Page 4 of 11 FirstFirst 12345678 ... LastLast
Results 31 to 40 of 109

Thread: Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

  1. #31
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Trung Quốc quan ngại về quan hệ quân sự Mỹ-Australia





    Trung Quốc đă chỉ trích các kế hoạch của Hoa Kỳ định gia tăng số nhân viên quân sự trú đóng ở Lănh địa miền Bắc của Úc. Australia đang tiếp nhận các binh sĩ trong khuôn khổ cuộc chuyển đổi sách lược của chính quyền Obama hướng về châu Á Thái b́nh dương. Bắc Kinh nói Canberra đang lập lại các liên minh thời Chiến tranh Lạnh vào lúc Ngoại trưởng Úc Bob Carr thực hiện chuyến thăm đầu tiên đến Trung Quốc. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer gửi về bài tường thuật sau đây.


    Canberra đă nhấn mạnh rằng Trung Quốc không có ǵ phải sợ hăi về sự hiện diện của 2.500 binh sĩ thủy quân lục chiến Mỹ ở Lănh địa miền Bắc Úc trước năm 2017. Nhưng vấn đề này đă bao trùm chuyến thăm đầu tiên của Ngoại trưởng Úc Bob Carr đến Bắc Kinh.

    Ông Carr đă mở các cuộc hội đàm với người tương nhiệm là ông Dương Khiết Tŕ và Trung tướng Ngụy Phong Ḥa, phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.

    Ông Carr cho biết ông đă nói với các vị chủ nhà rằng quan hệ quân sự của Australia với Washington là nền móng của an ninh quốc gia ông.

    Ông Carr nói: “Lần nào, họ cũng nêu lên vấn đề quan hệ quốc pḥng ngày càng gia tăng của Úc với Hoa Kỳ, và tôi đă nhân dịp này đặt họ vào bối cảnh lịch sử và giải thích lư do v́ sao các mối quan hệ này là nền tảng của chính sách đối ngoại Úc.”

    Ông Carr nói các giới chức Trung Quốc đă nhấn mạnh rằng thời điểm cho các liên minh Chiến tranh Lạnh đă qua lâu rồi.

    Canberra tin rằng Hoa Kỳ đă giúp bảo đảm ḥa b́nh ở vùng châu Á-Thái B́nh Dương, nơi sự ổn định đă nuôi dưỡng sự phát triển kinh tế lớn đối với các nước trong đó có Trung Quốc.

    Nhưng bà Katherine Morton, một chuyên gia kỳ cựu của trường Đại học Quốc gia Australia, nói rằng Bắc Kinh đang ngày càng lo ngại về một sự tăng cường quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực.

    Bà Morton nói rằng cảm tưởng chung phát xuất từ Canberra là có sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng là một điều tốt, một điều tích cực và sự kiện đó đặc biệt gần đây đă gây ra nhiều lo ngại từ phía Bắc Kinh.

    Vấn đề khó khăn của Australia là làm thế nào quân b́nh liên minh cấp thiết với Hoa Kỳ với quan hệ kinh tế đang nẩy nở với Bắc Kinh. Nhu cầu của Trung Quốc về tài nguyên thiên nhiên, nhất là quặng sắt, đang hỗ trợ cho sự thịnh vượng của Australia, trong khi nhiều quốc gia đă phát triển khác rơi vào t́nh trạng suy thoái.

    Bà Morton cho rằng trong khi các thách thức ngoại giao đó có vấn đề, th́ Australi lại phải đương đầu với các khó khăn tương tự dưới thời cựu thủ tướng bảo thủ John Howard.

    Theo bà Moron, điều rất tế nhị, rất khó khăn và thực sự quan trọng là không đánh giá thấp sự quan tâm của Bắc Kinh về việc này. Điều đó đă có từ lâu và không phải là điều vừa bất chợt bùng ra. Australia đă có rất nhiều vụ khó khăn về ngoại giao dưới thời ông Howard.

    Ngoại trưởng Carr cũng đă thảo luận một thỏa thuận thương mại tự do giữa Trung Quốc và Australia. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia.

    Ông Carr cũng đề cập đến các trường hợp có liên quan đến những người Úc gốc Hoa vừa bị bỏ tù ở Trung Quốc.

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    NATO rút khỏi Afghanistan: Nguy cơ sụp đổ


    Theo một phúc tŕnh mới th́ việc NATO vội vă rút quân khỏi Afghanistan có thể gây nguy cơ đảo ngược những ǵ đă đạt được trong thập niên qua. Phúc tŕnh của Mạng lưới Phân tích Afghanistan được công bố trước khi hội nghị thượng đỉnh NATO họp tại Chicago.


    Ông Thomas Ruttig thuộc Mạng lưới Phân tích Afghanistan từ Đức nói với Đài VOA:

    “Các chính phủ Tây phương cần rơ ràng càng nhiều càng tốt đối với Afghanistan, là sau năm 2014 nước này sẽ không bị lăng quên như đă xảy ra trước đây khi các lực lượng chiếm đóng Sô Viết rút khỏi Afghanistan vào năm 1989.”

    Phúc tŕnh có tên là “Đánh bại một cuộc Rút lui” được bà Barbara Stapleton, một cựu cố vấn của Liên hiệp châu Âu soạn thảo. Phúc tŕnh cho biết chính sách của NATO cần phải uyển chuyển nếu muốn đạt được những mục tiêu an ninh dài hạn.

    Phúc tŕnh nói chuyển giao kiểm soát an ninh cho Afghanistan cần phải liên hệ với những điều kiện an ninh, phát triển và cai trị.

    Ông Ruttig nói ngay bây giờ nhu cầu của Afghanistan không phải là lực lượng thúc đẩy chương tŕnh của nước ngoài.

    “Thời điểm chuyển giao phụ thuộc nhiều vào chương tŕnh của các nước đă gởi quân đến Afghanistan, mà không xem xét đủ những điều kiện tiến triển tại Afghanistan.”

    Lực lượng chiến đấu nước ngoài rút khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014. NATO nói các lực lượng chính phủ Afghanistan đang đi đúng hướng trong việc đảm đương trách vụ an ninh.

    Chi tiết của việc rút quân sẽ được đem ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Chicago vào ngày Chủ Nhật tới đây.

    Ông Ruttig nói liên minh Tây phương phải chú trọng đến việc đảm bảo sự hữu hiệu của các định chế chính trị hiện hữu.

    Ông nói những công việc căn bản cho việc này đă được thiết lập và hiện cần phải được thực hiện.

    Ông Ruttig nói: “Có một hiến pháp tương đối tốt. Có những luật lệ; có những qui định cho một bối cảnh chính trị đa nguyên tại Afghanistan. Tuy nhiên hầu hết những điều này vẫn c̣n ở trên giấy tờ, chưa được thi hành.”

    Ông David Livingstone, một nhà phân tích về Afghanistan thuộc tổ chức nghiên cứu Chatham House có trụ sở tại London cho rằng can dự lâu dài vào những chương tŕnh phúc lợi xă hội, nông nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia như điện và thủy lợi sẽ là những điều then chốt cho sự ổn định của nước này.

    Ông Livingstone nói: “Điều này phải là một mục tiêu của các nhà chính trị. Và bất kể những quan điểm công khai của họ là ǵ. Nếu không quản lư việc này một cách đúng đắn th́ những vấn đề của những năm cuối thập niênm 1990 và đầu những năm 2000 sẽ lại xảy ra.”

    Những cuộc thăm ḍ dư luận mới đây cho thấy sự ủng hộ của người Mỹ đối với chiến tranh Afghanistan đă hạ xuống, chỉ c̣n 27%.

  3. #33
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Luật sư bất đồng chính kiến Trần Quang Thành tới Hoa Kỳ


    Ông Trần Quang Thành, nhà hoạt động tranh đấu chống chính sách một con và cưỡng bức phá thai của Trung Quốc, cuối cùng đă đặt chân đến lănh thổ Hoa Kỳ.

    Đến phi trường quốc tế Newark của bang New Jersey đêm hôm qua, ông đă được đưa tới Trường Đại học New York ở Manhattan, nơi ông sẽ cư ngụ và làm việc.

    Có mặt tại đó để chào đón ông Trần, thông tín viên Jeff Swicord của Đài VOA tường tŕnh rằng ông Trần phải dùng nạng v́ bị thương một chân khi ông chạy trốn t́nh trạng bị quản thúc tại gia ở Trung Quốc.

    Đứng giữa vợ ông và một người bạn Mỹ, luật sư Trần Quang Thành đă được cư dân ṭa chung cư tại làng Greenwich quận Manhattan hân hoan chào đón. Đây sẽ là nơi ông cư ngụ.

    Ngỏ lời trước các nhà báo tụ tập tại đó, luật sư Trần Quang Thành nói trong suốt 7 năm qua, ông không hề được một ngày nghỉ ngơi. Và v́ lư do đó, ông đă đến đây để hồi phục tinh thần lẫn thể chất.

    Ông Trần quang Thành đă bị giam cầm 7 năm trong một nhà tù Trung Quốc v́ những hoạt động nhân quyền của ông. Sau đó, trong thời gian bị quản thúc tại gia, ông thực hiện một cuộc đào thoát táo bạo từ ngôi làng nhỏ của ông và được tạm trú trong đại sứ quán Mỹ.

    Sự có mặt của ông tại Hoa Kỳ kết thúc cuộc tranh chấp ngoại giao kéo dài một tháng, gây căng thẳng trong các quan hệ Mỹ-Trung.

    Ngỏ lời trước những người đến đón ông đêm hôm qua, ông Trần nói “chúng ta phải sát cánh trong cuộc đấu tranh phục vụ một thế giới tốt đẹp hơn, và chống lại bất công.”

    Ông Trần quang Thành sẽ trở thành một học giả thỉnh giảng tại Đại học New York. Ông từng nói rằng ông muốn hồi hương một ngày nào đó, nếu chính quyền Trung Quốc cho phép.



    Ư thức đạo đức của Mỹ

    Nguyễn Hưng Quốc






    Liên quan đến sự kiện nhà tranh đấu cho nhân quyền Trần Quang Thành xin lánh nạn tại Ṭa Đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh vào ngày 22 tháng 4 vừa qua, dư luận trên báo chí Mỹ vẫn c̣n tiếp tục ồn ào. Ồn ào không phải về chuyện chính quyền Trung Quốc trấn áp dân chúng nước họ. Chuyện đó th́ ai cũng đă biết. Người ta chỉ ồn ào về cách hành xử của Bộ Ngoại giao Mỹ.

    Thoạt đầu, khi h́nh ảnh Trần Quang Thành được chở đến bệnh viện ở Bắc Kinh với một khuôn mặt rạng rỡ tươi cười, ai cũng cho đó là một chiến thắng lớn lao của Mỹ: Họ vừa giúp đỡ được người rất cần giúp vừa bảo vệ được quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc, trước hết, là bảo vệ sự thành công của cuộc hội nghị về chiến lược và kinh tế (Strategic and Economic Dialogue) giữa phái đoàn Mỹ do Ngoại trưởng Hillary Clinton dẫn đầu và giới lănh đạo Bắc Kinh ngay sau đó. Người ta cho đó là một hành động quân b́nh giữa nguyên tắc và chiến thuật, giữa đạo đức và chính trị, giữa các lợi ích chiến lược lâu dài và các quyền lợi kinh tế trước mắt.

    Tuy nhiên, một thời gian ngắn, rất ngắn ngay sau đó, khi chứng kiến cảnh Trần Quang Thành, một người mù, bị vây hăm trong bệnh viện, c̣n gia đ́nh th́ bị đe dọa đến độ một người nổi tiếng gan dạ như ông bỗng dưng có những phản ứng hốt hoảng đến độ sẵn sàng xin sang Mỹ tị nạn, giới b́nh luận lại thay đổi ư kiến. Người ta bắt đầu quay sang phê phán chính phủ Mỹ. Sự phê phán tập trung chủ yếu vào hai điểm: Thứ nhất, chính phủ, đặc biệt Bộ Ngoại giao đă quá hấp tấp trong việc giải quyết trường hợp của Trần Quang Thành: Họ muốn dọn dẹp hết tất cả các gai góc có thể án ngữ con đường đến dự hội nghị của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Trung Quốc. Thứ hai, họ có vẻ cả tin đối với sự hứa hẹn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về việc bảo đảm an toàn cho Trần Quang Thành. Nhân đó, người ta cũng phanh phui ra hai sự kiện: một, trong cơ cấu quyền lực của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao vốn không có ai nằm trong Bộ Chính trị, có một vị thế rất yếu; và hai, trong quá khứ, không phải một lần mà là nhiều lần, một số cam kết của Bộ Ngoại giao đă trở thành vô hiệu chỉ v́ sau đó, chúng bị Bộ Chính trị bác bỏ một cách không thương tiếc. Bởi vậy, nghe lời hứa hẹn của một nhân viên nào đó trong Bộ Ngoại giao Trung Quốc, dù là cấp Thứ trưởng, chẳng khác ǵ việc bán lúa giống cho con buôn chỉ v́ một lời hứa hẹn hăo huyền.

    Chúng ta hoàn toàn không biết cuối cùng vấn đề Trần Quang Thành sẽ được giải quyết ra sao. Ông sẽ được sang Mỹ du học và sẽ ở lại luôn hay ông sẽ bị làm khó dễ, cuối cùng tiếp tục làm một nạn nhân thê thảm của một chế độ độc tài và tàn bạo?

    Đó là chuyện của tương lai. Trước mắt, điều khiến tôi phân vân là tại sao giới phóng viên và b́nh luận viên chính trị lại quan tâm đến một người mù ở một đất nước xa xôi như Trần Quang Thành đến độ quay sang phê phán chính phủ của họ một cách gay gắt như vậy? Tại sao họ đ̣i hỏi chính phủ Mỹ phải cứng rắn, sẵn sàng chấp nhận cả sự hy sinh một số quyền lợi kinh tế, để bảo vệ cho một con người tàn tật như vị luật sư chân đất mù ḷa kia? Và tại sao chính phủ Mỹ có vẻ lo lắng trước những sự phê phán ấy đến thế? Lo lắng nên họ thường xuyên cải chính và đính chính. Lo lắng nên họ t́m mọi cách để chứng tỏ là họ quan tâm đến số phận của Trần Quang Thành. Là họ không bỏ rơi ông. Không lừa dối ông. Không quay lưng lại với ông sau khi ông đồng ư vào bệnh viện ở Bắc Kinh.

    Tại sao?

    Thật ra, với người Mỹ cũng như chính phủ Mỹ, chuyện của ông Trần Quang Thành không phải là chuyện của một cá nhân. Ông không phải là công dân Mỹ. Chính phủ Mỹ không có trách nhiệm ǵ với ông cả. Vấn đề ở đây là nguyên tắc. Nguyên tắc ấy có thể tóm gọn vào một điểm: bảo vệ con người. Điểm ấy lại bao gồm hai khía cạnh chính: Một, tất cả các chính quyền chà đạp lên con người đều bị phê phán; và hai, bất cứ người nào cần được giúp đỡ, người ấy phải được giúp đỡ. Chà đạp lên người khác là có tội. Quay lưng lại với nạn nhân đang trong thế cùng cũng là một cái tội. Tội với lương tâm. Và tội với nguyên tắc nhân quyền vốn được xem là nền tảng của mọi chế độ dân chủ.

    Lợi ích có thể hy sinh, nhưng nguyên tắc th́ phải được bảo vệ. Nếu không, niềm tự hào của Mỹ sẽ bị sụp đổ.

    Gần đây, chúng ta hay nói đến vai tṛ của cái gọi là quyền lực mềm (soft power) của các siêu cường quốc. Cốt lơi của cái gọi là quyền lực mềm ấy chính là một bảng giá trị chung, có tính chất phổ quát, dựa trên sự tôn trọng nhân quyền. Cái gọi là nhân quyền ấy không phải là một ư niệm trừu tượng, có thể đồng nhất với quốc gia và có thể dễ dàng bị hy sinh cho các quyền lợi được gọi là thuộc về quốc gia. Tôn trọng nhân quyền, thật ra, là tôn trọng quyền sống một cách tự do và đầy phẩm giá của từng cá nhân cụ thể. Ông Trần Quang Thành chỉ là một ví dụ điển h́nh.

    Chúng ta sẽ hiểu hơn về nguyên tắc này khi nghe lại lời phát biểu của Tổng thống Barack Obama nhân dịp kỷ niệm một năm ngày Osama bin Laden bị giết chết. Ngày ấy, Tổng thống Obama cùng với bộ tham mưu của ông ngồi trong pḥng Cảnh huống (Situation Room) trong Nhà Trắng, qua hệ thống vệ tinh, chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc tấn công. Đến lúc nhận được tin bin Laden đă bị giết chết với h́nh ảnh thật rơ ràng, dĩ nhiên mọi người đều thở phào nhẹ nhơm. Thứ nhất, sứ mệnh của họ đă hoàn tất. Thứ hai, những người lính biệt động được gửi đến Pakistan làm cái công việc cực kỳ nguy hiểm và đầy bất trắc ấy đă trở về căn cứ một cách an toàn. Thứ ba, cuộc săn lùng kéo dài cả mười năm vô cùng tốn kém đă kết thúc. Thứ tư, kẻ thù của nước Mỹ và cũng là biểu tượng của phong trào khủng bộ toàn cầu đă bị tiêu diệt. Bin Laden chết, đó là một thắng lợi thuộc loại lớn nhất của nước Mỹ và đặc biệt của Tổng thống Obama, một thắng lợi mà vị tổng thống tiền nhiệm, George W. Bush từng mơ ước, mơ ước từng ngày từng đêm, nhưng vẫn không thực hiện được.

    Ai cũng dễ dàng đoán được niềm vui của Tổng thống Obama lớn lao đến độ nào.

    Tuy nhiên, như lời ông kể, lúc ấy, ông không hề đứng dậy đập tay vào người khác để bày tỏ sự mừng rỡ như cái cách thức hành xử quen thuộc của người Mỹ (high-five). Ông nói: “Bạn phải luôn luôn tự kiềm chế [khi chứng kiến] cái chết, bất kể là cái chết của ai.” (regardless of who it is, you always have to be sober about death.)

    Tôn trọng nhân quyền là tôn trọng mọi người. Ngay cả với những người đă chết. Dù đó là kẻ thù của ḿnh.

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Mỹ đứng đâu trong cuộc đối đầu TQ-Philippines?



    Mỹ dường như đang phát đi tín hiệu phức tạp với châu Á. Một mặt, họ trấn an một trong những đồng minh thân cận nhất ở khu vực - Philippines - rằng họ sẵn sàng bảo vệ Philippines khỏi “bất kỳ vụ tấn công nào từ nước thứ ba”. Mặt khác, họ tuyên bố sẽ ở vị trí trung lập trong cuộc đối đầu Manila - Bắc Kinh ở Biển Đông - cuộc đối đầu có khả năng châm ng̣i cho xung đột tại châu Á.

    Trung Quốc đang leo thang tranh chấp với Philippines ở băi cạn Scarborough thuộc Biển Đông. Nhật báo quân đội Trung Quốc gần đây đăng bài b́nh luận cứng rắn, cảnh báo rằng, Trung Quốc sẽ không cho phép bất cứ ai can thiệp vào tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông.

    "Không chỉ chính phủ Trung Quốc không đồng ư, mà người dân và quân đội Trung Quốc cũng không chấp nhận”, bài b́nh luận viết. Như để minh chứng, năm tàu của hạm đội Nam hải thuộc hải quân Trung Quốc gồm hai tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường đang hướng tới Biển Đông với thời gian triển khai hai tháng. Theo Nhật báo Trung Quốc, “để bảo vệ tốt hơn các quyền hàng hải của Trung Quốc, 36 tàu tuần tra khác sẽ tham gia hạm đội hải giám”.

    Quan điểm có vẻ “nước đôi” của Mỹ ở Biển Đông đă bị Philippines và một số thành viên khác của ASEAN chỉ trích. Khi đụng độ giữa Manila và Bắc Kinh bước sang tháng thứ hai, mọi chú ư giờ đây tập trung vào việc Mỹ sẽ đóng vai tṛ thế nào trong cuộc tranh chấp ngày một căng thẳng này ở Biển Đông.

    Tại cuộc họp "2+2" chưa từng có trong tiền lệ với Ngoại trưởng Philippines Alberto del Rosario và Bộ trưởng Quốc pḥng Voltaire Gazmin ở Washington hồi đầu tháng, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và lănh đạo Lầu Năm Góc Leon Panetta khẳng định, Mỹ sẽ duy tŕ “quan điểm trung lập” trong cuộc tranh chấp chủ quyền.

    Tuy nhiên, cũng trong cuộc gặp tương tự, bà Clinton và ông Panetta lại tuyên bố rơ ràng rằng, Mỹ cam kết tuân thủ Hiệp ước Pḥng thủ chung Philippines - Mỹ năm 1951. Hiệp ước quy định mỗi quốc gia sẽ giúp bên c̣n lại pḥng thủ trong t́nh huống bị một nước thứ ba tấn công.

    Như vậy, Mỹ có chiến lược nào ở Biển Đông?

    Chiến lược của Mỹ có thể tổng quát như sau: Hy vọng điều tốt nhất nhưng chuẩn bị cho sự xấu nhất.

    Như tác giả Simon Tisdall của Guardian mô tả: “Barack Obama không mong muốn bóng ma một cuộc chiến tranh lạnh mới, nhưng quả quyết đáp trả bất kỳ tham vọng nào của Trung Quốc để bá chủ ở châu Á Thái B́nh Dương”.

    Để làm được điều này, bước đầu tiên trong chiến lược Biển Đông của Mỹ là xây dựng các khả năng pḥng thủ cho Philippines và những thành viên khác của ASEAN, giúp họ cải thiện khả năng tự bảo vệ bờ biển của ḿnh.

    George Amurao của Đại học Mahidol ở Bangkok nói: "Sự cởi mở của Washington với những mong muốn quân sự của Manila là để tạo niềm tin những bên tuyên bố chủ quyền nhỏ hơn nhưng được trang bị vũ khí tốt th́ có thể giữ chân Trung Quốc. Trong tuyên bố chính thức đưa ra từ Philippines hôm 3/5, chính phủ Mỹ đă nhất trí tăng gấp ba viện trợ quân sự nước ngoài cho Philippines năm 2012".

    Nằm trong chính sách ngoại giao “xoay trục” về châu Á - Thái B́nh Dương, Mỹ cũng đang vươn xa hơn ngoài ASEAN và củng cố hệ thống liên minh với các nước chủ chốt khác trong khu vực như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

    Để đối phó với sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, chính quyền Obama tuyên bố thiết lập sự hiện diện thường trực của quân đội Mỹ tại căn cứ Darwin, Australia. Giữa lúc cắt giảm chi tiêu quốc pḥng, chương tŕnh hợp tác pḥng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ - Nhật tiến triển tốt và sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc sẽ được tăng cường. Chính mong muốn kiềm chế các tham vọng của Trung Quốc đă dẫn tới nỗ lực tái lập quan hệ giữa Washington và New Delhi gần đây.

    Cuối cùng, để bảo vệ một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, chiến lược châu Á - Thái B́nh Dương của Mỹ c̣n bao gồm sự hiện diện mạnh mẽ hơn ở Biển Đông. "Khu vực này ngày càng quan trọng hơn với tương lai kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ”, ông Panetta khẳng định.

    Trong khi một cuộc đối đầu Trung - Mỹ ở Biển Đông chưa chắc xảy ra, th́ chiến lược Biển Đông mới của Mỹ đ̣i hỏi sự cân bằng tinh tế. Vừa kiềm chế tham vọng lănh thổ ngày một lớn của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng lại vừa tránh được cho Mỹ sự đối đầu trực tiếp với Trung Quốc.

    Thái An (Theo coshoctontribune)

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Địa vị của Mỹ lung lay trong ḷng nhiều 'đồng minh ruột'




    Những năm gần đây, những lời bàn ra tán vào liên quan sự suy giảm quyền lực toàn cầu của Mỹ rộ lên mạnh mẽ. Kết quả khảo sát mới nhất từ Gallup là một bằng chứng đáng tin cậy cho điều này.

    Dù năm thứ 3 trên cương vị Tổng thống Mỹ, Barack Obama mới bắt đầu bộc lộ một số hạn chế của ḿnh nhưng xét trên quy mô toàn thế giới, h́nh ảnh của ông trong mắt mọi người vẫn “đẹp” và lạc quan hơn nhiều so với người tiền nhiệm Bush. Tại 136 quốc gia trên toàn thế giới, năm 2011, mức độ ủng hộ đối với địa vị lănh đạo của Mỹ là 46%, gần như không chênh lệch so với mức độ trung b́nh 47% ở 116 quốc gia năm 2010.

    Tuy nhiên, đáng nói là, theo khảo sát của Gallup, trong năm 2011, mức độ ủng hộ địa vị lănh đạo của Mỹ, tại một số khu vực quan trọng không tăng, thậm chí, suy giảm đáng kể so với 2010. Ngoài ra, dù năm 2011, Gallup mở rộng khảo sát thêm 20 quốc gia so với năm 2010, mức độ ủng hộ địa vị lănh đạo của cường quốc số 1 thế giới, không hề tăng mà c̣n giảm chứng tỏ, Mỹ đang dần đánh mất vị thế lănh đạo thế giới của họ.


    Biểu đồ trên chứng tỏ, ông Obama được tín nhiệm hơn ông Bush.

    Châu Phi – Tỷ lệ ủng hộ giảm đáng kể

    So với toàn thế giới, châu Phi là khu vực ủng hộ vai tṛ lănh đạo của Mỹ lớn nhất. Tuy nhiên, mức độ ủng hộ trên có những dấu hiệu suy giảm. Trong hai năm liên tiếp 2009 và 2010, tỉ lệ ủng hộ địa vị lănh đạo của Mỹ tại châu Phi dao động trung b́nh ở mức trên 80% th́ bước sang năm 2011, tỷ lệ này chỉ c̣n 74%.


    Mức độ ủng hộ vai tṛ lănh đạo của Mỹ giảm đáng kể tại châu Phi - khu vực vốn có tỷ lệ ủng hộ Mỹ luôn cao nhất - từ 85% năm 2009 xuống 74% năm 2011 đồng thời tỷ lệ không ủng hộ tăng từ 11% lên 17%.

    Cụ thể, tỷ lệ ủng hộ địa vị lănh đạo của Mỹ tại 10 quốc gia cận Sahara - nơi Mỹ trước đó, vốn được ủng hộ mạnh mẽ - đă giảm hai con số, trong đó, tại Nam Phi, tỷ lệ ủng hộ giảm 18%. Tuy nhiên, vẫn có ít nhất 2/3 dân cư tại 33 quốc gia vùng cận Sahara theo khảo sát của Gallup, ủng hộ vai tṛ lănh đạo của Mỹ.

    Trong khi đó, tại Bắc Phi, sự hiện diện của Mỹ không được hoan nghênh cho lắm khi tỷ lệ không ủng hộ vai tṛ lănh đạo của cường quốc số 1 thế giới lên tới 40%. Tuy nhiên, sau mùa xuân Arab, mức độ ủng hộ vị thế lănh đạo của Mỹ tại các quốc gia trong khu vực này không tăng cũng không giảm ngoại trừ tại Tunisia và Moroco, tỷ lệ này có cao hơn một chút.

    Châu Mỹ - H́nh ảnh của Mỹ xấu đi

    Ban đầu, khi Tổng thống Obama mới lên cầm quyền, tỷ lệ ủng hộ Mỹ gia tăng tại “sân sau” của cường quốc số 1 thế giới.

    Tuy nhiên, sau đó, tỉ lệ này bắt đầu đi xuống. Tỷ lệ ủng hộ vai tṛ lănh đạo của Mỹ trung b́nh giảm từ 46% hồi năm 2010 xuống c̣n 40% trong năm 2011.


    H́nh ảnh của Mỹ xấu đi tại khu vực được mệnh danh là "sân sau" của họ khi mức độ ủng hộ địa vị lănh đạo của Mỹ giảm từ 46% năm 2010 xuống c̣n 40% năm 2011 và tỷ lệ không ủng hộ tăng từ 19% lên 22%.

    Thậm chí, tại một số quốc gia đồng minh quan trọng của Mỹ như Colombia hay Panama, tỉ lệ này cũng giảm ở mức hai con số. Lư do cho t́nh trạng này là, nhiều thỏa thuân thương mại giữa họ và Mỹ bị đ́nh trệ trong năm 2011.

    Trong khi đó, ở một số quốc gia như Mexico, tỉ lệ ủng hộ giảm 14 điểm nhưng không có nghĩa tỷ lệ không ủng hộ gia tăng.

    Trong năm 2011, có thêm nhiều người Mexico hoài nghi về khả năng lănh đạo của cường quốc số 1 thế giới, với 42% số người được hỏi không đưa ra bất cứ b́nh luận nào về vấn đề này. Tuy nhiên tại Chile và Panama, tỉ lệ không ủng hộ vai tṛ lănh đạo của Mỹ tăng gần như đồng nghĩa với sự suy giảm mức độ ủng hộ.

    Châu Âu: Tỷ lệ ủng hộ không ngừng dao động.

    Trung b́nh trong năm 2011, tại Châu Âu, tỉ lệ ủng hộ vai tṛ lănh đạo của Mỹ vẫn cao hơn gấp đôi so với thời tổng thống Bush c̣n nắm quyền.

    Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là Tổng thống Obama luôn duy tŕ được một mức độ ủng hộ ổn định đối với vai tṛ lănh đạo của Mỹ trong ḷng "đồng minh ruột" của họ.

    Tỷ lệ tin nhiệm vào khả năng lănh đạo của Mỹ tại châu Âu đă tụt từ đỉnh 47% năm 2009 xuống c̣n 42% trong năm ngoái tại 37 quốc gia được khảo sát trong khu vực.


    Tỷ lệ ủng hộ Mỹ tại châu Âu - đồng minh ruột của họ - trung b́nh giảm ở mức đỉnh 47% năm 2009 xuống c̣n 42% năm ngoái.

    Ngoài ra, năm 2011, Mỹ là quốc gia viện trợ nhiều nhất cho 8 nước châu Âu bao gồm: Kosovo, Ireland, Albania, Anh, Hà Lan, Macedonia, Hungary và Litva. Do đó, tỷ lệ ủng hộ vai tṛ lănh đạo của Mỹ gia tăng tại Anh và Bỉ.

    Tuy nhiên, với một số đồng minh quan trọng khác như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Thụy Điển, Mỹ không c̣n được tín nhiệm như xưa khi tỷ lệ ủng hộ giảm ở mức hai con số. Đặc biệt, ở Pháp và Thụy Điển, tỷ lệ ủng hộ giảm đáng kể và đây có thể coi là điềm báo cho sự sụt giảm tín nhiệm của Mỹ tại một số quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trên thế giới.

    Châu Á – Tỷ lệ ủng hộ giảm không đáng kể

    Năm 2011, khi chính quyền của Obama chuyển trọng tâm đối ngoại tập trung vào Châu Á – Thái B́nh Dương, theo khảo sát của Gallup, mức độ tín nhiệm đối với Mỹ giảm không đáng kể trong hai năm 2010 và 2011. Mức giảm từ 41% năm 2010 xuống c̣n 39% năm 2011.


    Mức độ ủng hộ Mỹ tại châu Á giảm không đáng kể từ 41% năm 2010 xuống c̣n 39% năm 2011.

    Ngoài ra, năm 2011, quan điểm đối với địa vị lănh đạo của Mỹ tại khu vực châu Á cũng khá phong phú và đa dạng. Tại hầu hết tại các quốc gia, tỷ lệ ủng hộ có chiều hướng tích cực hơn là tiêu cực, ngoại trừ khu vực Trung Đông và một số quốc gia Nam Á, nơi mà người dân có truyền thống phản đối sự hiện diện của Mỹ trong khu vực nhiều hơn là ủng hộ.

    Trên thực tế, h́nh ảnh của Mỹ trong mắt người châu Á không được thân thiện cho lắm. Đó là một trong những thách thức cơ bản cho mục tiêu gia tăng ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực.

    Bất chấp trong ba năm cầm quyền, Tổng thống Obama khá chăm chỉ, tích cực công du khắp khu vực song phần lớn người châu Á vẫn dửng dưng với nỗ lực gia tăng sự hiện diện của Mỹ tại đây.

    Bất chấp tỷ lệ ủng hộ vai tṛ lănh đạo của Mỹ tại Bỉ, Anh và Campuchia, danh sách các quốc gia với mức độ ủng hộ Mỹ suy giảm đáng kể, ít nhất là 10% năm 2011 dài gấp đôi so với năm 2010. Danh sách này bao gồm các đại diện cho mỗi khu vực, một số cường quốc và đồng thời cả một vài "đồng minh ruột" của Mỹ. Điều đó chứng tỏ vai tṛ lănh đạo của cường quốc số 1 thế giới đang suy giảm một cách đáng báo động trên phạm vi toàn thế giới.

    Dưới đây là danh sách này:



    Danh sách danh sách các quốc gia với mức độ ủng hộ Mỹ suy giảm đáng kể, ít nhất là 10% năm 2011, dài gấp đôi so với năm 2010

    Kết luận:

    Không thể phủ nhận, những nỗ lực ra tăng sức ảnh hưởng của Mỹ trên toàn thế giới đă đạt được những kết quả tốt, củng cố vị thế của cường quốc số 1 thế giới tại những quốc gia mà họ hiện diện.

    Tuy nhiên, theo khảo sát của Gallup, sự ủng hộ dành cho Mỹ bắt đầu giảm sau khi sự phấn khích ban đầu trước sự thắng cử của ông Obama – Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này bắt đầu nhạt nḥa. Thậm chí, sự suy giảm này diễn ra tại cả những khu vực Mỹ từng nhận được mức độ tín nhiệm nhiều nhất.

    Do đó, việc củng cố và gia tăng h́nh ảnh của Mỹ trên toàn thế giới sẽ là thách thức không nhỏ đối với vị tổng thống tiếp theo của nước này bất kể người đó là ai.

    Kết quả nghiên cứu của Gallup dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại với 1000 người có độ tuổi từ 15 trở lên, tại 116 quốc gia trên thế giới năm 2010. Năm 2011, Gallup mở rộng phạm vi khảo sát ra tới 136 quốc gia trên thế giới. Mức độ tin cậy cảu các khảo sát trên là 95%.

    Bạch Dương (Theo Gallup)

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Mỹ cảnh báo Trung Quốc về thái độ “hiếu chiến” ở Biển Đông




    Bộ Quốc pḥng Mỹ mới đây đă lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về việc nước này có thể sẽ bị các nước khác phản ứng dữ dội nếu tiếp tục có thái độ “hiếu chiến” trong các cuộc tranh chấp lănh thổ.

    Trong bản báo cáo về sự phát triển quân sự của Trung Quốc năm 2012, Lầu Năm Góc cho rằng, Bắc Kinh cần phải cân bằng các lợi ích của nước này nếu muốn duy tŕ mối quan hệ ḥa thuận, hài ḥa với các nước khác trong khu vực. Đây là những nước mà Trung Quốc cần phải dựa vào để phát triển kinh tế.


    "Bắc Kinh cảm thấy ngày càng khó khăn trong việc cân bằng những lợi ích của ḿnh, đặc biệt khi nước này theo đuổi hết cuộc xung đột này đến cuộc xung đột khác” trong khu vực, bản báo cáo của Bộ Quốc pḥng Mỹ nhận định.

    Lầu Năm Góc Mỹ đă đề cập đến các cuộc tranh chấp lănh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Philippines.

    "Giới lănh đạo Trung Quốc coi hai thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là ‘thời kỳ cơ hội chiến lược’ cho sự phát triển và tăng trưởng của nước này. Họ đánh giá, giai đoạn đó sẽ bao gồm một môi trường bên ngoài thuận lợi với sự hợp tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước và nguy cơ chiến tranh thấp”.

    "Giới cầm quyền Trung Quốc tin rằng, giai đoạn này sẽ đem lại cơ hội có một không hai để họ tập trung vào phát triển đất nước trong khi tránh những cuộc đối đầu trực tiếp với Mỹ và các cường quốc lớn khác. Giới lănh đạo Trung Quốc không kỳ vọng giai đoạn cơ hội chiến lược sẽ không có căng thẳng và cạnh tranh (điều đó được thể hiện qua những cuộc đối đầu ở Biển Đông trong thời gian qua). Trung Quốc cũng không nghĩ, thời kỳ cơ hội chiến lược sẽ kéo dài măi măi”, bản báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết.

    Sự “hiếu chiến” của Trung Quốc

    Theo một báo cáo được công bố hồi tháng 9 năm ngoái của Viện Hoover thuộc trường Đại học Stanford, Mỹ, hành động hiếu chiến của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lănh thổ dường như được bắt đầu từ năm 1999. Điều đó được thể hiện qua việc, hàng năm, Trung Quốc đều đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở khu vực tranh chấp.

    Bản báo cáo trên nói rơ, tàu thuyền của Cục Ngư nghiệp Trung Quốc bắt đầu tiến hành các cuộc tuần tra an ninh hàng hải thường xuyên ở Biển Đông từ năm 2000. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc chính thức tham gia vào hoạt động tuần tra ở những vùng tranh chấp từ năm 2005.

    "Trong nửa đầu năm 2011, tàu tuần tra của Trung Quốc bắt đầu nhằm vào những chiếc tàu thăm ḍ và nghiên cứu của các nước khác. Trước đó, họ chỉ tập trung chủ yếu vào các tàu thuyền đánh bắt cá. Những hoạt động này của Trung Quốc đă gây ra một loạt cuộc xung đột với tàu thuyền Việt Nam và Philippine. Giới quan sát và phân tích tin rằng, đây là những bằng chứng cho thấy thái độ ngày một hiếu chiến của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông", báo cáo của trường Đại học Stanford ghi rơ.

    Chưa hết, Trung Quốc c̣n cho xây dựng dàn khoan dầu hiện đại ở Biển Đông và tăng cường các hoạt động trong khu vực.

    Theo nhận định của bản báo cáo trên, có vẻ như Trung Quốc “đă thay đổi chiến lược và cách tiếp cận trong các cuộc tranh chấp lănh hải ở Biển Đông, từ việc tập trung nhấn mạnh vào con đường đàm phán chuyển sang con đường phụ thuộc nhiều hơn vào vũ lực và dọa dẫm".

    Biển Đông “không phải là ao nhà của Trung Quốc”

    Các nhà phân tích tin rằng, Trung Quốc cần phải học cách chấm dứt ngay những hành động hiếu chiến trong các cuộc tranh chấp lănh thổ hiện nay.

    "Thông điệp gửi đến Trung Quốc rất đơn giản. Đó là, Biển Đông không phải là ao nhà của Trung Quốc để nước này muốn làm ǵ th́ làm. Trung Quốc phải quyết định xem họ có mong muốn duy tŕ một cách tiếp cận gây đối kháng trong các cuộc tranh chấp lănh thổ của ḿnh hay không", chuyên gia phân tích nguy cơ Daniel Wagner và hai chuyên gia luật Edsel Tupaz, Ira Paulo Pozon cho biết trên tờ Huffington Post hôm 20/5 vừa rồi.

    Cả ông Wagner, Tupaz và Pozon đều tin rằng, cách hành xử của Trung Quốc sẽ vô t́nh đẩy Philippines và các nước có tranh chấp Biển Đông khác đến gần hơn với Washington và xa lánh Bắc Kinh.

    "Với việc Trung Quốc duy tŕ cách tiếp cận hiếu chiến trong tranh chấp Biển Đông, Philippines và các nước khác trong khu vực không có lựa chọn ǵ nhiều ngoài việc củng cố quan hệ đồng minh với Mỹ. Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore cũng đang làm thế. Philippine cuối cùng cũng thấy rơ lợi ích của họ trong việc tăng cường mối quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ. Một số nước trong khu vực cũng đang cảm nhận thấy điều này”, ba nhà phân tích trên nhấn mạnh.

    Kiệt Linh - (theo abs-cbnnews.com)

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    ‘Thảm họa tỉ đô’ của Mỹ cất cánh vào năm 2020.


    Lầu Năm Góc có kế hoạch thay thế hầu hết phi đội máy bay chiến đấu của Không lực Hoa Kỳ, Hải quân và Lực lượng Lính thủy đánh bộ bằng chiếc siêu cơ tối tân F-35.

    Chiếc máy bay tàng h́nh thế hệ thứ 5 có một động cơ, phần mềm tân tiến và khả năng tàng h́nh ưu việt nhằm ‘bịt mắt’ rada của đối thủ.

    Các nhà chiến lược của Mỹ thường đề cập tới sức mạnh quân sự đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc mỗi khi nhấn mạnh tới nhu cầu có một chiếc máy bay công nghệ cao, trong khi Trung Quốc cũng đang theo đuổi việc xây dựng máy bay chiến đấu tàng h́nh thế hệ thứ 5 của riêng ḿnh.


    Một chiếc chiến đấu cơ F-35

    Chương tŕnh của Mỹ kêu gọi xây dựng 2443 chiếc máy bay cho riêng quân đội Mỹ và vài trăm chiếc khác cho các đối tác quốc tế tham gia đầu tư vào dự án này, và hai khách hàng nữa là Nhật và Israel.

    Tám quốc gia khác cùng tham gia cung cấp tài chính cho chiếc phi cơ này là Úc, Anh, Canada, Đan Mạch, Italy, Hà Lan, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Một phiên bản của máy bay được thiết kế cho Không lực Mỹ là chiếc F-35A sẽ thay thế các máy bay chiến đấu – ném bom F-16, F-18 và chiếc ‘Sét đánh’ A-10 chuyên tấn công trên mặt đất.

    Phiên bản thứ hai là F-35C hoạt động trên các hàng không mẫu hạm và sẽ thay thế các máy bay chiến đấu F/A-18 của Hải quân Mỹ. Phiên bản thứ ba là chiếc F-35B (máy bay phản lực lên thẳng) sẽ thay thế chiếc Harrier hoạt động từ lâu.

    Với 80% các bộ phận của ba máy bay này đều giống nhau, chi phí sản xuất của F-35 sẽ giảm so với các chương tŕnh vũ khí trước đó.

    Nhưng khi hợp đồng này được chuyển cho Lockheed Martin vào năm 2001, chi phí của chương tŕnh đă đội lên gấp 2 lần và chiếc máy bay tối tân này – đáng ra phải tham gia phi đội chiến đấu trong năm nay – sẽ phải chờ tới năm 2020 mới tham gia quân ngũ.

    Với con số chi phí khổng lồ và những tŕ hoăn kéo dài, chiếc máy bay tối tân này lại trở thành một gánh nặng tài chính cho Lầu Năm Góc cùng các đối tác, khác hàng của Mỹ. Một số người gọi đây là ‘thảm họa tỉ đô’ của quân đội Mỹ.

    Lê Thu (theo CNA)

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta sắp công du Việt Nam





    Thông cáo báo chí của Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ ngày 22/5 loan báo người đứng đầu ngành quốc pḥng Mỹ sẽ sang thăm Việt Nam 2 ngày nhân chuyến công du Châu Á trong ṿng một tuần lễ bắt đầu từ tuần tới.

    Ông Leon Panetta sẽ khởi hành ngày 30/5 lên đường sang Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh thường niên của giới chức quốc pḥng cấp cao từ các nước Châu Á-Thái B́nh Dương. Sau đó, ông sẽ thăm Việt Nam trước khi ghé Ấn Độ.

    Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài George Little nói Hoa Kỳ có cam kết lâu dài trong việc phát triển một mối quan hệ quốc pḥng song phương vững mạnh với Việt Nam dựa trên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau và chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc pḥng Panetta sẽ là cơ hội để Washington tiếp tục làm việc hướng tới mối quan hệ cực kỳ quan trọng này.

    Người phát ngôn của Ngũ Giác Đài cũng nhấn mạnh rằng khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương có vai tṛ ngày càng quan trọng đối với các lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Ông Little nói các đối tác của Mỹ tại khu vực này hết sức quan trọng và Hoa Kỳ đang tiếp tục đầu tư vào các mối quan hệ đó.

    Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Panetta diễn ra giữa bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu, đặc biệt giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc.

    Giới chức Hoa Kỳ gần đây công khai thể hiện quyết định nối kết việc tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam với việc cải thiện nhân quyền của Hà Nội. Giữa tháng này, Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ phục trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động cho biết thực trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam gây phương hại cho quan hệ chiến lược Việt-Mỹ. Trước đó, thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain tuyên bố rằng Washington sẽ không bán các loại vơ khí tấn công cho Hà Nội nếu Việt Nam không cải thiện nhân quyền.

    Người tiền nhiệm của Bộ trưởng Panetta, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, Robert Gates, cũng đă từng sang thăm Việt Nam vào năm 2010.






    VOA

  9. #39
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374
    Quote Originally Posted by alamit View Post
    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta sắp công du Việt Nam





    Thông cáo báo chí của Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ ngày 22/5 loan báo người đứng đầu ngành quốc pḥng Mỹ sẽ sang thăm Việt Nam 2 ngày nhân chuyến công du Châu Á trong ṿng một tuần lễ bắt đầu từ tuần tới.

    Ông Leon Panetta sẽ khởi hành ngày 30/5 lên đường sang Singapore tham dự Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh thường niên của giới chức quốc pḥng cấp cao từ các nước Châu Á-Thái B́nh Dương. Sau đó, ông sẽ thăm Việt Nam trước khi ghé Ấn Độ.

    Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài George Little nói Hoa Kỳ có cam kết lâu dài trong việc phát triển một mối quan hệ quốc pḥng song phương vững mạnh với Việt Nam dựa trên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau và chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc pḥng Panetta sẽ là cơ hội để Washington tiếp tục làm việc hướng tới mối quan hệ cực kỳ quan trọng này.

    Người phát ngôn của Ngũ Giác Đài cũng nhấn mạnh rằng khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương có vai tṛ ngày càng quan trọng đối với các lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Ông Little nói các đối tác của Mỹ tại khu vực này hết sức quan trọng và Hoa Kỳ đang tiếp tục đầu tư vào các mối quan hệ đó.

    Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Panetta diễn ra giữa bối cảnh tranh chấp chủ quyền Biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu, đặc biệt giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc.

    Giới chức Hoa Kỳ gần đây công khai thể hiện quyết định nối kết việc tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam với việc cải thiện nhân quyền của Hà Nội. Giữa tháng này, Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ phục trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động cho biết thực trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam gây phương hại cho quan hệ chiến lược Việt-Mỹ. Trước đó, thượng nghị sĩ có nhiều ảnh hưởng thuộc Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain tuyên bố rằng Washington sẽ không bán các loại vơ khí tấn công cho Hà Nội nếu Việt Nam không cải thiện nhân quyền.

    Người tiền nhiệm của Bộ trưởng Panetta, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, Robert Gates, cũng đă từng sang thăm Việt Nam vào năm 2010.






    VOA
    .
    Mỹ muốn gần như " độc quyền " chỉ đạo việc giao hảo và cai trị cho các nước khác. Thế nhưng Mỹ cũng nên nghĩ đến sự kiện "sống chung/hoà b́nh " trên địa cầu. Mỹ không thể đảm nhận trách nhiệm "anh cả trên trái đất ", nên chia sẻ, như thế mới có sự "đồng cảm " trong trật tự thế giới.

    Mỹ đun nấu bằng cách treo nồi, thế nhưng muốn cái nồi đầy nước không đổ xuống tắt bếp ở dưới th́ cái kiềng cũng vẫn phải treo bằng ba sợi xích cho cân bằng rồi nối thêm một khúc dài để treo, như vậy mới vững vàng. Á châu đun, nấu thường dùng ba cục gạch, ba ông đầu rau, hay kiềng sắt có ba chân, vững vàng. ..
    Quân đội Mỹ hăy c̣n trú đóng ở một vài quốc gia bạn, với lư do là bảo vệ an ninh, mà có thật tâm hay là để " ḍm ngó/kiềm chế ", nếu như vậy th́; Mỹ vẫn có ư đồ (??). hay là " sợ !!"

    Hăy để cho các nước có sự tranh đua, như vậy mới phát triển, mới kiềm chế lẫn nhau được . Thế giới nên chia làm ba nhóm, như vậy cân bằng dù cho có giằng co./. nmq

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Mỹ khoe vũ khí "thứ dữ" tại tập trận Eager Lion



    Cuộc tập trận quy mô nhất Trung Đông mang tên Eager Lion đang diễn ra rầm rộ tại biên giới Jordan - Ả Rập Saudi, cách thủ đô Amman 260 km về phía Nam.

    Với sự tham gia của 19 quốc gia và hơn 12.000 binh sĩ cùng hàng loạt loại xe quân sự và vũ khí, cuộc tập trận Eager Lion 2012 bắt đầu từ ngày 7-5 và sẽ tiếp diễn tới ngày 30-5, là một phần trong cuộc tập trận quân sự đa quốc gia vốn đă đi vào lịch sử ở Jordan.

    Ngày 24-5, các bên tham gia đă được chứng kiến sự tŕnh diễn của không ít các vũ khí khủng của Mỹ.

    Sở Chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM) khẳng định Eager Lion 2012 là cuộc tập trận thường niên lớn nhất trong khu vực với mục đích tăng cường hợp tác quân sự của các thành viên tham gia.

    Ngoài Mỹ và Jordan là hai nước chỉ huy cuộc tập trận Eager Lion, 17 quốc gia khác tham gia gồm có Úc, Bahrain, Brunei, Ai Cập, Pháp, Ư, Iraq, Jordan, Ả Rập Saudi, Kuwait, Lebanon, Pakistan, Qatar, Tây Ban Nha, Romania, Ukraine, Liên đoàn Ả Rập, Anh.

    Sau đây là h́nh ảnh một số vũ khí của Mỹ trong cuộc tập trận:


    Máy bay lên thẳng của Mỹ trong cuộc tập trận




    Xe tăng Mỹ bắn pháo trong cuộc tập trận










    Vua Jordan Abdullah (giữa) nói chuyện với thiếu tướng Ken Tovo, tướng chỉ huy Sở Chỉ huy Trung ương Mỹ

    theo nld

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tổng giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế bị bắt
    By Phó thường dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 19
    Last Post: 05-07-2011, 01:14 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 05-06-2011, 03:09 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 04-06-2011, 12:09 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-04-2011, 12:34 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-01-2011, 05:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •