Page 2 of 17 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 163

Thread: Chuyện Bên nhà VN

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Nữ đại gia chơi ngông, nam đại gia chơi chướng
    Văn Quang – Viết từ Sài G̣n



    Trước khi tường thuật với bạn đọc về chuyện một số “đại gia Việt chơi ngông”, có một vấn đề không thể không nói trong tuần này, đó là chuyện tăng giá xăng ở VN. Chuyện không lạ và cũng chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên. Bởi giá xăng tăng trên toàn cầu v́ những nguyên nhân bí mật phía sau hậu trường của các ông làm chính trị đấu đá, phù phép với các nước sản xuất dầu hỏa. Xăng ở Tây ở Mỹ cũng tăng, chung quy chỉ có anh dân đen là è cổ ra gánh.
    Tuy nhiên, ở VN cái sự tăng giá đủ thứ làm đời sống người dân điêu đứng hơn, cụ thể như giá gas tăng vô tội vạ. Đầu tháng 3, giá gas tăng tới 52.000 đồng, mức cao nhất hơn một năm qua. Sau đó nhờ thuế nhập khẩu được điều chỉnh từ 5% xuống 0%, nên giá hạ được 16.000 đồng mỗi b́nh 12 kg. Nhưng tăng vẫn là tăng. Bắt đầu từ 16g chiều ngày 7/3 vừa qua, giá bán lẻ các mặt hàng xăng A92 tăng 2.100 đồng một lít, lên 22.900 đồng. Các mặt hàng dầu hỏa, diesel, mazut cũng tăng giá 600 - 2.000 đồng khiến người dân choáng váng bởi những lư do “bất ngờ” không đáng có. Trong lúc kinh tế quốc gia đang lạm phát, giá thực phẩm, sữa và các mặt hàng khác cũng cứ từ từ leo thang, mà trong 2 tháng người dân gánh thêm 2 cú sốc lớn là giá gas và giá điện, nay lại thêm giá xăng th́ kế hoạch giảm lạm phát năm nay sẽ bất thành.

    Tăng nhanh, tăng mạnh, tăng khẩn trương
    Xin lấy một trong hàng ngàn ư kiến của người dân bày tỏ trên những trang báo tại VN: Ngày 8-3-2012, bạn Kevin Vũ 2011@gmail.com than thở:
    “Đúng là hết chỗ nói. Ḿnh thấy 1 số cây xăng đóng cửa hoặc treo biển hết xăng cách đây vài ngày (chắc để găm hàng), nên cũng láng máng đoán là xăng sẽ tăng giá nhưng không nghĩ xăng sẽ tăng tới 2100vnd/lit. Đúng là tăng nhanh, tăng mạnh, tăng khẩn trương để người dân không kịp trở tay thay quần áo đây mà. Làm ăn kiểu chộp giật thế này sắp tới chắc xe sẽ c̣n tiếp tục cháy đây, v́ sẽ có những cửa hàng lấy xăng pha nước để tranh thủ té nước theo mưa”
    Và nỗi buồn càng lớn hơn bởi vẫn măi tồn tại cái nghịch lư: người cần biết thông tin nhất lại là người biết sau cùng. Để rồi thiệt hại th́ dân chịu, c̣n lợi ích th́ vào đâu có lẽ ai cũng có thể đoán ra.
    Bạn Like_laws: eleven.corp@yahoo.co m viết:
    “Người tiêu dùng vẫn là người cuối cùng biết tin xăng tăng giá. Làm sao mà hầu như tất cả chủ cây xăng hoặc liên quan đến kinh doanh xăng dầu đều đă biết tin giá xăng sẽ tăng trong ṿng vài ngày tới (và nó đă đến vào hôm nay). Đại diện các cơ quan liên quan đều lên các phương tiện truyền thông nói giá sẽ không tăng (đă rất nhiều lần rồi), cuối cùng chỉ có người dân chúng tôi là chịu thiệt tḥi nhất. Riết rồi niềm tin của cá nhân tui (và nhiều người khác) không c̣n đặt vào những tuyên bố này nọ của các vị đại diện đó nữa. Tất cả lợi nhuận đều lọt vào tay các nhóm lợi ích hết thôi. Buồn và buồn”.
    Bạn Chabom: veoiradi007@gmail.co m nói thẳng: “Sau này cứ rút kinh nghiệm: hôm nay có vị nào ở 2 Bộ Tài chính hoặc Công Thương lên báo đài công bố, th́ y như rằng hôm sau giá tăng. Chỉ có khác nhau là lúc trước tăng vào lúc dân đă lên giường (22g) cho dân “đỡ sốc” khi chuyện đă rồi… C̣n nay, mấy vị biết chắc dân sức chịu đựng giỏi lắm, nên tăng trước giờ cơm chiều…”
    Bạn Mỹ Linh lại lo cả đến chuyện lạm phát:
    “Ngày nào cũng nghe điện, nước, gas...tăng, khi nào cũng so sánh với các nước bạn như campuchia, Lào... là c̣n rẻ. Sao không so sánh mức thu nhập của người dân nghèo nước ḿnh. Vậy mà đ̣i giảm lạm phát về 10%, không bao giờ có chuyện này.”

    Tác động lâu dài, xă hội sẽ biến chuyển về đâu?
    Qua những dư luận trên đây hẳn bạn đọc đă thấy sự khác biệt giữa việc tăng giá xăng ở VN với các nước khác trên thế giới. Nếu cứ đàng hoàng công bố giá xăng buộc phải tăng v́ cả thế giới đều tăng và không cần phải “cải chính” rằng giá xăng không tăng, chắc chắn người dân không bực bội và mất niềm tin như bây giờ. Lần sau các “quan” có nói ǵ người dân cũng không tin nữa. Phương ngôn chúng ta đă có câu: “Nhất sự bất tín, vạn sự bất tín”. Một việc không tin được th́ vạn sự khác cũng không tin được. Thứ hai là việc giữ “bí mật” về ngày tăng giá là để tránh bọn gian thương găm hàng đầu cơ là điều tất yếu nhưng “bí mật” ấy đă ṛ rỉ từ mấy ngày trước nên nhiều cây xăng đóng cửa chờ giá lên. Ai đă làm ṛ rỉ thông tin nếu không là người trong các cơ quan có trách nhiệm? Bộ nào và quan chức nào là người tung ra thông tin “không tăng giá” để rồi lại tăng? Những cây xăng nào đă đóng cửa trong những ngày gần đây, hẳn ai cũng biết và muốn điều tra lại cũng không phải là khó, không cần cảnh sát kinh tế cũng t́m ra được, kiểm soát lại sổ sách kế toán mấy ngày qua là ḷi ra ngay.
    Bạn Hoàng Dung ở Q7 TP Sài G̣n đă lên tiếng: “Với một nền kinh tế thị trường, kiểu ṛ rỉ thông tin thế này là rất nguy hiểm. Phải có một cơ quan điều tra những loại thông tin kiểu này. Phải truy ra ṛ rỉ thông tin từ đâu. Không thể để các doanh nghiệp biết trước các thông tin để rồi găm hàng chờ tăng giá, khiến người mua phải khốn đốn như hiện nay”.
    Cơ quan có trách nhiệm cần phải có biện pháp quyết liệt với đường dây tham nhũng này.
    Đó là chuyện nóng bỏng nhất tại VN trong tuần vừa qua. Nóng quá sức và thật sự đang làm xáo trộn đời sống của tuyệt đại đa số người dân. Không chỉ có tuần này tháng này mà c̣n tác động lâu dài bởi xăng dầu tăng giá th́ mọi mặt hàng sẽ tăng theo, xă hội sẽ theo đó mà biến chuyển chưa biết đến đâu, lúc này chưa ai có thể trả lời được câu hỏi này.
    Trong hai tuần vừa qua, song song với những chuyện người dân méo mặt lo ăn từng bữa th́ có những hiện tượng ngược hẳn lại. Và chỉ trong ít ngày, người ta lóa mắt v́ những đại gia tiêu tiền tỉ như ném tiền qua cửa sổ. Trong đó có 2 nữ đại gia nổi bật với cách chơi ngông. Chúng ta hăy bàn đến hai nữ đại gia này trước, nam đại gia chơi chướng xin bàn đến ở phần sau.

    Nữ đại gia bị ung thư đă ra nước ngoài, chồng lên “lănh đạn” thay.
    Trong bài kỳ trước, tôi đă tường thuật với bạn đọc nữ đại gia ở Cần Thơ làm lễ đính hôn cho “quư tử” với đoàn xe “siêu sang” mà chiếc xe của bà có giá 26 tỉ đồng VN bằng 1 triệu 3 Mỹ kim và thuê lực lượng bảo vệ đứng “đầy” từ cổng ra vào đến thùng tiền mừng cưới. Trong khi đó người dân nghèo chăng biểu ngữ ngay trước cổng nhà bà đ̣i trả tiền mua cá. Rồi đến các ngân hàng từ chối không cho bà vay tiền tiếp tục sản xuất kinh doanh. Lúc đó dư luận mới nhận định là bà “phô diễn lực lượng” để ḷe bà con và gánh nặng nợ nần vẫn c̣n chồng chất.
    Nguồn tin mới nhất cho biết ngày 5 và 6-3, hàng ngàn công nhân Công ty Cổ phần thủy sản B́nh An tại Trà Nóc 2, TP Cần Thơ, vô cùng lo lắng khi được công ty thông báo tạm thời cho nghỉ việc một tuần (từ ngày 5 đến 12-3) v́ không c̣n nguyên liệu chế biến. Trong khi đó, bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty, đă xuất cảnh ra nước ngoài “điều trị bệnh” từ tối 23-2. Bà Diệu Hiền có thẻ doanh nhân APEC nên có thể xuất cảnh đi lại tự do ở một số nước mà không cần thị thực.
    Được biết, trước khi xuất cảnh, bà Diệu Hiền đă ủy quyền cho ông Trần Văn Trí làm tổng giám đốc để điều hành công việc của công ty. Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn luật sư TP Cần Thơ) th́ việc ủy quyền này trái với quy định của pháp luật do giấy ủy quyền không được công chứng, không thông qua HĐQT và trái với điều lệ công ty.
    Trước t́nh h́nh trên, UBND TP Cần Thơ đă tổ chức cuộc họp khẩn với các ngành chức năng để nghe báo cáo về t́nh h́nh tài chính của Công ty B́nh An.

    Nợ cả ngàn tỉ đồng, mỗi ngày trả lăi ngân hàng gần 1 tỉ đồng
    Theo một nguồn tin khác, tổng số nợ của Công ty B́nh An đến nay là rất lớn, trên cả ngàn tỉ đồng (chỉ riêng nợ của trên 40 gia đ́nh nông dân đă lên tới trên 300 tỉ đồng). Căn cứ số liệu nợ mà Công ty B́nh An đă báo cáo th́ mỗi ngày công ty phải trả lăi gần 1 tỉ đồng trong suốt 3 năm qua.
    Hiện tại, 16 gia đ́nh nông dân nuôi cá tra tại các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục có đơn kêu cứu khẩn cấp đến các cấp nhờ can thiệp về việc Công ty B́nh An c̣n nợ hàng trăm tỉ đồng tiền mua cá gần một năm nay khiến đời sống của nông dân trở nên vô cùng khốn khó với nợ nần túng thiếu. Hiện có 3 cá nhân, đơn vị đă khởi kiện tại Ṭa án quận Ô Môn (Cần Thơ) do bị Công ty B́nh An chiếm dụng vốn khoảng 18 tỉ đồng. Theo dự trù, vụ kiện sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 16-3-2012.
    Tại cuộc họp báo chiều 7/3 ở TP Cần Thơ, ông Trần Văn Trí, chồng nữ đại gia thủy sản Phạm Thị Diệu Hiền - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thủy sản B́nh An (Bianfishco), xác nhận vợ đă sang Singapore điều trị ung thư. Bà Hiền ủy quyền cho chồng tạm giữ chức Tổng giám đốc Bianfishco một thời gian nhằm cải tổ lại bộ máy, sắp xếp ổn định t́nh h́nh tài chính của công ty.
    Về sức khỏe vợ của ḿnh, ông Trí cho biết bà Diệu Hiền mổ khối u từ năm 2008 tại Singapore, nay tái phát. Cuối tháng 2 bà đă cùng người thân bay sang Singapore phẫu thuật. Ông trần t́nh: “Nhiều thông tin cho rằng vợ tôi trốn nợ bằng nhiều đường khác nhau nhưng tôi khẳng định đó chỉ là tin đồn thất thiệt gây tổn hại đến uy tín của gia đ́nh và tập thể Bianfishco”. Theo ông, bà Diệu Hiền lần này sang Singapore mang theo 20.000 USD. Bệnh viện Singapore từ chối mổ và chuyển sang Mỹ với tiền bệnh viện tham khảo lên đến 500.000 USD. “Do không có tiền lo viện phí nên vợ tôi chỉ vô hóa chất rồi vài hôm nữa về Việt Nam”.
    Tổng giám đốc được ủy quyền cho biết, Bianfishco đang nợ nông dân 264 tỷ đồng, nợ Ngân hàng Á Châu trên 60 tỷ. Ngoài ra c̣n có những khoản nợ chưa thống kê hết ở vài ngân hàng khác, hiện ông chưa biết rơ.

    Bán hết để trả nợ
    Ngồi vào chiếc ghế long lay do vợ bỏ lại, ông Trí cho biết trước mắt cho công nhân tạm nghỉ vài ngày để sắp xếp ổn định lại bộ máy, không phải ngưng sản xuất. Ông nói rơ:
    “Tôi đang tính đến việc bán nhà máy chế biến thủy sản cho một đối tác ở Cần Thơ với giá khoảng 80-90 triệu USD, bán xe Rolls-Royce Phantom trị giá hàng chục tỷ đồng cùng hai dự án nhà đất mà công ty đang đầu tư để sớm trả nợ dứt điểm". Ông Trí khẳng định:
    “Tôi cam kết khi đối tác bơm tiền về hoặc bán nhà máy xong th́ những nông dân mà công ty c̣n nợ ít sẽ được trả hết trong tháng này. Những người công ty nợ nhiều nếu chưa trả hết th́ hai bên sẽ ngồi lại với nhau để thỏa thuận trả chậm”.
    Chúng ta hăy đợi xem ông chồng bà Tổng giám đốc có thực hiện được lời hứa không. Chỉ sợ đến thời hạn phải trả tiền cho nông dân, gia tài đă bán hết, ông cũng ra nước ngoài trị bệnh th́… hết thuốc chữa!

    Nữ đại gia thứ hai ở Hà Tĩnh cũng cưới vợ cho con với cái giá 50 tỉ đồng
    Chơi sang không kém nữ đại gia Diệu Hiền là bà Nguyễn Thị Liễu, được địa phương gọi với cái tên “Liễu Mạnh”. Bà này cũng làm đám cưới cho con trai. Đám cưới “sang” có một không hai từ trước tới nay tại Hà Tĩnh, thậm chí là cả miền Trung
    Chiều tối 29/2, một đám cưới mà người dân gọi là “siêu khủng” đă diễn ra tại phố núi Hương Sơn, Hà Tĩnh, một vùng quê nghèo. Cô dâu là Lê Thu Loan, sinh năm 1992, con của một đại gia ở Hà Nội và chú rể là Nguyễn Huy Hoàng, con bà Liễu, sinh năm 1987, một thiếu gia, ở Hương Sơn, Hà Tĩnh.
    Hàng ngàn người dân sống ở khu vực ngă tư Quốc lộ 8A (thị trấn Phố Châu) lên đến thị trấn Tây Sơn đổ xô ra xem dàn siêu xe rước dâu trị giá cả triệu đô, như Audi A5 Sportback, Lexus, Mercedes GLK, Mercedes C250 CGI, Porsche Cayenne, BMW…

    Khi đoàn xe rước dâu về đến Hương Sơn đă làm người dân phố núi choáng váng.
    Theo nhiều thông tin, đám cưới này tiêu tốn của gia chủ không dưới 50 tỷ đồng. Rất nhiều đại gia, ca sĩ có tên tuổi như Đàm Vĩnh Hưng, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê... đă được mời tới hát. Quốc lộ 8A nhiều đoạn bị tắc nghẽn do đoàn xe hộ tống cô dâu chú rể quá đông và thu hút sự chú ư của nhiều người đi đường.
    Nhiều người dân phố núi Hương Sơn cho biết, gia đình chú rể đã chuẩn bị cho đám cưới từ giữa năm ngoái, thuê nguyên một công ty chuyên tổ chức những sự kiện có tiếng cùng với toàn bộ loa máy, rạp, âm thanh ánh sáng và nhân viên phục vụ từ Hà Nội đến Hà Tĩnh phục vụ đêm đám cưới.

    Thuê ca sĩ từ Mỹ giá gấp 5 lần
    Nói về đám cưới “siêu khủng” này ở Hà Tĩnh, Quang Lê đang cho biết anh đang ở Mỹ, lúc đầu anh không tin có gia đ́nh nào mời hát tại đám cưới với giá cát-xê lớn tới vậy. Quang Lê được mời tham dự lễ cưới tại Hà Tĩnh thông qua quản lư của ca sỹ Phi Nhung.
    Anh quản lư của Phi Nhung có gọi điện thoại qua Mỹ nói rằng mời Quang Lê đi hát ở một đám cưới với giá cát-xê rất cao. Điều kiện đưa ra là nếu Quang Lê đồng ư về hát đám cưới, gia đ́nh chủ nhân sẽ trả cát-xê cao gấp 3, 4 lần cát-xê mỗi lần đi hát tại Việt Nam, và gấp 5 lần hát bên Mỹ. Lúc đầu, Quang Lê nghĩ chắc là chuyện đùa, không có chuyện đó đâu. Thế nhưng, chỉ sau 2 ngày, người ta chuyển vào tài khoản của Quang Lê một số tiền rất lớn. Từ đó, Quang Lê mới nghĩ rằng đây không phải chuyện đùa và nhận lời.
    C̣n Đàm Vĩnh Hưng nhận 20.000 USD, chưa nói tới những ca sĩ khác như Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, MC Lê Anh. Theo người thân của chú rể, tiền chi cho ca sĩ khoảng 60.000 USD (1,2 tỉ đồng VN), tiền chi cho rượu ngoại hơn 2 tỉ đồng…
    Người dân nghèo Hà Tĩnh choáng mắt, choáng tai và hầu hết đều nghĩ rằng nếu nữ đai gia này để tiền giúp cho dân nghèo th́ số tiền đó xây được 50 bệnh xá cho các xă “vùng sâu vùng xa” hoặc cả ngàn căn nhà cho người nghèo và nuôi sống được cả phố núi trong một khoảng thời gian dài nếu đói kém và lũ lụt ập đến. Một bạn đọc ở nơi khác, bạn Thiện Ngọc “bực ḿnh” đă viết: “Mai mốt mà có kêu tui ủng hộ dân Hà Tĩnh th́ không bao giờ nhé. Bà Liễu giàu vậy th́ dư sức giúp quê hương của bả”.
    Bạn đọc đă h́nh dung ra cách chơi ngông của những người được gọi là “đại gia” ở VN trong khung cảnh người dân c̣n chạy ăn từng bữa, lo gạo từng ngày. Cái khoảng cách giàu nghèo ở VN ngày càng xa. Có lẽ tôi không cần phải b́nh luận ǵ thêm về vấn đề này.
    Một chuyện khác vừa diễn ra cũng ở Cần Thơ của một nam đại gia chơi… chướng.

    Đại gia Tây Đô trả lại con dâu v́ nghi mất “cái ngàn vàng”
    Ông Nguyễn Hoàng Năm là chủ một doanh nghiệp lớn ở quận Cái Răng – được gọi là đại gia Tây Đô – đang gây xôn xao đất Cần Thơ v́ chuyện trả lại con dâu nghi mất trinh tiết. C̣n nhà thông gia làm nghề buôn bán ở chợ. Sự việc trả dâu diễn ra từ đầu năm 2011, đến nay mới vỡ lở khi chú rể cưới vợ mới bị vợ cũ gửi đơn khiếu nại đến chính quyền địa phương, ngăn chặn lễ cưới.

    Cô Xuân Hoa, năm nay 19 tuổi, xinh xắn, là cô dâu bị trả lại, đẫm nước mắt kể rằng 3 năm trước cha cô trong một lần nhậu với bạn bè đă hứa gả con gái khi ấy mới 16 tuổi đang học lớp 10, cho con trai ông Nguyễn Hoàng Năm. Do Hoa chưa đủ tuổi đăng kư kết hôn nên hai gia đ́nh đồng ḷng cho thiếu nữ ra mắt nhà chồng bằng một lễ hỏi.
    Đầu năm 2011, dù Hoa chưa học xong lớp 12 nhưng cha mẹ hai bên chính thức tổ chức lễ cưới cho đôi trẻ mà chưa làm thủ tục kết hôn. Cô gái kể: “Hơn một tuần sau ngày cưới chồng bảo tôi đă mất trinh lại có h́nh sex trên mạng nên báo với người lớn hai bên. Sau đó mẹ chồng nói tôi uống thuốc phá bỏ cái thai đang tượng h́nh trong bụng”. Theo Hoa, do hai gia đ́nh đă hứa hôn nên 10 ngày trước lễ cưới cô đă đồng ư quan hệ t́nh dục với chú rể. Trước đó cô chưa từng “gần gũi” với người đàn ông nào.
    Thấy con gái t́m mọi cách thanh minh với gia đ́nh chồng mà không được, cha mẹ Hoa đến gặp thông gia để dàn xếp nhưng cũng bất thành. Khi mẹ chồng mổ sạn thận, Hoa bị bệnh viêm xoang nặng, cô được gửi về nhà mẹ ruột đến nay.
    Trước Tết Nhâm Th́n, Hoa hay tin chồng đi cưới vợ mới ở xă Tân B́nh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) nên gửi đơn khiếu nại đến chính quyền địa phương.
    Giải thích lư do cưới vợ mới cho con trai, đại gia Năm cho biết sau ngày cưới, con trai ông phát hiện vợ anh ta không c̣n trong trắng và lại có h́nh giống hệt một cô gái trong phim sex. Đại gia Năm dọa: “Nếu Hoa kiện tụng th́ tôi sẽ thuê luật sư đ̣i lại hết tiền đă “nộp tài” với toàn bộ nữ trang đă cho cô dâu trong ngày cưới trước đây”.
    Hoa lại nói rằng, khi cưới, nhà chồng cho 3,6 lượng vàng 24K và một chiếc xe máy tay ga. Sau đó mẹ chồng yêu cầu gửi lại ṿng vàng để bà giữ giúp. “Tôi đă gửi lại vàng theo yêu cầu của bà”.
    Ông Nguyễn Văn Khải, Chủ tịch UBND xă Tân B́nh giải thích: “Thấy vụ việc quá lùm xùm nên xă ra quyết định tạm thời rút giấy đăng kư kết hôn để chờ anh Duy với vợ trước giải quyết xong th́ chúng tôi trao lại giấy đăng kư kết hôn cho anh ấy”.
    Sự việc này c̣n nhiều t́nh tiết li kỳ, chưa ngă ngũ rơ ràng và trang báo có hạn, kỳ sau tôi tường thuật đầy đủ hơn. Chắc bạn đọc sẽ có nhiều nhận định thú vị có thể là rất khác nhau.
    Văn Quang 09-3-2012

    H́nh 1: Xe đám cưới đậu kín đường phố núi Hà Tĩnh

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Mưa sa
    Saigon cô nương


    Thân em như hạt mưa sa
    Hạt vào đài các hạt ra ao bèo

    Người phụ nữ từ xưa chẳng bao giờ quyết định được đời sống của ḿnh. May mắn lấy được tấm chồng giàu có th́ đỡ cực thân. Không th́ tha hồ vất vả làm thân c̣ lặn lội bờ sông.
    Cũng đàn bà nhưng phận đàn bà ở vùng nông thôn xa xôi với nơi đô thị có nhiểu khác nhau.
    Ở nông thôn, phụ nữ vẫn làm những công việc quen thuộc như ngh́n năm tới nay. Họ cày cấy trồng trọt ruộng vườn, ṃ tôm bắt tép, nuôi heo, nuôi gà... Họ chăm sóc cha mẹ chồng già yếu và nuôi dạy con cái. Quán xuyến thế mà phụ nữ vẫn bị rẻ rúng. Bị chồng hành hạ từ tội to như... không sinh được con trai, đến tội nhỏ chậm dọn cơm, quét nhà...! Một chuyện thương tâm vừa xảy ra ở Hải Pḥng. Sau khi bị tù sáu tháng ra, ngày nào người chồng cũng đánh đập vợ, đốt hết quần áo và hăm dọa sẽ giết cha mẹ vợ. Chưa kịp đợi dịp xuống tay với vợ trước th́ người chồng đă bẻ găy tay chân và dùng đá đập nát đầu một cháu bé 9 tuổi, cháu gọi vợ là cô ruột.
    Ở những nơi càng xa xôi hẻo lánh, địa vị người đàn bà càng bị đẩy thấp xuống như một thứ nô lệ. Nhiều thiếu nữ chưa tới tuổi vị thành niên đă buộc phải nghỉ học ở nhà oằn vai đi kiếm tiền giúp gia đ́nh, lấy chồng sớm do nạn tảo hôn, nhận tiền cheo cưới nhằm trả hiếu cho mẹ, đẻ con trai nối dơi tông đường cho nhà chồng... Người vợ dù có lăn xả đầu tắt mặt tối kiếm kế sinh nhai cho cả gia đ́nh, vẫn răm rắp dưới quyền ông chồng vốn được xă hội đặt cho chức... gia trưởng. Sinh con, vất vả làm việc nhưng đến khi giỗ chạp, lễ tết, người vợ vẫn chỉ nấu nướng và bày biện lên nhà trên cho chồng và khách khứa chứ hiếm khi được ngồi ngang hàng.
    Đàn bà xông cả vào những lănh vực nam giới để làm thợ hồ, khuân vác, xẻ đá, đăi quặng... kiếm từng đồng nuôi gia đ́nh. Ngày xưa phụ nữ quanh quẩn quanh nhà. Có chạy chợ mờ sáng đi tối đất về th́ trong ngày cũng được ăn với chồng một bữa, ngủ với chồng nửa đêm. Nhưng ngày nay, việc mưu sinh đẩy phụ nữ ngày càng rời xa mái ấm hơn.
    Những người phụ nữ từ miền Bắc, miền Trung xuôi Nam kiếm sống, thỉnh thoảng mới về quê xum họp gia đ́nh. Miền Trung gần hơn nên hai, ba hay bốn tháng một lần, bà ve chai B́nh Định, chị hàng rong Quảng Ngăi... lại bắt xe về thăm chồng làm ruộng ở quê. Nhiều cặp vợ chồng cùng tha hương kiếm ăn, vợ vào thành phố bán vé số, chồng phiêu bạt lên cao nguyên hay xuống miền Tây làm thuê... Con lớn, con bé gởi nhờ bà nội, bà ngoại mấy tháng mới gặp nhau trong khi phụ nữ miền Bắc dành dụm cuối năm hay vài năm mới về quê được một lần. Đường xá diệu vợi nên tiền tàu xe thường dành gửi về gia đ́nh. Họ làm công nhân khu chế xuất, bán hàng rong, giúp việc nhà... Ra ngoài đường dễ dàng bắt gặp các phụ nữ làm thuê làm mướn đủ mọi nghề với giọng nói từ nhiều miền trên khắp cả nước.
    Kinh tế miền quê nhiều nơi tŕ trệ nên không phải đàn ông mà phụ nữ cũng phải xông pha. Họ xông đi giúp việc nhà, chăm sóc người già, bệnh nhân... ở Nhật bản, Trung Đông... Cùng một mức lương xấp xỉ nhau nhưng người làm việc trong nước, dù xa vẫn thường xuyên liên lạc được với gia đ́nh; c̣n người ra nước ngoài, hầu hạ cho người lạ không cùng ngôn ngữ, dễ bị đẩy vào cảnh bị ức hiếp, xâm phạm thân thể... Chưa tính đến mất xác nơi xứ lạ.
    Một thị trấn ở Hà Tĩnh. Chị Toại- chồng bỏ, có một con- đi xuất khẩu lao động sang Arab Séoud giúp việc nhà với hợp đồng thời hạn hai năm, lương 3 triệu 6/tháng -đồng thời mất lệ phí trước 10 triệu. Nhưng chỉ sau ba tháng, chị Toại mất tích hẳn. Đến nay, đă qua 27 tháng, gia đ́nh đă làm đủ mọi loại đơn từ nhưng vẫn bặt vô âm tín, không biết sống chết thế nào. Thật ra số lương như vậy không cao nhiều so với trong nước v́ chỉ cần mở báo ở Saigon dễ dàng t́m thấy nhiều rao vặt: Cần người giúp việc nhà, người chăm em bé, người phụ bếp, người nấu ăn. Lương 3 triệu đến 4 triệu, bao ăn ở, lương thưởng tháng thứ 13.
    Những công việc nơi xứ lạ quê người chứa đựng nhiều hiểm họa ŕnh rập đối với người phụ nữ một thân một ḿnh, ngoại ngữ một chữ không biết. V́ thế họ ngả vào một lănh vực được cho rằng kém nguy hiểm hơn, được nương dựa hơn. Đó là lấy chồng ngoại quốc. Lấy chồng Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mă Lai... lấy ai cũng được miễn không phải Việt Nam!!! Thống kê cho thấy số chị em Việt Nam xuất ngoại do lấy chồng ngoại quốc nhiều gấp bốn lần số đi xuất khẩu nhân công.
    Phụ nữ miền Tây mở màn cho việc lấy chồng ngoại nhưng hiện nay miền Trung và Bắc dẫn đầu số lượng: Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Pḥng... Thiếu nữ cũng có, phụ nữ cũng có, đẹp cũng có xấu cũng có, trẻ cũng có già cũng có... đua nhau người trước dẫn người sau t́m chồng ngoại. Mặc dù rất nhiều tin tức cho thấy cô dâu Việt bị ngược đăi nhưng làn sóng lấy chồng ngoại xem chừng vẫn không hạ nóng.
    Do cảnh nghèo đói triền miên không lối thoát nên rất nhiều phụ nữ miền quê vẫn ao ước mưa sa về phía ấy!
    So với ao bèo đó, phụ nữ thành phố được xem là mưa vào đài các v́ đời sống thành phố cao hơn miền quê rơ rệt.
    Phụ nữ thành phố ăn ngon mặc đẹp hơn, học cao hơn, công ăn việc làm tương xứng với năng lực. Họ có kiến thức rộng, độc lập về cuộc sống chứ không phải làm công việc tay chân nặng nhọc như phụ nữ thôn quê. Họ ra ngoài xă hội tiếp xúc với nhiều người. Họ đi nhiều nơi trong và ngoài nước, gặp gỡ nhiều loại người khác nhau. được xem báo, tài liệu, nghe nói chuyện… về b́nh đẳng giới và phát biểu về quyền ấy! Họ am tường luật pháp để biết rơ quyền lợi và địa vị của phụ nữ ngày nay.
    Do kiếm tiền ngang chồng nên phụ nữ đ̣i hỏi cùng làm chủ gia đ́nh với chồng, chưa kể... lấn quyền. Sau giờ tan sở nếu chồng đánh tennis, đi nhậu th́ vợ cũng vào spa, quán cà phê tán dóc với bạn bè không kém. Bởi vậy các nàng dâu thành phố rất sợ về quê nơi vào ngày giỗ chạp Tết nhất, họ bỗng dưng bị đẩy vào vị trí phụ nữ truyền thống là bù đầu nấu nướng, đăi đằng, tiếp đón không chỉ gia đ́nh mà cả họ hàng, làng xóm trong khi chồng nghênh ngang như một ông chủ trọng vọng.
    Tuy nhiên điều đó không có nghĩa người vợ thành phố bỏ bê chuyện nhà. Một ông chồng thố lộ:
    - Vợ tôi quá giỏi, không ai giỏi hơn bà ấy. Ngày giỗ, vợ tôi chỉ cần ngồi yên ở văn pḥng bấm nút điện thoại. Sau đó th́ shop hoa mang b́nh hoa, shop trái cây mang lẵng trái cây tới. Dịch vụ nấu ăn khiêng bàn ghế, trải khăn, bày món ăn... Người nhà ḿnh chỉ đứng nh́n, không cần động tới cái móng tay. Họ hàng ai cũng khen tôi tốt phước lấy bà vợ đảm đang.
    Rồi ông thở dài.
    - Cái ǵ cũng sẵn, chỉ thiếu cái... không khí thôi.
    Ư ông muốn nói thiếu cảnh chồng lau bàn thờ, vợ nấu ăn, con gái chưng hoa, con trai bưng tách nước cúng... Nhưng than văn như vậy người ta lại nói đàn ông tham lam, cái ǵ cũng đ̣i hỏi...
    Chính v́ thế nên phụ nữ thành thị lại mang một áp lực khác không kém phần nặng nề. Rất nhiều cuộc hôn nhân tan vỡ khi những người phụ nữ thành đạt không gánh vác nổi một lúc vừa công việc bên ngoài vừa bổn phận trong gia đính. Đàn bà chỉ b́nh đẳng với nam giới trên phương diện công việc thôi. Tức là ra ngoài một ngày tám tiếng như đàn ông. Xong việc kiếm tiền đến lúc về nhà vẫn toàn quyền... nội trợ. Bà chủ nhà tối mắt tối mũi lao vào chợ búa nấu nướng, giặt giũ (giờ th́ có máy giặt đỡ cho rồi), là ủi, lau dọn nhà cửa..., đưa đón con đi học, chăm sóc con tại nhà... Ông chồng chỉ việc xem báo, coi TV chương tŕnh đá banh hoặc "b́nh đẳng" hơn là chơi với con... để chờ giờ ngồi vào mâm.
    Chị Thái nói với chị Lai- vốn là phó Giám đốc của một Sở cấp tỉnh:
    - Bà hay quá. Ở cơ quan ngập mặt công việc phải mang về nhà làm thêm đến khuya chưa xong, mà vẫn chu toàn cơm nước, chuyện nhà cho ông xă.
    Chị Lai thở dài ngán ngẩm:
    - Làm vợ quan trọng nhất chỉ có việc đó thôi bà ơi. Không hầu hạ cơm nước chu đáo, ổng ra ngoài kiếm phở, bỏ con cái th́ c̣n mệt tôi hơn.
    Đàn bà giỏi giang rỉ tai nhau phải làm ra vẻ thấp hơn, ngoan ngoăn hơn, ra vẻ phục tùng chồng. Đàn ông Việt Nam không thích loại đàn bà lúc nào cũng nhảy lên đ̣i quyền b́nh đẳng, khó ưa lắm...! Ông chồng có thỏa măn cái tự ái chủ nhà quyền thế th́ mới mong giữ cho gia đ́nh êm ấm. Đàn bà, ngay cả ở thành phố, cũng khó mà mong quyền b́nh đẳng thực sự.
    Cho nên ra ngoài không kém ai nhưng về nhà, chị Phan, kế toán trưởng một công ty, vẫn ra đầu hè ngồi cặm cụi tỉ mỉ chính tay đánh đôi giày bóng lộn cho chồng trong lúc chồng ngủ trưa.
    Thật ra, ngay ở các cơ quan, công ty thành phố, khi cần đề bạt vị trí cao, giữa hai người nam nữ được lựa chọn th́ nam giới vẫn có ưu thế. Người ta nêu lư do nếu lên chức cao, mất thêm thời gian tu nghiệp th́ phụ nữ khó đảm trách v́ c̣n bận mang thai, sinh nở, nếu có con lại kẹt t́nh trạng "con ốm"... Trẻ con cứ đau rề rề nên mẹ cứ nghỉ lai rai đâu c̣n tâm trí, thời gian lo công việc sở làm. Rồi đàn bà sức vóc không được khỏe mạnh, rồi công tác xa nhà sinh ra nhiều chuyện ghen tuông, lôi thôi lắm!
    Mới vậy thôi, phụ nữ đă chịu thiệt tḥi nói ǵ đến những chuyện cao, to như "...nâng cao địa vị kinh tế đến giải phóng trí tuệ cho phụ nữ..."
    Chắc v́ ở thành thị, phụ nữ ư thức về quyền b́nh đẳng nhiều hơn nên ly hôn nhiều chứ ở thôn quê, người đàn bà đành cắn răng chịu đựng cả đời bị chồng hành hạ chửi mắng, đánh đập, bị lường gạt mang bán như món hàng sang tay...
    Những lúc xảy ra cớ sự, có người đặt ra câu hỏi: vai tṛ của đoàn thể đâu, đoàn Thanh niên, hội Thanh niên, hội Phụ nữ... ở đâu đâu, lập ra làm ǵ? Hay đoàn thể chỉ ŕnh rang ở những dịp lễ lạt, phong trào thi đua: Tổ chức thi cắm hoa của quư bà, thi tiếng hát chim sơn ca cho thanh niên, thi trang phục dạo chơi cho nhân viên... Thật ra, Việt Nam cũng như các nước Á Đông khác: Trung Quốc, ẤÂn Độ, Cambodia... phụ nữ vẫn chịu nhiều đè nén...
    Năm nào nói tới ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3, chỉ thấy hô hào đề cao phụ nữ, chỉ thấy hàng hóa được dịp rầm rộ quảng cáo quà tặng. Hoa hồng được dịp đắt hàng từ một cành đến những bó hoa vĩ đại phô trương t́nh cảm xa xí mà ngóng hoài không thấy có những chính sách, biện pháp thực tế nào giúp người đàn bà Việt Nam thoát khỏi phần nào phận mưa sa...

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Lê Anh Hùng



    Nông dân Thanh Hóa xuống ruộng ngày 3/2/2012

    “Dân hai lăm triệu ai người lớn
    Nước bốn ngh́n năm vẫn trẻ con.”
    Tản Đà

    Trước t́nh trạng thu hồi đất nông nghiệp vô tội vạ rồi đền bù rẻ mạt trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam mà không một tổ chức dân cử nào lên tiếng bảo vệ quyền lợi cho họ, người ta dễ nhận thấy thân phận rẻ rúng của những cử tri nông dân trên một đất nước có tới hơn 70% dân số sống ở nông thôn, những người đă bầu lên đủ kiểu đại diện chính trị cho ḿnh trong một chính thể tự xưng là “của dân, do dân và v́ dân”. Thậm chí, ngay cả khi người nông dân bị cướp trắng thành quả lao động như trường hợp gia đ́nh anh Đoàn Văn Vươn ở Hải Pḥng mà vẫn không có một vị “đại biểu nhân dân” nào do họ bầu lên bày tỏ thái độ bênh vực quyền lợi của họ, từ đại biểu HĐND xă cho đến vị ĐBQH quyền uy đầy ḿnh là đương kim Thủ tướng.

    Ở các quốc gia phát triển, mặc dù chính phủ của họ luôn hô hào “tự do thương mại” và đặt ra những đ̣i hỏi cao về mức độ mở cửa thị trường đối với các nước đang phát triển khi đàm phán các hiệp định thương mại đa phương hay song phương, song nông dân của họ vẫn luôn nhận được nhiều ưu ái, thể hiện qua các chính sách bảo hộ nông nghiệp dưới những h́nh thức đa dạng và tinh vi, bất chấp thực tế nông dân chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu dân số của họ. Ở những nước đang phát triển và theo chế độ dân chủ như Thái Lan chẳng hạn, tiếng nói của người nông dân luôn được chính phủ lắng nghe và phản ứng tích cực. Lư do là v́ ở những quốc gia đó, nhân dân nói chung và người nông dân nói riêng được hưởng đầy đủ các quyền tự do chính trị, trong đó có quyền lựa chọn người đại diện đích thực của ḿnh trong bộ máy chính quyền. Tuy những chính sách bảo hộ như thế thường nhuốm màu chính trị (chủ nghĩa dân tuư hay chủ nghĩa bảo trợ) chứ không phải v́ lư do kinh tế và không một cuốn sách giáo khoa kinh tế nào lại cổ vũ cho chính sách bảo hộ thương mại, song điều này càng cho chúng ta thấy rơ thực tế rằng chính phủ chỉ thực sự là “của dân, do dân và v́ dân” khi người dân nắm quyền định đoạt vận mệnh chính trị của nó thông qua những lá phiếu bầu cử dân chủ.

    Ở Việt Nam th́ ngược lại, nhân dân nói chung và người nông dân nói riêng xem ra chẳng là “cái vé” ǵ cả. Điển h́nh là các đơn kiến nghị, thỉnh nguyện thư đủ kiểu của nhân dân gửi các vị lănh đạo, các cơ quan nhà nước nhưng hầu như chẳng bao giờ được hồi âm. Vô số bài viết trên các trang báo đă chỉ ra sự bất cập của những chính sách về nông nghiệp - nông dân - nông thôn, song tất cả rồi cũng lần lượt rơi vào im lặng chứ hầu như không tạo ra được một sự biến chuyển đáng kể nào. Đơn giản là với cơ chế “Đảng cử, dân bầu” suốt hàng chục năm qua, các “cử tri” ở Việt Nam gần như chẳng có chút ảnh hưởng ǵ tới sinh mệnh chính trị của các vị “quan cách mạng” cả.

    Trong một hệ thống mà Đảng “lănh đạo tuyệt đối và toàn diện”, tiếng nói của “nhân dân” hiếm khi được đếm xỉa tới, và tầng lớp “quan cách mạng” từ cấp nhỏ nhất đến cấp cao nhất đều lấy phương châm “dựa vào nhau mà sống” để tồn tại. Các cuộc bầu cử Quốc hội hay HĐND các cấp đều có tỷ lệ cử tri đi bầu đạt gần 100% dù trên thực tế t́nh trạng thường gặp là một người đi bầu cho cả nhà. Do không có cạnh tranh chính trị nên các con số liên quan đến bầu cử thường bị phù phép, bởi chẳng có chủ thể độc lập nào giám sát thực hư của những con số đó. Quả thực, ngay cả lá phiếu của cử tri, “tiếng nói tập thể” đáng kể nhất của nhân dân, mà c̣n bị vô hiệu hoá như thế th́ c̣n trông mong ǵ ở những “tiếng nói” lẻ tẻ khác? Vụ việc ngày 22/5/2011, một người dân ở Cà Mau trên đường đi chợ đă nhặt được 85 phiếu bầu cử HĐND xă có đóng dấu đỏ (hợp lệ) khiến dư luận một phen ồn ỹ nhưng rồi lại nhanh chóng rơi tơm vào sự im lặng quen thuộc của nhà chức trách, hay loạt bài “Chuyện đồng chí Minh Nhớp” của nhà báo Phan Thế Hải về tṛ hề “bầu cử Quốc hội” ở Hà Tĩnh một thời, mới chỉ cho chúng ta thấy phần nổi nhỏ xíu của tảng băng khổng lồ thôi.

    Mỗi kỳ “tiếp xúc cử tri” theo quy định của pháp luật, các vị “đại biểu nhân dân” thường chỉ tiếp xúc với các “đại cử tri” quen mặt và đă được chính quyền sở tại “sàng lọc” kỹ để khỏi đưa ra những câu “hỏi xoáy”. Các vị “đại biểu nhân dân” cũng chẳng cần phải bận tâm nhiều về điều đó, bởi họ làm “đại biểu nhân dân” chủ yếu là do “tổ chức phân công”, do “cấp uỷ bố trí”, hơn là do nhân dân lựa chọn và gửi gắm thông qua những lá phiếu dân chủ. Và do được cấp uỷ “phân công” hay “bố trí” như thế nên một khi trở thành “đại biểu nhân dân”, họ cũng nhất nhất “quán triệt” theo chỉ đạo của lănh đạo Đảng các cấp. Câu chuyện do nguyên ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết kể về Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh mà Quốc hội thông qua ngày 29/5/2008 là một minh chứng điển h́nh: “Khi thăm ḍ dự án mở rộng Thủ đô, tôi nhớ có 226 phiếu thuận và 226 phiếu chống. Nhưng khi biểu quyết th́ tỷ lệ lên tới 92,9% tán thành.” Rơ ràng ở đây chỉ có ba khả năng sau xảy ra: (i) các vị ĐBQH này đích thị là những “con rối”, (ii) họ biết “lá phiếu” hay “nút bấm” của ḿnh luôn ở trong “tầm ngắm” nên sau khi đă được “chỉ đạo” họ đành phải “quán triệt” (bởi một lẽ đơn giản là trong cái gọi là “Nhà nước pháp quyền XHCN” ở VN th́ mỗi “công dân” đều là một “tù nhân dự khuyết”), và (iii) con số kia lại bị “phù phép” như đă nói ở trên. “Nhà dột từ nóc”, “quyền lực tuyệt đối th́ tha hoá tuyệt đối” – thiết tưởng chẳng có ǵ đáng phải “băn khoăn” ở đây cả.

    Chắc chắn là nhiều vị đại biểu nhân dân, đặc biệt là Đại biểu Quốc hội, rất muốn lên tiếng trước những vấn đề nóng bỏng của đất nước hay những bức xúc của cử tri, đơn giản là chẳng ai muốn bị liệt vào hàng “nghị gật” hay “nghị vỗ tay” cả. Ngặt nỗi, bản thân họ cũng chỉ có “quyền” thực hiện vai tṛ của một “ông bưu điện” là tiếp nhận đơn thư của nhân dân và đóng dấu “kính chuyển” cho các cấp chính quyền rồi ngồi chờ câu trả lời theo kiểu được chăng hay chớ thôi. Những đơn thư chứa chất bao nỗi niềm của nhân dân cứ thế ḷng ṿng một hồi rồi về lại nơi xuất phát. Bên cạnh đó, những vấn đề lớn của đất nước th́ thường bị dán nhăn “nhạy cảm” và được lănh đạo Đảng các cấp “định hướng” hay “quán triệt” cho các “đại biểu nhân dân”. Bởi thế cho nên giữa lúc bao vấn đề cấp thiết của đất nước đang nổi lên cùng với nhiều bức xúc của dư luận (vụ Tiên Lăng, lạm phát, suy thoái, hiện tượng xe máy cháy hàng loạt, v.v.) mà chẳng thấy tiếng nói của Quốc hội ở đâu th́ việc một vị Phó Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội lên tiếng gần như tức thời trước bức thư “cầu cứu” của một cô bé 15 tuổi trong cuộc thi trên truyền h́nh mang tên “Vietnam’s Got Talent” lại càng dễ khiến người ta cảm thấy sao mà lạc lơng và bi hài, để rồi cả nước lại được một phen bàn ra tán vào. Chợt nhớ câu thơ của thi sĩ Tản Đà hồi đầu thế kỷ trước:

    Dân hai lăm triệu ai người lớn
    Nước bốn ngh́n năm vẫn trẻ con.

    Xem ra ở Việt Nam không chỉ “cử tri” mà ngay cả “Đại biểu Quốc hội” tại “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” cũng “biết thân biết phận” của ḿnh. Thôi th́ lo chuyện trẻ con cũng là một phận sự cao cả ở đời vậy, nhất là ở cái đất nước “bốn ngh́n năm vẫn trẻ con” này th́ c̣n có khối chuyện kiểu như thế. Những chuyện “quốc gia đại sự” khác th́ đă có lănh đạo Đảng và “bạn” lo hết cho rồi c̣n ǵ: nào là phải quán triệt “ba kiên tŕ” (kiên tŕ hiệp thương hữu nghị, kiên tŕ nh́n vào đại cục, kiên tŕ b́nh đẳng cùng có lợi) như “bạn” đă phán này, nào là không để bị “Tây hoá”, “tha hoá” và “thoái hoá” như “bạn” đă dạy này... Ôi Việt Nam, bao giờ Người mới lớn nổi đây?!./.
    L. A. H.
    DienDanCTM
    nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2012/03/...an-o.html#more

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Hai người phụ nữ can đảm
    Đoàn Dự ghi chép

    I. Người mẹ nuôi của đứa trẻ suưt bị chôn sống
    Đến xă Trà Mai (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) hỏi chị Hồ Thị Hiếu - người đă gan dạ vượt qua hủ tục chôn sống trẻ em theo mẹ khi mẹ nó chết, cứu một bé trai thoát "án tử h́nh" - không ai là không biết. Ngày đầu tháng 11/2011 đă trở thành ngày đáng nhớ nhất trong đời chị.
    Trong ngôi nhà bé nhỏ mới dựng hơn 3 tháng nay, bé trai được chị cứu ngày nào c̣n đỏ hỏn, nặng chưa đến 2,5 kg, nay đă biết lật, nặng 7 kg. Chị đặt tên cho bé là Khánh.


    Chị nhớ lại, khoảng 12 giờ trưa hôm đó, khi chị đang ở xă Trà Mai th́ em gái chị ở xă Trà Cang gọi điện thoại báo tin có sản phụ tên Hồ Thị Yên ở ngôi làng Tắk Giang (thôn 6, xă Trà Cang) vừa mất sau khi sinh. Điều đáng thương là theo phong tục, bé trai vừa mới ra đời sẽ bị chính cha của nó và dân chúng trong làng đem đi chôn sống, chung với mẹ nó, theo tập tục của người Xê Đăng: hễ con c̣n đang bú sữa mà mẹ chết th́ sẽ phải bị chôn chung với mẹ, bởi v́ nếu để nó sống, "con ma" mẹ nó sẽ ám vào nó, làm chết dân làng!


    Nhận được hung tin, chị Hồ Thị Hiếu bảo em gái phải khẩn cấp đến ngăn cản, không cho dân làng đem chôn đứa trẻ. Cô Hồ Thị Hoàng, em gái chị Hiếu, chạy tới gặp anh Hồ Văn Xếp (bố đứa trẻ) khuyên nhủ nhưng anh Xếp một mực không nghe. Dân chúng trong làng Tắk Giang đến lo giùm chuyện chôn cất cũng nhất định phải chôn đứa trẻ theo mẹ nó kẻo nó làm hại cả làng!
    Biết tin đó, chị Hiếu nhắn em gái t́m mọi cách kéo dài thời gian để chờ chị đến. Chị không biết đi xe máy trong khi đoạn đường dài hơn 5km từ xă Trà Mai đến làng Tắk Giang thuộc xă Trà Cang rất khó đi, chị phải... chạy bộ hết hơn một tiếng đồng hồ. Nhưng khi tới làng Tắk Giang, chị lại không được vào nhà anh Hồ Văn Xếp, bởi v́ theo tập tục của đồng bào Xê Đăng, mỗi khi trong làng có người "chết xấu" (tức chết trẻ), cả làng sẽ áp dụng luật lệ, cấm người ngoài - dù đó là người cùng xă như chị Hiếu - được vào trong làng trước khi họ chôn cất xong; ai không tuân theo sẽ bị già làng ra lệnh bắt và người nhà sẽ phải chuộc bằng trâu, heo hay gà v.v... th́ mới được thả. Chị Hiếu năn nỉ măi mới có người nhận chị là bà con và dẫn vào làng với giá 300,000 đồng.
    Chị vào được trong nhà anh Xếp, dân làng nhất định không cho đem đưa bé đi v́ cho rằng nếu đứa bé sống, "con ma" mẹ nhớ con sẽ bắt cả làng. Họ đ̣i đuổi chị ra khỏi làng v́ dám đến đây đ̣i những điều ngược với phong tục tập quán của làng. Lúc ấy chị Hiếu sợ lắm v́ chị cũng là người Xê Đăng, hiểu rơ tập tục đó. Nhưng khi nh́n thấy đứa trẻ đói lả, hơn 10 tiếng đồng hồ không được bú sữa mẹ, chị như có thêm sức mạnh. Chị quát lên bằng tiếng Xê Đăng: "Sao mấy người sống được mà không cho đứa trẻ sống? Mấy người chôn nó là mấy người vi phạm pháp luật. Không cho tui đem nó đi, tui sẽ kêu công an đến bắt cả làng, bỏ tù mấy người th́ mấy người ráng chịu!". Nói xong, chị rút điện thoại di động mà họ không biết là cái máy ǵ, làm bộ bấm số, gọi "a-lô" la lớn bằng tiếng Xê Đăng: "Anh Xếp với dân làng đang sắp chôn sống đứa nhỏ theo mẹ nó đây này, đến bắt bỏ tù họ đi, mau lên!". Anh Xếp sợ quá, đồng ư trao đứa trẻ cho chị.
    Ẵm được đứa trẻ, chị ôm chặt nó vào ḷng, đi vội ra khỏi làng, vừa đi vừa cho nó bú b́nh sữa chị đă mua sẵn trên đường tới đây. Người bạn gái cùng làm trong cơ quan y tế với chị tên Lê Thị Hạnh nghe tin cũng đi xe máy xuống định phụ lực với chị th́ gặp chị ở đầu làng, vậy là họ chở nhau đem đứa trẻ đến Trung tâm Y tế huyện Nam Trà My cấp cứu.
    Đứa trẻ được cứu sống, chị xin với xă cho chị nhận nó làm con nuôi, đặt tên theo họ của chị, và kể từ đó, chị trở thành mẹ của đứa bé. Chị mới 24 tuổi, chưa từng yêu ai, bây giờ bỗng dưng làm mẹ nhưng mọi khó khăn cũng đều vượt qua bởi v́ chị là một y sĩ, đă từng nhiều lần đỡ đẻ cho các mế cũng như phát thuốc, chăm sóc cho trẻ nhỏ. Chị yêu thương nó một cách lạ lùng.
    Bà Hồ Thị Xít - mẹ chị Hiếu - nói: "Nhà tui nghèo lắm, tui với cha con Hiếu th́ già rồi, không giúp đỡ ǵ được cho nó nhưng tui không phản đối. Tui coi thằng cu cũng như mấy đứa cháu nội của tui".

    "Có thể sẽ ở vậy nuôi con"
    Gia đ́nh chị Hiếu ở xă Trà Cang nhưng chị làm việc ở trạm y tế liên xă Trà Mai, Trà Cang. Từ ngày có cu Khánh, chị dựng một ngôi nhà nhỏ ở thôn 2, xă Trà Mai, pḥng khi bé đau ốm th́ có điều kiện chăm sóc. Đoạn đường cây số thứ 101 (trên đường Nam Quảng Nam) chỉ có nhà chị và gia đ́nh chị Lê Thị Hạnh là hàng xóm láng giềng. Hằng ngày chị phải đi bộ từ Trà Mai vào các thôn bản cả Trà Mai lẫn Trà Cang để phát thuốc, khi ấy chị nhờ con gái của chị Hạnh trông giùm cu Khánh. Chị Hạnh chính là người bạn đă đi xe máy vào làng Tắk Giang cứu cu Khánh. "Gia đ́nh tui với Hiếu như một. Khi nào Hiếu hay cháu Khánh có chuyện ǵ vợ chồng tui cũng chạy qua".
    Dù không mang nặng đẻ đau nhưng chị Hiếu giống như mẹ ruột. Cu Khánh đă khơi dậy ở chị bản năng làm mẹ.
    Hai tuần trước, anh Hồ Văn Xếp (bố của cháu Khánh) ghé thăm con, khi chị Hiếu hỏi có muốn đem con về nuôi không th́ anh lắc đầu: "Không đem về đâu, sợ nó lắm". Hiện gia cảnh anh Hồ Văn Xếp rất khốn khó, quanh năm bám nương bám rẫy kiếm trái bắp, củ sắn lo bữa ăn qua ngày.
    Đă có nhiều nhà hảo tâm t́m đến hoặc gửi tiền giúp đỡ mẹ con chị Hiếu và cũng có nhiều người hiếm muộn, từ Sài G̣n, Đà Nẵng đến ngỏ lời xin bé về làm con nuôi nhưng chị bảo không muốn xa đứa con mà ḿnh đă vất vả giành giật từ cơi chết. "Nếu anh Xếp đến đ̣i th́ tui trả lại chứ tui không cho người khác. Tui muốn nuôi cháu ở đây để chứng minh cho mọi người thấy linh hồn mẹ cháu bé không về bắt cháu như quan niệm của người Xê Đăng chúng tui".

    II. Bà giáo tật nguyền lập "thư viện" tại vùng núi
    Tại vùng núi Trường Thọ nằm sát quốc lộ 48B gần xă Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, có một bà giáo nghèo nàn, bệnh tật, đă nghỉ hưu, đang ra sức thành lập một "thư viện" bỏ túi trong ngôi nhà nhỏ của ḿnh để trẻ em tới học tập.
    Bà giáo ấy tên là Phạm Hoàng Ngân, ngụ tại xóm 14, xă Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).

    Tuổi thơ bất hạnh
    Sinh ngày 25/12/1949 tại xóm 14 xă Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, ngay từ lúc lọt ḷng Phạm Hoàng Ngân đă bị tàn tật một chân, khó di chuyển được. Lớn lên trong một gia đ́nh nông dân có đến 9 anh chị em, Ngân đă phải chịu thiệt tḥi, không thể đến trường như các bạn cùng trang lứa. Nhiều hôm nh́n qua cửa sổ thấy bạn bè cắp sách đến trường, Ngân ứa nước mắt.
    Một lần về thăm quê, anh trai của Ngân lúc đó đang làm nhân viên viện bảo tàng, đau ḷng trước những gịng nước mắt thầm lặng của cô em gái tội nghiệp, đă t́m cách đưa Ngân đến bệnh viện huyện rồi bệnh viện tỉnh để điều trị. Nhưng tất cả đều vô vọng bởi v́ chân của Ngân đă teo tóp quá lâu. Một bác sĩ khi ấy đă gợi ư với anh là nên đưa Ngân ra Bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội th́ “may ra” chữa được.
    Đúng như gợi ư của vị bác sĩ ở bệnh viện tỉnh, mặc dầu Bệnh viện Việt Đức không trả lại cho Ngân được đôi chân lành lặn như người b́nh thường nhưng cũng giúp Ngân đi lại mà không phải nhờ cậy đến ai.
    Sau hơn 8 tháng điều trị, Ngân rời Hà Nội, về quê và bắt đầu thực hiện ước mơ của ḿnh là đến trường học. Quăng đường dài 5km là cả một trở ngại lớn nhưng Ngân vẫn cố tập tễnh vượt qua bằng cách dậy thật sớm và đi học trước các bạn cả tiếng đồng hồ. Mùa đông cũng như mùa hè, chiếc áo trên người Ngân lúc nào cũng đẫm mồ hôi. Biết không thể ngăn được sự hiếu học của Ngân, bố mẹ và các anh em trong gia đ́nh vay mượn một tấn thóc, bán đi để mua cho Ngân một chiếc xe đạp rồi nhờ bạn bè thay nhau chở Ngân đến trường.

    Cuộc đời buồn của cô giáo khuyết tật
    Tốt nghiệp phổ thông trung học (bây giờ gọi là tú tài) với hạng xuất sắc, Ngân thi vào trường Trung cấp Sư phạm huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1968, Ngân tốt nghiệp sư phạm loại khá. Sau đó, cô được bổ lên miền núi dạy cấp 1 tại xă Nghĩa Quang, huyện Nghĩa Đàn. Sau 3 năm công tác miền núi, Ngân được điều động về xă Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, nơi cô sinh ra và lớn lên để tiếp tục công việc, mặc cho đôi chân của ḿnh vẫn bị thọt và đi lại vô cùng khó khăn.
    Thời gian này cũng đă có một số chàng trai cảm phục nghị lực của cô giáo tật nguyền nên sinh ḷng yêu mến, nhưng khi ấy cô giáo Ngân chỉ yêu một đồng nghiệp quê gốc ở tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, t́nh yêu của hai người vừa bắt đầu th́ phải chia tay v́ anh bị gọi đi bộ đội rồi tử trận năm 1972.
    Suốt 33 năm từ khi người yêu qua đời cho đến khi nghỉ hưu (2005), cô giáo Phạm Hoàng Ngân bỏ qua tất cả những sự làm quen của các chàng trai, chỉ dành thời gian cho giảng dạy, lấy học tṛ làm niềm vui.
    Năm 1991, 42 tuổi, để thuận tiện cho việc dạy học v́ phải đi lại quá xa so với đôi chân tật nguyền, cô giáo Ngân đă gom góp tiền lương mua một mảnh đất nằm trên trục đường hiện nay là quốc lộ 48B. Nhưng khốn thay, với số tiền dành dụm ít ỏi, cô chỉ mua được một miếng đất bé tí teo khô cằn sỏi đá mà người ta đă chừa lại không muốn cất nhà. Đất đă mua nhưng để dựng được ngôi nhà rộng chừng 10 mét vuông làm bằng những viên gạch xi măng rẻ tiền tự đóng lấy trộn lẫn với cát, cô giáo phải vay mượn bạn bè và bà con lối xóm mỗi người vài ba trăm ngàn để thuê thợ cất nhà.

    Mong mỏi có được chỗ ở gần trường của cô giáo Ngân đă thành hiện thực th́ gần đây, ngoài cái chân tật nguyền thường hay đau nhức, cô c̣n bị căn bệnh dạ dày hành hạ. V́ thế, những đồng lương hưu ít ỏi của cô chủ yếu dành để chữa bệnh. Có thể v́ nguyên nhân này mà trong ngôi nhà bé tí của cô chẳng có ǵ đáng giá: không ti vi, không tủ lạnh, không điện thoại, không xe máy...

    Lập thư viện trong ngôi "biệt thự" rộng 10m2!
    Hoàn cảnh của cô giáo Ngân bất hạnh đủ đường. Gần 40 năm đứng lớp để dạy dỗ cho biết bao thế hệ học tṛ, không ít người trong số các học sinh của cô bây giờ đă thành đạt ở nhiều lănh vực, thậm chí có người đă là giáo sư, tiến sĩ nhưng cô th́ vẫn nghèo nàn. Tuy nhiên, dù nghèo nhưng cô vẫn ấp ủ giấc mơ sưu tầm được một số sách để lập một tủ sách ngay tại căn nhà bé tí của ḿnh để giúp con em trong làng tới học tập.
    Cô cho biết: "Hiện tôi đă sưu tầm được hơn 200 cuốn sách từ khi c̣n đi dạy. Bây giờ tôi đă nghỉ hưu, mặc dầu tiền thuốc thang, ăn uống hằng ngày không đủ nhưng vẫn cố gắng tích cóp trong con heo đất để mua thêm sách".

    Những ngày bệnh tật hành hạ cái cơ thể tật nguyền nhưng cô giáo Ngân vẫn tiếp tục lau chùi những cuốn sách cô rất quư báu của ḿnh để giúp các cháu học sinh tới học. Bây giờ căn nhà nhỏ xíu vô cùng xập xệ của cô đă trở thành cái "thư viện" thu hẹp với vài trăm cuốn sách để các học sinh trong bản có phương tiện học tập. Những cháu có điều ǵ không hiểu th́ cô lại giảng giải, các cháu rất thích. Cô thường nói: "Bệnh tật hành hạ hoài hoài chắc tôi cũng chẳng sống được bao lâu nữa. Cái tôi lo nhất là những hôm mưa to gió lớn, mái tôn bị dột làm ướt mất sách th́ tôi tiếc lắm". Và cô nói thêm: "Tôi đă lập di chúc, khi nào tôi chết tôi sẽ tặng căn nhà và sách vở của tôi cho quỹ từ thiện".
    Kể ra, sách vở lẫn căn nhà của cô giáo Ngân không lấy ǵ làm lớn nhưng tấm ḷng đối với học sinh của cô thật là đáng quư.<

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Nhà rất cao nhưng văn hóa rất lùn




    Trong bài báo kỳ trước, tôi đă tường thuật với bạn đọc những t́nh tiết về một số người được gọi là "đại gia" ở Việt Nam, kể cả nam và nữ. Hai nữ đại gia chơi ngông, chúng ta đă biết khá rơ. Tuy nhiên về nữ đại gia Tổng giám đốc tổng công ty Bianfishco ở Cần Thơ đang chữa bệnh ở nước ngoài, những ngày gần đây gia đ́nh bà cũng đang dạm bán nhà xưởng cho một công ty Hà Lan, định giá tài sản lên đến 2.700 tỉ đồng. Ngay cả chiếc xe Rolls Royce giá hơn triệu đô cũng sẽ được bán để trả nợ. Dư luận khách quan nhận định gia đ́nh bà Diệu Hiền tỏ thiện chí trả hết nợ chứ không "bỏ nợ, chạy lấy người" như những đại gia lừa đảo khác mà người ta thường thấy ở Việt Nam trong thời buổi khó khăn này. Chúng ta hăy đợi xem ông chủ Bianfishco, chồng bà Diệu Hiền, có thực hiện được lời hứa không.

    Lư luận và bằng chứng của bố con đại gia trả cô dâu
    Xin trở lại chuyện trong bài trước, tiếp tục bàn đến chuyện một nam đại gia cũng ở Cần Thơ, trả lại cô con dâu v́ nghi con dâu đă "mất cái ngàn vàng" với người khác trước khi lấy con trai ḿnh. Dư luận lúc này vẫn đang ồn ào v́ sự kiện hy hữu này. Xin tóm tắt để bạn đọc tiện theo dơi và b́nh luận.
    Xuân Thùy là cô gái xinh đẹp ở quận Cái Răng, Cần Thơ, nhà nghèo, được cha hứa gả cho con trai nhà đại gia hăng nước đá Nguyễn Hoàng Năm khi chỉ mới học lớp 10. Hai gia đ́nh tổ chức lễ ăn hỏi cho hai trẻ, làm đám cưới lúc Thùy chưa đủ 18 tuổi nên không làm giấy kết hôn. Chỉ 2 tuần sau lễ cưới, chồng Thùy tên Nguyễn Phúc Duy báo với bố mẹ là vợ đă mất trinh từ trước và là nhân vật chính trong một clip sex đang phát tán trên mạng. Thùy thanh minh "chỉ quan hệ với chồng" nhưng không ai tin, t́nh cảm vợ chồng rạn nứt. Cô về lại nhà cha mẹ ruột, một mặt tiếp tục minh oan, một mặt gửi clip mà cô bị quy kết là nhân vật chính nhờ công an địa phương xác minh.
    Nửa tháng trước chồng cô cưới vợ mới. Thùy làm đơn khiếu nại gửi chính quyền địa phương nơi vợ mới của chồng cư ngụ. Chính quyền ra quyết định tạm thu hồi giấy chứng nhận kết hôn của chồng Thùy với vợ mới, để chờ giải quyết sự việc.

    Nhân vật chính, con đại gia hăng nước đá trần t́nh với báo chí
    Sau khi đại gia Năm "kể lể" với báo chí về lư do trả lại con dâu, ông cho rằng mọi lỗi lầm thuộc về cô con dâu. Đến lượt nhân vật chính là cậu ấm Nguyễn Phúc Duy "trần t́nh" với báo chí về chuyện "trả vợ" để cưới người khác.
    Phúc Duy năm nay 27 tuổi, con trai chủ hăng nước đá Nguyễn Hoàng Năm ở tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, cho rằng ai nói anh bỏ Xuân Thùy (19 tuổi, ở Yên Hạ, phường Lê B́nh, quận Cái Răng, Cần Thơ) v́ mất "cái ngàn vàng" là không đúng. Xin tường thuật nguyên văn, tôi phải xin lỗi bạn đọc trước v́ đôi chỗ có những lời lẽ hơi "trần tục", nhưng đây là lời Duy đă nói với báo chí:
    "Bởi tôi đă biết chuyện ấy ngay từ lần quan hệ đầu tiên với Thùy trước khi làm đám cưới khoảng 10 ngày. Tuy nhiên, với ḷng vị tha tôi đă bỏ qua tất cả, tiến đến hôn nhân bằng lễ cưới rồi rước Thùy về nhà làm dâu trong sự thương yêu của mọi người trong nhà". Theo Duy, Thùy nói rằng trong lần gần gũi đầu tiên ở nhà anh bên đường Tầm Vu xuất hiện máu trinh dính vào tấp drap giường là hoàn toàn không có. Duy tỏ ra sành sỏi khi cho rằng "chẳng có một "hàng rào" nào để ngăn cản nên "bóng vào lưới quá dễ dàng". Người chồng kể thêm: "Sau đám hỏi, mấy lần đi du lịch hai đứa có ngủ chung nhưng tôi chỉ ôm ấp, vờ hỏi "chuyện ấy" nhưng Thùy bảo chờ đến sau đám cưới. Tôi đồng ư để chờ ngày nếm hết mật ngọt của t́nh yêu, nhưng không ngờ trong lần gần gũi đầu tiên cô ấy không tỏ ra đau đớn, rên la mà rất b́nh thường như đă từng quan hệ nên chẳng có phản ứng ǵ". Cũng theo người chồng trẻ lư luận: nếu thấy máu trinh trên drap giường th́ đúng ra cả hai phải để lại nhằm chứng minh với mẹ là vợ c̣n trong trắng, chứ không bảo mang đi giặt để xóa dấu tích. Do đó, Duy cho rằng Thùy dựng chuyện "máu dính drap" để bảo vệ sự trinh trắng đă mất trước đó.

    Clip sex là căn cứ để buộc tội cô vợ mới cưới
    Cho rằng vợ đă mất "cái ngàn vàng" nên trước ngày cưới Duy có nói với mẹ và chị ruột điều này. Là chỗ phụ nữ với nhau, nên hai người này thông cảm, an ủi Duy cũng như đưa ra vài ví dụ của một số cô gái không ra máu trong lần đầu tiên gần gũi với người khác phái. Tuy nhiên, hơn 10 ngày sau đám cưới, Duy "sốc" khi nghe bạn bè nói rằng thấy một cô gái là nhân vật chính trong đoạn clip sex nên anh ṭ ṃ xem thử. Duy kể:
    "Sau khi xem tôi khẳng định chính là vợ ḿnh v́ thân thể cô ấy tôi biết rơ hơn ai hết, nhưng cô ấy bảo không phải. Bạn bè tôi nhắn tin vào điện thoại dè bỉu, chê cười. C̣n điện thoại vợ tôi th́ nhận được tin nhắn với nội dung 'mày có tin tao in h́nh mày trong phim sex ra dán trước cổng trường không". V́ vậy, mấy ngày đó Thùy không dám ra đường gặp ai hết v́ xấu hổ".

    Lại đến chuyện mấy lượng vàng
    Sau ngày cưới, Duy không thấy vợ đeo hay cất nữ trang vào tủ trong pḥng. V́ vậy, anh cũng khẳng định không có chuyện Thùy gửi vàng cho mẹ chồng là bà Nguyễn Thị Hai. Tuy nhiên, Thùy giải thích cô nghe mẹ chồng gợi ư bằng câu nói "hồi trước đám cưới xong chị ba của con cũng gửi hết nữ trang cho mẹ", nên Thùy mới mang 3,6 lượng vàng 24K gửi bà Hai.
    Duy thổ lộ: "Dù ǵ th́ chuyện cũng qua rồi. Trước đây thương Thùy tôi mới cưới và bỏ qua chuyện cô ấy không c̣n trong trắng, nhưng lại không chịu nổi khi nhớ đến h́nh ảnh cô gái giống vợ như hai giọt nước xuất hiện cùng người đàn ông khác trong clip sex nên chia tay để lấy vợ khác. Tôi giận Thùy ở chỗ khi ḥa giải một mực nói mẹ tôi giữ lại vàng. Chẳng lẽ gia đ́nh tôi túng thiếu đến nỗi không có tiền mua 3,6 lượng vàng hay sao mà giữ lại vàng của cô ấy".
    Nói về chuyện gửi vàng, ông Năm cũng khẳng định vợ ông không chịu nhận giữ vàng giùm con dâu khi Thùy gửi. Lư do, Thùy phải tự giữ lấy tài sản v́ vợ chồng Phúc Duy có pḥng riêng trong nhà. Người cha chồng c̣n giải thích hai vợ chồng Duy có cả trăm người bạn nên cứ vài ba ngày là có một tiệc sinh nhật. "Chẳng lẽ vợ tôi phải làm mọi cho hai vợ chồng nó v́ mỗi lần đi dự tiệc phải lấy vàng ra đưa cho con dâu đeo".

    Nỗi đau của cô dâu
    Bị nhà chồng quy kết là mất trinh và đóng clip sex, Nguyễn Thị Xuân Thùy không chịu được nhục nhă bèn uống thuốc ngủ tự tử. Cô được đưa đến bệnh viện súc ruột cứu sống.
    Nước mắt ràn rụa, cô nhớ lại những ngày làm dâu trong gia đ́nh đại gia nước đá đất Cần Thơ Nguyễn Hoàng Năm, trước khi bị cho là đă mất trinh trắng, hư hỏng v́ đóng phim sex và trả về nhà cha mẹ ruột.
    Theo cô, sau khi làm đám hỏi, những lần đi chơi ở chỗ vắng người, chồng sắp cưới luôn t́m cách đ̣i "ăn trái cấm". Thùy nhất quyết không cho nên luôn sử dụng loại băng vệ sinh "siêu mỏng" để lấy cớ rằng đang gặp "đèn đỏ". Song cuối cùng cô phải chịu thua, gần gũi với Duy khoảng 10 ngày trước đám cưới.
    Sau hôn lễ, do c̣n đi học nên cha mẹ chồng không cho cô làm nhiều việc nhà mà chỉ tập trung vào bài vở chuẩn bị thi cuối cấp. Những ngày đầu chồng Thùy rất thương yêu vợ, song một ngày cô đang học bài th́ Duy điện thoại về hỏi "hồi chưa cưới đi học mặc quần áo thể dục màu ǵ". Người vợ trẻ nói đồng phục màu xanh, chồng cúp máy, chạy xe về rồi nhanh chân lên lầu mở cửa vào pḥng hằn học bảo vợ xuất hiện đầy rẫy trên clip sex.
    "Anh Duy nói tôi đă mất trinh trước khi đến với anh. Tôi cố giải thích đủ điều, bảo ngực tôi không giống ngực của cô gái trong clip sex nhưng anh Duy và cả nhà không tin. Đến nỗi tôi nói lúc quan hệ với anh lần đầu trên tấm drap dính máu nên anh ấy kêu tôi mang đi giặt kẻo mẹ thấy mẹ rầy. Vậy mà không hiểu sao anh ấy lại tàn nhẫn đến vậy". Thùy bật khóc nức nở trước khi kể tiếp:
    "Hai tháng sau đám cưới tôi kêu chồng chở đi làm giấy đăng kư kết hôn, anh bảo "em không xứng đáng". Hằng đêm vợ chồng vẫn quan hệ b́nh thường nhưng tôi cảm nhận được sự mặn nồng không c̣n như trước nữa".
    Không chịu được nhục nhă, cô gái mới lớn cảm thấy sốc v́ "nếm trái đắng" nên uống hàng chục viên thuốc tây với ư định quyên sinh. Mẹ ruột Thùy là bà Út kể lại: "Khi gia đ́nh chị sui báo tin, vợ chồng tôi chạy sang đưa Thùy lên Bệnh viện Quân y 121 súc ruột, nằm lại một ngày một đêm. Chở về nhà vài ngày Thùy lại định tự tử nhưng gia đ́nh cố gắng khuyên bảo, sau đó con tôi b́nh tâm trở lại".
    Xuân Thùy về nhà cha mẹ ruột ở từ đó đến nay, một mặt ra sức thanh minh với gia đ́nh chồng, một mặt nhờ công an xác minh nguồn gốc clip sex mà cô bị cho là nhân vật chính.

    Dư luận
    Những người quen, bạn bè đều lấy làm tiếc cho Xuân Thùy. Trái với những lời bêu riếu của gia đ́nh chồng, mọi người đều hết lời khen ngợi Xuân Thùy đẹp người, đẹp nết, ngoan hiền dù học không giỏi.
    Nói với báo chí, bà Phan Thị Hồng Nhung, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ, cho rằng, đúng ra nếu nghe thông tin không hay về cô dâu mới cưới th́ gia đ́nh bên chồng không được làm ầm ĩ mà phải ư tứ, b́nh tĩnh t́m hiểu kỹ xem thực hư thế nào. Sự vội vă kết tội làm tổn thương đến ḷng tự trọng của cô dâu, đổ vỡ hạnh phúc đôi trẻ.
    Trong cuộc họp, UBND TP Cần Thơ đă chỉ thị cho Công an TP Cần Thơ với các ngành liên quan nhanh chóng làm rơ nơi phát tán clip sex, cũng như xác định cô gái trong clip có phải là Xuân Thùy hay không. Nếu xác định Xuân Thùy không phải là nữ nhân vật chính trong clip th́ sớm trả lại sự trong sạch cho cô, cũng như "xử lư" những người cố t́nh bôi nhọ, gây tổn hại đến danh dự và tinh thần của cô dâu trẻ.

    "Thấy giàu rồi muốn làm tiền"!
    Chủ tịch Hội Phụ nữ quận Cái Răng -Vơ Kim Phượng- nhận định: "Gia đ́nh Xuân Thùy rất hiền lành", c̣n gia đ́nh anh Duy giàu có, theo lời tự giới thiệu là "có 10 nhà máy sản xuất nước đá". Khi cô Xuân Thùy ngăn cản đám cưới dưới Tân B́nh, gia đ́nh anh Duy cho rằng gia đ́nh Xuân Thùy "thấy giàu rồi muốn làm tiền". Tuy nhiên, các cuộc ḥa giải ở khu vực chỉ ra rằng, Xuân Thùy và anh Duy không thể về sống với nhau được nữa và Xuân Thùy chỉ mong "được giải oan".
    Rơ ràng gia đ́nh đại gia nước đá đă quá ngông nghênh về cái giàu của nhà ḿnh để làm nhục người khác khi đổ cho gia đ́nh nhà nghèo "thấy giàu rồi muốn làm tiền". Trong khi gia đ́nh Thùy chỉ muốn được làm sáng tỏ sự thật, không đ̣i hỏi bất cứ thứ ǵ khác. Căn cứ váo cái clip sex chưa rơ nguồn gốc và thái độ nhục mạ người khác là một cái tội lớn về luân thường đạo lư và với lương tâm hơn cả pháp luật.
    Người dân đang mong Pḥng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lư kinh tế và chức vụ của Công an TP Cần Thơ nhanh chóng điều tra rơ trắng đen vụ này đem lại sự công bằng cho người dân.
    Nhưng tin mới nhất cho biết, Xuân Thùy đă đi học trở lại, bất chấp tác động từ gia đ́nh chồng. Cô cũng vừa hoàn thành bài thi hết môn học Quản lư dược. Thùy tâm sự: "Ḿnh đă quyết định đi thi hết môn học Quản lư dược và bắt đầu đi học trở lại cùng bạn bè. Mọi chuyện đă qua làm ḿnh thấy rất đau ḷng. Nhưng sự khích lệ và giúp đỡ của người thân, thầy cô bạn bè ḿnh suy nghĩ kỹ hơn, không c̣n buồn và khóc nữa! Ḿnh chỉ hy vọng danh dự và nhân phẩm của ḿnh và gia đ́nh không bị chà đạp chỉ v́ nhà ḿnh nghèo".

    Về mặt pháp lư, có thể đại gia phạm tội h́nh sự
    Cha Thùy là ông Nguyễn Văn Ba cho biết đang t́m luật sư tư vấn để tố cáo gia đ́nh sui gia Nguyễn Hoàng Năm, v́ đă xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm con gái ḿnh. Ông nói: "Họ trả dâu v́ cho rằng con tôi không c̣n trinh trắng trước khi cưới chồng, lại bêu riếu nó đóng phim bậy bạ. Họ đă vu khống để làm nhục gia đ́nh, con gái tôi".
    Luật sư Hoàng Văn Quyết (Phó Đoàn Luật sư tỉnh Sóc Trăng) cho hay, nếu gia đ́nh ông Năm ngộ nhận nhân vật nữ trong clip sex là Thùy để thông báo với gia đ́nh nhà gái biết, rồi sau đó "trả dâu" th́ không phải hành vi vu khống hoặc làm nhục người khác. "C̣n nếu họ biết đó không phải là Thùy mà cố t́nh bịa đặt, tố cáo sai sự thật với cơ quan chức năng th́ đó là hành vi vu khống".
    Trong khi đó, một thẩm phán tại ṭa án TP Sài G̣n lại cho rằng, nếu cơ quan điều tra chứng minh được gia đ́nh ông Năm đă mang clip sex kia cho nhiều người xem rồi nói đó là Thùy, con dâu ḿnh, th́ hành vi này đă có dấu hiệu của tội làm nhục người khác. Không cần thiết phải xác định người trong đoạn phim ấy có phải Thùy hay không. Ông thẩm phán nhấn mạnh: "Họ làm điều ấy không nằm ngoài mục đích bêu riếu cô gái. Như vậy là đă xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác và cấu thành tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật H́nh sự. Nếu họ phạm tội nhiều lần, h́nh phạt có thể lên đến 3 năm tù".

    Người đọc báo ở Việt Nam nói ǵ?
    Đến đây bạn đọc có thể b́nh luận vào thời đại này "chữ trinh đáng giá ngàn vàng" có giá trị như thế nào đối với các bậc phụ huynh và đời sống của nam nữ thanh niên. C̣n cách xử sự của những đại gia cùng với các cô gái lấy chồng giàu sướng hay khổ. Tùy bạn đọc phán xét. Tôi xin nêu vài lời b́nh luận ngắn gọn của những bạn đọc ở Việt Nam:
    Bạn Thanh B́nh viết: "Đại gia ǵ mà lừa con gái người ta mới 18 tuổi về cưới cho con trai, rồi sau đó bảo là con gái người ta đă "mất trinh". Cưới xong, vợ chồng ăn ở với nhau hàng tháng rồi mà bố con đại gia mới kêu trời rằng: Con gái người ta đă "mất trinh". Đại gia đó mất hết lương tâm rồi. Đúng là người ít chữ".
    Bạn NDT: "Tôi ghét thứ đàn ông mang vợ đi bêu riếu, bôi xấu thế này, chẳng ra ǵ! Rủ rê ngủ với cô dâu trước khi cưới, c̣n chê bai không c̣n này c̣n kia! Đàn ông ǵ mà tồi quá!"…
    Bạn Thanh Cuong viết: "Những cậu ấm, cô chiêu con nhà đại gia có lối sống và suy nghĩ như vậy hiện nay không thiếu, và những đại gia ở nhà rất cao nhưng văn hóa rất lùn cũng không thiếu. Lẽ nào "đạo đại gia" thời nay là như vậy?"

    Bạn đọc đă thấy, cái tiêu đề "ở nhà rất cao nhưng văn hóa rất lùn", tôi đă dùng theo ư kiến của độc giả chứ không phải của tôi. Chữ "lùn" ở đây chỉ ra thứ văn hóa thấp, văn hóa đối xử chứ không phải bằng cấp. Đôi khi bằng cấp rất cao nhưng "văn hóa ứng xử lại rất lùn", hoặc chức vụ rất cao nhưng văn hóa rất lùn. Chữ "lùn" nghe hợp lư và… vui hơn, phải không bạn?

    Đón dâu bằng xe trâu
    Không dàn siêu xe, không ca sĩ, không MC nổi tiếng như hai cái đám cưới "siêu khủng" ở Hà Tĩnh và Cà Mau, mới đây, một đám cưới rất đặc biệt đă được tổ chức tại Nghệ An với màn rước dâu bằng "xe trâu" đậm chất vùng quê nghèo. Đám cưới đó được tổ chức cho đôi bạn trẻ ở xă Nam Anh (Nam Đàn, Nghệ An). Chú rể là anh Đào Văn Đức, cô dâu là Hồ Thị Hoa. Xe đón dâu được trang trí xung quanh bằng bóng bay, một h́nh trái tim lớn được kết đằng trước. Hai cái ghế được đặt trên thùng xe để cô dâu và chú rể ngồi. Cô dâu hănh diện nói với bà con: "Chúng em tin rằng sự chân thành, giản dị và t́nh yêu đích thực sẽ làm nên hạnh phúc vợ chồng".
    Chú rể dắt con trâu vào xe buộc lại, rồi tự ḿnh leo lên xe, chạy đến nhà cô dâu trong tiếng ḥ reo vang dậy của đám trẻ. Con trâu được khoác trên ḿnh tấm voan trắng có dán chữ hỷ màu đỏ ngoan ngoăn nghe lời. Xin dâu xong, chú rể bế cô dâu lên xe hoa trong tiếng cười, vỗ tay của họ hàng hai bên. H́nh ảnh giản dị và độc đáo này thật sự là một tiếng cười mỉa mai vào mặt những xa hoa lăng phí đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam. Nào là nhà dát vàng, ăn vàng, uống rượu pha vàng, dát mặt bằng vàng và những bữa tiệc linh đ́nh, những món ăn lên tới cả ngàn USD…
    Đọc xong chuyện của mấy đại gia "miệt vườn" chơi rất ngông và cũng rất ngang, hẳn bạn đọc đă nhận thấy thời buổi làm ăn chụp giựt này ở Việt Nam đang sản sinh một lớp trọc phú "vô cảm" đến lạ lùng. Bất kỳ là ở thành thị hay nông thôn. Cái khoảng cách giàu nghèo càng lớn th́ bất công, phi lư càng nhiều, làm đau ḷng người dân nghèo.
    Kỳ này tôi chỉ tường thuật chuyện lẩm cẩm để bạn đọc "xả stress", c̣n vấn đề thời sự ở Việt Nam như chuyện người dân đang lo v́ cái sự "dạo đờn tăng giá điện", chuyện ngân hàng cắt bớt lăi suất, chuyện lạm phát, chuyện thực phẩm thối… toàn là chuyện nhức đầu, xin để kỳ sau tôi bàn tiếp.

    Văn Quang
    Viết từ Sài G̣n 16-3-2012

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Khoe của

    - Sài G̣n cô nương





    Khoe của là nhu cầu thường t́nh con người. Nếu không khoe làm sao ai nấy biết ḿnh ở hữu món đồ mà người khác không có.
    Tới khu mua bán xe gắn máy, thế nào cũng thấy vài người đàn ông đeo sợi xích vàng chóe ở cổ, và thế nào cũng có người bĩu môi:
    - Thời buổi này ai dám đeo vàng ngoài đường. Dưới quê cứ khoe của cho con nít đeo đôi bông vài ba phân dễ bị cứa cổ như chơi.
    Đeo trang sức là nhu cầu không thể thiếu, lại phải trang sức mắc tiền mới tôn giá trị người đeo. Vi thế nhiều người đeo vàng bọng hoặc vàng giả. Vàng bọng cũng là vàng nhưng thợ kim hoàn khéo dát mỏng, uốn cong to. Mới nh́n th́ thấy cây kiềng to, dày cộm bằng ngón tay nhưng thật ra vàng rất mỏng và rỗng mặt trong. Dưới quê đi dự đám tiệc thường các bà sồn sồn đeo vàng đỏ người từ đầu đến chân. Chỉ có điều mang cân lên th́ không biết mớ nữ trang đó nặng được vài ba chỉ hay không.
    Vàng giả hay vàng Mỹ Kư bàn đầy ngoài chợ. Người bán bày hàng trên khay đủ nhẫn, ṿng, bông tai, kẹp tóc, mấy chục cuộn dây vàng đủ kiểu. Ai muốn mua bao nhiêu cứ đo chiều dài cắt ra. V́ thế trên vỉa hè Lê Lợi vào ngày lễ đông đúc, tên cướp giật sợi dây chuyền trên cổ một cô gái, sau khi chạy một quăng đă quay lại giận dữ xô ngă cô v́ "tội" đeo đồ giả!
    Gần đây có hai cái đám cưới của thiếu gia - con đại gia- rùm beng cả nước, và không xảy ra ở Sài G̣n hay Hà Nội mà là một tỉnh đồng bằng miền Nam và một tỉnh miền núi xứ Bắc.
    Đám cưới thứ nhất là con của một đại gia chuyên chế biến thủy sản xuất khẩu. Công ty này gần đây sáng chế thêm một loại nước uống "cải lăo hoàn đồng" Collagen. Bà mẹ chồng đại gia mướn MC hải ngoại để giới thiệu, dẫn dắt chương tŕnh đám cưới. V́ dâu là một hot girl Sài G̣n nên rất nhiều ngôi sao nghệ sĩ xuống tỉnh chung vui. Bà c̣n tính mượn phi cơ để đón dâu nhưng rốt cục không thành v́ khi lời tuyên bố này đưa lên báo th́ ông chủ máy bay lạnh lùng trả lời không biết bà là ai cả.
    Đại gia tổ chức đám cưới ŕnh rang nhằm xóa tan dư luận nợ nần. Chẳng ngờ kết quả ngược lại. Dư luận chẳng những không dẹp được mà vỡ bùng ra khi ngư dân tới giăng biểu ngữ đ̣i tiền bán cá, ngân hàng ngưng cho vay... Bà bèn biến đi ngoại quốc... chữa bệnh nan y để lại ông chồng âm thầm dọn nhà, tẩu tán tài sản sau. Đám cưới này bị gán câu "đại hỷ thành đại họa".
    Những vụ chơi sang bị dư luận săm soi thường là đầu mối lần ra kết thúc nợ nần như chúa chổm, trốn thuế biến thành vỡ nợ, nặng hơn là ra ṭa. Cho nên khoe của trong một số trường hợp bỗng nhiên thành vạch áo cho người xem lưng.

    Đám cưới thứ hai là con của đại gia buôn bán xuyên quốc gia từ Việt Nam sang Lào, Thái và cả Mỹ. Cô dâu chú rể đều là sinh viên du học Singapore. Khách mời từ trong ra ngoài nước đến vài ngàn người. Quà cưới của mẹ chú rể là một căn nhà ở thủ đô với giá hơn sáu triệu Mỹ kim. Đây là một đám cưới thật lớn với bốn ngàn khách mời, thực đơn theo thực khách kể là không tưởng tượng nổi, dàn nghệ sĩ giúp vui là các ngôi sao quốc nội lẫn quốc ngoại.
    Khi được hỏi về giá cát-sê chót vót vài tỉ nghe nói cao gấp bội so với giá hải ngoại, ca sĩ Đàm trả lời: “Chả dại ǵ mà nói! Ở đâu chứ ở Việt Nam ḿnh mà khoe nhiều tiền là hay... bị ghét lắm! Nhất là tiền cát-sê”. V́ câu nói này mà Đàm đang bị thiên hạ chế giễu là ca sĩ hát đám cưới(!). Ca sĩ nổi tiếng đi hát giúp vui cho người giàu có không phải chuyện lạ nhưng ở Việt Nam, ca sĩ từ hát đám cưới đi lên sân khấu vô cùng khó khăn nên trường hợp ngược lại thường bị coi là... hạ giá trị!
    Bà mẹ chồng -cũng lại mẹ chồng- trong những vụ khoe của ầm ĩ luôn có phát biểu của quư bà, cho rằng nhân dịp vui của gia đ́nh, bà cũng muốn cho bà con vui chung. Từ trước tới giờ toàn xem văn nghệ trên màn h́nh, nay được nh́n thấy ca sĩ nổi tiếng bằng xương bằng thịt trước mắt khiến hàng ngàn người nô nức kéo đến. Nếu gia đ́nh bà không tổ chức đám cưới linh đ́nh trị giá hơn hai triệu Mỹ kim như vậy, sao người dân lam lũ ở huyện núi nghèo có được niềm vui ấy.

    Ở đời Ghen ăn tức ở nên đám cưới vừa diễn ra th́ dư luận lại dấy lên đại gia đang lọt vào tầm ngắm của công an. Nào là buôn bán ǵ mà giàu dữ vậy, có buôn hàng lậu không, thuế má có đóng đủ không? Nhà giáp ranh với Lào, buôn bán động vật hoang dă quư hiếm hay buôn hàng đen hàng trắng ǵ đó…
    Cả hai đám cưới này cũng như mọi đám cưới nhà giàu hiện nay đều có đặc điểm chung là hàng siêu xe hơi cực xịn với biển số cực kỳ quư giá cả triệu đô diễn hành khắp đường phố. Thực ra, chỉ xe hơi th́ chưa đủ để thể hiện đẳng cấp v́ năm ngoái, một anh tài xế nhờ lái xe cho đại gia nên trong đám cưới của ḿnh, cũng mượn được dàn xe của các ông chủ xếp hàng đi rước dâu đầy bề thế.
    Xe hơi hiện là món của cải dễ phô trương nhất hiện nay sau một loạt xe gắn máy tay ga đắt tiền. Hai vợ chồng Thắng-Liên ở Hà Nội. Thắng là chuyên viên duyệt kinh phí dự án ở một cơ quan cấp cao. Liên là trưởng pḥng tín dụng ở một ngân hàng thuộc top trên. Dù nhà cách chỗ làm việc khoảng 5 cây số, nhưng sau khi sắm một ngôi nhà bốn tầng, hai vợ chồng liền sắm hai chiếc xe hơi, mỗi người một cái. Tầng trệt chỉ đủ đậu một chiếc xe nên chiếc kia phải gửi gara cách nhà chừng nửa cây số. Sân cơ quan cũng không đủ rộng, chỉ ưu tiên chỗ đậu xe cho khách hàng nên khi đi làm, xe cũng phải gửi gara rồi đi bộ hoặc bắt xe ôm đến sở. Tiền thuê chỗ và bảo tŕ một chiếc xe mỗi tháng khoảng hơn ba triệu. Số tiền này bằng lương công nhân. Tuy nhiên do đường tới sở cũng gần và nạn kẹt xe triền miên nên vợ chồng vẫn phải duy tŕ hai chiếc xe gắn máy chạy tới chạy lui thuận tiện hơn.
    Dưới quê, anh Tèo được bồi thường một khoản tiền do xén đất làm khu công nghiệp. Thay v́ cầm số tiền nằm mơ cũng không thấy để buôn bán làm ăn th́ anh sắm luôn chiếc xe hơi chạy cho oai. Chỉ có điều dân quê coi con lộ như... sân trước nhà. Người lớn, con nít, gà, chó... tha hồ đi thẳng, băng ngang đâu cần coi chừng xe cộ, đâu có đèn xanh đèn đỏ. Thóc lúa, cá khô... cũng phơi phóng tự do trên mặt lộ. Anh Tèo chạy xe mới nửa tháng đă tông vào một chị bán khoai. Chiếc xe móp sửa xong, mau chóng sang tay lấy tiền đền bù cho nạn nhân…
    Thành phố nhỏ, cao ốc đua nhau mọc như nấm, dân cư ngày càng nghẹt cứng, dân giàu lại sắm xe hơi nên lúc nào trên đường, dù không phải giờ cao điểm, xe hơi cũng nối đuôi nhau dài dằng dặc không nhúc nhích nổi. Gần đây, nhiều đại gia, quư bà tập lái xe hơi gây ra bao tai nạn giao thông, thay v́ đạp chân thắng th́ hốt hoảng tăng ga. Xe lúc th́ húc vào nhà, khi lật xuống vệ đường nằm nghiêng…
    Đại gia nhiều cách chơi. Săn t́m mănh thú: cọp, gấu, rắn độc... về nhà làm thú cảnh. Thú chơi chó ngao Tây Tạng của Trung quốc cũng đă lan vào Việt Nam, một con cả triệu đô. Một cây cảnh giá bạc tỉ, một tảng đá, khúc rễ cây, bữa ăn... vài trăm triệu... Càng "
    độc", càng lạ, càng hiếm càng tỏ rơ đẳng cấp. Việt Nam cũng bắt chước Trung quốc ăn món ăn dát vàng, uống rượu ḥa vàng, đắp mặt nạ vàng... Tiền nhiều quá không biết làm ǵ nên không những xe sang, đồ dùng hàng hiệu mà c̣n đất đai, biệt thự mua rải rác khắp nơi để đó... ngắm chơi.
    Dù sao những thứ đó để trong nhà không nhiều người biết. Vả những người này chơi v́ ư thích. Với rất nhiều người khác, lại cần thiết phô ra ngoài nhiều người chứng kiến để chứng tỏ sự sành điệu, dân chơi, thưởng thức sự ngưỡng mộ từ người khác, để có cảm giác măn nguyện sở hữu những thứ người khác không có. Cái cảm giác được đứng hơn nhiều người.
    Thiên hạ chắc lưỡi sao mấy người giàu gốc, giàu từ mồ hôi làm việc không thấy khoe của như dân giàu nổi.
    V́ giàu nổi nên tung tóe lên cho mọi người chiêm ngưỡng, lé mắt. Ăn thật to, nói thật lớn, bày hàng cho thiên hạ lé mắt hết. Hễ giàu là phải khoe. Mua một chiếc xe mới toanh mà không khoe cho cả làng biết th́ mua làm ǵ?! Thứ nào cũng có thể khoe. Quần áo, giày dép hàng hiệu, điện thoại đời mới...
    Hai đám cưới kể trên được coi là rầm rộ nhất từ trước đến nay. Trong thực tế, chắc chắn có nhiều đám cưới sang trọng hơn nhưng không bị đưa lên báo chí ầm ĩ như hai đám cưới này.
    Đại gia khổ tâm than thở. Có tiền cũng phải cho tiêu xài chứ. Ngày xưa sống cực khổ quá, nay dư dả lẽ nào không hưởng thụ, không cho con cái hưởng thụ. Ngoài ra, đó cũng là một cách tạo niềm tin với chung quanh, gây thanh thế cho việc giao du làm ăn có phần dễ dàng hơn. Và ở một mặt khác, tiêu xài mới khiến tiền bạc luân lưu…
    Nhất là những đại gia nhờ gặp thời mau chóng nổi lên giàu quá giàu, chưa kịp chớp mắt đă thấy ngồi trên đống tiền. Người giàu mới thường nhiều sĩ diện, như một thứ mặc cảm lưu lại từ thời khốn khó muốn xóa đi.
    Thật ra, ở đâu và lúc nào cũng có người khoe của nhưng sự việc xảy ra trong lúc t́nh h́nh kinh tế, xă hội đang hot. Đúng là nóng thật. Nào là xăng tăng, gas tăng, phí bệnh viện tăng, giá thuốc tăng, giá thực phẩm tăng, thuế tăng... Cái ǵ cũng hè nhau hối hả tăng ào ào khiến dân chúng lao đao. Một số khu vực miền núi đang vào đợt đói giáp hạt không c̣n lấy một hạt thóc, hạt ngô mà ăn. Chẳng biết làm cách nào sống đến tháng 9. Trong lúc đó, nhà giàu mới lại chơi nổi bằng đủ thứ siêu: siêu biệt thự, siêu xe, siêu áo cưới, siêu điện thoại, siêu thú cảnh, siêu cây cảnh... khoe ra một cách có ǵ như nhẫn tâm.
    Đang nóng như vậy mà hai cái đám cưới diễn ra như đổ dầu vào lửa. Thế là thiên hạ... ganh tỵ thi nhau bới móc, tức tối lên án trọc phú khoe quá lố!
    Chẳng qua người nghèo nhiều quá và khoảng cách giàu nghèo quá sâu rộng nên mới xảy ra phản ứng như vậy. Những cuộc khoe của rầm rộ như chọc vào, khoét sâu thêm hố ngăn cách ấy.
    Chắc là khi nào đời sống dân chúng bớt cơ cực th́ những vụ khoe của mới đỡ bị lên án. Khi đó người giàu tha hồ khoe của, lố bịch mấy chỉ được coi là tṛ vui thôi.

    Sài G̣n cô nương

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Những hoàn cảnh đáng thương

    Đoàn Dự ghi chép





    I. Cảnh ba bà cháu côi cút chạy ăn từng bữa
    "Bà ơi, cháu hết vở rồi, bà mua cho cháu mấy quyển mới đi bà". Nghe cháu nói, bà cứ móc ra móc vào hai cái túi áo mà kiếm mấy ngàn bạc lẻ c̣n lại. Mấy chục ngàn bạc tiền công đi cấy thuê cho người ta bà đă đong gạo mất rồi, không c̣n đủ để mua cho cháu được lấy một cuốn vở. Mắt bà cay cay và bà ứa nước mắt thương hai đứa cháu. "Thôi bà ạ, để cháu kiếm cái giấy ǵ đó viết tạm cũng được, bao giờ có tiền th́ bà cho cháu mua sau...".
    Vở viết của Vy và Quư bà mua từ đầu năm học đến giờ đă hết mà bà th́ chưa xoay đâu ra được tiền để mua. Mấy hôm nay trời lạnh, chân tay bà đau nhức liên tục không đi cấy thuê được nên không có tiền. Ngoài vườn, mấy con gà cũng đă bán sạch, chỉ c̣n chiếc chuồng trống không đang hứng chịu từng cơn gió lạnh. Trong nhà th́ chẳng có thứ ǵ đáng giá nên cũng không thể bán. Tủi phận, bà nh́n lên bàn thờ con gái mà những giọt nước mắt cạn kiệt hiếm hoi cũng bắt đầu nhỏ xuống mằn mặn.
    Bà tên Trương Thị Tông (c̣n gọi là bà Minh), Xóm 1, xă Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh B́nh. Con đường đất đỏ dốc ngoằn ngoèo dẫn các phóng viên đến căn nhà tuềnh toàng nằm sâu trong ngơ vắng. Cái yên ắng của làng quê đương vào vụ cấy càng khiến những người đến đây có cảm giác quạnh hiu bởi những lùm cây dại và ngôi nhà sơ sài đến tạm bợ. Một vài cơn gió rít lên trong buổi chiều đông u ám h́nh như mang nét hoang sơ và một nỗi buồn nào đó của cảnh nghèo nàn.
    Nói chuyện với các phóng viên, thỉnh thoảng bà lại cười gượng gạo và đầy chịu đựng: “Con Vân, mẹ của hai đứa nhỏ qua đời cũng đă gần 3 năm nay rồi v́ bệnh ung thư vú. Nhưng đến bây giờ tôi có cảm giác nó vẫn c̣n sống bởi v́ nh́n đâu tôi cũng mường tượng như trông thấy nó”. Giọng bà h́nh như nghèn nghẹn, hai bàn tay quê mùa quen đi làm cỏ, nhổ mạ, cấy thuê của bà đan chặt vào nhau như t́m chỗ bấu víu để khỏi bật lên tiếng khóc.



    Cuộc đời bà nhiều nỗi vất vả nên dường như nước mắt cũng không c̣n nhiều để chảy được nữa. Ngày người con gái của bà tên Vũ Thị Vân đi lấy chồng, bà có ngờ đâu chỉ vài năm sau thân già lại phải cưu mang hai đứa cháu ngoại, bởi v́ người con rể tự nhiên bị điên, thường lên cơn mà mỗi lần lên cơn là vác dao đ̣i chém vợ con. Chị Vân sợ hai đứa con c̣n nhỏ, lỡ bị bố chém trong lúc ḿnh đi làm đồng nên gửi cả hai sang bên nhà bà ngoại, chỉ ḿnh chị vừa đi làm vừa lo chăm sóc, kiếm cái ăn cái uống cho chồng. Sau, bệnh của anh càng ngày càng nặng, chị bàn với anh em phía bên nhà chồng, đưa anh vào trại tâm thần trên tỉnh chữa bệnh.
    Nhưng chỉ được ít lâu, trại báo cho chị biết là không hiểu sao anh trốn được ra ngoài, đi lang thang rồi bị mất tích, trại đă t́m kiếm nhưng không thấy đâu cả. Mọi người nghi anh ngă xuống sông nhưng không t́m thấy xác. Đau đớn, thương người chồng đang tự nhiên chẳng may mắc bệnh tâm thần song chị vẫn phải can đảm mà sống v́ c̣n phải lo cho hai đứa con. Hằng ngày, chị làm thuê ngoài đồng, đến mùa th́ đi gặt mướn, tháng ba ngày tám đi đóng gạch hay gánh gạch thuê cho người ta, kiếm tiền nuôi mẹ già và hai con dại.
    Vất vả như thế nhưng tai họa vẫn không buông tha cho chị. Càng ngày chị càng cảm thấy ḿnh yếu sức, hay bị mệt, ban đêm ngực đau âm ỉ không sao ngủ được, thân h́nh ngày càng gầy guộc. Không đừng được, chị đi khám tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh B́nh, lúc ấy người ta mới phát giác ra là chị bị ung thư vú ở giai đoạn cuối. Chị lo lắm, chỉ sợ ḿnh chết th́ lại làm tội mẹ v́ bà cũng nghèo lắm, chỉ đi làm thuê, không đủ sức nuôi hai đứa cháu.
    Nhớ lại thời gian lúc chị Vân bị bệnh nằm liệt giường, cô Nguyễn Thị Thoa (Hội trưởng Hội Phụ nữ thôn 1 xă Gia Hưng) nói: "Vân biết nó không thể sống được bao lâu nữa nên chỉ khóc. Nó nói cái số nó chết th́ đành phải chịu mà chỉ thương mẹ già và hai đứa con, không biết lấy ǵ để sống". Nói xong cô Thoa thương bạn cũng khóc, những giọt nước mắt bất lực bởi v́ ở cái xóm nghèo này, gia đ́nh nào cũng khó khăn, chẳng ai giúp được cho ai.Ngoài Bắc mùa đông rất rét, rét cắt da nhưng được cái là từ nhiều năm nay, dân chúng các nước trên thế giới thường giúp quần áo cũ mà họ không c̣n xài tới nữa, nhiều cái c̣n mới tinh - Việt Nam kêu là đồ "si-đa" (tức từ chữ "aids" - đồ cứu trợ), giá bán chỉ tính tiền chuyên chở nên rẻ mạt gần như cho không, do đó từ người lớn cho tới trẻ con dù nghèo nhưng trông cũng rất bảnh, thực chất bên trong rất đói!



    Trong nhà, bé Vy đă thôi không c̣n dám xin tiền bà để mua vở nữa, bởi v́ cháu sợ không có tiền bà lại khóc. Xa xa, tiếng í ới gọi nhau đi học của chúng bạn như giục dă khiến cháu vội vàng chạy đi, vừa chạy vừa lau nước mắt.
    Cuộc sống này th́ như thế đấy, cũng ở Việt Nam, có những cái đám cưới "khủng" người ta ném tiền qua cửa sổ, tiêu xài tới vài trăm tỉ đồng, thuê ca sĩ nước ngoài về hát đến nỗi ca sĩ Phi Nhung nói rằng tiền cát-sê của cô được trả tới 4 - 5,000 đô một bản ấy là chưa kể tiền vé máy bay và tiền ăn ở trong các khách sạn hạng nhất, ngoài ra cô c̣n được tặng một tượng Phật có lẽ trị giá tới vài chục ngàn đô, điều này khiến cô ngạc nhiên v́ ở nước ngoài chưa bao giờ cô được trả giá cao như vậy. Láo toét hết! Mấy cái anh đại gia "đám cưới khủng cho con" đó đầu óc đặc sệt lá mít, mười đời dốt nát, chữ cắn làm đôi không biết chứ so sánh với Bill Gates sao nổi! Chị Phạm Thị Diệu Hiền ở Cần Thơ, đại gia, chủ công ty hải sản B́nh An (Bianfishco), làm đám cưới cho con trai tới vài chục tỉ. Đúng lúc đám cưới th́ dân chúng biểu t́nh, chăng biểu ngữ trước ngôi biệt thự sang trọng và lớn như cái Ṭa Bạch Ốc của gia đ́nh chị để... đ̣i nợ. Té ra, vợ chồng chị ta nợ những người nuôi cá tổng cộng 216 tỉ làm họ hết vốn, phải bán cả nhà cửa, ao cá v.v..., thị nợ các ngân hàng hơn 1,000 tỉ, c̣n nợ tiền lương của hơn 2,700 công nhân từ mấy tháng nay cũng tới vài tỉ. Thị nhanh chân chạy trốn ra nước ngoài với lư do "đi chữa bệnh" nhưng chồng và các con, kể cả cô con dâu mới cưới được mấy ngày, th́ c̣n kẹt lại. Chuyện lớn tới mức đích thân ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh điều tra, bắt "đại công ty" của thị phải bán tất cả các bất động sản đi mà trả nợ.
    Bọn chúng th́ như thế cả, huênh hoang, nhân tiểu, ngôn đại, trong khi ấy th́ có những người kiếm được miếng ăn hằng ngày cũng khó. Sau đây là địa chỉ của ba bà cháu nghèo nàn đó:
    Bà Trương Thị Tông (c̣n gọi là bà Minh) xóm I, xă Gia Hưng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh B́nh. Số ĐT: 0303649023. (Số ĐT này là của ông Lựu - hàng xóm với bà Tông).

    II . Cậu sinh viên làm nến kiếm tiền đi học
    Dù gia đ́nh khó khăn, năm nào B́nh cũng là học sinh giỏi, bởi thế việc B́nh đậu vào Đại học Cần Thơ là chuyện b́nh thường, không có ǵ lạ. Tuy vậy, cái lạ là thời buổi này rồi, rất ít ai dùng đến nến (đèn cầy) ngoại trừ các chùa và nhà thờ, nhưng ngoài th́ giờ đi học B́nh vẫn tiếp tục mua sáp về để đun nóng lên, đổ đèn cầy đem bán, kiếm tiền đi học. Người ta thương t́nh cậu là sinh viên th́ mua giùm vậy thôi chứ ngay cả chùa và nhà thờ cũng ít khi dùng.
    Cậu sinh viên đó tên Lê Thái B́nh, hiện đang học khoa Quản trị Kinh doanh, ngành Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Cần Thơ. Ba của B́nh là ông Lê Thái Hải (62 tuổi) bị tai biến mạch máu năo nằm một chỗ từ mấy năm nay. Mẹ của B́nh là bà Tăng Thị Thủy (58 tuổi), bị chứng bệnh hở van tim, sức khỏe rất kém. Do cả cha lẫn mẹ đều mắc các bệnh nan y nên dù cố gắng song việc lo cơm áo gạo tiền của B́nh cũng khiến cậu thấy đuối sức.


    Từ 5 năm nay, sức khỏe của mẹ B́nh rất kém, chỉ làm được những việc nhẹ như giúp việc nhà, nhận đồ may tại nhà nên kinh tế gia đ́nh phụ thuộc vào đồng tiền công làm thợ hồ của cha B́nh. Cuộc sống gia đ́nh B́nh tạm ổn nhưng đến năm 2010, cha B́nh đột nhiên bị tai biến mạch máu năo, mất khả năng lao động, chỉ nằm một chỗ.
    Chị Tăng Thị Thủy - mẹ B́nh - kể về nỗi khó khăn của gia đ́nh ḿnh: "Nhờ vật lư trị liệu cả năm trời, ổng ngồi dậy được và đi lại được. Nhưng đột nhiên hai mắt ổng đau nhức rồi bị mờ dần. Tui mong chạy chữa may ra ổng khỏi, đặng ổng nhúc nhích kiếm được đồng tiền phụ với cháu B́nh, nên vay mượn, đưa ổng lên Sài G̣n điều trị. Tốn hàng chục triệu đồng mà chẳng có tác dụng ǵ, ổng không chịu chữa nữa, đ̣i về nhà nằm như vậy cho đến bây giờ".
    Hiện tại do hai mắt bị mờ, đi lại khó khăn nên cha B́nh chỉ nằm ở nhà. C̣n mẹ B́nh th́ mắc bệnh hở van tim từ 5 năm nay, kèm thêm các chứng bệnh khác như huyết áp cao, tiểu đường, nhiều khi bị xỉu nên nhà chủ sợ bị liên lụy, thường cho ít tiền mua thuốc rồi cho nghỉ việc.
    Chị Thủy bộc bạch: "Tội nhất là cháu B́nh, hồi c̣n học trung học, ngoài th́ giờ học hành nó đi phụ hồ, nhặt banh tennis cũng có chút tiền, bây giờ th́ chỉ mua sáp làm đèn cầy, bán cho các chùa, nhà thờ và các phật tử. Cứ mỗi cây đèn cầy làm và bán th́ được lời khoảng 5 ngàn đồng, 100 cây được lời 500 ngàn đồng nhưng cũng khó lắm, thường chỉ bán được vào các ngày rằm, mồng một và các ngày lễ Công giáo mà thôi.
    Đáng lo nhất là căn bệnh tim của chị Thủy đă đến mức cấp bách, phải đi chữa trị nhưng v́ không có tiền nên chị đành cắn răng chịu đựng. Bệnh t́nh chị mỗi lúc một nặng và cả tuần nay, chị không gượng dậy nổi và chỉ uống thuốc nam cầm chừng.


    Kết thúc Học kỳ I năm nay, Lê Thái B́nh đạt sinh viên loại giỏi nên được học bổng tức miễn học phí. Nhưng hằng đêm B́nh vẫn phải đạp xe đi bán đèn cầy hoặc dạy thêm cho trẻ em tại các tư gia với hy vọng dành dụm được chút ít tiền mua thuốc cho mẹ và cho cả bố nữa. Cô Ánh - một Phật tử thường mua giúp đèn cầy của B́nh - nói: "Ông trời thật trêu ngươi, nhiều đứa chả chịu học hành ǵ cả, chỉ quen quậy phá th́ lại con nhà giàu, chẳng phải lo lắng ǵ hết. C̣n cháu B́nh hiền lành, ngoan ngoăn, hiếu học th́ gia đ́nh lại quá khó khăn, không biết t́nh trạng cứ như thế này cháu c̣n tiếp tục đi học được nữa hay không".
    Địa chỉ: Cháu Lê Thái B́nh, số 4/3 hẻm 4 đường 30 Tháng 4, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. ĐT: 0939.387.088

    III. Cháu bé mồ côi 13 tuổi săn sóc bà nội mù ḷa 88 tuổi
    Mới 5 tuổi cháu đă mồ côi cả cha lẫn mẹ. Dần dần, các chị lần lượt đi lấy chồng, 13 tuổi cháu trở thành trụ cột, chăm sóc bà nội đă 88 tuổi, mù ḷa. Tuy nhiên, với nghị lực bản thân, suốt 7 năm liền cháu liên tiếp là học sinh giỏi cấp huyện.
    Đó là hoàn cảnh của cháu Cù Thị Vân Ḥe, học sinh lớp 7C trường THCS An Nội, huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam. Năm 2004, bố cháu mất v́ bệnh đau gan cấp tính. Mẹ cháu do quá suy sụp rồi cũng bị ngă bệnh, 40 ngày sau th́ cũng mất, bỏ lại 4 chị em cháu đều là gái.



    Sau khi bố mẹ qua đời, các chị của cháu lần lượt lập gia đ́nh và đi ở riêng, căn nhà cũ chỉ c̣n lại cháu và bà nội nay đă 88 tuổi, mù ḷa, không làm ǵ được. Từ đó mọi công việc lớn nhỏ đều do một ḿnh cháu cáng đáng. Các chị sau khi lập gia đ́nh, hoàn cảnh cũng khó khăn nên không giúp đỡ ǵ được.
    Ở cái tuổi của cháu, đáng lẽ ra phải được bố mẹ lo cho miếng ăn giấc ngủ, nhưng với cháu điều đó dường như quá xa vời. Hằng ngày, ngoài thời giờ đi học, những ngày nghỉ cháu phải dậy rất sớm để dọn dẹp nhà cửa, ra ngoài vườn hái rau mang đi chợ bán, kiếm tiền đong gạo.
    "Nhiều lúc nh́n thấy bạn bè được bố mẹ đưa đi đón về, cháu thấy tủi thân lắm. Bố mẹ cháu không c̣n, cháu chỉ biết cố gắng lo cho bà và thật chăm học để bà vui ḷng'.
    Dù không c̣n bố mẹ, hoàn cảnh gia đ́nh khó khăn, nhưng suốt 7 năm liền, Ḥe luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, được bạn bè, thầy cô trong trường quư mến.
    Cuộc sống hằng ngày của hai bà cháu dựa vào số tiền phụ cấp 180,000đ/tháng dành cho người già neo đơn của bà nội. Thương cho hoàn cảnh éo le của cháu, có một doanh nhân giấu tên hỗ trợ cho Ḥe mỗi tháng 150,000 đồng để phụ thêm việc học hành. Tổng cộng số tiền trên là 330,000 đồng, tức khoảng 15 đô/tháng.
    Cụ Trần Thị Đức, bà nội của cháu, ngậm ngùi: "Tôi sinh ra được 6 người con th́ 5 lần kẻ đầu bạc phải chịu nỗi đau tiễn người tóc xanh, c̣n duy nhất một cô con gái th́ nó lấy chồng ở xa. Bây giờ mọi sinh hoạt cá nhân và việc nhà đều phải tự tay cháu Ḥe làm. Thương cháu nhưng tôi già rồi, mắt th́ mù ḷa, không đỡ đần ǵ được cho cháu. Tôi chỉ là gánh nặng cho cháu".
    Hằng ngày, hai bà cháu sống trong căn nhà cấp 4 cũ nát, chỉ có duy nhất một bộ bàn ghế và một cái nồi nấu cơm là tài sản đáng giá nhất.
    Chính quyền xă An Nội cho biết: "...điều kiện của địa phương c̣n khó khăn nên ủy ban xă cũng chỉ hỗ trợ được chút ít cho hai bà cháu".
    Khi được hỏi về ước mơ của cháu sau này, cháu Ḥe nói: "Hai bà cháu nghèo quá nên cháu không dám ước mơ ǵ cả. Cháu chỉ mong học thật chăm, thật giỏi để bà vừa ḷng chứ bà mất rồi th́ cháu không biết sống với ai".



    Bà cụ Đức nói: "Tôi c̣n sống, nhà nước cho mỗi tháng được 180,000 đồng nhưng nếu tôi chết không biết nhà nước có c̣n cho số tiền đó nữa hay không. Thôi th́ đành trông cậy vào ḷng từ thiện của vị doanh nhân mà thôi, tôi mong nhà từ thiện đó sẽ giúp đỡ cháu cho đến khi cháu ăn học nên người". Đấy là sự mong mỏi duy nhất của bà nội cháu Ḥe, cụ đă 88 tuổi, mù ḷa và rất thương cháu.
    Địa chỉ liên lạc: Cháu Cù Thị Vân Ḥe, lớp 7C trường THCS An Nội, huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam. Hoặc: Cháu Cù Thị Vân Ḥe, thôn 8, xă An Nội, huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam.

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Ṭa nào cũng thua


    - Đoàn Dự ghi chép

    I. Khi vợ c̣n... con nít
    Mạnh và Thảo là người cùng xóm, cả hai ở ấp Cá Nổ, xă Vĩnh Lợi, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Tân Hưng là vùng đất ngập sâu điển h́nh của khu vực Đồng Tháp Mười, hằng năm có đến 5 tháng nước lũ, 7 tháng c̣n lại là nước cạn. Thu nhập chủ yếu của người dân là nông nghiệp.
    Lấy đặc điểm của Tân Hưng để nói lên cái nghèo của gia đ́nh Mạnh. Mạnh là con thứ 4 trong gia đ́nh có 6 anh chị em. Ba má Mạnh nghèo xơ xác. Mạnh học đến lớp 6 th́ nghỉ học, nhà khó khăn th́ bỏ học chứ chẳng có lư do nào khác.
    Thôi học, Mạnh nhanh chóng nhập vào đám thanh thiếu niên đi làm thuê của xă, ai thuê làm ǵ làm nấy. Công việc bữa đực bữa cái nên tiền ngày có ngày không. Những ngày có việc làm, kiếm được đồng nào Mạnh đưa hết cho má để phụ má nuôi hai em nhỏ và người chị gái bị tâm thần.
    Thời buổi khó khăn, rất ít niềm vui. Dọc ngang khắp xóm cũng chỉ có bấy nhiêu gương mặt nên Mạnh để ư đến Thảo. Ngày sinh của Thảo trong giấy khai sanh là 17/11/1997, tính tới năm 2010 chưa đầy 13 tuổi. Trai gái cùng quê quen nhau, có ai để ư đến tuổi tác bao giờ đâu. Thấy Thảo hiền lành, xinh xắn, Mạnh ngỏ lời tán tỉnh, Thảo bẽn lẽn cúi đầu nhưng không phản đối.
    Quen nhau ít lâu, Mạnh về thưa với ba má sang nhà Thảo hỏi xin Thảo cho ḿnh. Trai gái nhà quê là như vậy, Mạnh sanh năm 1990, tính đến năm 2010 là 20 tuổi, tức hơn Thảo 7 tuổi. Mạnh suy nghĩ rất đơn giản, thương con nhỏ đó th́ hỏi cưới, thành vợ thành chồng rồi cùng chắt chiu, chung sống với nhau.
    Ba má Mạnh lựa ngày tốt, đến nhà Thảo đi nói, kêu là bỏ trầu. Gia đ́nh Thảo từ chối. Trong khi chối từ, họ sơ xuất, chê gia đ́nh Mạnh đă nghèo lại c̣n đông con, khiến ba má Mạnh bị chạm tự ái. Khi trở về, ba má Mạnh nhứt định cấm Mạnh không được để ư tới Thảo nữa và Mạnh nghe lời.
    Câu chuyện tưởng chừng rơi vào quên lăng th́ ít lâu sau, bất ngờ Mạnh gặp lại Thảo trong cái đám cưới của một người bạn.
    Hương cũ t́nh xưa c̣n nồng đượm, gặp lại nhau cả hai đều như say như ngây. Tan tiệc, về cùng đường, Mạnh cầm tay Thảo và nói: “Em à, anh thương em thiệt t́nh nhưng bị ba má cấm cản không được gặp nhau, nhớ em anh muốn chết đi cho rồi”. Thảo nín thinh, sau đó khẽ nói: “Em cũng nhớ anh lắm. Tại tía má em có lỗi với hai bác bên nhà nên ḿnh mới bị ngăn cản”. Được lời như cởi tấm ḷng, Mạnh đề nghị: “Hay hai đứa tụi ḿnh trốn đi? Anh có người cô ở Cao Lănh, ḿnh trốn về đó ít lâu, thành vợ thành chồng là ba má em phải cho cưới”. Thảo khẽ gật đầu.
    Điều mà hai đứa đều cùng quê mùa và c̣n ít tuổi nên không hiểu rằng, Mạnh 20 tuổi th́ được, nhưng Thảo chưa đầy 13 tuổi tức c̣n vị thành niên, chung sống với nhau dù có cưới hỏi cũng là phạm pháp.
    Mạnh và Thảo lén về nhà bà cô ở Cao Lănh, thành phố của tỉnh Đồng Tháp. Cao Lănh trước đây là một thị trấn của tỉnh Sa Đéc, nay trở thành thành phố “thủ đô” của tỉnh Đồng Tháp; trong khi đó Sa Đéc cũng trở thành thành phố nhưng lại là một trong các huyện lỵ của tỉnh Đồng Tháp. Trước 1975, Đồng Tháp được gọi là tỉnh Kiến Phong. Bà cô của Mạnh thấy con bé Thảo xinh xắn, ăn nói lễ phép, tuy c̣n nhỏ tuổi nhưng rất xứng đáng làm cháu dâu của ḿnh nên mấy hôm sau bèn thân hành đưa Mạnh và Thảo về nhà, nói với anh chị cho hai đứa lấy nhau. Nể lời bà em gái khá giả, ba má Mạnh cố dẹp tự ái, dẫn bà em qua nhà ba má Thảo dàn xếp câu chuyện. Ba má Thảo thấy con gái ḿnh đă lỡ ăn ở với người ta rồi th́ thôi, đành chấp nhận cho xong. Họ đồng ư nhưng khuyên nhà trai không nên cưới hỏi rùm beng, vừa tốn kém lại vừa người ta nói ra nói vô, cứ sắp bữa cơm mời mấy người thân, hai gia đ́nh họp mặt cho vui đặng cho con Thảo ở luôn bên ấy là được rồi.
    Lấy chồng, Thảo vẫn chưa đầy 13 tuổi, trở thành cô vợ “con nít” của Mạnh. Và ba tháng sau, bất ngờ đứa “con nít” đó báo cho chồng biết là ḿnh có bầu: “Em tắt kinh mấy tuần nay rồi anh à. Má nói tắt kinh tức là có bầu”. Mạnh mừng lắm, nó ôm chầm lấy vợ làm như sắp được làm cha tới nơi và không hề nghĩ đến chuyện gia đ́nh nó nghèo, Thảo có con rồi th́ lấy ǵ mà sống.
    Cái bụng Thảo mỗi ngày một lớn. Cả xóm x́ xầm bàn tán, họ không hiểu tại sao một đứa con gái mới 13 tuổi mà có bầu được. Theo họ biết, cỡ 15-16 tuổi có bầu cũng là sớm rồi, đằng này nó mới 13 tuổi... Riêng Mạnh sung sướng v́ sắp được làm cha, ba má Mạnh mừng rơn v́ sắp có cháu nội.
    Tuy nhiên, niềm vui ấy bị tắt lịm khi chính quyền huyện Tân Hưng gởi giấy triệu tập Mạnh và Thảo lên để điều tra. Mạnh lo lắm, nó không hiểu hai đứa mắc tội ǵ mà bị điều tra như vậy.
    Th́ ra, lúc lên tới huyện rồi Mạnh mới biết đó là chuyện vợ chồng giữa hai đứa nó. “Tụi em thương nhau, có cỗ cưới đàng hoàng, đôi bên cha mẹ đồng ư cho tụi em lấy nhau” - Mạnh giải thích. Nhân viên điều tra trả lời: “Biết các em thương nhau nhưng chuyện lấy vợ của em vi phạm pháp luật”. “Em có ăn trộm ăn cắp ǵ đâu mà vi phạm pháp luật?”. “Em không ăn trộm ăn cắp nhưng cưới vợ mới 13 tuổi tức là vi phạm pháp luật. Bây giờ vợ em có bầu, điều đó chứng tỏ em mắc tội “giao cấu với trẻ em vị thành niên”, em hiểu chưa?”. “Dạ chưa, em không hiểu vị thành niên là cái ǵ. Tụi em lấy nhau có cưới hỏi đàng hoàng, ba má Thảo đồng ư gả Thảo cho em”. “Vị thành niên là chưa thành niên, chưa đủ 18 tuổi. Các em có đăng kư kết hôn không?”. “Dạ không, mấy người trong xóm nói vợ em c̣n nhỏ, ra xă họ sẽ không cho đăng kư”. “Đó, nếu em ra xă, họ giải thích cho em hiểu cô dâu chưa đủ 18 tuổi, chưa được phép kết hôn th́ em đă không bị tội. Đằng này em chung sống với Thảo, dù có cưới hỏi em vẫn bị tội giao cấu với trẻ vị thành niên và sẽ bị đưa ra ṭa. Đó là nguyên tắc do pháp luật quy định, không thể khác được”.
    Cuối tháng 8/2011, Ṭa án tỉnh Long An mở phiên sơ thẩm xét xử Mạnh với tội danh “giao cấu với trẻ em vị thành niên”. Chủ tọa phiên ṭa tuyên phạt Mạnh 7 năm tù giam, đồng thời phạt ba má Mạnh một triệu đồng tiền án phí.
    Vợ chồng Mạnh rời ṭa, nét mặt buồn hiu. Thảo hỏi chồng: “Bây giờ làm sao hả anh?”. Mạnh không trả lời v́ đầu óc c̣n đang mắc nghĩ tới bảy năm trời đằng đẵng bị tù phía sau song sắt. “Nặng quá, ḿnh phải nhờ người làm đơn xin giảm án chớ bảy năm trong tù, ai ở nhà trông nom cho em lúc em sanh nở”.
    V́ thương vợ, Mạnh thuê người làm đơn nạp lên Ṭa, xin xét giảm h́nh phạt với lư do Mạnh thiếu hiểu biết nên mới vô t́nh mắc phải tội đó. Thảo cũng làm đơn xin giảm án cho chồng.
    Mọi thứ trôi qua nặng nề trong cái Tết vừa rồi, nhà Mạnh không có không khí xuân. Đơn giản, họ đang chờ đến ngày ṭa án đem sự vụ ra xét xử ở phiên phúc thẩm tại Sài G̣n.
    Ngày đầu tiên của tháng 2/2012, vợ chồng Mạnh đón xe đ̣ lên thành phố theo lịch hẹn của Ṭa án. Đi cùng hai vợ chồng, có ba má Mạnh và ba má Thảo.
    Trên này, Mạnh trả lời các câu hỏi của chủ tọa, dưới hàng ghế, Thảo vừa cho con bú vừa giật ḿnh thon thót, gương mặt u ám với nỗi sợ hăi mơ hồ. Mẹ Mạnh và mẹ Thảo mặt đẫm nước mắt.
    Mạnh thưa với Ṭa rằng cho đến khi bị mời cậu mới được biết là Thảo làm vợ ḿnh khi chưa đến 13 tuổi. Trước đó, Mạnh thương th́ thương chớ đâu có để ư đến tuổi của Thảo. Hơn nữa, Mạnh nghĩ thương yêu th́ thành vợ thành chồng vậy thôi chớ đâu có phụ bạc Thảo để gây nên tội.
    Đến lượt ḿnh, Thảo nói: “Dạ, thưa Ṭa! Anh Mạnh ảnh không có hiếp dâm con đâu. Con thương ảnh, con muốn trở thành vợ của ảnh, sanh con cho ảnh. Ảnh chưa từng nặng lời hay đánh đập ǵ con mà kêu là ảnh 'giao cấu'. Xin Ṭa rũ ḷng thương xem xét cho ảnh được về với mẹ con con. Chớ ảnh bị đi tù th́ mẹ con con biết sống làm sao”, rồi khóc.
    Một t́nh tiết mới xuất hiện trong phiên Ṭa này mà có lẽ đây chính là hy vọng cuối cùng cho cặp vợ chồng con nít ấy. Mẹ Thảo khai là bà sanh Thảo năm 1995 chớ không phải năm 1997, nhưng ở nhà quê, vốn lo mần ăn nên hai năm sau, rảnh rang rồi bà mới ra xă làm giấy khai sanh. Ba Mạnh cũng thưa thêm: “Lúc thằng Mạnh đem con Thảo từ Cao Lănh về, vợ chồng tui với cô nó có qua bên nhà ảnh chỉ xin con Thảo làm con dâu tui, ảnh chỉ nói thôi được, nó 15 tuổi rồi, lấy chồng cũng đặng. Tụi nhỏ quê mùa, hổng có hiểu biết nên mới làm sai, xin Ṭa soi xét cho vợ chồng tui được nhờ...”.
    Một cái may khác là trong phiên ṭa, vị chủ tọa xem xét sự việc hôm ấy là người lớn tuổi, có t́nh có lư và có cái tâm. Ông hiểu rằng dù 13 hay 15 tuổi cũng đều là tuổi vị thành niên, khác nhau rất ít nhưng ông có thể căn cứ vào đó để cứu vợ chồng đứa con nít ngu dại bằng cách hoăn phiên ṭa, cho điều tra lại. Kiểu hành chánh ở nhà quê, c̣n lâu người ta mới điều tra được một đứa trẻ khai sinh sớm hay khai sinh trễ!
    Vị chủ tọa tuyên bố phiên ṭa tạm ngừng, bao giờ điều tra xong ṭa sẽ xử tiếp.
    Sau phiên Ṭa, Mạnh ôm con ngồi nghỉ với Thảo ở trên bậc thềm ngay trong khuôn viên Ṭa án. Hai vợ chồng nói chuyện với nhau một điều ǵ đó, rất nhỏ. Cậu nhóc con của Mạnh ngủ ngon lành trên vai ba.
    Đương nhiên, việc chủ tọa tuyên bố hoăn phiên xử không có nghĩa là Mạnh sẽ thoát khỏi án tù mặc dầu sẽ được giảm nhẹ. Tuy nhiên, vấn đề là Mạnh sẽ có được một khoảng thời gian ở cạnh vợ con, có thêm cơ hội đi làm thuê kiếm tiền lo cho vợ con trong khi chờ kết quả của việc điều tra.
    Mạnh và Thảo không phải là cặp vợ chồng "con nít" duy nhất trên đất nước này. C̣n nhiều, nhiều lắm, ngay tại Sài G̣n cũng có nữa, nhưng hễ chính quyền không biết th́ thôi, chẳng sao, nhưng nếu chính quyền biết là sẽ có chuyện. Những gia đ́nh khá giả thuộc loại trí thức th́ không như thế, con cái của họ ít khi lấy vợ lấy chồng trong tuổi c̣n đang đi học hoặc chưa có nghề nghiệp chắc chắn. Cách ngôn Ấn Độ có câu: "Chưa có chỗ chứa vợ th́ khoan hăy nghĩ tới việc lấy vợ", có lẽ đúng.

    II. Ra ṭa ly dị, đ̣i tiền làm vợ
    Ṭa án quận 3 tại Sài G̣n đă giải quyết một vụ ly hôn khá hi hữu khi người vợ đ̣i chồng phải trả "tiền làm vợ" trong thời gian chung sống, v́ bà đă hy sinh hết mực cho chồng.

    Chồng đ̣i chia tay, vợ nhất quyết không chịu
    Hồi tháng 1/2012, ông K., một thương gia khá giàu, nộp đơn ra ṭa xin ly dị với vợ. Trong đơn, ông tŕnh bày ông kết hôn với bà H. từ năm 2007. Trong khi chung sống, do mâu thuẫn về tính nết nên họ không c̣n thương yêu và quan tâm đến nhau nữa. Cảm thấy hôn nhân không có ư nghĩa, ông quyết định đường ai nấy đi. Hai người chưa có con cái, c̣n tài sản th́ sau khi lấy bà H., ông chỉ mua thêm một căn nhà ở ngoài mặt đường, coi như của chung, hiện đang cho người ta mướn mở tiệm buôn bán, ông sẵn sàng để bà làm chủ cả căn nhà đó và nhiều thứ khác theo bà yêu cầu nếu ṭa cho phép ly dị.
    Ṭa mời hai bên đến ḥa giải. Trái với ông K., bà H. khăng khăng không chịu ly dị. Bà nói bà vẫn thương yêu chồng, cuộc sống gia đ́nh vẫn đang hết sức hạnh phúc. Để làm bằng chứng, bà tŕnh cho ṭa thấy những tấm ảnh vợ chồng âu yếm chụp chung trong chuyến đi du lịch Thái Lan gần đây. Đặc biệt, trong các phiên ḥa giải, bà luôn tranh thủ nhẹ nhàng hỏi chồng: "Em có làm ǵ ḿnh buồn không? Ḿnh nói để em sửa chữa chứ đừng bỏ em". Lời nói của bà rất cảm động, nhưng bà hỏi thế nào ông cũng im lặng, không chịu giải thích. Khi ṭa hỏi đến, ông chỉ một mực nói muốn ly hôn, không thể sống chung được nữa v́ lư do "không hợp tính nhau".

    Bất ngờ... đ̣i tiền làm vợ!
    Thấy lạ, vị chủ tọa giải quyết sự việc cố công t́m hiểu nguyên nhân đích thực dẫn đến việc ông K. một hai đ̣i ly hôn, nhưng ông vẫn kín như bưng, không tiết lộ thêm một điều ǵ cả. Cuối cùng, qua nhiều lần ḥa giải không thành, mới đây ṭa phải đưa vụ án ra xét xử.
    Tại phiên xử, bà H. bất ngờ ra điều kiện là nếu muốn ly hôn th́ ông K. phải bồi thường tiền... làm vợ cho bà. Bà nói, suốt thời gian chung sống bà chẳng có lỗi lầm ǵ, chỉ biết hy sinh hết ḷng cho chồng, nay ông K. đă nhất quyết đoạn t́nh th́ ông phải trả giá.
    Khổ nỗi, bà H. đưa ra yêu cầu như vậy nhưng khi ṭa hỏi bồi thường như thế nào, tiền mặt hay tài sản th́ bà lại nói bà chưa tính được nên chỉ đề nghị ṭa hoăn xử... để bà có thời gian suy nghĩ. Trong khi đó, ông K. nói rằng bà không cần suy nghĩ, gia tài của ông khá lớn, bà muốn lấy bao nhiêu cũng được, ông sẵn sàng làm theo miễn sao để lại cho ông một ít để ông có thể sống thêm được vài năm nữa.

    Nguyên nhân đích thực
    Với câu nói của ông K. là để lại cho ông một ít "để ông có thể sống thêm được vài năm nữa", vị chủ tọa phiên ṭa sinh nghi, căn vặn ông lư do đích thực của việc ông xin ly dị. Cuối cùng, ông K. đành thú thật rằng ông bị ung thư trong khi vợ ông c̣n quá trẻ, kém ông tới 20 tuổi, ông không biết ḿnh có thể sống được bao lâu nên muốn ly dị để bà khỏi phải chăm sóc và có thời gian "bước đi bước nữa" trước khi ông mất. Để chứng tỏ điều này, ông đem lên đặt trên bàn của vị chủ tọa giấy khám bệnh và toa thuốc điều trị bệnh ung thư của Viện Ung Bướu Sài G̣n. Vị chủ tọa ngẩn ngơ c̣n bà th́ oà lên khóc. Bà nói: "Đó, em biết ḿnh yêu em lắm nhưng có lư do nào đó nên ḿnh mới nhất định đ̣i xin ly dị". Và bà nói thêm: "Em không cần tài sản. Em không muốn lấy người khác. Em chỉ yêu thương một ḿnh ḿnh thôi. Rồi em sẽ sinh con cho ḿnh. Nói dại nếu lỡ bệnh t́nh của ḿnh không chữa được, ḿnh có mệnh hệ nào th́ em sẽ sống với con, ḿnh không phải lo cho em...". Bà c̣n nói nhiều thêm nữa.
    Vị chủ tọa trả lại ông giấy tờ rồi nói: "Theo tôi nghĩ, ông tính như vậy là sai. Vợ chồng chung sống với nhau, đồng cam cộng khổ, nương tựa vào nhau cả khi đau yếu chứ không phải sợ làm phiền nhau mà tự ư rút lui, ông không nên làm như vậy". Ông tuyên bố không đồng ư cho vợ chồng ông K. ly dị đồng thời đứng dậy bắt tay, chúc ông K. mau khỏi bệnh. Phiên ṭa đến đấy chấm dứt.<

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Hội chứng chán sống và hội chứng khỏa thân
    Văn Quang





    Từ đầu năm 2012 đến nay đă xảy ra hàng loạt vụ nữ sinh tự tử, đó là thứ chuyện lạ ở Việt Nam mới phát sinh ra vào thời đại này. Người ta đă gọi là "hội chứng chán sống" của những cô gái Việt - hầu hết ở vùng nửa tỉnh nửa quê. Sự việc này khiến nhiều người liên tưởng tới hội chứng tự tử của những ngôi sao ở Hàn Quốc, bỗng dưng lăn đùng ra chết, chết theo nhiều kiểu khác nhau. Nguyên nhân những cái chết ấy thường có liên quan tới vấn đề yêu đương, t́nh cảm, "trái tim tan nát". Nhưng hội chứng chán sống của những cô học tṛ Việt Nam lại không nặng về mặt t́nh yêu mà v́ những lư do hết sức mơ hồ khác. Xin điểm qua vài kiểu chán sống gần đây nhất để may ra t́m được một phần nguyên nhân.

    Tự tử tập thể ngay tại trường
    Ba em nữ sinh - Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Lê Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Cẩm Nhung - là bạn thân học cùng lớp 7A2, Trường Trung học Cơ sở (THCS) Phan Chu Trinh, ở xă Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Cả ba là bạn thân của nhau và cùng học khá, giỏi. Ba em này đă rủ nhau tự tử vào sáng ngày 17/3/2012 vừa qua ngay tại trường. Nhiều học sinh chứng kiến sự việc này kể lại: hết giờ học thứ 4, ba cô gái Hạnh, Nhung và Loan khoác tay nhau đi xuống nhà vệ sinh, họ giấu một chai nước cam trong áo khoác, một lát sau cả ba khoác tay nhau đi ra, được một đoạn, Hạnh chạy trước lên lớp và ngă vào các bạn nam đang đứng chơi, c̣n Nhung và Loan ngă tại sân trường. Đưa các em tới bệnh viện th́ cả ba đều không thể cứu chữa được nữa, có lẽ do liều thuốc độc quá mạnh.
    Cái chết của cả ba cô gái chắc chắn đă được chuẩn bị từ trước, nhưng các em này không hề có một dấu hiệu ǵ khác lạ, các em vẫn giữ được vẻ thản nhiên b́nh thường. Những người thân của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh vẫn chưa hết bàng hoàng trước cái chết bất ngờ của Hạnh. Người nhà Hạnh cho biết ở nhà em rất ngoan, nghe lời ông bà, cha mẹ, thường xuyên giúp việc nhà và trông em. Thời gian vừa qua cũng không có ǵ thay đổi. Ngoài việc học giỏi và nghe lời thầy cô, cuối năm đều được học sinh khá.

    Những ḍng nhật kư cũng chẳng nói lên điều ǵ
    Khi Hạnh mất, gia đ́nh thấy trong cặp em có cuốn nhật kư "những bí mật không thể bật mí" được ghi trong cuốn vở từ học kỳ II, năm học lớp 7. Trong đó kể về những niềm vui, nỗi buồn trong mối giao tiếp với bạn bè. Những suy nghĩ riêng và nỗi buồn không chia sẻ cùng ai. Trong một trang nhật kư Hạnh viết: "Sắp đến ngày chia tay cuộc đời, ḿnh sẽ có một thế giới mới".
    Gia đ́nh em Lê Thị Bích Loan đang sống trong cảnh buồn rầu khi người mẹ trẻ của em vừa mới qua đời được 37 ngày. Anh Lê Sỹ Tuất, bố của Loan, cho biết: "Gia đ́nh đang rất đau đớn trước sự việc này, mẹ Loan chết, giờ đây con lại như thế này. Ở nhà Loan rất ngoan, nghe lời bố, thường xuyên dậy sớm lo cơm nước cho gia đ́nh, rồi cùng em đi học. Sáng xảy ra sự việc, tôi đang ngủ th́ cháu chào tôi đi học, không có biểu hiện ǵ lạ cả, khi nghe nhà trường báo tin tôi không tin nổi".
    Anh Nguyễn Sỹ Diệu, bố của Nhung, cũng cho biết: "Nhung vẫn đi học như b́nh thường, về nhà ngoan ngoăn, thường xuyên phụ giúp gia đ́nh đi mua đồ gia vị v́ gia đ́nh bán quán nhậu".
    Theo cô giáo Trần Thị Nhài, ở trường các em rất ngoan, nghe lời thầy cô và chuyên cần trong học tập. Ba em này đều là học sinh khá, giỏi của trường trong nhiều năm liền.
    Trong cuốn nhật kư của Nhung được viết năm 2010, và trong cuộc sống đời thường mà cô Nhài giáo viên chủ nhiệm cho biết th́ hai năm nay Nhung có tư tưởng chán nản, do hoàn cảnh gia đ́nh.
    Theo bạn học cùng lớp, Nhung là một trong những học sinh giỏi của trường, và thời gian gần đây trong lúc nói chuyện cùng bạn bè Nhung nói: "Tao chết, tao hiện về chỉ bài cho mấy đứa bay"...
    Nguyên nhân đưa các em đến quyết định tự tử hiện vẫn c̣n là một nghi vấn, nhưng trước đó các em có vẻ buồn chán sau khi làm mất sổ đầu bài của lớp rồi bị cô giáo dọa "có thể bị ở tù".

    Ảnh hưởng của thứ phim Hàn Quốc kiểu "tâm thần"
    Những lời "tâm sự với giấy mực" đó của các em cũng chưa chứng tỏ rằng các em bị gia đ́nh hoặc nhà trường đối xử bất công, tàn nhẫn đến nỗi phải t́m đến cái chết. Rất có thể bên cạnh đó, các cô gái mới lớn ở vùng nửa tỉnh nửa quê này cũng đă gặp chuyện t́nh cảm yêu đương trắc trở, giận hờn. Nhưng vẫn chỉ là một cơn mưa bóng mây trong t́nh yêu đầu đời thôi, chưa đến nỗi bi đát sầu đau phải t́m đến cái chết. Có thể cái hội chứng tự tử của các nghệ sĩ ở Hàn Quốc đă một phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến lối suy nghĩ, lối sống của các em chăng? Bởi ở những vùng thôn quê Việt Nam ngày nay, phim ảnh Hàn Quốc đang làm mưa làm gió. Buổi tối chẳng biết làm ǵ hơn là chăm chú theo dơi mấy bộ phim của Hàn Quốc dài lê thê hàng trăm tập. Tiếc rằng phim Việt c̣n quá nhạt nhẽo, không đủ sức thuyết phục nên ngay cả bà con dân tộc thiểu số ở các vùng xa xôi hẻo lánh cũng nhào vô xem phim Hàn Quốc.
    Ông Đinh Văn Oi (ở xă Sơn Mùa, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngăi) cho biết: "Từ ngày có điện lưới quốc gia kéo về đến buôn làng, đồng bào Ca Dong chúng tôi được xem ti vi, thích nhất là phim Hàn Quốc. Nhiều người thích diễn viên nào là lấy tên của diễn viên đó đặt cho con". Trường mầm non Sơn Mùa có 262 trẻ th́ hơn 80% là con em của đồng bào Ca Dong. Nhiều em mang những cái tên của diễn viên Hàn Quốc như Đinh Un Giun Zờ, Đinh San Ốc, Đinh Hy Su, Đinh Hiên U...
    Như vậy đủ biết phim Hàn gây ảnh hưởng ngấm ngầm nhưng lớn lao như thế nào trong xă hội Việt Nam hiện nay. Thật ra, bây giờ nội dung phim Hàn toàn là thứ t́nh yêu vớ vẩn. Yêu rồi bỏ, bỏ rồi yêu, thất vọng, chán chường, cay đắng, con trai và con gái đều biết khóc sướt mướt, uống rượu lu bù, muốn tự tử... Phim Hàn đang "xâm lấn thị trường" hầu hết châu Á và người Á châu ở các nước Tây phương. Song thật ra chỉ có vài bộ rất hay, rất đẹp. Song đến nay hầu hết là loại phim Hàn làm ra với mục đích quảng cáo cho quần áo, son phấn, hàng tiêu dùng của xứ này mà thôi. Tài tử đẹp, quay phim có nghề nhưng nội dung phim rỗng tuyếch như khu đất bỏ hoang đầy rác. Truyện phim lăng nhăng, kéo dài lê thê, t́nh tiết cực kỳ phi lư, miễn là kéo đến những đoạn gay go, bất kể tâm lư nhân vật, bất kể hoàn cảnh, sự kiện ra sao. Đến nỗi, đôi khi khán giả phải nghĩ là người viết truyện phim mắc bệnh tâm thần. Cảnh trí quay đi quay lại chỉ có vài ba nơi, vài căn nhà, vài cái văn pḥng công ty, một cái bệnh viện. Vậy mà sử dụng đến cả trăm tập. Cụ thể như cuốn phim Cuộc đời bị đánh cắp, chiếu trên đài VSTV 17 Cần Thơ vừa qua. Kinh phí làm phim có lẽ chỉ bằng một truyện phim cực ngắn của các nước khác. Như vậy th́ cả đến ông chủ hăng phim cũng mắc bệnh tâm thần nên mới sản xuất ra những loại phim "hà tiện" kiểu này. Trong một dịp khác, tôi xin phân tích sâu hơn về cái sự nhảm nhí của truyện phim Hàn ngày nay.
    Rất có thể là cái chết của các em đă có phần nào âm thầm chịu ảnh hưởng của thứ phim Hàn này. Sự việc các em tự tử tập thể c̣n có thể có những nguyên nhân khác, để lại nỗi bất hạnh to lớn cho gia đ́nh và là sự kiện đáng báo động cho nhà trường và xă hội.

    Đến những kiểu tự tử khác
    Chỉ tính trong năm nay, cuối tháng Hai vừa qua, một nữ sinh lớp 12 Anh Trường Trung học Phổ Thông (THPT) Lê Hồng Phong (Nam Định) bất ngờ thắt cổ tự tử tại khu kư túc xá của trường. Cũng cùng thời gian ấy, một học sinh có học lực khá của Trường THPT Bán công Đông Hưng (nay là THPT Đông Quan, tỉnh Thái B́nh) đă nhảy từ tầng 2 xuống sân trường tự tử chỉ v́ lư do rất b́nh thường là bị cô giáo môn Toán mắng.
    Tuy vậy, nhiều thầy cô giáo dạy học phản sư phạm làm ảnh hưởng đến tâm lư của trẻ. Như trường hợp nữ sinh K.O. tự tử trong giờ học, theo lời thuật lại của các học sinh cùng lớp th́ khi đó cô giáo đă có nhiều lời nói khiếm nhă, xúc phạm đến O. Sáng 20/3, trên báo Tuổi Trẻ có đăng bài “Sốc khi nghe con nói về cô giáo”. Trong đó có hai mẩu chuyện mà hai học sinh tiểu học kể cho phụ huynh nghe về cô giáo, người cứ hở ra là quát mắng những câu khó nghe, đem học tṛ ra so sánh với... chó.
    Ngày 9/2 em H. (học sinh lớp 9 Trường THCS xă Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương), chỉ v́ lén lấy trộm chiếc quần jeans của cửa hàng bán quần áo. Khi bị bắt quả tang, cửa hàng gọi gia đ́nh đ̣i 300 ngàn đồng. Thế là em H. nhảy sông tự tử, viết lại cho bố mẹ một lá thư chỉ vỏn vẹn có 7 chữ "vĩnh biệt cuộc đời này măi măi".
    Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng II ở Sài G̣n, ngày 29/2 đă cứu sống một nữ sinh lớp 8 trong t́nh trạng nguy kịch v́ uống hai vỉ thuốc panadol 500mg (20 viên) để tự tử. Lư do, em buồn v́ cô giáo đối xử không công bằng, gia đ́nh không cho em sử dụng điện thoại. Trước đây, nữ sinh này đă từng uống panadol để tự tử, thậm chí c̣n dùng vật sắc cứa vào cổ tay...
    Hay thậm chí, em L.T.D., học sinh lớp 11, Trường Dân tộc nội trú huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) ăn lá ngón chết chỉ v́ hờn mát trước câu nói của bố "Con dùng điện thoại phải giữ cẩn thận, nếu làm hỏng bố không có tiền sửa cho con đâu!"...
    Đại loại những cái chết gần như "lăng nhách" đó đă cho thấy một t́nh trạng tâm lư bất an của lớp trẻ bây giờ. Chưa thể truy nguyên hết những lư do, nhưng lư do chính có thể là do các bậc cha mẹ ngày nay quá bận bịu với sinh kế, mất quá nhiều th́ giờ và cả tâm lực cho cuộc "đi săn cơm gạo áo tiền" trong cuộc sống đầy khó khăn, nên không c̣n th́ giờ săn sóc đến con cái. Nhà khá giả hơn th́ muốn lên đời, lao vào cơn "săn vàng", chỉ cần cho con cái đến trường là hết trách nhiệm. C̣n học đường th́ bận rộn với sách vở, với từ chương, với thành tích thi đua nên không c̣n th́ giờ săn sóc đến đời sống tinh thần, t́nh cảm của học tṛ. Đó là lỗ hổng lớn của học đường hiện nay ở Việt Nam.

    Những ảnh hưởng khác trong cuộc sống
    Cùng với hội chứng chán sống, có một thứ hội chứng khác ngược hẳn lại, cũng đang gây nhiều ảnh hưởng trong xă hội, nhất là với các học sinh đang bước vào tuổi mới lớn, đó là "hội chứng khỏa thân" của các cô gái trẻ. Gần đây, ngày càng có nhiều tṛ đe dọa tung clip sex lên mạng với nhiều mục đích khác nhau, khi để tống tiền, tống t́nh, khi trả thù, khi để vui chơi... Tôi gọi là "hội chứng khỏa thân" cho nhẹ nhàng, thực ra đó là những tṛ c̣n tệ hại hơn khỏa thân. Đáng "sợ" nhất là ở các cô các cậu c̣n trong độ tuổi vị thành niên đă tập làm "phim người lớn". Một thí dụ điển h́nh nhất là một clip sex "nữ sinh Nghệ An" vừa được tung lên mạng khiến mọi người xôn xao.
    Clip này được đưa lên với chú thích: "Nữ sinh Nghệ An tung clip sex lên mạng". Bối cảnh là một căn pḥng với hai "diễn viên" quan hệ t́nh dục và một người đàn ông có nhiệm vụ quay phim. Trong clip, các nhân vật c̣n đối thoại với nhau với giọng đặc trưng của người miền Trung như: "Không mặc bao cao su à?" hay "AIDS chết cha mi đó"...
    Hai "diễn viên" chính c̣n thể hiện sự táo bạo đến khó tin khi thản nhiên làm "chuyện ấy" trong lúc cửa pḥng mở toang. Có nhiều nguồn tin cho rằng nhân vật nữ chính trong clip là sinh viên một trường Đại học ở tỉnh Nghệ An.
    Tuy vậy vẫn chưa giật ḿnh bằng một clip sex vừa được bắt quả tang tại trường học.

    Chưa đầy 16 tuổi đă quay phim sex với người t́nh
    Cô giáo của Trường THPT Ngô Gia Tự (Vĩnh Phúc) nghi ngờ khi thấy các học sinh lớp 10 của trường chuyền tay nhau chiếc điện thoại trong giờ học, cô giáo đă thu giữ chiếc điện thoại này. Kiểm soát chiếc điện thoại, cô giáo mới tá hỏa khi nh́n thấy trong điện thoại cảnh "nóng" dài 30 phút của 1 nữ sinh chưa đủ 16 tuổi với bạn trai. Nhân vật nữ trong clip là em N.T.A. (sinh năm 1996), học sinh lớp 10 của chính trường Trường Ngô Gia Tự này.
    Người t́nh, nhân vật nam, trong clip sex này là P.V.C (sinh năm 1991, ở tại xă Xuân Lộc, huyện Lập Thạch). Cơ quan điều tra huyện Lập Thạch bắt khẩn cấp P.V.C. và tạm giam từ chiều 18/2 để điều tra về hành vi giao cấu với trẻ em.
    Điều đáng nói là clip quay cảnh "nóng" trên đă nhanh chóng được chia sẻ qua con đường điện thoại với tốc độ kinh hoàng. Rất nhiều học sinh của trường đă lưu lại trong điện thoại để chụm đầu xem, bàn tán... rất thú vị!!!
    Tại cơ quan điều tra, P.V.C. khai nhận giữa C. và em N.T.A. có t́nh cảm với nhau. Đoạn clip được quay vào khoảng tháng 6/2011, tức là khi đó em N.T.A. chưa đủ 16 tuổi. Trước đó, C. cũng từng "quan hệ" với A. khoảng 2-3 lần. Chuyện này sẽ được xét xử ra sao chúng ta không bàn tới. Ở đây chỉ ghi nhận một trong những hiện tượng đáng buồn của lớp trẻ ngày nay giữa học đường.

    Người lớn phá hoại luân thường đạo lư
    Sở dĩ có "hội chứng khỏa thân" này, phần lớn cũng do ảnh hưởng của nền văn hóa đang phổ biến trong xă hội. Đời sống luân thường đạo lư đảo lộn, người lớn, kể cả "ông ngoại bảy mươi cũng làm loạn". Tại thị trấn Đông Phú (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) vừa xảy ra một sự việc rất tồi tệ. Đó là chuyện của em Phương (học lớp 10 trường Trần Đại Nghĩa, thị trấn Đông Phú). Theo lời Phương, sự việc bắt đầu khoảng tháng 8 năm 2011, khi mẹ em đi làm xa ở Đà Nẵng, em ở nhà một ḿnh vừa đi học vừa trông nhà th́ ông hàng xóm (hơn 70 tuổi, ở gần nhà, mà Phương vẫn gọi là "ông ngoại" v́ có họ hàng với bà ngoại em) thường qua xem ti vi. Sau mỗi lần đó, ông ta thường xuyên "gạ gẫm" Phương để quan hệ t́nh dục nhưng bị Phương phản đối, thế là ông ta đă cưỡng hiếp cháu. Phương kể: "Cứ khoảng 2-3 ngày ông lại quan hệ với cháu một lần. Xong việc, ông cho cháu từ 20.000 đến 50.000 đồng, lần nhiều nhất là một trăm ngàn". Kết quả là em mang bầu được 26 tuần mới biết.
    Thầy giáo cũng đưa học tṛ "nhí" vào khách sạn. Đó là chuyện xảy ra ở xă Yển Khê (Thanh Ba, Phú Thọ). Theo đơn tố cáo của Hoa, ngày 14/2 sau khi đi uống nước, thầy giáo dạy tiếng Anh và cũng tên là Anh chở em đi ḷng ṿng rồi đưa em vào nhà nghỉ (khách sạn) tại thị trấn Thanh Ba (Phú Thọ). Hoa kể, thầy giáo Anh thỉnh thoảng gọi điện thoại, nhắn tin hỏi thăm sức khỏe và t́nh h́nh học tập trong thời gian cô bé học lớp 8. Theo cô bé này, sau khi đi ṿng vèo vào đường đất bẩn, thầy chở cô vào một ngôi nhà 3 tầng, phía ngoài có nhiều cây cối và em chỉ kịp nh́n thấy một biển có ghi chữ "Tâm", thầy bảo vào đây uống nước. Hoa nói rơ ràng: "Sau khi vào pḥng, thầy khóa cửa, kéo lên giường và bảo 'ngủ với thầy'. Cháu đẩy thầy ra nhưng không được". Thầy đă lấy đi "cái ngàn vàng" của em. Cũng theo Hoa, sau đó, thầy giáo chở em đến cổng trường học, dặn không được nói chuyện với ai. Nhưng thầy giáo Anh c̣n đang phủ nhận tin này. Cảnh sát đă thu giữ điện thoại để điều tra.
    Một chuyện khác khó tin và khôi hài hơn là em Chu Thị D., học sinh lớp 12, Trường THPT Diễn Châu 2, (Nghệ An), đang ngồi học trong lớp bất ngờ kêu đau bụng và được mọi người đưa đến bệnh viện; 15 phút sau, nữ sinh dưới sự giúp đỡ của các bác sĩ đă sinh hạ một bé gái. Sự việc xảy ra vào sáng 11/3 vừa qua. Trước đó, mọi người kể cả bạn bè không ai biết nữ sinh này có bầu! Thông tin mới đây cho biết bé gái, con nữ sinh D., đă được mang cho một gia đ́nh hiếm muộn tại huyện Yên Thành.
    Rồi đến những vụ án mạng vợ nhà báo ngoại t́nh thiêu sống chồng, chuyện vợ trung tá cảnh sát nợ nần cũng giết chồng đang gây căm phẫn cho mọi gia đ́nh, chấn động dư luận và lương tâm. Tất nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến lớp trẻ hiện nay. Nền tảng luân lư đang bị lung lay tận gốc rễ. V́ sao? Một xă hội không ổn định hay đói nghèo đang đi đôi với trác táng cùng cực?
    C̣n vô số những chuyện như thế đă và đang diễn ra, nhất là ở những vùng nửa tỉnh nửa quê, nền văn hóa nhập nhoạng, đạo đức đội nón ra đi cho mọi thứ văn minh nửa vời gơ cửa xông vào từng nhà. Cho nên hội chứng tự tử và khỏa thân là hai "hội chứng" trái ngược nhau đang cùng chung sống cũng như những mâu thuẫn trong ḷng giới trẻ hiện nay vậy.
    Ngay đời sống văn hóa nghệ thuật sa đọa cũng góp phần khá rơ nét làm băng hoại xă hội. Nhưng trang báo có hạn, tôi tạm ngưng ở đây, kỳ khác xin bàn đến vô số những cảnh "đánh vơ mồm" và những kiểu "nghệ thuật khỏa thân" của một dàn sao Việt cùng ảnh hưởng của thứ văn hóa này.
    Văn Quang
    Viết từ Sài G̣n, 23/3/2012

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    T́nh nghĩa thời @
    Đoàn Dự ghi chép




    I. Lá đơn nước mắt
    Không tờ báo nào dám nêu tên thật của bà cũng như đích danh người con trai đă khiến tuổi già của bà gặp nhiều phiền muộn, bởi v́ ông ta là một người có vai vế tại Sài G̣n, nói tên là rất nguy hiểm.
    Bà có hai con trai, người con lớn thành đạt, rời quê nhà Nam Định vào công tác rồi ở luôn tại Sài G̣n từ rất sớm, cậu con trai út ở lại quê với bà.
    Năm 1990, thấy anh thành đạt, cậu con trai út bàn với mẹ, hai mẹ con dắt díu nhau vào Sài G̣n, ở tạm tại nhà của người anh lớn. Người con trai đầu này do có chức vụ cao ở quận Phú Nhuận nên được cấp một căn nhà rất tốt tại cư xá Chu Mạnh Trinh gần ngă tư Phú Nhuận.
    Hai năm tá túc tại nhà người con trai lớn, nước mắt bà mẹ đă tuôn rơi không biết bao nhiêu lần mà kể. Hết ông con trai mặt mày cau có mỗi khi đi làm về lại đến bà con dâu nói bóng nói gió, chửi chó mắng mèo về sự có mặt của bà mẹ chồng quê mùa tự nhiên vác miệng vào "ăn hại". Năm 1992, thấy mẹ tội nghiệp quá, cậu con trai út bèn t́m kiếm, thuê nhà ở gần chỗ ḿnh làm việc, hai mẹ con đùm bọc lẫn nhau.
    Kể ra trời cũng thương hai mẹ con, một ông nhà giàu cũng ở B́nh Triệu quen với cậu út, thương t́nh cho cậu một miếng đất, dựng một căn nhà nho nhỏ trên khu đất rộng bạt ngàn toàn là cỏ lác của ông tại quận 2, bấy giờ c̣n thuộc huyện Thủ Đức, chỗ gần đầu cầu Sài G̣n đi xuống.
    Ông chủ bảo cứ đổ đất, làm nhà đi, nhân tiện trông coi giùm cho ông, bao giờ cậu có tiền làm giấy tờ, đóng thuế thổ trạch, ông sẽ sang tên cho cậu miếng đất đó coi như cho không, không lấy tiền bạc ǵ cả. Cậu thuê xe đổ đất, làm nhà. Măi đến năm 1998 tức 6 năm sau hai mẹ con mới dành dụm được một số tiền, xin ông chủ sang tên cho mảnh đất rộng 300 mét vuông mà ông đă cho để làm nhà đó. Chỉ mới sang tên và nộp thuế trước bạ thôi chứ chưa có giấy chủ quyền chính thức, bởi v́ vấn đề đất đai, muốn có giấy chủ quyền không phải chuyện dễ.
    Từ năm 2000 giá đất ngày càng cao, đất quư như vàng. Miếng đất 300 mét vuông mà hai mẹ con cậu út được ông chủ "cho không" mấy năm trước th́ bây giờ có giá trị khoảng 300 cây vàng, tức cỡ 1 cây/1 mét vuông.
    Giá đất quá cao nên người con cả t́m đến. Mẹ không biết chữ, anh ta biết rơ điều đó, c̣n người em trai là công nhân, học hành cũng ít, chỉ biết trông cậy ở ông anh ruột mà thôi. Ông anh bảo đưa giấy tờ anh sẽ làm giùm sổ đỏ, tức giấy chủ quyền, cậu em mừng lắm.
    Nắm được giấy tờ rồi, ông anh bèn làm tờ đơn, đưa cho mẹ, bảo bà cứ điểm chỉ vào để ủy quyền mọi việc cho anh. Ai ngờ ông ta soạn sẵn một hợp đồng có nội dung là bà mẹ và người em trai út mượn của ông thửa đất 300 mét vuông ở quận 2 để làm nhà ở tạm, thời gian mượn là 3 năm kể từ 2008. Sau thời gian này, ông ta có quyền đ̣i lại để sử dụng. Thêm một lần nữa, ông ta đánh lừa mẹ sang UBND quận 2 điểm chỉ vào tờ hợp đồng do ông đă soạn để... xúc tiến việc cấp giấy chủ quyền nhà và đất được mau lẹ hơn (!).
    Có được tờ hợp đồng cho mượn đất trong tay, ông ta bèn nhờ hai người bạn cũng ở quận 2 làm chứng để ông hợp thức hóa miếng đất 300 m2 này là của ông rồi bán cho người khác với giá 320 cây vàng, trong khi đó bà mẹ và người em trai không biết ǵ hết.
    Ba năm sau (2011), hết thời hạn "cho mượn", người mua đến đ̣i đất để xây khách sạn cùng với lô bên cạnh, bấy giờ hai mẹ con mới té ngửa là đất ḿnh đang ở thuộc về người khác. Họ mời Ủy ban đến giải quyết, nhưng giấy tờ rành rành là "sổ đỏ" tức chủ quyền đất thuộc về người con trai lớn, ông ta đă bán cho người kia th́ người mua này có quyền nhờ công an can thiệp, trục xuất hai mẹ con ra khỏi chỗ ở.
    Buổi tối hôm đó hai mẹ con không có chỗ ngủ, đành phải khuân đồ đạc tới ở nhờ nhà ông chủ đất cũ, ông chỉ cười, lắc đầu: "Con cái như vậy th́ hết chỗ chơi rồi, tôi cũng chịu thua luôn!".
    Việc tranh chấp kéo dài hơn một năm nay, nhưng xem ra phần thắng thuộc về người mua đất. Họ đă phá căn nhà nhỏ của hai mẹ con và đổ đất, đang bắt đầu xây ngôi khách sạn. Trước khi phá, họ có đề nghị bồi thường cho hai mẹ con bà cụ số tiền tương đương với 5 cây vàng, tức ngang với giá tiền mẹ con cụ đă xây ngôi nhà hồi trước, nhưng cụ không nhận, cụ tiếp tục làm đơn thưa ra UBND quận 2 và kiện ra cả TAND quận 2, song hai nơi này đều không giải quyết, họ trả lời bằng văn bản đàng hoàng rằng cụ không có giấy tờ ǵ chứng minh đất đó là của cụ, họ không thể can thiệp được.
    Trước đây hai mẹ con cụ từ Nam Định vào Sài G̣n, ở nhà thuê th́ bây giờ lại ở nhà. Năm nay cụ đă 79 tuổi, rất thương thằng con trai út, chỉ mong nó có nhà, có vợ, có con trước khi cụ nhắm mắt ĺa đời.

    II. Lăo đại gia 74 cưới thiếu nữ 19
    Chia tay người vợ thứ tư 25 tuổi chỉ sau đúng một năm chung sống, Lê Ân - ông chủ của Làng Du lịch Chí Linh - Vũng Tàu, của Công ty Lê Hoàng và nhiều cơ ngơi khác, trở thành "độc thân", một ḿnh ra vào khu biệt thự vừa là nhà ở vừa là nơi làm việc của ḿnh. Ông tâm sự với bạn bè rằng ông không muốn nhắc đến người vợ mới chia tay "do không hợp tính nết nhau" mỗi khi có ai nói tới mối t́nh đă từng làm ông "đau khổ"!
    Thấy cảnh vị đại gia 74 tuổi mà vẫn "pḥng không chiếc bóng", không ít người muốn giới thiệu cô này cô khác để ông vui vầy sớm hôm, nhưng ông đều lắc đầu từ chối. "Tôi không sợ khó khăn vất vả, bởi v́ những giai đoạn khó khăn nhất trong đời tôi đều đă vượt qua. Bây giờ nếu tôi có sợ th́ chỉ là sợ phụ nữ thôi. Bằng này tuổi rồi nhưng thú thật tôi vẫn không sao hiểu được họ"- vị đại gia chia sẻ khi người vợ thứ 4 ra đi. Tưởng đâu ông chủ của bao nhiêu công ty sẽ măi măi chấp nhận cuộc sống "cô đơn", bất ngờ ông thông báo sắp kết hôn với cô dâu mới tṛn 19 tuổi.
    Mặc dầu là người Công giáo nhưng Lê Ân kể lại là trong một giấc mơ, ông đă được "tiên tri" về người con gái mà ông sẽ gặp, và ông phải tuân theo số mệnh. Giấc mơ trở thành hiện thực khi, trong một lần ghé qua bộ phận nhân sự đang tuyển dụng nhân viên, ông nhận ra cô gái "đă được báo trước", đó là cô nữ sinh mới ra trường, có gương mặt hồn nhiên với cái tên hơi lạ: Mai Thị Mai.
    Chỉ hai tuần sau ngày cô Mai được nhận vào làm việc, ông chủ 74 tuổi ngỏ lời cầu hôn với cô theo… cách của người giàu có: "Em có đồng ư lấy tôi làm chồng không?". Cô gái hết sức ngạc nhiên, nhưng vốn thông minh, cô nghĩ tới cái tài sản ít người có được của ông, nên bèn trả lới: "Dạ thưa ông để cho em suy nghĩ ít lâu...". "Ít lâu" của cô Mai là hơn tuần sau, cô trả lời đồng ư. Ông chủ sung sướng lắm. Sau đó một lễ đính hôn gây chấn động thành phố Vũng Tàu diễn ra với sính lễ gồm ṿng bạch kim, nhẫn kim cương, xâu chuỗi kim cương, bông tai kim cương… và 500 triệu đồng tiền mặt (khoảng 25.000 đô). Lúc ấy, "chú rể" vừa bước sang tuổi 74 c̣n "cô dâu" th́ 19 tuổi. Điều này khiến người ta nhớ tới hai câu thơ của Nguyễn Công Trứ khi ông cưới nàng hầu năm 73 tuổi: "Tân nhân dục vấn lang quân kỷ? Ngũ thập niên tiền, nhị thập tam!". (Cô dâu muốn hỏi tuổi của "chàng"; ta trả lời: "Năm mươi năm trước ta mới hăm ba tuổi ".
    Tại lễ đính hôn, chú rể nói: "Kính thưa hai họ, t́nh yêu không có tuổi. Trong hơn 70 năm lăn lộn với biết bao bầm dập của cuộc đời, tôi luôn đi t́m một người phụ nữ hội đủ các điều kiện do tôi đề ra để lấy làm vợ. Và hôm nay, tôi đă gặp được Mai Mai. Sau lễ đính hôn này, Công ty Lê Hoàng, Làng du lịch Chí Linh, Quỹ từ thiện Lê Ân… sẽ do Mai Mai quản lư". Ngoài ra, chú rể Lê Ân cũng xin nhà gái sau lễ đính hôn, cho làm đám cưới sớm để kịp "sanh quư tử năm con Rồng". Ây cha, 74 tuổi rồi, liệu có c̣n khả năng không đây? Nhiều khi lớn lối cho oai vậy thôi chứ đáng nghi lắm!

    Tiểu sử của "đại gia" Lê Ân
    Lê Ân là con thứ 5 của một gia đ́nh nghèo có 10 người con ở Quảng Nam. Trước năm 75 đă từng trốn quân dịch và bị bắt giam. Sau năm 75, không có tiền bạc, làm nghề thợ may nhưng không đủ kiếm sống. Chuyển sang nghề chữa xe đạp và xe gắn máy cũng không thành công, bèn đi kinh tế mới rồi tham gia vào các vụ vượt biên, bị bắt và bị ngồi tù.
    Ra tù, Lê Ân làm nghề chạy mối thuốc tây dạo - khi đó là hàng cấm nhưng lời. Lời nhiều lắm và rất dễ bị bắt, mất cả ch́ lẫn chài nếu không khôn ngoan, tháo vát.
    Hơn 2 năm trời, Lê Ân dần dà đă tích lũy được số vốn rất khá, đủ máu mặt để chen chân vào lănh địa nguy hiểm thứ hai là buôn bán “chui” vàng và ngoại tệ. Ngoại tệ ở đây kể cả đồng rúp của Liên Xô khi ấy và đô la Mỹ.
    Với số vốn khá bộn do kinh doanh vàng và ngoại tệ cùng các mối lớn thuốc tây, Lê Ân dấn thân tiếp vào việc thành lập quỹ tín dụng mang tên Ḥa Hưng. Ôi chao, nào là cơ sở Nước hoa Thanh Hương của vợ chồng Nguyễn Văn Mười Hai, nào là cơ sở Đại Thành của vợ chồng A Cẩu chủ nhà hàng Quân Lạc…, người ta "chết như rạ", bị tịch thu gia sản để bán đấu giá, trả nợ cho dân và bị tù mọt gông (Nguyễn Văn Mười Hai bị tuyên án tù tới 20 năm). Nhưng Lê Ân không chết, ông ta huy động được số vốn khá lớn nhờ việc kết hợp với một trung tâm tín dụng khác của nhà nước, cái đích của hai quỹ tín dụng này là thành lập được một ngân hàng cỡ bự bán công bán tư và sẽ đặt tên là Đại Nam.
    Nhưng đùng một cái, việc không thành v́ Lê Ân đă từng có án tù về tội tổ chức vượt biên. Ông rút hết vốn, ra Vũng Tàu, mua lại một trung tâm tín dụng của nhà nước đang bị vỡ nợ do làm ăn thua lỗ với giá 10 tỷ đồng và tự nguyện xin trả "giùm" hết nợ để được nâng cấp lên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Vũng Tàu mang tên VCSB.

    Vào tay Lê Ân, VCSB thịnh vượng dần lên. Chính vào thời điểm này, Lê Ân bị tố cáo là lừa đảo, lạm dụng chức vụ tổng giám đốc, chiếm đoạt tài sản của người khác và cố ư làm trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. Cái án 5 năm tù như đóng ập mọi cửa đối với Lê Ân. Nhưng sau khi ra tù, ông cố gắng vươn lên, kiên nhẫn vươn lên, lại xây dựng được cơ ngơi như cũ với Làng Du lịch Chí Linh Vũng Tàu, số vốn của riêng ông bỏ ra hơn 50 tỉ đồng (khoảng hơn 2.5 triệu đô la lúc ấy).
    Ngày 30 tháng 9 năm 2006, cơn băo số 9 (băo Xangsane) ập vào Vũng Tàu, phá tan hoang Làng Du lịch Chí Linh, 50 tỷ đồng của Lê Ân bỏ ra coi như mất trắng trong phút chốc. Ông lại làm lại từ đầu.
    Người ta ước tính vốn liếng hiện nay của ông có khoảng hơn 1,000 tỉ đồng nhưng điều này không ai biết rơ v́ ông không tiết lộ.
    Đám cưới đại gia
    Cuối cùng ông chọn đặt tiệc ngay trong khu vườn rộng hàng ngàn mét vuông của Làng du lịch Chí Linh làm nơi tổ chức. Đúng 7 giờ 30 sáng ngày 3-12- 2011, đoàn "siêu xe" của ông chủ Lê Ân được lệnh xuất phát. Bốn chiếc môtô phân khối lớn liên tục mở c̣i hụ dẫn đường. Theo sau là chiếc Rolls Royce Phantom giá 25 tỷ đồng (hơn triệu đô la Mỹ) chở các vị cao niên trong tộc họ. Chú rể Lê Ân vẫn chọn chiếc BMW trắng mui trần của ḿnh, cùng hàng loạt "siêu xe" khác nối đuôi nhau chạy một hàng dài trên đường từ TP Vũng Tàu sang huyện Đất Đỏ quê của cô dâu.
    Được biết tin về đám cưới đại gia diễn ra, dân chúng quanh khu vực kéo tới xem kín cả hai bên đường, đông hơn rất nhiều so với lễ đính hôn lần trước.
    Một cụ ông tóc bạc phơ đứng coi, cho biết: "Nếu tính cả tuổi ta, tôi kém Lê Ân hai tuổi. Song sống gần trọn đời mà tôi chưa thấy ai vào tuổi ấy vẫn nhanh nhẹn và c̣n phong độ như thế".
    Khi chú rể Lê Ân với bộ vét trắng được đo cắt cầu kỳ ôm gọn thân h́nh mảnh dẻ bước xuống xe, rất nhiều tiếng trầm trồ thán phục. Sau khi trao nhẫn cưới cho cô dâu trẻ Mai Mai, ông xin phép có đôi lời cùng hai họ:
    "Vượt qua bao khó khăn, đến hôm nay chúng tôi mới chính thức nên vợ nên chồng. Dù có rất nhiều cơ hội đến với nhau nhưng cả tôi và Mai Mai đều quyết giữ cho đến ngày hôn lễ, cho đêm tân hôn sắp diễn ra. Và để tỏ ḷng cảm ơn đến tất cả bà con cô bác, bạn bè thân hữu, xin mời mọi người bớt chút thời giờ về dự tiệc tại Làng Du lịch Chí Linh, thành phố Vũng Tàu".
    Mấy chiếc xe khách Coaster được ban tổ chức đặt thuê từ trước, từ từ tiến vào. Không phân biệt thân quen, xa gần, bất kể ai đều có thể lên xe về Vũng Tàu dự tiệc, không cần quà mừng. Cô dâu trẻ Mai Mai ngân ngấn nước mắt, theo chú rể ra xe. Mở cửa mời cô dâu lên chiếc BMW, lăo đại gia vẫn không quên vẫy tay chào bà con đang đứng xem hai bên dọc đường.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 19-07-2011, 07:35 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2010, 11:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •