Page 5 of 5 FirstFirst 12345
Results 41 to 47 of 47

Thread: Chuyện Bắc Mỹ

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ



    - Nguyễn Thơ Sinh



    Mới chân ướt chân ráo qua Mỹ, người ta đă nghe nói ngay... bên này, nhứt phụ nữ, nh́ trẻ con, thứ ba chó... rồi mới tới đàn ông. Như vậy thuật ngữ lady first - trọng nữ khinh nam (có vẻ) là nét đặc trưng của văn hóa Mỹ. Không giống nhiều nơi khác trên thế giới nơi phụ nữ không được đối xử một cách b́nh đẳng, thậm chí bị ngược đăi.

    Đó là chuyện lady first (viết chữ thường). C̣n First Lady (viết hoa và viết ngược lại) tức là vợ của các Tổng thống Mỹ th́ sao? Trước tiên, thuật ngữ First Lady được dành riêng cho vợ của tổng thống Mỹ hoặc vợ của một số các nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, bạn có biết tại sao người ta gọi những người phụ nữ vợ của tổng thống Mỹ là First Lady và nhiệm vụ của các bà đệ nhất phu nhân này là ǵ hay không?



    Theo định nghĩa, First Lady là người tiếp khách, tức bà chủ nhà (hostess) của dinh tổng thống - Ở Mỹ ta có Ṭa Bạch Ốc (tên gọi b́nh dân khác là Nhà Trắng) hiện nay người phụ nữ đảm nhận vai tṛ hostess này là Đệ nhất Phu Nhân Michelle Obama.

    Thường th́ First Lady là vợ của tổng thống, tuy nhiên đây không phải là điều kiện tiên quyết. Bởi trường hợp một tổng thống đắc cử khi vẫn c̣n độc thân, hoặc những vị tổng thống đắc cử khi vợ của ông đă thất lộc th́ ai sẽ là Đệ nhất Phu Nhân đây? Tất nhiên trường hợp này không phải là không có trong lịch sử Mỹ!

    Trong lịch sử Hoa Kỳ một số phụ nữ lẽ ra đă trở thành First Lady nhưng họ vắn số, qua đời trước khi chồng họ đắc cử đó là Martha Jefferson, Rachel Jackson, Hanna Van Buren và Ellen Arthur. Họ là vợ của các tổng thống: Thomas Jefferson (1743-1826), Andrew Jackson (1767-1845), Martin Van Buren (1782-1862), và Chester A. Arthur (1829-1886).

    Nếu như các nước theo chế độ quân chủ, một ngày không thể không vua, Dinh tổng thống Mỹ không thể một ngày thiếu vắng h́nh bóng của một phu nhân (hiểu theo nghĩa đó là người sẽ đứng ra tiếp khách của Dinh tổng thống). Trong trường hợp này, Tổng thống Thomas Jefferson phải mượn cô con gái tên Martha Jefferson Randolph thay mẹ làm Đệ nhất Phu nhân. C̣n Tổng thống Andrew Jackson cầu cứu cô cháu gái tên Emily Donelson, sau đó là cô con con dâu của ḿnh là Sarah Jackson. Tổng thống Martin Van Buren th́ nhờ cô con dâu tên Angelica Van Buren đảm nhận vai tṛ Đệ nhất Phu nhân giúp ông. C̣n cô gái tên Mary Arthur McElroy đă đứng ra giúp anh trai trong cương vị của một Đệ nhất Phu nhân khi ông anh trai là Tổng thống Chester A. Arthur đắc cử bước vào Nhà Trắng.

    Hai trường hợp khác khá hy hữu là trường hợp Tổng thống James Buchanan (1791-1868) và Tổng thống Grover Cleveland (1837-1908) đắc cử vào Nhà Trắng khi họ vẫn c̣n độc thân (bachelor) nên không có Đệ nhất Phu nhân. Kết quả là cô cháu gái của Tổng thống James Buchanan là Harriet Lane đă sắm vai Đệ nhất Phu nhân giúp cho người cậu ruột, đồng thời là vị tổng thống một đời sống độc thân không vợ. C̣n cô gái Rose Elizabeth Cleveland đă giúp ông anh trai là Tổng thống Grover Cleveland trong nhiệm kỳ đầu (1885-1889) như một Đệ nhất Phu nhân v́ ông anh trai vẫn c̣n độc thân trong hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ. Sau đó Tổng thống Grover Cleveland đă kết hôn với bà Frances Folsom. Cần nhắc lại, Tổng thống Benjamin Harrison (1833-1901) giành được Bạch Ốc một nhiệm kỳ. Kế đó Tổng thống Grover Cleveland tái đắc cử nhiệm kỳ thứ II (1893-1897) và lần này th́ khỏi nói, ông đă có vợ - một Đệ nhất Phu nhân chính thức cưới từ nhiệm kỳ trước.

    Chúng ta thường nghe đến câu nói: Đằng sau người đàn ông thành công là một người phụ nữ (There is a woman behind every successful man). Những First Lady của các tổng thống là những người có nhiều công trong việc đưa ông chồng vào Nhà trắng. Họ luôn sát vai với chồng (ngay từ lúc chồng đang rục rịch vận động tranh cử cho tới khi chồng đắc cử, vinh quang dọn vào Ṭa Bạch Ốc). Kể cả những lúc lục đục cá nhân, gia đạo bất ổn, họ vẫn tỏ ra mềm mỏng, trưởng thành, chín chắn để giữ cho chồng khỏi mất thể diện. Trường hợp Ngoại trưởng Hilary Clinton là một điển h́nh. Khi vụ cô thực tập sinh Monica Lewinsky và Cựu Tổng thống Bill Clinton nổ ra, trong cương vị của một Đệ nhất Phu nhân lúc đó, bà Clinton đă cư xử rất mực khôn ngoan, hoàn toàn không tỏ ra bất cứ một sơ hở nào để giới truyền thông và đối thủ của chồng có cơ hội khai thác.

    Nh́n chung, các phu nhân của các tổng thống Mỹ là hiện thân của nhiều nét đẹp đại diện cho các ông trong vị thế của nhà lănh đạo của một cường quốc. V́ vậy, nhất cử nhất động của các First Lady ở Mỹ luôn tạo ra những thu hút trong công chúng. Từ chuyện họ ăn mặc, trang sức, mua sắm, hoặc những phát biểu, hành xử... Tất cả đều không lọt khỏi sự xăm xoi, bới móc của giới truyền thông, v́ báo chí truyền thông biết rơ người Mỹ luôn quan tâm đến lối hành xử của Đệ nhất Phu nhân. Thế nên chuyện Đệ nhất Phu nhân Mỹ ăn mặc chải chuốt ra sao, đi nghỉ hè ở đâu, làm ǵ, ăn nói có khéo léo hay không... đương nhiên đă trở thành những đề tài nóng hổi, đặc biệt với các chương tŕnh TV cũng như các tờ báo lá cải.



    Mặc dầu không trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt chính trị, mỗi Đệ nhất Phu nhân thường đặt ra cho ḿnh một chương tŕnh hoạt động mang tính xă hội, bởi lẽ họ là người đàn bà nổi tiếng và có nhiều ảnh hưởng đối với xă hội. Ví dụ như Đệ nhất Phu nhân Dolley Madison đă vận động bảo vệ quyền lợi cho trẻ em mồ côi nữ. C̣n Đệ nhất Phu nhân Harriet Lane th́ vận động bảo tồn nghệ thuật của người Indian bản xứ. Đệ nhất Phu nhân Mary Lincoln cổ động cho các chương tŕnh giúp đỡ người da đen vừa được giải phóng khỏi ách nô lệ. Đệ nhất Phu nhân Helen Taft vận động nâng cao đời sống của công nhân làm việc trong những hăng xưởng. Đệ nhất Phu nhân Florence Harding bài trừ đối xử dă man với thú vật. Đệ nhất Phu nhân Eleanor Roosevelt th́ chú ư đến lợi ích của các cựu chiến binh Thế chiến I, công nhân mỏ than, phụ nữ, nhất là phụ nữ da màu. Đệ nhất Phu nhân Jackie Kennedy quan tâm đến bảo tồn lịch sử. Đệ nhất Phu nhân Lady Bird Johnson chú tâm đến bảo vệ môi trường. Đệ nhất Phu nhân Pat Nixon đề cao làm việc thiện nguyện. Đệ nhất Phu nhân Betty Ford cổ xúy bảo vệ quyền phụ nữ. Đệ nhất Phu nhân Rosalynn Carter cổ động chăm sóc người bệnh tâm thần. Đệ nhất Phu nhân Nancy Reagan có những nỗ lực chống ma túy trong giới trẻ. Đệ nhất Phu nhân Hillary Clinton chủ trương nâng cao hệ thống chăm sóc sức khỏe và chế độ nuôi con nuôi. Đệ nhất Phu nhân Laura Bush vận động xây dựng hệ thống thư viện tốt hơn. C̣n đương kim Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama trong nhiệm kỳ đầu quyết tâm chống béo ph́ ở trẻ em thông qua chiến dịch Let’s Move!



    Những First Lady của Mỹ đều đẹp, duyên dáng, thông minh và luôn giữ được vai tṛ vị trí người đàn bà đứng sau những tổng thống. Ấn tượng về họ bao giờ cũng đẹp và đa số người dân Mỹ luôn bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với họ. Phải chăng v́ đây là xứ xở của văn hóa lady first, hay đơn giản hơn những First Lady là những người phụ nữ hoàn chỉnh. Có lẽ v́ trước đó, để được lọt vào mắt xanh của một vị tổng thống, họ không thể là một người phụ nữ b́nh thường, đơn giản được.



    (Theo: http://www.firstladies.org/FirstLadi...#RoleFirstLady)

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cần sa, xin chào!

    Chu Nguyễn



    Ở Mỹ trong nhiều thập niên qua đă có luật kiểm soát khắt khe đối với cần sa, luật Controlled Substances Act, trù liệu h́nh phạt nặng trong việc buôn bán, tàng trữ và sử dụng v́ cho rằng cần sa là nguồn gốc gây ra tệ đoan xă hội. Nhưng các tiểu bang dần dần áp dụng việc dùng cần sa để trị liệu cho người bệnh hiểm nghèo. Năm 1996, California là tiểu bang đầu tiên cho phép cần sa dùng trong y học với luật Proposition 215, và lần lượt 16 tiểu bang khác và đặc khu District of Columbia, sửa luật chạy theo sáng kiến này. Tuy liên bang làm ngơ trước luật lệ tiểu bang nhưng mới đây Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder tuyên bố: “Không phải là việc cần thiết dùng tài nguyên liên bang để xét xử các bệnh nhân bệnh nặng hay những người săn sóc họ đă tuân theo luật tiểu bang về việc dùng cần sa trong y học, nhưng chúng ta không thể khoan nhường những kẻ buôn bán ma túy nấp sau luật tiểu bang để che giấu hành vi rơ ràng phạm pháp”.

    Tuy nhiên, thời cuộc biến đổi, cuối 2012 ở Mỹ lại rục rịch nổi lên phong trào đ̣i hợp pháp hóa việc trồng, buôn bán và sử dụng cần sa để có thêm quỹ trong lúc Mỹ đang rơi vào t́nh trạng ngân sách thâm thủng.





    Trong tháng 11, 2012, với cử tri ở Washington và Colorado đồng thuận hợp thức hóa cần sa, cây viết nổi danh phân tích cái lợi và hại về cần sa là Martin A. Lee với tác phẩm độc đáo mới đây, Smoke Signals, cho rằng cuộc chiến giữa hai phe bênh – chống thứ thảo mộc này có thể sắp kết thúc, nhờ một xu hướng đè bẹp mọi giáo điều do thứ khoa học đầy thành kiến chỉ có mục đích gieo sợ hăi cho mọi người đồng thời với thứ luật cứng nhắc gây ra.

    Smoke Signals, là một tác phẩm khai sơn phá thạch về lịch sử cần sa ở Mỹ và chắc hẳn sẽ gây ra nhiều cuộc tranh luận về cần sa, nhất là khi các tiểu bang đang chuyển hướng từ cấm sang hợp thức hóa thứ “thảo dược” này nhưng phải chống với áp lực của luật liên bang cứng nhắc. Luật lệ cũ không c̣n thực tế nữa mà chỉ gây phiền phức cho người dân và tốn hao công quỹ. Luật liên bang quy định sở hữu cần sa là phạm pháp, thế mà có phân nửa dân Mỹ đă hút thử nó và có chừng 10 triệu người dùng nó đều đều hoặc v́ trị liệu hoặc để giải khuây.

    Smoke Signals cũng hé lộ cho dân Mỹ niềm tin rằng cần sa có thể trở thành một kỹ nghệ nhiều tỷ Mỹ kim và dựa vào các phúc tŕnh khoa học để xác định dùng cần sa vô hại tới sức khỏe. Không những thế tác giả c̣n cho rằng cần sa là thứ thảo dược có thể trị và ngăn ngừa nhiều thứ bệnh nhờ một chất có trong nó là chất “cannabidiol” (CBD) có thể bảo vệ năo chống lại độc hại của rượu, kích thích tăng trưởng của tế bào gốc ở người trưởng thành (stem cell), làm teo bướu dữ, trị liệu giai đoạn đầu của chứng tiểu đường. Nhiều nghiên cứu c̣n cho rằng cần sa có khả năng trị liệu bệnh tim, ung thư, chứng Alzheimer và đau nhức mạn tính mà điều trị cổ điển bất lực.

    Nguồn tin ngày 8 tháng 11, 2012 cho biết, cử tri của hai tiểu bang ở Mỹ là Washington và Colorado đă tạo lịch sử trong dịp bầu cử (Election Day) ở Mỹ bằng cách bỏ phiếu hợp pháp hóa việc dùng cần sa. Trong một quốc gia, mấy thập niên qua đă chống đối việc sử dụng cần sa một cách khắc nghiệt, th́ theo nhiều nhà bênh vực cần sa, đă đến lúc dân chúng thức tỉnh và mở đầu một kỷ nguyên mới. Việc thông qua tu chính án 64 (Amendment 64) ở Colorado và Initiative 502 ở Washington có thể đă là tiếng loa báo hiệu việc chấm dứt sự cấm đoán cần sa trên toàn quốc.

    Nh́n lại lịch sử Mỹ quốc th́ trong bao nhiêu thế hệ, người ta vẫn cho rằng dùng cần sa là tệ trạng, là hại sức khỏe và liệt nó vào loại ma túy. Hai mươi năm trước đây, khi ra tranh cử tổng thống ứng viên Bill Clinton khi ấy bị chất vấn trong dĩ văng có từng dùng cần sa hay không, ông này khôn ngoan đă trả lời nửa thú thực nửa phủ nhận. Tới thời Barack Obama, theo cây viết tiểu sử David Maraniss tiết lộ th́ Obama khi học ở trung học Punahou đă đua bạn bè trong nhóm Choom Gang dùng cần sa thả cửa.

    Tuy nhiên việc hợp thức hóa cần sa ở hai tiểu bang mới là bước đầu của chiến thắng cần sa trên đất Mỹ. Việc hợp thức hóa cũng dẫn tới việc hạn chế sử dụng chất này. Người sử dụng phải ở độ tuổi từ 21 trở lên. Cũng như thuốc lá, cần sa không được hút ở nơi công cộng và khi lái xe có ảnh hưởng của cần sa, người lái sẽ bị phạt nặng. Cao đẳng và đại học ở Colorado và Washington đến nay không cho phép dùng cần sa ở trong khuôn viên nhà trường. Hiển nhiên là c̣n nhiều hạn chế khác, khi các tiểu bang hướng dần tới hợp pháp hóa cần sa, như kiểm soát việc trồng trọt, phân phối, buôn bán và đánh thuế. Cũng như với rượu, hợp pháp hóa cần sa có thể dẫn tới các nhà sản xuất phải có giấy phép, phải thiết lập khu gián cách với trường học, cần quy luật nghiêm khắc với việc ghi dược tính trên bao b́.

    Tiểu bang th́ thế, nhưng liên bang c̣n lắc đầu. Jennny A. Durkan, biện lư liên bang ở Seattle, cảnh báo: “Mặc dù luật tiểu bang có thay đổi ra sao th́ việc trồng, bán hay sở hữu bất cứ lượng cần sa nào vẫn là phạm luật liên bang”. Cho đến nay Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder của Mỹ chưa lên tiếng chính thức về việc này. Trong tháng Giêng 2013, Quốc hội Colorado sẽ thảo luận về h́nh thành một khung luật lệ về việc trồng, buôn bán cần sa và các dân biểu cũng ngóng chờ xem phản ứng của liên bang như thế nào. Trong một cuộc họp báo sau cuộc đầu phiếu, Thống đốc John Hickenlooper tuyên bố dè dặt: “Tôi nghĩ rằng, chính quyền liên bang khó mà chấp nhận từng tiểu bang lần lượt hợp pháp hóa cần sa”.

    Bộ trưởng Holder im lặng là dấu hiệu chính quyền Obama chưa có quyết định rơ ràng.

    Nhưng tương lai chắc chắn sẽ có sự thay đổi đối với cần sa chẳng khác khi xưa cấm đoán cờ bạc. Trước đây ở Nevada mọc lên một vài ṣng bài nhưng là nơi sa mạc hoang vu nên dư luận làm ngơ dù vốn khắt khe với tṛ chơi may rủi này. Nhưng rồi một vài thay đổi nhỏ dẫn tới đổi thay quy mô. Ngày nay một vài dạng cờ bạc đă trở thành hợp pháp ở mỗi tiểu bang ngoại trừ Hawaii và Utah.

    Cần sa xem ra sẽ theo tiến tŕnh có sẵn. Khi các tiểu bang chú ư tới nguồn thuế thu được nếu cho hợp pháp việc buôn bán cần sa, th́ họ không chịu chậm trễ dấn thân vào việc chia sẻ nguồn lợi với các tiểu bang khác.

    Lấy dữ liệu từ thống kê do Bộ Thuế vụ Colorado, Brian Vicente, một người ủng hộ luật hợp thức hóa cần sa của Colorado, ghi nhận rằng cần sa dùng trong y học đă giúp tạo ra 50 triệu Mỹ kim tiền thuế và tiền dịch vụ trong hai năm rưỡi qua. C̣n nếu mở rộng việc hợp thức cần sa th́ theo ông con số sẽ nhiều hơn gấp bội.

    Thử xét th́ thấy mối lợi to tát. Nếu đánh thuế sản xuất và tiêu thụ như đă áp dụng với rượu có nghĩa là 15 phần trăm mỗi dịch vụ bán cần sa đă chạy vào két tiểu bang. Điều này có nghĩa là khoảng 40 Mỹ kim hay hơn với mỗi ounce (khoảng hơn 28g) cần sa vào công quỹ lúc công quỹ đang thiếu hụt. Ông này tuyên bố: “Chúng ta sẽ đánh thuế sản phẩm này. Chúng ta sẽ khiến chúng biến mất khỏi góc phố và nạn buôn bán lén lút, và ra khỏi tầm tay thanh thiếu niên. Chúng ta sẽ thấy lợi nhuận khổng lồ và thêm biết bao việc làm. Theo tôi Colorado sẽ là ngọn hải đăng cho các tiểu bang khác”.

    Viễn ảnh trên sẽ thúc đẩy công chúng ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa bên ngoài ranh giới tiểu bang Colorado và Washington. Theo cuộc thăm ḍ của viện Gallup, con số dân Mỹ ủng hộ việc hủy bỏ luật cấm cần sa trong 15 năm qua đă tăng gấp đôi, khiến cho phái theo, phái chống trở nên bất phân thắng bại. Tuy nhiên, số đông người được hỏi cho rằng liên bang không nên chĩa mũi vào quyết định hợp pháp hóa cần sa của tiểu bang.

    Cũng không nên quên thay đổi ở hai tiểu bang phía tây của liên bang đă đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử cần sa và cũng nhắc nhở chúng ta rằng biện pháp giúp cho người ta tránh khỏi thói xấu không phải bao giờ cũng hữu hiệu như Vicente ghi nhận: “Nói chung, theo tôi, dân Colorado ư thức được rằng việc cấm đoán cần sa là sự thất bại ghê gớm. Nó thất bại về mọi mặt. Trước hết tốn phí cao và tác hại tới đời sống của dân chúng. Nó không hề hạ thấp con số người sử dụng trong 80 năm cấm đoán. Theo tôi, dân chúng đă sẵn sàng thay đổi”.

    (Theo Time, tháng 12, 2012)

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tuổi thơ sóng gió của người phụ nữ quyền lực
    Sonia Sotomayor:Thẩm phán của Ṭa án Tối cao Hoa Kỳ



    Bà Sotomayor là Thẩm phán gốc Mỹ Latinh đầu tiên và là người phụ nữ thứ ba được bổ nhiệm làm Phó Thẩm phán của Ṭa án Tối cao Hoa Kỳ. REUTERS/Luis Galdamez


    Vào ngày thứ Hai, 21/1/2013, lễ tuyên thệ nhậm chức lần thứ 57 trong lịch sử Hoa Kỳ đă diễn ra trước sự chứng kiến của hơn 800.000 người có mặt ở khu vực Quảng trường Quốc gia và Điện Capitol. Trong những ngày vừa qua, tất cả tin tức liên quan tới Tổng thống Obama và gia đ́nh ông xuất hiện khắp các mặt báo. Cũng liên quan tới sự kiện này, mặc dù tần suất xuất hiện trên các phương tiện truyền thông ít hơn Tổng thống Obama, nhưng Thẩm phán của Ṭa án Tối cao Hoa Kỳ, bà Sonia Sotomayor, cũng là một nhân vật mà giới truyền thông liên tục nhắc tới, không chỉ bởi v́ bà là người thực hiện lễ tuyên thệ cho Phó Tổng thống Joe Biden, mà c̣n v́ bà là Thẩm phán thứ ba của Ṭa án Tối cao Hoa Kỳ trong những năm gần đây viết hồi kư về tuổi thơ của ḿnh.

    Chỉ ngay sau ngày lễ nhậm chức của Tổng thống, vào ngày thứ Ba, 22/1/2013, bà Sotomayor đă bắt đầu chuyến đi khắp nước Mỹ để quảng bá cho cuốn sách vừa mới lên kệ của ḿnh, cuốn hồi kí mang tên, “My Beloved World.”

    Phó Thẩm phán Sonia Sotomayor (hàng sau, ngoài cùng bên trái)
    Bà Sotomayor là Thẩm phán gốc Mỹ Latinh đầu tiên và là người phụ nữ thứ ba được bổ nhiệm làm Phó Thẩm phán của Ṭa án Tối cao Hoa Kỳ. Trước khi làm việc tại Ṭa án Tối cao, bà đă làm thẩm phán sáu năm tại Ṭa án Quận Nam New York, và sau đó bà tiếp tục trở thành thẩm phán tại Ṭa án Phúc thẩm Hoa Kỳ bậc hai trong 11 năm. Nhưng trước khi trở thành một người phụ nữ thành công và đầy quyền lực như hiện giờ, bà đă phải trải qua một tuổi thơ không mấy êm đẹp. Chính tuổi thơ đầy sóng gió của bà đă tôi luyện bà trở thành một con người đầy bản lĩnh và độc lập ngay từ bé.

    Tuy là một đứa trẻ thông minh, có tố chất, nhưng cô bé Sonia khi đó đă không nhận được sự quan tâm chăm sóc cẩn thận từ gia đ́nh. Cô bé có một người cha nghiện rượu và thường xuyên có những hành vi không thể đoán trước. C̣n mẹ cô bé, là một y tá, v́ sợ những cơn say của chồng mà luôn tránh về nhà và thường xuyên làm việc vào ban đêm, thậm chí cả cuối tuần. Không chỉ có vậy, mới 7 tuổi, nhưng Sonia đă mắc bệnh tiểu đường loại 1, phải dựa vào insulin hàng ngày, và một cô bé mới 7 tuổi khi đó đă phải tự ḿnh bắc ghế trèo lên bếp đun nước để khử trùng ống tiêm và tự ḿnh chích insulin.

    Lớn lên ở khu phố Bronx, New York, nhưng v́ gia đ́nh cô là những di dân từ Puerto Rico, cho nên khi ở nhà, Sonia nói chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha. Nhưng cũng v́ thế mà cô bé đă phải rất chật vật khi theo học ở một trường Thiên chúa giáo và khi đó, cô bé đă cảm thấy những bà sơ ở đó rất lạnh lùng và dữ tợn. C̣n khi đi trên phố, cô bé đă phải thường xuyên nghe những lời châm chọc nhắm thẳng vào những di dân Puerto Rico như cô. Không chỉ có vậy, khu vực Bronx nơi cô bé sinh sống vào những năm 60, 70 của thế kỉ 20 đầy rẫy tệ nạn trộm cắp, nghiện hút, và trên đường th́ ngập đầy những miếng gạc băng y tế và giấy bạc gói heroin. Nhưng bù lại, nhờ chính t́nh thương và sự bảo bọc mà người bà Abuelita dành cho ḿnh, cô bé Sonia vẫn t́m thấy cho ḿnh một lối thoát trong hoàn cảnh gia đ́nh hỗn loạn, và cô thậm chí có thể tưởng tượng được những điều gần như không thể nào dành cho cô.

    Khi ấy, người bạn thân nhất của Sonia là người anh họ Nelson của cô. Hai người thân với nhau như h́nh với bóng và trông như sinh đôi vậy. Nelson khác Sonia ở chỗ Nelson sáng dạ hơn Sonia và Nelson có một người cha mà Sonia mong ước. Nhưng Nelson sau đó đă trở thành một con nghiện heroin và chết v́ bệnh AIDS trước sinh nhật lần thứ 30. Cho tới bây giờ, nữ Thẩm phán Sotomayor vẫn băn khoăn không hiểu tại sao cùng sống trong hoàn cảnh đầy rẫy những nguy hiểm, nhưng bà có thể cố gắng hết ḿnh để tồn tại, để sống sót, c̣n Nelson th́ không.

    Nhưng có lẽ chính căn bệnh tiểu đường và việc phải tự ḿnh chích insulin hàng ngày đă khiến cô bé Sonia khi đó trở thành một người rất độc lập, đầy bản lĩnh, và luôn tự dựa vào chính ḿnh. Sau khi cô tốt nghiệp thủ khoa cấp ba, mặc dù rất nghèo không đủ tiền để theo học đại học, nhưng nhờ vào chính sách chống ḱ thị chủng tộc khi đó, Sonia Sotomayor đă có thể theo học tại trường đại học danh giá Princeton và sau đó đă lấy được bằng Luật tại đại học Yale.

    Một điều thú vị đằng sau việc chọn luật trở thành sự nghiệp của bà Sotomayor đó là bà rất thích show truyền h́nh Perry Mason, và ư niệm trở thành một luật sư hoặc thẩm phán của bà đă nhen nhóm từ đó. Nhưng thực chất, giấc mơ thuở bé của bà lại trở thành một thám tử, giống như nhân vật người hùng của bà, Nancy Drew.

    Tổng thống Obama và Phó Tổng thống Biden vỗ tay khi bà Sotomayor phát biểu tại Ṭa Bạch Ốc, Washington, 26/5/2009
    Sau khi tốt nghiệp, mặc dù có tấm bằng Luật từ trường Yale trong tay, nhưng vào thời điểm đó, v́ xuất thân là một di dân Mỹ Latinh, bà đă bị không ít các công ty luật tư nhân từ chối. Một người bạn của bà tại công ty Luật Washington đă cho rằng chính sách chống phân biệt chủng tộc là một hành động chơi khăm những người không phải da trắng. Tuy nhiên, sau khi vượt qua những cảm giác thất vọng, giận dữ, bà Sotomayor đă nhận ra chắc chắn một điều rằng chính sách chống phân biệt chủng tộc ở hai trường Princeton và Yale đă mở ra cánh cửa cho bà. Mục đích của chính sách đó là tạo điều kiện cho những sinh viên có xuất thân bất lợi như bà đều có thể có một cuộc sống mới. Bà nói rằng, một khi nắm trong tay được cơ hội, bà đă tự dựa vào bản thân mà luôn cố gắng hết ḿnh, để rồi sau đó có thể tốt nghiệp trường Princeton danh giá với hạng danh dự Summa Cum Laude hay Ưu Ban Khen, hạng danh dự cao nhất và sau đó là trường Yale.

    Tuy nhiên, trong cuốn sách của ḿnh, bà đă miêu tả rất nhiều về gia đ́nh lớn của bà, bao gồm các anh chị em họ, cô d́ chú bác, ông bà. Tất cả mọi người thường tập trung lại với nhau để cùng ăn uống, chơi bài, tán chuyện. Và đối với bà, sự gắn kết của gia đ́nh và cộng đồng c̣n quan trọng hơn là việc tự dựa vào bản thân.

    Lúc c̣n học cấp ba, khi được gọi lên để diễn thuyết, bà đă chọn nói về câu chuyện cái chết đầy bi kịch của cô Kitty Genovese, một người đă cầu cứu sự giúp đỡ của hàng xóm khi bị một nhóm người tấn công bên ngoài căn hộ ở khu Queens của thành phố New York vào tháng Ba, 1964 nhưng sau đó bị đánh đến chết mà không nhận được sự giúp đỡ nào từ gần 40 người hàng xóm. Bà kể lại rằng, tại sao điều này lại xảy ra? Nó xảy ra bởi v́ khi chúng ta quên mất rằng chúng ta là một cộng đồng, rằng tất cả chúng ta gắn kết với nhau, và đều có một nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau. Bài diễn thuyết đó của bà đă giúp bà giành được chiến thắng trong một cuộc thi, nhưng có lẽ việc đoạt giải không quan trọng bằng niềm tin của bà vào việc giúp đỡ cộng đồng. Có lẽ, cũng chính nhờ niềm tin ấy, cộng thêm tính cách mạnh mẽ của bản thân, mà bà Sotomayor thành công trong giới luật và trở thành Thẩm phán của Ṭa án Tối cao Hoa Kỳ như hiện giờ.

    Nguồn: New York Times, LA times.

  4. #44
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tội ác và ám ảnh tương lai!

    Chu Nguyễn



    Bạo hành v́ thù hận, ghen tuông, cho dù tội nhân đă trả nợ xă hội và quyết tâm xây dựng tương lai nhưng bóng tối dĩ văng vẫn khó xóa mờ, nhất là đối với kẻ đă cải tà quy chính nhưng tới lượt ḿnh phải chứng kiến bi kịch của người thân trở thành nạn nhân của thù hận. Phải chăng có nghiệp báo (karma) như triết lư Đông phương thường nói?

    Câu chuyện sau đây là bi kịch đời thường được kư giả Larry Day, của chương tŕnh W5 (Road to Murder) (Đường dẫn tới tội ác), thuật lại trên tờ Star, phát hành ngày 23 tháng 02, 2013.





    Từ án mạng xảy ra ở Alberta, 2011

    Một vụ sát nhân rồi tự sát xảy ra ở Alberta ngày 15 tháng 12, 2011 đă gây sôi nổi trên toàn quốc. Một chàng trai đang ở tuổi tay trắng mộng đầy có tên là Derek Jensen, bỗng nhiên thất t́nh và trở thành thù hận kẻ phụ bạc. T́nh si biến thành t́nh hận, chàng quyết tâm giết kẻ đă làm trái tim ḿnh tan nát.

    Câu chuyện khởi từ Derek Jensen, 21 tuổi, đang xây dựng sự nghiệp và muốn trở thành một nhân viên trợ y. Chàng đẹp trai, theo đạo Mormon, ở Lethbridge, Alta. và có cô bạn gái xinh như mộng có tên là Tabitha Stepple cùng độ tuổi. Cuộc t́nh đang duyên thắm t́nh nồng th́ họ căi vă và Jensen dọn ra khỏi tổ ấm v́ biết Stepple có người t́nh mới là Mitch MacLean, 20 tuổi. Jensen vốn là chàng trai cô độc, thích săn bắn và vui thú thiên nhiên, nay cuộc t́nh không tṛn th́ muốn văn hồi nhưng vô vọng, Vào tối thứ Tư 14/12/2011, Jensen ḍ biết rằng, Tabitha Stepple và bạn trai mới là Mitch MacLean, 20, sẽ cùng một cặp khác là Tanner Craswell, 22, và Shayna Conway, 21, tổ chức sinh nhật tại một quán ở Lethbridge, Jensen tới nơi và nổ ra một cuộc tranh căi kịch liệt với người yêu cũ và bạn trai mới của cô ta. Thù hận làm mờ lương tri, Jensen ra khỏi quán, chuẩn bị súng đạn và theo dơi người t́nh cũ.

    Khi bọn Stepple, MacLean, Craswell vào đêm 15/12/2011 lên xe, do Shayna Conway lái, đi về hướng phi trường Calgary để đưa MacLean và Crasell về quê nhà Charlottetown để chung vui với gia đ́nh trong tuần lễ có ngày nghỉ lớn th́ Jensen đă lái xe chạy theo.

    Derek Jensen lái xe đuổi theo xe chở t́nh địch, tới quăng đường vắng, và đâm vào chiếc xe biểu tượng cho hận thù. Hai xe ngừng, gần Claresholm, Alta., trên Highway 2.

    Shayna Conway ra khỏi xe để hỏi lư do “tai nạn” th́ bị Jensen nổ súng, bằng một khẩu bán tự động, gục trên lề đường.

    Tiếp đó kẻ điên v́ t́nh nă đạn vào “người trong mộng” và bạn trai của cô. Stepple và Craswell chết trong xe. MacLean thoát khỏi xe và gục trong rănh bên đường v́ trúng đạn.

    Hai mươi tám phát đạn nổ gịn, Derek Jensen hai lần lắp đạn để tận sát “kẻ thù” và dành một viên cho bản thân. Cuộc t́nh oan nghiệt dẫn tới án mạng, cướp đi mạng sống của bốn mái tóc tơ, mới chớm đôi mươi và gây cho một cô gái bị thương tật vĩnh viễn.

    MacLean chết trước khi được chở tới bệnh viện. Shayna Conway, với những phát đạn vào chân, sườn, và một vết vào cổ nằm trên vũng máu chờ chết, cũng may có xe đi qua khúc đường vắng này nên cứu kịp mang nạn nhân tới bệnh viện. Y bác sĩ điều trị tuy giữ được mạng sống của cô gái nhưng lo rằng v́ vết thương chạm phải dây thần kinh nên có thể nạn nhân sẽ suốt đời khó mà đi đứng.

    Tin tức bay tới tai của thân nhân các nạn nhân như MacLean và Craswell gây mối xúc động lớn. Cả hai chàng tuổi trẻ này đều có gia đ́nh ấm cúng ở Charlottetown và cả hai cùng là những mầm non của môn bóng chày mà cộng đồng P.E.I đều kỳ vọng và yêu quư. Riêng đối với Sayna Conway, thực là oan uổng v́ vô can trong vụ ghen tuông mà bị hại. Shayna bị trọng thương đối với thân phụ của cô, ông Scott Conway c̣n là một thảm kịch ghê gớm v́ nó lặp lại h́nh ảnh bạo động trong dĩ văng và hậu quả ghê gớm trong tương lai.



    Trở ngược lại vụ án ba mươi năm về trước

    Ba mươi năm về trước, Scott Conway c̣n là một thanh niên, 21 tuổi, cũng đang yêu với mối t́nh “lửa t́nh rực cháy” nhưng rồi duyên kiếp phũ phàng, nàng trao trai tim cho người khác là một chàng trai tuấn tú có tên là Warren Leach, 20 tuổi.

    Cuộc tranh căi v́ ghen tuông xảy ra vào năm 1982 trong một buổi lửa trại ở một đồng quê bên ngoài Ottawa. Scott đă đâm Warren 16 nhát dao oan nghiệt. Đáng lư nếu báo kịp cho 911 th́ Warren không chết nhưng v́ phương tiện truyền thông ngày ấy chậm trễ, xe cứu thương tới muộn nên Warren mất máu quá nhiều và từ trần sau đó.

    Sau khi gây án Scott hoảng hốt bỏ chạy khỏi hiện trường và lạc trong vùng đồng lầy. Sáng hôm sau cảnh sát t́m thấy Scott lang thang trên con đường nhỏ gần hiện trường vụ án.

    Trong thập niên tiếp theo đó, Scott ra ṭa bốn lần và vào 1990 bị kết án cố sát bậc hai (second-degree murder).

    Những ngày trước khi bị phán quyết th́ Scott chứng kiến đứa con đầu ḷng ra đời, đó là bé Shayna. Bé Shayna thiếu t́nh mẫu tử và phải ở với ông bà nội. Trong lao tù, Scott ân hận v́ cơn ghen đă hủy mạng sống của một người và cuộc đời của chính ḿnh. Anh ta bắt đầu làm việc cần mẫn để có chút tiền và dành dụm nó để gửi về cho bố mẹ để ông bà có thể mang cháu bé đến thăm ḿnh trong nhà ngục khoảng ba hay bốn tháng một lần. Bé Shayna trở thành nguồn hy vọng sống và làm lại cuộc đời của Scott. Trong tù Scott đă học hàm thụ nghề nghiệp nuôi thân. Vào 1997, Scott được tại ngoại quản thúc và mở dịch vụ xây cất và tân trang nhà cửa để nuôi con.

    Nào ngờ, ngày nay, con ở tuổi 20 th́ bị nạn!

    Khi Scott Conway ghe tin Shayna Conway bị bắn trọng thương, c̣n bốn người khác mất mạng, th́ ư nghĩ kinh khủng đầu tiên xuất hiện trong đầu ông, lúc này đă ở tuổi 50: “Tôi không thể nào tin cùng một nguyên nhân đă hủy hoại đời những thanh thiếu niên này cũng như của bản thân tôi ở tuổi bọn họ. Đó chính là ghen tuông”.

    Scott nhớ lại án mạng ngày trước khi ḿnh nhúng tay vào máu và cho rằng Leach cao to hơn ḿnh đă gây chuyện và cuộc vật lộn diễn ra: “Tôi đang đứng bên ngọn lửa, mở chai bia với con dao trong tay th́ Warren đá vào lưng tôi. Mọi việc diễn ra trong ṿng 15 tới 20 phút tới lúc tôi có thể thoát ra khỏi đối thủ và bỏ chạy”.

    Trong khi ấy sự thực trong vụ án dĩ văng khó mà biết được. Chỉ biết bạn bè của Leach cho rằng chính Scott đánh trước v́ cơn ghen bùng lên.

    Lori Hoddinot, một người bạn của Leach, khi xem đoạn tường thuật vụ án ngày xưa trên chương tŕnh W5, “Road to Murder”, đă nảy sinh ư nghĩ chua chát: “Nghiệp dĩ (karma) tuần hoàn. Tôi cảm thương Shayna v́ tôi cũng có một đàn con gái nhưng đối với Scott th́ khác, rôi nghĩ rằng Scott khi tṛ chuyện với con gái đang có những năm tháng dài đau đớn trong quá tŕnh b́nh phục về tinh thần và thể xác th́ trong tâm trí ông ta không thể không nghĩ tới nỗi thống khổ của bậc cha mẹ nạn nhân mà ông ta đă tạo ra”.

    Trong một cuộc phỏng vấn của chương tŕnh W5 mới đây, Scott Conway lần đầu tiên thổ lộ nỗi ân hận và mối lo toan đối với con gái:

    “Việc xảy ra cho tôi đă khiến cuộc đời tôi thay đổi trong bao nhiêu năm, bây giờ cũng việc đó đă đoạt mạng sống bạn bè của Shayna và suưt nữa kết thúc tính mạng của nó”. Ông cho biết nỗi ân hận nơi ông kéo dài không nguôi: “Bài học ghê gớm nhất mà tôi nhận được trong bao nhiêu năm là lỗi lầm, chỉ một thôi cũng đủ thay đổi toàn bộ cuộc đời. Và không phải nó chỉ thay đổi ngày xảy ra sự việc mà thay đổi suốt đời”.

    W5 có t́m cách liên hệ với gia đ́nh Leach th́ mẹ của nạn nhân cho biết bà từ lâu đă tha thứ cho Scott.

    Khi Scott nghe tin này, ông ta đă ̣a khóc như một trẻ thơ: “Chưa bao giờ tôi nói tôi không có trách nhiệm về việc tôi đă làm. Tôi rất ân hận. Tôi sẵn sàng cho tất cả những ǵ tôi quư nhất nếu có thể vặn ngược thời gian, nhưng làm sao được? Và tôi nhận ra những năm ở trong tù và được tại ngoại quản thúc suốt đời, cũng không hề là điều mang lại cho thân nhân nạn nhân chút an ủi nào. Họ đă mất người con trai và tôi biết tôi đă gây cho họ đớn đau. Tôi xin lỗi và tôi măi xin tha thứ và chỉ mong tôi có thể thay đổi việc đă xảy ra”.

  5. #45
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nghề cho vay

    - Nguyễn đạt Thịnh




    Cho vay là nghề hái ra tiền của một số nhà giầu Mỹ, nghề này phát triển mạnh v́ tính vô cùng thông dụng của kỹ nghệ ngân hàng Mỹ, và v́ động từ “mắc nợ” được chấp nhận rất dễ dàng, và cũng rất rộng răi trong xă hội Hoa Kỳ: tôi mắc nợ, anh mắc nợ, cả nước Mỹ mắc nợ -nợ mua nhà, nợ mua xe, nợ nuôi con học đại học, v.v...

    Hệ thống ngân hàng -trong vai tṛ người chủ nợ lớn nhất Hoa Kỳ- áp dụng nhiều kỹ thuật tinh xảo để cắt cổ con nợ.

    Một trong những kỹ thuật này là 3 chữ “interest-only loan” - loại nợ trả lời trước, trả vốn sau. Trong khoảng thời gian đầu tiên - thường là từ 5 đến 10 năm- người đi vay chỉ trả tiền lời trong lúc số nợ vẫn c̣n nguyên; sau những năm

    “chỉ trả lời mà thôi” con nợ mới trả vào số nợ đi vay.

    Thử đọc một trong hàng trăm cái quảng cáo phổ biến hằng ngày qua báo in, truyền thanh, truyền h́nh, và cả trên mạng: vay $150,000 trả $564/tháng; vay $250,000 trả $940/tháng, tiền lời dưới 3%. Trong trường hợp thứ nhất, con nợ phải trả $67.680 ($564 x 120 tháng) tiền lời trong 10 năm đầu mà vẫn mắc nợ đủ $150,000.

    Nếu trong 10 năm, căn nhà lên giá, bán được $217,680, gia chủ mừng rỡ tưởng là ḿnh lời $67,680, nhưng thật ra anh ta chỉ lời 10 năm ở nhà thuê mà không phải trả tiền thuê nhà, dù có phải chấp nhận t́nh trạng tiền mất giá.

    Tuy nhiên, loại cho vay dưới h́nh thức mortgage này vẫn c̣n nhân đạo, h́nh thức cho vay vô nhân đạo nhất hiện nay là “pay-day loan” -vay ngắn hạn, trả vào ngày lănh lương. Con nợ, trong nhiều trường hợp phải trả đến trên 3,000% tiền lời.

    Chủ nợ thường ‘xạc’ $15 mỗi trăm bạc vay, phải trả trong ṿng 2 tuần; tính thành phân lời hằng năm lên đến 3,685 phân.





    Nạn nhân của bọn chủ nợ cá mập này thường là những công nhân nghèo, gặp cảnh ngặt, cần gấp một món tiền nhỏ, đành vay trước trên chi phiếu lănh lương, hoặc trên credit card của ḿnh.

    Nhiều tiệm pay-day loan cho con nợ vay đến $2,000, nhiều tiệm khác quảng cáo NO credit required (không đ̣i hỏi phải có credit), hoặc trao tiền trong ṿng 5 phút.

    Nhiều tiểu bang cấm nghề pay-day loan, nhiều tiểu bang khác ấn định mức lời tối đa chủ nợ có quyền thu của con nợ.





    Pay day loan quảng cáo “vui cười v́ bị cắt cổ”



    Những biện pháp này không cấm được bọn cá mập hành nghề, chúng dọn tiệm qua những tiểu bang không cấm nghề pay-day loan, rồi tiếp tục hành nghề bằng cách khai thác kỹ nghệ thông tin bằng mạng internet, với những quảng cáo như: Vay $5,000 - Bad Credit cũng chẳng sao hoặc, vay hôm nay, ngày mai nhận tiền, cho vay từ $250 đến $1,000.

    Biến chuyển đặc biệt là sự nhập cuộc của những ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ như JPMorgan Chase, Bank of America và Wells Fargo; qua dàn xếp nào đó, những ngân hàng này cho các hăng cho vay ngắn hạn được tự động rút tiền trong trương mục của con nợ; trong nhiều trường hợp, con nợ đă yêu cầu ngân hàng không để chủ nợ rút tiền, nhưng tiền vẫn bị rút.

    Ông Josh Zinner, giám đốc dự án MỞ MANG KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG tại New York nhận định, “Thiếu sự tiếp tay rất đắc lực của ngân hàng các tổ chức cho vay ngắn hạn, phân lời cao, sẽ gặp nhiều khó khăn hành nghề.” Điều này mang tính đương nhiên: nếu ngân hàng không tiếp tay th́ số nợ pay-day loan đ̣i lại được sẽ chịu nhiều thất thoát.

    Một viên chức cao cấp của Hiệp Hội Ngân Hàng Hoa Kỳ, bà Virginia O'Neill, giải thích, “chính trương chủ đă kư giấy cho phép các tổ chức pay-day loan rút tiền trong trương mục của họ; ngân hàng không có trách nhiệm t́m biết xem họ kư cho ai.”

    Hai cơ quan liên bang The Federal Deposit Insurance Corporation -sở Bảo Hiểm Tiền Gửi Ngân Hàng, và the Consumer Financial Protection Bureau Pḥng Bảo Vệ Tài Chánh cho Người Tiêu Thụ, và nhiều cơ quan khác cấp tiểu bang đang tạo khó khăn cho những ngân hàng giúp đỡ ngầm nghề pay-day loan.

    Ông Benjamin M. Lawsky, giám đốc sở Tài Chánh tiểu bang New York đang điều tra xem ngân hàng đă làm cách nào để giúp các tổ chức pay-day loan tính lăi xuất cao với người đi vay nợ, trong lúc New York có luật ấn định mức lời tối đa là 25%.

    Cô Jessica Silver-Greenberg, phóng viên The New York Times viết, “Trong việc cộng tác với các tổ chức cho vay cắt cổ pay-day loan, ngân hàng hưởng ít nhiều lợi nhuận, như việc trương chủ của họ, không ước tính được số tiền họ c̣n trong ngân khoản (v́ một số đă bị pay-day loan rút ra) có thể kư chi phiếu lố, do đó bị phạt. Tổ chức thống kê The Pew Charitable Trusts vừa công bố là 27% khách hàng của pay-day loan xác nhận họ đă kư chi phiếu thiếu tiền bảo chứng chỉ v́ pay-day loan rút tiền ra mà họ không biết.”





    Jessica Silver-Greenberg



    Nhiều viên chức tiểu bang và liên bang quy trách ngân hàng đă gây khó khăn cho họ trong việc bảo vệ người tiêu thụ chống những mánh khóe cạm bẫy của các chủ nợ thiếu trách nhiệm, tệ nạn này đang tái diễn sau việc phóng tay cho vay mortgage bất cần thế chấp tương xứng, tạo ra cuộc khủng hoảng địa ốc khiếp đảm năm 2008, mà hậu quả c̣n kéo dài cho đến tận ngày hôm nay.

    Ngoài những tổ chức pay-day loan, chính quyền c̣n liệt một số credit cards vào loại cho vay cạm bẫy. Cạm bẫy ở chỗ người cho vay làm người đi vay hiểu lầm là tiền lời thấp, và hiểu lầm cả về khả năng trả nợ của chính ḿnh. Lầm lẫn này khiến người đi vay mất tài nguyên đem thế chấp như nhà hoặc xe.

    Đa số nạn nhân của bọn chủ nợ cá mập thuộc thành phần di dân, ít học, và nhiều tuổi, tuy nhiên tuổi tác, sắc dân và học thức không hề là ranh giới làm ăn của bọn chủ nợ cạm bẫy.

    Tháng Bẩy năm ngoái nghị sĩ Dân Chủ Jeff Merkley đệ tŕnh Thượng Viện bản dự luật đ̣i các tổ chức cho vay cạm bẫy phải tuân hành luật vay mượn của tiểu bang con nợ đang cư trú, chứ không phải luật của tiểu bang chủ nợ hành nghề.

    Ông Merkley nói, “Tối thiểu đạo luật này cũng bảo vệ được cư dân của những tiểu bang cấm h́nh thức pay-day loan chống lại h́nh thức cho vay qua internet.”

    Con nợ cũng t́m mọi cách chống lại việc chủ nợ rút tiền trong trương mục của họ. Bà Ivy Brodsky, 37 tuổi, tưởng là bà đă cao cờ hơn 6 chủ nợ cá mập với biện pháp rút hết tiền trong trương mục của bà tại ngân hàng Chase, chi nhánh Brighton Beach, Brooklyn, trước khi bị chủ nợ rút.

    Bà Brodsky rút tiền nhưng không đóng trương mục, nên Chase vẫn ghi nhận được 55 lần rút tiền của những chủ nợ, và cho cô Silver-Greenberg biết là họ xạc bà Brodsky $1,523 tiền lệ phí.

    Một nạn nhân khác của nạn chủ nợ rút tiền trong trương mục của con nợ là bà Subrina Baptiste, 33 tuổi, một trợ giáo tại Brooklyn. Năm 2011 bà Baptiste vay của Loanshoponline.com $400, lời 730 phân, và của Advancemetoday $700, lời 584 phân, trong lúc luật New York ấn định mức lời tối đa là 25 phân.

    Bà Baptiste kể lại cho cô Silver-Greenberg nghe là tháng Mười 2011 bà yêu cầu Chase không được để bất cứ ai rút tiền tự động trong trương mục của bà; nhân viên ngân hàng bảo bà phải yêu cầu những chủ nợ không rút tiền, chứ ngân hàng không có trách nhiệm làm việc đó.

    Hai hăng pay-day loan rút tiền bất thành 6 lần, v́ trương mục không đủ tiền; do đó Chase phạt bà $812 tiền lệ phí. Họ tự động khấu trừ $600 trong khoản tiền child-support người chồng cũ của bà trả cho bà để nuôi con.



    Tiếng Việt gọi việc “rút tiền tự động” trong trương mục của con nợ là “xiết nợ”; trước khi cho vay, chủ nợ đ̣i con nợ phải có một giá trị thế chấp; ngày xưa người Việt đem cả vợ, cả con ra thế chấp để vay nợ, do đó mới có từ ngữ “bán vợ, đợ con”.

    Người Mỹ có luật cấm sách nhiễu con nợ trong lúc đ̣i nợ, và luật khánh tận, giúp con nợ tạm gác nợ nần qua một bên hầu làm lại cuộc đời. Mặc dù luật pháp che chở con nợ, nhưng chủ nợ Mỹ cũng lắm nanh, nhiều vuốt; sự cộng tác giữa hệ thống ngân hàng và các hăng cho vay cạm bẫy đă điển h́nh một cách khá cụ thể cho tính chất đáo để, xiết nợ cho bằng được, của nghề cho vay tại Hoa Kỳ.



    Nguyễn đạt Thịnh

  6. #46
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Lấy nhau v́ tiền, giết nhau v́ tiền!
    Vị Nhân




    Nạn nhân Allen Lanteigne





    Thường thường khởi đầu cuộc hôn nhân là do trai tài gái sắc gặp nhau sinh ư hợp tâm đầu và kết thúc cuộc t́nh cũng thường là khi hoa tàn nhụy rữa, hoặc vận bĩ, bần hàn nên mâu thuẫn nảy sinh và rồi chia tay trong thầm lặng. Tuy nhiên, cũng có những cặp lấy nhau không v́ t́nh, khi kết thúc bản hợp đồng th́ ồn ào, rầm rĩ hoặc bằng kiện tụng, hoặc bằng bạo hành kể cả sát nhân và tù tội. Vụ án mạng sau đây tượng trưng cho thời đại bạo hành và có đủ đặc điểm khác của thời đại: hôn nhân đồng tính, tiền bảo hiểm và tranh tụng.





    Cái chết của Allan Lanteigne

    Một vụ án mạng xảy ra ở 934 Ossington Ave., Toronto vào buổi chiều ngày 03- 03-2011. Cảnh sát thủ phủ được tin tới hiện trường và phát giác tử thi của một người đàn ông có tên là Allan Lanteigne, 49 tuổi.

    Lanteigne gốc Saint John, tới Toronto lập nghiệp và tỏ ra là người có t́nh cảm gia đ́nh sâu sắc. Nhân vật này chỉ thích bạn trai và thường mang bạn trai về nhà và giới thiệu với gia đ́nh trong những dịp lễ lớn. Nhưng rồi tại Toronto, Lanteigne quen với một luật sư có tên là Demitry Papasotiriou, kém ḿnh 17 tuổi, và như cá gặp nước họ kết hôn vào 2004. Hạnh phúc trong hôn nhân không kéo dài lâu và đôi bạn đồng tính chia tay. Lanteigne ở một ḿnh trong căn nhà rộng răi ở đường Ossington và rồi xảy ra án mạng.

    Sinh thời, nạn nhân Lanteigne làm hai công việc, vừa là thư kư kế toán tại Đại học Toronto vừa điều hành một công ty cung cấp thực phẩm. Khám xét sơ bộ, cảnh sát nhận thấy có nhiều vết bầm trên thi thể nạn nhân và phúc tŕnh ban đầu cho biết ngày hôm trước khi xảy ra án mạng, vào lúc 5 giờ chiều, nhiều người c̣n thấy ông ta rời chỗ làm và trở về nhà khoảng 30 phút sau.

    Bên ngoài không có dấu cạy cửa hay phá rào, chứng tỏ kẻ giết người có thể có ch́a khóa lọt vào nhà nạn nhân và ra tay sát hại nạn nhân. Xem ra trong nhà cũng không mất mát đồ đạc ǵ quư báu. Như thế, nhiều khả năng vụ sát hại do thù hận hay một nguyên cớ nào khác bí mật mà cảnh sát đang t́m hiểu.

    Sau nhiều tháng mở cuộc truy t́m thủ phạm, cuộc điều tra hướng tới người phối ngẫu của nạn nhân.

    Một điều tra viên của đội cảnh sát h́nh sự Toronto tiết lộ, nghi can trong cái chết của Lanteigne chính là Dimitry Papasotiriou, 32 tuổi, một luật sư gốc Hy lạp có nhiều tai tiếng ở Toronto nên đă từng bị treo giấy phép bốn tháng và phạt tiền 1000 Gia kim.

    Lanteinge ở ngôi nhà, hiện trường vụ án, từ 2006, sau khi kết hôn. Papasotiriou là một trong ba chủ nhân của căn nhà trên (hai người kia là chú thím của ông ta sống ở Manitoba). Khi xảy ra án mạng, Papasotiriou sang Âu châu và nghe nói theo học tiến sĩ tại Thụy sĩ.

    Tháng 11, 2012, hơn một năm rưỡi sau khi Lanteigne bị sát hại, cảnh sát truy tố Papasotiriou về tội cố sát cấp 1. Papasotiriou bị bắt ở trung tâm Ontario vào 02-11. Sau đó, một cộng tác viên buôn bán với nghi can là Mladen “Michael” Ivezic, 52, cũng bị truy tố về tội sát nhân. Hai nghi can này chung lưng điều hành hai công ty có tên là Healthsonix Inc. và Healthsonix Medical Inc. Trong thực tế hai công ty này làm ăn có vấn đề nên không lôi kéo được khách đầu tư.

    Papasotiriou lúc c̣n ở Âu châu đă quyết định rao bán ngôi nhà ở Ossington Ave. vào tháng 11, 2011, tám tháng sau vụ án mạng và tṛn một năm sau đó Papasotiriou bị truy tố.

    Việc bán hiện trường vụ án có thể gây thêm nghi ngờ là Papasotiriou khi chia tay với Lanteigne muốn xóa bỏ liên hệ với người t́nh cũ. Chính ông ta bảo với nhân viên địa ốc mà ông ta nhờ bán nhà rằng Lanteigne chỉ là một người thuê nhà mà thôi. Tại sao Papasotiriou lại cạn tàu ráo máng như thế?



    Giết bạn đời v́ tiền bảo hiểm!

    Nguyên nhân nào gây ra cái chết của Allan Lanteigne? Nguồn tin đầu tháng 2, 2013 cho rằng một vụ kiện diễn ra tại ṭa thượng thẩm Ontario hé lộ lư do Lanteinge phải chết: chỉ v́ nạn nhân có tiền bảo hiểm sinh mạng lên tới 2 triệu Gia kim ở hai công ty bảo hiểm khác nhau. Phải chăng đây là một vụ án mạng có lư do rất cổ điển là v́ tiền? Người ta ngờ rằng sự kết hợp giữa đôi nam giới chênh lệch tuổi tác trước đây chỉ v́ tiền. Lấy nhau v́ tiền và Allan Lanteigne chết đi th́ tiền bảo hiểm sẽ vào tay người phối ngẫu Dimitry Papasotiriou. Theo luật thừa kế của Ontario th́ Papasotiriou là người duy nhất có tên trong hợp đồng bảo hiểm. Ông ta là người thụ hưởng chính thức, dĩ nhiên sẽ lănh tiền bảo hiểm nhân mạng của người phối ngẫu mạng vong.

    Nhất là Lanteigne và Papasotiriou lấy nhau hợp pháp ở Ontario trong một cuộc nhân duyên đồng tính, sau này “cơm không lành, canh không ngọt” mỗi người ở một nơi nhưng chưa từng ly dị nên pháp luật chỉ biết Papasotiriou là bạn đời của Lanteigne.

    Mặc dù khi Lanteigne bị giết, có thuyết cho rằng nạn nhân bị đánh chết, th́ Papasotiriou ở Thụy sĩ nghĩa là có chứng cớ ngoại phạm nhưng cảnh sát có thể nghi ngờ nghi can đă thuê sát thủ trừ khử bạn đời.

    Kẻ bị ngờ là sát thủ hay đă thuê sát thủ cho Papasotiriou là Mladen (Michael) Ivezic, một thương gia Toronto gốc Croatia, đă bị cảnh sát Hy lạp bắt ở Athens do lệnh của Interpol vào ngày 08, tháng 01, 2013 và hiện bị giam ở Hy lạp chờ ngày được dẫn độ về Toronto để ra ṭa về tội cố sát Lanteigne. Được biết, theo Stockwatch, Ivezic cũng từng bị điều tra về hành vi gian lận trong thị trường chứng khoán từ 2000.

    Dư luận ngờ rằng cuộc t́nh Lanteigne-Papasotiriou xây dựng trên tiền tài, đặc biệt, sau khi Lanteigne bị giết và trước khi Papasotiriou bị bắt, ông ta đă đ̣i lấy tiền bảo hiểm sinh mạng của bạn đời bất hạnh. Nhưng rồi ư đồ của ông ta khó thực hiện v́ khi ông ta bị bắt th́ mẹ của Lanteigne và em gái của nạn nhân lên tiếng đ̣i quyền lănh tiền bảo hiểm của người thân đă thiệt mạng. Nội vụ tranh tài sản ra ṭa và ṭa sẽ hoăn trao tiền bảo hiểm cho hai bên tranh tụng để chờ xét xử.

    Vụ án này có thể là vụ đầu tiên ở Canada khi tiền bảo hiểm trở thành nguyên nhân sát hại bạn đời của một cặp đồng tính. Hiện giờ câu hỏi đặt ra là nếu Papasotiriou bị kết án sát nhân th́ liệu tội phạm có quyền hưởng tiền bảo hiểm của nạn nhân của ông ta hay không?

    Nguồn tin cho biết thêm bà mẹ của Papasotiriou mới đây cũng nộp đơn tại ṭa và yêu cầu ṭa cho bà nhận tiền bảo hiểm sinh mạng của Lanteigne (“con dâu” của bà) cho dù con ruột bà là Papasotiriou bị kết tội. Tất cả chỉ v́ tiền. Chỉ có kẻ bị giết là thiệt!


    Hậu quả phụ: căn nhà xảy ra vụ án khó bán

    Nguồn tin ngày 21-02-13 cho biết căn nhà hiện trường vụ án ở Ossington Ave là một căn nhà khang trang, ba tầng, gần subway, trang trí nội thất toàn đồ đắt tiền nhập cảng từ Âu châu, lại có năm pḥng thoáng mát và giá đưa ra chỉ có 949.000 Gia kim. Thế mà khó bán, cho tới cuối tháng 02 đă lên bảng 15 tháng mà chưa có khách mua. Phải chăng đây là nơi có “lịch sử” hắc ám nên người mua ngần ngại?

    Người môi giới không thể che giấu “lịch sử” của ngôi nhà.

    Ở Ontario, các tay trung gian địa ốc bó buộc phải tuân theo luật Real Estate and Business Brokers Act, nghĩa là phải cho khách hàng biết bất cứ sự kiện nào có thể ảnh hưởng tới giá trị của ngôi nhà, như nơi đó từng xảy ra án mạng, tự sát hay có cái chết khả nghi, hoặc từng trồng cần sa hay có pḥng sản xuất ma túy meth hay không. Vi phạm luật này, người mua có thể kiện đ̣i bồi thường hoặc hủy hợp đồng mua bán.

    Ở Bowmanville năm ngoái, ông bà Tekoniemis mua được căn nhà ưng ư nào ngờ sau đó khám phá ra ở đó từng xảy ra hai cái chết ghê gớm:

    Vào ngày 02 tháng 04, 1996, Ron England, một bệnh nhân phân liệt nhân cách đă giết mẹ là bà Marian Johnston, 74, và bé gái Jenny, 6 tuổi. Anh ta trong cơn điên đă đâm bà mẹ 34 nhát dao và đứa bé 89 lần. Bé gái nằm trên vũng máu với lưỡi dao cắm vào tim. Ông bà Tekoniemi kiện người trung gian địa ốc, công ty địa ốc và chủ căn nhà đă bán cho họ và đ̣i bồi thường 450.000 Gia kim. Vụ kiện c̣n đang trong giai đoạn xét xử nhưng là một trường hợp điển h́nh cho người mua nhà có quyền đ̣i hỏi người trung gian cho biết “lư lịch” ngôi nhà trước khi mua.

  7. #47
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vụ kiện kỳ lạ và cái chết bí ẩn!

    Chu Nguyễn



    Một khách sạn cũ xây dựng gần một thế kỷ ở trung tâm Los Angeles, trước đây đă nổi danh là nơi có hai sát thủ giết người hàng chuỗi từng tạm trú và cũng là vị trí nhiều kẻ chán đời t́m cái chết, bỗng nhiên lại nổi tiếng như cồn sau vụ mất tích kỳ lạ của một cô gái Canada gốc Hoa. Tiếp đó là một vụ kiện của khách trọ về nguồn nước sử dụng ở bồn chứa, nơi t́m thấy xác nạn nhân mất tích gần 18 ngày! Cho dù mai đây mọi việc sẽ đâu vào đấy sau vụ điều tra về nguyên nhân tử vong của nạn nhân và khi vụ kiện đ̣i bồi thường được dàn xếp thỏa đáng, nhưng trong thâm tâm

    khách du lịch khó tránh khỏi nỗi kinh hoàng khi bước chân vào một khách sạn có lịch sử hắc ám.



    Nguồn tin ngày 01 tháng 03, 2013 cho biết một vụ kiện tập thể (class-action) vừa đệ đơn tại ṭa thượng thẩm L.A., do ông bà Gloria Cott và Steven Cott đứng đơn. Cặp vợ chồng này, đại diện cho khách trọ của một khách sạn ở Los Angeles, thưa khách sạn về tội cung cấp nguồn nước “mất vệ sinh” cho người trú ngụ tại đó trong thời gian một sinh viên Canada mất tích và sau đó t́m thấy thi thể ở trong một bồn nước cung cấp nước cho khách sạn.

    Theo tờ San Francisco Chronicle cho biết trong đơn kiện, ông bà Cott kể lại vào ngày 12 tháng 02, 2013 có tới khách sạn Cecil ở Los để thuê pḥng với giá 150 Mỹ kim cho hai đêm. Khách sạn tuy cũ nhưng c̣n bề thế và khách trọ được bảo đảm có nguồn nước sạch để uống và vệ sinh. Nhưng trong thực tế khác hẳn, ông bà Cott khiếu nại thay v́ khách sạn cung cấp nguồn nước uống trong sạch th́ lại cho người trọ uống một loại nước đă bị ô nhiễm v́ thây người ngâm lâu trong bồn nước.

    Mặc dù giới hữu trách vệ sinh công cộng đă xét nghiệm loại nước bị khiếu nại nhưng không t́m thấy có vi trùng tác hại nào, có lẽ trong nước có nồng độ chlorine cao từ nguồn nước máy của thành phố nên đă sát trùng và giữ cho thi thể nạn nhân khỏi thối rữa. Tuy nhiên, khách trọ mỗi khi nghĩ tới cái chết của nạn nhân và nước họ đă dùng, nào tắm gội, nào đánh răng và uống trong thời gian trú ngụ tại Cecil th́ không khỏi rùng ḿnh, nôn nao trong dạ và áy náy không yên. Nạn nhân là ai và sao lại chết trong bồn nước ở thượng tầng của Cecil Hotel?



    Cái chết của Elisa Lam

    Elisa Lam, 21 tuổi, là một cô gái gốc Hoa, ở Vancouver. Lam tên thực là Trần Khiết Lâm, đương là sinh viên của đại học British Columbia vào ngày 26-01 rời Vancouver một ḿnh sang Mỹ du lịch và địa điểm cô tới là Los Angeles. Được biết cô gái di chuyển bằng phương tiện vận tải công cộng và trọ tại khách sạn hai sao Cecil, một khách sạn được xây từ những năm thập niên 1920 khá rộng, có tới 600 pḥng nhưng v́ quá cũ kỹ lại ở gần Skid Row, một khu thiếu an ninh của Los nên vắng khách sang và khó tránh được xuống cấp. Mặc dù Cecil đă trùng tu vài lần nhưng chỉ canh tân ở một vài tầng dùng làm khách sạn (hotel), c̣n đại bộ phận th́ biến thành lữ quán (hostel) cho giới b́nh dân thuê dài hạn.

    Giới thân cận của Lam cho biết, cô nữ sinh viên năm đầu này thực hiện chuyến đi với mục đích t́m nắng ấm và có ư định sẽ tới Santa Cruz, ở cách Los Angeles 560 km về hướng bắc. Thế rồi bỗng nhiên Lam bặt tin không liên lạc với thân thích và bạn bè, một hành động xem như bất thường. Sao vậy?

    Điều này làm nhiều người thân quen thắc mắc và lo âu.

    Tin Lam mất tích khiến cảnh sát vào cuộc t́m bóng h́nh của cô gái mảnh dẻ có nụ cười rất tươi từng ghi vào tâm trí bạn bè nhiều kỷ niệm đẹp. Sau mấy tuần t́m kiếm từ khách sạn tới vùng ven, nơi trật tự xă hội có vấn đề nhưng không thấy dấu vết của cô ngoài một vài h́nh ảnh coi của cô ở khách sạn. Trong một đoạn băng do camera của khách sạn thu lại, người ta thấy cô đứng trước cửa thang máy, chạy vào bấm số chuẩn bị cho thang di chuyển, rồi ngó đầu ra nh́n chung quanh như t́m kiếm hay chờ đợi ai. Hành động kỳ lạ của Lam và cũng là bóng h́nh cuối cùng mà người ta ghi nhận về cô, khiến nhiều người tin rằng Lam có tâm hồn bất ổn hoặc đang trốn tránh một kẻ nguy hiểm nào đó. Phải chăng cô đă gặp nguy hiểm?

    Dư luận chú ư tới Cecil Hotel và t́m hiểu khách sạn này.

    Cecil Hotel trên đường Main Street ở trong khu vực trung tâm đô thị, nơi phô bày hai sắc thái đối nghịch, giữa hướng canh tân và văn minh, với thực tế chung quanh t́nh trạng thất nghiệp đông đảo và tệ nạn xă hội không hiếm. Khách sạn ở đây giá rẻ v́ chỉ cần từ 45 tới 65 Mỹ kim là qua đêm.

    Cecil vốn nổi tiếng là nơi từng có nhiều sát thủ trú ngụ. Mấy ai quên tên giết người hàng chuỗi Richard Ramirez. Ramirez đă từng trọ ở đây và mở cuộc bạo hành, gieo rắc tội ác trong vùng California và nổi tiếng là Night Stalker (Kẻ ŕnh rập ban đêm).

    Được biết, Ramirez, sinh năm 1960, tại Texas, là một trong những tay giết người, hăm hiếp tàn bạo nhất trong lịch sử tội ác ở Mỹ. Chỉ kể những tội trạng mà cảnh sát biết được về hắn đă có tới trên 14 nạn nhân dù chỉ trong chưa đầy hai năm gây gió tanh mưa máu từ 1984 (giết bé Mei Leung, 9 tuổi) tới 1985 (giết một người nam và hăm hiếp bạn gái của nạn nhân) rồi bị bắt và bị kết án tử h́nh.

    Nguồn tin báo địa phương cho biết Ramirez trọ tại Cecil vào năm 1985 và ở tầng trên cùng và trả giá 14 Mỹ kim một đêm. Ở một khách sạn đầy người tạm trú nên chẳng ai chú ư tới hắn. Đêm tới hắn đi ŕnh rập kẻ sơ ư và ra tay hăm hiếp và sát hại. Gần sáng hắn theo lối sau về pḥng cởi quần áo đẫm máu vứt vào thùng rác và trở thành người lương thiện khi ánh dương xuất hiện.

    Một sát thủ khác là Jack Unterweger, từng bị kết tội giết 9 gái mại dâm ở Âu châu và Mỹ. Unterweger gốc Áo trong vai nhà báo cũng từng trú ở đây khi gây tội ác. Tên này phạm tội từ lúc c̣n trẻ nhưng hắn thông minh và có tài văn chương nên được luật pháp Áo “giơ cao đánh khẽ” và tạo dịp cho hắn dịp hoàn lương nên có lúc nổi tiếng là một phóng viên có nhiệt tâm và một nhà thơ có tài. Nhưng chứng nào tật ấy hắn tiếp tục tàn sát những cô gái bán phấn buôn hương và ngay cả lúc sang Mỹ và trọ tại Cecil cũng không quên gây thêm tội lỗi. Unterweger, bị bắt giải về Áo để ra ṭa vào năm 1992 nhưng tự tử tại nhà giam vào 1994. Theo luật Áo v́ Unterweger chưa bị kết án nên vẫn được coi là vô tội dù hắn gây ra hàng loạt tội ác với trên dưới 15 vụ thảm sát.

    Không những có sát thủ lai văng, Cecil có lúc trở thành nơi người chán sống t́m sang thế giới bên kia.

    Cái chết được báo chí nhắc tới nhiều xảy ra vào 1954, khi Helen Gurnee nhảy từ tầng 7 xuống đất và vướng vào ṿm trước của khách sạn. 1962, dư luận sôi nổi về việc Julia Moore từ lầu 8 nhảy xuống. Cũng năm này, Pauline Otton, 27, từ lầu 9 buông ḿnh và rơi trúng đầu một người đi đường là George Gianinni, 65, nên cả hai cùng chết tan thây. Ở đây c̣n có vụ sát hại dă man Osgood, một người có ḷng thương xót loài vật thường cho chim bồ câu ăn ở công viên gần đó nên được người quen gọi một cách thân mật là “Pigeon Goldie” Osgood. Vụ án tới nay không t́m ra thủ phạm.

    Cũng v́ Cecil khó tránh tiếng tăm là nơi những kẻ nguy hiểm từng trú ngụ nên vụ mất tích của Elisa Lam khiến cảnh sát nghi ngờ là một vụ bắt cóc và thủ tiêu. Nhưng dù vào cuộc t́m kiếm và điều tra ráo riết, giới hữu trách Los không t́m thấy chứng cớ nào cô sinh viên năm đầu của B.C. đă bị giết hay biến mất.

    Cứ thế thời gian trôi, một tuần, hai tuần và bước sang tuần thứ ba th́ có manh mối của Elisa Lam khi một số người trọ than phiền là nước cung cấp cho nhiều pḥng ở t́nh trạng nhỏ giọt. Ban quản lư khách sạn bèn cho nhân viên lên nóc khách sạn nơi thiết trị hệ thống bồn cung cấp nước cho toàn khách sạn để kiểm tra kỹ thuật.

    Nào ngờ nhân viên kiểm tra vào ngày 19 tháng 02, đă phát giác ra lư do khiến một bồn nước bị nghẹt: Một xác người đă ph́nh ra do ngâm nước lâu ngày, làm cho tắc ống thông!

    Kinh hoàng gieo vào đầu ban quản lư và khách trọ v́ những bồn nước này dùng để nấu nướng, rửa ráy và để uống cho toàn khách sạn. Tại sao có kẻ chết trong một bồn nước chứa chừng ba phần tư nước? Một câu hỏi đặt ra mà không có câu trả lời.

    Trước hết bồn nước ở vị trí trên nền xi măng cao nhất khách sạn và ở vị trí cao hơn mái tới hơn 3 mét. Muốn lên tới mái nhà phải dùng thang, qua cửa thường khóa chặt và có hệ thống báo động. Muốn leo lên bồn nước cũng phải dùng thang nhỏ. Miệng bồn đóng kín và chỉ có thể lọt vào bồn bằng một khe hẹp. Có ai nhét xác chết vào đây hay kẻ chán đời đă chui qua khe hẹp để vào bồn nước? Một việc khó xảy ra!

    Cảnh sát không loại trừ đây là một vụ án mạng và t́m cách lấy xác chết ra để nhận diện. Công việc vô cùng khó khăn, chỉ c̣n cách khoét một lỗ hổng ở thân bồn để lấy tử thi ra.

    Tử thi được mang về nhà xác Los để pháp y xét nghiệm t́m lư lịch nạn nhân và nguyên nhân tử vong. Bước đầu kết luận, căn cứ vào quần áo và trang sức, người chết chính là Elisa Lam bị mất tích trước đó ba tuần. Cho tới cuối tháng Hai 2013, giới hữu trách cho biết không có dấu vết nào chứng tỏ nạn nhân bị sát hại. Tuy nhiên c̣n chờ đợi kết quả xét nghiệm về độc chất mới có thể kết luận về nguyên nhân tử vong của Elisa Lam. Cho đến nay những câu hỏi chỉ được đáp lại bằng giả thuyết trên báo chí tiếng Hoa ở Lục địa và ở Canada.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện Bắc Mỹ
    By alamit in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 08-10-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 04-04-2012, 01:38 PM
  3. Replies: 9
    Last Post: 18-11-2010, 05:46 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-10-2010, 04:49 AM
  5. Mỹ cân nhắc chuyện "đánh sập" mạng Internet toàn cầu
    By việtdươngnhân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 09-09-2010, 02:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •