Page 4 of 4 FirstFirst 1234
Results 31 to 39 of 39

Thread: Biểu tượng Văn hoa Ưu việt XHCN?

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    'Cái nước ḿnh nó thế!'


    Nguyễn Hưng Quốc

    24.12.2012
    Từ trên dưới 10 năm nay, một trong những câu nói cửa miệng của mọi người, đặc biệt giới trí thức, ở Việt Nam, chắc chắn là câu “Cái nước ḿnh nó thế!” Nghe nói câu ấy xuất phát từ Hoàng Ngọc Hiến. Nhưng tôi không chắc. Tôi chỉ chắc một điều: mỗi lần nghe đề cập đến t́nh trạng bi đát, nhiễu nhương, trớ trêu và bất công ở Việt Nam, ai nấy đều buông một câu, thoạt nghe, có vẻ đầy ưu thời mẫn thế: “Cái nước ḿnh nó thế!”

    Đường xá càng lúc càng xuống cấp, ở đâu và lúc nào cũng kẹt xe, tai nạn giao thông thuộc loại đứng đầu thế giới ư? – Cái nước ḿnh nó thế! Giáo dục càng lúc càng suy đồi, học tṛ đạo văn; thầy cô giáo cũng đạo văn; thi cử th́ đầy gian lận, bằng cấp giả tràn lan ở mọi cấp ư? - Ừ, th́ cái nước ḿnh nó thế! Kinh tế càng lúc càng suy thoái, hết đại công ty này phá sản đến tập đoàn quốc doanh kia phá sản, nợ nần quốc gia cứ chồng chất ư? - Ừ, th́ cái nước ḿnh nó thế! Chính trị sa lầy trong bế tắc, đối với dân th́ độc tài và tàn bạo; với nước ngoài th́ hèn yếu và xu nịnh ư? - Ừ, th́ cái nước ḿnh nó thế!

    Vân vân.

    Câu nói ấy không phải không đúng. Nó đúng ở hai khía cạnh. Thứ nhất, trên thực tế, quả thật t́nh h́nh Việt Nam càng ngày càng bế tắc. Bế tắc một cách đặc biệt, không giống với bất cứ một nước b́nh thường nào khác. Bế tắc triền miên. Gỡ cái này th́ vướng cái khác. Sửa cái sai này th́ cái sai khác lại xuất hiện, có khi c̣n trầm trọng hơn. Thứ hai, về phương diện tâm lư, nó cũng phản ánh được t́nh trạng tuyệt vọng của mọi người. Người ta hiểu rơ tất cả bi kịch nhưng không biết cách nào thoát khỏi được bi kịch.

    Tuy nhiên, ngay cả khi đúng về hai phương diện vừa kể, câu nói ấy vẫn sai.

    Hơn nữa, sai một cách nguy hiểm.

    Thứ nhất, nó là biểu hiện của tư tưởng định mệnh chủ nghĩa. Nó làm như mọi thứ đă được an bài, gắn liền với bản chất của người Việt Nam. Của dân tộc Việt Nam.

    Nhưng chắc chắn sự thật không phải như vậy. Tất cả những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ trong chế độ cũng như trong xă hội Việt Nam hiện nay không phải v́ “cái nước ḿnh nó thế”. Trong lịch sử, nước ḿnh không thế. Ngày xưa, cả hàng ngàn năm, người Việt Nam đă từng bất khuất trước một nước Trung Hoa to lớn và hùng mạnh, hơn nữa, trước một nước Mông Cổ từng giẫm nát gần hết châu Á và một phần châu Âu. Ngày xưa, ngay cả dưới thời phong kiến, cha ông chúng ta cũng không phải chịu đựng nạn tham nhũng tràn lan như bây giờ. Chỉ cách đây hơn 40 năm, ở miền Nam, ngay cả trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, giáo dục cũng không suy đồi như bây giờ; sinh viên và giáo sư không ăn cắp văn chương của người khác một cách phổ biến như bây giờ; học tṛ không khinh thường thầy cô giáo như bây giờ. Ở miền Nam lúc trước cũng như cả thời Pháp thuộc, người bị bệnh, khi vào bệnh viện, không phải đút lót hết người này đến người khác, từ y công đến y tá và bác sĩ như bây giờ. Thời nào giới làm chính trị cũng nói dối, nhưng chưa bao giờ họ nói dối một cách trơ trẽn như bây giờ.

    Xem cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ là bản chất của dân tộc Việt Nam rơ ràng là không đúng.

    Mà thật ra, trên thế giới, không có dân tộc nào có bản chất như vậy cả. Những cái xấu như thế không có tính chất bẩm sinh. Chúng chỉ là những hiện tượng có tính chất lịch sử. Ngay cả một dân tộc vĩ đại như Nga hay Trung Quốc, b́nh thường vĩ đại, nhưng dưới chế độ độc tài, bỗng dưng thành dốt, ngu, tham, ác và vô liêm sỉ một cách lạ lùng. Nhiều quốc gia khác ở Tây phương, b́nh thường đầy nhân đạo, nhưng thời tư tưởng thực dân chủ nghĩa bành trướng, cũng trở thành tham và ác, dù không phải lúc nào họ cũng dốt, ngu và vô liêm sỉ.

    Bởi vậy, câu “cái nước ḿnh nó thế”, thật ra, là một câu nói vô nghĩa.

    Nói “chế độ ḿnh nó thế” th́ được. C̣n “nước ḿnh nó thế” th́ sai.

    Thứ hai, gắn liền với chủ nghĩa định mệnh, câu nói ấy cũng mang tính đầu hàng chủ nghĩa. Trước mọi nghịch cảnh, chỉ cần buông câu “cái nước ḿnh nó thế”, người ta dễ có cảm tưởng an tâm và chấp nhận những nghịch cảnh ngang trái ấy như một cái ǵ hiển nhiên, đương nhiên, không thể tránh thoát. Nó tiêu diệt mọi ư chí phản kháng, hơn nữa, mọi nỗ lực thay đổi. Nó tạo ra vẻ ưu thời mẫn thế giả. Nó đóng kín mọi lối ra. Thực chất, nó dễ trở thành một sự đồng loă với những cái dốt, cái ngu, cái tham, cái ác và cái vô liêm sỉ.

    Nhà cầm quyền Việt Nam không cần một thái độ nào hơn cái thái độ ấy.

    Bởi vậy, tôi nghĩ, người Việt Nam hiện nay nên tập nghĩ và tập nói: CÁI NƯỚC M̀NH NÓ KHÔNG THỂ NHƯ THẾ!

    Không thể.


    Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Công an xâm phạm thân thể một nữ blogger tại đồn
    Mặc Lâm, biên tập viên RFA
    2012-12-29



    Hôm 28 tháng 12 khi phiên ṭa phúc thẩm xử ba blogger Điếu cày, Tạ Phong Tần và Anh ba Sài G̣n diễn ra công an đă bắt giữ, cô lập rất nhiều người tới xem phiên ṭa trong đó có nhiều blogger. Một trong những người bị bắt là blogger Hoàng Vi; cô không những bị bắt mà c̣n bị công an hạ nhục, chà đạp nhân phẩm một cách tồi tệ.

    Trích từ nguồn VRNs

    H́nh ảnh cô Hoàng Vi sau khi bị công an TP HCM xúc phạm nhân phẩm hôm 28/12/2012.

    Hoàng Vi: Sáng nay Vi biết có phiên ṭa phúc thẩm xử 3 blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Khoảng gần 6 giờ sáng tôi bắt đầu ra khỏi nhà để đến dự phiên ṭa. Khi tôi đi ngang qua trước ṭa án th́ thấy rất đông an ninh, không có người đi coi nhiều, nên tôi quyết định dừng xe ở một nơi gần đó và đi bộ đến.

    Vào khoảng 8 giờ sáng tôi bắt đầu đi bộ qua công viên đối diện với Ṭa án Nhân dân thành phố, th́ khi bước qua công viên tôi thấy rất nhiều an ninh, nhưng tôi vẫn cứ đi. Khi đi ngang qua họ, họ thấy tôi và họ đứng lên đi theo, họ tập trung về hướng của tôi với rất nhiều camera hướng về tôi để chụp h́nh. Tôi vẫn b́nh thản và t́m cho ḿnh một chỗ ngồi đối diện với Ṭa án Nhân dân, đọc bài Kinh Ḥa B́nh để cầu nguyện cho những người đang bị xét xử trong ṭa án.

    Tôi ngồi tại đó được một chút xíu th́ công an, an ninh đến xua đuổi đi chỗ khác. Họ nói chỗ này hôm nay không được ngồi bởi v́ họ đang làm nhiệm vụ cho nên không được ngồi ở đây. Lúc đó tôi mới từ công viên băng qua đường đi về phía ṭa án, nhưng rất đông công an và an ninh đứng chận ở cổng ṭa án, cho nên tôi quay về ngồi ngay chỗ nhà chờ xe buưt gần với ṭa án.


    Ngồi ở đó được một chút th́ tôi bắt chuyện với nhóm người vốn đă ngồi ở đó từ lâu rồi. Trong đó cũng có một hai người đến để xem phiên ṭa nhưng họ không dám nói ra, khi tôi hỏi th́ họ mới nói. Trong lúc chúng tôi đang nói chuyện th́ công an kéo đến tiếp tục đuổi, không cho đợi xe buưt ở đó nữa. Tôi đi tới trạm xe buưt kế tiếp nhưng họ cũng không cho ngồi ở đó luôn. Thế là tôi quay trở lại công viên Bách Tùng Diệp đối diện với ṭa án.

    Mặc Lâm: Khi ngồi như vậy Hoàng Vi có thấy c̣n ai đến nữa không?

    Hoàng Vi: Vừa bước qua công viên th́ tôi gặp Vũ Sĩ Hoàng với Bách Việt cũng vừa đến. Tôi thấy họ th́ gọi họ lại và ba anh em t́m một chỗ trong công viên ngồi chơi và nh́n qua phía ṭa án xem bên đó có động tịnh ǵ không.

    Đang ngồi chơi nói chuyện với nhau như vậy bỗng đâu công an và an ninh rất là đông, một lực lượng hùng hậu ḿnh thấy rơ luôn, họ kéo nhau ào về hướng chúng tôi. Lúc đó tôi nghĩ là sẽ có chuyện ǵ đó xảy ra rất là gay cho nên mọi người giải tán đi về, không ở lại nữa.

    Khi chúng tôi vừa đứng lên đi th́ một chú công an cũng hơi lớn tuổi rồi đi nhanh về phía tôi và giật tay tôi lại bắt tôi phải tŕnh giấy tờ. Tôi mới hỏi là đi dạo trong công viên mà cũng bắt phải tŕnh giấy tờ là sao chú? Ổng mới trả lời rằng “Tôi là công an tôi có quyền kiểm soát xem giấy tờ của người dân”. Lúc đó tôi mới nói lại rằng “Đúng chú là công an th́ chú có quyền hỏi giấy tờ của người dân, nhưng mà kiểm tra giấy tờ của người dân cũng phải đúng pháp luật, tức là sau 23 giờ đêm khi mà tôi c̣n lang thang ngoài đường th́ chú mới có quyền kiểm tra giấy tờ của tôi, chứ bây giờ đang ban ngày ban mặt đi dạo chơi công viên mà đ̣i kiểm tra giấy tờ th́ rất là vô lư.”

    Trên xe họ tiếp tục đánh đập anh Sĩ Hoàng và tôi, sau đó họ chở tôi về đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, c̣n Vũ Sĩ Hoàng th́ bị họ chở đi đâu tôi không biết nữa.

    Blogger Hoàng Vi

    Tôi nói vậy mà ông ta vẫn một hai đi theo đ̣i kiểm tra giấy tờ, kèm theo đó là lực lượng đi theo ông ra rất là đông. Tôi cảm thấy là họ nhào vào bắt ḿnh nên tôi bắt đầu chạy ra đường Lư Tự Trọng và la to cho mọi người đi đường chú ư. Lúc đó tôi nghe tiếng hiệu lệnh từ một người nào đó trong nhóm công an-an ninh phát ra đại khái là “Tóm lấy bọn nó”. Khi đó bắt đầu công an và an ninh nhào vào tóm lấy tôi và đẩy lên một chiếc xe đậu ở gần đó.

    Mặc Lâm: Lúc ấy blogger Hành Nhân Vũ Sĩ Hoàng có bị bắt cùng với Hoàng Vi hay không?

    Hoàng Vi: Hành Nhân Vũ Sĩ Hoàng th́ bị họ túm lấy, đè cổ anh đó xuống và họ đấm vào mặt làm anh bị rách môi, và họ khiêng anh như là khiêng heo quăng tống lên xe. Trên xe họ tiếp tục đánh đập anh Sĩ Hoàng và tôi, sau đó họ chở tôi về đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh, c̣n Vũ Sĩ Hoàng th́ bị họ chở đi đâu tôi không biết nữa.

    Mặc Lâm: Về tới đồn công an rồi th́ họ tuyên bố bắt Hoàng Vi về lư do ǵ?

    Hoàng Vi: Không. Từ trước tới giờ trong những vụ việc bắt giữ như thế này họ hoàn toàn không tuyên bố lư do ǵ hết trơn hết trọi.

    Mặc Lâm: Vâng. Và Hoàng Vi có hỏi họ tại sao bắt ḿnh mà không có lư do hay không?

    Hoàng Vi: À, câu hỏi này th́ lúc nào tôi cũng hỏi họ hết, nhưng mà câu trả lời của họ rất vô lư là “Tại sao bao nhiêu người tôi không bắt mà tôi lại bắt chị? Tôi bắt chị tất nhiên là chị phải làm ǵ th́ chúng tôi mới bắt chớ. Bao nhiêu người đi tôi không bắt mà lại bắt chị vào đây.”

    Khi đó tôi cũng phản ứng lại câu hỏi của họ “Các anh nói tôi có ǵ th́ các anh phải chứng minh là tôi có ǵ chứ các anh đừng có nói cái kiểu vu khống tôi như vậy. Cứ bắt tôi vào đây nói là tôi có ǵ mà cuối cũng tôi có ǵ không? Hay là sau khi bắt tôi về đồn rồi tôi mới có ǵ?”, th́ họ im và họ không nói nữa và họ hành động theo ư của họ thôi.
    Cố t́nh làm nhục


    H́nh chụp blogger Hoàng Vi bị an ninh/côn đồ bám theo xe, khủng bố, đập xe và gây thương tích trên đường về nhà sau khi dự sinh nhật của 3 blogger Trịnh Kim Tiến, Trăng Đêm, Bùi Minh Hằng tại quán Hương Đồng 4 quận B́nh Thạnh, tối thứ Sáu ngày 13/7/2012. Photo courtesy of Dân Làm Báo.
    Mặc Lâm: Theo tin tức chúng tôi nhận được với h́nh ảnh của Hoàng Vi cho thấy rằng công an phường Nguyễn Cư Trinh đă có những hành động xúc phạm nhân phẩm nếu không muốn nói là hạ nhục Hoàng Vi trong đồn công an. Hoàng Vi có vui ḷng cho thính giả nghe lại sự việc này hay không?

    Hoàng Vi: Dạ. Tôi nghĩ có lẽ đây là kế hoạch họ muốn làm nhục tôi. Họ đă bắt tôi nhiều lần. Nhiều lần họ đă dùng bạo lực cũng có, họ đă dùng tới vấn đề đó để mà dứt điểm tôi cũng có, nhưng họ vẫn không thể nào khiến tôi từ bỏ việc tôi làm.

    Tất nhiên những người bắt tôi họ dùng biện pháp ngày một mạnh hơn, và lần này họ đánh tôi nhiều hơn những lần trước. Họ viện lư do họ nghi ngờ tôi giấu đồ vật phạm pháp trong người cho nên họ đề nghị phải xét người tôi.

    Lúc đó tôi không nghĩ là dùng biện pháp thô bạo để hạ nhục ḿnh, mà nghĩ rằng họ cố t́nh gán ghép ḿnh vào một tội ǵ đó, th́ khi đó tôi mới rằng “Nếu anh chị đă nói vậy th́ thôi, anh chị dẫn tôi ra ngoài đường có bàng dân thiên hạ, tôi sẽ tự lột đồ tôi xuống để chứng minh sự trong sạch của tôi cho các người coi”.

    Họ nói “Em là con gái, không lẽ anh chị làm vậy th́ nhân phẩm này kia kia nọ của em ra sao. Người ta nh́n vô em rồi người ta đánh giá làm sao?”

    Khi đó tôi mới trả lời rằng “Đúng rồi. Đối với phụ nữ th́ nhân cách, nhân phẩm của họ quan trọng lắm, nhưng mà sự trong sạch của họ, sự vô tội của họ c̣n lớn lao hơn, cho nên để chứng minh cho sự trong sạch của tôi th́ tôi có thể hy sinh điều đó được.”

    Họ cố gắng để mặc lại đồ cho tôi, nhưng họ cố gắng lắm mới mặc lại cho tôi được cái quần và họ lấy cái áo khoác của tôi, cái áo gió, họ trùm ngược lên người tôi, tại v́ họ không mặc lại áo cho tôi được, nên họ phải dùng cái áo khoác đó. Và tôi vẫn giữ nguyên cách mặc như vậy.

    Blogger Hoàng Vi

    Nhưng họ không nghe theo lời của tôi và họ vẫn làm theo ư của họ là họ nhào vào giữ chặt tôi và lột đồ tôi ra.

    Mặc Lâm: Xin được ngắt lời Hoàng Vi, những người làm hành động lột đồ Hoàng Vi là nam hay nữ công an?

    Hoàng Vi: Trong khi các phụ nữ cưỡng bức lột đồ tôi th́ đám công an nam đứng nh́n, trong pḥng cũng có mà ngoài pḥng cũng có. Có một người cầm máy camera quay lại hết toàn bộ sự việc. Khi họ mới vừa giơ máy camera lên là tôi biết được ư định của họ không phải là vu vạ nữa, mà thực sự là họ muốn làm nhục ḿnh để qua sự việc đó ḿnh thấy ḿnh bị tổn thương nhiều quá, ḿnh bị mất nhiều quá th́ ḿnh chùn bước và ḿnh bỏ cuộc thôi.

    Khi nhận ra thủ đoạn của họ, âm mưu của họ như vậy cho nên tôi quyết định quay lại phía sau tại v́ phía sau tôi ngồi có một cái gương soi. Tôi quay lại phía sau để chỉnh lại tóc tai cho gọn gàng, không c̣n lôi thôi lếch thếch, và quay lại cái camera và tôi chỉ thẳng vào cái camera và nói “Quay đi!”

    Tôi nói lớn lên là “Quay đi! Quay nhớ post lên mạng để tôi và mọi người thấy được sự đê tiện của các người”, và bắt đầu từ đó tôi giữ tư thế và thái độ rất b́nh thản, và điềm nhiên cho họ quay. Quay một chặp xong th́ mọi người bỏ ra ngoài hết, bỏ lại ḿnh tôi trong pḥng.

    Mặc Lâm: Rồi sau đó họ có quay lại và hỏi han ǵ thêm Hoàng Vi hay không?

    Hoàng Vi: Sau đó họ quay lại và tiếp tục dùng biện pháp mạnh hơn. Họ nói là họ c̣n muốn t́m đồ vật ǵ đó trên người tôi mà tôi vẫn c̣n giấu trên người. Họ nói họ đề nghị lột hết tất cả đồ luôn tức là cả đồ lót của tôi luôn. Họ c̣n đ̣i khám xét cả chỗ kín của tôi.


    Khuya ngày 02/10/2011,blogger Nguyễn Hoàng Vi đă bị một kẻ lạ mặt gây tai nạn đáng ngờ khi đang lái xe về nhà. Photo courtesy of Dân Làm Báo.
    Tôi không đồng ư điều đó, nhưng mà họ vẫn làm. Họ có số đông, tôi chống cự lại hết sức nhưng mà vẫn không lại họ. Bốn người họ nắm chặt lấy tay lấy chưn tôi và khiêng tôi lên bàn, kéo chưn kéo tay tôi dang ra và lột hết đồ tôi ra. Họ thọc tay vào chỗ kín của tôi. Xong rồi họ buông ra. Lúc đó tôi mệt quá, tôi ngồi thừ một lúc. Tôi suy nghĩ nhiều điều.

    Sau khi suy nghĩ thông thoáng rồi tôi lấy lại thái độ b́nh thản, mỉm cười coi như không có chuyện ǵ xảy ra. Tôi thực sự b́nh tĩnh. Chắc là họ không hiểu tại sao tôi lại thay đổi như vậy.

    Có một điều tôi bổ sung thêm là lúc họ làm xong những chuyện đó rồi th́ họ muốn mặc lại đồ cho tôi. Nhưng trước đó tôi đă tuyên bố với họ là “Cởi đồ tôi ra đă khó rồi, nhưng mà muốn mặc đồ lại cho tôi c̣n khó hơn”, cho nên tôi không chấp nhận cho họ mặc lại đồ cho tôi. Họ cố gắng để mặc lại đồ cho tôi, nhưng họ cố gắng lắm mới mặc lại cho tôi được cái quần và họ lấy cái áo khoác của tôi, cái áo gió, họ trùm ngược lên người tôi, tại v́ họ không mặc lại áo cho tôi được, nên họ phải dùng cái áo khoác đó. Và tôi vẫn giữ nguyên cách mặc như vậy.

    Mặc Lâm: Rồi công an thả Hoàng Vi ra vào lúc nào? Họ giam giữ Hoàng Vi bao nhiêu tiếng đồng hồ?

    Hoàng Vi: Ở bên phường Nguyễn Cư Trinh họ giữ tôi từ khoảng đâu 9 giờ rưỡi cho tới khoảng 12 giờ trưa th́ họ bàn giao về công an phường của tôi, và ở đây họ giữ từ 12 giờ cho tới khoảng gần 7 giờ tối họ mới thả ra.

    Mặc Lâm: Và khi thả th́ họ cũng không có một biên bản nào để mà thả cả cũng như khi họ bắt vào?

    Hoàng Vi: Không có biên bản ǵ về bắt người cũng như thả người, cũng không có biên bản ǵ về lấy đồ cũng như trả đồ ǵ cũng không có hết. À, mà có th́ họ tự viết với nhau và tự kư với nhau mà không cần tới ḿnh luôn.

    Mặc Lâm: Xin chia sẻ nỗi đau khổ của Hoàng Vi và cũng xin chúc Hoàng Vi mau lành lại vết thương này và mau quên cú sốc như thế này. Một lần nữa chúc Hoàng Vi b́nh an.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Xă hội Việt Nam một năm nh́n lại
    Thanh Quang, phóng viên RFA
    2012-12-31

    Vào những ngày cuối năm 2012, nhà văn Thuỳ Linh cảm thấy “chưa bao giờ thần kinh con người bị thử thách với nhiều thăng trầm cảm xúc như trong năm vừa qua”.


    Hy vọng để rồi thất vọng

    Cách nay ít lâu, vào một buổi chiều cuối năm khi “giá rét và nỗi buồn …tràn ngập tâm hồn khiến nỗi ḷng chùng xuống”, làm cho TS Nguyễn Xuân Diện “Chiều cuối năm nh́n lại” để thấy ḷng trĩu nặng theo những vụ giết người, cướp của ngày càng táo bạo trong xă hội VN ngày nay, với “kẻ thủ ác tuổi đời càng ngày càng trẻ và cách thức giết người càng ngày càng dă man, độc ác, quyết liệt” hơn.

    Qua bài “Khởi tố sự thất vọng”, blogger Thuỳ Linh đề cập tới “nhiều sự kiện, t́nh huống khiến nhiều người lo lắng, hy vọng, rồi thất vọng và tuyệt vọng” ! Như vậy họ hy vọng để rồi thất vọng, tuyệt vọng về những ǵ ? Theo tác giả, trước hết, “đỉnh điểm của sự thất vọng là Hội nghị TW6” mà rất nhiều người dân Việt “thắc thỏm” hy vọng, dù mong manh, ở “canh bạc” này của đảng để sau cùng rồi họ “vỡ oà cùng sự tức giận không thể kiềm chế” v́ “canh bạc” ấy tiếp tục “khẳng định sự sáng suốt của đường lối, của sự lănh đạo”; “đảng càng tự tin hơn về ḷng từ bi dành cho những khuyết điểm, tội lỗi của nhau nên không kiểm điểm, kỷ luật ai” cả. Bằng chứng là, theo nhận xét của bloger Thuỳ Linh, “Thủ tướng tươi cười ngay sau hội nghị. Nụ cười đi vào lịch sử về bài học không trưởng thành dù cỡ tuổi nào, chức vụ nào, từng trải nào…”

    Sau một năm qua, tác giả cũng chưa quên t́nh trạng lạm phát, giá cả gia tăng, “đời sống khốn khó, cơ cực như thời Giá-Lương-Tiền những năm 80 và hơn thế nữa…”; rồi con số “ấn tượng” là khoảng 55.000 doanh nghiệp bị phá sản trong khi những “con cưng” doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp của các nhóm lợi ích dù bị “lỗ khủng, nợ khủng” nhưng vẫn an nhiên tự tại và “được che chắn, bảo vệ bởi quyền lực”; GDP 5,03% của năm 2012 là mức thấp nhất kể từ 1999; nợ xấu ngân hàng, nợ quốc gia – một loại “bí mật nhà nước” – ngày càng chồng chất, mà nạn nhân gánh nợ không ai khác hơn là người dân; tham nhũng “ung dung”; giới cầm quyền tiếp tục những “án bỏ túi”, tiếp tục bỏ tù, truy tố, kết những án tù oan khuất và dài lâu, đặc biệt đối với những người yêu nước như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhbaSaigon, Việt Khang, Anh B́nh, Nguyễn Phương Uyên, Hoàng Khương cùng nhiều người khác rất có ḷng với quê hương dân tộc, qua những “phiên toà vội vàng, cẩu thả, trắng trợn vi hiến…”.

    Nhưng người ta cứ di lư hết năm này qua năm khác, để mỗi năm, nỗi tuyệt vọng lớn hơn, hậu quả khủng khiếp hơn…Và “vụ án tuyệt vọng” của năm 2013 sẽ như thế nào?
    Nhà văn Thuỳ Linh

    Đó là chưa kể t́nh cảnh dân oan ngày càng nghiệt ngă khiến xảy ra tiếng súng bất đắc dĩ Đoàn Văn Vươn “nă thẳng vào chế độ tham nhũng” nhưng vẫn không lay động được giới cầm quyền – mà ngược lại, c̣n bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố cả gia đ́nh nạn nhân tội “giết người, chống người thi hành công vụ”, làm trầm trọng thêm “chuyện dài quê hương” về t́nh cảnh dân oan. Blogger Thuỳ Linh cũng không quên hiểm hoạ phương Bắc trước t́nh trạng “hèn với giặc, ác với dân” của giới cầm quyền khi TQ, trong năm 2012, “leo thang xâm phạm chủ quyền biển Đông rất trắng trợn”. Những sự kiện tiêu biểu ấy trong năm khiến nhà văn Thuỳ Linh “chợt hỏi”:

    Ai sẽ là minh chủ của đất nước gần 90 triệu dân? Ai sẽ lèo lái đất nước vượt qua nghèo đói và sự bạc nhược, hèn kém? tại sao dân Việt ḿnh có thể sống sót trong tuyệt vọng? Và t́nh cảnh này sẽ kéo dài đến bao giờ? Liệu có thể khởi tố sự tuyệt vọng này? Bị can cũng đă có để có thể khởi tố v́ tội lỗi rành rành ra đấy? Nhưng người ta cứ di lư hết năm này qua năm khác, để mỗi năm, nỗi tuyệt vọng lớn hơn, hậu quả khủng khiếp hơn…Và “vụ án tuyệt vọng” của năm 2013 sẽ như thế nào?
    Lắm cảnh nhiễu nhương


    Nếu blogger Nguyễn Xuân Diện vào một “Chiều cuối năm nh́n lại” khiến nỗi ḷng chùng xuống theo sự xuống dốc của xă hội ngày nay, nếu blogger Thuỳ Linh cảm thấy “chưa bao giờ thần kinh con người bị thử thách với nhiều thăng trầm cảm xúc” như một năm vừa qua, th́ blogger Huỳnh Ngọc Chênh cũng không tránh khỏi nỗi “buồn” vào một sáng Chủ nhật của những ngày cuối năm 2012. Vào “Chủ nhật buồn” ấy, tác giả “ không hiểu tại sao sáng nay tôi lại thấy buồn” sau khi thức dậy, dù thường vào sáng Chủ nhật ông có tâm trạng vui. Rồi nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh bỗng nhớ lại có lẽ nỗi niềm của ông “bị tác động bởi vài câu chuyện buồn của tối hôm qua”, dẫn ông ngược ḍng thời gian để cảm nhận ra rằng “dân ta có hết lầm than đâu!”, từ chuyện “anh lái taxi than văn ế ẩm, nhiều bạn anh đă bỏ xe nghỉ việc v́ lỗ”, “ chuyện anh bạn là chủ một nhà hàng rất lớn ở B́nh Quới: Số lượng thực khách giảm xuống thấy rơ từng ngày”…cho tới “lúc nào ngồi vào với đám bạn bè kinh doanh đều nghe họ thở dài v́ nghĩ đến nợ nần”, “giới chứng khoán th́ tiêu tùng”, “giới bất động sản th́ lao đao…, hầu như sụp đổ”…Tác giả hồi tưởng tiếp:

    Rồi h́nh ảnh hàng vạn dân oan mất đất lê la đi khiếu kiện ngày này qua tháng nọ ở khắp mọi miền đất nước lại ập về trong tôi. Có người bị đánh chết, có người bị bắt tù, có người tự thiêu, có người phải cởi truồng để giữ đất...Ôi dân tôi sao mà gặp hết kiếp nạn nầy đến kiếp nạn khác thế này! Phẫn uất. Rồi buồn. Rồi mọi h́nh ảnh tăm tối khác, những thứ bao năm nay đă cố quên, lại ập về khi nghĩ lại những ǵ đă đọc trong " Bên Thắng Cuộc". Nào học tập cải tạo, nào tiêu diệt tư sản mại bản, nào cải tạo công thương nghiệp, nào đổi tiền, nào nạn kiều, nào phương án 2, nào vượt biên, nào chiến tranh biên giới...bao nhiêu số phận dân lành bị vùi dập, bao nhiêu chết chóc tang thương...

    Rồi h́nh ảnh hàng vạn dân oan mất đất lê la đi khiếu kiện ngày này qua tháng nọ ở khắp mọi miền đất nước lại ập về trong tôi. Có người bị đánh chết, có người bị bắt tù, có người tự thiêu, có người phải cởi truồng để giữ đất...
    Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh

    Theo blogger Trần Kinh Nghị th́ “ Như thường lệ trong những ngày tháng 12 này, cả nước lại tái hiện không khí thời chiến tranh chống Mỹ” vốn “cũng là lẽ thường” v́, theo lời tác giả, “quên sao được tội ác giặc ngoại xâm !”. Nhưng, GS Trần Kinh Nghị nhấn mạnh, “điều không b́nh thường” là có một cuộc xâm lược khác không được nhắc đến, đó là những cuộc chiến lớn, nhỏ do phương Bắc gây ra từ biên giới Tây Nam trở lên biên giới phía Bắc và ra tận ngoài biển Đông sau biến cố gọi là “Mỹ cút, nguỵ nhào”, khiến người dân Việt b́nh thường “ai cũng nhận ra điều vô lư này” nhưng “ ai cũng im lặng”. Mà nếu có thắc mắc, chỉ được trả lời rằng “đó là sách lược mềm dẻo, khôn khéo của ta!”. Tác giả nêu lên vấn đề:

    Vậy ra, đối với người Việt Nam, có hai loại chiến tranh xâm lược(?). Chiến tranh do người Pháp, người Mĩ gây ra th́ phải ghi xương khắc cốt và tuyên truyền lên án công khai. Nhưng chiến tranh do người Trung Quốc gây ra th́ phải cố mà quên đi, thậm chí mấy cái bia tưởng niệm trót dựng lên ở Lạng Sơn cũng phải đục bỏ phi tang; nếu thấy tàu Trung Quốc xâm lấn biển đảo, ức hiếp dân chài ta th́ gọi là “tàu lạ”…Chỉ khổ thân những người lính đă ngă xuống trong các cuộc chiến tranh chống quân bành trướng chưa được chính thức vinh danh như các đồng đội chống Pháp chống Mĩ của họ. Nếu nói rằng đó là sách lược mềm mỏng, khôn khéo th́ thật trớ trêu!
    Dân ngày càng khổ


    Qua bài “Lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược”, GS Trần Kinh Nghị viện dẫn một số trường hợp cụ thể, như vụ đại tá, phó giáo sư tiến sĩ Trần Đăng Thanh “lên lớp” trước hằng trăm cán bộ lănh đạo của nhiều trường đại học, rằng “Các đồng chí nhớ người Mỹ…chưa bao giờ tốt thật sự với chúng ta, tội ác của họ trời không dung, đất không tha”, c̣n “đối với TQ, hai điều không được quên: Họ đă từng xâm lược chúng ta, nhưng ta cũng không được quên họ đă từng nhường cơm xẻ áo cho chúng ta. Ta không thể là người vong ơn bội nghĩa”; như vụ người cầm đầu Đảng lên tiếng “văn bất thành cú” với cử tri Quận Ba Đ́nh rằng “Nói Biển Đông không phải chỉ là Biển Đông.

    Nói Biển Đông không phải quan hệ ta với Trung Quốc. Nói Biển Đông không phải toàn bộ vấn đề Biển đông. Nó chỉ có một cái chỗ đảo Hoàng Sa với lại… quần đảo Hoàng Sa với lại chỗ quần đảo Trường Sa ấy … và cái ranh giới thềm lục địa theo công ước luật biển quốc tế…”; hay vụ một ông Viện trưởng Mác-Lê lập luận rằng “trong quá khứ ông cha ta mỗi lần đánh thắng xâm lược Phương Bắc đều trở lại triều cống …cớ sao bây giờ lại đ̣i chống Trung Quốc(?)”; hoặc chuyện một ông Phó ban Biên giới đánh giá hành động tàu Trung Quốc cắt cáp tàu dầu khí B́nh Minh II của Việt năm hồi năm ngoái là “thương cho roi cho vọt…” (!) Vân vân và vân vân….

    Tất cả cho thấy t́nh trạng mà GS Trần Kinh Nghị gọi là một “sự lẫn lộn bạn/thù, tù mù chiến lược”. Trong khi đó, trên thực tế, Bắc Kinh “gậm nhấm” lănh thổ, lănh hải của VN, chủ quyền biển đảo của Tổ Quốc VN bị xâm phạm ngày càng nghiêm trọng, đó là chưa kể người đàn anh “4 tốt, 16 chữ vàng” này “thuê đất rừng đầu nguồn, đất đai dọc biên giới, đưa hàng ngh́n công nhân vào khai thác bô-xit trên Tây Nguyên, du nhập, lưu hành tràn lan văn hóa phẩm cũng như hàng hóa các loại từ Trung Quốc v.v…”.

    Câu hỏi cần được nêu lên là v́ sao quê hương cùng người dân Việt phải chịu cảnh nhiễu nhương như vậy ? GS Trần Kinh Nghị phân tích:

    Phải chăng lư do chính là ở chỗ, Việt Nam tự vận vào ḿnh một vai tṛ đáng ra không nên có, đó là đứng trên tuyến đầu chống chủ nghĩa đế quốc, đồng thời quá trung thành với ông bạn láng giềng cùng ư thức hệ cộng sản? Hăy xem người Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Mă Lai và nhiều dân tộc khác có cùng cảnh ngộ trong khu vực đă không làm như vậy, và họ đă sớm có ḥa b́nh để phát triển vượt xa Việt Nam vốn từ một mặt bằng như nhau sau Thế chiến thứ Hai. Phải chăng nếu Việt Nam cũng có cách tiếp cận thực tế như các nước láng giềng th́ chắn chắn đă có thể phát huy vị thế địa chiến lược một cách có lợi hơn cho ḿnh?

    Qua bài “Lưỡi ḅ và lưỡi liềm”, blogger JB Nguyễn Hữu Vinh nhận thấy chủ nghĩa Mác-Lênin với biểu tượng búa-liềm áp đặt vào người dân Việt mấy chục năm nay, hiện “đă sinh hoa kết trái trong ḷng dân tộc. Tiếc rằng hoa trái của nó đă là những hoa độc và quả đắng”. Vẫn theo blogger Nguyễn Hữu Vinh th́ sau mấy chục năm lấy học thuyết Mác-Lênin làm nền tảng quản lư xă hội bằng đấu tranh giai cấp khiến đất nước lâm thảm cảnh:

    “Đó là cơ hội cho đường lưỡi ḅ vươn ra liếm Biển Đông.

    Đó cũng là hậu quả của chiếc búa và lưỡi liềm mấy chục năm tung hoành trên đất nước ta.

    Như vậy, cái lưỡi ḅ hôm nay là hệ quả tất yếu của cái lưỡi liềm mấy chục năm qua.”

    Tạp chí Điểm Blog tạm dừng ở đây. Và nhân dịp bước sang Tân Niên Dương Lịch 2013, Thanh Quang kính chúc quư vị cùng người thân mọi điều an lành.

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ở đâu cũng thế

    In

    Nguyễn Hưng Quốc

    07.01.2013
    Đối diện với các tệ nạn nghiêm trọng trên các b́nh diện kinh tế, xă hội, giáo dục, văn hoá và chính trị tại Việt Nam hiện nay, người có chút liêm sỉ th́ than “Cái nước ḿnh nó thế!”; người vô liêm sỉ th́ phân bua “Ở đâu mà chả thế!”.

    Chúng ta đă bàn về lời than trên. Ở đây, tôi chỉ xin nói về lời phân bua dưới.

    Ví dụ đầu tiên hiện ra trong óc tôi là một quan điểm trong bài viết “Măi măi là sao sáng dẫn đường” mới đây của Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, khi ông phê phán yêu cầu “phi chính trị hóa quân đội” của một số người. Ông lập luận: “Thử hỏi trên thế giới này có ở đâu và bất cứ việc ǵ lại ít nhiều không mang tính chính trị?”. Ư ông muốn nói: Ở đâu cũng thế!

    Kiểu phân bua như vậy có thể thấy ngay trong phần Ư kiến ở blog này. Mỗi khi chúng ta bàn đến một khuyết điểm nào đó ở Việt Nam, không thể bào chữa, những người bênh vực cho chế độ thường đưa ra luận điểm: Những khuyết điểm như thế ở đâu mà chả có? Việt Nam tham nhũng ư? - Ừ, nhưng ở Nhật, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Anh, và ngay cả Mỹ cũng có tham nhũng đấy chứ! Công an Việt Nam đánh dân một cách tàn bạo ngay trên đường phố ư? - Ừ, nhưng ở Mỹ, cảnh sát cũng vẫn đánh dân mà!

    Cứ thế, họ cho tất cả những ǵ tệ hại ở Việt Nam cũng đều có mặt ở mọi nơi trên thế giới, kể cả ở những quốc gia giàu có, văn minh và dân chủ nhất. Bằng cách ấy, người ta hy vọng có thể vô hiệu hoá mọi sự phê phán nhắm vào chính quyền Việt Nam.

    Bạn bè tôi cho biết, trong các cuộc thảo luận trên facebook, người ta cũng rất thường sử dụng biện pháp đánh bùn sang ao như thế. Người ta cố t́nh cho mọi tệ nạn đều b́nh thường. Ở đâu cũng có. Việt Nam không phải là nước duy nhất tham nhũng, áp bức và đầy bất công. Đó là hiện tượng mang tính toàn cầu. Và chúng ta không có cách ǵ khác trừ việc chấp nhận.

    Không ai có thể chối căi là loài người vốn bất toàn và mọi h́nh thái xă hội đều bất toàn. Ở đâu cũng có sự phân chia quyền lực và quyền lợi, trong đó, có một số người chiếm ưu thế và được ưu đăi hơn hẳn những người khác. Ở đâu những người có nhiều quyền lực và quyền lợi cũng có xu hướng lạm quyền, vượt qua khỏi những giới hạn đă được quy định bởi hiến pháp và luật pháp. Bởi vậy, những hiện tượng tham nhũng hay áp bức hầu như ở đâu cũng có. Ngay cả một quốc gia nhỏ xíu bao gồm hầu hết là những người tu hành như Vatican cũng không tránh được.

    Những điều đó, không ai có thể phủ nhận.

    Tuy nhiên, liên quan đến các tệ nạn ấy, giữa các xă hội và các chế độ, vẫn có hai sự khác biệt lớn: Một là ở mức độ và hai là ở nỗ lực giải quyết và giảm trừ các tệ nạn ấy.

    Ở Úc, nơi tôi đang sống, chắc chắn cũng có tham nhũng. Lâu lâu báo chí lại lôi ra một số vụ, chủ yếu liên quan đến cảnh sát. Nhưng cũng có một điều khác có thể được khẳng định một cách chắc chắn: các vụ tham nhũng như vậy không nhiều. Ở Úc, đi học, chắc chắn không có ai nghĩ đến chuyện đút lót cho hiệu trưởng để có chỗ; đút lót cho các thầy cô giáo để lên lớp; đút lót cho các giám khảo để có bằng cấp. Cũng vậy, bị bệnh, không ai cần đút lót cho y tá hay bác sĩ để được chữa trị; làm giấy tờ, bất cứ là loại giấy tờ ǵ, không ai cần đút lót cho bất cứ ai để có được chữ kư. Tham nhũng, nếu có, chỉ thật hoạ hoằn, trong một góc khuất nào đó trong xă hội. Nó khác hẳn với Việt Nam: Ở đâu cũng có tham nhũng. Tham nhũng tràn lan ở mọi ngóc ngách của cuộc sống.

    Ở Úc, cũng như ở bất cứ quốc gia Tây phương nào, không phải không có nạn cảnh sát đánh dân. Có. Nhưng cũng thật hoạ hoằn. Như những ngoại lệ. Chứ không phổ biến như ở Việt Nam. Cảnh sát đánh dân. Công an đánh dân. Đánh trong cơ quan. Đánh ngay cả ngoài đường phố. Đánh công khai giữa thanh thiên bạch nhật.

    Không những khác ở mức độ mà c̣n khác ở bản chất của vấn đề. Ở các nước Tây phương, bất cứ tệ nạn nào cũng đều đối diện với nguy cơ bị trừng phạt và bất cứ nạn nhân nào cũng có quyền khiếu nại hay kiện tụng để đ̣i hỏi công lư. Có vô số cơ quan, từ Quốc hội và các ngành tư pháp đến các cơ quan truyền thông cũng như các hội đoàn dân sự sẵn sàng giúp đỡ cho việc thực thi công lư ấy. Không hiếm trường hợp những người bị cảnh sát đánh đập đă kiện cảnh sát và cuối cùng, được xin lỗi và bồi thường xứng đáng.

    Ở Việt Nam th́ khác. Khác hẳn. Cả một hệ thống chính trị đồ sộ toa rập với từng cá nhân có quyền lực để đè bẹp lên những người thấp cổ bé miệng.

    Viết đến đây, sực nhớ chuyện tôi bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam hai lần vào cuối năm 2005 và giữa năm 2009. Khi chuyện ấy xảy ra, một số người thân chính quyền thường biện bạch: Ở đâu cũng vậy. Úc hay Mỹ cũng từng nhiều lần ngăn chận một số người nhập cảnh vào nước họ. Tôi đồng ư. Bất cứ quốc gia có chủ quyền nào cũng đều có quyền quyết định việc nhập cảnh của công dân từ các nước khác vào nước ḿnh. Nhưng ở đây cũng lại có hai điểm khác biệt. Thứ nhất, khi cấm nhập cảnh, các quốc gia Tây phương đều cho biết lư do; và thứ hai, cho phép khiếu nại. Việt Nam th́ khác. Với cá nhân tôi, không có lư do nào được công bố cả (lư do, ở lần đầu là: “Theo lệnh trên”; ở lần sau là: “Nhà nước không hoan nghênh quư khách”); hơn nữa, cũng không có bất cứ hồi đáp nào khi trường đại học nơi tôi giảng dạy nêu vấn đề và yêu cầu giải quyết. Không. Hoàn toàn im lặng.

    Cùng một sự việc, nhưng bản chất của vấn đề ở một nước dân chủ và một nước độc tài khác hẳn nhau.

    Không thể so sánh bệnh ung thư của người này với bệnh ngoài da của người khác với lư do cả hai đều là bệnh để ngăn chận các nỗ lực chữa trị bệnh ung thư.

    Làm thế là tự sát.

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Xă hội dân sự ở Việt Nam: Một bức tranh lệch lạc và dang dở


    Nguyễn Hưng Quốc

    31.01.2013
    Hầu hết các tài liệu viết về xă hội dân sự ở Việt Nam, chủ yếu bằng tiếng Anh đều nhấn mạnh: Xă hội dân sự chỉ mới manh nha tại Việt Nam từ giữa thập niên 1980, khi chính phủ và đảng cầm quyền công bố chính sách đổi mới. Thật ra, không phải. Theo tôi, đó chỉ là một cái nh́n phi lịch sử và đầy thiên kiến chính trị: Một cách vô t́nh hay cố ư, người ta hư vô hoá sự tồn tại của một nửa nước tương đối tự do trong thời kỳ 1954-75.

    Từ những góc nh́n khác nhau, người ta có thể phê phán chế độ Việt Nam Cộng Ḥa về nhiều điểm, từ chính trị đến quân sự, từ kinh tế đến xă hội. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được: ở miền Nam, từ 1954 đến 1975, xă hội dân sự được phát triển một cách mạnh mẽ. Số lượng các tổ chức (chính thức và không chính thức) có tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận, độc lập với nhà nước, của những người có cùng sở thích hoặc lư tưởng chung, nhiều vô cùng.

    Không những nhiều mà c̣n đa dạng. Hầu như ở lănh vực nào cũng có. Có những tổ chức có gốc gác từ ngoại quốc như: Hội Hồng Thập Tự (bây giờ gọi là Hội Chữ Thập Đỏ) hay Hướng Đạo. Có những tổ chức liên quốc gia như Hội Việt – Mỹ hay Hội Việt – Pháp, Việt – Đức. Các tôn giáo, ngoài một tổ chức thống nhất chung, c̣n có nhiều tổ chức nhỏ, như Công giáo th́ có Phong trào Thiếu nhi Thánh thể, Hùng Tâm Dũng Chí và Thanh niên Sinh Công; Phật giáo th́, ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, có Hội Phật Học Việt Nam, Gia đ́nh Phật tử, Thanh niên Phật tử… Địa phương nào cũng có các Hội đồng hương, Hội tương trợ hoặc Hội tương tế. Với người già th́ có các Hội cao niên; với người trẻ th́, ngoài Hướng Đạo, c̣n có các tổ chức như Đoàn Thanh niên Thiện chí, Du Ca, Đoàn Văn nghệ Thanh niên Tiên Rồng, Đoàn văn nghệ Thanh niên Học sinh (c̣n có tên là Phong trào Nguồn sống), Thanh niên Phụng sự Xă hội, Đoàn Công tác Xă hội Sinh viên Học sinh. Ở các đại học đều có Hội Sinh viên; ở Sài G̣n và Huế c̣n có Tổng hội Sinh viên. Trong lănh vực văn hóa cũng có rất nhiều tổ chức dân sự như: Cơ quan Khảo cứu Văn hóa Kỹ thuật Việt Nam, Tổng hội Khổng học Việt Nam, Tổng hội Việt Nam cổ học, Hội Việt Nam Văn hóa Á châu, Hội Giáo dục B́nh dân Việt Nam… Về báo chí, có Nghiệp đoàn Kư giả Nam Việt, Hội Ái hữu Kư giả Việt Nam, Nghiệp đoàn Kư giả Việt Nam…Về văn học th́ có Trung tâm Văn bút và vô số các thi văn đoàn ở mọi nơi. Một số tạp chí lớn hoạt động như một nhóm với một số cây bút chính làm hạt nhân, từ đó, chúng ta có nhóm Văn hóa Ngày nay, nhóm Sáng Tạo, nhóm Quan Điểm. Về mỹ thuật, ngoài Nghiệp đoàn Hội họa Việt Nam, c̣n có Hội hoạ sĩ trẻ. Về âm nhạc th́ lại càng phong phú.

    Một số tổ chức trên có thể nhận được sự tài trợ của chính quyền, nhưng ngay cả trong trường hợp ấy, họ cũng có tự do để hoạt động một cách độc lập, theo quy chế tự quản. Ngoài ra, c̣n có vô số tổ chức được thành lập chỉ với mục đích chống chính quyền như Ủy ban Cải thiện Chế độ Lao tù (của Linh mục Chân Tín), Phong trào Phụ nữ đ̣i Quyền sống (của Ngô Bá Thành), Ủy ban Tranh đấu cho Tự do Báo chí và Xuất bản (của Nguyễn Văn B́nh), Ủy ban Bảo vệ Quyền lợi Người lao động (của Phan Khắc Từ), Lực lượng Hoà hợp Ḥa giải Dân tộc (của Vũ Văn Mẫu), v.v.

    Không những ở miền Nam thời 1954-75, ngay cả trước đó nữa, từ đầu thế kỷ 20, dưới thời Pháp thuộc, xă hội dân sự cũng đă phát triển khá mạnh mẽ. Ngoài các tổ chức chính trị chống Pháp, một cách công khai hay bí mật, c̣n có vô số các tổ chức xă hội, văn hóa, giáo dục rải rác khắp nơi, đặc biệt tại các thành phố lớn như Sài G̣n, Hà Nội và Huế. Nông dân th́ lập các Nông hội; học sinh sinh viên th́ lập các Học hội; phụ nữ cũng lập các Hội phụ nữ dưới nhiều danh xưng khác nhau; phần lớn các tổ chức Phật giáo hoạt động sau này đều có tiền thân từ trước năm 1945: Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học (1930), Hội An Nam Phật học (1932), Hội Phật giáo Bắc kỳ (1934)… Về phương diện văn hóa, nổi bật nhất là Đông Kinh nghĩa thục (1907), Hội Khai trí Tiến Đức (1919-45), nhóm Tự Lực văn đoàn (nhóm này cũng tổ chức Phong trào Ánh sáng nhắm vào các hoạt động xă hội), và Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-45, do Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng).

    Nếu đi ngược thời gian, trước thế kỷ 20, dưới thời phong kiến, chúng ta cũng có thể bắt gặp một h́nh thức phôi thai của các tổ chức xă hội dân sự. Ở các trường học vốn có chút tính chất thương mại (để nuôi sống các thầy đồ) nhưng nhiều hơn, tính chất văn hóa, nơi thầy tṛ và các đồng môn gặp gỡ và trao đổi với nhau về các chuyện học thuật, văn chương cũng như thế sự. Ở các tao đàn (trừ Tao Đàn Nhị thập bát tú vốn có tính quan phương do vua Lê Thánh Tông thành lập và làm Đô nguyên súy) như Chiêu Anh các của Mạc Thiên Tứ, Tùng Vân xă (c̣n được gọi là Mặc Vân thi xă) của Tùng Thiện vương. Vân vân.

    Trong cuốn Civil Society in China (1), Timothy Brook phác họa sự phát triển của xă hội dân sự - qua các tổ chức có tính chất tự trị - ở Trung Quốc qua hai thời kỳ, từ thế kỷ 16 đến năm 1911 (thời nhà Thanh) và từ 1911-1949 (thời Cộng Ḥa) như sau:

    Các tổ chức tự trị ở Trung Quốc
    Nguyên tắc Từ thế kỷ 16 đến 1911 Từ 1911-1949
    1. Theo địa phương (locality) Làng xă
    Hội đồng hương Hội đồng làng, khu phố
    Hội đồng hương
    2. Theo nghề nghiệp (occupation) Phường hội Hội kinh đoanh, hội nghề nghiệp, nghiệp đoàn
    3. Theo sở thích (fellowship) Các hội đạo Tổ chức tôn giáo, nhà thờ
    Tổ chức từ thiện Tổ chức từ thiện, phát triển xă hội
    Nhóm văn nghệ Hội kịch nghệ, đoàn âm nhạc, câu lạc bộ sách, câu lạc bộ thể thao, hội phụ nữ, đoàn thanh niên
    Trường học Trường tư, đại học, hội sinh viên, hội cựu học sinh, hội nghiên cứu
    4. Theo lư tưởng chung (common cause) Đảng phái chính trị, các nhóm vận động chính sách

    Mô h́nh trên có thể gợi ư cho chúng ta trong việc t́m hiểu về sự hiện diện của xă hội dân sự tại Việt Nam trước thế kỷ 20 v́ dù sao, ngày trước, giữa Việt Nam và Trung Quốc, vẫn có rất nhiều điểm tương đồng. Ở Việt Nam ngày xưa, chắc chắn cũng có mầm mống của các tổ chức tự trị theo ba nguyên tắc đầu được Brook đề cập: theo địa phương, nghề nghiệp và sở thích. Tuy nhiên, đây là những vấn đề lớn, cần nhiều tài liệu hơn trước khi đi đến bất cứ kết luận nào.

    Ở đây, với cái nh́n thoáng qua như trên, chúng ta có thể thấy được một số điểm:

    Thứ nhất, xă hội dân sự đă manh nha ở Việt Nam từ trước thế kỷ 20.

    Thứ hai, từ đầu thế kỷ 20 trở đi, nó đă thực sự h́nh thành và phát triển.

    Thứ ba, ở miền Nam, trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, nó nở rộ.

    Thứ tư, chỉ ở miền Bắc, từ sau 1954 và ở cả nước, sau năm 1975, xă hội dân sự mới bị triệt tiêu.

    Ở đây lại nảy ra hai vấn đề:

    Thứ nhất, xă hội dân sự dưới thời Pháp thuộc cũng như ở miền Nam có đóng vai tṛ ǵ đáng kể trong quá tŕnh dân chủ hóa xă hội hay không?

    Thứ hai, tại sao đảng Cộng sản lại cấm đoán xă hội dân sự?

    Để trả lời một cách thuyết phục cho câu hỏi thứ nhất, cần có những công tŕnh nghiên cứu công phu và công tâm. Cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa có. Đành chờ.

    Với vấn đề thứ hai, câu trả lời tương đối dễ: Đó là chính sách. Chính sách ấy gắn liền với các quan điểm quan trọng trong chủ nghĩa Mác, được Karl Marx đề cập và được Antonio Gramsci, một nhà Mác-xít lỗi lạc ở đầu thế kỷ 20, khai triển, từ đó, được áp dụng rộng răi trong tất cả các chế độ xă hội chủ nghĩa trên thế giới. Cho đến ngày các chế độ ấy bị sụp đổ.

    Chú thích:

    1. Timothy Brook & B. Michael Frolic (1997), Civil Society in China, New York: M.E. Sharpe, tr. 25.

    * Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Học sinh lớp 1 bị bắt kư cam kết 'không tham gia biểu t́nh'

    Thu Anh (Danlambao) -



    Đây là Bản cam kết của Trường tiểu học Nguyễn Du - Quận Hoàn Kiếm, do cô giáo phát cho học sinh (cháu trai tôi, học lớp 1) và yêu cầu phụ huynh lẫn học sinh phải kư vào. Chưa vội nói đến tính chính trị của Bản cam kết này, mà chỉ nói đến tính quy phạm của 1 văn bản thôi đă cho thấy tính chất coi thường nhân dân, cụ thể ở đây là coi thường học sinh lẫn phụ huynh.

    Mang danh 1 cơ quan giáo dục, đào tạo mà bản cam kết không đóng nổi 1 con dấu đỏ thể hiện tính chính thống và tính pháp lư của đơn vị tổ chức phát hành. Nội dung cam kết th́ “ông đá gà bà đá vịt”, nhăng cuội, và thể hiện sự ngu dốt tột độ của giới giáo dục v́ đưa ra cái tiêu đề: Bản cam kết thực hiện đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau tết nguyên đán quư tị 2013.

    Thứ nhất: Về nhận thức của bọn ra văn bản, việc đảm bảo an ninh trật tự mọi lúc, mọi nơi (không kể giai đoạn, thời điểm, địa điểm nào) thuộc về các cơ quan chức năng như công an, dân pḥng, chứ không phải nhiệm vụ của học sinh và phụ huynh.

    Thứ hai: Đối tượng cam kết, học sinh cấp 1, 2 vẫn là trẻ em, nhận thức và năng lực hành vi không thể hiểu được nội dung, chưa kể cháu tôi mới lớp 1, học kỳ 2 th́ đọc được đầy đủ là đạt loại khá rồi, các chữ viết tắt NĐ-CP, rồi UBND, GD&ĐT, KH-GDHK là bó trym luôn và chắc chắn là đọc xong không hiểu mô tê răng rứa ǵ ngoài nội dung nó được nghỉ tết bao nhiêu ngày.

    C̣n đối tượng mà văn bản “đ̣i” cam kết nữa là phụ huynh học sinh kư vào, th́ lại có thừa năng lực hành vi để nhận thức và hiểu 07 điều bản cam kết liệt kê, trường tiểu học lấy tư cách ǵ, địa vị ǵ mà yêu cầu phụ huynh cam kết? Trường tiểu học Nguyễn Du muốn ngồi cả lên đầu UBND Quận Hoàn Kiếm, ngành Công An hay Chính Phủ của đồng chí X? Hoặc giả Trường tiểu học Nguyễn Du là thằng culi hay con sen đi làm cái loa tuyên truyền nhạt thếch? Bây giờ tôi đi chi tiết vào các điều đ̣i cam kết nó mới phi lư “dư lào”.

    1/ Thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ Tết từ... đến hết ngày..., thời gian nghỉ là 11 ngày.

    Câu này sặc mùi đồng chí X nha, thực hiện nhiêm túc sự lănh đạo của đảng, thực hiện nghiêm túc sự phân công của tổ chức..., tôi đọc cái điều 1 này mà phát ph́ cười, thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ tết là như nào? Và tự đặt câu hỏi: Nếu thực hiện không nghiêm túc thời gian nghỉ tết sẽ là như thế nào? Tôi cũng “pó lăo” luôn, à rồi th́ cũng nghĩ ra, nếu không thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ tết có thể là bố mẹ các cháu sẽ đưa các cháu đến trường trong những ngày Tết và gọi điện yêu cầu cô giáo đến giảng dạy - chắc nhà trường sợ thế?

    2/ Nghiêm chỉnh chấp hành tốt các quy định của các cấp về quản lư, sử dụng pháo các loại. Không tham gia mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo các loại…

    Điều này th́ CHUẨN với chủ trương pháp luật rồi, nhưng tŕnh bày kiểu mô típ sáo rỗng xă nghĩa quá, đây là điều CẤM rồi, mà lại dùng từ “nghiêm chỉnh chấp hành” mà lại là “chấp hành tốt” nữa cơ, như người ta chỉ cần viết đơn giản đan rổ là: Cấm sử dụng pháo các loại, khốn nỗi cháu tôi 6 tuổi có khái niệm pháo là ǵ đâu? ngoài pháo hoa xem ở Bờ Hồ do nhà nước tổ chức bắn.

    3/ Tố giác với cơ quan Công an phường, nhà trường những cá nhân, tổ chức nghi vấn sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các loại ma túy, pháo bị cấm, có ư đồ dán, rải truyền đơn với nội dung xấu hoặc kích động lôi kéo gây rối an ninh trật tự.

    Ư này mới hay à nha, kịch bắt đầu lên cao trào, cài cắm ké gửi các kiểu đây, đang từ pháo, chuyển qua ma túy, phạm trù h́nh sự nhào sang chính trị: những cá nhân/tổ chức có ư đồ “bánh” dán và rải truyền đơn..., ư này muốn giáo dục học sinh hay răn đe phụ huynh đây? Đưa ư này vào rơ ràng nhà cầm quyền rất khiếp sợ... sợ ǵ để các bạn đoán nhé.

    4/ Thực hiện nghiêm túc các quy định về giữ ǵn trật tự, an ninh xă hội, không tham gia các hoạt động: Gây rối, mất trật tự công cộng. Biểu t́nh, dán và rải truyền đơn với nội dung xấu, chơi bạc và tham gia các tệ nạn xă hội khác.

    Điều Tứ (tử) có vẻ ăn theo điều 4 Thiến Pháp đây, đang đà thắng lợi của điều 3, điều 4 tiến tới bắt cam kết không tham gia hoạt động biểu t́nh, dán và rải truyền đơn với nội dung xấu (nội dung tốt về lănh đạo đảng và nhà nước th́ OK) trắng trợn chưa? Ỉa vào Thiến Pháp chưa?

    5/ Ăn uống hợp vệ sinh để tránh xảy ra ngộ độc, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập, không uống rượu bia, không hút thuốc lá, vui chơi điều độ và lành mạnh. Sử dụng Internet đúng mục đích, phù hợp lứa tuổi; không truy cập trang web có những nội dung thiếu lành mạnh.

    Đọc đến câu này mà nghĩ bụng: Mịa nó (bọn ra văn bản này này) nó là bố ḿnh hay sao? Nó đang gộp học sinh và phụ huynh thành cá mè 1 lứa rồi, ngày tết không uống rượu bia, không thuốc lá - thế th́ cũng không phải MUA luôn, mà nếu có lỡ mua về th́ khách đến nhà cũng chỉ cho ngắm rượu bia và thuốc là thôi… rồi th́ nó định hướng luôn cho ḿnh cái “đúng mục đích” khi sử dụng In tờ nét, sao nó lại lo cho ḿnh được nhiều thứ thế cơ chứ, đến bố mẹ ḿnh cũng không thể lo cho ḿnh được nhiều như thế.

    6/ Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông..., hạn chế đeo đồ trang sức vật dụng, phương tiện đắt tiền và tự đi chơi 1 ḿnh để tránh gặp nguy hiểm bị kẻ xấu uy hiếm trấn lột.

    Hờ hờ, đọc điều này th́ hiểu rồi, sao lại có cái tên là bản cam kết thực hiện đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau tết nguyên đán quư tị 2013 rồi, mọi học sinh và phụ huynh được nghỉ 11 ngày tết, chúng ta cứ chơi trốn t́m ở nhà thôi, không tiếp khách và họ hàng, cũng không đi thăm họ hàng và đồng nghiệp, cả gia đ́nh ở nhà cứ mỗi ngày ăn 3 bữa xong rồi lại đắp chăn đi ngủ, như thế an ninh xă hội mới được đảm bảo, không có biểu t́nh, không có gây rối, không có cướp giật, không có dán và rải truyền đơn, và như vậy mới gọi là thực hiện tốt điều 1: Thực hiện nghiêm túc thời gian nghỉ tết.

    7/ Có ư thức giữ ǵn vệ sinh môi trường ở trường, gia đ́nh và nơi công cộng.

    Câu này là cởi bỏ cho câu 6 một tư nha, hóa ra không hẳn 11 ngày ở nhà, mà có 1 lúc chúng ta được ra ngoài v́ phải đến trường để giữ ǵn vệ sinh cho nhà trường, éc éc…

    Chốt câu cuối: Em xin chịu h́nh thức xử lư của Công an các cấp, kỷ luật của nhà trường nếu vi phạm các điều đă kư trong cam kết này.

    Đọc hết văn bản này đủ thấy nhà cầm quyền xảo trá núp bóng trường học để lừa công dân, đối tượng ngắm trực tiếp là phụ huynh, dùng trẻ em để làm công cụ chuyển tiếp, tuy chỉ là văn bản không dấu, không chữ kư hiệu trưởng, nhưng khi phụ huynh kư vào là đă tự chui vào rọ của lực lượng an ninh, nếu như dịp Tết này có các hoạt động tụ tập, biểu t́nh ôn ḥa mà họ tham gia, v́ giả sử có các cuộc biểu t́nh và bị đàn áp, đối tượng nào bị hốt lên xe buưt hoặc giả bị mời về trụ sở Công an Phường, Quận nào đó, an ninh truy ngược ra với bản cam kết này, chúng tha hồ kết tội.

    Do đó Bản cam kết này quá PHI LƯ, quá ĐẦN ĐỘN, v́ những ǵ Hiến Pháp và Luật quy định, công dân có nghĩa vụ thực hiện ǵ th́ trong cái từ cao cả nghĩa vụ ấy không bao giờ phải có thêm 1 cái cam kết thực hiện nghĩa vụ. Cam kết chỉ dành cho phạm vi hẹp, trong cam kết nó có hàm tố thỏa thuận 2 bên hoặc nhiều bên hơn, nhưng những bên kư cam kết đều đồng thuận.

    V́ quá bức xúc trước sự ngỗ ngược của Trường tiểu học Nguyễn Du mà tôi tản mạn những điều này, dẫu biết rằng nhà cầm quyền nếu có đọc được th́ cũng chả thay đổi ǵ, nhưng ḿnh không viết bọn nó lại tưởng nhân dân vẫn c̣n NGU lắm, ḿnh viết để nó phải tích cực hơn trong cái cách nhồi sọ và tuyên truyền cho nhân dân, nên áp dụng các bài khác, chứ toàn dùng bài cũ rích này th́ nhàu hết sách.




    Thu Anh
    danlambaovn.blogspot .com

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    XẠO HẾT CHỔ NÓI (XHCN)
    Vận động tài trợ cho Việt kiều nghèo ở nước ngoài


    Ngày 1/12, Chương tŕnh ca nhạc từ thiện “Nối t́nh Quê hương” lần thứ 3 đă diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Chương tŕnh do Hội đồng Bảo trợ, Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (FOVC) phối hợp với công ty truyền thông Quốc tế (IMC) và các doanh nghiệp, nhà tài trợ tổ chức.

    Chương tŕnh nhằm tiếp tục vận động các nguồn tài trợ, ủng hộ Việt kiều nghèo ở nước ngoài, đặc biệt là ở hai nước Lào và Campuchia. Đây cũng là dịp để tôn vinh và trao kỷ niệm chương v́ sự nghiệp kiều bào cho những tấm ḷng hảo tâm, nhân ái đă góp phần hỗ trợ Việt kiều nghèo ổn định cuộc sống và gắn kết cộng đồng dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước trong thời gian qua.

    (HV, Sở Ngoại vụ TPHCM)

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thói quen xả rác bừa băi nơi công cộng
    Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok



    Người th́ mang theo ghế, người cầm theo xấp báo, tràn ra long lề đường, ngồi kín cả dưới chân cầu vượt.

    Trong không khí Tết c̣n quanh quất, những ngày đầu năm c̣n đương mới, già trẻ lớn bé nam thanh nữ tú chắp tay thành kính, khấn nguyện và mong cầu một năm phúc lộc, nếu nhỡ có bị sao xấu chiếu mạng th́ xin ơn trên vuốt ve che chở cho nhẹ đi chữ tai ương hết ba trăm sáu mươi lăm ngày trước mắt.

    Theo lời giáo sư tiến sĩ Nguyễn Trường Tiến, hội viên ASEAN Academy Of Engineering And Technology AAET, Viện Hàn Lâm Kỹ Thuật Và Công Nghệ ASEAN, từng dày công nghiên cứu về thiên văn lư số theo phương pháp khoa học, dâng sao giải hạn đầu năm là một tục lệ nằm trong truyền thống dân gian và tín ngưỡng lâu đời của người Việt mà không ai có thể phủ nhận:

    Mỗi một năm là mỗi người có một v́ sao chiếu vào người ḿnh. Sao đấy có thể là sao La Hầu chẳng hạn, th́ người đấy bị rất nhiều điều tiếng thị phi. Người bị sao Thái Bạch chiếu th́ năm đấy mất rất nhiều tiền. Sao Kế Đô chiếu th́ hay gặp rủi ro vận hạn và mất t́nh. Đấy là ba sao chính gây hại cho con người. Đầu năm mọi người đi dâng sao giải hạn để mong tránh tai họa của sao đấy chiếu vào ḿnh.

    Nhưng dẫu có đi vái tứ phương để cầu an cầu phước mà thiếu cái tâm hướng thiện th́ không thể có điều lành được:

    Tất nhiên đấy là đức tin của mỗi người, những người đi dâng sao giải hạn mà ngồi chật ra đường như thế th́ người ta tin là người ta giải được hạn. Niềm tin của mỗi người th́ ḿnh không dám b́nh luận, chỉ có điều là xin ai giải hạn cho ḿnh? Và thứ hai là ḿnh có thật tử tế hay không? Bây giờ ḿnh giải hạn mà ḿnh không tử tế không có tâm có đức th́ làm ǵ có cụ nào Phật với thần thánh nào mà giúp cái người không tử tế. Một ông ăn trộm ăn cắp thường xuyên, tham lam thường xuyên, tham những thường xuyên th́ chẳng có ai giải hạn cho ông ấy cả mà chắc chắn theo qui luật của nhân quả là ông ấy không thể giải hạn được khi ông ấy vẫn ăn cắp, ăn trộm, nói láo nói lếu và tham nhũng.



    Rác thải ở làng Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội. Courtesy dddn

    Xây dựng ư thức giữ vệ sinh chung là cả một quá tŕnh

    Thật ra, trong mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi hôm nay, Thanh Trúc không có ư đào sâu chuyện sao hạn mà muốn đề cập đến một vấn đề khác, đó là thói xă rác bừa băi ngoài đường phố, những chốn tôn nghiêm, những nơi công cộng… tức những chỗ không phải là nhà của ḿnh.

    Báo chí trong nước cho biết sau buổi lễ dâng sao giải hạn hôm mùng Tám Tết, dù đă có thông báo đủ lộc phát cho mọi người, hàng ngàn người vẫn ào ào chen lấn nhau xin lộc rồi ùn ùn kéo nhau ra về mà chẳng buồn nhặt rác hay giấy báo vương văi đầy long và lề đường.

    Trên Internet, nhiều người đọc chia sẻ sau khi đọc bài báo rằng đây là hiện tượng thiếu văn hóa, vô ư thức, dân trí kém quá, từng ấy người với từng ấy rác bỏ ngỗn ngang là một cảnh tượng khó coi, rằng trong đám đông hàng ngh́n ấy chắc có lắm kẻ từng chê bai kẻ khác vô ư thức nhưng khi đến lượt ḿnh th́ cũng vô ư thức như thế.

    Thực ra trong vấn đề giáo dục ư thức rồi giữ ǵn vệ sinh chung là cả một quá tŕnh. Thông thường mọi người chỉ biết riêng cái phần nào đó của ḿnh và chưa thật để ư chưa có ư thức cao giữ ǵn vệ sinh chung th́ cũng là vấn đề dân trí rồi cuộc sống xă hội ...

    Bạn Ánh

    Bạn Ánh, cư dân Hà Nội, hiện làm việc ở Saigon, nhận xét:

    Thực ra trong vấn đề giáo dục ư thức rồi giữ ǵn vệ sinh chung là cả một quá tŕnh. Thông thường mọi người chỉ biết riêng cái phần nào đó của ḿnh và chưa thật để ư chưa có ư thức cao giữ ǵn vệ sinh chung th́ cũng là vấn đề dân trí rồi cuộc sống xă hội của ḿnh. Song đây ḿnh phải thấy rơ là trong cả ngàn con người chỉ cần 10% xả rác thôi th́ đó cũng là khá nhiều cũng làm bừa bộn hết rồi, nhưng không thể nói cả ngàn con người đó đều thiếu văn hóa cả. Hoặc là một thói quen hoặc là lễ hội đó đă không tổ chức không chuẩn bị đủ thùng rác cho người ta.

    Cũng người Hà Nội, anh Thắng, có mặt và chứng kiến cảnh tượng sau lễ dâng sao giải hạn trước tổ đ́nh Phúc Khánh, nói rằng chen lấn, xô đẩy, xả rác bừa là chuyện b́nh thường của người ḿnh:



    Nếu mà nhận xét th́ cả nước ḿnh cái hiện trang chung đều thế cả, không chỉ riêng người dân mà cả tầng lớp quan lại. Cách đây ba bốn năm về trước khi người ta bắt đầu khôi phục lại việc khai ấn đền Trần ngày rằm tháng Giêng, th́ những quan chức chính quyền của tỉnh của trung ương, là những người được đứng gần khu vực ấy, th́ họ đă tranh nhau, giành nhau, dẫm đạp lên nhau để nhặt những tờ giấy đă đóng ấn đấy. Tức là tầm cỡ quan chức các ông mà c̣n tranh nhau như thế huống hồ người dân.

    Về chuyện xả rác tại nơi công cộng hay chốn tôn nghiêm th́ sao:

    Không chỉ riêng đền Phúc Khánh mà cả đền Bà Chúa Kho này, đền Cổ Loa này…đại khái những điểm linh thiêng ở ḿnh, th́ cái việc người ta đứng dậy mà không dọn lại chỗ ngồi th́ cũng b́nh thường, người ta quen rồi. Ở tất cả các nơi ở Việt Nam chứ không riêng miền Bắc, không có lễ hội nào mà người dân lại không bày rác. Mặc dù người ta rất thành kính đến cửa Phật mà ăn uống xong người ta ném rác xuống hồ, ném rác xuống vị trí ḿnh đang đứng, và đốt vàng mă th́ vô tội vạ. Cái việc xả rác là hành động vô ư thức của người dân mà biểu hiện ra ngoài th́ đấy là sự vô văn hóa trong suốt một thời kỳ dài. Cả nước Việt Nam chỗ nào cũng thế, cơ bản là ư thức kém, xưa giờ vẫn thế và thành thói quen thành rất khó bỏ.

    Những quan chức chính quyền của tỉnh của trung ương, là những người được đứng gần khu vực ấy, th́ họ đă tranh nhau, giành nhau, dẫm đạp lên nhau để nhặt những tờ giấy đă đóng ấn đấy. Tức là tầm cỡ quan chức các ông mà c̣n tranh nhau như thế huống hồ người dân

    anh Thắng

    Tại Sài G̣n, nơi có những đền miếu lịch sử như Lăng Ông, tức lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt nổi tiếng mà người người lũ lượt đi lễ giao thừa xin lộc đầu năm, cảnh tượng chen lấn và xă rác bừa phứa là nỗi khổ tâm mỗi năm của ban tổ chức.

    Theo một người trong đội nghi lễ thành phố, chị Diễm, giáo viên, thành viên trong Ban Quí Tế lăng Lê Văn Duyệt và cũng là thành viên trong Ban Quản Lư lăng Vơ Di Nguy, chuyện đừng xả rác nơi tôn nghiêm lẽ ra phải là ư thức cơ bản mà không phải đợi ai nhắc:

    Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, truyền thống nghi lễ của ḿnh rất tốt đẹp nhưng vẫn không thoát khỏi t́nh trạng đó. Không phải riêng lăng Lê Văn Duyệt riêng lăng Vơ Di Nguy mà tất cả Chùa Ông Chùa Bà hay ngoài đường phố đều có t́nh trạng đó.

    Nạn rác ở các thành phố. AFP
    Nạn rác ở các thành phố. AFP
    Đó là ư thức văn hóa kém, chưa ḥa nhập được với quốc tế. Họ đứng dậy là rác rưởi tùm lum hết nên mới phải có những người như Ban Quí Tế tụi ḿnh đứng trực, không phải nhắc nhở họ lượm rác mà ḿnh lượm rác. Giữ ǵn môi trường sạch và xanh là giữ ǵn chung cho mọi người, họ xả rác ḿnh phải cho nhân viên quét liên tục, lượm rác liên tục. Họ thắp nhang một cách bừa băi th́ ḿnh phải cho nhân viên nhắc nhở, và ḿnh nhắc nhở họ nơi tôn nghiêm làm ơn đừng xả rác. Nhiều khi người ta quên người ta liệng cái rụp xuống ḿnh cũng thôi nhẹ nhẹ đi lượm bỏ thùng rác cho rồi.

    Nếu người ta không thể t́m thấy rác trên đường hoặc đạp dẫm phải rác rưởi ở những thành phố của Nhật Bản, Thái Lan, Nam Hàn hay Singapore th́ đó không phải là phép lạ mà v́ ư thức vệ sinh cao

    Sau buổi lễ là tụi ḿnh c̣n phải đi nhặt rác hay là nhân viên vệ sinh phải đi nhặt rác. Buồn dữ lắm, cứ lắc đầu trời người Việt Nam ḿnh chưa ḥa nhập được với thế giới về vấn đề giữ sách môi trường xung quanh. Nói thẳng một cái lễ hội hoa xuân mà đi trên đường nó rác nhiều dữ lắm.

    Không riêng người Việt bối rối mà có lúc người nước ngoài cũng đôi lúc ngạc nhiên trước hành động vất xả giấy rác tại chỗ rất chi là vô tư và vô tội vạ của du khách Việt Nam:

    Ở Bangkok có luật cấm xả rác bừa băi với qui định hai ngh́n baht Thai tiền phạt đối nếu bị bắt quả tang liệng rác ra đường. Chính v́ thế thủ đô Bangkok của chúng tôi tương đối sạch sẽ, nhất là khu vực trung tâm.

    Đó là lời một người dân Thái Lan, nơi hàng chục ngàn du khách Việt từ trong nước bay qua đón Tết Quí Tị bên cạnh người Hongkong, Trung Quốc và Đài Loan.

    Tại sao người bạn Thái Lan này phát biểu như vậy? Mời quí vị nghe anh ta kể tiếp:

    Có lần tại phi trường quốc tế Suvarnabhumi của Thái Lan, tôi và bạn tôi gặp một nhóm du khách người Việt. Nh́n cách ăn mặc th́ biết họ là những người khá giả. Những người này ăn cái ǵ đó rồi điềm nhiên thả giấy gói thức ăn xuống đất không một chút ngại ngùng. Sau đó họ bỏ đi nơi khác.

    Nếu chuyện xả rác lung tung bừa băi của dân ḿnh khiến người nước ngoài kinh ngạc và người có ư thức trong nước cau mày khó chịu, th́ cũng không ít người tin tưởng rằng đây là một thói quen có thể dứt bỏ và sửa đổi, chỉ cần một chút ư thức và khá nhiều chú ư, bên cạnh những qui định những h́nh phạt nghiêm khắc.

    Nếu người ta không thể t́m thấy rác trên đường hoặc đạp dẫm phải rác rưởi ở những thành phố của Nhật Bản, Thái Lan, Nam Hàn hay Singapore th́ đó không phải là phép lạ mà v́ ư thức vệ sinh cao. Ư thức này, những người lên tiếng trong bài hôm nay tin tưởng là người ḿnh cũng có thể đạt được:

    Việt Nam đang áp dụng đấy, th́ dụ sang nay ḿnh lên Suối Tiên dự lễ, ḿnh thấy có những h́nh thức phạt , người ta ghi rơ rằng là nếu xă rác bừa băi th́ phạt một trăm ngàn và ḿnh nghĩ rằng trong tương lai vấn đề xả rác bừa băi đó ngày một ngày hai sẽ bị phạt nặng giống như là bây giờ phạt về luật giao thông.

    Nhưng mà Việt Nam ḿnh nó có khác nước ngoài ở chỗ là người nước ngoài khi nói phạt th́ họ biết liền là phạt, c̣n Việt Nam ḿnh phải ghi câu phạt đó rồi nhà nước từ từ một thời gian mới bắt đầu phạt.

    Trong lúc chị Diễm nói về h́nh thức phạt, bạn Ánh ở Hà Nội cũng đồng ư nên phạt nhưng mặt khác phải chú trọng mặt giáo dục và cần có thời gian:

    Từng gia đ́nh phải cùng nói với nhau, cùng nhắc nhở nhau để giữ ǵn vệ sinh và tạo thành cái ư thức. Cái xây dựng đó phải hàng thập niên chứ cái chuyện làm theo từng đợt từng phong trào không th́ chưa chắc nó đă là thiết thực.

    Anh Thắng, từng có cơ hội đi đến nhiều nước ở Đông Nam Á, cho rằng phạt tiền về tội xả rác bừa băi cũng là một h́nh thức kỹ luật cần thiết:

    Ḿnh chỉ có thể uốn nắn dần dần bằng cách giáo dục và bằng cách phạt. Hạn chế xả rác không phải tự nhiên người ta làm được mà phải nâng cao ư thức của người dân và bằng biện pháp chế tài thật mạnh. Singapore chẳng hạn, người xả rác nơi công cộng có thể bị phạt hoặc lao động công ích. Đánh vào đồng tiền tức đánh vào dạ dày th́ người ta sẽ dè dặt hơn trong việc xả rác về sau. Chỉ có thế thôi chứ ngay lập tức mà thay đổi được hành động xả rác th́ hơi khó.

    Vừa rồi là câu chuyện rất thường thức về việc không được xả rác nơi công cộng hay chốn tôn nghiêm hoặc bất cứ nơi nào ngoài đường phố.

    Xin quí vị cho Thanh Trúc biết thay đổi nếp nghĩ về chuyện nên bỏ rác vào thùng hay vất đại xuống đất là chuyện cấp thiết và dễ dàng hay là khó khăn quá thành cứ từ từ hăy tính, không đi đâu mà vội, thoải mái xả ra cho người khác dọn là được rồi?

    Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi tuần này tạm ngừng ở đây. Thanh Trúc sẽ trở lại tối thứ Năm tuần tới.

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nền giáo dục XHCN ưu việt




    Ma Xó (Danlambao) - .
    ..Cái bằng này dạo này đắt khách lắm, cứ 10 thằng vào đây th́ 8 thằng mua cái này. Nói chú không tin chứ hơn một nửa số bằng quản trị của quan chức Việt Nam hiện nay là do anh cấp đấy. Nên bọn anh đă hợp đồng dài hạn với mấy thằng đầu trâu ở bộ Giáo Dục rồi, do đó chú em sẽ có giá rất mềm.... Vâng giá cả cụ thể thế nào thưa anh? Bằng giả 10 chai, bằng thật 50 chai... Thằng cha này có khùng không nhể, đi mua bằng mà cũng có bằng thật à...

    *

    Bẩm các cụ,

    Hôm rồi, chả biết trời xui đất khiến thế chó ǵ mà lăo sếp bỗng nổi hứng hỏi tui:

    - Này, bằng cấp của chú thế nào? lâu ngày anh quên mất.

    Cái lăo súc vật này, lăo biết tỏng tui đék có bằng cấp ǵ ráo, cứ nhắm chỗ hiểm mà bóp, chứ quên mịa ǵ. Tui nổi cáu:

    - Em th́ chỉ có răng với lựu đạn.

    - Thế th́ gay đấy... Tổng giám đốc vừa chỉ thị, nhân sự pḥng ḿnh phải có bằng cấp từ đại học trở lên...

    - Anh có thể châm chước cho em được không...

    - Anh với chú th́ lo ǵ, nhưng đây là chỉ thị của ban giám đốc, anh không can thiệp được. Chú ráng kiếm sớm đi.

    Tui biết chả có chỉ thị nào sất, lăo sếp thường hay có ư kiến lăng nhăng để chứng tỏ lăo không phải người thừa. Chẳng biết kiếp trước lăo là con ǵ, chứ kiếp này th́ cứ con ǵ bẩn nhất là lăo. Bản tính của lăo là càng xin xỏ, lăo lại càng không cho, để ra vẻ lăo là quan trọng, biết thế nên tui đành ngậm miệng.

    Hơn nữa, thực sự th́ muốn có cái bằng đại học ở Việt Nam ḿnh th́ khó chó ǵ, chỉ tốn chút tiền. Ngay lăo sếp của tui cũng có bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh đấy, nhưng tui đánh cược đó là bằng mua. Lăo mà có bằng tiến sĩ thật th́ tui kê đầu xuống cho các cụ ngồi. Thề đấy!!! Nên chắc chắn lăo chẳng chê bằng lậu của tui đâu.

    Sau vài tiếng thưa chuyện cùng bác Google, tui bắt đầu công việc "học đại học". Tui đến phố Háng Lạ * (mới nghe tên đă thấy sướng), nơi được mệnh danh là tinh hoa của người Hà Nội, thiên hạ bảo rằng tất cả trí tuệ của Việt Nam đều từ nơi ấy mà ra. Hehe... thế mới tài!!!

    Tui đến vào giữa trưa. Bọn chợ trời đang ngồi ngáp vặt. Mấy thằng trai hoi tóc xanh tóc vàng đang nhún nhẩy theo một bài hát dạng té ghế đang ra rả phát từ quán cà phê. Cánh chị em th́ xanh đỏ đủ màu, phơi da phơi thịt, nhưng lúc này tui không hứng. Rồi theo lời giới thiệu và chỉ dẫn của bác Google, cuối cùng tui cũng tới được nơi cần tới. Đó là công ty Thiên Mă. Công ty quảng cáo ồn lắm thế mà lại nằm tút trong hẻm, lầy lội, trâu chê không đi. Đă thế cái pḥng tiếp khách th́ hùm hụp, tối om như hang cáo.

    Tui đang đứng lớ ngớ, bỗng một "con cáo" nhảy xổm ra:

    - Ḱa chú em. Chú em cần ǵ, anh giúp. Hehe... mặt mày thư sinh sáng sủa thế kia, chắc là muốn mua bằng phải không? Chú em đến đúng chỗ rồi. Ngồi đi, ngồi đi...

    Mặt mày sáng sủa mà đi mua bằng, mịa mới gặp mặt "thượng đế" đă chửi, buôn bán kiểu chó ǵ thế.

    - Vâng, thú thật với anh là dạo này công ty em dở thói mất dạy, đ̣i hỏi bằng cấp linh tinh này nọ. Tŕnh th́ em dư, bằng cấp chỉ là thủ tục thôi...

    - Thằng chó nào đi mua bằng mà chẳng bảo thế, thôi thôi vào đề đi, chú muốn bằng của trường nào, loại ǵ? Tụi anh có tất.

    - Muốn mua cái bằng đại học quốc dân, ngành quản trị đấy ạ.

    - Được, cái bằng này dạo này đắt khách lắm, cứ 10 thằng vào đây th́ 8 thằng mua cái này. Nói chú không tin chứ hơn một nửa số bằng quản trị của quan chức Việt Nam hiện nay là do anh cấp đấy. Nên bọn anh đă hợp đồng dài hạn với mấy thằng đầu trâu ở bộ Giáo Dục rồi, do đó chú em sẽ có giá rất mềm.

    - Vâng giá cả cụ thể thế nào thưa anh?

    - Bằng giả 10 chai (triệu), bằng thật 50 chai.

    Thằng cha này có khùng không nhể, đi mua bằng mà cũng có bằng thật à. Tui thắc mắc:

    - Ơ, anh nói thế là thế nào? mua bằng mà cũng có bằng thật à.

    Hắn cười nham nhở:

    - Hehe... thế mới tài!!! Này nhá, bằng được đóng mộc thật, có chữ kư hiệu trưởng thật, có chữ kư chuyên khoa thật, có học bạ 4 năm hẳn hoi, có đủ cả đồ án, từ các kỳ thi cho đến tốt nghiệp, tất cả đều được bảo đảm. Như thế chẳng phải bằng thật th́ là cứt trâu à?

    Hừm... với cách ăn uống như lợn của các quan chức nước ḿnh th́ bọn này làm được chứ chẳng phải chơi... thấy tui có vẻ chưa yên tâm, hắn trấn an:

    - 1 thằng sinh viên học 4 năm rồi tốt nghiệp ở trường đại học quốc dân, có cái ǵ th́ chú có cái đó. Như thế đă là bằng thật chưa?

    Tui tin rằng bọn này làm được thế thật, nhưng cũng muốn vặn vẹo chút:

    - Vẫn có cái mà thằng sinh viên ấy có mà em không có đấy.

    - Cái ǵ? chú nói nghe thử, nếu đúng anh làm con chú.

    - Kiến thức!

    - Aha... cái này chú lại càng có thể yên tâm. Thằng sinh viên đó cũng đék có kiến thức như chú vậy.

    Ừ nhể... đúng là tui không thể làm cha hắn thật.

    Hehe... thế mới tài!!!


    Ma Xó
    danlambaovn.blogspot .com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 30-09-2011, 11:56 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 06-08-2011, 05:30 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 17-06-2011, 10:24 PM
  4. Tôi tự hào XHCN Việt Nam
    By kimloan in forum Tin Việt Nam
    Replies: 5
    Last Post: 17-02-2011, 06:50 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 17-08-2010, 06:53 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •