Aung San Suu Kyi đứng trước đám đông gần triệu người bên ngoài đền phật giát vàng Shwedagon ở thủ đô Rangoon' của Miến Điện , và tuyên bố ủng hộ cho chế độ đa đảng , chống lại những kẻ độc tài , sau hơn ba mươi năm cai trị dưới sự tàn bạo và các chánh sách sai lầm, hoj đă biến Miến Điện trở thành quốc gia nghèo đói .
Tháng Tám năm 1988 , người phụ nữ dáng h́nh mảnh mai 43 tuổi , có hai con , đang sống yên ổn với người chồng người Anh là giảng sư tại đại học ở Oxford. Bà Suu Kyi , là con gái của vị anh hùng tranh đấu cho nền độc lập của Miến Điện năm 1948, bà đă nói với đám đông Bà không thể sống với sự thờ ơ với các hoàn cảnh nổi dậy chính trị ở quê nhà .
Bà ta phát biểu trước đám đông “ Đây là t́nh trạng khẩn cấp tệ hại của quốc gia , có thể nói là nó cần một cuộc cách mạng thứ hai cho nền độc lập của quốc gia chúng ta “ , và mọi người đă la lớn những lời ủng hộ cho bà.
Hôm nay , gần sau hai thập niên bị đấu tố , bị giam lỏng , và chưa bao giờ được trở lại Oxford, Bà Suu Kyi sẽ gặp gỡ bộ trưởng ngoại giao của Mỹ lần đầu tiên tới Miến Điện sau 50 năm cô lập với bên ngoài , bà Hillary Clinton.
Năm nay đă 66 tuổi , đoạt giải thưởng Nô ben ḥa b́nh , bà Suu Kyi thúc dục Mỹ nên mở cửa và khen thưởng cho các giải pháp cởi mở , tự do thành thật lần này của chính quyền Miến Điện hiện nay.
Một loạt các cải tổ chính trị của tổng thống Miến Điện , Thein Sein, ông ta cũng là cựu thủ tướng và đại tướng quân đội của nhóm tướng lănh cầm quyền trước đây , đă khiến toàn dân Miến Điện sửng sốt .
Các việc đó là : Chính quyền Miến đă ngưng ngang cơng tŕnh xây đập thủy điện của Trung Cộng đầy tranh căi , ở tiểu bang phía Bắc có tên là Kachin. Ông ta nói là làm theo ư muốn của toàn dân Miến. Chuyện này khiến Trung Cộng sửng sốt , v́ Trung Cộng đă , và đang đổ vào hơn 3.6 tỉ đô la , và 90% điện tạo ra tại đập Myitsone này sẽ dẫn quay ngược lại Trung Cộng.
Kèm theo chuyện ngưng thủy đập điện có lợi cho Trung Cộng đó, chính quyền Miến cũng thả hơn sáu ngàn tù nhân ở các trại tù khác , Đưa ra các luật tự do hơn cho thị trường lao động , giảm kiểm soát báo chí , internet , và bớt cường điệu tuyên truyền cho nhà nước . Tuần qua quốc hội Miến cũng thông qua luật cho phép biểu t́nh , mà trước đây đă bị cấm đoán.
Chính quyền Miến cũng gặp gỡ với các nhà hoạt động chính trị cũ , kể cả bà Suu Kyi , và đă thông qua một đạo luật cho phép đảng “ Dân chủ cho quốc gia “ của Bà hoạt động trở lại và tham gia ứng cử trong cuộc bầu cử sắp đến . ( Đảng của bà ta đă thắng lớn năm 1990 , nhưng đă không được phe quân đội giao quyền ) .
Các chuyện thay đổi lớn lao , đột ngột này xảy ra khi quan hệ với Trung Cộng trở nên đóng băng.
Vào cuối tháng chín vừa qua , một nhân viên chính phủ cao cấp Miến đă viết trên mặt báo một bài viết , khuyên các quốc gia khác nên kiên nhẫn với tổng thống Thein Sein, v́ ông ta cố gắng xử lư sự khác biệt giữa thành phần quân đội cứng rắn không thích thay đổi , rồi dung hoà sự khác biệt đó với các thay đổi cần thiết về mặt chính trị , kinh tế , cũng như các vấn nạn xă hội , đang đè nặng lên nước Miến Điện.
Và ông ta cảnh cáo rằng “ Nếu các quốc gia Tây Phương cứ tiếp tục bao vây kinh tế , càng ngày gia tăng sự cấm vận này , sẽ đẩy Miến Điện vào ṿng tay của Trung Cộng “
“ Chúng tôi không muốn quốc gia của chúng tôi trở thành một tỉnh của Trung Cộng , cho nên các quốc gia Tây Phương đừng đẩy nước chúng tôi vào chỗ không c̣n lối nào thoát ngoài chuyện càng ngày , càng sống bám vào Trung Cộng”.
Qua các năm tháng bị Tây Phương cấm vận , đă khiến sự ảnh hưởng của Trung Cộng lên Miến Điện trở nên càng ngày càng lớn . Các công ty buốn bán Trung Cộng đă tạo nên một hệ thống mạng lưới làm ăn chung với thành phần đầu năo cầm quyền của Miến Điện .
Nhưng sự hợp tác nhượng bộ với Trung Cộng này của các thành phần đầu năo Miến Điện , mỗi năm bị soi ṃn thêm . Năm 2009 Trung Cộng xuất cảng sang Miến 2.3 tỉ đô la . Nhưng chỉ mua lại hàng hóa của Miến có 646 triệu đôla , ngân sách mất cân đối hơn 1.5 tỉ có lợi cho Trung Cộng.
Ngoài ra Trung Cộng khai thác phá rừng vô tội vạ , biến miền bắc nước Miến đầy các đồi trọc , không c̣n rừng . Khi đó dân Trung cộng di cư vào sống đầy dẫy ở các tỉnh phía Bắc . Khiến dân số nới đó hiện nay hơn 40 % là người Trung Cộng di dân .
Sự xâm lăng , đô hộ kiểu mới của Trung Cộng qua h́nh thức kinh tế này , khiến hàng ngũ yêu nước của phe quân đội thấy bực ḿnh lo lắng , Họ không muốn trở thành con tốt thí , hay thành một nước vành đai cho bất cứ quốc gia nào . Một chuyên gia về hiện t́nh Miến Điện , Bertil Lintner giải thích “ Tất cả hoàn toàn do Trung Cộng gây ra “ . “ Sự liên hệ giữa Miến Điện và Trung Cộng đang sụp đổ mau chóng , nên họ cần bạn mới “.
Nay Zin Latt , một cố vấn chính trị cho tổng thống Thein Sein , nói : “ Tổng thống đang t́m mọi cách hàn gắn sự bất đồng của các đối thủ chính trị , trong mục tiêu phát triển kinh tế ; và để tạo cơ hội cho các nước phương Tây giảm đi sự bao vây kinh tế , chuyện bao vây kinh tế này đMiến Điện bị đau đớn .
Cách đây hai tuần , đích thân tổng thống Mỹ Obama đă có cuộc điện đàm trực tiếp hơn 20 phút với bà Suu Kyi từ máy bay Air Force One. Khi được hỏi , th́ theo bà Suu Kyi , sự thay đổi kỳ này của nhà cầm quyền Miến Điện h́nh như thành thật hơn . Rồi tổng thống Mỹ Obama loan báo sẽ gởi bộ trưởng ngoại giao bà Clinton sang thăm viếng ngày hôm sau . Ông ta nói “ Sau các năm tháng dài đen tối , nay chúng ta bắt đầu thấy lóe lên một ít tiến bộ ở Miến Điện “.
Hai đảng có sự liên hệ chặt chẽ với quân đội : đảng “ công đoàn đoàn kết “ và “ đảng Xây dựng “ , hai đảng này nắm hầu hết quyền hành ở quốc hội , ngoài ra 25 % số ghế quốc hội dành riêng cho các nhân vật thuộc bộ quốc pḥng . Như thế quyền lực qua lá phiếu bầu cử do bà Suu Kyi và các thành viên đảng NLD của bà sẽ bị giới hạn.
Tuy nhiên đám quân nhân hiểu rằng bà Suu Kyi có sức mạnh chính trị có thể khuyến dụ các người bên trong , cũng như bên ngoài ủng hộ cho hướng phát triển theo hướng của bà . Và đám quân nhân cần sự trợ lực chính trị này của bà , trong tiến tŕnh cải tổ xă hội và ḥa nhập vào với thế giới bên ngoài lúc này.
Bộ trưởng ngoại giao Mỹ , bà Clinton đă loan báo , trong sự thăm viếng bà sẽ thúc đẩy tiến tŕnh đ̣i hỏi nhân quyền và tự do hơn cho dân Miến , mà không thay đổi chính sách cấm vận từ trước tới nay . V́ chính sách này , đă cấm các công ty Mỹ vào làm ăn tại nước Miến Điện .
Bà ta nói : ” Chúng tôi vẫn chưa chấm dứt sự cấm vận , Chúng tôi không muốn thay đổi chính sách một cách bất th́nh ĺnh . Sự thăm viếng lần này của tôi là để t́m hiểu sự thật về sự thay đổi xă hội này của Miến , do nhà cầm quyền chủ trương , và đó cũng là một phần của chuyến thăm này của tôi”.
Ngày mai , trong cuộc gặp gỡ với tổng thống Miến Thein Sein tại thủ đô mới Naypyidaw , bà cũng sẽ đưa ra câu hỏi liên quan đến sự va chạm các sắc tộc ở ranh giới quốc gia , tại nơi đây các sắc tộc này đấu tranh vũ trang đ̣i quyền tự trị tách ra khỏi nước Miến Điện.
Đánh nhau giữa quân đội Miến Điện , và quân đội tự trị đ̣i độc lập Kachi , lại đă bùng nổ trở lại vào tháng sáu vừa qua , sau hơn 17 năm thoả thuận ngưng bắn . Theo báo cáo của ủy ban cứu trợ tỵ nạn Thụy Điển , th́ đă có hơn 30 ngàn dân thiên cư chố khác . Trong đó có rất nhiều dân lành bị sát hại , hay bị bắt làm lao động khổ sai , hay trở thành mot loại khiên chống đạn cho quân đội. “ Trong khi hiện tượng xảy ra dưới đồng bằng được diễn giải là đột phá tạo nên bước ngoặt mới, Nhưng trên núi , cuộc sống của hàng triệu người dân thiểu số trở nên tệ hại hơn so với cuộc sống cách đây 20 năm.
Bà Clinton đang thăm viếng một quốc gia với hơn 55 triệu dân , ở đầu thế kỷ 20 được mô tả là quốc gia giầu tài nguyên nhất Á Châu và là viên ngọc trong khối liên hiệp Anh quốc .
Ngày nay , sau hơn 50 năm dưới sự cai trị nghiệt ngă của quân đội và kèm theo chủ nghĩa phá hoại kinh tế của nhà cầm quyền . Miến Điện đă trở thành một trong các quốc gia nghèo nhất thế giới . Không cần đi đâu xa , bà Hillary Clinton chỉ cần đi dạo quanh một ṿng thủ đô Ragoon , sẽ thấy ngay các điều cân thiết cho việc thay đổi .
http://www.smh.com.au/world/china-ne...129-1o58u.html
Bookmarks