Page 7 of 8 FirstFirst ... 345678 LastLast
Results 61 to 70 of 74

Thread: Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

  1. #61
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đài Loan chuẩn bị khai thác dầu khí tại vùng biển Trường Sa
    RFA-28-12-2012


    Đài Loan có kế hoạch bắt đầu thăm ḍ dầu khí tại biển Đông kể từ năm tới – diễn biến có thể làm tăng thêm căng thẳng tại khu vực tranh chấp lănh hải này.

    Cơ quan hầm mỏ và công ty dầu CPC của chính phủ Đài Loan theo như mong đợi sẽ bắt đầu kế hoạch thăm ḍ dầu khí vào năm 2013 tại vùng biển chung quanh đảo Thái B́nh lớn nhất của quần đảo Trường Sa – mà VN gọi là đảo Ba B́nh.

    Ông Jerry Ou, phụ trách cơ quan năng lượng, tuyên bố kế hoạch này hồi hôm qua tại Quốc Hội Đài Loan, và nói thêm rằng ngân khoản 585.000 đô la đă được chuẩn bị cho kế hoạch khai thác dầu khí ấy.

    Đài Loan vốn không có nguồn tài nguyên dầu hoả và phải lệ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Đông và Phi Châu, xem chừng như đang ra sức t́m nguồn dầu mới.

    Nhưng việc Đài Bắc thực hiện cuộc thăm ḍ dầu khí ở Trường Sa có thể làm gia tăng căng thẳng v́ đây là khu vực tranh chấp – một phần hay toan phần – giữa VN, Philippines, Đài Loan, TQ, Malaysia và Brunei.

  2. #62
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc tăng tàu chiến ở biển Đông

    01/01/2013 4:10



    Bắc Kinh được cho là vừa bổ sung một tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải và chuyển hai tàu khu trục cho lực lượng hải giám.

    Trang tin Wantchinatimes (Đài Loan) ngày 31.12.2012 loan tin Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc vốn hoạt động ở biển Đông vừa nhận một tàu hộ tống mang tên Liễu Châu. Tàu này thuộc lớp 054A, thuộc nhóm chiến hạm tiên tiến của Trung Quốc. Cũng trong ngày 31.12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh một lần nữa giải thích rằng quy định trên áp dụng trong phạm vi 12 hải lư tính từ bờ biển của Hải Nam, theo Reuters.


    Chiến hạm Liễu Châu của Trung Quốc - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo

    Trong khi đó, Trung Quốc hồi tháng 7.2012 lập ra cái gọi là “Thành phố Tam Sa”, thuộc tỉnh Hải Nam, để kiểm soát trái phép 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. V́ thế, theo giới chuyên gia quốc tế, quy định trên của Bắc Kinh thực chất nhằm kiểm soát tàu bè ở khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền trái phép trên biển Đông thông qua bản đồ “đường lưỡi ḅ”. Từ đó, Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Trong một diễn biến khác, Trung Quốc cũng vừa chuyển giao 2 tàu khu trục và 9 tàu hải quân cho lực lượng hải giám nước này. AFP hôm qua dẫn nguồn từ Trung Quốc cho hay Bắc Kinh đă nâng cấp số tàu trên và biên chế chúng vào công tác giám sát biển. Lâu nay, Bắc Kinh vẫn thường xuyên khẳng định tàu hải giám và ngư chính đơn thuần thuộc lực lượng dân sự. Tuy nhiên, trong thực tế, tàu công vụ thuộc hai lực lượng này được chuyển giao từ hải quân. Thậm chí, chúng c̣n được vũ trang với hỏa lực mạnh, thực hiện các hành động phi pháp ở vùng biển Việt Nam.

    Hồi tháng 7, Trung Quốc ngang nhiên đưa 4 tàu hải giám tuần tra trái phép gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nguy hiểm hơn, những hành động như thế c̣n được cổ súy bởi những giọng điệu hiếu chiến. Ngày 30.12, tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời thiếu tướng La Viện thuộc Học viện Khoa học quân sự của quân đội Trung Quốc kêu gọi: “Trung Quốc cần thực thi luật biển càng sớm càng tốt và lập lực lượng tuần duyên với khả năng quân sự”. Những động thái và phát ngôn trên khiến t́nh h́nh biển Đông thêm bất ổn.


    Học giả Trung Quốc cảnh báo bất ổn
    Một nhóm gồm 71 học giả Trung Quốc vừa kư bức thư kêu gọi chính quyền Bắc Kinh cải cách chính trị khẩn cấp và tôn trọng nhân quyền, theo AFP ngày 31.12. Trong thư, nhóm học giả này cảnh báo t́nh trạng mất cân bằng kinh tế ngày càng tăng đang châm ng̣i cho những bất ổn ở Trung Quốc.
    Thậm chí, họ c̣n nhận định một cuộc nổi dậy sẽ bùng phát nếu cải cách không được thực hiện ngay lập tức. Cùng ngày, Hoàn Cầu thời báo công bố kết quả cuộc khảo sát cho thấy khoảng 82,3% người dân Trung Quốc được hỏi trả lời rằng nước họ chưa đạt tới tầm của một cường quốc.
    Minh Trung

    Văn Khoa

    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/w...g/10091915.epi

  3. #63
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nh́n lại t́nh h́nh biển Đông năm 2012
    Gia Minh, biên tập viên RFA
    2013-01-01

    T́nh h́nh tại khu vực Biển Đông trong năm qua tiếp tục gia tăng căng thẳng v́ những hành động của Trung Quốc.


    Bản đồ h́nh lưỡi ḅ do TQ tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông.

    Nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, ôn Trần Công Trục, có một số đánh giá về t́nh h́nh đó, cũng như biện pháp cần có trong thời gian tới để duy tŕ ổn định và chủ quyền trên Biển Đông.
    TQ bất chấp luật pháp quốc tế

    Trước hết ông nói về những hành động bị cho là ‘quyết đoán’ của Trung Quốc trong thời gian qua:

    Trần Công Trục: Như mọi người biết trong thời gian một năm vừa rồi Trung Quốc có rất nhiều hoạt động rất quyết đoán và rất mạnh mẽ, những hành động có thể nói bất chấp luật pháp quốc tế trong hoạt động trên vùng Biển Đông.


    Năm vừa rồi TQ có rất nhiều hoạt động rất quyết đoán và rất mạnh mẽ, những hành động có thể nói bất chấp luật pháp quốc tế trong hoạt động trên vùng Biển Đông.

    Trần Công Trục

    Tại sao lại có chuyện đó? Theo tôi, đó là những hoạt động đă nằm trong chiến lược của Trung Quốc đă vạch sẵn từ lâu rồi chứ không phải mới bây giờ. Đây là những bước đi được tính toán và sở dĩ gần đây mạnh lên có lẽ họ cũng tính toán t́nh h́nh quốc tế và khu vực, và cả trong nội bộ của họ nữa để thực hiện những bước đi đó. Mà theo tôi đó là cũng là một phép thử để xem phản ứng của quốc tế và những nước có quan tâm đến khu vực này như thế nào để họ tính toán trong bước thực hiện các mục tiêu của họ như chúng ta đă biết. Đó là thực hiện ư đồ trong việc muốn biến vùng Biển Đông trong khu vực thành vùng mà họ chiếm diện tích gần như hoàn toàn đến 80%, trong đường biên giới mà họ gọi là đường biên giới lưỡi ḅ.

    Như vậy trong thời gian vừa rồi họ làm như vậy là có sự tính toán, cân nhắc các bước thực hiện. Thêm nữa là họ thực hiện một số bước trong khu vực các nước ASEAN mà có những vấn đề về nội bộ; tức chưa thực sự thống nhất trong ‘loại việc’ này. Đó là một nguyên nhân nữa mà họ (Trung Quốc) đẩy mạnh hơn nữa mọi hoạt động của họ.

    Gia Minh: Hoạt động của ASEAN trong năm vừa rồi không được như những năm trước, như năm 2010 khi Việt Nam làm chủ tịch. Năm vừa qua th́ Kampuchia làm chủ tịch?

    Trần Công Trục: Theo tôi đúng như vậy, và như đă nói họ tính toán mọi cơ hội có thể được, đặc biệt t́nh h́nh thế giới và khu vực. Ṛ ràng khu vực ASEAN trong năm vừa rồi, tổ chức ASEAN có những vấn đề nội bộ.

    Năm vừa rồi Kampuchia làm chủ tịch, và chúng ta biết Kampuchia có những phát biểu không thuận lợi lắm cho khối này trước những động thái mà Trung Quốc gây ra. Hội nghị ngoại trưởng ASEAN tại Kampuchia hồi tháng 7 lần đầu tiên không ra được thông cáo chung, và hội nghị gần đây rơ ràng có những phản ứng, động thái của Kampuchia mà nói chung Trung Quốc có thể khai thác điều đó. Tôi nghĩ đây là một trong những lư do, một trong những nguyên nhân gần như rất quan trọng mà Trung Quốc tính toán để thực hiện những bước đi của họ.

    Gia Minh: Philippines có những phản ứng mạnh mẽ, vậy ông thấy những biện pháp của Philippines và Việt Nam trước những động thái của Trung Quốc thế nào?

    Trần Công Trục: Theo tôi có nhiều ư kiến cho rằng Philippines là nước tiên phong trong mặt trận gọi là cản phá, cản trở lại hoạt động của Trung Quốc. Thế nhưng tôi nghĩ rằng không phải hoàn toàn như vậy, v́ mỗi nước sẽ có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đối với những hoạt động của Trung Quốc đă gây ra trong năm vừa rồi. Philipines là nước có lợi ích liên quan, ví dụ như Băi cạn Scaborough rơ ràng trực tiếp đến Philippines nên nước này phải có những phản ứng mạnh mẽ hơn so với nhiều nước khác là chuyện đương nhiên. Hay chuyện Trung Quốc cho đấu thầu chín lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam rồi vấn đề họ cắp cáp..., th́ Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ. Có nghĩa là quyền lợi liên quan trực tiếp hay gián tiếp để các nước có những thái độ phản ứng; chứ không phải hoàn toàn nước này đi đầu hoặc đi thứ hai. Tôi cho việc phản ứng của Philippines, của Việt Nam và của các nước khác tùy thuộc vào mức độ và tính chất trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến lợi ích của từng nước đưa đến phản ứng của họ. Theo tôi ở mức độ có thể thấy rơ là có một sự phản ứng chừng mực. Thực tế là như vậy.
    ASEAN cần đoàn kết

    Gia Minh: Sự đoàn kết giữa các nước có quyền lợi trên Biển Đông mà bị Trung Quốc vi phạm như vậy, ông thấy mức độ liên kết với nhau th́ ra sao rồi?


    Theo tôi nghĩ, hiện nay một số động thái của các nước ASEAN trước t́nh h́nh đó th́ người ta cũng đă ư thức được rằng họ cần phải có sự đoàn kết.

    Trần Công Trục

    Trần Công Trục: Tôi cho rằng một trong những lư do mà Trung Quốc triển khai mạnh hơn là v́ điều đó. Theo tôi nghĩ, hiện nay một số động thái của các nước ASEAN trước t́nh h́nh đó th́ người ta cũng đă ư thức được rằng họ cần phải có sự đoàn kết. Tuy nhiên muốn làm điều đó phải có điều kiện và thời gian cụ thể. Nhưng tôi nghĩ có những hoạt động tích cực ví dụ như ngoại trưởng Indonesia, trong thời gian sau hội nghị khi không ra được tuyên bố chung, ông ta đă đi từng nước một để có gặp gỡ và những nước có liên quan trực tiếp như Malaysia, Philippines, Việt Nam có những chuẩn bị cho các cuộc gặp gở nhằm bàn bạc những biện pháp để đối phó với t́nh h́nh này. Và tiếp đến các nước sẽ c̣n, và đă thống nhất với nhau dự thảo COC, tức bộ luật ứng xử trên Biển Đông. Họ tiếp tục thúc đẩy quá tŕnh này để làm sao lôi kéo Trung Quốc vào bàn đàm phán nội dung này. Tôi nghĩ với sự nỗ lực và tích cực đó hy vọng năm 2013 sẽ có tiến triển tốt. Và tôi cũng hy vọng những nước trong ASEAN sẽ có những dàn xếp với nhau để có tiếng nói thống nhất. Thực sự mọi người cũng ư thức việc cản trở mọi hoạt động gọi là bất thường và phi pháp là có lợi chung cho khu vực. Từng nước đều có lợi ích, và chỉ là việc đóng góp cho nền ḥa b́nh, ổn định khu vực và thế giới thôi.

    Tôi hy vọng rằng tất cả những điều ḿnh làm với động cơ đúng đắn và rất trong sáng đó th́ chắc chắn sẽ có những bước tiến khả thi thôi, không nên vội bi quan.

    Gia Minh: Ngày 1 tháng này, lệnh của tỉnh Hải Nam cho lực lượng chức năng lên khám xét những tàu mà họ cho là vi phạm vùng biển của Trung Quốc tại Biển Đông, có hiệu lực. Theo ông t́nh h́nh trước mắt này ra sao?

    Trần Công Trục: Tôi nghĩ rằng lệnh của bất cứ quốc gia nào là thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển th́ không thể nào trái với những điều đă tham gia. V́ khi tham gia th́ phải tuân thủ mọi qui định của công ước. Nếu lệnh đi trái với công ước th́ các nước khác sẽ phản đối và không có hiệu lực đối với những nước có ư kiến. Như vậy nó phụ thuộc vào thái độ của các quốc gia có liên quan và quốc tế nữa. Đương nhiên đối với lệnh sai trái đó, các nước trong khu vực sẽ có phản ứng. Tùy theo mức độ mà người ta sẽ có những lối ứng xử một cách thích hợp nhất và hiệu quả nhất.

    Gia Minh: Cám ơn ông về những ư kiến tŕnh bày vừa rồi.

  4. #64
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đài Loan phản đối Luật Biển của Việt Nam



    03.01.2013
    Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam

    Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012. Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013

    Chương 1: gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.

    Chương 2: quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lănh hải.

    Chương 3: quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lănh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lănh hải.

    Chương 4: dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển.

    Chương 5: quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển.

    Chương 6: Quy định về xử lư vi phạm và biện pháp ngăn chặn.
    ​​Chính phủ Đài Loan không công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa như mô tả trong Luật Biển Việt Nam có hiệu lực từ đầu năm nay.

    Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 2/1 tuyên bố ‘xét về mặt lịch sử, địa lư hay luật quốc tế, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Sa, Đông Sa và vùng biển lân cận hiển nhiên là bộ phận không thể tách rời của lănh thổ Đài Loan’ và ‘hành động của bất kỳ nước nào nhằm chiếm đóng hay tuyên bố chủ quyền tại các khu vực này với bất cứ lư do ǵ đều bất hợp pháp’.

    Hăng thông tấn trung ương Đài Loan dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Steve Hsia, ngày 3/1 nói Đài Loan rất quan ngại và cực lực phản đối Luật Biển của Việt Nam. Ông Hsia cho biết Bộ đă yêu cầu văn pḥng đại diện của Đài Loan tại Việt Nam tŕnh bày quan điểm với chính quyền Hà Nội.

    Thông cáo của Bộ Ngoại giao ban hành tối 2/1 nêu lên lập trường trước nay của Đài Loan muốn cùng làm việc với các nước để phát triển các nguồn tài nguyên ở Biển Đông trên cơ sở ḥa b́nh, hợp tác phát triển, với tiêu chí là các quần đảo này thuộc chủ quyền của Đài Loan.

    Chính phủ Đài Loan kêu gọi thay đối đầu bằng đối thoại trong tranh chấp Biển Đông, đồng thời cũng yêu cầu các nước láng giềng tuân thủ luật quốc tế, tự chế, duy tŕ quyền tự do hàng hải và tránh các hành động đơn phương làm ảnh hưởng tới ḥa b́nh-ổn định trong khu vực.

    Đài Loan hiện đang kiểm soát quần đảo Đông Sa và đảo Thái B́nh (Việt Nam gọi là Ba B́nh), tức đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa.

    Việt Nam nói đảo Ba B́nh thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm đóng. Phía Đài Loan cho rằng ḥn đảo này do Đài Loan nhận chủ quyền đầu tiên vào năm 1947 và đă duy tŕ sự hiện diện thường trực tại đây kể từ năm 1956 tới nay.

    Trước Đài Loan, Trung Quốc cũng đầu tuần này cũng đă lên tiếng phản đối Luật Biển của Việt Nam mà Bắc Kinh gọi là ‘bất hợp pháp và vô giá trị’.

    Tới tối ngày 3/1, chưa có thông tin về phản hồi của phía Việt Nam.

    Trong một cuộc phỏng vấn đầu năm với thông tấn xă Việt Nam được Tân Hoa xă trích thuật hôm nay, Bộ Trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh nói trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam dựa trên sự kết hợp giữa các phương sách hợp tác và quốc pḥng để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

    Nguồn: CNA, Taiwan Today

  5. #65
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đông Á không ḥa không chiến
    Việt-Long, RFA
    2013-01-03

    Năm mới dương lịch vừa sang. Một cái thở phào nhẹ nhơm cho biển Đông, nhất là Việt Nam, khi phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố rằng lực lượng hải giám Trung Quốc chỉ kiểm soát hải phận 12 hải lư quanh đảo Hải Nam như từ trước tới nay, không phải là lănh hải lưỡi ḅ như đă làm cả thế giới lo ngại và phẫn nộ. Đó có phải một dấu hiệu lạc quan?


    Tín hiệu mâu thuẫn

    Tuy nhiên, cùng ngày, Bắc Kinh lại tăng cường hai khu trục hạm cùng 9 tàu hải quân khác cho lực lượng tuần tra biển Đông và biển Hoa Đông, cho tàu ngư chính vào hải phận Điếu Ngư/ Senkaku và máy bay thám sát bay qua không phận nơi này.

    Những tín hiệu mâu thuẫn đó cho thấy điều ǵ? Và t́nh h́nh Đông Á sắp tới sẽ ra sao?

    Trước hết, trong vấn đề Trung Quốc thông báo kiểm soát biển, người ta thấy một khi quốc tế lên tiếng một cách nghiêm khắc th́ Bắc Kinh liền tỏ ra nghiêm chỉnh. Hoa Kỳ là nước hết sức chủ trương hoà hoăn với Trung Quốc, nhưng đă phải yêu cầu Bắc Kinh giải thích rơ ràng về lời loan báo của tỉnh Hải Nam. Giả dụ Bắc Kinh thực sự ngăn chặn và kiểm soát tàu bè vào hải phận lưỡi ḅ, th́ liệu Hoa Kỳ sẽ hành động ra sao?

    Hoa Kỳ phải làm một việc nào đó trước t́nh huống ấy, không thể cam kết chuyển trục chiến lược với 60% lực lượng hải quân sang Thái b́nh Dương để ở đó nh́n Trung Quốc tung hoành như chỗ không người.

    Hoa Kỳ nhiều lần cam kết đặt chân đứng vững tại châu Á Thái B́nh Dương, sẽ phải giữ lời cam kết đó, và người ta trông chờ tàu chiến Hoa Kỳ sẽ tiến trước tiên vào vùng mà Trung Quốc đ̣i chặn tàu để kiểm soát, hầu thử thách sự quyết đoán của Trung Quốc. Một khi đối đầu như vậy, phía bị mất mặt hẳn nhiên sẽ là Bắc Kinh chứ không phải Washington.
    Hoa Đông và Đông Á

    Việc tăng cường hai tàu Nam Kinh 131 và Nam Ninh 162 vào hạm đội tàu tuần tra trên biển, là kế hoạch đă dự trù, và bây giờ được thi hành đúng lúc để cân bằng với thái độ được tạm coi là “nghiêm chỉnh” của Bắc Kinh ở biển Đông.

    Hai tàu này hoạt động từ 1977 và 1979, đến năm 2012 th́ được cởi lốt quân sự để đưa qua lực lượng tuần tra biển, cùng lúc với 9 tàu hải quân khác. Hai tàu trang bị đại bác 130 mm và hoả tiễn điều khiển chống tàu cùng những vũ khí nhỏ hơn. Trang bị như vậy không có ǵ là hùng hậu so với tàu khu trục hay tuần dương ngày nay của các nước như Nhật hay Nam Hàn, Ấn Độ với vũ khí pḥng không, pḥng thủ và tấn công toàn là hoả tiễn cao tốc. Hai tàu khu trục cũ này hạ thủy từ thời Hoa lục đang phát triển hải quân th́ nay chỉ doạ nạt bức hiếp được tàu tuần duyên của cảnh sát biển Việt Nam và Philippines mà thôi. Nên ở Hoa Đông không thấy có một sự chuẩn bị gây chiến.

    Tuy vậy truớc đó hôm 29 tháng 12 tuần duyên Nhật ở Fukuoka đă bắt giữ một tàu cá Trung Quốc xâm nhập lănh hải và khai thác san hô bất hợp pháp. Tàu được thả vào ngày 31 tháng 12 sau khi thuyền trưởng đóng tiền phạt. Cùng ngày hôm đó ba tàu tuần tra Trung quốc xâm nhập vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần duyên Nhật đă yêu cầu những con tàu này rời vùng, nhưng một tàu Trung Quốc trả lời họ hoạt động trên vùng biển thuộc Trung quốc. Hôm 13 tháng 12, lần đầu tiên từ 1958, phi cơ thám sát của Trung Quốc bay qua Senkaku, chiến đầu cơ F-15 của Nhật bay ra cảnh cáo, dẫn ra. Sau đó c̣n mấy lần xâm nhập và cảnh cáo tương tự như vậy. Những sự kiện đó có ư nghĩa thế nào?

    Có ư kiến cho là Bắc Kinh tăng cường tàu lớn cho lực lượng tuần tra biển là để đối đầu với tàu Nhật khi Nhật muốn bắt giữ tàu cá và đuổi tàu tuần nhỏ của Bắc Kinh đi chỗ khác, tương tự như vụ Scarborough hồi năm ngoái với Philippines. Hành động tăng cường lực lượng như vậy là để giữ chặt những nơi trọng yếu mà Bắc Kinh đă áp đặt chủ quyền để giành lấy. Máy bay quan sát xâm nhập không phận Nhật Bản ở Senkaku/ Điếu Ngư cũng nhằm mục đích lai văng và hiện diện, có hoạt động, một trong những điều kiện pháp lư để đ̣i chủ quyền.

    Dường như không ai muốn gây chiến với ai, trong khi Bắc Kinh c̣n cần ổn định để tiếp tục phát triển đuổi kịp Hoa Kỳ và Nhật vẫn cần đến Trung Quốc để hợp tác kinh tế. Dù vậy, trong cuộc tranh chấp lănh hải, bên nào cũng phải cứng rắn bảo vệ lập trường của ḿnh.

    Chính sách “Chí Phèo”

    Nguợc lên phía bắc, qua vùng Đông bắc Á, t́nh h́nh Nam Bắc hàn vừa có dấu hiệu hoà hoăn từ cả hai bên Nam Bắc Hàn, sau khi B́nh Nhưỡng phóng hoả tiễn liên lục địa thành công, và Nam Hàn có nữ Tổng thống đầu tiên. Tuy vậy Bắc Hàn sẽ không dừng kế hoạch vũ khí hạt nhân, nhưng cũng không đe dọa được Mỹ với Nam Hàn để họ phải nhượng bộ và viện trợ. Dù B́nh Nhưỡng có được hoả tiễn hạt nhân th́ hệ thống lá chắn hỏa tiễn của Mỹ cũng chẳng sợ ǵ vài chiếc lẻ tẻ bay qua từ bên kia bán cầu. Các lănh tụ Bắc Hàn tuy thất thường nhưng chẳng điên dại đến mức tự sát mà đem phóng hoả tiễn hạt nhân sang Mỹ hay Nhật. Bắc Hàn cũng không thể tấn công Nam Hàn mà có thể tồn tại được. Lực lượng Mỹ ở khắp Thái B́nh Dương tất nhiên không khoanh tay ngồi nh́n hai bên xung chiến. Chính sách hoả tiễn hạt nhân chỉ là chính sách doạ dẫm, cào mặt ăn vạ, mà thực ra lại làm lợi cho Mỹ. Chính sách “Chí Phèo” của Bắc Hàn làm lợi cho Mỹ ra sao?

    Không phải chỉ Bắc Hàn mà cả Trung Quốc cũng giúp kỹ nghệ vũ khí của Hoa Kỳ ngày càng thịnh vựong khi Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản, Đông Nam Á đều phải gấp rút tăng cường vơ trang trước thái độ gây hấn của hai nước ấy. Chỉ riêng năm 2012 số vũ khí bán ra cho riêng châu Á đă lên tới 13,7 tỉ đô la. Ngũ Giác Đài đă gởi 65 thông báo cho quốc hội về những mối hàng vũ khí trị giá 63 tỉ đô la cho năm nay bán cho nước ngoài, trong đó có hóa đơn của Á Rập Xê Út và Ấn Độ là hai khách hàng lớn nhất.

    Nam Hàn sẽ mua phi cơ tuần thám tự hành, tức là các loại drones, thường được quân đội Hoa Kỳ, Anh quốc, Israel sử dụng lâu nay, để theo dơi hoạt động của Bắc Hàn. Nhật vẫn muốn có máy bay F-35, là loại chiến đấu cơ tàng h́nh tối tân nhất hiện nay, vượt trội mọi loại phi cơ chiến đấu nổi tiếng nhất của châu Âu và Nga. Đài Loan cần F-16 C/D, những hệ thống radar theo dơi và liên lạc, cùng cả một danh sách vũ khí trang cụ gồm rất nhiều thứ khác, kể cả hệ thống lá chắn chống hỏa tiễn …

    Trong khi đó từ nhiều năm qua Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, cả nước Brunei nhỏ xíu nhưng giàu có … tức là hầu hết khối ASEAN, chỉ trừ Cambodia nhận vũ khí của Trung Quốc, và Lào đành ngồi nh́n v́ nghèo quá, 8 nước c̣n lại đều gấp rút tung ra bạc tỷ để mua sắm chiến cụ của Nga, Mỹ, châu Âu. Bắc Kinh là yếu tố kích thích cuộc chạy đua vũ trang này.

    Tóm lại Trung Quốc Bắc Hàn càng gây hấn th́ Hoa Kỳ càng có cơ hội phát triển công nghiệp quốc pḥng. Và như thế t́nh h́nh sẽ trở thành ổn định trên sự căng thẳng cân năo và trên sự thăng bằng cán cân lực lượng, chỉ khác thời chiến tranh lạnh trước "kỷ nguyên" Reagan-Gorbachev từ thế kỷ trước ở nguy cơ đại chiến nguyên tử tiêu diệt hết loài người vào khi ấy.

  6. #66
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc kiên quyết tiếp tục tuần tra Biển Đông



    Tàu hải giám của Trung Quốc Haijian số 27 tuần tra gần quần đảo đang trong ṿng tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.



    10.01.2013
    Bắc Kinh sẽ tiếp tục các cuộc tuần tra thường lệ tại các vùng biển mà Trung Quốc nhận chủ quyền trên Biển Đông và ngoài khơi quần đảo Điếu Ngư Đài.

    Truyền thông Trung Quốc ngày 10/1 trích tuyên bố của Cục Hải dương Quốc gia rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục chống lại bất kỳ sự xâm phạm nào từ Việt Nam, Philippines, và Nhật Bản đối với chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển này.

    Ông Lưu Tích Quư, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, nhấn mạnh trước t́nh h́nh ngày càng phức tạp và căng thẳng ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ thực hiện thêm nhiều trọng trách để duy tŕ bền vững quyền hàng hải và lợi ích quốc gia.

    Cục Hải Dương Trung Quốc cũng loan báo kế hoạch sẽ hoàn tất danh sách địa danh trên Biển Đông và tiến hành nghiên cứu trong phạm vi 200 hải lư ngoài thềm lục địa ở Biển Đông.

    Cùng ngày 10/1, Tân Hoa xă đưa tin Trung Quốc sẽ cho tàu ngầm có người lái Giao Long tiến hành tiếp các chuyến thử nghiệm trên Biển Đông vào tháng 5, tháng 6 năm nay.

    Giữa năm ngoái, Giao Long đạt kỷ lục lặn xuống độ sâu 7062 mét dưới mực nước biển trong đợt lặn thứ năm của con tàu tại vùng biển Thái B́nh Dương trong nỗ lực phát triển công nghệ nghiên cứu thăm ḍ biển sâu.

    Nguồn: Post.jagran.com, Xinhua

  7. #67
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Việt Nam bác bỏ phản đối của Trung Quốc, Đài Loan về Luật Biển



    10.01.2013
    Hơn một tuần sau khi Trung Quốc và Đài Loan lên tiếng phản đối Luật Biển Việt Nam, không công nhận tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa như mô tả trong Luật có hiệu lực từ đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa có phản hồi chính thức rằng thông qua Luật Biển là việc làm b́nh thường và cần thiết của một quốc gia duyên hải có chủ quyền.

    Trang web Bộ Ngoại giao hôm 10/1 dẫn lời người phát ngôn Lương Thanh Nghị đáp câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo cùng ngày nói Luật Biển Việt Nam khẳng định chủ trương giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, góp phần duy tŕ ḥa b́nh, an ninh, hợp tác khu vực Biển Đông.

    Hôm 31/12, một ngày trước khi Luật Biển Việt Nam chính thức có hiệu lực, Trung Quốc kêu gọi Việt Nam chớ có hành động làm leo thang căng thẳng tranh chấp và nhắc lại rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi đối với các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa và các vùng biển lân cận trên Biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh hết sức quan ngại về tác động tiêu cực của việc Việt Nam thực thi Luật Biển.

    Đến ngày 2/1, Đài Loan tuyên bố ‘xét về mặt lịch sử, địa lư hay luật quốc tế, các quần đảo bao gồm Hoàng Sa-Trường Sa và vùng biển lân cận là bộ phận không thể tách rời của lănh thổ Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Hạ Quư Xương, nói Đài Loan rất quan ngại và cực lực phản đối Luật Biển của Việt Nam.

    Đài Loan cũng loan báo rằng năm nay sẽ khởi sự thăm ḍ dầu khí trong vùng biển quanh đảo Thái B́nh mà Việt Nam gọi là đảo Ba B́nh, ḥn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa.

    Đáp lại, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 10/1 tuyên bố Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lư và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.

    Phát ngôn nhân Lương Thanh Nghị nói kế hoạch thăm ḍ dầu khí của Đài Loan tại vùng biển xung quanh đảo Ba B́nh là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, gây căng thẳng và làm phức tạp t́nh h́nh ở Biển Đông.

    Vẫn theo ông Nghị, Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy ngay kế hoạch phi pháp này.

    VOA

  8. #68
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quân đội Trung Quốc được lệnh chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu
    RFA

    2013-01-15

    Trong năm 2013, quân đội Trung Quốc sẽ thực hiện nhiều cuộc thao diễn quân sự, đồng thời quân nhân các cấp được lệnh chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng một khi xảy ra chiến tranh.

    Nhân Dân Nhật Báo sáng nay, 15 tháng 1-2013, đăng tải chỉ thị này của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội Nhân dân Trung Quốc.

    Chỉ thị năm nay khác hẳn chỉ thị hồi năm ngoái. Năm ngoái lănh đạo quân sự Trung Quốc chỉ nói đến việc phải sửa đổi các chương tŕnh tập huấn cho có hiệu quả và chỉ thị quân đội gia tăng việc sử dụng kỹ thuật tin học.

    Giới quan sát tin rằng động thái này của Bắc Kinh nhằm đe dọa những nước liên quan đến vấn đề chủ quyền biển Đông và biển Hoa Đông, nhấn mạnh ư đồ khả dĩ gây chiến của Trung Quốc.

    Cùng ngày, Tân Hoa Xă loan tin Bắc Kinh sẽ đưa tàu khảo sát đến vùng đảo Điếu Ngư, nơi đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.

    Bản tin cho biết cuộc khảo sát nằm trong mục đích xác định chủ quyền, để vẽ bản đồ cho chính xác hơn và để bảo vệ quyền lợi của quốc gia.

    Một viên chức của cơ quan đặc trách đo đạc và vẽ bản đồ của Trung Quốc nói với Tân Hoa Xă rằng theo ông hiểu, công tác được nhà nước giao phó là công tác đầy khó khăn, nhưng không nói ǵ tới việc vùng đảo này là khu vực đang tranh chấp với nước láng giềng Nhật Bản.

    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

  9. #69
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc sẵn sàng chiến đấu?
    Việt-Long, RFA
    2013-01-17

    Tuần trước, chương tŕnh Thế giới Trong Tuần kết luận rằng sẽ khó xảy ra chiến tranh ở Đông Á, Đông Nam Á.. Nhưng qua tuần này Trung Quốc có những động thái cứng rắn tỏ ra như đang chuẩn bị chiến tranh.


    Tín hiệu chiến tranh?

    Đầu năm nay Trung Quốc tuyên bố chỉ áp dụng lệnh khám xét và ngăn cấm tàu lạ ở hải phận 12 hải lư quanh đảo Hải Nam, không phải là lănh hải lưỡi ḅ mà họ áp đặt. T́nh h́nh biển Đông nhờ đó được lắng dịu đôi chút, trong khi Trung Quốc quay sang phía Nhật, với nhiều hành động xâm phạm lănh hải và không phận Senkaku/Điếu ngư lại c̣n loan báo kế hoạch cho tàu thăm ḍ đến quanh Điếu Ngư, để vẽ bản đồ lại giống như đă làm ở biển Đông. Bắc Kinh có vẻ như muốn tập trung nỗ lực sang phía Đông để tránh phải hành động cùng lúc ở hai hướng khác nhau.
    chinese-j20
    Chiến đấu cơ tàng h́nh J-20 Mănh Long của Trung Quốc-militaryreview.com photo

    Nhưng hôm thứ bảy Trung Quốc tung ra bản đồ mới gom tất cả 130 đảo ở biển Đông vào đường Lưỡi Ḅ, rồi hôm thứ ba ra chỉ thị về kế hoạch huấn luyện, buộc quân đội “phải thao luyện chăm chỉ và nghiêm túc như khi chiến đấu thực sự” để “chuẩn bị tốt cho một cuộc chiến”. Những động thái này quả có khiến nhiều người phải suy nghĩ về sự khả dĩ xảy ra đối đầu quân sự căng thẳng hơn, thậm chí có thể có xung đột vơ trang.
    Hay hành động ắt có?

    Tuy nhiên lại có ư kiến cho rằng thấy những việc làm mới đây của Trung Quốc chỉ chứng tỏ sự “nhất quán” trong chính sách bành trướng lănh hải, đó là những việc “cần làm ngay” để theo đuổi và đề cao chính sách ấy, mà người ta khó trông chờ Bắc Kinh tỏ ra ngọt dịu hơn thế.

    Đă đề ra một chính sách có tính cách chiến lược th́ tất nhiên phải thực hiện bằng mọi cách. Giả sử một lúc nào đó Trung Quốc tỏ ra ḥa dịu ngọt ngào, th́ thế giới càng phải cảnh giác v́ đó có thể chỉ là chiến thuật “lùi một để tiến hai”. Nay Bắc Kinh tỏ ra hung hăn cũng chỉ thể hiện quyết tâm của họ theo đuổi chính sách đă đề ra mà thôi,Trung Quốc hẳn nhiên chưa muốn gây chiến với Nhật Bản vào lúc c̣n cần thời gian và tài nguyên để phát triển kinh tế, và kinh tế là túi tiền yểm trợ cho công cuộc phát triển tột cùng về quân sự. Với những vấn đề nội bộ cần nhiều ngân quỹ để xoa dịu, giải quyết, Bắc Kinh chưa có đủ ngân khoản dành cho quốc pḥng, dù rằng vẫn dành ưu tiên cho công cuộc hiện đại hóa quân đội. V́ thế gây chiến lúc này không thể tránh thất bại. Trung Quốc hùng hổ ở Hoa Đông phải chăng để "dương đông kích tây", nhử đàng đông để tiến thẳng xuống hướng Nam? Ngày nay khó ḷng cho Trung Quốc tạo yếu tố bất ngờ như vậy.
    Đem nước ngoài làm nhân tố đoàn kết

    Nh́n lại tổng thể chiến lược của Trung Quốc, th́ căn nguyên của những hành động bành trướng đă bắt nguồn từ khi Đặng Tiểu B́nh cùng đảng Cộng sản hạ quyết tâm thực hiện tham vọng đại dương của Bắc Kinh. Một chính sách lớn lao như vậy phải được thực hiện qua nhiều giai đoạn và nhiều phương cách.

    Lúc này, giữa bối cảnh nền kinh tế mất đà tăng trưởng, nhiều khó khăn nội bộ lâu dài bắt đầu hiển hiện, là lúc Trung Quốc cần tỏ ra mạnh bạo, cứng rắn, tỏ ra như sắp gây chiến.

    Lư do v́ sao? V́ trong lịch sử thế giới, nhất là ở những nước phong kiến và độc tài giống như Trung Hoa, cứ khi nào nội trị có vấn đề khó khăn là giới cai trị lại tung ra một cuộc chiến tranh với bên ngoài. Đó chính là nguyên ủy của hành động gây hấn đang diễn ra ở Senkaku và biển Đông. Hiện nay người dân Trung Quốc đang đ̣i hỏi công bằng kinh tế và tăng phúc lợi, hiển hiện sự bất quân b́nh về mọi mặt giữa thành thị - thôn quê, giữa các vùng duyên hải với vùng sơn cước, thị trường tài chính tham ô nặng đầy nợ xấu, dân số lăo hoá… rồi mâu thuẫn trong nội bộ đảng, thể hiện qua vụ bí thư Trùng Khánh Bạc Hy-Lai với bộ chính trị ở Bắc Kinh. Trung Quốc phải làm một việc nào đó để toàn quốc tự dẹp yên những mâu thuẫn, những đấu tranh, tập trung năng lực ủng hộ Nhà nước trong những hành động đối ngoại. Những vụ biểu t́nh chống Nhật là một phép thử của Bắc Kinh trong việc vận động người dân đoàn kết lại ủng hộ đảng và Nhà nước đẩy mạnh thêm nữa những hành động chống nước ngoài, thể theo chủ nghĩa Đại Hán từ muôn đời nay.

    Chẳng phải tận bây giờ

    Tuy nhiên chính sách bành trướng của Trung Quốc không phải là mới có đây, mà đă manh nha từ trước thời Đặng Tiểu B́nh. Chẳng phải đến nay Bắc Kinh mới thực hiện tham vọng ấy, mà họ đă khai hỏa phát động nó từ trận Hoàng Sa 1974 rồi đến Trường Sa 1988. Phải chăng Trung Quốc không phải đợi tới khi có khó khăn nội bộ mới thi hành chính sách bá quyền nước lớn?

    Trở lại xa hơn nữa, người ta thấy Đường Lưỡi ḅ được h́nh thành dựa trên cái gọi là "đường mười một đoạn" của chính phủ Trung hoa Dân quốc xuất hiện trong bản đồ chính thức do Bộ Nội chính của chính phủ này phát hành từ tháng 2 năm 1948.

    Cộng sản Trung Hoa đoạt chính quyền năm 1949, đă kế tục chính sách biên giới của chính phủ Tưởng Giới Thạch. Đâu phải tới bây giờ Trung Quốc mới thực hiện tham vọng đại dương!

    Cơ hội: Mỹ rút khỏi Việt Nam

    Đáp lại ư kiến đó, nh́n lại lịch sử, người ta thấy triều đại nào của Trung Hoa cũng muốn xâm chiếm Việt Nam và bán đảo Đông Dương để mở rộng biên giới. Nhà Nguyên từng đem biên giới nước Tàu qua khỏi nước Nga sang tận châu Âu, nhưng vó ngựa viễn chinh của quân Nguyên Mông đành găy gục, không thể chiến thắng trước các danh tướng và quân binh dũng sĩ đời nhà Trần.

    Thêm vào đó, triều đại Trung Hoa Cộng Sản dù có tham vọng đến đâu th́, trước khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng không thể nghĩ tới việc bành trướng lănh hải bao trùm biển Đông và loang ra xa hơn nữa, chỉ v́ lúc đó vẫn c̣n hạm đội 7 của Mỹ ở phía nam vĩ tuyến 17, từng hoạt động cả trong vịnh Bắc bộ.

    Chỉ vào khi Việt Nam thống nhất dưới đảng Cộng Sản th́ mới là lúc Bắc Kinh có cơ hội thực hiện tham vọng đại dương. Cơ hội đă manh nha từ sau lúc Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cam kết với Thủ tướng Chu Ân Lai về việc buông bỏ miền Nam. Hạm đội 7 đă không màng với tay cứu nạn các chiến sĩ hải quân VNCH thất trận Hoàng Sa. Rồi người Mỹ cuốn gói khỏi Việt Nam, không lâu sau cũng rút khỏi căn cứ Clark và vịnh Subic ở Philippines.

    Cơ hội đă thực sự đến tay Bắc Kinh từ lúc ấy để khuất phục Việt Nam; Lào và Cambodia đương nhiên phải quy phục, Thái Lan bị kẹp giữa Đông Dương với Miến Điện khi đó c̣n chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh (ngày nay đă thoát); Trung Quốc mở được con đường chiến lược ra thẳng Ấn Độ Dương thênh thang nh́n sang biển Á Rập, không phải chui qua khung cửa hẹp eo biển Malacca, thoát được một dăy “tường thành” những bản đảo nối nhau từ Thái Lan, Malaysia, Singapore, sang Indonesia, Philippines bao vây quanh biển Đông. Ngày nay cơ hội càng sáng tỏ khi nhân lực và kỹ thuật Trung Hoa càng ngày càng đầy tràn trên lănh thổ Việt Nam.

    Đây chính là lúc Bắc Kinh nỗ lực hành động để xâm chiếm dần biển Đông và đe dọa xấm chiếm biển Hoa Đông, một công hai chuyện, vừa thực hiện tham vọng bành trướng vừa hướng năng lực xung đột nội bộ ra phía bên ngoài. Nhưng liệu Trung Quốc có đạt được mục đích đó không?

    Dũng sĩ Việt Nam và Thần Phong Nhật Bản

    Người ta thấy Trung Quốc càng hung hăn th́ Nhật càng tỏ quyết tâm bảo vệ lănh hải, với sự ủng hộ vững chắc của Hoa Kỳ.

    Trung Quốc hẳn nhiên sẽ gặp khó khăn một khi đối đầu quân sự với Nhật, có hạm đội 7 sẵn sàng đứng sau lưng. Nhưng Trung Quốc có liều gây chiến không, ở biển Đông hay biển Hoa Đông?

    Việt Nam ngày xưa với binh tướng nhà Trần đă hai lần quật ngă vó ngựa tung hoành khắp châu Âu của quân Mông Cổ. Triều đại Nguyên Mông này cũng hai lần huy động chiến thuyền xâm lăng Nhật Bản vào năm 1274 và năm 1281 th́ hai cơn băo Thần Phong đánh tan cả hạm đội ở nửa đường.

    Lịch sử cho thấy triều đại mạnh nhất của Trung Hoa phải bó tay thất trận ở khi đối đầu cùng Việt Nam và Nhật Bản. Lịch sử có cơ tái diễn chăng?

    Ngày nay vào lúc người Cộng Sản Việt Nam đă thống nhất đất nước để Mỹ ra đi cho Bắc Kinh có cơ hội bành trướng, liệu Việt Nam có làm được con sóng thần để ngăn hạm đội Trung Quốc chiếm hữu biển Đông và đóng dàn khoan hút hết tài nguyên nhiên liệu của ḿnh hay không? Đó là một câu hỏi lớn mà thế giới đang quan sát hành động của Hà Nội để t́m câu trả lời.

    Hôm nay, thứ tư, 16 tháng 1, là ngày Thủ tướng Shinzo Abe đến Việt Nam trong chuyến công du ngoại quốc đầu tiên từ khi ông trở thành Thủ tướng Nhật Bản, với mục đích thắt chặt quan hệ kinh tế và an ninh giữa Nhật với các nước trong khu vực. Hôm qua Mỹ và Nhật mở cuộc thao dượt 5 ngày phối hợp không quân hải quân. Hai ngày trước đó quân đội Nhật cũng tập trận ở gần thủ đô Tokyo, với mục đích lượng định khả năng pḥng vệ vùng đảo Senkaku. Hôm thứ tư cũng có tin Nhật Bản có thể sẽ đặt hệ thống radar di động và hệ thống liên
    kilo-class-sub
    1 trong 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga bán cho Việt Nam- wareye.com photo
    lạc ở gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Trước đó lại có tin Nhật Bản đang xem xét bố trí các chiến đấu cơ F-15 tại đảo Shimoji gần Senkaku.

    Việc Thủ tướng Nhật đi Việt Nam,Thái Lan, Indonesia là dấu hiệu quan trọng vào lúc này, trong khi Việt Nam c̣n khá nhún nhường đối với Trung Quốc, ngoại trừ sự phản đối ngoại giao hôm thứ hai là hành động tối thiểu phải làm. Vấn đề an ninh khu vực nằm trong nghị tŕnh thảo luận của Thủ tướng Shinzo Abe với những người tương nhiệm của ba quốc gia có vị trí địa dư bao vây Trung Quốc gần xa.

    Và nếu ta nhớ rằng Trung Quốc nhiều lần phản đối việc hải quân Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Australia tập trận chung, Hoa Kỳ yểm trợ khí cụ quốc pḥng và huấn luyện quân sự cho Philippines, Singapore, Indonesia, huấn luyện cả hải quân Việt Nam, th́ có lẽ Trung Quốc không thể coi thường việc khả dĩ Nhật Ấn Độ và Úc xếp hàng chung với Việt Nam để chờ họ ở biển Đông, với điều kiện những người Cộng Sản Việt Nam cần giữ nước hơn giữ Đảng, cùng toàn dân một ḷng chống xâm lăng.

    Mong sao vào giờ phút tối hậu, Việt Nam sẽ hết "nhún nhường" để có phản ứng mạnh mẽ và thích đáng.

    Mong sao giờ phút tối hậu ấy chỉ đến vào lúc hải quân và không quân Việt Nam có đủ tàu bè khí cụ để chiến đấu bảo vệ lănh thổ và lănh hải, nhất quyết không nhường thêm đất biển cho quân bành trướng.

    Alamit: Hy vọng QĐNDVN cũng sẳn sàng rồi!

  10. #70
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc đưa quân đến các đảo tranh chấp?

    Thiếu tướng La Viện – Phó Tổng thư kư Hiệp hội Khoa học Quân sự (CMSS) thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa, gần đây đă lớn tiếng kêu gọi Trung Quốc nên triển khai hiện diện quân sự ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, tờ People Daily hôm 16/1 đưa tin.

    Phát biểu tại một diễn đàn về chủ đề “Các quyền và lợi ích hàng hải: Lợi ích và an ninh quốc gia của Trung Quốc”, Thiếu tướng La Viện cho rằng, Trung Quốc nên triển khai hiện diện quân sự ở quần đảo tranh chấp với Nhật Bản để “khẳng định chủ quyền lănh” thổ.

    Thiếu tướng La Viện là một trong những nhà b́nh luận quân sự có tư tưởng diều hâu nhất ở Trung Quốc. Trong các cuộc tranh chấp lănh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông, ông La Viện luôn giữ một lập trường hung hăng, hiếu chiến khi thường xuyên kêu gọi dùng vũ lực, gây chiến tranh để giải quyết các tranh chấp đó. Bản thân ông này từng thừa nhận ḿnh là “diều hâu tỉnh táo” và thậm chí c̣n tuyên bố, đă là quân nhân Trung Quốc th́ đều là “diều hâu”.

    Tại diễn đàn vừa diễn ra, Thiếu tướng La Viện đă nói, Trung Quốc nên bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải theo một cách thức toàn diện. Mặc dù Trung Quốc thường tập trung vào “sự hiện diện chủ quyền” đối với những quần đảo và băi đá liên quan nhưng “sự hiện diện chủ quyền này” không nên chỉ là “lời nói đăi bôi”. Thay vào đó, Trung Quốc nên hiện thực hóa các hành động để củng cố 6 sự hiện diện ở quần đảo tranh chấp, gồm sự hiện diện của chính quyền, sự tồn tại của hệ thống luật pháp, sự hiện diện quân sự, sự hiện diện của đội ngũ thực thi luật pháp, sự hiện diện kinh tế và sự hiện diện của ư kiến công chúng, ông La Viện hung hăng kêu gọi.

    Tướng La Viện c̣n nói thêm rằng, riêng về sự hiện diện kinh tế, ngoài việc khai thác các nguồn lực dầu khí ở những vùng lănh hải liên quan, Trung Quốc nên đẩy mạnh phát triển cả các nguồn lực văn hóa và du lịch ở đó. Sự “phát triển” theo ông La Viện phải là toàn diện. Nói về sự hiện diện của luật pháp, “mặc dù Trung Quốc đă thông báo đường cơ sở lănh thổ của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và quần đảo Hoàng Sa nhưng chưa thông báo đường cơ sở trên biển của quần đảo Hoàng Sa nên Trung Quốc chưa thể nắm được quyền điều hành tối cao của luật pháp sớm nhất ở đây”, ông La Viện nhấn mạnh.

    Nói về sự hiện diện của đội ngũ thực thi pháp luật, Tướng diều hâu Trung Quốc đề nghị nhanh chóng thành lập lực lượng bảo vệ bờ biển riêng của Trung Quốc để phối hợp với các lực lượng thực thi luật hàng hải của nước này thành một lực lượng thống nhất mạnh mẽ. "Nếu không, sớm hay muộn, chúng ta sẽ sớm nhận được những điều tồi tệ nhất khi lực lượng thực thi luật pháp của chúng ta đối diện với lực lượng thực thi luật pháp của các đối thủ. Khi đó, mọi việc đă quá muộn để khắc phục t́nh h́nh”, Thiếu tướng La Viện tuyên bố.

    Quân đội Trung Quốc tham gia vẽ bản đồ Senkaku/Điếu Ngư

    Trong một diễn biến có liên quan đến tranh chấp lănh thổ với Nhật Bản, Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động vẽ bản đồ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Báo Trung Quốc đưa tin, hiện tại, các thông tin phục vụ cho việc vẽ bản đồ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung Quốc có trong tay đều được thu thập qua máy bay do thám. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ tiến hành giai đoạn thứ hai của việc vẽ bản đồ, trong đó sẽ có sự tham gia của quân đội.

    Cụ thể, trong năm nay - 2013, Trung Quốc sẽ phát hành các thông tin địa lư trong việc khảo sát và vẽ bản đồ các quần đảo và băi đá ở vùng tranh chấp. Chương tŕnh này sẽ được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Cục Khảo sát, đo đạc và thông tin địa lư quốc gia Trung Quốc và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) sẽ tham gia vào hoạt động này, ông Li Zhigang – Giám đốc Trung tâm Địa Tin học Trung Quốc cho biết. Ông này đă tiết lộ thông tin trên trong một cuộc trả lời phỏng vấn sau cuộc họp báo công bố Sách Xanh về Khảo sát và bản đồ Trung Quốc.

    Giai đoạn đầu của cuộc khảo sát và vẽ bản đồ chỉ bao gồm các quần đảo trong phạm vi 100km so với đường bờ biển của Trung Quốc. V́ quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cách đại lục Trung Quốc 300km nên nó sẽ không được khảo sát trong giai đoạn đầu mà sẽ được đưa vào giai đoạn thứ hai, ông Li nói.

    Trong hơn nửa năm qua, Trung Quốc liên tiếp có các cuộc đối đầu căng thẳng với các nước láng giềng trong khu vực v́ tranh chấp các quần đảo và vùng biển. Trong những cuộc tranh chấp này, Trung Quốc liên tục đưa ra những hành động hung hăng, hiếu chiến nhằm “khẳng định chủ quyền” ở những vùng tranh chấp. Mới đây, hôm 11/1, Trung Quốc lại có thêm hành động “khuấy tung” Biển Đông và vùng biển Hoa Đông.

    Cụ thể, Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc cho biết, lần đầu tiên nước này đưa ra một tấm bản đồ mới trong đó đánh dấu thể hiện rơ hơn 130 đảo lớn nhỏ ở Biển Đông và quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông thuộc Trung Quốc đại lục. Tấm bản đồ phi pháp này được Trung Quốc dự kiến công bố vào cuối tháng này.

    VNMedia
    Kiệt Linh - (tổng hợp)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 01-03-2012, 10:24 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 08:20 AM
  3. Đừng tin Mỹ giải mật hồ-sơ chiến tranh VN
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 16-08-2011, 04:44 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-08-2010, 07:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •