Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: “Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn - Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu”.
“Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đă có sự tin cậy rồi th́ không có nghĩa là nó tồn tại măi mà các bên phải luôn tăng cường ḷng tin bằng những hành động thực tế”. Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng - trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nói:
- Với vị thế nước ta hiện nay, nhiều quốc gia khu vực cũng như trên thế giới, trong đó có nhiều nước lớn muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam. Từ hợp tác ở một vài lĩnh vực cụ thể đi đến hợp tác toàn diện và từ hợp tác toàn diện phát triển thành hợp tác chiến lược. Bản thân nước ta cũng mong muốn hợp tác với các nước trên thế giới với tư tưởng lớn “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Chúng ta tăng cường quan hệ với các nước để xây dựng đất nước ḿnh, đồng thời đóng góp cho ḥa b́nh, ổn định ở khu vực và thế giới.
Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Việt Dũng/Tuổi trẻ.
Vấn đề đặt ra là khi đă đi đến hợp tác toàn diện và cao hơn nữa trong quan hệ quốc tế th́ độ tin cậy là điều quan trọng hàng đầu - quan hệ quốc pḥng là một trong những trụ cột để xây dựng độ tin cậy này. V́ vậy, nội dung lớn nhất trong quan hệ quốc pḥng giữa nước ta với các nước là tăng cường sự tin cậy. Ḷng tin ấy cần phải xây dựng và củng cố từ ít trở nên nhiều, từ chỗ mang tính chất tượng trưng đi đến hợp tác trên thực tế. Và chúng ta cũng tạo cho bạn bè quốc tế ḷng tin đối với Việt Nam, một đất nước chăm lo cho lợi ích của đất nước ḿnh, đồng thời luôn tôn trọng lợi ích của quốc gia khác.
* Cụ thể độ tin cậy được thể hiện như thế nào trong chủ đề liên quan đến biển Đông, thưa thứ trưởng?
- Đối với những khác biệt, tranh chấp trong vấn đề biển Đông th́ độ tin cậy là yếu tố quyết định để giải quyết nhằm đem lại lợi ích chính đáng và b́nh đẳng cho các bên. Thứ nhất và trước hết, độ tin cậy phải dựa trên cơ sở lợi ích. Chúng ta đương nhiên phải bảo vệ lợi ích chính đáng của đất nước ḿnh nhưng cũng phải nh́n nhận lợi ích của các nước khác th́ mới tạo ra độ tin cậy lẫn nhau. Thứ hai, cách hành xử phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Hệ thống luật pháp quốc tế không thể lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu phát triển của xă hội, nhưng đó là cái khung, là tiêu chí chung để chúng ta tuân thủ. Nếu một nước nào hành xử hoặc phát ngôn không coi trọng luật pháp quốc tế th́ nước ấy không thể tin cậy. Thứ ba, phải công khai minh bạch. Ở đây không có nghĩa là chỉ nói để cho người ta thấy cái hay, cái tốt của ḿnh, mà công khai minh bạch để tạo ra độ tin cậy. Nếu ai đó có vấn đề ǵ th́ mới phải giấu, c̣n khi chúng ta đúng, chúng ta có lư th́ không sợ ǵ cả.
Trong ba yếu tố trên, không thể thiếu bất cứ yếu tố nào. Độ tin cậy cũng không thể tự nhiên có hoặc luôn đầy đủ, mà nó phải là kết quả của sự phấn đấu phát triển từng bước. Cần sự hợp tác, sự góp sức và cần cả sự đấu tranh của các bên. Giữa nước ta với các nước khác không bỗng dưng có sự tin cậy mà phải làm việc rất nhiều để xây dựng nó, và khi đă có sự tin cậy rồi th́ không có nghĩa là nó tồn tại măi mà các bên phải luôn tăng cường ḷng tin bằng những hành động thực tế.
* Vừa qua có những dư luận khác nhau về cách ứng xử của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông. Cụ thể là có dư luận quốc tế nói rằng Việt Nam đang muốn lôi kéo một bên thứ ba vào để làm đối trọng với nước khác. Ngược lại cũng có dư luận đặt vấn đề Việt Nam đang muốn “đi đêm” với một nước khác. Ông nghĩ sao?
- Đó là những suy nghĩ khi người ta không có cái nh́n toàn diện và tổng thể, đặc biệt là thiếu cái nh́n mang tính hệ thống về chính sách đối ngoại của chúng ta. Ví dụ cùng một lúc chúng ta triển khai mối quan hệ với nhiều nước và những nước này có thể có vấn đề nào đó va chạm lợi ích với nhau. Thế nhưng xuất phát từ tính độc lập tự chủ trong chính sách đối ngoại, chúng ta quan hệ với các nước xuất phát từ lợi ích của đất nước, là quyết tâm của chính chúng ta, không lệ thuộc vào bất cứ nước nào và cũng không ngại quan hệ ấy ảnh hưởng đến mối quan hệ khác.
V́ sao như vậy? V́ trong tất cả các mối quan hệ chúng ta đều có nguyên tắc, đó là quan hệ của ta với nước nào đó không phương hại đến lợi ích của nước thứ ba. Đây là nguyên tắc rất cơ bản và quan trọng. V́ vậy trong đối thoại với các nước, không bao giờ chúng ta đem chuyện nước này để nói xấu với một nước khác. Nếu anh không tốt, ứng xử không đàng hoàng th́ tôi sẽ nói với anh chứ tôi sẽ không đem vấn đề đó đi nói với người khác. Và nếu chúng ta chỉ đi theo một hướng th́ không thể có vị thế đất nước và độc lập tự chủ như hiện nay. Chúng ta quan hệ với mọi quốc gia, đặc biệt là các nước lớn - Việt Nam đang phát triển, có nhu cầu quan hệ với các nước lớn là tất yếu.
“Việt Nam có thái độ rất trách nhiệm”
* Trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua, hai bên đă kư kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Riêng lĩnh vực quốc pḥng sẽ có các bước góp phần triển khai thỏa thuận này ra sao, thưa thứ trưởng?
- Nh́n bề ngoài chúng ta thấy thỏa thuận này là một thành công trong quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc. Có thể thấy ngay là nó đă làm dịu đi t́nh h́nh, bớt đi những căng thẳng do những khác biệt và va chạm diễn ra trên biển Đông. Thỏa thuận này cũng khẳng định lại một lần nữa quyết tâm của hai bên về việc xử lư vấn đề biển Đông bằng biện pháp ḥa b́nh, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng ta cũng khẳng định tính độc lập tự chủ và thái độ trách nhiệm của Việt Nam khi nói rằng mọi vấn đề sẽ được xử lư trên cơ sở luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, phải tôn trọng lợi ích của các nước trong khu vực mà cụ thể là thực hiện tốt DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông) và phải công khai minh bạch.
Với những người hiểu sâu vấn đề hơn, nhất là với những người làm công tác quốc pḥng, th́ có thể nói đây là một thành công lớn. Ở chỗ là chúng ta đă khẳng định với nhau một con đường hai bên đều hưởng ứng, đó là xử lư vấn đề bằng biện pháp ḥa b́nh, trên cơ sở luật pháp quốc tế... Chúng ta không nên nh́n ở tiểu tiết mà nh́n vào những vấn đề đại cục, bao quát đă đạt được.
Trên cơ sở thỏa thuận, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác quốc pḥng, cụ thể là giao lưu quốc pḥng các cấp, từ bộ trưởng cho đến các quân binh chủng, tăng cường hợp tác đào tạo, hợp tác hải quân... giữa hai nước. Chúng ta cũng t́m và trao đổi những giải pháp để xử lư từng bước vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế và được hai bên cùng chấp nhận. Tôi nhấn mạnh: luật pháp quốc tế và được hai bên cùng chấp nhận. Nếu chỉ có luật pháp quốc tế, nhưng một bên không chấp nhận th́ cũng không được, ngược lại chúng ta tự thỏa thuận với nhau cũng không được mà phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế. Đặc biệt là hai bên phải thực hiện nghiêm cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Chúng ta cần thực hiện rất gương mẫu và nghiêm chỉnh thỏa thuận này và chúng ta cũng yêu cầu Trung Quốc như vậy.
* Tại Hội nghị bộ trưởng quốc pḥng các nước ASEAN hẹp diễn ra mới đây, có ư kiến nào nêu vấn đề liên quan đến nội dung trong thỏa thuận nêu trên không, thưa ông?
- Trong hội nghị, tất cả các đoàn đều bày tỏ mong muốn hiểu rơ hơn về Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, v́ thỏa thuận này có liên quan đến lợi ích của họ - những nước có tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, các nước trong khu vực, ngoài ra là những nước có lợi ích liên quan đến biển Đông. Tôi đă thông báo với các trưởng đoàn ASEAN những tinh thần cơ bản của bản thỏa thuận gắn với những vấn đề quốc pḥng. Tất cả trưởng đoàn đều phát biểu đánh giá cao thỏa thuận này, họ thấy rằng Việt Nam rất có trách nhiệm với lợi ích của họ, với lợi ích của khu vực. Việt Nam không chỉ v́ lợi ích của ḿnh để thỏa thuận, bởi tinh thần DOC được tôn trọng, luật pháp quốc tế được đảm bảo, xử lư vấn đề bằng các biện pháp ḥa b́nh, và đây chính là lợi ích chung của các nước.
Những lời nói gây hấn sẽ bị lên án
* Ông có thể thông tin thêm về hai nội dung cụ thể liên quan quốc pḥng Việt Nam - Trung Quốc, đó là việc thiết lập đường dây nóng giữa bộ trưởng quốc pḥng hai nước và thí điểm tuần tra chung trên biên giới đất liền vào thời điểm thích hợp?
- Hai nội dung này nằm trong thỏa thuận của hai bộ quốc pḥng từ trước, đang được triển khai và được nhắc lại trong tuyên bố chung giữa hai bên. Việc thiết lập đường dây nóng về mặt kỹ thuật đang làm, nhưng quan trọng nhất là ư nghĩa mang tính biểu tượng, bởi v́ như vậy hai bộ trưởng quốc pḥng có thể trao đổi thông tin trực tiếp với nhau bất cứ lúc nào. Đây là một việc hết sức quan trọng để cùng ǵn giữ ḥa b́nh, xây dựng tinh thần hợp tác.
Việt Nam và Trung Quốc đă có tuần tra chung trên biển, tàu hải quân thăm lẫn nhau... Trên bộ th́ chúng ta đă xây dựng được một đường biên giới ḥa b́nh, hữu nghị và phát triển, như vậy bên cạnh tác dụng thực tế là giữ an ninh, bảo vệ giao lưu ḥa b́nh trên biên giới, việc tuần tra chung trên bộ cũng mang tính biểu tượng rất quan trọng - đó là hai bên quyết tâm cùng nhau tôn trọng đường biên giới đă phân định.
* Ở trên ông có nhắc đến nguyên tắc không sử dụng vũ lực và không đe dọa sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, thực tế ở Trung Quốc có một số cơ quan truyền thông đăng tải một số ư kiến không theo nguyên tắc này, thậm chí là đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam và Philippines. Ông muốn nói ǵ với những ư kiến như vậy?
- Trước hết tôi không cho đó là những ư kiến mang tính chất chính thống và không đánh giá nghiêm trọng lắm về những phát biểu như vậy. Với một đất nước to lớn và dân số đông như Trung Quốc th́ ư kiến khác nhau là b́nh thường. Tuy nhiên ư kiến chính thống th́ đă được thể hiện trong tuyên bố chung giữa lănh đạo cấp cao hai bên.
Tôi tin rằng những ư kiến mang tính chất gây hấn trên một số phương tiện truyền thông như vậy sẽ ít dần đi, trước hết bằng biện pháp của hai đảng, hai nhà nước không để cho những ư kiến đó xuất hiện trên những tờ báo chính thống. Nhưng từ từ theo thời gian, khi chúng ta đă xây dựng được ḷng tin, chúng ta đă t́m được con đường để giải quyết từng bước những khác biệt như vấn đề tranh chấp trên biển Đông th́ bản thân người dân Trung Quốc, cả những người đang nói theo kiểu cách hung hăng như vậy sẽ phải thấy rằng họ không nên nói như vậy v́ sẽ không được ai ủng hộ, không ai đọc và nếu có đọc th́ người đọc sẽ lên án. Không phải chỉ chúng ta mà chính người đọc Trung Quốc sẽ lên án họ.
* Xin được hỏi thẳng: thứ trưởng có nghe và có biết về một số dư luận liên quan đến chuyến công tác của ông tại Trung Quốc vừa qua (tham dự diễn đàn thảo luận an ninh quốc pḥng giữa bộ quốc pḥng hai nước Việt Nam - Trung Quốc) khi ông nói: “Việt Nam không có ư định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc v́ chính lợi ích của Việt Nam” và việc ông “thông báo về chủ trương xử lư việc tụ tập đông người ở Việt Nam với tinh thần không để sự việc tái diễn”?
- Trước hết nói về chuyện tụ tập đông người. Những điều tôi nói nằm trong chỉ thị của Chính phủ về việc này. Ngay lần tụ tập đông người đầu tiên, khi tôi đang ở Singapore tham dự Đối thoại Shangri La lần 10 (tháng 6-2011), tôi đă nói ư kiến cá nhân là không nên, v́ điều đó không giải quyết được vấn đề. Tôi nghĩ những người tham gia tụ tập, trong đó có các bạn trẻ, đều là những người yêu nước. Tuy nhiên, chúng ta không thiếu ǵ cách để biểu thị thái độ của ḿnh, và chúng ta không thiếu ǵ dũng khí để biểu thị khi cần thiết. Việc đó (tụ tập đông người) không đem lại kết quả ǵ cả. Và đến lúc việc đó ảnh hưởng đến t́nh h́nh an ninh chính trị không chỉ đối ngoại mà cả đối nội, th́ tôi cho rằng cần chấm dứt.
Về việc Việt Nam không có chủ trương quốc tế hóa những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đây là thông tin chính xác. Những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc th́ rơ ràng phải giải quyết với Trung Quốc, chúng ta không thể và cũng không cần nhờ ai giải quyết. Ở đây phải quay trở lại những nguyên tắc cơ bản, đó là trước hết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch. Câu nói của tôi bị cắt giữa chừng. Tôi đă nói nguyên văn là: “Không quốc tế hóa những vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dù vấn đề giữa hai nước với nhau th́ vẫn phải tuân thủ luật pháp quốc tế và công khai minh bạch. Đối với những vấn đề trên b́nh diện quốc tế như an ninh, an toàn hàng hải... th́ phải giải quyết trên b́nh diện quốc tế, những vấn đề của nhiều hơn hai nước mà người ta gọi là đa phương th́ phải giải quyết đa phương...”.
“Tin tưởng nhưng chưa thể yên tâm”
* Trong thời gian hơn hai tháng vừa qua, ông đă có nhiều chuyến công du hoặc tháp tùng lănh đạo Nhà nước hoặc dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự Việt Nam tham gia các hoạt động đối ngoại quốc pḥng. Đâu là chuyến đi để lại cho ông ấn tượng tốt nhất?
- Nói chung tất cả chuyến đi đều có kết quả mà tôi thấy hài ḷng, kể cả đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Cuba... Lư do rất cơ bản là qua đó thấy thế nước của chúng ta đang lên, ḷng tin của các nước đối với Việt Nam đang lên. Họ vừa có thiện cảm với Việt Nam, đồng thời cũng thấy quan hệ với Việt Nam th́ họ có lợi. Tuy nhiên, nếu để nói chuyến đi nào để lại t́nh cảm sâu đậm, ấn tượng về sự thủy chung trong quan hệ quốc tế th́ phải nói đến chuyến đi Ấn Độ mà tôi được tháp tùng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Một điều rất dễ thấy ở Ấn Độ là từ người lănh đạo cao nhất cho đến người dân b́nh thường đều có thiện cảm với Việt Nam và họ cũng rất hiểu Việt Nam. Tại Ấn Độ, bộ trưởng quốc pḥng Ấn Độ với trang phục truyền thống giản dị, chân t́nh đă đến chào Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và khẳng định với Chủ tịch nước là quân đội hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa trong thời gian tới.
* Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, thủ tướng Ấn Độ đă nói “chúng tôi cho rằng điều quan trọng là phải đảm bảo an toàn và an ninh của các tuyến đường biển quan trọng”. Về phía Hoa Kỳ cũng nhiều lần khẳng định “có lợi ích quốc gia” trong tự do hàng hải... Chúng ta đón nhận các tuyên bố đó như thế nào?
- Khi những nước lớn tuyên bố họ có lợi ích quốc gia ở khu vực biển Đông th́ Việt Nam tôn trọng. Thứ nhất, v́ căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, trong vùng biển quốc tế họ được tự do đi lại, được quyền làm những điều mà luật pháp quốc tế cho phép... Thứ hai, với điều kiện những tuyên bố đó đi kèm với cách hành xử ḥa b́nh và xây dựng, tôn trọng lợi ích của Việt Nam và các nước trong khu vực.
* Đến nay, so với mấy tháng trước đây, sau nhiều hoạt động ngoại giao của lănh đạo các cấp th́ t́nh h́nh trên biển Đông đă dịu hơn. Có phải sự tin tưởng đă có bước tiến?
- Đúng thế! Chúng ta tin tưởng v́ đă đạt được những thỏa thuận rất cơ bản với Trung Quốc, với các nước lớn khác cũng như các nước trong khu vực để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp ḥa b́nh trên cơ sở luật pháp quốc tế. Tin tưởng th́ có nhưng chưa thể yên tâm, v́ muốn biến niềm tin đó thành hiện thực th́ chúng ta phải phấn đấu, phải cố gắng hết sức, tất cả các nước phải có thiện chí và nỗ lực chung. Trong xu thế chung của thế giới hiện nay, có đủ cơ sở để tin rằng nếu chúng ta kiên tŕ, giữ được độc lập tự chủ, giữ được đường lối đối ngoại ḥa b́nh, đa phương hóa, đa dạng hóa th́ sẽ đi đến đích.
Theo Tuổi trẻ
http://baodatviet.vn/Home/chinhtrixa...175135.datviet
Bookmarks