Page 7 of 9 FirstFirst ... 3456789 LastLast
Results 61 to 70 of 90

Thread: TÀI LIỆU THAM KHẢO: TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM - Biến cố Tết Mậu Thân 1968

  1. #61
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968 (bài 1)
    Huế, 45 năm sau Tết Mậu Thân, vết thương vẫn chưa lành








    Thiện Giao, phóng viên đài RFA

    Cách đây đúng 40 năm, trong chiến dịch Đông Xuân 1967 – 1968, Quân Đội Bắc Việt, dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đă đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xă miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam và cả quân đội đồng minh đă thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong hoà b́nh.


    RFA graphic.

    Vi phạm thoả ước, Việt Cộng đă tấn công đúng vào giao thừa để dành phần bất ngờ. Chiến trường Huế, một địa điểm chính yếu trong toàn cuộc chiến, đă diễn ra ác liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm. Khi quân đội Bắc Việt bị đánh bật ra khỏi thành phố, người dân Huế nhận ra rằng, nhiều ngàn người dân thường đă bị thảm sát, để rồi từ đó về sau, mỗi năm, Tết nguyên đán trở thành ngày giỗ người thân của hàng ngàn gia đ́nh ở cố đô Huế.

    Tưởng niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, đài Á Châu Tự Do xin kể lại cuộc thảm sát thông qua kư ức của chính những người trong cuộc, qua đối thoại trực tiếp hay tài liệu lưu trữ. Loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện.

    Khuya mùng Một, rạng sáng mùng Hai Tết Mậu Thân, tức là ngày 31 tháng Giêng năm 1968, Huế bắt đầu những ngày vui, nhưng bất ngờ chuyển thành ngưỡng cửa vào địa ngục, khi tiếng súng bỗng hoà vào, rồi thay hẳn tiếng pháo…

    Huế bị tấn công trong Chiến Dịch Đông Xuân 1967 – 1968 của quân đội miền Bắc chỉ một ngày sau các tỉnh, thành phố, thị trấn khác của miền Nam.

    Bị tấn công sau, nhưng Huế đă trở thành chiến trường tàn khốc nhất, dai dẳng nhất.

    Nếu chấp nhận một định nghĩa, rằng những tiếng đạn pháo đầu tiên qui định giờ khắc bắt đầu cuộc chiến, th́ Huế bắt đầu trở thành chiến trường vào đúng 2 giờ 33 phút rạng sáng ngày 31 tháng Giêng.

    Ông Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên, kế lại:

    “Cuộc tấn công Huế chính thức vào đêm mồng Một, ngày 31 tháng Một, 1968, rạng sáng Mồng hai Tết, lúc 2 giờ 33 phút. Những quả đạn Việt Cộng đầu tiên bắn vào phi trường Tây Lộc, bộ Tư Lệnh và một số địa điểm Quận 3, thị xă Huế.”

    Huế đă nằm trong tay địch 25 ngày đêm liên tiếp. Khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà cùng đồng minh Hoa Kỳ văn hồi an b́nh cho Huế, với cao điểm là các trận tái chiếm Đại Nội, hạ cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, dựng lại cờ Việt Nam Cộng Hoà tại Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu ngày 22 tháng Hai, Huế đă trải qua hơn 3 tuần kinh hoàng.

    25 ngày thảm sát kinh hoàng



    Những kinh hoàng không dừng lại với h́nh ảnh của chiến tranh và âm thanh của đạn pháo.

    Huế, bắt đầu một cơn ác mộng khác nữa, khi người dân Huế bàng hoàng nhận ra, rằng nhiều ngàn người dân đất thần kinh đă bị thảm sát, bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc cột người ta lại thành từng xâu, rồi đẩy xuống hố chôn sống. Đây là lời kể của những người chứng kiến tận mắt cảnh khai quật tử thi nạn nhân.

    Theo nhà báo Vũ Ánh, đương kim Chủ Bút Nhật Báo Người Việt, Cựu Phóng Viên Mặt Trận Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà, th́: “Ngay tại Phú Thứ, bác sĩ Lê Khắc Quyến nói với tôi là: “Đây là cách giết người của người ở thời Trung Cổ.

    Ông Vơ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy T́m và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, hồi tưởng: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người th́ đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đă ră ra. Trên thi hài c̣n thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”

    Mức độ kinh hoàng dâng lên, từ từ, từng ngày, từng tuần, từng tháng. Rồi, đến ngày 19 tháng Chín năm 1969, tức là 20 tháng sau trận Mậu Thân, Huế vỡ oà với những phát hiện về vụ thảm sát tại Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hoà. Người ta t́m ra khoảng 400 bộ hài cốt. Những hài cốt chỉ c̣n xương và sọ. Thịt da đă rữa và trôi đi theo ḍng nước.

    Huế 1968, là Huế của “chiều đi lên Băi Dâu, hát trên những xác người.”







    Huế 1968, là Huế của “đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.”

    Huế 1968, là Huế của khăn sô vào áo tang trắng. Đó là những h́nh ảnh không thể nào quên với những ai đă một lần chứng kiến: “Mỗi lần nhà thờ Ḍng Chúa Cứu Thế làm lễ, dân chúng đi lễ, cả nhà thờ mặc đồ trắng và để tang trắng cả nhà thờ.”, Trần Tiễn San, Trung Uư Tiểu Đoàn 39 Biệt Động Quân vào năm 1968.

    “Dọc đường, từ đường Lê Lợi, các quận lên mồ chôn tập thể Ba Đồn toàn khăn tang áo trắng.”, Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.



    Những địa danh của Huế, vốn chỉ được biết trong cộng đồng cư dân Huế, nay bỗng chốc, trở thành đề tài bán tán của dư luận, trên báo chí quốc gia, và cả quốc tế. Một Gia Hội, một Cồn Hến, một Chợ Thông, một Phú Thứ, một Khe Đá Mài, một Băi Dâu. Ai đă thắng trận chiến dành lấy từng căn nhà, từng con đường của thành Nội, kéo dài trong 25 ngày tại Huế? Ai thắng, có lẽ, không phải là điều quan trọng? Hay ít nhất không phải là điều quan trọng nhất.

    Trách nhiệm thuộc về ai?

    Người dân Huế quan tâm hơn đến câu hỏi: Ai đă giết, ai đă chết, ai sẽ chịu trách nhiệm những ǵ xảy ra trong gần 4 tuần lễ kinh hoàng của Huế?

    Học giả Douglas Pike, thuộc Pḥng Thông Tin Hoa Kỳ, trong bản báo cáo hoàn tất vào ngày 1 tháng Hai năm 1970 tại Sài G̣n, đă viết, chỉ trong một trận Mậu Thân tại Huế, gần 4,800 thường dân đă chết và mất tích. Ông Pike kết thúc lời mở đầu của báo cáo bằng một khẳng định:

    “Nếu báo cáo của tôi là một bản án đối với thái độ của người Cộng Sản, th́ thật sự nó là như vậy đấy. Đơn giản v́ thái độ ấy đáng bị lên án.”

    Trong khi đó, trong một bài viết đăng trên số 33 tạp chí Indochina Chronicle, ngày 24 tháng Sáu năm 1974, tiến sĩ Gareth Porter phản bác lại tất cả những ǵ ông Pike đă viết. Tiến sĩ Porter nhận định rằng, vụ thảm sát Mậu Thân 1968 tại Huế, với chữ thảm sát để trong ngoặc kép, chỉ là một câu chuyện hoang đường phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ và chính quyền miền Nam lúc bấy giờ.

    Đây là một kết luận đáng ngạc nhiên, v́ ngay một cơ quan chính thức của nhà núơc Việt Nam xă hội chủ nghĩa là Cục Văn Thư và Lưu trữ nhà nước từng gọi việc những người miền Nam di tản hồi cuối tháng tư năm 1975 là một “tội ác cưỡng ép di cư” cũng không dám đưa ra một kết luận tương tự như thế.

    Có lẽ, không ai, xin nhấn mạnh, không có bất cứ ai, có đủ tư cách và thẩm quyền để trả lời câu hỏi: Ai đă giết người dân Huế? Chỉ có thành phố Huế và người dân Huế, những nạn nhân trực tiếp của cuộc thàm sát, và những người trực tiếp tham gia công tác truy t́m, mai táng xác nạn nhân mới có thẩm quyền trả lời, và cả thẩm quyền để lên án.

    Những nhân chứng của 40 năm trước hồi tưởng: “Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xă thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xă báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.”, Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.

    “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.”, Huy Phương, cựu Phóng Viên Cục Tâm Lư Chiến.



    Người Huế nói ǵ về biến cố Tết Mậu Thân?

    Và hôm nay, người dân Huế thế hệ Mậu Thân, đang sống tại Huế, nói ǵ?

    “Gió Nam th́ vỗ về gió Nam, gió Nồm th́ vỗ về gió Nồm. Ngă mô cũng khổ. Không theo th́ chết. Không theo th́ chôn…”

    “Nó xô xuống, nó dập, khổ lắm. Ở Huế đây chết nhiều cái thê thảm!”

    “Toàn dân không à. Mà họ nói là ác ôn, ri khác. Ai chết th́ chết. Tui chừ tui cũng sợ, tui không dám về làng.”

    40 năm qua là 40 năm người dân Huế đón Xuân cùng lễ giỗ. Bốn mươi năm nhưng vết thương chưa lành. Năm nay, người dân Huế ở hải ngoại lại tổ chức lễ tưởng niệm 40 năm thảm sát Mậu Thân. Ở trong nước, giới chính quyền, giới quân sự th́ tổ chức hội thảo khoa học về chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968. Một trong các hội thảo được tổ chức tại Huế.



    Đến nay, đứng trước những cáo buộc suốt 40 năm của những Việt Nam Cộng Hoà cũ, và của cả giới nghiên cứu quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, Hà nội vẫn chưa bao giờ có câu trả lời chính thức: Ai, bằng cách nào, và tại sao, đă giết hàng ngàn người Huế, trong đó có cả sinh viên, thanh niên, học sinh và phụ nữ.

    Nhân kỷ niệm 40 năm biến cố Mậu Thân, ban Việt ngữ đài Á Châu Tự do chúng tôi xin được tái hiện lại, trong chừng mực có thể, dựa trên lời kể của những người trong cuộc, về những ǵ đă xảy ra tại Huế trong năm 1968.



    Đó chẳng những là một cách để ghi lại những ǵ thực sự xẩy ra trong chuỗi ngày kinh hoàng ấy, mà c̣n là để tưởng nhớ những con người đă chết oan khuất, đớn đau trong một sự kiện lịch sử mà không ít người muốn chôn vùi hay gây nhiễu.

    Loạt bài này gồm 4 chủ đề, tŕnh bày các khía cạnh dân sự lẫn quân sự của trận Mậu Thân trên nền những kư ức về vụ thảm sát. Cũng trong nội dung này, hành tŕnh truy t́m và cải táng các mộ chôn người tập thể những tháng sau đó cũng sẽ được tŕnh bày lại, theo lời kể của các nhân chứng, người Huế và cả các nhà báo theo dơi sự kiện này.

    Trên đây là bài thứ nhất trong loạt bài “Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 40 năm trước” do Thịên Giao thực hiện. Trong bài kế tiếp, chúng tôi xin gởi đến quí vị những hồi ức về Huế, những ngày trước Tết Mậu Thân. Đối với người dân thường, Mậu Thân là một cái Tết b́nh thường như bao cái Tết khác. Nhưng, họ đă không ngờ niềm vui và những ngày hoà b́nh hiếm hoi đang nằm trong nỗi kinh hoàng đang đến dần. Huế, những ngày ấy, như lời nhà văn Nhă Ca trong hồi kư “Giải Khăn Sô Cho Huế,” “Đang mở cửa địa ngục.” Mong quư thính giả đón nghe.



    Được đăng bởi HỒN DÂN TỘC
    Nhăn: Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968.

  2. #62
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968 (bài 2)
    Huế, 25 ngày kinh hoàng của 45 năm trước





    Thiện Giao, phóng viên đài RFA



    Thưa quí vị, trong bài tŕnh bày trước, để mở đầu cho loạt bài về biến cố Mậu Thân năm 1968 tại Huế, chúng tôi đă gởi đến những con số tổn thất nhân mạng, những nhận định liên quan đến vụ thảm sát nhiều ngàn người tại Huế trong tháng Hai năm 1968.


    Watch the video Vietnam Battle for Hue on Youtube.

    Hôm nay, chúng tôi xin tiếp tục phần thứ nh́. Trong phần này, xin gởi đến tiếng nói của những người trong cuộc, kể lại Huế trong 25 ngày kinh hoàng cách đây đúng 40 năm. Bên cạnh đó, các nhân chứng cũng không khỏi bùi ngùi nhớ lại đất cố đô những ngày trước thảm sát, trong một không khí thanh b́nh, cho dù vẫn c̣n văng vẳng xa xa tiếng đại bác. Biên tập viên Thiện Giao tŕnh bày sau đây.

    Những ngày giáp Tết Mậu Thân

    1968, những ngày giáp Tết Mậu Thân, Huế vẫn b́nh yên, một t́nh trạng b́nh yên của thời chiến.

    Huế, những ngày ấy, bỗng nhiên thanh b́nh hơn. Chợ hoa đầu cầu Trường Tiền vẫn mở. Chợ Đông Ba, dân chúng vẫn tụ tập, mọi người vẫn hớn hở.

    Vẫn có tiếng đại bác xa xa vọng về, nhưng vẫn là một trạng thái yên b́nh.

    Linh mục Phan Văn Lợi, vào thời điểm năm 1968, mới 17 tuổi, hồi tưởng:

    “T́nh h́nh tạm yên, vẫn nghe tiếng đại bác từ xa vọng về. Nhưng lúc ấy tôi thấy yên lành hơn. V́ thường thường hai bên đ́nh chiến.”

    Đ́nh chiến, một danh từ hấp dẫn. Đối với Huế, đ́nh chiến có nghĩa là được thêm vài chục giờ thanh b́nh.

    Hồi tưởng lại những ngày giáp Tết Mậu Thân, ông Nguyễn Phúc Liên Thành, lúc ấy là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên cho biết:

    “Huế những ngày ấy thanh b́nh hơn những ngày khác. Chợ Hoa đầu cầu Trường Tiền, Chợ Đông Ba, đông dân chúng tụ tập, mọi người hớn hở. Mọi người biết có thoả hiệp đ́nh chiến giữa Việt Nam Cộng Ḥa, đồng minh và Việt Cộng. Đ́nh chiến 3 ngày Tết để dân chúng được hưởng một cái tết thanh b́nh giữa t́nh trạng chiến tranh.”

    Từ Sài G̣n, những người gốc Huế cũng háo hức về đất thần kinh đón Xuân. Anh Nguyễn Xuân Thắng, năm 1968 vừa mới tṛn 7 tuổi, nhớ lại:

    “Ḿnh là dân Huế, được về Huế th́ rất mừng. Khung cảnh Huế yên tĩnh, rất thơ mộng. Tối 30, ông Bác dẫn về nhà ông nội ở đường Hàn Thuyên đối diện nhà luật sư Lê Trọng Quát. Tối đó người lớn đi chơi th́ chở ḿnh đi theo.”

    Cộng sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói. Khi tàn sát th́ dùng súng máy, trung liên, đại liên, cả lựu đạn. Các xác đó đă bị vùi xuống khe.

    Tấn công ngay trong đêm Giao thừa

    Khoảng thời gian đ́nh chiến, theo tài liệu xuất bản tháng 8 năm 1968, do trung tá Phạm Văn Sơn chủ biên, trước định 48 giờ, sau được lệnh rút xuống 36 tiếng, nghĩa là, lệnh hưu chiến chỉ c̣n giá trị từ 18 giờ ngày 29 tháng Giêng đến 6 giờ ngày 31 tháng Giêng năm 1968.

    Quân đội Bắc Việt chọn tấn công miền Nam đúng vào giờ giao thừa, và xem đó là một trong những bí mật của trận Mậu Thân. Đại Tướng Quân Đội Bắc Việt Vơ Nguyên Giáp nhấn mạnh, trận Mậu Thân có ba điểm bất ngờ, là mục tiêu, qui mô, và trên hết là thời điểm, đúng giao thừa:

    “Ra đến cầu Tràng Tiền th́ thấy xe tăng hai bên đường. Tôi nghe người lớn nói với nhau: Không biết chuyện ǵ xảy ra tối nay.”

    Mà thật là như vậy, tối hôm ấy, mọi chuyện bắt đầu xảy ra.

    Bộ Đội Bắc Việt đă có mặt trong thành phố Huế từ sáng sớm mùng Một Tết. Ông Trần Ngọc Huế, vào thời điểm đó, là Đại Đội Trưởng Đại Đội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn Một Bộ Binh, kể lại rằng cho đến buổi tối, khi phía Bắc Việt bắt đầu tấn công, ông mới trực tiếp nh́n thấy bộ đội đặc công di chuyển vào sân bay Thành Nội. Ông thừa nhận, quân đội Bắc Việt có ưu điểm là giữ bí mật:

    “Tối đó, sau khi bố trí đơn vị, tôi về nhà. Đến khuya th́ một trung úy của tôi lái xe đi tuần. Tôi nói, mai về sớm để đón tôi vào đơn vị. Đến khuya th́ phía Bắc Việt bắt đầu đánh. Tôi mặc áo quần rồi lấy chiếc xe đạp ra đi. Trên đường đi, tôi thấy Đặc Công tiến vào sân bay Thành Nội. Họ đi lúp xúp, tôi nh́n kỹ, thấy không phải ḿnh. Khi thấy họ ngụy trang đi quẹo vào phi trường. Tôi đi chầm chậm sau đó, rồi băng qua cống Vĩnh Lợi rồi đánh kẻng báo động.”

    Đến 2 giờ 33 phút sáng ngày mồng Hai, những trái đạn pháo đầu tiên bắt đầu bắn vào phi trường Tây Lộc, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Một Bộ Binh và một số địa điểm tại Quận 3 thuộc thị xă Huế.



    Ông Trần Ngọc Huế nhớ lại, có thời điểm, Đặc Công của phía Bắc Việt đă vào đến bên trong Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn Một Bộ Binh, cách pḥng tướng tư lệnh Ngô Quang Trưởng chỉ có 30 mét, và tướng Trưởng cũng đang có mặt tại đó:

    “Đặc công đă vào trong bộ tư lệnh Sư Đoàn Một rồi. Lúc đó là 10 giờ sáng, chuẩn bị mở đường máu vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn để giữ an ninh cho bộ tư lệnh. Đặc công chỉ c̣n cách văn pḥng tướng Trưởng 30 mét.”

    Cuộc thảm sát kinh hoàng

    Chiếm thành phố Huế đến đâu, phía Bắc Việt lập Chính Quyền Cách Mạng đến đó. Ông Nguyễn Phúc Liên Thành kể lại, khi Việt Cộng làm chủ Huế qua ngày thứ hai th́ họ bắt đầu thành lập chính quyền Cách Mạng.

    Cụ thể, tại Quận Nh́, Thành Ủy Viên Thành Ủy Huế Hoàng Kim Loan, cấp trung tá, đứng đầu cùng Hoàng Lanh. Chính quyền Quận Nhất cũng được thành lập. Riêng Quận 3 chưa kịp nhưng được giao cho đại tá Bảy Lanh, phụ trách an ninh thành.

    Ông Liên Thành nhớ lại: “Sau khi lập chính quyền th́ bắt đầu thảm sát. Đầu tiên họ kêu gọi quân nhân cán chính trong thành phố Huế ra tŕnh diện. Sau khi tŕnh diện th́ được cấp giấy, có quyền đi lại, coi như giấy thông hành. Những người này về nói lại với những người khác, người kế tiếp ra tŕnh diện. Đến lần thứ 3 th́ họ yêu cầu tất cả những người đă tŕnh diện lần l và 2 ra tŕnh diện lại, đây là lần quyết định. Và cuộc thảm sát xảy ra.”

    Đầu tiên là những ṭa án nhân dân: “Ngay lúc đầu, có một số người bị đưa ra ṭa án nhân dân xử và chôn sống tại Băi Dâu, tại vùng Chùa Áo Vàng gần chùa Diệu Đế và một số nơi khác trong Quận Nh́.”

    Tiếp theo là Ḍng Chúa Cứu Thế và nhà thờ lớn Phủ Cam: “Riêng tại Quận Ba, Việt Cộng bắt đi hơn 500 người đang trốn trong Ḍng Chúa Cứu Thế, dẫn đi hết, rồi chôn sống. Tội nghiệp nhất là một số nạn nhân hoàn toàn không dính dáng ǵ đến chính quyền. Ngoài ra, trong số này c̣n có một người rất tiếng tăm là Thượng Nghị Sĩ Trần Điền. Ngoài ra, tại vùng Phủ Cam, bốn ngày sau khi Việt Cộng chiếm Huế, Nhà Thờ Lớn Phủ Cam bị ập vào, bắt đi 300 thanh niên sau này được t́m thấy xác ở vùng phía tây Nam Hoà, tức vùng núi dọc khe Đá Mài, lăng Gia Long.”



    Đă có bao nhiêu người bị giết, và đă có bao nhiêu địa điểm chôn người? Giáo sư Nguyễn Lư Tưởng, cựu Dân Biểu đại diện khu vực Thừa Thiên, nói rằng con số 5 đến 6 ngàn người là không sai lệch mấy. Và khoảng 22 địa điểm trở thành nơi che dấu các thi hài:

    “Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm t́m được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia Đ́nh Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đ́nh kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đ́nh. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.”

    Ông Nguyễn Lư Tưởng kể rằng, cuộc t́m kiếm nạn nhân Tết Mậu Thân bắt đầu từ giai đoạn Tết đến mùa Hè năm 1968 và đỉnh điểm là vụ Khe Đá Mài, thuộc đỉnh núi Đ́nh Môn Kim Ngọc, tại đây, khoảng 400 bộ hài cốt đă được t́m thấy. Những hài cốt t́m thấy tại Khe Đá Mài chính là của những người trú ẩn tại xứ đạo Phủ Cam, thuộc làng Phủ Cam, xă Thủy Phước, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên:

    “Cộng sản bắt đi trên 500 người, thanh niên từ 15, 16 tuổi đến ông già 60, 70 bị đưa đi giam ở chùa Từ Đàm. Đến đêm, họ bị dẫn đi lên đường núi và qua sông. Sau đó tàn sát hết mọi người trong tư thế bị trói. Khi tàn sát th́ dùng súng máy, trung liên, đại liên, cả lựu đạn. Các xác đó đă bị vùi xuống khe.

    Từ Tết, tức tháng 2 năm 1968 đến tháng 9 năm 1969, khoảng 20 tháng, có một số người của Cộng Sản về hồi chánh, họ chỉ. Mở đường hành quân vào t́m, th́ t́m được. Sọ người xương người dồn đống dưới khe. Nơi đây thuộc quận Nam Ḥa, có tên là Khe Đá Mài, thuộc vùng núi Đ́nh Môn Kim Ngọc.

    Quân đội mang hết xương và sọ về để tại một trường tiểu học thuộc quận Nam Ḥa, các đồ vật gồm có thẻ căn cước bọc nhựa, có áo quần, đồ dùng, vật kỷ niệm mang theo trong người. Hàng ngàn thân nhân đến t́m. Nhờ đó, gia đ́nh t́m được dấu vết. Trong số các nạn nhân, có cả học tṛ tôi, như em Phan Minh, Bùi Kha, mới 16, 17 tuổi.”

    Một trong các vụ thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết 4 bác sĩ người Đức sang giảng dạy và làm việc tại trường Đại Học Y Khoa Huế. Trong bài viết “The Vietcong Massacre at Hue,” xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên Elje Vannema, kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ Raymund Discher cùng Alterkoster đă bị giết trong tháng Hai năm 1968 tại chùa Tường Vân hoặc một vùng đất nhiều cây cối cách chùa chừng nửa dặm, nơi người ta t́m thấy thi hài của các nạn nhân. Bác sĩ người Pháp, có tên Le Hir khám nghiệm tử thi các nạn nhân cho biết có dấu vết đạn xuyên qua đầu và ót.

    Ngày 13 tháng Tư, linh cữu đưa thi hài các bác sĩ này rời Việt Nam, về Đức. 250 sinh viên y khoa Huế và Sài G̣n cùng đội quân danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă đi theo chiếc xe có bốn ngựa kéo, bên trên chở linh cữu của các ân nhân.



    Chiến sự tiếp diễn trong thành nội Huế đến ngày 22 tháng Hai. Vào ngày này, các lực lượng của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă kết thúc 2 trận đánh quan trọng, đẩy phía Bắc Việt lui khỏi Đại Nội, nơi cung điện các vua triều Nguyễn, và kéo lá cờ Việt Nam Cộng Hoà lên thay cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu.

    Hai ngày sau đó, chiến trường Huế chấm dứt. Huế lại trở về ṿng kiểm soát của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

    Vừa rồi là những nét chính về t́nh h́nh Huế những ngày trước và trong khi quân đội Bắc Việt kiểm soát thành phố. Như đă tŕnh bày, gần như ngay lập tức sau khi kiểm soát Huế, Bắc Việt đă cho thành lập chính quyền và bắt đầu các cuộc thảm sát. Trong bài tiếp theo vào kỳ sau, biên tập viên Thiện Giao sẽ tŕnh bày tổng quát kế hoạch tái chiếm Huế, hai trận đánh đặc biệt tại Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu qua lời kể của những người tham gia trận đánh. Cuộc truy t́m và cải táng nạn nhân trong các mồ chôn tập thể sau khi quân đội miền Nam cùng đồng minh tái chiếm Huế được thực hiện ra sao? Những nhân chứng cũng sẽ tŕnh bày lại kư ức của những ngày đau buồn ấy, 40 năm trước.





    Được đăng bởi HỒN DÂN TỘC
    Nhăn: Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968.

  3. #63
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968 (bài 3)





    Thiện Giao, phóng viên đài RFA

    Trong bài thứ ba của loạt 5 bài tường thuật tưởng niệm biến cố Mậu Thân tại Huế năm 1968, biên tập viên Thiện Giao của đài chúng tôi sẽ tiếp tục gởi đến quí thính giả nghe đài những nét chính yếu của cuộc phản công tái chiếm Huế mà đỉnh cao là ngày 22 tháng Hai, khi quân lực Việt Nam Cộng Hoà tái chiếm Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu.



    Wactch the video We Were There - Hue 1968 on Youtube.

    Ngay sau những giờ khắc xúc động nh́n lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên trên đỉnh Kỳ Đài, người dân Huế bàng hoàng nhận ra rằng hàng ngàn thân nhân của ḿnh, bị bắt trong vài tuần lễ phía Bắc Việt làm chủ thành phố Huế, sẽ không bao giờ trở về nữa. Họ đă bị thảm sát ra sao, và được che dấu trong các hầm chôn tập thể như thế nào? Xin hăy điểm lại kư ức của những nhân chứng từ 40 năm trước.

    “Người dân Huế bị dồn vào đường cùng, không c̣n chọn lựa nào khác nên phải chọn chiến đấu. Chiến đấu để tự tồn. Chiến đấu để có tự do. Chiến đấu để sống hay là chết.”, ông Trần Ngọc Huế, người chỉ huy Đại Đội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn Một Bộ Binh tái chiếm Đại Nội ngày 22 tháng Hai năm 1968 nhớ lại.

    Huế, tháng Hai năm 1968, mỗi tấc đất là một tấc máu. Máu, của tất cả những ai có mặt tại Huế; của người dân Huế, của các lực lượng Việt Nam Cộng Hoà, của các lực lượng Hoa Kỳ, và của các lực lượng Bắc Việt.

    Huế trở thành chiến trường đổ lửa, v́ Huế là nơi không một ai muốn mất.

    “Huế không lớn, nhưng đánh dai dẳng v́ quyết tâm của Cộng Sản, muốn thắng bằng bất cứ giá nào. Mà ư chí của miền Nam và người dân Huế cũng bằng bất cứ giá nào cũng phải dành lấy mảnh đất thiêng liêng của ḿnh.”, (Trần Ngọc Huế, Đại Đội Trưởng Đại Đội Hắc Báo Sư Đoàn 1 Bộ Binh).

    Cuộc phản công tái chiếm Huế

    Chỉ một thời gian rất ngắn sau khi vào Huế, phía Bắc Việt Nam đă có thể tự do đi lại. Trong ngày Mùng Hai Tết, quân đội Bắc Việt di chuyển trong thành phố kiểm soát dân chúng như chỗ không người.

    Và phía miền Nam, cùng đồng minh, phải bắt đầu từ đầu nhiệm vụ văn hồi an b́nh cho Huế.

    Hai bên quần thảo, tiến lên, rồi lui lại, rồi lại tiến lên, rồi lui lại, tranh từng căn nhà, từng khu phố. Mỗi tấc đất là một tấc máu. Từng cái nhà, đánh liên tục không có thời giờ ăn và thời giờ ngủ. Đánh liên tục. Nhiều khi phải chia thành từng tổ 2, 3 người thay phiên nhau ngủ.

    Huế, trở thành chiến trường của an ninh, của vận mệnh, và có lẽ, của cả danh dự.

    Quân đội Bắc Việt, quân lực Việt Nam Cộng Hoà, và quân đội đồng minh Hoa Kỳ đă quần thảo trên một chiến trường không lớn, giữa thành vách kinh đô cũ và giữa nỗi kinh hoàng của dân Huế trong nỗi lo sợ thảm sát, đă xảy ra ngay từ đầu khi miền Bắc kiểm soát và lập chính quyền tại Huế.

    Theo lời kể của hai người trong cuộc, là ông Nguyễn Văn Ngẫu, vào năm 1968 là thiếu uư thuộc Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh và ông Trần Ngọc Huế, Đại Đội Trưởng Đại Đội Hắc Báo thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh, các lực lượng tham gia chiến trường Huế vào thời điểm Mậu Thân gồm có:

    Phía Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có Sư đoàn 1 Bộ Binh. Thiết đoàn 7 kỵ binh. Lực lượng sư đoàn nhảy dù và thuỷ quân lục chiến Việt Nam. Các tiểu đoàn Biệt Động Quân Quân Đoàn 1. Một đại đội trinh sát. Trực thăng và máy bay skyrider Việt Nam với sự yểm trợ của máy bay phản lực và trực thăng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

    Phía Pháo binh có 2 tiểu đoàn cơ hữu thuộc sư đoàn 1. Phía Hải Quân có Giang đoàn 11 và 12 yểm trợ chiến trường.

    Phía đồng minh Hoa Kỳ có Thuỷ Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 101 Nhảy Dù và Sư Đoàn 1 Không Kỵ.

    Thiếu uư Nguyễn Văn Ngẫu nhớ lại những ngày chuẩn bị phản công:

    “Sau 31 tháng Giêng, dân chúng đang ăn tết vui vẻ. Thành phố Huế trở thành trọng tâm của chiến trường. Đặc công và nội thành do trung tá Khánh Lửa dẫn quân vào bốn Kỳ Đài và 4 con đường chính gồm vùng An Hoà, Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập từ vùng núi đi về tập kích. Lực lượng Nội Thành gần đó đang đóng ở Thượng Tứ, Cửa Ngăn, Cửa Sập cũng tiến vào. Đơn vị tôi đang đóng tại quận Hương Trà. Một ngày sau khi nổi lên, tướng Ngô Quang Trưởng trực tiếp điện đàm với quân Khu 1, tướng Hoàng Xuân Lăm, tổng tham mưu và sau hai ngày là bắt đầu phản công phản công.”

    Đại Đội Trưởng Hắc Báo, ông Trần Ngọc Huế hồi tưởng:

    “Huế không lớn nhưng đánh dai dẳng v́ quyết tâm của Cộng Sản là muốn thắng lợi bằng bất cứ giá nào. Mà ư chí của miền Nam và Huế cũng bằng bất cứ giá nào phải dành lấy mảnh đất thiêng liêng của ḿnh.”



    Các quan tài của những nạn nhân chưa nhận dạng nằm trong một trường học tại Huế,
    Tết Mậu Thân, 1968. Photo courtesy of Wikipedia.

    Cuộc phản công tái chiếm Huế diễn ra ác liệt. Hai bên giằng co từng căn nhà, từng khu phố, từng tấc đất.

    Ông Trần Ngọc Huế nhớ lại:

    “Hai bên quần thảo, tiến lên, rồi lui lại, rồi lại tiến lên, rồi lui lại, tranh từng căn nhà, từng khu phố. Mỗi tấc đất là một tấc máu. Từng cái nhà, đánh liên tục không có thời giờ ăn và thời giờ ngủ. Đánh liên tục. Nhiều khi phải chia thành từng tổ 2, 3 người thay phiên nhau ngủ.”

    Ṿng vây ngày càng xiết chặt. Phía Bắc Việt bắt đầu nao núng, lui vào Đại Nội cố thủ.

    Dựng lại cờ VNCH trên Kỳ Đài ở Phú Văn Lâu

    Đại Nội, biểu tượng của kinh thành Huế, nằm gần Kỳ Đài ở Phu Văn Lâu. Lúc ấy, cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vẫn đang bay giữa trung tâm Huế.

    Thế rồi, đến ngày 18 tháng Hai, ông Nguyễn Văn Ngẫu và đơn vị nhận được lệnh tŕnh diện Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Tại đây, tướng Tư Lệnh Ngô Quang Trưởng trực tiếp giao nhiệm vụ đặc biệt cho tiểu đoàn của thiếu uư Nguyễn Văn Ngẫu: Đánh chiếm và dựng lại cờ Việt Nam Cộng Hoà ở Kỳ Đài.

    “Hướng dẫn đại đội ra khỏi sư đoàn và đến đường Mai Thúc Loan, tướng Trưởng chỉ vào lá cờ Mặt Trận Giải Phóng cách khoảng 1 cây số, nói “nhiệm vụ của toa đấy.” Rồi ông đưa bản đồ hành quân, các cơ quan liên lạc, và hỏi tôi hai câu. Tôi trả lời, chính tôi là kẻ muốn thắng trận, và tôi ngỏ ư cần một lá cờ để thay thế cờ Mặt Trận.”

    Cùng thời điểm ấy, người chỉ huy Đại Đội Hắc Báo cũng ngỏ lời với tướng Ngô Quang Trưởng, yêu cầu được giao nhiệm vụ tái chiếm Đại Nội:

    “Cuối cùng chúng tôi yêu cầu Tướng Tư Lệnh được tái chiếm Đại Nội, là biểu tượng về nền tự chủ và độc lâp của Việt Nam từ năm 1802. Chúng tôi được vinh dự lănh trách nhiệm tái chiếm Huế từ tay Cộng Sản. Và chúng tôi đă hoàn thành nhiệm vụ của con dân Huế và miền Nam.”

    10 giờ sáng ngày 22, cờ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên Kỳ Đài sau khi 2 người lính đă bị phía Bắc Việt từ Đại Nội bắn tỉa.

    “Bên kia là toà tỉnh, các phái đoàn tổng tham mưu, truyền h́nh, truyền thanh, hàng chục ngàn dân nh́n lên lá cờ để tưởng niệm những ngày tang thương nhất qua đi. Nh́n lá cờ mà rưng rưng nước mắt, bao nhiêu ngày bị bao phủ bởi khổ đau.”

    Hai giờ chiều cùng ngày, Đại Đội Hắc Báo chiếm Đại Nội:

    “Tấn công nhưng phải bảo vệ di tích lịch sử. Phải bảo tồn. Chúng tôi cũng yêu cầu người Mỹ như vậy. Tôi là con dân Việt Nam, tôi tôn trọng di tích tổ tiên để lại.”

    Hàng ngàn người vô tội bị giết hại

    Hai ngày sau, Huế hoàn toàn được văn hồi an b́nh. Người dân trở lại thành phố, vừa ngơ ngác, vừa vui mừng, vừa chờ đợi. Họ chờ đợi sự trở lại của những người thân đă bị bắt đi trong thời gian phía Bắc Việt chiếm Huế.

    Chờ đợi, để rồi họ bàng hoàng nhận ra: Tất cả đă bị giết.

    Hành tŕnh đau đớn truy t́m các hố chôn tập thể bắt đầu.

    Một trong những người tham gia đi t́m các hố chôn tập thể thời ấy là ông Vơ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy T́m và Cải Táng Nạn Nhân Tết Mậu Thân, nói rằng Uỷ Ban của ông đă t́m được khoảng 3,000 hài cốt. Trong số ấy, đau đớn nhất, chỉ khoảng 10% được nhận diện và được gia đ́nh mang về cải táng.


    Thân nhân họ hàng đứng cạnh các bộ phận thân thể vừa được đào lên từ các mộ tập thể trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Photo courtesy of Wikipedia.

    Số nạn nhân c̣n lại phải được an táng tập thể tại 2 nghĩa trang ở Huế gần núi Ngự B́nh là Ba Đồn và Ba Tầng. Dựa trên thi hài và các đồ vật c̣n sót lại của nạn nhân, ông Bằng phỏng tính là 20% số nạn nhân là quân nhân, 40% là công chức và 40% là dân thường:

    “Sau Mậu Thân, khoảng 1 đến 2 tháng, chúng tôi biết những cái chết rất vô lư. Ví dụ: tại vùng Gia Hội, có một chị tên Tuư. Chị là một sinh viên. Khi Cộng Sản đến t́m anh chị, không có nên bắt chị thay thế. Chị Tuư bị bắn và chôn tại cồn Gia Hội. C̣n tại Vỹ Dạ, có chị tên Hương Sen. Hương Sen có nhiều anh tham gia quân đội. Khi vào bắt th́ không có các anh của chị nên họ bắt chị ra hành quyết tại chỗ. Hoàn toàn là người vô tội.”

    Về nguyên nhân thành lập Uỷ Ban Truy T́m và Cải Táng Nạn Nhân, ông Vơ Văn Bằng cho biết nhờ một sự t́nh cờ, mà sau đó người dân Huế mới vỡ lẽ ra là thân nhân ḿnh bị thảm sát tập thể:

    “Một năm sau, nhân cuộc hành quân của tiểu khu Thừa Thiên ngang qua khu vực giáp giới của Phú Vang, Hương Thuỷ và Phú Thứ, người ta thấy một đầu lâu trồi lên dưới một trảng cát dài hàng cây số. Đào lên, đó là thi hài của thiếu uư Trần Văn Đỉnh, nhận biết nhờ tấm thẻ bài. Tin này loan ra rất nhanh nên tạo phong trào t́m xác ở Phú Thứ.”


    Những cảnh tượng kinh hoàng





    Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên mặt trận hệ thống truyền thanh quốc gia Việt Nam Cộng Hoà, đă có mặt tại Huế từ mùng Năm đến 29 Tết Mậu Thân và đi theo nhiều nhóm t́m hầm chôn xác tập thể, kể lại cảm giác của ông khi lần đầu nh́n thấy những cảnh tượng ấy:

    “Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nh́n các h́nh ảnh đó.”

    Những h́nh đó là ǵ? Ông kể tiếp.

    Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1,000 người. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống. Sau này môt nhân chứng cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: người này phải đập người kia. Cứ 10 người bị cột vào điện thoại và đều bị đập vỡ từ phía sau.”

    “Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1,000 người. Khi khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống.

    Sau này tôi có hỏi các nhân chứng, là một phóng viên bị bắt đi theo Việt Cộng và bị An Ninh VNCH bắt lại, cho biết: Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào. Quan trọng nhất là, theo nhân chứng: người này phải đập người kia. Cứ 10 người bị cột vào điện thoại và đều bị đập vỡ từ phía sau.”

    Ông Vơ Văn Bằng kể tiếp rằng, v́ người ta bị chôn lớp này trên lớp khác, đến khi t́m được vị trí, thân xác đă không c̣n nguyên vẹn. Để giúp các thân nhân t́m được người thân, Uỷ Ban đều đánh số lên thi hài và ghi các chi tiết liên quan, chẳng hạn đầu vỡ, sọ bể, tay bị cột như thế nào, dây lạt hay điện thoại, vạt áo, nilông c̣n sót.

    Và rồi đến bước cuối cùng: “Sau đó loan tin trên đài phát thành Huế để đồng bào nhận dạng.”

    Huế, trước Tết 1968, b́nh thường như mọi Tết khác!

    Huế, trong Tết 1968, kinh hoàng như chưa bao giờ!

    Huế, từ sau Tết 1968, đón Xuân trong niềm ngậm ngùi.

    40 năm, có đủ để làm lành một vết thương?

    Thế hệ Mậu Thân của Huế vẫn c̣n đang sống, và năm nay, người dân Huế, ở trong nước th́ chốn riêng tư, ở nước ngoài th́ nơi công khai, vẫn tiếp tục tưởng niệm những nạn nhân xấu số của vụ thảm sát 40 năm về trước.

    Quí vị và các bạn vừa theo dơi một vài sơ lược những nét chính của cuộc tấn công tái chiếm cố đô Huế trong Tết Mậu Thân 40 năm trước và hành tŕnh đi t́m các mồ chôn tập thể nạn nhân cuộc thảm sát Mậu Thân năm 1968. Bài tường thuật này được thực hiện trong khuôn khổ tưởng niệm biến cố Mậu Thân ở Huế, vào thời điểm và địa điểm mà nhiều ngàn người vô tội, không có vũ khí trong tay, đă bị thảm sát. Trong bài tường thuật thứ tư của buổi phát thanh sau, biên tập viên Thiện Giao sẽ tiếp tục gởi đến quí vị bài t́m hiểu về một số nhạc phẩm và hồi kư ra đời trong biến cố Mậu Thân. Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ điểm lại 3 bức thư Linh Mục Bửu Đồng viết, nhưng chưa kịp gởi đến thầy mẹ, tín hữu và các em ngài. Những bức thư này chỉ được t́m thấy sau khi thi hài linh mục được t́m thấy trong ḷng đất.



    Được đăng bởi HỒN DÂN TỘC
    Nhăn: Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968.

  4. #64
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968 (Bài 4)
    Những nhạc phẩm ra đời trong bối cảnh Mậu Thân 1968





    Thiện Giao, phóng viên đài RFA

    Tiếp tục loạt bài nhân dịp tưởng niệm biến cố Mậu Thân tại Huế năm 1968, biên tập viên Thiện Giao sẽ tŕnh bày một khía cạnh khác, liên quan đến những nhạc phẩm ra đời trong bối cảnh biến cố Mậu Thân.



    Mộ chôn 300 nạn nhân vô danh bị thảm sát tại Huế vào dịp Tết Mậu Thân 1968.
    Photo courtesy of country-data.com/Quân đội Hoa Kỳ.

    Từ sau năm 1968, chính quyền Việt Nam vẫn chưa bao giờ chính thức đưa ra các số liệu và những giải tŕnh về con số nạn nhân tại Huế. Thậm chí, đến năm 1975, khi tiến vào miền Nam, nghĩa trang trên núi Ba Tầng, c̣n gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài t́m được nơi Khe Đá Mài vùng Đ́nh Môn Kim Ngọc cũng bị đập phá.

    Trong một nghĩa nào đó, chính các tác phẩm âm nhạc sẽ là nơi lưu giữ lâu dài nhất những chứng tích liên quan đến Mậu Thân.

    Hát trên những xác người

    Mậu Thân 1968, những ǵ xảy ra cho người đă chết, sẽ c̣n măi trong ḷng người đang sống. Biến cố ấy sẽ không trôi qua trong quên lăng.

    Mậu Thân 1968, đă để lại dấu vết trong âm nhạc, trong văn chương, trong hồi kư, và trên báo chí.

    Mậu Thân được mô tả, rất thực trong bản nhạc “Hát Trên Những Xác Người” ghi dấu địa danh Băi Dâu.

    Chiều đi lên Băi Dâu Hát trên những xác người Tôi đă thấy, tôi đă thấy Trên con đường Người ta bồng bế nhau chạy trốn Chiều đi lên Băi Dâu Hát trên những xác người Tôi đă thấy, tôi đă thấy Những hố hầm Đă chôn vùi thân xác anh em…

    Mậu Thân được ghi lại trong “cơn mê chiều,” với cầu Trường Tiền, với Kim Long, Nam Dao, lên án “đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.”



    Chiều nay không có em Mưa non cao về dưới ngàn Đàn con nay lớn khôn Mang gươm đao vào xóm làng Chiều nay không có em Xác phơi trên mái lầu Một ḿnh nghe buốt đau Xuôi Nam Giao T́m bóng ḿnh Đường nội thành Đền xưa ai tàn phá Cầu Tràng Tiền Bạc màu loang ḍng máu…

    Mậu Thân cũng được ghi lại trong hồi kư nổi tiếng một thời, Dải Khăn Sô Cho Huế.

    Mậu Thân ghi lại những h́nh ảnh qua âm nhạc, thực và rơ ràng hơn cả hàng trăm thước phim hay hàng loạt bài phóng sự.

    Xác người nằm trôi sông Trôi trên ruộng đồng Trên nóc nhà thành phố Trên những đường quanh co Xác người nằm bơ vơ Dưới mái hiên chùa Trong giáo đường thành phố Trên thềm nhà hoang vu … Xác người nằm quanh đây Trong mưa lạnh này Bên xác người già yếu Có xác c̣n thơ ngây Xác nào là em tôi Dưới hố hầm này Trong những vùng lửa cháy Bên những vồng ngô khoai


    Những cảnh tượng chết chóc

    Mậu Thân sẽ không trôi qua trong quên lăng, khi hàng ngàn người, vừa thanh niên, vừa trí thức, vừa sinh viên, học sinh, phải chết chỉ trong chưa đầy 1 tháng.

    Hai bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, là “Bài Ca Viết Cho Những Xác Người,” và “Hát Trên Những Xác Người” được sáng tác năm 1968, sau khi Trịnh Công Sơn từ Huế trở về Sài G̣n. Những ngày diễn ra biến cố tại Huế, Trịnh Công Sơn có mặt tại cố đô.

    Một người bạn thân của nhạc sĩ, là hoạ sĩ Trịnh Cung, hồi tưởng rằng Trịnh Công Sơn có kể với ông những t́nh tiết đă xảy ra cho người nhạc sĩ trong những ngày lưu lại Huế. Hoạ sĩ Trịnh Cung cho biết, tác giả bài ca Hát Trên Những Xác Người, suưt chút nữa, đă trở thành nạn nhân của Biến Cố Mậu Thân.

    “Gia đ́nh Sơn bị lùa vào tập hợp tại một điểm tập trung tại Huế. Em Sơn là Trịnh Quang Hà cũng bị lùa vào. May mắn cho Sơn, những người bộ đội là từ miền Bắc vào, họ không biết Sơn là ai. Chứ nếu Sơn bị những người địa phương bắt, th́ chắc anh em Sơn cũng đă cùng chung một số phận tại mồ chôn tập thể ở Băi Dâu.

    Mẹ Sơn nhanh trí chỗ này. Bà ấy đến nói chuyện với mấy chú bộ đội ngoài Bắc. Bà xưng là Mẹ. Mẹ như thế này, các em thế kia. Các chú bộ đội ngoài Bắc th́ lơ ngơ. Rồi bà nói đại khái là không có tội t́nh ǵ. Vậy là họ để cho mẹ Sơn dắt cả nhà ra về.”

    Trong một bài viết cách đây vài năm, nhà văn Phạm Xuân Đài, cũng là một người bạn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, đă khẳng định, hai nhạc phẩm viết nhân vụ Mậu Thân là sự ghi lại trong vai tṛ của một nhân chứng.

    Ông viết: “Toàn là những xác người, gần giống như những thước phim tài liệu của Đức Quốc Xă ghi h́nh ảnh thi hài chồng chất của người Do Thái. Bài hát này của Sơn là một phóng sự bằng nghệ thuật cho người đời biết thế nào là sự chết chóc khi “anh em ta về” thành phố Huế dịp Mậu Thân. Chắc chắn, đó là dịp Sơn nh́n gần cái chết tập thể nhất, nh́n thấy sự man rợ, tuy vẫn thuộc phạm vi cuộc chiến nhưng không phải thuần tuư do động lực chiến tranh. Cả hai bài hát có cùng một đề tài trong hầu cùng một biến cố.”

    Một nhạc phẩm khác, ít được phổ biến bằng hai nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, nhưng chuyên chở một ư tưởng rất lạ, khi mở đầu bằng câu: “Đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.” Phải chăng, Cơn Mê Chiều, tên của bản nhạc, muốn nói về một lớp trí thức, bỏ Huế ra đi, rồi nay quay lại Huế trong vai tṛ mới. Một thanh niên trí thức Huế nhận định.

    “Trong vụ thảm sát Mậu Thân, ngoài nỗi đau đớn cho dân tộc trong một cuộc nồi da xáo thịt tàn độc, c̣n có một nỗi đau lớn hơn, là vai tṛ một số trí thức Việt Nam trong cuộc thảm sát này. Bài hát có câu: “Đàn con nay lớn khôn, mang gươm đao vào xóm làng.”

    Đàn con nớ, có phải chăng là một số trí thức Huế đă đưa Việt Cộng vào làng, rồi sau đó theo ra bưng khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà tái chiếm Huế? Chẳng hạn trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Phan, phát biểu trước đây rằng những người bị thủ tiêu chôn sống là thành phần ác ôn có nợ máu với nhân dân.

    Tôi tự hỏi là, nếu trí thức là lương tâm và trí tuệ của quốc gia, dân tộc, th́ với những phát biểu như rứa, khi nào Việt Nam mới thoát ra được tù hăm của tâm thức thời Trung Cổ? Tôi nghĩ 40 năm đă trôi qua, đây là lúc những người trí thức thiên Tả, trí thức Cộng Sản hăy tự thẳng thắn đánh giá, phê b́nh hành vi của ḿnh trong biến cố Mậu Thân, lúc đó mới hy vọng có thể cứu chuộc được ḿnh và cứu chuộc được dân tộc ni.”


    Những h́nh ảnh không thể nào quên

    Những nhân chứng thời ấy nói rằng, các đám tang tập thể tại Huế vào các năm 1968, 1969 là h́nh ảnh không thể quên cho những ai từng một lần nh́n thấy.



    Trong bài viết “Mass Murder, Mass Burial” của nhà báo Tito V. Carballo, đăng trên Vietnam Bulletin vào năm 1969, có đoạn mô tả một đám tang tập thể như sau:



    “Dưới ánh mặt trời chói chang, những dăy quan tài được xếp thành từng hàng ngay ngắn. Bên trong mỗi quan đóng vội này là những ǵ c̣n sót lại của các thi hài được t́m thấy. Khoảng 15,000 người, trong áo tang trắng, đứng chịu trận dưới trời nắng chang chang. Một ai đó âm thầm khóc, một ai khác khóc to vật vă. Thỉnh thoảng, họ lại nh́n nhau như thể đang t́m một lời an ủi, rằng đây không phải là sự thật, đây chỉ là một giấc chiêm bao.”

    Người dân xứ Huế thời ấy, đặc biệt là người Công Giáo, bàng hoàng trước cái chết của hai linh mục ngoại quốc, ba linh mục Việt Nam, hai sư huynh ḍng La San cùng một số tu sĩ khác. Trong bài viết “Bút Tích Cuối Cùng của Linh Mục Bửu Đồng,” ông Nguyễn Lư Tưởng kể lại, hai linh mục ngoại quốc thuộc ḍng Benedicto Thiên An là linh mục Urbain và linh mục Guy. Ba người Việt Nam là linh mục Bửu Đồng, linh mục Micae Hoàng Ngọc Bang và linh mục Giuse Lê Văn Hộ.

    Sau đây là lời kể của ông Vơ Văn Bằng, trưởng ban Truy T́m và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân liên quan đến cái chết của linh mục Bửu Đồng.

    “Tôi xúc động nhất là khi đào lên, chúng tôi gặp xác 4 vị linh mục. Tôi c̣n nhớ rơ linh mục Bửu Đồng, linh mục Lê Văn Hộ và hai sư huynh ḍng Lasan. Tôi thấy rơ cái thánh giá đeo ngang ngực. Linh mục Bửu Đồng c̣n để lại 3 bức thơ để trong một hộp thiếc, bên ngoài bọc bao nilon.”

    Ba bức thư được ông Bằng nhắc đến được linh mục Bửu Đồng viết, một bức gởi thầy mẹ, một bức gởi các em, và một bức gởi cho giáo hữu.

    Bức thư viết gởi thầy mẹ có nội dung như sau.

    “Thư gởi thầy mẹ,

    Lạy Thầy Mẹ quư mến, Thầy Mẹ rất đau khổ khi mất đi đứa con trưởng nam không được phục vụ Thầy Mẹ trong tuổi già, nhưng Thầy Mẹ sẽ được an ủi và vui mầng khi được tin con đă can đảm v́ mến Chúa, yêu người trong chức vụ Linh Mục và nhiệm vụ Tông đồ.

    Xin Thầy Mẹ hăy tha mọi tội lỗi và những ǵ không làm vui ḷng Thầy Mẹ trong 57 năm nay. Xin hẹn gặp nhau trên nước Chúa. Xin Thầy Mẹ ban phép lành cho con.”

    Cuộc thảm sát Mậu Thân, đến hôm nay đă tṛn 40 năm. Các chứng tích một thời, chẳng hạn nghĩa trang trên núi Ba Tầng, c̣n gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài t́m được nơi Khe Đá Mài vùng Đ́nh Môn Kim Ngọc tháng 9 năm 1969, đă bị đập phá ngay năm 1975 khi quân đội miền Bắc tiến vào miền Nam. Linh mục Phan Văn Lợi kể lại.

    “Kể từ năm 1968, mỗi năm người ta vẫn đến để cúng vái, cầu nguyện nhân dịp Tết. Riêng bên Công Giáo, tại giáo xử Phủ Cam, mỗi năm dành ngày mồng Mười Tết để toàn thể giáo dân lên đó cầu nguyện. Nhưng đến năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản đă phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”

    Liệu, việc huỷ hoại những chứng tích ấy có thể che dấu sự thật đă xảy ra tại Huế, khi người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, đă hát hay đă đọc các chứng tích khác, được ghi lại qua âm nhạc, văn chương và báo chí?

    Mậu Thân 1968, những ǵ xảy ra cho người đă khuất, sẽ c̣n măi trong ḷng người đang sống. Biến cố ấy sẽ không trôi qua trong quên lăng.

    Quí vị vừa theo dơi bài thứ tư trong loạt bài tưởng niệm biến cố Mậu Thân 1968 tại Huế. Trong phần sau, cũng là phần cuối cùng, biên tập viên Thiện Giao sẽ có bài tổng kết lại những con số, các tài liệu liên quan đến số nạn nhân trong biến cố Mậu Thân. Tŕnh bày lại các số liệu ấy cũng là một cách để đặt lại câu hỏi: đến bao giờ, nạn nhân của biến cố Mậu Thân sẽ được trả lại công lư và công bằng?


    Được đăng bởi HỒN DÂN TỘC
    Nhăn: Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968.

  5. #65
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968 (Bài 5)






    “Ai Đă Giết Người Dân Huế?” Câu Hỏi 40 Năm Chưa Trả Lời

    Thiện Giao, phóng viên đài RFA

    Hôm nay, chúng tôi xin tŕnh bày bài cuối cùng trong loạt bài gồm 5 phần, do biên tập viên Thiện Giao thực hiện, trong chương tŕnh Tưởng Niệm Cuộc Thảm Sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Trong 4 phần trước, chúng tôi đă lần lượt điểm qua các giai đoạn của cố đô những ngày trước, trong và sau cuộc thảm sát.

    Nhiều ngàn người Huế đă bị giết trong ṿng chưa đầy 1 tháng phía quân đội Bắc Việt chiếm đóng Huế. Cuộc thảm sát chỉ kết thúc khi quân đội Việt Nam Cộng Hoà và Hoa Kỳ tiến đánh, văn hồi an b́nh cho Huế ngày 24 tháng Hai với đỉnh điểm là hai trận đánh tại Đại Nội và Kỳ Đài Phu Văn Lâu.
    Trong phần tŕnh bày sau đây, qua lời kể của các nhân chứng và cả những người đă từng tham gia Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam lúc ấy, chúng tôi sẽ đặt lại câu hỏi: cuối cùng th́, ai sẽ phải chịu trách nhiệm về vụ thảm sát Mậu Thân. Xin theo dơi qua phần tŕnh bày của Việt Long.

    Các nạn nhân xấu số

    Cuối cùng, mặt trận Mậu Thân 1968 tại Huế cũng chấm dứt. Ngày 25 tháng Hai năm 1968, những lực lượng cuối cùng của phía Bắc Việt bị đẩy lui ra khỏi thành phố. An b́nh được văn hồi. Cờ Việt Nam Cộng Hoà được kéo lên trên tháp Kỳ Đài Phu Văn Lâu thay cho cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chễm chệ giữa cố đô trong hơn 3 tuần trước đó.

    Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế qua đi, nhưng trong ḷng họ, vẫn c̣n nỗi đau. Người c̣n sống vẫn đau với vết thương chưa lành, trong khi người đă khuất vẫn chưa được giải oan. “Vết thương đó vẫn chưa khô máu, vết sẹo đó mỗi lần trái gió trở trời vẫn đau xót xa.”

    Cho đến nay, chưa bao giờ chính quyền Hà Nội chính thức lên tiếng giải tŕnh những thảm sát xảy ra cho Huế mùa Xuân năm 1968. Nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến cuộc thảm sát kinh hoàng này: Ai sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng trong Biến Cố Mậu Thân? Những cuộc thảm sát xảy ra trong hoàn cảnh nào? Các nạn nhân xấu số đă bị giết ra sao?

    “Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xă thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xă báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.” (Nguyễn Phúc Liên Thành, Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên)

    Theo những báo cáo của các cuộc cảnh sát các xă thuộc 13 quận của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, do các xă báo cáo, khoảng 5,300 nạn nhân bị chôn sống tại tỉnh Thừa Thiên.

    Tại thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, 22 địa điểm t́m được là các mồ chôn tập thể. Trong 22 địa điểm này, người ta đếm được 2,326 sọ người. Sau tết, chúng tôi lập Hội Gia Đ́nh Nạn Nhân Cộng Sản trong Tết Mậu Thân. Các gia đ́nh kê khai có người chết, có người mất tích, lên đến 4,000 gia đ́nh. Người ta ước tính vào khoảng 6,000 người. có nhà báo ước tính 5,000. Chúng tôi cho con số 5 đến 6 ngàn là không sai lệch lắm đâu.

    (Nguyễn Lư Tưởng, cựu Dân Biểu khu vực Thừa Thiên)

    Thủ phạm của vụ thảm sát

    Nhiều nguồn dư luận được đưa ra, liên quan đến thủ phạm của vụ thảm sát. Có người nói rằng, chính những thành phần thiên Cộng tại Huế, đa số là sinh viên, đă thoát ly lên mật khu năm 1966 trong các phong trào sinh viên tranh đấu phải chịu trách nhiệm. Trong số này, những tên tuổi được nhắc đi, nhắc lại gồm có Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Lê Văn Hảo.

    Thật sự, một số thành viên trong nhóm này đă về lại Huế trong những ngày Mậu Thân. Điều này được khẳng định bởi ông Nguyễn Phúc Liên Thành, vào thời điếm 1968 là Phó Trưởng Ty Cảnh Sát Đặc Biệt Lực Lượng Cảnh Sát Quốc Gia tại Thừa Thiên.

    “Năm 1966, như Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân… đă vượt thoát lên mật khu, đă xâm nhập vào thành phố Huế trong thời gian đó.”

    Trở về Huế, họ có tham gia vào các cuộc thảm sát trong 25 ngày thành Huế thất thủ? Ông Nguyễn Phúc Liên Thành tin rằng, trên thực tế, trong thành phần sinh viên trở về Huế, một số người đă thực hiện các vụ hành quyết, nhưng chỉ là một số rất ít, v́ tư thù cá nhân.

    “Trường hợp đó chỉ là 1 phần trăm. Như trường hợp các sinh viên tranh đấu cũ, nay trở lại, v́ thù hận bạn bè, nay mang ra xử và chôn sống, nhưng rất ít, chỉ khoảng 1 phần ngàn.”

    Trong khi đó, ông Lê Văn Hảo, từng là Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân Cách Mạng Thừa Thiên – Huế vào thời gian ấy, khẳng định về sự vô tội của ông.


    Các quan tài của những nạn nhân chưa nhận dạng nằm trong một trường học tại Huế,
    Tết Mậu Thân, 1968. Photo courtesy of Wikipedia.

    “Đó không phải là sự thật lịch sử. Tôi chỉ là một con tin trong thế kẹt, phải nhận một chức vụ để bảo tồn sự sống c̣n để mong có ngày về với vợ con thôi. Chứ tôi nói thật, trong Tết Mậu Thân, vai tṛ của tôi hoàn toàn thụ động, chỉ ngồi trên núi thôi. Lâu lâu, các ông lănh đạo, như Trần Văn Quang, ghé qua thăm, an ủi là thôi, sự việc diễn tiến như vậy th́ ḿnh đi theo Cách Mạng thôi.”

    Ông Hảo, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do hồi năm 2006 cũng nói về vai tṛ bù nh́n của Mặt Trận Giải Phóng.

    “Khi lên trên núi, tôi biết ngay Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam chỉ là một tṛ bịp bợm, một tổ chức hữu danh vô thực của Cộng Sản thôi, do Hà Nội chỉ đạo. Mà họ có dấu điều đó đâu.”

    Ai chịu trách nhiệm

    Như vậy, th́ câu hỏi là: Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho những cái chết oan khuất của nhiều ngàn người Huế cách đây 40 năm? Trước khi thử t́m cách đi vào trả lời câu hỏi này, hăy nghe những phát biểu nói về cố gắng che dấu, hay chính xác hơn, xúc phạm vào nỗi đau của các nạn nhân, từ phía chính quyền Hà Nội. Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên chiến trường Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 nhớ lại.

    “Một bản tin của đài Giải Phóng mà về sau tôi nghe được qua kiểm thính của nhân viên của đài (Truyền Thanh Quốc Gia Việt Nam Cộng Hoà) th́ họ nói đó là cảnh sát và quân đội VNCH khi thua, rút đi th́ làm điều đó. Chuyện đổ vạ là điều b́nh thường của Cộng Sản từ trước đến giờ. Nhân chứng vẫn c̣n sống đây thôi, cả trong lẫn ngoài nước. Họ không thể xoá được những điều ấy.”

    Trong những trận đánh tại chiến trường Huế, người dân cố đô đă chọn cho ḿnh phía bên nào? Một trung uư tiểu đoàn 39 Biệt Động Quân đă tham gia trận tái chiếm Huế, ông Trần Tiễn San, kể lại:

    “Lúc đánh ở Vỹ Dạ, lực lượng chính của Việt Cộng không c̣n nữa. Nhưng khó đánh vô cùng. Ḿnh tiến từ nhà này qua nhà khác, nhà th́ có kẽm gai, bờ tường. Ḿnh bên này th́ dân chúng bên kia thấy là họ đâm đầu họ chạy qua. Không biết làm sao. Dân th́ ở giữa làn đạn. Mà họ thấy ḿnh th́ họ đâm đầu chạy qua.”

    Câu hỏi lại được đặt ra lần nữa: Ai đă giết người dân Huế năm 1968?

    “Người chịu trách nhiệm cuối cùng về vụ thảm sát

    Vụ này không do một cá nhân nào chủ trương, không do một sự t́nh cờ hay hoàn cảnh bó buộc nào bắt buộc phải làm như vậy cả. Đây là chủ trương của Hà Nội, là dùng bao lực cách mạng trấn áp dân Huế. Hà Nội tin là khi họ chiếm Huế, người dân Huế sẽ nổi dậy theo họ. Đó là một đánh giá sai lầm.

    Người Huế sợ cộng sản vô cùng. Vô cùng sợ. Khi Việt Cộng tràn vào Huế, họ đến đâu, dân chúng bỏ chạy đến đó. Mà chạy th́ họ bắn. Đó là sự thật không hề nói thêm một lời nào hết. Những ai sống tại Huế thời đó điều biết.”

    Họ đă bị giết trong hoàn cảnh nào?

    “Năm 1972, tôi bắt được một trung tá Việt Cộng, tên Hoàng Kim Loan, là thành uỷ viên hoạt động bí mật tại Huế 20 năm. Tôi hỏi: tại sao các anh thảm sát đồng bào Huế man rợ đến như vậy? Th́ Loan nói đây là chủ trương bạo lực Cách Mạng của cấp trên chỉ thị. Thứ hai, khi trên đường rút lui, do không thể đem theo tù nhân, nên phải giết. Loan nói, người Cộng Sản chúng tôi có chủ trương thà giết lầm c̣n hơn bỏ sót.”

    Và, họ đă bị giết ra sao?

    “Tôi hỏi tại răng không bắn họ, cho họ viên đạn c̣n dễ hơn lấy búa, dùng vật cứng đập đầu họ và đẩy xuống hố. Loan nói: Đạn chúng tôi để bắn Mỹ Nguỵ. Đạn đâu để bắn những đám người như vậy.”

    Một vết thương chưa lành

    Rồi đến năm 1975, khi quân đội Bắc Việt tiến vào miền Nam, một lần nữa, những người đă khuất vẫn không được yên nghỉ. Nghĩa trang trên núi Ba Tầng, c̣n gọi là núi Bân, nơi an táng khoảng 400 thi hài t́m được nơi Khe Đá Mài vùng Đ́nh Môn Kim Ngọc tháng 9 năm 1969 bị đập phá cả tấm bia và các bàn thờ. Linh mục Phan Văn Lợi kể lại.

    “Năm 1975, sau khi chiếm được miền Nam, Cộng Sản đă phá ngay tấm bia dựng ở phía sau và phá hai bàn thờ nằm ở phía trước. Từ đó về sau, người ta có đến cũng chỉ đến trong âm thầm lặng lẽ hoặc cá nhân mà thôi, không dám công khai.”

    Đă 40 năm trôi qua kể từ Biến Cố Mậu Thân 1968, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, vẫn c̣n là đau mỗi khi trái gió, trở trời. Người dân Huế sẽ vẫn tiếp tục sống, tiếp tục vươn lên, đó cũng chính là cá tính của người dân đất thần kinh.

    “Thân nhân bị mất, tài sản bị mất, trong một hoàn cảnh như vậy, nhưng người Huế khi nào họ cũng cố gắng vươn ḿnh lên để sống. Thành ra, đời sống ở Huế trở lại rất là nhanh. Khoảng 5, 6 tháng sau, đời sống trở lại b́nh thường.”

    Riêng đối với người dân Huế, với sông Hương, với núi Ngự, với Nam Dao, với thành vách kinh thành cũ, mùa Xuân 1968 vẫn luôn luôn là một ngày đại tang. Đến bao giờ, công lư và công bằng sẽ được trả lại cho người đă chết?

    Đến đây là kết thúc bài thứ 5, cũng là bài cuối cùng trong chương tŕnh phát thanh tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Mậu Thân tại Huế năm 1968. Tưởng cũng xin nhắc lại những ǵ đă được tŕnh bày trước đây, cuối cùng, sẽ không một ai có đầy đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi: ai, bằng cách nào, và tại sao đă giết nhiều ngàn người Huế chỉ trong ṿng vỏn vẹn chưa đến 1 tháng?

    Có lẽ, chỉ có người dân Huế, với tư cách là nạn nhân của thảm kịch, mới có quyền đ̣i hỏi công lư, đ̣i hỏi sự phán xét, và cả quyền đưa ra những lên án. Loạt bài tưởng niệm Biến Cố Mậu Thân tại Huế, xin hăy được xem là một nén hương, được thắp lên, để tưởng niệm những người đă chết, và cũng để chia buồn cùng tất cả những thân nhân đang c̣n sống, trong một biến cố đă bị chính quyền Hà Nội giữ kín gần nửa thế kỷ qua.


    Được đăng bởi HỒN DÂN TỘC
    Nhăn: Tội ác CSVN - Tết Mậu Thân 1968.

  6. #66
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    45 năm sau Mậu Thân - Máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế
    Phạm Trần (Danlambao)
    -



    Từ bao nhiêu năm qua, người dân ở Huế đă cố quên đi nỗi đau buồn khi mỗi dịp Xuân về, nhưng năm nay th́ bà Lê Phong Lan thay v́ đem đến cho họ món quà Tết th́ bà lại cố t́nh lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế...

    “Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hăng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đă t́m hiểu và xác định không t́m thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng ḥa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đă làm sáng rơ: cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đ̣n tâm lư chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đă bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.” - Đạo diễn Lê Phong Lan.

    *

    “Không ai ảo tưởng sử học đứng ngoài chính trị nhưng lẽ ra phải biết nh́n thẳng, nhận thức quá khứ một cách sâu sắc mới có thể đạt tới một tương lai tốt đẹp th́ dường như chúng ta lựa chọn một cái nguyên lư hời hợt hơn là “khép lại quá khứ” gần như đồng nghĩa với quên lăng quá khứ chỉ v́ một nhận thức nông cạn nhằm đáp ứng một nhu cầu tế nhị đương đại. Một lịch sử thiếu công bằng như thế khó có thể tạo nên một niềm tin vào lịch sử, nhất là của giới trẻ.”

    Đó là lời của Nhả sử học, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đă viết trên báo Lao Động và được báo Dân Trí đăng lại này 07/08/2011.

    Nếu đem quan điểm của ông ứng dụng vào lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam và Lịch sử cuộc chiến tranh được gọi là hào hùng của dân tộc trong sự nghiệp “chống Mỹ cứu nước” hay “giải phóng miền Nam” th́ quả thực bộ máy tuyên truyền, xuyên tạc sự thật của đảng đă “vo tṛn bóp méo” lịch sử để nhồi nhét vào đầu thanh thiếu niên Việt Nam trong nhiều thế hệ những giả dối để đạt mục tiêu giết đi sự thật.

    Nhưng sự thật th́ muôn đời vẫn là sự thật và chỉ khi nào biết nh́n nhận sự thật th́ mới làm tốt cho tương lai.

    Đó cũng là ư tưởng của nhà sử học Dương Trung Quốc khi ông bảo:

    “Ai đă vào thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh sẽ thấy có một số rất đông khách tham quan lại là người Mỹ, trong đó không chỉ có những cựu chiến binh mà cả giới trẻ thế hệ “sau Việt Nam”. Những người phát hiện và mong muốn giữ ǵn chứng tích nạn đói năm Ất Dậu (1945) ở Việt Nam, trong đó có tội ác của chủ nghĩa phát xít Nhật lại chính là những bạn Nhật, trong đó có các nhà sử học Nhật Bản. Lẽ đơn giản v́ họ coi sai lầm của những thế hệ trước, những người gây ra chiến tranh và tội ác là những bài học sâu sắc, sự hổ thẹn cần được tiếp thu để dân tộc Nhật Bản không lặp lại những sai lầm của quá khứ và vươn xa hơn trong sự tôn trọng của nhân loại.” (nguồn: Báo Lao Động-Dân Trí đăng lại)

    Rất tiếc đảng và nhà nước CSVN chỉ muốn xóa đi những quá khứ xấu xa của ḿnh để giữ lại những cái tốt đă được thổi phồng khiến cho lịch sử cận đại không c̣n là môn học hấp dẫn cho thanh thiếu niên Việt Nam.

    Sử học bị khôi hài?

    Bằng chứng này đă xảy ra trong các kỳ thi môn sử cấp trung và đại học của Việt Nam trong những năm gần đây khiến cả nước bấn loạn, riêng giới lănh đạo ngành giáo dục th́ không!

    Rất nhiều thí sinh không những chỉ bị điểm O mà vô số em khác đă “tự biên tự diễn sai lạc và khôi hài” như sau:

    Theo một bài viết trên báo Giáo dục Việt Nam được Báo Zing News đăng lại vào ngày 21-7-2012 th́ thảm kịch biết về lịch sử của các em bây giờ như thế này:

    “Câu 2 (2,0 điểm): Từ năm 1919 đến năm 2000, lịch sử Việt Nam đă trải qua những thời kỳ nào? Khái quát nội dung chính của thời kỳ lịch sử diễn ra sự kiện quân và dân ta đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp.

    Đây là câu mà nhiều thí sinh mắc nhiều lỗi nhất. Nhiều thí sinh không chia được thời gian theo từng thời kỳ như trong sách giáo khoa và đáp án. Các giám khảo cho rằng, thí sinh ôn để thi đại học nhưng không đọc và nắm kỹ nội dung cơ bản của bài “Tổng kết lịch sử Việt nam từ 1919 đến năm 2000” trong SGK Lịch sử 12.

    Ở vế thứ 2 của câu này, rất nhiều thí sinh đă xác định sai kiến thức nội dung cơ bản của giai đoạn lịch sử từ 1945 đến 1954. Hầu hết, các thí sinh sa vào tŕnh bày nội dung chi tiết của chiến thắng Điện Biên phủ 1954 (ư này chỉ có 0,25 điểm) nhưng lại không nhớ chính xác nên cứ “ngây thơ” mà viết: “Từ năm 1945 nhân dân ta vật lộn với Pháp v́ Pháp nổ súng chiếm nước ta làm thuộc địa”; “Năm 1945 chúng ta đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1975 đă cùng Hồ Chí Minh lănh đạo nhân dân chiến thắng Điện Biên Phủ”...

    Giáo dục Việt Nam viết tiếp: “Câu 3 (3,0 điểm): “Cuối tháng 3.1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đă có quyết định ǵ để hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam? Quyết định đó được đề ra dựa trên những cơ sở nào? Tóm tắt diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh”.

    Một trong những sự nhầm lẫn gây “choáng” nhất của thí sinh đối với nhiều giám khảo là khi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói về sự kiện chiến dịch Hồ Chí Minh, nhiều thí sinh đă nhầm lẫn vô cùng tai hại về thời gian, không gian và bản chất của sự kiện: “Hồ Chí Minh về nước năm 1975 trực tiếp lănh đạo cách mạng Việt Nam”; “Năm 1975 nhân dân ta bầu Nguyễn Ái Quốc lên là Chủ tịch nước”; “Hồ Chí Minh đă chọn cách đánh Mỹ và lấy tên ḿnh đặt tên cho chiến dịch Hồ Chí Minh”;

    Hay là: “Nhờ sự lănh đạo sáng suốt và nhận thấy thời cơ đánh Pháp nên Hồ Chí Minh ra lệnh mở chiến dịch mang tên ḿnh để kết thúc chiến tranh với Pháp năm 1975”; “Năm 1975 nhờ sự kêu gọi trực tiếp của Hồ Chí Minh nên bà già, em bé, phụ nữ đă xông lên đánh Pháp giải phóng miền Nam, hóa ra Việt Nam vi phạm công ước chiến tranh của Liên Hiệp quốc”...

    Chuyện phim Mậu Thân

    Như thế th́ rơ ràng là học sinh Việt Nam ngày nay không muốn học sử đảng hay v́ các em biết nhà nước đă nói dối nên đồng t́nh bịa những huyền thoại để nhạo báng, hay các em ngây thơ thật sự?

    Khó ai biết được trong đầu các em nghĩ ǵ mà có thể “sáng tác” ra những “tuyệt phẩm lịch sử đảng” và “vai tṛ lănh đạo của ông Hồ Chí Minh, một người đă chết từ năm 1969”, bỗng dưng được lôi sống lại cho cầm quyền đến tận năm 1975?

    Lê Phong Lan
    Nếu đem những mẩu chuyện “lịch sử” này lồng vào câu chuyện Cuốn phim tài liệu dài 12 tập “Mậu Thân 1968” của Nhà Đạo diễn (bà) Lê Phong Lan, chủ Hăng phim Bản sắc Việt, bắt đầu chiếu trên đài Truyền h́nh Việt Nam từ ngày 25 tháng 01 năm 2013 th́ không hiểu sự thật của lịch sử có được tôn trọng như nhà sử học Dương Trung Quốc trông đợi không?

    Bởi lẽ khi viết sử đă khó mà dựng phim dựa theo lịch sử lại càng khó hơn gấp bội phần, dù là phim tài liệu như câu chuyện Tết Mậu Thân 1968 cách nay 45 năm.

    Nếu người biên tập và nhà đạo diễn chỉ làm phim “theo cảm tính” nhằm thỏa măn cho nhu cầu một phía trong trận chiến Tết Mậu Thân, nhất là khi phải nói đến những chuyện mà bà gọi là “nhạy cảm” đă xảy ra ở mặt trận cố đô Huế trong 26 ngày th́ những giả dối, thiên vị chỉ đồng nghĩa với xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử.

    Theo loan báo của bà Lê Phong Lan th́ bộ phim đang gây chú ư trong vào ngoài nước gồm 12 tập đă mất 10 năm để thực hiện bằng tiền túi của bà, nhưng sau khi làm xong th́ Đài Truyền H́nh Việt Nam đă mua ngay để chiếu ngay trong dịp Tết Quư Tỵ (2013).

    Bà chia bộ phim này ra như sau:

    Tập 1: Cuộc đối đầu lịch sử
    Tập 2: Bí mật kế hoạch X
    Tập 3: Trước giờ G
    Tập 4: Nghi binh Khe Sanh
    Tập 5: Tết Mậu Thân 1968
    Tập 6: Mục tiêu chiến lược
    Tập 7: Huế - 26 ngày đêm
    Tập 8: Khúc ca bi tráng
    Tập 9: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh,
    Tập 10: Không có ǵ quư hơn độc lập tự do
    Tập 11: Mậu Thân trong ḷng nước Mỹ
    Tập 12: Tượng đồng bia đá.

    Tuy nhiên đây không phải là phim tài liệu đầu tiên thuộc về chiến tranh do bà sản xuất mà tất cả các phim tài liệu của bà đều được Truyền h́nh Việt Nam đặt hàng và chiếu trên màn ảnh gồm: “Huyền thoại về tướng t́nh báo Phạm Xuân Ẩn”, “Người thanh niên đến từ nước Mỹ”, “Đi giữa kẻ thù“, “Con đường bí ẩn” nói về tướng t́nh báo cộng sản Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc).

    Ngoài ra cuốn phim “Hiệp định Paris 1973” của bà cũng đă lên Truyền h́nh Việt Nam vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày kư kết hiệp định (27-1-1973 - 27/01/2013).

    Các nhận vật t́nh báo cộng sản từng “ăn cơm quốc gia” của Việt nam Cộng ḥa như Nhà báo (Thiếu tướng) Phạm Xuân Ẩn (bí danh Hai Trung), Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ (bí danh Hai Nhạ), một thời từng cố vấn trong Dinh Độc Lập và Đại tá Quân đội Việt Nam Cộng ḥa (chuyên viên đảo chính) Phạm Ngọc Thảo cũng đă được đạo diễn Lê Phong Lan đề cao trong các phim do bà thực hiện theo đơn đặt hàng của Đài Truyền h́nh Việt Nam (VTV) từ sau năm 1975.

    Ông Nguyễn Hà Nam - Trưởng Ban thư kư biên tập của VTV cho biết: “Hướng ưu tiên tới đây của VTV là sẽ đầu tư cho những bộ phim tài liệu truyền h́nh dài tập, với dạng phim này, chúng tôi không đặt nặng doanh thu trong khi đầu tư là rất tốn kém. Nguồn kinh phí sẽ lấy từ doanh thu quảng cáo trong các chương tŕnh giải trí để đưa sang, v́ vậy rất mong khán giả thông cảm cho việc có những chương tŕnh ăn khách th́ sao phải xem quảng cáo nhiều thế. Tôi xin phép được bí mật về con số đầu tư cho mỗi tập phim “Mậu Thân 1968”, mặc dù rất cao, cao hơn một tập phim truyện nhưng cũng chưa đủ bù đắp chi phí cho nhà sản xuất. Cá nhân tôi thấy, đây là bộ phim tài liệu mà khi đă xem, tôi bị cuốn hút tới mức không thể dứt ra được” (Truyền h́nh Việt Nam)

    Tất nhiên là phải “cuốn hút” v́ nó đáp đúng nhu cầu của đảng và nhà nước trong mặt trận tuyên truyền để xóa đi mặc cảm mà suốt 45 năm qua nhà nước Việt Nam vẫn bị ám ảnh.

    V́ vậy nhà đạo diễn đă tiết lộ lư do tại sao đă thực hiện phim “Mậu Thân 1968”: “Khi tôi làm phim về tướng t́nh báo Phạm Xuân Ẩn, ông đă bảo tôi: “Cháu phải làm phim về Mậu Thân 1968 v́ đó là sự hy sinh vô cùng lớn lao để giành thắng lợi năm 1975, không hiểu tại sao mọi người có nói đó là vấn đề nhạy cảm của lịch sử, nhưng thực ra không có một chút ǵ nhạy cảm hết”.

    Nhưng tại sao lại cho là “nhạy cảm”, Lê Phong Lan nói: “V́ sao mọi người phía ta tránh nhắc đến Mậu Thân, đó là v́ sự tổn thất của quân đội nhân dân Việt Nam ở sự kiện này quá nhiều. Tâm sự với tôi khi trả lời phỏng vấn, nhiều chỉ huy các sư đoàn dạn dày chiến trận c̣n khóc nức lên v́ thương lính. Đó là lư do duy nhất”.

    Quả nhiên về phương diện quân sự th́ cả quân miền Bắc và du kích trong Nam đă thiệt hại rất nặng. Theo các ước tính quân sự th́ trong cuộc tấn công Mậu Thân, CSVN đă vận động từ 323,000 đến 595,000 quân chính quy và địa phương trong Nam để thực hiện kế họach chống lại khoảng 1 triệu 200 quân VNCH và Hoa Kỳ với dự kiến chiếm đóng nhiều vùng lănh thổ của VNCH.

    Tuy nhiên kế họach hồ hởi của Hà Nội đă bị quân và dân VNCH được sự yểm trợ của quân đội Hoa Kỳ đánh bại. Khoảng từ 85,000 đến 100,000 quân Cộng sản bị loai khỏi ṿng chiến, so với thiệt hại của đồng minh có trên 6,000 tử thương, ngót 30,000 bị thương và trên 1,000 quân bị mất tích.

    Thương vong thường dân, tính riêng tại Huế cũng đă có từ 5,000 đến 6,000 người chết và mất tích, đa số bị quân Cộng sản thảm sát bằng nhiều h́nh thức, kể cả chôn sống hay đập đầu cho chết v́ muốn tiết kiệm đạn để chiến đấu.

    Nhưng phía Cộng sàn đă liên tiếp phủ nhận trách nhiệm và đổ lỗi cho bom đạn của Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng ḥa gây ra.

    V́ vậy, theo tường thuật của báo chí Việt Nam th́ bà Lê Phong Lan cho rằng: “Thấy trên mạng có quá nhiều thông tin sai lệch về sự kiện lịch sử này, tới nỗi các thế hệ sinh sau 1975 không c̣n biết đâu là thông tin sai, đâu là thông tin đúng v́ vậy lại càng quyết tâm để làm phim.”

    Báo Công an TP HCM ngày 25-01-013 cho biết: “Để hoàn tất bộ phim có đề tài khó này, đạo diễn đă gặp, phỏng vấn tại VN và Mỹ đến 200 nhân chứng cả ba phía Quân đội nhân dân VN, quân đội Mỹ và những người trong bộ máy chính quyền Việt Nam Cộng ḥa để t́m ra sự thật. Ra mắt đúng vào dịp kỷ niệm 45 năm cuộc tổng tấn công Mậu Thân.”

    Rồi bà Lê Phong Lan c̣n lư giải thêm rằng: “12 tập phim, tôi chỉ muốn tập trung đi t́m câu trả lời cho câu hỏi tại sao Mỹ - một cường quốc, lại can dự vào công việc của một nước nhỏ bé bằng cách phân tích bối cảnh, t́nh h́nh, lật lại hồ sơ tư liệu, t́m hiểu ư nghĩa thật sự của Mậu Thân 1968.” (Đài Truyền h́nh Việt Nam)

    “Tôi đă gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đă nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam cộng ḥa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam.

    Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam cộng ḥa đă phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lư, và nó đă kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam.”

    Vẫn theo người đạo diễn này th́: “Nhiều câu chuyện lịch sử ít người biết được lật lại. Một trong số đó là sự kiện 26 ngày đêm tại Huế từng bị cho là "cuộc thảm sát đẫm máu” được mô tả trong cuốn sách Dải khăn sô cho Huế của nhà văn chế độ cũ - Nhă Ca.”

    Báo Dân Việt (23-01-2013) trích lời bà này viết rằng: “Chị nói, nhiều người đă dựa vào cuốn sách “Vành khăn xô cho Huế” của tác giả Nhă Ca để dựng nên những chuyện vô cùng sai lệch về Mậu Thân 1968, làm oan uổng cho rất nhiều người. (Chú thích: Tên đúng là “Giải Khăn Sô Cho Huế”-Phạm Trần)

    Trong cuốn sách đó, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị vu oan là dẫn đầu một cánh quân đi thảm sát các nhân viên công quyền và người dân Huế, thực tế, trong thời điểm ấy, ông Tường vẫn ở trên chiến khu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cũng chịu một nỗi oan tương tự, ông chỉ dẫn đầu một toán học sinh, sinh viên nhưng Nhă Ca cũng viết ông dẫn quân đi thảm sát. Tất cả các nhân chứng mà đạo diễn Phong Lan gặp, trong đó có nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đă khẳng định không có một vụ thảm sát nào. Các nhà báo quốc tế yêu cầu được tiếp cận với những hố chôn người tập thể như cáo buộc của chính quyền Việt Nam cộng ḥa nhưng họ cũng bị từ chối. Một nhân chứng đạo diễn Phong Lan đă gặp và phỏng vấn là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết, quân đội Bắc Việt Nam vô cùng nghiêm túc, kỷ luật, không hề có chuyện thảm sát.”

    Tuy nhiên cũng chính Hoàng Phủ Ngọc Tường lại nói với Nhà văn Thụy Khuê trong cuộc phỏng vấn cho chương tŕnh tiếng Việt đài Phát thanh Quốc tế Pháp (Radio France International, RFI) ngày 12/07/1977 rằng:

    “Trong cuốn Giải Khăn Sô Cho Huế, của Nhă Ca in sau biến cố Mậu Thân, tác giả cũng nói rằng: Phủ (tức là tôi), không về Huế, và nếu có về th́ chắc cũng không giết người. Tôi thành thật cảm ơn chị Nhă Ca đă dành cho tôi điều nh́n nhận khách quan rất quan trọng này, dù trong cảnh tượng máu lửa hỗn quan hỗn quân của Huế Mậu Thân. Đă không có mặt ở Huế th́ làm sao tôi -Hoàng Phủ Ngọc Tường- lại có thể làm cái việc ghê gớm gọi là "đồ tể" Mậu Thân ở Huế được?”

    Như vậy th́ bà đạo diễn Lê Phong Lan có nói và làm phim đúng không?

    Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, thành viên của Liên Minh Các Lực Lượng Dân Tộc Dân Chủ Và Ḥa B́nh Thành Phố Huế đi theo Cộng sản trong vụ Mậu Thân, c̣n đối đáp như sau:

    “Thụy Khuê: Nh́n từ phía những dữ kiện lịch sử mà anh nắm bắt được, diễn biến Mậu Thân đă xảy ra trong một tŕnh tự như thế nào?

    HPNT: Huế Mậu Thân đă xảy ra cách đây gần 30 năm. Sách vở, tài liệu đă được công bố từ nhiều phía của cuộc chiến, khá đầy đủ, có thể làm cơ sở cho những phân tích khoa học để giải phẫu một cuộc chiến mà thật ra, không thể đơn giản tách riêng ra trong biến cố Mậu Thân. Điều quan trọng c̣n lại tôi xin ngỏ bầy ở đây, với tư cách là một đứa con của Huế, đă ra đi và trở về, ấy là nỗi thống thiết tận đáy ḷng mỗi khi tôi nghĩ về những tang tóc thê thảm mà nhiều gia đ́nh người Huế đă phải gánh chịu, do hành động giết oan của quân nổi dậy trên mặt trận Huế năm Mậu Thân. Đó là một sai lầm không thể nào biện bác được, nh́n từ lương tâm dân tộc, và nh́n trên quan điểm chiến tranh cách mạng.

    Nhưng tôi tin rằng đây là một sai lầm có tính cục bộ, từ phía những người lănh đạo cuộc tấn công Mậu Thân ở Huế, chứ không phải một chính sách toàn cục của cách mạng. Bởi v́ t́nh trạng giết chóc bừa băi như vậy, đă không xảy ra ở những địa phương khác trong Mậu Thân, ngay cả trên một địa bàn rộng lớn với t́nh trạng xen kẽ giữa những lực lượng đối địch rất phức tạp như ở Sài G̣n thời ấy.

    Thụy Khuê: Vậy, theo anh, ai trách nhiệm những thảm sát ở Huế?

    HPNT: “Tôi không đủ thẩm quyền để phán xét bất cứ cá nhân nào. Xin trích dẫn theo trí nhớ một ư tưởng trong hồi kư của chính ông Lê Minh, tư lệnh chiến dịch Huế Mậu Thân: Dù bởi lư do nào đi nữa, th́ trách nhiệm vẫn thuộc về những người lănh đạo mặt trận Mậu Thân, trước hết là trách nhiệm của tôi. Qua bài hồi kư tâm huyết này, đă được công bố trên tạp chí Sông Hương, Huế, và sau đó, nếu tôi không nhớ lầm, đă được dịch và in toàn bộ trên báo Mỹ Newsweek, tác giả, Lê Minh (lúc đó đă nghỉ hưu), c̣n nhắc nhở rằng, điều quan trọng có thể làm, và phải làm bây giờ, là những người lănh đạo kế nhiệm ở Huế, phải thi hành chính sách minh oan cho những gia đ́nh nạn nhân Mậu Thân, trả lại công bằng trong sáng và những quyền công dân chính đáng cho thân nhân của họ.”

  7. #67
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    45 năm sau Mậu Thân - Máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế
    Phạm Trần (Danlambao) -
    P2



    Những tiếng nói khác

    Ông Đinh Lâm Thanh, trong Bài thuyết tŕnh trong dịp tưởng Niệm 40 năm biến cố Mậu Thân tổ chức tại Paris ngày 02.03.2008, nói:

    “Tại Huế, CS lùng bắt thành phần quân-cán-chính, tập trung dân để tổ chức đấu tố, bắn giết, chôn sống tại chỗ một số và dẫn những người c̣n lại theo làm tù dân - tôi nói tù dân, v́ tù là những người dân vô tội - trước rút lui tháo chạy trước sức tấn công mănh liệt của QLVNCH và Đồng Minh.

    Nếu tính nạn nhân tại Huế, ngoài số quân nhân, cảnh sát, nhân viên cán bộ hành chánh về nghỉ Tết cũng như những người sống tại địa phương làm việc cho chính quyền Sài G̣n bị Cộng sản bắn ngay tại chỗ là 1.892 người. Ngoài ra người ta c̣n t́m được 2326 tử thi thường dân trong 22 hố chôn tập thể tại những địa điểm như Trường Gia Hội, Chùa Theravada, Băi Dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng viện, Quận tả ngạn, Phía đông Huế, Lăng Tự Đức, Lăng Đồng Khánh, Cầu An Ninh, Cửa Đông Ba, Trường An, Ninh Hạ, Trường Vân Chí, Chợ Thông, Chùa Từ Quang, Chùa Từ Đàm, Lăng Gia Long, Đồng Di, Vịnh Thái, Phú Lương, Phú Xuân, Thượng Ḥa, Thủy Thanh, Vĩnh Hưng và Khe Đá Mài.

    Mỗi hố chôn tập thể từ 5, 7 người đến trên 400 nạn nhân như ở Khe Đá Mài. Những nạn nhân nầy bị thảm sát một cách dă man như: Cột chùm nạn nhân lại với nhau và đốt cháy bằng xăng, bắt ngồi trên ḿn rồi cho nổ tan xác, chặt đầu, bắn vào ót, đập chết bằng bá súng, đóng cọc từ dưới bàn tọa lên đến cổ, trói tay chân thành từng chùm rồi xô xuống hố chôn sống. Nạn nhân là thường dân vô tội tuổi từ 15 trở lên, gồm có sinh viên học sinh, 6 linh mục là các cha Bửu Đồng, Hoàng Ngọc Bang, Lê Văn Hộ, cha Guy và cha Urbain (ḍng Thiên An), và cha Cressonnier (Hội Thừa sai Paris), 5 thầy ḍng gồm 3 sư huynh ḍng Thánh Tâm là thầy Hec-Man, thầy Mai Thịnh và thầy Bá Long, 2 sư huynh ḍng Lasan là thầy Agribert và thầy Sylvestre. Hai thầy ḍng Lasan bị bắt và bị chôn sống chung một hố với linh mục Bửu Đồng tại Sư Lỗ, quận Phú Thứ. Ngoài ra Cộng sản c̣n giết các giáo sư đại học người nước ngoài trong lúc họ đang dạy ở đại học Y khoa Huế và thân nhân họ hàng của những người phục vụ dưới chế độ VNCH. Người ta ước lượng tại thành phố Huế có gần 5.000 người bị Cộng sản giết trong ṿng mấy tuần lễ.

    Những người lớn tuổi c̣n sống tại Huế là những nhân chứng sống. Trong đó có hai thanh niên nguyên là học sinh trung học, nay đă 56 tuổi, trả lời phỏng vấn của các nhà báo ngoại quốc. Người thứ nhất tên Tuấn cùng với những học sinh khác đă bị CSBV bắt đào lỗ chôn sống 5 người tại Gia Hội ngay trong ngày đầu tiên khi CS vừa chiếm Huế. Học sinh thứ hai, xin giấu tên, ở Phủ Cam bị bắt đi theo đoàn tù dân đưa chôn sống ở Khe Đá Mài. Cả hai học sinh nầy nhờ một phép nhiệm mầu nào đó họ đă thoát được và sống sót đến ngày hôm nay.” (Khối 8406Tự do Dân chủ cho Việt Nam, 01-2009)

    Hai Linh mục Phan Văn Lợi và Nguyễn Hữu Giải hiện c̣n sống ở Việt Nam kể lại như sau:

    “…tại núi Ba Tầng (núi Bân), phía Nam thành phố Huế. Ngôi mộ này lưu giữ hơn 400 bộ hài cốt chủ yếu bốc từ Khe Đá Mài nhưng đă bị chính quyền cộng sản phá đổ trụ bia và để cho hoang phế suốt 32 năm trời...

    “Trong toàn bộ biến cố Tết Mậu Thân, có lẽ những ǵ xảy ra tại Huế là đau thương và đánh động hơn cả, có lẽ cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài là rùng rợn, dă man và thê thảm nhất. Tiếc thay, theo sự am hiểu của chúng tôi, h́nh như người ta chỉ biết đến kết cục của nó là hàng trăm bộ hài cốt dồn lại một đống dưới khe sau khi thịt thối rữa bị nước cuốn đi lâu ngày, từ đó suy diễn ra sự việc hơn là biết rơ diễn tiến của toàn bộ sự việc kể từ lúc nạn nhân bắt đầu bị dẫn đi đến chỗ hành quyết”. (Đối Thoại online, 17-01-2008)

    Hai linh mục Lợi và Giải cho biết họ họ gặp một nhân chứng sống lúc bấy giờ ông ta mới 17 tuổi cũng bị bắt theo đoàn người bị đưa đi giết ở Khe Đá Mài nhưng may mắn lợi dụng lúc đêm tối nên ông đă trốn thoát và hiện c̣n sống ở trong nước đă kể lại:

    “Hồi ấy, tôi mới 17 tuổi, đang là học sinh trung học đệ nhị cấp. V́ t́nh h́nh bất an, gia đ́nh tôi đă từ quê chạy về thành phố, cư ngụ tại giáo xứ Phủ Cam, thôn Phước Quả, xă Thủy Phước, tỉnh Thừa Thiên (nay gọi là phường Phước Vĩnh, thành phố Huế) từ mấy năm trước... Khuya mùng Một rạng mùng Hai Tết, tôi nghe tiếng súng nổ khắp nơi và được tin Việt Cộng đă chiếm nhiều nơi trong thành phố Huế... Cả gia đ́nh tôi cũng như nhiều giáo dân ở Phủ Cam đều chạy đến ẩn núp trong nhà thờ để tránh bom đạn. Lính Nghĩa quân của xă và một số quân nhân về phép chiến đấu bên ngoài để bảo vệ đồng bào. Sau mấy ngày, không có tiếp viện nên chiều mùng 5 Tết (3 tháng 2 / 1968) phải rút chạy... Khuya mùng 5 Tết, Việt Cộng tràn vào nhà thờ bắt những người từ 15 tuổi đến ngoài 50 tuổi bất kể là học sinh hay thường dân... và tuyên bố ‘cho đi học tập trong ṿng 3 ngày sẽ trở về’ trong đó có tôi... Sáng hôm sau, chúng tôi bị dẫn đi theo đường xe lửa từ Phủ Cam ra Bến Ngự và đến chùa Từ Đàm... Tại đây tôi thấy Việt Cộng rất đông vừa du kích địa phương vừa bộ đội miền Bắc... Ngôi nhà 5 gian th́ 4 gian đă đầy người bị bắt từ mấy ngày trước, c̣n một gian để giam giữ những người mới bị bắt... Tôi gặp những người quen như ông Tín (thợ chụp ảnh), ông Hồ (thợ hớt tóc), anh Trị (con ông Ngọc người đánh đàn trong nhà thờ), ông Hoàng (Đông y sĩ ở Chợ Xép), hai người con trai ông Thắng (làm nghề nấu rượu nuôi heo), hai người con trai ông Vang (nhạc sĩ thổi kèn đồng), anh Thịnh (con ông Năm), hai anh em B́nh và Minh (con ông Thục), anh Minh (16 tuổi, con ông Danh nhân viên Công Ty Thủy Điện Huế) đều là học sinh... Chúng tôi ngồi tại chùa Từ Đàm suốt cả một ngày từ sáng tới tối không được ăn uống ǵ cả... Họ đưa cho chúng tôi mỗi người một tờ giấy để viết bản ‘khai lư lịch’ tên, nghề nghiệp, tên cha mẹ, sinh quán ở đâu... Ai khai gian sẽ bị đem ra bắn... Tôi thấy một số người bị trói vào gốc cây bồ đề và bị đem ra bắn chôn ngay trong sân chùa, trong đó có anh Hoàng Sự (Cảnh Sát) mà tôi biết tên. Họ cho một vài người về nhắn với gia đ́nh tiếp thế lương thực và quần áo, thuốc men cho những người đang bị giam giữ... Khi trời xẩm tối, họ bắt chúng tôi ra ngồi xếp hàng giữa sân chùa. Một anh cán bộ tuyên bố:

    - Anh em yên tâm, Cách Mạng sẽ đưa anh em đi học tập trong 3 ngày rồi sẽ cho về với gia đ́nh! Bây giờ chúng ta lên đường!.

    Rồi họ dùng dây điện thoại trói tay chúng tôi ra phía sau lưng từng người một, rồi dùng dây kẽm gai nối 20 người làm một toán. Tôi đếm được trên 25 toán như thế (tất cả 500 người). Một người địa phương đi nh́n mặt anh em chúng tôi và nói với nhau:

    - Không thấy Trọng Hê và Phú Rỗ trong số giáo dân Phủ Cam ở đây.

    (Anh Trọng con ông Hê và anh Phú là hai thanh niên ở Phủ Cam có vơ nghệ mà giới du đăng ở Huế biết tiếng. Hai anh đă chạy theo lính Nghĩa Quân xă rút lui khi Việt Cộng vào nhà thờ! Những người bị bắt đến đây đều là dân lành vô tội).

    Họ dẫn chúng tôi đi vào đường bên trái Đàn Nam Giao, ṿng qua Ḍng Thiên An, đến lăng Khải Định, ṿng phía sau trụ sở Quận Nam Ḥa, ra đến bờ sông Tả Trạch (Thượng nguồn sông Hương)... Đến bờ sông, Việt Cộng cho chặt cây lồ ô (nứa) làm bè để tất cả đoàn người vượt qua sông (khu vực lăng Gia Long), thuộc vùng núi Đ́nh Môn, Kim Ngọc (vùng núi tranh). Từ đó, chúng tôi bắt đầu đi sâu vào rừng, ban đêm, trời lạnh lắm, khi lên đồi, lúc xuống lũng, lúc lội qua khe... Khoảng 30 bộ đội miền Bắc dẫn chúng tôi đi, họ dùng đèn pin hay đuốc để soi đường, chúng tôi đi trong rừng tre nứa và cây cổ thụ dày đặc... Khoảng nửa đêm, chúng tôi được dừng lại để nghỉ và mỗi người nhận được một vắt cơm. Chúng tôi đoán đă đi được trên 10 cây số rồi! Chúng tôi ngồi gục đầu dưới cơn mưa, cố gắng ngủ một chút để lấy sức c̣n phải đi tiếp... Bỗng như có linh tính báo trước, người tôi run lên bần bật... Tôi nghe hai tên bộ đội nói nhỏ với nhau:

    - Trong ṿng 15-20 phút nữa sẽ thủ tiêu hết bọn nầy!

    Tôi liền ghé miệng vào tai thằng bạn bị trói ngay trước mặt:

    - Tụi ḿnh ráng mở dây trốn đi! Mười lăm phút nữa là bị bắn chết hết đó!

    Trời mưa, dây điện trơn trợt, lát sau, chúng tôi mở được giây nhưng vẫn ngồi yên sợ chúng biết. Tôi nói nhỏ:

    - Hễ tao vỗ nhẹ sau lưng là tụi ḿnh chạy nghe!

    Bọn Việt Cộng đánh thức chúng tôi dậy, một tên nói lớn cho mọi người nghe:

    - Chúng ta sắp đến trại học tập rồi. Ai có vàng, tiền, đồng hồ, bật lửa... th́ đem nộp, không được giữ trong người... Học tập xong sẽ được trả lại...”

    Thế là bọn chúng lột sạch và cho tất cả vào mấy cái ba lô vải. Tên bộ đội đứng gần chúng tôi c̣n mang trên vai cả chục cái radio mà chúng đă cướp được của dân ở thành phố... Một tay mang súng, một tay mang các thứ vừa cướp được, hắn đi chậm lại cách xa mấy tên kia một quăng... Chúng tôi bắt đầu xuống dốc, nghe tiếng nước chảy róc rách... Tôi vỗ nhẹ vai thằng bạn và cả hai chúng tôi vung tay và nhanh nhẹn phóng ra khỏi hàng. Tôi đá mạnh và tên bộ đội mang nhiều radio... Hắn ngă nhào! Hai chúng tôi lao vào rừng...

    Trời tối, rừng già chúng không giám đuổi theo... Khi nghe tiếng đoàn người đi khá xa, chúng tôi mới ḅ ra khỏi chỗ ẩn núp và đi ngược trở lại... Chừng 15-20 phút sau, chúng tôi bỗng nghe từ phía dưới vọng lên tiếng súng AK, rồi lựu đạn nổ vang rền... Một góc rừng rực sáng! Chen vào đó tiếng khóc la khủng khiếp... không hiểu sao lúc đó, tai tôi nghe rất rơ ràng... Lúc đó khoảng 12-12 giờ 30 khuya... đầu ngày 8 Tết(6/2/1968). Về sau tôi mới biết chỗ đó là Khe Đá Mài...” (Bài thuyết tŕnh của cựu Dân biểu VNCH Nguyễn Lư Tưởng tại cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Việt Nam Center (Lubbock, Texas) từ ngày 13 đến 15/3/2008)

    Đối diện sự thật

    Ông Vơ Văn Bằng, Trưởng Ban Cải táng Nạn nhân Cộng sản Tết Mậu Thân nói với đài Á Châu Tự Do (RFA) năm 2008:

    “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người th́ đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đă ră ra. Trên thi hài c̣n thấy những dây lạc trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng...”

    Vẫn theo RFA th́ Nhà báo Vũ Ánh, nguyên phóng viên mặt trận hệ thống Truyền thanh quốc gia VNCH, đă có mặt tại Huế từ ngày 5 đến 29 Mậu Thân và đi theo nhiều nhóm t́m hầm chôn tập thể kể lại cảm giác của ông:

    “Vùng nhiều nhất là quận Phú Thứ và Dạ Lê Thượng có nhiều hầm chôn xác tập thể. Cảm giác của tôi lúc ấy rất lạ, như là bị tê liệt khi nh́n các h́nh ảnh đó…

    “Ngay ở hầm Phú Thứ, chắc khoảng gần 1.000 người. Khui lên, đầu của họ phía sau sọ bị bể hết. Những thi hài bị nối nhau bằng dây điện thoại. Có những người không có vết thương, chứng tỏ bị chôn sống”. (RFA online ngày 1-2-2008)

    Trong bài nói chuyện tại buổi 40 năm Tưởng niệm Tết Mậu Thân, Việt Báo Gallery, thứ Bảy 29-3-2008, Nhà văn Nhă Ca tác giả “Giải Khăn Sô Cho Huế” nói:

    “Bốn mươi năm trước đây, đúng vào giờ trưa mùng Hai Tết, tại Cửa Đông Ba Huế, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi đột nhập, cộng sản khai diễn cuộc tàn sát. Toán nạn nhân đầu tiên gồm 5 thường dân-không hề có người lính Cộng Ḥa nào. Tất cả bị trói, bắt đứng quay lưng vào tường thành. Dân chúng đứng coi. Súng AK nổ. Từng người gục chết. Sau cuộc hành h́nh, thân nhân những người bị bắn nhào ra muốn ôm xác. Họ bị đánh, bị đá, bị đuổi. Xác người bị phơi ngày phơi đêm. Nắng. Máu. Ṛi bọ...

    “Và cuộc tàn sát tiếp tục. Không bằng súng đạn mà bằng cách chôn sống. Những nạn nhân bị cột trói bằng dây điện dính chùm xếp hàng bên hố. Một vài người bị đập đầu. Cả dây người đang sống bị đạp xuống hố đè lên nhau. Cái đầu nào ngóc lên bị đập bằng cuốc. Cứ thế mà chôn hàng ngàn người. Bạn tôi, chị Tâm Túy cũng đă bị chôn sống. Khi xác đào lên, thấy hai tay chị vói lên như đang cố cào bới đất. Móng tay, móng chân mọc dài hơn. Tóc mọc dài hơn... Bạn tôi bị chôn sống khi c̣n đầy sức sống..”

    “Huế Tết Mậu Thân. Hàng ngàn người đă bị chôn sống như thế”. (Việt Báo ngày 31-3-2008)

    Cư sĩ Trí Lực, người đă chôn cất những xác chết nằm lại sau biến cố Mậu Thân kể lại với RFA về nỗi kinh hoàng của ông:

    “Hai mươi sáu ngày sau, sau khi Cố đô Huế b́nh định trở lại th́ tôi tận mắt chứng kiến những hầm chôn tập thể được khai quật lên từ vùng Băi Dâu Gia Hội, những người xấu số đă bị trói quật lại sau lưng và có những mảnh xương sọ bị vỡ nát. Cảnh kinh hoàng là cộng sản đă chon sống bao nhiêu người dân vô tội.

    “Nhà văn Đinh Lâm Thanh, hiện sống ở Pháp, cũng là chứng nhân của biến cố Mậu Thân kể:
    “Gia đ́nh của tôi vùng Phủ Cam là một, vùng An Vân Thượng là hai, Gia Hội là ba. Bà con xa bà con gần của bên họ ngoại của tôi gồm cả thảy 12 người. Trong 12 người đó, có người bị chôn sống, có người bị bắn tại chỗ, có người bị chặt đầu, có người bị mổ bụng”. (RFA online ngày 7-2-2012)

    Ông Nguyễn Lư Tưởng, cựu Dân biểu khu vực Thừa Thiên Huế kể lại trong Cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam tổ chức tại Việt Nam Center (Lubbock, Texas) từ ngày 13 đến 15/3/2008:

    “Mồ chôn tập thể: Các nạn nhân bị thảm sát tại Huế và Thừa Thiên được t́m thấy tại trường tiểu học Gia Hội, chùa Therevada, Băi dâu, Cồn Hến, Tiểu Chủng Viện, khu vực phía Tây Huế gần lăng Tự Đức và lăng Đồng Khánh, cầu An Ninh Thượng, cửa Đông Ba, trường An Ninh Hạ, trường Văn Chí, Chợ Thông, Lang Xá Cồn, gần lăng Gia Long, gần chùa Tường Vân, Đông Gi (Di), Vinh Thái, Thủy Thanh, Lương Viện, Phù Lương, Phú Xuân (Phú Thứ), Thượng Ḥa, Vinh Hưng, Khe Đá Mài... tất cả 23 địa điểm tại tổng cộng 2326 xác chết (sọ người). C̣n khoảng trên 3,000 nạn nhân thuộc tỉnh Thừa Thiên và Huế đă được thân nhân xác nhận là chết hoặc bị bắt đi thủ tiêu, mất tích... không biết họ đă bị giết chết và chôn xác ở đâu?!

    Dă man nhất là tại Khe Đá Mài (thuộc vùng núi Đ́nh Môn, Kim Ngọc, quận Nam Ḥa, tỉnh Thừa Thiên) Việt Cộng đă dùng súng trung liên, đại liên, lựu đạn và ḿn giết tập thể các nạn nhân, vất xác xuống dưới khe, lâu ngày thịt thối rữa bị nước cuốn đi, chỉ c̣n 428 sọ người, xương người dồn lại một đống. Người ta đă dựa vào các dấu vết c̣n lại của nạn nhân như áo len, tượng ảnh, giấy căn cước bọc nhựa(ID)... để biết được thân nhân của ḿnh đă chết ở trong đống sọ và xương lẫn lộn đó. Đa số những nạn nhân nầy là giáo dân bị bắt ở nhà thờ Phủ Cam vào đêm mùng 5 Tết (3 tháng 2/1968) Người ta cũng t́m thấy vết tích của hai ông Lê Hữu Bôi (chủ tịch sinh viên Phật tử năm 1963) và Lê Hữu Bá (sĩ quan Quân Cảnh) tại Khe Đá Mài. Các em học sinh như Bùi Kha (16 tuổi), Phan Minh (16 tuổi), Nguyễn Duyệt(17 tuổi) và nhiều bạn trẻ khác thuộc giáo xứ Phủ Cam cũng bị VC giết hại tại đây...”

    Lê Phong Lan có nói thật?

    Trái với những lời kể này, Bà Lê Phong Lan cho biết bà đă phỏng vấn ông Lê Khả Phiêu - người chỉ huy một trung đội trong sự kiện Mậu Thân 1968 tại Huế; lănh đạo Thanh niên phật tử tranh đấu ở Huế theo Cộng sản nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân; nhà báo Mỹ Stanley Karnow, cựu phóng viên tờ Washington Post Don Lux; GS sử học Larry Berman, và cả những người lính từ hai phía.

    Bà nói: “Những dẫn chứng lịch sử cho thấy thông tin bị làm méo mó. Vào thời điểm đó, một số hăng thông tấn nước ngoài và các nhà báo độc lập đă t́m hiểu và xác định không t́m thấy hố chôn người tập thể như phía Việt Nam Cộng ḥa đưa ra. Câu chuyện của những nhân chứng có thẩm quyền đă làm sáng rơ: cái gọi là "cuộc thảm sát đẫm máu” chỉ là đ̣n tâm lư chiến mà Mỹ dựng lên, thực tế Huế đă bị bom Mỹ phá hủy làm nhiều thường dân chết cùng với quân giải phóng và lính Mỹ.”

    Nhưng, “ông Trương Như Tảng (cựu Bộ trưởng Tư pháp Cộng ḥa miền Nam Việt Nam, về sau ly khai chính phủ và vượt biên sang sống lưu vong ở Pháp), th́ trong cuộc chiếm đóng Huế, một số lớn người đă bị xử tử v́ thuộc thành phần phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng ḥa (viên chức, cảnh sát, sĩ quan, chính trị gia, địa phương quân...) nhưng cũng có người bị giết mặc dù không tham gia chiến trận. Ông dẫn lời một người bạn rằng do kỷ luật kém ở một số đơn vị, một số thường dân cũng nhân dịp hỗn loạn để trả thù nhau nên đă có những vụ giết hại vô cớ. Một bản báo cáo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng bắt được ngày 25 tháng 4 năm 1968 ghi nhận, họ đă "diệt 1.892 nhân viên hành chánh, 38 cảnh sát, 790 tên ác ôn, sáu đại úy, 1 trung úy, 20 thiếu úy và nhiều sĩ quan trừ bị…" trong cuộc chiếm đóng Huế.” (Tài liệu trích theo Hồi kư của ông Trương Như Tảng trên Internet)

    Ngoài ra, báo cáo chính thức sau Mậu Thân ở Huế c̣n cho biết: “Một vụ thảm sát gây phẫn nộ dư luận quốc tế là vụ giết 4 bác sĩ người Đức sang giảng dạy và làm việc tại trường Đại Học Y Khoa Huế. Trong bài viết “The Vietcong Massacre at Hue,” xuất bản năm 1976, một bác sĩ có tên Elje Vannema, kể rằng ông bà bác sĩ Horst Gunther Krainick và hai bác sĩ Raymund Discher cùng Alterkoster đă bị giết trong tháng Hai năm 1968 tại chùa Tường Vân hoặc một vùng đất nhiều cây cối cách chùa chừng nửa dặm, nơi người ta t́m thấy thi hài của các nạn nhân. Bác sĩ người Pháp, có tên Le Hir khám nghiệm tử thi các nạn nhân cho biết có dấu vết đạn xuyên qua đầu và ót.”

    Như vậy th́ người ta nên tin ai?

    Chẳng nhẽ những người sống sót và nhân chứng đă bịa đặt ra chuyện thảm sát để vu oan cho quân Cộng sản hay bà Lê Phong Lan đă cố t́nh làm phim để chạy tội cho quân Cộng sản?

    Dù cho thế nào th́ cũng sẽ có ngày vụ giết thường dân vô tội ở Huế trong vụ Mậu Thân 1968 sẽ được bạch hóa v́ lịch sử và những nạn nhân, hay con cháu của những người bị lính Cộng sản tàn sát ở Huế vẫn c̣n đó. Ngay cả những oan hồn do họng súng, dao găm, búa ŕu hay dây nhợ cột vào thân nối nhau bị đẩy xuống hố vẫn c̣n vất vưởng ở khắp thành phố Huế và vùng phụ cận.

    Từ bao nhiêu năm qua, người dân ở Huế đă cố quên đi nỗi đau buồn khi mỗi dịp Xuân về, nhưng năm nay th́ bà Lê Phong Lan thay v́ đem đến cho họ món quà Tết th́ bà lại cố t́nh lấy dao cắt vào thớ thịt của mỗi người bằng bộ phim “Mậu Thân 1968” để nhắc cho dân Cố Đô biết rằng máu vẫn chưa khô trên thành phố Huế.



    Phạm Trần
    danlambaovn.blogspot .com

  8. #68
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những tội ác không thể chối bỏ
    Như Nguyên (Danlambao)
    -


    Người ta vẫn thường nói thời gian là liều thuốc màu nhiệm đối với những chuyện đau buồn và thời gian cũng là vị thẩm phán công minh để t́m ra thủ phạm. CSVN đă gây ra quá nhiều tội ác với người dân Việt, đặc biệt những đau thương, tang tóc mà người dân xứ Huế đă bị gánh chịu dưới bàn tay cộng sản trong Tết Mậu Thân 1968 mà cả thế giới đều biết. Nếu đem so sánh với những tội ác mà bọn Polpot đă gây ra với người dân Campuchia th́ đúng là bên tám lạng, bên mười.

    Kẻ gây ra tội ác th́ đă rơ như ban ngày, c̣n đau thương th́ đă nguôi ngoai sau hơn 48 năm. Vừa qua CSVN đă mắc một sai lầm nghiêm trọng khi chỉ đạo cho bà Phong Lan làm một bộ phim tài liệu về Tết Mậu Thân 1968 ở Huế. Những thước phim với những lời b́nh trốn tránh một sự thật đă khơi dậy niềm uất hận mà người dân Huế đă cố ḱm nén để nguôi ngoai trong 48 năm qua. Qua bộ phim này càng làm rơ bộ mặt thật của csvn là “vừa ăn cướp, vừa la làng”.

    Mỗi một triều đại đă qua trong lịch sử của dân tộc đều không thể không có sai lầm, điều quan trọng của những người kế nhiệm là phải biết nh́n vào sự thật để chọn cách xử lư có lợi nhất. Nếu không dám nh́n những sai lầm của những người tiền nhiệm th́ đừng bao giờ nhắc lại những sự kiện sai lầm đó. CSVN đă tin rằng “ngàn lần nói láo sẽ thành sự thật”. Ngày nay trong thế giới phẳng về thông tin, phương cách đó sẽ hoàn toàn sụp đổ, một lúc nào đó chính phương cách đó sẽ đập lại chính ḿnh. Năm 1972, đạn pháo của Việt cộng bắn vào chi khu Cai Lậy, Tiền Giang (chi khu là đơn vị hành chánh ngang với cấp huyện trong thời chiến tranh, người đứng đầu là quận trưởng, mang quân hàm Đại úy hoặc Thiếu Tá) đă rơi vào trường Tiểu học Cai Lậy, gây nhiều cái chết thảm
    thương cho những học sinh. Csvn đă biên soạn trong sách giáo khoa là do Mỹ-Ngụy gây ra. Điều này có thể làm cho những người dân sống ở miền núi Lạng Sơn... tin được, c̣n người dân Tiền Giang và những vùng lân cận sẽ nghĩ ǵ về những điều tuyên truyền này?

    Cùng là người Việt, nhưng những người văn, nghệ sỹ sống ở Miền Nam trước năm 1975 khác xa với những văn, nghệ sỹ sinh sống ở miền Bắc hay miền Nam sau 1975. Những tác phẩm nghệ thuật của những người văn, nghệ sỹ miền Nam trước 1975 xuất phát từ cảm xúc tự nhiên, hoặc từ những sư kiện có thật. C̣n nhiều văn nghệ sỹ hiện giờ làm theo đơn đặt hàng của bộ máy tuyên truyền của cs. Bà Lan nên nghiền ngẫm tác phẩm “Giải khăn sô cho Huế” để hiểu được v́ sao nhà văn Nhă Ca đă nức nở đẽ ghi lại những cảm xúc của ḿnh và v́ sao csvn đă bắt giam chị khi vào tiếp quản Sài G̣n.

    Những kẻ gây tội ác sẽ bị luật trời, đất hành tội. Những người v́ miếng cơm, manh áo mà bóp méo sự thật th́ những oan hồn sẽ theo măi suốt đời để nguyền rủa những cho những sai trái đó. Hăy nhớ lấy rằng tội ác không bao giờ chối bỏ được.

    Sài G̣n ngày 01-02-2013

    Như Nguyên
    danlambaovn.blogspot .com

  9. #69
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mậu Thân trong tâm khảm một nhà thơ
    Đặng Huy Văn (Danlambao)
    -


    T́nh cờ có người thấy một ông già đi xe lăn được mấy người khênh từ máy bay xuống vào trưa ngày 3/2/2013 tại sân bay Phú Bài TP Huế. Nh́n một lúc mới có thể nhận ra, đó là một nhà thơ có những tập kí khá ấn tượng. Nhưng điều làm mọi người ấn tượng nhất là ông từ một giáo sư, một nhà thơ trước 1966 ở Huế có một cuộc sống khá giả mà đă đoạn tuyệt với quá khứ giàu sang để đi theo du kích chống lại bạn bè và những học tṛ cùng giai cấp của ông. Đặc biệt Tết Mậu Thân 1968, ông đă giúp bộ đội Giải Phóng MN giết chết rất nhiều những người dân vô tội mà phần nhiều là bạn bè và học tṛ cũ của ḿnh. Ông là một nhân chứng sống của lịch sử đau thương của dân tộc Việt Nam.

    Mậu Thân trong tâm khảm một nhà thơ

    (Xin tạ tội với những oan hồn Tết Mậu Thân 1968)

    Quá ngỡ ngàng khi thấy ông
    Từ trên máy bay “bước” xuống
    Kẻ bế người nâng khác nào một vị vua
    Với nét mặt nát nhàu
    Đôi mắt buồn rười rượi
    Có lẽ nào đây là anh giải phóng quân
    Vào thành Huế Mậu Thân xưa?

    Không!
    Ông chỉ là một nhà thơ
    Một nhà thơ chan chứa t́nh bè bạn
    Theo bộ đội lên chiến khu
    Nhưng chưa bao giờ cầm súng bắn
    Tết Mậu Thân ông chỉ là quan ṭa
    Tại trường Gia Hội mà thôi
    Để xét xử người của đối phương
    Những học tṛ cùng bạn hữu một thời
    Và ông chỉ biết cầm bút kư tên vào bản án
    Để người khác thi hành thôi
    Chứ ông nào biết bắn!

    Ông thương dân lắm
    Nên khi tiến quân vào Huế Thương ông khóc
    V́ thấy các đồng chí của ông
    Đă chôn sống những xác người!
    Một nhà thơ
    Chỉ biết chắt lọc suốt đời
    Những ngôn từ mĩ miều
    Của t́nh người thiêng liêng nhất
    Dù biết rơ kẻ đă ra lệnh bắn vào
    Bàn thờ tổ tiên trong đêm mùng một Tết
    Là một kẻ vô thần mang dạ thú mặt người
    Nhưng ông là nhà thơ chỉ biết làm thơ thôi!
    Và đây là dịp để có những vần thơ trác tuyệt
    Lấy máu của bạn bè để viết nên những bài thơ
    Lừng danh Đất Nước Việt!
    Chuyện ai ra lệnh bắn vào ai
    Đâu phải việc của nhà thơ!

    Ai ngờ về già ông cứ thờ thẩn ngẩn ngơ
    Đêm gió động ngoài hiên
    Cũng bật dậy tưởng có người gơ cửa
    Có hôm nằm mơ thấy hồn Mậu Thân
    Ngoài Khe Đá Mài than thở(*)
    “Không biết mẹ già và vợ con
    “Nay phiêu dạt về đâu?”
    Ông là nhà thơ
    Càng thấm thía nỗi đau
    Của những người học tṛ bị giết oan
    Mà ông “không thể” cứu!
    Ông phải sống những năm tháng cuối đời
    Với nỗi đau nặng trĩu!
    V́ thời trẻ ông chỉ chạy theo phù du
    Chứ có biết nghĩ suy đâu
    Nếu ông được dạy dỗ đến nơi đến chốn th́
    Non sông bây giờ chắc đă khác
    Ôi! Cái tuổi trẻ đam mê vĩ cuồng
    Để suốt đời lầm lạc
    Đă kết án oan cả chú bác cô d́
    Bè bạn lẫn tṛ ngoan!
    Đă phá tan hoang những đường phố, ngôi làng
    Cả mái trường xưa nơi một thời dạy học
    Day dứt quá những đêm dài trằn trọc!
    Nhưng cuộc đời đâu dễ dàng
    Quay ngược lại thời gian!
    Để chuộc lại những sai lầm
    Khi tay đă nhúng chàm
    Những sai lầm
    Được mang tên Tội Ác!

    Bốn mươi lăm năm rồi
    Huế Thương giờ thật khác
    Ôi! C̣n đâu những ngày xuống đường
    Của sinh viên Huế biểu t́nh
    Và c̣n đâu những buổi tụ tập mít tinh
    Của nhân dân Huế “Đă đảo quân xâm lược!”
    Xuống đường ư? Bị bắt ngay lập tức
    V́ chống Tàu là “chống đảng chống nhân dân!”
    Ông lờ mờ xem Ti Vi mà đau đớn tận tim gan
    Khi Hoàng-Trường Sa và Biển Đông
    Nay đang bị giặc Tàu xâm lược
    Nước mắt ông bỗng trào dâng
    Và thốt nhiên bật khóc!

    Tết Quư Tỵ này
    Ông quay về lại Huế Thương
    Ông định sẽ t́m lại cái ǵ ở đây
    Giữa những hố chôn người vội vă?
    Hay để chứng kiến cảnh nhiều em thơ
    Đang phải lang thang trên vỉa hè tơi tả
    Những dân oan khắp thôn xă, quận phường
    Đang lũ lượt lên tàu xe
    Mang đơn kiện tận trung ương
    V́ đă bị cướp đất, cướp nhà nhiều năm
    Mà không ai giải quyết
    Nhưng những chuyện của thời nay
    Chắc không ai nỡ nói cho ông hay biết
    V́ nói để làm ǵ thêm khốn khổ thân ông?
    Ôi! Thời vàng son của Huế
    Hỏi c̣n không?


    Hà Nội, 7/2/2013

    Ts. Đặng Huy Văn
    danlambaovn.blogspot .com

    ____________________ ________________

    (*) Khe Đá Mài thuộc xă Đương Ḥa, quận Hương Thủy, tại đó vào đêm ngày 7/2/1968 bộ đội Giải Phóng đă thảm sát khoảng hơn 400 người vô tội, tuyệt đại đa số là thường dân cả đàn ông, đàn bà và trẻ con. Tất cả họ kể cả những người chưa chết hẳn đều bị ném xuống khe (không được chôn).

    Tháng 10/1969, chính quyền Huế mới đem xương cốt các nạn nhân bị trôi dạt trong khe suối về chôn thành một ngôi mộ tập thể tại nghĩa trang Ba Tầng phía nam TP Huế, nằm giữa Từ Đàm và Phủ Cam. Sau 1975, khai quật thấy có hơn 400 bộ hài cốt.

  10. #70
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đón xuân này nhớ xuân xưa
    Trần Việt Tŕnh (Danlambao)
    -



    "Thế giới có thể quên Mậu Thân 1968 nhưng không ai có thể xoá biến cố tàn độc này trong lịch sử Việt Nam. Những người Việt Nam trẻ tuổi chưa biết cần phải biết. Người Việt Nam những ai đă biết lại càng không thể quên khi thủ phạm tay vấy máu đồng bào vẫn c̣n chưa trả lời trước toà án lương tâm và toà án thế giới."

    *

    Lời mở đầu: Năm nay, báo Tuổi Trẻ Online phát động một cuộc thi tùy bút với chủ đề “Tết sum vầy” để “chia sẻ về những kư ức, những hoài niệm, những xúc cảm, những câu chuyện về không khí sum vầy của gia đ́nh, của bè bạn, của t́nh yêu...”. Cuộc thi diễn ra từ nay cho đến hết ngày 24 tháng 2 với giá trị giải thưởng tổng cộng lên đến 28 triệu đồng. Sau đây là bài tùy bút của tôi với nhan đề “Đón xuân này nhớ xuân xưa”.

    Tết là mùa của đoàn tụ, của yêu thương, của t́nh thân, của t́nh gia đ́nh. Dù đang ở đâu, làm ǵ, Tết vẫn là ngày mà ai cũng mong được quây quần bên nhau, bên ấm trà hít hà mứt gừng cay, thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, cầu nguyện cho gia đ́nh được điều may mắn tốt lành. Tết, dù ở đâu ai cũng muốn tề tựu về nhà để hưởng một cái Tết sum vầy tràn đầy hạnh phúc trong không khí gia đ́nh đầm ấm.

    Trong những ngày Tết, các gia đ́nh sum họp bên nhau, thờ cùng tổ tiên, hỏi han và mừng tuổi nhau. Ngày Tất niên là ngày gia đ́nh sum họp lại để ăn với nhau bữa cơm cuối năm. Buổi tối ngày này, người ḿnh có tập tục lập bàn thờ cúng tất niên. Giao thừa là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết, chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa linh thiêng ấy, mọi người trong gia đ́nh thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Rồi tiếng pháo nổ râm ran mừng Tết đến.

    Đó là truyền thống một cái Tết sum vầy của dân ta, một nét văn hóa rất đặc trưng đă ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam.

    Ấy vậy mà cách đây đúng 45 năm, Tết Mậu Thân năm 1968, đă có hàng ngàn gia đ́nh ở Huế tan nát v́ một mưu đồ chính trị và quân sự bất minh của chính đồng bào ḿnh.

    Tối mùng Một, rạng sáng mùng Hai Tết, trong khi Huế bắt đầu nhộn nhịp mừng Tết đến th́ không ai ngờ rằng đó cũng là ngưỡng cửa vào địa ngục trần gian.

    Trong chiến dịch Đông Xuân 1967–1968, cuộc tấn công của quân đội miền Bắc, dưới danh nghĩa là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đă diễn ra đúng vào thời điểm giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc-Nam đă thoả thuận hưu chiến 36 tiếng đồng hồ để người dân được yên hưởng một cái Tết truyền thống trong hoà b́nh.

    Quân đội Bắc Việt chọn tấn công miền Nam đúng vào giờ giao thừa và lấy đó làm điều bí mật tiên quyết của trận Mậu Thân. Đại Tướng quân đội Bắc Việt Vơ Nguyên Giáp nhấn mạnh, trận Mậu Thân có ba điểm bất ngờ, đó là mục tiêu, qui mô, và quan trọng trên hết là thời điểm, đúng giao thừa.

    Cố t́nh vi phạm thoả ước, Bắc Việt đă tấn công đúng vào thời điểm giao thừa để tạo sự bất ngờ hầu chỉ mong nắm được lợi thế quân sự lúc ban đầu. Huế là một chiến trường chính yếu trong toàn cuộc chiến, đă diễn ra khốc liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm. Khi quân đội Bắc Việt bị đánh bật ra khỏi thành phố, người dân Huế liền nhận ra rằng mấy ngàn thường dân đă bị thảm sát, và rồi từ đó về sau, mỗi năm, Tết Nguyên Đán đă trở thành ngày giỗ của hàng ngàn gia đ́nh ở cố đô Huế.

    Sau cuộc thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế, có nhiều bài viết khác nhau về sự việc này. Người Việt sống ở miền Nam và ở hải ngoại nhớ lại với những căm phẫn. Nhà cầm quyền CSVN th́ lại ăn mừng và triển lăm chiến thắng vĩ đại.

    Ngày ấy những người tự xưng là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Quân Đội Nhân Dân đă đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xă miền Nam Việt Nam. Bị tấn công sau, nhưng Huế đă trở thành chiến trường khốc liệt nhất và dai dẳng nhất.

    Cuối cùng th́ vào ngày 25 tháng 2 năm 1968 mặt trận Mậu Thân tại Huế cũng chấm dứt. Lực lượng của phía Bắc Việt bị đẩy lui ra khỏi thành phố. An b́nh lại được văn hồi. Cờ VNCH được kéo lên trên tháp Kỳ Đài Phu Văn Lâu thay cho cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chễm chệ giữa cố đô trong hơn 3 tuần.

    Nhưng kinh hoàng không dừng lại ở đó.



    Người dân Huế bắt đầu một cơn ác mộng khác. Họ bàng hoàng nhận ra hàng ngàn đồng bào của họ, trong đó có cả thân nhân của họ, bị bắt trong 3 tuần lễ phía Bắc Việt làm chủ thành phố Huế, sẽ không bao giờ trở về nữa. Họ đă bị thảm sát ra sao, và được vùi lấp trong các hầm chôn tập thể như thế nào?


    Những nạn nhân đă bị giết bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có cả việc cột người lại thành từng hàng, rồi đẩy xuống hố chôn sống. Đó là lời kể của những người chứng kiến tận mắt cảnh khai quật tử thi ở các hầm chôn người tập thế. Nhiều đợt khai quật tử thi cho thấy các nạn nhân tay bị trói cột ra sau lưng bằng dây thép gai, miệng bị nhét giẻ, thân xác không c̣n nguyên vẹn nhưng lại không có dấu vết bị thương. Điều đó cho thấy rơ ràng rằng họ đă bị chôn sống.

    Khi đài truyền h́nh Quốc Gia phỏng vấn gia đ́nh của các nạn nhân, hầu như mọi người đều kể một câu chuyện tương tự như nhau là trong 3 tuần lễ rưỡi mà lực lượng Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Quân Đội Nhân Dân chiếm đóng Huế th́ thân nhân của họ bị những người cầm quyền tạm thời nầy kết án là “ác ôn”, “làm tay sai cho Mỹ”, “có tội với nhân dân” và phải “được xử lư thích đáng”. Những người bị kết án là ai? Họ là những giới chức trong chính quyền VNCH, và gia quyến của họ, những sĩ quan trong quân đội cũng như những người lính đang về nghỉ phép ở nhà, những nhân vật Công giáo được nhiều người biết. “Xử lư thích đáng” có nghĩa là bị xử tử tại chỗ hay bị bắt dẫn đi và không bao giờ trở lại.

    Những người bị dẫn đi mất tích về sau được t́m thấy trong hơn 20 băi chôn tập thể lớn nhỏ ở các vùng ngoại ô của Huế. Mỗi băi là một hay nhiều hố cạn chứa từ 5, 7 người cho đến hàng chục hàng trăm xác. Tổng cộng khoảng chừng gần 7000 người đă bỏ mạng trong gần 4 tuần lễ đó.

    Có hầm nạn nhân bị đập đầu bằng cuốc mà chết. Có một nhân chứng là một phóng viên miền Nam bị bắt đi theo Việt Cộng sau được VNCH giải cứu cho biết: “Họ được lệnh đập đầu bằng đầu cuốc, từ phía lưỡi vào”. Cũng theo nhân chứng này, người này phải đập người kia, cứ 10 người bị cột vào với nhau bằng giây điện thoại và đều bị đập vỡ đầu từ phía sau.

    Ông Vơ Văn Bằng, Trưởng Ban Truy T́m và Cải Táng Nạn Nhân Cộng Sản Tết Mậu Thân, thuật lại: “Các hố cách khoảng nhau. Một hố vào khoảng 10 đến 20 người. Trong các hố, người th́ đứng, nào là nằm, nào là ngồi, lộn xộn. Các thi hài khi đào lên, thịt xương đă ră ra. Trên thi hài c̣n thấy những dây lạt trói lại, cả dây điện thoại nữa, trói thành chùm với nhau. Có lẽ, họ bị xô vào hố thành từng chùm. Một số người đầu bị vỡ hoặc bị lủng. Lủng là do bắn, vỡ là do cuốc xẻng.”

    Nhưng kinh hoàng vẫn không dừng lại ở đó. Mức độ kinh hoàng không ngừng dâng lên. 20 tháng sau, ngày 19 tháng 9 năm 1969, Huế vỡ oà về việc thảm sát tại Khe Đá Mài thuộc quận Nam Hoà. Khoảng 400 bộ hài cốt được khai quật ra từ đây. Những hài cốt chỉ c̣n xương và sọ. Thịt da đă rữa và trôi đi theo ḍng nước.

    Những địa danh của Huế như Gia Hội, Cồn Hến, Chợ Thông, Phú Thứ, Khe Đá Mài, Băi Dâu, ... xưa nay vốn chỉ được biết trong cư dân Huế với nhau, nay bỗng chốc, trở thành đề tài bán tán của cả miền Nam, trên truyền h́nh và báo chí tong nước và cả quốc tế.

    Trách nhiệm thuộc về ai? Ai đă giết, ai đă chết, ai chịu trách nhiệm những ǵ đă xảy ra trong 3 tuần rưỡi kinh hoàng của Huế?

    Thân nhân họ hàng đứng cạnh các bộ phận thân thể vừa được đào lên từ các mộ tập thể trong dịp Tết Mậu Thân 1968. Photo courtesy of Wikipedia

    Học giả Douglas Pike, thuộc Pḥng Thông Tin Hoa Kỳ, trong bản báo cáo hoàn tất vào ngày 1 tháng 2 năm 1970 tại Sài G̣n, cho biết chỉ trong một trận Mậu Thân tại Huế, gần 4,800 thường dân đă chết và mất tích. Ông kết thúc lời mở đầu của báo cáo thật khẳng định: “Nếu báo cáo của tôi là một bản án đối với thái độ của người Cộng Sản, th́ thật sự nó là như vậy đấy. Đơn giản v́ thái độ ấy đáng bị lên án.”

    Ông Philip W. Manhard, cố vấn Mỹ tại Huế bị bắt làm tù binh và bị giam giữ ở một trại tù binh ngoài Bắc măi cho đến năm 1973, đă xác nhận rằng khi phải rút khỏi thành phố Huế, bộ đội miền Bắc đă hạ sát tất cả những ai không chịu đi theo, cũng như những người quá già hoặc nhỏ tuổi gây trở ngại cho cuộc rút quân của họ.

    Nói về phía bên kia, tất cả các kế hoạch đột kích miền Nam được chuẩn bị rất chu đáo và bí mật.

    Sau tháng 5 năm 1975, nhà cầm quyền CSVN hàng năm vẫn khoe thành tích và ăn mừng chiến thắng Mậu Thân nhưng vào năm 1969 Vơ nguyên Giáp khi bị các kư giả ngoại quốc phỏng vấn đă đểu giả trả lời là Bắc Việt không hề biết về cuộc chiến Tết Mậu Thân xảy ra ở Miền Nam v́ đó là chuyện của MTGPMN và VNCH.

    Một bản tin của đài Giải Phóng nghe được ngày ấy đổ tội cho cảnh sát và quân đội VNCH khi thua rút đi đă gây thảm sát. Chuyện che dấu và đổ tội vạ là điều b́nh thường của CS từ trước đến giờ mà ai cũng biết. Nhân chứng vẫn c̣n đó, cả trong nước lẫn ngoài nước. Họ không thể che dấu được tội ác tày trời này.

    Về câu hỏi tại sao VC tàn sát thường dân vô tội, đến nay nhà cầm quyền CSVN vẫn tránh né. Theo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, th́ động cơ miền Bắc tàn sát dân chúng Huế, ngoài một lư do thứ yếu là trả thù do hờn oán trước đây giữa cá nhân với nhau th́ lư do chính yếu là tàn sát theo kế hoạch phá huỷ và làm rối loạn bộ máy cầm quyền của VNCH. Tàn sát để khủng bố và cảnh cáo đe dọa dân chúng đừng ṭng quân chống cộng. Tàn sát tín đồ Thiên Chúa Giáo để chia rẽ sự đoàn kết tại miền nam, tạo sự nghi kỵ giữa các tôn giáo với nhau. Đây đúng là chủ trương dùng bạo lực cách mạng mà cấp trên chỉ thị.

    Nói tóm lại, dù Hà Nội đă chuẩn bị kế hoạch cưỡng chiếm VNCH thật chu đáo, cũng như đă tuyệt đối tin tưởng vào đám Việt gian miền Nam nhưng cuộc tổng tấn công đă hoàn toàn thất bại về quân sự. Hà Nội cũng thua luôn về phương diện đạo đức và chính nghĩa khi đă tàn nhẩn xô đẩy hàng ngàn người vào chỗ chết.

    45 năm qua là 45 năm người dân Huế đón Tết cùng lễ giỗ. 45 năm tuy dài nhưng vết thương vẫn chưa lành. Nỗi kinh hoàng đối với dân Huế đă qua đi nhưng trong ḷng họ, nỗi đau vẫn c̣n đó. Người c̣n sống vẫn đau với vết thương chưa lành và người đă khuất vẫn chưa được giải oan.

    Ông Phan Văn Tuấn là một nạn nhân tiêu biểu của Mậu Thân Huế 68. Khi CS chiếm đóng Huế ông chỉ mới hơn 16 tuổi, đang theo học tại trường tư thục Nguyễn Du. Ông chứng kiến tận mắt một vụ ám sát 5 người ngay ngày đầu tiên. Sau đó, ông và hơn một chục thiếu niên khác bị cộng quân bắt sử dụng vào việc đào hố chôn sống đồng bào ở Gia Hội. Nhờ một phép lạ, ông và 2 thiếu niên khác thoát thân được dưới làn mưa đạn, c̣n những thiếu niên kia bị cộng quân giết chết. Ông đau khổ nghẹn ngào bộc lộ như sau khi được Nam Dao phỏng vấn nhân dịp tưởng niệm Mậu Thân 40 năm:

    “Phiêu bạt giang hồ, tôi bỏ Huế tôi đi từ hồi đó tới giờ, không bao giờ về… Tôi sợ Huế chị ạ! Không phải tôi sợ quê hương tôi, nhưng tôi sợ cái quá khứ khốn nạn mà CSVN gieo rắc vào quê hương tôi. Mỗi lần nhắc tới Huế, tôi tắt radio. Nhạc mà hát về Huế, tôi tắt. Nói tiếng Sàig̣n đi, chị mà nói tiếng Huế, tôi sợ tôi đi. Ở Huế mà sợ Huế, không có chị ơi! Huế không phải sợ Huế, mà Huế sợ cái con ma Mậu Thân Huế. Cái bóng ma Mậu Thân Huế 40 năm nó vẫn theo tôi. Ai nói tiếng Huế tôi giật ḿnh. Chị nói anh người Huế, ai nói tiếng Huế anh thích, không có đâu! Ai nói th́ giật ḿnh, giật ḿnh giống như cái lưỡi dao nằm trong thịt, nó lành rồi nhưng mà ai đụng th́ tự nhiên thốn! Thốn trong tim!”

    Thật là oái ăm! Ông là người Huế chính gốc. Người Huế tha hương mà ra đường gặp người Huế lại sợ, nghe ai nói tiếng Huế cũng sợ, thấy Tết đến cũng sợ luôn. 45 năm trôi qua rồi, ông đă đón 45 cái Tết với những tâm trạng khác nhau. Ông tưởng rằng đă lấy được thăng bằng, đă chấp nhận sự thật và quên đi những nỗi buồn để sống, nhưng sự thật không phải như vậy. Nỗi buồn đó vẫn khắc sâu trong tim ông. V́ những biến cố và sóng gió xảy ra đó đă làm cho ông sợ Tết. Dẫu cho trong sâu thẳm tâm hồn ông vẫn yêu Tết lắm, để ông nhớ lại những ǵ tốt đẹp của một gia đ́nh sum vầy mà ông từng có. Nhiều lúc trong những giấc mơ ông vẫn khóc thầm, bao giờ cho đến bao giờ.

    Có lẽ không ai có đủ tư cách và thẩm quyền để trả lời câu hỏi: Ai đă giết người dân Huế? Chỉ có thành phố Huế và người dân Huế, những nạn nhân trực tiếp của cuộc thảm sát, cũng như những người trực tiếp tham gia công tác truy t́m, khai quật và mai táng xác nạn nhân mới có quyền trả lời, và có quyền lên án.

    45 năm đă trôi qua, không biết có bao nhiêu người nay c̣n muốn nhắc lại câu chuyện Tổng công kích của cộng sản tại Huế, có bao nhiêu người c̣n đoái hoài tới những kẻ xấu số đă bị cướp mất đi mạng sống của ḿnh một cách thảm thương.

    45 năm rồi, chúng ta, những người không cộng sản c̣n nhớ được những ǵ và suy nghĩ ǵ về cuộc giết người hàng loạt này?

    Đă 45 năm trôi qua, vụ thảm sát vẫn là một vết thương chưa lành, vẫn c̣n là nỗi đau trong ḷng người dân Huế. Những ǵ xảy ra cho người đă chết, sẽ c̣n măi trong ḷng người đang sống. Biến cố ấy sẽ không trôi qua trong quên lăng.

    Thế hệ Mậu Thân của Huế vẫn c̣n đó. Năm nay, người dân Huế ở trong nước th́ ở những nơi riêng tư, c̣n ở nước ngoài th́ công khai, vẫn tiếp tục tưởng niệm những nạn nhân xấu số của vụ thảm sát 45 năm về trước.

    Thế giới có thể quên Mậu Thân 1968 nhưng không ai có thể xoá biến cố tàn độc này trong lịch sử Việt Nam. Những người Việt Nam trẻ tuổi chưa biết cần phải biết. Người Việt Nam những ai đă biết lại càng không thể quên khi thủ phạm tay vấy máu đồng bào vẫn c̣n chưa trả lời trước toà án lương tâm và toà án thế giới.

    Lời kết: Nếu như tuỳ bút của tôi được may mắn chấm trúng một giải nào đó, xin báo Tuổi Trẻ Online hăy lấy số tiền trúng thưởng đó để tặng hết cho một gia đ́nh nạn nhân của năm 68 c̣n sót lại đă không hưởng được một cái Tết Mậu Thân sum vầy.

    6 tháng 2 năm 2013
    (26 tháng Chạp năm Nhâm Th́n)
    Đón Tết Quư Tỵ mà nhớ Tết mậu Thân


    Trần Việt Tŕnh
    danlambaovn.blogspot .com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •