Page 2 of 11 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 109

Thread: Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỷ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỷ muốn ǵ?
    Chân dung kẻ sát nhân
    NgyThanh





    Ám sát hụt bộ trưởng QP Mỹ?
    Một quân nhân Hoa Kỳ nốc rượu vào, rồi trốn trại binh ở Afghanistan, tự ư xách súng ra làng bắn một hơi làm chết 16 thường dân địa phương đang ngủ, trong đó có trẻ em. Vụ thảm sát đó xảy ra sau một dây chuyền biến động vừa trút thêm dầu vào ngọn lửa ḱnh chống giữa lính Mỹ và lính địa phương, trong đó có vụ lính Mỹ tiểu tiện lên xác chết của khủng bố Taliban và suưt đốt kinh thánh Koran trong doanh trại, dẫn tới việc lính chính phủ Karzai bắn chết lai rai trên 70 lính Mỹ, trước khi Trung sĩ Robert Bales trở thành kẻ sát nhân.
    Mười sáu người dân đang ngủ bị bắn chết - so với lính chính phủ Kabul giết chết 70 lính Mỹ từ bên kia địa cầu tới đổ máu xương và tiền thuế của nhân dân Hoa Kỳ đóng góp để giúp họ đánh bật Taliban và b́nh định đất nước - không phải là lớn, nhưng tính chất của vấn đề và từng móc xích của dây chuyền trước đó đă trở thành quốc tế hóa, có tầm mức làm thay đổi ngoài tính toán một số chính sách của Mỹ tại Afghanistan. Một cú điện thoại của đích thân Obama gọi xin lỗi Karzai trên phương diện ngoại giao vẫn chưa đủ. Vài tiếng đồng hồ sau, Bộ trưởng Quốc pḥng Leon Panetta được tổng thống gởi tới chiến trường để chấn chỉnh tinh thần binh sĩ đang lâm trận, cũng như đích thân đại diện Barack Obama để nói lời xin lỗi Tổng thống Hamid Karzai.
    Chiếc máy bay của Leon Panetta đáp xuống lănh thổ Afghanistan vào một thời điểm không loan báo trước và ở một địa điểm bí mật trong Căn cứ Hỏa lực Leatherneck để nói chuyện với khoảng 200 lính TQLC Mỹ và các quân nhân quốc tế khác cũng như Lực lượng An ninh Quốc gia Afghan (ISAF), trước khi bay tới thị sát tiền đồn Shukvani hẻo lánh ở tây ngạn tỉnh Helmand dậy sóng, nơi TQLC Mỹ chiến đấu sát cánh với quân nhân của nước Cộng ḥa Georgia. Đây là những binh sĩ dưới quyền chỉ huy của Trung tá Alex Tugushi, người đă bị trúng bom tự chế hồi tháng 12 vừa qua làm cụt cả hai chân, đang được điều trị và chỉnh h́nh tại Quân y viện Hải quân Quốc gia Bethesda ở tiểu bang Maryland và được chính Tổng thống Obama đến thăm. Tới tiền đồn, ông Panetta đă thay mặt để đọc một đoạn thư của Trung tá Tugushi gửi về cho lính: "Thật tiếc, tôi không thể hoàn tất sứ mạng của tôi bên cạnh anh em. Nhưng tôi rất tự hào v́ anh em, những kẻ đă ngă xuống cũng như những ai c̣n đứng vững tr".
    Bí mật, nhưng thông tin về chuyến đi của ông Panetta vẫn bị ṛ rỉ. Lúc 11 giờ sáng, khi máy bay của ông vừa đáp xuống Bastion, một căn cứ vừa là một phi trường quân sự do binh sĩ Hoàng gia Anh quản lư và điều động nằm sát nách căn cứ khổng lồ Leatherneck của TQLC Mỹ, cũng là giờ mà binh sĩ đồng minh ở 2 căn cứ nổi hiệu lệnh báo động. Một chiếc xe truck vừa chạy vừa bốc cháy trên con đường cặp theo phi đạo, do một thông dịch viên địa phương đánh cắp, nhắm vào đám sĩ quan cao cấp đang chờ đón ông Panetta xuống máy bay. May là chiếc xe đă đâm xuống vực, người lái xe bỏng nặng, được đưa vào quân y viện cứu cấp, và đă chết trước khi an ninh quân đội kịp lấy khẩu cung.
    Các phụ tá của ông bộ trưởng quốc pḥng đă giấu kín tin tức về vụ xe bốc lửa và lao xuống hố suốt 10 tiếng đồng hồ, cho đến sau khi ông Panetta đă bay tới Kabul, và 1 tiếng đồng hồ sau khi báo chí Luân Đôn tường thuật nội vụ. Không ai khẳng định được tin tức vụ cháy xe này bị lộ ra ngoài, hay do pḥng báo chí căn cứ công bố. Bộ Quốc pḥng Mỹ nói máy bay của ông Panetta đă được điều tới khu vực xa hẳn nơi chiếc xe lao xuống hố cạnh nơi dự định làm băi tiếp tân và đáp máy bay của ông bộ trưởng. Tùy viên báo chí Ngũ Giác Đài George Little nói ông không xác định được chiếc xe lao xuống hố đúng lúc máy bay đang tiếp cận mặt đất, hoặc sớm hơn, hoặc trễ hơn chút ít. Nhưng ông này nói chiếc xe bị đánh cắp chỉ bốc cháy, chứ không phát nổ như các bản tin phát đi vào những phút đầu tiên. "Chúng tôi hoàn toàn không rơ được nguyên nhân nào làm đương sự hành động như thế, cũng như tại sao chính hắn ta bị bén lửa cháy. Hắn ta chạy lại chiếc Toyota Hilux, nhảy lên xe lái chạy. Nhân viên cứu hỏa của căn cứ dập tắt ngọn lửa và đưa hắn đi cấp cứu". Từ Washington, Đại úy John Kirby, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, nói chiếc xe bị đánh cắp là của một binh sĩ đồng minh; người này bị thương khi đánh lộn với anh thông dịch để giành lại chiếc xe. Ông Kirby nói ông cũng không rơ tên thông dịch có biết tin ông Panetta đáp xuống căn cứ hay không. Ông bộ trưởng quốc pḥng Mỹ đă bay chiếc phản lực jumbo 747 của ḿnh, bên ngoài có kẽ hàng chữ "United States of America" ở mỗi bên hông, từ thủ đô Washington thẳng tới phi trường Manas của Kyrgyzstan, rồi để bảo mật, đă bỏ tàu lại đây, chuyển qua một vận tải cơ quân sự C-17 âm thầm bay tới Afghanistan.
    Một trong các dấu hiệu làm mọi người biết t́nh h́nh căng thẳng là khi Thượng sĩ thường vụ Brandon Hall đột ngột ra lệnh cho tất cả các binh sĩ và sĩ quan TQLC đang tập họp để chờ nghe huấn lệnh của bộ trưởng quốc pḥng trong một lều bạt tại Căn cứ Hỏa lực Leatherneck phải đứng lên, mang tất cả vũ khí cá nhân, dù tiểu liên M-16 hay súng trường tự động M-4, luôn cả súng lục 9 ly ra bên ngoài và trở vào tay không. Viên thượng sĩ thường vụ này cho kư giả biết ông ra lệnh vừa rồi do chỉ thị của thượng cấp. "Tất cả ǵ tôi được biết là không có một khẩu súng nào trong pḥng hội trước khi yếu nhân đến”. Báo chí hỏi ông tại sao, ông đáp: "Có một ai đó ngứa tay ngứa chân, tôi chỉ có thể nói như thế. Có người nào đó táy máy tay chân. Và chúng ta bị văng miểng".
    Thông thường, binh sĩ Mỹ ở chiến trường Afghanistan giữ vũ khí tùy thân mỗi khi bộ trưởng quốc pḥng đến và nói chuyện với lính. Riêng binh sĩ người Afghan địa phương không được vũ trang trong lúc ấy; điều này đă trở thành thông lệ. Về sau, có tin nói Tư lệnh Quân lực Mỹ ở tỉnh Helmand, Thiếu tướng Mark Gurganus, vừa quyết định không ai được mang theo súng ống khi ông Panetta tới, nhưng lệnh này chỉ tới viên sĩ quan hữu trách buổi nói chuyện vào giờ chót. Sau đó, tướng Gurganus giải thích với báo chí rằng ông muốn áp dụng một chính sách b́nh đẳng cho tất cả mọi người trong lều, lính Afghan cũng như lính Mỹ, không ai được giữ súng trong ḿnh khi đón tiếp một trong những nhân vật quan trọng nhất trên thế giới. Ông c̣n nói thêm rằng quyết định này không liên quan ǵ tới vụ thảm sát 16 thường dân vừa qua, c̣n các viên chức bộ quốc pḥng th́ bảo quyết định cấm mang súng của tướng Gurganus chẳng mắc mớ ǵ tới vụ anh thông dịch viên cướp xe xông tới vị trí đáp máy bay của ông Panetta.
    Ông Panetta tuyên bố ngay sau đó rằng vụ tấn công hụt bằng xe thực hiện bởi viên thông dịch người Afghan không nhắm vào bản thân ông. Nhưng các chi tiết lộ ra dần dần cho thấy anh thông dịch dân chính do lục quân Anh tuyển dụng, đă cướp xe, tống hết ga lao vào đám sĩ quan cao cấp của NATO, làm Thiếu tướng Charles M. Gurganus Tư lệnh lực lượng Mỹ tại tỉnh Helmand, và Tư lệnh phó, Chuẩn tướng Anh ông Stuart Skeats, cả hai phải co gị chạy thoát thân. Rồi sau khi ông Panetta kết thúc chuyến đi, trên chuyến bay từ phi trường Abu Dhabi thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất về Washington, các viên chức tháp tùng ông bộ trưởng đă kín đáo cho các kư giả hay rằng người thông dịch đă tự tẩm xăng vào ḿnh và lao xe cắt qua phi đạo, nhắm tới chỗ đỗ máy bay khi tàu chở ông Panetta đang taxi tới, mặc dù hôm trước đó đă có hỏa mù tung ra rằng sẽ có buổi tiếp đón các viên chức cấp trung b́nh tới thăm căn cứ, để đánh lạc hướng t́nh báo địch.
    Sau hai ngày công du, trước khi rời Kabul bay đi Abu Dhabi, ông Panetta nói với các phóng viên có mặt ở phi trường rằng ông đă quá quen thuộc với những sự việc như thế trong sáu chuyến đặt chân tới đất Afghanistan, ba lần trong tư cách là bộ trưởng quốc pḥng, và ba lần hồi c̣n làm giám đốc Cơ quan T́nh báo CIA. Về câu chuyện ở phi trường Bastion, ông nói: "Tôi hoàn toàn không có cơ sở để tin rằng người ta nhắm vào tôi. Những ǵ xảy ra ở đấy là nhắm vào những người có mặt trên mặt trận này, không phải nhắm vào tôi hay chiếc máy bay của tôi, hay bất cứ ǵ liên quan tới tôi. Đó là tính chất của cuộc chiến tranh này, và những chuyện tương tự như thế c̣n xảy ra nữa". Trong chuyến đi, ông Panetta đă gặp Tổng thống Karzai để thảo luận về việc chuyển tiếp trách nhiệm an ninh trong lănh thổ từ tay lực lượng NATO qua cho lực lượng Afghan vào cuối năm 2014, một kế hoạch mà ông gọi là 'đang tiến hành đúng kỳ hạn' mặc cho những rối rắm xảy ra gần đây.
    Như thế, các tin tức mới nhất cho thấy phía Mỹ đă t́m cách giấu kín hay giảm nhẹ cường độ vụ mưu sát hụt tại phi trường quân sự Bastion của Anh. Sau khi ông Panetta rời Afghanistan rồi, người ta biết được thêm chi tiết rằng âm mưu đâm xe đang bốc lửa vào máy bay đă xảy ra sau khi máy bay của ông Panetta đă đáp được 5 phút; một vài nguồn tin c̣n gợi ư rằng lúc ấy ông bộ trưởng quốc pḥng Mỹ đă có mặt trên mặt đường nhựa, và nằm lọt trên trục lao tới của sát thủ. Điều đă không xảy ra là chiếc xe đang bốc cao ngọn lửa lại cắm đầu xuống hố cạnh phi đạo, thay v́ gây tai ách cho quân đội Hoa Kỳ.
    Rất có thể cương vị thông dịch đă cho phép kẻ âm mưu ám sát biết trước sự hiện diện của cả hai vị tướng tư lệnh và tư lệnh phó lực lượng đồng minh của tỉnh Helmand cùng với đoàn tùy tùng và xa giá để đón rước làm anh ta suy diễn được vai vế và tầm quan trọng của người sắp sửa đáp máy bay tới, mặc dù ông Panetta đă bỏ chiếc Boeing mang hàng chữ “United States of America” lại sau hậu phương, và đến chiến trường bằng một phi cơ quân sự C-17 rất b́nh thường. Ngay sau khi có chuyện xảy ra dưới mặt đất, một số viên chức tháp tùng trên tàu biết ngay hiện t́nh, và chiếc máy bay vận tải phản lực khổng lồ C-17 Globemaster nhanh chóng được chuyển hướng chạy tới đậu ở một khu vực khác trong phi trường, trước khi mở cửa để hai ông tướng đón ông bộ trưởng. Vào giờ đó, người thông dịch cùng chiếc xe đang là mồi cho ngọn lửa. Các điều tra viên Hoa Kỳ không giải thích được tại sao thân thể người thông dịch bắt lửa mà chiếc xe th́ không. Tướng Scaparrotti nói sau khi t́m cách tông vào TQLC bằng chiếc xe, anh ta lái xe xuống hố, khói tỏa lên từ chiếc xe, và anh ta chạy ra, thân ḿnh đang cháy thành lửa ngọn. Một con chó của đội quân khuyển đă bị bỏng nhẹ và đang được điều trị, v́ giúp kéo anh ta ra khỏi chiếc xe lâm nạn. Giập tắt lửa xong, an ninh phi trường đă t́m thấy trên xe một thùng chứa xăng và một bật lửa. Ba thông dịch viên khác người Afghan trong đó có cha và anh ruột của kẻ mưu sát đă bị tạm giữ để điều tra.

    "Xanh dương nhắm vào xanh lục"
    Khoảng một tiếng đồng hồ sau sự việc ở băi đáp máy bay, Tướng Gurganus có dịp nói chuyện về chuyến đi của ông Panetta tới Afghanistan với các kư giả, nhưng ông né tránh đề cập tới vụ thảm sát thường dân do một trung sĩ TQLC gây ra ba hôm trước đó ở tỉnh Kandahar nằm ở phía nam.
    Phần người thông dịch cướp xe mưu sát và thất bại, anh công dân Afghan này đă chết v́ bị bỏng quá nặng, sau đó chưa tṛn một ngày. Các chỗ bỏng trên thân thể người bệnh đă không cho phép phía an ninh quân đội lấy được bất cứ lời khai nào. Nếu không nhắm vào bản thân ông Leon Panetta, th́ đúng là anh ta nhằm giết lính Mỹ đồng minh bằng một vụ tự sát, trong cơn dịch dây chuyền "Xanh dương nhắm vào xanh lục" - một thành ngữ lóng để gọi hành động quay súng lại giết lính Mỹ của lính địa phương người Afghan được lính Mỹ huấn luyện và viện trợ.
    Tính từ 2006 đến nay, đă có hơn 70 quân nhân Hoa Kỳ chết v́ đạn Mỹ, do lính Afghan bấm c̣. Phần lớn con số thiệt mạng mới xảy ra trong hai năm gần đây.
    Các giới chức Ngũ Giác Đài sẽ không bao giờ được phép thừa nhận, nhưng các viên chức quốc pḥng ở chỗ riêng tư gợi ư với các kư giả rằng cơn lũ "Xanh dương nhắm vào xanh lục" đang trào dâng trong nạn dịch lính Afghan giết lính Mỹ đột ngột bùng lên trong hai tuần lễ vừa qua có thể dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong chiến lược của Hoa Kỳ. Nếu họ tiếp tục, Hoa Kỳ sẽ phải đối diện một chọn lựa vô cùng đắng cay: rút quân.
    Hôm đầu tháng 3/2012, trước cử tọa khoảng 1.200 người gồm sinh viên, giáo sư, các nhân viên quân sự và phục vụ công cộng ở Viện Đại học Louisville, ông bộ trưởng quốc pḥng nói: “Tôi xin nói rất rành rẽ, rằng các cuộc tấn công man rợ mà chúng ta vừa thấy xảy ra trong mấy ngày vừa qua nhắm vào binh đội chúng ta sẽ không làm đổi thay và giảm thiểu quyết tâm của chúng ta trong vấn đề hoàn tất sứ mạng”.
    Điều man rợ mà ông Panetta nói, là trong 11 ngày trước đó, tính từ hôm binh sĩ Mỹ nhầm lẫn liệng các cuốn kinh Koran vào hầm đốt rác ở Bagram, một căn cứ của Mỹ tại Afghanistan, sáu quân nhân Mỹ đă bị lính Afghan giết trong đó có hai sĩ quan cao cấp bị thảm sát ngay bên trong Bộ Nội vụ Afghanistan.
    Ở ṭa nhà Bộ Nội vụ tại thủ đô, nơi được canh giữ đến một con kiến cũng khó ḷng xâm nhập các cửa vào ra gắn các bộ khóa mở bằng mật mă, thích khách đă ung dung vào nổ sáu hay bảy phát súng, giết chết hai sĩ quan Mỹ rồi nhẹ nhàng biến mất như phim kiếm hiệp giả tưởng. Phe Taliban nhận trách nhiệm tức khắc để tạo uy danh và gây chia rẽ phe đồng minh, nhưng không trưng được bằng chứng. Tướng John Allen, chỉ huy trưởng ISAF, phản ứng bằng cách rút tất cả cố vấn đồng minh ra khỏi các pḥng ban trong nội các Afghan, một thành phần gồm hàng trăm cố vấn của 49 quốc gia được phái tới làm việc cho bộ máy hành pháp Afghanistan. Tiếp theo vụ này, hai binh sĩ Mỹ khác bị lính Afghan bắn chết ở một căn cứ ở phía đông, nơi dân chúng đang biểu t́nh phản đối vụ đốt kinh Koran. Tới hôm 25/02, người biểu t́nh đă xuống đường nhiều nơi trên lănh thổ Afghanistan. Một nhóm khoảng 5 ngàn người đă tấn công bản doanh của LHQ ở thành phố Kunduz ở phía bắc. Xô xát làm 5 người biểu t́nh thiệt mạng và hơn 50 người nữa bị thương. Vài chục người khác ở thị trấn Laghram cũng mang thương tích khi họ tấn công vào dinh thống đốc và cảnh sát phải nổ súng để đẩy lui. Nếu cả hai chính phủ biết làm cho cơn dịch này hạ xuống là điều tối cần, th́ phe Taliban cũng thừa biết càng đẩy mạnh cơn dịch giết hại lính Mỹ và ra tay một cách đều đặn hơn, công luận Mỹ sẽ tiến tới chỗ dùng lại chiêu thức phản chiến trong cuộc chiến Việt Nam, buộc chính quyền Mỹ phải thương thuyết với Taliban như đă ngồi bàn hội nghị với kẻ thù Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và sẽ phải rút quân khỏi Afghanistan như đă từng phản bội VNCH bằng Hiệp định Paris 31/01/1973. Giả thử lâu nay họ ém kỹ các cán bộ ch́m, cho án binh bất động, nay là lúc họ sẽ bung quân. Một trăm quả ḿn của Taliban giết một ngàn lính Mỹ không dẫn đến thắng lợi nhanh bằng viên đạn của một người mặc áo lính của chính phủ Kabul bắn chết được một quân nhân Hoa Kỳ. Báo cáo mới nhất của Ngũ Giác Đài cho thấy ba phần tư của tổng số 45 vụ đâm vào lưng đồng minh trong chiến dịch "Xanh dương nhắm vào xanh lục" từ năm 2007 tới nay đă tập trung vào hai năm cuối, 2010 và 2011. Một quân nhân nào đó đă viết trong trang mạng "Biện pháp Pḥng vệ Hữu hiệu nhất" rằng không ai trong chúng tôi muốn bàn luận về con voi khổng lồ đang ngự trị trong pḥng: trong Lực lượng An ninh Quốc gia Afghan có bao nhiêu người là nội gián hay đồng đảng của phe Taliban?
    Đúng là một câu hỏi lư thú. Nếu nạn nuôi ong tay áo này giảm xuống, chính phủ Obama có hy vọng sẽ kéo dài chiến lược có mặt tới 2015 mới rút quân đi. Nhưng vấn đề hóc búa ở chỗ nếu quân Mỹ muốn cuốn cờ, họ phải thành công trong việc huấn luyện lực lượng được nuôi ong tay áo kia đủ khả năng để tiếp nhận bàn giao. C̣n nếu các học viên cứ rủng rỉnh làm thịt huấn luyện viên của ḿnh, th́ ông Obama đang làm cái gọi là xôi hỏng bỏng không, nuôi khỉ đốt nhà. Phân tích gia John McCreary viết: “Hành vi làm chết một cách bừa băi và không cần chọn lựa nạn nhân trong vụ giết sáu lính Mỹ đă phát sinh một nỗi kinh hoàng có tác dụng triệt tiêu ḷng tin giữa t́nh chiến hữu”. Tất cả các cuộc tuần tiễu phối hợp giữ lính Mỹ với lính chính phủ Kabul nay nguy hiểm chẳng khác ǵ ngồi chung pḥng tuyến với Taliban. Đầu năm 2010, một viên chức t́nh báo Mỹ nói với báo Washington Times rằng ông ước lượng có khoảng 27.000 tay súng Taliban trên chiến trường Afghanistan. Nay, lính Mỹ c̣n phải tự pḥng thân trước một Lực lượng An ninh Quốc gia Afghan gồm 300.000 người mà phía Mỹ đă trang bị vũ khí để sống chết cho Hồi giáo, niềm sùng tín trước cả t́nh chiến hữu, t́nh gia đ́nh và vận mệnh quốc gia của họ. Từ Tướng Curtis Scaparrotti Tư lệnh chiến trường Afghanistan đến Tổng thống Obama, không ai bói được trong số 300 ngàn lính Kabul ấy có bao nhiêu tên nội công của Taliban đang kiên nhẫn ŕnh rập chờ một cơ hội để hạ sát các huấn luyện viên quân sự Mỹ. Đó cũng chính là nỗi nhức nhối của những người chiến binh Hoa Kỳ, xa tổ quốc và gia đ́nh, để luẩn quẩn không t́m được lời giải đáp tại sao họ đang ở chỗ lửa bỏng dầu sôi.

    Chân dung kẻ giết người
    Trước rạng đông hôm Chủ nhật 11/03, một quân nhân Mỹ đồn trú ở tỉnh Kandahar đă dùng súng bắn vào các thường dân sống gần căn cứ. Người lính này phá cửa xông vào 3 căn nhà dân ở 3 địa điểm khác nhau tại các làng Alkozai, Najeeban và một nơi khác có tên "Khu nhà Ibrahim Khan" nằm trong địa phận huyện Panjwai. Cuối cuộc tấn công, mười sáu người trong đó có chín trẻ em đă bị giết chết, cùng với năm người nữa bị thương. Hung thủ đă chất xác chết lại và châm lửa đốt trước khi bỏ đi. Các tin tức đầu tiên nói hiện trường cách cổng trại binh nửa cây số, nhưng sau đó các nhà báo mô tả các làng Najeeban và Alkozai cách căn cứ và cách nhau từ 5 đến 7 km, nên lại có vấn đề làm sao hung thủ có thể lội bộ quanh một khu vực rộng lớn như thế để ra tay. Một lính canh người địa phương đă cho BBC hay hung thủ rời trại binh 2 lần. Lần đầu, hắn đă quay về 30 phút sau nửa đêm, trọ trẹ chào người lính Afghan bằng tiếng Pashto không chuẩn, rồi lại xách súng rời trại lần nữa trong khoảng thời gian từ 2 tới 4 giờ sáng, để làm chuyến thứ hai. Sau khi được dẫn độ ra khỏi nước, người ta được biết hung thủ là Trung sĩ Robert Bales, 38 tuổi, đă phục vụ 3 đợt ở chiến trường Iraq, và vừa được điều tới Afghanistan chuyến đầu vào trước Lễ Giáng Sinh vừa qua. Anh ta đă phục vụ trong Lục quân Mỹ 11 năm.
    Ở một ngôi làng, Trung sĩ Bales đă lội từ nhà này sang nhà khác để kéo cánh cửa trước, rồi xông vào những nhà không cài cửa và nổ súng bắn càn vào người dân đang giấc ngủ say. Ở vùng xôi đậu này, người dân không được phép lảng vảng ra khỏi nhà lúc màn đêm xuống v́ sợ phiến quân Taliban trà trộn. Một người dân tên Abdul Baqi kể với thông tấn xă AP: “Khi chuyện xảy ra, chúng tôi ở trong nhà. Tôi nghe nhiều tiếng súng, rồi im lặng, rồi đến các loạt đạn khác”. Một phụ nữ ở làng thứ nh́ nói chị nghe tiếng trực thăng trước, lúc 2 giờ sáng, rồi súng mới nổ. Những người dân khác lại bảo tiếng súng và tiếng trực thăng đă vang vọng từ lúc nửa đêm. Nói chung, không mấy người sống sót đă thực sự nh́n thấy mặt mũi hung thủ.
    Anh Mohammad Zahir kể lại anh đă quan sát người lính di chuyển lui tới trong nhà thế nào, làm như đang t́m kiếm cái ǵ, rồi nổ súng vào bố anh khi ông này vừa trong pḥng bước ra để xem chuyện ǵ mà ồn ào thế. Một nhân chứng khác, Jan Agha 20 tuổi, kể là anh bị tiếng súng đánh thức và thấy bố ḿnh đang sợ hăi núp sau bức mành. Đột nhiên súng lại nổ, bố trúng đạn vào cổ và vào mặt, ngă xuống chết tại chỗ. Hung thủ cũng bắn chết mẹ, chị và em của Agha. Chàng thanh niên trẻ nói anh sống sót là nhờ nằm bẹp xuống sàn nhà, làm như đă chết v́ trúng đạn.
    Nghẹn ngào trong nước mắt, cụ già Samad Khan nức nở nói với thông tấn xă Reuters rằng nhà cụ có 11 con cháu bị giết chết. Cụ nông dân già thoát chết v́ không có mặt ở nhà, tin rằng hung thủ đă rải hóa chất lên các tử thi để châm lửa đốt. Các h́nh ảnh đă ghi nhận xác một em bé bị cháy xém một phần, các đám tro trên nền nhà cạnh các vũng máu, và những tấm ảnh khác cho thấy ít ra một nạn nhân đă bị bắn một viên vào đầu. Quân đội Mỹ nói hung thủ đă mang kính hồng ngoại tuyến khi nổ súng, và hắn hành động đơn độc, trước khi nộp ḿnh.
    Trung sĩ Bales có nhiệm vụ canh gác và bảo vệ doanh trại của lực lượng đặc biệt, nên việc vào ra căn cứ tương đối dễ dàng hơn các quân nhân khác. Bản thân Bales không được thụ huấn khóa LLĐB.
    Những chuyên viên tuyên truyền của phe Taliban đang làm những phận sự dễ dàng nhất trong một cuộc chiến, là khai thác hành vi tàn ác của người lính Mỹ, như Việt Cộng đă làm trong vụ thảm sát Mỹ Lai vào ngày 16/03/1968, sau khi một cánh quân của SĐ23BB Mỹ tiến vào làng và VC trà trộn trong dân bắn ra từ các lũy tre. Cuộc tàn sát lần này tại Afghanistan, hay “cuộc ám sát” như chữ của Tổng thống Hamid Karzai, là một thảm họa mới nhất trút xuống đầu lực lượng đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu đang chịu đựng ở đây. Màn chết chóc này xảy ra chưa tới 3 tuần sau vụ “đốt kinh Koran” ở phi trường Bagram, một biến cố làm dân địa phương sục sôi, đưa đến kết quả 30 người dân thiệt mạng và hơn 200 bị thương, chưa kể con số lính Mỹ bị giết v́ tay đồng minh. Hồi tháng Một, một đoạn video quay cảnh lính Mỹ tiểu tiện lên xác chiến binh Taliban bị giết trong cuộc đụng độ, cũng đă tạo một đợt sóng thần cuồng nộ. Các biến cố này chồng chất lên con số thường dân thiệt mạng v́ phi pháo đồng minh, nhất là trong các cuộc oanh kích bằng máy bay không người lái.
    Trung sĩ Bales được biết có những hội chứng bất thường sau khi chứng kiến một đồng đội bị thương phải cắt cụt một chân trong cuộc tuần tiễu một ngày trước khi hắn nổi cơn. Ở nhà, hàng xóm của anh ta cư ngụ chung trong một thị trấn nhỏ và yên tĩnh bên ngoài thành phố Tacoma của Washington, mô tả anh là một quân nhân rất nặng tinh thần yêu nước có thể suy sụp niềm tin vào sứ mạng ḿnh trên chiến trường Afghanistan.
    Trên chiến trường Iraq trước đây, Bales đă mất một phần bàn chân. Khi hàng xóm hỏi ông bố vợ của Bales về t́nh trạng của anh, họ được cho biết: "Nó đang gặp khó khăn. Khi một người phải cầm súng ra trận để giết một kẻ khác, hắn đă trở thành một con người khác rồi".
    Bà Kassie Holland, sống cạnh gia đ́nh người lính này suốt sáu năm trường, có nhận xét: "Họ là một gia đ́nh mẫu mực, điển h́nh. Anh ta là người bố dịu dàng và dễ thương nhất. Ảnh luôn luôn dẫn con cái ra chơi ngoài trời. Chuyện thảm sát thật nghĩ không ra".
    Gia đ́nh Bales cư ngụ trong một căn nhà hai tầng luôn luôn có cờ Hoa Kỳ phất phới ở cửa chính. Ở sân sau, bên trong hàng dậu là những cây kiểng được cắt tỉa gọn gàng cạnh một bồn tắm nước nóng và giàn nướng thịt. Căn nhà đă bỏ trống suốt một tuần nay: cả gia đ́nh được chuyển vào bên trong trại Lewis-McChord, hậu cứ đơn vị, để được bảo vệ khỏi bất cứ cuộc trả thù nào có khả năng xảy ra.
    Chị hàng xóm Holland kể tiếp rằng Bales thường lái chiếc thuyền của gia đ́nh ra khơi để đùa với sóng gió. Chị bày tỏ ngạc nhiên: "Tôi cứ như co rúm lại. Bất cứ ai biết anh ta đều thích anh ta. Đó mới là con người Trung sĩ Bales mà tôi được biết".
    Nhưng hồ sơ cảnh sát lại ghi nhận khác hẳn. Trong một cuộc đấu đá với cô bồ cũ hồi năm 2002 trong một khách sạn ngoài phố Tacoma, Bales bị bắt giữ v́ tội hành hung người phụ nữ mà anh từng hẹn ḥ trước khi cưới vợ. Ra ṭa, anh cương quyết nói ḿnh vô tội, và bằng ḷng qua một khóa huấn luyện dài 20 giờ về cách kềm chế cơn giận dữ. Vụ án này sau đó được hủy bỏ. Ngoài ra, anh bị phạt v́ tội đụng xe bỏ chạy ở thị trấn lân cận hồi hè 2008. Trong vụ này, Bales đă mặc nguyên quân phục đẫm máu chạy bộ vào rừng. Sau đó anh thú nhận với cảnh sát anh ngủ gục trên tay lái, rồi đóng phạt 250 đô để được tha.
    Chồng chị Holland là Mike bảo rằng anh Bales ngày càng thất vọng về h́nh ảnh tốt đẹp của chiến chinh. "Anh ấy không c̣n tin vào giá trị của sứ mạng ḿnh tại Afghanistan nữa". Bales đăng lính ngay sau biến cố 9/11, đă ra chiến trường và có mặt trong trận đụng độ ác liệt tại Najaf bên Iraq.
    Gần đây, nhức nhối với các nỗi băn khoăn về tiền bạc, Trung sĩ Bales đă có ư định xuất ngũ dăm tháng trước ngày phạm pháp. Anh vật lộn với món tiền phải đóng hằng tháng cho căn nhà thứ nh́, và năm ngoái anh trượt trong đợt thăng lên cấp trung sĩ nhất.
    Vợ anh Bales, Karilyn, viết trong trang blog của ḿnh năm ngoái: "Sau chót, thật bất măn v́ ảnh đă làm được nhiều chuyện, và hy sinh tất cả cho đất nước, gia đ́nh và bạn bè". Ở đoạn khác, chị tiếp: "Tôi buồn ḷng và cũng bất măn theo. Nhưng tôi cảm thấy dễ chịu nếu như chúng tôi có thể bước vào một khúc ngoặt khác của cuộc sống". Chị mong anh ấy được phái tới một đơn vị nào đó đóng ở một chỗ thoải mái hơn, như bên Đức, bên Ư hoặc ngoài Hawaii. Bằng không, chồng chị được tuyển làm huấn luyện viên bắn tỉa ở tiểu bang Georgia.
    Ước mong như thế, nhưng định mệnh đă đảo ngược tất cả. Trung sĩ Robert Bales được gửi tới chiến trường Afghanistan, để thi hành chuyến công tác thứ tư, và chứng kiến đồng đội ḿnh bị chết và bị thương.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỷ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỷ muốn ǵ?
    Chân dung kẻ sát nhân - P2
    NgyThanh



    Bị Taliban giật dây, dân địa phương đ̣i mang hung thủ ra xử ở ṭa án Afghanistan. Phía Mỹ không trả lời. Họ lẳng lặng chở Trung sĩ Bales qua Kuwait, hôm tiếp theo cho anh ta đáp máy bay về Mỹ. Ở phi trường Sherman bé tí dành riêng cho lục quân, xe quân cảnh chờ sẵn để đưa Robert Bales về quân lao Leavenworth. Được xây dựng và sử dụng từ năm 1874 ở tiểu bang Kansas, quân lao Leavenworth là một cơ sở có tường cao 12 mét và chôn sâu dưới mặt đất 12 mét nữa, chiếm một diện tích ngót 23 mẫu tây. Ở quân lao này có hai loại lính: loại thứ nhất bị lột cấp bậc và không lănh lương, loại thứ nh́ giữ ch́a khóa các pḥng giam. Trong tổng số nam quân phạm 440 đầu người, có 6 người chờ thi hành án tử h́nh và 10 người chung thân không có ngày tại ngoại. Nữ quân phạm Mỹ được giam riêng tại quân lao Brig ở căn cứ hải quân San Diego thuộc tiểu bang California. Trong quân lao này có khu biệt giam, dành cho các đối tượng cần giam riêng 23 giờ mỗi ngày. Bên dưới mỗi cánh cửa sắt có một cửa sổ nhỏ, vừa đủ để quản giáo tḥ tay vào c̣ng chân phạm nhân, trước khi mở cửa cho tù ra ngoài hít thở không khí hay đi tắm. Mỗi khi một người tù có việc phải ra khỏi pḥng, nội qui bắt buộc phải có hai hay ba cai tù áp tải. Nếu tù tỏ ra ngoan ngoăn, họ sẽ được ra pḥng ăn thay v́ nhận thức ăn được đút qua lỗ chó, và được xem truyền h́nh. Ở tất cả mọi ngơ ngách trong quân lao và ở mỗi pḥng giam đều có gắn máy thu h́nh để theo dơi thường xuyên tất cả mọi hoạt động của tù. Tù không thuộc loại chung thân hay tử h́nh được khuyến khích học nghề như thợ mộc, phụ việc trong pḥng răng, thiết kế, thợ hàn, và in lụa. Vũ khí để tự vệ của quản giáo là vơ thuật, v́ súng ống tuyệt đối không được phép mang qua cửa quân lao. Do đă từng là quân nhân với kỷ luật quân sự, hầu hết quân phạm tại đây không là tội phạm h́nh sự chuyên nghiệp; hơn một nửa tù là những phạm nhân liên quan đến án t́nh dục. Lần mới nhất thi hành án tử h́nh ở đây là ngày 13/04/1961.
    Luật sư John Henry Browne, đại diện cho Trung sĩ Robert Bales trước ṭa, nói rằng ông hy vọng sẽ sớm được tiếp xúc với thân chủ ḿnh tại quân lao trong tuần lễ này.

    Mỹ rút quân sớm hơn định kỳ?
    Cứ mỗi sự việc tương tự xảy ra, là người ta thấy một màn diễn biến ngoại giao lặp lại như những vở kịch nhàm chán. NATO xin lỗi và thành thực chia buồn; Tổng thống Mỹ xin lỗi và thành kính phân ưu. Sau đó, chuyện trước chưa kịp nguội, th́ chuyện sau gối lên. Tổng thống Karzai nổi cơn thịnh nộ, nhưng lại dằn xuống để t́m thế quân b́nh giữa chủ nghĩa dân túy và nhu cầu phải làm việc với đồng minh nước ngoài mà ông nương tựa. Các món viện trợ được gởi tới thêm nữa để bôi trơn quan hệ ngoại giao. Phe Taliban, tay làm chết không ít thường dân, nhưng miệng hô hoán chống các thế lực xâm lược thù địch. Các quốc gia có quân cán chính gởi tới chiến trường Afghanistan gồng ḿnh chịu trận trước mũi dùi phản công của dân địa phương muốn trút nỗi hận thù lên đầu lên cổ người tới giúp.
    Nhưng trong vụ thảm sát Panjwayi, ngày hôm sau, trong toàn khu vực đă tương đối lắng dịu. Các bô lăo trong vùng đă tỏ một thái độ tự chế rất đáng ngưỡng mộ. Dân làng đau đớn, nhưng họ không muốn sự phẫn nộ của họ bị khai thác và lợi dụng, như lời một già làng nói với báo chí. Rất nhiều người dân không c̣n duy tŕ tín nhiệm vào lính nước ngoài từ khuya, nhưng điều đó không đồng nghĩa với mong muốn bạo loạn, hay mời gọi phe Taliban trở lại nắm chính quyền. Họ biết một vụ gây chết chóc ở một làng xă hẻo lánh tại Kandahar không mang lại cường độ đủ để lôi kéo một quốc gia vốn đă rạn nứt vào một cuộc phiêu lưu chính trị như vụ “đốt thánh kinh” hồi tháng trước. Thực ra, chấn động từ vụ thảm sát Panjwayi này có lẽ sẽ gây ảnh hưởng lớn nhất tại Hoa Kỳ và châu Âu. Phía chính phủ Kabul lo sợ các biến cố dây chuyền sẽ mang lại h́nh ảnh tổn thương của một sứ mệnh bất hạnh, làm cḥng chành con tàu niềm tin và chính nghĩa, do những lỗ mội từ các thảm kịch đồng minh gây ra cho nhau. Mỗi thảm kịch như thế c̣n tạo ra kiểu nhận thức rằng người Afghan đă chán ngán đến tận cổ hay thậm chí đă dị ứng với thứ viện trợ mà quốc tế dồn vào. Không có ǵ hiểm độc cho một công cuộc hỗ trợ vào một chiến dịch hải ngoại khó khăn, bằng cảm giác rằng người được giúp có thái độ vong ân. Theo thăm ḍ chung của báo Washington Post và Đài truyền h́nh ABC mới tiến hành ngay trước ngày có vụ thảm sát Panjwayi, 55 phần trăm dân chúng Hoa Kỳ tin rằng đa số người dân Afghan chống đối tất cả những ǵ NATO gọi là sứ mệnh cần hoàn thành trên đất nước họ. 54% khác bảo rằng Hoa Kỳ nên triệt thoái quân đội cho dù lực lượng Afghan chưa đủ thực lực để thay thế người Mỹ. Chừng như một nhà phân tích thời cuộc của Thời Báo cũng ở trong đa số ấy. Cuối tuần qua, trong buổi mạn đàm thường kỳ, kư giả cựu trào kiêm ủng hộ viên đảng dân chủ Nguyễn Đạt Thịnh thảng thốt nói đi nói lại: “Tôi vừa viết một bài trách cứ ông Obama khá nặng. C̣n chờ ǵ nữa mà ổng chưa chịu rút quân?” Vào tháng Năm tới, Tổng thống Barack Obama sẽ gặp các nguyên thủ quốc gia của khối NATO trong cuộc họp thượng đỉnh ở Chicago, để bàn về mức độ tiếp tục hỗ trợ chính phủ Kabul cũng như nhịp điệu rút quân. Trước mắt, bất cứ vết thương mới nào đâm vào da thịt binh sĩ đồng minh mặc nhiên sẽ đẩy nhanh hơn cuộc triệt thoái của họ.

    NgyThanh

  3. #13
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Nếu không phiền...

    Đế quốc Mỷ muốn ǵ?


    Dạ thưa nếu không phiền thì xin bác alamit sửa lại cái ...dấu - HỎI- trong chữ MỶ thành dấu NGÃ - MỸ - đươc không ạ?

    Tại chữ đó nằm ngay cái tựa bài nên nó ...lồ lộ quá, e người ta "nhát" đoc cũng uổng đó bác.
    Xin bác miễn chấp cho, cám ơn.

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Rút quân khỏi A Phú Hăn

    Nguyễn đạt Thịnh

    Hoa Kỳ đang đứng trước nhu cầu rút quân ra khỏi A Phú Hăn; rút quân ra hay đưa quân vào chiến trường này, đều là những khó khăn vượt bực trên cả 2 b́nh diện quân sự và chính trị.
    Ngày mùng 7 tháng Mười 2001, nguyên tổng tư lệnh George W. Bush ra lệnh cho quân đội Mỹ nhẩy vào đó để "chống khủng bố". Dù đúng, dù sai, mệnh lệnh này cũng đă trở thành dĩ văng, đă đi vào lịch sử để được phán xét; vấn đề hiện tại -rút quân ra khỏi A Phú Hăn, và toàn bộ những khó khăn của việc rút quân- là vấn đề của vị đương kim tổng tư lệnh quân đội, ông Barack Obama.
    Bất cứ rút quân bằng cách nào, dù rút rất khéo như ông đă làm tại Iraq, ông cũng sẽ bị chỉ trích.
    Ngày thứ Hai 3/19/2012 tờ báo mạng Huffington Post‎ bắt đầu chỉ trích việc rút quân, dù việc này chưa bắt đầu, và ông Obama cũng chưa biết làm cách nào để hoàn thành trong êm đẹp. Trên mạng Huffington Post, anh Steven Kurlander nêu lên câu hỏi "rút khỏi A Phú Hăn, Hoa Kỳ có sẵn sàng chấp nhận một t́nh trạng Sài G̣n thất thủ năm 1975 chưa?"
    Câu nói này rơ rệt ngụ ư hậu quả của việc quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, là Nam Việt thất thủ; Kurlander không sáng tác ra huyền thoại "quân đội Việt Nam Cộng Ḥa không tận t́nh tác chiến bảo vệ quê hương nên Nam Việt mới rơi vào tay Việt Cộng", anh chỉ lập lại luận cứ này của nhiều chính khách và nhiều cơ quan ngôn luận Hoa Kỳ vẽ đi, vẽ lại nhiều lần để khỏa lấp, che dấu sự thất trận của quân đội Hoa Kỳ, và -tồi bại hơn nữa- che dấu việc quốc hội Hoa Kỳ đẩy đồng ḿnh Việt Nam Cộng Ḥa của họ vào thế không thể nào không thất trận; sau này ngay cả một vị tổng thống Hoa Kỳ cũng đă có lần chỉ trích khả năng chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Ḥa.
    Nhận định này của người Mỹ chủ quan và sai, nhưng sau 36 năm, người Mỹ gốc Việt vẫn chưa nói lên được dă tâm của các chính khách Hoa Kỳ xử giảo Nam Việt bằng cách thắt chặt sợi giây quân viện vào cổ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, và treo lên cho chúng ta chết khô, chết trước cả ngày Bắc Việt xua toàn bộ quân đội của họ xuống miền Nam, tiến đánh chúng ta từng tiền đồn một, từng đơn vị một, không tiền đồn nào có trên một đại đội, không đơn vị nào lớn hơn cấp sư đoàn; tiền đồn và đơn vị c̣n súng, nhưng hết đạn.
    Trong cuộc họp mặt mới nhất của cựu sinh viên sĩ quan trường Vơ Bị Quốc Gia tổ chức tại Houston, một cựu chuẩn úy, tốt nghiệp một trong những khóa chót của trường Vơ Bị Thủ Đức, kể lại cho tôi nghe giai thoại trung đội anh chỉ huy gần hết đạn, nhưng vẫn chiến đấu, giữ không để đồn binh thất thủ trong nhiều cuộc tấn công của địch.
    Trung đội trấn đóng một đồn binh nhỏ tại Chương Thiện; anh chuẩn úy mới toanh là người mang cấp bực cao nhất, nhưng lại là người lính trẻ nhất trong đồn.
    Anh kể, "đồn không có 'kho đạn, kho súng', tất cả hỏa lực đều nằm trong giây lưng đạn người lính thắt quanh bụng, không người nào c̣n đủ một đơn vị hỏa lực."
    Anh đánh điện xin tiếp tế đạn; viên đại úy quận trưởng cho anh một tọa độ hành quân, với tiêu lệnh "hễ đụng địch th́ rút trở về đồn," v́ quận chỉ có thể xin thêm đạn cho anh, sau mỗi cuộc đụng độ. Anh chuẩn úy lấy bản đồ ra chấm mục tiêu anh phải tiến đánh, rồi 4 giờ sáng, "mở toạc cổng đồn, vác súng ra" t́m và tấn công địch.
    Lực lượng 40 người khinh binh lầm lũi đi suốt một tiếng đồng hồ, và đâm xầm vào một tiểu đoàn địch đang say sưa ngủ trong những tấm ni lông áo mưa; họ nổ súng thỏa thích bắn giết rồi lẹ làng rút lui, tuân hành tiêu lệnh của quận trưởng.
    Trở về đồn, anh chuẩn úy kiểm điểm quân số: 2 chiến sĩ Địa Phương Quân không hồi đáp "có mặt" khi anh gọi tên họ; nh́n khoảng trống vắng trong quân số ít oi của đồn; anh buồn so v́ tổn thất nhân mạng đầu tiên trong đời binh nghiệp của anh; tuy nhiên điều làm anh lo ngại hơn là binh sĩ đă sử dụng gần hết đạn: nhiều người chỉ c̣n một băng đạn dự trữ, ngoài băng đạn đang nằm trong súng.
    Anh ra lệnh tuyệt đối không được bắn nữa, dù có bị địch tấn công, và báo cáo lên quận trưởng t́nh trạng thiếu đạn vô cùng nguy kịch của trung đội. Quận trưởng cho anh biết đang xin trực thăng thả đạn xuống cho anh, v́ đồn anh đóng không có đường bộ hay đường thủy để tiếp tế.
    Đêm hôm sau, đồn bị tấn công, đơn vị địch là tiểu đoàn bị anh đột kích sáng hôm trước; trung đội địa phương quân đồn trú tuyệt đối tuân hành lệnh không được bắn, trừ trường hợp thấy rơ địch trước mắt.
    Thấy bên trong không phản ứng sau hai chục quả cối bắn vào đồn, đơn vị Việt Cộng trở thành xông xáo hơn; họ đánh bộc phá, mở đường xuyên qua những lớp rào kẽm gai của đồn, rồi chạy ùa vào.
    Đă thấy địch trước mặt, người lính Địa Phương Quân nổ súng giết vài chục anh lính tiền đạo của địch trong đợt xung phong thứ nhất; lực lượng tấn công chùn lại, nhưng chỉ nửa giờ sau, họ lại thổi kèn xung phong, xua đợt thứ nh́ đạp trên xác c̣n nóng của đồng đội, chạy vào đồn.
    Lực lượng đồn trú bắn loạt đạn thứ nh́ cho đến lúc họ nghe khẩu lệnh ngừng bắn của anh chuẩn úy trung đội trưởng.
    "Để dành đạn cho những đợt xung phong sắp tới của địch," anh bảo binh sĩ thuộc cấp.

    Năm nay gần 60, anh bảo tôi, "trách nhiệm làm ḿnh trưởng thành hẳn ra. Năm đó mới 21, em không biết phép lạ nào tạo uy tín cho em, khiến gần 40 người lính, mỗi người chỉ c̣n 15 viên đạn, trong băng đạn cuối cùng đă gắn vào súng, mà vẫn tin tưởng vào em, nỗ lực sống chết bảo vệ tiền đồn cho đến ngày mùng 3 tháng 5/1975; ba ngày sau khi đại tá tỉnh trưởng, đại úy quận trưởng đă bị địch giết.
    Tôi hỏi xem anh có được tiếp tế đạn không, anh lắc đầu nói vị quận trưởng nói riêng cho anh biết là kho đạn của quận cũng không c̣n đạn, trực thăng cũng không cất cánh được v́ thiếu nhiên liệu.
    Đó là góc cạnh không giống nhau giữa hai cuộc rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam năm 1968, và rút khỏi A Phú Hăn năm 2012 mà tôi muốn tŕnh bầy với những bạn đọc cựu quân nhân.
    Tôi biết trong giai đoạn cúp quân viện, mỗi cựu quân nhân chúng ta đều có một giai thoại "hết đạn" như câu chuyện anh bạn chuẩn úy đồn trưởng kể cho tôi nghe.
    Năm 1973 Hoa Kỳ giúp quân đội Việt Nam Cộng Ḥa 2.8 tỉ mỹ kim, năm 1975, con số này chỉ c̣n một phần mười - $300 triệu; từ mỗi 10 viên đạn chúng ta nhận được trong 2 năm 1973 và 1974, thời gian chiến trường tạm lắng dịu sau cuộc tổng tấn công 1972; năm 1975, khi Bắc Việt đem toàn lực đánh chiếm Nam Việt, người Mỹ chỉ tiếp tế cho chúng ta 1 viên đạn
    Tôi đề nghị chúng ta viết lên quyển sách "Chúng tôi đă chiến đấu đến viên đạn cuối cùng", viết bằng Việt ngữ, dịch ra Anh ngữ để trả lời những kẻ nói chúng ta thiếu tinh thần chiến đấu.
    Một diễn biến giống nhau của 2 cuộc chiến tranh là hành động tàn sát điên cuồng của 2 quân nhân Mỹ bị khủng hoảng v́ cảnh bắn giết xẩy ra liên tục: ngày 11 tháng Ba 2012, Trung sĩ Robert Bales thuộc Lữ Đoàn 3 Xung Kích, Sư Đoàn 2 Bộ Binh, giết 16 thường dân A Phú Hăn tại quận Panjwa, tỉnh Kandahar.
    Ngày 16 tháng Ba 1968, trung úy William Calley, thuộc Sư Đoàn Americal giết 504 thường dân Việt Nam tại Mỹ Lai.



    Người A Phú Hăn biểu t́nh đ̣i trả thù lính Mỹ, tổng thống A Phú Hăn, ông Hamid Karzai, lớn tiếng đuổi quân Mỹ ra khỏi A Phú Hăn; trong lúc 44 năm trước, chúng ta nhẫn nhục chấp nhận hành động điên dại của một anh trung úy Mỹ, không để tội ác của một cá nhân tạo trở ngại cho cuộc chiến tự vệ của Nam Việt.
    Nhưng hôm nay, cuộc chiến tự vệ không c̣n nữa, và ngay cả đất nước chúng ta cũng không c̣n nữa, chúng ta cần vạch rơ thái độ vô trách nhiệm của quốc hội Hoa Kỳ trong việc, không chỉ bỏ đồng minh, bỏ chiến trường tháo chạy, mà c̣n độc ác siết chặt tiếp vận, đưa đến việc tiêu diệt quân đội Việt Nam Cộng Ḥa, và vĩnh viễn phá bỏ cuộc sống dân chủ, tự do của gần 30 triệu người Nam Việt.
    Giờ này, người Mỹ bị người A Phú Hăn đuổi ra khỏi A Phú Hăn, trong lúc Mỹ chưa muốn rút quân ngay lập tức; đó là những khác biệt giữa hai cuộc rút quân của Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam và ra khỏi A Phú Hăn. Chúng ta cần vạch rơ những sai lầm lịch sử, cần viết thành sách để sách lược đối xử với đồng minh trở thành một môn học được giảng dạy trong những trường vơ bị Hoa Kỳ, những lớp sử kư của các trường đại học, hầu tránh những sai lầm tai hại không tái diễn trong cuộc rút quân lần thứ ba -điều thế nào cũng phải đến.
    Nguyễn đạt Thịnh

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Hoa Kỳ giúp Syria vơ trang nổi dậy?

    Tuesday, 03 April 2012 20:33
    Nguyễn đạt Thịnh

    Đấu tranh chính trị và vơ trang nổi dậy là 2 h́nh thái khác nhau, thường thấy trong một cuộc vận động mưu cầu thay đổi chính thể; tuy cả hai hoạt động chuyên chở cùng một mục đích, nhưng thường không song hành trong cùng một lúc.
    Những cuộc biểu t́nh tại Ai Cập đưa đến việc lật độ chế độ độc tài của tổng thống Hosni Mubarak tiêu biểu cho h́nh thái đấu tranh chính trị; ngược lại chính thể độc tài của đại tá Muammar Gaddafi tại Libya, bị lật đổ và ông ta bị sát hại trong một cuộc vơ trang nổi dậy.
    Cả hai h́nh thái vơ trang nổi dậy và đấu tranh chính trị cùng xẩy ra tại Libya, nhưng không cùng một lúc; ngay khi người Libya cầm súng chống chính phủ, họ ngưng không xuống đường đấu tranh chính trị nữa.
    Người Ai Cập không vơ trang nổi dậy; họ chỉ biểu t́nh, chỉ đấu tranh chính trị, và thành công nhờ các tướng lănh Ai Cập thân Mỹ tạo áp lực giúp họ; ngược lại người Việt Nam vẫn hận việc Mỹ giúp các tướng lănh Việt Nam thân Mỹ trong cuộc vơ trang nổi dậy năm 1963.
    Hiện tượng "không song hành" cũng dễ hiểu: 10 người vơ trang, sử dụng vũ khí chống lại quân chính phủ giữa một cuộc xuống đường đấu tranh bất bạo động của đông đảo quần chúng, là ao ước của chính phủ để giúp họ biện minh việc họ tàn sát người biểu t́nh.
    Nhận xét này được những cuộc đảo chánh trong "mùa Xuân Ả Rập" kiểm chứng, trừ ngoại lệ đang diễn ra tại Syria: trong lúc thường dân Syria xuống đường biểu t́nh chống nhà độc tài Bashar al-Assad, th́ một lực lượng tự xưng là "The Free Syrian Army" FSA (Quân Đội Syria tự do), áp dụng chiến thuật du kích chống quân đội của ông Assad.
    Đem vũ khí vào h́nh thức biểu t́nh bất bạo động là việc mới xẩy ra từ vài tháng nay, trong lúc cuộc biểu t́nh bất bạo động đầu tiên diễn ra tại Syria từ 26 tháng trước, vào ngày 26 tháng Giêng 2011.

    Nguyên nhân thúc đẩy người Syria chống chính phủ cũng vẫn chỉ là nghèo đói, thất nghiệp, kinh tế bế tắc trong một thể chế độc tài, thiên vị tín đồ Alawites, một nhánh của Hồi Giáo, và cũng là tôn giáo của tổng thống Bashar al-Assad.
    Những nguyên nhân này -kể cả việc kỳ thị tôn giáo- đă và vẫn c̣n đang thúc đẩy người Ả Rập xuống đường tại nhiều quốc gia Ả Rập khác, đă và đang khiến mọi nỗ lực của vị nguyên tổng thư kư Liên Hiệp Quốc, ông Kofi Annan, thất bại trong trọng trách ḥa giải những người Syria sống chung trên cùng một lănh thổ, nhưng không cùng một sắc tộc, một tín ngưỡng.


    Tổng thống Bashar al-Assad không muốn số phận của ông giống một trong những số phận hẩm hiu của các vị nguyên thủ quốc gia Ả Rập: bị tù tội sau khi thoái vị như ông Mubarak, bị giết như đại tá Gaddafi, hoặc đang lưu vong sống trong một quốc gia tạm dung như ông Zine El Abddine Ben Ali.
    Ông sẽ bám víu địa vị, dù có phải giết thêm hàng triệu người Syrians nữa. Trả lời phỏng vấn, một kỹ sư Syrian, nhận định, "Trời không sợ đất, đất cũng chẳng sợ trời: chính phủ đă sát hại hàng chục ngàn người Syrians; nhưng hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người Syrians khác đang sẵn sàng xuống đường đ̣i lật đổ ông."
    Tại Homs, không chỉ riêng quân đội chính phủ tàn sát dân chúng, mà ngay cả những lực lượng vơ trang chống chính phủ cũng giết chóc, hăm hiếp lương dân.
    Một bác sĩ nói với phóng viên Reuters, "người ta đưa đến đây một thiếu phụ ngoài 30 và một thiếu nữ 12 tuổi bị cưỡng hiếp; cả hai đều trần truồng, người đàn bà bị đánh đập tàn nhẫn, có lẽ v́ bà ta kháng cự. Đứa bé mê man suốt 30 tiếng đồng hồ."
    Nh́n ảnh hưởng to lớn của truyền thông thế giới trên 2 cuộc đảo chánh tại Ai Cập và Lybia, Assad tuyệt đối ngăn cấm phóng viên ngoại quốc vào Syria. Một viên chức chính phủ ẩn danh nói, "truyền thống của truyền thông là bênh vực phe nổi dậy."
    Ông ta thách thức truyền thông tự do hăy tường thuật về hoạt động của Iran tiếp tế vũ khí cho phe nổi dậy. Ông này nói, "Sunni Muslim tại Saudi Arabia, Qatar, và Shi'ite Muslim tại Iran đang vơ trang người Syrians chống chính phủ Syria."
    Syria không chỉ là đất nước của tín đồ Alawites; dân số Ả Rập theo hệ phái Sunni và Shi'ite đông hơn; nhưng những người này không chủ trương vơ trang kháng chiến để lật đổ chính phủ. Họ ôn ḥa xuống đường, và có thể thỏa măn với một số nhượng bộ của chính phủ Assad.
    Cô Reem, một nữ y tá làm việc cho chính phủ Assad, nói cô không chống ông Assad, nhưng cũng không ủng hộ việc ông này có thể sẽ giết hàng triệu người Syrians để bảo vệ ghế tổng thống.
    Cô Anas, 25 tuổi, chủ nhân một trạm đổi tiền, kể lại những nỗ lực của cô để giữ cho tiền tệ Syria không mất giá so sánh với đồng mỹ kim.
    "Nhưng cuối cùng tôi vẫn không chối bỏ sự thật được, tiền Syria đang mất giá; thiên hạ hối hả đổ tiền ra mua xăng, mua thực phẩm, không so đo mắc rẻ," Anas nói. "Họ lo sắp đến lúc đồng tiền Syria không c̣n mua được ǵ nhiều nữa."
    Một người đàn ông chỉ cho biết first name của ông là Yusef, 40 tuổi, công chức chính phủ, nói, "làm việc cho chính phủ, dĩ nhiên tôi không chống chính phủ; nhưng 35,000 đồng bạc (729 mỹ kim), lương của 2 vợ chồng tôi chỉ c̣n một nửa, so với vật giá hiện nay.
    "Chính phủ huênh hoang khoe chiến thắng tại Homs, tại Baba Amr, tại Idlib," Yusef nói, "nhưng rồi t́nh h́nh mỗi ngày một thêm rối ren: thực phẩm khan hiếm, điện bị cắt; không thấy cải tiến chút nào."
    Hôm thứ Tư 3/21, phái viên đặc nhiệm của Liên Hiệp Quốc, ông Kofi Annan kêu gọi chính phủ Syria ngưng bắn; ngày hôm sau FSA phục kích bắn súng chống chiến xa vào một trong những chiếc thiết giáp đang tuần tiễu trên đường phố Hama. Pháo binh chính phủ nă đại bác vào Homs, và Lattakia.
    Giao tranh giết tổng cộng 90 người, chỉ tính ngày thứ Năm 3/22 - 25 người tại Idlib, 35 người tại Homs, 15 người tại Hama, 7 người tại Daraa, 2 tại Lattakia, 2 tại Aleppo, 2 tại vùng ngoại ô Damascus, 1 tại Bokamal, và 1 ngay bên trong thành phố Damascus.

    Đấu tranh chính trị không đủ mạnh để lật đổ chính phủ, người Ai Cập và người Tunisia đă không thành công nếu hai ông tổng thống Mubarak và Abbdine Ben Ali quyết liệt bảo vệ ghế ngồi như ông Assad đang quyết liệt.
    Lực lượng FSA cũng không lật đổ Assad được, v́ thiếu hỏa lực không yểm mà lực lượng Ai Cập nổi dậy được không lực NATO yểm trợ.
    Liên Hiệp Quốc cũng không làm ǵ được Assad v́ ông này được 2 quốc gia vệ sĩ Nga và Trung Quốc bảo vệ bằng 2 phiếu phủ quyết.
    Nói cách khác, quân chính phủ và quân chống chính phủ sẽ c̣n giết nhau, và giết dân dài dài.

    Kiểm điểm từng giả thuyết một, người ngoại cuộc phải thấy nhu cầu cung cấp một lối thoát cho những vị bạo chúa hết thời; không bạo chúa nào muốn bị giết như Gadhafi, hay bị tù như Mubarack; họ có thể chấp nhận một bản án 35 năm tù như tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali chấp nhận, miễn là bản án đó chỉ xử ông khiếm diện.
    Giờ này sống vô danh tại Saudi Arabia, với bà vợ Leila Ben Ali và 3 đứa con, ông không vênh vang, không hănh diện ǵ nữa nhưng vẫn toàn mạng, không tù tội, và có vợ con một bên.
    Lối thoát đó có thể không lư tưởng ǵ lắm, nhưng cũng giúp những dân tộc nổi dậy bớt bị bạo chúa tàn sát.

    Hai câu hỏi bâng quơ nêu lên cho đỡ buồn; câu thứ nhất là trong giả thuyết ông Kofi Annan thuyết phục được cả Nga lẫn Trung Quốc thôi không yểm trợ Bashar al-Assad bằng quyền phủ quyết của họ tại Liên Hiệp Quốc nữa, Liên Âu và Hoa Kỳ có giúp FSA thắng Bashar không? Và sự thắng trận này, đặt Syria dưới ảnh hưởng của Iran có phải là điều thế giới mong muốn không.
    Câu hỏi bâng quơ thứ nh́ là: một trương mục "nặng" 8 con số, và một căn biệt thự tại Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, Boston hay Toulouse có đủ để quư vị "chú phỉnh" Hà Nội tái xét lập trường "thà mất nước chứ không mất đảng" hay không? Hy vọng đó là giải pháp giúp cuộc đấu tranh bất bạo động trong nước không phải chuyển qua giai đoạn vơ trang nổi dậy vô cùng sắt máu.

    Nguyễn đạt Thịnh

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân
    Nhị Khê





    Ngày 26/03/2012, Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân (The Nuclear Security Summit) lần thứ 2 với sự có mặt của các nhà lănh đạo trên 50 quốc gia và một số tổ chức quốc tế đă khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lăm (Convention & Exhibition Center, COEX) Hán Thành. Dịp này lănh đạo các quốc gia tập trung thảo luận vấn đề tăng cường an ninh và ngăn chặn các hoạt động khủng bố đối với nguyên liệu và cơ sở hạt nhân. Hội nghị đánh giá những tiến bộ cộng đồng quốc tế đạt được trong lĩnh vực an ninh hạt nhân kể từ Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất họp ở Hoa Thịnh Đốn năm 2010, đồng thời đưa ra các biện pháp an ninh mới. Sau 2 ngày họp (26 và 27/03), hội nghị ra "Tuyên bố chung Hán Thành". Trước ngày hội nghị khai mạc, Bắc Hàn lên kế hoạch phóng phi đạn tầm xa vào dịp kỷ niệm 100 ngày sinh của Kim Nhật Thành, TT Hoa Kỳ Obama, TT Đại Hàn Lee Myung-bak, ... đă lên tiếng yêu cầu Bắc Hàn hủy bỏ kế hoạch đă định, nếu không sẽ bị cô lập và trừng phạt.
    Tuy nhiên, theo kư giả Steve Herman của đài Tiếng nói Hoa Kỳ, hội nghị lần này đă bị lu mờ v́ những quan ngại về các hoạt động hạt nhân và phi đạn của Bắc Hàn, tránh không mở rộng sứ mạng của ḿnh kêu gọi thực hiện các biện pháp cụ thể hướng tới việc thế giới loại trừ vũ khí hạt nhân. "Tuyên bố chung Hán Thành" vào cuối hội nghị cũng không đề cập đến Bắc Hàn hay Iran, hai quốc gia đang là mối quan ngại hàng đầu khi nói đến việc phát triển các vũ khí hạt nhân nguy hiểm.

    Diễn biến hội nghị
    Lănh đạo các nước tham dự hội nghị kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn nữa đối phó với đe dọa khủng bố hạt nhân, thảo luận các biện pháp chống lại mối đe dọa đó bao gồm bảo vệ các cơ sở và nguyên liệu hạt nhân, đặc biệt phải ngăn chặn nạn mua bán các nguyên liệu sản xuất ra loại vũ khí giết người hàng loạt này.
    Khi lên phát biểu, TT Hoa Kỳ Obama cảnh báo, có quá nhiều kẻ xấu đang đe dọa dự trữ và sử dụng nguyên liệu hạt nhân nguy hiểm. Ông nói: "Không cần nhiều, chỉ cần một lượng nhỏ các nguyên liệu này cũng đủ giết hại hàng trăm ngàn người vô tội. Đây không phải phóng đại mà là một sự thật chúng ta đang đối mặt. An ninh thế giới phụ thuộc vào hành động của chúng ta". TT Obama c̣n nói ông đang thúc đẩy "một thế giới không có vũ khí hạt nhân". Trước hội nghị này, ông từng kêu gọi và khuyến cáo Bắc Hàn rằng, kế hoạch phóng phi đạn tầm xa của B́nh Nhưỡng sẽ khiến họ ngày càng bị cô lập. Với Iran, ông nói, vẫn c̣n thời gian thông qua con đường ngoại giao giải quyết thế bế tắc chương tŕnh hạt nhân của Tehran, nhưng "thời gian không c̣n nhiều, Iran phải hành động nghiêm túc và khẩn cấp với sự đ̣i hỏi của hoàn cảnh hiện tại".
    Ngày 26/03, khi nói chuyện với sinh viên Đại học Hankuk, ông Obama lặp lại lời cam kết, Hoa Kỳ với tư cách “quốc gia duy nhất trên thế giới từng sử dụng vũ khí hạt nhân” sẽ giảm kho vũ khí hạt nhân của ḿnh. Ông nói, là một người cha, ông không muốn nh́n thấy con gái ḿnh lớn lên trong một thế giới bị hạt nhân đe dọa. Ông c̣n nói đang chờ đợi cuộc hội kiến với ông Vladimir Putin, Tổng thống Nga vừa đắc cử sẽ nhậm chức vào tháng 05 tới để bàn thảo thêm vấn đề cắt giảm vũ khí hạt nhân của hai nước.
    Cũng trong ngày 26/03, TT Obama hội đàm với TT Nga Dmitry Medvedev 90 phút, sau khi kết thúc, hai ông lại “thầm th́” với nhau, không ngờ tiếng nói của 2 vị lọt vào máy thu thanh. Bản tin của ABC News loan tin, 2 nhà lănh đạo Nga Mỹ hội đàm xong lập tức họp báo, không ngờ máy phóng thanh khẽ phóng ra những lời hai vị không muốn công bố ra ngoài. Nội dung buổi “thầm th́” đó như sau:
    Obama: Những vấn đề đó, đặc biệt là pḥng ngự phi đạn, đều có thể giải quyết, nhưng, điều quan trọng là, ông ấy phải cho tôi không gian (chữ không gian - space, ở đây mang ư nghĩa “chỗ để xoay trở”)
    Medvedev: Vâng! Tôi hiểu. Tôi hiểu ư nghĩ liên quan đến chỗ để xoay trở ông nói tới. Cho ông không gian ...
    Obama: Đây là lần tranh cử cuối cùng của tôi. Sau đó, tôi có thể linh động hơn.
    Medvedev: Tôi hiểu. Tôi sẽ truyền đạt những lời này tới Vladimir.
    Trước đó một ngày (25/03), TT Hoa Kỳ Barack Obama đă hội đàm với TT Lee Myung-bak. Trong cuộc họp báo sau đó TT Obama một lần nữa yêu cầu Bắc Hàn từ bỏ kế hoạch phóng phi đạn tầm xa vào tháng 04 tới, bằng không sẽ bị cộng đồng quốc tế cô lập và trừng phạt. Ông c̣n khiển trách Trung Quốc chưa dùng ảnh hưởng của ḿnh ngăn chặn đồng minh Bắc Hàn “khiêu khích” và có những “hành động xấu xa” đối với cộng đồng quốc tế trong việc “bắn thử” vũ khí hạt nhân, thúc dục B́nh Nhưỡng công bố kế hoạch hạt nhân của họ cho quốc tế kiểm tra. Đó là điều xưa nay hiếm thấy.
    Tại hội nghị này, TT Đại Hàn Lee Myung-bak nói khủng bố hạt nhân là “mối đe doạ nghiêm trọng”, TT Obama đáp lại cần có hành động. CT Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi tạo ra “môi trường quốc tế thuận lợi cho việc tăng cường an ninh hạt nhân”, TT Lee Myung-bak yêu cầu có hành động cụ thể để giải quyết mối đe dọa “nghiêm trọng” cho ḥa b́nh thế giới.
    Trước đó, Bắc Hàn lên kế hoạch phóng cái họ gọi là “vệ tinh” trong khoảng thời gian từ 12 đến 16/04 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của Kim Nhật Thành. Theo tin của hăng thông tấn KCNA, B́nh Nhưỡng tuyên bố “sẽ không bao giờ từ bỏ phóng vệ tinh v́ mục đích ḥa b́nh”. KCNA cũng cho hay “vệ tinh dự báo thời tiết” quốc gia này dự định phóng có lợi cho “nghiên cứu dự báo thời tiết vốn rất cần thiết cho nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác”. Tuy nhiên, không người nào nghe những lời ngụy biện của kẻ gây ra nguy cơ cho khu vực Đông Á và thế giới.
    Dịp này, TT Obama và CT Hồ Cẩm Đào đă có buổi gặp bên lề hội nghị. Hai bên đồng ư phối hợp hành động đối phó với bất kỳ “sự khiêu khích tiềm tàng” nào nếu B́nh Nhưỡng vẫn phóng phi đạn tầm xa theo kế hoạch. Sau buổi gặp mặt đó, phiá Hoa Kỳ nhận xét, sự cố gắng ban đầu của 2 nhà lănh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến cho mọi người cảm thấy dễ chịu. Lư do là CT Hồ Cẩm Đào nói với TT Obama Trung Quốc không bằng ḷng thái độ của tầng lớp lănh đạo mới của Bắc Hàn. Bắc Kinh ngơ ư sẽ dùng ảnh hưởng của ḿnh yêu cầu B́nh Nhưỡng hủy bỏ kế hoạch thử phi đạn tầm xa vào tháng 04/2012.
    Tờ The Wall Street Journal loan tin, Trung Quốc không b́nh luận ǵ về cuộc nói chuyện trong 90 phút giữa TT Obama và CT Hồ Cẩm Đào, nhưng ... Ben Rhodes, phụ tá chính sách ngoại giao của TT Obama (President Obama's foreign policy speechwriter), người có mặt trong cuộc nói chuyện giữa 2 nhà lănh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc nói với kư giả, CT Hồ Cẩm Đào bày tỏ quan ngại thực sự về kế hoạch phóng phi đạn của Bắc Hàn.
    Hai hăng thông tấn Reuters và AFP cũng loan tin, Ben Rhodes cho biết Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ tiếp tục đối thoại với Bắc Hàn, TT Obama nói với CT Hồ Cẩm Đào rằng, Hoa Kỳ sẵn sàng đối thoại với Bắc Hàn, song chỉ khi B́nh Nhưỡng đáp ứng các cam kết quốc tế của ḿnh.

    Mỹ - Trung hợp tác đối phó với Bắc Hàn?
    Trước ngày Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân khai mạc, B́nh Nhưỡng và Hoa Thịnh Đốn đă đọ sức về nguy cơ hạt nhân Bắc Hàn gây ra. B́nh Nhưỡng khẳng định, hội nghị an toàn hạt nhân lần này là sự khiêu khích đối với họ. Chính phủ Bắc Hàn do lănh tụ nhóc Kim Chính Ân cầm đầu vẫn kiên tŕ thực hiện kế hoạch bắn thử phi đạn tầm xa để trả đũa sự khiêu khích đó. Trong khi đó TT Obama lại đến Bàn Môn Điếm, khu vực đ́nh chiến giữa Nam và Bắc Hàn, thăm hỏi binh lính và sĩ quan quân đội Mỹ. Hôm đó ông đứng trong nhà kính chống đạn dùng ống nḥm quan sát về phiá Bắc Hàn. Thái độ đó của B́nh Nhưỡng và Hoa Thịnh Đốn không những gây khó khăn đối với việc họp lại Hội nghị Sáu bên bàn về nguy cơ hạt nhân ở Bán đảo Triều Tiên, c̣n tăng cường biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với Bắc Hàn, B́nh Nhưỡng sẽ ngày càng bị cô lập. Hoa Kỳ, Đại Hàn và Nhật Bản cho rằng, cái gọi là “bắn thử vệ tinh” B́nh Nhưỡng tuyên bố chỉ là “treo đầu dê bán thịt chó”, thực chất là một cuộc thử phi đạn tầm xa. Đài NHK cho hay, chính phủ Nhật Bản tuyên bố, Bộ Quốc pḥng Nhật sẽ chuẩn bị việc triển khai tàu khu trục Aegis và hệ thống tên lửa đánh chặn địa - không Patriot Advanced Capability - 3 tại quần đảo Sakishima đối phó với việc thử phi đạn tầm xa của Bắc Hàn. Trước đó, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Naoki Tanaka cảnh cáo ông có thể ra lệnh bắn hạ phi đạn của Bắc Hàn nếu nó gây nguy hiểm cho Nhật Bản. Phát biểu tại quốc hội, ông Tanaka cho biết ông sẽ hành động khi “được TTg Yoshihiko Noda chấp thuận”. Nói cách khác, Cùng thời kỳ với Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân, nguy cơ hạt nhân đối với khu vực Đông Á vô cùng căng thẳng, nó thử thách kết quả của cuộc hội nghị này. Bởi vậy trong cuộc họp báo ở Hán Thành, TT Obama kêu gọi Trung Quốc, nước láng giềng có ảnh hưởng lớn lao và quan trọng đối với Bắc Hàn, phải gây sức ép đối với nhà cầm quyền do lănh tụ nhóc Kim Chính Ân cầm đầu.
    Về phiá Trung Quốc, đây là lần đầu tiên Hồ Cẩm Đào công du ngoại quốc sau khi xảy ra vụ “cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh của Bạc Hy Lai”. Điều đó chứng tỏ cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng Sản Trung Quốc trước ngày diễn ra Đại hội lần thứ 18 đă tạm thời lắng xuống, Hồ Cẩm Đào mới yên tâm đi dự Hội nghị Thượng đỉnh An toàn Hạt Nhân ở Hán Thành, sau đó c̣n công du Ấn Độ và Cambodia, đồng thời bày tỏ lập trường của ḿnh trong việc khuyên bảo Bắc Hàn từ bỏ kế hoạch hạt nhân của ḿnh. Tuy nhiên, trước đây Trung Cộng từng được Kim Chính Nhật nhờ cậy giúp đỡ Kim Chính Ân khi con trai ông ta lên cầm quyền, nên không thể nghiêm khắc phê phán B́nh Nhưỡng, ngược lại cam kết sẽ khuyên bảo dần để B́nh Nhưỡng thông qua Bắc Kinh báo cáo rơ với cộng đồng quốc tế kế hoạch thử cái gọi là “vệ tinh”, nhằm giảm bớt t́nh h́nh căng thẳng đang bày ra trước mắt, tạo điều kiện cho Bắc Hàn và Hoa Kỳ có cơ hội gặp lại nhau trong phạm vi hẹp như đă xẩy ra trong thời gian gần đây, cuối cùng trở lại bàn đàm phán Sáu bên gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Nga. Bắc Hàn và Trung Quốc.
    Hội nghị Thượng đỉnh An toàn Hạt nhân lần này diễn ra đúng 1 năm sau thảm họa động đất, sóng thần lịch sử ập xuống nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 với những tàn tích của nó để lại c̣n nguyên dấu, các nhà lănh đạo tham dự hội nghị đă thảo luận và đánh giá nguy cơ và sự đối phó với tai nạn do nhà máy điện hạt nhân Fukushima gây ra. Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ và Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản công bố những tài liệu và t́nh h́nh thật về thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Lư do v́ không phải Nhật Bản và Hoa Kỳ đều có những quyền lợi của ḿnh trong khu vực này, cần phải báo cáo nguy cơ và t́nh h́nh chân thực cho các nước khác biết. Là quốc gia có nguồn điện hạt nhân lớn, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều muốn từ Nhật Bản rút ra những bài học và kinh nghiệm quư báu, đề pḥng những tai họa tương tự có thể xảy ra tại nước ḿnh.
    Hội nghị Thượng đỉnh An toàn Hạt Nhân lần này không thể tránh một đề tài cần phải bàn đến là có nên phát triển điện hạt nhân với quy mô lớn nữa hay không? Hội nghị lần trước chủ yếu tập trung vào đối phó với việc “phát triển vũ khí hạt nhân” của Bắc Hàn và Iran. Hội nghị lần này, do thảm họa của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, tất nhiên phải kịch liệt bàn đến tương lai của việc phát triển loại năng lượng này. Trong thực tế, một số nước Châu Âu đứng đầu là Cộng ḥa Đức đă tuyên bố rơ ràng từ bỏ không sử dụng năng lượng hạt nhân, hoặc hạn chế sử dụng. Trong các nước phương Tây, chỉ có Hoa Kỳ kiên tŕ tiếp tục phát triển điện hạt nhân, Trung Quốc và các nước đang phát triển sử dụng khối lượng lớn, tất nhiên xảy ra xung đột với các nước tuyên bố từ bỏ điện hạt nhân hoặc hạn chế đến mức tối đa. Về vấn đề này Hoa Kỳ sẽ đứng về phiá các nước đang phát triển, mâu thuẩn với một số nước đồng minh phương Tây.
    Đối với vấn đề thí nghiệm hạt nhân của Bắc Hàn và Iran, Hoa Kỳ và Trung Quốc có những điểm chưa nhất trí với nhau, nhưng về chính trị và ngoại giao, Hoa Kỳ cần Trung Quốc hợp tác để đối phó với Iran, đặc biệt là Bắc Hàn. Về sử dụng năng lượng hạt nhân, Hoa Kỳ và Trung Quốc hoàn toàn giống nhau, nên rất dễ gần nhau, tuy nhiên, trước sự phản đối của cộng đồng quốc tế, hai nước này cần phải suy nghĩ.

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Con rắn biển Hydra

    Nguyễn Đạt Thịnh





    Hydra là một sản phẩm thần thoại của người Hy Lạp, nó có đến 9 cái đầu, với 9 cái miệng đầy nọc độc; vai tṛ của nó là gác cổng địa ngục.
    Báo chí Hoa Kỳ đang phục sinh cho con quái vật này, sau khi họ kinh hoàng khám phá ra nguy cơ khủng bố vẫn c̣n gần như nguyên vẹn, chưa giải quyết; 11 tháng trước họ tưởng mọi việc đă lắng dịu vào đêm Chúa Nhật 01 tháng 05/2011, khi Tổng thống Obama nói trên đài truyền h́nh: "Tôi tường tŕnh cùng quốc dân Hoa Kỳ và thế giới là Hoa Kỳ vừa thực hiện một cuộc hành quân hạ sát Osama bin Laden". Ông nói thêm: "Sau một cuộc giao tranh ngắn, quân nhân Hoa Kỳ đă giết bin Laden và đem xác ông ta đi; họ thận trọng tránh không gây tổn thương cho những người khác. Lực lượng Hoa Kỳ hoàn toàn không tổn thất ǵ cả".
    Vô cùng can trường và tinh nhuệ, đêm hôm đó lực lượng Người Nhái Hoa Kỳ đă thành công trên mọi ước đoán lạc quan nhất. Họ bay sâu vào lănh thổ Pakistan, đáp trực thăng trên một biệt thự xây cất kiên cố như một pháo tháp, bên ngoài thị trấn Abbottabad, đột nhập vào pḥng riêng của bin Laden, và giết tên trùm khủng bố, đúng vào lúc hắn vói tay chụp khẩu tiểu liên luôn luôn giữ bên ḿnh.
    Cả thế giới reo vui; lực lượng liên minh êm thắm rút khỏi Iraq; lực lượng c̣n trấn đóng A Phú Hăn cũng lên kế hoạch hồi hương trước cuối năm 2014.
    Ngay cả ông Obama cũng không ư thức được là chiến công Người Nhái Hoa Kỳ đạt được không giúp Hoa Kỳ chấm dứt chiến tranh; giết chết bin Laden, ông mới chỉ chặt được một trong 9 cái đầu của con rắn biển Hydra.
    Al Qaeda-Hydra đang vươn cả 8 cái đầu c̣n lại để tấn công ông trong suốt 8 tháng sắp tới, thời gian yếu nhược của ông, cũng như của mọi vị tổng thống Hoa Kỳ trong những năm tái ứng cử.


    Con rắn biển Hydra 9 đầu.

    Cuộc tấn công của al Qaeda-Hydra được tờ nhật báo Washington Post đăng trong số phát hành hôm thứ Hai 26 tháng Ba; trong một bản tin dưới tựa đề Lực lượng A Phú Hăn bắn chết 3 quân nhân NATO; ngày hôm sau, Đại tướng John R. Allen Tư lệnh chiến trường A Phú Hăn họp báo tại Ngũ Giác Đài xác nhận 3 quân nhân bị lính A Phú Hăn bắn chết gồm 2 người Anh và 1 người Mỹ.
    Nhận định về việc lính A Phú Hăn giết những người lính ngoại quốc "đến giúp họ chống khủng bố", tướng Allen nói lực lượng Taliban vẫn nỗ lực làm quân ngoại quốc bất tín nhiệm lực lượng an ninh A Phú Hăn. Ông tiên đoán việc lính A Phú Hăn giết lính đồng minh sẽ c̣n tiếp tục.
    Allen chỉ nói lên thực trạng tại A Phú Hăn: tính cho đến nay đă có trên 800 quân nhân Liên Minh bị lính A Phú Hăn sát hại.Chỉ trong ṿng 35 ngày, tính từ ngày 20 tháng Một đến ngày 24 tháng Hai 2012 lính A Phú Hăn 4 lần nổ súng giết 6 quân nhân Liên Minh, một đại tá và một thiếu tá Mỹ, và làm 12 lính Pháp bị trọng thương

    Đại tướng Gen. John R. Allen

    Nhờ có 50% máu Ả Rập trong huyết quản, Tổng thống Obama hiểu rơ 2 cuộc chiến tranh Iraq và A Phú Hăn hơn nhiều người Mỹ khác. Ông không tin tưởng những lănh tụ Ả Rập dù họ có lập trường rơ rệt thân Mỹ.
    Điều đáng tiếc là ông đă không biết lợi dụng việc hạ sát bin Laden để chấm dứt chiến tranh A Phú Hăn, rút quân về nước.
    Chấm dứt chiến tranh không có nghĩa là giao A Phú Hăn vào tay al-Qaeda, mà chỉ là thôi không cồng kềnh và tốn kém hiện diện trên đất A Phú Hăn nữa, trong lúc mọi hoạt động quân sự, t́nh báo, sử dụng drones tấn công các căn cứ mật của địch vẫn thực hiện được, mà lại c̣n kiến hiệu hơn hiện nay.
    Sai lầm của Tổng thống Obama là nỗ lực xây dựng một quốc gia A Phú Hăn hùng mạnh, thịnh vượng, như Tổng thống George W.Bush xây dựng dân chủ cho Iraq.
    Công tác xây dựng dân chủ cho một dân tộc khác là việc thiên nan, vạn nan, và không phải là việc người lính Hoa Kỳ được huấn luyện để thực hiện. Ấy vậy mà họ đă phải ở lại chiến trường, làm over time suốt 6 năm nữa -tính từ ngày treo cổ Saddam Hussein- và phải trả cái giá 1548 sinh mạng, không kể những chiến phí cũng đếm bằng hàng ngàn tỉ Mỹ kim.
    Nhưng người Ả Rập không thích nền dân chủ Tây phương, và đă bày tỏ thái độ không thích bằng cách giết chết nhiều người lính không hồi hương sau khi đă giết Tổng thống Iraq.
    Nguyên tắc rút quân sau khi dứt chiến đă đúng tại Iraq, và đang đúng tại A Phú Hăn. Trong 3 vị tổng tư lệnh Hoa Kỳ đưa quân vào chiến trường Trung Đông, chỉ một ḿnh ông Bush Bố làm đúng nguyên tắc nhanh chóng rút quân.
    Hai vị tổng tư lệnh kia lần khân với công tác huấn luyện quân sự và tạo dựng một quân đội cho quốc gia được họ xây dựng.
    Họ không buồn nhớ là cả Iraq lẫn A Phú Hăn đều đă có quân đội hùng mạnh trước ngày hai lực lượng quân sự này bị quân Mỹ đánh tan để chống khủng bố.
    Giờ này đứng trước hiện tượng con ma bóp cổ ông thầy phù thủy, tướng Allen nói ông đă ra lệnh cho lực lượng Liên Minh thận trọng không ngủ chung một chỗ với lính A Phú Hăn, mặc dù họ cùng đóng chung một đồn để huấn luyện cách đóng đồn cho lính A Phú Hăn.
    Allen cũng ấn định những tiêu lệnh canh gác để lúc nào cũng có tối thiểu 1 người lính Liên Minh thức canh, trong lúc những người khác ngủ ngon.
    Ông không nói hết mọi biện pháp bảo tồn sinh mạng cho binh sĩ thuộc cấp, nhưng chắc chắn đă có những việc như kiểm soát ḿn trước khi bước lên xe, mặc áo giáp, đội nón sắt ngoài xạ trường trong giờ huấn luyện tác xạ cho tân binh.
    Câu hỏi cần nêu lên là: "Liệu ông chồng Liên Minh c̣n có thể sống chung với bà vợ A Phú Hăn được bao lâu nữa, khi mỗi ngày 3 lần ông có thể chết v́ thuốc chuột lần trong 3 bữa ăn"

    TRUYỀN THỒNG VÀ CÁC HĂNG THĂM D̉ DƯ LUẬN đang t́m xem người Mỹ nghĩ ǵ về chiến tranh A Phú Hăn. Cuộc thăm ḍ mới nhất của New York Times và CBS news cho thấy 69% những người được hỏi ư nói Hoa Kỳ không nên can dự vào chiến tranh A Phú Hăn ngay từ ngày đầu tiên. Dĩ nhiên cả hai vị tổng thống đương nhiệm và tiền nhiệm đều chia chung trách nhiệm "can dự" -một ông nhảy vào ổ kiến lửa, ông kia chần chừ chưa chịu nhảy ra.
    Mới 4 tháng trước chỉ có 53% người Mỹ nói chiến tranh kéo dài trên một thập niên là đă quá đủ, quân Mỹ nên rút ra dù thắng hay không.
    Trả lời câu hỏi về diễn tiến trên trận địa, 68% phê "rất xấu"; trong cuộc thăm ḍ trước con số chê bai này mới chỉ có 42%.
    Trong cuộc thăm ḍ của tờ Washington Post và Đài truyền h́nh ABC News, 60% người Mỹ cho là mục đích chiến tranh A Phú Hăn không đáng để Hoa Kỳ gánh chịu những tổn thất đang gánh. Trung tâm Pew Research ghi nhận 50% người Mỹ muốn lập tức rút quân ra khỏi A Phú Hăn.

    Trong chiến tranh Việt Nam, cả 3 cuộc tấn công lớn của Việt Cộng đều xảy ra vào những năm bầu cử Mỹ, 1968-1972 và 1975, những năm vị tổng tư lệnh đương nhiệm nhất cử, nhất động đều sợ mất phiếu. Năm 1968, chúng hạ được Tổng tư lệnh Lyndon B. Johnson, hai trận sau Richard Nixon và Gerald Ford đầu hàng.

    Năm nay, con rắn biển Hydra có hạ bệ được Obama hay không là tùy bản lănh của ông tổng tư lệnh này, chứ quyết tâm của rắn vẫn là tấn công kẻ đă chặt mất một cái đầu rắn.

    Nguyễn Đạt Thịnh

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Một thảm kịch ở Mỹ

    Vị Nhân




    Cái chết của một thiếu niên da đen Trayvon Martin ở Florida đă gây xôn xao và phẫn nộ trong dư luận ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới. Nạn nhân chỉ là một học sinh, trong tay không tấc sắt đă bị một người da trắng bắn chết. Nguyên nhân nào gây ra thảm kịch. Ngộ sát? Tự vệ? Hay do thành kiến "xem mặt đặt tên" với người da đen?
    Phần sau đây lược dịch từ nguồn tài liệu của tờ People ngày 09, tháng 04 năm 2012, có chuyên đề là An American Tragedy để t́m hiểu xem hiện tượng kỳ thị chủng tộc có c̣n tồn tại ở một quốc gia dân chủ hàng đầu trên thế giới hay không?


    Cuộc gặp gỡ định mệnh
    Gia đ́nh nạn nhân cho biết Trayvon Martin (17 tuổi) vốn không phải là thiếu niên kén chọn trong ăn mặc, mà chỉ cần y phục sạch sẽ là được, thích mặc jeans, loại áo có nón trùm đầu, thường gọi là hoodie (hooded sweatshirt), nhất là vào lúc tiết trời se lạnh. Thiếu niên này thuộc loại hiếu động và tinh nghịch của trường Carol City Senior High School ở Miami Gardens và kết quả học hành cũng b́nh thường, có khi được điểm A và B. Tuy nhiên, Trayvon lại ham tham dự thể thao như túc cầu, trượt ván và cưỡi ngựa.
    Nhiều người cho rằng Trayvon là một thiếu niên làm gia đ́nh và cộng đồng hănh diện. Khi c̣n nhỏ cuối tuần nào cậu cũng giúp cha cắt tỉa thảm cỏ, tham dự công việc cộng đồng và giúp đỡ lân bang những việc lặt vặt. Lớn lên thích nghề hàng không, ao ước vào học cao đẳng như người anh, và luôn luôn tỏ ra gắn bó với gia đ́nh, nên ở bắp tay mặt, cho xăm tên ông bà, c̣n ở khuỷu tay th́ xăm chữ Brina, tên thân mật của người mẹ. Hàng xóm nhận định: "Cứ bên ngoài mà nh́n th́ cậu ta là cậu bé hoàn hảo".
    Dĩ nhiên tuổi trẻ tinh nghịch, Trayvon không thể coi là hoàn hảo được. Có lúc cậu ta đă bị đuổi học về tội mang một nhúm cần sa vào lớp học, vẽ bậy trong trường và trốn học. Khách quan mà nói Trayvon không phải học sinh ngoan ngoăn nhưng cũng chẳng phải đứa trẻ hư hỏng có sổ b́a đen của cảnh sát.
    Vào ngày 26 tháng Hai, với thói quen mặc áo có bộ phận trùm đầu, Trayvon ghé Sanford (Fla.). Thiếu niên này vào cửa tiệm 7-Eleven với một chút tiền lẻ. Cậu ta mua một hộp Arizona iced tea và một bịch Skittles, rồi hướng về phía chúng cư nơi cha cậu ở với người t́nh (cha mẹ cậu đă ly dị).
    Có thể cái dáng cao cao, mặc áo trùm đầu của Trayvon Martin với bước đi nghênh ngang đă lọt vào mắt một thanh niên làm nhiệm vụ t́nh nguyện theo dơi an ninh trong khu vực.
    Người này là George Zimmerman, 28 tuổi, một thanh niên da trắng. Zimmerman vào lúc 7:11 tối đă gọi điện thoại cho 911 và nói về thiếu niên mà anh ta cho là khả nghi "Thằng này trông có vẻ mưu mô chuyện xấu ǵ đó".
    Khi được hỏi kẻ khả nghi ăn mặc ra sao th́ George Zimmerman trả lời: "Nó mặc áo phủ đầu màu đen trông khả nghi lắm!" Rồi anh ta tiếp tục theo dơi nghi can mặc dù cảnh sát khuyên rằng việc làm này không cần thiết và nên bỏ qua, nhưng Zimmerman cứ tiếp tục đuổi theo con mồi. Nhưng những ǵ xảy ra tiếp đó th́ chưa ai biết mà chỉ nghe hai phát súng nổ. Hậu quả là Trayvon gục trên vũng máu v́ trúng đạn vào ngực.
    Bạn gái của Trayvon cho ABC biết trong cú xeo phôn cuối cùng Trayvon gọi cho cô, có cho biết không muốn có chuyện lôi thôi nên rời ngay khi gặp George Zimmerman. Nhưng Zimmerman lại khai rằng, khi anh ta mất dấu nghi can và trở về xe th́ nghi can đă lẻn tới sau anh ta và tấn công. Trong lúc vật nhau, Trayvon đă nhấn đầu anh ta xuống đất, bó buộc anh ta v́ tự vệ phải nổ súng.
    Cảnh sát Sanford không bắt giữ Zimmerman v́ cho rằng anh ta tự vệ nên mới giết người.
    Vụ án tưởng ch́m vào dĩ văng nhưng những người tranh đấu cho dân quyền khơi ra và cha mẹ của Trayvon là Tracy Martin and Sybrina Fulton đă làm đơn khiếu nại với chính quyền về cái chết vô lư và thiếu minh bạch của con ḿnh và được hàng triệu chữ kư ủng hộ.
    Vụ án nổ bùng lên và giới bảo vệ nhân quyền và dân quyền cho rằng cái chết của Trayvon là do nạn kỳ thị chủng tộc mà ra và rằng cảnh sát Sanford đă có sự bao che cho thủ phạm. Họ đă hô hào các cuộc biểu t́nh đ̣i công lư cho Trayvon.
    Ngày 22 tháng Ba, giới vận động đă tổ chức một cuộc tuần hành có tên: Cuộc tuần hành của một triệu người mặc áo hoodie (a million hoodie march) ở thành phố New York, quy tụ được mấy ngàn người. Nhiều vụ tụ tập ở một vài nơi khác, nhất là của học sinh trước ṭa h́nh sự Seminole County đồng thanh hô hào công lư cho Trayvon.
    Giới ủng hộ da đen đă tung ra bích chương đ̣i bắt cho được Zimmerman nếu chính quyền không ra tay. C̣n giới bênh vực Zimmerman như một người điều khiển chương tŕnh của Fox News là Geraldo Rivera th́ lớn tiếng: "Tôi hô hào quư vị phụ huynh da đen hay gốc Mỹ-Latin đừng cho con em mặc áo hoodie khi ra ngoài đường". Lời kêu gọi của ông Geraldo bị phản ứng dữ dội khiến cho ông ta phải rút lời khiêu khích.
    Kết quả một cuộc thăm ḍ dư luận vào tháng Ba 2012, do CNN/ORC International cho biết có tới 67 dân Mỹ da trắng cho rằng phải bắt giữ Zimmerman, c̣n 86 dân da màu chủ trương truy tố can phạm tới cùng.
    Một nhóm chính trị có tên New Black Panther Party đă đưa ra lời rao thưởng cho ai bắt được Zimmerman "trong t́nh trạng c̣n sống, chứ không chết hay bị hành hạ". Lănh tụ của nhóm này là Mikhail Muhammad nói: "Ăn miếng trả miếng... Nếu chính quyền không làm việc này th́ chúng tôi làm việc này".
    Trước dư luận mỗi lúc lên cao và một vài đe dọa nhắm vào giới hữu trách mà người ta cho rằng đă bao che Zimmerman, Tổng thống Barak Obama vào ngày 23 tháng Ba trong cuộc họp báo đă nói về vụ này và thúc giục giới hữu trách mở cuộc điều tra sâu rộng để t́m ra sự thực và phát biểu một câu chân t́nh: "Nếu tôi có con trai th́ nó cũng giống như Trayvon"
    Giờ đây Bộ Tư pháp Mỹ và FBI đang mở cuộc điều tra trong khi dân chúng toàn quốc tiếp tục biểu lộ bất b́nh, tổ chức các cuộc biểu t́nh và đốt nến cầu nguyện cho nạn nhân và ai nấy đều nảy sinh câu hỏi, "tại sao một thiếu niên không có khí giới trong tay lại bị bắn hạ như thế?" Dư luận tiếp tục cho rằng Trayvon là "thiếu niên ngoan ngoăn" và Zimmerman là một tên giết người v́ kỳ thị cần phải bị bắt giữ và lôi ra ṭa.
    Sybrina Fulton, 46, mẹ của nạn nhân, một nhân viên chính quyền địa phương, cho kư giả tờ People biết trong giọt lệ và sự bất b́nh: "Nhiều người muốn biến bi kịch thành mâu thuẫn đen-trắng, nhưng tôi cho rằng đây chỉ là vấn đề đúng hay sai. Không ai có thể bị bắn hạ chỉ v́ bị nghi ngờ!"
    Giới thạo luật cho rằng, Zimmerman chưa bị bắt chỉ v́ luật của Florida có chỗ sơ hở. Luật này cho phép công dân Florida nổ súng nếu cảm thấy bị đe dọa. Nổ súng trong trường hợp này là tự vệ.
    Cảnh sát ở Sanford (Fla) nơi xảy ra vụ án, đă nêu ra đạo luật có hiệu lực trong tiểu bang: "Stand Your Ground" để giải thích v́ sao không bắt George Zimmerman. Đạo luật này có hiệu lực trong hơn 20 tiểu bang, quy định miễn tố cho bất cứ ai dùng phương tiện gây tử thương cho người khác nếu có lư do là tự vệ. Nhưng hiện giờ ngay cả dân biểu Florida Dennis Baxley, từng là nhân vật đồng bảo trợ dự luật vào năm 2005, cũng cho rằng luật pháp cần suy xét lại trường hợp George Zimmerman. Trong vụ này luật không thể ứng dụng máy móc.
    Zimmerman chưa bị bắt làn sóng công phẫn c̣n âm ỉ và có cơ nguy nổ bùng ở Sanford. Sanford chỉ là một cộng đồng nhỏ nhưng xưa nay tương đối thanh b́nh. Sanford có chừng 53.000 dân với 57 phần trăm da trắng và 30 phần trăm da đen. Liệu nơi này c̣n thanh b́nh nữa hay không sau vụ Trayvon?
    Zimmerman đă t́m nơi giấu mặt v́ sợ bị trả thù. Bất b́nh trút vào cảnh sát Sanford. Trước hết tại sao cảnh sát không kiểm tra dữ liệu của xeo phôn của Trayvon và sao không cho kiểm tra xem Zimmerman có dùng ma túy trước khi nổ súng hay không. Anh ta khai bị tấn công th́ có thương tích hay không?
    Andrew Scott, cựu cảnh sát trường của Boca Raton (Fla) trước nguồn tin 10-04-12, cục điều tra liên bang (FBI) và Đại bồi thẩm đoàn, mở cuộc điều tra vụ án, đă nhận định: "Đây không thể là vụ cho Zimmerman thoải mái được mà bất cứ ai cũng có ngày ra ṭa".
    Tuy vậy vẫn có người thông cảm với Zimmerman. Xem ra chàng thanh niên này cũng không phải người tệ hại. Zimmerman tham gia nhóm t́nh nguyện coi sóc an ninh trong cộng đồng và tỏ ra sốt sắng trong công việc. Cảnh sát cho biết kể từ tháng Tám 2004. Zimmerman đă điện thoại cho họ 46 lần khi thấy có những dấu hiệu rắc rối ở phố phường. Nhưng trong đời thường anh ta cũng có vấn đề bạo hành với người yêu cũ, và vào năm 2005 bị bắt về tội xô đẩy một cảnh sát viên nhưng sau đó được băi nại.
    Kết quả thiên thảm kịch "American Tragedy" sẽ ra sao, liệu nó có biến thành bi hài kịch hay không, phải xem hồi sau mới rơ đen-trắng!
    Next >

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Hoa Kỳ xác nhận bảo vệ người trợ lư của ông Bạc Hy Lai





    Ông Vương Lập Quân, cựu giám đốc cảnh sát Trùng Khánh

    Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận tin của báo New York Times cho biết một cựu giám đốc cảnh sát Trùng Khánh có liên hệ với chính trị gia bị thất sủng Bạc Hy Lai đă đến lănh sự quán Hoa Kỳ trước đây trong năm.

    Những ngày quan trọng về vụ Bạc Hy Lai

    2 tháng Hai: Ông Vương Lập Quân, đồng minh chính của ông Bạc Hy Lai và là cảnh sát trưởng Trùng Khánh, bị giáng chức.

    6 tháng Hai: Ông Vương đến lănh sự quán Mỹ tại Thành Đô, dường như để xin tị nạn.

    2 tháng Ba: Tân Hoa Xă nói ông Vương đang bị điều tra.

    9 tháng Ba: Ông Bạc bênh vực cho ông và vợ, bà Cốc Khai Lai trong cuộc họp báo ở quốc hội.

    15 tháng Ba: Ông Bạc bị cất chức Bí thư Trùng Khánh.

    26 tháng Ba: Anh quốc yêu cầu Trung Quốc điều tra về cái chết của doanh nhân Anh Neil Heywood ở Trùng Khánh.

    10 tháng Tư: Ông Bạc mất các chức vụ trong đảng Cộng sản và vợ ông đang bị điều tra về cái chết của ông Heywood.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner xác nhận ông Vương Lập Quân, từng giữ chức vụ phó thị trưởng và giám đốc cảnh sát Trùng Khánh dưới quyền ông Bạc, đă đến lănh sự quán Mỹ tại Thành Đô vào tháng Hai vừa qua.

    Tuy nhiên ông Toner không xác nhận có thảo luận về vấn đề tị nạn chính trị hay những chi tiết khác trong cuộc viếng thăm này hay không, ông chỉ nói là ông Vương tự ư rời khỏi lănh sự quán một ít lâu sau đó và các giới chức Hoa Kỳ không tiếp xúc với ông này kể từ đó.

    Cuối ngày thứ Ba, tờ New York Times cho biết những chi tiết trong thời gian ngắn ngủi ông Vương lưu lại lănh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô.

    Báo này cũng nói các giới chức Hoa Kỳ tại Trung Quốc giữ ông này trong 36 tiếng đồng hồ để ông có thể được trao cho nhà chức trách tại Bắc Kinh hơn là giao cho cảnh sát địa phương.

    Báo New York Times nói bản tin của họ dựa trên lời kể của các giới chức chính phủ, các trợ lư dân biểu, và các nhà ngoại giao không muốn nêu tên.

    Tờ báo nói rằng ông Vương đă tới lănh sự quán Mỹ hôm 6 tháng Hai trong “tâm trạng bối rối”, gây ra một “cuộc tranh luận náo động” trong nội bộ các giới chức Mỹ, lan tới tận Ṭa Bạch Ốc.

    Tờ báo nói cách xử lư vụ việc này là do Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định, chính Bộ đă tức thời bác bỏ đơn xin tỵ nạn của ông Vương Lập Quân v́ tai tiếng của ông này, và mức độ khó khăn trong việc đưa ông ra khỏi Trung Quốc.

    Tuy vậy, các giới chức Mỹ cho phép ông Vương lưu lại trong lănh sự quán trong khi ông dàn xếp để được đưa an toàn tới Bắc Kinh, thay v́ bị giải giao cho các nhân viên cảnh sát trung thành với ông Bạc Hy Lai.


    Vương Lập Quân bị nghi tham gia tội ác 'thu hoạch nội tạng'



    Vương Lập Quân (Wang Lijun), cựu Giám đốc Sở Công an và Phó thị trưởng siêu đô thị Trùng Khánh có thể đă tham gia vào hoặc là chỉ đạo việc thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc, theo một bản báo cáo mới của một tổ chức nhân quyền điều tra về cuộc đàn áp Pháp Luân Công

    Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công WOIPFG trong một bản báo cáo ngày 15 tháng 2 đă cho thấy sự liên quan của Vương Lập Quân với việc thu hoạch nội tạng của các tù nhân – một việc mà The Epoch Times đă đưa tin trước đây – và cũng cho thấy sự liên quan của ông ta tới cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Bản báo cáo cũng nói rằng hai hoạt động này của ông ta nhiều khả năng là hội tụ với nhau.


    TS. Tsuwei Huang thuộc Hội Pháp Luân Đại Pháp ở Washington, D.C., hôm 13/2 đă đề nghị chính phủ Mỹ công bố thông tin về việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng mà theo báo chí đưa tin là đă nhận được từ Vương Lập Quân. (The Epoch Times)

    Nghiên cứu và Tử h́nh

    Từ tháng 5/2003 đến tháng 6/2008, Vương Lập Quân là Giám đốc và Bí thư Đảng ủy Sở Công an thành phố Jinzhou và từ 2004 trở đi ông ta cũng là Phó thị trưởng. Tuy nhiên, rơ ràng là ông ta đă dùng một số thời gian tham gia vào các việc không phải là chính thức.

    Ông Vương cũng là Giám đốc "Trung tâm Nghiên cứu Tâm lư Hiện trường (OSPRC) thuộc Sở Công an Jinzhou, cùng nằm trong một ṭa nhà.

    Báo cáo đầu tiên có trên mạng Internet ở Trung Quốc về tổ chức này là từ năm 2005, khi Tin tức Buổi chiều Liaoshen đăng một bài phân tích sâu về các hoạt động của OSPRC. Trung tâm này đă được giao nhiệm vụ thực hiện việc thi hành án tử h́nh đối với hai tội phạm, có tác giả của bài báo và một nhóm chuyên gia chứng kiến. Khung cảnh như là một pḥng thí nghiệm nghiên cứu khoa học, theo bài báo này.

    "Trung tâm Nghiên cứu", theo bài báo đó (lưu trữ), đă trở thành một nơi thi hành án tử h́nh nơi các nhà nghiên cứu và các chuyên gia có thể chứng kiến "toàn bộ quá tŕnh tử h́nh một tử tù bằng cách tiêm thuốc độc."

    Số liệu thu thập được từ những án tử h́nh này sẽ "đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu các vấn đề như quá tŕnh chết của một tội phạm, những biến đổi sinh lư trước và sau khi tiêm thuốc độc vào một người khỏe mạnh, chất độc c̣n lại trong các nội tạng khác nhau sau khi tiêm thuốc độc, các diễn biến tâm lư của một người đang đối mặt với cái chết, cấy ghép nội tạng sau khi tiêm thuốc độc," v.v… theo bản dịch bài báo của tờ Tin tức Buổi chiều Liaoshen của WOIPFG.

    Vào năm 2006, khi ông Vương được nhận một giải thưởng cho các nỗ lực thu hoạch nội tạng của ḿnh, ông ta đă miêu tả "trung tâm nghiên cứu tại hiện trường" của ḿnh như là "hiện trường cấy ghép, giải phẫu tại chỗ, ghép tạng tại chỗ vào người nhận tạng," theo một bài báo đăng trên trang web của Quỹ Dragon Design Foundation. Giải thưởng mà ông Vương nhận được là của Quỹ Khoa học Công nghệ Guanghua, một tổ chức phi lợi nhuận đă từng có liên kết với Quỹ Dragon Design Foundation, theo nhân viên của quỹ Dragon Design nói. Khi được liên hệ qua điện thoại, nhân viên ở cả hai tổ chức này đều không thể giải thích nhiều hơn về giải thưởng đó, và chỉ nói rằng nó đă bị chấm dứt.

    WOIPFG tuyên bố rằng theo cuộc điều tra của chính ḿnh th́ ông Vương cũng đă giám sát một dự án có tên "Ghép tạng từ những người đă bị tiêm thuốc", với sự tham gia của một số trường đại học và một bệnh viện quân y. Một bức ảnh đă được cung cấp về một áp-phích hay tư liệu tiếp thị trong đó OSPRC có trong nhan đề và các chi tiết về ghép tạng từ những người đă bị tiêm thuốc.

    ‘Vẫn c̣n sống’

    Trong một cuộc phỏng vấn trước đây của The Epoch Times, ông David Matas, một luật sư nhân quyền Canada, cũng là một trong hai tác giả của bản báo cáo về thu hoạch nội tạng của các tù nhân Pháp Luân Công, nói rằng "Trước kia Trung Quốc xử bắn, rồi họ chuyển từ bắn sang tiêm thuốc độc. Trên thực tế, họ không giết chết bằng tiêm thuốc mà làm tê liệt bằng tiêm thuốc, và lấy đi các nội tạng trong khi cơ thể vẫn c̣n sống."


    Dựng lại cảnh chế độ cộng sản ở Trung Quốc thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công tại một cuộc mít-tinh ở Tokyo hôm 13/9/2006 (Clearwisdom.net)

    Việc nghiên cứu của Vương Lập Quân có thể đă đóng một vai tṛ trong việc xúc tiến việc thay đổi này. Theo một sơ yếu lư lịch ở trên mạng Internet, ông ta là một người lănh đạo của "Dự án Nghiên cứu Then chốt về Giải phẫu Không Sang chấn ở Khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương." Dự án này bao gồm các nghiên cứu viên từ Viện Y học Pháp lư thuộc trường Đại học Bern, Thụy Sĩ, Đại học Y Graz, Áo, Đại học Y Trung Quốc, Đại học Y Jinzhou và Bệnh viện 205 của Quân Giải phóng Nhân dân, theo WOIPFG.

    Ông Vương trở thành Giám đốc Sở Công an Trùng Khánh sau khi người đỡ đầu chính trị của ông ta là Bạc Hy Lai bị chuyển đến đó năm 2008. Theo một bài báo trên Global Times, một tờ báo dưới sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Nhân dân Nhật báo, vào tháng 12/2008 Trùng Khánh đă bắt đầu dần dần bỏ việc xử bắn và thay vào đó là tử h́nh bằng tiêm thuốc độc.

    "Toàn bộ mục đích của việc tiêm thuốc trong bối cảnh này là để giữ cho nội tạng vẫn c̣n sống trong khi nó được cắt đi, để tạng khỏe mạnh hơn. Nếu như họ không định làm như vậy th́ có thể là họ vẫn xử bắn," dẫn lời ông David Matas trong một cuộc phỏng vấn trước đây qua điện thoại.

    "Điều bất lợi về mặt y học là thuốc làm hỏng tạng đến một chừng mực nào đó, nhưng tạng vẫn c̣n sống. Ở Trung Quốc có một phong trào tử h́nh bằng thuốc độc bởi v́ họ sẽ lấy được nhiều tạng hơn theo cách đó, v́ có nhiều thời gian hơn để thu hoạch tạng," ông Matas nói. "Đó là điều mà họ nói về."

    Tính toán

    WOIPFG tin rằng những tiến bộ kỹ thuật này trong thu hoạch tạng đồng thời đă được áp dụng với các học viên Pháp Luân Công ở trong các trại lao động và nhà tù ở Trung Quốc.

    WOIPFG lưu ư rằng: một số lượng lớn các ca phẫu thuật ghép tạng so với một số lượng nhỏ hơn nhiều các án tử h́nh và rất ít trường hợp tự nguyện hiến tạng.

    Ông David Kilgour, một cựu luật sư hoàng gia và Thứ trưởng Ngoại giao Canada phụ trách khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương, và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas, trong một nghiên cứu bước đầu của ḿnh năm 2006 và trong cuốn sách xuất bản năm 2009 có nhan đề "Thu hoạch Đẫm máu" đă trích dẫn các tuyên bố chính thức của Trung Quốc trong kết luận rằng có 60.000 ca ghép tạng được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2000 cho đến 2005. Họ lấy số ca ghép tạng được thực hiện trong khoảng thời gian 5 năm trước khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu – 18.500 – làm cơ sở và giả sử rằng nội tạng được dùng trong những ca phẫu thuật cấy ghép này đến từ các tội phạm bị tử h́nh.

    Sự khác nhau giữa số ca cấy ghép được thực hiện trong 5 năm trước và sau cuộc đàn áp – tổng cộng khoảng 41.500 ca – nhiều khả năng nhất là đến từ các học viên Pháp Luân Công, theo hai ông Kilgour và Matas.

    Ông Vương đă nhắc đến "hàng ngàn" ca cấy ghép tại hiện trường được thực hiện tại "trung tâm nghiên cứu" của ông ta ở thành phố Jinzhou khi ông ta được nhận giải thưởng Guanghua, trong khoảng thời gian được cho là đỉnh cao của các hoạt động thu hoạch nội tạng.

    Bằng chứng gián tiếp khác mà WOIPFG đưa ra ám chỉ Vương Lập Quân trong việc thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bao gồm chuyển thể của các cuộc điện thoại được thực hiện vào năm 2006 tới các trại giam và ṭa án ở Jinzhou.

    Trong những cú điện thoại mà các nghiên cứu viên đóng giả là những người nhận tạng tiềm năng hoặc người môi giới hỏi các câu hỏi về tính sẵn có của nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Một người ở một Ṭa án Nhân dân nói "Hiện nay chúng tôi đă phân chia công việc trong nội bộ rồi. Các trường hợp chết … Pháp Luân Công, ṭa án chúng tôi cũng đă giao các trường hợp của họ cho Nhánh 1 của Luật h́nh sự."

    WOIPFG cũng cung cấp một chuyển thể của một cuộc phỏng vấn với một cảnh sát là nhân viên của Vương Lập Quân tại Jinzhou. Anh ta nói rằng công việc của anh ta là đứng gác ở các bệnh viện quân y và các ṭa nhà khác nơi các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn hay bị mổ lấy nội tạng; trong cuộc nói chuyện anh ta đă kể lại việc chứng kiến việc thu hoạch nội tạng từ một học viên Pháp Luân Công.

    Cuộc phỏng vấn có đoạn viết, "Câu hỏi: Các anh đă tra tấn họ một lần trong quá tŕnh thẩm vấn để lấy thông tin, hay nhiều lần? Nhân chứng: Nhiều lần. Hồi đó, Vương Lập Quân, hiện nay là Giám đốc Sở Công an Trùng Khánh, đă ra lệnh rằng chúng ta ’phải tiêu diệt tất cả họ.’"

    WOIPFG – Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là một tổ chức độc lập tập hợp những người có lương tâm chống lại cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra ở Trung Quốc, và không có bất cứ liên hệ chính thức nào với môn tập này.

    (theo Theepochtimes)
    Last edited by alamit; 19-04-2012 at 07:51 AM.

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Bên trong điểm nóng của vụ x́ căng đan liên quan giữa mật vụ Mỹ và gái mại dâm Colombia





    Cartagena (Theo báo New York Daily News): Nhiều ngày trước khi tổng thống Obama đến xứ Colombia họp tượng đỉnh với các nguyên thủ của khối châu Mỹ La Tinh, một toán mật vụ và nhiều quân nhân được phái đến trước chuẩn bị các biện pháp an ninh. Những nhân viên mật vụ này đă dùng thời giờ nhàn rỗi, ra quán rượu Prey Club, một quán rượu nổi tiếng về những màn vũ khiêu gợi và những gái mại dâm. Những nhân viên mật vụ đă đưa một số gái mại dâm về khách sạn. Nội vụ sau đó lỡ vỡ ra v́ một nhân viên mật vụ đă không trả tiền cho một gái điếm, và cô ta đă báo cáo với nhân viên khách sạn.
    Vụ ăn chơi trác tang này đă được tung ra ngay trước khi có cuộc họp thượng đỉnh của các vị nguyên thủ, đă gây những tai hại không nhỏ cho tiếng tăm của xứ đại cường Hoa Kỳ.
    11 nhân viên mật vụ cũng như 5 quân nhân biệt phái đă được cấp tốc đưa trở lại Hoa Kỳ. theo các giới thẩm quyền th́ toán nhân viên này không phải là những cận vệ ṿng trong của tổng thống Obama.
    Quán rượu Prey Club là một ṭa nhà một tầng bằng gạch, không có cửa sổ, với những bảng hiệu bằng đèn neon uốn éo trên nóc nhà, ở trong thành phố Cartagena.
    Quán rượu có những vũ nữ với những bộ quần áo tiết kiệm vải, đă khiến cho các du khách mở rộng thêm túi tiền. Gía bán các loại bia và rượu từ 40 ngàn pesos cho đến 150 ngàn pesos( 24 Mỹ kim cho đến 84 Mỹ kim).
    Theo những nguồn tin thân cận th́ các nhân viên mật vụ đă uống whisky và chọn những cô gái mại dâm trẻ đẹp nhất với giá 180 mỹ kim. Nhiều nhân viên mật vụ sau khi thỏa măn đă không chịu trả tiền mà c̣n hành hung các cô gái điếm.
    Khách sạn mà những nhân viên mật vụ trú ngụ trước, cũng là nơi mà tổng thống Obama dùng làm nơi thảo luận với các nhà lănh đạo của khối châu Mỹ La Tinh.
    Mại dâm là nghể hợp pháp ở xứ Colombia và số gái điếm hành nghề xứ này rất đông, nhắm vào các du khách, khiến xứ Colombia được mệnh danh là “Thái Lan của Mỹ Châu La Tinh”. Các chuyến du lịch t́nh dục, dành cho các du khách là những chuyến du lịch thông dụng đến các thành phố của Colombia như thành phố Cartagena, Baranquilla và Bogota. Nhiều khách sạn cho các gái điếm mướn theo giờ và ăn hoa hồng theo số khách hàng mà cô ta kiếm được hàng đêm.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tổng giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế bị bắt
    By Phó thường dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 19
    Last Post: 05-07-2011, 01:14 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 05-06-2011, 03:09 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 04-06-2011, 12:09 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-04-2011, 12:34 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-01-2011, 05:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •