Page 9 of 9 FirstFirst ... 56789
Results 81 to 85 of 85

Thread: Bên trong Trung Quốc

  1. #81

  2. #82
    Dac Trung
    Khách
    Nguy cơ Trung Quốc

    Lời người dịch: Nền kinh tế V́ệt Nam cũng như hệ thống tài chánh ngân hàng Việt Nam hiện nay là một „copy“ mang nhiều khiếm khuyết của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Trung quốc. Nhân đọc được bài viết có giá trị về sự rủi ro của hệ thống ngân hàng Trung quốc đăng trên trang nhất của nhật báo dành cho giới doanh nhân và kinh tế của Đức “Handelsblatt“ ngày 31.01.2013 tôi xin được dịch ra tiếng Việt để mọi người cùng tham khảo.

    Nguyễn Hội



    ******************** *********

    Trung Quốc lừa cả thế giới
    : trong lĩnh vực nợ nần nhà nước là biểu tượng sáng chói. Tuy nhiên rủi ro bạc tỷ trong lĩnh vực ngân hàng dùng chi phí cho các dự án danh tiếng và chi phí cho các chương tŕnh kích thích kinh tế. Bong bóng tín dụng rất nguy hiểm đă được h́nh thành (tại Trung quốc).

    Niềm tự hào mới nhất của Trung Quốc là tuyến đường sắt cao tốc 2 300 km với xe lửa màu trắng
    thon gọn nối liền Quảng Châu và Bắc Kinh, trung tâm kinh tế phía Bắc và phía Nam của quốc gia. Tốc độ tối đa là 300 km mỗi giờ.

    Dự án chỉ có một lỗi là không bao giờ có lợi nhuận.

    Cho tới nay công ty đường sắt Trung Quốc đă mượn nợ của ngân hàng tổng cộng là 280 tỷ euro để chi phí cho dự án này cũng như cho các dự án khác. Ngân hàng chủ nợ có „thấy lại“ được số tiền cho vay nêu trên hay không là điều c̣n cao hơn là nghi ngờ.

    Bong bóng nợ đă h́nh thành tại Trung Quốc, bong bóng này cũng như tất cả mọi thứ khác hiện diện trên Nước Cộng ḥa Nhân dân là rất vĩ đại. Nhà nước luôn luôn chi phí hàng tỷ USD vào các dự án danh tiếng mới, chủ yếu được tài trợ bằng các khoản vay nợ ngân hàng ngắn hạn. Họ muốn phát triển bằng mọi giá – cho dù nợ ngập đầu.

    Ở phương Tây, các ngân hàng phải bảo đảm rủi ro tín dụng mà họ cho vay bằng vốn của chính ngân hàng và tiền vốn bảo đảm này mỗi ngày mỗi tăng (bởi qui định của pháp luật) và các khoản nợ xấu phải được xử lư bằng cách đưa vào các ngân hàng xấu (bad debt bank), trong khi đó các ngân hàng Trung Quốc được thổi phồng to một cách không kiểm soát được. „Hàng chục ngh́n quan chức cấp thấp của chính phủ và các nhà quản lư doanh nghiệp nhà nước đă mượn nợ mà không cần phải kiểm tra, giám sát“, nhà kinh tế Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh cho biết. Chính thức là nhà nước không thiếu nợ cao. Tuy nhiên tất cả các rủi ro được dồn vào bảng cân đối của các ngân hàng (bank balance sheet). V́ vậy, ngân hàng (tại Trung Quóc) là lĩnh vực nguy hiểm nhất cho sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Họ phải phục vụ một nền kinh tế lớn nhất trên thế giới sau Hoa kỳ, nhưng đồng thời cũng là nơi nhận chỉ thị của chính quyền xă hội chủ nghĩa trung ương. Các khoản cho vay mà không có bất kỳ một kiểm soát từ bên ngoài. Theo các chuyên gia, trên thực tế Trung quốc chỉ có đủ khả năng tăng trưởng từ 5% đến 6% mà thôi, nhưng họ đặt mục tiêu cho năm nay là hơn tám phần trăm. Cơn nghiện tín dụng đă phóng đại thực tế ở Trung Quốc.

    Ṿng luẩn quẩn của việc giảm tăng trưởng và gia tăng nợ nần có vẻ đe dọa nặng nề hơn là Trung Quốc có nhiều ngân hàng lớn nhất thế giới. Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (Industrial & Commercial Bank of China), với mức vốn tổng cộng gần 186 tỷ euro là ngân hàng có giá trị nhất thế giới. Ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng gần như là độc quyền, tài trợ từ các ngân hàng khác cho tới nay không đáng kể.

    Cơn đói tín dụng lên cao đến độ mà các doanh nghiệp (Trung quốc) phải kiếm ngày càng nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng không chính thức. Tháng mười năm ngoái Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đă cảnh báo sự phát triển bùng nổ của các ngân hàng trong bóng tối gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính của đất nước và tăng tính thiếu minh bạch của hệ thống (tài chính).

    Chẳng có ǵ gọi là ngạc nhiên khi doanh nhân Đức ngày càng mất tin tưởng vào quốc gia đầy hy vọng trong quá khứ này là Trung Quốc. Tuy vẫn c̣n thu hút với doanh thu bán hàng hoá ngày càng tăng - nhưng nguy cơ cũng gia tăng.

    Ở phương Tây cuộc khủng hoảng tài chính được lắng dịu, nhưng ở Trung Quốc lại đang ủ một thảm họa mới. Tin tức hôm qua được loan báo là nợ hàng tỷ của chính quyền cấp tỉnh đă được gia hạn tiếp. Rơ ràng là việc trả nợ không cần thiết phải nghĩ đến. Cựu giám đốc Ngân hàng Thế giới phụ trách Trung Quốc, Yukon Huang, đă viết trên báo Financial Times rằng, „các ngân hàng Trung Quốc quá lớn để quản lư, Chúng ta sẽ chứng kiến nhiều cuộc vỡ nợ và những cuộc khủng hoảng tài chính nhỏ, một hoặc thậm chí hai ...“

    Mặt trái của sự phát triển bùng nổ tại Trung Quốc.

    Trong khi châu Âu đang tiếp tục trông chờ một giải pháp thuyết phục nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nợ euro và Mỹ đang trên bờ vực thẳm của sự suy sụp ngân sách quốc gia, một nền kinh tế lớn khác tỏ vẻ không một chút ấn tượng về khủng hoảng là Trung Quốc. Tại Cộng ḥa nhân dân hàng năm có tŕnh báo số liệu thống kê về t́nh h́nh phát triển bùng nổ đặc biệt, năm 2013 các nhà kinh tế Trung quốc kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 8,5%.

    Một phép lạ xảy ra nhờ sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản lèo lái nền kinh tế thị trường? Thưa không. Bởi v́ phép lạ phải được chứng minh, kiểm tra chặt chẽ hơn là chỉ qua một cơ chế rất tầm thường - sự gia tăng GDP chủ yếu là do các tỉnh và địa phương Trung Quốc, thí dụ như chi phí cho các dự án lớn xây nhà ở theo phương châm: tiền không không quan trọng.

    Với phương pháp trên, các tỉnh và địa phương làm suy yếu hệ thống tài chính Trung Quốc từ bên trong ra bên ngoài - mặc dù trung ương Bắc Kinh làm ăn thực sự vững chắc. „Hàng chục ngàn các quan chức chính phủ cấp thấp cũng như các nhà quản lư doanh nghiệp nhà nước đều có thể thực hiện các dự án đầu tư mà không cần được kiểm soát, giám sát“, kinh tế gia Michael Pettis của Đại học Bắc Kinh cảnh báo. Kết quả là: nợ lên đến nhiều ngh́n tỷ (ức) nhân dân tệ, việc trả được nợ là hoàn toàn không chắc chắn, như các chuyên gia từng cảnh báo. Thoạt nh́n, hệ thống ngân hàng có vẻ mạnh mẽ, theo ông Pettis. Trong trường hợp của một cuộc suy thoái kinh tế, các ngân hàng tin tưởng rằng sẽ được nhà nước để được cứu trợ.
    Các khoản nợ của chính phủ tỉnh và địa phương theo một cuộc kiểm tra đặc biệt của nhà nước ít nhất là 25% tổng sản lượng GDP - ở Đức, mặc dù t́nh h́nh tài chính các thành phố, địa phương không mấy sáng sủa nhưng khoản nợ của thành phố chỉ với 5% GDP. Thậm chí chính phủ trung ương Bắc Kinh không hề biết được là bao nhiêu các khoản vay này không thể trả lại được.

    Chính thức ngân hàng khai báo ít khoản nợ xấu. Các nhà phân tích hoài nghi những con số được khai báo này. Mục tiêu lợi nhuận cho các dự án nhà ở thường được nêu không thực tế. Nhà cửa thường được xây dựng một cách nhanh chóng và chỉ hai năm sau khi xây hoàn tất đă cần phải được cải thiện. Chính quyền địa phương sau đó cần nhiều tiền hơn. Các tỉnh trưởng hành động theo phương châm: „Bắc Kinh sẽ giải quyết.“

    Một vấn đề của nợ Trung Quốc nữa là thời gian đáo hạn khác biệt của các khoản vay và các dự án mà họ tài trợ. Thời gian xây dựng một hệ thống xử lư nước thải hoặc một tuyến đường sắt đ̣i hỏi phải mất nhiều năm. Thời gian có thể đạt được lợi nhuận thường lên tới nhiều thập niên.. Chi phí cho các dự án này thường bằng các khoản vay nợ ngân hàng có kỳ hạn một vài tháng hoặc vài năm. „kỳ hạn trả nợ thực tế và thời gian đáo hạn của các khoản vay nợ cách nhau quá xa“ kinh tế gia Qu Hongbin của ngân hàng lớn HSBC.cho biết. Tiền, không phải là một vấn đề, bởi v́ tỷ lệ tiết kiệm của Trung quốc trên 50%. „vật thiếu thốn là những công cụ (quản lư) tài trợ dài hạn.“

    Trung Quốc không có những công cụ đó. Tài trợ bằng trái phiếu đ̣i hỏi phải có một thị trường thực sự trưởng thành, với việc đánh giá trung thực và thông tin minh bạch về những doanh nghiệp và chính quyền liên quan. "Trung Quốc đă thực hiện được một số vấn đề, nhưng chưa đủ“ , một doanh nhân người Đức cho biết. Những người có trách nhiệm rơ ràng là thiếu tính nhận thức vấn đề.

    Tuy nhiên, ngay cả trong một nền kinh tế mà nhà nước chiếm ưu thế, một nguyên tắc cũng phải tuân giữ là: nếu mượn nợ th́ tiền vay nợ cuối cùng phải được hoàn trả lại cho chủ nợ. Tiền của các ngân hàng trên thực tế là tiền do người dân Trung quốc tiết kiệm. Một ví dụ là Bộ Đường sắt Trung Quốc là một trong những tổ chức mang nợ cao nhất thế giới: bộ vay mỗi năm thêm gần một ngh́n tỷ nhân dân tệ, tương đương với 118 tỷ euro. Theo nhà kinh tế Pettis là „một sự mất cân bằng to lớn“ và tiên đoán về trung hạn nước Cộng ḥa nhân dân sẽ có „một thảm họa nợ nần“. Cứu trợ ngân hàng bởi nhà nước là điều không thể tránh khỏi.

    Do đó, thống đốc ngân hàng trung ương Zhou Xiaochuan suy nghĩ phương cách làm thế nào qui trách nhiệm rủi ro này cho chính quyền cấp tỉnh. Đề nghị của ông là: phần lớn các khoản vay nợ của chính quyền tỉnh phải được bảo đảm bởi cư dân của tỉnh đó. Theo cách suy tính của Zhou Xiaochuan, chỉ khi nào có chủ nợ hoặc người bảo lănh tại địa phương, th́ chức năng kiểm soát mới thực sự được thực hiện.

    Tựa: Das China-Risiko
    Tác giả: Finn Mayer-Kuckuk và Frank Sieren.
    Đăng trên trang nhất nhật báo Đức Handelsblatt ngày 31.01.2013
    Chuyển ngữ: Nguyễn Hội

    http://www.ttdq.de/node/368




    http://www.handelsblatt-shop.com/dow...iko-p4483.html

  3. #83
    Dac Trung
    Khách
    Trung quốc: Internet và triệu cánh san hô



    Mạng Internet đă trở thành công cụ để người Trung Quốc bày tỏ sự phản kháng


    Một tác giả và phó giáo sư Đại học Bắc Kinh vừa có bài viết về tầm quan trọng của internet đối với việc huy động người dân Trung Quốc tham gia đ̣i những quyền căn bản của con người.


    Phó Giáo sư Hồ Vĩnh (Hu Yong), tác giả cuốn Tạp âm trỗi dậy: Biểu đạt cá nhân và Công luận trong Thời đại Internet, đã có bài viết 'Internet và Vận động Xă hội ở Trung Quốc' trong cuốn sách vừa ra mắt năm nay. Ông Hồ Vĩnh nói mạng toàn cầu có vai tṛ kết nối cũng như thúc đẩy các hành động tập thể trong môi trường tự do biểu đạt, lập hội và tụ họp bị hạn chế.

    Tác giả dẫn lời nghệ sỹ Ngải Vị Vị nói rằng công dân mạng Trung Quốc đă tạo ra một "tổ chức phi chính phủ lớn nhất thế giới". Ông Hồ Vĩnh viết: "Ngày hôm nay ở Trung Quốc chúng ta có thể nói rằng bất cứ ai có đường truyền Internet đều có tiếng nói trên mạng toàn cầu. "Có tiếng nói tức là có khả năng xuất bản. "Xuất bản trên Internet đồng nghĩa với kết nối với những người khác."

    Trăm triệu blog

    Các số liệu được dẫn ra trong bài viết cho thấy số người dùng mạng xă hội để chuyển tải thông điệp ở Trung Quốc, c̣n gọi là microblog, lên tới gần 250 triệu tính tới tháng 12/2011. Tỷ lệ người sử dụng microblog là gần 50% người dùng internet và gần 40% người dùng điện thoại di động. Vẫn số liệu tính tới tháng 12/2011 cho thấy số người có kết nối mạng toàn cầu ở Trung Quốc đă vượt quá con số 510 triệu và số người dùng di động lên tới 900 triệu, trong đó gần 360 di động nối mạng internet.

    Ông Bấm Hồ Vĩnh nói chính quyền Trung Quốc ngày càng tăng cường kiểm soát internet nhưng tự do hội họp dù không trọn vẹn và văn hóa kháng nghị được internet hỗ trợ sẽ tiếp tục phát triển và ảnh hưởng tới nhiều mặt của xă hội. Tác giả nói internet giúp những người phản kháng chia sẻ thông tin, huy động số đông tham gia và tăng sức ép mà các nhóm hành động có thể tạo ra đối với xă hội.

    Giảm thiểu rủi ro

    Về mặt chính thức, Quy định Khiếu nại của Trung Quốc có hiệu lực từ giữa năm 2005, buộc những người có khiếu nại chung phải cử đại diện gặp chính quyền và số đại diện không được vượt quá năm. Chính quyền được cho là sợ sự hiện diện của số đông tạo ra tính khẩn trương và là điều mạo hiểm đối với chính quyền.

    Đối với người dân, họ mong muốn điều ngược lại để khiếu nại của họ nhận được sự chú ư và có nhiều cơ hội để được giải quyết. Nhưng một chiến dịch huy động xă hội thực sự sẽ tốn kém và rủi ro. Đây là lư do khiến nhiều người chọn internet làm kênh để gây sự chú ư.

    Một ví dụ được đưa ra là vụ tự thiêu của ba người trong gia đ́nh họ Trung ở Di Hoàng thuộc tỉnh Giang Tây hôm 10/9/2010 khi nhà của họ bị chính quyền phá bỏ. H́nh Ảnh từ hiện trường ngay lập tức lan nhanh trong mạng xă hội.


    Hôm 16 tháng Chín, hai phụ nữ trong gia đ́nh họ Trung đi tới Bắc Kinh để cầu cứu nhưng bị chặn trên đường. Họ phải trốn trong nhà vệ sinh ở sân bay Nam Xương và liên hệ với nhà báo Lưu Thường. Nửa tiếng sau nhà báo này đưa tin nhắn lên mạng xă hội để công luận chú ư và một nhà báo khác, Đặng Phi, lập microblog với tên "tường thuật trực tiếp trận chiến tại toa-let nữ ở sân bay". Microblog của Đặng Phi đă biến vụ phá hủy nhà và tự thiêu thành sự kiện công khai được nhiều người theo dơi.

    'Toilet gate'

    Một ngày sau khi hai nhà báo đưa tin trên mạng xă hội, con gái út của gia đ́nh họ Trung, cô Trung Như Cửu, đang học trung học, tự lập ra microblog trên cả hai mạng Sina và Tencent để cập nhật trực tiếp tin tức. Nhà báo Lưu Thường được ông Hồ Vĩnh dẫn lời nói: "@zhongrujiu đă làm nên lịch sử. Vụ 'toilet gate' làm cho cô nhận ra sức mạnh to lớn của internet.

    Giờ cô đă chọn internet thay v́ khiếu nại trong làng.

    "Hành động như thế này thay đổi hiện trang của nhiều nhà bảo vệ quyền [con người] ở Trung Quốc. "Nh́n lại các vụ trong quá khứ chúng ta thấy rằng nhiều nạn nhân bị bỏ rơi khi các nhà báo [ban đầu] hào hứng dần dần bỏ đi. "Nhưng lần này mọi chuyện đổi khác. Ngay cả khi truyền thông im lặng, Trung Như Cửu và gia đ́nh đă t́m thấy cách để cung cấp thông tin ra thế giới. "Nếu điều này tiếp diễn, có nhiều khả năng những oán thán của họ sẽ được giải quyết."

    'Triệu cánh san hô'

    Phó Giáo sư Hồ Vĩnh nói hầu hết các trường hợp phản kháng ở Trung Quốc là "phản kháng bình dân", hành động của những người dân đ̣i quyền lợi sát sườn. Nó khác với "phản khác bất đồng" của những người có quan điểm khác với chế độ mà thường là sự phản kháng mang tính ư thức hệ và có tổ chức hơn.

    Ông Hồ nhận xét nhiều người phản kháng ở Trung Quốc ư thức được quyền công dân của họ và cũng có chiến thuật khi đối phó với chính quyền. Chẳng hạn trong cuộc phản kháng với hàng ngàn người tham gia ở Quảng Châu, người dân đă tuyên bố "tôi chỉ đại diện cho tôi" và "tôi không muốn ai đại diện cho tôi" khi chính quyền dùng loa yêu cầu người biểu t́nh cử đại diện đàm phán.

    Tac giả nói Internet tạo "khả năng tổ chức mà không cần có tổ chức" cũng như thay đổi cách nghĩ của tập thể và tạo khuôn khổ cho những hành động tập thể. Ông cũng nói mỗi một cuộc "phản kháng b́nh thường" không đáng kể nhưng tập hợp lại chúng đang dần tái lập các quyền con người từ lâu đă bị mất ở Trung Quốc.

    Vị Phó Giáo sư cũng dẫn lời tác giả Quách Dư Hoa viết: "Các cuộc phản kháng bắt nguồn từ các vấn đề thường nhật không cần tới tổ chức chính thức, lănh đạo chính thức, không cần kiểm chứng, không có giới hạn về thời gian, không cần phương tiện và không cần biển bảng. "Nhưng ta không thể xem thường các hành động phản kháng của những người nông dân khiêm nhường. "Một số lượng lớn các hành động không đáng kể, giống như triệu cánh san hô, khi tích tụ cùng thời gian, sẽ tạo ra rặng san hô đủ lớn để làm mắc cạn hay thậm chí làm đắm con tàu nhà nước."


    Tên tiếng Anh của cuốn 'Tạp âm trỗi dậy: Biểu đạt cá nhân và Công luận trong Thời đại Internet' là 'The Rising Cacophony: Personal Expression and Public Discussion in the Internet Age' và bài viết 'Internet và Vận động Xă hội ở Trung Quốc' có tên 'The Internet and Social Mobilization in China' nằm trong cuốn 'Frontiers in New Media Research'.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...lisation.shtml

  4. #84
    Dac Trung
    Khách

  5. #85
    Dac Trung
    Khách
    THỨ BA 05 THÁNG BA 2013


    Nợ xấu Trung Quốc lại gia tăng tới mức báo động

    Tổng kết hai nhiệm kỳ thủ tướng, ông Ôn Gia Bảo chủ yếu đề cập đến những thành quả kinh tế sáng chói. Trong khi đó, trị giá chứng khoán bốn ngân hàng Nhà nước Trung Quốc trên sàn chứng khoán Hồng Kông giảm 20 % trong hai tuần lễ. Nợ khó đ̣i của ngành ngân hàng liên tục tăng lên trong 5 quư liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ năm 2004.

    Trong bài diễn văn đọc trước Quốc hội, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nêu lên rất nhiều những điểm son trong nhiệm kỳ thứ nh́ trải dài từ 2008 đến 2012 : tăng trưởng kinh tế trung b́nh đạt 9,3 % ; tổng sản phẩm nội địa đă được nhân lên gấp đôi trong vỏn vẹn 5 năm. Đang từ 26 600 tỷ nhân dân tệ nhảy vọt lên thành 51 900 tỷ (tương đương với 8 300 tỷ đô la Mỹ). Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong cùng thời kỳ tăng đều đặn ở nhịp độ hơn 12 %/năm. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài tăng 25,5 % hàng năm.

    Thủ tướng Ôn Gia Bảo không khỏi tự hào là bất chấp tác động khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, Trung Quốc từ năm 2008 đến 2012 vẫn tạo được công việc làm cho 59 triệu dân cư ở thành phố; thu nhập b́nh quân đầu người ở nông thôn tăng gần 10 % một năm.

    Chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho người thừa kế Lư Khắc Cường, ông Ôn Gia Bảo khẳng định là trong hai nhiệm kỳ thủ tướng vừa qua, chính quyền của ông đă « đặt nền tảng vững chắc để xây dựng một xă hội với một tầng lớp khá giả ngày càng đông ».

    Lănh đạo Trung Quốc thận trọng dự báo là tăng trưởng kinh tế của nước này trong năm nay sẽ ở vào khoảng 7,5 %. Lạm phát là 3,5 % và tỷ lệ thất nghiệp là 4,6 %. Tuyệt nhiên không thấy thủ tướng sắp măn nhiệm Trung Quốc đề cập đến rủi ro tài chính đang đe dọa hệ thống ngân hàng của nền kinh tế đứng thứ nh́ trên thế giới.

    Núi nợ khó đ̣i

    Vào lúc tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất kể từ 13 năm nay, báo cáo được công bố ngày 01/03/2013 Cơ quan điều tiết các hoạt động ngân hàng Trung Quốc cho biết, nợ khó đ̣i trong quư 4/2012 tăng thêm hơn 14 tỷ nhân dân tệ (2,3 tỷ đô la) đạt mức kỷ lục gần 493 tỷ.

    Đành rằng, theo thống kê chính thức của Bắc Kinh, tỷ lệ nợ khó đ̣i trung b́nh của các ngân hàng Trung Quốc hăy c̣n ở mức rất an toàn, chưa đầy 1 %. Chính xác hơn, tỷ lệ đó là 0,95 % vào tháng 12/2012. Thêm vào đó các ngân hàng của Trung Quốc vẫn làm ăn có lời.

    Hiềm nỗi theo như nhận xét của nhiều chuyên gia, những báo cáo về các hoạt động của ngân hàng Trung Quốc dù được coi là « tươi sáng » vẫn không đủ để trấn an các nhà đầu tư. Bởi không ai biết rơ núi nợ của Trung Quốc là bao nhiêu. Mà chỉ biết rằng các ngân hàng xứ này đang phải trực diện với hai mối rủi ro.

    Một là những khoản tín dụng đă cấp do « chỉ thị » từ chính quyền trung ương hoặc địa phương để tài trợ những dự án đầu tư khổng lồ mà không ai biết ǵ hơn về hiệu quả kinh tế hoặc khả năng thanh toán của người đi vay.

    Rủi ro thứ hai là nợ của khu vực tư nhân : để mở rộng hoạt động khu vực này đă đi vay tín dụng của các ngân hàng « không chính thức » với lăi suất rất cao. Khi tăng trưởng chựng lại hàng loạt các doanh nghiệp đă bị khánh tận. Đứng trước những núi nợ không tài nào trả nổi, một số chủ nhân đă tự sát, một số khác đă bỏ lại tất cả sau lưng chạy trốn ra nước ngoài.

    Theo thẩm định của báo tài chính Mỹ, Financial Times hệ thống ngân hàng « không chính thức » của Trung Quốc hiện tại đă cấp tới 3,2 tỷ đô la tín dụng cho tư nhân – tương đương với 40 % GDP của cả nước.

    Đâu là những nguyên nhân dẫn đến « núi nợ » của Trung Quốc hiện nay ? Đâu là tác động khi nợ xấu đánh sập hệ thống ngân hàng Trung Quốc ? Từ trường hợp của nền kinh tế thứ nh́ thế giới ta có thể rút ra được những bài học nào về chính sách quản lư các khoản nợ mà tới nay không ai biết chính xác là bao nhiêu ? Chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa lần lượt trả lời các câu hỏi trên.

    Dùng sâm, nhung để kích thích kinh tế

    Nguyễn Xuân Nghĩa : Về bối cảnh và để nói cho ngắn gọn th́ mô h́nh tăng trưởng của Trung Quốc là uống sâm để đạp xe cho mạnh v́ nếu xe chạy chậm th́ sẽ đổ. Nhưng, vấn đề xă hội là các đảng viên cán bộ th́ uống sâm, c̣n công nhân viên và dân nghèo mới là người đạp xe.

    Sự thật kinh tế của Trung Quốc là lănh đạo tại trung ương và nhất là các tỉnh đều ra sức tăng trưởng sản xuất bằng cách bơm tiền ngân sách và tín dụng ngân hàng vào các dự án đầu tư, chủ yếu là đầu tư cố định. Ngân khoản bơm thêm vào kinh tế như vậy được coi là nâng đà tăng trưởng và quả là có tạo ra công ăn việc làm cho một dân số quá đông.

    Nhưng đấy là liều thuốc bổ như sâm nhung mà thật ra bất công v́ các dự án này đều khai thác một tài nguyên do nhà nước quản lư là đất đai. Đó là sâm nhung cho đảng viên cán bộ ở mọi cấp khi họ lấy đất đai và tiền bạc của nhà nước phát triển khu vực bất động sản để rồi người nào cũng thành chủ nhà, chủ đất. T́nh trạng tham ô và bất công ấy không thể kéo dài và được thế hệ lănh đạo thứ tư thấy ra, như thủ tướng Ôn Gia Bảo đă nói tới và muốn cải sửa từ năm 2007.

    Nhưng có hai động lực cản trở việc cải sửa này. Thứ nhất là sự cưỡng chống của các đảng bộ địa phương v́ họ trục lợi nhờ lề lối làm ăn như vậy. Thứ hai là nạn tổng suy trầm toàn cầu từ các năm 2008-2009 và sau đó khiến xuất khẩu của Trung Quốc bị thu hẹp. Kinh tế mà sa sút th́ thất nghiệp sẽ tăng cùng nguy cơ động loạn xă hội. Mà lợi tức quá thấp của người dân, là những kẻ đạp xe, không thể kích thích được sức tiêu thụ nội địa để bù vào sự thất thâu của xuất khẩu.

    V́ vậy, từ cuối năm 2008, lănh đạo Trung Quốc đă trở lại nếp cũ là bơm thêm gần 500 tỷ đô la từ ngân sách và mấy ngàn tỷ khác từ tín dụng ngân hàng để nâng mức đầu tư. Hậu quả là họ thổi lên bong bóng địa ốc và chất lên một núi nợ mà thế hệ lănh đạo đang lên thay sẽ phải giải quyết.

    Bong bóng địa ốc

    Nguyễn Xuân Nghĩa : Quốc vụ viện của ông Ôn Gia Bảo mất ba năm xoay trở với nạn bong bóng mà không xong cũng v́ biện pháp kích thích tăng trưởng như ta vừa nói ở trên. Trong khi các đại gia kiếm lời nhờ lấy đất với giá rẻ và thu về với giá cao từ các dự án này th́ dân chúng vẫn thiếu nhà loại b́nh dân và rẻ tiền để che thân. Đấy là một vấn đề không nhỏ.

    Từ năm 2008 đến nay, người ta ước lượng rằng tổng số nợ công và tư của Trung Quốc đă lên tới 200% của tổng sản lượng. Mà đây chỉ là số ước tính thôi chứ thật ra là bao nhiêu th́ không ai biết, kể cả các cơ quan chức năng của Trung Quốc. Và cái gọi là nợ của tư nhân thật ra gồm cả các khoản nợ của công ty đầu tư do chính quyền địa phương lập ra để vay các ngân hàng của nhà nước ở địa phương.

    Nói về lượng th́, theo lời cảnh báo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Quỹ Tiền tệ, khi tín dụng tăng quá mạnh và trong nhiều năm liên tục th́ kinh tế có thể bị khủng hoảng tài chính. Sở dĩ có sự cảnh báo v́ t́nh trạng tín dụng gia tăng tại Trung Quốc đă vượt mức độ nguy ngập của Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Nam Hàn và Tây Ban Nha trước khi mấy xứ này bị khủng hoảng.

    Chúng ta gặp khuôn khổ quản lư quái đản và mờ ảo của Trung Quốc từ năm 1994 lồng trong yêu cầu kích thích kinh tế của năm 2008.

    Từ việc cải cách ngân sách năm 1994, 31 tỉnh không được quyền gây bội chi để tài trợ dự án địa phương mà phải chuyển số thu về trung ương và được trung ương phân bố lại theo yêu cầu. Từ đấy, các đảng bộ địa phương giải quyết lấy nhu cầu tạo ra công ăn việc làm cho cư dân thuộc quản hạt và một trong nhiều giải pháp chính là lấy đất của địa phương để phát triển dự án và báo cáo lên trên thành tích tăng trưởng rất cao mà nhiều khi cũng rất ảo. Nhân tiện, đảng viên cán bộ cũng kiếm lời rất nhiều nhờ giá đất nên càng gây bất măn cho dân chúng. Cuối năm 2008, nhu cầu kích thích kinh tế càng thúc đẩy các tỉnh theo chiều hướng này.

    Thế rồi v́ không được gây bội chi mà cũng chẳng có quyền phát hành trái phiếu để có tiền phát triển dự án, các địa phương lập ra công ty đầu tư manh danh nghĩa là tư nhân ở địa phương để vay tiền các ngân hàng cũng của nhà nước ở địa phương. Cái khuôn khổ quản lư mờ ảo ở đây là chi nhánh của ngân hàng thương mại nhà nước và của cả ngân hàng trung ương tại địa phương đều nằm dưới sự điều động của đảng bộ địa phương và địa phương nào cũng thi đua phát triển dự án đầu tư để tạo ra công việc làm và báo cáo thành tích lên trên trong khi vẫn trục lợi ở dưới.

    Hậu quả là các địa phương mắc nợ các ngân hàng của nhà nước ở địa phương, mà nợ đến mức nào và xấu tốt ra sao th́ không ai rơ. Một con số được cơ quan Roubini Global Economics tại Mỹ đưa ra tuần qua là các tính đến năm ngoái, các địa phương có thể mắc nợ cỡ 2.800 tỷ đô la.

    Song song, c̣n phải nói đến một ngân hàng đang nổi tiếng thế giới là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc với số tín dụng cấp phát tại các nước đang phát triển đă vượt Ngân hàng Thế giới. Đấy là định chế thi hành chính sách bành trướng của nhà nước mà riêng tại Trung Quốc th́ đă bơm ra số tiền tương đương với hơn hai ngàn tỷ đô la cho các dự án đầu tư loại cố định như xây dựng hạ tầng. Các ngân hàng thương mại bèn nương theo ngân hàng thuộc diện chính sách này mà phát hành trái phiếu để lấy tiền hùn hạp và tạo ra phép lạ rất ảo của Trung Quốc.

    Nợ ảo và mối hiểm nguy

    Nguyễn Xuân Nghĩa : Các ngân hàng đều huy động vốn từ kư thác của người dân. V́ hoàn cảnh bất trắc và mạng lưới an sinh rất mỏng về y tế và hưu bổng, người dân xứ này có sức tiết kiệm rất cao, bằng 40% lợi tức của họ. Rồi v́ chẳng có ngả đầu tư nào khác để ǵn giữ nguồn tài sản ấy, họ kư thác vào ngân hàng dù lăi suất chẳng là bao nhiêu và thực tế là mấp mé số không nếu giảm trừ ảnh hưởng của lạm phát.

    Tính nhẩm cho dễ nhớ th́ trong những năm 2007 trở về trước, kinh tế Trung Quốc có tăng trưởng được một đồng th́ do đi vay một đồng tín dụng. Từ năm 2008 trở về sau th́ phải đi vay ba đồng mới làm kinh tế tăng trưởng được một đồng. Đấy là yếu tố gọi là không bền vững mà lănh đạo xứ này nói tới. Nhưng, v́ chế độ quản lư và thực tế là trưng thu đất đai, một phần ba các khoản nợ này lại trút vào các dự án bất động sản và thổi lên bong bóng địa ốc. Khi bóng bể th́ khối nợ xấu sẽ tiêu tan và ngân hàng cùng các công ty đầu tư của địa phương sẽ theo nhau vỡ nợ.

    Khi kinh tế và xă hội dư dôi phương tiện sản xuất, như c̣n lực lương lao động hay công xuất chưa khai thác hết, th́ nếu có bơm tiền từ ngân sách hay ngân hàng để kích thích sản xuất, dù rằng vào loại dự án không sinh lời hoặc có giá trị kinh tế thấp, người ta vẫn c̣n tạo ra của cải và cả tiền thuế để gây ra ảo tưởng sinh động và tăng trưởng. Nhưng nếu lực lượng lao động đă cạn hoặc nhà máy đă chạy hết công xuất mà vẫn cứ bơm tiền vào th́ người ta gây ra lạm phát, là sắc thuế nặng nhất đánh trên dân nghèo.

    Trung Quốc có dân số rất cao và cứ sợ thất nghiệp nên đă nhắm mắt đầu tư bất kể phẩm chất và doanh lợi để có cái tiếng là công xưởng của thế giới. Nhưng v́ chính sách mỗi hộ một con từ năm 1978, dân số của xứ này bắt đầu chậm đà gia tăng và sẽ giảm dần. Ngay trước mắt th́ đă thấy nạn khan hiếm lao động và công nhân đ̣i lương bổng cao hơn. V́ vậy, càng bơm tiền th́ sẽ càng gây thêm lạm phát – là chuyện sẽ xảy ra. Và v́ xuất cảng khó tăng mà tiêu thụ nội địa của thành phần trung lưu chưa kịp thay thế, t́nh trạng tăng trưởng ngoạn mục trong quá khứ sẽ hết.

    Đấy là lúc núi nợ sẽ sụp đổ và có thể sụp rất nhanh. Cả thế giới cứ nói đến t́nh trạng kinh tế u ám của các nước Tây phương, nhưng t́nh h́nh của Trung Quốc c̣n đáng ngại hơn nhiều, và khối dự trữ ngoại tệ trị giá hơn ba ngàn tỷ đô la sẽ không chống đỡ nổi. Sau cùng, phản ứng của người dân khi đă bị cướp đất rồi mất việc và tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng lại tan ra mây khói, phản ứng đó là một ẩn số đang ám ảnh những người lănh đạo thuộc thế hệ thứ năm.


    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/201303...i-muc-bao-dong

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 11-09-2011, 05:31 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 26-08-2011, 04:58 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 20-08-2011, 11:31 AM
  4. Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?
    By Cố_Nhân_Xưa in forum Tin Việt Nam
    Replies: 4
    Last Post: 05-08-2011, 04:29 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 02-10-2010, 04:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •