Chủ tịch Trương Tấn Sang nói Việt Nam sẽ xem xét đề xuất của Philippines về việc thăm dò và khai thác dầu khí ở nước này.
Chủ tịch Trương Tấn Sang thăm Philippines từ 26/10-28/10
Ông Sang vừa kết thúc chuyến thăm Philippines từ 26/10-28/10.
Hôm 27/10, trong buổi gặp mặt với chủ tịch Việt Nam, Bộ trưởng năng lượng Philippines Jose Renes D. Almendras đã bày tỏ mong muốn hai quốc gia cùng chia sẻ kinh nghiệm trên lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.
Đáp lại, ông Trương Tấn Sang nói Việt Nam "sẽ tích cực nghiên cứu các đề xuất của Philippines về các lĩnh vực đầu tư, trong đó có thăm ḍ và khai thác dầu khí tại Philippines, phù hợp với lợi ích của cả hai nước, trên cơ sở luật pháp của mỗi nước và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982".
Giới phân tích nhận định đây là chiều hướng tích cực trong mối quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Phillpines, tuy nhiên, nếu vấn đề này được tiến hành trên thực tế sẽ không tránh khỏi sự phản ứng gay gắt của Trung Quốc trong xung đột về lợi ích khu vực này trong đó có Biển Đông.
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một nhân vật bất đồng chính kiến, bình luận: “Tôi rất ủng hộ những bước đi của ông chủ tịch nước lần này.”
“Tôi thấy cách giải quyết các vấn đề Biển Đông gần đây của các lãnh đạo như ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng cũng còn khá hơn ông Nguyễn Phú Trọng”.
Tuy nhiên, ông nói nếu việc hợp tác này diễn ra, việc tránh căng thẳng trong vấn đề Biển Đông là điều không thể tránh khỏi.
Ông Giang nói thêm: “Tôi nghĩ rằng việc căng thẳng hay không bây giờ phụ thuộc vào Trung Quốc, chứ không phải ở phía Việt Nam hay các nước khác, kể cả Philippines.”
Quy tắc ứng xử DOC
Trong thông cáo chung giữa Việt Nam và Philippines, lãnh đạo hai quốc gia nhấn mạnh về vai trò trung tâm của Asean và tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) kư năm 2002.
Asean và Trung Quốc vẫn còn cách khá xa mục tiêu tiến tới một bộ Quy tắc ứng xử, với các điều khoản cụ thể ràng buộc các bên t́m giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Trong khi đó, Trung Quốc duy tŕ lập trường không muốn thảo luận về tranh chấp theo khuôn khổ đa phương mà thay vào đó muốn đối thoại song phương với từng nước tuyên bố có chủ quyền tại đây.
Một chuyên gia về Việt Nam và khu vực, Giáo sư Carl Thayer từ Canberra, Úc châu, nhận định về đề nghị của Philippines đối với Việt Nam lần này rằng: “Đây là một thử nghiệm nhằm làm rõ việc Trung Quốc và khối Asean có thúc đẩy bản hướng dẫn thực hiện DOC (mới đạt được trong năm nay) hay không?”
Ông cho biết: "Hiện nay, bản thân tuyên bố DOC vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng, trong đó các điều khoản còn để trống và chưa bên nào gắn kết vào các hoạt động hợp tác cho dù bản Hướng dẫn Thực hiện DOC mới được thông qua".
"Tuy nhiên, DOC cũng không hề ngăn cản các hoạt động hợp tác đa phương."
GS Thayer nhận định rằng Philippines và Việt Nam muốn tiến hành các hoạt động với các bên thứ ba như họ đã làm; hoặc như Việt Nam, Philippines và Trung Quốc đã từng cùng khảo sát địa chấn chung ở Biển Đông thì đòi hỏi phải có thiện chí chính trị từ tất cả các bên.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...ines_oil.shtml
Bookmarks