Nguyễn Quang Duy
Người Việt quan tâm đến t́nh h́nh chính trị dần dần quen thuộc với ba cụm từ “diễn biến ḥa b́nh”, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”. Ba cụm từ càng ngày càng đựơc được các lănh đạo cộng sản và cơ quan tuyên truyền đề cập đến thường xuyên hơn. Những cụm từ diễn tả sự chuyển hóa cả bên trong và bên trên đảng Cộng sản và Quân đội Việt Nam.
Gần đây nhất, ngày 29/11/2010 Tạp Chí Cộng Sản đă liên tục đăng hai bài viết dưới tên Trương Tấn Sang. Bài thứ nhất thuộc dạng lư luận, ông Sang viết để ca ngợi chủ nghĩa cộng sản và xác quyết đảng cộng sản phải kiên định với chủ nghĩa Mác – Lê-nin và con đường xă hội chủ nghĩa đă đề ra. Bài thứ hai nghiêng về thực tiễn nhằm khuyến cáo đảng Cộng sản muốn sống c̣n cần phải “Nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống Diễn biến ḥa b́nh”. Khi đọc kỹ bài thứ hai người đọc sẽ nhận ra những bế tắc về lư luận đang dẫn đến những khủng hỏang về tư tưởng chính trị trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam .
Theo nhiều nguồn tin khác nhau ông Sang là người đă được được Nông đức Mạnh và Trung Quốc chọn làm Tổng Bí Thư cho nhiệm kỳ tới. Tổng bí thư cũng là Bí thư Quân ủy trung ương là người thống lĩnh quân đội và công an. Hai bài viết được phổ biến trên Tạp Chí Cộng Sản, cơ quan tuyên truyền chính thức của đảng Cộng sản, là những dấu hiệu dọn đường cho việc Nông đức Mạnh sẽ trao quyền cho Trương Tấn Sang.
Về thực tế trong bài viết thứ hai, Trương Tấn Sang nhấn mạnh: “... diễn biến ḥa b́nh được coi là biện pháp hữu hiệu hàng đầu, đă từng góp phần trực tiếp làm sụp đổ Liên Xô và các nước xă hội chủ nghĩa Đông Âu những năm trước đây và đang t́m mọi cách tiếp tục ḥng làm lung lay dẫn tới sụp đổ các nước đi theo con đường xă hội chủ nghĩa hiện nay... Đây là cuộc đấu tranh không có chiến tuyến, không có khói lửa, súng đạn, song rất quyết liệt, tinh vi và ngày càng phức tạp. Kẻ thù âm mưu chống phá ngầm từ bên trong, từ bên trên, kết hợp tạo sự chuyển hóa cả bên trong và bên trên với bạo loạn, lật đổ khi có thời cơ để xóa bỏ Đảng và chế độ xă hội chủ nghĩa.”
Trương Tấn Sang cho biết chiến lược diễn biến ḥa b́nh gồm sáu mục tiêu cơ bản, mà mục tiêu thứ sáu là "phi chính trị hóa" để vô hiệu hóa quân đội và công an... Trong chiến lược "diễn biến ḥa b́nh" chống Việt Nam, các thế lực thù địch xác định lĩnh vực quốc pḥng - an ninh và lực lượng vũ trang là một trong những mục tiêu trọng yếu phải tập trung làm suy yếu ... nhằm xóa bỏ vai tṛ lănh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam...”
Diễn Biến Từ Bên Trong Quân Đội.
Từ những Tuyên bố như trên người đọc dễ nhận ra những đ̣i hỏi dân chủ hóa Việt Nam đang ngấm ngầm trong nội bộ Quân Đội Việt Nam. Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc pḥng, trong cuộc họp báo công bố Sách trắng Quốc Pḥng tại Hà Nội ngày 8/12/2009, đă tuyên bố như sau: “những thế lực thù địch vẫn sử dụng chiêu bài dân chủ, nhân quyền, kích động lực lượng bên trong chống phá Đảng, nhà nước Việt Nam.”
Thay v́if t́m hiểu và t́m cách đáp ứng những đ̣i hỏi về dân chủ, đảng Cộng sản lại cố gắng lội ngược ḍng chủ trương kiểm sóat chặt chẽ tư tưởng chính trị của tầng lớp quân nhân. Ngày 20/7/2005 Bộ Chính trị cho ban hành Nghị quyết 51 để tiến đến việc thực hiện chế độ chính ủy trong quân đội theo đúng khuôn mẫu đảng Cộng sản đàn anh Trung Quốc đă đề ra.
Sau 5 năm ban hành Nghị Quyết, thành quả đâu không thấy, chỉ thấy Báo Quân Đội Nhân Dân liên tục đăng nhiều bài cùng một đề tài “Làm thất bại chiến lược Diễn biến hoà b́nh”. Những bài viết này cho thấy nỗi khủng hỏang tư tưởng chính trị dẫn đến những thách thức vai tṛ lănh đạo của đảng Cộng sản.
Trong loạt bài này, ngày 4-4-2010 Tiến sỹ Lê văn Bảo cho biết: “Thực tế đă cho thấy “tự diễn biến” trước hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị... Một khi tư tưởng chính trị chệch hướng, th́ sẽ làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước bị chia rẽ và nguy cơ tự sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi.”
Về lư thuyết đảng Cộng sản vẫn dựa vào chủ nghĩa Mác- Lê, vào cái gọi là “tư tưởng Hồ Chí Minh”, để từ đó các cán bộ tuyên giáo sọan các tài liệu hướng dẫn quân đội. Ngặt nỗi ư thức hệ cộng sản đă quá lỗi thời và đă bị nhân lọai đào thải. Ḥan cảnh thực tiễn cũng không mấy sáng sủa để các cán bộ tuyên giáo tuyên truyền chiêu dụ quần chúng tin theo “Đảng”.
Lấy thí dụ trên Tạp Chí Cộng Sản, ngày 31-7-2010, Phó Gíao Sư Tiến Sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng thuộc Viện Khoa học xă hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc pḥng đă dùng lời của Lê-nin: “Quân đội chúng ta là quân đội giai cấp, chống lại giai cấp tư sản” để tuyên truyền chống lại quan điểm “Quân đội là của dân tộc”. Ông Hưởng đă quên mất, do thất bại của nền kinh tế kế họach tập trung, đảng Cộng sản đă phải từng bước chấp nhận kinh tế thị trường tự do và mở cửa giao thương với thế giới tự do. Đại Hội lần thứ X, họ đă phải chính thức chấp nhận đảng viên được làm “kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô”.
Từ việc cải cách kinh tế nhưng không thay đổi chính trị, nhiều lănh đạo cộng sản và gia đ́nh đă lợi dụng chức quyền để trở thành những nhà đại tư bản hay tập đ̣an tư bản đỏ. Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng và gia đ́nh là một thí dụ điển h́nh. Những người này đă liên kết để trở thành một giai cấp thống trị tóm thâu mọi quyền lực và quyền lợi quốc gia. Họ sẵn sàng làm bất cứ việc ǵ, thậm chí bán nước, để càng ngày càng trở nên giầu có và nhiều quyền lực hơn. Họ ra tay đàn áp mọi tiếng nói gây bất lợi cho chế độ và giới cầm quyền.
Ngược lại đại đa số dân chúng trong đó có cả các cựu chiến binh, các binh sỹ và gia đ́nh th́ cuộc sống càng ngày càng trở nên khó khăn, chật vật hơn. Họ phải sống trong một xă hội đầy tham nhũng và bất công. Dựa trên lư thuyết cộng sản, Quân đội phải đứng lên chống lại giai cấp tư bản đỏ, chống lại tầng lớp thống trị cộng sản và lật đổ đảng Cộng sản để cứu nguy cho dân tộc. Rơ ràng lư thuyết và thực tiễn không thuận lợi ǵ cho sự sống c̣n của đảng Cộng sản Việt Nam.
Phó Gíao Sư Tiến Sỹ Nguyễn Mạnh Hưởng cũng đă viết “... xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ‘Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh v́ độc lập tự do của Tổ quốc, v́ chủ nghĩa xă hội...”. Để ư sẽ thấy ông Hửơng đă ḥan chỉnh bài viết một cách hết sức khoa bản, bài viết với 16 trích dẫn có chỉ rơ nguồn trích dẫn. Riêng trích dẫn về “tư tưởng” Hồ Chí Minh này th́ lại thiếu trích dẫn xuất xứ từ đâu. Ông Hưởng đă sửa lại lời Hồ chí Minh để tuyên truyền lường gạt những ai c̣n tin vào lời “Bác”.
Khi Hồ chí Minh c̣n sống Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa là một quốc gia đa đảng. Bên cạnh đảng Cộng sản c̣n có hai đảng ngọai vi: đảng Dân chủ và đảng Xă hội. Mặc dù hai đảng này chỉ là h́nh thức Hồ chí Minh chưa bao giờ dùng khẩu hiệu “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân,...”. Thế tại sao ông Hưởng đă phải bịa ra lời “Bác”?
Quân đội mang chức năng và trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc. Những người lănh đạo Quân đội Việt Nam đều đă trải qua cuộc chiến tại Cam Bốt và cuộc chiến chống bá quyền Trung Quốc. Họ nhận rơ dă tâm xâm chiếm Biển Đông, xâm chiếm các quốc gia trong vùng bằng quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá… của tầng lớp lănh đạo Trung cộng.
Năm 1979, khi chiến tranh giữa hai đảng Cộng sản Trung Hoa và Việt Nam xảy ra, đảng Cộng sản đưa vào Hiến Pháp 1980 Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Bạch Thư của Bộ Ngoại Giao (tháng 10-1979) cho biết cũng chỉ v́ tin theo chủ nghĩa Mác- Lê, tin vào thế giới đại đồng, tin vào t́nh anh em xă hội chủ nghĩa, nên một phần lănh thổ Việt Nam đă bị Trung Quốc chiếm đóng. Bạch thư cũng nói rơ tham vọng và chiến lược bành trướng xuống phương Nam thông qua đảng Cộng sản Việt Nam của bá quyền Trung cộng.
Sau chiến tranh 1979-89, thêm một phần lănh thổ và lănh hải Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và sau đó lại đựơc lănh đạo cộng sản Việt Nam chính thức bàn giao. Trung Quốc luôn ỉ thế cường quốc bắt nạt, đe dọa và trên thực tế nguy cơ chiến tranh có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Trong khi ấy th́ tầng lớp lănh đạo cộng sản càng ngày càng đê hèn, cấu kết, bị thuộc vào Trung Quốc. Chính v́ bất đồng chính kiến câu hỏi “Quân Đội trung với Đảng hay với Tổ Quốc Việt Nam?” từ lâu đă được ngấm ngầm đặt ra trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.
Trường hợp của cựu quân nhân Nguyễn Tiến Trung đă gia nhập Quân đội nhưng nhất quyết không chịu đọc lời thề “trung với đảng”. Anh Trung công khai nói với mọi người anh tin rằng Quân đội phải trung thành với tổ quốc, với đất nước, với dân tộc thay v́ với đảng cầm quyền. Anh Trung c̣n hănh diện là đảng viên Đảng Dân chủ Việt Nam và từng tuyên bố thi hành nghĩa vụ để quân đội trở nên đa đảng. Giới lănh đạo quân đội đă bó tay chấp nhận, có khi lại c̣n đồng thuận với anh Trung, cho đến ngày anh rời khỏi Quân đội sau đó bị bắt và bị khép án 7 năm tù.
Thách thức quân đội phải trung với tổ quốc chính là thách thức vai tṛ lănh đạo của đảng Cộng sản và là nỗi lo sợ hàng đầu của tầng lớp lănh đạo cộng sản. Cũng chính v́ thế mà Chủ tịch nhà nước cộng sản Nguyễn Minh Triết đă phải tuyên bố trước Quân Đội bỏ Điều 4 Hiến Pháp là tự sát.
Ngày 6-12-2010 trên Tuần Việt Nam Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đă chỉ rơ đảng Cộng sản vi hiến khi lănh đạo Quân Đội và Công An. Ông An cho biết: “…Tổng bí thư của chúng ta c̣n là Bí thư Quân ủy trung ương, tức là người thống lĩnh lực lượng vũ trang. Trong khi đó, Hiến pháp lại ghi Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang…”
Các bài viết trên Báo Quân Đội Nhân Dân c̣n cho biết Quân Đội đ̣i hỏi xây dựng quân đội chuyên nghiệp với những lư do như sau: (1) với khả năng và tŕnh độ quân sự lạc hậu Quân đội Việt Nam sẽ không thể ḥan thành được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lănh thổ và lănh hải được Tổ Quốc giao phó; (2) đảng Cộng sản Việt Nam không chăm lo xây dựng quân đội chuyên nghiệp chỉ xây dựng một quân đội thi hành nghĩa vụ quân sự, một h́nh thức bóc lột sức thanh niên; (3) để có một quân đội hiện đại và chuyên môn cần luật hóa quân đội để quân đội đứng ngoài sinh họat chính trị của các đảng phái; và (4) quân đội chịu sự lănh đạo của nhà nước và phục tùng nhân dân mà thôi.
Trên thực tế, Hải quân Trung cộng càng ngày càng công khai kiểm sóat Biển Đông, ngư dân Việt Nam liên tục bị tàu của hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư Trung cộng săn đuổi, bắt giữ, buộc nộp phạt, thậm chí bị bắn, bị đánh đập, bị cướp, bị làm nhục. Trong khi ấy Hải quân Việt Nam không đủ sức tự vệ. Tự thâm tâm của các chiến sỹ Quân Đội Việt Nam đă không yên tâm, bên cạnh họ lại có chính ủy và các tuyên giáo luôn tuyên truyền việc giữ nước đă có “Đảng” lo và phải tuyệt đối trung thành dứơi sự lănh đạo của thiểu số cầm quyền (“Đảng”).
Nhiều phần lănh thổ Việt Nam cũng đă bị đảng Cộng sản sang nhượng cho Trung Quốc khai thác. Nhiều hầm mỏ nhiều khu rừng đồi núi cùng khắp Việt Nam đă được đặt dưới sự kiểm sóat của người Trung Hoa từ lục địa kéo sang. Đây là nỗi đe dọa cho an ninh quốc gia. Số công nhân Trung Quốc này có thể sẽ trở thành những lực lượng quân sự theo lệnh của Trung cộng dùng vũ lực đàn áp người Việt khi có biến động hay có chiến tranh. Đương nhiên các chiến sỹ Quân Đội Việt Nam ít nhiều cũng phải nhận ra điều này.
Nói tóm lại trước đe dọa của Quân Đội Trung Quốc, trong nội bộ Quân Đội đang đấu tranh giữa chuyên (chuyên nghiệp hóa quân đội) hơn hồng (chính trị hóa quân đội). Chuyên để giữ nước hồng để giữ đảng. Giữ nước hay giữ đảng chính là câu hỏi đang được giới quân nhân quan tâm t́m câu trả lời.
Diễn Biến Từ Bên Trên Quân Đội.
Cũng trên báo Quân Đội Nhân Dân, Tiến sỹ Lê văn Bảo c̣n cho biết: “...đặt trọng tâm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vào cơ quan lănh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Bởi đó là nơi hoạch định ra đường hướng, chủ trương, chính sách của đất nước.” Điều ông Bảo nói tới có thể xem là những diễn biến từ bên trên như Trương Tấn Sang đă đề cập.
Đại Tá tiến sỹ Dương văn Lượng lại cho biết: ”Phạm vi can dự, can thiệp và chuyển hóa của chủ nghĩa đế quốc trên tất cả các lĩnh vực; thực hiện thông qua hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, đầu tư, viện trợ, chuyển giao công nghệ; các hoạt động du lịch; thông qua các tổ chức phi chính phủ, các đoàn ngoại giao, các diễn đàn quốc tế và khu vực, thông qua đối ngoại cấp cao…” Như vậy việc phân tích những quan điểm gần nhất của lănh đạo đảng Cộng sản và lănh đạo Quân Đội sẽ thấy được phần nào sự khác biệt giữa các quan điểm chiến lược quân sự và hiểu thêm được phần nào diễn biến từ bên trên Quân Đội.
Trong cuộc gặp gỡ ngày 27-11-2010, Trương Tấn Sang đă xác nhận với Thượng tướng Mă Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc rằng quan hệ chiến lược với Trung Quốc là "một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam".
Trong cuộc tiếp xúc báo chí tại Washington DC ngày 28-09-2010 khi được hỏi về Hội nghị Quốc phòng ASEAN mở rộng sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh cho biết diễn đàn sẽ bàn về hợp tác vì ḥa b́nh và ổn định của khu vực, chứ không phải để tranh cãi đối đầu, sẽ đề cập “các vấn đề chung”, như an ninh biển, trong đó có hàm chứa vấn đề Biển Đông, nhưng không bàn riêng chuyện Biển Đông… Trả lời của Nguyễn chí Vịnh phản ảnh rơ ràng quan điểm chiến lược của Trung Quốc về biển Đông là chỉ chấp nhận đối thọai song phương giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Tại Hội nghị Tư lệnh lực lượng Quốc pḥng các nước ASEAN lần thứ 7 tổ chức ngày 25-3-2010 tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, đă có bài phát biểu quan trọng đề cao chiến lựơc hợp tác quân sự trong Khối ASEAN.
Lấy một trích đọan trong bài phát biểu của Tứơng Nghiên để thấy được quan điểm chiến lược quân sự này: “…Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đang ngày càng tích cực, chủ động tham gia một cách có trách nhiệm vào hợp tác trong khu vực. Hải quân Nhân dân Việt Nam đa tham gia tuần tra chung trên biển với Hải quân Thái Lan, Cam-pu-chia và đang thúc đẩy để tiến tới hợp tác tuần tra chung với Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a…; Bộ đội Biên pḥng Việt Nam tham gia tuần tra chung và trao đổi thông tin với các đối tác láng giềng để đảm bảo an ninh khu vực biên gới, cũng như chống lại các loại tội phạm xuyên quốc gia. Lục quân, Hải quân và Không quân Việt Nam cũng đă tham gia và chia sẻ kinh nghiệm với lực lượng vũ trang các nước qua các hội nghị và tương tác của quân binh chủng các nước ASEAN…. Trong bối cảnh hợp tác giữa các nước ASEAN tiếp tục được mở rộng và tăng cường, việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa quân đội các nước ASEAN sẽ là sự đảm bảo cho hợp tác vững chắc và thực chất đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới.” Lẽ đương nhiên quan điểm chiến lược này đi ngược với quan điểm chiến lược Trung Quốc, của Nguyễn Chí Vịnh, của Trương Tấn Sang và của những lănh đạo cộng sản thuần phục Trung Quốc.
Chính phủ Hoa Kỳ cũng đề cao chiến lựơc hợp tác quân sự trong Khối ASEAN. Xem ra quan điểm chiến lựơc quân sự của Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên đă nghiêng hẳn vào chiến lược của Hoa Kỳ về Biển Đông.
Cũng có nguồn tin cho rằng Tướng Nghiên ủng hộ tướng Vơ Nguyên Giáp trong nỗ lực giảm đi quyền lực của Tổng cục 2. Cơ quan tình báo quân đội này có nhiều gắn bó với Trung cộng và cơ quan này chấp nhận duy tŕ quyền lực đảng Cộng sản bằng mọi giá. Cơ quan t́nh báo này trước và hiện nay được Tứơng Nguyễn chí Vịnh nắm giữ với nhiệm vụ tối hậu là kiểm sóat hành vi và tư tưởng Quân Đội, đặc biệt là những người lănh đạo Quân Đội.
Ngày 15-10-2010, báo chí loan tin Tứơng Nguyễn Khắc Nghiên đột ngột qua đời. Cho đến nay dư luận vẫn tin rằng ông đă bị thanh trừng. Tranh giành quyền lực nội bộ hay chính Trung cộng đă ra lệnh giết Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân Dân Việt Nam? Việc ǵ sẽ xảy ra cho các lănh đạo quân đội ủng hộ quan điểm của Tướng Nghiên? Họ sẽ tiếp tục con đường ông Nghiên đă đi hay không? Quân Đội Việt Nam sắp tới sẽ làm ǵ?…
Nếu nói về diễn biến ḥa b́nh từ bên trên cũng cần nhắc đến nhiều cựu tướng lănh quân đội như đại tướng Vơ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đă không ngừng lên tiếng về hiểm họa Bắc Thuộc, Việt Nam lại chính thức trở thành một chư hầu của Trung Quốc. Những người này vẫn c̣n nhiều ảnh hưởng trong Quân Đội Việt Nam. Con cháu họ hiện là những lănh đạo của đảng Cộng sản và Quân Đội Việt Nam. Tháng 6 vừa qua chính Trương Tấn Sang đă phải thân chinh đến thăm tướng Nguyễn Trọng Vĩnh để kiếm sự ủng hộ.
T́nh H́nh Chung
Chỉ c̣n vài tuần Đại Hội đảng Cộng sản lại khai mạc, ngày nay người việt cũng đă nhận ra do thiếu khả năng điều hành kinh tế và vẫn c̣n lệ thuộc vào khu vực quốc doanh như vụ Vinashin, đảng cộng sản đang phải đương đầu với suy thoái kinh tế và lạm phát phi mă. Hậu quả đang ảnh hưởng trầm trọng đến đời sống hằng ngày của mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam. Các quân nhân thường phải gánh chịu nhiều khó khăn về vật chất, có khi c̣n mắc khó khăn hơn các tầng lớp xă hội khác. Đa số các quân nhân thi hành nghĩa vụ thường lệ thuộc vào sự giúp đỡ của gia đ́nh. Bên cạnh khủng hoảng kinh tế là những khủng hoảng về văn hóa, giáo dục, luật pháp, tư tưởng… Và nạn tham nhũng đang ngày một xoáy ṃn đảng và nhà nước cộng sản.
Về t́nh h́nh thế giới, căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bắc Hàn pháo kích vào một hòn đảo của Nam Hàn cuối tháng trước. Nếu chiến tranh Triều Tiên xảy ra, Quân Đội Việt Nam khó có thể đứng ng̣ai ṿng chiến. Nếu Quân Đội theo đảng Cộng sản, theo Trung Quốc và Bắc Hàn là Quân Đội đi ngược lại với nguyện vọng của dân tộc.
Chưa kể mang bản chất bá quyền Trung Quốc luôn đe dọa chủ quyền lănh thổ Việt Nam: chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. Lịch sử chỉ thấy nếu quân đội thực sự phục vụ tổ quốc dân tộc khi chiến tranh toàn dân sẽ một ḷng phục vụ quân đội chống ngoại xâm.
Cũng trên Tuần Việt Nam ngày 8-12-2010 Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đă phản bác lập luận về diễn biến ḥa b́nh xẩy ra tại Liên Sô và Đông Âu đă được Trương tấn Sang nêu lên bên trên. Ông An nhận xét: “Quan sát sự tan ră của một số đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, th́ thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến ḥa b́nh,... Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của ḿnh nữa, v́ thực tế Đảng của ḿnh đă thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là v́ Đảng của ḿnh đă phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đă trở thành lực lượng cản trợ dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xă hội. Đảng đă trở thành ông Vua tập thể, đă trở thành Đảng trị mất rồi.”
Tại các quốc gia Đông Âu và Liên Sô, Quân Đội đă chủ động đứng về phía người dân, có nơi c̣n lănh đạo dân chúng vùng lên giành lại các quyền tự do cho toàn dân tộc, từ tay một thiểu số cầm quyền cộng sản. Việc đảng Cộng sản càng ngày càng công khai đấu tranh chống lại diễn biến ḥa b́nh, tự diễn biến và tự chuyển hóa trong Quân đội, tạo cho chúng ta một niềm tin Quân Đội Việt Nam sẽ đóng một vai tṛ quan trọng trong việc thay đổi chế độ cộng sản bằng thể chế dân chủ tự do.
Cách Mạng? Đảo Chánh? Vùng Lên? Đại Hội XI sẽ là Đại Hội cuối của đảng Cộng sản Việt Nam?
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
9/12/2010
Nguon : ChinhNghiaViet
Bookmarks