân ủy có chủ quan không? 2. Tranh thủ giành thắng lợi sớm, nhưng phải chú ư đánh lâu dài. 3. Thuận lợi có nhiều nhưng phải thấy những khó khăn như mặt hậu cần bảo đảm. 4. Nói giành thắng lợi quân sự, nhưng phải chú ư đến việc giữ sức dân. 5. Phải chú ư mở rộng chiến tranh du kích, tăng cường trang bị cho du kích. 6. Phải làm sao ta càng đánh càng mạnh, đánh liên tục, đánh được lâu dài (nghĩa là có khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh lâu dài)[14]
Tháng 10-1967, trong các ngày từ 20 đến 24, Bộ Chính trị họp Bàn về kế hoạch chiến lược Đông - Xuân - Hè 1967 – 1968. Tham gia hội nghị này có Uỷ viên Bộ Chính trị Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Lê Đức Thọ. Tuy nhiên cả 3 nhân vật quan trọng nhất là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Vơ Nguyên Giáp đều vắng mặt do phải đi chữa bệnh ở nước ngoài.
Bộ Chính trị đề ra ba mức trường hợp:
- Một là, giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, ư chí xâm lược của Mỹ bị đè bẹp, phải chấp nhận thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục tiêu, yêu cầu của VNDCCH.
- Hai là, giành được thắng lợi quan trọng ở nhiều nơi, nhưng Mỹ vẫn c̣n lực lượng, dựa vào các căn cứ lớn và tăng thêm lực lượng từ ngoài vào phản công giành lại những vị trí quan trọng và các đô thị lớn - nhất là Sài G̣n để tiếp tục chiến tranh.
- Ba là, Mỹ tăng cường lực lượng, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, sang Lào và Campuchia, buộc quân Giải phóng phải lui về thế thủ, ḥng xoay chuyển cục diện chiến tranh và gỡ thế thua về chính trị.
Về sách lược: Bộ Chính trị đề ra tập trung mũi nhọn đấu tranh nhằm phân hoá, chia rẽ và cô lập Mỹ và chế độ Sài G̣n của Thiệu-Kỳ. Tiếp tục phổ biến thực hiện cương lĩnh Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Lập mặt trận thứ hai (chuẩn bị người cụ thể trước), tiến tới lập chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Kêu gọi các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, binh lính Sài G̣n đoàn kết với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, trung lập Mỹ, đánh đổ Thiệu - Kỳ, thương lượng với miền Bắc. Lập Chính phủ liên hiệp ba thành phần lấy Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam làm ṇng cốt. Các sĩ quan cao cấp của Bộ Tổng Tham mưu chỉ thị: cần tính đến các “yếu tố chính trị” – cuộc bầu cử tổng thống Việt Nam Cộng ḥa vào tháng Chín năm 1967 và cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng Mười một năm 1968.
Về ngoại giao: nhằm phục vụ cho công kích và khởi nghĩa, Bộ Chính trị nêu rơ là phải tranh thủ cao độ sự ủng hộ của các nước xă hội chủ nghĩa. Trong t́nh h́nh Liên Xô - Trung Quốc đang có chia rẽ sâu sắc, Bộ Chính trị chủ trương giữ quan hệ tốt với cả 2 nước, tránh việc quá nghiêng về 1 bên sẽ làm xấu quan hệ với nước c̣n lại.
Qua thực tế chiến trường, những ư đồ chiến lược đă dần dần h́nh thành, từng bước trở thành những quyết sách: Tổng tiến công và nổi dậy, đánh thẳng vào sào huyệt của địch trong các thành phố và thị xă. Từ Kế hoạch chiến lược năm 1968 do Bộ Tổng tham mưu chuẩn bị, hai cuộc họp Bộ Chính trị tháng 10 và tháng 12-1967 đă ra nghị quyết và trở thành Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III), quyết định chuyển cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định.[15]
Sau khi thảo luận kỹ khả năng đánh thành phố của lực lượng vũ trang và khả năng nổi dậy của quần chúng, Bộ Chính trị thông qua phương án tổng công kích, tổng khởi nghĩa do Bộ Tổng tham mưu soạn thảo đă được Quân uỷ Trung ương nhất trí. Phương án xác định chiến trường trọng điểm là Sài G̣n - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, hướng phối hợp chiến lược quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh. Cụ thể là: cùng với đ̣n tiến công của bộ đội chủ lực ở hướng phối hợp chiến lược đặc biệt quan trọng là Đường 9 - Khe Sanh nhằm thu hút, giam chân lực lượng chiến lược của địch, một đ̣n tiến công chiến lược đánh vào thành phố, thị xă quy mô trên toàn miền Nam, kết hợp với nổi dậy của quần chúng các đô thị và nông thôn, mở đầu cho tổng công kích, tổng khởi nghĩa, lấy chiến trường chính là Sài G̣n - Gia Định, Đà Nẵng, Huế, trọng điểm là Sài G̣n, Đà Nẵng, Huế và các thành phố lớn. Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, trước Tết Mậu Thân 10 ngày, ta sẽ nổ súng tiến công vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh để buộc địch phải chú ư tập trung điều lực lượng chủ lực ra phía bắc đối phó với ta, tạo điều kiện cho ta giữ bí mật hướng trọng điểm và tiếp tục chuẩn bị.
Lịch sử các cuộc chiến tranh trên thế giới cũng như ở Việt Nam, theo nghệ thuật “truyền thống” th́ giai đoạn kết thúc chiến tranh, thông thường một trong các bên tham chiến thực hiện đ̣n đánh tiêu diệt chiến dịch lớn hoặc đánh tiêu diệt chiến lược lực lượng quân sự, chính trị đối phương, buộc chúng phải chịu thua. Tuy nhiên so sánh tương quan quân Giải phóng và quân Mỹ về quân số, vũ khí trang bị, sức cơ động và tính hiện đại đều thua kém nhiều lần, nên việc đánh tiêu diệt chiến dịch, chiến lược đối với quân viễn chinh Mỹ là điều gần như không thể thực hiện được. Do đó Bộ chính trị chủ trương: "Phải t́m cách đánh mới khác cách đánh truyền thống là đánh bại ư chí xâm lược của Mỹ bằng phương pháp tổng tiến công đồng loạt đánh vào các trung tâm đầu năo chính trị, quân sự ở các thành phố, thị xă. Tiến công vào các thành phố, thị xă sẽ tạo ra bất ngờ lớn đối với địch, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng, làm rung chuyển nước Mỹ. Qua đó, ta chứng minh cho Mỹ thấy chúng không thể thắng trong cuộc chiến tranh này, chúng đang đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, do đó phải t́m giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam."
Diễn biến
Sự chuẩn bị của quân Giải phóng
Trong hai năm 1967, 1968, các chiến sĩ vận tải, thanh niên xung phong, hải quân ở miền Bắc đă vượt Trường Sơn và biển cả chi viện cho chiến trường miền Nam 118.923 tấn vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và 42.619.081 đôla, cộng với 122.885 tấn vật chất do Trung Quốc chi viện quá cảnh qua cảng Xihanúcvin (trong ba năm 1966, 1967, 1968).
Năm 1967, hơn 94.000 cán bộ, chiến sĩ ở miền Bắc biên chế thành từng trung đoàn, sư đoàn bộ binh và binh chủng kỹ thuật bổ sung cho Trị - Thiên, Khu V, Tây Nguyên, Nam Bộ, nâng tổng số Quân giải phóng miền Nam lên 220.000 quân chủ lực và 57.000 quân địa phương (không kể dân quân, du kích, tự vệ)[16]
Phát huy thế trận hậu cần nhân dân, quân Giải phóng đă huy động được lực lượng lớn nhân dân trên địa bàn các tỉnh miền Đông tham gia phục vụ cho tổng tiến công và nổi dậy. Nhiệm vụ của lực lượng này là vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm vào nội đô cất giấu trước và cứu thương, tải thương khi chiến sự nổ ra, và xây dựng “hũ gạo nuôi quân”. Lực lượng quần chúng kết hợp với các đơn vị vận tải đă chuyển được hàng trăm tấn hàng từ vùng Mỏ Vẹt xuống vùng tây nam Sài G̣n. Quân Giải phóng đă huy động hàng trăm xe ḅ chở hàng từ Mỏ Vẹt xuống Hóc Môn, G̣ Vấp. Huyện Đức Hoà có phong trào xây dựng “hũ gạo nuôi quân”. Trước Tết, mỗi gia đ́nh để sẵn năm lon gạo đón chủ lực, sau đó, cứ mỗi tuần lại quyên góp một lần (do Hội phụ nữ phát động).
Các huyện đều thành lập đội cung cấp chuyên lo việc huy động lương thực, thực phẩm trong nhân dân phục vụ tổng tiến công và nổi dậy. Mỗi xă có ban quân lương, đội cứu thương, tải thương. Các nhà đều đào sẵn hầm để nuôi giấu thương binh hoặc chôn giấu vũ khí. Ở Trảng Bàng, gia đ́nh bà Nguyên (Má Bảy) đào hầm chôn tới 45 tấn vũ khí tại một vị trí chỉ cách đồn của Mỹ 1 km.
Đến đầu 1968, trước khi cuộc tổng tiến công và nổi dậy nổ ra, quân Giải phóng đă xây dựng được 19 lơm chính trị với 325 gia đ́nh, phần lớn ở gần các mục tiêu sẽ đánh chiếm. Mỗi lơm có nhiều cơ sở để cất giấu vũ khí, ém quân.
Do trong tháng 1 năm 1968 ngày dương lịch sát ngày âm lịch: ngày 29 (tháng 1) dương lịch là ngày 30 (tháng chạp) âm lịch và có sự lệch nhau một ngày của Tết hai miền nên có sự hiểu không nhất quán trong các cấp chỉ huy chiến trường của quân Giải phóng về thời điểm tiến công (ngày N): là ngày theo âm lịch hay theo dương lịch, là theo lịch miền Bắc hay lịch miền Nam. Sự thiếu nhất quán này đă làm cuộc tiến công ở các địa bàn Quân khu 5 Quân Giải phóng đă nổ ra sớm hơn một ngày so với các địa phương khác trên toàn miền Nam. Tuy vậy tính bất ngờ của Mậu Thân vẫn được bảo đảm.
Mặc dù phía Mỹ cũng đă đưa ra một số dự đoán về cuộc tấn công này có thể diễn ra trước tết hoặc sau tết, và sẽ diễn ra ở phía bắc miền Nam Việt Nam (khu vực Quảng Trị). Nhưng trên thực tế nó nổ ra ngay đúng trong dịp tết, và diễn ra đồng loạt ở khắp miền Nam. V́ vậy phía Mỹ lẫn Việt Nam Cộng ḥa đều bị bất ngờ cả về thời gian lẫn quy mô của cuộc tiến công này. Đây là một thất bại lớn về mặt t́nh báo mà sẽ khiến chính phủ Mỹ nếm trái đắng trước dư luận trong trận đánh được coi là "bước ngoặt của cuộc chiến".
Bookmarks