Results 1 to 2 of 2

Thread: Kiến nghị và cảnh báo: Sự kiện nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang tiến hành xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Ninh

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Kiến nghị và cảnh báo: Sự kiện nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang tiến hành xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Ninh

    - Kính thưa đồng bào Việt Nam!
    - Kính gửi các tổ chức chính trị, đảng phái, tôn giáo, báo giới, truyền thông Việt ngữ toàn cầu !


    Kiến nghị và cảnh báo:

    Sự kiện nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang tiến hành xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận


    Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà cầm quyền Hà Nội đă tổ chức một cuộc đấu thầu cho việc chuẩn bị xây dựng một nhà máy điện nguyên tử, dự định xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận với sự mời gọi bốn quốc gia: CH Nga, CHND Trung Hoa, CH Ấn Độ và Nhật Bản.

    Nếu đúng như tiến tŕnh bàn thảo và quyết định th́ sẽ tiếp tục gây ra sự thiệt hại to lớn và nguy hiểm cho nhiều vấn đề: An ninh sinh mạng cho hàng triệu con người, ngân sách, kinh tế, đối ngoại, môi trường, an ninh quốc gia …


    * Ngân sách, kinh tế:

    1 - Giá mua và xây dựng một nhà máy điện nguyên tử loại, hạng trung b́nh trọn giá hiện nay là khoảng 3 đến 5 tỷ USD. Nếu với số tiền này để cung ứng cho việc học tập, đào tạo một đội ngũ chuyên viên kỹ thuật đúng mức th́ khoảng 15, 20 năm sau Việt Nam sẽ không cần phải mua nhà máy điện nguyên tử của nước ngoài. Hiện tại đời sống nhân dân vẫn c̣n hơn 70 % đang cần phải xoá đói, giảm nghèo cùng rất nhiều vấn nạn khẩn thiết cần giải quyết cho ổn định đời sống nhân dân cả nước.

    2 - Dự tính 20 đến 30 năm sau, tất cả các nhà máy điện nguyên tử trên toàn thế giới đang vận hành bằng nhiệt năng từ than đá, dầu mỏ đều quá lỗi thời và lạc hậu. Điện năng phục vụ cho con người ngày ấy sẽ chủ yếu là: Nguyên tử điện sản sinh từ ánh sáng, gió, nước và sóng ngầm hải lưu trong ḷng biển... (Tất cả điều kiện thuận lợi này đất nước Việt Nam đang dư thừa v́ có tới hơn 3.500 Km bờ biển với lượng mưa lớn, sức gió rất mạnh và nguồn ánh nắng ngập tràn không gian bầu trời, biển đảo ).

    * Đối ngoại:

    1 – Dù nh́n nhận ở góc độ nào th́ việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử của một nhà nước độc tài khó kiểm soát, không minh bạch cũng là hành vi thách đố, đe dọa, khiêu khích… các quốc gia lân bang. Đặc biệt, nếu nhà máy điện nguyên tử nằm trong quyền cai trị của chế độ Cộng sản Việt Nam độc đảng, độc tài th́ sự nguy hại khôn lường sẽ không thể giám sát được.

    2 - CHXHCN Việt Nam mua và xây dựng xong một nhà máy điện nguyên tử th́ diễn biến chung toàn thể đời sống chính trị, kinh tế, xă hội…Việt Nam sẽ có thể lặp lại một Bắc Triều Tiên hiện hữu. Đó, là chưa kể đến nếu bị Trung Quốc đe dọa toàn diện trên Biển Đông và tràn ngập người Hoa trên đất liền th́ tương lai đất nước Việt Nam sẽ đi về đâu?. V́, về địa danh, lănh hải Biển Đông đă mất cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa với hàng chục ngh́n km2 hải phận cùng gần 1.000 Km2 biên giới phía Bắc. Các điểm cao quốc phòng Việt Nam hầu như đang bị khống chế tuyệt đối.

    * Môi trường:

    1 - Hiệu quả kinh tế của một nhà máy điện nguyên tử, nếu được bảo hành chuẩn xác có hiệu quả tối đa cũng khoảng trăm năm. Nhưng, điều kiện nhân sự, kỹ thuật và tri thức con người ở chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam hiện nay không có 10% bảo đảm, do nhiều vấn đề kỹ thuật, điều hành, chất thải, người sử dụng… với những lư do:

    + Không có nguồn cung ứng bảo đảm để có số ngoại tệ mạnh ổn định, không có chuyên viên kỹ thuật cao hoặc đúng mức để bảo tŕ, bảo hành đúng hạng mục, quy trình…

    + Đây là những quả bom nguyên tử nổ chậm, không hẹn ngày, giờ và sự nguy hiểm không lường hết được từ các ḷ phản ứng hạt nhân cùng vấn nạn lưu trữ, bảo đảm an toàn chất thải, phóng xạ.

    + Ai sẽ chịu trách nhiệm bảo hiểm, bảo toàn cho sức khoẻ con người và môi trường sinh thái khu vực cư ngụ và cho toàn thể người dân Việt Nam khi có sự cố tai nạn ( Bởi v́ nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam không phải là một nhà nước v́ dân, do dân bầu ra). Và, ngược lại thể chế ấy cũng không có một văn bản khế ước, kư kết bảo đảm an toàn, an ninh cụ thể nào với nhân dân hay với mỗi công dân Việt Nam )

    2 – Nếu như các công tŕnh thuỷ điện, cáp điện lưới cấp quốc gia hiện hữu của CHXHCN Việt Nam đang là những sản phẩm phản khoa học, tàn phá sinh thái đất nước, con người như: Thủy điện Hoà B́nh, Trị An, Yên Bái, Lào Cai, đường dây cao thế 500 KW Bắc – Nam … gây nên biết bao nghìn tỷ đồng thiệt hại th́ việc mua và xây dựng nhà máy điện nguyên tử sẽ dẫn đến sự nguy khốn gấp trăm, ngàn lần chưa ai có thể tiên đoán được.

    * An ninh:

    1 - Một thể chế độc đảng, độc quyền, độc tài như đảng CSVN th́ ai và lực lượng nào có thể kiểm tra, giám sát được việc chế tạo, sản xuất vũ khí, bom, đạn nguyên tử dạng nhỏ ( mini ) cung cấp cho các tổ chức khủng bố, bọn cướp, lũ tội phạm mafia giết người hàng loạt ở một khu vực hay phạm vi vài, ba Km2 ?

    2 - Sự ngạo mạn, gian manh và dối trá vốn có trong hệ thống của thể chế độc tài, độc quyền Cộng Sản Việt Nam càng trở nên đố kỵ, khiêu khích các nước láng giềng. Do đó, vấn đề an ninh quốc gia sau khi Việt Nam có một nhà máy điện nguyên tử th́ lại càng bị ảnh hưởng, chi phối nặng nề, phức tạp, nghi ngờ dẫn đến nguy hại, bất an cho tương lai nền hòa bình lâu dài, ổn định và phát triển bền vững của đất nước Việt Nam.


    Xin mời gọi tất cả những nhân sĩ Việt Nam yêu nước hãy nhập cuộc.

    Xin kêu gọi những trí thức trong nước cùng hải ngoại hãy cùng lên tiếng ngăn chặn kịp thời hành vị tội ác, phản khoa học của nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội

    Trân trọng

    Trần Tỉnh - Lê


    Nhận từ Nguyễn Trường Hưng

    Hennhesaigon@gmail.c om

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    "Nỗi bất an ngày một lớn rộng"

    Một nhà nghiên cứu văn hóa Chăm cho BBC hay người dân Ninh Thuận, đặc biệt là cộng đồng người Chăm đang quan ngại và cảm thấy "bất an" về dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam đặt tại tỉnh này, một năm sau sự cố Fukushima ở Nhật Bản.

    Nhà thơ và nhà nghiên cứu gốc Chăm, ông Inrasara nói với BBC nhân đánh dấu một năm sự cố thảm họa ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima (11/3/2011) rằng 90% người dân Ninh Thuận đang sống trong các làng mạc chỉ nằm cách nơi định xây nhà máy điện hạt nhân chừng 20-30 km.

    Nhà nghiên cứu khẳng định nếu sự cố xảy ra, chắc chắn người dân địa phương, đồng bào Kinh, cũng như cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận sẽ bị "tác động" và ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Riêng người Chăm, theo ông, sự ảnh hưởng có thể liên quan tới các khía cạnh quan ngại tính mạng, xáo trộn văn hóa, kinh tế, truyền thống và tôn giáo, tâm linh.
    "Tôi thấy sự bất an tràn lan trong dân tộc Chăm. Nhà máy điện hạt nhân, các làng Chăm đều xoay xung quanh nó. Có thể nói làng gần nhất cách nhà máy điện hạt nhân đầu tiên dự trù xây ở Ninh Thuận là 5 cây số.
    "Rất nhiều làng Chăm quanh đó, từ 10 cây cho tới 15, 20 cây số. Có thể nói 90% dân Ninh Thuận đều cách nhà máy điện hạt nhân từ 20-30 cây số. Chính điều đó làm cho họ bất an.
    "Chẳng hạn như về kỹ thuật đảm bảo, nhân lực đảm bảo, nhưng về thiên tai như sự cố ở Nhật Bản th́ làm sao đảm bảo được?"
    Nhà nghiên cứu Inrasara
    "Tôi chỉ nói một cách chân thành nhất về sự bất an của đồng bào mà khi có sự cố điện hạt nhân Fukushima th́ nỗi bất an này ngày một lớn rộng."
    Ông Inrasara nói nhà nước chọn Ninh Thuận để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên v́ ba lư do chính, theo đó đây là khu vực "có ít cư dân nhất", "thềm lục địa vững chắc" và có đủ "các yếu tố vận chuyển" phục vụ vận hành "được tốt đẹp nhất."
    Tuy nhiên ông cho biết: "Điều quan trọng là không ít người Chăm nghĩ rằng nó sẽ có tác động. Và mặc dù các nhà chức trách có nói rất ít, qua hai cuộc họp giới trí thức Chăm ở Ninh Thuận, nhưng qua sự cố ở Fukushima đồng bào thấy là nó không đảm bảo ǵ hết.
    "Chẳng hạn như về kỹ thuật đảm bảo, nhân lực đảm bảo, nhưng về thiên tai như sự cố ở Nhật Bản th́ làm sao đảm bảo được?," ông Inrasara đặt câu hỏi.
    "Chưa có tiếng nói"

    Một bác sỹ người Nhật đang kiểm tra độ bức xạ hạt nhân ở người hôm 09/3/2012, một năm sự cố Fukushima.
    Trước câu hỏi nếu cảm thấy bất an, người dân và cử tri Ninh Thuận, trong đó có đồng bào Chăm, nên làm ǵ, nhà nghiên cứu gốc Chăm nói:

    "Tôi có đặt vấn đề với người hữu trách, tôi nói bây giờ đồng bào bất an như vậy, các vị cần làm ǵ để cho đồng bào khỏi bất an. Có lần tôi đă tổ chức cho anh em một cuộc gặp mặt ở nhà tôi, khoảng 30 người, nhưng vẫn không có một sự giải thích thỏa đáng.
    "Và dường như Đại biểu Quốc Hội Chăm cũng chưa nói trực tiếp với đồng bào Chăm về chuyện đó. Họ chỉ nói phong thanh, truyền tai nhau nghe về sự bất an này. C̣n chính phủ đă làm ǵ với đồng bào th́ cái đó ngoài tầm hiểu biết của chúng tôi."
    Ông Inrasara hé lộ một vấn đề đối với cộng đồng Chăm hiện nay về việc "lên tiếng: "Ở ngoài lề th́ mọi người có nói, nhưng ai sẽ đứng ra? Vấn đề là như vậy. Người Chăm có một bộ phận trí thức đă có thể nói tiếng nói của ḿnh chưa? Cái đó th́ chưa.
    "Họ (cử tri) nói qua Đại biểu Quốc hội, người đại diện cho họ. Nhưng Đại biểu Quốc hội lại dường như chưa có mặt trong các làng xóm Chăm, mà ngay cả người như tôi cũng rất khó gặp mặt"
    Ông Inrasara

    "C̣n Đại biểu Quốc hội của Chăm, tiếng nói cũng không có trọng lượng và tiếng nói với quần chúng Chăm cũng rất yếu. Có thể nói là chưa có tiếng nói ǵ cụ thể. Mặc dù người Chăm có học rất nhiều, nhưng quần chúng vẫn gần như chưa có một tiếng nói quyết định."

    Ông Inrasara giải thích thêm: "Họ (cử tri) nói qua Đại biểu Quốc hội, người đại diện cho họ. Nhưng Đại biểu Quốc hội lại dường như chưa có mặt trong các làng xóm Chăm, mà ngay cả người như tôi cũng rất khó gặp mặt, th́ làm sao họ có thể chuyển tải được tiếng nói để cơ quan trung ương biết được nỗi ḷng, biết được sự lo lắng và bất an của đồng bào."

    Nhà nghiên cứu nói trong thời gian tới, ông và một số trí thức Chăm dự định "nói chuyện" với Đại biểu Quốc hội người Chăm để gửi tiếng nói tới "người đại biểu của dân tộc ḿnh." Nhưng ông b́nh luận thêm:
    "Điều quan trọng là Đại biểu Quốc hội của tỉnh Ninh Thuận mà cụ thể hơn là Đại biểu Quốc hội đại diện cho đồng bào Chăm đă có ư kiến ǵ với đồng bào chưa? Cái đó mới quan trọng. Nếu họ đại diện, mà đại diện chính thức, đại diện rất ṣng phẳng th́ ư kiến của một đại biểu này thôi cũng có một ư nghĩa rất quyết định."
    "Phải trưng cầu dân ư"

    Một trạm phát điện hạt nhân ở nhà máy Fukushima Dai-ichi bị phá hủy ngay sau sự cố xảy ra một năm về trước.
    Được hỏi có nên yêu cầu trưng cầu dân ư về xây hai nhà máy điện hạt nhân hay tại Ninh Thuận hay không, ông Inrasara nói: "Điều này động đến hai vấn đề rất lớn là đời sống của đồng bào, đồng thời là vấn đề tâm linh của một dân tộc, vùng đất đó họ đă sống rất lâu đời, 2000 năm nay. Nên chuyện đó rất là cần thiết."
    Nhà nghiên cứu lưu ư hai điều kiện trong trường hợp có trưng cầu dân ư. Ông nói: "Khi mọi người bất an, th́ họ sẽ có một thái độ. Nhưng thứ nhất làm sao cung cấp đầy đủ thông tin tới họ, không thiếu sót cái ǵ.
    "Thứ hai, làm sao để có được một không khí cởi mở để họ có thể nói được tấm ḷng ḿnh, nếu trưng cầu dân ư, họ dám nói lên ư kiến của ḿnh. C̣n nếu chúng ta chỉ đưa thông tin nhỏ lẻ, thông tin một chiều, hoặc thông tin chưa đầy đủ, e rằng sẽ rất khó.
    "Tiếp nữa, khi đồng bào chưa hiểu rơ về ư thức dân chủ, về ư thức quyền tự quyết của một công dân. Cái đó cũng là một trở ngại. Khi giải quyết xong hai yếu tố đó, mới có thể đưa đến một sự nhất quán về vấn đề nào đó, để họ có thể tự do bày tỏ ư kiến của ḿnh."
    Được biết, theo một nghị quyết được 77% Đại biểu Quốc hội thông qua, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ bao gồm 2 nhà máy. Mỗi nhà máy có 2 tổ máy, công suất 2.000 MW. Nhà máy Ninh Thuận 1 đặt tại xă Phước Dinh, huyện Thuận Nam, được khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.

    Nhà máy Ninh Thuận 2 đặt tại xă Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Thời điểm khởi công sẽ được xác định rơ thêm sau căn cứ vào t́nh h́nh chuẩn bị, với Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định.

    Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam cũng nêu sẽ "chọn công nghệ ḷ nước nhẹ cải tiến, thế hệ ḷ hiện đại nhất, đă được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư". Tổng mức đầu tư dự toán 200.000 tỷ đồng.

    Trích từ Trung Vương .net

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 20-02-2012, 12:31 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 13-12-2011, 04:37 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 25-10-2011, 07:28 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2011, 06:54 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 20-03-2011, 06:20 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •