Facebook mới đây đă mời các pḥng viên truyền thông tới tham quan căn pḥng mang tên "War Room" hay "Pḥng chiến tranh". Đây là căn pḥng tập trung các "chiến binh" thiện chiến nhất của mạng xă hội tỷ dân để chiến đấu với nạn tin giả.

Theo The Verge, pḥng chiến tranh được tạo ra với mục đích chống lại nạn tin giả mạo đă và đang ảnh hưởng đến tính trung thực của các cuộc bầu cử trên toàn thế giới.
Kể từ sau vụ bê bối tài khoản Facebook giả mạo thao túng bầu cử Mỹ hồi năm 2016, Facebook đă nhận thức được một loại tội phạm mới nguy hiểm không kém, đó chính là tài khoản giả mạo hoạt động với mục đích chính trị. Chính v́ vậy, việc tạo ra một đội ngũ chống lại đội quân giả mạo kia là điều vô cùng cần thiết.
Samidh Chakrabarti, lănh đạo về các vấn đề xă hội tại Facebook chia sẻ: "Chúng tôi biết khi nói đến một cuộc bầu cử, mọi khoảnh khắc đều rất quan trọng. V́ vậy, nếu có những vấn đề mới nảy sinh, chúng tôi cần phải phát hiện và phản hồi ngay lập tức trong thời gian thực càng sớm càng tốt".
Pḥng chiến tranh chỉ là một trong số rất nhiều những pḥng họp tại trụ sở Facebook ở Menlo Park, California, nhưng nó có quy mô lớn hơn nhiều so với các pḥng khác.
Bên trong pḥng tràn ngập các thiết bị điện tử, một đội ngũ nhân viên 24 người, đồng hồ hiển thị các múi giờ khác nhau, xung quanh là 17 màn h́nh to nhỏ liên tục chiếu tin tức, các cuộc họp video với các pḥng ban khác. Mỗi màn h́nh sẽ đều hiển thị nổi bật một luồng thông tin khác nhau mà Facebook đang theo dơi.

Đội ngũ 24 người của Facebook sẽ t́m kiếm các nội dung spam mang tính chất thù hận nhờ một phần mềm chuyên dụng. Họ cũng truy t́m các trường hợp kẻ xấu muốn ngăn quyền bầu cử của mọi người, ví dụ như tung tin đồn cuộc bầu cử bị tŕ hoăn hoặc có một hàng dài người chờ đợi để bầu cử.
Mới đây, đội ngũ này của Facebook đă xử lư thành công một vụ việc tương tự trong cuộc bầu cử tại Brazil khi kẻ xấu tung tin đồn trên Facebook rằng cuộc bầu cử đă bị tŕ hoăn.
Ngoài ra các nhân viên Facebook cũng sử dụng công cụ của CrowdTangle, công ty con của Facebook để theo dơi mức độ thu hút của các bài viết đang hot trên Facebook, Instagram, Twitter và Reddit nhằm truy t́m nhanh những bài viết giả mạo đang tung hoành.
Có thể coi, hơn 20 con người trong pḥng chiến tranh của Facebook đại diện cho hơn 20 ngàn nhân viên toàn cầu đang làm việc trong lĩnh vực an ninh và bảo mật. Họ phải quản lư đủ mọi vấn đề từ vấn đề bảo mật, dữ liệu, kỹ thuật, nghiên cứu, vận hành, chính sách pháp lư, thông tin liên lạc trên các nền tảng Facebook, WhatsApp, Instagram.



Nếu một nhân viên phát hiện thấy vấn đề, họ sẽ gửi phát hiện đó cho một chuyên gia để đưa ra quyết định thích hợp. Pḥng chiến tranh của Facebook cũng thường xuyên trao đổi và tiếp nhận thông tin từ giới luật sư và các nghị sỹ tham gia ứng cử nhằm kịp thời xử lư các t́nh huống phát sinh.
Sở dĩ, Facebook muốn tạo ra một đội ngũ trong pḥng chiến tranh bởi mạng xă hội muốn có những quyết định nhanh hơn và tức thời hơn.
Chakrabarti chia sẻ: "Mỗi khoảnh khắc trôi qua luôn rất quan trọng do đó quyết định cần phải nhanh chóng. Sẽ không có cách nào khác ngoài việc ngồi mặt đối mặt trong một căn pḥng. Chỉ có như vậy cả nhóm mới có thể phối hợp ăn ư và tập trung hơn".

Thời điểm các phóng viên tới tham quan, căn pḥng chiến tranh của Facebook đang treo cờ của Mỹ và Brazil, hàm ư đội ngũ Facebook đang theo dơi sát sao hai cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ và chiến dịch bầu cử Tổng thống ở Brazil.
Chỉ mới đây, Facebook đă xóa 559 trang fan page và 251 tài khoản tại Mỹ v́ có liên quan đến việc tung tin giả mạo liên quan đến các chiến dịch tranh cử.
Facebook không cam kết sẽ duy tŕ pḥng chiến tranh măi măi nhưng nếu có nhiều cuộc bầu cử diễn ra trên toàn thế giới mỗi năm, Facebook chắc chắn sẽ giữ căn pḥng tối quan trọng này trong nhiều năm tới.
Katie Harbath, giám đốc đảm trách chính trị toàn cầu của Facebook khẳng định, đây là một "cuộc đua vũ trang" không ngừng nghỉ và Facebook sẽ phải học cách làm quen. Trong bối cảnh các thế lực chính trị ngày càng tinh vi, Facebook sẽ phải "tinh vi" hơn th́ mới có thể truy t́m và bắt thóp được họ.
VnReview