Page 4 of 11 FirstFirst 12345678 ... LastLast
Results 31 to 40 of 109

Thread: Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Thượng Hải Phong Ba
    Con tàu oan nghiệt / Vương Lập Quân

    P2
    - NgyThanh



    Tờ Guardian của Anh viết rằng tham quan Trung Quốc đă “xách tay” nhiều tỷ Mỹ kim ra khỏi đất nước để vung vít tậu bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc... Bên cạnh tŕnh độ tham nhũng cao, các phương pháp để rửa những đồng tiền đến từ tham nhũng của đảng cấp quan lại, và cách họ sẵn sàng triệt tiêu sinh mạng của bất cứ ai làm kỳ đà cản mũi đang trở thành những câu chuyện táng tận lương tâm làm người nghe và đọc khó tin. Tờ báo này trích dẫn một báo cáo được Ngân hàng Trung ương TQ (PBoC) công bố hồi năm ngoái cho thấy quan chức nước này đă kín đáo chuyển 800 tỉ đồng Nhân dân tệ (khoảng 127 tỉ Mỹ kim) ra nước ngoài trong khoảng thời gian từ giữa thập niên 1990 tới năm 2008. Cũng trong thời gian này, có 17 ngàn người vừa bản thân quan chức vừa thân nhân họ đă ra nước ngoài định cư.

    Giáo sư Lữ Hiểu Ba thuộc Đại học Columbia, chuyên gia về vấn đề quan chức lạm dụng quyền lực, đưa ra nhận định: “Vụ Bạc Hy Lai cho thấy quyền lực và tiền bạc đi đôi với nhau như thế nào. Ở TQ, tham nhũng đă được xem là một thách thức hàng đầu”. Do đó, bộ phận thanh tra kỷ luật TQ chỉ riêng trong năm 2010 đă thực hiện tới 140.000 vụ thanh tra tham nhũng, đưa ra ánh sáng 145.000 người phải lănh án phạt, phần lớn số tội phạm này có liên quan tới các quan chức cao cấp hàng đầu nên ṭa đă bỏ qua các thông tin về cách thức tẩu tán tài sản ra nước ngoài của họ. Một trong số những vụ trọng án tham nhũng là cựu bí thư thành ủy Thượng Hải, ông Trần Lương Vũ, bị kêu án tới 18 năm tù giam, hoặc trường hợp phó thị trưởng thành phố Cát Lâm thuộc tỉnh cùng tên Cát Lâm đă lạm dụng chức quyền nhận hối lộ, tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, nuôi bồ nhí. Tại giang sơn này, khi khám xét tư dinh ông Vu Quốc Hoa, công an kinh tế đă thu giữ trên 20 triệu đồng nguyên tiền mặt, 20kg vàng y và 5 khẩu súng các loại. Tuy chỉ là quan văn, nhưng đảng viên Vu Quốc Hoa tàng trữ vũ khí tại nhà ḿnh, và thêm một khẩu nữa giấu ở nhà người t́nh. Ngoài một số vợ bé tại địa phương, Vu Quốc Hoa c̣n có thêm 5 người t́nh nữa ở nhiều địa phương khác như Thẩm Dương, Bắc Kinh. Cùng áp dụng một chính sách trị nước như “đồng chí” phó thị trưởng Tiền Địch Hóa ở thành phố Đại Khánh tỉnh Hắc Long Giang, khi bao cấp những người t́nh ở rải rác khắp nơi, Vu Quốc Hoa phải mua nhà và sắm những đồ dùng cao cấp khác cho họ. Vu Quốc Hoa phất lên từ vai cán bộ đoàn ở huyện Vĩnh Cát, và vừa mới nhậm chức phó thị trưởng Cát Lâm hồi 2004, đặc trách về lănh vực tài chính và bất động sản. Gần đây, trên tờ Nhân dân Nhật báo của TQ có một bài báo mô tả các vị tham quan trong bộ máy chính quyền và đảng của họ thường bí mật dùng vợ con, bạn bè, và cả nhân t́nh để chuyển và giấu tài sản gian ở nước ngoài, như trường hợp bà Cốc Khai Lai giết ông Heywood chỉ v́ ông này dọa sẽ tiết lộ các khoản đầu tư của bà ở hải ngoại.

    Sau khi vợ chồng Bạc Hy Lai gặp đại nạn, mối lo về quá tŕnh tham nhũng đang ám ảnh ngày đêm các quan chức sống một thân một ḿnh, sau khi đă cho vợ con và tài sản ra nước ngoài. Trước đây, chính phủ TQ quy định mỗi công dân khi xuất cảnh không được đem theo quá 50.000 Mỹ kim trong ṿng mỗi năm, nhưng khoản luật ấy chỉ là bánh vẽ trên giấy thay v́ ngăn chặn được những cuộc xuất ngoại rửa tiền của những ông thần cộng sản tham nhũng. Ví dụ Trương Thự Quang, cựu kỹ sư trưởng ngành hỏa xa TQ, vừa được đài truyền h́nh quốc gia liệt kê thuộc diện điều tra sau khi đă tích tụ nhiều triệu đô tài sản tại Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. Các bài phóng sự trên báo nội địa cho biết một trong những tài sản nước ngoài của ông Trương là khu bất động sản ở Los Angeles mua với giá 825 ngàn đô trong khi đồng lương ông trước ngày bị bắt mới chỉ tới 2.200 Nhân dân tệ, bằng 350 đô mỗi tháng.

    Về cách thức phổ thông để chuyển tiền ra nước ngoài, chính ngân hàng trung ương TQ ghi nhận rằng đơn giản là các quan hoặc đích thân hoặc cho người nhà xách các vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới. Một số khác mua hàng đắt tiền với khối lượng lớn gởi tới các địa chỉ của ḿnh ở nước ngoài, sau đó từ trong nước dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để trả vào thẻ tín dụng. Ngoài ra, các “đồng chí đảng viên” nhận tiền hối lộ tại nước ngoài và dùng tiền đó hoặc chuyển ngân trực tiếp vào tài khoản ḿnh ở nước ngoài hoặc chi trả cho các thương vụ mua bất động sản trên lănh thổ nước ngoài. Tinh vi hơn, họ thành lập các công ty tại những “đất thánh kinh doanh” như Virgin Islands để liên doanh với một công ty c̣ con trong nước. Sau đó, họ cho công ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với giá cao ngất trời rồi bán lại cho công ty nước ngoài với giá bèo dưới mức giá thị trường, làm công ty trong nước tự phá sản theo một kịch bản sắp sẵn, để công ty ở nước ngoài “tịch biên” công ty bị phá sản này. Vẫn chưa hết. Một kịch bản rửa tiền khác rất phổ thông là đến các ṣng bạc ở Macao. Khách đánh bài từ đại lục cứ việc đổ Nhân dân tệ vào ngân hàng đại lục, rồi rút bằng thẻ tín dụng tại Macao để “đỏ đen”. Thắng bạc, khách có thể nhận bằng đô Hong Kong, và có thể chuyển ngân vào các trương mục khác trên thế giới, hay cứ cầm tiền mặt đi kư thác hay làm ǵ tùy ư. Với cách này, ông Mă Hướng Đông mất chức phó thị trưởng Thẩm Dương, và lănh bản án tử h́nh, nhưng ông Hà Gia Hoằng, chuyên gia nghiên cứu về bài trừ tham nhũng thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng án tử h́nh không đủ hiệu quả khi cứ tin rằng đem một người ra xử tử sẽ răn đe được 100 người khác. Người thắng bạc có thể được trả bằng đô Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một địa chỉ khác, nhưng cũng có thể cầm thẳng số tiền này đút túi, trong khi khả năng bị nhà nước bắn bỏ c̣n thấp hơn cơ hội trúng số hay bị sét đánh chết.

    Một người làm quan, trăm họ được nhờ
    Phóng viên David Barboza của tờ New York Times tường tŕnh từ TQ rằng anh ruột ông Bạc Hy Lai là Bạc Hy Vĩnh vừa từ chức giám đốc kiêm phó chủ tịch công ty China Everbright International, một công ty nhánh của tập đoàn bất động sản quốc doanh cá mập Everbright Group - chức vụ mà ông lănh lương khoảng 200.000 đô mỗi năm - mặc dù đến nay chưa có thông cáo chính thức nào của Bắc Kinh lên án các anh chị em của ông về bất cứ sai phạm tài chính nào. Bài báo nói không rơ việc từ chức của ông Bạc Hy Vĩnh - c̣n có tên khác là Lư Học Vinh - sẽ kéo theo việc giảm bớt cổ phần của ông trong hăng. Từ tổng số tài sản riêng tương đương 10 triệu đô tích lũy được từ nhiều năm nay, ông đă rút ra khoảng phân nửa bằng tiền mặt.

    Vụ từ chức của Bạc Hy Vĩnh là diễn tiến mới nhất trong biến cố mất chức của “Trùng Khánh Đệ nhất gia”, trong khi bí thư thành ủy Hy Lai là một trong số rất ít chính trị gia đầy uy quyền, và ngày về thủ đô để lọt vào ghế cốt lơi của Đảng Cộng sản TQ sẽ c̣n không xa. Vụ tai tiếng được kể là một trận động đất về chính trị nổ ra trong tháng 3/2012 khi chính phủ tuyên bố bà Cốc Khai Lai có đóng một vai tṛ nào đó trong vụ mưu sát doanh nhân người Anh Neil Heywood, v́ có bất đồng trong “quyền lợi kinh tế”. Cho rằng ông Bạc có thể dùng quyền lực của ḿnh để làm lệch lạc vụ án mạng, chính quyền trung ương đă lột bỏ chức bí thư thành phố Trùng Khánh của ông, cũng như đ́nh chỉ vị trí trọng yếu của ông trong Bộ Chính trị và Ủy ban Thường vụ Trung ương. Phần bà vợ và một gia nhân tâm phúc tên Trương Hiểu Quân được công bố là hai nghi can chính trong cái chết của Heywood, riêng nữ luật sư Cốc Khai Lai có thể liên quan tới các vụ chuyển ngân bất hợp pháp ra hải ngoại, cũng như nằm trong nội vụ của nhiều màn tham nhũng khác.

    Biến cố Bạc Hy Lai hâm nóng lại luồng dư luận xầm x́ về những tài sản khổng lồ trong tay các nhà lănh tụ tối cao của đảng chuyên chính vô sản, cũng như tưới thêm dầu vào ngọn lửa tranh căi về nghi vấn các thành viên đảng Cộng sản dùng quyền lực của ḿnh để cài cho các thương vụ kếch xù lọt vào tay gia nhân của họ. Hồ sơ tài chánh của công ty cho thấy anh em nhà họ Bạc và họ Cốc nắm trong tay số tài sản có giá trị lên tới 160 triệu Mỹ kim trong thập niên vừa qua. Nhóm người này kiểm soát một loạt các công ty về các dạng mục khác nhau ở nội địa, cũng như các khoản đầu tư ở hải ngoại về xe cộ, hay các lợi nhuận từ những dây chuyền khách sạn, ngân hàng, bất động sản, độc quyền buôn bán dụng cụ chữa cháy, ấn loát, các mạng lưới cung cấp internet, các công ty xử lư nước uống, thậm chí cả những cơ sở đội lốt cơ quan từ thiện. Con trai đầu của Bạc Hy Lai với bà Lư Đan Vũ là Lư Vọng Tri làm việc với nhóm ngân hàng Citigroup, và có nhiều cổ phần trong các chương tŕnh đầu tư. Mặt trước, với Ngưu Căn Sanh, Vọng Tri là đồng sáng lập viên một cơ quan bác ái, nhưng mặt sau, chính Ngưu Căn Sanh dựa vào thế lực ngầm của Lư Vọng Tri để cùng Vọng Tri làm chủ đại công ty sữa Mông Ngưu. Phần ông em trai Bạc Hy Thành là chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty quản lư khách sạn Lục Hợp Bắc Kinh và các chương tŕnh đầu tư ở Đại Liên và Trùng Khánh - hai giang sơn của thị trưởng và bí thư Bạc Hy Lai.

    Diễn biến mới nhất là bản tin nói rằng vào tháng Tám năm rồi, khi Hồ Cẩm Đào, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản TQ kiêm Chủ tịch Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa kiêm Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản TQ, nhấc điện thoại để nói chuyện với một viên chức cao cấp trong ban bài trừ tham nhũng từ trung ương xuống Trùng Khánh công tác, các chuyên viên truyền tin đă phát giác đường dây đang bị nghe lén bởi các viên chức địa phương tại thành phố. Đến nay, chưa có thêm quyết định nào về số phận ông Bạc Hy Lai khả ái. Nhưng một khi câu chuyện bí mật liên quan đến vị lănh đạo tối cao của quốc gia được bật mí tràn lan trong dư luận, người ta hiểu rằng bộ chính trị trung ương đang ném ra trước một lời giải thích về biện pháp sắp đến họ dành cho số phận của ông. Mặt khác, câu chuyện cũng cho thấy mức độ bất tín mà các đảng viên cộng sản dành cho nhau trong một đất nước độc đảng. Sử gia Roderick MacFarquhar chuyên về TQ gọi đó là phản ứng nh́n trước trông sau, v́ không biết bản thân ḿnh sẽ bị đâm dao vào lưng hồi nào. Câu chuyện nghe lén vừa kể được hơn một chục viên chức cao cấp ở thủ đô xác nhận với kư giả báo New York Times, cũng như việc thu âm điện đàm đă trở thành quá phổ thông ở thành phố Trùng Khánh. Chương tŕnh nghe lén ấy do trưởng công an Vương Lập Quân chỉ đạo, đă thực hiện từ nhiều năm trước đây với lư do là nhằm chống tội phạm và bài trừ tham nhũng.

    Mười năm trước, nếu lập luận của ông Hàn Tiểu Quang là đúng, Bạc Hy Lai đă cho nổ tung chiếc phi cơ mang số đăng kiểm B2138, để giết bà Lư Diễm Phượng vợ ông nhằm bịt miệng một đối thủ chính trị. Bây giờ 10 năm sau, bản thân vợ chồng ông Bạc Hy Lai đang làm con tàu Trung Quốc chao đảo. Nếu chỉ v́ máu tham quyền của ông và thú mê tiền của bà mà thành tŕ cuối cùng của chủ thuyết cộng sản bị lột trần một cách trơ trẽn, th́ chỗ đứng của Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai trong lịch sử thật lớn, mặc dù đóng góp của họ chỉ là tội ác của những tên cộng sản quá tầm thường. Sống lâu thêm ở bên ngoài xă hội chủ nghĩa, nhà báo Khương Duy B́nh sẽ không c̣n ngạc nhiên khi đọc cuốn “Hồ sơ đen Việt Cộng” (nguyên văn đề tựa tiếng Việt) trong đó tác giả Michel Tauriac viết về quê hương anh ở trang 136: “Người ta cũng thấy tại TQ nơi cái bề ngoài phồn vinh của các thị thành làm choáng ngợp con mắt du khách nhưng chỉ để che giấu một t́nh trạng tham nhũng ghê hồn, một nạn thất nghiệp khủng khiếp, và một điều kiện sống đ́nh đốn ùn tắc của dân chúng, với thu nhập b́nh quân đầu người chỉ tới 750 đô, so với Nam Hàn 7.970 và Nhật Bản là 32.380 đô mỗi năm”.

    Cảm ơn ông Bạc và bà Cốc. Một lần nữa, nhị vị đă khẳng định câu nói này chính xác một cách tuyệt vời: “Chế độ cộng sản là một sự lừa đảo lớn nhất trong lịch sử nhân loại”.

    NgyThanh

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Giới nghiên cứu Trung Quốc: Bắc Kinh đuối lư khi đ̣i chủ quyền ở Biển Đông



    Theo một công tŕnh nghiên cứu vừa được Mỹ công bố, chính giới nghiên cứu Trung Quốc thấy rằng lập luận của Bắc Kinh về chủ quyền tại Biển Đông không thể đứng vững.


    Bản đồ yêu sách lănh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi ḅ", hay h́nh chữ U. eia

    Chính quyền Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng họ có chủ quyền “không thể chối căi” trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Thế nhưng Bắc Kinh luôn luôn bác bỏ các đề nghị đưa tranh chấp ra trước ṭa án quốc tế hoặc mở đàm phán đa phương về vấn đề này. Trong một công tŕnh nghiên cứu vừa được một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố, sở dĩ chính quyền Trung Quốc có lập trường như trên, đó là v́ chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc đă thấy rằng lập luận của Bắc Kinh không thể đứng vững dưới lăng kính của luật pháp quốc tế.

    Ngày 03/05/2012 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu về một nền An ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security CNAS), trụ sở tại Hoa Kỳ, đă công bố đồng thời ba bài nghiên cứu của họ về các điểm nóng tại hai vùng biển Hoa Đông và Nam Hải (tức Biển Đông). Đáng chú ư nhất là bài của nữ chuyên gia Tôn Vân (Sun Yun) mang tựa đề : Nghiên cứu Nam Hải : Quan điểm Trung Quốc (Studying the South China Sea: The Chinese Perspective), nêu bật kết quả nghiên cứu của bốn định chế nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc hiện nay về Biển Đông.

    Trong bài viết dài 10 trang, bà Tôn Vân đă nêu bật kết luận của một chuyên gia phân tích của chính phủ Trung Quốc, sau khi điểm lại các kết quả nghiên cứu của các định chế được giao phó trách nhiệm đề xuất ư kiến với Nhà nước về chính sách thích hợp cho Biển Đông, nhằm đối phó với Hoa Kỳ và với các quốc gia khác trong khu vực.




    Kết luận đó rất rơ ràng : Nếu tôn trọng đầy đủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Bắc Kinh sẽ phải từ bỏ tấm bản đồ chín đường gián đoạn cũng như “chủ quyền lịch sử" của họ tại vùng biển đang có tranh chấp. Mặt khác, nếu được tiến hành, các cuộc đàm phán đa phương về tranh chấp chủ quyền trên các ḥn đảo, băi đá hay rạn san hô ở Biển Đông “hầu như sẽ dẫn tới kết quả là Trung Quốc sẽ bị mất đi ít ra là một phần” các vùng biển và lănh thổ mà họ đ̣i hỏi chủ quyền.

    Có điều, theo bà Tôn Vân, những lời thừa nhận kể trên của giới nghiên cứu đă được giữ kín hoàn toàn, không hề tiết lộ ra cho công chúng biết. Đối với bà Tôn Vân, trong cộng đồng nghiên cứu chính sách tại Trung Quốc, có một sự công nhận khá rộng răi là chính sách Biển Đông căn cứ vào tấm bản đồ "h́nh lưỡi ḅ" sẽ tạo ra nhiều vấn đề, tương tự như chủ trương thương thuyết song phương về những tranh chấp mà bản chất là đa phương, hay là việc áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.

    Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân nhận định : “Bắc Kinh không thể cho phép xảy ra t́nh trạng tựa như là lănh thổ của ḿnh rơi vào tay ngoại bang. Do đó, giữa cử tọa ngoại quốc và dư luận trong nước, họ đă quyết định bám víu vào những đ̣i hỏi chủ quyền và những lời khẳng định hiện nay, kể cả khi phải trả giá cao về mặt ngoại giao”.

    V́ thế, các chuyên gia Trung Quốc đă đồng loạt đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc khuấy động cho t́nh h́nh Biển Đông căng thẳng. Theo họ, Mỹ đă lợi dụng vấn đề này để khai thác phá hoại t́nh hữu nghị giữa Trung Quốc và các láng giềng, tăng cường liên minh với Philippines và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh và duy tŕ vị thế siêu cường của Mỹ trong khu vực.

    Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân ghi rơ : "Các nhà phân tích Trung Quốc đều không tin là các nước nhỏ trong khu vực dám thách thức Trung Quốc trên Biển Đông nếu không có sự can thiệp của Mỹ".

    Tác giả đă trích lời ông Viên Bằng (Yuan Peng), giám đốc của Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ của Học viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc cho rằng, chính sự can dự và hậu thuẫn của Mỹ đă nhào nặn phán đoán về chiến lược cũng như quyết định của các nước trong khu vực, thúc đẩy họ ngày càng quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.

    Xin nói thêm là bà Tôn Vân hiện là một chuyên gia thỉnh giảng tại Trung Tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á, thuộc Viện Brookings ở Mỹ. Bà nguyên là chuyên gia phân tích của Tổ chức phi chính phủ nổi tiếng International Crisis Group, làm việc tại Bắc Kinh trong đề án Đông Bắc Á của tổ chức này.

    Nguồn: Trọng Nghĩa/ RFI

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Ai bôi đen bộ mặt Trung Quốc?


    Trong mấy tháng, hai người Trung Quốc trốn vô trụ sở ngoại giao Mỹ; đưa tới những biến cố bất ngờ. Tháng Hai, phó thị trưởng kiêm giám đốc công an Trùng Khánh lẻn tới ṭa tổng lănh sự Mỹ ở Thành Đô (có lúc ông ta phải cải trang làm một bà già).


    Sau khi hai bên chính phủ dàn xếp với nhau, ông Vương Lập Quân (Wang Lijun) đă đi ra, khi được Hồ Cẩm Đào hứa bảo vệ, khỏi lo bị vợ chồng Bạc Hy Lai giết. Hậu quả là Bạc Hy Lai mất chức, vợ bị bắt v́ t́nh nghi giết người. Ba tháng sau, luật sư khiếm thị Trần Quang Thành (Chen Guangcheng) trốn vô ṭa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh; đúng lúc bà ngoại trưởng và ông bộ trưởng tài chánh Mỹ sắp qua họp Hội nghị Cộng tác Chiến lược với Trung Quốc. Hai chính quyền phải dàn xếp để vụ này giải quyết êm thắm, nhưng đến nay vẫn chưa hết trắc trở.



    Cả hai nhân vật, Vương Lập Quân và Trần Quang Thành đều lo bị ám hại. Họ đều muốn nhờ vào chính quyền Mỹ mong cầu thoát khỏi tay những người nắm toàn quyền ở địa phương. V́ họ không tin tưởng vào hệ thống pháp luật trong chính quốc gia họ sống. Nhưng tại sao lại nhờ nước Mỹ thay v́ một nước nào khác? Bộ Ngoại Giao Trung Quốc yêu cầu Mỹ xin lỗi v́ “can thiệp vào nội bộ” của nước Tàu trong vụ Trần Quang Thành. Nhưng chính quyền Mỹ đâu có mời ông Trần Quang Thành đến? Chính nhà “luật sư chân đất” này đă được bạn bè giúp trốn khỏi ngôi nhà ông ở đang bị phong tỏa, rồi bí mật chạy từ vùng Sơn Đông lên Bắc Kinh, lẻn vào ṭa đại sứ Mỹ.


    Trần Quang Thành, 40 tuổi, vốn là con nhà nông nghèo nàn, bị mù, phải tự học để tiến thân. Ông đă tranh đấu cho những người bị khuyết tật được đối xử b́nh đẳng; và từng được chính quyền khen ngợi về tấm ḷng vị tha của ông. Ông chỉ bị coi là “có tội” khi bắt đầu tranh đấu bền bỉ chống lại việc cưỡng ép các nông dân phải phá thai hay triệt sản, trong hàng chục năm qua. Bị giam lỏng một cách bất hợp pháp, lo gia đ́nh ḿnh không được an toàn, Trần Quang Thành phải t́m kế, trước hết là thoát ra khỏi gọng ḱm của chính quyền làng xă.


    Nhưng tại sao ông ta không “khiếu kiện” lên các cấp chính quyền cao hơn, từ tỉnh đến trung ương? Chắc ông biết là làm như vậy hoàn toàn vô ích; v́ phủ bênh phủ, huyện bênh huyện. Đi vào ṭa đại sứ Mỹ, gây một cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước, đó là cách duy nhất để bảo đảm cả thế giới chú ư đến điều kiện sống an toàn cho gia đ́nh ḿnh. Kinh nghiệm giám đốc công an Vương Lập Quân có thể đưa Trần Quang Thành đến quyết định đó. Nước Mỹ trở thành một chương tŕnh bảo hiểm. Hai người Trung Hoa đă nhờ chính phủ Mỹ đóng vai bảo đảm cho họ được đối xử một cách công bằng.


    Bắc Kinh Nhật Báo (Beijing Daily) tố cáo ông đại sứ Mỹ là người “ngồi uống cà phê và gây rối ren” cho nước Tàu. Họ tố ông đại sứ Mỹ đă sử dụng Trần Quang Thành như một quân cờ để “bôi đen” bộ mặt Trung Quốc! Bộ mặt đó tự nó đă đen rồi, ai c̣n bôi cho đen hơn được nữa? Ông Đại Sứ Gary Locke vốn là người Mỹ gốc Hoa, tổ ba đời đă chạy từ Quảng Đông sang Đài Loan rồi mới sang Mỹ. Cho đến lên năm tuổi, khi đi học ông ta mới bắt đầu nói tiếng Anh. Đại Sứ Locke đă thân hành đưa Trần Quang Thành đến bệnh viện, v́ mấy chỗ gẫy xương trên đường trốn chạy khỏi làng ḿnh. Ông ta tưởng là đă làm xong hai nhiệm vụ: Giữ cho hai nước tiếp tục giao hảo; và tỏ ra chính quyền Mỹ vẫn quan tâm đến quyền làm người, quyền của một người Trung Hoa trong nước họ.


    Nhưng câu chuyện chưa chấm dứt. Locke chắc phải biết hành động của ông cũng đầy rủi ro. Ai có thể bảo đảm chính quyền Sơn Đông tôn trọng các cam kết với người Mỹ của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo? Vụ Tiên Lăng ở Việt Nam cho thấy quyền hành của các lănh chúa địa phương lớn như thế nào. Nếu Bạc Lai Hy c̣n tại chức, liệu Vương Lập Quân có được yên thân hay không? Trong mấy tháng tới, nếu Luật Sư Trần Quang Thành, hay vợ ông gặp tai nạn, th́ Locke sẽ chịu trách nhiệm, đă bị lừa v́ “nhẹ dạ cả tin”. Chính quyền Obama cũng chịu trách nhiệm; một điều rất bất lợi trong một năm bầu cử. Cho nên, khi Trần Quang Thành thấy bà vợ bị đe dọa, ông đổi ư, xin qua Mỹ tị nạn, th́ được chấp nhận ngay. Trần Quang Thành sẽ được đi cùng vợ và hai con, được cấp học bổng tại một đại học, Bộ Ngoại Giao Mỹ có thể lo việc này. Nhưng nếu việc làm giấy tờ xuất ngoại bị Bắc Kinh tŕ hoăn, kéo dài, rồi vợ con của Trần Quang Thành bị tai nạn nào đó, th́ chính phủ Mỹ vẫn mang tiếng đă đặt các quyền lợi kinh tế của nước Mỹ lên trên mối quan tâm về nhân quyền. Hôm qua, ứng cử viên tổng thống Cộng Ḥa Mitt Romney đă bắt đầu tấn công, coi việc đưa ông Trần Quang Thành ra bệnh viện là một thất bại ngoại giao của chính quyền Barack Obama.


    Bắc Kinh cũng điên đầu v́ biến cố Trần Quang Thành. Tin tức về vụ này được truyền bá rộng và bàn tán sôi nổi trong 250 triệu mạng Internet, bao thanh niên bầy viết với ḷng ngưỡng mộ. Khi đội công an kiểm duyệt mạng cấm không cho thông tin nào với tên Trần Quang Thành được chuyển đi, th́ các công dân mạng đă đổi chiến thuật, chỉ gọi là Ông Mù, hay Luật Sư Mù. Công an lại cấm mấy chữ này, công dân mạng lại thay bằng tên A Băng, tức Phạm Băng Băng một ca sĩ khiếm thị nổi tiếng. Công an cấm luôn cái tên ca sĩ, các công dân bèn dùng tên tắt C-Guang-C. Cứ như thế, cuộc chạy đuổi giữa công an và giới trẻ trên mạng kéo dài cả cuối tuần trước, cho đến khi Trần Quang Thành được đưa tới nhà thương. Nhưng công an mạng c̣n cấm tất cả những trao đổi trên mạng có nói đến tên sứ quán Mỹ, hoặc tên người bạn đă giúp Trần Quang Thành trốn từ làng đi, cấm cả việc gọi tên làng của anh, đến cả mă số chuyến bay UA898 cũng bị cấm, v́ đó là chuyến bay của hăng United từng chở nhiều người Trung Quốc đi tị nạn chính trị qua Mỹ! Chỉ một cá nhân Trần Quang Thành đă gây ra bao nhiêu xáo động trên mạng làm cho, không những các công an kiểm duyệt, mà cả chính quyền Trung Quốc phát mệt!


    Chính phủ Trung Quốc không để cho vụ Trần Quang Thành ngăn cản việc hợp tác với Mỹ. Hôm qua ông Timothy Geithner, bộ trưởng tài chánh Mỹ cho biết Bắc Kinh đă chịu nhượng bộ trên vấn đề tỷ giá đồng tiền của họ, một cải tổ mà chính quyền Mỹ vẫn yêu cầu từ hàng chục năm qua. Trung Quốc cũng đồng ư cho phép các công ty Mỹ hùn phần vốn lớn hơn trong các công ty mua bán chứng khoán. Các công ty hợp doanh này cũng được tham dự trong các thị trường lai phiếu (futures), tức là các hợp đồng mua trước các chứng khoán tài chánh, cũng như các nông phẩm, kim loại, vân vân. Nhượng bộ này là một khúc quanh quan trọng, v́ thị trường lai phiếu xưa nay Bắc Kinh vẫn dành riêng cho các công ty tài chánh, phần lớn là quốc doanh, v́ tính chất đầu cơ có thể gây ra nhiều rủi ro.


    Hai biến cố Vương Lập Quân và Trần Quang Thành đặt một câu hỏi cho đảng Cộng Sản Trung Hoa: Họ cai trị hơn một tỷ người dân như thế nào mà, một người thuộc thành phần thống trị, người kia tiêu biểu cho dân bị trị, cả hai phải chạy vào những cơ sở ngoại giao nước ngoài xin giúp bảo vệ sinh mạng và quyền sống tự do của họ? Ai đă bôi đen bộ mặt của nước Trung Hoa nếu không phải là chính chế độ độc tài đảng trị kéo dài hơn nửa thế kỷ?


    Đảng Cộng Sản Trung Quốc lo ngại là tấm gương Trần Quang Thành sẽ thành một ng̣i nổ, khích lệ những người dân khác đứng lên đ̣i tự do; không khác ǵ biến cố Đoàn Văn Vươn ở Việt Nam. Bao nhiêu năm qua, những người dân nghèo cô thế, những thanh niên thất nghiệp, các người tàn tật, vân vân, đă bị gạt ra bên lề xă hội, đứng ngoài cuộc chạy đua làm giàu của các cán bộ và các nhà tư bản đỏ. Một người dám đứng dậy, có thể ngàn vạn người khác vùng lên. Nhất là trong năm nay đảng Cộng Sản sẽ thay đổi lănh đạo; kinh tế bắt đầu phải giảm tốc độ; trong khi nông dân đang phấn khởi v́ thành công trong cuộc đấu tranh chống cường quyền ở làng Ô Khảm.


    Đảng Cộng Sản Trung Quốc đang lâm vào thế bí. Muốn trấn an dân th́ phải cởi trói cho họ, phải thi hành luật pháp công minh. Nhưng cho dân được tự do hơn th́ quyền hành của các cán bộ, đảng viên phải bị giới hạn. Đảng Cộng Sản không thể nào vừa bảo vệ quyền lợi băng đảng, vừa muốn dân chịu ngoan ngoăn khuất phục măi. Những vết nứt rạn đă hiện ra rơ ràng qua hai vụ Vương Lập Quân và Trần Quang Thành. Guồng máy độc quyền chính trị và độc quyền kinh tế của đảng Cộng Sản đang lung lay.


    Ngô Nhân Dụng

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc? Your Message

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Xấp giấy bạc ngoài cánh đồng hoang

    - NgyThanh
    P1




    Trân Quang Thành (Việt Nam)


    Trần Quang Thành, một người dân Hà Nội
    Nghe tới tên Trần Quang Thành, với phản ứng tự nhiên đầu tiên, chúng ta nghĩ ngay rằng nhân vật ấy là người Việt Nam. Điều ấy quả không sai. Trần Quang Thành Việt nam có thật (và câu chuyện của ông ta có khi c̣n đau thương hơn chuyện ông Trần Quang Thành bên Tàu) Ông là một người Việt sinh sống, làm việc và phục vụ chế độ Cộng sản miền Bắc. Để chính xác hơn, chúng ta có thể gọi ông ấy là Việt Cộng, và trở thành nổi tiếng do cách đối xử cạn tàu ráo máng của chính quyền Cộng sản Việt Nam.

    Sinh năm 1941, sau khi tốt nghiệp bậc trung học tại Hà Nội, năm 18 tuổi ông Trần Quang Thành gia nhập ngành truyền thông. Từ 1959 đến năm "ngừng bắn" 1973, ông là phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam. Từ 1974 ông chuyển sang làm phóng viên dặc trách các đề tài thời sự, chính trị, ngoại giao, quân sự cho đài truyền h́nh Việt Nam suốt 22 năm. Trở về từ chiến trường Miên với một chân bị thương tật năm 1982, số phận ông tưởng đă có thể an nhàn, với nhiệm vụ "ngồi mát ăn bát vàng", lo xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo phóng viên cho các đài truyền h́nh địa phương, và chuyên về thủ tục nhập cảng máy móc cho ngành truyền thanh truyền h́nh trực thuộc Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Phát thanh Truyền h́nh Sài G̣n.

    Dưới danh xưng "nhà nước và nhân dân cùng làm, địa phương và trung ương cùng làm," cơ quan của ông Thành cố vấn cho các địa phương tiến hành xây dựng đài, lên danh sách nhập cảng máy móc và phương tiện kỹ thuật để trang bị, nhưng việc xoay sở để có ngoại tệ là việc của địa phương. Trong thực tế, sau khi cơ quan của ông Thành xin được giấy phép rồi, tập đoàn tham nhũng ở "Viện Nghiên cứu" dùng tiền vốn của các đài địa phương để nhập cảng những thiết bị theo nhu cầu tiêu thụ ngoài thị trường. Sau khi máy móc về nước, họ mang ra chợ trời Huỳnh Thúc Kháng bán lại, lấy tiền lời đút túi, c̣n tiền vốn tiếp tục mua sắm thiết bị nữa, cuộc kinh doanh bằng vốn kẻ khác quay ṿng trên tờ giấy phép xây dựng đài truyền h́nh địa phương… Khi ông Thành đặt vấn đề, lănh đạo cơ quan thách thức ông cứ việc phúc tŕnh. Bản báo cáo chi tiết của Trần Quang Thành dẫn đường cho công an mở cuộc điều tra, thu hồi số hàng hóa trị giá gần 30 ngàn đô của thời giá năm 1987, và dẫn đến chỗ cả bản thân ông Thành lẫn người con gái mất việc. Để hợp pháp hóa việc trói tay ông Thành, năm 1988, lănh đạo cơ quan đẩy ông trở về Hà Nội, vẫn trong sổ lương của đài truyền h́nh Việt Nam nhưng ông bị vô hiệu hóa, ngồi chơi xơi nước, và lănh trợ cấp thất nghiệp để sống qua ngày.

    Để thoát cảnh ăn không ngồi rồi, Trần Quang Thành trở lại viết báo, mở đầu là phóng sự "Đường dây buôn bán phụ nữ qua biên giới", phơi bày ra ánh sáng đường dây trải dài từ Hà Nội, Hải Pḥng vào tận Nha Trang, Cần Thơ, Sài G̣n để xuất cảng chui đàn bà con gái Việt Nam qua Mă Lai, Ma Cao và Miên phục vụ thị trường t́nh dục. Sau khi phóng sự được truyền thanh, công an đến gặp để xin ông cung cấp tài liệu cho họ phá án. Lần này, ông Thành không cho. Tác giả bài báo tâm sự: "Tôi không c̣n tin công an. Tôi đă có quá đủ kinh nghiệm sau vụ chống tham nhũng lần trước ở Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Phát thanh Truyền h́nh Sài G̣n rồi. Lần ấy công an cũng yêu cầu tôi cung cấp tài liệu để phá án, nhưng sau khi thủ đắc tài liệu và chứng cớ, công an đă gặp riêng để thông đồng với bọn tham nhũng, và nhận ch́m xuồng vụ án. Kết quả chỉ có hai bố con tôi mất việc".

    Lần này, bị Trần Quang Thành từ chối, công an báo cáo cho Tổng Bí Thư Đỗ Mười; ông Mười cho thư kư xuống truyền lệnh Trần Quang Thành phải cung cấp tài liệu, vào dạo tháng 10/1989. Với tài liệu cụ thể, chỉ trong ṿng 1 tuần, công an Hà Nội "phá" xong vụ trọng án, và kết quả là bọn xă hội đen bắn tin cho biết hoặc sẽ giết, hoặc sẽ làm cho anh nhà báo thân tàn ma dại. Như thế, rơ ràng chính công an đă tiết lộ cho các hung thủ biết người cung cấp tài liệu là Trần Quang Thành.

    Vài tháng sau, trùng hợp với quyết định của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về công tác chống buôn lậu thuốc lá nước ngoài, Trần Quang Thành lại viết phóng sự "Đường dây buôn lậu thuốc lá ngoại bằng đường bưu điện và đường hàng không". Mấy hôm sau, lại cũng Tổng Bí Thư Đỗ Mười cho người xuống ra lệnh cho ông cung cấp tài liệu để phía công an phá án.

    Đúng là công an có "phá" án, nghĩa là thay v́ bắt chính thủ phạm đưa thuốc lá từ Nam ra Bắc là Vinh Lé, Hà Nội lại cho tuyên đọc lệnh bắt Cường Ngọng, thằng bé 16 tuổi con của Vinh Lé, trong khi Vinh Lé đứng đấy xem công an lập biên bản. Trần Quang Thành phản đối. Ngày hôm sau, khi công an ầm ỹ xe pháo tới diễn vở tuồng bắt Vinh Lé, th́ thằng bố đă bỏ trốn từ khuya. Tháng 3/1991, chúng đưa thằng con ra ṭa, và thằng bé vô can bị tuyên án 3 năm tù. Mấy tuần sau, vào một đêm đầu tháng 4 Vinh Lé đă trở về. 12 giờ đêm, công an h́nh sự do trung tá Đỗ Kim Tuyến đột nhập vào nhà để bắt, Vinh Lé xuất chưởng bằng tờ lệnh 'ngưng truy nă' do Nguyễn Đức Nhanh, trung tá trưởng pḥng cảnh sát điều tra xét hỏi kư. Thế là cuộc bắt giữ đă bị vô hiệu hóa. Để biết mạng lưới mafia đang ngang nhiên thao túng bên trong bộ máy chính quyền Việt Nam thế nào, chúng ta chỉ cần biết hiện nay Nguyễn Đức Nhanh là trung tướng Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục An ninh 2 thuộc Bộ Công an Việt Nam kiêm Giám đốc Công an thành phố Hà Nội kiêm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Quận Ba Đ́nh, Cầu Giấy của thủ đô Hà Nội.

    Ngay sau màn công an tép riu đụng đầu lệnh 'ngưng truy nă', kư giả Trần Quang Thành phổ biến bài báo "Ông Nhanh kư nhanh quá!", trong đó tác giả nói huỵch toẹt rằng lực lượng công an chỉ bảo vệ cho bọn tham nhũng chứ không hề bảo vệ cho lực lượng chống tham nhũng. Ba tháng sau, tác giả bài báo mới thấm thía hết hậu quả của ng̣i bút ḿnh. 5g30 sáng 4/07/1991, khi ông Trần Quang Thành đang cởi trần và mặc quần xà lỏn quét sân nhà chuẩn bị cho người con gái bày hàng quán bán bún ốc, riêu cua, một thanh niên trên dưới 20 tuổi ghé vào hỏi "chú ơi cho cháu hỏi nhà báo Trần Quang Thành ở đâu?" Liền sau khi ông Thành trả lời "Là tôi đây", hắn đă hắt nguyên một ca đầy acid vào mặt Trần Quang Thành.

    Lượng acid quá nhiều tạt vào mặt và chảy dài xuống hai cánh tay ông Thành, làm nạn nhân phải đi cấp cứu và trải qua 15 cuộc giải phẫu, rồi nằm điều trị tại bệnh viện trên một năm. Ngày nay, hai cánh tay c̣n đầy những vết sẹo cháy dính da, mắt trái mù, mất cả miệng lẫn mũi, thương tật tới 81%, riêng khuôn mặt bị tàn phá và biến dạng đến độ ghê rợn (xem trong h́nh đăng kèm), mặc dù đă được tái tạo phần nào những chỗ trên khuôn mặt đă bị chất cường toan ăn mất đi. Trong thời gian này, gia đ́nh ông đă gửi đơn lên pḥng cảnh sát điều tra của công an thành phố, để rồi được đội trọng án của công an Hà Nội và đội cảnh sát điều tra công an quận Đống Đa vào bệnh viện thăm hỏi, và báo cho nạn nhân biết "vụ án của bác đă được báo cáo lên bộ rồi. Trung Tướng Phạm Tâm Long, thứ trưởng thường trực Bộ Nội Vụ đă chỉ đạo một ban chuyên án. Sở Công An Hà Nội cũng có một ban chuyên án do ông Vũ Đ́nh Hoành làm trưởng ban. Chúng tôi đến đây để làm nhiệm vụ thu thập bằng chứng". Về sau, ông Thành kể "họ giao hẹn với tôi là tuyệt đối tôi không được cung cấp tư liệu cho các báo. V́ khi các báo đăng vụ của tôi lên, nếu có người vào bệnh viện giết tôi để thủ tiêu chứng cớ th́ phía công an không chịu trách nhiệm". Từ chỗ ông TQT đă im lặng để bảo toàn tính mạng, không một tờ báo nào trong nước biết để loan tin về vụ tạt acid này. Mười bốn tháng sau, đến khi nạn nhân Trần Quang Thành xuất viện, vụ án vẫn ch́m xuồng. Tới tháng 11/1992, tờ Tuần Tin Tức đăng bài "Nỗi Đau Người Mẹ", kể về bà mẹ của Trần Quang Thành, người từ năm 1960 đă từng nhận nuôi 30 đứa trẻ mồ côi, vừa cho đi học chữ vừa học nghề. Sau ba mươi năm đóng góp, người mẹ nay chỉ có một người con trai duy nhất đang lâm cảnh tàn tật không nơi nương tựa. Bài báo lọt vào mắt Đỗ Mười, ông ra lệnh cho Bộ Lao Động Thương Binh Xă Hội và Bộ Nội Vụ 'làm rơ' vụ này. Nghe được tin này, ông Thành đến thẳng công an Hà Nội để hỏi xem về tiến triển vụ án, để được đại tá phó giám đốc công an phụ trách an ninh Phạm Chuyên cho xem toàn bộ sổ họp giao ban ngày ông Thành bị tạt acid 4/07/1991, trong đó hoàn toàn không có bất cứ báo cáo nào về trường hợp ông Thành bị đ̣n thù. Việc bưng bít vụ án ngay từ đầu đă thành công tuyệt diệu. Không tin vào mắt ḿnh, Trần Quang Thành đến hỏi ông Nguyễn Văn T́nh, phó giám đốc công an phụ trách tổ chức lực lượng, ông ta cũng thề rằng ông ta không hề biết ǵ cả. Chưa nản, nạn nhân xin gặp Phạm Tâm Long, thứ trưởng thường trực Bộ Công An. Ông Long cũng nói không biết ǵ hết. Ở chỗ riêng tư, cả hai ông T́nh và Long đều xác nhận với ông Thành nếu như đừng bị bưng bít th́ vụ này chỉ cần nửa tháng hay 10 ngày là tóm được thủ phạm ngay. Tiếp theo, bà trung tá Thủy, Đội trưởng Đội Trinh sát H́nh sự Công an Hà Nội mời nạn nhân đến, và nh́n nhận với ông Thành là trong vụ án này công an Hà Nội "có tiêu cực". Trần Quang Thành, người dân Hà Nội, một bánh xe trong guồng máy cai trị của cộng sản đă rút ra bài học. Ông kết luận: "Tôi phản đối chuyện họ làm ăn gian dối; họ lại thách thức tôi: 'nói thật với bác, đó là cả một bộ máy có bánh xe nhỏ bánh xe to. Bác mà đi ngược bánh xe bác sẽ găy. Kinh nghiệm của bác đấy!'"

    Ngoài bản thân bị tàn phế, hành động chống tham nhũng của Trần Quang Thành c̣n làm con gái ông liên lụy. Cháu thất nghiệp phải đi bươn chải để nuôi một đứa con không cha, nhiều lúc cùng đường phải vào bệnh viện "hiến máu" để nhận được tiền thù lao bồi dưỡng. Rồi một lần đang cho máu th́ người mẹ bị trụy tim và gục. Hôm 12/08/2004, con gái ông Thành đă vĩnh viễn ra đi, bỏ lại cho ông đứa cháu ngoại. Trần Quang Thành t́m tới gơ cửa cả nhà Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, cũng để chỉ nhận được an ủi và lời khuyên suông.

    Gần đây, sau khi trả lời phỏng vấn của các đài VOA và Á châu Tự do, trong đó vạch mặt chế độ thối nát và bất nhân, nhà báo Trần Quang Thành cảm thấy sống trong nước không c̣n an toàn nữa nên phải chọn giải pháp bỏ Hà Nội ra đi. Biết rằng tị nạn chính trị sẽ gây khó khăn cho con cái và thân nhân ở lại, ông Thành đă quyết định xin định cư cùng con trai ở Slovakia (một phần đất trước năm 1993 c̣n là lănh thổ Tiệp Khắc) từ tháng 8/2008.

    Xuất hiện trong cuộc phỏng vấn của đài SBTN hôm 22/06/2011, ông cụ 70 tuổi Trần Quang Thành bật khóc dễ dàng như một đứa bé thơ khi kết thúc câu chuyện thương tâm của chính ḿnh và ngỏ lời cảm ơn đồng bào Việt Nam ở hải ngoại đă quyên góp tiền bạc gửi về giúp ông trang trải trong những lần giải phẫu. Nạn nhân không đưa ra một lời hô hào chính trị nào, nhưng với chỉ một khuôn mặt tàn phá ghê rợn của ông cũng đủ để thế giới thấy bằng chứng tội ác và sự dă man của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam mà Hồ Chí Minh đă cưu mang và sản sinh.

    Gia đ́nh "phản động" ở tỉnh Sơn Đông
    Ngày mồng hai tết Nhâm Th́n, mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền TQ (Chinese Human Rights Defenders, www.CHRDnet.com) báo tin hồi tháng 10/2011 thằng bé 10 tuổi Trần Khắc Duệ, con trai luật sư mù Trần Quang Thành, đă dùng dao cắt trái cây để tự cắt vào tay ḿnh, với hy vọng sau khi nhập viện v́ vết thương, bố mẹ em có thể đến thăm em. Nghe tin con vào nhà thương, người mẹ là Viên Vĩ Tĩnh, vợ anh Trần Quang Thành, t́m mọi cách để đi thăm con, nhưng mỗi lần đi đều bị công an bắt lại, đánh dập, và giam lỏng tại nhà. Đă lâu lắm, từ tháng 9/2008, mẹ con chị không gặp nhau. Trong t́nh trạng chồng chị bị quản thúc tại gia sau khi được phóng thích từ khám đường hồi tháng 9/2010, thằng bé phải sống với ông bà ngoại, và vợ chồng chị liên tiếp bị chính quyền địa phương từ chối đơn xin thăm con.

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Xấp giấy bạc ngoài cánh đồng hoang

    - NgyThanh
    P2





    Trần Quang Thành (Trung quốc)




    Trần Quang Thành sinh ngày 12/11/1971, là một nhà hoạt động nhân quyền tại địa phương Đông Sư Cổ thôn nơi anh cư ngụ thuộc tỉnh ven biển Sơn Đông. Khác với Trần Quang Thành bên Việt Nam v́ chống tham nhũng nên bị đồng chí tạt acid làm mù mắt, mắt Trần Quanh Thành của Sơn Đông mù từ tấm bé, sau một lần bị sốt cấp tính thừa sống thiếu chết. Trong đêm đen dài một đời, Trần Quang Thành mù luôn cả chữ, cho đến 1994 là năm anh ghi tên theo học trường trung học Thanh Đảo dành cho người khiếm thị, và ra trường năm 1998. Tốt nghiệp trung học, anh phải nhờ anh em ruột ḿnh đọc giúp các sách về luật pháp cho anh học nhằm tiết kiệm thời gian. Sau đó, anh ghi danh theo học ở Viện đại học Y khoa Nam Kinh thêm 3 năm, từ 1998 đến 2001, chuyên khoa về châm cứu và tẩm quất. Tốt nghiệp lần này, anh quay về quê cũ và kiếm được một chân lo đấm bóp trong bệnh viện Nghi Nam. Vừa đi làm, vừa tiếp tục trau dồi thêm về luật pháp, đủ tŕnh độ để giúp đỡ dân chúng trong xă ấp khi họ cần. Kiến thức luật pháp thu thập được, anh sử dụng để bênh vực cho quyền lợi phụ nữ và người nghèo khó nên được dân ở đây gọi bằng cái tên "luật sư đi chân đất". Anh nổi tiếng v́ dám dấn thân chống các vụ lạm quyền của chính quyền trong việc áp dụng chính sách "mỗi gia đ́nh chỉ được sinh một con", một chính sách phát sinh bất công, bạo lực và đưa đến quá nhiều vụ cưỡng buộc phá thai.

    Kinh nghiệm mà luật sư họ Trần học được khi tiếp cận chính quyền, là vào lần anh lặn lội về Bắc Kinh hồi 1994 để xin chính phủ xét lại mức thuế mà nhà nước áp đặt lên gia đ́nh anh. Là diện tàn tật, lẽ ra anh phải được miễn thuế và các thứ phụ phí. Từ thành công này, TQT vội tưởng rằng đời là một bài toán dễ, hai với hai nhất thiết sẽ là bốn. Anh tự nguyện đứng ra làm đơn cho những người tàn tật khác không thể đóng nổi thứ sưu cao thuế nặng mà họ phải gồng gánh. Tiến thêm bước nữa, anh tổ chức dân làng tiến hành các chiến dịch chống lại bất công xă hội. Năm 2000, Trần Quang Thành tập hợp người trong xă ấp ḿnh và 78 người địa phương khác, để kư tên tập thể, chống lại một nhà máy giấy xả hóa chất nhuộm bột giấy độc hại ra sông, làm mùa màng bị hủy hoại và các giống thú hoang hiếm quư bị tuyệt chủng.

    Nhưng tới năm 2005 vụ làm tên tuổi anh dậy sóng mới bùng nổ. Lần này, TQT được thế giới biết tới sau khi anh tiến hành một vụ kiện chính quyền thành phố Lâm Nghi về sai phạm của họ trong việc cưỡng bức chính sách "một con". Cán bộ địa phương này đă cưỡng ép trên 7.000 phụ nữ phải triệt sản và phá thai khi thai nhi đă lớn, cận kề ngày sinh, trong khi trên danh nghĩa, luật pháp quốc gia ngăn cấm các biện pháp thất nhân tâm ấy. Trong vụ này, anh nêu đích danh nhiều quan viên đă có hành vi bắt giữ trái phép và tra tấn dă man người thân thích của những đối tượng t́m cách trốn tránh hay chống đối các biện pháp triệt sản và phá thai ấy. Nhân danh các phụ nữ bị xử ức, Trần Quang Thành nạp hồ sơ kiện bộ máy chính quyền thành phố Lâm Nghi, làm dân làng tỏ thái độ công khai đồng t́nh với anh. Anh lại lặn lội về Bắc Kinh để t́m cách đ̣i chính quyền bồi thường cho các phụ nữ đă bị biến thành nạn nhân. Lần này anh trượt vỏ chuối. Đảng và nhà nước gạt hồ sơ, không xử. Phần thưởng dành cho anh là phóng viên tuần báo TIME t́m gặp anh để phỏng vấn, rồi tường thuật nội vụ khiến cả thế giới để mắt vào. Bài báo đă làm Ủy ban Quốc gia về Kế hoạch Dân số và Gia đ́nh TQ phải mở cuộc điều tra vào tháng 8/2005. Qua tháng kế, ủy ban này thông báo một số viên chức cao cấp của Lâm Nghi bị bắt, nhưng chính Thành cũng bị quản thúc tại gia từ tháng 9/2005, sau khi anh không thỏa thuận "làm việc" với chính quyền để băi nại và rút đơn khiếu tố. Đến tháng 10, anh trốn về thủ đô để t́m cách liên lạc với các đầu mối liên lạc tại Bắc Kinh, nhưng đă bị chặn bắt, bị đánh đ̣n, và áp giải về lại địa phương. Họ tố cáo anh nhận tiền bạc của ngoại bang để tiến hành các chiến dịch chống phá đảng và chính phủ trong nước. Với tội danh này, người ta dẫn anh đi khỏi nhà vào tháng 3/2006, và Ủy ban Nhân dân thành phố Lâm Nghi chính thức đọc lệnh bắt giam anh từ tháng 6/2006, và sẽ ra hầu ṭa vào ngày 17/07. Giờ chót, phiên ṭa bị đ́nh hoăn tới 18/08/2006, v́ dân chúng tập trung trước pháp đ́nh để ủng hộ cho TQT. Một ngày trước ṭa khai mạc, công an đă bắt cả 3 luật sư ghi tên biện hộ cho anh. Kế đó, hai người được thả ra sau khi điện thoại di động của họ bị tịch thu. Riêng Hứa Chí Vĩnh, người luật sư của Công ty Dịch vụ Luật pháp Ức Thông nắm vững tường tận nhất chi tiết các vụ cưỡng bức phá thai trong hồ sơ khiếu tố của Trần Quang Thành, đă bị công án giam giữ v́ tội lấy trộm ví của một người đàn ông khác. Ngày xử án, luật sư của anh bị cấm vào ṭa, và anh không được biện hộ thích đáng. Ngày 24/08/2006, sau phiên ṭa chớp nhoáng kéo dài trước sau đúng 120 phút, Trần Quang Thành bị tuyên án 4 năm 3 tháng v́ tội “phá hại tài sản và tổ chức bọn côn đồ để làm gián đoạn giao thông công cọng”. Luật sư Hứa Chí Vĩnh chỉ được thả ra sau khi phiên ṭa kết thúc.

    Vụ án Trần Quang Thành được bà Margaret Beckett, Bộ trưởng Ngoại giao Anh, chọn làm trường hợp điển h́nh của bản báo cáo về nhân quyền của chính phủ năm 2006, để chứng minh chủ trương của nhà cầm quyền TQ thực hành cách tùy tiện áp dụng luật pháp và hiến pháp. Ngày 30/11/2006, ṭa án huyện Nghi Nam y án Trần Quanh Thành, rồi ngày 12/01/2007, Ṭa Ḥa giải Lâm Ấp bác đơn kháng án của anh luật sư mù to gan dám một ḿnh chống đối chính quyền Cộng sản.

    Vào ngày 8/09/2010, sau khi thi hành trọn vẹn bản án, anh được phóng thích, nhưng vẫn c̣n dưới chế độ quản chế, tức bị giam lỏng như các cựu sĩ quan VNCH khi học tập về, tại Đông Sư Cổ thôn nơi anh đăng kư hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên, cả Trần Quang Thành lẫn chị vợ Viên Vĩ Tĩnh đều coi thường công an, và cứ t́m cách liên lạc với thế giới bên ngoài qua băng video hay thư tín. Đáp lễ lại, công an đánh đập cả vợ liền chồng, cũng như tịch thu tài liệu, dụng cụ liên lạc của họ. Nhà nước cũng ưu ái cắt điện, và gắn các tấm sắt lên cửa sổ để phá sóng nhà họ. Việc sách nhiễu của chính quyền nhằm vào gia đ́nh anh TQT, bao trùm cả đứa con trai bị cách ly của họ. Thằng bé Trần Khắc Duệ thoạt đầu bị cấm tới trường, đồ chơi bị công an lập biên bản tịch thu. Sau đó, mỗi lần cháu đi học, có 3 tên công an bám theo như canh giữ một điệp viên; mỗi ngày như mọi ngày, chúng lục soát sách vở và cặp của cháu, xem kỹ từng trang, từng ḍng chữ viết trong các cuốn tập. Tại trường, cháu không được ra khỏi lớp. Về nhà cháu không được ra khỏi cửa. Phần mẹ của anh TQT, một cụ bà tuổi 80, đang bị thấp khớp mản tính, ra đồng làm việc th́ bị công an theo sát từng bước để quấy phá, nằm nhà th́ không được gặp con cháu tới thăm để mang cho bà thuốc men trị bệnh. Có lần một viên chức đảng cặp tay mẹ anh rồi xô bà té ngữa, đầu đập vào khung cửa, chắc đau lắm, nên bà đă bật khóc. Đă thế, công an c̣n mắng TQT rằng v́ anh mà đảng và nhà nước đă tốn kém hết 60 triệu Nhân dân tệ (9 triệu rưỡi đô) để giữ anh mù trong t́nh trạng quản thúc tại gia. Năm ngoái, báo New York Times tường thuật rằng một số đông người ủng hộ và kẻ ngưỡng mộ đă t́m cách chọc thủng hàng rào công an để vào thăm vợ chồng anh luật sư mù, nhưng đă bị đuổi lui. Trong một ít trường hợp, mấy người này c̣n bị đ̣n vọt tả tơi, bị đập đánh tàn bạo, bị trấn lột không thương tiếc bởi công an - những người có súng. Vẫn c̣n những kẻ khác nóng ḷng muốn tới tận nơi để chia sẻ với người luật sư tật nguyền, trong số đó có các kư giả, các nhà ngoại giao châu Âu, luật sư và trí thức. Hồi tháng 11/2011, dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith đă t́m cách tới thăm chính thức, nhưng giấy xin phép của ông bị từ chối. Bà Clinton, Ngoại trưởng Mỹ, mô tả rằng chính phủ Mỹ đang báo động v́ chính phủ TQ kéo dài việc giam cầm một người đấu tranh ôn ḥa; bà kêu gọi Bắc Kinh mở một lộ tŕnh đối xử với dân khác hơn. Các tổ chức hoạt động nhân quyền mô tả t́nh trạng quản chế của Trần Quang Thành là "phi pháp", và kêu gọi nhà chức trách trả tự do cho anh. Các người ủng hộ anh không ngớt mở các chiến dịch trên mạng để hỗ trợ anh. Vào tháng 11/2011, Christian Bale cùng đi với một toán kư giả của đài CNN tới t́m gặp TQT nhưng v́ đám công an không coi xi-nê nên tài tử lừng danh người Anh đă bị đấm, đá, bị xô đẩy thô bạo, đúng bài bản kiểu công an cộng sản. Đoạn băng video ghi lại chuyến đi này đă cho khán giả thấy Bale và các kư giả truyền h́nh Mỹ bị ném đá, rồi một chiếc minivan đă rượt đuổi theo xe của họ suốt 40 phút mới thôi. Bale lên tiếng sau đó rằng anh t́m đến chỉ với một mục đích tỏ t́nh đoàn kết với một trong những nhà hoạt động cho nhân quyền mà anh hằng ủng hộ mục đích, và đến, anh chỉ mong muốn được gặp gỡ và bắt tay để nói với TQT rằng việc làm của con người khuyết tật ấy đánh động suy tư của người diễn viên tới mức độ thế nào.

    Sau khi các tổ chức nhân quyền công bố t́nh trạng giam lỏng của vợ chồng anh hôm 9/12/2011, cả vợ lẩn chồng đă bị kẻ lạ mặt xông vào đánh nhừ đ̣n. Tin tức vụ đánh đập này lọt ra ngoài nước, làm Bộ Ngoại giao Mỹ, Bộ Ngoại giao Anh, Tổ chức Theo dơi Nhân quyền Quốc tế, Tổ chức Ân xá Quốc tế phải lên tiếng, kêu gọi nhà chức trách TQ phải thực sự phóng thích anh, và gọi anh là "tù nhân lương tâm". Trần Quang Thành là người trúng giải thưởng Ḥa B́nh Ramon Magsaysay năm 2007 của Phi Luật Tân - giải thưởng được coi là Nobel của châu Á. Ngoài ra, tạp chí TIME của Mỹ ghi tên anh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng trên thế giới nhất năm 2006.

    Trèo tường
    Ngày 22/04/2012 vừa qua, chờ đến khi bóng đêm phủ xuống xóm làng, Trần Quang Thành đă trèo bức tường do nhà nước dựng lên bao vây quanh nhà anh. Ra ngoài, như con mèo, anh nhẹ nhàng len lỏi khỏi nhiều trạm canh bủa chặt quanh căn hộ dùng làm tù ngục giam giữ anh. Là một người mù, giờ giấc nào trong ngày cũng là đêm đối với anh; ban ngày hay ban đêm chẳng có ǵ khác biệt.

    Bạn anh, nhà hoạt động dân chủ Hồ Giai, kể rằng Trần Quang Thành đă quyết tâm vượt ngục từ lâu, và đă thai nghén trong đầu ư nghĩ đào hầm để trốn, nhưng đă thất bại. Trong vài tuần trước lần tẩu thoát sau cùng này, TQT đă không hề ló mặt ra khỏi nhà lúc ban ngày, để tạo cho công an ấn tượng rằng anh đang bị bệnh nằm bẹp gí trên giường. Giữ liên lạc với mạng lưới hoạt động của những nhà tranh đấu nhân quyền qua một điện thoại di động chuyển chui vào trước đó, anh đă được hướng dẫn từng nước bước, từng đường đi, vượt qua đỉnh bức tường chắn quanh nhà, và xuyên qua các các trạm canh dày đặc như mắc cữi. Mặc dù anh chẳng c̣n xa lạ ǵ với khung cảnh và địa h́nh làng xóm với không biết bao nhiêu lần tới lui từ thuả bé, nhưng cuộc chạy trốn của một người mù trong đêm hôm khuya khoắt cũng chẳng thể giống như cuộc vượt ngục của một người với hai con mắt lành lặn như chúng ta. Nh́n đường và định hướng bằng hai lỗ tai, anh đă té ngửa té sấp không ít hơn 200 lần. Hai mươi tiếng đồng hồ sau khi rời nhà, anh đă t́m đến được vị trí qui ước trước, nơi Hà Bội Dung, một phụ nữ làm nghề "bán cháo phổi" vừa là nhà hoạt động dân chủ bí mật, đang chờ ở đó. Với cô giáo Hà Bội Dung làm tài xế, anh đă được một dây chuyền của những nhà hoạt động dân chủ vận chuyển chui đến thủ đô, để mất thêm mấy ngày sắp xếp bố trí nữa, trước khi anh lọt vào đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh. Sau khi anh biến mất khỏi căn hộ tù ngục của ḿnh ở Sơn Đông, nhiều thân nhân và một số anh chị em trong dây chuyền những nhà hoạt động dân chủ TQ đă bị công an bắt, hoặc đă mất tích. Ngày 27/04, Hồ Giai cho hay TQT đă được phép lánh nạn bên trong sứ quán Mỹ, nhưng khi báo chí quốc tế hỏi, sứ quán không xác nhận, cũng chẳng phủ nhận. Tin tức tiếp tục lan truyền ra, là Trần Quang Thành không t́m cách rời lănh thổ TQ, nhưng hy vọng sẽ có thể mặc cả với chính phủ, để tiếp tục sống như một công dân b́nh thường, ở trong nước.

    Tờ New York Times mô tả rằng sứ quán Mỹ chứa chấp Trần Quang Thành sau khi đă chỉ thị lănh sự quán Thành Đô từ chối cho trưởng công an thành phố Trùng Khánh tị nạn trong vụ Bạc Hy Lai, đă tự gánh vào thân "một t́nh trạng ngoại giao khó xử" đúng thời điểm mà Hoa Kỳ đang t́m cách cải thiện quan hệ với TQ, nhằm được TQ hậu thuẩn trong các tiến tŕnh ngoại giao khác với Iran, Sudan, Syria và Bắc Hàn. Đă thế, ứng cử viên đảng Cộng Ḥa ông Mitt Romney c̣n t́m cách dồn Barack Obama vào chân tường, bằng cách kêu gọi đương kim tổng thống phải làm bất cứ điều ǵ có thể để bảo vệ cho Trần Quang Thành không bị trả về t́nh trạng bị bắt giam, như đă quay lưng với Vương Lập Quân. Chỉ c̣n mấy bữa nữa là ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đáp xuống Bắc Kinh để dự họp Hội nghị Cao cấp Thường niên về Chiến lược và Kinh tế với TQ. Nhưng chuyện không thể chờ. Ngày 29/04, ông Kurt M. Campbell, phó ngoại trưởng được gởi tới trước để dàn xếp vụ Trần Quang Thành có mặt bên trong sứ quán Mỹ, đúng lúc người luật sư khiếm thị cho phát trên trang YouTube đoạn băng anh xuất hiện trong một căn pḥng tăm tối ở một địa điểm bí mật, nhấn mạnh mối lo rằng chính phủ sẽ tiến hành các biện pháp trù dập và trả thù thẳng tay nhắm vào người thân thích của anh, đồng thời anh đưa ra 3 yêu cầu với Thủ tướng Ôn Gia Bảo: 1) những viên chức chính quyền địa phương từng hà hiếp gia đ́nh anh phải được đem ra ṭa xử; 2) an ninh của gia đ́nh anh phải được bảo đảm; và 3) chính phủ TQ phải xét xử các vụ tham nhũng đúng theo qui định của luật pháp. Trần Quang Thành đă nêu đích danh tên tuổi nhiều viên chức hành chánh và công an địa phương đă đích thân đánh dập anh và chị vợ, cũng như biến cuộc sống của đứa trẻ con anh thành một cuộc đọa đày. Anh nói rơ ràng từng chữ: "mặc dù hiện nay tôi đang tự do, tôi vẫn hết sức lo âu cho gia đ́nh tôi: mẹ tôi, vợ tôi, con tôi c̣n trong tay bọn chúng. Chúng đă làm khổ đau những người này từ rất lâu rồi và nay chúng sẽ không từ bỏ màn trả thù điên cuồng nhắm vào họ v́ sự ra đi của tôi. Màn trả thù này có thể tới mức vượt ra ngoài sự tự chế". Bản cáo trạng của người mù tiếp tục: "T́nh h́nh thực tế ấy đă quá vô nhân đạo, chính nó bôi bác h́nh ảnh của Đảng Cộng sản. Ví dụ có bữa chúng xông bừa vào nhà tôi, hàng chục người đàn ông cùng đánh đá vợ tôi trong nhiều tiếng đồng hồ. Phần kẻ tật nguyền như tôi, chúng cũng không từ nan việc dùng đ̣n thô bạo". Trần Quang Thành đă nêu ra tên tuổi một đảng viên CS điển h́nh cho những đảng viên khác. Đó là một hung thần có tên Trương Kiện, phó bí thư huyện ủy đặc trách dịch vụ luật pháp của địa phương mà TQT bị giam lỏng. "Ông này công khai tuyên bố nhiều lần rằng đừng nghĩ tới chuyện pháp luật, đừng mơ tới thông lệ, đừng tưởng tới thủ tục, đừng nói tới hiến pháp". Không thể nào rơ ràng hơn: trong các nước cộng sản, đảng viên là cha mẹ dân, là luật pháp, là hiến pháp; đảng viên là ông trời.

    Trong khi đó, có tin anh ruột TQT và con trai ông ta, cũng như cha con người anh thúc bá của Thành, đă bị công an xă Đông Sư Cổ bắt, v́ tội tiếp tay cho Trần Quang Thành trốn thoát. Tổ chức Ân xá Quốc tế lại kêu gọi chính quyền Bắc Kinh bảo đảm an toàn cho TQT, cho gia đ́nh anh, và bạn bè anh, những kẻ đă giúp anh vượt trốn, họ viết: "Đây là thời điểm để tấn tuồng nhơ nhuốc này kết thúc". Trong ṿng 24 giờ, tất cả những trang mạng nhận được ba chữ tắt "TQT" hay "luật sư mù" đều bị ngăn cản. Cho tới khi ông phó ngoại trưởng Mỹ đến, nhà nước TQ hoàn toàn tịnh khẩu về chuyện vượt ngục của người mù, c̣n báo Mỹ nói cuộc vượt thoát thành công làm rúng động tâm can các nhà hoạt động dân chủ trong nước.

    Người trong âm thầm
    Cũng như khi bà tới thủ đô Miến Điện để gặp người cựu tù Aung San Suu Kyi, mọi chuyện đă vỡ ra và lắng xuống, sau khi ngoại trưởng Mỹ Clinton đặt chân tới Bắc Kinh, những cuộc dàn xếp ngoạn mục và các thỏa thuận chóng vánh đă xẩy ra. Bước một, Trần Quang Thành được Mỹ công khai bảo đảm an ninh. Đích thân đại sứ Hoa Kỳ tại TQ ông Gary Locke hộ tống TQT tới bệnh viện Triều Dương để khám và chữa trị vết thương ở chân. Bước hai, ông Lưu Vi Dân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TQ tuyên bố nếu TQT muốn xin xuất cảnh đi du học, nhà nước sẽ cho đi, như cho bất cứ công dân nào khác. Giáo sư Jerome Cohen, người đang cố vấn cho TQT và là kẻ trung gian xin học bổng cho người luật sư mù cho rằng du học là giải pháp trọn vẹn nhất cho cả phía hai chính phủ Mỹ và TQ, cũng như cho cả gia đ́nh Trần Quang Thành. Nhưng trong khi thủ tục du học chưa bắt đầu, th́ Viện đại học New York đă ngỏ lời mời Trần Quang Thành đến với tư cách là giảng sư văng lai.

    Câu chuyện về ông Trần Quang Thành gốc Sơn Đông sắp chấm dứt bằng cuộc sống tạm dung như người Việt chúng ta sau khi cộng sản miền bắc chiếm miền nam. C̣n người phụ nữ đóng vai tṛ kín đáo nhất và liều lĩnh nhất trong cuộc vượt thoát từ Đông Sư Cổ thôn? Nữ giáo viên Hà Bội Dung đă bị công an bắt tại nhà cô ở thủ phủ Nam Kinh của tỉnh Giang Tô.

    Đối với công dân mạng, họ biết tới cô bằng tên tiếng Anh là Pearl mà đài BBC giới thiệu khi phỏng vấn cô. Cô đă được công an thả ra hôm thứ Sáu ngày 4/05, sau khi có những can thiệp của các nhà ngoại giao cao cấp trên thế giới, với chính phủ Bắc Kinh. Trong những cuộc xuống đường của những người hậu thuẩn cho Trần Quang Thành những ngày dầu sôi lửa bỏng vừa qua, người ta mang theo cả h́nh của Hà Bội Dung. Cô cho BBC biết là công an đă bắt cóc cô và giam giữ suốt một tuần trong khách sạn và đă đối xử tử tế, thay v́ bị đánh đập hay tù tội như những chuyến trước. Được hỏi về hành tŕnh vượt thoát của TQT mà cô là tài xế, Hà Bội Dung tránh né nói về thành tích của ḿnh. Đơn giản, cô nói câu chuyện của anh TQT có những điểm giống như cuộc vượt ngục trong phim The Shawshank Redemption, trong đó người lăo tù quản thủ thư viện để lại câu nói "Có những con chim không thể chịu cảnh cá chậu chim lồng".

    "Sự cứu rỗi đến từ nhà lao Shawshank" là một cuốn phim hay, và thú vị, lại do hai tài tử gạo cội Tim Robbins và Morgan Freeman đóng, nên xứng đáng được một nữ lưu như Hà Bội Dung nhắc tới. Câu chuyện kể về anh nhân viên ngân hàng Andy Dufresne đi tù năm 1947 v́ tội bắn chết vợ và t́nh nhân của vợ khi hai người bị bắt quả tang đang ăn vụng. Trong nhà giam Shawshank, anh bị các phạm nhân hăm hiếp, bị đ̣n bầm dập v́ chống trả, và bị mọi người cười vào mũi v́ "trong tù ai cũng tự nhận là ḿnh vô tội". Cũng trong tù, anh khám phá ra anh phải vào tù mới học được cách trở thành tội phạm. Với vốn liếng kiến thức và khéo tay, tính toán giỏi, anh tạo ra một nhân vật ma tên Randall Stephens để giúp chúa ngục Norton giấu tiền, trốn thuế, và tàng trữ tiền tham nhũng bằng cách cho tù đi làm bên ngoài để kiếm lợi, cũng như tất cả tiền do Andy viết thư xin xỏ được nhằm mở rộng thư viện nhà tù mà hắn cất giữ giùm. 18 năm sau, một người tù trẻ tên Tommy xộ khám. Hắn kể lại lời một tên tù khác nói với hắn là đă giết chết một phụ nữ với nhân t́nh của bà, làm ông chồng bị đi tù oan. Mẩu tin này tới tai chúa ngục, hắn ra lệnh giết Tommy để khỏi mất Andy; Andy mà lọt ra ngoài th́ mọi manh mối tiền bạc của chúa ngục bị lộ tẩy hết. Nhưng Andy đă vượt ngục, một cách êm thắm, qua cái lỗ anh chàng đục xuyên bức tường dày, bằng cái búa để khắc chạm đá, lấy vữa hồ và đá nghiền nhỏ cho vào túi, rồi thả xuống sân trong lúc đi dạo, mỗi ngày một chút xíu bụi cát như các bà nội trợ nêm gia vị vào thức ăn. 19 năm liên tục và lầm ĺ, Andy đă mở xong cánh cửa tự do cho ḿnh. Một đêm mưa gió sấm sét dữ dằn, Andy ḅ qua lỗ tường, ra đến chỗ ống cống dẫn nước thải từ các hố xí của khám đường. Chờ mỗi lần sấm chớp ầm ầm, Andy dùng đá đập một cú thật mạnh vào thành ống cống, rồi nhẫn nha chờ tiếng sấm kế tiếp. Ông cống vỡ ra, Andy chui vào, các chất thải của con người làm anh chàng muốn lộn mữa. Nhưng anh cắn chặt răng, để đổi lấy tự do. Sáng hôm sau, mặc bồ áo quần sang trọng của chúa ngục, mang luôn cả đôi giày bóng lộn của hắn, anh ung dung vào các ngân hàng với căn cước của Randall Stephens, để đóng hết các tài khoản tiết kiệm và rút thành tiền mặt. Anh cũng gởi tới ṭa soạn báo Portland Daily Bugle tất cả chứng cớ tội ác của chúa ngục. Cảnh sát tới bắt, nhưng hắn đă tự xử bằng một viên bắn vào đầu.

    Có lẽ điểm cảm động nhất là phần mà Red được ra tù, tuyệt vọng với cuộc sống bên ngoài, nên thử dấn thân đi t́m bạn. Hắn t́m tới một nông trại ở Buxton thuộc tiểu bang Maine, nơi có lần Andy kể rất chi li về một cây sồi nằm chơ vơ ở cuối bức tường đá mà anh với vợ chưa cưới có kỷ niệm với nhau. T́m tới đúng chỗ hẹn, hắn t́m thấy một xấp giấy bạc giữa cánh đồng hoang, cạnh một tờ giấy ghi rằng Andy đang cần một người để tiếp tay vào một dự án lớn, và các chỉ dẫn cách đi t́m Andy, ở thành phố biển Zihuatanejo bên Mễ, nằm trên bờ tây quay ra Thái B́nh Dương. Phim kết ở chỗ hai bạn tù gặp nhau. Dự án lớn chỉ là việc tiêu dùng số tiền 370 ngàn Andy lấy ra. Phần Red vi phạm lệnh "quản chế". C̣n Andy là tên tù vượt ngục sau khi bị giam giữ 19 năm do tội sát nhân mà anh là kẻ vô can.

    Rất tiếc, tôi chưa bắt liên lạc được, để hỏi Hà Bội Dung rằng cô muốn ví Trần Quang Thành với nhân vật nào trong phim: Red, Andy hay ông già Brooks - người được trả tự do rồi tự treo cổ v́ buồn chán?

    NgyThanh

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?Biển Đông: Hạm đội Nam Hải, QK Quảng Châu báo động chiến đấu?


    Trên thực tế, khi t́nh h́nh biển Đông "căng như dây đàn" trong suốt một tháng qua, bất cứ một phán đoán nhầm hay một âm mưu nào của các bên về giải pháp quân sự đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khu vực, thậm chí có thể thay đổi hẳn cục diện hiện nay.

    Thông tấn xă Đài Loan CNA ngày 10/5 đưa tin, rất nhiều trang mạng của Trung Quốc đang loan tin do những căng thẳng trên biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines đang ngày càng leo thang, Trung Quốc đă báo động trạng thái sẵn sàng chiến đấu cấp 2 (trong 4 cấp báo động) đối với hạm đội Nam Hải và quân khu Quảng Châu.


    Tàu chiến hạm đội Nam Hải (h́nh minh họa). Trong khi căng thẳng diễn ra trên băi Scarborough, đơn vị này đă tổ chức 2 cánh quân diễn tập tạo thế "gọng ḱm" đe dọa Philippiness

    Theo những thông tin đang lan truyền trên các trang mạng Trung Quốc, lệnh báo động được đưa ra vào sáng sớm ngày 10/5, ngoài ra quân khu Nam Kinh, binh chủng Tên lửa chiến lược (Pháo binh 2), quân đoàn dù 15 được báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 3.

    Trong bản tin điểm t́nh h́nh tranh chấp Scarborough ngày 11/5 của Tân Hoa Xă với tiêu đề: "Philippines xúi giục dân chúng biểu t́nh chống Trung Quốc, hậu quả nghiêm trọng", Tân Hoa Xă điểm các thông tin b́nh luận của các hăng thông tấn, các tờ báo lớn, trong đó có thông tin trên từ CNA.



    Tuy nhiên, QQ News, một tờ báo mạng được rất nhiều người dân Trung Quốc theo dơi khi đưa lại bản tin trên của Tân Hoa Xă đă giật tít: "Philippines kích hoạt phản ứng của Trung Quốc, có tin hạm đội Nam Hải báo động chiến đấu cấp 2" khiến cộng đồng mạng xôn xao như xung đột sắp xảy ra đến nơi.

    Đến cuối ngày hôm qua, 11/5 cục Tin tức Bộ Quốc pḥng Trung Quốc mới đăng một vài ḍng ngắn ngủi trên website của ḿnh, thông tin báo động quân khu Quảng Châu và hạm đội Nam Hải là không đúng.



    Website bộ Quốc pḥng Trung Quốc có 2 ḍng ngắn ngủi phủ nhận thông tin báo động hạm đội Nam Hải, quân khu Quảng Châu, binh chủng Tên lửa chiến lược và quân khu Nam Kinh (cuối ngày 11/5)

    Trên thực tế, khi t́nh h́nh biển Đông "căng như dây đàn" trong suốt một tháng qua, bất cứ một phán đoán nhầm hay một âm mưu nào của các bên về giải pháp quân sự đều sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khu vực, thậm chí có thể thay đổi hẳn cục diện hiện nay.

    Việc quân đội Trung Quốc có báo động sẵn sàng chiến đấu đối với hạm đội Nam Hải, quân khu Quảng Châu và các lực lượng khác cũng là điều hết sức b́nh thường, dễ hiểu, các quốc gia khác đang có tranh chấp tại biển Đông cũng vậy.



    Đúng lúc biển Đông đang căng thẳng, quân đội Nhật Bản phát hiện ra 5 tàu chiến hiện đại nhất hạm đội Nam Hải "lặng lẽ" ṿng qua eo biển Okinawa tiến về phía Philippines, trong khi một cánh quân khác của hạm đội này diễn tập tác chiến đổ bộ ở một vùng biển khác gần Philippines

    Khi t́nh huống căng thẳng có thể xảy ra xung đột bất cứ lúc nào mà lực lượng quân sự vẫn "b́nh thường" mới là điều lạ. Chỉ có điều, kế hoạch tác chiến của Trung Quốc (và các bên liên quan) thế nào, đó mới là bí mật quân sự khiến các nhà phân tích đối phương đau đầu.

    Trong một động thái khác có liên quan, bản tin sáng của đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc CCTV 13 đưa tin chính phủ Philippines xúi giục dân chúng biểu t́nh chống Trung Quốc, thậm chí ai đi biểu t́nh sẽ được chính quyền Philippines phát cho 300 peso.


    Cách đưa tin của CCTV 13 về biển Đông khiến khán giả Trung Quốc có cái nh́n méo mó về sự việc

    Philippines đă lên tiếng bác bỏ thông tin này, đồng thời nhấn mạnh: Việc dân chúng Philippines biểu t́nh phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc là quyền hiến định của người dân, chính phủ nước này không tiện can thiệp, chỉ yêu cầu biểu t́nh phản đối phải diễn ra trong hoà b́nh.

    theo gd

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Bắc Kinh đuối lư khi đ̣i chủ quyền ở Biển Đông.




    Theo một công tŕnh nghiên cứu vừa được Mỹ công bố, chính giới nghiên cứu Trung Quốc thấy rằng lập luận của Bắc Kinh về chủ quyền tại Biển Đông không thể đứng vững.

    Chính quyền Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng họ có chủ quyền “không thể chối căi” trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Thế nhưng, Bắc Kinh luôn luôn bác bỏ các đề nghị đưa tranh chấp ra trước ṭa án quốc tế hoặc mở đàm phán đa phương về vấn đề này.

    Trong một công tŕnh nghiên cứu vừa được một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố, sở dĩ chính quyền Trung Quốc có lập trường như trên, đó là v́ chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc đă thấy rằng lập luận của Bắc Kinh không thể đứng vững dưới lăng kính của luật pháp quốc tế.

    Ngày 03/05/2012 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu về một nền An ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security CNAS), trụ sở tại Hoa Kỳ, đă công bố đồng thời ba bài nghiên cứu của họ về các điểm nóng tại hai vùng biển Hoa Đông và Nam Hải (tức Biển Đông).

    Đáng chú ư nhất là bài của nữ chuyên gia Tôn Vân (Sun Yun) mang tựa đề: Nghiên cứu Nam Hải: Quan điểm Trung Quốc (Studying the South China Sea: The Chinese Perspective), nêu bật kết quả nghiên cứu của bốn định chế nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc hiện nay về Biển Đông.

    Trong bài viết dài 10 trang, bà Tôn Vân đă nêu bật kết luận của một chuyên gia phân tích của chính phủ Trung Quốc, sau khi điểm lại các kết quả nghiên cứu của các định chế được giao phó trách nhiệm đề xuất ư kiến với Nhà nước về chính sách thích hợp cho Biển Đông, nhằm đối phó với Hoa Kỳ và với các quốc gia khác trong khu vực.


    Bắc Kinh đang dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp nhiều quốc gia ở biển Đông

    Kết luận đó rất rơ ràng: Nếu tôn trọng đầy đủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Bắc Kinh sẽ phải từ bỏ tấm bản đồ chín đường gián đoạn cũng như “chủ quyền lịch sử" của họ tại vùng biển đang có tranh chấp.

    Mặt khác, nếu được tiến hành, các cuộc đàm phán đa phương về tranh chấp chủ quyền trên các ḥn đảo, băi đá hay rạn san hô ở Biển Đông “hầu như sẽ dẫn tới kết quả là Trung Quốc sẽ bị mất đi ít ra là một phần” các vùng biển và lănh thổ mà họ đ̣i hỏi chủ quyền.

    Có điều, theo bà Tôn Vân, những lời thừa nhận kể trên của giới nghiên cứu đă được giữ kín hoàn toàn, không hề tiết lộ ra cho công chúng biết.

    Đối với bà Tôn Vân, trong cộng đồng nghiên cứu chính sách tại Trung Quốc, có một sự công nhận khá rộng răi là chính sách Biển Đông căn cứ vào tấm bản đồ ‘h́nh lưỡi ḅ’ sẽ tạo ra nhiều vấn đề, tương tự như chủ trương thương thuyết song phương về những tranh chấp mà bản chất là đa phương, hay là việc áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.

    Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân nhận định: “Bắc Kinh không thể cho phép xảy ra t́nh trạng tựa như là lănh thổ của ḿnh rơi vào tay ngoại bang. Do đó, giữa cử tọa ngoại quốc và dư luận trong nước, họ đă quyết định bám víu vào những đ̣i hỏi chủ quyền và những lời khẳng định hiện nay, kể cả khi phải trả giá cao về mặt ngoại giao”.

    V́ thế, các chuyên gia Trung Quốc đă đồng loạt đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc khuấy động cho t́nh h́nh Biển Đông căng thẳng. Theo họ, Mỹ đă lợi dụng vấn đề này để khai thác phá hoại t́nh hữu nghị giữa Trung Quốc và các láng giềng, tăng cường liên minh với Philippines và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh và duy tŕ vị thế siêu cường của Mỹ trong khu vực.



    Các nhà phân tích Trung Quốc đều không tin là các nước nhỏ trong khu vực dám thách thức Trung Quốc trên Biển Đông nếu không có sự can thiệp của Mỹ?

    Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân ghi rơ: ‘Các nhà phân tích Trung Quốc đều không tin là các nước nhỏ trong khu vực dám thách thức Trung Quốc trên Biển Đông nếu không có sự can thiệp của Mỹ’.

    Tác giả đă trích lời ông Viên Bằng (Yuan Peng), Giám đốc của Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ của Học viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc cho rằng, chính sự can dự và hậu thuẫn của Mỹ đă nhào nặn phán đoán về chiến lược cũng như quyết định của các nước trong khu vực, thúc đẩy họ ngày càng quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.

    Xin nói thêm là bà Tôn Vân hiện là một chuyên gia thỉnh giảng tại Trung Tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á, thuộc Viện Brookings ở Mỹ. Bà nguyên là chuyên gia phân tích của Tổ chức phi chính phủ nổi tiếng International Crisis Group, làm việc tại Bắc Kinh trong đề án Đông Bắc Á của tổ chức này.

    Sun Yun - Studying the South China Sea: The Chinese Perspective, opensourcesinfo.org, viet.Rfi.fr

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Trung Quốc sẽ mắc cạn ngay trên Biển Đông?



    Trung Quốc đang rất kiên quyết thực hiện ư định trấn áp Philippines, trong khi đó quốc gia thân Mỹ này cũng không vừa, họ tuyên bố sẽ giáng trả thích đáng nếu Trung Quốc “ỷ lớn hiếp nhỏ”...

    Trung Quốc lấy thịt đè người

    Theo những thông tin mới nhất, hiện Trung Quốc đă cử tới 35 tàu đến vùng biển tranh chấp xung quanh băi đá cạn Scarborough, trong đó có 3 tàu hải giám hiện đại nhất của nước này.

    Các tàu của Trung Quốc không chỉ ngăn cản ngư dân Philippines đi vào ngư trường truyền thống của họ ở gần khu vực băi đá cạn tranh chấp, mà c̣n cố t́nh đe dọa bằng cách chiếu đèn pha cực mạnh và phun nước vào các tàu cá Philippines, gây tâm lư hoảng sợ và ức chế cho các ngư dân.

    Ở chiều ngược lại Philippines chỉ có 6 tầu tại vùng tranh chấp này, nếu so sánh tương quan lực lượng th́ rơ ràng Trung Quốc đang chiếm ưu thế, và họ sẽ dễ dàng thổi bay Philippines ra khỏi vùng biển của chính ḿnh.

    Trải qua 5 tuần căng thẳng, nhiều chuyên gia phân tích nhận định rằng: Trung Quốc thực sự đă chuẩn bị trước cho một kịch bản trên biển Đông theo kiểu “vết dầu loang”, ban đầu là những hành động gây hấn, lấn chiếm; sau đó là dọa nạt, xua đổi; và khả năng xấu nhất cũng đang được Trung Quốc chuẩn bị khi quân đội Nhật Bản phát hiện ra 5 tàu chiến hiện đại nhất hạm đội Nam Hải “lặng lẽ” ṿng qua eo biển Okinawa tiến về phía Philippines, trong khi một cánh quân khác của hạm đội này diễn tập tác chiến đổ bộ ở một vùng biển khác gần Philippines.

    Trên mặt trận ngoại giao, Trung Quốc cũng đă ít nhất 3 lần cho triệu quan chức ngoại giao Philippines tại Bắc Kinh để phản đối việc Manila tuyên bố chủ quyền đối với Scarborough và tố cáo quốc gia này cố t́nh “chây ỳ” khiến t́nh h́nh trong khu vực thêm căng thẳng, mặc dù theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển th́ vùng biển tranh chấp này thuộc hải phận Philippines.

    Ở một động thái khác Trung Quốc cũng đang xem xét việc hạn chế quan hệ kinh tế với Philippines, dấu hiệu đầu tiên đó là Trung Quốc đă yêu cầu các công ty lữ hành tạm dừng khai thác các tour du lịch tới Philippines. Bởi các công dân Trung Quốc không nên đến Philippines lúc này để tránh trào lưu chống Trung Quốc đang tăng mạnh.


    Liệu rằng một cuộc chiến sẽ nổ ra trên biển Đông?

    Cá lớn Trung Quốc sẽ mắc cạn trên biển Đông?

    Có thể Trung Quốc muốn sử dụng vũ lực trong giải quyết vấn đề băi đá cạn Scarborough, nhưng để thực hiện được mưu đồ này sẽ không thực sự dễ dàng, bởi Philippines sẽ không đứng nh́n Trung Quốc “cướp” đi các lợi ích của ḿnh trên biển Đông.

    Về lư thuyết nếu xảy ra xung đột th́ cuộc chiến mà Philippines phát động sẽ được xem là “chính nghĩa” qua đó sẽ giành được nhiều sự ủng hộ từ dư luận quốc tế.

    Wasington sẽ không bỏ rơi Manila, đó gần như là điều chắc chắn, bởi Mỹ đă công khai tuyên bố bốn lần rằng, họ sẽ tuân thủ Hiệp ước pḥng thủ chung 1951 quy định, quân đội Mỹ sẽ giúp bảo vệ Philippines nếu nước này bị tấn công.

    Bản thân Chính phủ Hoa Kỳ cũng khẳng định rằng: “Mỹ coi Biển Đông là một phần của khu vực Thái B́nh Dương, và Mỹ sẽ không để cho bất kỳ lợi ích quốc gia hay lợi ích của các nước đồng minh bị ảnh hưởng”.

    Để tăng thêm uy lực cho lời cam kết của ḿnh, Mỹ đă tiến hành thực hiện đưa tầu tuần duyên tàng h́nh (LCS) đến Singpore. Đây là thế hệ tàu chiến hoàn toàn mới, có khả năng đạt tốc độ trên 70km/h, chúng được thiết kế cho các sứ mệnh phục vụ gỡ ḿn, chống tàu ngầm và chống chiến tranh mặt nước.

    Chưa kể những tàu chiến khác của Mỹ hiện đang đồn trú trên Thái B́nh Dương sẽ có mặt bủa vây Trung Quốc khi có lệnh điều động.

    Một bất lợi khác sẽ khiến Trung Quốc thua ngay sau khi phát động chiến tranh, đó là yếu tố địa lư.

    Hiện quần đảo Kalayaan mà Philippines đang kiểm soát cách căn cứ hải quân Trạm Giang của Trung Quốc đến 1200 km, bởi vậy nhanh nhất phải trong 2 ngày tàu chiến của Trung Quốc mới có thể di chuyển được đến vị trí này.

    Đến khi đó, quân đội Philippines và đồng minh đă chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để chờ tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.

    Trong hoàn cảnh hiện tại một cuộc chiến xảy ra trên biển Đông sẽ kéo theo hàng loạt những hệ lụy trong khu vực, điều quan trọng nhất trong lúc này là các bên cần phải ngồi vào bàn đàm phán để tránh những kết cục không đáng có.


    Thái Yên (Tổng hợp)
    theo PN

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?

    Trung quốc: Có Khả năng của một Cường quốc?
    Trung Quốc có thể di chuyển giàn khoan dầu vào vùng biển tranh chấp?



    Giàn khoan nước sâu khổng lồ của Trung Quốc đă bắt đầu hoạt động chính thức vào ngày 9 tháng 5 vừa qua trên biển Đông giữa lúc những tranh chấp về chủ quyền trên vùng biển này vẫn đang tiếp diễn.


    Công nhân nhà máy đóng tàu tại Thượng Hải ăn mừng việc hoàn thành giàn khoan nước sâu đầu tiên của Trung Quốc ngày 23/05/2012./Imaginechina

    Mặc dù giàn khoan dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc nhưng vẫn có những lo ngại về hoạt động tương lai của giàn khoan này. Việt Hà phỏng vấn tiến sĩ Ian Story, chuyên gia thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore về vấn đề này. Phần chuyển ngữ do Mặc Lâm thực hiện.

    Nếu VN và Philippines khai thác trước

    Trước hết nói về hoạt động của giàn khoan dầu của Trung Quốc tại biển Đông, tiến sĩ Ian Storey nhận định:

    TS Ian Storey: Vấn đề về giàn khoan dầu này đă phát sinh từ năm ngoái và đă có những đồn đoán là Trung Quốc sẽ khoan dầu ngay trong vùng biển tranh chấp và có thể là gần Philippines. Nhưng bây giờ thực tế cho thấy không phải vậy nên tôi không hiểu tại sao mọi người lại quá lo lắng. Giàn khoan vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, chỉ khoảng 199 hải lư từ bờ, và nó cũng không có liên hệ trực tiếp ǵ với những căng thẳng đang diễn ra tại băi cạn Scarborough.

    quan điểm của Trung Quốc là nếu Việt Nam và Philippines đă vi phạm bản tuyên bố chung của các bên được kư vào năm 2002 qua việc cho phép khai thác dầu tại vùng biển mà Trung Quốc cho là đang tranh chấp, và nếu là như vậy th́ Trung Quốc sẽ theo bước và cho khai thác tại ngay vùng biển có tranh chấp.
    TS Ian Storey

    Việt Hà: Đă có những lo ngại cho rằng có thể Trung Quốc sẽ di chuyển giàn khoan này ra khỏi vùng biển hiện tại. Ông nghĩ thế nào về khả năng này và liệu các nước có cần phải quan ngại về hoạt động của giàn khoan này?

    TS Ian Storey: Điều này có thể xảy ra và nếu vậy sẽ khiến các nước phải quan ngại. Nó tùy thuộc là Trung Quốc sẽ di chuyển giàn khoan này đi đâu. Nếu họ chuyển giàn khoan về gần Philippines hay Việt Nam th́ sẽ gây quan ngại. Nhưng hiện tại th́ giàn khoan vẫn trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc nên không thể là vấn đề vào lúc này. Nhưng cô nói đúng là có khả năng giàn khoan sẽ được dịch chuyển.

    Việt Hà: Vậy trong t́nh huống nào, Trung Quốc sẽ di chuyển giàn khoan này vào vùng biển đang tranh chấp?

    TS Ian Storey: Tôi cũng không chắc, quan điểm của Trung Quốc là nếu Việt Nam và Philippines đă vi phạm bản tuyên bố chung của các bên được kư vào năm 2002 qua việc cho phép khai thác dầu tại vùng biển mà Trung Quốc cho là đang tranh chấp, và nếu là như vậy th́ Trung Quốc sẽ theo bước và cho khai thác tại ngay vùng biển có tranh chấp.

    Việt Hà: Như vậy theo ông th́ việc Việt Nam và Philippines tiếp tục kêu gọi các công ty khai thác dầu trong khu vực mà họ cho là thuộc chủ quyền của ḿnh có thể dẫn đến khả năng Trung Quốc di chuyển giàn khoan?

    TS Ian Storey: Đúng vậy




    Đường màu đỏ trên bản đồ là vùng biển h́nh “lưỡi ḅ” mà Trung Quốc tự vẽ để giành chủ quyền vùng biển Đông. (Đây là bản đồ nguyên gốc phổ biến trên nhiều website Trung Quốc:Tianyon/china).

    Việt Hà: Có một điểm đáng chú ư ở đây là vùng lưỡi ḅ mà Trung Quốc đưa ra, chỉ có Trung Quốc nói là vùng đó thuộc Trung Quốc trong khi các nước không đồng ư, vậy làm sao có thể xác định được chính xác vùng tranh chấp để các nước có thể tiến hành khai thác dầu?

    TS Ian Storey: Đường lưỡi ḅ mà Trung Quốc đ̣i chủ quyền không được xác nhận căn cứ theo luật biển quốc tế, cho nên Trung Quốc cần phải làm rơ đ̣i hỏi này của ḿnh liên quan đến đường lưỡi ḅ, nhưng tôi không tin là họ sẽ làm như vậy, đặc biệt là trước khi diễn ra đại hội đảng ở Trung Quốc. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm và họ không muốn đụng tới.

    Việt Hà: Mới đây một công ty Philippines đă nói đến việc sẽ thảo luận với Trung Quốc về việc khai thác dầu chung trên biển Đông, ông nghĩ thế nào về khả năng một hợp tác khai thác dầu thực sự giữa các nước có tranh chấp trên biển Đông trong thời gian tới?

    TS Ian Storey: Ư tưởng đó đă tồn tại khá lâu là các nước nên đặt vấn đề chủ quyền sang một bên và hợp tác để khai thác. Hợp tác khoa học duy nhất đă thành h́nh vào năm 2005 giữa Philippines, Việt Nam và Trung Quốc nhưng sau 3 năm th́ hợp tác này chấm dứt và không được nối lại. Tôi nghĩ là rất khó để có thể có một hợp tác tương tự như vậy vào lúc này bởi v́ cả Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đều đang có lập trường rất cứng rắn. Cho nên việc tham gia khai thác chung sẽ đ̣i hỏi phải có những nhượng bộ và chúng ta đang tiến xa hơn khỏi những nhượng bộ trên biển Đông vào lúc này.

    Anh láng giềng hung hăng

    Tàu hải giám số 84 đă trực tiếp cắt cáp của tàu B́nh Minh 02. Photo courtesy of HDVietnam.

    Việt Hà: Với những căng thẳng đang gia tăng hiện nay trên biển Đông, và những bất b́nh phản đối của người dân các nước Philippines, Việt Nam với các hành động của Trung Quốc trong khu vực, thêm vào đó là việc Trung Quốc cho vận hành giàn khoan dầu khí khổng lồ vào thời điểm nhạy cảm này, ông nghĩ h́nh ảnh mà lănh đạo Trung Quốc muốn xây dựng với thế giới bị ảnh hưởng ra sao?

    Cho nên những ǵ đang diễn ra tại biển Đông rơ ràng là đang làm ảnh hưởng xấu đến h́nh ảnh của Trung Quốc trong khu vực.
    TS Ian Storey

    TS Ian Storey: Tốt nhất là chúng ta không nên tập trung vào một sự kiện trên biển Đông mà phải nói đến nhiều sự kiện khác nhau. Trong ṿng 2 hay 3 năm qua đ̣i hỏi về chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông đă trở nên mạnh mẽ và có lúc có tính hiếu chiến, điển h́nh là vụ cắt cáp tàu thăm ḍ của Việt Nam vào năm ngoái. Và sự kiện này đă làm ảnh hưởng đến h́nh ảnh của Trung Quốc trong khu vực.

    Sau một thập kỷ đầu thế kỷ 21, ngoại giao của Trung Quốc khá phức tạp với vấn đề biển Đông. Cho nên những ǵ đang diễn ra tại biển Đông rơ ràng là đang làm ảnh hưởng xấu đến h́nh ảnh của Trung Quốc trong khu vực. Đông thời với việc Mỹ quay trở lại châu Á, t́nh h́nh ở biển Đông đă giúp tăng cường mối quan hệ giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á.

    Việt Hà: Xin cảm ơn ông.


  10. #40
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Mỹ đang rất cảm ơn TC, nhờ TC quạy lên như thế mà Mỹ đă và đang bán được hàng khối vũ khí lớn nhỏ. Ngay că Ấn Độ cũng đang mua vũ khí cũa Mỹ.

    Mỹ cũng rất cảm ơn Bắc Hàn và chỉ mong Bắc Hàn bắn thêm vài chục quả rocket lép...

    Có thể 2 thằng Mỹ và TC đang diễn kịch, 1 thằng quánh, 1 thằng xoa. 2 thằng kư hợp đồng ngầm với nhau để Mỹ bán được vũ khí rồi có tiền trả nợ 4000 tỷ cho TC.

    Quốc pḥng TC toàn là hàng dỏm. Hạm đội bằng giấy, tiềm thuỷ đỉnh được tạo bằng video clip edit software như lần trước TC bắn phi thuyền không gian đấy. Toàn là hù doạ !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •