Page 5 of 11 FirstFirst 123456789 ... LastLast
Results 41 to 50 of 109

Thread: Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

  1. #41
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Siêu cường Trung-Mỹ đối đầu nhau chan chát


    Hiếm khi nào người ta lại chứng kiến hai siêu cường hàng đầu thế giới Trung-Mỹ đối đầu nhau cùng lúc trên nhiều mặt trận như trong thời gian vừa qua. Những cuộc đối đầu liên tiếp trên Biển Đông, trong lĩnh vực quân sự, kinh tế, nhân quyền... đă khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh chao đảo.

    Trung-Mỹ “gầm ghè nhau” trên Biển Đông

    Căng thẳng Biển Đông hiện nay xuất phát từ cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines v́ tranh chấp lănh hải ở băi cạn Scarborough. Tuy nhiên, đằng sau mâu thuẫn này là cuộc đối đầu lớn hơn của hai cường quốc Trung-Mỹ.

    Biển Đông vốn là khu vực giàu dầu mỏ, khí đốt và là nơi có nhiều tuyến đường hàng hải chiến lược quan trọng. V́ tầm quan trọng của Biển Đông, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm khu vực biển này.Nếu độc chiếm được Biển Đông, sức mạnh của Trung Quốc sẽ gia tăng rất nhiều. Đây là điều mà Mỹ không bao giờ chấp nhận.


    Tàu chiến Mỹ tham gia tập trận với Philippines ở Biển Đông.

    Siêu cường số 1 thế giới tuyên bố, dù không có tranh chấp nào ở Biển Đông nhưng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo những cuộc xung đột ở khu vực được giải quyết thông qua con đường ḥa b́nh. Washington cũng cho biết, họ muốn đảm bảo sự tự do hàng hải ở Biển Đông trong bối cảnh những cuộc tranh chấp lănh hải ở đây đang bùng lên dữ dội. V́ thế, trong suốt thời gian qua, bằng cả hành động trực tiếp và gián tiếp, Washington đă can thiệp ngày một sâu hơn vào tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines.

    Việc Trung Quốc can thiệp vào t́nh h́nh Biển Đông nằm trong chiến lược quay trở lại khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương vừa được nước này công bố hồi cuối năm ngoái. Trước đây, trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông, Mỹ hầu như không lên tiếng hoặc nếu có lên tiếng cũng là thể hiện lập trường trung lập. Tuy nhiên, trong những ngày vừa rồi, lầu đầu tiên, người ta thấy một vị tướng của Mỹ công khai tuyên bố sẽ bảo vệ Philippine trong tranh chấp Biển Đông.

    Cùng với tuyên bố hùng hồn trên, Mỹ và Philippines đă “chọn” đúng thời điểm căng thẳng leo thang để tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung rầm rộ, quy mô với nhiều bài diễn tập khiến Bắc Kinh “giật ḿnh” như diễn tập tái chiếm lại đảo, tái chiếm lại dàn khoan.

    Mỹ cho biết, nước này sẽ giúp Philippines tăng cường năng lực tuần tra hàng hải và củng cố sức mạnh của Hải quân Philippines. Để thực hiện điều đó, Mỹ hứa sẽ chuyển giao chiếc tàu chiến thứ hai cho Hải quân Philippines trong năm nay đồng thời tăng gần gấp 3 viện trợ quân sự cho nước đồng minh. Chưa hết, Mỹ c̣n khẳng định sẽ thực hiện đúng những cam kết đưa ra trong hiệp ước pḥng thủ chung đă kư với Philippines. Theo đó, Washington sẽ bảo vệ Manila trước bất kỳ cuộc tấn công nào, trong đó có cả cuộc tấn công ở Biển Đông.

    Tất cả những hành động của Mỹ trong thời gian qua đă khiến Trung Quốc bất an, “đứng ngồi không yên” và không thể không nổi giận. Nước này đă nhiều lần cảnh báo và ngầm ư đe doạ Washington không nên can thiệp vào cuộc tranh chấp của họ với Manila.

    Luật sư mù “đe dọa” quan hệ Trung-Mỹ

    Ngoài vấn đề Biển Đông, tháng 5 cũng chứng kiến một sự kiện khác làm lung lay quan hệ Trung-Mỹ. Đó là vụ luật sư mù Trần Quang Thành của Trung Quốc trốn vào Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh và được các quan chức Mỹ che chở.

    Vụ việc liên quan đến một cá nhân người Trung Quốc này tưởng đơn giản nhưng sự thực lại rất phức tạp. Nó suưt gây ảnh hưởng lớn đến quan hệ vốn đang đầy sóng gió giữa cường quốc số 1 và số 2 thế giới.

    Hôm 22/4, luật sư mù Trần Quang Thành đang bị quản thúc tại gia ở Sơn Đông, Trung Quốc, đă làm cách nào đó bỏ trốn được ra ngoài và vào trú tại Đại sứ quán Mỹ. Đối với Washington, luật sư này là một nhà hoạt động nhưng đối với Bắc Kinh, ông ta lại là một phần tử chống đối chính quyền. V́ thế, đây là một vụ việc nhạy cảm trong quan hệ hai nước.

    Chính phủ Trung Quốc đă có phản ứng rất quyết liệt với Mỹ về vụ luật sư Trần Quang Thành. Hồi đầu tháng 5, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, họ “cực kỳ không hài ḷng” về cách thức xử lư vụ luật sư mù của phía Mỹ, gọi đó là hành động can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của nước này.

    Bắc Kinh yêu cầu giới chức lănh đạo ở Washington phải tiến hành điều tra và bắt những người vi phạm nghi thức quốc tế phải chịu trách nhiệm về sự việc và cam kết không được tái diễn hành động đó. Ngoài ra, Trung Quốc c̣n đ̣i Mỹ phải có lời xin lỗi.

    Rất may, Bắc Kinh và Washington cuối cùng đă giải quyết ổn thỏa mọi việc liên quan đến luật sư Trần Quang Thành, không để nó làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương giữa hai nước. Tuy vậy, rơ ràng, giữa hai nước chưa thể xóa bỏ sự “bất măn” về nhau trong vụ việc này.

    Trung Quốc nổi giận đùng đùng v́ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan

    Việc Mỹ bán vũ khí cho Vùng lănh thổ (VLT) Đài Loan từ lâu đă là một trong những cái dằm gây khó chịu nhất trong mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Lần nào, Mỹ cung cấp vũ khí cho VLT Đài Loan th́ lần đó họ đều vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.

    Giữa lúc căng thẳng Trung-Mỹ đang gia tăng v́ vấn đề Biển Đông và luật sư mù, Hạ viện Mỹ hôm 18/5 bất ngờ bỏ phiếu thông qua kế hoạch bán 66 phi cơ chiếu đấu hiện đại F-16 cho Đài Loan nhằm giúp vùng lănh thổ này thu hẹp khoảng cách quân sự với Trung Quốc. Sự việc này đă đẩy mối quan hệ Trung-Mỹ đă “nóng” lại càng thêm “nóng”.

    Phía Trung Quốc đă ngay lập tức có phản ứng trước việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi chỉ trích quyết định của Hạ viện Mỹ là “hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc đồng thời vi phạm nghiêm trọng chính sách một Trung Quốc".

    Hiện chưa thấy Trung Quốc đưa ra đ̣n trả đũa nào trước quyết định bán vũ khí cho VLT Đài Loan của Mỹ. Tuy nhiên, trong năm 2010, Trung Quốc từng tạm ngưng các quan hệ quân sự với Mỹ và đe dọa dùng đ̣n trừng phạt kinh tế để đáp trả việc Quốc hội Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Đài Loan.

    Mỹ chọc giận Trung Quốc bằng báo cáo quân sự và nhân quyền

    Liên tiếp trong những ngày giữa và cuối tháng 5, Mỹ đă tung ra hai bản báo cáo về t́nh h́nh quân sự và nhân quyền của Trung Quốc. Cả hai bản báo cáo này đều vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh.

    Hôm 18/5, Lầu Năm Góc đă đưa ra một bản báo cáo về t́nh h́nh phát triển quân sự của Trung Quốc. Theo đó, Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang khai thác các công nghệ thương mại của phương Tây, thực hiện chiến dịch t́nh báo trên mạng và mua thêm nhiều tên lửa chống hạm, để củng cố sức mạnh quân sự của ḿnh.

    Bản báo cáo cho biết: "Bắc Kinh đang thông qua h́nh thức cả hợp pháp và bất hợp pháp để mua lại công nghệ quân sự phương Tây, đặc biệt là của Mỹ. Mục đích cuối cùng là để tăng cường sức mạnh quân sự cho Trung Quốc". Lầu Năm Góc cũng lên án Trung Quốc nhiều lần xâm phạm không gian mạng của thế giới để khai thác công nghệ quốc pḥng của các nước.

    Phản ứng trước bản báo cáo trên, Bắc Kinh tố cáo Mỹ “bóp méo sự thật” về những bước phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Bắc Kinh gọi bản báo cáo của Lầu Năm Góc là “vô trách nhiệm” đồng thời cảnh báo về viễn cảnh một cuộc chiến nổ ra giữa Trung Quốc và Mỹ liên quan đến vấn đề Biển Đông.

    Sau bản báo cáo quân sự, Mỹ tiếp tục làm Trung Quốc tức giận bằng bản cáo cáo nhân quyền với đầy những lời lẽ chỉ trích. Bản báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, t́nh h́nh nhân quyền ở Trung Quốc “đang xấu đi, đặc biệt trong vấn đề tự do ngôn luận, tự do hội họp, tụ tập”.

    Trung Quốc lập tức phản pháo, miêu tả bản báo cáo nhân quyền của Mỹ là “phiến diện, mang định kiến và vô căn cứ”. Bắc Kinh kêu gọi Mỹ ngừng ngay việc dùng vấn đề nhân quyền làm công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Bắc Kinh c̣n khuyên Washington “tự soi lại ḿnh và chấm dứt những ư nghĩ và việc làm sai trái” xung quanh vấn đề này.

    Chắc chắn, Trung Quốc sẽ sớm đáp trả Washington bằng việc đưa ra một bản báo cáo về t́nh h́nh nhân quyền ở Mỹ. Năm nào, Trung Quốc cũng trả đũa Mỹ bằng cách này.

    Quan hệ giữa hai siêu cường Mỹ - Trung Quốc là cặp quan hệ quan trọng nhất thế giới. Tuy nhiên, mối quan hệ này không phát triển được như mong đợi v́ giữa hai nước luôn tồn tại mối nghi kỵ, thiếu tin tưởng lẫn nhau.

    Kiệt Linh
    theo vnm

  2. #42
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Bóc lột người mất nhà
    - Nguyễn đạt Thịnh






    nhà cửa ở Phoenix, Arizona

    California là tiểu bang thứ 23 tham dự cuộc bóc lột những nạn nhân bị nhà băng kéo nhà -những người vay tiền của 5 nhà băng lớn nhất nước Mỹ để mua nhà, rồi bị những nhà băng này “kéo nhà” v́ thất nghiệp không có tiền trả mortgage.
    Năm nhà băng lớn này là: Bank of America, Wells Fargo, JPMorgan Chase, Citigroup và Ally Bank.
    Trong cách “siết nhà, trừ nợ” nhà băng đă phạm lỗi không tôn trọng quyền con nợ của những người bị mất nhà, mặc dù “quyền con nợ” -cũng như nhân quyền- không có ǵ thật, không có ǵ cụ thể và không giúp con nợ đưa nhà băng ra ṭa về tội xâm phạm quyền lợi của họ.
    Phương thức những viên chức trung cấp của nhà băng kư lệnh kéo nhà hàng loạt trong những năm vừa rồi được mệnh danh là “robo signing” -máy kư.
    Đặc biệt trong nửa năm cuối 2010, tệ trạng robo signing lan tràn, đến mức chính ban giám đốc của những nhà băng này phải ngưng việc “kéo” vài ngàn căn nhà ngập nợ, v́ những viên chức ngân hàng quá máy móc trong việc kư thủ tục “kéo nhà” mà không buồn đọc những chi tiết đặc thù liên quan đến từng hồ sơ.
    Viên chức liên bang tài ngân và giám đốc tư pháp của 49 tiểu bang thương thảo với 5 nhà băng lớn vừa kể trên để t́m biện pháp đền bù cho những nạn nhân bị kéo nhà. Cuộc thương lượng này cũng đại loại giống như việc các hăng sản xuất thuốc hút thương lượng với chính phủ để bồi thường cho những người chết hay bệnh v́ hút thuốc. Điểm khác biệt là con số những nạn nhân của ngân hàng nhiều hơn, và c̣n sống.
    Để tránh những vụ kiện sẽ phải xảy ra khi một nạn nhân trong tổng số 750,000 nạn nhân bị kéo nhà, ư thức được tính chấp phạm pháp của ngân hàng trong những mánh cho vay thiếu lương thiện, và những thủ tục kéo nhà bừa băi, tháng Hai vừa rồi 5 nhà băng này chấp nhận bồi thường $25 tỉ cho những nạn nhân, 10% bằng tiền mặt, số c̣n lại trả bằng credit.
    Trong số $2,500 triệu tiền mặt, California được hưởng $400 triệu; đáng lẽ dùng số tiền này phân phối cho những nạn nhân bị kéo nhà, hoặc dùng vào những việc liên quan đến ngăn chặn mánh khóe lươn lẹo trong cách nhà băng cho vay tiền, hoặc trong cách họ bừa băi kéo nhà, Thống đốc Jerry Brown lại đề nghị dùng trọn số tiền này vào việc trang trải những món nợ chồng chất mà tiểu bang đang thiếu.
    Chỉ có 27 tiểu bang sử dụng toàn bộ số tiền nhà băng bồi thường vào những kế hoạch gia cư; 15 tiểu bang khác nói họ sẽ dùng tiền bồi thường vào những việc khác. Texas bỏ trọn gói $125 triệu tiền bồi thường vào ngân khố để chi dùng; Missouri dùng $40 triệu, phần tiểu bang được bồi thường vào việc giúp đỡ sinh viên đang túng cùng v́ nhiều trợ cấp bị cắt; Indiana dùng hơn nửa số tiền bồi thường vào việc trả tiền điện cho những gia đ́nh nghèo; Virginia dùng gần trọn gói $67 triệu phần họ vào việc tài trợ những chính phủ địa phương trong tiểu bang.
    Một phát ngôn viên của thống đốc Cộng Ḥa Nathan Deal, bang Georgia, nói: “Thống đốc quyết định dùng số tiền này vào việc phát triển kinh tế. Ông ta tin tưởng phương thức kiến hiệu nhất để ngăn chặn nạn kéo nhà là tạo jobs cho những người mua nhà”.
    Ông Deal dùng lư thuyết vu vơ “tạo jobs cho người mua nhà”, để đem $99 triệu, tiền bồi thường người mất nhà, giúp đỡ những doanh gia giàu có và không mất nhà; việc ông làm đang tạo nhiều tranh căi.
    Ông Andy Schneggenburger, giám đốc điều hành hiệp hội Atlanta Housing Association of Neighborhood-Based Developers, nói quyết định của Deal cho thấy tâm trạng thiếu cảm thông của ông thống đốc với thảm cảnh kéo nhà.
    T́nh trạng nhiều tiểu bang “tùy nghi” sử dụng tiền bồi thường nạn nhân kéo nhà là do những ngôn từ mơ hồ dùng trong văn bản thỏa thuận bồi thường kư giữa viên chức chính phủ liên bang, và chính phủ 49 tiểu bang, với 5 ngân hàng nhận lỗi.

    Thống đốc Cộng Ḥa Nathan Deal

    Thống đốc Deal có toàn quyền “tin tưởng” việc đem $99 triệu tiền bồi thường những người bị mất nhà tặng cho những doanh nhân giàu có là giúp người mua nhà có jobs, để có tiền trả mortgage, giải quyết nạn kéo nhà.
    Hôm thứ Ba 15/5, tổng trưởng gia cư liên bang Shaun Donovan lưu ư viên chức các tiểu bang phải sử dụng tiền bồi thường theo đúng nghĩa bồi thường, là thực tế giúp đỡ những người gia chủ và cộng đồng quanh họ.
    Trong số 27 tiểu bang không sử dụng tiền bồi thường nạn nhân mất nhà vào việc khác có Illinois. Bà Lisa Madigan, Dân Chủ, giám đốc nha tư pháp tiểu bang, nói bà chống lại mọi toan tính dùng tiền bồi thường người mất nhà vào việc khác.
    Ông Tom Horne, Cộng Ḥa, giám đốc nha tư pháp tiểu bang Arizona, cũng phản đối việc sử dụng phân nửa số $97 triệu tiền bồi thường tiểu bang được hưởng vào việc xây thêm khám đường. Ông Horne nói, mặc dù phản đối nhưng ông không ngăn cản việc chuyển tiền vào mục đích khác, v́ ông cho là thống đốc và quốc hội tiểu bang có thẩm quyền về ngân sách. Tuy nhiên, tổ chức The Arizona Center for Law in the Public Interest tuyên bố họ sẽ khởi tố để ngăn chặn việc chuyển số tiền bồi thường sang mục tiêu dùng khác.
    Ngoài việc sử dụng tiền bồi thường những nạn nhân ngân hàng vào việc khác, tiểu bang California c̣n ban hành luật “Homeowners Bill of Rights”, một đạo luật ấn định minh bạch hơn “quyền con nợ” trong tương quan giữa người vay nợ mua nhà, và nhà băng tài trợ cho họ.
    Hôm thứ Ba 15/5, viên chức ngân hàng tại California cảnh cáo quốc hội tiểu bang là đạo luật họ muốn ban hành sẽ tạo bế tắc cho thị trường địa ốc toàn tiểu bang, v́ ngân hàng phải thận trọng hơn trong việc tài trợ người mua nhà, và đạo luật c̣n làm lăi suất người vay phải chịu nặng hơn, v́ ngân hàng phải dự trù luật sư phí, để đối phó với những vụ kiện tụng mà đạo luật khuyến khích.
    Ngân hàng nói họ có thể chấp nhận một vài nhượng bộ nhỏ, nhưng họ sẽ chống lại điều khoản cho phép người đi vay kiện ngân hàng, v́ ngân hàng không đáp ứng những tiêu chuẩn vay mượn mới.
    Luật mới của California sẽ ngăn cấm không cho ngân hàng được kéo nhà trong thời gian con nợ đang làm thủ tục xin thay đổi nợ (loan modification).
    Giám đốc tư pháp California, bà Kamala Harris, nói đừng tin lập luận của giới ngân hàng cho là họ sẽ không tài trợ mua nhà nữa, nếu luật cho phép con nợ kiện họ.
    Điều trần trước quốc hội, bà Harris nói đạo luật mới không hề ngăn cấm việc kéo nhà, mà chỉ đ̣i ngân hàng tôn trọng “quyền con nợ” của người đi vay. Đạo dự luật bênh vực con nợ do 4 dân biểu Dân Chủ và 2 dân biểu Cộng Ḥa thảo ra, có thể sẽ trở thành luật trong ṿng một tháng.
    Giới ngân hàng California yêu cầu giới lập pháp tiểu bang đủng đỉnh làm việc, v́ “Ban hành ngay một đạo luật chưa thật chín có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng bất lợi”.

    Bà Kamala Harris
    Người dân Cali có thể nhiệt liệt hoan nghênh việc ban hành luật “Homeowners Bill of Rights”, nhưng thái độ đó không có nghĩa là họ đồng ư cho tiểu bang tiêu dùm họ số tiền 400,000,000 Mỹ kim.

    Giả thuyết luật sư t́m được một khe hở nhỏ trong bản thỏa thuận giữa đại diện các tiểu bang và viên chức ngân hàng không phải là chuyện khó xảy ra, v́ ai cũng biết có hơn một cách diễn dịch một tài liệu pháp lư.
    Giả thuyết này sẽ đưa đến vụ đầu tiên con nợ kiện chủ nợ, hoặc kiện tiểu bang, hoặc kiện cả hai. Vụ kiện sẽ được nhanh chóng bắt chước, hoặc sẽ mang tính chất class action, bao gồm nhiều ngàn nạn nhân ở California, nhiều trăm ngàn nạn nhân toàn quốc.
    Những con nợ đă mất nhà v́ cách cho vay lươn lẹo và cách kéo nhà, siết nợ, bừa băi của nhà băng sẽ không ngồi yên đó, nh́n ḿnh bị bóc lột lần thứ nh́ bởi các viên chức tiểu bang thích tiêu tiền mồ hôi nước mắt họ chắt bóp, dành dụm để mong thực hiện giấc mộng của mọi người Mỹ -American Dream- có được một căn nhà.

    Nguyễn đạt Thịnh

  3. #43
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Mỹ không để Trung Quốc "song phương" trên Biển Đông



    Hai thượng nghị sĩ Mỹ trong chuyến thăm Malaysia đă tuyên bố chính phủ Mỹ không ủng hộ lời kêu gọi đối thoại song phương của Trung Quốc nhằm giải quyết các tranh chấp về Biển Đông.


    Mỹ không để Trung Quốc độc đoán về vấn đề Biển Đông
    Hai thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman kêu gọi đối thoại đa phương giữa các quốc gia liên quan theo như đề xuất của ASEAN.

    Nghị sĩ Lieberman tuyên bố Hoa Kỳ không t́m cách đối đầu hay kiềm chế Trung Quốc nhưng sẽ không đơn giản chấp nhận bất cứ điều ǵ mà Trung Quốc đ̣i hỏi.
    “Nguyên tắc kiên định trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ là bảo vệ tự do trên biển và an ninh hàng hải”, ông Lieberman nói, “Chúng tôi không đồng ư với đ̣i hỏi của Trung Quốc về chủ quyền trên phần lớn Biển Đông”.

    “Điều đó đơn giản là không công bằng cho các quốc gia khác cũng tuyên bố chủ quyền, trong đó có Malaysia, và các quốc gia đó có lợi ích to lớn với tuyên bố chủ quyền của ḿnh”.

    Hiện Trung Quốc đang tranh chấp với các quốc gia láng giềng về chủ quyền trên Biển Đông và nước này tuyên bố chủ quyền ở cả những vùng biển bên ngoài lănh hải của ḿnh.

    Thượng nghị sĩ McCain nhấn mạnh rằng không phải là Hoa Kỳ muốn can thiệp vào cuộc xung đột ở Biển Đông mà nước này muốn tăng cường mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực.

    Ngoài ra, hôm 26/5, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng đă bày tỏ sự đồng t́nh với Philippines giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển (UNCLOS).

    Ngoài ra, ông Najib Razak cũng kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á khác giúp giải quyết cuộc tranh chấp.

    Các quốc gia châu Âu, Việt Nam và Úc cũng đă kêu gọi Manila và Philippines giải quyết tranh chấp về băi cạn Scarborough thông qua UNCLOS nhưng các nước trên đều tuyên bố không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp này.

    Lê Dung
    Infonet

  4. #44
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Mỹ đang che dấu mưu đồ thật ở Biển Đông


    Trong vụ tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines, dường như Mỹ đang gửi đi những tín hiệu “lập lờ” tới châu Á. Vậy chiến lược và ư đồ thực sự của Mỹ khi "nhúng tay" vào vụ đối đầu gay cấn này là ǵ?

    Một mặt, chính quyền của Tổng thống Mỹ - Barack Obama tái khẳng định cam kết với một trong những đồng minh thân cận nhất của ḿnh là Philippines rằng Mỹ luôn ở vị trí sẵn sàng để bảo vệ quốc gia Đông Nam Á này khỏi bất cứ “cuộc tấn công nào từ nước thứ 3”. Tuy nhiên, mặt khác Washington vẫn tuyên bố sẽ giữa lập trường “trung lập” trong cuộc đối đầu giữa Manila và Bắc Kinhtrên Biển Đông.

    Trung Quốc vẫn "lấn lướt" trên Biển Đông

    Trung Quốc hiện đang có những động thái làm cuộc tranh chấp với Philippines xung quanh băi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông càng trở nên căng thẳng.

    Trước đó, trong một bài báo được đăng tải gần đây, Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân, một tờ báo của quân đội Trung Quốc đă ra lời cảnh báo “trắng trợn” rằng Trung Quốc sẽ không cho phép bất cứ ai can thiệp vào chủ quyền trên toàn khu vực Biển Đông của ḿnh.

    Để chứng minh cho tuyên bố của ḿnh, nước này đă điều 5 tàu thuộc Hạm đội Nam Hải - Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, trong đó có 2 tàu khu trự tên lửa chỉ đường tiến vào khu vực Biển Đông trong một sứ mệnh kéo dài 2 tháng.

    Và theo Nhật báo Trung Hoa, cơ quan báo chí chính thức của Bắc Kinh, “”để bảo vệ tốt hơn chủ quyền lănh hải của Trung Quốc, thêm 36 tàu giám sát khác của nước này sẽ gia nhập hạm đội giám sát hải dương.”

    Những tuyên bố “trắng trợn” về chủ quyền Biển Đông trên của Trung Quốc đă khiến các quốc gia và vùng lănh thổ láng giềng phẫn nộ và khiến cho căng thẳng khu vực gia tăng.


    Lập trường "lập lờ" của Mỹ

    Mỹ đă "nhảy vào" khu vực Biển Đông với tư cách là đồng minh thân cận và đứng về phía bảo vệ Philippines.T uy nhiên, lập trường có vẻ “lập lờ” của Mỹ ở Biển Đông đă bị Philippines và một số quốc gia là thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chỉ trích.

    Khi cuộc đối đầu căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh sắp bước sang tháng thứ 3, th́ mọi chú ư lại đang dồn về phía Mỹ.

    Trong một cuộc họp chưa từng có tiền lệ “2+2” tại Washington hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc pḥng Leon Panetta đă nói với với Ngoại trưởng Philippines – ông Alberto del Rosario và Bộ trưởng nước này – ông Voltaire Gazmin rằng Mỹ vẫn sẽ giữ “lập trường trung lập” về tranh chấp lănh hải đang diễn ra trên Biển Đông.

    Tuy nhiên, cũng trong cuộc gặp này, bà Clinton và ông Panatta đă nói rơ với phía Philippines rằng, Mỹ cam kết sẽ vẫn tuân thủ mọi quy ước trong Hiệp ước Pḥng thủ chung Mỹ-Philippines kư kết năm 1951. Theo hiệp ước này, Mỹ sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Philippines và ngược lại trước những cuộc tấn công của nước thứ ba.


    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ đă từng nhận định rằng: “Khu vực này đang trở nên quan trọng đối với tương lai kinh tế và an ninh quốc gia của Mỹ.”

    Chiến lược thực sự của Mỹ

    Như nhà báo Simon Tisdall của tờ Guardian nhận định: “Cảm xúc của Trung Quốc sẽ quyết định chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái B́nh Dương. Barack Obama không hề mong muốn sẽ phải vướng vào một cuộc chiến tranh lạnh với Trung Quốc nhưng lại muốn đẩy lùi mọi tham vọng bá chủ của Trung Quốc ở châu Á – Thái B́nh Dương”.

    Để làm được điều đó, th́ trước tiên, Mỹ phải tăng cường khả năng pḥng thủ của Philippines và các quốc gia láng giềng khác để các nước này có đủ khả năng tự bảo vệ chủ quyền lănh hải của ḿnh.

    C̣n như b́nh luận của Giáo sư George Amurao thuộc Đại học Mahidol ở Bangkok: “Sự cởi mở của Washington đối với mong muốn quân sự của Manila cho thấy một một kẻ yếu được vũ trang đầy đủ cũng có thể đẩy Trung Quốc ra xa. Trong một tuyên bố chính thức được chính phủ Philippines đưa ra hôm 3/5, Mỹ đă nhất trí sẽ tăng gấp 3 khoản viện trợ quân sự cho Philippines trong năm 2012.”


    V́ một phần trong chính sách đối ngoại “cấp cao” của Washington đang chuyển hướng sang khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, Mỹ đang nỗ lực tăng cường mối hợp tác với các quốc gia thuộc ASEAN để mở rộng hệ thống đồng minh, bên cạnh các quốc gia lớn khác trong khu vực như Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc.

    Để đối trọng với sức mạnh ngày một lớn của Trung Quốc, chính quyền Obama đă tuyên bố thiết lập một căn cứ quân sự vĩnh viễn ở Darwin, Australia.

    Hơn nữa, hợp tác pḥng thủ tên lửa đạn đạo với Nhật Bản của Mỹ cũng đă được tăng cường mạnh mẽ, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc cũng đă trở nên dày đặc hơn nhiều. Và tham vọng muốn “ḱm hăm” tham vọng của Trung Quốc của Mỹ cũng đă lộ rơ khi nước này đang nỗ lực tăng cường cải thiện và củng cố mối quan hệ với New Delhi.

    Cuối cùng, để bảo vệ một trong những đường biển trù phú nhất thế giới, chiến thuật của Mỹ là hiện diện nhiều hơn trên Biển Đông.

    Nói tóm lại, chiến thuật và mong muốn thực sự của Mỹ trong cuộc tranh chấp Biển Đông được nhận định là ḱm hăm tham vọng chủ quyền ngày một bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông nhưng lại tránh đẩy Mỹ vào một cuộc đối đầu trực tiếp vớiTrung Quốc.

    Đan Khanh - (Tổng hợp)

  5. #45
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    "Mỹ tăng sự hiện diện tại châu Á-Thái B́nh Dương"




    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta. (Nguồn: Getty Images)

    Thay v́ thành lập các căn cứ thường trực mới, Mỹ có kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái B́nh Dương thông qua các liên minh.


    Đây là tuyên bố tối 31/5 của Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta khi ông lên đường đến Singapore dự Đối thoại Shangri-La - một diễn đàn an ninh thường niên của giới chức quốc pḥng cấp cao đến từ các nước châu Á-Thái B́nh Dương.

    Người đứng đầu Lầu Năm Góc khẳng định chiến lược mới của Mỹ đặt trọng tâm vào châu Á sẽ đưa thêm binh sỹ đến khu vực này trong thập kỷ tới và các vũ khí công nghệ cao được thiết kế để phát huy sức mạnh Mỹ.

    Tuy nhiên, kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự Mỹ tại Đông Nam Á và bên ngoài khu vực này sẽ được tiến hành với sự điều phối với các đồng minh và đối tác mà không có việc xây dựng các tiền đồn thường trực mới.

    Bộ trưởng Panetta nêu rơ chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang triển khai một chiến lược rất mới tại châu Á-Thái B́nh Dương, theo đó thay v́ thành lập các căn cứ lớn, các lực lượng quân sự Mỹ, bao gồm các tàu chiến hải quân, máy bay và binh sỹ, sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ tạm thời để phục vụ các cuộc tập trận, huấn luyện và tác chiến chung, với việc các nước đối tác cho phép tiếp cận bến cảng, sân bay và các cơ sở khác.

    Với việc Washington đang đối mặt với sức ép về ngân sách, cách tiếp cận mới trên sẽ ít tốn kém hơn so với việc thành lập các căn cứ thường trực, đồng thời ít tạo ra sự phản đối về chính trị ở các nước đối tác. Bộ trưởng Panetta viện dẫn việc triển khai theo kế hoạch 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ ở miền Bắc Australia theo một thỏa thuận mới như một ví dụ cho cách tiếp cận này.

    Đây là lần thứ hai trong 3 ngày qua, trong các phát biểu của ḿnh, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ đề cập tới chính sách tăng cường hợp tác quân sự quốc pḥng mới của Washington với khu vực châu Á- Thái B́nh Dương. Trước đó, ngày 29/3, phát biểu với các quân nhân vừa tốt nghiệp tại Học viện Hải quân Mỹ, ông Panetta đă khẳng định xây dựng lực lượng Hải quân Mỹ hùng mạnh tại khu vực này sẽ là trọng tâm chính mà các sỹ quan hải quân Mỹ thế hệ mới cần phải hướng đến.

    Lănh đạo Lầu Năm Góc nhấn mạnh nhiệm vụ của họ là tập trung củng cố và tăng cường mối quan hệ quốc pḥng với Trung Quốc, đổi mới và phát triển mối quan hệ vững mạnh với các đồng minh truyền thống Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như xây dựng quan hệ đối tác mới với các nước trong khu vực. Theo ông, việc nỗ lực xây dựng và củng cố sức mạnh của Mỹ trên khắp khu vực Thái B́nh Dương là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thế hệ sỹ quan mới.

    Trong thời gian gần đây, Mỹ liên tiếp có những động thái được giới phân tích quốc tế nhận định là nhằm tăng cường sự hiện diện của ḿnh tại khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, như việc điều 200 binh sỹ đầu tiên thuộc lữ đoàn lính thủy đánh bộ số 3 của Mỹ tới căn cứ quân sự thành phố Darwin (Australia) và tuyên bố cử các tàu chiến tới Singapore để tiến hành tập trận chung nhằm thúc đẩy quan hệ quân sự song phương.

    Mới đây nhất, 4.500 binh sỹ Mỹ đă được triển khai luân phiên tới Philippines để tiến hành cuộc tập trận chung thường niên từ ngày 16 đến ngày 27/4 vừa qua./.

    (TTXVN

  6. #46
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Sức nặng của những con số


    - Nguyễn đạt Thịnh


    Ba con số đang tạo giông băo trên t́nh nghĩa “đồng minh” giữa Hoa Kỳ và Pakistan.
    Con số đầu tiên là số 33. Ṭa án Pakistan vừa tuyên án 33 năm tù cho bác sĩ Shakil Afridi về tội phản quốc, v́ ông Afridi giúp CIA t́m ra chỗ ẩn trốn của trùm khủng bố bin Laden, đưa đến cuộc đột kích tháng 5 năm ngoái -mang tên mật mă là Neptune Spear- giết chết bin Laden.

    Bác sĩ Shakil Afridi cậu Bilawal Bhutto Zardari, và mẹ cậu, cố Thủ tướng Benazir Bhutto

    Con số thứ nh́ của giông băo Pakistan cũng vẫn là số 33. Phẫn nộ v́ bản án trừng phạt nặng nề một cộng tác viên của Mỹ, Thượng Viện Hoa Kỳ quyết định cắt 33 triệu Mỹ kim trong tổng số 800 triệu viện trợ cho Pakistan trong năm 2013.
    Chính phủ Pakistan giam một người Pakistan trong thời gian 33 năm, với cái giá mất đi mỗi năm 1 triệu Mỹ kim, th́ quả là đắt; nhưng cậu Bilawal Bhutto Zardari, con trai của Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari, lại bênh vực bản án. Nhân danh đảng trưởng đảng Nhân Dân Pakistan, cậu Bilawal tuyên bố với phóng viên đài CNN: “Về trường hợp của bác sĩ Afridi, th́ rành rành là ông ta đă phạm pháp khi cộng tác với một tổ chức t́nh báo ngoại quốc. Xin quư vị thử nh́n lại vụ... ṭa án Hoa Kỳ đă xử một công dân Mỹ chung thân tù giam v́ tội làm gián điệp cho Do Thái. Người Pakistan chúng tôi cũng có một hệ thống tư pháp độc lập, mà tôi hay bất cứ ai cũng không có quyền can thiệp vào”.
    Cậu chính khách “con nhà ṇi” có thể hănh diện khoe tính độc lập của ṭa án Pakistan, nhưng cậu lại không thể khoe tính độc lập của nước Pakistan dưới sức nặng của viện trợ Mỹ.
    Trả lời câu phỏng vấn kế tiếp: “Ông có ư thức được cơn thịnh nộ của người Mỹ v́ nhân vật giúp họ giết bin Laden, thủ phạm đă tàn sát 3.000 người Mỹ, lại bị bỏ tù không?”; Cậu Bilawal đáp: “Tôi ư thức được điều đó”. Cậu c̣n nói thêm thật đáng buồn v́ giao t́nh giữa Pakistan và Hoa Kỳ trở thành tồi tệ từ hơn một năm nay.
    “Chúng ta trải qua một loạt nhiều vụ khủng hoảng, từ vụ Raymond Davis, một nhân viên CIA bắn chết 2 thường dân Pakistan vô tội trên đường phố Lahore, cho đến vụ đột kích vào Abbottabad, rồi vụ không quân NATO tấn công Salala giết 24 binh sĩ Pakistan, mà không ai buồn xin lỗi. Tuy nhiên, tôi vẫn tin chúng ta -người Pakistan và người Mỹ- có thiện chí muốn giải quyết mọi trở ngại, v́ chúng ta có cùng một mục đích, một ư hướng mà chúng ta muốn chung sức thực hiện”.
    Cậu Bilawal -con trai của vị nguyên thủ tướng bị ám sát Benazir Bhutto- khẳng định với CNN là không một viên chức hành chính hay quân sự nào của Pakistan biết căn nhà Abbottabad là nơi trốn tránh của trùm al Qaeda bin Laden.
    “Hắn trốn giữa thanh thiên bạch nhật mà không một người nào biết sự hiện diện của hắn,” Bilawal nói. “Không ai có quyền nghi ngờ sự đồng lơa của Pakistan, v́ trong cuộc đột kích, Người Nhái Hoa Kỳ nắm giữ một 'núi' tài liệu, nhưng không tài liệu nào tố giác sự đồng lơa của Pakistan”.

    Con số thứ ba đang tạo giông băo trên liên hệ Mỹ-Pakistan là số 30. Toàn thể 30 nghị sĩ thành viên của Tiểu Ban Phân Phối Ngân Sách Thượng Viện (PPNS) đồng thanh chấp thuận trừng phạt Pakistan qua biện pháp cắt 33 triệu Mỹ kim viện trợ.
    Nghị sĩ Richard Durbin, một trong 30 thành viên của tiểu ban PPNS, nói: “Tôi hy vọng biện pháp này sẽ khiến Pakistan hiểu thái độ nghiêm trọng của chúng ta. Họ phải hiểu chúng ta không chấp nhận việc họ coi bác sĩ Afridi, người giúp chúng ta t́m ra bin Laden, là một người phản quốc cần trừng phạt”.
    Tiểu ban PPNS c̣n cảnh cáo Pakistan là họ sẽ cắt thêm ngân sách viện trợ nữa, nếu Pakistan không mở lại những trục đường tiếp tế cho liên quân NATO sử dụng.
    Ngoài biện pháp cắt viện trợ của giới lập pháp Hoa Kỳ, phản ứng của giới hành pháp cũng vô cùng quyết liệt. Ngoại trưởng Hillary Clinton mệnh danh bản án xử ông Afridi là “bất công và vô lư”.
    “Hoa Kỳ đang nêu lên một loạt vấn đề với chính phủ Pakistan,” bà Clinton nói. “Những vấn đề rất quan trọng cho Hoa Kỳ và cho cộng đồng thế giới. Hoa Kỳ cũng coi cung cách Pakistan đối xử với bác sĩ Afridi là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết”.
    Bà Clinton khẳng định Hoa Kỳ không thấy yếu tố nào có thể khiến Pakistan kết tội ông Afridi, “Hoa Kỳ rất tiếc về cả hai việc: việc bác sĩ Afridi bị truy tố, và việc ông ta bị xử quá nặng. Ông ta có tội ǵ ngoài tội giúp Hoa Kỳ tiêu diệt tên sát nhân khiếp đảm nhất của nhân loại. Không thể coi diễn biến rơ rệt có lợi cho Pakistan, cho Hoa Kỳ, và cho toàn thể thế giới là một hành động phản quốc cần trừng phạt”.
    Nghị sĩ John Kerry, người được mệnh danh là bạn của Pakistan và của Việt Cộng, cũng phải tuyên bố: “Tôi là người đặt tin tưởng vào liên hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ và Pakistan, nhưng sau bản án Afridi, niềm tin của tôi đang bị lung lạc”.
    Kerry là một trong ba tác giả của dự luật bảo đảm cho Pakistan $7 tỉ rưỡi viện trợ trong thời kỳ 5 năm sắp tới.
    “Bản án trừng phạt người giúp Hoa Kỳ t́m ra và tiêu diệt bin Laden là chỉ dấu cho người Mỹ nh́n thấy con đường nào đưa tên trùm khủng bố vào lănh thổ Pakistan,” Kerry nói. “Và khám phá này quả là khó tiêu thụ”.
    Nghị sĩ Dianne Feinstein, trưởng Ủy Ban T́nh Báo Thượng Viện, nói: “Bản án 33 năm xử bác sĩ Afridi khiến tôi không biết Pakistan đứng về phía nào trong cuộc chiến tranh chống khủng bố. Thái độ của Pakistan khiến tôi đặt vấn đề 'tại sao Hoa Kỳ lại viện trợ cho Pakistan?' Tôi cần câu trả lời”.
    Nghị sĩ John McCain, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Ḥa trong cuộc tuyển cử vừa rồi, cũng tỏ ra vô cùng bất b́nh. Ông nói: “Trả cho xong bản án 33 năm, có nghĩa là bác sĩ Afridi sẽ chết trong tù ngục v́ cái tội duy nhất là tiếp tay với Hoa Kỳ trong việc triệt hạ tên trùm khủng bố nguy hiểm nhất thế giới. Bản án này khiến tôi thấy Hoa Kỳ cần tái xét toàn bộ những liên hệ với Pakistan”.

    Con số 33 đầu tiên chỉ nặng nề đối với cá nhân bác sĩ Afridi, như điều 88 h́nh luật của Nhà nước Cộng sản Việt Nam nặng nề đối với người Việt yêu nước chống Trung Cộng bên trong quốc nội. Con số 33 thứ nh́ nói lên mức trừng phạt sơ khởi của quốc hội Hoa Kỳ, nhưng trừng phạt không ngừng lại đó, dù ông bố cậu chính khách Bilawal -Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari- có bất cứ hành động chữa cháy nào.
    Đang ngồi trên ḷ lửa, ông sẽ bị đốt cháy dù ông trả tự do hay không trả tự do cho bác sĩ Afridi. Trả tự do cho Afridi, ông sẽ bị người Pakistan quá khích giết như họ đă giết vợ ông -Thủ tướng Benazir Bhutto. Không trả tự do cho Afridi, ông sẽ bị giết v́ Mỹ cúp viện trợ, rồi phát cho một ông tướng Trần Văn Đôn của Pakistan $25,000 để ông này làm “cách mạng” giết tổng thống.
    Không cần phải là người Việt Nam, ông Zardari cũng biết sức nặng tủi nhục của nhược tiểu quốc sống nhờ những con số viện trợ.

    Nguyễn đạt Thịnh

  7. #47
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Bốn mươi năm sau, một bộ trưởng quốc pḥng Mỹ đă ghé thăm hải cảng Cam Ranh






    Hà Nội (CNN): Trong một lá thư viết gửi về cho mẹ, trung sĩ Steve Flaherty viết là “nếu bố có hỏi, th́ nói với bố là con đă xém chết, nhưng con rất may mắn. Con sẽ viết thư cho mẹ sau”
    Lá thư này đă không đến tay của bà mẹ, khi trung sĩ Stve Flaherty bị cộng sản bắn chết vào tháng Ba năm 1969, và lá trơi vào tay bộ đội Bắc Việt. Những lá thư này sau đó đă được một cựu đại tá cộng sản Bắc Việt cất giữ. Trong cuộc viếng thăm Việt Nam và vào ngày thứ hai 4 tháng Sáu, Ông Leon Panetta, bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ đă nhận những lá thư nàytừ tay của bộ trưởng quốc pḥng cộng sản Phùng Quang Thanh.
    Trước đó , cuốn nhật kư của cán binh cộng sản Vũ Đ́nh Đoàn, đă được một cựu binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, ông Robert Frazure cất giữ từ những ngày cuộc chiến Việt Nam, cũng đă được trao lại cho thân nhân của người cán binh cộng sản này, qua tay của đài truyền h́nh PBS.
    Ông bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ đang trên đường công du các quốc gia Á Châu gồm Tân Gia Ba, Ấn Độ và Việt Nam, để t́m cách gia tăng các mối liên hệ quân sự giữa Hoa Kỳ với các quốc gia này.
    Trong hôm chúa nhật, ông bộ trưởng Panetta đă đến viếng thăm hải cảng Cam Ranh, chuyến viếng thăm đầu tiên của một bộ trưởng quốc pḥng Mỹ, tại hải cảng này trong gần 40 năm qua.


    Thoibao online

  8. #48
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ tuyên bố ǵ từ Cam Ranh?




    Với bản thân tôi, đây là một thời khắc rất xúc động… Chúng tôi muốn mở rộng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam - Bộ trưởng Quốc pḥng Leon Panetta tuyên bố từ vịnh Cam Ranh, Khánh Ḥa.
    Hôm nay (3/6), ông Leon Panetta đă có mặt tại vùng vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Ḥa.


    Bộ trưởng Panetta đă ghé thăm USNS Richard E. Byrd - tàu thuộc Bộ Tư lệnh Hải vận quân sự Mỹ, đang được sửa chữa, bảo tŕ tại xưởng đóng tàu Cam Ranh. Đây là tàu vận chuyển hàng hóa tới các lực lượng quân sự Mỹ trên khắp thế giới. Trên tàu này, vào buổi trưa cùng ngày, ông đă có cuộc gặp gỡ với khoảng 40 phóng viên Việt Nam và quốc tế.



    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta (phải) thăm vịnh Cam Ranh ngày 3/6


    “Lý do tôi chọn Cam Ranh để đi thăm là vì đây lần đầu tiên một bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Cam Ranh kể từ sau chiến tranh và tôi cho rằng đó là một biểu tượng rất quan trọng chứng tỏ mối quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện rất nhiều. Với bản thân tôi, đây là một thời khắc rất xúc động…” - ông nói với các phóng viên.

    Muốn mở rộng quan hệ quốc pḥng với Việt Nam

    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ cho hay: Là một cường quốc tại Thái Bình Dương và như tôi đã trình bày tại hội nghị đối thoại An ninh Shangri-La tại Singapore vào hôm qua, sẽ là rất tự nhiên nếu chúng tôi tìm kiếm các cơ hội trong tương lai để xây dựng quan hệ đối tác với các nước trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam.

    "Chúng ta đã đi một chặng đường dài, cụ thể trong quan hệ quốc phòng, chúng ta đã có một mối quan hệ rất phức tạp, nhưng chúng ta sẽ không bị ràng buộc bởi quá khứ. Chúng tôi muốn tìm cách để mở rộng mối quan hệ quốc phòng với Việt Nam, cụ thể bằng biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng mà hai bên đã ký vào năm ngoái ,và biên bản này sẽ mở rộng cơ hội hợp tác quốc phòng giữa hai nước".

    Ông Panetta nhấn mạnh, Mỹ và Việt Nam đã phát triển quan hệ hợp tác: trao đổi cấp cao trong lĩnh vực hàng hải, tìm kiếm và cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo, kiểm soát thảm hoạ và các hoạt động ǵn giữ hoà bình.

    Cụ thể, Mỹ muốn hợp tác làm việc với Việt Nam trong các vấn đề hàng hải quan trọng, bao gồm Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, cải thiện tự do lưu thông hàng hải. Việc tàu hải quân Mỹ tiếp cận cảng Việt Nam là một phần quan trọng của mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước.



    Đảm bảo quyền hàng hải ở Biển Đông

    Trả lời câu hỏi của phóng viên AP đề nghị ông nói rơ hơn chiến lược quốc phòng mới của Mỹ với việc chuyển hướng trọng tâm vào khu vực Thái B́nh Dương có ảnh hưởng thế nào tới những tranh chấp tại Biển Đông, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ cho hay: Chiến lược quốc phòng mới của Mỹ thể hiện một số quan điểm chính và sẽ được thử nghiệm tại khu vực Thái B́nh Dương.

    Một trong những nguyên tắc chính của chiến lược, đó là xây dựng cho quân đội Mỹ trở nên nhanh nhạy, dễ triển khai hơn, linh động hơn và sử dụng các công nghệ tối tân nhất và khu vực Thái Bình Dương đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược này.



    Một nguyên tắc khác trong chiến lược là Mỹ đang tái cân bằng lực lượng ở châu Á- Thái Bình Dương, trong tương lai khoảng 60% lực lượng quân đội Mỹ sẽ được chuyển đến khu vực này. "Vì lý do đó, sẽ rất quan trọng khi chúng tôi làm việc với các đối tác như Việt Nam để có thể sử dụng các cảng như cảng Cam Ranh khi chúng tôi đưa các tàu đóng tại bờ Tây đến khu vực Thái Bình Dương", ông Panetta nói.

    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ cho hay Mỹ cũng muốn nhấn mạnh nỗ lực hợp tác với các nước châu Á - Thái Bình Dương, phát triển khả năng của các nước này để tự bảo vệ mình. "Chúng ta thực hiện được điều đó để đảm bảo quyền hàng hải của các nước trong khu vực Biển Đông cũng như tại các nơi khác. Vì thế chúng tôi cho rằng việc hợp tác với các nước trong khu vực ASEAN xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông là rất quan trọng. Để làm được điều này, chúng tôi cần phát triển xây dựng mối quan hệ hợp tác quốc phòng mạnh mẽ với các nước, trong đó có Việt Nam".


    AP

  9. #49
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Mỹ dùng siêu chiến hạm tàng h́nh để đối phó Trung Quốc





    Một siêu chiến hạm tàng h́nh của hải quân Mỹ có thể sẽ được cài vào khu vực bờ biển với tính năng vượt trội tưởng chừng như bước ra từ một bộ phim viễn tưởng.
    Mô h́nh một chiếc DDG-1000 Zumwalt

    Siêu tàu chiến tàng h́nh này có thể tiến sát các khu vực bờ biển mà hầu như không bị phát hiện, đồng thời nă đạn vào các mục tiêu như thể trong phim giả tưởng. Tuy nhiên, với tổng chi phí đầu tư hơn 3 tỉ USD, các nhà phân tích cho rằng, lượng ngân sách đổ cho con tàu khu trục mới DDG-1000 có thể sử dụng hiệu quả hơn dùng để tăng cường sức mạnh hạm đội thông thường đang ngày càng mỏng đi. Một đô đốc nổi tiếng ở Trung Quốc đă không giấu sự giễu cợt khi nói rằng chỉ cần vài tàu cá chở ḿn của Trung Quốc cũng đủ sức hạ con tàu công nghệ cao được Mỹ tung hô như một niềm tự hào này.

    Với sản phẩm đầu tiên dự kiến tŕnh làng vào năm 2014, siêu tàu tàng h́nh đă được Lầu Năm Góc quảng bá rầm rộ như một chiến hạm tối tân nhất trong lịch sử - một viên đạn màu bạc tàng h́nh đi vào lịch sử. Nó được gọi là mảnh ghép hoàn hảo với khu vực mà giờ đây Washington coi là vùng chiến lược quan trọng nhất thế giới: châu Á - Thái B́nh Dương.

    Mặc dù nó có thể phát huy tác dụng ở những nơi khác, chẳng hạn như vùng Vịnh, th́ các khả năng có thể thực hiện sứ mệnh ở cả khu vực biển xa hay vùng nước nông giáp bờ biển là điều đặc biệt quan trọng tại châu Á v́ đặc tính có rất nhiều quốc đảo của khu vực này.

    "Với khả năng tàng h́nh, hệ thống thiết bị phát hiện tàu ngầm ấn tượng, khả năng tấn công cũng như những yêu cầu nhân sự thấp hơn - con tàu là tương lai của chúng tôi", đô đốc Jonathan Greenert, chỉ huy các chiến dịch hải quân Mỹ tuyên bố hồi tháng 4 khi tới thăm nhà máy đóng tàu tại Maine - nơi chế tạo chiến hạm tàng h́nh.

    Trong chuyến thăm tới một hội nghị an ninh khu vực diễn ra ở Singapore vừa bế mạc hôm 3-6, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Leon Panetta nói rằng Hải quân nước này sẽ triển khai 60% đội tàu trên toàn thế giới tới Thái B́nh Dương vào năm 2020. Mặc dù không đề cập tới các tàu khu trục tàng h́nh, nhưng ông Panetta cũng cho biết, các tàu công nghệ cao mới sẽ chiếm phần lớn trong kế hoạch này.

    Đỗ Quyên (Theo AP)

  10. #50
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?

    Đế quốc Mỹ muốn ǵ?
    Trục chiến lược chuyển sang Thái B́nh Dương - V́ đâu?



    Tổng trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ Leon Panetta thu hút sự chú tâm của cả thế giới khi ông công bố chiến lược quân sự mới của Washington tại Hội nghị Diễn đàn Quốc pḥng Shangri-La. Trung quốc đứng ở vị trí nào trong chiến lược mới ấy?


    Hàng không mẫu hạm John Stennis/navymil.com photo

    Chiến lược mới

    Ngũ Giác Đài tái phối trí lực lượng hải quân theo trục chiến lược mới quay sang châu Á, thi hành từ nay và hoàn tất năm 2020, song song với kế hoạch thực hiện những ưu tiên chiến lược trên địa bàn Á Châu. Lực lượng hải quân Hoa Kỳ sẽ được phân bố 60% trên Thái B́nh Dương và 40% trên Đại Tây dương.

    Hoa Kỳ cổ vơ và noi gương tuân thủ luât lệ, trật tự quốc tế, tiếp tục củng cố các liên minh quân sự song phương sẵn có, mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác với Singapore, Việt Nam và các quốc gia Thái B́nh Dương khác, đồng thời tăng cường hiện diện quân sự và đầu tư phô diễn lực lượng quân sự khắp châu Á.


    Tổng trưởng quốc pḥng Mỹ Leon Panetta- IISS photo

    Đó là chiến lược quân sự mới của Hoa Kỳ, được Tổng trưởng quốc pḥng Leon Panetta tŕnh bày chi tiết tại Hội nghị Đối thoại An ninh quốc pḥng Shangri-La ở Singapore hồi tuần qua.

    Trước hết đây không phải là một điều bất ngờ, mà mọi người đă có thể đoán trước, từ khi hành pháp Hoa Kỳ, nhất là Ngoại trưởng Hillary Clinton và nguyên Tổng trưởng quốc pḥng Robert Gates từng nhiều lần xác định trọng tâm chiến lược của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 là châu Á.

    Gần đây hành pháp Mỹ chi nói thêm rằng châu Á đă trở thành trục chiến lược quốc tế của Mỹ, và nay ông Tổng trưởng quốc pḥng Mỹ nói rơ về tỉ lệ phối trí lực lượng 60-40 chia cho hai vùng đại dương. Ông Panetta c̣n liệt kê rơ rệt cả số lượng chiến hạm phân bố cho hai vùng chiến lược đó.

    Mục tiêu: Trung Quốc.

    Khi trọng tâm chiến lược rôi đến trục chiến lược Mỹ chuyển đổi như vậy, người ta nghĩ ngay đến Trung Quốc.

    Tổng trưởng Panetta nhắc đến Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia châu Á đang phát triển mạnh cùng với Indonesia và Malaysia. Nhưng ông đồng thời nhấn mạnh đến hai cuộc chiến lớn trong thế kỷ 20 đă phát khởi từ châu Á.

    Thế chiến thứ hai từ châu Âu đă lan ra toàn thế giới khi Nhật oanh kích Pearl Harbor. Chiến tranh Triều tiên cũng bùng nổ tại châu Á, với tác nhân Trung Quốc và Bắc Hà.

    Tổng trưởng quốc pḥng Mỹ kể lể về những khó khăn kinh tế, tài chính, ngân sách, như những lư do khiến Mỹ phải chọn lựa ưu tiên chiến lược đồng thời giản lược , linh động, hiện đại hoá lực lượng quân sự không lồ của ḿnh.

    Nhưng trên thực tế, nguyên do đầu tiên và trên hết khiến Washington phải chuyển trục chiến lược sang châu Á chính là do Trung Quốc đă chuyển ḿnh nhanh chóng để trở thành một lực lượng kinh tế quân sự hùng mạnh đáng nể v́. Song song, là quan niệm bành trướng quân sự đi đôi với tham vọng bành trướng lănh thổ mà Bắc Kinh không cần dấu diếm. Hoa Kỳ đă khai triển quan niệm chiến lược mới rất kịp thời.

    Ông Panetta nói đến việc khôi phục và củng cố các liên minh quân sự song phương sẵn có như Australia, Nhật, Hàn quốc, Philippines, và Thái Lan, đồng thời tăng cường đối tác với nhiều nước châu Á khác trong đó có Việt Nam. Sau đó ông đi thăm Việt Nam và Ấn Độ. Hành động đó mang ư nghĩa ǵ?

    Cam Ranh và Scarborough

    Nhà lănh đạo quốc pḥng Mỹ đă bày rơ một bàn cờ trên Thái B́nh Dương với những trục liên minh rộng lớn chi chít.

    Ông không quên nhắc đến Trung Quốc như một đối tác không khác nào những nước đối tác châu Á kia, nhưng việc đến thăm Việt Nam ở tại cảng Cam Ranh đă mang ư nghĩa một dấu hiệu của sự quan tâm đến t́nh trạng đối đầu mà Trung Quốc gây ra với Việt Nam và Philippines, mặc cho các bên liên quan gọi đó là hợp tác, đối tác hay ǵ chăng nữa.

    Chuyến ghé Cam Ranh của ông Tổng trưởng quốc pḥng tiếp theo những chuyến cặp bến Đà nẵng của các chiến hạm tối tân nhất thuộc đệ thất hạm đội, cũng như lần cặp bến Subic Bay của tàu ngầm tấn công USS North Carolina, tức là toàn những căn cứ cũ của hạm đội 7, đă cho thấy rơ lời cảnh báo rằng Hoa Kỳ không hề rời mắt khỏi những vụ đụng chạm, khiêu khích, lấn lướt của ai đó trên biển Đông, từ Hoàng Sa ngoài khơi Đà Nẵng-Quảng Ngăi- Cam Ranh cho đến băi cạn Scarborough.

    Điều ǵ mâu thuẫn?

    Nói rằng ông Panetta cũng nhắc đến Trung Quốc như một đối tác không khác nào những nước kia, nhưng lại cảnh báo Trung Quốc là Mỹ luôn luôn lưu ư đến sự bức hiếp đối với Việt Nam, Philippines nhưng đồng thời vẫn nói đứng trung lâp trong mọi tranh chấp, liệu có ǵ mâu thuẫn chăng?

    Trong những lời phát biểu của Tổng trưởng Panetta tại Singapore th́ ông biện minh rằng không có ǵ mâu thuẫn giữa chiến lược mới của Hoa Kỳ với quyền lợi của Trung Quốc. Ông Panetta, cũng như Ngoại trưởng Clinton trước đây, cố giải thích rằng nỗ lực tăng cường sự can dự của Mỹ ở châu Á Thái B́nh Dương hoàn toàn phù hợp với đà phát triển và tăng trưởng của Bắc Kinh, c̣n làm lợi cho Trung Quốc về mặt an ninh và thịnh vượng chung với Hoa Kỳ nữa.

    Tổng trưởng quốc pḥng Mỹ nêu ra những nguyên tắc duy tŕ an ninh thịnh vượng cho khu vực châu Á Thái B́nh Dương, và kêu gọi Trung Quốc tham dự vào những kế hoạch giao tiếp và hợp tác về quân sự trong những lănh vực cứu trợ nhân đạo, chống ma tuư, chống phổ biến vũ khí, thực hiện trách nhiệm trong vấn đề an toàn cho không gian ảo cũng như ngoại tầng không gian …

    Ông Panetta có ư khuyến dụ rằng một khi Trung Quốc chấp nhận luật chơi trên một sân đấu công bằng cùng tranh đua phát triển, th́ nền an ninh trong hoà b́nh của toàn khu vực cũng được duy tŕ để các nước dồn hết nỗ lực vào sự phát triển, tránh hoạ chiến tranh chỉ gây đổ vỡ và làm chậm tiến.

    171 tàu chiến chỉ để ngắm hoàng hôn?

    Rơ ra là lực lượng quân sự Mỹ dàn trải và tung hoành khắp Thái B́nh Dương, Ấn Độ Dương chỉ để “bảo vệ an ninh” cho tất cả các nước, kể cả Trung Quốc! Để chống lại ai? Chống thiên tai? Chống ma tuư? Chống tai nạn trên biển? Hay phải có hạm đội 7 để chống hải tặc?

    Nói đến ba nguyên tắc chung gọi là để duy tŕ an ninh thịnh vượng nhưng dường như toàn là những nguyên tắc thực hiện để tăng cường, phối trí và phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ ở Thái B́nh Dương.

    Nguyên tắc đó thứ nhất là tuân thủ luật lệ và trật tự quốc tế để tăng tiến hoà b́nh và an ninh chung. Thứ hai là củng cố và mở rộng các liên minh song phương và đối tác đa phương, trong đó Nhật Bản và Hàn quốc giữ vai tṛ hai liên minh then chốt như hai họng súng hướng vào thái dương Hoa Lục, không kể tới Đài Loan đă được mua thêm vũ khí tối tân như con dao ngắn hờm sẵn sát sườn từ ngoài bờ biển Phúc Kiến.


    Hải quân Việt Mỹ thao dượt chung- defense.gov photo

    Và xếp hàng sau những liên minh song phương giữa Mỹ với Philippines, Thái Lan, c̣n những quan hệ “đối tác” song phương với Malaysia, Singapore, Indonesia, Ấn Độ... h́nh thành mạng lưới dày vây quanh người khổng lồ mới lớn kia. Chỉ c̣n thiếu Việt Nam ở sát đáy phía Nam, v́ một số nhỏ người Việt c̣n đang chần chờ, rụt rè, e ngại.

    Tăng cường và thực hiện hai nguyên tắc trên, Tổng trưởng quốc pḥng Mỹ công bố nguyên tắc thứ ba: duy tŕ hiện diện quân sự tại Đông bắc Á và tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, đồng thời đầu tư thêm cho nhu cầu phô diễn sức mạnh và khả năng hoạt động trên toàn bộ khu vực này.

    Đến đây hẳn có thể kết luận chiến lược của Mỹ cho thế kỳ 21 chuyển trục về châu Á là để kềm chế Trung Quốc.
    Mục đích chẳng khác nào be bờ ngăn chặn trước kia, nhưng lần này Mỹ khuyến khích Trung Quốc hăy khôn ngoan chăm lo phát triển trong hoà b́nh, đừng gây chiến ức hiếp các nước nhỏ, và cho thấy rơ các chiến hạm của Mỹ sẽ không để vùng biển Đông Nam Á với đầy quyền lợi chung của Hoa Kỳ với các nước địa phương rơi vào ṿng khống chế và tước đoạt của Thiên Triều Bắc Kinh.

    Nếu Hoa Kỳ không nhắm mục đích ấy, mà chỉ mong hợp tác hoà b́nh ở lục địa châu Á và các quốc gia biển đảo Á Châu, th́ chắc Ngũ Giác Đài đem sang vùng biển Thái B́nh hơn 170 chiến hạm từ hàng không mẫu hạm đến tàu tuần duyên hiện đại cùng với lực lượng không quân yểm trợ và tấn công, và mở thêm căn cứ không hải thuỷ bộ ở Bắc Úc nữa, hẳn là chỉ để ngắm cảnh hoàng hôn yên b́nh trên Thái B́nh Dương!


    Việt-Long, RFA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tổng giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế bị bắt
    By Phó thường dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 19
    Last Post: 05-07-2011, 01:14 AM
  2. Replies: 7
    Last Post: 05-06-2011, 03:09 PM
  3. Replies: 3
    Last Post: 04-06-2011, 12:09 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 02-04-2011, 12:34 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 28-01-2011, 05:45 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •