"Chúng tôi chèn đường lưỡi ḅ vào bản đồ Trung Quốc là do yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc" - đó là phúc đáp của Giáo sư (GS) Xuemei Shao, hiện đang công tác tại Viện khoa học địa lư và tài nguyên thiên nhiên, Viện Hàn Lâm khoa học Trung Quốc (Institute of Geographic Sciences and Natural Resources research, Chinese Academy of Sciences) tới Tiến sĩ (TS) Bùi Quang Hiển thông qua ban biên tập của tờ báo Biến đổi khí hậu (Climatic Change).

LTS: Nhiều nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài đang bất b́nh với bức thư của tác giả một bài báo có chèn bản đồ sai sự thật về Biển Đông. Bee.net.vn vừa nhận được bài viết của TS Nguyễn Thế Dương (Trung tâm Kỹ thuật Vật liệu xây dựng tự nhiên, Paris, Pháp) phản ánh điều này. Để rộng đường dư luận, Bee.net.vn xin đăng tải nội dung bài viết.
Phúc đáp vô trách nhiệm

Sau khi phát hiện có hai bài báo sử dụng bản đồ Trung quốc có chèn h́nh lưỡi ḅ được đăng trên tạp chí quốc tế Biến đổi khí hậu, TS Bùi Quang Hiển đă viết thư cho ban biên tập (BBT) là GS Michael Oppenheimer (Đại học Princetonn, Mỹ) và GS Gary Yohe (Đại học Wesleyan, Mỹ) để yêu cầu tác giả chỉnh sửa bản đồ này. Nội dung bức thư đă được Bee.net.vn chuyển tải ngày 23 tháng 6 năm 2011.

Tổng biên tập đă chuyển thư yêu cầu của TS Hiển tới đại diện các tác giả của các bài báo và đă nhận được câu trả lời của đại diện của bài báo thứ nhất là giáo sư Xuemei Shao, hiện đang công tác tại Viện khoa học địa lư và tài nguyên thiên nhiên, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc.

Vị giáo sư này đă phản hồi như sau: "Chúng tôi sẽ không chỉnh sửa h́nh vẽ này". Lư do họ đưa ra là: "Chúng tôi chèn ô vuông nhỏ (có đường lưỡi ḅ) vào h́nh vẽ thứ 6 của bài báo là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc. Làm ơn hăy báo cho TS Bùi Quang Hiển là hăy liên lạc trực tiếp với chính phủ Trung Quốc về vấn đề này".

TS Hiển đă trao đổi với các đồng nghiệp, các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về nội dung thông tin này. TS Trịnh Việt Nam (Paris, Pháp) nhận xét: "Đây là một thư trả lời rất vô trách nhiệm".

TS Trần Ngọc Tiến Dũng (Québec, Canada) nhận xét: "Có thể xem câu trả lời của tác giả là vô trách nhiệm với sản phẩm khoa học của ḿnh".

Một GS người Việt đang sinh sống ở nước ngoài nhận xét: "Nếu quả là đúng như thế, Ban biên tập phải xóa bài báo này. Nhà khoa học không thể đem vào bài báo quốc tế ư đồ gian xảo của chính phủ ḿnh. Đó là những nhà khoa học không có tư cách. Đă làm khoa học phải vô tư và độc lập với chính quyền. Bài báo không đúng sự thật, v́ vậy vô giá trị!".

Không đồng t́nh với cách làm việc của tờ báo

TS Hiển, người trực tiếp nhận phúc đáp trên nhận xét: "Chính một giáo sư người Trung Quốc đă nói, chính phủ Trung quốc đă yêu cầu các nhà khoa học của họ chèn đường lưỡi ḅ vào".

Anh nói, ngay từ đầu BBT của báo "Biến đổi khí hậu" đă dành quyền có chấp nhận đính chính thông tin sai sự thật cho tác giả bài báo. Tác giả đă không đồng ư chỉnh sửa như đă nói ở trên.

TS Hiển bày tỏ sự không đồng t́nh với kết luận và cách làm việc của BBT tờ báo. Anh đă viết thư một lần nữa lên BBT và mạnh dạn yêu cầu họ phải có trách nhiệm chỉnh sửa hoặc là phải xóa bỏ bài báo khỏi tạp chí Climatic Change, bởi lẽ, với nội dung trả lời của tác giả bài báo, họ mặc nhiên công nhận nội dung phi khoa học của thông tin.

Hành động như thế nào?

Câu hỏi đặt ra là, c̣n bao nhiêu bài báo khoa học nữa đă xuất hiện và có đính kèm bản đồ biển Đông với chữ U? Liệu chúng ta sẽ t́m được hết và yêu cầu các nhà xuất bản, ban biên tập, các tác giả đính chính hoặc xóa thông tin? Việc này quả thật sẽ đ̣i hỏi nhiều công sức, bền bỉ, khéo léo và với các diễn biến như trên, thật khó để h́nh dung được kết quả.

Các phản đối của TS Dũng, Hiển cũng như của các nhà khoa học khác, dù muộn so với người Trung quốc đă làm, nhưng vẫn kịp thời và rất được trân trọng. Tuy vậy, việc viết thư phản hồi của các anh tới các BBT của các tạp chí là chỉ với tư cách cá nhân đơn lẻ, có lẽ việc yêu cầu họ xóa bỏ nội dung bài báo đă đăng trên tạp chí của họ là quá khó (bởi đấy là các lỗi nhỏ).

Với số lượng bài báo xuất bản trên các tạp chí khoa học đứng hàng thứ 2 thế giới sau Mỹ, chắc chắn sẽ c̣n nhiều các bài báo nữa có in h́nh chữ U trong bản đồ biển Đông xuất hiện. Việc thông tin và liên lạc với các nhà xuất bản, các ban biên tập của các tạp chí để thông báo và đề nghị chỉnh sửa sự phi khoa học của các bản đồ kiểu này trong các xuất bản sắp tới mới là điều cần thiết hơn cả. Cần phải có những phản ứng mạnh mẽ từ các Hiệp hội khoa học Việt Nam và các nước liên quan cũng như có thể cần thiết có hành động của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

TS Nguyễn Thế Dương (Paris, Pháp)

-Bản đồ TQ sai sự thật: Chờ đợi câu trả lời hay ?.?.?..

"Các nhà KH Việt ở nước ngoài nhờ có một số lợi thế nhất định đă có đóng góp quan trọng những câu chuyện tương tự như thế này. Họ là cầu nối Việt Nam và thế giới. Làm sao để phát huy hơn nữa vai tṛ của họ? Điều này tôi nghĩ ai cũng có câu trả lời hay, và đặc biệt là các nhà làm chính sách".

Bee.net.vn đă trao đổi qua email với TS Trần Ngọc Tiến Dũng và TS Bùi Quang Hiển (Canada), những người đă cảnh báo về những tấm bản đồ sai sự thật của các tác giả Trung Quốc đăng trên tạp chí khoa học quốc tế.
Tôi bị sốc trước những tấm bản đồ sai sự thật

Các anh tiếp cận được với những tấm bản đồ sai sự thật được đăng tải trên một số tạp chí khoa học nước ngoài trong trường hợp nào?

TS Bùi Quang Hiển: Tôi nh́n thấy cái bản đồ Trung Quốc có đường lưỡi ḅ được đăng tải trên tạp chí khoa học quốc tế lần đầu tiên vào ngày 17/6/2011 thông qua bức thư của Tiến sĩ Trần Ngọc Tiến Dũng gửi vào ḥm thư của nhóm GCMM. Tôi nghĩ là sẽ c̣n có nhiều bài báo như thế mà các nhà khoa học Việt Nam chưa phát hiện ra. Nhờ vào hệ thống dữ liệu và quyền truy cập vào các bài báo quốc tế trên mọi lĩnh vực tại nơi tôi công tác, tôi đă dành thời gian t́m hiểu và liệt kê ra khoảng 10 bài báo (đều của tác giả người Trung Quốc) có đăng tải bản đồ Trung Quốc có h́nh lưỡi ḅ. Tôi nghĩ sẽ c̣n nhiều bài báo nữa mà tôi chưa phát hiện ra, nên tôi đă viết thư thông báo cho các đồng nghiệp để có thể họ bắt tay vào công cuộc t́m kiếm.

TS Trần Ngọc Tiến Dũng: Nhờ vào công tác nghiên cứu lĩnh vực geosciences, geo-environments. Thông thường khi nghiên cứu 1 vấn đề nào đó cho 1 khu vực nghiên cứu của 1 vị trí địa lư nhất định, chúng ta sẽ thấy tác giả đưa bản đồ địa lư nào đó để biểu thị khu vực nghiên cứu (KVNC) trên nguyên tắc liên hệ KVNC với 1 vị trí địa lư nào đó mà nhiều người biết đến. Trong lĩnh vực geosciences, geo-environments ta rất hay gặp, đặc biệt những năm gần đây thế giới ư thức được vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, nên việc nghiên cứu lĩnh vực này cho 1 site cụ thể rất thường hay gặp.

Trở lại bài báo của Tai et al.: h́nh minh họa có bản đồ lưỡi ḅ chỉ cung cấp 1 thông tin duy nhất đó là vị trí địa lư của khu vực nghiên cứu, nhưng nó lại chiếm hơn nửa trang báo (do chèn lưỡi ḅ vào), trong khi bài báo chỉ 9 trang (không kể tài liệu tham khảo). Thông thường, ít nhất là với cá nhân tôi, khi giới thiệu vị trí địa lư cho study area, bản đồ không cần phải to thế. C̣n có nhiều kết quả khác cần đăng trong khi trang báo luôn có giới hạn.


Tấm bản đồ h́nh lưỡi ḅ đăng tải trên Tạp chí Journal of Climatic Change mà TS Bùi Quang Hiển phát hiện

Cảm giác đầu tiên của anh khi nh́n tấm bản đồ sai sự thật đó như thế nào?

TS Trần Ngọc Tiến Dũng: Tôi đă thấy tấm bản đồ này đăng trên 1 cách chính thống trong tạp chí hàng không của South China Airline khi đi máy bay của hăng này (2009). Tôi đă chụp h́nh và kể lại với mọi người.

Tuy nhiên, tôi thật sự sốc khi thấy bản đồ lưỡi ḅ xuất hiện rất lớn một cách "tự tin" trên một tạp chí khoa học quốc tế của ngành mà tôi quan tâm.

Tôi nghĩ ngay đến việc phải "giật chuông báo" cho ban biên tập (BBT) tạp chí biết, bởi bài báo được xuất bản online ngày 19/4 nhưng nó được đưa vào số xuất bản tháng 8/2011, có thể c̣n kịp để BBT loại nó ra cho bản in sắp tới.

Tôi gác lại công việc soạn báo cáo dở dang (viết bằng tiếng Pháp), để tập trung thảo tiếng Anh gửi cho GS. Cossu (ông này vừa thay thế người tiền nhiệm từ đầu năm 2009). Tinh thần cuả thư gửi không quá dài, đủ ư ḿnh muốn nói và nhất là phải viết sao cho thật khoa học khách quan, hạn chế tối đa lời lẽ chính trị. Và sau đó là bức thư như mọi người đă biết. Tuy nhiên vẫn c̣n thiếu một số ư và câu từ chưa chuẩn (nhất là việc ḿnh nhầm nghĩa của từ “inhabitable” tiếng Anh hoàn toàn khác nghĩa tiếng Pháp. Sau do ḿnh có gửi thư đính chính lại dùng đúng là “non-inhabitable” cho GS. Cossu và tác giả liên hệ).

Với suy nghĩ đây là thư gây sự chú ư cho BBT, việc làm sau đó là phải làm một bài b́nh luận theo đúng thông lệ bài báo khoa hoc quốc tế dạng “Comment/Discussion-Reply” (B́nh luận/Thảo thuận - Trả lời) để BBT gửi cho tác giả đ̣i trả lời và phải đề nghị 1 hội KH nào đó của VN lên tiếng một cách chính thống với tư cách là người "bị hại". GS. Cossu đă phản hồi tích cực sau hàng loạt email dồn dập của các nhà KH VN.

Tuy BBT đồng ư đính chính, nhưng Dũng (cùng các bạn khác) vẫn sẽ thực hiện một bài b́nh luận và gửi cho BBT.

Các nhà làm chính sách sẽ có câu trả lời hay

Các anh nghĩ sao khi những thông tin về tấm bản đồ sai sự thật thường là do những nhà khoa học ở nước ngoài phát hiện mà không phải là những cơ quan chuyên môn hoặc những nhà khoa học trong nước?

TS Bùi Quang Hiển: Tôi nghĩ nguyên nhân là ở Việt Nam thiếu thông tin và thiếu phương tiện để làm khoa học. Tôi được biết là nhiều nhà khoa học ở trong nước phải liên lạc với các đồng nghiệp ở nước ngoài để nhờ họ gửi các bài báo khoa học để họ nghiên cứu. Như chúng tôi làm khoa học ở nước ngoài điều kiện rất tốt, tôi được cơ quan phát máy tính, với máy tính đó tôi có thể truy cập vào nhiều tạp chí khoa học quốc tế. Và kể cả khi tôi mang máy tính về nhà tôi vẫn có thể truy cập được vào các tạp chí này nếu có mạng internet.

Tôi tin tưởng là trong tương lai gần các trường ĐH và các viện nghiên cứu ở VN sẽ trang bị hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học như thế để các nhà khoa học có điều kiện làm việc tốt hơn.

TS Trần Ngọc Tiến Dũng: Thông cảm với các đồng nghiệp trong nước, tôi xin phép đề cập một cách vi mô, c̣n vĩ mô th́ báo chí tốn nhiều giấy mực rồi.

- Họ phải mưu sinh, lo toan cơm áo gạo tiền, nhất là thời điểm hiện nay, họ có thể không có nhiều thời gian dành cho việc t́m kiếm thông tin bài báo khoa học, so với đồng nghiệp ở nước ngoài. Trong khi đó, đồng nghiệp ở nước ngoài thu nhập từ lương tháng không giàu có nhưng có thể yên tâm có cuộc sống tốt để tập trung thời gian toàn phần cho việc NCKH (Cụ thể để muốn làm NCS ở 1 trường bên Pháp hay Canada, trường qui định NCS phải được đảm bảo có học bổng tối thiểu để sống được.

- Lĩnh vực geosciences - geoenvironment (địa khoa học - địa môi trường) không có nhiều nhà khoa học ở VN hiện nay theo đuổi. Thường bắt gặp bản đồ mô tả vi trí địa lư trong các xuất bản khoa học của lĩnh vực này.

- Việt Nam đang ở gian đoạn tiến dần đến chuẩn mực khoa học để tạo ra sản phẩm nghiên cứu có chất lượng. Thực vậy trong thời gian gần đây khi xét tuyển dự án KH, ta thường có yêu cầu có bài đăng trên các tạp chí per review hoặc có trong hệ thống ISI.

Anh nghĩ như thế nào về vai tṛ của những nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài trong những câu chuyện tương tự như thế này? Làm sao để phát huy hơn nữa vai tṛ của họ?

TS Trần Ngọc Tiến Dũng: Các nhà KH Việt ở nước ngoài nhờ có một số lợi thế nhất định họ có đóng góp quan trọng những câu chuyện tương tự như thế này. Họ là cầu nối Việt Nam và thế giới.

Làm sao để phát huy hơn nữa vai tṛ của họ? Điều này tôi nghĩ ai cũng có câu trả lời hay, và đặc biệt là các nhà làm chính sách.

Nhưng theo tôi, một lần nữa quan điểm rất vi mô, các cấp quản lư tạo điều kiện hết cỡ cho những ai có khả năng và nguyện vọng đi học nước ngoài. Chất xám ngày nay truyền rất nhanh bằng tốc độ của Internet.

Tại sao không có Vietnam Sea?

Các anh bắt đầu quan tâm tới những thông tin về t́nh h́nh biển Đông từ khi nào?

TS Bùi Quang Hiển: Tôi quan tâm đến Biển Đông từ 6 đến 7 năm trở lại đây thôi, từ khi tôi rời Việt Nam sang Pháp du học vào năm 2004.

Trước đó tôi có nghe qua về t́nh h́nh Biển Đông nhưng không có điều kiện và thời gian để t́m hiểu rơ. Khi sang tới Pháp tôi có tham gia các hoạt động của hội sinh viên Việt Nam tại Pháp, rồi tham gia tổ chức các hoạt động khoa học của Hội cựu sinh viên khối Cầu Đường Pháp (ĐH GTVT) cũng như của cộng đồng người Việt tại đây nên quen biết biết nhiều trí thức, đặc biệt là các tri thức trẻ họ rất quan tâm tới Biển Đông.

Nhờ có họ tôi cũng biết được nhiều thông tin nhiều chiều hơn và biết t́nh h́nh hiện tại của Biển Đông. Quan điểm của tôi là muốn giữ được Biển Đông mỗi người Việt Nam trước hiết phải hiểu về t́nh h́nh Biển Đông.

TS Trần Ngọc Tiến Dũng: Khoảng năm 1988, trong sách tập đọc lớp 2 (?) có in h́nh chú Hải quân nắm chắc tay súng. Năm lớp 7 khi thầy dạy vẽ cho đề thi tranh cổ động nội dung "Ước mơ của em", tôi lấy h́nh đó ra vẽ lại.

Bẵng đi một thời gian dài cho tới tận đại học cũng không để ư đến vấn đề này. Nhưng kể từ khi đi du học lại quan tâm hơn, nh́n bản đồ Việt Nam, và thế giới nhiều hơn? V́ khi đi máy bay, được cung cấp nhiều h́nh ảnh bản đồ để đối chiếu VN và nước đến.

Sau đó, trong thời gian học, có điều kiện nh́n bản đồ thế giới, trao đổi với bạn bè và đặt câu hỏi tại sao VN nằm dọc theo biển mà không có tên quốc tế "Mer du Vietnam = Vietnam Sea" tương tự như "Mer du Japon/Mer de China méridionale/Mer des Philippines".

TS Trần Ngọc Tiến Dũng hiện đang tham gia vào dự án chôn giữ CO2 trong tầng ngầm địa chất ở Québec, Canada. Ngoài quan tâm đến một số nghiên cứu khác như dự án dự báo đối phó ngập lụt cho TP.HCM (đă đăng trên một tờ báo của Việt Nam) và vấn đề chất thải rắn ở Việt Nam.

TS Bùi Quang Hiển hiện đang công tác tại Trung tâm nghiên cứu Aluminum, Canada. Hiện anh đang nghiên cứu chuyên về thiết kế chế tạo các thiết bị giao thông bằng Nhôm. Mục đích là đưa ra giải pháp kỹ thuật để chế tạo các thiết bị tối ưu và nhẹ dùng trong ôtô, xe đạp, xe máy, máy bay, tàu điện... Đây là dự án hợp tác giữa trường Đại Học Laval và Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Canada và các công ty vừa và nhỏ tại vùng Québec của Canada.
ttngbt.blogspot.com