Page 1 of 48 1234511 ... LastLast
Results 1 to 10 of 473

Thread: TRƯƠNG TẤN SANG THĂM MỸ LẦN ĐẦU TIÊN VỚI TƯ CÁCH CHỦ TỊCH NƯỚC

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TRƯƠNG TẤN SANG THĂM MỸ LẦN ĐẦU TIÊN VỚI TƯ CÁCH CHỦ TỊCH NƯỚC

    Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Ṭa Bạch Ốc .

    Chính phủ Hoa Kỳ ra thông cáo nói Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào ngày 25/7 tại Nhà Trắng.



    Trương Tấn Sang thăm Mỹ lần đầu tiên với tư cách chủ tịch nước

    Thông cáo của Thư ký Báo chí Nhà Trắng viết: "Tổng thống [Obama] sẽ nhân cơ hội này thảo luận với Chủ Tịch Sang làm thế nào để củng cố hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước trong các vấn đề chiến lược của khu vực và tăng cường hợp tác với khối Asean".

    Thông cáo cho biết thêm rằng ông Obama mong muốn thảo luận với ông Sang các chủ đề "nhân quyền, các thách thức đang nảy sinh như thay đổi khí hậu, và tầm quan trọng của việc hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tiêu chuẩn cao".

    Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ vào tuần cuối tháng Bảy. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông trong cương vị chủ tịch nước, và ông Sang là chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam thăm đất nước cựu thù.

    Năm 2007, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã có chuyến thăm 'lịch sử' kéo dài gần một tuần tới Hoa Kỳ.

    Có tin cho hay lần công du này, ông Trương Tấn Sang cũng sẽ thăm Canada.

    Việc thông cáo ngắn gọn của Tòa Bạch Ốc đặt nhân quyền lên hàng đầu trong các chủ đề thảo luận cho thấy nước chủ nhà trông đợi một sự giải thích từ phía Chủ tịch Việt Nam về các cáo buộc vi phạm trong lĩnh vực vẫn được coi là còn nhiều khác biệt này.

    Hà Nội bị chỉ trích vì đã bắt và cầm tù nhiều nhà hoạt động một cách ôn hòa, thời gian gần đây là các blogger bất đồng chính kiến.

    Bước đột phá?

    Một số nhà quan sát chính trị Đông Nam Á, như Murray Hiebert và Phoebe De Padua từ tổ chức Sumitro Chair for Southeast Asia Studies thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington DC, cho rằng chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là một phần trong chiến dịch ngoại giao của lãnh đạo Việt Nam.

    Gần đây ông chủ tịch đã đi thăm Trung Quốc và Indonesia, trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu được đánh giá cao tại Diễn đàn an ninh Shangri-La ở Singapore.

    Hai nhà nghiên cứu trên nhận định trong một bài viết: "Việc lãnh đạo Việt Nam đua nhau đưa ra các ý tưởng và cạnh tranh về độ uy tín không phải là điều dở cho các nước đối tác, trong đó có Hoa Kỳ".

    Tuy nhiên, họ cũng cho rằng đề xuất hình thành quan hệ đối tác chiến lược chưa thực hiện được vì một số lý do.

    Một trong các lý do đó, theo Hiebert và De Padua, là cánh bảo thủ trong Đảng CSVN không muốn đi quá xa với Hoa Kỳ vì lo ngại làm phật lòng Trung Quốc.

    Thứ hai, tại Mỹ các dân biểu đang tăng áp lực lên chính phủ đòi phải đề cập với phía Việt Nam về tình trạng nhân quyền, mà họ cho là đang xấu đi.

    Một số học giả như Giáo sư Carlyle Thayer từ Canberra, Úc châu, cho rằng "nhân quyền phải là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ, nhưng không nên trở thành trọng tâm làm kìm hãm tiến bộ trong hợp tác ở những lĩnh vực khác".

    Thế nhưng cũng có người như Phó Giáo sư Jonathan London từ City University of Hong Kong thì cho rằng nhân quyền là một trong những rào cản trong quan hệ Việt-Mỹ.

    Ông London nói Việt Nam cần có bước đột phá trong quan hệ với Hoa Kỳ, và để làm điều này thì Đảng CSVN phải có những đổi thay thực sự.

    Ông nói thay đổi hữu hiệu nhất mà lãnh đạo Việt Nam có thể làm là "cho phép toàn dân tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước một cách công bằng, chấm dứt đàn áp, và phát triển thể chế dân chủ ở trong nước".

    Tăng nỗ lực

    Trong khi đó, một dân biểu lâu nay tích cực vận động cho nhân quyền Việt Nam kêu gọi Mỹ nỗ lực hơn nữa để khuyến khích chính phủ Hà Nội tôn trọng nhân quyền.

    Dân biểu theo công hòa từ tiểu bang Virginia, ông Frank Wolf, chỉ trích chính quyền Obama là đã làm tình hình nhân quyền ở Việt Nam 'tồi tệ hơn'.

    Ông Wolf mạnh dạn nhận định rằng chính sách đối với Việt Nam của Mỹ "đã làm tất cả người dân Việt Nam và người Mỹ gốc Việt quan tâm tới nhân quyền và tự do tôn giáo thất vọng".

    Việt Nam được chính quyền ông Bush cho ra khỏi danh sách các quốc gia gây quan ngại về nhân quyền và tự do tôn giáo (CPC) năm 2006 vì cho là đã có nhiều tiến bộ.

    Dân biểu Wolf nhận định rằng tình hình ở Việt Nam đã trở nên tồi tệ hơn, ông dẫn nguồn kênh ABC News cho hay chỉ riêng năm 2013 đã có “hơn 50 người bị kết tội và bỏ tù trong các phiên xử chính trị".


    Theo ông, không chỉ không giúp giải quyết được vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ còn lặng thinh không bênh vực những tiếng nói chỉ trích các vi phạm đó.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...n_rights.shtml
    Last edited by Tigon; 16-07-2013 at 08:51 AM.

  2. #2
    Nỉwana
    Khách

    NÓI BẰNG TAY..CHÂN ????????

    thằng cha này qua Mỹ rồi nói tiếng ǵ với OBAMA vậy??? nếu có thông dịch,lỡ thằng thông dịch là điệp viên của Tàu th́ sao,Tàu biết hết bí mật của cuộc nói chuyện rồi,tui không biết thiệt rồi,ai biết làm ơn cho tui biết ,cám ơn nhiều:o:o:o:o


    có thông dịch đấy chứ vậy là Tàu biết hết rồi


    Dân biểu Wolf nhận định rằng t́nh h́nh ở Việt Nam đă trở nên tồi tệ hơn, ông dẫn nguồn kênh ABC News cho hay chỉ riêng năm 2013 đă có “hơn 50 người bị kết tội và bỏ tù trong các phiên xử chính trị".


    Theo ông, không chỉ không giúp giải quyết được vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, chính phủ Hoa Kỳ c̣n lặng thinh không bênh vực những tiếng nói chỉ trích các vi phạm đó.



    Mỹ mà,thằng Mỹ cũng là thằng Điếm,nó và thằng Tàu chia hai biển đông rồi,VN như cá trên thớt,thế giới không theo Mỹ như trước nữa,các nước trên thế giới đă thấy Mỹ là thằng điếm,chỉ biết bênh vực quyền lợi dân tộc của Mỹ thôi,qua những vụ bê bối về snowden,cả thế giới quay mặt với Mỹ,Tàu thắng Mỹ 1:0,Nga thắng Mỹ 1:0,Đức thắng Mỹ 1:0,các nước Châu Mỹ la tinh đang t́m cách châm thêm lửa cho vụ snowden ,qua chuyện này thế giới sẽ hiểu Mỹ nhiều hơn và Mỹ sẽ mất đồng minh nhiều hơn,Nhật cũng đang lừng chừng,không tim Mỹ nữa
    Last edited by Nỉwana; 13-07-2013 at 11:36 AM.

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bàn về chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang


    Tới nay Việt Nam đă có quan hệ chiến lược với Trung Quốc, Nga và Anh.
    Giờ Việt Nam phát tín hiệu rằng họ muốn nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ và Pháp.

    Vào giữa năm 2010 khi Ngoại trưởng Hillary Clinton thăm Hà Nội, bà tuyên bố rằng đă có đủ điều kiện để đưa quan hệ song phương Hoa Kỳ-Việt Nam lên tầm cao mới.

    Nhưng, bà cảnh báo, trước hết Việt Nam cần cải thiện về nhân quyền. Kể từ chuyến thăm của bà Clinton, t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam đă xấu đi, nhất là trong nửa đầu năm nay.

    Vào cuối năm 2011, các nhà ngoại giao ở Hà Nội nói đàm phán về quan hệ chiến lược đă bị đ́nh trệ v́ chuyện vấn đề nhân quyền cần được đề cập tới như thế nào trong dự thảo.

    Phía Hoa Kỳ muốn có một điều khoản riêng về nhân quyền trong khi Việt Nam muốn nhân quyền chỉ nằm trong điều khoản nói về quan hệ chính trị.

    ới cuối năm 2012, Hoa Kỳ bất ngờ rút khỏi đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam.

    Đối thoại được nối lại đầu năm nay nhưng không có cải thiện nhân quyền đáng chú ư nào.

    Hồi tháng Sáu, hai quan chức cao cấp của chính quyền Obama điều trần trước Quốc hội về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam và cả hai đều nhấn mạnh rằng cần phải có những thay đổi tích cực về nhân quyền ở Việt Nam.

    Chính v́ thế tin được hăng thông tấn Pháp AFP đưa hôm 11/7 rằng Tổng thống Barack Obama đă mời người tương nhiệm Trương Tấn Sang thăm Washington vào cuối tháng là điều ít nhiều gây ngạc nhiên.

    Hai ngày trước đó Việt Nam tuyên bố hoăn phiên xử của nhân vật bất đồng chính kiến có liên hệ với Hoa Kỳ, ông Lê Quốc Quân.
    Hai bên cùng lợi

    Tại sao Hoa Kỳ lại có vẻ thay đổi quan điểm về nhân quyền và mời chủ tịch Việt Nam tới thăm Hoa Kỳ? Câu trả lời có thể nằm ở chính sách tái cân bằng và tiến triển gần đây trong quan hệ Việt - Trung theo sau chuyến thăm của ông Sang tới Bắc Kinh.

    Việt Nam cũng đang t́m cách cân bằng quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

    Hà Nội đă vận động trong ít nhất một năm trở lại đây để Tổng thống Obama tới thăm. Hồi tháng Sáu, Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng quân đội thăm Washington cùng phái đoàn cao cấp.

    "Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để Tổng thống Obama có thể có chuyên thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước sẽ kư hiệp định hợp tác chiến lược."

    Liệu cả hai phía đă đồng ư được về một sự trao đi đổi lại?! Việt Nam có thể đang t́m cách đẩy mạnh quan hệ quốc pḥng với Hoa Kỳ trong khi Washington muốn thâm nhập sâu thêm vào Việt Nam.

    Một số nhà lănh đạo Việt Nam dường như đă kết luận rằng nếu bế tắc trong quan hệ với Hoa Kỳ không được khai thông, họ sẽ không có nhiều con bài trong quan hệ với Trung Quốc.

    Việt Nam muốn Hoa Kỳ xóa bỏ các hạn chế trong Quy định về Buôn bán Vũ khí Quốc tế (ITAR) mà theo đó hiện nay Việt Nam chỉ được phép mua vũ khí không sát thương tùy từng trường hợp. Mặc dù vậy, quy định này có lẽ sẽ không được xóa bỏ.

    Nhưng gần đây ITAR cũng đă được sửa đổi và cho phép bán các công nghệ và thiết bị lưỡng dụng (quân-dân sự).

    Khó mà có thể đoán được sự thay đổi cách nh́n của Hoa Kỳ đối với ITAR nhưng điều chắc chắn hơn là Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam trong cam kết đầu tiên của họ đối với sứ mệnh ǵn giữ ḥa b́nh dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đă công bố quyết định tham gia vào các sứ mệnh ǵn giữ ḥa b́nh của Liên Hiệp Quốc tại đối thoại Shangri-La.

    Chuyến thăm của ông Sang tới Hoa Kỳ là một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington.

    Tổng thống Obama sẽ cố gắng để có được những cam kết thêm nữa từ phía Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ kinh tế thông qua Hiệp ước Xuyên Thái B́nh Dương.

    Chuyến thăm của Chủ tịch Sang hứa hẹn sẽ đưa quan hệ Việt - Mỹ lên tầm cao mới trước Thượng đỉnh Á Đông tại Brunei vào tháng Mười năm nay.

    Có lẽ mục tiêu của Việt Nam là đẩy mạnh quan hệ trong những tháng tới để Tổng thống Obama có thể có chuyến thăm bên lề tới Việt Nam nơi hai nước sẽ kư hiệp định hợp tác chiến lược.

    Việt Nam sẽ được lợi v́ hiệp định được kư trên đất của họ trong khi Hoa Kỳ cũng có lợi v́ Tổng thống Obama sẽ tới Đông Nam Á thúc đẩy chiến lược tái cân bằng.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...m_hoa_ky.shtml

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Nỉwana View Post
    thằng cha này qua Mỹ rồi nói tiếng ǵ với OBAMA vậy??? nếu có thông dịch,lỡ thằng thông dịch là điệp viên của Tàu th́ sao,Tàu biết hết bí mật của cuộc nói chuyện rồi,tui không biết thiệt rồi,ai biết làm ơn cho tui biết ,cám ơn nhiều:o:o:o:o
    Biết mà c̣n giả bộ hỏi ?

    Th́ cứ dùng động từ " to quơ " là Obama hiểu hết à .

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Mỹ muốn có quan hệ chiến lược với VN'

    Cập nhật: 14:19 GMT - thứ sáu, 12 tháng 7, 2013


    Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói ông được biết Tổng thống Hoa Kỳ đă 'đề nghị Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược'.

    Trái với nhà quan sát Carl Thayer từ Australia, ông Doanh nói ông không ngạc nhiên về chuyến thăm của ông Sang tới Hoa Kỳ v́ Tổng thống Obama đă dự kiến mời ông Trương Tấn Sang tới thăm vào tháng Chín.

    Nay chuyến thăm đă được đẩy sớm lên hơn một tháng và hai ông sẽ gặp nhau vào 25/7 tại Nhà Trắng.

    Trả lời phỏng vấn BBC hôm 12/7, ông Doanh nói:

    "Như tôi được hiểu Tổng thống Obama đă đề nghị Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ và tôi hy vọng kỳ này hai bên có thể tăng cường mối quan hệ hợp tác và nâng cao tầm hợp tác lên quan hệ chiến lược."

    Nghe audio :

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...ong_sang.shtml

  6. #6
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trương Tấn Sang đi Mỹ kiểu “đồng sàng dị mộng”?



    Người Việt Nam ở Hoa Kỳ từ khắp các tiểu bang biểu t́nh chống chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết khi ông này tới Ṭa Bạch Ốc ngày 22/6/2007. (H́nh: PAUL J. RICHARDS/AFP/Getty Images)

    Trong bản thông báo ngắn gọn này, người ta thấy tổng thống Mỹ muốn giới hạn cuộc gặp mặt mà Hà Nội rất mong mỏi, là thảo luận “t́m cách củng cố đối tác về các vấn đề chiến lược khu vực và làm sâu sắc hơn sự hợp tác của Hoa Kỳ với ASEAN. Tổng thống (Obama) cũng chờ để thảo luận về nhân quyền, những thách thức đang lộ diện chẳng hạn như biến đổi khí hậu, và sự quan trọng của sự hoàn tất (đàm phán) Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái B́nh Dương TTP”.

    Ông Sang chưa tới nhưng một số chuyên viên quốc tế về các vấn đề Việt Nam đă đưa ra các b́nh luận về nhu cầu sang Mỹ t́m kiếm sự chống lưng của Ṭa Bạch Ốc trên nhiều mặt từ kinh tế đến quốc pḥng, giúp chế độ tồn tại.

    Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ th́ chắc chắn không bỏ qua dịp này để đứng trước Ṭa Bạch Ốc hô lớn các khẩu hiệu chống ông lănh tụ CSVN độc tài đảng trị, tham nhũng và đàn áp nhân quyền.

    Ông Trương Tấn Sang là chủ tịch nước CSVN thứ hai sang Mỹ sau ông tiền nhiệm Nguyễn Minh Triết. Cũng đă có 2 thủ tướng CSVN sang Mỹ là Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng kể từ khi hai kẻ cựu thù thiết lập bang giao năm 1995.

    Một số bài b́nh luận đă nêu ra trở ngại để hai nước có thể trở thành đối tác chiến lược là vấn đề nhân quyền và không tuân thủ các luật lệ hay công ước quốc tế của Hà Nội, gồm cả các vấn đề tôn trọng các quyền của người dân lao động.



    Ông Trương Tấn Sang mới tới Bắc Kinh vào các ngày từ 19/6 đến ngày 21/6/2013. Bản thông cáo chung giữa Việt Nam và Trung quốc nói “Lănh đạo hai nước đă đi sâu trao đổi ư kiến và đạt nhận thức chung rộng răi về việc làm sâu sắc thêm hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong t́nh h́nh mới, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm”.

    “...nhất trí việc Lănh đạo hai Đảng, hai nước duy tŕ trao đổi và đối thoại thường xuyên về vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc, chỉ đạo và thúc đẩy giải quyết ổn thỏa vấn đề trên biển xuất phát từ tầm cao chiến lược và đại cục quan hệ hai nước”.

    Tuyên bố chung th́ như vậy nhưng chỉ mới mấy ngày trước, tàu tuần Trung quốc đă cướp phá hai tàu đánh cá của Việt Nam ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa. Ngay lúc này, cái lệnh Trung Quốc cấm đánh cá trên Biển Đông cho tới đầu Tháng 8 vẫn đang có hiệu lực mà Hà Nội chỉ phản đối suông.

    Hải quân Trung Quốc đă mở nhiều cuộc tập trận đe dọa Việt Nam cũng như Bắc Kinh gấp rút xây dựng các căn cứ quân sự quy mô trên Biển Đông ở các khu vực cướp của Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa.

    Hà Nội thường xuyên lập lại lời kêu gọi giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo dự trên công ước quốc tế UNCLOS và lời tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về ứng xử trên Biển Đông để tránh xung đột vơ trang. Nhưng Bắc Kinh vẫn nói một đàng làm một nẻo.

    Giới chuyên gia phân tích thời sự không tin rằng vấn đề nhân quyền mà tổng thống Mỹ muốn nhấn mạnh sẽ là cái Hà Nội muốn nghe trong cuộc tiếp xúc. Đúng ra, ông Trương Tấn Sang sẽ “bị nghe” và đă chuẩn bị sẵn những lời chống chế như những lănh tụ đỏ khác đă đến đây bất chấp sự thật.

    Hà Nội muốn Mỹ bỏ cấm vận bán vơ khí sát thương, muốn Mỹ đừng quá gắt về điều kiện đàm phán Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái B́nh Dương (TTP) khi ép Việt Nam để Mỹ bảo vệ kỹ nghệ dệt may và giới lao động của ḿnh.

    Trên hết và bao trùm cho những vấn đề đó, Hà Nội muốn tiến đến một thỏa thuận về “đối tác chiến lược” với Hoa Kỳ. Đă qua hai ṿng đàm phán ở cấp thứ trưởng nhưng không có dấu hiệu tiến triển ǵ đáng kể. Bà Hillary Clinton khi c̣n là ngoại trưởng từ tuyên bố Mỹ đă sẵn sàng tiến đến “Đối tác chiến lược” với Việt Nam với điều kiện Hà Nội phải cải thiện nhân quyền.

    CSVN muốn có cái dù của Mỹ che chở mạnh hơn trong tranh chấp Biển Đông, muốn Mỹ hiện diện quân sự thường xuyên hơn ở khu vực để cản sự lộng hành của Bắc Kinh, muốn có những điều lợi hơn trong quan hệ mậu dịch thương mại và đầu tư, nhưng lại ngày càng tồi tệ hơn về nhân quyền. Viên chức chính phủ Obama điều trần ở Quốc hội từng nh́n nhận như thế. Hoa Thịnh Đốn áp lực Hà nội quá các cuộc đối thoại song phương đến can thiệp trực tiếp các vụ bắt giữ, bỏ tù người bất đồng chính kiến, nhưng không có bao nhiêu tác dụng.

    Nhu cầu và ưu tiên số một của băng đảng ở Ba Đ́nh là phải duy tŕ bằng mọi giá cái chế độ độc tài và tham nhũng hại dân để tiếp tục đục khoét. Khẩu hiệu của guồng máy công an “C̣n đảng c̣n ḿnh” diễn tả đầy đủ lư do tại sao chế độ Hà Nội bằng mọi giá giữ chặt lấy quyền lực chính trị. Bởi vậy, họ không ngần ngại bỏ tù những ai lên tiếng đả kích các sai trái của chế độ hay đ̣i đa nguyên đa đảng.

    Ông Jonathan London, người Mỹ đang giảng dạy ở đại học HongKong viết trên blog “Xin Lỗi Ông...” hôm 11/7/2013 rằng ông hiểu CSVN có hai nhu cầu. Hà Nội muốn tăng khả năng tiếp cận thị trường Mỹ và thêm đầu tư Mỹ vào Việt Nam. Hà Nội cần có sự ủng hộ của Mỹ để có thế mạnh hơn hầu đối phó với Trung Quốc.

    Nhưng trong khi đó, Hà Nội lại vẫn có mối quan hệ chằng chịt và vô cùng sâu rộng với Bắc Kinh. Quan hệ sâu rộng hơn với Mỹ sẽ giúp Hà Nội giải quyết các khó khăn nội tại về kinh tế và giải tỏa bớt áp lực của Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền lănh thổ.

    “Vấn đề cơ bản cho Ba Đ́nh là muốn có những bước đột phá trong hai lĩnh vực quan trọng này, phải có một số thay đổi thực sự mà chưa chắc ĐCSVN có thể làm được.” Ông London b́nh luận.

    Tức là, muốn tiến đến đối tác chiến lược với Mỹ, Hà Nội phải lột xác. CSVN phải “cho phép toàn dân tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước một cách công bằng, xóa bỏ việc đàn áp, và phát triển những thể chế dân chủ, khác hẳn với các thể chế từ 1945 đến này. Làm như thế mới thành một trong những nước tiên tiến, văn ḿnh và được thể giới tôn trọng. Hơn nữa, làm thế th́ Việt Nam và Mỹ có thể hợp tác càng ngày càng tốt hơn và thoát khỏi những kư ức buồn đă qua và hướng tới một mối quan hệ lành mạnh hơn”.

    Hàng chục ngàn người đă kư tên trên các bản kiến nghị hay đ̣i hỏi chế độ Hà Nội hỷ bỏ điều 4 Hiến Pháp dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN. Hội đồng Giám Mục Công Giáo Việt Nam, giới nhân sĩ trí thức trong đó có rất nhiều người là đảng viên cấp cao của chế độ, đứng đầu các đỏi hỏi thay đổi, đ̣i chế độ trả lại quyền làm chủ đất nước cho người dân. Dù vậy, không có hy vọng ǵ sẽ có bản Hiến Pháp mới dân chủ thật sự như mọi người mong mỏi.

    Trước chuyến đi của ông Trương Tấn Sang, tướng Đỗ Bá Tỵ, tổng tham mưu trưởng quân đội kiêm thứ trưởng Quốc pḥng CSVN, tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc pḥng CSVN và cả Bộ trưởng Quốc pḥng CSVN Phùng Quang Thanh từng tới Mỹ đưa các đề nghị vận động Mỹ chống lưng từ bán các loại vơ khí đến hậu thuẫn CSVN đối phó với Bắc Kinh. Tới nay, riêng đối với Việt Nam, Ṭa Bạch Ốc chưa thấy có những thay đổi căn bản và “đột phá” để nâng tầm quan hệ an ninh quốc pḥng giữa hai nước, khi mà Hà Nội chỉ muốn Mỹ đổi chính sách c̣n Hà Nội vẫn giữ thế ù lỳ.

    Theo nhận định của Giáo sư Carl Thayer viết trên web BBC, chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là “một phần cố gắng của Hà Nội nhằm có được hiệp định hợp tác chiến lược với Washington”. Nhưng ông ta thành công hay không, tùy thuộc những ǵ Hà Nội sẽ nhượng bộ. Mỹ có quyền lợi của nước Mỹ trong chiến lược toàn cầu. Hà Nội có nhu cầu của ḿnh.
    Điều quan trọng là hai bên gặp nhau ở chỗ nào. Chuyến đi của ông Trương Tấn Sang sẽ mở sang một trang sử mới về bang giáo giữ hai kẻ cựu thù, hoặc chỉ là một đ̣n dọa ma đối với Bắc Kinh, hy vọng đọc thấy phần nào trong bản thông cáo chung ngày 25/7/2013 tới đây.



    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm...=2#.UeDZd9LVCS

  7. #7
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Jonathan London - Có cơ hội là được, nhưng các ông có làm ǵ không?

    Thông tin mới là vào ngày 25 tháng 7 Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang sẽ găp Barack Obama tại Nhà Trắng. Đây là một cơ hội rất tốt cho cả hai nhà nước Việt Nam và Mỹ để đầy mạnh quan hệ song phương.

    Tôi không phải là chuyên gia về quan hệ song phương của hai nước này dù tôi là công dân của Mỹ và một người bạn thân thiết của Việt Nam. Hôm nay tôi chỉ muốn chia sẻ một số ư tưởng ban đầu của tôi về dịp nhà lănh đạo Việt-Mỹ gặp nhau.

    Rơ rằng, gặp gỡ này là một cơ hội lịch sử cho nhà nước Việt Nam. Theo tôi biết bên Việt Nam đă rất mong có một gặp gỡ như thế từ lâu rồi. Nhưng, những hành vi của Hà Nôi trong một số hồ sơ như nhân quyền đă làm cho giới lănh đạo Mỹ rất khó chịu.

    Việt Nam rất cần có một bước đột phá trong quan hệ với Mỹ. Có vài lư do cơ bản. Một là nền kinh tế của Việt Nam đang trong thời kỳ đặc biệt yếu kém. Dù những vấn đề nổi bật trong nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là do chế độ quản lư và điều tiết kinh tế (economic governance regime) th́ Việt Nam dù sao cũng sẽ có lợi nếu có thể mở rộng quy mô tiếp cận thị trường Mỹ và thu hút thêm đầu tư.

    Hai là hồ sơ Biển Đông Nam Á và hợp tác quân sự giữa hai nước. Dù giới lănh đạo Việt Nam phải luôn luôn coi trọng mối quan hệ với Trung Quốc, ai đều biết Việt Nam sẽ có một thế mạnh mới nếu có thể huy động sự ửng hộ của Mỹ trong vấn đề này.

    Vấn đề cơ bản cho Ba Đ́nh là muốn có những bước đột phá trong hai lĩnh vực quan trọng này, phải có một số thay đổi thực sự mà chưa chắc ĐCSVN có thể làm được.

    Dù tôi là người Mỹ, tôi cũng phải khẳng định nước nào cũng đều phải cẩn thận với Hoa Kỳ. Mỹ là nước giàu mạnh nhưng nhiều khi tôi không đồng t́nh với những chính sách kinh tế mà Hoa Kỳ cố gắng áp đặt đối với các nước đang phát triển. Điều đó không có nghĩa là tôi không ửng hộ cải cách kinh tế của Việt Nam.

    Về chính trị tôi vẫn cho rằng cải cách hữu hiệu nhất cho Việt Nam là cho phép toàn dân tham gia vào cuộc sống chính trị của đất nước một cách công bằng, xóa bỏ việc đàn áp, và phát triển những thể chế dân chủ, khác hản với các thể chế từ 1945 đến này. Làm như thế mới thành một trong những nước tiên tiến, văn ḿnh và được thể giới tôn trọng. Hơn nữa, làm thế th́ Việt Nam và Mỹ có thể hợp tác càng ngày càng tốt hơn và thoát khỏi những kư ức buồn đă qua và hướng tới một mối quan hệ lành mạnh hơn.

    Lần này giới lănh đạo Viêt Nam có thể làm những ǵ để vượt qua sự bảo thủ mà đến này vẫn là một trở ngại làm chậm sự phát triển của đất nước? Không chỉ chính phủ Mỹ muốn Việt Nam cải cách. Cũng có những người bạn quốc tế và độc lập của Việt Nam như tôi. Và quan trọng nhất là đại đa số nhân dân Việt Nam.

    https://danluan.org/tin-tuc/20130711...o-lam-gi-khong

  8. #8
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    The White House

    Office of the Press Secretary

    For Immediate Release July 11, 2013

    Statement by the Press Secretary on the Visit of President Truong Tan Sang of Vietnam

    On Thursday, July 25, President Obama will host President Truong Tan Sang of the Socialist Republic of Vietnam at the White House. The President welcomes this opportunity to discuss with President Sang how to further strengthen our partnership on regional strategic issues and enhance our cooperation with ASEAN. The President also looks forward to discussing human rights, emerging challenges such as climate change, and the importance of completing a high standard Trans-Pacific Partnership agreement.

    http://www.whitehouse.gov/the-press-...n-sang-vietnam

  9. #9
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Chính phủ Mỹ chưa quan tâm đúng mức đến t́nh trạng nhân quyền Việt Nam'



    Dân biểu Đảng Cộng Ḥa Frank Wolf, Đồng Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos và Nhóm hoạt động về các vấn đề Việt Nam tại Quốc hội Mỹ.

    Cập nhật: 11.07.2013 11:13

    Đồng Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos và Nhóm hoạt động về các vấn đề Việt Nam tại Quốc hội Mỹ ngày 11/7 tŕnh lên Quốc hội các nhận định chỉ trích chính phủ của Tổng thống Obama lơ là trước t́nh trạng vi phạm nhân quyền leo thang của Hà Nội.

    Dân biểu Frank Wolf nói chính phủ Việt Nam mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gọi là một nhà nước độc tài do một đảng cai trị vẫn tiếp tục đàn áp các tiếng nói bất đồng quan điểm chính trị, ngăn cản nghiêm ngặt quyền tự do bày tỏ quan điểm, lập hội, tụ tập của công dân, và bắt bớ tùy tiện các nhà hoạt động tôn giáo.


    Thực tế cho thấy chính quyền của Tổng thống Obama đă tỏ ra im lặng hoặc thiếu khả năng trong việc cổ xúy cho những người bị đàn áp tại nhiều quốc gia. Trong những ngày sắp tới, tôi sẽ chỉ ra những sự thất bại ghê gớm của chính phủ này trong việc bênh vực cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo trên toàn cầu...

    Dân biểu Frank Wolf.Nhà lập pháp Wolf, một tiếng nói mạnh mẽ cổ xúy cho nhân quyền và tự do tôn giáo toàn cầu, nhận xét rằng giữa làn sóng đàn áp chính trị dâng cao tại Việt Nam, Washington và đại sứ quán Mỹ lại im lặng thay v́ phải mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ và bày tỏ t́nh đoàn kết với các tiếng nói bất đồng đang ngày càng gia tăng trong quần chúng tại Việt Nam.

    Ông Wolf cho rằng người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng những điều tốt hơn những ǵ mà đại sứ Mỹ đương nhiệm tại Việt Nam, David Shear, và chính quyền của Tổng thống Obama đang mang lại cho họ.

    Dân biểu Wolf nhấn mạnh chính phủ Hoa Kỳ đă không đáp ứng được nguyện vọng của từng người dân Việt, từng người Mỹ gốc Việt quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo.

    Đây là các nhận định đầu tiên của ông Wolf trong hàng loạt các phát biểu sắp tới của ông nhằm nêu lên sự thất bại của chính quyền Tổng thống Obama trong việc đưa nhân quyền và tự do tôn giáo lên vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

    Đầu tuần này, dân biểu Wolf đă tuyên bố trước Quốc hội ư định của ông sẽ nêu bật sự im lặng và cách hành xử chưa phù hợp của chính phủ Hoa Kỳ trong việc ủng hộ những người bị đàn áp và bị gạt ra bên lề tại nhiều quốc gia. Ông Wolf nói:

    Chính phủ Mỹ chưa quan tâm đúng mức đến t́nh trạng nhân quyền Việt Nam


    “Quyết định trao giải Nobel Ḥa B́nh cho Tổng thống Obama v́ những gắn kết của ông với nhân quyền đă được dựa trên sự hy vọng sai lầm, chứ không phải dựa trên thành tích thật sự. Thực tế cho thấy chính quyền của Tổng thống Obama đă tỏ ra im lặng hoặc thiếu khả năng trong việc cổ xúy cho những người bị đàn áp tại nhiều quốc gia. Trong những ngày sắp tới, tôi sẽ chỉ ra những sự thất bại ghê gớm của chính phủ này trong việc bênh vực cho nhân quyền và quyền tự do tôn giáo trên toàn cầu.”

    Năm ngoái, đích thân dân biểu Frank Wolf từng viết thư cho Tổng thống Barack Obama đ̣i cách chức Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear và thay thế bằng một người Mỹ gốc Việt, với tố cáo rằng nhà ngoại giao này đă không cổ vơ cho nhân quyền.

    Ông Wolf nói “Nước Mỹ phải là tiếng nói của những người không có tiếng nói. Ṭa Đại sứ Mỹ ở Việt Nam phải là một ḥn đảo của tự do, nằm dưới sự lănh đạo của một vị Đại sứ Mỹ dũng cảm mà đại sứ Shear không phải là một người như vậy”.


    http://www.voatiengviet.com/content/...m/1699718.html

  10. #10
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Danh sách 20' và sự im lặng đáng ngờ trước chuyến đi Mỹ của ông Sang

    Dư âm vụ bắt 3 bloggers gần đây chưa kịp lắng xuống th́ dư luận lại xôn xao về việc xuất hiện một "danh sách 20 blogger sắp bị bắt" được bắn ra từ bên trong nội bộ đảng. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, phía nhà cầm quyền vẫn chưa có thêm động tĩnh ǵ ngoài những chiêu tṛ lặt vặt. Có vẻ như đă xuất hiện một "sự yên lặng" từ cả phía nhà cầm quyền quyền cũng như từ một số người. Tại sao?

    Có thể hiểu, yên lặng đây không phải là sóng yên gió lặng, cũng không phải là thái độ "bỏ qua" của những người cầm quyền. Đó là một sự yên lặng bề ngoài, nhưng bên trong th́ đầy căng thẳng chẳng thua ǵ chiến tranh lạnh.

    Về phía chính quyền, hành động im lặng có khi là một sự nhân nhượng nào đó, hoặc là một chiến thuật ngấm ngầm được toan tính và phủ bên ngoài bằng sự lặng im. Nếu có yếu tố bị bắt buộc phải nhân nhượng th́ cũng chỉ là thủ đoạn ḥng đạt được ít chữ kư bên bàn ngoại giao quốc tế, hoặc chỉ để ḍ xét, "hóng" xem bàn dân thiên hạ đang say nắng ở cấp độ nào?

    Trước khi viết bài này, người viết đă nhận được nguồn tin cho biết ông Trương Tấn San sẽ sang Mỹ vào ngày 25.7 tới. Đến nay th́ chuyến đi của ông Sang đă được công bố chính thức.

    Như vậy, chúng ta phần nào hiểu rơ sự im lặng của nhà cầm quyền trong thời gian gần đây, và mục đích của sự im lặng đó th́ ai cũng đoán được. Sau chuyến đi thương thuyết của ông Sang đến Mỹ, các blogger “chưa nhập kho” ắt hẳn sẽ hồi hộp chờ xem động thái từ phía VN tiếp theo là ǵ?

    Tất nhiên nhân dân Việt Nam nói chung và các blogger nói riêng sẽ thở phào nhẹ nhơm nếu chuyến đi của ông Sang sẽ là một bước tiến gần lại với Mỹ, v́ Việt Nam dư biết rằng, điều kiện để chơi với Mỹ là t́nh trạng nhân quyền Việt Nam ít nhiều phải được cải thiện.

    Theo thế chiến tâm lư, danh sách 20 vẫn làm cho không ít các blogger chùng tay, đối với các blogger ít nhiều c̣n e dè này th́ danh sách 20 như một tiếng nói không chính thức từ phía chính quyền rằng: "c̣n nữa..."

    Đối với một số blogger khác, những con người can đảm được cho là "cứng cựa", cái gọi là "danh sách 20 blogger" cũng chỉ là một tờ giấy lộn theo chiến thuật giơ cao đánh khẽ.

    Hẳn là nếu có cái gọi là "danh sách 20 blogger" th́ nó đă không dễ phô ra trơ trẽn như vậy để rồi có thể bị tai tiếng từ trong cũng như ra bên ngoài nước, lúc mà t́nh trạng nhân quyền VN không mấy sáng sủa.

    "Danh sách 20" chưa bao giờ làm cho giới blogger nhân quyền phải nao núng, bởi v́ chúng ta đă luôn trong tư thế sẵn sàng bị bắt chứ không phải đợi cái danh sách vớ vẩn kia xuất hiện mới chuẩn bị tinh thần.

    Một số tiếng nói lương tri có trọng lượng bên ngoài cũng lên tiếng áp lực nhà nước phải thả các blogger đang ngồi tù, như ngoại trưởng Úc Bob Carr trong một cuộc trao đổi với ngoại trưởng Phạm Binh Minh đă ra thông cáo gần đây tại hội nghị ASEAN ở Brunei.

    Ông Bob Dietz, điều phối viên Chương Tŕnh Châu Á thuộc Ủy Ban CPJ, đă phát biểu với VOA Việt ngữ: “Chúng ta phải thấy rằng việc bắt giữ 3 blogger này phản ánh thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn tiếp tục tệ đi và sắp tới sẽ c̣n có thêm nhiều người bị bắt như thế nữa. Nhà cầm quyền độc tài vẫn đang tỏ ra ngoan cố bất chấp sự phản đối và áp lực của quốc tế. Cho nên, các áp lực ngoại giao cần phải được tăng cường thêm nữa. Tôi cho rằng các nước chưa áp lực đủ với Việt Nam về tầm quan trọng của tự do báo chí. Liên hiệp quốc, Hoa Kỳ, hay Liên hiệp Châu Âu cần phải chỉ trích Hà Nội mạnh mẽ và thẳng thắn hơn nữa trong lĩnh vực nhân quyền.”

    Tổ chức Human Rights Watch cũng đă lên tiếng chỉ trích và kêu gọi thế giới phản ứng mạnh trước sự đàn áp leo thang tại Việt Nam.

    Trong nước, áp lực lớn từ các cuộc thắp nến cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân, với sự tham dự đông đảo của nhân dân 3 miền đă dẫn đến kết quả là ở phút 89, phiên ṭa đă tạm hoăn v́ tay trọng tài “dỏm” bị cảm xoàng. Không hẳn vị quan ṭa 'bị ốm đột xuất' do thời tiết, mà chắc chắn hắn đă bị ảnh hưởng từ những cú hắt x́ của nhân dân.

    Có thể thấy, áp lực cả trong lẫn ngoài nước tạo nên sự yên lặng từ phía nhà cầm quyền. Nhưng điều đó không bao giờ có nghĩa là giới blogger tranh đấu nhân quyền đă hết nguy hiểm.

    Trong thời điểm hiện tại, có người cũng đưa ra lời khuyên như một phương thế an toàn tương đối cho các blogger, đấy là không nên dính líu hay đứng hẳn cho một tổ chức nào, mục đích là để tránh bị quy chụp và bắt bớ. Bất kể phương án nào được đưa ra, th́ những blogger tránh đấu nhân quyền đều hiểu rơ: họ phải đứng hẳn về phía nhân dân, những người không có tiếng nói song phải chịu nhiều đàn áp.

    Điều 258 đă phát huy tác dụng mập mờ khi được nhà cầm quyền mang ra để bắt bớ blogger vô tội vạ, lẽ nào những kẻ độc tài chịu ngừng tay? Sau một vài giây phút giả vờ đầy ẩn ư, có thể là một tiếng nói, một chiến thuật đàn áp tiếp theo như một cú hắt x́ hơi và không biết chiếc lá nào lại rơi?

    Thế nhưng, những chiếc lá dù muốn hay không cũng cần phải rơi để đón chào mùa Thu Đất Trời.



    August Anh
    danlambaovn.blogspot .com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 09-01-2013, 02:51 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 12-11-2012, 07:54 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 02-11-2012, 08:49 PM
  4. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 04-08-2011, 09:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •