Năm 1853 khi Phó đề đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ cùng với 4 chiến hạm Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna biểu dương lực lượng hải pháo đề nghị Nhật mở cửa giao dịch thương măi với phương Tây th́ cả dân tộc Nhật như bừng tỉnh dậy sau cơn ngủ đông dài. Người Nhật bị ép buộc phải mở cửa bằng sự đe dọa chiến tranh, và sự ép buộc này đă dẫn đến những thay đổi lớn cho Nhật Bản.
Với chủ nghĩa dân tộc, tinh thần vơ sĩ đạo hiên ngang, và sự trung thành tận tụy của Samurai, người Nhật đă cùng nhau đồng ḷng thần phục một Nhật Trị Thiên Hoàng, cùng nhau đưa đất nước từ t́nh trạng nhược tiểu trở thành một đại cường quốc.
Người Nhật đă làm cho thế giới ngạc nhiên thán phục v́ tính kỷ luật, sự kiên nhẫn cùng ḷng hy sinh vô bờ bến v́ quốc gia qua các huyền thoại như: sinh viên du học tự rạch bụng để dấu các tài liệu kỹ thuật cao của phương Tây, đem về nước cho các thế hệ sau nghiên cứu học hỏi. Họ đi lượm từng chiếc radio bán dẫn thô kệch của lính Mỹ bỏ lại sau thế chiến, tháo rời từng bộ phận, bắt chước, rồi chế tạo các radio 6, 8 transistors xinh xắn gọn hơn cả người chủ phát minh ra nó v.v...
Ngày nay, các kỹ sư ở Mỹ khi được gởi sang Nhật làm việc ngắn hạn, lúc trở về ai nấy cũng đều lắc đầu le lưỡi v́ sức làm việc cật lực của người Nhật. Các anh chàng Mỹ này nhận xét: làm việc tại Nhật cực như ở "hell", trở về Mỹ như về lại "heaven".
Các pḥng "clean-room" chế tạo chất bán dẫn tại Mỹ, người ta đeo các bao bịt tóc, bịt râu; trong khi đó tại Nhật, công nhân, kỹ sư, t́nh nguyện cạo trọc đầu khi làm việc trong các pḥng này!
Ngày nay, trong nhà chúng ta, nh́n quanh quẩn đâu đó sẽ thấy những sản phẩm hoàn mỹ, bền bĩ và rẻ tiền với ba từ đă làm nên thương hiệu và văn hoá cho người Nhật: "Made in Japan".
Một buổi sáng nào đó sau khi thức dậy, bật chiếc radio Sony "Made in Japan" để nghe dự báo thời tiết. Hôm nay là một ngày đẹp trời, bạn quyết định đi chơi núi... Đánh chiếc Honda Pilot "Manufactured in Japan" đến nơi du lịch, sau khi đă liếc nh́n coi mấy giờ trên chiếc đồng hồ đeo tay hiệu Grand SEIKO hoặc CASIO G-Shock người nhái "Made in Japan", bạn lôi từ túi xách ra cái máy chụp h́nh Cannon "Made in Japan" để một vài "pô". Buổi trưa có lẽ không thể thiếu vài chung plum wine "Product of Japan" để nhâm nhi với Sushi. Sau khi vui thú cùng thiên nhiên, trên đường lái xe trở về nhà, có lẽ bạn sẽ yên tâm rằng cái nồi cơm điện tự động Panasonic "Made in Japan" đă chuẩn bị sẳn sàng bửa chiều cho bạn với những chén cơm sốt dẽo.
Ba từ "Made in Japan" không hiểu đối với các bạn ra sao nhưng đối với tôi đó là một văn hoá. Để t́m hiểu thêm về văn hóa này, mời các bạn đọc bài viết hay mà tôi vừa sưu tầm được hôm nay từ nguồn http://thongtinnhatban.net/
Phú Quốc
2011-4-15
Made in Japan - Văn hóa đằng sau thương hiệu
Người Nhật đặt giá trị cộng đồng lên trên từng cá nhân, do đó xă hội sở hữu một hệ thống các tổ chức tốt, và một đặc tính mà có thể thúc đẩy việc cải tíên các thương hiệu và dịch vụ.
Trong quá khứ, thời kỳ máy bay chưa được phát minh, Nhật Bản là quốc gia bị cô lập về địa lư, bao quanh bởi những vùng biển nguy hiểm và vành đai núi lửa dữ tợn. Núi non chập chùng chiếm hết ¾ diện tích nước Nhật. Động đất và địa h́nh hiểm trở là lời nhắc nhở thường trực đến người Nhật về sức mạnh của thiên nhiên, cũng như góp phần vào tầm quan trọng để người Nhật đặt nền tảng của một hệ thống xă hội đáng tin cậy và có thể quản lư được.
Người Nhật đặt giá trị cộng đồng lên trên từng cá nhân, do đó xă hội sở hữu một hệ thống các tổ chức tốt, và một đặc tính mà có thể thúc đẩy việc cải tíên các thương hiệu và dịch vụ. Giới làm thương hiệu cần phải học hỏi từ những điều này của họ.
Bài học đầu tiên - Suy nghĩ về tập thể
Kuuki wo yomu theo tiếng Nhật nghĩa là cảm nhận hay cảm giác về quan điểm hội nhóm. Trong một nghiên cứu xă hội gần đây, những người tham gia đến từ Nhật và các nước phương Tây được cho xem bức h́nh vẽ một người đứng phía trước một nhóm người khác. Sau đó, họ được yêu cầu mô tả t́nh huống trên. Những người Nhật tham gia cuộc nghiên cứu chú ư đến biểu lộ trên khuôn mặt của nhóm người đứng phía sau. Trong khi đó, người phương Tây hầu như chỉ quan sát vào biểu hiện của cá nhân đứng phía trước khi đưa ra đánh giá của họ về t́nh huống.
Theo quan niệm của người Nhật, khả năng của một thương hiệu được xă hội nhận biết và nhận biết rộng răi là vô cùng quan trọng. Chính v́ thế, trách nhiệm đối với xă hội, cộng đồng không thể tách rời với danh tiếng của doanh nghiệp.
Trong các doanh nghiệp Nhật, vấn đề này trở thành yếu tố cốt lơi của sự tồn tại và phát triển. Chẳng hạn, một trong những nguyên tắc cơ bản tại Toyota là genchi genbutsu, tạm dịch “giải quyết khó khăn là việc chung của mọi người” (mutual ownership of problems) – có lẽ là định nghĩa chính xác nhất không thuộc lĩnh vực thương hiệu của vấn đề ràng buộc thương hiệu.
Kế đến là nguyên tắc Kaisen, nghĩa là“cải tiến liên tục” (continuous improvement), một phương thức khiến mọi nhân viên đều được thúc đẩy để ganh đua với những thành tựu mà chính họ đă đạt được trong quá khứ để làm cho công ty tốt hơn bao giờ hết. Bởi thế, khi CEO của Toyota Yuki Funo được hỏi liệu ông có muốn trở thành nhân vật chính trong một quảng cáo nào đó của Toyota như những công ty khác đă từng làm không, Funo trả lời, theo một cách “rất Mỹ” : “Không. Chúng tôi sẽ chỉ làm quảng cáo kiểu như thế, với tất cả mọi người trong công ty là “ngôi sao”. Tất cả mọi công nhân đều là những người anh hùng, chứ không riêng một ai cả”
C̣n tại Sony, đặc quyền của nhóm trên cá nhân thể hiện rất rơ ràng trong niềm tin cốt lơi của công ty. Trên những tờ quảng cáo của ḿnh, Sony cho rằng một phần sứ mạng của công ty chính là tạo ra một môi trường, nơi người kỹ sư có thể làm việc “bằng cả trái tim” và “hoàn thành nhiệm vụ xă hội của họ”.
Minh chứng cho điều này, trong cuốn sách Made in Japan viết về lịch sử của Sony, tác giả Akio Morita đă giải thích sự khác biệt giữa một công ty - mà nhiệm vụ của người nhân viên là làm gia tăng doanh số - và một công ty luôn muốn đạt được mục tiêu bằng cách tạo ra sản phẩm tốt hơn. Morita cũng chỉ ra những công ty được định hướng theo năng suất công việc, “giống như máy móc” và “đánh mất nhân tính”.
Ông cho rằng khi một công ty định ra một sứ mạng rộng hơn ước muốn cá nhân, rộng hơn mục tiêu lương bổng, công ty đó đă mang đến sự thỏa măn mạnh mẽ nơi người lao động. Với những người không hiểu được sự khác biệt giữa thương hiệu và quảng cáo, đây là nơi rất tốt để bắt đầu t́m hiểu và khám phá. Thương hiệu chính là những giá trị, c̣n quảng cáo chỉ là về thủ thuật bán hàng.
Bài học số 2 - Lễ nghi và sự kín đáo
Một đôi dép để đi trong nhà. Một đôi khác dùng trong pḥng tắm. Rượu Sakê chỉ để uống trước bữa ăn, không uống trong khi ăn. Sau một buổi họp, người Nhật giải trí bằng karaoke hay tán gẫu cùng nhau. Một ngày làm việc kết thúc. Mỗi trải nghiệm đều có thời điểm của nó, và giờ là lúc bạn đặt sang một bên những trải nghiệm của bạn để cùng ḥa vào phong cách sống của người Nhật để cảm nhận.
Với người Nhật, phong cách sống và lễ nghi có khả năng xóa bỏ đi cảm xúc, sắp xếp lại mọi thứ trong tư tưởng. Nội tâm được biểu lộ chân thật ở mức tối thiểu và chỉ giới hạn trong những nhu cầu thiết yếu. Thiên nhiên được kiểm soát hài ḥa trong các khu vườn đá kiểu Nhật hay chăm sóc những cây bonsai. Mọi vật thể trong không gian đó đều riêng biệt và thanh khiết.
Ư nghĩa của sự trật tự trên chính là bản sắc của những thương hiệu Nhật. Trung Quốc có thể nhanh nhạy nhất khi tạo ra nhiều loại sản phẩm với chu kỳ sản xuất ngắn, nhưng người Nhật vẫn dẫn đầu về sự tỷ mỷ trong từng sản phẩm của ḿnh. Đó chính là chất lượng mà người tiêu dùng nhắc đến khi nói về những thương hiệu Nhật uy tín hàng đầu mà bất cứ công ty nào cũng muốn bắt chước. Tuy nhiên, sự bắt chước không thể dễ dàng tạo ra bản sao của một bản sắc đă tồn tại hằng thế kỷ.
Theo tiếng Nhật, Shibui có nghĩa là vẻ đẹp kín đáo, c̣n wabi sabi nghĩa là ánh phản chiếu của sự hoàn hảo nhưng đơn giản, chất phác và chân thật từ bên trong. Ở Nhật, Uniqlo và Muji là hai công ty thành công rực rỡ khi theo đuổi tiêu chí này.
Hiện tại, công ty Uniqlo sở hữu 768 cửa hàng với doanh thu hằng năm vào khoảng 462,3 tỷ Yên (tương đương 5,1 tỷ đô la) và sản phẩm có mặt tại Mỹ, Anh, Hong Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc và Pháp. Sản phẩm của Uniqlo được sản xuất trên ư tưởng về loại quần áo mặc thường ngày có chất lượng cao, phù hợp cho mọi người với những loại nguyên liệu và quy tŕnh sản xuất tốt nhất, tiên tiến nhất cho phép mỗi cá nhân thay đổi thói quen ăn mặc của ḿnh.
Trong khi đó, Muji - một thương hiệu quần áo mặc thường ngày sử dụng nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu tái chế trong sản xuất với những thợ thiết kế hàng đầu một thời – đang trên đà phát triển với 433 cửa hàng tại 16 nước. Không hề có những tô điểm rườm rà không cần thiết trong thiết kế của Muji, và đặc biệt, giá cả rất hấp dẫn.
Chính từ những bộ quần áo đơn giản của Uniqlo cho đến những thiết kế đầy ngẫu hứng với giá rẻ của Muji, người Nhật chứng tỏ rằng: sự đơn giản và bày tỏ ḷng kính trọng đến những giá trị thiết yếu cơ bản nhất trong thói quen sống của chúng ta chính là ch́a khóa dẫn đến thành công. Đó cũng là một bài học về thương hiệu : cách phát triển một thương hiệu có ư nghĩa nhiều hơn việc chỉ bán sản phẩm trong bất cứ thời điểm nào.
Bài học số 3 - Ḷng tôn kính thiên nhiên và kỹ năng của con người
Ngày nay, người tiêu dùng cũng như xă hội đ̣i hỏi những sản phẩm thể hiện kỹ năng của con người và sự hiểu biết về môi trường. Từ trước đến nay, người Nhật được biết đến bởi sự đổi mới theo kiểu khoa học viễn tưởng, nhưng đồng thời họ cũng gây ấn tượng với việc sử dụng nguyên vật liệu từ thiên nhiên một cách độc đáo và đáng kính trọng.
Trước đây, tôn giáo cổ Shinto của Nhật đặt nền tảng trên sự tôn kính thiên nhiên và sức mạnh tâm linh nơi muông thú. Sau này, tín đồ đạo Phật ở Nhật cũng tỏ ḷng kính trọng đến mẹ thiên nhiên dưới h́nh thái của những khu vườn đá được bảo tồn nguyên sơ và sử dụng phong phú chất liệu tự nhiên.
Trong năm 2008, tạp chí New York Times công nhận Nhật Bản là một trong số các quốc gia phát triển tiết kiệm năng lượng nhất, dựa trên sự cống hiến của họ vào mục đích duy nhất là giảm thiểu năng lượng sử dụng. Đặc biệt, cuộc gặp thượng đỉnh các nước G8 năm 2008 tại thành phố Hokkaido của Nhật đă được dành hoàn toàn cho việc t́m kiếm những phương sách để chống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu trong tất cả các ngành công nghiệp, chính phủ lẫn đời sống thường ngày của người dân.
Ta hăy trở lại với những công ty Nhật, bắt đầu với Toyota. Tại Toyota, nguyên tắc thứ 5 trong số 14 nguyên tắc của công ty là “hăy kính trọng và tỏ ḷng biết ơn với mọi điều cả trong suy nghĩ lẫn hành động”.
Một công ty mang tên “Japan Brand” luôn nắm được những kỹ xảo và nguyên liệu truyền thống dồi dào đến khó tin trong các lĩnh vực họ tham gia, và tạo ra những sản phẩm mới cho môi trường hiện tại. Họ có 3 nguyên tắc khi tạo ra sản phẩm: có chất lượng của hàng thủ công, vẻ đẹp thiết thực và mang tinh thần địa phương. Chính v́ thế, các công ty sử dụng những nguồn nguyên liệu, thợ thủ công và những nhà cung cấp địa phương để giữ nét truyền thống trong công đoạn tạo khuôn đúc bằng sắt, làm gỗ, công đoạn nhuộm với chất liệu màu thiên nhiên, dệt,…nhưng với chủ ư tạo ra sản phẩm hiện đại.
Có thể nói, tay nghề thợ xuất sắc, tiêu chuẩn khắt khe và sự chú tâm đến từng chi tiết nhỏ là những điều làm cho các thương hiệu Nhật trở thành sự thèm muốn, nhưng cũng đồng thời là tấm gương để các công ty khác noi theo khi phát triển những đặc tính thương hiệu cho chính ḿnh. Nhưng vấn đề ở đây chính là sự khác biệt sâu sắc trong văn hóa lâu đời gắn với xă hội Nhật liên quan mật thiết đến đời sống và việc xây dựng thương hiệu trong một thế giới mới, đ̣i hỏi nhiều trách nhiệm hơn.
Tại Nhật có một lễ hội truyền thống hằng năm tên là Ohsoji, nghĩa là “dọn sạch”, là dịp để người Nhật lau dọn toàn bộ ngôi nhà của ḿnh. Tuy nhiên, truyền thống này ngày nay c̣n được người Nhật hiểu rộng hơn. Không chỉ giữ nhà cửa ngăn nắp, họ c̣n phải có ư thức và trách nhiệm với môi trường sống của ḿnh nữa. Bởi vậy mà không có ǵ ngạc nhiên khi những thương hiệu Nhật trói ḿnh cùng trách nhiệm với môi trường và luôn quan tâm đến môi trường thể hiện qua những sáng kiến nhằm bảo vệ thiên nhiên.
Subaru chẳng hạn, ngày nay họ giảm đến 28% năng lượng sử dụng trong các nhà máy so với thời kỳ năm 1990 và đă đạt mức tiêu chuẩn năng lượng công nghiệp của năm 2010 lập ra cho các nước Nhật, Mỹ và châu Âu. Những kiểu xe mới của Subaru được chế tạo sao cho những nguyên vật liệu có thể dễ dàng tách rời để tái chế. Subaru và hầu hết những nhà sản xuất lớn của Nhật tái chế túi khí, hợp chất hóa học fluorocarbons và vài nguyên liệu khác.
Hăng Honda cũng được bầu chọn là nhà sản xuất ôtô “sạch” nhất bởi Hiệp hội các nhà khoa học lần thứ 4 liên tiếp. C̣n Toyota, mặc dù chiếc Prius của công ty vừa được công nhận là phương tiện sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau được biết đến nhiều nhất, công ty vẫn tiếp tục cải tiến loại chất dẻo từ cây xanh được sử dụng để giảm lượng khí thải trong suốt đời sống của một chiếc ôtô.
Bên cạnh đó, Luật tái chế những thiết bị trong gia đ́nh của Nhật cũng đ̣i hỏi công dân của họ tái chế vật dụng dùng trong nhà. Một trong số 48 nhà máy tái chế dành cho dự án này được sở hữu bởi Panasonic. Ngoài mục đích phục vụ cộng đồng, Panasonic sẽ thu thập dầu từ món tempura (một món ăn của Nhật) dư thừa mà công nhân và các quán ăn dùng, nhằm tái chế và sử dụng chúng như nhiên liệu thiên nhiên chạy xe buưt và xe tải.
Kết luận
Thương hiệu nói về những giá trị, và những giá trị nói về con người. Đó là con người Nhật – bao gồm văn hóa, xă hội và cảm nhận của họ - làm nên sức mạnh phía sau thương hiệu. Từ Toyota cho đến Sony, từ Uniqlo đến Muji,… những thương hiệu Nhật nhận được sự kính trọng của cả thế giới bởi sản phẩm chất lượng cao, sự tỷ mỉ trong từng chi tiết, công nghệ và sự tận tâm với môi trường. Nhật Bản, xin ngả mũ!
Bookmarks