Page 5 of 5 FirstFirst 12345
Results 41 to 43 of 43

Thread: Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    CSB Nhật Bản rượt Hải giám ngoài Hoa Đông 9 tiếng mùng 1 Tết


    Hải giám phải vừa liên tục chạy vừa kêu gọi tàu Cảnh sát biển Nhật Bản "giữ an toàn" khi nh́n thấy những khẩu súng hạng nặng được trang bị trên 4 chiếc tàu này.


    Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản rượt đuổi tàu Hải giám trên vùng biển phụ cận Senkaku

    Ngày hôm qua 12/2 tức mùng 3 Tết Quư Tỵ, đài truyền h́nh trung ương Trung Quốc CCTV 13 phát đoạn băng tư liệu ghi nhận, ngày 10/2 tức mùng 1 Tết, 4 tàu Hải giám Trung Quốc số hiệu 51, 50, 66 và 31 khi tiến vào khu vực cách nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư khoảng 24 hải lư th́ 3 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản xuất hiện rượt đuổi.

    Tàu Cảnh sát biển Nhật Bản tiến sát tàu Hải giám và chỉ cách đuôi tàu Hải giám Trung Quốc chừng vài trăm mét, đứng từ tàu Hải giám nh́n thấy rất rơ.

    Mặc dù phía Cảnh sát biển Nhật Bản liên tục yêu cầu và ngăn chặn Hải giám xâm nhập khu vực Senkaku, tàu Hải giám vẫn không chịu rời khỏi đây. Hải giám Trung Quốc bắc loa khẳng định "chủ quyền đảo Điếu Ngư", đồng thời quay video làm "bằng chứng".

    http://giaoduc.net.vn/FlashPlayer/Pl...ns=viral-2d"/>

    Cảnh sát biển Nhật Bản đă phải điều động thêm cả máy bay trinh sát rượt đuổi nhóm tàu Hải giám, tuy nhiên lực lượng này vẫn t́m mọi cách xâm nhập khu vực 12 hải lư xung quanh nhóm đảo Senkaku, lúc 7 giờ 16 phút giờ Bắc Kinh, Hải giám Trung Quốc "chọc thủng ṿng vây" và tiến vào bên trong 12 hải lư.

    4 chiếc tàu Cảnh sát biển Nhật Bản đă kiên tŕ rượt đuổi 4 tàu Hải giám Trung Quốc suốt hơn 9 giờ đồng hồ liên tục. Hai bên vừa rượt nhau trên Biển Hoa Đông, vừa bắc loa, giương bảng đèn điện tử khẳng định chủ quyền, tuy nhiên tàu Hải giám phải vừa liên tục chạy vừa kêu gọi tàu Cảnh sát biển Nhật Bản "giữ an toàn" khi nh́n thấy những khẩu súng hạng nặng được trang bị trên 4 chiếc tàu này.

    Hồng Thủy (Nguồn: CCTV13)

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    "Sức mạnh quân sự Nhật Bản rất lớn, sẵn sàng ứng phó với kẻ địch"

    - Đó là nhận định của sĩ quan Mỹ, nhất là những đột phá rất lớn về sức mạnh trên biển và khả năng ứng phó với kẻ địch mạnh trên biển của Nhật Bản.



    Tàu sân bay trực thăng cỡ nhỏ của Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản.

    Trang mạng “Tin tức Quốc pḥng” Mỹ ngày 17/2 cho biết, một nhóm quân nhân Nhật mang theo ba lô hành quân lớn, súng trường và ống pháo cối cỡ ṇng 84 mm đă từ một chiếc tàu chiến trên biển bước lên bờ, trông rất giống binh sĩ của Lính thủy đánh bộ Mỹ.

    Nhưng, trên thực tế, họ là binh sĩ của lực lượng mang tên "Trung đoàn bộ binh phía Tây"/“Western Army Infantry Regiment” (WAIR) ở phía tây Nhật Bản, đang tiến hành cuộc diễn tập quân sự thường niên “Quả đấm thép” trong thời gian 3 tuần với Lính thủy đánh bộ Mỹ.

    Theo sĩ quan chỉ huy phía Mỹ, khả năng quân sự của Nhật Bản đă được tăng trưởng rất lớn trong 10 năm qua, trong đó sức mạnh trên biển và khả năng ứng phó với kẻ địch mạnh trên biển cũng có đột phá rất lớn.

    Các mối đe dọa đến từ CHDCND Triều Tiên và tranh chấp đảo Senkaku với Trung Quốc là nguyên nhân Nhật Bản tích cực thúc đẩy hệ thống pḥng thủ tên lửa, huấn luyện năng lực tác chiến trên biển.

    Năm 2013 là năm thứ 8 của cuộc diễn tập này, mục đích diễn tập là nhằm tăng cường khả năng hiệp đồng giữa Hải quân, Lính thủy đánh bộ Mỹ với Quân đội Nhật Bản. Sức mạnh quân sự của Nhật Bản được định nghĩa là sức mạnh tự vệ, chỉ được dùng cho bảo vệ ḥa b́nh, bảo vệ lănh thổ và cung cấp viện trợ thảm họa.


    Hải quân Mỹ và Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản tiến hành diễn tập liên hợp.

    Binh sĩ của họ hoàn toàn không giống như Lính thủy đánh bộ Mỹ, thiên về luyện tập khả năng tấn công bờ biển. Nhưng, do lo ngại nước láng giềng CHDCND Triều Tiên - một nước khó đoán biết - phát động tấn công tên lửa, lănh đạo quân đội Nhật Bản ngày càng quan tâm tới những kỹ năng này.

    “Họ hy vọng trở thành một lực lượng có thể tự tồn tại” – Thượng tá Christopher Taylor, sĩ quan chỉ huy lực lượng viễn chinh lính thủy đánh bộ 13 Mỹ nói. Ông cho rằng: “Là đối tác hiệp ước của Mỹ, họ đang đẩy nhanh tốc độ”.

    Tuy Nhật Bản luôn mở rộng khả năng pḥng thủ tên lửa của họ, đẩy nhanh các cuộc họp về tái vũ trang quân sự, nhưng chủ đề sở hữu khả năng tấn công vẫn rất nhạy cảm với họ. Mấy chục phóng viên Nhật Bản đưa tin về cuộc diễn tập “Quả đấm thép” đă cùng chụp lễ khai mạc và huấn luyện ở khu vực hoang mạc…, nhưng họ chưa từng chụp được bất cứ một h́nh ảnh nào cho thấy 1 binh sĩ tra đạn vào súng trường.

    Taylor từng tiếp xúc với binh sĩ Nhật Bản trong nhiều hành động quân sự ở nước ngoài, đồng thời c̣n đảm nhiệm sĩ quan chỉ huy của nhóm phi đội 265 máy bay trực thăng hạng trung thuộc Lính thủy đánh bộ Mỹ đóng ở Okinawa.

    Ông h́nh dung, những nỗ lực có được khả năng quyết sách chiến thuật của Nhật Bản đang liên tục phát triển, đồng thời cho rằng quân Nhật “có tính tấn công nhiều hơn”.


    Biên đội tàu chiến Lực lượng Pḥng vệ Biển Nhật Bản.

    Tại hội nghị tin vắn truyền thông Nhật Bản tháng ngày 11/2 vừa qua, Melvin G. Spacey, phó chỉ huy quân đoàn viễn chinh Lính thủy đánh bộ Mỹ cũng cho rằng, khả năng quân sự của Nhật Bản đă tăng rất lớn trong 10 năm qua. Ông đă chỉ ra “mối đe dọa” từ CHDCND Triều Tiên, đồng thời cho rằng, Nhật Bản đang xây dựng hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo.

    Ông nói: “Chúng tôi có thể nh́n thấy Nhật Bản đang tăng cường khả năng của họ để tự bảo vệ ḿnh”. “Điều này có thể phù hợp với lợi ích của Mỹ. Chúng tôi đang cố gắng phát huy các nguồn lực của ḿnh trên toàn thế giới”.

    Mỹ hy vọng đến năm 2020 sẽ triển khai lực lượng tập trung ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. Spacey cho rằng, một nước Nhật Bản mạnh hơn sẽ tăng cường sự ổn định cho khu vực này, “điều này có thể giúp chúng tôi có khả năng điều chỉnh khu vực buộc phải triển khai quân đội trên toàn cầu”.

    Bài báo cho rằng, đối với Nhật Bản, tăng cường sức mạnh trên biển và pḥng thủ kẻ thù bên ngoài từ trên biển đều là nhu cầu an ninh tự thân. Ngoài CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản c̣n đang đối mặt với rất nhiều thách thức an ninh khác, trong đó đáng chú ư nhất là tranh chấp đảo Senkaku với Trung Quốc.


    Tên lửa Patriot của Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản.

    Matsushi Kunii, sĩ quan chỉ huy của một quân đoàn phía Nhật Bản cho rằng, cùng diễn tập với quân Mỹ đem lại rất nhiều lợi ích cho Nhật Bản.

    Ông nói: “Ở Nhật Bản, những nơi huấn luyện bắn đạn thật của chúng tôi rất có hạn. Cho nên, có được những nơi huấn luyện này rất quan trọng đối với chúng tôi. Có được không gian trên biển để diễn tập cũng rất quan trọng đối với chúng tôi, bởi v́ chúng tôi không có cơ hội huấn luyện như vậy cả ở trong và ngoài đảo Nhật Bản”.

    Theo Kunii, có được vùng biển sóng lớn và mặt bằng biển cao như vùng biển California để tiến hành huấn luyện “rất tốt với chúng tôi”.

    Tháng 6/2013, một lực lượng thuộc Quân đội Nhật Bản sẽ đến California để tham gia vào một cuộc diễn tập lớn hơn mang tên “Tấn công chớp nhoáng buổi b́nh minh”. Tàu chiến hải quân của Mỹ và Nhật Bản sẽ tham gia, lực lượng đổ bộ của quân Nhật sẽ triển khai diễn tập trong t́nh h́nh tự ḿnh chỉ huy.



    Tàu khu trục tên lửa Aegis lớp Atago của Nhật Bản.

    theo gd

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mỹ-Nhật: củng cố liên minh, đối đầu Trung Quốc-Bắc Hàn
    Việt-Long, RFA


    Thủ tướng Nhật tuyên bố Nhật Bản không bao giờ trở thành một quốc gia hạng nh́ trên thế giới, đó là thông điệp chính yếu mà ông mang đến Hoa Kỳ trong dịp này, đồng thời ông nói ông muốn nhắc lại rằng nước Nhật cũng quật cường trở lại. Không một quốc gia nào nên tính toán sai lầm về quyết tâm vững chắc của người Nhật. Không một ai nên nghi ngờ sự vững mạnh của mối đồng minh Hoa Kỳ -Nhật Bản.

    Bên cạnh đó, mục đích chính của chuyến công du trong tuần qua của Thủ tướng Nhật Bản là siết chặt và củng cố mối quan hệ quốc pḥng và kinh tế với Washington trong bối cảnh Bắc Hàn hung hăng hiếu chiến, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ lên tiếng bênh vực Nhật Bản và ủng hộ phương sách giải quyết vấn đề lănh hải với Trung Quốc .
    Ḥa hoăn trên bề mặt

    Thủ tướng Shinzo Abe đi Mỹ sau khi Bắc Hàn phóng thành công hỏa tiễn liên lục địa và thử bom hạt nhân lần thứ ba. Trong khi đó th́ cuộc tranh chấp lănh hải trên biển Hoa Đông giữa Nhật với Trung Quốc vẫn không bớt căng thẳng dù rằng một chính trị gia đại diện nước Nhật đă đi Bắc Kinh diện kiến chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận B́nh để đưa thư của Thủ tướng Nhật, và hai bên cùng tuyên bố những lời ḥa dịu về cuộc tranh chấp đó.

    Chủ tịch Trung Quốc trong buổi tiếp kiến đặc sứ Nhật, chủ tịch đảng Tân Dân Natsuo Yamaguchi, hôm 25 tháng 1, tuyên bố rằng Trung Quốc nhất quyết giữ vững và làm tốt đẹp mối quan hệ Hoa Nhật từ 40 năm nay. Ông nói mối quan hệ đó đă là động lực mạnh mẽ của công cuộc phát triển của cả hai nước. Tuy nhiên sau đó nhà lănh đạo Trung Quốc nhấn mạnh rằng Nhật cần xem xét lại lịch sử và phải có lập trường đúng đắn về vấn đề chủ quyền quần đảo Điếu Ngư.

    Trong khi đó thư của Thủ tướng Nhật gửi cho chủ tịch Trung Quốc viết rằng mối quan hệ Nhật-Hoa là quan trọng nhất, và hai nước mang trách nhiệm chung đối với nền hoà b́nh và phát triển của châu Á Thái B́nh Dương và cả thế giới; Nhật cam kết tăng tiến mối quan hệ đó. Trong khi đó Bắc Hàn càng tỏ ra hung hăng hơn trước sau khi thử bom hạt nhân dù Trung Quốc hứa hẹn sẽ kiềm chế chính quyền hiếu chiến mà Trung Quốc được coi như thế lực đỡ đầu cho nó.

    Những hành động này chứng tỏ Trung Quốc chỉ ḥa hoăn trên bề mặt, để sau đó lại tiếp tục những hành động mà Nhật Bản coi là xâm lấn.

    Không những thế ,Trung Quốc c̣n có những lời tuyên bố và hành động để tỏ rơ chính sách tăng cường quân lực ở phía biển Hoa Đông, cương quyết không lùi bước trong vấn đề lănh hải, nhất là sau khi chuyến công du của Thủ tướng Shinzo Abe được mô tả là thành công, công luận Nhật Bản ủng hộ Thủ tướng tới 70%.

    Trong những hành động mang tính cách phô diễn, Trung Quốc đưa vào hoạt động một trong hai mươi hộ tống hạm tàng h́nh do họ tự sản xuất. Một ngày sau Trung Quốc điều động hàng không mẫu hạm Liêu Ninh từ Đại Liên về Thanh Đảo, thao dượt vũ khí trên hải tŕnh, để về đóng căn cứ chính thức ở Thanh Đảo.


    Cảng Thanh Đảo ở bờ biển phía Đông tỉnh Sơn đông, nh́n ra Hoàng Hải và chỉ cách Seoul hơn 600 km, là một căn cứ của hạm đội Đông Hải, đơn vị cấp quân khu phụ trách hải phận từ vịnh Bột Hải đối diện Bắc Hàn, và bao gồm hải phận các tỉnh Giang Tây, Thượng Hải, Chiết Giang, Phúc Kiến, cùng toàn bộ quần đảo Đài Loan. Tầm hoạt động của hạm đội Đông Hải về phía đông được hoạch định ra tới hải phận Okinawa của Nhật.

    Nhưng thành quả chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản ra sao mà Trung Quốc có nhiều phản ứng như vậy?

    Thông điệp: Nhật Bản quật cường

    Trước hết là v́ Thủ tướng Shinzo Abe nói thẳng thừng với báo Mỹ rằng các triều đại Trung Quốc xưa nay vẫn có tính gây hấn thâm căn cố đế từ hằng ngàn năm lịch sử đến nay vẫn không chừa, luôn luôn gây hấn với các láng giềng một khi nội bộ và nội trị phát sinh những vấn đề gai góc. Phát ngôn nhân bộ ngọai giao TQ Hồng Lỗi chỉ trích kịch liệt lời tuyên bố đó và nói rằng không người nước ng̣ai nào có thể can dự vào việc nội bộ của TQ, và sự phục hưng của TQ không ai có thể ngăn cản được. Rơ ràng Trung Quốc đă nhắm vào mối liên minh Hoa Kỳ- Nhật Bản đang được hai bên tăng cường và củng cố.


    Về thành quả cụ thể của thượng đỉnh Mỹ-Nhật hôm 22 tháng 3 ở Washington, nhà lănh đạo Hoa Kỳ đă tuyên bố rằng ông và Thủ tướng Abe đoàn kết trong quyết tâm sẽ hành động mạnh mẽ trước việc Bắc Hàn thử bom hạt nhân. Thủ tướng Nhật tuyên bố Nhật Bản không bao giờ trở thành một quốc gia hạng nh́ trên thế giới, và đó là thông điệp chính yếu mà ông mang đến Hoa Kỳ trong dịp này, đồng thời ông nói ông muốn nhắc lại rằng ông đă trở lại, và nước Nhật cũng quật cường trở lại.

    Về cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông, Thủ tướng Nhật tuyên bố Nhật không có ư định làm tăng thêm t́nh trạng căng thẳng và ông luôn luôn mở rộng cửa tiếp đón các nhà lănh đạo Trung Quốc. Tuy nhiên ông không quên xác định lập trường cương quyết của xứ Phù Tang, rằng “Nước Nhật không thể dung thứ một sự thách đố nào trong hiện tại cũng như tương lai. Không một quốc gia nào nên tính toán sai lầm về quyết tâm vững chắc của người Nhật. Không một ai nên nghi ngờ sự vững mạnh của mối đồng minh Hoa Kỳ -Nhật Bản.”

    Viễn ảnh Đông Bắc Á

    Dù sao, cuộc tranh chấp Hoa Đông có thể sẽ vẫn giằng dai như vậy, hai bên ba phía đều tỏ ra không chịu nhượng bộ, nhưng tranh chấp cũng vẫn chỉ trong phạm vi khẩu chiến, trong khi Trung Quốc phải duy tŕ sự có mặt của họ trên vùng biển họ đang giành lănh hải, trong khi sử dụng những đ̣n kinh tế và ngoại giao để tiến tới mục đích.

    Với những thành quả trên cùng thỏa thuận với Hoa Kỳ về hiệp ước TPP, là hiệp ước kinh tế thương mại xuyên Thái B́nh Dương, công luận Nhật Bản đă cho vị Thủ tướng của họ 72% ủng hộ trong cuộc thăm ḍ ư kiến mới nhất tại Nhật.

    Kết quả ủng hộ tới trên dưới 70%, là một điều rất hiếm khi xảy ra trong chính trường Nhật, nơi mà hầu hết các Thủ tướng đều là “Thủ tướng ngắn ngày”, ít khi giữ ghế được tới 5 năm.

    Ở Bắc Kinh một chủ tiệm ăn nhanh họ Vương ở quận Hậu Hải, khu hành chánh bao quanh chiếc hồ cùng tên, lại trương bảng “không tiếp người Nhật, người Việt, Philippines và chó”, mà chính quyền chẳng nói một tiếng nào. Đúng là Trung Quốc đang tức giận vô cùng, không thể nào ḥa dịu. Sau đó vào hôm thứ tư 27 tháng 2, được báo Tuổi trẻ phỏng vấn về vấn đề này, tổng lănh sự Trung Quốc Trác Lôi Minh mới lên tiếng chỉ trích họ Vương, coi đó là một hành vi cá biệt, và phủ nhận mọi trách nhiệm của chính quyền Bắc Kinh trong vụ này.

    Về Bắc Hàn, người ta có thể thấy là Bắc Hàn sẽ phải chịu thêm những biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, và chưa biết B́nh Nhưỡng chịu đựng được đến bao giờ trong khi Bắc Kinh tỏ ra không ủng hộ hành động quá đáng của họ.

    Tuy vậy không ít người vẫn nghi ngờ ư định của Trung Quốc trong vấn đề này. Sau khi báo chí lề phải của Trung Quốc đ̣i giảm viện trợ Bắc Hàn nếu xứ này thử vũ khí hạt nhân, và một đặc sứ Trung Quốc bay sang Bắc Hàn để nói chuyện với Kim Jong-Un, th́ B́nh Nhưỡng vẫn tiến hành thí nghiệm. Người ta có quyền nghi ngờ là chưa chắc Trung Quốc đă thực tâm muốn kiềm chế Bắc Hàn, mà có thể vẫn muốn giữ con bài này để gây áp lực với Nhật Bản và Hoa Kỳ trong các lănh vực an ninh quốc pḥng và kinh tế, trong lúc Trung Quốc đă gây khó khăn cho Nhật Bản rất nhiều về mặt kinh tế v́ vụ Senkakư/ Điếu Ngư.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •