Page 8 of 8 FirstFirst ... 45678
Results 71 to 74 of 74

Thread: Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

  1. #71
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phô sức mạnh, Trung Quốc tập trận tấn công


    Lực lượng hải quân Trung Quốc (PLAN) đă tiến hành các cuộc tập trận mô phỏng tấn công ở biển Hoa Đông và Biển Đông trong một nỗ lực phô trương sức mạnh giữa bối cảnh có tranh chấp lănh thổ với nhiều nước khác.



    Một cuộc tập trận của PLAN. Ảnh: wantchinatimes
    Các h́nh ảnh đăng trên trang web của PLAN hôm thứ tư cho thấy, một số máy bay chiến đấu J-10 đă được hạm đội Đông Hải đưa tới Hoa Đông gần vùng quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư mà cả Bắc Kinh và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền.

    Trang web nói rằng, cuộc diễn tập diễn ra "gần đây" và không công bố chi tiết cụ thể. H́nh ảnh thấy được là những tên lửa không đối không được các máy bay quân sự vận chuyển hàng ngh́n km, sau đó được sử dụng trong một cuộc diễn tập bắn đạn thật. Chính xác hơn là diễn tập mô phỏng cảnh chiến đấu thực sự. Cuộc diễn tập này đánh dấu lần đầu tiên PLAN bắn tên lửa không đối không trên vùng biển xa.

    Theo trang web của PLAN, một cuộc tập trận khác do hạm đội Nam Hải thực hiện ngày 8/1 với các hoạt động không kích ngày và đêm, có sự tham gia của máy bay ném bom Hong-6 với khả năng tránh rađa đối phương và nhiễu điện từ trên lộ tŕnh tới vụ tấn công giả định ở bến cảng cách căn cứ hải quân Trạm Giang, Quảng Đông hơn 1.000km. Các phi công tham gia hoạt động này phải bay hơn 8h từ Trạm Giang tới địa điểm diễn tập trên biển.

    Các cuộc tập trận hải quân nói trên diễn ra giữa lúc căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Nhật Bản về chủ quyền lănh thổ với Senkaku/Điếu Ngư. Quan hệ của hai nền kinh tế lớn nhất châu Á ngày một tồi tệ kể từ hồi tháng 9 khi chính phủ Nhật quốc hữu hóa các đảo thuộc quần đảo tranh chấp.

    Tuần trước, Bắc Kinh xác nhận rằng, họ đă điều hai máy bay chiến đấu J-10 thực hiện nhiệm vụ mà họ nói là "theo dơi" máy bay Nhật ở gần Senkaku/Điếu Ngư. Trong khi đó, Tokyo khẳng định họ đang xem xét việc điều các máy bay chiến đấu F-15 tới đảo Shimoji-jima ở Okinawa để đối phó với máy bay Trung Quốc.

    Nhĩ Lôi Hùng, giám đốc viện nghiên cứu sức mạnh biển và chính sách pḥng thủ tại ĐH Thượng Hải cho rằng, các cuộc tập trận chứng tỏ hải quân Trung Quốc đă thay đổi chiến lược từ pḥng thủ bờ biển tới tác chiến xa bờ. "Hoạt động diễn tập ở Hoa Đông và Biển Đông cũng nhằm cảnh báo với Nhật và các nước khác rằng, quân đội đă chuẩn bị tốt cho mọi khả năng tác chiến", Nhĩ nói.

    Theo chuyên gia hải quân Lư Tiết ở Bắc Kinh, các hạm đội hải quân đă cải thiện khả năng chiến đấu và nêu hỗ trợ vai tṛ của Trung Quốc trong chống hải tặc cũng như những sứ mệnh quốc tế khác. "Chúng tôi không che giấu mong muốn tiến ra vùng biển sâu. Điều này cũng giúp tăng cường khả năng chiến đấu của hải quân khi phản ứng với khủng hoảng hay một cuộc tấn công", Lư nhấn mạnh. Theo vị này, nhiều cuộc diễn tập hải quân khác ở biển xa cũng như tập trận quân sự trong t́nh huống khó khăn sẽ được quân đội thực hiện trong tương lai.

    (theo VNN)

  2. #72
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tàu hải giám Trung Quốc tiếp tục tuần tra Biển Đông




    Một tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển Hoa Đông.



    21.01.2013
    Hai đội tàu hải giám của Trung Quốc đang thực hiện các nhiệm vụ tuần tra riêng rẽ cùng một lúc trên Biển Đông.

    Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn nguồn tin từ Cục Hải dương Quốc gia cho biết tàu Hải giám 84 và 74 rời cảng Quảng Châu hôm thứ hai và đă tới các vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa và sẽ tiếp tục tuần tra hướng về phía Nam.

    Một đội tàu khác cũng khởi sự nhiệm vụ hôm thứ hai khi tàu Hải giám 262 và 263 rời Tam Á để tuần tra các vùng biển gần Vịnh Bắc Bộ.

    Thông cáo của Cục nói cả hai đội tàu không phát hiện có tàu nước ngoài xâm nhập lănh hải Trung Quốc bất hợp phá và cũng không thấy có những t́nh huống bất thường.

    Trong năm 2012, các tàu hải giám của Trung Quốc thực hiện khoảng 58 cuộc tuần tra ở Biển Đông, theo thống kê của Cục Hải Dương Quốc gia Trung Quốc.

    Giám đốc Cục này cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tuần tra thường lệ để bảo vệ quyền hàng hải và lợi ích quốc gia tại các vùng biển mà Trung Quốc giành chủ quyền ở Biển Đông đang có tranh chấp với Việt Nam và một số nước khác cũng như tại vùng biển ngoài khơi quần đảo Điếu Ngư Đài mà Bắc Kinh đang tranh chủ quyền với Nhật Bản.

    Nguồn: Xinhua, CCTV

  3. #73
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    'Trung Quốc nhất định sẽ cho Nhật Bản một bài học sâu sắc'



    Thời báo Hoàn Cầu ngày 24/1 đăng bài xă luận 'Trung Quốc nhất định sẽ cho Nhật Bản một bài học sâu sắc'. Tờ báo tự tin nếu chiến tranh xảy ra, Nhật Bản sẽ hoàn toàn thảm bại.


    Một số diễn đàn về quân sự đưa máy bay Thành Đô J-10 (Chengdu J-10, ảnh trên) của Trung Quốc và Đại bàng F-15 (F-15 Eagle) của Nhật Bản ra so sánh về sức chiến đấu. Ảnh: Linskysplace.

    Nhật buộc Trung Quốc 'nuốt chiếc răng rụng'

    Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, ông Natsuo Yamaguchi- đặc phái viên của đảng cầm quyền Nhật Bản đang có chuyến thăm Trung Quốc và mang theo bức thư mà thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đích thân viết gửi cho tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận B́nh.

    Báo chí phương Tây gọi hành động này là “thủ tướng Nhật Bản gửi cành ô liu cho Trung Quốc”. Vấn đề được đặt ra là đây có phải cành ô liu thật hay không? Và chính phủ Trung Quốc sẽ làm ǵ ngay sau đây?

    Tờ báo này nhận định theo giọng kẻ cả rằng có thể nhận thấy, ông Natsuo Yamaguchi đến để “bắn tin” với Trung Quốc, nhưng đằng sau vị đặc phái viên này, thủ tướng Shinzo Abe và bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Shigeru Ishiba lại lần lượt bày tỏ thái độ “không thể thương lượng” xung quanh vấn đề Điếu Ngư (Senkaku), giọng điệu rất ngang nhiên, hống hách.

    "Trung Quốc tiếp đăi ông Natsuo Yamaguchi theo nghi thức long trọng, nhưng vị đặc phái viên này chưa kịp “bắn tin” th́ những ngôn từ đó dường như đă bị rớt giá thê thảm!" - Hoàn Cầu nhận xét.

    Có thể chính phủ ông Shinzo Abe rất có thiện chí muốn xoa dịu quan hệ Trung Nhật, hay nói ngược lại, đâu phải Trung Quốc không có nguyện vọng này?

    Năm 2012, quan hệ giữa chính quyềnYoshihiko Noda và Bắc Kinh xấu đi rơ rệt, chắc hẳn hai bên đều không muốn cục diện phát triển theo chiều hướng đó. Nhưng điểm cốt lơi của vấn đề là, Nhật Bản rất cứng đầu trong vấn đề Điếu Ngư (Senkaku), đồng thời muốn Trung Quốc nuốt chửng chiếc răng cửa đă bị Nhật Bản đánh rụng vào bụng, như thế hai bên sẽ b́nh an vô sự. Nhưng Trung Quốc không thể chiều theo ư nguyện của Nhật Bản và lùi bước trong thời khắc quan trọng này.

    Tờ báo sặc mùi dân tộc chủ nghĩa này lưu ư: Năm ngoái ông Yoshihiko Noda cũng gửi thư cho Bắc Kinh, nhưng thực tế đă chứng minh được rằng, những điều ông ta nói thật vô cùng lăng nhách. Sau đó ông Yoshihiko Noda đă phát ngôn rằng “không ngờ” Trung Quốc lại phản ứng quyết liệt như vậy, sự ấu trĩ trong đầu óc chính trị của ông ta đă bị dư luận chỉ trích, mỉa mai dữ dội.

    Lối tư duy của Shinzo Abe và Yoshihiko Noda không khác ǵ nhau, ít nhất bề ngoài đều như vậy. Ông ta nói với Nhật Bản và phương Tây rằng, tôi rất có thiện chí trong việc cải thiện mối quan hệ Trung Nhật, chỉ cần Trung Quốc nhất trí coi đảo Senkaku (Điếu Ngư) là lănh thổ của Nhật Bản th́ mọi chuyện sẽ vô cùng xán lạn!

    Rất nhiều học giả Âu Mỹ cảm thấy khó lư giải khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra tranh chấp gay gắt xung quanh đảo Điếu Ngư (Senkaku) – một mảnh đất vô cùng bé nhỏ không có người sinh sống. Đây là hai nước lớn, kim ngạch trao đổi thương mại cực lớn, cục diện trước mắt đúng là khá khó tin. Nhưng không thể có cách nào, anh bạn láng giềng này của Trung Quốc thậm chí c̣n khẳng định “không thể thương lượng”.

    Rồi Hoàn Cầu chuyển giọng ôn ḥa, phân tích: Chiến lược của Trung Quốc ban đầu là muốn xoa dịu căng thẳng, tăng cường điều động những mặt tích cực trong quan hệ Trung Nhật. Và buộc tội: Tuy nhiên dường như Nhật Bản không hề có tinh thần thỏa hiệp, dường như họ đă quen với việc coi ḿnh là trên hết, o ép người khác, hoặc là quen với việc bị đánh cho không ngóc đầu lên nổi. "Trong cuộc xung đột Trung Nhật, chỉ khi va phải bức tường lửa đạn, bọn họ mới chịu tự điều chỉnh." - tờ báo đanh thép cảnh cáo.

    Hoàn Cầu nh́n nhận việc Nhật cử Natsuo Yamaguchi mang thư đến Trung Quốc, cành ô liu này khiến người ta nghi ngờ rằng không phải tặng cho Bắc Kinh mà chỉ là để Shinzo Abe cho phương Tây thấy rằng: Nh́n đó, chúng tôi đang chủ động xoa dịu căng thẳng, quả bóng đă được đá sang cho Trung Quốc rồi.

    Chắc Trung Quốc cũng không cần đối phó với Nhật Bản bằng một lập trường nhất quán, ít nhất chúng ta nên linh hoạt trong mọi trường hợp, các hoạt động trao đổi thương mại b́nh thường giữa hai nước vẫn nên tiếp tục duy tŕ.

    'Dạy cho Nhật một bài học'

    Nhưng người Trung Quốc buộc phải nh́n thấu Nhật Bản, cho dù tỏ thái độ hữu hảo hay đối kháng với họ, chỉ có sức mạnh quốc gia là điểm tựa căn bản để duy tŕ lập trường của Trung Quốc. Đây là thông điệp mà Nhật Bản có thể nghe và hiểu rơ nhất, mọi cuộc đối thoại trên phương diện khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản đều chỉ là phụ mà thôi.

    Truyền thông Nhật đưa tin, máy bay chiến đấu Trung Quốc J-10 nhiều lần bay vào vùng trời gần quần đảo Snekaku/Điếu Ngư mà Nhật Bản và Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền, khiến Nhật Bản phải điều các chiến đấu cơ F-15 đến để bảo vệ quần đảo mà Nhật kiểm soát trên thực tế. Đồ họa: Fujitv.

    Sau một hồi phân tích, Hoàn Cầu kết luận Nhật Bản buộc phải lùi bước trong lập trường về đảo Điếu Ngư (Senkaku), nếu Nhật Bản không lui một bước, Trung Quốc sẽ tiếp tục đối chọi với Nhật Bản.

    Ván bài này Nhật Bản chịu cược bao nhiêu, Trung Quốc sẵn sàng đón tiếp. Mặc dù thái độ bên ngoài của chính quyền Shinzo Abe rất cứng rắn, nhưng ư chí chân thực của Nhật Bản lại thua xa Trung Quốc. Thực tế này sớm muộn sẽ khiến Nhật Bản hụt hơi, mặc dù bề ngoài tiếp tục nói mạnh, nhưng đôi chân cũng sẽ kín đáo lùi về sau.

    Tờ báo đại diện cho giọng điệu hiếu chiến của phái diều hâu Trung Quốc đe dọa: Những xung đột quanh đảo Điếu Ngư (Senkaku) giúp Trung Quốc có cơ hội để tiêu hao sức mạnh, nếu đă như vậy th́ nhất định Trung Quốc sẽ cho cả đất nước Nhật Bản một bài học sâu sắc.

    Cuộc đấu tranh này sẽ phải tiến hành sao cho Nhật Bản không dám khiêu khích với Trung Quốc trong một thời gian rất dài trong tương lai. Nhật Bản cần biết rằng, Nhật Bản tung về phía Trung Quốc luồng lực lớn thế nào th́ luồng lực đó sẽ đánh trở lại chính mặt Nhật Bản.

    Hoàn Cầu cho rằng cuối cùng quan hệ Trung - Nhật sẽ dịu đi v́ Trung Quốc không có hứng thú với việc gây gổ với Nhật Bản, quốc gia này sẽ ngày càng mất đi sức mạnh và không thể đối đầu thực thụ với Trung Quốc. "Nhưng cục diện đó chỉ có thể xuất hiện sau khi đối chọi, đây là kết quả tất yếu khi sức mạnh Trung Quốc đă vươn tới ngày hôm nay. Rất tiếc rằng Nhật Bản chỉ thích chơi kịch bản đó!" - Tờ báo tuyên bố.

    Theo Huy Long
    Tiền phong

  4. #74
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phát hiện tiềm năng dầu khí “khủng” ở Biển Đông

    Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho biết tiềm năng dầu khí ở Biển Đông vượt xa so với các dự báo trước đây và có thể c̣n nhiều hơn cả nguồn tài nguyên của châu Âu cộng lại.


    Giàn khoan dầu Bạch Hổ ngoài khơi bờ biển Vũng Tàu.
    Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), Biển Đông có trữ lượng dầu khí tiềm năng lên tới 11 tỷ thùng dầu và 190.000 m3 khí đốt.
    Số tài nguyên này vượt xa so với các dự báo trước đây và nhiều hơn cả các nguồn tài nguyên chưa được khai thác của cả châu Âu. Riêng vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam có trữ lượng khoảng 800 - 5,4 tỷ thùng dầu.
    Cũng theo cơ quan này, nguồn năng lượng dầu khí “khủng” ở biển Đông là một trong các lư do chính dẫn tới các tranh chấp ở vùng biển này.
    Biển Đông là nơi diễn ra nhiều tranh chấp chồng chéo giữa Trung Quốc với 4 nước thành viên ASEAN gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.
    Thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tục đẩy mạnh các hoạt động phi pháp ḥng xác lập chủ quyền tại vùng biển này như cho lưu hành hộ chiếu in đường 9 đoạn (hay c̣n gọi là đường lưỡi ḅ), thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, tiến hành tập trận và thường xuyên điều tàu hải giám tới các vùng biển tranh chấp.

    vnn

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 01-03-2012, 10:24 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 08:20 AM
  3. Đừng tin Mỹ giải mật hồ-sơ chiến tranh VN
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 16-08-2011, 04:44 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-08-2010, 07:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •