Page 4 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 31 to 40 of 47

Thread: Chuyện Bắc Mỹ

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phẫu thuật một cuộc bạo hành


    Vị Nhân



    Trong năm 2011, có hơn hai ngàn vụ bé thơ, trẻ em, thiếu niên bị sát hại ở Mỹ trong đó 1574 là nam và 478 là nữ và theo FBI th́ hung khí dùng để sát hại nạn nhân có tới gần 63 phần trăm là súng đạn. Nếu nh́n biểu đồ th́ các vụ sát hại thanh thiếu niên ở Mỹ không gia tăng so với năm trước nhưng bị giết v́ súng đạn th́ có chiều thăng tiến.





    Nhân vụ Adam Lanza nổ súng ở trường tiểu học Sandy Hook, ở Newtown sát hại 20 học sinh mầm non, sáu người lớn. Nếu kể cả mẹ của sát thủ và bản thân sát thủ th́ con số thảm sát lên tới 18 người. Nguyên nhân? Khó mà biết được. Các nhà xă hội th́ đổ tại t́nh trạng súng lưu hành quá nhiều trong dân chúng nên chỉ một cơn xúc động là một người, vớ được súng, có thể hạ sát nhiều người. Có kẻ cho rằng “súng không giết người mà người giết người” v́ thời đại chúng ta có nhiều kẻ tâm thần, kẻ ác dễ gây tội ác, không có súng th́ chúng dùng dao làm hung khí. Tuy nhiên, t́m đâu ra lắm kẻ tâm thần cuồng trí như thế?

    Tâm lư gia Robert Hare giáo sư danh dự của đại học British Columbia, đă dành mấy chục năm trời nghiên cứu loại hành vi của kẻ cuồng trí. Năm 1993, Hare đă cho xuất bản một cuốn sách tiếng nổi về đề tài này có tên là Without Conscience: The Disturbing World of the Psychopaths Among Us (Thế giới xáo trộn với kẻ cuồng trí quanh ta).

    Trong tác phẩm trên Hare đă gián tiếp cho chúng ta khái niệm về kẻ cuồng loạn: đó là những kẻ máu lạnh, hoang tưởng tự đại (megalomaniacs) vô lương tâm coi người khác như công cụ tùy tiện sử dụng hay loại bỏ.

    Hare tin rằng chúng ta có thể mỗi ngày gặp một kẻ cuồng trí và ông ước lượng ở Bắc Mỹ có tới hai triệu kẻ cuồng trí và riêng Canada có tới 300.000 người hay cứ 100 công dân xứ lá phong th́ có một người thuộc loại cuồng trí.

    Các nhà điều tra vụ án Adam Lanza h́nh như đă xác định được vài điểm có ư nghĩa để giải thích hành vi bạo hành vô nhân tính của sát thủ: Adam Lanza là tên điên bẩm sinh và sống trong một căn nhà bà mẹ mua sẵn sáu khẩu súng đủ loại và c̣n dạy hắn tác xạ.



    Cuộc điều con người thực của nghi can Adam Lanza

    Nhóm điều tra cố gắng sắp xếp các chi tiết để t́m hiểu động lực gây ra cuộc đổ máu tại trường tiểu học Sandy Hook gây ra cái chết của 20 nọc sinh và sáu người trưởng thành nhưng họ đă gặp bế tắc v́ khi khám nhà của nghi can hung thủ Adam Lanza ở Newtown, Connecticut th́ t́m thấy đĩa cứng của chiếc computer bị đập bể nát khó phục hồi dữ liệu. Nguồn tin cho biết thêm FBI hợp tác với cảnh sát Connecticut t́m cách nhặt nhạnh dấu vết nhưng đến này chưa có kết quả.

    Chắc chắn Lanza đă thủ tiêu mọi thứ liên quan đến ḿnh trước khi đại khai sát giới mở cơn gió tanh mưa máu với bầy trẻ thơ tại một ngôi trường quen thuộc với hắn.

    Trước đó, không biết do đâu, Lanza hạ sát mẹ bằng bốn phát súng vào mặt khi bà này nằm trên giường trong bộ đồ ngủ vào ngày thứ Sáu 14-12 trước khi lái xe tới trường Sandy Hook Elementary School để nổ súng. Hắn tự tử trước khi phải đối mặt với cảnh sát sau khi gây ra một vụ thảm sát có một không hai ở Mỹ.

    Trong đêm thắp nến tưởng niệm những nạn nhân Newtown Tổng thống Barack Obama chậm răi đọc tên từng em thiệt mạng trong khi cử tọa nhiều người nức nở, nghẹn ngào. Obama nói: “Chúa đă gọi các em về nhà. C̣n chúng ta ở lại phải t́m đủ sức mạnh để đảm đương và làm cho xứ sở ta xứng đáng với vong linh các em”.

    Các nhà điều tra biết rằng Lanza theo học tại Sandy Hook nhiều năm về trước, nhưng vẫn không t́m ra lư do tại sao hắn lạ trở lại đây vào thứ sáu xám 14-12. Nhà chức trách cho biết Lanza không có lư lịch phạm tội trước đó và họ cũng không biết rơ hắn có việc làm hay không.

    Cuộc điều tra tiếp tục quay về dĩ văng của sát thủ: Một phát ngôn nhân của đại học Western Connecticut State cho biết Lanza ghi danh vào đại học ở tuổi 16. Nhưng sau đó bỏ học lớp Đức ngữ và một lớp về khoa học điện toán mặc dù thành tích học tập tương đối tốt về computer, lịch sử Mỹ quốc và về kinh tế vĩ mô (macroeconomics). Lanza vào đại học ở tuổi 16 là quá sớm và bạn bè đều chú ư tới cậu sinh viên trẻ tuổi, khép nép, và có bề ngoài đôi chút vụng về và quê mùa này. Có lần bạn bè mởi cậu ra quán ba uống nước th́ cậu từ chối với lư do ḿnh mới 17.

    Tuy được nhiều người chú ư và muốn làm quen nhưng Lanza trái lại không thích gặp người khác và mỗi khi thấy ai tới gần th́ cậu tránh xa và chọn đường khác, trong khi tay xiết chặt chiếc cặp vào người như hành vi của một con nhím thu ḿnh lại để bảo vệ. Ít lâu sau Lanza biến mất khỏi sân trường đại học không biết v́ lư do ǵ.

    T́m hiểu sâu xa về gia cảnh của Lanza cũng thấy có điều khác thường.

    Cha mẹ Adam Lanza, là Peter và Nancy lấy nhau vào tháng sáu 1981 ở Kingston, H.H. Cuộc hôn nhân không bao lâu th́ găy đổ không phương hàn gắn. Theo điều khoản ly dị th́ Nancy Lanza, mẹ của Adam Lanza, hàng năm nhận một khoản tiền trợ cấp của người cha và số tiền năm nay là 289.000 Mỹ kim. Trước ṭa trong vụ ly dị không hề có dự tranh tụng hay tố cáo lẫn nhau, bà Nancy Lanza nhận nuôi hai cậu con trai và được chồng cũ để lại cho một cơ nghiệp sung túc. Một trong những thủ tục nuôi dưỡng con cái là Nancy phải theo học một lớp quản trị con cái do trung tâm Family Centers Inc. mở ra và được cấp chứng chỉ đủ điều kiện để làm gia trưởng. C̣n cha của Adam là Peter Lanza đă lấy vợ mới và là một nhà tài chính thành đạt ở khu Stamford của Westover, Connecticut.

    Adam được mẹ nuôi dạy từ nhỏ và chịu ảnh hưởng mẹ rất nhiều.

    Nhưng bà mẹ này là người thế nào? Liệu có thể nói con hư tại mẹ hay không?

    Nancy Lanza, 52 tuổi, là một phụ nữ có chút uy tín trong cộng đồng v́ bà hay góp mặt trong các công việc từ thiện và giúp đỡ cộng đồng. Bên ngoài người ta chỉ thấy Nancy là một nhân vật thận trọng, kín đáo và là một bà mẹ thương con, săn sóc hai anh em Adam và Ryan. Ryan, 24 hiện giờ đă ở riêng và đi làm. Tuy nhiên những người biết truyện th́ cho rằng Nancy bị chứng thấp khớp nặng, tâm tính bất thường và thường bị ám ảnh bởi t́nh huống xấu nhất của thế giới nên chuẩn bị tích lũy nhiều nhu yếu phẩm và tàng trữ súng đạn trong nhà . Ba khẩu súng mà Adam Lanza dùng để sát hại trẻ nhỏ tại trường tiểu học là súng hợp pháp của Nancy. Hơn nữa, nhóm điều tra c̣n cho biết có thêm 2 khẩu súng được phát giác có trong căn nhà của mẹ con Lanza. Nhiều người thân cận với gia đ́nh Nancy c̣n cho biết bà ta từng dẫn con tới xạ trường cho chúng tập bắn.

    Phải chăng một bà mẹ hoang tưởng đă tạo thêm cho đứa con hoang tưởng, vốn bệnh hoạn, một dạng tự kỷ hay bệnh Asperger, có những hành vi phi lư nhất?

    Nếu là đứa trẻ b́nh thường có thể chuyện súng đạn là chuyện thường của người lớn trong gia đ́nh người Mỹ nhưng Adam lại là một đứa trẻ đặc biệt, bị mặc cảm không thể ḥa nhập với đời, lại dễ trái ư và nổi giận. Gặp một bà mẹ có cách giáo dục chuyên chế, cho dù săn sóc con nhưng cũng cấm cản con điều này điều nọ và có lúc lúc tức nước vỡ bờ, một đời tận tụy v́ con bỗng chốc mang tới cái chết đau đớn.

    Nhiều nhân chứng kể lại. Ngay từ nhỏ cậu bé Adam đă có triệu chứng mà bà mẹ lo lắng. Ryan Kratft từng được thuê coi sóc Adam từ nhỏ đă kể lại lời dặn của bà mẹ bé Adam: “đừng bao giờ quay lưng lại đứa bé này và ngay cả lúc dùng pḥng tắm!” Sao vậy? V́ bé Adam có thể làm việc dại dốt!

    Bên ngoài xă hội, tuy Nancy Lanza không nói nhiều về con nhưng có lúc than rằng khó ḷng gần gũi con. Được hỏi sao lại cho Adam dùng súng, Nancy trả lời là luyện cho nó tinh thần trách nhiệm.

    Trở lại từ thuở học trung học ở Mewtown High School, Adam cũng có nhiều rắc rối với giáo sư và bạn bè nhưng lư do chính là cậu ra xem ra không có cảm giác và cảm xúc giống người b́nh thường. Richard Novia, nhân vật được phụ trách an ninh trong khu học chính, được giao cho trách nhiệm cố vấn cho câu lạc bộ kỹ thuật của trường tiết lộ về Adam: “nếu cậu ta bị phỏng, cậu ta không biết v́ không cảm thấy đau”. Novia c̣n nhận thấy nhiều khi Adam bất chấp việc phải làm và từ chối tham gia. Thái độ co người lại, rút khỏi mọi hành động, mọi tiếp xúc là điểm bất thường nổi bật nhất ở Adam.

    Nhóm điều tra cho rằng Adam Lanza đă dùng loại súng Bushmaster AR-15 trong cuộc đổ máu, đó là dạng súng dân dụng của khẩu súng trận M-16. Trước đây vào 1994, đă có lệnh cấm AR-15 v́ sức tàn phá quá lợi hại nhưng luật này đă hết hiệu lực vào 2004 và Quốc hội do áp lực của nhóm bênh vực quyền sử dụng súng đă không gia hạn nó.

    Trước cuộc thảm sát ở Newtown, nhóm bênh vực quyền sử dụng súng ở Mỹ nín thinh. Trong một cuộc phỏng vấn ở kênh “Fox News Sunday”, Dân biểu Louie Gohmert, một chính khách đảng Cộng ḥa ở Texas, bênh vực việc bán vũ khí tấn công đă tuyên bố, vị hiệu trưởng ở Sandy Hook mà nguồn tin cho rằng đă cố gắng ngăn cản tên sát thủ nên bị giết, rằng nếu bà ta có súng trong tay th́ đâu đến nỗi.

    Trong những đám tang trẻ thơ đầu tuần, dân chúng bị bao câu hỏi giày ṿ tâm trí, rằng làm cách nào để ngăn chặn những cuộc bạo hành ghê gớm đừng tái diễn nữa. Ray DiStephan bên ngoài đám tang bé Noah, nói với người đồng cảnh mất con, mất cháu: “Nếu người ta muốn đi săn th́ một khẩu súng bắn phát một là đủ dùng rồi và cũng đủ bảo vệ nhà cửa. Tôi không biết nói sao nếu ai đó muốn tích trữ thêm nữa loại vơ khí giết người”. Rồi ông nói thêm: “Tôi không muốn thấy con cái tôi tới một trường mà an ninh như một pháo đài kiên cố. Đây chẳng phải thế giới tôi muốn sống và nơi tôi muốn nuôi dạy con cái”.

    TB Online

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quật mồ để t́m thủ phạm



    Chu Nguyễn



    Nguồn tin AP ngày 19 tháng 12, 2012 cho biết thi thể của hai tội nhân bị hành quyết vào năm 1965 trong vụ tàn sát một gia đ́nh trại chủ ở Kansas, sẽ được khai quật để điều tra về một vụ thảm sát khác ở Florida.

    Cơ quan điều tra Kansas mới đây cho biết theo yêu cầu của văn pḥng cảnh sát địa phương hạt Sarasota, Florida th́ mộ của Richard Hickock và Perry Smith ở nghĩa trang Mount Muncie ở Lansing, Kan., sẽ được khai quật để phục vụ cho một cuộc điều tra mới.



    Trước đây, Richard Hickock và Perry Smith đă thụ h́nh về tội giết hại gia đ́nh Clutter gồm vợ chồng trại chủ Herb và Bonnie Clutter, cùng hai con nhỏ, ba và hai tuổi, ở Holcomb, Kan vào năm 1959. Nhưng đồng thời với án mạng ở Kansas, th́ ở Florida cũng có một vụ thảm sát khác. Ngày 19 tháng 12, 1959 vợ chồng Cliff và Christine Walker và hai con nhỏ đă bị giết hại một cách dă man ở vùng quê Osprey, gần Sarasota, phía tây bắc Miami. Vụ án từ đó ch́m trong bí mật nhưng giới điều tra Florida không bỏ cuộc và đặt nghi vấn phải chăng Hickock và Smith cũng là hung thủ bốn cái chết này v́ sau khi giết hại gia đ́nh Clutter chúng đă lánh về Sarasota trong ṿng một tháng trời.

    Nguồn tin cho biết thêm tại hiện trướng vụ thảm sát gia đ́nh Walker nhân viên điều tra có t́m thấy vết máu và tinh trùng trong quần lót của Christine Walker v́ nạn nhân bị hăm hiếp trước khi bị giết. Ngày ấy (1959) chưa có cách xét nghiệm DNA nhưng dữ liệu được bảo quản cẩn thận. Điều tra viên vụ án cũ hy vọng khai quật nắm xương tàn của hai hung thủ để lấy mẫu DNA để giải mật một hung án đă kéo dài hơn nửa thế kỷ.

    Thực ra, vào 1960 cảnh sát Florida đă nghi ngờ Hickock và Smith là chân hung vụ án Walker và buộc chúng phải thử nghiệm máy phát giác nói dối (polygraph), tuy nhiên, loại xét nghiệm này không có kết quả bảo đảm.

    Nhưng liệu nắm xương tàn của hai can phạm có thể tiết lộ ǵ mới cho vụ án hay không c̣n phải chờ xem!


    Trở lại vụ án nổi tiếng Clutters

    Vào sáng sớm ngày chủ nhật 15 tháng 11, 1959, gia đ́nh một trại chủ sung túc, khả kính và khả ái ở Kansas có tên là Herbert Clutter bị tàn sát thê thảm. Thi thể của Herbert Clutter được t́m thấy ở tầng hầm, cuống họng bị cắt và sọ bị bắn bể bằng súng săn, nằm không xa xác của con trai là Kenyon. C̣n bà vợ, Bonnie và con gái Nancy bị trói gô, nhét giẻ vào miệng và bị bắn chết trên giường ở tầng trên.

    Cái chết của gia đ́nh bốn người Clutter gây chấn động rất lớn trong cộng đồng Kansas và cả nước Mỹ. Gia đ́nh này được coi là ngoan đạo, cần kiệm, khiêm tốn và rộng răi và tiêu biểu cho sự thành đạt của giai cấp trung lưu ở Mỹ trong thập niên 50, và việc họ bị tàn sát đă khiến dư luận căm phẫn kẻ gây ra tội ác và gây áp lực đ̣i giới hữu trách Kansas phải t́m cho ra thủ phạm. Cuộc điều tra bế tắc v́ hung thủ không để lại dấu vết rơ ràng ở một giai đoạn chưa có xét nghiệm DNA, chưa có “ngân hàng dấu tay tội phạm” và cũng khó t́m ra nguyên nhân vụ giết người một cách man rợ. Không phải v́ thù, không phải v́ t́nh v́ gia đ́nh Clutter hiền lành và chỉ lo việc trồng trọt. Như thế phải chăng v́ tiền? Nhưng dù làm ăn phát đạt nhưng vợ chồng Clutter không để tiền trong nhà. Đặc biệt trong nhà Clutter không hề có két sắt và tại hiện trường cảnh sát cho biết chỉ mất vào khoảng bốn chục Mỹ kim, một ống nḥm và một radio nhỏ của cậu con trai Clutter mà thôi. Cuối cùng giả thuyết được đặt ra như cảnh sát trưởng địa phương nhận xét: “Rơ ràng là hành vi của một tên sát nhân bệnh tâm thần.”

    Nhưng rồi nhờ một sự t́nh cờ bí mật được vén màn.. Một tên trộm vặt là Floyd Wells, Wells bị bắt về tội trộm cắp và khi nghe tin cả gia đ́nh Clutter bị hại th́ báo với cảnh sát rằng hắn có thể đoán ra thủ phạm là ai. Wells khai rằng khi bị giam trong tù trước đây có ở cùng xà lim với một tay giang hồ vặt có tên là Richard Hickock và có lần buột miệng khoe với Hickock rằng trước đây có làm ở trang trại của gia đ́nh Clutter và cho Hickock biết ông chủ trại này có một chiếc két sắt đựng khoảng 10.000 Mỹ kim, tiền dùng để trả cho công nhân. Hickock nghe tin này cao hứng cho biết sẽ t́m ra trang trại này khi được tự do và sẽ rủ một đồng bạn là Perry Smith tới cướp két tiền. Câu chuyện trong tù chỉ là chuyện tiêu khiển nào ngờ lại xảy ra án mạng nên khi Wells biết tin gia đ́nh Clutter bị hại th́ vội báo với cảnh sát về nghi can số một.

    Cảnh sát Kansas bèn bí mật mở cuộc t́m bắt nghi can Dick Hickock và Perry Smith. Nhưng hai tên này không có địa chỉ nhất định, lại là thứ lang bạt kỳ hồ nên 6 tuần sau chúng mới bị tóm. Vào đầu năm 1960 Hickock và Smith bị giam ở Nevada và bị truy tố ra ṭa về tội giết người cướp của. Văn pḥng điều trra của Kansas đă gửi nhân viên tới Nevada để hỏi cung riêng rẽ từng nghi can. Smith yếu bóng vía sau khi bị hỏi cung đă thú nhận tội, hơn nữa trong vũng máu ở trang trại của Clutter có dấu giày của nghi can. Đến lượt Hickock, ban đầu chối tội, nhưng cũng đành nhận ḿnh là hung thủ.

    Trong phiên xử cuối cùng ở Kansas, công tố viên yêu cầu áp dụng án tử h́nh cho hai tội phạm.

    Công tố viên Logan Greene trước ṭa án Kansas nhận định: “Một số những tội ác tày trời chỉ xuất hiện v́ xưa kia có một số bồi thẩm viên v́ yếu bóng vía (chicken-hearted jurors) nên không làm bổn phận của ḿnh.” V́ câu nói khích này nên chỉ cần 40 phút, bồi thẩm đoàn đồng ư với bản án: Hickock và Smith có tội. Khi bị lôi ra khỏi pháp đ́nh sau khi tuyên án Smith nói mỉa: “Bồi thẩm đoàn này không nhát gan!”

    Có điều định mệnh an bài, Hickock và Smith chỉ cướp được 40 Mỹ kim v́ không hề có két sắt trong trang trại như Wells nói dóc và lănh án tử h́nh cũng chỉ trong 40 phút bồi thẩm đoàn tranh căi!

    Sau nhiều lần chống án nhưng cuối cùng cặp tội nhân này cũng lên giảo đài tại nhà tù bang Kansas vào 14 tháng 04, 1965.

    Tuy nhiên vụ trẻo cổ Hickock và Smith gây ra dư luận rộng răi khắp Mỹ v́ quá tŕnh xét xử có vấn đề.

    Trước hết hai tên Hickock và Smith chỉ là hai tên trộm vặt và nghiện ngập. Khi chúng phạm tội có thể trong một cơn điên loạn nhưng khi bị truy tố ra ṭa chúng không được áp dụng xét nghiệm M’Naghten. Xét nghiệm này áp dụng cho tội nhân xem đương sự có đủ sáng suốt khi ra trước vành móng ngựa hay không và có bị điên khi gây tội ác hay không. Các luật sư đă xin ư kiến của chuyên gia tinh thần bệnh từ bệnh viên tinh thần của tiểu bang và vị này xác nhận Smith có dấu hiệu bệnh tinh thần và Hickock từng bị nạn xe và chấn thương sọ năo nhưng những bằng chứng này không được ṭa thụ lư. Chuyên gia tâm bệnh khi ra trước ṭa với tư cách nhân chứng không được phép giảng giải nhiều về bệnh t́nh tội nhân mà chỉ được phép trả lời con bệnh “có” hay “không” điên dại khi tác ác.

    Ngoài ra, cảnh sát khi bắt hai can phạm cũng không hề nhắc nhở họ có quyền im lặng trước khi chính thức cung khai với sự chứng kiến của luật sư biện hộ. Thế mà nhiều lần chống án lên ṭa tối cao bị bác bỏ.

    Cái chết của hai kẻ tội lỗi đáng lư âm thầm nhưng một cây bút h́nh sự và là nhà văn tài ba Truman Capote gây thêm chấn động. Lúc đó Truman Capote mới viết xong tiểu thuyết Breakfast at Tiffany’s , đang t́m nguồn cảm hứng cho cuốn mới th́ tờ New York Times cho đăng tải bài tường thuật về vụ thảm sát gia đ́nh Clutter tại Holcomb, Kansas. Được sự ủy nhiệm của tờ The New Yorker, Capote cùng cộng tác viên là Harper Lee tới Holcomb và bắt đầu thu thập tài liệu sống về vụ Clutter trong 6 năm và cho ra đời cuốn In Cold Blood (Máu lạnh) ra đời vào cuối 1965 và từ đấy cuộc sống và cái chết của gia đ́nh Clutter và các sát thủ trở thành quen biết với hàng triệu người Mỹ. In Cold Blood là một cuốn sách bán chạy toàn cầu và là ṇng cốt của truyện phim nổi tiếng vào 1967.

    Cuốn in Cold Blood cũng làm Capote nổi danh v́ quan điểm chống án tử h́nh và bênh vực cho trọng h́nh là tù chung thân.

    TB Online

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Một giấc mơ Mỹ quốc phai tàn



    New York: Thêm một vụ xô người xuống đoàn tàu điện ngầm đă diễn ra trong hệ thống xe điện ngầm ở thành phố New York trong hôm thứ bảy ngày 29 tháng 12 vừa qua.

    Cảnh sát đă dựa vào những lời khai của các nhân chứng, bắt giữ một phụ nữ là nghi can trong vụ giết người.



    Nạn nhân là ông Sunando Sen năm nay 46 tuổi, nguyên quán từ Ấn Độ, đă di dân đến Hoa Kỳ từ 20 năm trước. Ông là chủ nhân của một nhà in ở Manhattan, đă bị xô xuống một đoàn tàu điện đang chạy đến, ở trạm xe điện ngầm đường 40 và Lowery.



    Theo ông Ar Suman, một người lái tắc xi và cũng là một người bạn của nạn nhân, th́ trong 20 năm qua, ông Sen đă làm việc không ngừng nghỉ cho giấc mộng Mỹ quốc và sáu tháng trước, ông Sen hănh diện là chủ nhân của một nhà in nhỏ. Nhưng giấc mơ Mỹ quốc của ông đă tan tành v́ những hành động ngu xuẩn và tàn nhẫn của một kẻ điên.



    Một trong nhữn nỗi lo lắng của cư dân thành phố New York, những người dùng các phương tiện chuyên chở công cộng, là có thể có một đứa khùng nào đó, sẽ t́m cách đẩy người xuống đường xe điện.



    Cách đây không lâu, vào ngày 3 tháng 12, một di dân gốc Nam Hàn, đến định cư tại New York cũng đă bị xô xuống đường tàu điện.



    Nạn nhân là ông Ki suk Han, 58 tuổi,đă di dân đến Mỹ với những ước mơ là con cái của ông ta sẽ tốt nghiệp đại học và sẽ có một cuộc sống như giấc mơ của những người Mỹ.





    Đứa con gái của ông, cô Asley năm nay 20 tuổi, đă vào đại học và đang bước dần từng bước theo những ước muốn của người cha, nhưng rồi giấc mơ đẹp cũng đă tan biến.

    Nghi can xô ông Han xuống đường rầy là một người mỹ đen, Naeem Davis năm nay 30 tuổi.



    Khi bị bắt, nghi can Davis đă cho rằng hắn xô ông Han xuống đường tàu v́ tự vệ? Nhưng lời bào chữa này có thể không làm ai tin được v́ những chứng cớ qua một đoạn video trong máy h́nh an ninh dưới đường hầm ghi lại. Người ta thấy trong đoạn phim đó, h́nh ảnh của hung thủ cao gấp rưỡi ông Han, đă buộc ông này phải đi ra chỗ khác đứng chờ tàu điện. Và khi ông Han không chịu, hắn đă vác ông ta vứt ngay xuống đường tàu.



    Trong bài điếu văn đọc trước linh cữu của người cha, cô Asley đă nghẹn ngào cho biết là cô ước là có thể nói với ông một câu cuối cùng là “how much I love him”

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Câu chuyện chiếc đũa

    - Huy Lâm



    Những người biết, dù chỉ một chút ít, về lịch sử cận đại Hoa Kỳ đều phải công nhận là vào thế kỷ trước, Hoa Kỳ đă khống chế phần lớn ngành sản xuất kỹ nghệ toàn cầu và không có quốc gia nào có thể cạnh tranh nổi với cái khả năng sản xuất ồ ạt đó của họ.

    Tuy nhiên, mấy năm gần đây, cứ mỗi lần giở báo ra xem ở phần tin tức th́ hầu như tất cả những bản tin về kinh tế đều phác lên cái h́nh ảnh không mấy sáng sủa, nếu không muốn nói là tan hoang như một khu phố vừa bị một cơn lốc thổi qua, của ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ. Những cuộc thăm ḍ mới đây nhất cho thấy là phần lớn các khu vực sản xuất tại Mỹ tiếp tục đi xuống và các nhà máy tiếp tục đóng cửa để di chuyển ra nước ngoài ở những thị trường mà lương công nhân rẻ hơn, đặc biệt là Trung quốc.



    Người ta thấy những cái muỗng, cái dao, cái nĩa từ từ biến mất. Rồi tới hộp cá ṃi cuối cùng cũng vẫy tay buồn ơi chào mi. Đến những cái móc áo ra đi không một lời từ biệt và chị em nó là cái cúc đơm cũng cùng chung số phận. Nói chung là tất cả các ngành sản xuất, nhất là những ngành sản xuất đồ lặt vặt như thế đă và đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, điều đau đớn hơn nữa, đó lại là khu vực kinh tế tạo ra rất nhiều công ăn việc làm trước đây. Những công việc rất thích hợp với những người di dân mới chân ướt chân ráo tới Hoa Kỳ, trong đó có người Việt chúng ta.

    Nhớ lại thuở hàn vi lúc mới vừa bước chân tới cái xứ Mỹ này, may mắn kiếm được một công việc lặt vặt như thế, dù lương ba cọc ba đồng nhưng với bản tính cần kiệm của người Việt Nam cộng thêm với cái tiêu chuẩn sống thấp lè tè của người di tản buồn ít hơn vui th́ cũng có đồng ra đồng vào. Cuối tuần cả nhà dồn vào chiếc xe độc nhất tuy cũ nhưng cũng lết ra được khu shopping của người Việt để mua sắm. Chợt thấy đời sống ở xứ Mỹ này cũng vui hết sức. Ai chê đời sống xứ Mỹ này thế nào th́ chê. Ai lên án đời sống xứ Mỹ này ra sao th́ cũng mặc. Riêng cá nhân người viết th́ lúc nào cũng cảm thấy đời sống nơi đây thoải mái quá đi mất.

    Cái thời “hoàng kim” đó đến hôm nay có vẻ như đă qua rồi. Đời sống bắt đầu mỗi ngày thấy một khó khăn hơn. Công việc th́ càng ngày càng khó kiếm. T́m đỏ mắt ra vẫn chưa thấy nó ở đâu. Cũng chỉ v́ cái sự toàn cầu hóa đấy thôi. Tuy nhiên, không hẳn là do đồng lương rẻ mạt ở những quốc gia khác mà c̣n do nhiều lư do khác nữa cũng không kém phần quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy những nhà máy sản xuất tại Hoa Kỳ dọn ra ngoại quốc. Những nhà kinh tế đă vạch ra cho thấy là luật kinh doanh, hệ thống thuế má, kế hoạch đầu tư và phát triển không thuận lợi đối với ngành sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng là những lư do chính yếu đă làm cho ngành sản xuất nơi đây suy yếu và tŕ trệ như hiện nay.

    Nhưng chúng ta cũng không nên vội thất vọng ngay. Bởi v́ mới đây người ta có đăng một bản tin nói rằng tuy là có rất nhiều ngành sản xuất đă di chuyển tới những quốc gia khác nhưng hiện cũng c̣n tồn tại một vài nhà máy sản xuất ở Hoa Kỳ vẫn đang cầm cự, mặc dù cũng trầy da trật vẩy ghê lắm. Được cái là những sản phẩm này sau khi được làm ra đă đường đường chính chính hănh diện được đóng con dấu “Made In America”, một thứ xem ra rất là hiếm hoi vào thời đại này. Nếu cần làm một đường kiểm tra để t́m sự thật, quư vị cứ thử đi một ṿng những siêu thị như Walmart hay Target là thấy ngay, toàn là những mác “Made In China”, “Made In India” hay đâu đó chứ “Made In America” th́ gần như là con số không.

    Bản tin nêu ra một vài sản phẩm vẫn c̣n được sản xuất tại Hoa Kỳ hiện nay mà chúng ta không bao giờ có thể nghĩ tới. Trái banh bowling chẳng hạn, mặc dù con số những địa điểm chơi bowling đă giảm đi nhiều - khoảng giữa thập niên 60 là 12.000 điểm, đến nay rút xuống c̣n 5.800. Tuy số điểm chơi không nhiều nhưng trái banh lăn hoài th́ cũng có lúc phải méo phải ṃn đi và người ta lại phải cần đặt mua những trái banh mới để thế vào. V́ thế mà những trái banh bowling làm tại Hoa Kỳ vẫn c̣n có nơi để tiêu thụ và vẫn c̣n ngoi ngóp là vậy.

    Rồi ngành sản xuất pháo. Người ta nói rằng khoảng một thập niên đổ lại đây, pháo rẻ làm từ Trung quốc tràn ngập thị trường Hoa Kỳ và gần như làm tê liệt ngành sản xuất này. Hiện nay chỉ c̣n riêng một nhà máy duy nhất ở Ohio là c̣n cầm cự được. Giống như người Việt Nam trước đây, mỗi năm lại được dịp đốt pháo vào ngày tết, th́ người Mỹ có truyền thống đốt pháo vào dịp Lễ độc lập mùng 4 tháng 7 hằng năm. Ngày Lễ độc lập tại Hoa Kỳ mà mang những phong pháo “Made In China” ra đốt th́ thảm quá. Do đó có những người Mỹ yêu nước vẫn t́m những phong pháo “Made In America” để biểu lộ ḷng ái quốc và góp phần giúp cho ngành sản xuất pháo tại Hoa Kỳ thoi thóp. Cũng cần phải nhắc lại ở đây là ngành sản xuất pháo rất cần tới yếu tố thiên thời địa lợi. Có thể nói là những nhà buôn pháo năm nay đă gặp thiên tai do thời tiết khô và nóng. Dịp Lễ độc lập năm nay, hầu như tất cả các tiểu bang miền nam đều bị cấm đốt pháo. Những phong pháo xanh đỏ vừa mới mang ra trưng bày để bán th́ đă âm thầm mang cất vào nhà kho chờ năm tới, v́ vậy mà dân buôn pháo năm nay bị méo mặt.

    Rồi cũng c̣n một vài đĩa CD, mấy đôi vớ, đôi giày, cái mặt bàn ủi quần áo, cây bút ch́ cho học sinh, và cả đến chiếc piano mắc tiền hiệu Steinway vẫn c̣n tiếp tục được sản xuất ở một vài nơi tại Hoa Kỳ. Nhưng có một sản phẩm không những được làm ngay tại nước Mỹ này mà c̣n được làm ra rất nhiều. Nghe qua không tin nhưng đó lại là một sự thật... hơn cả thật: những chiếc đũa. Vâng. Xin được nhắc lại đó là chiếc đũa! Thế mới thần kỳ chứ.

    Cái sự toàn cầu hóa đôi khi không hẳn là hoàn toàn bất lợi cho nước Mỹ, điều đó đă chứng minh qua câu chuyện chiếc đũa. Trung quốc, trong những năm đầu sau khi thay đổi hệ thống kinh tế, bắt đầu từng bước sản xuất và xuất cảng những sản phẩm đơn sơ như cái rổ, cái rá cho đến cái mũ đội đầu và cái giỏ xách tay. Rồi những năm gần đây, họ đă biết sản xuất những sản phẩm cao như ti vi, máy điện toán đến những chiếc điện thoại di động loại mắc tiền như iphone chẳng hạn. Cho nên chúng ta chẳng bao giờ thắc mắc là họ có tự sản xuất đũa ăn cơm hay không. Chuyện đó b́nh thường. Nhưng đến khi người Trung quốc phải nhờ đến Hoa Kỳ để sản xuất đũa cho họ ăn cơm th́ nó thành chuyện lạ. Lạ đến khó tin.

    Theo bản tin cho biết th́ nhà máy làm đũa đó có tên là Georgia Chopsticks nằm trong thị trấn Americus, tiểu bang Georgia, do một người Mỹ gốc Đại Hàn tên là Jae Lee thành lập vào tháng 11 năm ngoái. Từ khi được thành lập cho tới nay nhà máy đă phát triển một cách nhanh chóng không ngờ và nó trở thành nơi sản xuất đũa nhiều nhất trên thế giới, hiện nay là khoảng gần 10 triệu đôi đũa mỗi ngày. Cái thị trấn nhỏ bé Americus đó hiển nhiên trở thành trung tâm sản xuất và cung cấp đũa cho Trung quốc. Lư do là trong những năm sau này do nền kinh tế ở Trung quốc phát triển nên công việc xây cất nhà máy, cao ốc cũng phát triển theo. Cũng v́ nhu cầu xây dựng mà Trung quốc đă đốn cây quá nhiều và quá nhanh đến độ cây không kịp lớn cho họ chặt. V́ vậy mà gỗ ở Trung quốc đă trở nên khan hiếm. Nắm được cơ hội đó, Jae Lee nhảy vào mở ngay một nhà máy làm đũa ở vùng thôn quê hẻo lánh của tiểu bang Georgia nơi mà những rừng thông xanh bạt ngàn.

    Bạn cứ thử tưởng tượng xem một sản phẩm đơn giản như thế nhưng lại rất cần thiết cho một thị trường thật rộng lớn. Người ta tính có tới 1/3 dân số trên thế giới phải cần đến đôi đũa để gắp cơm gắp cá trong những bữa ăn và mỗi năm sử dụng tới 63 tỉ đôi đũa. Dễ sợ chưa!

    Như đă nói, ở Mỹ này, đi tới đâu, cầm lên một sản phẩm ǵ cũng đều thấy cái mác “Made In China” và người ta tự hỏi ngược lại là ở Trung quốc, người dân xứ này có bao giờ người ta cầm lên một sản phẩm thấy đề “Made In America” hay không. Qua câu chuyện chiếc đũa th́ người dân Trung quốc bây giờ đă thấy rồi đó.

    Hy vọng câu chuyện chiếc đũa sẽ chỉ là bước đầu để khôi phục lại ngành sản xuất tại Hoa Kỳ và công ăn việc làm sẽ trở lại như trước đây. Có thể mười, hai mươi năm sau, khi nh́n lại, người ta tự hỏi phải chăng câu chuyện chiếc đũa năm xưa chính là chiếc đũa thần đă khởi đầu cho một tương lai mới của nền kinh tế Hoa Kỳ.

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thiên đường c̣n không?

    - Huy Lâm



    Vào khoảng giữa thập niên 1980, khi c̣n ở trong trại tị nạn, nhà văn Duyên Anh viết cuốn Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường, trong đó kể lại một số những sinh hoạt trong trại cũng như nhắc lại một vài biến cố tại miền Nam sau 1975. “Thiên đường” ở đây hiểu theo ư nghĩa chung chung là những quốc gia Tây phương trong đó có nước Mỹ. Nơi đó những người tị nạn trắng tay sau một chuyến vượt biên đầy gian nan đang ngày ngày ngóng đợi cánh cửa thiên đường mở ra cho họ bước vào để làm lại cuộc đời. Đó sẽ là nơi mà cơ hội dành cho tất cả mọi người, không chừa một ai, chỉ với một điều kiện là người đó phải chăm chỉ và lương thiện. Nó không bảo đảm là tất cả mọi người đều giàu có nhưng ít ra là cuộc sống cũng tương đối đầy đủ với cơm ăn ba bữa và một số tiện nghi tối thiểu. Sẽ không c̣n cảnh đang ăn bữa trưa mà phải lo bữa tối như khi c̣n ở trong nhà tù lớn mà họ vừa mới thoát khỏi.



    Nếu chăm chỉ cần cù cộng thêm một chút may mắn và khéo léo th́ chỉ vài năm, từ một người tị nạn tay trắng, người ta có thể gia nhập vào giới trung lưu của nước Mỹ. Đó chính là điều mà ngay cả người Mỹ cũng tự hào gọi là Giấc Mơ Mỹ (American Dream). Vậy th́ nếu không gọi nước Mỹ là thiên đường th́ phải gọi là ǵ cơ chứ?

    Theo định nghĩa chung chung, một gia đ́nh tiêu biểu cho giới trung lưu ở Mỹ trong những năm gần đây là gồm 4 người, hai vợ chồng và hai đứa con. Mức thu nhập trung b́nh một năm vào khoảng 50,000 đô-la. Sở hữu một căn nhà và một chiếc xe cùng một số những tiện nghi trong căn nhà đó. (Sở hữu ở đây cũng phải hiểu theo định nghĩa của người Mỹ là có một căn nhà, một chiếc xe nhưng hằng tháng vẫn phải trả bill).

    Nhưng cái “thiên đường” vừa được mô tả đó bây giờ có c̣n t́m thấy ở nước Mỹ nữa hay không? Theo một bản báo cáo mới đây nhất của Cục kiểm tra dân số cho thấy là “thiên đường” đó h́nh như đang từ từ biến mất.

    Theo báo cáo th́ vào năm ngoái nước Mỹ có thêm 2,6 triệu người bị xếp vào giới nghèo, nâng tổng số người nghèo ở Mỹ lên là 46,2 triệu người, là con số cao kỷ lục trong ṿng 52 năm qua kể từ khi Cục kiểm tra dân số bắt đầu đưa ra những con số như thế mỗi năm. Và như vậy có nghĩa là giới trung lưu ở Mỹ vừa mất đi 2,6 triệu người.

    Vậy là cứ 6 người Mỹ th́ 1 người thuộc diện nghèo. Tỷ lệ người nghèo ở Mỹ hiện nay đang ở ngưỡng 15,1 phần trăm, cũng là con số người nghèo cao nhất so với bất cứ quốc gia kỹ nghệ mạnh nào khác trên thế giới. Nhiều chuyên gia tin rằng với t́nh h́nh kinh tế hiện nay, con số người nghèo ở Mỹ sẽ c̣n tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới trước khi chậm lại.

    Một thống kê nữa cho thấy con số tương tự trên. Hiện nay cứ 6 người Mỹ th́ 1 người thuộc diện nghèo, chiếm tổng cộng 46,1 triệu người Mỹ. Đây là con số người nghèo đạt kỷ lục từ trước tới nay. Tỷ lệ người nghèo ở Mỹ đang ở ngưỡng 15,1 phần trăm, cũng là con số người nghèo cao nhất so với bất cứ quốc gia kỹ nghệ mạnh nào khác trên thế giới. Nhiều chuyên gia tin rằng với t́nh h́nh kinh tế hiện nay, con số người nghèo ở Mỹ sẽ c̣n tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới trước khi chậm lại.

    Thêm một số những dấu hiệu khác nữa cho thấy t́nh h́nh khá nguy kịch cho giới trung lưu, đó là số thu nhập trung b́nh của một gia đ́nh ở Mỹ năm ngoái đă rớt xuống tới mức bằng với năm 1997. Các nhà kinh tế đưa ra thống kê cho thấy là lần đầu tiên kể từ cuộc đại khủng hoảng (Great Depression) xảy ra vào thập niên 1930, số thu nhập trung b́nh hằng năm của một gia đ́nh Mỹ, sau khi điều chỉnh lại mức lạm phát, đă không tăng trong một thời gian dài như thế, tổng cộng 13 năm. Có người đă gọi khoảng thời gian khó khăn vừa qua là “một thập niên bị đánh mất” (a lost decade). Mà quả thật là trước đây ai cũng nghĩ nước Mỹ là nơi mà cuộc sống của mỗi thế hệ nối tiếp nhau đều được tốt đẹp hơn. Nhưng khi nh́n lại khoảng thời gian vừa qua, một sự thật đau ḷng là cuộc sống của một gia đ́nh trung b́nh tại Mỹ đă kém đi so với cuộc sống của thập niên 1990.

    Chưa hết, mới đây Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ c̣n đưa ra con số thống kê cho biết là hiện nay cứ 7 người Mỹ th́ có 1 người đang sống nhờ phiếu thực phẩm (food stamps), tức gần 15% các gia đ́nh Mỹ làm không đủ ăn, nghĩa là trên b́nh diện đều đều mỗi ngày có gần 50 triệu người Mỹ thiếu ăn và phải cần đến sự trợ giúp của chính phủ về vấn đề thực phẩm.

    Do đó, với những con số rất đáng ngại vừa nêu, ngay cả nhiều gia đ́nh trung lưu ở Mỹ cũng cảm thấy là nước Mỹ nay không c̣n là mảnh đất sung túc - Land of Plenty, nữa.

    Để minh chứng cho những thống kê vừa kể là những con số có thật, mới đây, hăng thông tấn AP làm một cuộc điều tra và đưa ra trong một bài phóng sự về một số gia đ́nh người Mỹ thực sự đang gặp khó khăn về kinh tế. Những gia đ́nh đă từng nằm trong giới trung lưu trước đây cho tới những gia đ́nh sống dưới mức nghèo. Những chủ gia đ́nh thuộc mọi lứa tuổi, lớn tuổi nhất là trên 70, trẻ nhất là vừa quá 20. Một trong những câu chuyện trong bài báo kể về gia đ́nh ông Tim Cordova.

    Theo bài báo cho biết ông Cordova bị thất nghiệp đă gần hai năm. Trước đây, ông làm quản lư cho một nhà hàng McDonald’s. Vào lúc đó, ông và bà vợ Sandra, cũng là một nhân viên tại nhà hàng Subway, sống trong căn nhà hai tầng tại vùng ngoại ô thành phố Albuquerque.

    Khi kinh tế trở nên tồi tệ tại tiểu bang New Mexico th́ Cordova bị mất việc và sau đó đă không kiếm được một công việc nào khác. Trong khi đó th́ số giờ làm việc của bà vợ cũng từ từ bị cắt giảm cho tới khi bà cũng bị sa thải.

    Họ phải dọn tới một căn nhà nhỏ hơn, rồi sau đó dọn tiếp tới một chúng cư nhỏ. Đến tháng sáu vừa qua, tiền trợ cấp thất nghiệp hết hạn và vẫn không kiếm được việc làm, cả hai vợ chồng phải ngủ tạm trong xe của họ.

    May mắn là sau đó hai vợ chồng t́m được một nơi tạm trú dành cho những người vô gia cư. Mà tại trung tâm tạm trú này cũng đầy nghẹt người mỗi đêm, có nhiều người tới trễ không c̣n chỗ đă phải bỏ đi. Chắc hẳn những người chậm chân đó sẽ gặp cảnh màn trời chiếu đất như hai vợ chồng Cordova trước đó.

    Tuy cuộc sống đang gặp khó khăn nhưng gia đ́nh Cordova vẫn c̣n những suy nghĩ lạc quan. Họ cho rằng đây chỉ là một cuộc thử thách tạm thời rồi sẽ vượt qua thôi. Ông Cordova nói rằng ông muốn có lại một căn nhà, có lại một công việc và ông muốn chứng minh là ông có thể làm được điều đó bằng con đường chính trực.

    Những ước vọng mà ông Cordona nói đến thể hiện đúng bản chất và tinh thần tiêu biểu của người Mỹ. Luôn hy vọng vào tương lai tươi sáng và không chịu đầu hàng trước nghịch cảnh. Tinh thần người Mỹ có được kể từ khi một nhóm vài chục người đầu tiên bước lên con tàu Mayflower và nhắm hướng Tân thế giới tự đi t́m cho ḿnh một tương lai mặc dù đầy những gian nan, hiểm nguy đang chờ phía trước.

    Người Việt chúng ta có lẽ cũng có tinh thần ấy. Cũng luôn mang hy vọng và biết chịu đựng gian nan thử thách. Cũng đă tự đi t́m cho ḿnh một cuộc sống mới tốt đẹp hơn được thể hiện bằng một đợt di cư đầy hiểm nguy và vĩ đại vào bậc nhất của thế kỷ 20. Cuộc di cư t́m tự do đó kéo dài hơn một thập niên cho đến khi các quốc gia Tây phương cảm thấy mệt mỏi và bắt nó phải chấm dứt. Nếu không, không biết nó sẽ c̣n kéo dài cho đến bao lâu.

    Trước đây, vào thời kinh tế đại khủng hoảng, cũng có biết bao nhiêu gia đ́nh người Mỹ đă gặp hoàn cảnh khó khăn, cũng đă gặp cảnh màn trời chiếu đất mà nhà văn John Steinbeck đă mô tả sống động trong tác phẩm The Grapes Of Wrath của ông. Rồi thời kỳ kinh tế khó khăn nhất trong lịch sử nước Mỹ qua đi và nước Mỹ tiếp tục tiến lên để rồi trở thành cường quốc số một trên thế giới.

    Vậy th́ chúng ta có lư do để tin tưởng là những khó khăn hiện nay của nước Mỹ cũng chỉ là những thử thách tạm thời như ư kiến của Tim Cordova. Rất có thể là “thiên đường” mà người ta vẫn nghĩ về nước Mỹ như trước đây không c̣n nữa và cũng rất có thể là nó một đi không trở lại. Nhưng dù ǵ th́ ta cũng phải nhận rằng nước Mỹ vẫn là mảnh đất lành và c̣n tương đối tốt đẹp hơn nhiều nơi khác trên thế giới. Ḱa! Hăy nh́n sang Âu châu, kinh tế khủng hoảng đâu thua ǵ Mỹ với một số quốc gia đang thập tử nhất sinh và rất có khả năng bị sập tiệm. Ḱa! Á châu với đại cường Nhật Bản thiên tai và nợ nần ngập đầu ngập cổ. Ḱa! Phi châu với nạn đói đang hoành hành chết người do hạn hán và chiến tranh.

    Thế th́ ngay bây giờ, nếu có phải đi ngược lại thời gian trở về trại tỵ nạn trên một ḥn đảo Mă Lai nằm giữa muôn trùng biển xanh. Vào một buổi sáng mùa hè trời trong nắng ấm, đứng xếp hàng chầu chực trước cửa văn pḥng của cao ủy tị nạn để được phỏng vấn thiết lập hồ sơ tỵ nạn. Trong rất nhiều những câu hỏi hôm ấy có một câu hỏi mà ai cũng phải nhớ: Bạn muốn được đi định cư ở quốc gia đệ tam nào? Dĩ nhiên, vẫn một câu trả lời sắt son như hôm nào: Đi Mỹ.

    Và, măi vẫn là như thế đó. Bạn ơi!



    Huy Lâm

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cái chết của tờ Newsweek


    - Nguyễn Thơ Sinh



    Phiên bản báo in của tờ Newsweek Magazine cuối cùng đă được phát hành vào cuối tháng 12, cáo chung sự vật vă của một tạp chí có uy tín, lớn hàng thứ 2 của Mỹ chỉ thua tờ tuần báo Times. Một nỗi buồn man mác cho hàng trăm ngàn độc giả khắp nơi, những người đắng cay từ giă tờ tuần báo tầm cỡ này. Phải chăng đây là lẽ tự nhiên? Một sự sụp đổ vô phương cứu văn? Hoặc kết quả của quản lư kém cỏi? Hay c̣n có những lư do khách quan nào khác đă đâm thẳng mũi kiếm nhọn vào quả tim của tờ báo, khiến nó xuất huyết và kết cuộc là tắt thở!



    Có người căi Newsweek Magazine không chết. Phiên bản báo in của nó chỉ sẽ chuyển sang dạng báo điện tử với tên gọi mới: Newsweek Global. Tuy nhiên với không ít người th́ đây chính là một sự tắt thở - cái chết của phiên bản báo in của tờ Newsweek Magazine - hiển nhiên trở thành nỗi đau nhức nhối rất đỗi riêng tư của nhiều người Mỹ. Bầu trời có vẻ h́nh như u ám hơn. Cảm giác tóc tang bao trùm. Như vậy sau 79 năm - gần tám thập niên từng là một tờ tuần báo uy tín của Mỹ và trên thế giới - Newsweek Magazine đă hấp hối và tắt thở sau lời tuyên bố rất vội vă (đưa ra ngày 18 tháng 10 rằng số cuối cùng sẽ được in vào ngày 31 tháng 12) - một sự ra đi chẳng trống kèn, tủi thân như một lần bị truất phế, soán ngôi, bẽ bàng thay cho một ông hoàng trong làng báo chí Mỹ trong ngày tàn tận diệt của chính ḿnh.

    Chào đời năm 1933 và một thời từng là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất của người dân Mỹ, tạp chí ra hằng tuần Newsweek đă có mặt khắp nơi trên xứ Mỹ. Tại mặt bàn trong các pḥng khách gia cư, trên các phương tiện giao thông từ xe buưt cho đến máy bay, nhà hàng, pḥng đợi, hệ thống các thư viện, cho đến sạp báo lẻ... sự hiện diện của tờ Newsweek đă khiến cho các cuộc gặp gỡ thêm phần hào hứng sôi nổi bởi nó luôn đem đến cho độc giả những đề tài nóng hổi, sốt dẻo, hấp dẫn về tất cả những diễn biến sôi động trong xă hội Mỹ. Trong thời kỳ các phương tiện truyền thông viễn liên chưa phát triển, thông tin về chiến cuộc khốc liệt tại Việt Nam hoặc các chương tŕnh b́nh luận phim ảnh đă góp phần giúp cho tờ Newsweek có đất dụng vơ. Gần như nó là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được đối với sinh hoạt đời sống xă hội Mỹ. Năm 1961, với sự phát triển cực thịnh của ḿnh, tờ Newsweek có một sức hấp dẫn rất lớn và lọt vào mắt xanh của tập đoàn Washington Post Co.



    Rồi... thời gian với những phát triển kỹ thuật điện toán và kỹ thuật số (digital) càng lúc càng bành trướng, lấn lướt như một gịng thác chảy hung hăn, nền tảng của tờ tuần báo Newsweek càng lúc càng bị xói ṃn, đào khoét. Đỉnh cao của tờ Newsweek có lúc lên đến 4 triệu bản trên toàn cầu (ở riêng Mỹ không thôi đă có đến gần 3 triệu bản) vào năm 2003 - vậy mà đến năm 2010, lượng báo in ở Mỹ giảm sụt xuống chỉ c̣n xấp xỉ 1.5 triệu bản. (Tương đương với sự tuột giảm số báo bán tại quầy 40 ngàn số/tuần).

    Doanh thu của tờ báo gạo cội này đă bị giảm sút nghiêm trọng như một hệ quả tất yếu. Từ năm 2007 đến năm 2009, doanh thu của Newsweek biến mất 38% - một con số không hề nhỏ đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Kết quả năm 2010 tập đoàn Washington Post Co. đă bán Newsweek cho ông Sidney Harman - một người từng lăn lộn trong kỹ nghệ truyền thông lúc đó đă 92 tuổi với giá vỏn vẹn chỉ 1 Mỹ kim duy nhất. Vâng. Chỉ với 1 Mỹ kim mà thôi. Ngược lại, Sidney Harman sẽ phải gánh chịu mọi trách nhiệm liên quan đến Newsweek Magazine.







    Như một cỗ xe tuột dốc không hăm lại được, thất thoát từ quảng cáo đă xô đẩy số phận của tuần báo Newsweek đi vào những giai đoạn khó khăn nghiêm trọng hơn. Sau khi vào tay Sidney Harman không lâu, tuần báo Newsweek sát nhập vào tập đoàn IAC (InterActiveCorps). Năm 2011 Sidney Harman qua đời, người nhà của ông quyết định rút lui khỏi tuần báo Newsweek bỏ mặc nó tự xoay xở.

    Quyết định chuyển từ phiên bản báo in sang phiên bản báo điện tử được chủ bút Tina Brown cho biết do áp lực của kỹ nghệ truyền thông đă thay đổi bối cảnh chứ không phải do quyết định tháo lui của gia đ́nh họ Harman. Và người ta đă hy vọng rằng khi chuyển qua phiên bản báo điện tử hoàn toàn, tờ Newsweek sẽ có cơ hội trụ lại được. Nhất là khi lượng báo in bán chậm hẳn lại, thu nhập từ quảng cáo cũng bị thất thu (giảm 80% so với thời điểm hoàng kim cực thịnh). Chỉ tính trong năm gần đây nhất đă có 40 triệu Mỹ kim bốc hơi từ khoản quảng cáo đem lại. Giá in ấn lại đắt đỏ, nên chỉ c̣n cách chuyển từ phiên bản báo in qua báo điện tử mới ngăn chặn tờ tuần báo Newsweek tránh tiếp tục xuất huyết thêm hàng chục triệu Mỹ kim.

    C̣n Chủ tịch tập đoàn IAC - chủ quản của Newsweek Magazine- th́ ngậm ngùi than thở rằng: Thương hiệu của tuần báo Newsweek không tệ. Chỉ là trở ngại khó khăn trong việc in tờ báo này. Có lẽ không nói toạc ra, người ta vẫn nghĩ ngay đến hoàn cảnh kinh tế khó khăn và hiện trạng của kỹ nghệ truyền thông đă góp phần kết liễu tờ tuần báo này nhanh hơn. Hậu quả của việc chuyển từ bản in sang bản điện tử sẽ sa thải 270 nhân viên.

    Giá báo của phiên bản báo điện tử của tuần báo Newsweek Global - tên gọi mới của Newsweek - với giá mỗi số là 4.99 Mỹ kim (tương đương giá bán báo in tại quầy báo). C̣n ai đặt báo theo năm sẽ chỉ mất 24.99 Mỹ kim so với giá bán báo in hiện nay là 39.99 Mỹ kim.

    Sự cáo chung phiên bản báo in của Newsweek đă khiến cho Times - tờ tuần báo lớn nhất của Mỹ và có tiếng vang toàn cầu - cảm thấy có chút nhẹ nhơm hơn. Và dù Times Magazine có nhiều phiên bản (format) khác nhau, họ vẫn phải thừa nhận chi phí in ấn phiên bản báo in vẫn là khoản chi phí gay gắt nhất.

    Nỗi buồn sự ra đi của tờ Newsweek cho thấy bức tranh sân chơi của kỹ nghệ truyền thông đang đối diện với nhiều thách thức, trong đó đ̣i hỏi các tờ báo phải có những điều chỉnh nghiêm túc, có khi là sự khai tử phiên bản in của một tạp chí. Phải chăng Internet đă giết chết phiên bản in của Newsweek? Hay sự đào thải từ thái độ của người đọc? Bởi lẽ có ư kiến cho rằng sự cáo chung của tuần báo Newsweek gắn liền với sự xuống dốc của giới trung lưu Mỹ. Theo đó, khi giai cấp trung lưu ở Mỹ đang từ từ biến mất, tờ Newsweek - đứa con cưng của giai cấp này - dĩ nhiên sẽ bị đem ra xử trảm trước tiên.

    Luật sinh tồn và lẽ tuần hoàn của vạn vật muôn loài, có khởi nguyên, ắt có tận diệt... Rồi đây sẽ c̣n có những cây đại thụ nào đó trong kỹ nghệ truyền thông sẽ bị cuốn xô, quật ngă bởi gịng chảy của kỹ thuật vi tính trong thời đại kỹ thuật số... Chỉ biết với những ai từng hào hứng chờ đợi tờ tuần báo Newsweek gởi về tận nhà, hoặc mua nó ở quầy báo; nhất định họ sẽ nhớ nó. Dễ ǵ mà quên được, nhất là mấy người lớn tuổi, dù ǵ th́ cũng đă từng lớn lên với nó.

    Có thể họ sẽ nhớ về nó như một cột mốc lịch sử, ví dụ như họ sẽ nói: Trước ngày bản in cuối cùng của tờ Newsweek được hai tháng; hoặc họ nói: Sau khi tờ Newsweek cáo chung được ba năm; hay là họ than thở: Hồi thời c̣n tờ báo Newsweek tụi ḿnh thường hay... Niềm nhớ man mác như nỗi buồn của chính tờ Newsweek vậy!

    tb oNLINE

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tàn giấc mơ vàng

    Chu Nguyễn



    Cuối năm 2012, vụ tự tử của một đại trí thức ở Mỹ, dẫn tới một nghi án sát nhân đă làm sôi nổi dư luận khắp nơi. Liệu có thể nào một nữ tiến sĩ, từng làm khoa trưởng một phân khoa tại một đại học hữu danh ở Mỹ, có thể là kẻ biển thủ công quỹ và là nghi can giết chồng hay không? Vụ án kết thúc bằng sự hoài nghi chứ không t́m ra một câu đáp khẳng định.





    Cái chết của nữ tiến sĩ Cecilia Chang

    Nguồn tin ngày 6 tháng mười một, 2012 cho biết TS. Cecilia Chang từng đảm nhiệm chức vụ khoa trưởng khoa Á châu học (Asian studies department) tại đại học St. John’s đă qua đời một cách bất b́nh thường tại nhà riêng ở Queens. Cảnh sát tới hiện trường là ngôi nhà bảy pḥng ở Jamaica Estates, Queens, NY City, nơi xảy ra cái chết đầy nghi vấn của một phụ nữ tài ba và danh vọng nhưng cũng có nhiều tai tiếng và t́m thấy thi thể Cecilia Chang treo cổ bằng sợi dây điện cột vào nấc thang của chiếc thang dẫn lên gác thượng. Có dấu hiệu cho thấy trước khi treo cổ, Tiến sĩ Chang đă cắt mạch máu ở cổ tay và mở khí đốt từ ḷ sưởi để cầu tử thần tới đón nhưng không thành và cuối cùng mới t́m giải pháp thắt cổ. Cái chết của Tiến sĩ Chang xảy ra ngay sau ngày 5 tháng 11, 2012, là ngày bà ta bị truy tố ra ṭa liên bang về tội giả mạo giấy tờ, lạm dụng quyền thế... để biển thủ hơn một triệu tiền của đại học St. John’s. Chang đă hùng hồn tự biện hộ mặc dầu có dàn luật sư bào chữa. Ngày hôm sau, một thành viên trong nhóm bào chữa cho Chang tới nơi bà cư ngụ, nhưng bấm chuông không thấy ai trả lời và lại ngửi thấy mùi khí đốt nên báo cảnh sát. Cái chết của Chang làm người trong cuộc từ chánh án tới bồi thẩm đoàn ngạc nhiên và không khỏi xúc động. Chánh án ṭa liên bang ở Brooklyn là Sterling Johnson Jr. chủ tŕ vụ xử Chang nhận định cái chết của bị cáo chẳng khác “một màn bi kịch của Shakespeare”.



    Những bí mật của kẻ đă thực hiện được “giấc mơ Mỹ” nhưng rồi tàn cơn mộng vàng:

    Chang bị cáo về nhiều tội ra ngoài khuôn khổ của một vụ dân sự b́nh thường mà nguyên đơn là đại học St. John’s nên vào 2012 phải ra ṭa liên bang.

    Công tố viên cho rằng bằng nhiều thủ đoạn, Chang, 57 tuổi, với tư cách phó chủ tịch phụ trách bang giao quốc tế và khoa trưởng viện Á châu học, đă lợi dụng danh nghĩa của đại học rút bạc triệu để chi phí xa xỉ về cờ bạc, mua sắm hàng hiệu ở Victoria’s Secret, Macy’s... đi du lịch khắp nơi, mua nhà bảy pḥng giá nhiều triệu và cung cấp tiền cho con trai là Steven theo học đại học luật. Công tố viên cũng cho rằng nhờ tài ăn nói nên Chang đă dụ nhiều đại gia của Viễn Đông mở rộng hầu bao chi cho đại học nhưng cũng nhân việc này mà đút túi tiền “ngoại giao” những khoản lớn lên tới 50.000 Mỹ kim mỗi tháng.

    Nội vụ vỡ lở khi đại học mở cuộc thanh tra tài chính vào năm 2009, Chang mất việc vào 2010, bị bắt và rồi tại ngoại và mới đây tái đáo pháp đ́nh vào 2012.

    Nơi Chang thực hiện được “giấc mơ Mỹ” mà đa số di dân đều hoài băo là Đại học St John’s ở New York. STJ là một đại học tư thục công giáo lớn ở New York City và là nơi nhiều sinh viên ngoại quốc ở Á đông theo học.

    Vào năm 1975, trong số du học sinh này có một sinh viên ở Đài Loan là Cecilia Chang. Chang là cô gái năng động, tay trắng nhưng mộng đầy. Cô thông minh và có chí tiến thủ nên giật được mảnh bằng tiến sĩ vào thập niên 90. Lại giỏi giao tế và hoạt động cộng đồng, và am hiểu văn hóa Á châu nhất là văn hóa Trung hoa nên được St. John’s tin dùng. Chang đă giúp đại học chiêu mộ được hàng trăm sinh viên gốc Á ghi danh vào đại học. Kết quả trong mấy chục năm hoạt động cho đại học, bà ta đă giúp đại học thu được nhiều chục triệu Mỹ kim. Tài năng và thông minh của Chang đă được đền bù xứng đáng với chức vụ Khoa trưởng phân khoa Á châu học tại đại học St. John. Nhưng danh cao th́ Chang lạm quyền càng nhiều. Chang bị cho là lợi dụng chức vụ khoa trưởng để ban phát ân huệ (như hứa cấp học bổng) cho sinh viên dưới quyền bà ta để thu lợi cho ḿnh. Có người kêu ca rằng Chang đă biến một số sinh viên chân ướt chân ráo tới Mỹ phải nương nhờ uy thế của bà ta thành những kẻ tôi tớ không công cho ḿnh. Hơn thế nữa, lại lợi dụng họ với giấy tờ giả để man khai chi phí và thu bạc triệu của đại học vào túi ḿnh. Từ đó có nhiều người gọi Chang là “Vị Khoa trưởng Ma giáo” (Dean of Mean) và vị nữ tiến sĩ bị đại học St. John sa thải và truy tố ra ṭa về tội biển thủ hơn 1 triệu Mỹ kim từ 2010.

    Trước ṭa, vào 05-11-2012, Chang tranh căi với công tố viên và phủ nhận tội danh. Chang dài ḍng kể công lao với đại học St. John trong ba mươi năm, và việc tận tâm giúp đỡ du học sinh nghèo. Bị chất vấn, Chang nhiều lần tỏ ra lúng túng, cố t́nh chối quanh bằng mọi cách, đến mức chánh án phải ngắt lời bà ta và yêu cầu bị cáo chỉ trả lời “đúng” hay “sai” với câu hỏi của bên công tố đặt ra chứ không được “dây cà ra dây muống”.

    Nhưng Chang vẫn trổ tài miệng lưỡi của một vị tiến sĩ, trước những câu hỏi khó của công tố viên mà không giải thích được, Chang thường chống chế là ḿnh quên chứ không cố ư man khai. Chang luôn luôn cứng cỏi và giọng hài hước. Trước một câu hỏi của công tố viên Charles Kleinberg buộc Chang phải trả lời vắn tắt “yes” hay “no” th́ Chang lấp lửng khiến cử tọa cười ầm lên:

    - Năm phần trăm ‘yes”, chín lăm phần trăm ‘no’.

    Tin Chang tự tử ngày hôm trước, đă khiến cho chánh án Johnson vào ngày hôm sau cho rằng những ǵ Chang tự biện hộ phiên ṭa mới rồi, đă coi như kết thúc một phiên xử không mang lại kết quả.

    Cái chết của Chang đă khiến nhiều người thương tiếc một khối óc thông minh, đầy tham vọng của một cô gái Á châu tới Mỹ và đạt được cả công danh lẫn phú quư và không khỏi bùi ngùi suy nghĩ: “Phải chăng Chang v́ tham vọng và tham lam nên bất chấp thủ đoạn nên thân bại danh liệt?”

    Người phát ngôn của đại học St John trước cái chết dữ dội của Chang, cho biết đại học đă thúc giục sinh viên, nhân viên của đại học cầu nguyện cho Chang và gửi lời phân ưu tới gia đ́nh người quá cố.

    Luật sư bào chữa cho Chang là Joel Cohen gọi cách tuyệt mệnh của khách hàng ḿnh là “một bi kịch nhân sinh phức tạp” (complex human drama) và ca tụng đóng góp của Chang cho đại học St. John: “Cecilia Chang để 30 năm cuộc đời cho đại học St. John’s. Bà ta là nhà tổ chức quyên góp tích cực cho đại học và không tiếc tâm huyết xây dựng chương tŕnh nghiên cứu Á châu tại đại học mà bà ta vô cùng trân trọng. Cái chết của bà hôm nay quả là một bi kịch nhân sinh phức tạp”.

    Nhưng câu hỏi, liệu Chang có phải là người đàn bà thủ đoạn, tham lam hay chỉ là nạn nhân của một sự ngộ nhận?

    Xem ra dư luận nói chung tin rằng Chang là kẻ tài ba nhưng tham lam. Chứng cớ? v́ khởi đầu chỉ tay trắng mà hiện giờ bà ta có khá nhiều tiền, nhà bạc triệu và hàng chục trương mục ở các ngân hàng kể cả ở Hong kong và Đài loan. Cũng có dấu Chang không khai trung thực về thuế má. Mặc dù có hai quốc tịch Đài loan và Mỹ nhưng liên quan đến thuế má th́ Chang khai ḿnh là dân xứ Đài. Hơn nữa, có chứng cớ, sau khi chồng thứ nhất qua đời, tiến sĩ Chang lập gia đ́nh hai lần nữa và đều khai chồng là tài xế cho ḿnh để lấy tiền đại học chi trả. Từ những dữ liệu cá nhân của Chang người ta lại nhớ tới một án mạng xảy ra vào năm 1990 mà nạn nhân là chồng đầu của Chang.

    Người bất hạnh là Ruey Fung Tsai, 37 tuổi, là người chồng đầu của Chang khi cô nữ sinh viên xứ Đài c̣n ở nấc thấp của thang danh vọng và quyền lực.

    Vụ án mạng xảy ra tới nay c̣n nằm trong hồ sơ lưu của cảnh sát New York:

    Vào một ngày trung tuần tháng bảy, 1990, Tsai tới cửa tiệm ở phố Suydam ở Bushwick, Brooklyn th́ bị bắn hạ. Nhân chứng vụ giết người là hai công nhân giao hàng soda. Họ cho biết vào lúc 9:30 sáng có thấy một thanh niên Á châu trẻ tuổi theo sát một người Á châu khác rồi bắn vào lưng nạn nhân. Nạn nhân chính là Tsai. Sát thủ không lấy ǵ của kẻ bị hạ mà tẩu thoát về phía nhà ga điện ngầm Wyckoff. Tsai được chở vào bệnh viện Elmurst trong t́nh trạng bị trọng thương v́ ba phát đạn vào lưng. Anh ta không khai được nhưng dùng bút ghi trên giấy và tố cáo bà vợ chính là thủ phạm nhưng lời khai không đầy đủ và vào lúc nạn nhân gần đất xa trời (v́ Tsai chết vào 31 tháng bảy, 1990) nên không đủ giá trị để kết tội Chang. Nhà chức trách coi Chang là nghi can số một trong cái chết của chồng, có lấy lời khai của Chang nhưng bà ta phủ nhận là kẻ chủ mưu và v́ không có chứng cớ cụ thể buộc tội nên vụ án tạm xếp lại.

    Tuy nhiên, dư luận cho rằng Tsai là con nhà giàu ở Đài loan lại bay bướm, có bồ trẻ nên có thể Chang thù ghét, đă thuê người giết để trả thù và để độc chiếm gia sản và giành quyền nuôi đứa con chung là Steven. Dù sao th́ mọi việc đă trở thành dĩ văng và cái chết của Cecilia Chang cũng kết thúc giấc mộng hoàng lương của bà ta, đồng thời đóng lại một lúc hai nghi án, nghi án giết người và nghi án biển thủ.

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Qua Thảm họa Sandy Hook, t́m hiểu quyền tự do sử dụng súng ở Hoa Kỳ



    - Nhị Khê

    [IMG][/IMG]

    Sáng ngày 14/12/2012, sau khi bắn 4 phát súng vào đầu người mẹ đang ngủ tại nhà ở thị trấn Newtown (tiểu bang Connecticut), Adam Lanza, 20 tuổi, mang theo trong người giấy chứng minh của người anh tên Ryan, lái xe của mẹ đến trường Tiểu học Sandy Hook. Trường này là nơi hồi nhỏ hắn từng đến học. Trên xe có 4 khẩu súng, trong đó có khẩu Bushmaster cực mạnh.

    Lái xe đến trường, Adam bắn tung cổng trường, xông thẳng vào các lớp học, đến gần những học sinh 6, 7 tuổi đang ngồi học bài, nổ súng liên tục, giết chết 20 em (12 nữ, 8 nam) và 6 cô giáo (trong đó có bà hiệu trưởng Dawn Hochsprung).

    Nghe tiếng xe cảnh sát chạy đến, sát thủ chĩa súng bắn vào đầu chết ngay tại chỗ. Tất cả sự việc chỉ diễn ra trong khoảng 10 đến 12 phút.

    Vụ nổ súng giết chết những học sinh thơ dại và các cô giáo trường Tiểu học Sandy Hook gây chấn động khắp nước Mỹ và toàn thế giới. Số nạn nhân chết trong vụ nổ súng này đứng thứ nh́ nước Mỹ, chỉ thua vụ sát thủ Cho Seung-hui (Triệu Thừa Hy) người Mỹ gốc Đại Hàn bắn chết 32 người tại trường Đại học Kỹ thuật Virginia, năm 2007.

    Sát thủ Adam Lanza sử dụng loại súng cực mạnh (1 giây có thể bắn ra 6 viên đạn) thi thể các nạn nhân đều bị nhiều phát đạn, có em bị 11 viên đạn bắn vào người. Cảnh sát, pháp y và nhân viên nhà quàn đều nói trong đời họ chưa hề nh́n thấy cảnh tượng thảm thương như thế này.

    Khi Adam điên cuồng bắn vào học sinh và giáo viên, bà hiệu trưởng Dawn Hochsprung vội vàng chạy đến định giật lấy khẩu súng, th́ lập tức bị hắn bắn chết. Cô giáo Victoria Soto, 27 tuổi, lấy thân ḿnh che chở làn đạn cho học sinh thân yêu cũng bị bắn chết.

    Nghe tiếng súng nổ, một số giáo viên ở các lớp học khác dẫn dắt học sinh vào trú ẩn tại những nơi an toàn như thư viện, nhà kho, pḥng treo quần áo... Một học sinh con trai c̣n dũng cảm nói rằng, em biết vơ, có thể đưa các bạn đến những nơi an toàn ẩn náu.

    Tối Chúa Nhật 16/12, khi đến thị trấn Newtown dự lễ truy điệu học sinh và cô giáo bị nạn, TT Obama đă đặc biệt khen ngợi ḷng dũng cảm của nam sinh đó. Nhiều người cũng đă đề nghị Ṭa Bạch Ốc hoặc Quốc hội thưởng huân chương cho cô giáo Victoria Soto, người đă lấy thân ḿnh che chở học sinh thân yêu.



    Mẹ hung thủ có 6 khẩu súng

    Mấy ngày sau khi xảy ra thảm họa tại trường Tiểu học Sandy Hook, cảnh sát thị trấn Newtown vẫn chưa thể t́m ra nguyên nhân tại sao sát thủ gây ra thảm họa này. Trước khi gây sự, Adam Lanza đập phá hư hỏng 2 máy điện toán, cảnh sát đang cố gắng t́m kiếm chứng cớ trong ổ cứng của 2 máy điện toán đă bị phá hỏng.

    Cha mẹ Adam ly dị năm 2008. Bà Nancy, mẹ của sát thủ Adam, năm nay 52 tuổi. Ông Peter Lanza, cha của Adam, vừa tục huyền năm 2011, hiện nay là trưởng pḥng kế toán của một công ty điện lực. Mỗi năm ông phải cung cấp hơn 200.000 Mỹ kim tiền nuôi dưỡng vợ con. Khi thu dọn nơi xảy ra thảm họa, ông Perter Lanza đă đến thị trấn Newtown xin nhận xác con trai.

    Hàng xóm của bà Nancy cho biết, mẹ của Adam thích chơi súng đạn. Trong nhà bà có ít nhất 6 khẩu súng. Thỉnh thoảng bà vẫn đưa Adam đi tập bắn súng. Những khẩu súng sát thủ dùng trong vụ thảm sát đều đăng kư tên bà Nancy. Hàng xóm lại nói, bà Nancy nuông chiều Adam, xưa nay chưa hề cho bất cứ người nào vào nhà riêng của ḿnh. Adam thông minh hơn người, học giỏi 2 môn toán và lư, nhưng lại sống cô đơn không bạn bè. Tuy là học sinh giỏi nhưng tốt nghiệp Trung học xong hắn không lên Đại học.

    Anh trai của Adam là Ryan, hiện sống ở tiểu bang New Jersey. Sau khi Adam gây ra thảm họa, cảnh sát t́m thấy giấy chứng minh (ID) của Ryan trên người hắn, nghi ngờ anh là kẻ đồng mưu, anh bị cảnh sát bắt giữ. Khi cảnh sát hỏi, Ryan nói đă mấy năm rồi 2 anh em không liên lạc với nhau. Sau khi thẩm tra kỹ, biết Ryan không liên quan đến vụ nổ súng này, Ryan mới được thả về nhà.

    Thị trấn Newtown có khoảng 27.000 cư dân, thu nhập trung b́nh mỗi gia đ́nh khoảng 18.000 Mỹ kim, có thể xếp vào loại thị trấn người dân có cuộc sống trung b́nh. Newtown cũng từng được xếp vào loại thị trấn dễ sinh sống. Từ Newtown đến thành phố Nữu Ước khoảng một giờ lái xe.



    Thị trấn nhỏ có 400 tiệm bán súng

    Newtown là một thị trấn nhỏ ở vùng Tân Anh Cát Lợi (New England) miền đông Hoa Kỳ. Tân Anh Cát Lợi là nơi phong cảnh đẹp đẽ, người dân có cuộc sống an b́nh được nhiều người ưa thích như nhà thơ Robert Frost (26/3/1874 – 29/01/1963) bốn lần đoạt giải Pulitzer (1924, 1931, 1937, 1943) từng miêu tả trong bài Đồng Cỏ (The Pasture).



    Đồng cỏ

    Tôi ra đi dọn đồng cỏ mùa xuân

    Trên đồng cỏ tôi sẽ cào lá rụng

    Và đồng cỏ sạch sẽ, tôi ngắm nh́n

    Rồi tôi sẽ quay về. – Em hăy đến.



    Tôi ra đi giúp cho con bê non

    Đứng bên mẹ. Bê hăy c̣n bé lắm

    Bước chân bê chao đảo, chưa vững vàng

    Rồi tôi sẽ quay về. – Em hăy đến.



    The Pasture

    I'm going out to clean the pasture spring;

    I'll only stop to rake the leaves away

    (And wait to watch the water clear, I may):

    I shan't be gone long. -- You come too.



    I'm going out to fetch the little calf

    That's standing by the mother. It's so young,

    It totters when she licks it with her tongue.

    I shan't be gone long. -- You come too.

    Robert Frost



    Tuy nhiên... Newtown lại không an b́nh như nhà thơ Robert Frost miêu tả về Tân Anh Cát Lợi. Người dân trong thị trấn này ham mê chơi súng. Tuy là một thị trấn nhỏ, cũng có tới 400 tiệm bán súng, nhiều hơn các siêu thị. Ngoài các tiệm bán súng, dân chúng thị trấn này ngày càng làm ra nhiều nơi tập bắn súng, bia tập bắn cũng dựng khắp nơi. Người dân sống trong thị trấn luôn luôn phải nghe tiếng súng nổ. Trước tháng 07/2012, cảnh sát thị trấn Newtown từng nghe tới gần 100 cú điện thoại khiếu nại về tiếng súng nổ bừa băi, so với năm 2011 nhiều gấp mấy lần. Tiểu bang Connecticut là nơi nổi tiếng quản lư súng nghiêm ngặt, nhưng không tránh khỏi t́nh trạng một số người có quyền sử dụng súng đạn mắc chứng bệnh tâm thần hoặc ngớ ngẩn vác súng đi làm những chuyện bậy bạ. Vụ nổ súng tại trường Tiểu học Sandy Hook là một ví dụ.



    Hiệp hội súng trường Hoa Kỳ

    Hiệp hội Súng trường Hoa Kỳ (National Rifle Association - NRA) có 4 triệu 300 ngàn hội viên, trong đó có khá nhiều chính khách. Ngay cả TT Obama cũng không dám thách đố họ. Hoa Kỳ có 2 tổ chức ảnh hưởng lớn đối với Lưỡng viện Hoa Kỳ. Một là tổ chức của người gốc Do Thái ảnh hưởng lớn đối với nền ngoại giao Hoa Kỳ, hai là Hiệp hội Súng trường (NRA) có thể thao túng chính trường nước Mỹ. Từ ngày nhậm chức TT thứ 44 của Hoa Kỳ cho đến bây giờ, Barack Obama dù muốn vẫn không dám đối đầu với NRA giải quyết vấn đề quản lư súng đạn. Bởi v́, từ xưa tới nay, mỗi khi Hoa Kỳ có những cuộc bầu cử ở địa phương hay toàn quốc, Hiệp hội Súng trường Hoa Kỳ thường bỏ ra bạc triệu (có khi hàng chục triệu) giúp đỡ các chính khách bảo thủ vốn ủng hộ quyền tự do sử dụng súng, gây quỹ bầu cử. Có thể nói, thế lực của tổ chức này ở Hoa Kỳ vô cùng mạnh.

    Nhiều người từng nghĩ, may ra thảm họa vừa xảy ra tại trường Tiểu học Sandy Hook có thể làm t́nh h́nh này thay đổi. Tối Chúa Nhật 16/12/2012, khi đến thị trấn Newtown dự lễ truy điệu các nạn nhân trong vụ nổ súng sáng ngày 14/12, TT Obama đă dũng cảm tuyên bố phải chấm dứt các vụ nổ súng gây ra những thảm họa như thế này với câu nói: “Chúng ta không thể chấp nhận những thảm họa này xảy ra đều đặn. Tôi cho rằng các thảm kịch này phải chấm dứt. Muốn chấm hết những thảm họa tương tự, chúng ta cần phải thay đổi...”.

    TT Obama cho biết, từ ngày nhậm chức đến nay ông đă đi dự 4 buổi lễ truy điệu nạn nhân trong các thảm họa do súng đạn gây ra. Ông c̣n nói, chính phủ Hoa Kỳ chưa làm tốt công việc bảo vệ trẻ em. Sau khi xảy ra thảm họa tại trường Tiểu học Sandy Hook, nhiều chính khách Hoa Kỳ dũng cảm lên tiếng, đă đến lúc phải xét lại quyền tự do quản lư súng của người dân Hoa Kỳ, nơi có một lịch sử và nền văn hóa liên quan tới những khẩu súng.

    Những người muốn được hưởng quyền tự do sử dụng súng và NRA coi Tu chính án số 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ là cơ sở chính để bảo vệ quyền sở hữu vũ khí của người dân. Nguyên văn quy định của tu chính án này như sau: “Xét thấy lực lượng dự bị có tổ chức nghiêm chỉnh là rất cần thiết cho nền an ninh của một quốc gia tự do, quyền của dân chúng được giữ và sử dụng vũ khí sẽ không bị vi phạm”. Tu chính án số 2 cùng với 9 tu chính án khác được đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ, trở thành Tuyên ngôn Nhân quyền.

    Nhiều người Mỹ ham mê súng đạn cho rằng tự do dùng súng là quyền lợi Hiến pháp Hoa Kỳ ban cho người dân nước Mỹ, không ai có quyền ngăn cản. Họ nhấn mạnh, súng không biết giết người, chỉ người mới giết được người. Chính phủ nên điều trị những người bị chứng bệnh tâm thần hoặc ngớ ngẩn.

    Thảm họa xảy ra tại trường Tiểu học Sandy Hook làm nổi bật hai vấn đề khó giải quyết trong xă hội Hoa Kỳ: Một là quyền tự do sử dụng súng, hai là đối với những người mắc chứng bệnh tâm thần hoặc ngớ ngẩn nên giải quyết như thế nào? Vụ nổ súng tại một rạp chiếu phim ở Denver vào tháng 07/2012 khiến cho ít nhất 12 người chết và 50 người bị thương do James E. Holmes, sinh viên mắc chứng bệnh tâm thần, gây ra, cùng với vụ nổ súng tại trường tiểu học do Adam Lanza mắc chứng bệnh ngớ ngẩn gây ra khiến nhiều người đặt câu hỏi: Làm thế nào để súng đạn không lọt vào tay những người mắc bệnh tâm thần hoặc ngớ ngẩn? Làm thể nào không cho họ sử dụng súng? Giải quyết được chuyện này quả thật không dễ dàng.

    Tự do sử dụng súng là một trong những điểm quan trọng trong lịch sử và văn hóa nước Mỹ. Trong lịch sử Hoa Kỳ, người dân trong cuộc chiến tranh chống quân Anh xâm lược và những người chăn ḅ (cowboy) trong thời kỳ khai hoang ở miền Tây, đều có quyền tự do sử dụng súng. Họ coi đó là quyền lợi thiêng liêng không ai có thể xâm phạm. Bởi vậy, cuối bài phát biểu trong buổi lễ truy điệu các nạn nhân trong vụ thảm sát, TT Obama chỉ có thể kết thúc bằng cách đọc lớn tên từng nạn nhân và nói: “Chúa đă gọi họ về nhà. Chúng ta, những người c̣n ở lại, hăy t́m thấy sức mạnh để sống tiếp và khiến đất nước này xứng đáng với kư ức của họ!”.

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hoa Kỳ sẽ tự túc sản xuất 100% năng lượng năm 2035


    Sản lượng dầu thô của Hoa Kỳ được tiên đoán tăng 25% trong năm tới, phần lớn là do sự khám phá và khai thác những mỏ dầu lớn trong nước.

    Cơ quan năng lượng (EIA) dự báo giá dầu thô trên thị trường thế giới năm 2014 sẽ giảm xuống ở mức $99/thùng thay v́ hiện
    nay là $112, và từ nay đến năm 2014 nhu cầu nhập cảng của Hoa Kỳ sẽ giảm 25% .
    Dầu thô nhập cảng Hoa Kỳ giảm từ 2005, khi là 12.5 triệu thùng mỗi ngày - đến 2014, sẽ chỉ c̣n 6 triệu thùng/ngày.

    EIA cho biết sản lượng dầu nội địa năm 2012 là 6.4 triệu thùng sẽ tăng lên tới 7.9 triệu thùng trong năm tới, là cao nhất từ 1988. Chuyên viên năng lượng Seth Kleinman của Citigroup nêu nhận xét với BBC “Sản lượng dầu của Hoa Kỳ tăng nhanh nhờ ứng dụng kỹ thuật mới để khai thác dầu từ các địa tầng cát và đá”. Gần đây, cơ quan năng lượng thế giới (IEA) tiên đoán Hoa Kỳ sẽ qua mặt Nga để trở
    thành nước sản xuất xăng dầu lớn nhất thế giới vào năm 2015 và hoàn toàn độc lập về năng lượng từ nay đến năm 2035. Sản lượng dầu của thế giới cũng đang tăng.

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những thị trấn vỡ nợ



    Nguyễn đạt Thịnh





    Năm ngoái, 2002, trong khoảng thời gian không đầy 1 tháng, 3 thị trấn của tiểu bang California ra ṭa xin được hưởng quy chế bảo vệ khánh tận, v́ không c̣n khả năng trang trải nợ nần nữa. San Bernardino là thị trấn thứ 3. Tổng số nợ San Bernardino phải trang trải là $46 triệu.

    Bà Andrea Miller -xử lư thường vụ chức vụ quản lư thị trấn- tŕnh bày với thị trưởng Patrick Morris và 6 nghị viên thành phố là, “San Bernardino không c̣n tiền để trang trải nợ nần nữa. Chúng ta đang gặp khó khăn ngay trong việc trả lương cho nhân viên”.



    Hội Đồng Thị Trấn biểu quyết với tỉ số 4 > 2, chấp thuận giải pháp xin ṭa tuyên án San Bernardino “vỡ nợ” theo Chương 9 luật Che Chở Người Vỡ Nợ. Ông Moris -thị trưởng- không được phép biểu quyết, than văn, “Vỡ nợ quả là xấu hổ”.

    Moris có thể nói thật khi ông nói ông “xấu hổ”, tuy nhiên ông không nói ra một chi tiết khác: dù thị trưởng xấu hổ nhưng thị trấn San Bernardino “save” được $12 triệu. Không hiểu chữ “save” phải dịch cách nào cho đúng, “tiết kiệm” hay “vỡ nợ”?

    Cuộc khủng hoảng ngân sách của San Bernardino đă lây lất kéo dài từ vài năm nay, tiền bạc thất thoát qua 5 lỗ thâm thủng: một là bị ảnh hưởng bởi t́nh trạng suy thoái kinh tế toàn quốc, toàn cầu, hai là gánh nặng trả lương hồi hưu cho viên chức thị trấn chỉ thấy tăng mà không thấy giảm, ba là lề thói kư hợp đồng quá rời rộng với nhà thầu, bốn là phải hoàn trả quỹ tái thiết Sacramento, và năm là tiêu xài thâm thủng vào ngân khoản dự trữ.

    Bà Miller cảnh cáo thị trưởng và 6 nghị viên thị xă là “cái xấu vỡ nợ sẽ đeo đẳng San Bernardino tối thiểu là 5 năm nữa”.

    Gánh nặng nợ nần vẫn đè nặng trĩu, mặc dù thị trấn San Bernardino đă thương lượng được với các viên chức làm việc cho thị trấn giảm bớt 10% tiền lương, và giải nhiệm 20% công chức, chấp nhận sống kham khổ thắt lưng buộc bụng suốt 4 năm vừa rồi.

    Theo một số chuyên gia nghiên cứu ngân sách của những chính quyền địa phương, th́ San Bernardino, với 209,000 cư dân, vẫn sống thoải mái với tiền thuế thu được trong địa phương; và chỉ gặp khó khăn từ những năm suy thoái kinh tế của Hoa Kỳ, khiến nhiều cư dân San Bernardino thất nghiệp, không tiếp tục đóng thuế được nữa.

    Luật sư của thị trấn, ông James Penman, nói t́nh h́nh trầm trọng hơn v́ Thị Trưởng và Hội Đồng Thị Trấn “tưởng lầm” là ngân sách thị trấn không bị thâm thủng từ vài năm nay.





    Theo ông Penman, t́nh trạng thâm thủng, nợ nần không được tŕnh bày chính xác cho 7 người có trách nhiệm về sự tồn vong của thị trấn -thị trưởng và 6 nghị viên Hội Đồng Thị Trấn. Do đó, họ đă sửng sốt trước t́nh trạng thâm thủng không c̣n hy vọng ǵ cứu chữa được.

    Số thiếu hụt của ngân sách lên đến $45.8 triệu; Hội Đồng Thị Trấn biểu quyết cắt giảm chi tiêu $26 triệu, biểu quyết bỏ đông đá mọi nợ nần, để thị trấn c̣n chút đỉnh tiền mặt trang trải lương bổng cho cảnh sát và lính cứu hỏa.

    Bà Kathy Mallon, 57 tuổi, một công dân đă có đến cả chục năm thâm niên cư trú tại thị trấn San Bernardino, nói trong buổi họp Hội Đồng Thị Trấn, “Bầu quư vị lên ngồi đây, chúng tôi mong ước người San Bernardino giải quyết số phận San Bernardino; chúng tôi không muốn một vị thẩm phán chuyên xử vỡ nợ quyết định số phận của chúng tôi”.

    Bà nghị viên Wendy McCammack nói, “San Bernardino không có nhiều lối thoát để lựa chọn. Bankruptcy là lối thoát tốt nhất, để thị trấn c̣n sống, dù sống trong lồng dưỡng khí, chờ phép lạ kinh tế để hồi sinh”.



    Phép lạ đó là sự trở về của $16 triệu bạc thuế đă biến mất từ mấy năm nay; điều mà những nghị viên và thị trưởng San Bernardino không đủ khả năng tạo ra được. San Bernardino chỉ nối gót Stockton và Mammoth Lakes -2 thị trấn khác của Calif. đă vỡ nợ trước đó vài tuần.



    Xin hưởng quy chế khánh tận là xin ṭa án cấm chủ nợ không được quấy rầy con nợ; chủ nợ lớn nhất của San Bernardino là CalPERS -quỹ hưu bổng của viên chức tiểu bang Calif.. Bản án khánh tận sẽ giúp San Bernardino “save” được $12 triệu.

    Save bằng cách không phải trả góp cho CalPERS mỗi tháng $1.7 triệu; một thẩm phán liên bang -bà Meredith Jury- gạt bỏ lập luận của CalPERS nói nếu không thâu được triệu bảy này, CalPERS sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả hưu bổng cho công chức hồi hưu.

    Bà Jury bảo ông Michael Lubic, luật sư biện hộ cho CalPERS, thử hỏi cử tọa trong pḥng xử xem có ai tin là CalPERS sẽ khốn đốn nếu không thu nợ được của San Bernardino hay không; CalPERS có đến $248.5 tỉ bạc vốn, trong lúc San Bernardino đang phải sa thải bớt cảnh sát viên v́ không có tiền trả lương cho họ.



    Tờ New York Times mô tả San Bernardino như một thành phố bỏ ngỏ cho tội ác: đúng giờ giao thừa Tây súng nổ tại một căn nhà đang có party, 1 người chết, 3 người bị thương, xe cứu thương đến trước cảnh sát. Hậu quả của t́nh trạng bankruptcy: tội ác gia tăng 50%; băng đảng từ Los Angeles, cách đó 60 miles, kéo tới hoành hành.

    Trả lời câu hỏi của truyền thông về thái độ của người dân phải làm ǵ để sống c̣n, ông Penman nói, “Cửa khóa kín, súng lên đạn; tự vệ”.

    Cảnh sát trưởng Robert Handy than phiền lực lượng cảnh sát năm 2009 có đến 350 cảnh sát viên, hiện chỉ c̣n 264 người, không đủ đáp ứng nhu cầu cấp bách của quần chúng nữa.

    Thị trưởng Patrick J. Morris nói ông c̣n muốn tạm đóng cửa sở cảnh sát thị trấn, để nhờ cậy hoàn toàn vào sở Sheriff của quận.

    Cô Elisa Cortez, một cư dân, than thở về xác một con chó chết ném gần nhà cô, cô gọi điện thoại cho sở vệ sinh, sở phụ trách súc vật, sở cảnh sát, gọi tất cả nơi nào có thể gọi, nhưng cho đến ngày hôm sau, cái xác chó vẫn nằm đó.

    Ông Mark Teran nói căn nhà trị giá $200,000 của ông, giờ này có muốn bán $50,000 cũng không ai mua; bà Elizabeth, vợ ông Teran, nói, “Nghe tiếng súng là đóng cửa, cài then; không biết, mà cũng không cần biết chuyện ǵ đang xảy ra”.



    Một thị trấn như San Bernardino, một thị xă như Houston hay Los Angeles, hoặc một gia đ́nh, như bất cứ gia đ́nh nào, cũng có thể đang gặp cảnh mất thu nhập, trong lúc vẫn phải chi tiêu, dù có cố gắng dè xẻn, cắt giảm.

    Luật phá sản bảo vệ mọi đơn vị xă hội, từ cấp tiểu bang trở xuống cho đến gia đ́nh và cho từng cá nhân, nhưng không ṭa án nào bảo vệ được cho một nước, một liên bang gặp cảnh bankruptcy. Trừ Trung Quốc, quốc gia nào cũng đang mất thu nhập, chỉ khác nhau ở chỗ mất ít, mất nhiều, và khác nhau ở chỗ chọn giải pháp nào để trị căn bệnh bankruptcy.

    Đa số đều theo toa thuốc thắt lưng, buộc bụng, giảm chi để bớt nợ, chỉ riêng bệnh nhân Hoa Kỳ là trị bệnh bằng thuốc chích tăng thu.

    Dân nghèo, thất nghiệp nghe dễ chịu hơn, nhưng dân giàu lại mắc thêm chứng bệnh mới: bệnh đau bụng.



    Nguyễn đạt Thịnh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện Bắc Mỹ
    By alamit in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 08-10-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 04-04-2012, 01:38 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 18-11-2010, 05:46 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-10-2010, 04:49 AM
  5. Mỹ cân nhắc chuyện "đánh sập" mạng Internet toàn cầu
    By việtdươngnhân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 09-09-2010, 02:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •