Với chiến thắng tại Indiana và North Dakota, đảng Cộng ḥa chính thức giữ được Thượng viện với 50 vị trí. Trong trường hợp ghế ở Thượng viện chia đều 50-50 cho đảng Dân chủ và Cộng ḥa, phó tổng thống sẽ là người đưa ra lá phiếu quyết định.
Hiện người đang nắm vị trí này là ông Mike Pence, thành viên đảng Cộng ḥa. V́ vậy đảng Cộng ḥa chỉ cần giữ 50/100 ghế để chiếm đa số.
Đảng Dân chủ sẽ chiếm Hạ viện
Đảng Dân chủ đă đi được 2/3 quăng đường để giành đa số ghế Hạ viện. Đây là trở thành thách thức lớn của Tổng thống Trump trong 2 năm cuối nhiệm kỳ.
Trong khi đó, phe Cộng ḥa giành chiến thắng ở Thượng viện. Hai cơ quan lập pháp của Mỹ rơi vào t́nh trạng chia rẽ cho đến kỳ bầu cử tiếp theo vào năm 2020.
Theo
CNN, chiến thắng của phe Dân chủ tại những điểm bỏ phiếu ở vùng ngoại ô bang Washington, D.C., Miami, Detroit, Denver, Philadelphia và New Jersey đă góp phần làm nên "làn sóng xanh".
Hy vọng lấy lại Thượng viện của đảng Dân chủ bị giáng một đ̣n nặng nề khi doanh nhân thuộc đảng Cộng ḥa Mike Braun đánh bại Thượng nghị sĩ đương nhiệm thuộc đảng Dân chủ Joe Donnelly, theo
AP.
New York Times cho hay Indiana là một trong 5 bang mà đảng Dân chủ cần phải thắng trong cuộc đua vào Thượng viện để có thể giành quyền kiểm soát tại cơ quan này, cùng với Missouri, Florida, New Jersey và Montana.
Trong khi đó, kết quả cuộc đua tại Tennessee, một tiểu bang khác cũng quan trọng với phe Dân chủ, dường như không mấy khả quan với ứng viên thượng nghị sĩ thuộc đảng này.
Tỷ lệ ủng hộ Trump gia tăng tại các tiểu bang chủ chốt
Tại Indiana, khoảng một nửa số cử tri ủng hộ ông Trump trong vai tṛ tổng thống, tương tự tại Missouri, cao hơn một chút so với tỷ lệ trung b́nh toàn quốc, theo
CNN.
Cả hai tiểu bang, nơi ông Trump từng giành thắng lợi vào năm 2016, đều chứng kiến cuộc đua Thượng viện căng thẳng khi đảng Dân chủ nỗ lực để không mất ghế.
Cử tri tại Indiana và Missouri có ư kiến trái chiều về việc liệu lá phiếu của họ là ủng hộ hay phản đối Tổng thống Trump, hay liệu ông Trump có phải là một yếu tố tác động đến lựa chọn của họ hay không. Khoảng 1/3 cử tri ở cả hai bang nói phiếu bầu thượng nghị sĩ của họ chống lại ông Trump, trong khi khoảng 30% nói rằng họ ủng hộ tổng thống và ông không phải là yếu tố tác động. Ảnh:
Getty.
Tuy nhiên,
Đảng Dân Chủ Mỹ chiếm Hạ Viện, ép TT Trump phải "sống chung" chính trị.
Sau khi có các kết quả sơ bộ cho thấy là đảng Dân Chủ Mỹ chắc chắn chiếm được đa số tuyệt đối tại Hạ Viện Mỹ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào hôm qua, 06/11/2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đă gọi điện thoại chúc mừng bà Nancy Pelosi, lănh đạo nhóm thiểu số Dân Chủ tại Hạ Viện măn nhiệm, và rất có thể là chủ tịch Hạ Viện Mỹ sắp tới đây. Theo văn pḥng của bà Pelosi, ông Trump đă nhắc đến khái niệm
« đồng thuận lưỡng đảng » mà bà Pelosi đă gợi lên trước đó trong tuyên bố mừng chiến thắng.
Lănh đạo phe Dân Chủ, bà Nancy Pelosi hoan nghênh thắng lợi của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 06/11/2018. REUTERS/Al Drago
Lời nhắc nhở của tổng thống Mỹ nêu bật cục diện chính trị mới vừa mở ra tại Hoa Kỳ, với vị tổng thống thuộc đảng Cộng Ḥa bị buộc phải
« sống chung » với Hạ Viện trong tay đảng Dân Chủ đối lập, với tất cả những phiền toái tiềm tàng.
Theo giới phân tích chính trị, nếu trong hai năm vừa qua, tổng thống Donald Trump gần như là có thể tự do tung hoành, do việc đảng của ông kiểm soát cả hai viện Quốc Hội Mỹ. Nay với đảng Dân Chủ nắm đa số tuyệt đối tại Hạ Viện, hành pháp Mỹ sẽ gặp phải nhiều hạn chế trong việc thúc đẩy các chương tŕnh kinh tế, xă hội.
Theo hăng tin Anh Reuters, Hạ Viện trong tay đảng Dân Chủ có khả năng buộc tổng thống Trump phải công bố thu nhập, điều mà ông vẫn từ chối cho đến nay, cũng như cho mở điều tra về các xung đột lợi ích tiềm tàng giữa Donald Trump tổng thống và Donald Trump doanh nhân.
Ngoài ra, Hạ Viện cũng có thể thúc đẩy tiến độ các cuộc điều tra về nghi án thông đồng giữa Nga với ê-kíp tranh cử của ông Trump trước đây, một cuộc điều tra đang được công tố viên đặc biệt Robert Mueller tiến hành.
Trên phương diện chính sách trong nước, nạn nhân rơ rệt nhất của cục diện chính trị mới tại Mỹ, là dự án xây bức tường dọc biên giới với Mêhicô mà ông từng cam kết khi vận động tranh cử. Vốn đă gặp trở ngại ngay khi đảng Cộng Ḥa c̣n thống trị cả hai viện Quốc Hội, đề án này chắc chắn sẽ bị gác qua một bên trong hai năm tới đây.
Chủ trương cải tổ thuế, cũng như chính sách bị cho là « tự cô lập » của ông trong lănh vực thương mại cũng có nguy cơ bị xét lại.
Đó là chưa kể đến khả năng – dù rất xa vời – là ông có thể bị Hạ Viện tiến hành thủ tục truất phế, nếu bị xét rằng cố t́nh cản trở công việc của ngành tư pháp, hoặc thực sự có thông đồng với Nga khi vận động tranh cử vào năm 2016. Theo luật lệ hiện hành tại Mỹ, chỉ cần đa số dân biểu tại Hạ Viện đồng ư là thủ tục truất phế có thể được tiến hành. Thế nhưng, để truất phế được tổng thống, cần phải được hai phần ba thượng nghị sĩ tán đồng, điều hiện nằm ngoài tầm với của đảng Dân Chủ.
Theo giới quan sát, với cá tính cứng rắn, ông Donald Trump rất có thể sẽ tiếp tục làm theo ư ḿnh, điều hành công việc bằng sắc lệnh như ông vẫn thường làm cho đến nay, không cần t́m kiếm đồng thuận ở Quốc Hội.
Với một chủ tịch Hạ Viện cũng nổi tiếng là sắt thép như bà Nancy Pelosi, triển vọng
« chung sống » chính trị tại Mỹ rất có thể là sẽ nhiều sóng gió hơn là ḥa b́nh.
Nh́n chung, trước một Hạ Viện sẵn sàng bác bỏ các đề nghị của ông, tổng thống Mỹ sẽ bị buộc phải t́m kiếm những thỏa hiệp, điều mà ông luôn luôn từ chối từ ngày bước vào Nhà Trắng đến nay.
TT Trump phát biểu tại một cuộc vận động bầu cử hôm thứ Hai 5/11/2018, tại Cape Girardeau, tiểu bang Missouri.
Cuộc bầu cử giữa kỳ hôm thứ Ba 6/11 là phát súng khởi đầu cho cuộc chạy đua đầy kịch tính và tốn kém giữa đông đảo ứng viên tranh giành chức Tổng thống Mỹ năm 2020, theo hăng tin Reuters.
Lấy đà từ những thành quả bầu cử chọn đại diện vào Hạ viện Hoa Kỳ, Đảng Dân chủ sẽ bước vào cuộc đua trong khi chưa có một ứng cử viên dẫn đầu nào nổi bật một cách rơ rệt, lần đầu tiên t́nh huống này xảy ra tính từ chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 2004.
Hơn hai mươi ứng cử viên tiềm tàng, trong đó có cựu Phó Tổng thống Joe Biden và nhiều thượng nghị sĩ, thống đốc, thị trưởng cũng như lănh đạo doanh nghiệp, đă vận động trong nhiều tháng trời để thu phục các nhà tài trợ và cân nhắc khả năng được Đảng Dân chủ đề cử ra đại diện cho đảng trong cuộc đua giành chiếc ghế trong Toà Bạch Ốc vào năm 2020.
Nhân vật đó hầu như chắc chắn sẽ phải đối diện với ông Donald Trump, đối thủ bên Đảng Cộng hoà, vị Tổng thống mà mức độ được tán thành về phần lớn vẫn luôn nằm dưới mức 50% kể từ khi lên nhậm chức, tuy rằng trong nôi bộ đảng thế đứng của ông sẽ khiến cho khó có ai trong Đảng Cộng hoà có thể thách thức ông để giành sự đề cử của đảng.
Ông Trump là nhân vật phủ bóng lên các cuộc bầu cử giữa kỳ hôm thứ ba, là yếu tố thúc đẩy cử tri ủng hộ đảng Dân chủ đi bầu để bác bỏ các chính sách của ông, nhưng cùng lúc cũng là yếu tố thúc đẩy các ứng cử viên Cộng ḥa phải cam kết ủng hộ ông, bằng không sẽ đối mặt với phản ứng dữ dội của các thành phần bảo thủ trong đảng.
Về phần Đảng Dân chủ, đảng này đang chật vật với những câu hỏi về ứng viên nào, cùng với chiến lược và cách tiếp cận nào có khả năng đánh bại được ông Trump vào ngày 3 tháng 11 năm 2020. Dự kiến trong vài tháng tới sẽ có nhiều thành viên đảng Dân chủ sớm nhảy vào cuộc đua.
Bất cứ ai nổi lên trong tiến tŕnh dai dẳng để được Đảng Dân chủ đề cử ra tranh chức Tổng thống, khởi đầu ở tiểu bang Iowa vào đầu năm 2020, sẽ phải trực diện với ông Trump, một đối thủ nặng kư.
Tổng hợp từ RFI, VOA, ZingNews
Bookmarks