Page 6 of 7 FirstFirst ... 234567 LastLast
Results 51 to 60 of 66

Thread: Trung Quốc cử tàu ngư chính tuần tra Trường Sa

  1. #51
    Dac Trung
    Khách

    Trung Quốc tổ chức Quốc khánh rầm rộ ở Tam Sa

    Và... ngài Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đến "Chiêu đăi kỷ niệm 63 năm Quốc khánh Trung Quốc"

    Tối 28/9, tại Hà Nội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu đă tổ chức chiêu đăi trọng thể nhân kỷ niệm 63 năm Quốc khánh nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949-1/10/2012).

    Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc; lănh đạo một số Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam cùng đại diện Đoàn Ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội đă tới dự chiêu đăi.

    Phát biểu tại buổi chiêu đăi, thay mặt Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân gửi tới Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc lời chúc mừng nồng nhiệt nhất ...

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...hien-nhan.html

    VN mừng quốc khánh TQ ở Hoàng Sa?

    Cập nhật: 10:00 GMT - thứ sáu, 5 tháng 10, 2012


    Trung Quốc có dịp nghỉ lễ Trung Thu - Quốc Khánh dài ngày từ đầu tháng 10

    Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện chúc mừng ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để rồi nhận tin Trung Quốc tổ chức Quốc khánh rầm rộ ở Tam Sa
    trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

    Theo trang web của chính phủ Việt Nam, nhân dịp lần thứ 63 Quốc khánh Trung Quốc (1/10/1949 – 1/10/2012), lănh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đă gửi điện mừng tới lănh đạo Trung Quốc.

    Điện mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã được gửi từ hôm 30/9 tới Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và các lãnh đạo khác như ông Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo.

    Một ngày sau đó, báo chí Trung Quốc đưa tin lễ mừng Quốc khánh nước này được tổ chức cho quân và dân trước cơ quan hành chính mới là Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm) thuộc quần đảo Tây Sa mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa ... Báo Thanh Niên, bản điện tử ở TPHCM có bài ngắn gọi buổi lễ này là hành động “vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa” nhưng không thấy các tranh web của Đảng hoặc chính phủ Việt Nam nói gì về vụ việc ... Nhưng trong bối cảnh quan hệ Trung - Việt được dư luận coi là 'nhạy cảm', câu chuyện Trung Quốc làm lễ Quốc khánh ở Tam Sa đã khiến một số tờ báo trong nước và nhất là cộng đồng mạng tiếng Việt tỏ thái độ.

    ‘Vận mệnh tương thông’

    Trong khi các ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang có kỳ họp kín hai tuần để bàn về các vấn đề nội bộ quan trọng, diễn biến mới nhất trong quan hệ Việt-Trung là chuyến thăm đến Trụ sở Chính phủ tại Hà Nội của Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu.

    Báo chí nhà nước tại Việt Nam chỉ đưa tin ông Khổng đã đến thăm chiều ngày 2/10 và được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đón tiếp nhưng không nêu rõ chi tiết trao đổi hai bên.

    Một nhà quan sát các vấn đề Trung Quốc từ Hà Nội nhận xét với BBC về chuyến thăm của Đại sứ Khổng rằng “Điều họ nói ǵ th́ chưa biết và tôi cũng không để ư. Vấn đề lớn [của Việt Nam với Trung Quốc] bây giờ là: những ai chủ trương"nhượng bộ" những ai " cứng rắn" và những ai "đúng mức" trong ứng xử với họ,”

    Ông cũng cho biết ý kiến riêng về chủ đề này:

    “Khó phán đoán chính xác, nhưng h́nh như "nhượng bộ" có phần chiếm ưu thế. Trung Quốc đang vướng Đại hội 18 và "khó nuốt" vấn đề Senkaku với Nhật, nên "tạm thời" dịu ở Biển Đông. [Tuy thế], sắp tới họ không để yên đâu.”

    Cũng mới cuối tháng 8, cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Trung Quốc đã làm lễ kỷ niệm 67 năm Quốc khánh Việt Nam 2/9/1945-2012 trong tinh thần về tình đoàn kết hữu nghị được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nêu ra.

    Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc ( Bấm CRI), Đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Thơ đã phát biểu tại buổi lễ hôm 31/8 ở Bắc Kinh đã trích lời ông Hồ Cẩm Đào từng nói rằng “Hai nước Việt – Trung sơn thủy tương liên, văn hóa tương đồng, lư tưởng tương thông, vận mệnh tương quan’

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã sang thăm Nam Ninh và trao đổi với Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình

    Bài diễn văn của Đại sứ Thơ trước Thứ trưởng Ngoại giao Phó Doanh của Trung Quốc và hơn 400 quan khách cũng nói kim ngạch thương mại hai bên năm 2011 đã đạt trên 40 tỷ USD, và hiện có hơn 13 nghìn sinh viên Việt Nam đang học tập tại các trường đại học Trung Quốc.

    Ông Thơ cũng nói về “nhận thức chung quan trọng của lănh đạo cấp cao hai nước, trong đó có thỏa thuận ‘Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển’ sẽ giúp hai nước từng bước t́m ra giải pháp phù hợp cho vấn đề tồn tại lớn c̣n lại là vấn đề Biển Đông”.

    Trong số các cuộc gặp lãnh đạo hai bên gần đây nhất có chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh.



    Cuộc gặp chiều 20/9 diễn ra trong dịp ông Dũng tham dự hội chợ ở thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây.

    Thông Tấn xă Việt Nam nói cuộc gặp có mục tiêu “trao đổi những phương hướng lớn thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới”.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...reetings.shtml

  2. #52
    Dac Trung
    Khách
    Người Trung Quốc nuôi cá trên vịnh Cam Ranh



    Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà c̣n sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.



    Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành.
    “Người Trung Quốc ở đây ai cũng có thể nói được tiếng Việt, bởi họ qua đây đă sáu, bảy năm rồi. Người Trung Quốc cân cá, mua cá, xuất bán cá... c̣n em chỉ lo chăm sóc cá thôi. Mỗi năm có hàng ngàn tấn cá được xuất đi, khi nào đủ số lượng th́ sẽ có tàu của Trung Quốc cập bè đưa cá về bên đó , Huy nói...

    Ông Đào Văn Hoà, chủ tịch UBND thành phố Cam Ranh cho rằng vịnh Cam Ranh có vị trí quan trọng đối với quốc pḥng, đặc biệt đối với vùng biển của đất nước. Vịnh Cam Ranh đang được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và thực hiện các nhiệm vụ về quốc pḥng, kinh tế. Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng vịnh Cam Ranh của Tỉnh uỷ Khánh Hoà cũng xác định quá tŕnh phát triển kinh tế ở vịnh này phải vừa bảo đảm phát triển kinh tế bền vững, ổn định đồng thời kết hợp hài hoà với quốc pḥng.


    Những người Trung Quốc trên vịnh Cam Ranh.

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...l#.UH8FOa46_qW

    Cho tàu Trung Quốc vào Cam Ranh để vận chuyển cá


    Ngày 17.10.2012, 12:28 (GMT+7)

    Tổng cục Thuỷ sản, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa cấp giấy phép hoạt động thuỷ sản cho tàu Việt Điện Bạch 8366 (quốc tịch Trung Quốc) vào cảng Cam Ranh (cảng Ba Ng̣i trước đây) và cảng Vân Phong, thuộc tỉnh Khánh Hoà để vận chuyển thuỷ sản tươi sống ...

    http://sgtt.vn/Thoi-su/171334/Cho-ta...chuyen-ca.html

  3. #53
    Dac Trung
    Khách
    Mối nghi ngờ quá lớn về các động thái của chính quyền VN trước vụ “hộ chiếu lưỡi ḅ” của TQ


    Đôi lời: Mối nghi ngờ này đă được chúng tôi nêu ra ngay từ chiều 22/11, khi điểm tin khẩn trên trang báo mạng đầu tiên vừa đưa nội dung phản ứng của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN. Kế đó, liên tục trong các b́nh luận của các ngày 23, 24, 25, chúng tôi cũng đă tiếp tục nêu những biểu hiện không b́nh thường trong phản ứng của chính quyền VN.

    Liệu đă có chuyện giấu nhẹm từ nhiều tháng qua t́nh trạng người TQ nhập cảnh VN mang theo “hộ chiếu lưỡi ḅ”, chỉ đến khi báo chí phương Tây đề cập mới vội vàng“phát ngôn”, rồi nhá thông tin cho báo Tuổi trẻ về 111 trường hợp bị xử lư ở Lào Cai và không rơ bao nhiêu trường hợp ở Móng Cái, để rồi liên tiếp trong 3 ngày qua, tất cả các báo đă xài lại món “thuốc giảm đau” này với tâm trạng hỉ hả?


    Càng đáng ngờ thêm khi ngay hôm qua, những tưởng chuyến đi “tiếp xúc cử tri”, khá bất ngờ, của CTN Trương Tấn Sang chính là nhằm tạo một duyên cớ tế nhị để gửi tới cho toàn thể đồng bào thông điệp quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo sau vụ việc “hộ chiếu lưỡi ḅ” của TQ đang làm dư luận cả nước sôi sục, thế nhưng lại không phải. Tin từ báo giới cho biết, ông CTN đă không có một lời nào có thể được gọi là “giải đáp”, “báo cáo”, “trao đổi” với cử tri, trước rất nhiều ư kiến gay gắt về t́nh h́nh đất nước, trong đó có vụ
    “hộ chiếu lưỡi ḅ”, khác hẳn với những phát ngôn mạnh mẽ của ông về chủ quyền biển đảo trong cuộc tiếp xúc cử tri mới hơn 1 tháng trước, ngay sau Hội nghị TƯ 6.

    Chưa kể trước đó, một cuộc “họp kín” dường như là vội vă của Quốc hội liên quan vấn đề Biển Đông, ngay trước khi bế mạc kỳ họp thứ tư, đă được tiết lộ duy nhất trên tờ Sài G̣n Tiếp thị, cho tới hôm nay cũng chưa có tin tức ǵ làm rơ thêm. Mặc dù trong lời úp mở của ông Chủ nhiệm VPQH có đoạn “Khi các ĐBQH tiếp xúc cử tri, nếu nắm được chắc các nội dung cụ thể về Biển Đông th́ sẽ trả lời cho cử tri.” Không lẽ đại biểu Trương Tấn Sang không “nắm được chắc nội dung cụ thể” của cuộc họp kín đó hay sao?

    Vậy phải chăng tất cả những ǵ diễn ra trong mấy ngày qua mới chỉ nằm trong một màn diễn vụng về, của cả một vở kịch hoành tráng được gọi là … “QUY HÀNG“?

    Bằng tất cả những nghi vấn đó, thử hỏi nội dung và mục đích bức thư mà một số trí thức vừa khởi xướng bản dự thảo, được đăng lên mạng chiều qua, liệu có c̣n thích hợp hay không?

    Hay là cần có một bức thư mang tinh thần rất khác, mà đối tượng nhắm tới của nó không phải là chính quyền TQ nữa? Như lời b́nh luận chiều qua khi điểm bức thư này, chúng tôi đă viết: “Những người kư tên ‘quyết’, hay cả nhà nước cũng ‘quyết’? ‘Sát cánh’ với nhà nước nếu như nhà nước ‘quyết’, hay là ‘sát cánh’ bất kể nhà nước có ‘quyết’ hay không?”

    Kính mời độc giả suy ngẫm về điều đó qua gợi ư ngay từ tựa đề một trong ba bài viết được đăng lại dưới đây, bài của TS Nguyễn Văn Khải: “Cháy nhà ra mặt chuột“.

    Ai làm “cháy nhà”, kẻ đốt nhà, hay lũ chuột, hay là cả hai?

    TRUNG QUỐC PHÁT HÀNH HỘ CHIẾU LƯỠI B̉ ĐĂ HƠN NỬA NĂM NAY RỒI…

    Chủ nhật, 25-11-2012

    Tưởng rằng vụ “hộ chiếu lưỡi ḅ” của TQ vừa mới xảy ra vài hôm trước khi có cuộc họp báo của bác Lương Thanh Nghị ngày 22-11-2012.

    Té ra không phải như ḿnh tưởng.

    Tân Hoa Xă cho biết hộ chiếu có in đường lưỡi ḅ đă được phát hành ngày 15-5-2012, cách đây 6 tháng 10 ngày.

    Tân Hoa Xă c̣n nói ư có vẻ hờn dỗi: dzụ này xảy ra từ hồi đó (hơn 6 tháng về trước) mà sao bây giờ (Việt Nam) mới “phản đối”, gây khó dễ cho công dân cầm hộ chiếu lưỡi ḅ Đại Hán? (Nguyên văn: Chinabegan issuing these new passports to include electronic chips on May 15, though criticsm cropped up only this week).

    Có bốn câu hỏi dành cho cơ quan hữu quan Việt Nam:

    1) V́ sao đă hơn 6 tháng trôi qua, đến bây giờ các vị mới công bố thông tin động trời về âm mưu nham hiểm và thâm độc của Bắc Kinh trong vụ hộ chiếu lưỡi ḅ, thông qua một cuộc họp báo “định kỳ”, lại chỉ (buộc phải) hé lộ khi có câu hỏi của phóng viên hăng thông tấn nước ngoài là Reuters?

    2) Hơn 6 tháng qua, số công dân Trung Quốc cầm hộ chiếu lưỡi ḅ vào Việt Nam hẳn là một con số rất lớn. Các vị có nắm được con số thống kê này và có ư định công bố cho công luận biết không?

    3) Ngoài hai cửa khẩu quốc tế đường bộ Lào Cai và Móng Cái, chúng ta c̣n có 3 cửa khẩu quốc tế đường bộ VN-TQ là Chi Ma (Lạng Sơn), Hoành Mô (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), cửa khẩu quốc tế đường sắt Đồng Đăng, 17 cửa khẩu quốc tế đường bộ với Lào và Cam-pu-chia, 7 cửa khẩu quốc tê đường hàng không : Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cát Bi, Phú Bài, Cam Ranh, Trà Nóc, và 16 cửa khẩu quốc tế đường biển.

    Sau khi vụ hộ chiếu lưỡi ḅ bị “vỡ lở tung tóe”, người dân được biết qua báo Tuổi Trẻ và vài tờ báo khác rằng chỉ có hai cửa khẩu Lào Cai và Móng Cái là có biện pháp đối phó, dù rằng những biện pháp này không đồng bộ và nhất quán.

    Vậy th́ phải chăng 44 cửa khẩu quốc tế c̣n lại đều khoanh tay nh́n những tấm hộ chiếu lưỡi ḅ thản nhiên đi qua suốt hơn 6 tháng vừa rồi mà không có chút ǵ phản ứng?

    4) Toàn bộ sự việc cho thấy các vị đă hoàn toàn bị động (hoặc là vờ tỏ ra bị động) trong việc đáp trả âm mưu tham tàn và hiểm độc của Trung Quốc, từ việc quá chậm trễ về mặt thời gian, quá chậm về thông tin và rất lúng túng xử lư thông tin, cho đến các biện pháp đối phó hầu như là … không có biện pháp ǵ (hai cửa khẩu Lào Cai và Móng Cái với 2 cách giải quyết khác nhau cho thấy sự tự phát, không đồng bộ và nhất quán trong phương thức xử lư, thiếu hẳn một sự chỉ huy thống nhất từ cấp cao hơn).

    Xin hỏi câu cuối cùng: Các vị có dự định đưa ra biện pháp nào đó thiết thực, nhất quán và hiệu quả để đối phó với âm mưu quá ghê gớm này của Bắc Kinh, hay là các vị phản đối chỉ là … để phản đối mà thôi ?
    Đă hơn nửa năm trôi qua. Không ai chấp nhận nổi câu trả lời “Để chúng tôi tiếp tục nghiên kíu” của các vị đâu, nhá !

    —————–

    Nguyễn Tường Thụy
    Cháy nhà ra mặt chuột

    Ngày 25-11-2012

    Nguyễn Văn Khải – Ông già Ôzôn

    Tối 22-11-2012, khán giả màn h́nh nhỏ của VTV1 đă thấy người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “Tấm hộ chiếu mới của Trung Quốc đă xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông”.

    Ba câu hỏi đă được đặt ra: Những cuốn hộ chiếu của Trung Quốc có in h́nh lưỡi ḅ bắt đầu được lưu hành từ bao giờ? Đă có bao nhiêu người Trung Quốc dùng hộ chiếu này để vào Việt Nam? Tại sao người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam không khẳng định: Những người Trung Quốc nào dùng hộ chiếu có in h́nh lưỡi ḅ sẽ không được nhập cảnh vào Việt Nam.

    Hôm sau “gần 200 khách du lịch Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam ngày 23/11 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, cơ quan chức năng Việt Nam đă đóng dấu hủy bốn hộ chiếu có in ch́m h́nh đường lưỡi ḅ, đồng thời bộ đội biên pḥng làm nhiệm vụ tại cửa khẩu này đă đóng dấu thị thực vào giấy thông hành rời cho người nhập cảnh” và “Biên pḥng Móng Cái đă áp dụng biện pháp chỉ cấp thị thực rời cho người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng cuốn hộ chiếu phổ thông điện tử có in bản đồ đường lưỡi ḅ ở một số trang. Khi cấp thị thực rời, các cơ quan chức năng sẽ không phải đóng dấu chứng thực vào hộ chiếu và qua đó khẳng định không công nhận bản đồ đường lưỡi ḅ của Trung Quốc dưới bất cứ h́nh thức nào, đại diện đồn biên pḥng số 7 khẳng định” (Báo Tuổi Trẻ ngày 24-11-2012).

    Chẳng nhẽ các cửa khẩu vào Việt Nam chỉ có hai cửa khẩu ở Lào Cai và Móng Cái?

    Tôi đă từng đi qua cửa khẩu Lạng Sơn, có lúc thấy vài chục tới hơn trăm người cùng làm thủ tục xuất hoặc nhập cảnh ở cửa khẩu này. Tương tự, ở các sân bay như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng,…tôi cũng thường thấy nhiều người nước ngoài trong đó có người Trung Quốc làm thủ tục xuất nhập cảnh ở những nơi đó.

    Vậy sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam đă tuyên bố phản đối việc Trung Quốc phát hành hộ chiếu có in h́nh lưỡi ḅ, mới chỉ có bộ đội biên pḥng ở Lào Cai và Móng Cái thực thi quyền bảo vệ an ninh quốc pḥng của đất nước ḿnh? C̣n ở các cửa khẩu khác th́ những người Trung Quốc mang hộ chiếu có h́nh lưỡi ḅ vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam ư? Hơn nữa trước buổi tối 22-11-2012 ở hai cửa khẩu này những người Trung Quốc mang hộ chiếu có in h́nh lưỡi ḅ vẫn được nhập cảnh vào Việt Nam à? Đặc biệt ai đă cấp visa cho người Trung Quốc không có hộ chiếu ngoại giao dùng hộ chiếu có in h́nh lưỡi ḅ vào Việt Nam.

    Tất cả những câu hỏi trên đều có thể được trả lời rằng:

    Đă có người Trung Quốc mang hộ chiếu in h́nh lưỡi ḅ nhập cảnh vào Việt Nam từ lâu rồi. Mà visa vào Việt Nam do các văn pḥng lănh sự thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cấp – đây là sự sai lầm không được phép có và không một người Việt Nam yêu nước nào có thể tha thứ cho người đă cấp visa. Phản ứng với sự khiêu khích trắng trợn này của Trung Quốc rất chậm trễ,và không thống nhất trong hành động của các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ bảo vệ an ninh – quốc pḥng quốc gia. Nó chứng tỏ rằng sự tùy tiện thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị này, cũng như sự lănh đạo lỏng lẻo của các cấp lănh đạo mà đứng đầu là Hội đồng an ninh quốc gia.

    NVK

    http://anhbasam.wordpress.com/2012/1...uoi-bo-cua-tq/

    http://quechoa.vn/2012/11/26/anh-ba-sam-nghi-ngo/

    http://quechoa.vn/2012/11/25/ngao-ngan/

    http://huynhngocchenh.blogspot.com/2...i-bo.html#more

  4. #54
    Dac Trung
    Khách
    Thêm nhiều vụ tàu cá Trung Quốc cướp tài sản ngư dân

    “Là một người cả đời bám biển, tôi thấy chưa bao giờ miếng ăn của ngư dân nước ta bị đe dọa, cướp phá trắng trợn như lúc này!” * Thời gian gần đây, tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước ta rất nhiều. Có lúc ngư dân Trung Quốc vào cách đảo Lư Sơn chỉ khoảng 100 hải lư để khai thác. * Thời gian gần đây, tàu hành nghề mành chụp mực của ngư dân Trung Quốc xuất hiện rất dày ở vùng biển khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, kéo vào tận vùng biển phía Nam nước ta. Mỗi tối, tàu của ngư dân Trung Quốc chong dàn đèn sáng khủng khiếp, ánh sáng mỗi tàu lan đến 10-15 hải lư, chụp sạch mực trong một vùng rộng lớn. Bởi vậy, tàu của ngư dân Phú Yên, B́nh Định, Khánh Ḥa ở gần đó không c̣n mực làm mồi để câu cá ḅ gù nữa...


    (Dân Việt) Ngày 1.12, tàu cá của một ngư dân ở Quảng Ngăi bị tàu Trung Quốc lục soát lấy cá, vứt bỏ ngư cụ xuống biển, gây thiệt hại khoảng 115 triệu đồng, tại vùng biển cách đảo Lư Sơn (Quảng Ngăi) 170 hải lư.

    Trưa 5.12, tàu cá QNg - 90133 của ông Huỳnh Quang Vũ (xă B́nh Châu, B́nh Sơn, Quảng Ngăi) đă được một tàu bạn cùng địa phương lai dắt về cảng Sa Kỳ, xă B́nh Châu. Ngư dân Huỳnh Minh Khôi (tàu cá QNg - 90133) kể: Vào chiều 28.11, khi tàu chúng tôi vừa chạy ra đến vùng biển cách đảo Lư Sơn khoảng 170 hải lư th́ tàu bị chết máy.


    Cán bộ Biên pḥng Trạm Tịnh Kỳ (Quảng Ngăi)
    đang tiếp nhận tŕnh báo của ngư dân bị cướp tài sản.

    Trong thời gian chờ cứu, anh em trên tàu xuống biển đánh bắt cá với hy vọng vớt vát lại chút ít tổn phí. 6 ngư dân đă đánh được hơn 1 tấn cá. Bất ngờ vào sáng 1.12, có 1 chiếc tàu cá Trung Quốc mang số hiệu 306 tiến đến tàu chúng tôi. Biết sắp gặp chuyện chẳng lành nên mọi người đă vội vàng cất giấu thiết bị...

    Sau khi chạy đến cách tàu QNg - 90133 vài trăm mét, tàu Trung Quốc dừng lại, thả ca nô xuống và cử 6 người xuống.

    Anh Khôi nhớ lại: “Sau khi lên tàu, 6 người Trung Quốc dồn tất cả 6 ngư dân chúng tôi lên phía trước mũi tàu. Sau đó, số người Trung Quốc bắt đầu lục soát khắp tàu. Bọn họ lấy đi hơn 1 tấn cá, vứt bỏ toàn bộ lưới, dàn câu... trên tàu xuống biển, rồi mới chịu bỏ đi. Số cá, lưới, câu... bị người của tàu Trung Quốc lấy đi và vứt bỏ trị giá khoảng 115 triệu đồng.

    Ông Phan Thuẫn - ủy viên Hiệp hội Cá ngừ đại dương Phú Yên, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 (Tuy Ḥa), bày tỏ: “Là một người cả đời bám biển, tôi thấy chưa bao giờ miếng ăn của ngư dân nước ta bị đe dọa, cướp phá trắng trợn như lúc này!”

    Theo ông Bùi Cương, người lai dắt tàu ông Vũ vào bờ, ông cũng vừa bị tàu Trung Quốc phá hỏng hơn 10 tay lưới và rượt đuổi ngay trên vùng biển gần nơi tàu ông Vũ bị nạn. V́ vậy, khi nhận thông tin cứu hộ từ tàu ông Vũ, ông Cương phải quan sát kỹ, thấy không có tàu Trung Quốc mới dám đến cứu.

    Ngư dân Hoàng Công Hà (xă B́nh Dương, huyện B́nh Sơn, Quảng Ngăi), đi trên tàu ông Cương, cung cấp thêm: Thời gian gần đây, tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển nước ta rất nhiều. Có lúc ngư dân Trung Quốc vào cách đảo Lư Sơn chỉ khoảng 100 hải lư để khai thác.

    Thuyền trưởng tàu câu cá ngừ đại dương Nguyễn Đ́nh Nhă (Phú Yên) cho biết, thời gian gần đây, tàu hành nghề mành chụp mực của ngư dân Trung Quốc xuất hiện rất dày ở vùng biển khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, kéo vào tận vùng biển phía Nam nước ta. Mỗi tối, tàu của ngư dân Trung Quốc chong dàn đèn sáng khủng khiếp, ánh sáng mỗi tàu lan đến 10-15 hải lư, chụp sạch mực trong một vùng rộng lớn. Bởi vậy, tàu của ngư dân Phú Yên, B́nh Định, Khánh Ḥa ở gần đó không c̣n mực làm mồi để câu cá ḅ gù nữa.

    Theo Trạm biên pḥng Đà Rằng (Tuy Ḥa, Phú Yên), t́nh trạng tàu nước ngoài lấn chiếm, xâm phạm lănh hải Việt Nam, khiến ngư dân rất bức xúc. Trong khi đó, ngư dân Phú Yên ngại va chạm, một phần v́ tàu cá nhỏ, hơn nữa đó là cả gia sản tích cóp, vay mượn mới có. Nếu va chạm, phần thua thiệt thuộc về ngư dân địa phương.


    Phùng Quang Thanh tiếp kiến thiếu tướng TQ Vương Tây Hân và khẳng định: "Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. Việc giao lưu trao đổi đoàn ở các cấp là cần thiết nhằm trao đổi, hợp tác, học hỏi lẫn nhau, tạo sự thân t́nh, cởi mở, tin cậy, đồng thời tăng cường t́nh đoàn kết hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước..." (ảnh thêm bởi Danlambao)

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...cuop.html#more

  5. #55
    Dac Trung
    Khách
    Đảng CSVN bắt cầu cho CS Trung Quốc chiếm biển Đông



    ... Thảo nào bờ biển của h́nh chữ S, ngày nay người dân Việt khó bước chân đến gần.

    Quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa nay tranh chấp với CSTQ sẽ được giải quyết như thế nào? Nhân dân Việt Nam phải nhất quyết, chất vấn đảng CSVN, cho ra lư lẽ... Xuống đường là một biểu thị chất vấn, phản đối mưu t́m phương thức phục hồi lănh hải. CSTQ hăy trả lại Hoàng-Trường Sa về vị trí biển Đông của Ông-Cha dân tộc Việt Nam đă từng xây dựng giang sơn này.

    Chúng ta, con dân máu Việt giữ nước là bổn phận, phản đối lưỡi ḅ cướp biển Đông, v́ sinh tồn phía trước của mai sau dân tộc Việt Nam.

    Nguyên bài trong :

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...quoc.html#more

  6. #56
    Dac Trung
    Khách

    Tàu TQ cập cảng Sài Gòn, báo VN im lặng


    Cập nhật: 05:49 GMT - thứ ba, 8 tháng 1, 2013




    Truyền thông Việt Nam thông thường khá kín tiếng về các chuyến thăm của tàu chiến Trung Quốc

    Một ngày sau khi ba tàu hộ tống của hải quân Trung Quốc cập cảng Sài Gòn, truyền thông Việt Nam vẫn im lặng không đưa tin.


    Tân Hoa Xã cho hay ba tàu Ích Dương (số hiệu 548), Thường Châu (549) và Thiên Đảo Hồ (886) đã vào cảng Sài Gòn sáng thứ Hai 7/1, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày.

    Các tàu này đang trên đường quay lại Trung Quốc sau công vụ hộ tống tàu hàng chống hải tặc tại Vịnh Aden.

    Theo Tân Hoa Xã, ba tàu nói trên gồm có hai tuần dương hạm có trang bị hỏa tiễn và một tàu tiếp liệu, đều thuộc Đội tàu hộ tống số 12 của Hải quân Nhân dân Trung Quốc.

    Trên ba tàu có thủy thủ đoàn gần 800 người, chỉ huy trưởng là Chuẩn Đô đốc Chu Hỏa Minh.

    Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói đại diện quân đội Việt Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp đón đoàn một cách nồng ấm.
    Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lãnh sự quán ở Sài Gòn và một số công ty, tổ chức Trung Quốc tại địa phương cũng cử người tới tham dự lễ đón.


    Gây tranh cãi

    Đội tàu hộ tống nói trên rời Trung Quốc từ tháng Bảy 2012 và kết thúc công vụ tại Vịnh Aden vào cuối năm.

    Tháng 12/2012, các tàu này cập cảng Sydney, Australia, trong một chuyến thăm tương tự.

    Tân Hoa Xã nói ngay ngày đầu tiên ở TP HCM, Chuẩn Đô đốc Chu đã có cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam Khổng Huyễn Hựu.

    Ông Chu cũng sẽ có các cuộc gặp với quan chức chính phủ và quân đội Việt Nam, trong đó có Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Hồng, Phó Tư lệnh Hải quân.

    Theo thông lệ của các chuyến viếng thăm, thủy thủ đoàn sẽ có các hoạt động thăm quan, chào xã giao giới chức địa phương và giao lưu thể thao với người dân nhằm "tăng cường hiểu biết lẫn nhau".

    Truyền thông Việt Nam nói chung khá kín tiếng khi nói tới các hoạt động của hải quân Trung Quốc tại Việt Nam, một phần vì không muốn hướng sự chú ý của dư luận tới mối quan hệ phức tạp và nhạy cảm này.

    Tuy nhiên, việc một chuyến thăm kéo dài gần một tuần của thủy thủ đoàn gần 800 người không được tường thuật trên báo chí chính thống vẫn bị coi là điều bất bình thường.

    Sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc sáng thứ Hai tại cảng Sài Gòn đầu tiên được phát giác trên mạng xã hội Facebook cùng một số hình ảnh...

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...s_saigon.shtml

  7. #57
    Dac Trung
    Khách
    Sẽ là Tây Tạng hay Duy Ngô Nhĩ thứ hai?


    2013-01-09

    Việt Nam không thể không quan tâm tới những động thái ngày càng rơ của chính phủ đối với vấn đề Trung Quốc khi sự xuất hiện của họ vừa chính thức tại Sài G̣n với tư cách khách quư, vừa tại Hoàng Sa với tư cách của người hàng xóm xấu tính.

    Cách phát biểu của Thứ trưởng Quốc pḥng Nguyễn Chí Vịnh vài ngày trước đây cho thấy chính sách ḥa hoăn một chiều bằng lập luận hai nước cùng một hệ thống ư thức hệ và nhất là cùng chế độ độc đảng là khó chấp nhận. Thế nhưng lập luận này được Bộ chính trị Trung ương Đảng đồng t́nh qua thái độ im lặng tuyệt đối, không một lời b́nh luận.

    Thái độ của nhà nước tuy rơ ràng như vậy nhưng dư luận vẫn không có làn sóng công khai nào phản ứng ngoại trừ các bài viết vạch ra những sai lầm và sự nguy hiểm của sự thỏa hiệp để tồn tại này. Đa số những người trẻ có tấm ḷng với thời cuộc chăm chú vào một biến cố khác mà họ cảm thấy nhức nhối hơn đó là vụ xử 14 thanh niên công giáo và Tin Lành tại thành phố Vinh vào ngày 8 tháng 1 với kết quả ai cũng biết là nặng nề và khó thể chấp nhận.

    Vụ xử này nhà nước đă làm lớn chuyện khi tập trung một số lượng rất lớn công an, an ninh, dân pḥng để uy hiếp những người tới dự phiên ṭa mặc dù ṭa án tuyên bố đây là phiên xử công khai.

    Nhiều người nghi ngờ rằng sức ép từ chính sách thỏa hiệp đè lên dư luận được nhà nước hóa giải qua vụ xử án này để từ đó đánh lạc hướng dư luận trong và ngoài nước truớc những động thái khác thường trong vài ngày qua của chính quyền các cấp đối với vấn đề Trung Quốc.

    Trong lĩnh vực báo chí truyền thông, việc báo chí đưa tin cải táng liệt sĩ Nguyễn Đ́nh Chính đă bị nhiều người lên án v́ thái độ lệ thuộc quá đáng vào Trung Quốc khi không dám xử dụng từ ngữ chính xác miêu tả hành vi xâm lược của họ. Chỉ duy nhất một tờ Thanh Niên là dùng từ “quân xâm lược Trung Quốc” c̣n tất cả các tờ báo khác đều tránh dùng từ này. Suy nghĩ măi họ mới có từ mới “bọn côn đồ từ biên giới”.
    Những món quà từ Bắc Kinh
    Những tránh né này được Trung Quốc ban thưởng bằng một bài báo dài với đầy đủ những h́nh ảnh ngư thuyền Trung Quốc thoải mái khai thác tài nguyên biển của Việt Nam tại vùng mà họ gọi là Nam Sa, vốn là Hoàng Sa của Việt Nam do họ chiếm giữ.

    Bài báo được trang blog Basàm dịch ra tiếng Việt từ trang mạng tên junshi.xilu.com của Trung Quốc với cái tựa ấn tượng: “Báo chí Việt Nam nói một lượng lớn tàu cá Trung Quốc xông vào Nam Hải, Quân Việt Nam không hề dám ra tay!

    Người có ḷng tự trọng khó đủ can đảm đọc hết bài báo trong một lúc bởi nó quá bi thảm cho ngư dân Việt. Khi nh́n vào h́nh ảnh của ngư dân Trung Quốc thỏa măn với những vụ thu hoạch hải sản, song song với lời b́nh xấc xược của phóng viên đi theo tàu làm phóng sự không ai có thể tránh đuợc tiếng thở dài.

    Người dân sôi sục, nhà nước im lặng. Và một lần nữa, để ban thưởng cho sự im lặng đó tàu chiến hải quân Trung Quốc ghé thăm hữu nghị Sài G̣n!

    Ba chiếc tàu khổng lồ áp sát mạn sông Bạch Đằng trở nên vô h́nh đối với những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp của báo chí thành phố. Người dân ṭ ṃ đi xem như xem pháo hoa và sự vô cảm hiện rơ trên từng khuôn mặt của họ qua các tường thuật cay đắng của nhiều blogger trong nước.

    Loan tin này là BBC và Tân hoa xă.

    Ba tàu Ích Dương, Thường Châu và Thiên Đảo Hồ vào cảng Sài Gòn sáng thứ Hai 7/1, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày.



    Theo Tân Hoa Xã, ba tàu nói trên là hai tuần dương hạm có trang bị hỏa tiễn và một tàu tiếp liệu, đều thuộc Đội tàu hộ tống số 12 của Hải quân Nhân dân Trung Quốc.

    Trên ba tàu có thủy thủ đoàn gần 800 người do chỉ huy trưởng là Chuẩn Đô đốc Chu Hỏa Minh lănh đạo.

    Tân Hoa Xă cũng cho biết đại diện quân đội Việt Nam và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp đón đoàn một cách nồng ấm. Sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lãnh sự quán ở Sài Gòn và một số công ty, tổ chức Trung Quốc tại địa phương cũng cử người tới tham dự lễ đón.

    Nhận xét việc này ông Lê Hiếu Đằng nguyên phó chủ tịch MTTQ thành phố HCM cho biết:

    Dù cho chính quyền không muốn có những thông tin nhưng việc ba con tàu của Trung Quốc đến Sài G̣n trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay th́ không thể ngăn cản được. Chỉ đem lại hiệu quả rất nguy hiểm ở chỗ khi người ta biết th́ người ta thấy ra chính quyền che đậy những việc mà lẽ ra người dân phải biết. Như vậy nó sẽ làm cho ḷng căm phẫn và ư chí của dân càng mạnh mẽ hơn.

    Người dân không c̣n tin tưởng truyền thông chính thức của nhà nước nữa mà người ta dựa vào truyền thông hiện nay gọi là lề trái. Bây giờ tỷ lệ sử dụng mạng rất đông, đặc biệt là học sinh sinh viên. Qua trang mạng người ta sẽ thấy đâu là sự thật. Những việc đang xảy ra nó đe dọa chủ quyền lănh thổ Việt Nam như thế nào.

    Đánh ngoài biển, xoa trong bờ

    Trong khi chính quyền thành phố Hồ Chí Minh hồ hởi đón tiếp ba con tàu này th́ ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngăi cho biết, 20 tàu Quảng Ngăi bị tàu Trung Quốc ngăn không cho vào trú, tránh băo
    ở đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ngày 8 tháng 1 tức sau khi Thành phố Hồ Chí Minh đón tiếp ba chiến hạm Trung Quốc một ngày với những cái ôm hôn hữu nghị.

    Báo Tiền Phong Online dẫn lời ông Phan Huy Hoàng cho biết tổng cộng 20 tàu Quảng Ngăi bị tàu Trung Quốc ngăn vào trú, tránh băo ở đảo Bom Bay, phải chấp nhận lênh đênh ngoài khơi trong điều kiện thời tiết xấu.

    Theo báo Pháp Luật thành phố, chiều 7-1, tại Hội nghị Quân chính năm 2013, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên pḥng TP Đà Nẵng cho biết trong năm 2012 lực lượng biên pḥng đă phát hiện 293 lượt tàu cá xâm phạm vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 20-45 hải lư. Các tàu này đi thành từng tốp 4-10 chiếc, sử dụng tàu có công suất lớn đi trước hỗ trợ cho tốp đi sau, tàu sắt lớn đi giữa làm nhiệm vụ bảo vệ. Các cụm tàu này ngang nhiên tranh lấn ngư trường, xua đuổi tàu cá Việt Nam.

    Người dân Quảng Ngăi có quyền đặt câu hỏi: thành phố Hồ Chí Minh có c̣n là của Việt Nam nữa hay không khi tổ chức đón rước trọng thể một nước đang có thái độ thù hằn nhân dân của ḿnh đến độ phớt lờ ḷng nhân đạo mà thế giới tuân theo buộc phải cứu người lâm nạn trên biển cả, bất kể họ là ai thuộc quốc tịch nào.

    Ông Hạ Đ́nh Nguyên, một khuôn mặt tranh đấu nổi tiếng trước năm 1975 cho biết:

    Tôi nghĩ bây giờ chắc họ bị khống chế quá rồi, kiểu này nó nắm chặt lắm không thoát được. Nó làm giống như mô h́nh Bắc Triều Tiên vậy có khi c̣n tệ hơn nữa. Nó nguy hiểm ghê lắm. Họ đều là người không có học th́ làm sao yêu nước được, căn cơ là ở chỗ đó. Nó không yêu nứơc, không lương tâm, không xấu hổ. Nắm chắc và nói tới sổ hưu th́ không c̣n lư luận ǵ nữa hết. Nước nào người lănh đạo cũng đặt tổ quốc lên trên c̣n họ th́ đặt quyền lợi giai cấp lên trên th́ làm sao?

    Tê liệt phản ứng

    Cũng như các lần trước thái độ của chính quyền và đa số báo chí lẫn truyền thông Việt Nam là hoàn toàn im lặng không b́nh luận một lời về thái độ vô nhân đạo này của Trung Quốc đối với Việt Nam.
    Bộ Ngoại giao Việt Nam một lần nữa cho thấy đă mất quyền phát ngôn khi cái quyền này đă được trao lại cho Thứ trưởng quốc pḥng Nguyễn Chí Vịnh.

    Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh nhận xét:

    Ông Nguyễn Chí Vịnh với tư cách Thứ truởng Bộ Quốc pḥng th́ không thể nào nhân danh nhà nước Việt Nam để nói những việc đó. Nói vấn đề hệ trọng quốc gia, quan hệ hai nước hay nói cái này cái kia…tất cả những cái đó ổng không được phép nói. Nói như vậy là vượt quyền, là lộng quyền. Điều này th́ cấp cao phải trả lời cho dân chúng. Nhiều người đă đặt vấn đề rồi.


    Trước những cảnh báo về viễn cảnh Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Trung Quốc, trí thức trong nước đành giữ sự im lặng bởi lo sợ bị đàn áp, trù dập hay thậm chí giam giữ. Chính quyền đă tỏ ra rất cứng rắn trong việc giữ vững lập trường của ḿnh, dù lập trường này sẽ gây thiệt hại cho đất nước bất kể Việt Nam sẽ trở thành Tây Tạng hay Duy Ngô Nhĩ thứ hai không c̣n xa vời như người ta nghĩ.


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013162447.html

  8. #58
    Dac Trung
    Khách
    ... tàu cá Trung Quốc xông vào Nam Hải, Quân Việt Nam không hề dám ra tay!

    Người có ḷng tự trọng khó đủ can đảm đọc hết bài báo trong một lúc bởi nó quá bi thảm cho ngư dân Việt. Khi nh́n vào h́nh ảnh của ngư dân Trung Quốc thỏa măn với những vụ thu hoạch hải sản, song song với lời b́nh xấc xược của phóng viên đi theo tàu làm phóng sự không ai có thể tránh đuợc tiếng thở dài....

    Trong khi chính quyền thành phố Hồ Chí Minh hồ hởi đón tiếp ba con tàu này th́ ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngăi cho biết, 20 tàu Quảng Ngăi bị tàu Trung Quốc ngăn không cho vào trú, tránh băo
    ở đảo Bom Bay thuộc quần đảo Hoàng Sa vào ngày 8 tháng 1 tức sau khi Thành phố Hồ Chí Minh đón tiếp ba chiến hạm Trung Quốc một ngày với những cái ôm hôn hữu nghị.

    Báo Tiền Phong Online dẫn lời ông Phan Huy Hoàng cho biết tổng cộng 20 tàu Quảng Ngăi bị tàu Trung Quốc ngăn vào trú, tránh băo ở đảo Bom Bay, phải chấp nhận lênh đênh ngoài khơi trong điều kiện thời tiết xấu.

    Theo báo Pháp Luật thành phố, chiều 7-1, tại Hội nghị Quân chính năm 2013, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên pḥng TP Đà Nẵng cho biết trong năm 2012 lực lượng biên pḥng đă phát hiện 293 lượt tàu cá xâm phạm vùng biển cách Đà Nẵng khoảng 20-45 hải lư. Các tàu này đi thành từng tốp 4-10 chiếc, sử dụng tàu có công suất lớn đi trước hỗ trợ cho tốp đi sau, tàu sắt lớn đi giữa làm nhiệm vụ bảo vệ. Các cụm tàu này ngang nhiên tranh lấn ngư trường, xua đuổi tàu cá Việt Nam.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...013162447.html

    Hải phận lănh thổ trong ṿng 200 hải lư kể từ bờ biển là của Việt Nam, vậy mà năm nào vào muà đánh cá chính th́ tàu ngư chính Trung Quôc´ cũng vào đuổi cươp´ ngư dân VN để cho ngư dân Trung Quôc´ được đánh cá ở cả những vùng biển chỉ c̣n cách bờ ~ 20 -45 hải lư mà thôi.


  9. #59
    Dac Trung
    Khách
    CÁC VÙNG BIỂN VÀ ĐÁY BIỂN QUỐC TẾ THEO LUẬT BIỂN QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI

    Theo pháp luật quốc tế hiện đại, cụ thể là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, toàn bộ đại dương trên thế giới được chia thành 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước ven biển (phần cột nước chia thành nội thuỷ, lănh hải và vùng đặc quyền kinh tế. C̣n phần dưới cột nước gọi là thềm lục địa). Bộ phận thứ 2 là các vùng biển quốc tế và đáy biển quốc tế. Điểm chung của bộ phận thứ 2 này là không thuộc bất cứ nước nào. Nhưng lại có chỗ khác nhau ở chỗ: vùng biển quốc tế th́ tự do khai thác, c̣n đáy biển quốc tế th́ không được tự do khai thác.

    Vùng biển quốc tế (hay c̣n gọi là biển cả) theo luật biển quốc tế trước đây th́ vùng biển quốc tế rất rộng, tức là toàn bộ các khu vực biển nằm ngoài lănh hải 3 hải lư của các nước ven biển. Với sự ra đời của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư thuộc quyền chủ quyền của các nước ven biển, phạm vi vùng biển quốc tế bị thu hẹp đáng kể. Theo Công ước Luật Biển năm 1982, vùng biển quốc tế là vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư của các nước ven biển.


    http://biendong.net/tu-lieu/van-ban-...c-t-hin-i.html

    Trang Biển Đông này bị chính phủ CHXHCNVN câm´ , cùng vơí trang Dân Làm Báo và Quan Làm Báo, dù trang Biển Đông không có nội dung đa đảng đa nguyên ǵ cả, cũng không phạm luật CHXHCNVN, mà là v́ nó giải thích luật biển quốc tế.

    Nêú nhân dân Việt Nam biết luật biển quốc tế, th́ họ sẽ biết là chủ quyền Việt Nam bị xâm phạm nặng nề và ngư dân Việt bị chèn ép ngay trong lănh thổ Việt Nam mà đảng cộng sản ra lệnh cho hải quân CHXHCNVN không can thiệp.

  10. #60
    Dac Trung
    Khách
    Nói một cách khác, CHXHCNVN trên con đường thành chư hâù của Trung Quốc, một khu tự trị không chính thưc´của Trung Quốc và đảng cộng sản VN không muốn cho nhân dân rơ điêù này .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 04-01-2012, 03:14 PM
  2. Replies: 3
    Last Post: 14-05-2011, 07:48 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 21-12-2010, 11:09 AM
  4. Trung Quốc xử tử h́nh 5 người Philippines buôn ma túy
    By Nguời viển xứ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 15-12-2010, 12:29 PM
  5. Replies: 18
    Last Post: 23-09-2010, 08:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •