Từ Thức
Tại sao có cách mạng ở TrungĐông, ở Miến Điện mà ở VN chưa có “cách mạng muà Xuân”, mặc dù đă hội tụ đủ mọi điều kiện: bế tắc chính trị, khủng hoảng kinh tế, sa đọa xă hội, và ghê gớm, khẩn cấp hơn nữa, hiểm họa mất nước?
‘HĂY NỔI GIẬN!’ ‘Indignez-vous!’ Hay Hiện Tượng Hessel ở Pháp
Một hiện tượng bất ngờ trong sinh hoạt văn hoá ở nước Pháp: một cuốn sách mỏng của Stéphane HESSEL, ‘Indignez-vous!’(Hăy phẫn nộ!) dự tính bán vài trăm bản, đă phá kỷ lục ấn hành: trên bốn triệu cuốn và tiếp tục gây tranh luận sôi nổi. Tác giả, một ông già 93 tuổi, hô hào mọi người hăy nổi giận, hăy đứng dậy chống lại tất cả những bất công, những lộng hành của giới thống trị, tài chính hay chính trị đang đè nặng lên đầu mỗi người.
Nổi giận, theo Hessel, là điều kiện tối cần để con người c̣n là con người, để xă hội khỏi phá sản. Hăy dẹp thói an phận thủ thường, thụ động, hăy đứng dậy cầm vận mệnh ḿnh trong tay! Người ta áp bức, bóc lột anh bởi v́ anh chấp nhận. Khả năng phẫn nộ là điều kiện tối cần để anh trở thành, hay tiếp tục, là người có nhân phẩm và một quốc gia không trở thành một quốc gia chết.
Người Việt có, hay c̣n, khả năng phẫn nộ hay không là câu hỏi và vài suy nghĩ vụn vặt trong bài này. Phải chăng cường độ phẫn nộ của dân Việt không đủ mạnh là một trong những lư do tại sao Việt Nam vẫn chưa có biến chuyển lớn như ở Trung Đông hay Bắc Phi?
NHU CẦU PHẪN NỘ
Cuốn sách mỏng của S.Hessel, do một nhà xuất bản bỏ túi, Indigènes, ở Montpellier, miền Nam nước Pháp (trong khi sinh hoạt văn hóa tập trung ở Paris), không một ḍng quảng cáo, mới đầu bán ở những tiệm sách tỉnh lẻ, dần dần nhờ truyền miệng, trở thành một hiện tượng văn hoá xă hội, được dịch trên 30 thứ tiếng.
Hessel từ chối nhận bản quyền, và nhà xuất bản hứa sẽ dùng số tiền bán sách để in những tác phẩm có thể giúp cải thiện xă hội.
Những tay nhà nghề trong giới ấn loát lắc đầu chịu thua: cuốn sách đứng đầu các danh sách best sellers từ gần một năm nay không phải là tác phẩm của những nhà văn ăn khách như Houellebecq, Jardin, Delerm, không phải là tiểu sử tài tử show biz, không phải sách dạy cách ăn uống cho khỏi mập, không phải là một chuyện t́nh ướt át, hay một tiết lộ động trời, thật hay bịa, không nói về cuộc đời t́nh ái náo nhiệt của DSK. Đó là cuốn sách rất khô khan của một ông già gần trăm tuổi hô hào dân chúng nổi giận, hô hào thanh niên đừng thụ động như những ông cụ non.
Hessel không phải là triết gia, không phải là nhà văn, cuốn sách rất mỏng của ông không phải là một tác phẩm lớn, nhưng cuốn “Indignez-vous” bán chạy như bánh ḿ, v́ nó đáp ứng một nhu cầu người ta tưởng là thứ yếu: nhu cầu phẫn nộ .
Người ta mua tặng quà cho nhau nhân ngày Giáng sinh, ngày sinh nhật, trong đó nhiều người chưa hề mua, chưa từng mở một cuốn sách. Những phong trào phẫn nộ (les indignés) đă lan sang nhiều nước Âu Châu, như Hy Lạp, Tây Ban Nha (les indignalos) , hay phong trào Occupy Wall Street ở New-York, trước cửa những ngân hàng thủ phạm của cuộc khủng hoảng kinh tế làm thế giới điêu đứng.
Hessel là người suốt đời nổi giận. Sinh năm 1917 ở Đức, gốc Do Thái, quốc tịch Pháp đă tham gia kháng chiến chống phát xít Đức. Bị bắt giam ở nhà tù phát xít nổi tiếng Buchwall, bị kết án tử h́nh, ông tráo căn cước của một người tù vừa chết bị án nhẹ hơn và vượt ngục. Sau chiến tranh, ông trở thành đại sứ của Pháp ở Liên Hiệp Quốc và tham dự việc soạn thảo bản Tuyên ngôn Nhân quyền. Về hưu, ông già Hessel là một khuôn mặt quen thuộc trong những cuộc biểu t́nh cho nhân quyền, biểu t́nh bênh vực người di dân, bênh vực Palestine mặc dầu ông gốc Do Thái. Ở đâu có phẫn nộ, có bất công, ở đó có ông già Hessel.
Sau khi cuốn Indignez-vous! trở thành một hiện tương xă hội, người ta trách tác giả chỉ xúi thiên hạ nổi giận mà không có đề nghị ǵ cụ thể, Hessel viết một cuốn sách mỏng khác: Engagez-vous (2) (Hăy tham gia hànhđộng!), trong đó ông đề nghị tranh đấu đ̣i thành lập Tổ chức Thế giới về môi sinh, và một Chính phủ toàn cầu (gouvernement mondial). Một mơ ước hăo huyền (utopie)? Tất cả những thay đổi lớn trong lịch sử, theo Hessel, đều là những utopiekhi khởi sự.
Cuốn thứ ba, le Chemin de l’Espérence(Con đường của hy vọng) (3), viết chung với nhà xă hội học hàng đầu của Pháp, Edgar Morin, trong đó hai ông già, tổng cộng 184 tuổi vạch ra con đường hy vọng để đi đến một tương lai tốt đẹp hơn.
C̣n tiếp...
Bookmarks