Suy nghĩ của Nguyễn Hữu Anh Kangaroo về bài viết Sống và viết như những người lưu vong.
*
* *
Nguyễn Hữu Anh Kangaroo -- Cựu hoc sinh Phan Bội Châu - Phan Thiết
Kính gởi quư ACE & quư văn nghệ sĩ Hải Ngoại
Đă nhiều ngày qua Hữu Anh mong đợi đón nhận ư kiến của quư vị về bài viết " Sống và viết như những người lưu vong " của Nguyễn Hưng Quốc nhưng vẫn chưa thấy có triệu chứng phấn khởi nào cả. Hữu Anh cũng biết những nhận định và những lập luận NHQ đưa ra để hổ trợ cho những nhận định của ḿnh trong bài viết này, đọc lên nghe qua, thật có hấp lực. Nếu tựa bài viết là " Sống Và Viết Như Những Nhà Văn Lưu Vong " thi` chắc HA không dám đụng tới đâu, v́ HA không thuộc giới cầm bút thứ thiệt trong làng văn kể cả trên hai phương diện danh phận và nghề nghiệp. Bây giờ th́ H.A lấy tư cách một người lưu vong " sống như những người lưu vong " để có đôi lời bộc bạch.
Đọc qua bài viết H.A cảm nhận được một hơi hám tiêu cực khởi đầu từ câu dẫn nhập cho đến câu kết .Tiêu cực đến ngộp thở không có lối thoát. H.A tự hỏi, ḿnh cũng là một người lưu vong, sống ở hải ngoại gần 20 năm nay, mà sao, nếu không muốn nói ngược lại, thật sự không có một cảm giác bi quan nào để có thể cùng chia sẻ với người viết. H.A cũng có gia đ́nh, cũng trăi qua những khó khăn về ngôn ngữ, về đồng cảm, về công ăn việc làm, giáo dục con cái, nhưng những khó khăn đó, nếu so với những khổ nạn đă khiến cho những người Việt phải quyết định bỏ xứ ra đi thì chỉ là con số " 0 ". Nếu chỉ v́ " bị phân thân giữa quê cũ và vùng đất mới, giữa t́nh cảm và lư trí , giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bảo , mà hậu quả của sự phân thân ấy là những người lưu vong bị biến thành những người đứng bên lề " th́ H.A nhận thấy cái kết luận này thật quá phiến diện và sự thật hoàn toàn trái ngược. Tuy nhiên, với một lối viết nhập nhằng mà suông sẻ, một lối sử dụng ngôn từ như minh bạch mà không rỏ ràng, người viết thực sự đă sử dụng kỷ thuật " viết lách " một cách tinh xảo không ngoài mục đích bôi bác những người Việt lưu vong nói chung và những nhà văn lưu vong nói riêng ..
Đây là một bài viết đầy hàm ư được tŕnh bày với những viện dẫn , lập luận sống động với một ngôn từ có tính cách thuyết phục . Nguyễn Hưng Quốc quả thật đă thành công trong việc khiến cho một số độc giả đă để cho ḍng tư tưởng của ḿnh bị lôi cuốn theo những ḍng chữ phân biện rập ràng , những mỹ từ trau chuốt, nên đă quên lưu ư đến lối viết lấp lửng của tác giả để rồi không khéo tự ḿnh cũng có cái cảm giác đồng hội đồng thuyền và cảm thấy xót xa cho thân phận những nhà văn lưu vong. H.A xin trích dẫn một đoạn văn như sau : " Thoát ra khỏi ngục tù ở quê hương , tuyệt đại đa số người lưu vong , đặc biệt là giới cầm bút , thường rơi ngay vào nhà tù của trí nhớ .
Ngoái về quá khứ , các cây bút lưu vong ít khi đóng được vai tṛ tiên phong ".
Như vậy , không phải chỉ riêng những nhà văn lưu vong mà hầu như trọn goí nhũng người lưu vong, và điều đó đă được thể hiện một cách kín đáo trong cái cụm từ " tuyệt đại đa số người lưu vong ". Nói một cách dễ hiểu là tất cả chúng ta, những người lưu vong, cuối cùng rồi cũng rơi ngay vào nhà tù của trí nhớ sau khi thoát khỏi ngục tù của quê hương. Người cầm bút th́ viết, người không cầm bút th́ nói, ai viết cứ viết, ai nói cứ nói. Nhưng hoặc viết hoặc nói ǵ đi nữa th́ cũng nhai đi nhai lại những chuyện cũ rích chớ chẳng có ǵ mới mẽ cả. Tóm lại là giống hệt như một cái đĩa hát " cà lăm " và đó là tác phong sống và viết của những người lưu vong nói chung. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ là những tên tù và chỉ khác ở một danh xưng mà thôi.
Tuy nhiên, H.A nhận thấy , suốt cả một bài viết ,NHQ chỉ nhấn mạnh đến " viết như những người lưu vong " mà không có những nhận định ǵ rỏ rệt về " sống như những người lưu vong " . Cái hay của tác giả là chỉ lướt thoáng qua " sống như " mà đặt hết chủ lực va`o " viết như " , nhưng đây đó trong bài viết, tác giả đă tận dụng kỷ năng " viết lách " nhập nhằng dễ khiến cho độc giả rơi vào mặt trận hỏa mù và dễ dàng chấp nhận những ǵ được phơi bày như là một sự thật hiển nhiên, để rồi những người " không cầm bút " cũng như những " người cầm bút " đều trở thành những nạn nhân dưới ng̣i bút của tác giả.
H.A xin mời quư vị đọc lại những đoạn trích dẫn sau đây :
" Mối quan hệ với quê gốc như thế làm cho quan hệ giữa những người lưu vong với miền đất mới định cư trở thành gian truân : chúng ta bị phân thân giữa quê cũ và vùng đất mới, giữa t́nh cảm và lư trí, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bảo . Hậu quả của sự phân thân ấy là những người lưu vong bị biến thành những người đứng bên lề. "
Đọc đoạn trên quư vị thấy rơ tác giả đă rõ rệt đưa ra sự nhận định về mối " quan hệ giữa những người lưu vong với miền đất hứa " và " hậu quả..những người lưu vong bị biến thành những người đứng bên lề ".
Bên lề ǵ đây ? chắc chắn không phải là bên lề văn học rồi, v́ tuyệt đại đa số những người lưu vong không phải là những người cầm bút cả trên hai phương diện danh phận và nghề nghiệp. Như vậy th́ những người lưu vong, nói theo luận điệu của NHQ chỉ là những người đứng bên lề, nhưng tác giả lại ngừng ở đây mà không triển khai thêm. Sau đó tác giả lại chuyển tiếp qua nói về những người cầm bút ..Cũng v́ vậy mà khi đọc bài viết này H.A cảm thấy có cái ǵ đó bất ổn, nhưng lại không xác định được cái bất ổn này từ đâu mà có, nên phải đọc đi đọc lại nhiều lần, để lần ṃ những khúc mắc hầu giải toả cái cảm giác bất ổn này. Cũng như những nhà văn lưu vong, tuyệt đại đa số những ngươi lưu vong thuộc mọi ngành nghề khác nhau cũng là nạn nhân của ngục tù trí nhớ, mà sao NHQ không đem ra mổ xẻ, có phải NHQ chỉ muốn nhắm vào những điểm tiêu cực để cho tương xứng với thân phận lưu vong, hợp với chủ đê` : " sống và viết như những người lưu vong ". Người Việt sống lưu vong có phải cũng giống như những người cầm bút lưu vong. Có nghĩa sống với thân phận thảm thương, đứng bên lề sinh hoạt xă hội của bản xứ. NHQ chỉ nói bâng quơ nhưng nếu tinh ý, chúng ta có thể thấy được những điều mà NHQ muốn nói đến là những sinh hoạt cá thể, những tổ chức, những hội đoàn, vì đó là tập hợp của những cá thể thoát ra khỏi ngục tù quê hương và rơi ngay vào ngục tù của trí nhớ..
NHQ không phải là người trên thân xác ḿnh c̣n ghi lại những vết đ̣n thù trong nhà tù, trong những trại lao động tập trung, NHQ cũng không từng chứng kiến cảnh thân nhân của ḿnh, vợ con của ḿnh, đã bị hăm hiếp sát hại, chết đói, chết khát, bỏ ḿnh trên biển cả... Muốn viết một bài phê bình, muốn đưa ra một nhận định, người viết không thể chỉ tập trung một cách phiến diện vào những sự việc đang phơi bày trước mắt mà phải nắm vững nguyên nhân, hậu quả để có thể đưa ra những lời phán đoán trung thực, chứ đừng thao túng vốn liếng ngôn ngữ mẹ đẻ của ḿnh để lọc lừa vun xới lại thành một dạng ngôn từ hoa dạng nhằm " viết lách " để tránh khơi động những điều ḿnh muốn tránh và nhằm đánh đổ sự tôn nghiêm của những người đấu tranh v́ lư tưởng trong ḷng người dân Việt ở hải ngoại và quốc nội . Nói cho cùng trong nhà tù trí nhớ này, tội nhân và cai ngục cũng vẫn chỉ là một, muốn đi hay ở cũng do tự bản thân ḿnh định đoạt. C̣n những văn nghệ sĩ quốc nội th́ sao? Đă bao nhiêu năm nay và vẫn c̣n dài dài nữa, tuyệt đại đa số đã,đang và sẽ vẫn c̣n bị giam hăm trong nhà tù kiên cố của chủ thuyết. Bản thân người cầm bút, không làm chủ được những điều ḿnh muốn viềt, muốn nói mà phải triệt để tuân theo đường lối chủ trương của nhà nước áp đặt. Như vậy mà có thể gọi là nhà văn hay sao? Những sản phẩm do những bồi bút , văn nô viết ra mà có thể gọi là những tác phẩm văn học được sao? Một quốc gia hơn 80 triệu dân với nhiều " đỉnh cao của trí tuệ " nhưng hãy nh́n lại xem có một tác phẩm nào có thể gọi là tác phẩm có giá trị văn học được thế giới biết đến hay không? Hãy về VN, hãy lần lại những trang sách báo để t́m đọc th́ sẽ thấy được sự khác biệt giữa " nhà tù của trí nhớ " và " nhà tù của chủ thuyết " . Sách truyện viết từ trí nhớ có tính cách đa dạng với những mẩu chuyện linh động được kết tinh qua những trãi nghiệm đầy máu và nước mắt. Những trãi nghiệm này đã để lại những vết hằn mà thời gian chỉ có thể làm cho nạn nhân dịu dần với vết đau, chứ không thể xoá mờ hẳn trong tâm trí. Tính chất trung thực của những tác phẩm này sẽ giúp cho những thế hệ sau, khi đọc lại có thể thấy được sự thật những ǵ tiền nhân và đất nước đă trãi qua trong một giai đoạn của quá trình lịch sử .Vả lại những ǵ dưới ng̣i bút của những cây bút hải ngoại không nhất thiết là hoàn toàn thuộc về quá khứ ,mà thật sự vẫn c̣n những liên hệ chằng chịt với những sự cố đă và đang diển ra tại cố quốc. Nào những vụ đàn áp tôn giáo, nào những vụ cưỡng chiếm đất đai của lương dân, nào ải Nam Quan, nào Bản Giốc, nào Trường Sa, Hoàng Sa, nào dựng lại cột móc cắt đất hiến dâng cho ngoại bang, nào khai thác Beauxite ở Tây Nguyên .. v.v. Chuyện mới lại nhắc đến chuyện cũ, người Viêt có ai không nhớ nằm ḷng câu : Nước VN h́nh cong như chữ S, chạy dài từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.." Bây giờ th́ sao? NHQ chắc muốn người Việt lưu vong hãy dẹp bỏ những việc đó qua một bên, hãy để cho những hy sinh anh dũng của những chiến sĩ HQ / VNCH trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa rơi vào quên lăng và hãy nổ lực thực thi câu châm ngôn " yêu nước là yêu đảng " với nhà nước CSVN hay sao?
Ngay như chữ " Lưu Vong " bây giờ cũng không c̣n mang những sắc thái của ngày xưa. Lưu vong không c̣n đi đôi với cô đơn chiếc bóng, với bơ vơ ngỡ ngàng nơi xứ lạ quê nguời, với những cam go bất tận trong đời sống mới và nhất là cơ hội đặt chân trở về cố hương thật là mong manh. " Bộ tự điển Hán Việt của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Trung Tâm Ngôn ngữ và Văn Hoá Việt Nam do nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin ấn hành 1999 đă định nghĩa "Lưu Vong" như là " Sống ở nước ngoài do bị phế truất hoặc bỏ trốn " .
Chữ Lưu Vong vẩn c̣n tồn tại và được sử dụng trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại cũng chỉ nhầm nói lên cái ư chí bất khuất trước cường quyền, bạo lực, đồng thời để nhắc nhở người Việt hải ngoại đừng bao giờ quên cái động cơ nào đă thúc đẩy họ ra đi t́m sự sống trong cái chết và đừng quên đồng bào ruột thịt đang c̣n sống trong những điều kiện sống thật là nghiệt ngă tại quê nhà ..
NHQ phải thấy rỏ một điều là kể từ lúc nhà nước CSVN đă tha thiết kêu gọi và mở rộng cửa tiếp đón " Khúc ruột ngàn dậm " th́ vị thế những người Lưu Vong trong mắt của nhà nước CSVN không c̣n là thân phận nữa mà lại trở thành một vị thế quan trọng và được ưu đăi.
Lưu Vong theo tự điển Tiếng Việt của Nhà Xuất Bản Trẻ ấn hành vào năm 2000 tại TPHCM,đươc định nghĩa như là " Mất chổ ở nhất đinh, nạy nơi này mai nơi khác ". Lưu Vong theo định nghĩa này th́ không c̣n thích hợp để áp dụng cho những ngươ`i Việt đă định cư và mang quốc tịch của một quốc gia khác.
Nếu muốn c̣n sử dụng cụm từ " Thân phận Lưu Vong " th́ chỉ nên để dành sử dụng cho những người, những nhà văn đang c̣n sinh sống tại quê nhà. Những người đă tự chọn đứng bên lề sinh hoạt chính trị và văn học chính mạch của nhà nước CSVN để có thể tiếp tục sống, nói và viết trung thực với những tư duy của ḿnh và chấp nhận một cuộc sống " Lưu vong " ngay trong đất nước của ḿnh.
Hãy lật lại trang sử Việt sẽ thấy, tháng 4/1975 đă đánh dấu một bước ngoặc bi thương nhất cho dân tộc. Hàng triệu người đă bỏ xứ ra đi không phải chạy giặc ngoại xâm từ phương Bắc mà chỉ v́ không chấp nhận một chế độ từ phương Bắc. Thông thường nói đến lưu vong là nói đến con số một vài cá nhân, môt vài gia đinh, một vài nhóm chứ không ai nghĩ đến con số hằng triệu người.
NHQ đă từng ở Pháp và hiện sinh nhai ở Úc, thí chắc chắn không c̣n hoài nghi ǵ nữa về lối " Sống như những người lưu vong " của người Việt hải ngoại. H.A thật không biết NHQ muốn nói đến thời điểm nào của gần 35 năm sau ngày lưu vong? Nếu là những năm đầu tạm dung trong những trại tị nạn th́ H.A không có ǵ phải bàn đến, nhưng chắc là không phải rồi. H.A và NHQ đều là dân đang sống tại xứ Kangaroo, nên chỉ xin hỏi NHQ nhận định thế nào về đời sống của người Việt tại Úc. NHQ có biết cộng đồng người Việt tại Úc tuy sinh sau đẻ muộn so với cộng đồng của các sắc tộc khác đă định cư sau đệ nhị thế chiến, nhưng lại là một cộng đồng sớm thành công nhất trong mọi lãnh vực. Hãy chịu khó quan sát những sinh hoạt của người Việt tại các khu đông dân cư ở Springvale, Richmond, Footscray, St Albans, thuộc thành phố Melbourne. Hãy mở " White page " t́m lấy tên của bất cứ người Việt nào, rồi lái xe chạy đến bất cứ một địa chỉ tùy thích, NHQ sẽ thấy cuộc sống của một gia đ́nh người Việt b́nh thường như thế nào. Người Việt thế hệ trước bằng đôi tay và khối óc đă củng cố nền móng vững chắc cho thế hệ sau. Viết đến đây HA chợt nhớ đến một câu khá phổ biến trong nhân gian sau năm 75, nên muốn hỏi xem NHQ có c̣n nhớ hay không? Đó là câu " hy sinh đời Bố cũng cố đời con "
Ư niệm th́ giống nhau chỉ khổ nổi đối tượng và đường lối thực hành lại hoàn toàn khác nhau. H.A chắc NHQ không lạ lẫm ǵ về những thành tựu của giới trẻ VN tại Úc. Hầu như trong mỗi gia đ́nh đều có con em tốt nghiệp đại học và giới trẻ Việt Nam góp mặt trong hầu hết mọi lãnh vực sinh hoạt : Từ khoa hoc, y khoa, pháp luật đến giáo duc .v.v..
HA cũng xin NHQ hãy chịu khó bỏ thời giờ để đọc " Vẻ Vang Dân Việt " của Trọng Minh, là những quyển sách viết vê` những thành tựu của người Việt tại hải ngoại. Còn biết bao những tài danh khác như Việt nữ lưu vong Dương Nguyệt Ánh một nữ khoa học gia nổi tiếng bên Mỹ, một Ánh Quang Cao dân biểu liên bang, tại Đức có một Philipp Rosesler bộ trưởng y tế và thêm những thân phận lưu vong khác nữa là Trung tá Lê Bá Hùng, hạm trưởng khu trục hạm USS LASSEN thuộc lực lượng hải quân Hoa Kỳ, Đại ta' Lương Xuân Việt lữ đoàn trưởng nhảy dù Hoa Kỳ. Gần đây nhất lại thêm một Viêt nữ khoa Học gia Nguyễn Thị Phương Thảo, vừa được giải thưởng tổng thống Mỹ, tất cả những người này đều là người Việt bỏ xứ ra đi vào lứa tuổi c̣n thơ. Như thế này mà gọi là đứng bên lề được sao???.
Ai đă được nh́n thấy h́nh ảnh của những nhân vật này, hoặc đă nghe được những lời họ tuyên bố, đều thấy rõ, mặc dù được tiếp thụ một nền văn hóa tại hải ngoai, những nhân vật thuộc thế hệ thứ hai này vẫn c̣n giữ được những nét truyền thống đặc thù của ḿnh và không quên cội nguồn của ḿnh. Như vậy th́ làm thế nào những cây bút lưu vong dưới ng̣i bút của NHQ v́ : " ... thay đổi hẳn một thế giới mới với những quan hệ chằng chịt, phực tap, để rồi, một cách tự giác hay không, dần dần thay đổi cách nghĩ, cách cảm, từ đó cách viết và cuối cùng không chóng th́ cha`y,thay đổi cả căn cước " Identity " của chính hắn với tư cách là một nhà văn nữa ". Thế nào là thay đổi căn cước của chính hắn với một tư cách là một nhà văn.Thật là một lối viết buông thả, thiếu định cứ. Đúng ra, nếu muốn, NHQ phải nói la` : "...Thay đổi cả căn cước của chính hắn với tư cách là một nhà văn lưu vong nữa ".Thật ra đối với một nhà văn, tiếp thu những cái hay cái lạ, không có nghĩa là bắt chước rập khuôn, mà phải biết gạn lọc, bỏ cái tạp, giữ cái tinh, để làm phong phú thêm chất liệu cho những tác phẩm của mình. Đó quả thật là điều khả cầu mà khó được. Nếu những nhà văn lưu vong còn vùng vẩy trong " ngục tù của trí nhớ " thì không chừng NHQ đang tự giam mình trong " ngục tu` của trí tuệ " rồi đó.
Còn một điểm nữa H.A xin được đưa lên đây là trên một phương diện nào đó, chữ " Hắn " dùng ở đây không sai, nhưng lại không chỉnh. Nhà văn có lớn có nhỏ, người đọc có thể sẽ nghĩ NHQ là người không biết lớn nhỏ. Người Việt từ Nha Trang trở vô đều hiểu " Hắn " là " Nó ". Nếu thay vào đó chữ " Anh ta " hay Chữ " Mình " thi` có lẽ nhẹ nhàng lễ độ hơn và sẽ đưọc sự chấp nhận của cả ba miền.
Bây giờ H.A xin trở lại câu dẫn nhập của bài viết " Lưu vong thường được mở đầu bằng một bi kịch chính trị hoặc một bi kịch kinh tế và kết thúc bằng một bi kịch văn hoá ". Câu dẫn nhập này nếu được dùng trong một bài viết về " Lưu vong " có tính chất chung chung thì nhìn từ bất cứ một góc độ nào cũng không thấy có gì sai trật. Khổ nỗi đây là một trường họp đặc thù vì tác giả chỉ dùng nó như là một câu nói mào đầu cho những người Việt lưu vong
Hai chữ " BI KỊCH " Thật khéo sử dụng như là nguyên nhân dẫn dắt đến sự lưu vong của hàng triệu người đă khiến cho mức độ nghiêm trọng của sự việc trở nên nhẹ nhàng, không đánh động mạnh vào tâm thức của người đọc. Để cho dễ hiễu H.A xin đua ra một ví dụ cụ thể. Một ngươi mang tội " Đă thương nhân thương trí mạng " nhưng khi hỏi đến thì thân nhân của hung thủ lại bảo anh ta phạm tội " hành hung ". Một cái tát tai cũng là hành hung. Hai chữ hành hung không co' gì sai trật nhưng làm sao có thể diễn tả được sự nguy kịch mà nạn nhân đă trãi qua.
Đương nhiên NHQ đă thấy với cách nói " Bi kịch chính trị, Bi kịch kinh tế " Chữ bi kịch này không nói lên được ǵ cả. Đă thế chính trị lại đi kèm với kinh tế có thể hiểu nôm na là " miếng ăn ". Như vậy trong số người ra đi không nhất thiết tất cả đều v́ lư do chính trị mà c̣n là v́ miếng ăn.
Nhân đây HA xin đưa ra nhận định của ḿnh về ngôn từ và hậu ư của NHQ trong những câu dẫn nhập của bài viết " Sống và viết như những người lưu vong ". Người Việt ở hải ngoại chắc không mấy ai thắc mắc về cụm từ " người lưu vong ". Lưu vong v́ bất măn chính trị tại cố quốc hay đi t́m đời sống kinh tế thoải mái hơn, th́ rốt ráo cũng là lưu vong, cũng khởi xuất từ những " Bi Kịch " . Mà hai chữ " Bi Kịch " tự nó không phê phán, không phân định được sự chính tà, phải trái, tự nó không nói lên sự đàn áp, không cho thấy những thảm trạng trong lao tù, không phát họa được những cảnh tượng hải hùng trên biển cả, trong rừng sâu núi thẵm mà những người đi t́m tự do đă phải trãi qua. Có thể nào chỉ v́ một loại bi kịch nào đó mà hàng trăm ngh́n người thuộc mọi thành phân v́ muốn thoát khỏi nó mà phải trả gia' bă`ng sinh mạng ḿnh. Điều này cho thấy rỏ hai chữ " Bi Kịch " mà người viết, viết ra một cách hời hợt c̣n đáng sợ hơn cả cái chết. Hơn nữa lưu vong v́ " bi kịch chính trị " tự nó không nhất thiết co' lư do chính đáng để biện minh cho lưu vong. Những người lưu vong chưa nhất thiết là những người có chính nghĩa. Không thiếu những người phải sống một đời sống lưu vong v́ đă thất bại trong những cuộc tranh dành quyền lực. Những nhà độc tài v́ đảo chánh cũng mang thân xứ nguời,sô'ng cuộc sống lưu vong.
( C̣n tiếp )
Bookmarks